Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Quốc hội - Chính phủ: Lời nói và việc làm I

Bộ trưởng bộ giao thông vận tải Đinh La Thăng:
“Lo giữ ghế thì tôi chẳng dám làm”

Gần 21g, đi làm về đến nhà, thấy phóng viên Tuổi Trẻ đợi ở cửa, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng thân mật chia sẻ về những “hành động nóng” gần đây.
“Tôi làm không phải đánh bóng tên tuổi”, “Những việc vừa qua ở Bộ Giao thông vận tải chưa là gì so với cách tôi đã làm ở Tập đoàn Dầu khí VN (PVN)” - Bộ trưởng khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng - Ảnh: VIỆT DŨNG

Bộ trưởng Đinh La Thăng nói: Trước khi về làm bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT), tôi đã nói sẽ vào cuộc luôn. Nay vào rồi, tôi vẫn nghĩ những việc mình làm là bình thường, đúng với tính cách và trách nhiệm của mình.
Không làm được thì để người khác làm
* Vừa rồi ông quyết thay tổng chỉ huy tại công trường sân bay Đà Nẵng. Quyết định đó là bột phát hay do chịu sức ép của lãnh đạo Đà Nẵng?
- Đúng là lãnh đạo Đà Nẵng có bức xúc nhưng không phải do đó mà tôi quyết. Tôi về làm bộ trưởng đã nghe chuyện chậm tiến độ ở sân bay Đà Nẵng rồi. Tôi có giao hai thứ trưởng vào để tìm cách giải quyết và đã có giải pháp. Nhưng khi tôi vào thì nhận ra nếu không có đột phá thì không thể hoàn thành trong năm nay. Công trường mà công nhân tụm năm tụm ba ngồi chơi?
Tôi đã chỉ huy công trường nhiều, để xảy ra tình trạng đó chắc chắn có vấn đề. Không phải công nhân lười mà là do phân công, đốc thúc không tốt. Lúc họp chỉ có cấp phó các đơn vị, tôi đã yêu cầu tạm dừng, đề nghị cấp trưởng phải vào. Khi hỏi công trường có bao nhiêu người, chỉ huy nói có 350. Tôi hỏi tư vấn, họ bảo chỉ có 250. Nghĩa là ông chỉ huy không nắm được thực chất. Tôi nghĩ ngay phải thay tổng chỉ huy và tôi đã quyết thực hiện ngay.
* Ông quyết định đình chỉ chức vụ một lãnh đạo công trường nhanh thế có lo sai quy trình và dễ bị kiện?
- Tôi không đình chỉ chức vụ ai cả. Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam đang làm rất tốt các dự án sân bay như Cần Thơ, Liên Khương (Đà Lạt) nên tôi yêu cầu tổng giám đốc cử cho tôi một người làm được việc. Ông Đỗ Tất Bình được tiến cử, tôi yêu cầu ra ngay. Tôi thay tổng chỉ huy, nghĩa là cho ông Bình được toàn quyền quyết định các vấn đề để làm sao đảm bảo chất lượng và tiến độ dự án. Chỉ huy trưởng hiện tại không bị cách chức nhưng sẽ phải thực hiện mọi yêu cầu của ông Bình. Có thể ông Bình sẽ gặp khó khăn (trong việc điều hành) nên tôi khẳng định ngay: ông Bình được toàn quyền điều hành ở nhiệm vụ mới, có gì sai tôi chịu trách nhiệm chứ không phải ai khác. Tôi thấy mọi người đã yên tâm thực hiện.
* Ông có nghĩ việc ông làm sẽ được cấp dưới đồn thổi, cho thành lớn chuyện?
- Tôi thấy việc trên là nhỏ, chưa là gì so với những việc tôi đã làm khi là chủ tịch PVN. Như hồi làm dự án khí điện đạm Cà Mau, tôi vào kiểm tra thấy tiến độ rất chậm, ban quản lý dự án nêu hết lý do này lý do khác. Trưởng ban xây dựng của tập đoàn đi cùng nói: “Tôi đã đưa nhiều giải pháp nhưng các anh ấy không thực hiện”. Tôi bảo thế thì phải thay. Mọi người cười vì tưởng tôi đùa. Bấm máy gọi tổng giám đốc tập đoàn đang ở nhà, tôi đề nghị ra quyết định nhân sự ngay, thủ tục làm sau. Cuối giờ họp hôm ấy, quyết định được fax vào. Lúc đó mấy anh chỉ huy mới ngã ngửa hỏi: “Sao anh lại cách chức em?”. Tôi nói thẳng: “Tôi cách chức các anh vì các anh giỏi quá: cái gì các anh cũng biết nhưng chả chịu ký cái gì cả”.
"Rất nhiều công trình chậm tiến độ, cán bộ có trách nhiệm nêu hết lý do này lý do khác. Có lần tôi nói thẳng: các anh nêu lý do đúng nhưng giải pháp thì sai hết cả. Giải pháp của tôi là phải cách chức các anh. Các anh có quyền mà không làm, cứ để lý do khách quan cản bước thì hãy để người khác làm"
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng
Sinh ra anh cán bộ để giải quyết khó khăn, mà anh không làm thì phải cho người khác làm. Lúc đó tôi điều ông trưởng ban xây dựng tập đoàn làm chỉ huy trưởng để thực hiện luôn chính những giải pháp ông nói. Ông ấy cũng lớn tuổi, lấy lý do từ chối, tôi khẳng định “khi nào làm xong ở đây thì anh hãy về tập đoàn”. Kết quả chỉ một tháng sau mọi việc thay đổi ngay.
* Các dự án chậm tiến độ ở Bộ GTVT rất nhiều. Có khi nào ông chỉ đánh động ở Đà Nẵng rồi thôi?
- Tôi làm không phải để thể hiện. Thật ra gần hai tháng tôi làm bộ trưởng, không chỉ có việc sân bay Đà Nẵng mà tôi cũng làm tương tự ở một dự án đường tại Quảng Ninh. Đầu tư 130km đã xong, Bộ GTVT chỉ làm 10km mà đến nay chưa xong. Tôi rất bức xúc, nói với trưởng ban quản lý dự án rằng nhà thầu yếu, phải thay. Trưởng ban bảo một số thỏa thuận, quy định không thay được. Tôi khẳng định luôn nếu không thay nhà thầu thì tôi thay anh. Đạo lý ở đây là 130km đã xong, còn 10km bụi bặm, dân bức xúc thì phải tìm cách thông. Anh không thông được thì để tôi cho người khác thông... Tôi đã bắt làm cam kết cuối năm nay dự án đó phải xong.
* Nếu thay người rồi mà các dự án vẫn không xong thì sao, thưa ông?
- Phải xong. Nếu không xong thì chính tôi sẽ vào chỉ huy công trường. Tôi cũng tính rồi, như sân bay Đà Nẵng khâu hoàn thiện chỉ cần đông người và tháo được các vướng mắc. Mấy anh ở đó nói thiếu thợ, phải chờ từ Hà Nội vào. Tôi nói ngay: “Anh đùa tôi đấy à, thợ Đà Nẵng cực giỏi về hoàn thiện, công trình Hà Nội nhiều khi còn phải mời”. Vấn đề là phải có sức ép, cán bộ quyết liệt, được lãnh đạo hậu thuẫn sẽ tháo gỡ được ngay.
Bộ trưởng Đinh La Thăng thị sát dự án nhà ga sân bay Đà Nẵng - Ảnh: HẰNG NGA
Chống ùn tắc: cần người dân ủng hộ
* Nhiều người dân đang mời ông “vi hành” trên xe buýt. Các nước có 4-5 loại phương tiện công cộng, VN chỉ trông vào xe buýt để chống ùn tắc liệu có đủ?
- Tôi đã đi xe buýt hai lần cùng con để khảo sát tình hình. Cơ bản đúng là còn một số tình trạng khiến người dân bức xúc. Ví như xe buýt bỏ điểm đỗ, tôi có hỏi lái xe, lương tháng của họ được khoảng 5 triệu đồng, nhưng một ngày phải đảm bảo đủ số chuyến, nếu không sẽ bị trừ lương. Nên nhiều lúc tắc đường họ phải tìm cách chạy nhanh bù lại. Hay chuyện xe bị nhồi lắc là đúng, do công nghệ xe của VN. Điều chắc chắn tôi sẽ tính tới là làm sao giải quyết được sức ép lên lái xe cũng như tăng chất lượng xe buýt. Hiện VN đang làm đường sắt trên cao, tàu điện ngầm. Tôi cũng nói phải giảm dần phương tiện cá nhân chứ không phải cấm. Ta làm từng bước, nhưng phải làm.
Đi xe buýt tối thiểu 1 ngày trong tuần
Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa gửi các cục, vụ, cơ quan đoàn thể, ban quản lý dự án, các tổng công ty 90, 91 và tập đoàn thuộc Bộ GTVT về việc cán bộ, công nhân viên ngành GTVT gương mẫu sử dụng và vận động người thân sử dụng xe buýt tại Hà Nội và TP.HCM.
Theo ông Thăng, tình trạng ùn tắc giao thông đô thị tại Hà Nội và TP.HCM ngày càng trầm trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt của đời sống xã hội. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này là thói quen sử dụng phương tiện cá nhân của người dân đô thị. Cán bộ, nhân viên ngành GTVT sử dụng xe buýt và tuyên truyền cho người khác sử dụng phương tiện này để từng bước khắc phục tình trạng trên, tạo nếp sống văn minh đô thị.
T.PHÙNG
* Nếu bộ trưởng quyết liệt trong giảm tai nạn giao thông, ùn tắc như vụ thay tướng ở sân bay Đà Nẵng thì tình hình sẽ khá hơn không?
- Việc này làm sẽ có ảnh hưởng đến người dân và phải xác định đây là vấn đề không đơn giản.
Chẳng hạn như việc phân làn gần đây ở Hà Nội: người ta cắm biển báo giữa đường, cách xa ngã tư, thế mà còn có anh đi xe đâm vào. Không hiểu anh ta đi kiểu gì, quan sát ra sao? Có báo phê phán ngay: sao lại... cắm cái biển giữa đường? Thế không cắm giữa đường thì cắm ở đâu? Cắm vào lề đường thì đi làm sao?
Ta cứ bảo tai nạn là do hạ tầng giao thông. Tất nhiên là có, nhưng có cái giải quyết được ngay, đó là ý thức giao thông. Đơn giản là đừng bấm còi hơi trong thành phố mà nhiều người vẫn không tuân thủ. Cách đây chưa lâu, báo chí đưa tin lái xe bấm còi hơi khiến cháu bé ngã xuống đường bị xe cán, tôi nghe mà đau xót. Cái đó đâu phải hạ tầng?
Rồi phóng nhanh, lạng lách. Các nước họ cũng không phải tất cả đều có đường sá thênh thang, nhưng khi tắc họ xếp hàng, bình tĩnh. Chúng ta đang làm hạ tầng, nhưng cũng cần đánh động để nâng cao ý thức giao thông. Chứ đường Sài Gòn - Trung Lương tốt nhất hiện nay nhưng tai nạn vẫn xảy ra. Rồi đèn đỏ mà cứ vượt, cố đi thì tất cả đều tắc. Ý thức không tốt lên thì rất khó!
Sợ đụng chạm thì làm được gì?
* Ông làm quyết liệt thế có sợ cấp dưới họ chống?
- Tôi không sợ và chưa hề có ý nghĩ đó. Tôi quyết định cũng chỉ vì cái chung. Còn nếu sợ thì tôi đã không làm. Nếu ai đánh giá tôi làm thế là cho oai, thể hiện là bộ trưởng mới thì cứ đánh giá. Tôi không nghĩ mình muốn “thể hiện”, chỉ nghĩ mình đã phụ trách ngành thì cần làm quyết liệt theo cái cần thiết cho ngành, phải làm vì cái chung. Muốn mọi người vui vẻ cả thì đừng đụng chạm, nhưng như thế thì làm bộ trưởng làm gì? Nếu sợ, cứ lo giữ ghế, ngại người ta nghĩ mình “nổ” thì tôi sẽ chẳng dám làm gì.
* Ông có thấy mệt mỏi và áp lực sau gần hai tháng trên cương vị bộ trưởng? Nhiều người còn nghĩ ông muốn củng cố ghế cho chắc qua việc thay nhân sự?
- Tôi không thấy mệt mỏi hay bất lực gì cả. Bản thân tôi cũng chưa bao giờ nghĩ làm bộ trưởng Bộ GTVT là dễ và nhàn cả. Nên việc chịu áp lực là đương nhiên.
Nói thật tôi chưa hề biết anh Đỗ Tất Bình trước khi điều anh ấy về làm sân bay Đà Nẵng, nhưng tôi tin vì qua thực tế anh ấy đã chỉ huy những công trình đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Qua một thời gian ở Bộ GTVT, nhiều khi tôi còn nhận được tin nhắn mắng, bảo tôi thích thể hiện. Tôi không ngại mấy việc đó, vì làm sao bắt mọi người hiểu mình ngay được. Quan điểm của tôi là khi đã vào cuộc thì làm đến nơi đến chốn, nếu không thì thôi. Bất cứ một chính sách nào cũng có ý kiến ủng hộ và không ủng hộ. Có thể có nhiều ý kiến không đồng tình với tôi. Nhưng làm mà cứ nghĩ phải hài lòng tất cả mọi người thì không làm nổi.
CẦM VĂN KÌNH thực hiện
Tôi là người máu lửa
* Nhiều người nói phải “máu lửa” mới làm việc được với ông Đinh La Thăng?
- Đúng. Tôi là người máu lửa, đã làm phải ra làm, nếu không là nghỉ. Nhiều vấn đề rất phức tạp, giải quyết được một mặt chứ không thể giải quyết được tất cả. Là bộ trưởng, nếu làm không được thì tôi cũng phải chấp nhận nghỉ. Tôi rất nhẹ nhàng cái này.
Khi còn làm ở PVN, một lãnh đạo cấp cao hỏi tôi điều tâm niệm hay nghĩ đến nhất là gì, tôi trả lời “là không được lo mất chức” vì lo thì không làm nổi.
Bộ trưởng Đinh La Thăng nhận thêm chức mới
Ngày 6-10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng ban Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải ký quyết định kiện toàn tổ chức Ban chỉ đạo này.

Ông Đinh La Thăng trả lời báo chí  - Ảnh: Việt Dũng
 
Theo đó, ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, làm Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo.
Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo là ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Ban chỉ đạo còn có 12 ủy viên. 

Sân bay Đà Nẵng chậm tiến độ: Nhà thầu có thể bị “trảm”
 Nếu đến 31-12-2011, dự án nâng cấp, mở rộng sân bay quốc tế Đà Nẵng không kịp đưa vào khai thác thì toàn bộ ban điều hành dự án này sẽ bị cách chức, đó là kết luận của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng.

Chiều 5-10, công nhân lắp đặt hệ thống điện lạnh tại dự án xây dựng nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng - Ảnh: ĐĂNG NAM
Kết luận này được đưa ra tại buổi làm việc với chủ đầu tư (Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung) và các nhà thầu vào chiều tối 4-10.
Ngay sau kết luận đó, cảm giác ngồi trên “ghế nóng” bao trùm toàn bộ công trường.
Thay chỉ huy dự án
Xử lý trách nhiệm của các đơn vị liên quan
Đây là dự án quan trọng và cấp bách của ngành GTVT, Bộ GTVT sẽ ưu tiên cấp vốn trong năm kế hoạch 2011. Việc hoàn thành đồng bộ, đúng tiến độ các dự án nêu trên có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm giảm áp lực quá tải của nhà ga hàng không quốc tế Đà Nẵng, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên hiện công tác quản lý thực hiện dự án lại được điều hành bởi một bộ máy thiếu chuyên nghiệp. Đến nay, tiến độ đã bị chậm gần hai năm, trách nhiệm chính thuộc về chủ tịch hội đồng thành viên và tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung. Chủ đầu tư phải xem xét, xử lý trách nhiệm của các đơn vị liên quan.
12 giờ sau khi Bộ trưởng Đinh La Thăng có buổi làm việc với tập thể lãnh đạo cùng nhà thầu của dự án nâng cấp, mở rộng sân bay quốc tế Đà Nẵng, sáng 5-10, một cuộc họp khẩn giữa chủ đầu tư với các nhà thầu chính lẫn phụ đã diễn ra hết sức căng thẳng.
Mục đích của cuộc làm việc này là tiến hành rà soát toàn bộ hạng mục đang và sẽ làm trong ba tháng tới, đồng thời buộc các nhà thầu phải lên cho được lịch làm việc từng hạng mục cụ thể.
Theo ông Đỗ Tất Bình - phó tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam, người được ông Đinh La Thăng gọi điện thoại điều động từ TP.HCM ra Đà Nẵng gấp để “cầm trịch” chỉ huy dự án: dự án này hiện rối tung rối mù, trước mắt phải sắp xếp lại công việc của từng bộ phận, nhà thầu nào có kế hoạch của nhà thầu đó, nếu không đảm bảo như cam kết thì nhà thầu sẽ bị thay ngay lập tức.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, tại công trường hiện đang tiến hành việc lắp đặt các thiết bị băng chuyền, hệ thống điện lạnh, máy soi kiểm tra hành lý... Tuy nhiên hiện một số thiết bị điện tử của gói thầu 4.1 đã về nhưng vẫn còn khá nhiều thiết bị chưa về kịp nên dự án bị vướng.
“Toàn bộ từ chủ đầu tư đến các nhà thầu đều có mặt tại công trình. Sau khi các nhà thầu có lịch phân công công việc, chủ đầu tư sẽ tiến hành bổ sung các kỹ sư lành nghề. Trong trường hợp thiếu kỹ sư lành nghề sẽ điều động từ Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam ra tăng cường” - ông Nguyễn Văn Liên, chánh văn phòng Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung, nói.
Tuy nhiên theo ông Lê Hùng Dũng - trưởng ban xây dựng cơ bản Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung, nếu thời tiết tiếp tục mưa và không đủ tiền chi trả cho nhà thầu thì dự án “kéo dài và nâng cấp đường cất hạ cánh 35R-17L” sẽ khó hoàn thành tiến độ. Theo ông Dũng, dự án này hiện mới hoàn thành chừng 50% công việc.
Được biết, dự án nâng cấp, mở rộng sân bay quốc tế Đà Nẵng gồm hai hạng mục chính, trong đó dự án “kéo dài và nâng cấp đường cất hạ cánh 35R-17L” có tổng mức đầu tư 727 tỉ đồng. Riêng dự án xây dựng nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng có tổng mức đầu tư 84 triệu USD (đã điều chỉnh) hiện đã hoàn thành khoảng 90% công việc.
Trước đó, chiều 4-10, tại cuộc làm việc với chủ đầu tư dự án, các tư vấn giám sát và các nhà thầu, sau khi nghe ông Phan Minh Tuấn - tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam (Contrexim Holdings), đơn vị thầu dự án - báo cáo: hiện có khoảng 300 công nhân làm việc cho dự án và khoảng 130 công nhân túc trực tại công trường.
 Ông Đinh La Thăng đã kết luận “rắn”: “Trong vòng một tuần nữa, tổng thầu Contrexim Holdings phải kiếm đủ 500 công nhân và tăng cường làm thêm ca ba để hoàn thành dự án vào cuối năm nay”.
Ông Thăng cũng chỉ đạo các nhà thầu, chủ đầu tư dự án và ban quản lý dự án từ đây đến cuối năm phối hợp linh hoạt, nhanh chóng trong việc đề xuất và cấp vốn để thực hiện các phần phát sinh trong dự án.
“Hiện ban quản lý dự án còn khoảng 400 tỉ đồng để thực hiện việc này”. Cũng tại buổi làm việc, trưởng tư vấn giám sát dự án, ông John Richard Malig thẳng thắn: “Công ty Contrexim nói hiện tại công trình dự án đã hoàn thành 97% nhưng theo tôi là không đúng”.

Bộ trưởng và cán bộ GTVT sẽ đi xe buýt

Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu cán bộ, công nhân viên ngành GTVT gương mẫu sử dụng và vận động người thân sử dụng xe buýt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Ngày 7/10, trao đổi với một tờ báo, Bộ trưởng Thăng khẳng định sẽ đi xe buýt vào giờ tan tầm ít nhất mỗi tuần một lần.
Để từng bước khắc phục tình trạng ùn tắc trầm trọng giao thông đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tạo nếp sống văn minh đô thị, Bộ trưởng Thăng đã yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong ngành GTVT có trụ sở, văn phòng đại diện, chi nhánh tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể yêu cầu cán bộ, nhân viên sử dụng xe buýt đô thị tối thiểu 1 ngày trong 1 tuần.
Ngoài ra, cán bộ, công nhân, viên chức trong ngành dùng các hình thức thích hợp chủ động tuyên truyền, vận động người thân và cán bộ, nhân dân tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sử dụng xe buýt.
Trước đó, trao đổi với VietNamNet, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng cho biết, hiện nay chất lượng xe buýt phục vụ chưa tốt như: xe bỏ bến, thiết kế lộ trình chưa hợp lý, quá tải... nên cần phải cải tiến và xem lại.
Những vấn đề này Bộ sẽ có buổi làm việc cụ thể với Tổng công ty vận tải Hà Nội trong thời gian tới.
Ngoài ra để vận động người dân đi xe buýt, ông Thăng cũng cho rằng, cần giải phóng lòng đường vỉa hè để người dân đi bộ trong quãng đường ngắn 300-500m. Tạo điều kiện để người dân có thói quen như người dân các nước trong khu vực.

'Tôi không duy ý chí khi đề xuất hạn chế xe cá nhân'

“Nếu sợ áp lực thì tôi đã không làm bởi mỗi quyết định quản lý đều ảnh hưởng tới số đối tượng nhất định. Nhưng quan trọng là quyết định đó mang lại lợi ích cho số đông hay số ít”, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng trả lời VnExpress về đề án hạn chế phương tiện cá nhân.

- Chính phủ vừa yêu cầu Hà Nội và TP HCM hạn chế hoặc cấm lưu thông xe máy trên một số tuyến phố. Ông nói gì khi nhiều chuyên gia phản bác rằng chưa có cơ sở khoa học để nói nguyên nhân chính gây ùn tắc là xe máy?
- Tôi cho rằng, các chuyên gia nói đúng, ùn tắc tại Hà Nội và TP HCM không phải hoàn toàn do xe máy mà gồm cả ôtô cá nhân, taxi, xe buýt. Do đó, Bộ Giao thông Vận tải đang làm đề án “Hạn chế phương tiện vận tải cá nhân” gồm có ôtô, taxi, môtô và xe máy để trình Thủ tướng phê duyệt. Không thể để tình trạng phương tiện vận tải cá nhân phát triển bùng nổ như hiện nay. Việt Nam có hơn 80 triệu dân nhưng tổng cộng ôtô là 1,8 triệu chiếc và xe máy là trên 35 triệu chiếc. Trung bình gần 2 người có một xe máy thì không hạ tầng giao thông nào chịu nổi.
Bộ trưởng Đinh La Thăng
"Trung bình gần 2 người có một xe máy thì không hạ tầng giao thông nào chịu nổi". Ảnh: Hoàng Hà
- Theo đề án của Bộ Giao thông thì lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân sẽ như thế nào?
- Bộ Giao thông Vận tải đã làm việc với TP HCM và Hà Nội, trước hết là cấm xe cá nhân đi vào một số tuyến phố chính, sau đó mở rộng dần. Đồng thời với đó là các giải pháp đồng bộ như tăng cường năng lực vận tải công cộng, đầu tư, nâng cấp, mở rộng hạ tầng giao thông... Khi có đường sắt trên cao, có tàu điện ngầm thì việc hạn chế phương tiện cá nhân sẽ nhanh hơn, còn bây giờ thì phải từ từ, không gây xáo trộn lớn.
Tiếp đó là những chính sách nhập khẩu, lệ phí đăng ký… sao cho nếu dùng ôtô cá nhân thì phải nộp nhiều tiền sử dụng hạ tầng, bảo vệ môi trường. Chúng ta điều tiết bằng cả biện pháp hành chính và kinh tế để người dân thấy rằng, sử dụng phương tiện cá nhân không thuận tiện, mất nhiều tiền. Vừa qua, TP HCM cũng có đề án thu phí ôtô vào nội đô, vấn đề này trên thế giới áp dụng lâu rồi. Theo tôi biết, để một ôtô hoạt động ở Singapore, một năm chủ xe phải đóng 6.000 đôla Singapore và nhiều thứ tiền khác nữa.
Hiện nay việc cấm dùng vỉa hè, lòng đường để đỗ xe hoặc kinh doanh điểm đỗ cũng là biện pháp hạn chế phương tiện cá nhân bởi khi đi xe vào không có chỗ đỗ thì buộc phải sử dụng phương tiện vận tải công cộng.
- Tại Hà Nội, ôtô chiếm 10% phương tiện nhưng chiếm 55-60% diện tích mặt đường, bản thân bộ trưởng cũng cho rằng xe máy không phải là nguyên nhân chính gây ùn tắc. Tại sao chúng ta không hạn chế ôtô trước, sau đó mới tính đến xe máy để tránh gây xáo trộn lớn?
- Quan điểm của tôi là phải hạn chế đồng thời chứ không riêng ôtô hay xe máy. Taxi cũng là phương tiện vận tải cá nhân nên sắp tới Bộ Giao thông cũng sẽ làm việc với Hà Nội và TP HCM để tạm dừng cấp phép đăng ký thành lập mới công ty taxi, xem xét quy hoạch phát triển taxi đến một mức độ nào đó thì phải dừng và hạn chế.
Biểu quyết của độc giả trên VnExpress từ 22/9 đến sáng 3/10
Biểu quyết của độc giả trên VnExpress từ 22/9 đến sáng 3/10.
- Phương tiện vận tải công cộng tại các đô thị đang khá yếu kém, ông sẽ nói gì nếu đề xuất hạn chế phương tiện cá nhân tại thời điểm này của Bộ Giao thông bị cho là duy ý chí?
- Chúng tôi không duy ý chí, không hạn chế xe cá nhân để bắt người dân sử dụng một dịch vụ tồi. Tôi cũng đã thực tế đi xe buýt, nếu nói phương tiện vận tải công cộng hiện thấp kém là không đúng, mặc dù cũng cần một số cải tiến như hệ thống phanh, chỗ ngồi, bến dừng đỗ... Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần chấp nhận, chia sẻ nếu đòi hỏi đủ hạ tầng, phương tiện vận tải công cộng thì lúc đó bình quân mỗi người đã có một xe máy. Các thành phố hiện đại trên thế giới thường dành 15-20% đất cho giao thông nhưng Hà Nội chỉ có 6%, chẳng lẽ phải đập nhà đi làm đường?
Ngoài ra, chúng ta không bao giờ phát triển được dịch vụ vận tải công cộng tốt trong khi vẫn để phương tiện cá nhân hoạt động thoải mái. Như tôi vừa nói, phải là cung - cầu chứ nếu đầu tư nhiều nhưng không có người đi thì lại có tình trạng xe buýt “đắp chiếu”.
- Nếu bây giờ không sử dụng ôtô, xe máy, ông và các cán bộ Bộ Giao thông sẽ sử dụng phương tiện gì?
- Lúc đó chúng tôi sẽ đi xe buýt nhưng trước hết phải tạo thói quen đi bộ. Ngay những nước tiên tiến, người dân vẫn phải đi bộ từ nhà ra ra bến xe, từ bến xe tới công sở. Lâu nay chúng ta có thói quen bước ra cửa phải có xe. Nhiều người phóng xe máy tốc độ cao, chen lấn, xô đẩy để đến quán bia, uống hàng mấy tiếng đồng hồ, trong khi việc phóng nhanh đó chỉ tiết kiệm được mấy phút. Chợ cách nhà vài trăm mét họ cũng đi xe máy trong khi buổi tối lại dành tới vài tiếng để đi bộ.
- Khi hợp nhất Hà Tây với Hà Nội, lãnh đạo thủ đô từng bố trí tuyến xe buýt dành riêng cho công chức của các sở đi làm ở Hà Đông và Hà Nội nhưng cuối cùng xe buýt ngừng hoạt động vì quá ít người đi. Ông nghĩ gì về bài học này?
- Chúng ta vẫn để xe máy lưu thông nên mới vậy chứ nếu hạn chế xe máy thì đương nhiên phải đi xe buýt. Người ta đi xe máy một phần là chủ động, đi muộn về sớm, tranh thủ giữa giờ…
Cách đây 5-7 năm, Thái Lan ùn tắc khủng khiếp nhưng giờ đã giảm rất nhiều. Các thành phố lớn của Trung Quốc làm gì có xe máy. Ôtô mà vào được thành phố thì rất khó khăn bởi rất nhiều loại phí, lệ phí. Đấy là họ hạn chế cả ôtô lẫn xe máy. Nếu người dân Việt Nam không thay đổi nhận thức, coi ùn tắc giao thông là việc của thiên hạ, của ngành giao thông thì không bao giờ giải quyết được. Tôi vẫn nhớ ngày còn bé, bố tôi đưa đi Hà Nội chơi, toàn đi bộ vài km, chỗ nào xa thì đi tàu điện chứ làm gì có ôtô và xe máy như bây giờ.
Đinh La Thăng
"Chắc chắn cuối năm 2012 ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP HCM sẽ giảm". Ảnh: Hoàng Hà
- Nếu triển khai đề án hạn chế phương tiện cá nhân, bộ trưởng có cam kết gì về việc giảm ùn tắc tại các đô thị lớn?
- Là người đứng đầu ngành giao thông tôi sẽ chịu trách nhiệm với đề xuất hạn chế phương tiện cá nhân. Nếu sợ áp lực thì đã không dám làm bởi mỗi quyết định quản lý đưa ra đều ảnh hưởng tới những đối tượng nhất định. Nhưng quan trọng là quyết định đó đưa lại lợi ích cho số đông hay số ít. Khi mà số đông được lợi thì phải có một số nhỏ ảnh hưởng. Nhưng xét về tổng thể, nếu giảm được ùn tắc, tai nạn thì số bị tác động đó cũng sẽ được hưởng lợi.
Tôi chắc chắn cuối năm 2012 ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP HCM sẽ giảm bởi với những giải pháp đưa ra không giảm được ùn tắc thì mới lạ.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng (51 tuổi), quê Nam Định, là tiến sĩ kinh tế, ủy viên Trung ương Đảng. Ngay sau khi được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm, ông Thăng đã thẳng thắn với báo chí: "Bộ trưởng là tư lệnh lĩnh vực ngành phải cho tôi toàn quyền".
Ông Thăng từng là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Vladimir Putin - Ông chủ tuyệt đối của nước Nga

Người Nga tổ chức sinh nhật Putin

Ngày 7/10/2011 những người Nga ủng hộ Thủ tướng Vladimir Putin tổ chức sinh nhật lần thứ 59 cho ông tại Quảng trường Đỏ.

Thủ tướng Nga Putin từng nhận được một chú hổ Siberia nhân ngày sinh nhật ba năm trước. Ảnh: EPA
Những người ủng hộ ông Putin kỷ niệm ngày sinh của thủ tướng với nhiều hoạt động như nếm các món ăn ưa thích của nhà lãnh đạo và hát ca ngợi ông.
AFP cho hay những cô gái hâm mộ ông, được gọi là "đội quân của Putin", đã lên kế hoạch tổ chức lễ "xếp hạng độ hấp dẫn" của các bộ phận cơ thể ông Putin, trong đó có mắt và môi.
"Chúng tôi nghĩ ông ấy là một người khá vạm vỡ", Olga Komleva, một trong những người tổ chức sự kiện này nói. "Chúng tôi không nghi ngờ gì về việc ông ấy sẽ trở thành tổng thống".
Một nhóm biên tập của nhà xuất bản Facultet thì phát hành một cuốn truyện màu cho trẻ em với tựa đề "Vova và Dima", hai tên gọi thân mật của ông Putin và Tổng thống Dmitry Medvedev. Các tác giả của cuốn sách cho biết đây chỉ là một dự án thương mại sử dụng các nhân vật giống các nhà lãnh đạo đất nước mà họ tôn trọng, không hề có mục đích chính trị.
Vào sinh nhật năm ngoái của Putin, một bộ lịch chụp các nữ sinh viên đại học của Matxcơva trong trang phục quyến rũ cũng được xuất bản để bày tỏ tình yêu mến với nhà lãnh đạo Nga.
Trong một diễn đàn đầu tư hôm qua, Thủ tướng Nga cũng nhận được nhiều lời chúc sinh nhật sớm từ những người tham dự. "Tôi không cần tới chất kích thích để thấy mọi thứ trở nên tốt đẹp đâu", thủ tướng đùa.
Dù tỷ lệ ủng hộ ông gần đây bị giảm nhưng Putin vẫn là chính trị gia nổi tiếng nhất nước Nga và gần như nắm chắc chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tới.

Chân dung Putin giá 300.000 USD

Một bức tranh chân dung đặc biệt về Thủ tướng Nga Vladimir Putin vừa được bán với giá 300.000 USD tại thủ đô Matxcơva.

Bức tranh chân dung Thủ tướng Vladimir Putin. Ảnh: RIA Novosti
RIA Novosti cho hay bức tranh chân dung thủ tướng Nga là tác phẩm của họa sĩ nổi tiếng người Mỹ David Datuna. Bức chân dung nằm trong loạt tác phẩm "Putin Couture" của họa sĩ người Mỹ và được đặt tên là "Putin-Monalisa", do bức tranh được ghép từ vô số những bức ảnh nàng Monalisa, một sáng tác của họa sĩ Leonardo da Vinci.
Bức tranh Putin được bán tại phiên đấu giá của Hội chợ Nghệ thuật quốc tế Matxcơva lần thứ 15 hôm qua. Trung tâm triển lãm Mironova của Ukraina đã ra giá đầu tiên cho bức tranh này là 135.000 USD. Tuy nhiên, một doanh nhân nổi tiếng của Nga là người đã giành được nó với giá 300.000 USD.
Họa sĩ David Datuna, gốc Gruzia, đã cùng với đồng nghiệp gốc Trung Quốc Alex Guofeng Cao tạo ra bức chân dung này. Các tác giả cho biết bức tranh lấy cảm hứng từ cá tính của Thủ tướng Putin, được mô tả là bí ẩn giống nụ cười của nàng Monalisa.

Putin lập chiến lược kinh tế cho Nga

Với quyết định trở lại chạy đua ghế tổng thống, Thủ tướng Nga Vladimir Putin cam kết sẽ củng cố kinh tế và cho rằng nước này cần trông cậy vào bản thân hơn là mong ngóng chuyện gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.

Tại một hội nghị của các nhà đầu tư hôm qua, Putin đã thống lĩnh diễn đàn để nói về các kế hoạch hiện đại hóa quân sự, y tế, đường sá sân bay và nhà ở, cũng như các biện pháp hỗ trợ công nghiệp. Ngân sách quốc gia sẽ chi, ông nói, bằng cách cắt giảm những công trình không cần thiết và chống tham nhũng.
Riêng chương trình cải tổ quân đội của ông có giá hơn 600 tỷ USD.
Thủ tướng Nga V. Putin tại hội nghị các nhà đầu tư vào Nga hôm qua. Ảnh: AP.
Thủ tướng Nga V. Putin tại hội nghị các nhà đầu tư vào Nga hôm qua. Ảnh: AP.
Trong những tuần trước đây, Putin đã nhắc nhiều đến tình trạng kinh tế khó khăn hiện nay và trong tương lai gần của Nga. Ông cũng nhắc đến những liều thuốc kinh tế khắc khổ mà người Nga có thể phải chuẩn bị tinh thần để nhận. Tuy nhiên những nhận định ông đưa ra hôm qua có phần nào lạc quan hơn, theo nhận định của Washington Post.
Putin cho biết cựu bộ trưởng tài chính uy tín Alexei Kudrin - từ chức do bất đồng với Tổng thống Dmitry Medvedev - sẽ "có chân trong ban lãnh đạo". Kudrin nổi tiếng với quan điểm thận trọng và từng phản đối việc tăng chi tiêu cho quốc phòng mà Putin chủ trương. Trên thực tế đây cũng chính là điều châm ngòi mâu thuẫn giữa Kudrin với Medvedev. Putin nói thêm rằng Kudrin với ông là bạn bè thân thiết từ đầu những năm 1990.
Cũng như trước đây, Putin thường cho thấy bản thân ông không quá ham muốn Nga gia nhập WTO, dù Moscow đã phải mất 17 năm qua để đàm phán và có lúc gần như đã đạt được. Putin cho rằng các nước giàu chỉ muốn dựa vào thế độc quyền và đòi hỏi các nước nghèo làm thế này thế khác. Ông cho biết mới đây Nga đã được yêu cầu phải đạt thỏa thuận với Gruzia - quốc gia có chiến tranh với Nga hồi năm 2008.
"Liệu các đối tác của chúng ta ở châu Âu và Mỹ có thực sự muốn chúng ta vào WTO hay không?'.
Điều quan trọng hơn, theo Putin, là một khi Nga ở trong WTO, các nước giàu có có thể đánh bật các công ty Nga ra khỏi chính thị trường của mình. Trong khi Nga đang cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ, Putin cho rằng nước này "cần nội địa hóa ngành công nghiệp". Theo đó, hàng hóa nhập khẩu nên được giảm bớt trong khi tăng sản xuất nội địa. Có được điều này, Nga sẽ không phải chấp nhận "những điều kiện không thể chấp nhận" trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO.
Putin tin rằng Nga có thể thoát khỏi cơn bão khủng hoảng tài chính đang hình thành trong khu vực đồng euro và tiếp tục duy trì tăng trưởng GDP. Cụ thể là, nếu giá dầu ở mức 80 đôla/thùng trong năm tới, kinh tế Nga sẽ tăng 2%. Nếu giá dầu ở mức 60 đôla, mức giảm cũng là 2%
Đây là lần đầu tiên Putin phát biểu về chính sách kinh tế kể từ khi ông tuyên bố tái tranh cử chức tổng thống cách đây hai tuần. Theo tuyên bố của cặp đôi lãnh đạo nước Nga, nếu Putin đắc cử, Medvedev sẵn sàng nhận trách nhiệm làm thủ tướng.
Hồi đầu tuần, trong một bài trả lời phỏng vấn, Putin cũng lần đầu tiên đề cập đến chính sách ngoại giao của Nga trong tương lai, theo đó ông mong muốn lập một liên minh ở vùng Á-Âu (Eurasia) với nòng cốt là các nước thuộc Liên Xô trước đây.
Bầu cử lập pháp của Nga sẽ diễn ra tháng 12 tới với dự đoán rằng đảng Nước Nga thống nhất mà Putin là thành viên sẽ giành chiến thắng. Bầu cử tổng thống được tiến hành tháng 3 năm sau. Theo hiến pháp mới của Nga, một người có thể tại nhiệm ghế tổng thống hai nhiệm kỳ 6 năm.

Putin trước những thách thức kinh tế Nga

Tăng trưởng chậm và chi phí gia tăng đang làm đảo chiều những xu thế giảm đói nghèo tại Nga vào thập niên trước.
Trong suốt năm qua, hơn hai triệu người Nga đã rơi vào cảnh nghèo, với 21,1 triệu người giờ đây sống dưới mức nghèo, cơ quan Thống kê quốc gia Nga tuyên bố tuần trước. Giới phân tích cho rằng, một số nhân tố bao gồm chênh lệnh thu nhập và cuộc khủng hoảng suy giảm kinh tế đóng vai trò quan trọng trong bức tranh đói nghèo ngày càng lớn năm qua.
Các con số thống kê chỉ là một trong nhiều chỉ số kinh tế tiêu cực mà ông Putin sẽ phải đối mặt sau khi có thể trở lại làm tổng thống Nga ở cuộc bầu cử tháng 3 tới, mang lại thách thức lớn cho danh tiếng của ông như người đảm bảo cho sự ổn định kinh tế tại Nga.
Báo cáo chi tiết cho thấy, 14,9% dân số chính thức dưới mức nghèo khó, so với con số 13,5% cùng kỳ năm trước. Chi phí sinh hoạt tối thiểu trung bình cho mỗi người dân là 6.505 rúp (203 USD/tháng), con số này với người ở độ tuổi lao động là 220 USD và với người về hưu là dưới 161 USD. Lý do chính thức cho sự gia tăng đói nghèo kể từ năm ngoái là chi phí gia tăng của rổ hàng hóa với người tiêu dùng Nga gồm thực phẩm, dịch vụ, các loại hàng hóa khác…





Natalya Orlova, nhà kinh tế học tại Ngân hàng Alfa cho rằng, một trong  các nhân tố chính đóng vai trò trong chỉ số đói nghèo gia tăng là tình trạng bất bình đẳng thu nhập khá cao, và ngày càng trở nên rõ rệt hơn kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 bắt đầu. “Ở Nga, chúng ta đã thấy sự gia tăng thu nhập rất yếu ớt, với nửa đầu năm nay chỉ vào khoảng 1%, và hầu như mức tăng này là do sự gia tăng của tầng lớp giàu có nhất trong dân số. Những người nghèo nhất thậm chí trở nên nghèo hơn”, Orlova nói.
Natalya Zagvozdina, phụ trách nghiên cứu tiêu dùng tại Renaissance Capital, nhấn mạnh rằng, lạm phát giá lương thực vào khoảng 15% trong năm qua tại Nga đặc biệt tác động mạnh tới những người có thu nhập thấp. Với mức lương tăng ít ỏi chi trả cho người về hưu và công nhân ở lĩnh vực công - tầng lớp gần nhất với đói nghèo, thì việc gia tăng giá cả trong rổ tiêu dùng đã làm họ điêu đứng trong nửa đầu năm 2011. Thu nhập sau thuế không tăng nhiều với công nhân trong lĩnh vực tư nhân, Orlova cho hay.
Các tin tức trên xuất hiện vào đúng thời điểm người Nga đặc biệt lo ngại tới tình hình kinh tế. Sự ra đi của Bộ trưởng Kinh tế Alexei Kudrin - kiến trúc sư của Quỹ Bình ổn Nga từng dẫn dắt đất nước đi qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, càng làm gia tăng lo lắng rằng, sẽ không còn ai để hạn chế sự chi tiêu quá mức của chính phủ trong thời gian ông vắng mặt. Hơn thế nữa, Kudrin là nhân vật được nhà đầu tư nước ngoài tín nhiệm, trong khi thị trường vẫn ít nhiều ổn định sau sự ra đi của ông thì đồng rúp đã giảm 12% so với đồng đô la trong quý này, mức giảm tồi tệ nhất kể từ quý 1 năm 2009 (theo Bloomberg).
Chỉ số kinh tế lạc quan và gia tăng mức sống đã được “ghi dấu” trong thời kỳ ông Putin làm tổng thống ở Nga. Sự ổn định tương đối của nền kinh tế được trợ giúp bởi giá dầu cao là lý do chính cho sự tín nhiệm của ông Putin tại Nga. Các chỉ số đói nghèo giảm mạnh trong năm 2001 tới 2007. Nhưng trong vài năm gần đây, khủng hoảng tài chính lại làm chúng gia tăng trở lại.
Khi tuyên bố quyết định tranh cử tổng thống tháng 3 tới, ông Putin nói, nước Nga sẽ phải thực hiện các biện pháp để đặt nền kinh tế dưới sự kiểm soát thông qua các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Nhiệm vụ của chính phủ không chỉ là đổ mật vào chiếc cốc, mà đôi khi cần có những liều thuốc đắng hơn”, Putin nói. “Điều này nên luôn luôn được làm một cách cởi mở và chân thành, và đa số người dân sẽ hiểu được chính phủ”.
Ông Putin cam kết sẽ tăng thuế với người giàu cùng những biện pháp khác để nỗ lực cân bằng ngân sách của chính phủ.

Putin phủ nhận can dự vào đế chế dầu

Thủ tướng Nga Vladimir Putin lần đầu tiên đã phát biểu công khai về một trong những cáo buộc tham nhũng nghiêm trọng nhất chống lại ông. Ông khẳng định không giúp đỡ doanh nhân Gennady Timchenko lập nên đế chế kinh doanh dầu mỏ Gunvor.

Ông Timchenko là người giàu thứ 17 của nước Nga theo xếp hạng của tạp chí Finans (Nga). Ông đã nhiều lần phủ nhận suy đoán của các phương tiện truyền thông rằng, tình bạn thân thiết của ông với ông Putin là động lực đằng sau thành công trong kinh doanh.

Thủ tướng Nga Vladimir Putin. Ảnh: themorningeyes

Ông Putin có kế hoạch trở lại điện Kremlin ở cương vị tổng thống trong năm tới sau 4 năm đảm nhận ghế thủ tướng. Ông thừa nhận biết Timchenko và ca ngợi ông này như một doanh nhân nỗ lực hết mình, người khởi nghiệp từ đôi bàn tay trắng. "Tôi biết công dân Timchenko từ rất lâu, kể từ khi tôi làm việc ở St Petersburg", Putin nói với nhóm tác giả Nga trong cuộc trò chuyện không chính thức.

Thủ tướng Nga cho biết, ông làm việc trong văn phòng của thị trưởng St Petersburg đầu những năm 1990 trong khi Timchenko và những người bạn của ông này đã tiếp cận một đơn vị kinh doanh dầu của cơ sở lọc dầu Kirishi và tư hữu nó.

Không phải là hôm qua hay hôm trước nữa ông ấy bước chân vào thương mại, ông ấy đến từ khi tư nhân hóa được phép. Tôi đảm bảo với các bạn rằng, tôi biết rất nhiều người viết về điều này mà không cần có bất cứ sự can dự nào của tôi”, ông Putin nhấn mạnh.

Gunvor có trụ sở ở Thuỵ Sĩ, kể từ đó đã phát triển thành một trong những tập đoàn kinh doanh dầu mỏ lớn nhất thế giới, có những năm xuất khẩu 1/3 lượng dầu của Nga. Timchenko, cùng với người bạn judo của ông Putin là Arkady Rotenberg và nhà khoa học sau trở thành chủ nhà băng Yuri Kovalchuk, đã lập ra nhóm kinh doanh mà phe đối lập của Nga gọi là “Những người bạn của Putin” bởi các cáo buộc họ liên quan tới Thủ tướng Nga.

Bộ ba này cũng được đề cập trong báo cáo của một trong những nhà lãnh đạo phe đối lập, nguyên phó thủ tướng Boris Nemtsov với tiêu đề: "Putin. Tham nhũng”. Timchenko, Rotenberg và Kovalchuk trong những năm gần đây đã nhanh chóng trở thành những người giàu có nhất nước Nga.

Timchenko đã mở rộng hoạt động trong lĩnh vực khí đốt và giờ đây là cổ đông lớn thứ hai trong nhà sản xuất khí đốt Novatek.

Trước đây, ông Putin chưa từng nói công khai về chuyện dính líu giữa ông và bộ ba nói trên. Phát biểu ông đề cập mới đây dường như là nỗ lực để đối phó với các cáo buộc bất lợi khi chiến dịch tranh cử tổng thống Nga bắt đầu. "Tôi không bao giờ can thiệp vào bất cứ thứ gì liên quan tới lợi ích kinh doanh của ông ấy, tôi hy vọng ông ấy cũng sẽ không dính mũi vào công việc của tôi”, Putin nói với các nhà báo.

Câu hỏi do tác giả Zakhar Prilepin, nguyên là nhà hoạt động cánh cánh tả, đã chỉ ra rằng, nhiều người Nga giờ đây quan tâm tới tư cách công dân Phần Lan của Timchenko hơn là thực tế kinh doanh của ông. "Tôi ngạc nhiên vì điều này”, Prilepin nói với Putin.

Thủ tướng Nga trả lời, ông Timchenko cần làm việc ở nước ngoài để phát triển công việc kinh doanh dầu mỏ và ông không thấy có gì sai trái trước chọn lựa của Timchenko. Ông nói, ông biết rõ Timchenko vẫn giữ lại quốc tịch Nga. "Tôi nghĩ đó là điều bình thường trong thế giới hiện đại này, và mỗi cá nhân có thể chọn lựa nơi cư trú mà vẫn cảm thấy kết nối với quê nhà. Mặc dù đối với tôi điều như vậy là không thể”, ông Putin cho biết.

Putin 've vãn' giới đầu tư

Thủ tướng Vladimir Putin khẳng định Nga đã chuẩn bị tốt hơn khi đối phó với sự bất ổn của kinh tế toàn cầu so với thời kỳ khủng hoảng năm 2008.


Theo giới phân tích, lãnh đạo Nga đang nỗ lực chào mời giới đầu tư khi ông chuẩn bị cho con đường trở lại Kremlin. Trong bài phát biểu lớn đầu tiên về chính sách kinh tế kể từ tháng trước khi tuyên bố tranh cử tổng thống trong năm tới, ông Putin cam kết gắn bó với những chính sách tài chính chặt chẽ và tìm kiếm đầu tư nước ngoài cho một "nền công nghiệp hóa mới".

Ảnh: forbes

Ông cũng bóng gió rằng, Alexei Kudrin - nhân vật được giới đầu tư yêu thích, người đã không còn giữ chức Bộ trưởng Tài chính hồi tháng trước - có thể trở lại chính phủ trong tương lai. Ông Putin cho hay, ông Kudrin "vẫn là thành viên trong đội ngũ của chúng tôi và chúng tôi sẽ làm việc với ông ấy". Thủ tướng Nga nhấn mạnh, họ là những người bạn gần gũi từ đầu những năm 1990.
"Tôi sẽ nói ngay rằng, nước Nga đã chuẩn bị tốt hơn so với năm 2008 cho các kịch bản khác nhau", ông Putin nói trong một hội nghị đầu tư.
Nền kinh tế trông cậy nhiều vào dầu mỏ của Nga đã ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng 2008. Tuy nhiên, nhờ có hàng tỉ USD kích cầu từ Kremlin, kinh tế đã nhanh chóng phục hồi dù sự trở lại của các nhà đầu tư vẫn khá chậm chạp.
Trong vài tháng qua, giá cổ phiếu và tiền tệ Nga đã sụt giảm mạnh trở lại khi các thị trường toàn cầu trở nên rối loạn. Thêm vào đó, bất ổn chính trị và môi trường kinh doanh không thuận lợi đã khiến các dòng vốn chảy ra khỏi nước Nga. Kể từ khi nhậm chức năm 2008, Tổng thống Medvedev đã kêu gọi cải tổ môi trường đầu tư và đa dạng hóa nền kinh tế phụ thuộc lớn vào dầu mỏ. Nhưng tiến trình này gặp nhiều hạn chế.
"Tổng thống Medvedev thường nhắc lại cam kết sẽ tăng tính minh bạch, hệ thống tòa án tốt hơn nhưng tôi có suy nghĩ là điều ấy chưa xảy ra", David Bonderman, người đồng sáng lập tập đoàn TPG, nói với hội nghị trước khi ông Putin đến.
Ngay sau đó, ông Putin đã cam kết tiếp tục nhiều chính sách thân thiện với nhà đầu tư mà ông Medvedev đã thông qua. Thủ tướng Nga cho biết, tiến trình làm giảm tham nhũng và cắt giảm vai trò của nhà nước với nền kinh tế - những lĩnh vực là ưu tiên chính của ông Medvedev - sẽ được tiến hành "dần dần".
Khác với Tổng thống Nga, ông Putin tỏ ra "hờ hững" với việc Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
Thủ tướng Nga Putin cam kết tiếp tục các chính sách ngân sách chặt chẽ mà cựu Bộ trưởng Tài chính Kudrin theo đuổi. Cùng lúc đó, ông khẳng định sẽ thúc đẩy ngân sách tăng cường quốc phòng trị giá 612 tỉ USD mà ông Kurin từng công khai chỉ trích nó quá đắt đỏ và gây áp lực với ngân sách.
Tại hội nghị đầu tư, ông Putin đã bác bỏ các đồn đoán xung quanh việc ông Kudrin không còn giữ chức Bộ trưởng Tài chính. Ông thậm chí còn tán dương rằng, Kudrin "là người hữu ích và cần thiết cho chúng ta".

Putin muốn lập Liên minh Á-Âu

Thủ tướng Nga Vladimir Putin. Ảnh: RIA Novosti.
Thủ tướng Nga Vladimir Putin. Ảnh: RIA Novosti.

Thủ tướng Nga Vladimir Putin muốn thành lập một Liên minh Á-Âu bao gồm thành viên là các nước thuộc Liên Xô cũ.

Định hướng chính sách ngoại giao mới này được đưa ra trong bài báo sẽ đăng trên tờ Izvestia hôm nay, trong thời điểm ông chuẩn bị chạy đua vào điện Kremlin năm tới.
Putin cho hay liên minh tương lai này sẽ là cầu nối hiệu quả giữa châu Âu và khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông khẳng định liên minh này không phải một Liên xô mới, RIA Novosti dẫn bài viết của Putin cho biết. Thủ tướng Nga từng nói rằng sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 là một "biến cố địa chính trị vĩ đại nhất trong thế kỷ 20".
Putin cũng cho hay liên minh được xây dựng trên nền tảng Liên minh Hải quan sẵn có giữa Nga, Belarus và Kazakhstan. "Chúng ta sẽ không dừng lại ở đó mà sẽ xác định một mục tiêu đầy tham vọng để đạt được sự thống nhất ở mức độ cao hơn trong Liên minh Á-Âu", Putin viết.
Putin nói rằng liên minh mới sẽ là một cơ quan trên quốc gia, sẽ điều phối chính sách kinh tế và tiền tệ giữa các thành viên. Liên minh này sẵn sàng đón thành viên mới.
Sáng kiến của thủ tướng Nga được đưa ra trong thời điểm Nga chuẩn bị kết thúc 18 năm đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Trong bài báo, Putin cũng không hề giấu giếm sự hoài nghi của ông đối với tổ chức này. "Quá trình tìm những hình mẫu phát triển toàn cầu hậu khủng hoảng đang gặp khó khăn. Chẳng hạn như, vòng đàm phán Doha về thương mại quốc tế trên thực tế đã chấm dứt. Ngay trong nội bộ WTO cũng có những khó khăn khách quan", Reuters dẫn lời Putin cho biết.
Năm 2009, Putin từng gạt bỏ việc Nga định gia nhập WTO, và nói rằng thay vào đó họ sẽ thành lập Liên minh Hải quan. Sáng kiến về Liên minh Á-Âu mới này cũng sẽ phải giải trình với thành viên của WTO.
Tháng trước, Putin tuyên bố sẽ chạy đua vào điện Kremlin vào tháng 3 năm tới và tỷ lệ ủng hộ hiện tại cho thấy ông có nhiều khả năng đắc cử. Theo những cải cách Hiến pháp mà Tổng thống Dmitry Medvedev tiến hành, nhiệm kỳ tổng thống Nga sẽ tăng lên thành 6 năm, thay vì 4 năm như trước đây. Vì thế, nếu Putin lần thứ hai trở thành tổng thống Nga, ông có thể nắm giữ vị trí này tới năm 2024 nếu tiếp tục tái đắc cử nhiệm kỳ tiếp theo. Như vậy, Putin sẽ là tổng thống Nga cho tới năm 72 tuổi.

Năm 2008, Putin rời điện Kremlin sau hai nhiệm kỳ tổng thống liên tiếp và đảm nhận vai trò thủ tướng sau đó.

Putin - Medvedev: Bộ đôi quyền lực nước Nga

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Vladimir Putin là một bộ đôi quyền lực của nước Nga suốt hơn 3 năm qua, và có thể cả trong nhiều năm tới.

Năm 2008, ông Putin rời điện Kremlin sau hai nhiệm
Năm 2008, ông Putin rời điện Kremlin sau hai nhiệm kỳ tổng thống liên tiếp trong 8 năm với rất nhiều thành công vang dội, để chuyển sang làm thủ tướng Nga. Putin không thể có nhiệm kỳ thứ ba làm tổng thống vì điều này trái với Hiến pháp Nga khi đó. Người tiếp quản vai trò ông chủ điện Kremlin là ông Medvedev, khi đó mới 43 tuổi. Ảnh: ITAR-TASS
Ngay từ khi Medvedev được chỉ định là Phó thủ tướng thứ nhất cuối năm 2005, ông Medvedev luôn được coi là người sẵn sàng tiếp quản chiếc ghế mà ông Putin để lại. Ảnh: Acus
Giữa Putin và Medvedev là một tình thân đặc biệt. Họ không chỉ theo sát nhau trên chính trường mà còn thường xuyên tham gia các hoạt động đời thường. Putin và Medvedev cùng nhau đi trượt tuyết, câu cá, hay xuất hiện tại nhiều bữa tiệc với ghế ngồi luôn luôn đặt cạnh nhau. Bức ảnh này cho thấy Medvedev đích thân lái chiếc xe điện đưa ông Putin đi lại trong khu dinh thự tổng thống có tên Bocharov Ruchei, tại khu nghỉ dưỡng Sochi ở biển Đen, miền nam nước Nga. Ảnh: AP
Khi nhiệm kỳ 4 năm của Tổng thống Medvedev gần kết thúc, câu hỏi về việc ông sẽ tiếp tục tranh cử hay Thủ tướng Putin sẽ trở lại điện Kremlin đã được đặt ra. Trong suốt thời gian dài, cả Putin và Medvedev tránh trả lời trực tiếp câu hỏi này, khiến dư luận càng chú ý tới mối quan hệ của bộ đôi quyền lực nước Nga. Ảnh: Ria Novosti
Câu
Câu trả lời rõ ràng cuối cùng được đưa ra tại đại hội toàn quốc đảng Nước Nga Thống nhất được tổ chức tại thủ đô Matxcơva hôm 24/9. Trong ảnh này, Putin và Medvedev cùng nhau bước vào đại hội trước sự hoan nghênh của hàng nghìn đại biểu. Ảnh: Kremlin
Ông
Tổng thống Medvedev có bài phát biểu tại đại hội, trong đó nêu rõ đề xuất Thủ tướng Putin là đại diện cho đảng Nước Nga Thống nhất tham gia cuộc chay đua bầu cử tổng thống năm 2012. Medvedev nhấn mạnh việc ủng hộ sự ứng cử của ông Putin là hoàn toàn đúng đắn. Ảnh: AFP
Ngay sau đó,
Ngay sau đó, Thủ tướng Putin tuyên bố đồng ý với đề xuất của Tổng thống Medvedev. Ông sẽ tham gia tranh cử tổng thống năm 2012, và đứng trước cơ hội lần thứ hai trở thành ông chủ điện Kremlin. Putin coi đây là một vinh dự lớn của ông. Ảnh: AFP
Putin và Medvedev cùng xuất hiện trên lễ đài.
Putin và Medvedev cùng xuất hiện trên lễ đài. Với sự áp đảo của đảng Nước Nga Thống nhất trên chính trường Nga, ứng viên Putin gần như chắc chắn trở thành tổng thống Nga. Theo một thay đổi trong Hiến pháp Nga, nhiệm kỳ tổng thống sẽ là 6 năm, thay vì 4 năm như trước đây. Do vậy, ông Putin nhiều khả năng có thể làm tổng thống tới năm 2024, khi ông 72 tuổi. Ảnh: AFP
Putin và Medvedev cùng xem đồng
Putin và Medvedev cùng chỉnh đồng hồ về cùng một giờ bên lề đại hội của đảng Nước Nga Thống nhất. Đây là một hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng cao. Họ sẽ tiếp tục là bộ đôi quyền lực của nước Nga nhiều năm nữa. Ảnh: AFP
Putin và Medvedev
Putin và Medvedev cùng nhau đi dạo trong một công viên sau đại hội đảng Nước Nga Thống nhất ngày hôm qua. Hình ảnh này là sự thể hiện mới nhất của mối quan hệ đoàn kết giữa hai nhà lãnh đạo của nước Nga, AFP nhận định. Ảnh: AFP
Bộ đôi quyền lực của nước Nga sẽ còn đi chung một con đường trong một thời gian dài nữa. Ảnh: AFP
Bộ đôi quyền lực của nước Nga sẽ còn đi chung một con đường trong một thời gian dài nữa. Ảnh: AFP

Medvedev đề xuất Putin trở lại làm tổng thống

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm nay tuyên bố sẽ không tham gia cuộc bầu cử 2012 và ủng hộ Thủ tướng Vladimir Putin trở lại làm ông chủ điện Kremlin.

Putin và Medvedev tại Đại hội đảng Nước Nga Thống nhất. Ảnh: AFP
Putin và Medvedev tại Đại hội đảng Nước Nga Thống nhất. Ảnh: AFP.
"Tôi nghĩ rằng việc ủng hộ chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất, ông Vladimir Putin, ứng cử vào vị trí tổng thống là hoàn toàn đúng đắn", AFP dẫn lời ông Medvedev phát biểu tại đại hội thường niên của đảng cầm quyền tại nước Nga.
Đáp lại đề xuất nói trên, ông Putin nhanh chóng chấp nhận việc ra ứng cử tổng thống Nga. Diễn biến này là câu trả lời cho câu hỏi được đặt ra suốt nhiều tháng nay về việc ai sẽ là người đại diện đảng Nước Nga Thống nhất chạy đua trong cuộc bầu cử năm 2012.

Trong khi đó, ông Putin cho rằng ông Medvedev nên trở thành thủ tướng Nga trong năm 2012. Ông Putin cũng đề cử ông Medvedev là người đứng đầu danh sách 600 ứng viên trong các cuộc bầu cử Hạ viện vào tháng 12 tới.

Cuộc bầu cử tổng thống Nga dự kiến diễn ra vào tháng 3/2012. Do các đảng đối lập có số ghế ít ỏi tại Hạ viện, ứng cử viên của đảng cầm quyền Nước Nga Thống nhất gần như chắc chắn giành chiến thắng và sẽ trở thành ông chủ tiếp theo của điện Kremlin.

Theo những cải cách Hiến pháp mà Tổng thống Medvedev tiến hành, nhiệm kỳ tổng thống Nga sẽ tăng lên thành 6 năm, thay vì 4 năm như trước đây. Vì thế, nếu Putin lần thứ hai trở thành tổng thống Nga, ông có thể nắm giữ vị trí này tới năm 2024 nếu tiếp tục tái đắc cử nhiệm kỳ tiếp theo. Như vậy, Putin sẽ là tổng thống Nga cho tới năm 72 tuổi.

Năm 2008, Putin rời điện Kremlin sau hai nhiệm kỳ tổng thống liên tiếp và đảm nhận vai trò thủ tướng sau đó.

Medvedev nói kết quả bầu cử Nga chưa được 'an bài'

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm nay khẳng định bất cứ chính trị gia nào cũng có thể thất bại trong cuộc đua vào điện Kremlin năm tới.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: indiatalkies
"Làm sao có thể định trước kết quả bầu cử cơ chứ", Tổng thống Medvedev nói trong buổi phỏng vấn truyền hình sẽ được phát sóng trên khắp nước Nga tối nay. "Hãy để mọi người quyết định bầu cho ai và có nên ủng hộ một lực lượng chính trị nào đó hay không".
Theo AFP, ông Medvedev cũng bày tỏ sự tin tưởng vào tương lai của nền dân chủ Nga và nói rằng không ai có thể đảm bảo được chiến thắng trong bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào dù là bầu quốc hội hay tổng thống. "Bất kỳ chính trị gia nào cũng có thể thất bại trong cuộc bầu cử. Đấy không phải là những lời nói suông. Đó là sự thật", ông nhấn mạnh.
Các hãng tin của Nga cho biết trong cuộc phỏng vấn này, ông Medvedev cũng đã giải thích tại sao ông quyết định ở ngoài lề cuộc chạy đua tổng thống, dù trước đó ông từng tuyên bố "bất cứ nhà lãnh đạo nào giữ ghế tổng thống đều muốn tái tranh cử".
Phát biểu trong một hội nghị của đảng cầm quyền Nước Nga Thống nhất hôm 24/9, Tổng thống Medvedev cho biết ông sẽ không tham gia tranh cử tổng thống vào tháng 3 tới và đề nghị Thủ tướng đương nhiệm và cũng là tổng thống tiền nhiệm Vladimir Putin chạy đua vào điện Kremlin.
Ông Medvedev đã dành một phần lớn nhiệm kỳ tổng thống của mình để thúc đẩy một chương trình hiện đại hóa nhằm giảm sự phụ thuộc của Nga vào nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt. Tuy nhiên, kết quả bỏ phiếu thăm dò cho thấy ông không nhận được sự ủng hộ của nhiều cử tri trong khi ông Putin vẫn được xem là chính trị gia được yêu mến nhất nước Nga. Nhiều tuần trước hội nghị của đảng cầm quyền, Thủ tướng Putin đã liên tiếp xuất hiện trước công chúng và trở thành tâm điểm của báo chí, trong khi Tổng thống Medvedev đi nghỉ ở biển Đen.
Bầu cử vào quốc hội Nga sẽ được tổ chức vào ngày 4/12 năm nay và bầu cử tổng thống diễn ra vào tháng 3 năm sau. Toàn bộ cuộc phỏng vấn trên của Tổng thống Medvedev sẽ được phát trên các kênh truyền hình trung ương Nga lúc 20h30 tối nay giờ địa phương.

Khi nước Nga hoán đổi vị trí lãnh đạo

Thông tin Thủ tướng Nga Putin sẽ tranh cử tổng thống năm tới đã được thông báo tại hội nghị của đảng Nước Nga thống nhất ở Moscow.

Ông Vladirmir Putin đã nhất trí chạy đua vào ghế tổng thống Nga một lần nữa trong động thái có thể chứng kiến ông dẫn dắt đất nước tới năm 2024. Đảng cầm quyền cũng phê chuẩn đề xuất của ông Putin rằng, Tổng thống đương nhiệm Dmitry Medvedev sẽ nắm giữ vai trò hiện nay của ông Putin sau cuộc bầu cử.

Vladimir Putin và Dmitry Medvedev vẫy chào đám đông trong hội nghị của đảng Nước Nga thống nhất tại Moscow hôm qua (24/9). Ảnh: AP

Ông Putin đã lãnh đạo nước Nga ở cương vị Tổng thống trong hai nhiệm kỳ từ 2000 - 2008 với sự chỉ huy cứng rắn. Quy định của Hiến pháp đã thay đổi mở rộng nhiệm kỳ tổng thống từ 4 lên 6 năm, và nếu thắng cử, ông Putin sẽ có thể giữ vững quyền lực trong suốt 12 năm kể từ năm tới. Điều đó cũng có nghĩa là, ông sẽ dẫn đầu đất nước gần 1/4 thế kỷ.

Phát biểu trước đám đông hàng nghìn người ở sân vận động Luzhniki, Moscow, Tổng thống Medvedev lần đầu tiên đã chấp nhận đề xuất của Putin rằng, ông sẽ đứng đầu danh sách của đảng trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 12. Đám đông sững sờ ngạc nhiên và hoan nghênh vang dội khi ông nói: "Tôi nghĩ đại hội đảng có quyền ủng hộ ứng viên đứng đầu chính phủ, Vladimir Putin, trong vai trò tổng thống của đất nước”.

Nước Nga nhiều tháng nay có những đồn đoán về quyết định ai sẽ đại diện đảng cầm quyền tranh cử tổng thống. Ông Putin đã “đăng đàn” sau tuyên bố, có bài phát biểu trước những quan ngại về tình trạng thất nghiệp và tham nhũng, đồng thời hứa hẹn sẽ cải thiện tình hình đất nước.

Trọng tâm là người dân


"Những nhiệm vụ to lớn ở trước mắt chúng ta”, ông Putin nói. “Trọng tâm chú ý của chúng tôi luôn luôn là người dân - những công dân của nước Nga”.

Về phần mình, ông Medvedev đã nói về quyết định tranh cử: "Ông Putin và tôi luôn tự hỏi: khi nào sẽ quyết định? Tôi muốn xác nhận hoàn toàn những gì chúng tôi đề xuất lên đại hội, là quyết định đã được suy nghĩa sâu sắc, thấu đáo. Tôi hy vọng các bạn sẽ hiểu vì sao chúng tôi đã chờ đợi quá lâu để công khai quan điểm của mình”.

Khi đứng đầu danh sách của đảng Nước Nga thống nhất, ông Medvedev nói, ông sẽ sẵn sàng đứng đầu chính phủ - với vai trò thủ tướng - nếu đảng cầm quyền giành thắng lợi.

Tín nhiệm dành cho đảng Nước Nga thống nhất đã sụt giảm mạnh từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng đây vẫn là đảng có ảnh hưởng lớn nhất nước Nga. Nếu thắng cử và nếu tiếp tục nhiệm kỳ hai làm tổng thống, ông Putin sẽ ở lại điện Kremlin qua cả lần sinh nhật thứ 71.

Cựu điệp viên KGB đã bày tỏ vui mừng trước đám đông sau thông báo tranh cử. "Tôi muốn cám ơn các bạn vì phản ứng tích cực với đề xuất tôi tranh cử Tổng thống Nga”, ông Putin nói. “Với tôi, đây là một vinh dự lớn”. Ông đã đưa ra một chương trình tranh cử tập trung vào việc giải quyết tình trạng kinh tế trì trệ.

Theo giới phân tích, việc trở lại điện Kremlin sẽ giúp Putin kiểm soát chính sách đối ngoại. Quan hệ giữa Nga với phương Tây đã sụt giảm khi ông làm Tổng thống trước đây.

Hai nhà lãnh đạo Dmitry Medvedev và Vladimir Putin hôm qua đã tham gia đại hội của đảng Nước Nga thống nhất" ở Moscow. Hai người cùng nhau đi vào hội trường.

"Sức mạnh của chúng ta là ở sự thống nhất những mục tiêu chung, và chúng ta đi tới những cuộc bầu cử để giành thắng lợi", Tổng thống Nga nói. Ông Medvedev nhắc nhở các đối thủ chính trị là 10 năm trước, đất nước kiệt quệ trong sự đổ vỡ, có thể sánh với hậu quả những tác động của một cuộc nội chiến. "Chúng ta đã khôi phục nước Nga yêu quý của mình, và sẽ không trao đất nước này cho người nào muốn chia cắt, phá hoại nó bằng những lời hứa hẹn không thực hiện nổi”, ông tuyên bố.

Còn ông Putin cho biết, ông Dmitry Medvedev sẽ lãnh đạo chính phủ Nga, tạo dựng một đội ngũ trẻ trung hiệu quả để hiện đại hóa đất nước. Sau khi tiếp nhận đề xuất tranh cử tổng thống, Putin đã phác thảo những chính sách kinh tế trước thềm bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 3. Ông nói, kinh tế Nga nên tăng trưởng ở mức 6-7% trong ít năm tới, bày tỏ sự tin tưởng rằng, nước Nga “trong 5 năm tới sẽ trở thành một trong năm nền kinh tế dẫn đầu thế giới”. Ông cũng cam kết tăng tỉ lệ việc làm và mức lương, cải tổ hệ thống thuế, nâng cấp quân sự.

Đằng sau cuộc đổi ngôi Putin-Medvedev

Theo kịch bản mới, ông Putin sẽ đảm nhận chức vụ tổng thống lần thứ ba trong cuộc đời chính trị của mình. Ngược lại, Tổng thống đương nhiệm Medvedev có thể sẽ được quay trở lại nắm giữ chức vụ Thủ tướng trong nội các mới. Sự hoán đổi ngôi vị này quả là hiếm có trong quan hệ quốc tế đương đại.

Putin - Lùi một bước để tiến hai bước

Cuối tuần qua một sự kiện tại nước Nga đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Trong Đại hội của Đảng Nước Nga thống nhất, trước 11.000 người ủng hộ, Thủ tướng đương nhiệm Putin đã tuyên bố sẽ ra ứng cử tổng thống vào tháng 3/2012.

Tuyên bố này của Putin không làm nhiều người ngạc nhiên vì ngay từ khi ông chấp nhận lùi một bước về giữ chức vụ Thủ tướng, giới phân tích đã dự đoán trước được rằng ông sẽ quay lại nắm quyền. Bước lùi này của ông Putin mang tính chất chiến thuật trong khi Hiến pháp Nga không cho phép ứng cử Tổng thống trong nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp. Nhiều người nghĩ rằng cho dù ông làm Thủ tướng nhưng ảnh hưởng của ông tới Tổng thống Nga Medvedev là rất lớn. Việc quay trở lại này có hai điểm quan trọng: nhiệm kỳ tổng thống lần này sẽ kéo dài 6 năm thay vì 4 năm như trước đây (theo quy định của Hiến pháp Nga được sửa đổi năm 2008); nếu suôn sẻ ông có thể giữ tiếp thêm nhiệm kỳ thứ hai. Như vậy, về mặt lý thuyết ông Putin có thể tại vị đến năm 2024.

Như vậy, quả không sai khi nói rằng ông Putin đã chấp nhận lùi một bước để tiến hai bước.

Tại sao Medvedev nhường ‘ngôi’ cho Putin?


Tổng thống Medvedev trong nhiệm kỳ của mình cũng đã cố tạo ra dấu ấn riêng. Ông đã chứng tỏ sự trẻ trung và thời thượng của mình khi có hẳn một tài khoản Twitter và một blog để bày tỏ quan điểm của mình. Ông cũng đã chấp nhận trả lời phỏng vấn các tờ báo độc lập như Novaia Gazeta hay có những bài phát biểu tương đối cởi mở và thẳng thắn về quá trình hiện đại hóa của nước Nga, nền kinh tế Nga và các thể chế...

Tất cả những điều đó đủ để nói lên một điều đó là Tổng thống Medvedev muốn tạo ra một tính cách riêng, một cách tiếp cận riêng trong việc điều hành nước Nga. Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá thì bấy nhiêu chưa đủ để ông có thể thoát ra khỏi cái bóng quá lớn của Thủ tướng Putin. Đứng cạnh Putin, người ta khó có thể nhìn thấy được sự tự tin cần thiết của ông Medvedev. Dù rằng mùa Xuân năm 2011, ông Medvedev vẫn còn cho thấy sự quyết tâm giữ bằng được chiếc ghế Tổng thống nhưng tại sao bây giờ ông lại có thái độ ngược hẳn khi đứng ra ủng hộ Putin ứng cử tổng thống trong nhiệm kỳ tới ?

Trên thực tế, kịch bản này có lẽ đã được hai người thỏa thuận với nhau từ lâu. Ngay cả trong trường hợp ông Medvedev muốn ‘lật kèo’ thì điều đó cũng gần như không thể vì nhiều lý do. Thứ nhất, ông không còn sự lựa chọn nào khác do không thể ngăn cản được ông Putin. Thứ hai, ông không thể xây dựng cho mình một mạng lưới những người có tiếng nói quyết định tại nước Nga nói chung  và trong Đảng Nước Nga thống nhất để ủng hộ mình. Thứ ba, ở phương diện hợp lòng dân thì có lẽ Tổng thống Medvedev thua xa ông Putin. Lý do đơn giản đó là hình ảnh của ông Putin được lòng dân trên cả nước Nga trong khi hình ảnh của ông Medvedev chỉ thực sự nổi trội ở khu vực Moscow (tại đây, những cuộc thăm dò ý kiến cho thấy ông Medvedev thường đứng ở trước ông Putin).

Trên bình diện đối ngoại, trong thời gian làm Tổng thống, ông Medvedev đã có những bước đi không hợp lý làm cho ông mất điểm. Điều này thể hiện ở hai điểm.

Thứ nhất, so với Putin thì ông Medvedev được lòng phương Tây hơn. Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Pháp Sarkozy không che dấu rằng họ thích làm việc với ông Medvedev hơn là với người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng đương nhiệm Putin. Điều này là tích cực nhưng dưới cái nhìn ‘tiêu cực’ ông Medvedev cũng dễ bị gán cho cái mác là thân phương Tây.

Thứ hai, ông cũng đã có một số lựa chọn chiến lược gần với quan điểm của phương Tây, đặc biệt là chấp nhận các biện pháp cấm vận mới chống Iran và từ chối cung cấp tên lửa phòng không hiện đại cho nước này ; tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chính việc Nga bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết 1973 đã giúp cho phương Tây có cơ hội tiến hành không kích và lật đổ chế độ của Đại tá Gaddafi. Chính Thủ tướng Putin đã phê phán sự lựa chọn này của Nga.

Những phản ứng ban đầu trước sự đổi ngôi

Đa phần người dân Nga nhìn nhận sự đổi ngôi này như là một sự tất yếu. Cần phải nói rằng trong hai nhiệm kỳ trước của mình, ông Putin đã có những đóng góp không nhỏ giúp nước Nga thoát khỏi tình trạng kém phát triển, bước đầu tìm lại vị thế chính trị đã mất của mình trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, đã có những phản ứng không thuận từ một vài chính trị gia của Nga cũng như phe đối lập. Đầu tiên cần phải nói tới cựu Tổng thống Nga Mikhail Gorbachov, ông tỏ ra nghi ngờ tính hiệu quả của việc ông Putin quay trở lại nắm quyền. Ông cho rằng nước Nga sẽ lại mất 6 năm tới đây trong nhiệm kỳ của ông Putin nếu Tổng thống Nga không cải tổ sâu sắc hệ thống chính trị. Tờ Novaia Gazeta trích lời ông Gorbachov cho rằng ‘chúng ta có thể thấy sẽ không có bất kỳ bước tiến nào trong tương lai nếu không tiến hành những thay đổi nghiêm túc toàn bộ hệ thống’. Ông cho rằng nước Nga đang bế tắc và không dễ gì tìm ra giải pháp cho tình hình này. ‘Nếu Tổng thống không có bất kỳ thay đổi gì mà chỉ nghĩ đến việc giữ ghế của mình thì đây sẽ là lỗi lầm của ông’.

Ngay cả những người thân cận của Tổng thống Medvedev và Thủ tướng Putin cũng có những phản ứng trái chiều. Đầu tiên là Bộ trưởng Tài chính Alexei Koudrine, ông này đã không ngần ngại bày tỏ sự không đồng tình của mình và ‘đe dọa’ sẽ không tiếp tục công tác trong chính phủ mới nếu ông Medvedev trở thành thủ tướng. Tuy nhiên, phản ứng này của ông Koudrine cũng dễ hiểu vì trước đây, ông được cho là ứng cử viên sáng giá cho chức vụ Thủ tướng Nga. Bây giờ, khi có sự dàn xếp khác thì tất nhiên là ông sẽ không hài lòng. Ngoài ra, cố vấn kinh tế của Tổng thống Medvedev, là ông Arkadi Dvorkovich đã bày tỏ sự thất vọng của mình trên trang Twistter khi nói rằng ‘chẳng có lý do gì để vui mừng’.

Trên bình diện quốc tế, chưa có nhiều phản ứng chính thức trước sự đổi ngôi này nhưng có lẽ phương Tây không tỏ ra thích thú với sự đổi ngôi này vì ông Putin được cho là người có cách cư xử cứng rắn với phương Tây. Về phía Mỹ, ngày 24/9, Mỹ cho biết chương trình tái khởi động quan hệ với Nga vẫn được tiếp tục xúc tiến cho dù sắp có sự thay đổi lãnh đạo của Nga nhưng tờ Wall Street Journal cũng cho rằng việc Putin lên nắm quyền sẽ làm phức tạp thêm chính sách của Mỹ, chí ít là trong việc cải thiện quan hệ Mỹ-Nga.

Sự trở lại của Putin 'gây khó' cho Mỹ?

Việc ông Putin có thể trở lại ghế tổng thống Nga năm tới sẽ làm phức tạp hóa các nỗ lực của chính quyền Obama đối với các thỏa thuận kiểm soát vũ khí và thương mại, và càng làm gia tăng sự hoài nghi trong các nhà hoạch định chính sách và nghị sĩ Mỹ về hướng đi cũng như những mục tiêu của Nga.


Sau khi hai nước đạt được thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân năm ngoái, các cuộc thương thuyết đã bị đình trệ về những bước đi tiếp theo trong việc cắt giảm đầu đạn hạt nhân chiến thuật của Moscow cũng như việc thuyết phục Nga không phản đối hệ thống phòng thủ tên lửa mới của các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Đây là những lĩnh vực mà ông Putin nhiều lúc công khai bày tỏ sự hoài nghi.

Ảnh Wordpress

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có được mối quan hệ làm việc gần gũi hơn với người đồng nhiệm Nga Dmitry Medvedev - người mà cuối tuần vừa tuyên bố sẽ bước sang bên để mở đường cho sự trở lại điện Kremlin của ông Putin. Các quan chức tại Washington đã từng hy vọng ông Medvedev sẽ trở thành một đối trọng với những gì mà họ mô tả trong hàng loạt bức điện tín ngoại giao mật mà Wikileak công bố là một "nhà nước mafia". Và những chú ý của Washington đổ dồn vào Medvedev nhằm khiến người dân cảm giác rõ về vai trò thủ tướng của ông Putin đã "đổ xuống sông xuống biển".
Ông Putin đã tuyên bố tranh cử tổng thống tại đại hội đảng Nước Nga thống nhất hôm thứ bảy. Ông hầu như sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 3 tới.
Nhà Trắng đã cố gắng làm giảm đi ảnh hưởng của việc ông Putin trở lại ghế tổng thống và với những gì mà chính quyền Obama đã cố "thiết lập lại" trong quan hệ với Moscow. "Việc thiết lập lại quan hệ luôn luôn vì các lợi ích quốc gia chứ không phải cá nhân con người", Tommy Vietor, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng nói.
Còn một quan chức cấp cao của Washington thì nhấn mạnh: "Chúng ta cần tỉnh táo ở đây. Đó không phải là một thay đổi trong hệ thống chính trị vì chúng ta luôn biết rõ hệ thống chính trị là gì".
Tuyên bố ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tới của ông Putin không quá gây bất ngờ, nhưng vẫn có dấu hiệu cho thấy, sự chuyển giao quyền lực có thể không diễn ra êm đẹp như ông Putin dự đoán. Mới đây nhất, Bộ trưởng Tài chính lâu năm của Nga đã tuyên bố, ông sẽ không phục vụ trong chính phủ sắp tới. Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin đã giành được sự tín nhiệm cao của giới đầu tư bằng việc điều hành con số thặng dư ngân sách trong những năm bùng nổ phát triển trong hai nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Putin. Các nhà quản lý đầu tư cho rằng, họ chưa chắc liệu ông Putin có thể tiếp tục một cách hiệu quả chương trình hiện đại hóa kinh tế của ông Medvedev hay không.
Tranh cãi lá chắn tên lửa
Tổng thống Medvedev rõ ràng được đánh giá cao tại Mỹ khi Mosow thực hiện cuộc "hòa giải" với thế giới bên ngoài thay vì phong cách đối đầu của Putin. Các nghị sĩ Mỹ đặc biệt thường hồ nghi Putin và có thể làm phức tạp những nỗ lực của chính quyền Obama khi theo đuổi các thỏa thuận kiểm soát vũ khí và thương mại với Nga.
Nhà Trắng đang cố gắp giúp Nga vào Tổ chức Thương mại Thế giới và thuyết phục Quốc hội bãi bỏ luật sửa đổi Jackson-Vanik.
David Kramer, đứng đầu tổ chức Freedom House phi lợi nhuận tại Mỹ cho rằng, quan điểm của Quốc hội nước này có thể thay đổi với sự trở lại của ông Putin. "Putin không được hoan nghênh cao trong Quốc hội Mỹ", ông Kramer nói. "Nó sẽ không giúp cho Jackson-Vanik", thậm chí còn nhấn mạnh, những tin tức mới thể hiện "bước lùi lớn" cho quan hệ song phương.
Trong khi ông Medvedev ủng hộ tư cách thành viên WTO với Nga, thì ông Putin lại hoài nghi nhiều hơn về giá trị gia nhập tổ chức này. Ông Putin thiên về xây dựng một khối thương mại giữa các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Các quan chức chính quyền đã nhận thức về việc Putin có thể trở lại ghế tổng thống, đã tỏ ra rất thận trọng khi nói không muốn có sự "thiên vị giữa hai nhà lãnh đạo".
Vì các lý do ngoại giao, ông Obama đã dành nhiều thời gian với ông Medvedev hơn vì cả hai đều là nguyên thủ quốc gia. Họ gặp nhau tại các cuộc họp đa phương có sự tham dự của ông Medvedev nhiều hơn là ông Putin. Nhưng khi ông Obama thăm Nga năm 2009, Tổng thống Mỹ đã gặp gỡ cả hai nhà lãnh đạo, và khi Phó tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Nga đầu năm nay, ông cũng có các cuộc tiếp xúc riêng với từng người.
Ông Obama đã lập luận với Quốc hội Mỹ rằng, việc tái lập quan hệ với Nga là vì lợi ích Mỹ. Trong một số dấu hiệu thể hiện sự "tan băng", Nga đã thuyết phục Iran từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, và gần đây cho phép Mỹ chở vật tư quân sự qua Nga tới Afghanistan. Thượng viện hồi tháng 12 đã phê chuẩn hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân với Nga nhưng các cuộc hội đàm xa hơn về việc cắt giảm đã bị đình trệ.
Có lẽ chủ đề nhạy cảm nhất giữa hai nước vẫn là việc Mỹ ủng hộ hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm giúp các đồng minh NATO chống lại nguy cơ tấn công tên lửa đạn đạo từ Iran. Nga tuyên bố, họ tin rằng hệ thống này cũng có thể nhằm vào chính khả năng ngăn chặn hạt nhân của mình.
Ông Putin có sự hoài nghi về vấn đề này hơn là ông Medvedev, và Dmitry Peskov - người phát ngôn của thủ tướng Nga chỉ ra rằng, cuộc tranh luận về hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ là phép thử với việc chính quyền Mỹ nghiêm túc thế nào trong nỗ lực tái lập quan hệ song phương. "Chúng tôi cần minh chứng bằng những bước đi cụ thể, chứ không chỉ ở lời nói", ông Peskov nói hôm Chủ nhật.
Cả quan chức Mỹ và Nga đều thừa nhận ít đạt được tiến triển trong vấn đề này. Nga đề xuất phối hợp giữa các hệ thống phòng thủ tên lửa với NATO, tạo ra cơ chế cùng chỉ huy và kiểm soát. Nhưng Mỹ lại bác bỏ ý tưởng, với lập luận thay thế vào đó bằng sự "phối hợp" nhưng là các hệ thống riêng rẽ.

Cái giá của cuộc chuyển giao
 Kế hoạch chuyển giao quyền lực tưởng như êm ả tại điện Kremlin (Nga) đã vấp phải “ổ gà” đầu tiên với sự ra đi của Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin.
Thủ tướng Putin (trái) và cựu bộ trưởng tài chính Alexei Kudrin - Ảnh: Reuters
Giải thích lý do từ chức, ông Kudrin, như RIA Novosti mới đây cho biết, nói rằng ông không hài lòng với các chính sách kinh tế của Tổng thống Medvedev. “Trong vài tháng qua, bất chấp những cảnh báo của tôi, kể cả những cảnh báo công khai, (chính phủ) vẫn đưa ra các quyết định về chính sách ngân sách chắc chắn sẽ làm gia tăng những rủi ro” - ông Kudrin khẳng định, và nêu rõ việc ông Medvedev tăng chi tiêu cho quân sự và xã hội là “vô trách nhiệm”.
Ông Putin kêu gọi các quan chức duy trì kỷ luật
Theo Interfax, Thủ tướng Putin đã chỉ định Thứ trưởng Tài chính Anton Siluanov làm bộ trưởng tài chính tạm quyền, đồng thời yêu cầu Phó thủ tướng Igor Shuvalov đảm nhận những nhiệm vụ của ông Kudrin ở vị trí phó thủ tướng. Ông Putin cũng kêu gọi các quan chức chính phủ duy trì kỷ luật và trách nhiệm trước cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 12-2011 và cuộc bầu cử tổng thống tháng 3-2012.
Báo The Moscow Times cho rằng phản ứng của ông Kudrin không đơn thuần xuất phát từ những bất đồng về chính sách. Trên thực tế, từ lâu trước khi Tổng thống Medvedev và Thủ tướng Putin tuyên bố sẽ “đổi ghế”, giới quan sát đã xác định ông Putin sẽ quay trở lại điện Kremlin vào năm 2012. Và người được kỳ vọng giữ chức thủ tướng trong chính quyền mới không phải ai khác ngoài ông Kudrin. Nhưng tại đại hội đảng Nước Nga thống nhất cuối tuần qua, ông Putin đã khẳng định ông Medvedev sẽ trở thành người đứng đầu chính phủ năm 2012.
Những bất đồng công khai trong hàng ngũ lãnh đạo Nga là cực hiếm. Do đó, khó có thể tưởng tượng cuộc “nổi loạn” của ông Kudrin lại có thể là một phần của kịch bản đã được dựng sẵn trong chiến lược chuyển giao quyền lực của Matxcơva. Không chỉ vậy, ông Kudrin còn là bạn thân kể từ thời làm việc trong chính quyền St. Petersburg từ thập niên 1990 với ông Putin.
Chính ông Kudrin là người giúp ông Putin bước vào điện Kremlin, và năm 2000 ông Putin đã chỉ định ông Kudrin làm bộ trưởng tài chính. Hơn nữa, phương Tây và các nhà đầu tư nước ngoài còn đánh giá rất cao các chính sách tài khóa, thuế và ngân sách của ông Kudrin. Do đó, rõ ràng sự ra đi của ông Kudrin, nhà quản lý kinh tế đáng tin cậy nhất của Matxcơva, là một diễn biến ngoài mong đợi của ông Putin. Một số nhà quan sát Nga đã mô tả việc ông Kudrin mất chức giống như một bàn tự đưa bóng vào lưới nhà của điện Kremlin.
Đáng chú ý hơn là cách xử lý quyết liệt của điện Kremlin cho dù ông Kudrin là một trong những đồng minh thân cận nhất của Thủ tướng Putin. Interfax cho biết chỉ chưa đầy 24 giờ sau khi ông Medvedev sa thải ông Kudrin, tên của cựu bộ trưởng tài chính này đã bị xóa khỏi lịch làm việc của chính phủ. Văn phòng của ông Kudrin cũng lập tức bị dọn dẹp, và ông cũng nhận được thông báo phải rời khỏi căn biệt thự do chính phủ cấp bên ngoài Matxcơva trong vòng 30 ngày.
Sự quyết liệt đó cho thấy ông Putin muốn ngăn chặn mọi vấp váp có thể xảy ra trong cuộc chuyển giao quyền lực giúp ông trở lại điện Kremlin với tư cách tổng thống. Và sự nghiệp của ông Kudrin là cái giá đáng phải trả. Việc ông Kudrin chỉ trích công khai ông Medvedev đã ảnh hưởng đến vị thế của tổng thống.
Nếu ông Kudrin không bị trừng phạt, rất có thể các quan chức khác trong chính phủ cũng có những động thái tương tự mà không e ngại. Uy tín của ông Medvedev bị xâm phạm sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến “cỗ xe quyền lực hai chỗ ngồi” của thủ tướng và tổng thống Nga, nhất là trong thời điểm hiện tại.
Ông Medvedev cũng đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch tranh cử của đảng Nước Nga thống nhất nhằm đảm bảo thế đa số 2/3 tại Duma quốc gia sau cuộc bầu cử ngày 4-12 tới, bởi ông là người đứng đầu danh sách các ứng viên của đảng này. Làm tổn thương ông Medvedev cũng có nghĩa là làm tổn thương ông Putin.
Việc chứng tỏ khả năng kiểm soát được tình hình luôn là cách ông Putin giành được sự tin cậy của công chúng Nga. Do đó, ông Putin hẳn phải thể hiện rõ sự cứng rắn cho dù đó là với người bạn Kudrin. Việc ngay cả một người như ông Kudrin cũng sẵn sàng bị thay thế thì sự răn đe này sẽ có tác dụng ngăn chặn bất cứ sự “nổi loạn” nào khác.
Vấn đề sắp tới là bộ đôi quyền lực Putin - Medvedev sẽ làm gì để trấn an các nhà đầu tư nước ngoài và tiến hành các cải tổ kinh tế - tài chính khi không có ông Kudrin?

Ảnh độc về cặp đôi quyền lực Putin - Medvedev

Có thể Thủ tướng và Tổng thống của Nga sẽ hoán đổi vai trò ở điện Kremlin từ năm tới. Ông Vladirmir Putin đã nhất trí chạy đua vào ghế tổng thống Nga một lần nữa. Đảng cầm quyền cũng phê chuẩn đề xuất của ông, theo đó, Tổng thống đương nhiệm Dmitry Medvedev sẽ nắm giữ vai trò hiện nay của ông Putin sau cuộc bầu cử.




Medvedev và Putin, trong trang phục kaki, vui vẻ với buổi đi câu trên Volga tại khu vực Astrakhan hồi tháng trước


Thủ tướng và Tổng thống trò chuyện trong bữa ăn trưa tại dinh tổng thống ở Gorki tháng 10/2010


Hãy nhìn lại phía sau! Medvedev và Putin trượt tuyết tại khu Krasnaya Polyana tháng 1/2010


Bộ đôi lãnh đạo năng động của Nga phát biểu trước đám đông tại Quảng trường Đỏ tháng 3/2008


Trông khá nghiêm trọng, Medvedev và Putin thảo luận về tình hình Nam Ossetia tại dinh tổng thống tháng 8/2008


Trở lại với sự thoải mái, bộ đôi xả hơi sau buổi đạp xe vòng quanh dinh tổng thống


Medvedev và Putin cùng theo dõi diễu binh tại Quảng trường Đỏ nhân Ngày Chiến thắng, tháng 5/2011


Bàn có hai người tại St Petersburg sau đại hội đảng Nước Nga thống nhất năm 2009


Medvedev và Putin chuyện trò sau khi đặt vòng hoa tưởng niệm tại nghĩa trang liệt sĩ vô danh bên ngoài Kremlin tháng 6/2011


Cuộc gặp tháng 12/2010 tại khu nghỉ dưỡng Sochi ở Biển Đen


Hai nhà lãnh đạo cùng xuất hiện tại đại hội đảng Nước Nga thống nhất ở Moscow vừa diễn ra


Medvedev và Putin đi dạo tại Zavidovo, khu vực Tver tháng 9/2011 

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Hợp tác Việt - Mỹ

Tướng Việt Nam đầu tiên phát biểu trước giới quân sự Mỹ

Trung tướng Võ Tiến Trung. Ảnh: VOV.
Trung tướng Võ Tiến Trung. Ảnh: VOV.

Trung tướng Võ Tiến Trung, giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam, có bài phát biểu hiếm hoi ở Washington hôm qua trước cử tọa gồm các quân nhân và giới chức Mỹ.

Đây là lần đầu tiên một vị tướng quân đội Việt Nam phát biểu về chính sách quốc phòng trên đất Mỹ kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975, AP cho biết.
Trước khoảng 200 sĩ quan quân đội và giới chức Mỹ ở Đại học Quốc phòng Washington, trung tướng Võ Tiến Trung nhắc tới lịch sử các cuộc chiến tranh mà Việt Nam phải trải qua suốt 4.000 năm dựng nước.
Bài phát biểu kéo dài một tiếng của vị giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam chủ yếu tập trung vào các cuộc kháng chiến chống các triều đại Trung Quốc xâm lược. Ông cũng nói chi tiết tới chiến dịch Điện Biên Phủ chấm dứt chế độ đô hộ của thực dân Pháp ở Đông Dương năm 1954, vài tháng trước khi ông sinh ra.
Trong phần phát biểu tướng Trung không nhắc tới cuộc chiến giữa hai nước trước đây vì mọi người đều đã biết rõ về nó và ông không muốn "lãng phí thời gian".
"Các vị gọi đó là chiến tranh Việt Nam, còn chúng tôi gọi là kháng chiến chống Mỹ", ông Trung nói giữa tràng cười của cử tọa. Được mời đánh giá về những mạnh và điểm yếu của quân đội Mỹ trong thời chiến, ông Trung nói rằng tốt nhất là nên "khép lại quá khứ" và tập trung cho tương lai. Ông cũng nói với các đồng nghiệp Mỹ, hàm ý đề cập hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan trong thập kỷ qua.
"Dù quân đội của các vị có mạnh mẽ tới đâu, việc phát động chiến tranh bằng cách xâm lược các nước khác là không hợp pháp. Đó là thông điệp của tôi", ông nói qua một phiên dịch viên.
Ông Trung cho cử tọa biết thông tin về lực lượng vũ trang của Việt Nam, có 450.000 quân nhân chính quy và khoảng 5 triệu quân nhân dự bị.
Ông cũng nhắc lại quan điểm Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào cũng như không cho phép lực lượng nước ngoài đóng quân tại Việt Nam.
Việt Nam và Mỹ nối lại quan hệ ngoại giao năm 1995. Quan hệ giữa hai nước tăng trưởng với tốc độ nhanh trong vòng 16 năm qua. Thương mại giữa hai quốc gia tăng từ con số 0 hồi giữa thập niên 90 tới 18 tỷ USD một năm trong năm ngoái.
Mối quan hệ quân sự giữa Việt Nam và Mỹ cũng phát triển vững chắc, thể hiện trong các chuyến ghé thăm của tàu hải quân Mỹ tới Việt Nam trong thời gian gần đây.
An ninh trên Biển Đông là một vấn đề được quan tâm cả ở Việt Nam và Mỹ. Nói chuyện với phóng viên Reuters, ông nói sự tranh chấp chủ quyền sẽ không dẫn đến xung đột, và tranh chấp sẽ được giải quyết trong hòa bình, cho dù phải mất nhiều năm.
Quan hệ quân sự Việt - Mỹ được khởi động từ hồi tháng 3/2000, khi ông William Cohen là Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Mỹ tới thăm Việt Nam kể từ cuộc chiến. Cuối năm đó có chuyến thăm đầu tiên của một của tổng thống Mỹ, Bill Clinton, tới Việt Nam.

Phỏng vấn trực tuyến tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear sẽ giao lưu với độc giả VnExpress.net, trong thời điểm Việt Nam và Mỹ đang hướng tới quan hệ đối tác chiến lược.

Khi đại sứ David Shear trình quốc thư tại Hà Nội cuối tháng trước, quan hệ song phương Việt - Mỹ đã trải qua 16 năm kể từ khi thiết lập với những bước tiến dài. Hai nước đang tạo dựng nền tảng vững chắc và khuôn khổ quan hệ rõ ràng trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị, an ninh, quốc phòng đến kinh tế và giáo dục.
Ông Shear cho biết các ưu tiên cao nhất trong nhiệm kỳ của mình là gia tăng hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ và thúc đẩy tiến trình xây dựng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Ông bình luận rằng để xây dựng được một mối quan hệ như vậy thì điều quan trọng nhất là phải xây dựng lòng tin.
Tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear. Ảnh: AFP.
Tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear. Ảnh: AFP.
Tân đại sứ Mỹ cũng khẳng định một trong những ưu tiên quan trọng nhất của ông là phát triển hợp tác kinh tế song phương và nỗ lực để tăng xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam. Tổng kim ngạch hai chiều kể từ khi hai nước ký hiệp định thương mại cách đây 10 năm đã tăng từ 1,5 tỷ lên 18,6 tỷ USD tính đến năm 2010.
Mối quan hệ quân sự Việt - Mỹ cũng "có cải thiện đáng kể", theo lời nhận xét của đại sứ Shear. Liên quan đến vấn đề Biển Đông, ông nhắc lại quan điểm ủng hộ tiến trình ngoại giao hòa bình của tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền; phản đối sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Ông nhấn mạnh Mỹ chia sẻ lợi ích cùng các nước trong việc đảm bảo tự do hàng hải và ủng hộ giải pháp đa phương đối với vấn đề Biển Đông.
Cũng theo đại sứ Shear, việc hợp tác giáo dục sẽ cho các sinh viên và học sinh hai nước cơ hội học hỏi lẫn nhau. Việt Nam hiện có 13.000 du học sinh đang theo học tại Mỹ, trong đó có nhiều sinh viên và học giả xuất sắc được đưa sang đào tạo qua các chương trình của Bộ Ngoại giao Mỹ. Hai nước cũng có các chương trình trao đổi giáo dục dành cho bậc phổ thông.
Trước đó, khi được nghị viện Mỹ phê chuẩn làm đại sứ mới tại Việt Nam thay ông Michael Michalak hồi đầu tháng 8, ông Shear đã gửi lời chào tới Việt Nam bằng tiếng Việt với chất giọng đầy truyền cảm. Khi được hỏi ông chuẩn bị như thế nào để đảm trách vai trò là đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông cho biết việc đầu tiên sẽ làm là học tiếng Việt.
Sau khi trình quốc thư tại Hà Nội, đại sứ Mỹ tiết lộ đang học tiếng Việt và đã nhận "lời thách" của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc ông có thể nói chuyện bằng tiếng Việt vào cuối nhiệm kỳ. Tân đại sứ Mỹ bày tỏ ông cùng vợ và con gái "đã bị Việt Nam quyến rũ" ngay từ lần đầu đến Việt Nam 2007 bởi sự thân thiện của người Việt Nam và thích thú các món ăn Việt.
Trước khi đến Việt Nam, ông David Shear đã trải qua 30 năm kinh nghiệm trong ngành ngoại giao và giữ chức phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. Ông từng công tác tại một số nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và Malaysia.
Ông tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế của Trường nghiên cứu quốc tế cấp cao John’s Hopkins, sau đó có thời gian theo học tại các trường đại học của Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan. Đại sứ Mỹ có thể nói tốt tiếng Nhật cùng tiếng Trung và ông có ý định sẽ học thêm tiếng Việt. 

Mỹ ưu tiên phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam

Tân đại sứ Mỹ David Shear cho biết các ưu tiên cao nhất của ông trong nhiệm kỳ là gia tăng hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy tiến trình xây dựng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear. Ảnh: AFP.
Tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear. Ảnh: AFP.
"Chúng ta có mối quan hệ vững mạnh trên nhiều lĩnh vực, quan hệ quốc phòng của chúng ta cũng rất mạnh", tân đại sứ nói và cho biết thêm rằng trong thời gian tới, một phần công việc của ông sẽ là xác định rõ hơn quan hệ đối tác chiến lược sẽ là gì và hai nước muốn gì trong mối quan hệ này, tốc độ tiến triển trong mối quan hệ đó.
"Chúng ta sẽ xem hai nước đi với nhịp độ như thế nào trong mối quan hệ này", ông Shear phát biểu trong buổi họp ra mắt tại Hà Nội hôm nay.
Ồng Shear bình luận rằng những tiến bộ đạt được trong mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam được xây dựng trên cở sở những hiểu biết về quá khứ. Ông cho rằng để xây dựng được một mối quan hệ chiến lược giữa các đối tác, thì điều quan trọng nhất là xây dựng lòng tin.
"Nền tảng cho một mối quan hệ tốt, tích cực và có hiệu quả là lòng tin", Shear nói. "Tôi sẽ làm mọi việc có thể để xây dựng lòng tin với đối tác Việt Nam".
Tháng 10/2010, khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới thăm Hà Nội, bà đã đề xuất với lãnh đạo Việt Nam về việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược và nhận được sự đồng tình. Kể từ khi thiết lập quan hệ năm 1995, sự hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ đã có những bước tiến triển dài và nhanh chóng. Đặc biệt, mối quan hệ quân sự đã "có cải thiện đáng kể trong hai năm trở lại đây", ông Shear nhận xét.
Năm ngoái khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó Robert Gates gặp người đồng nhiệm Phùng Quang Thanh của Việt Nam, hai vị bộ trưởng đã nhất trí rằng quan hệ quốc phòng được thực hiện trong các lĩnh vực như an ninh hàng hải, cứu trợ và nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn và một số trao đổi khác.
Ca ngợi sự phát triển trong quan hệ quân sự giữa hai nước, nhưng ông Shear cho biết Mỹ vẫn chưa có chính sách cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam.
"Hai nước đang ở giai đoạn đầu trong quan hệ quốc phòng", ông Shear nói khi được hỏi về chính sách cung cấp khí tài cho Việt Nam. "Chúng tôi hiện nay bán vũ khí không sát thương và phòng thủ cho Việt Nam trên cơ sở xét từng trường hợp cụ thể".
Nói về các tranh chấp hiện nay trên Biển Đông, tân đại sứ Mỹ nhắc lại quan điểm mà lãnh đạo nước này từng nhiều lần đưa ra, đó là Mỹ ủng hộ tiến trình ngoại giao hòa bình và hợp tác của tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền; phản đối sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Ông nhấn mạnh rằng Mỹ chia sẻ lợi ích quốc gia cùng với các nước khác trong việc đảm bảo tự do hàng hải, tôn trọng luật pháp quốc tế và phát triển kinh tế không bị cản trở.
"Mỹ ủng hộ tuyên bố của các bên liên quan về quy tắc ứng xử trên South China Sea (Biển Đông)", ông nói, "và khuyến khích các bên đạt được một bộ quy tắc cụ thể hơn".
Là chuyên gia về Đông Á, tân đại sứ Mỹ nhìn nhận rằng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc với Mỹ, điều căn bản nhất là làm sao xây dựng được hòa bình và quan hệ tích cực. "Không gì quan trọng hơn hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Không gì quan trọng hơn là mối quan hệ tốt giữa các nước với nhau", ông nói.
Về phát triển hợp tác kinh tế song phương, đại sứ Shear khẳng định đây là một trong những ưu tiên quan trọng nhất của ông. Kể từ khi hai nước ký hiệp định thương mại song phương cách đây 10 năm, tổng kim ngạch tăng từ 1,5 tỷ lên 18,6 tỷ USD tính đến năm 2010. Shear cho biết ông sẽ nỗ lực để tăng xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam, phù hợp với chương trình mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu của tổng thống Mỹ trong 5 năm tới.
Một minh chứng cho sự phát triển quan hệ thương mại và đầu tư là sự kiện đoàn gồm 39 công ty trong đó có nhiều công ty lớn thuộc danh sách 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới vừa đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác.
Ngoài những tiến triển ở nhiều mặt trong mối quan hệ tổng thể, đại sứ Shear cũng đề cập một số bất đồng còn tồn tại. Trong lĩnh vực nhân quyền, tân đại sứ đề cập những điều mà phía Mỹ đánh giá là tiến triển ở Việt Nam như việc chống nạn buôn người qua biên giới, và khẳng định Mỹ sẽ gia tăng đối thoại với đối tác Việt Nam như trong những năm qua.
Ông Shear tiết lộ ông đang học tiếng Việt và đã nhận "lời thách" của chủ tịch Trương Tấn Sang - "người nói tiếng Anh rất tốt", rằng sẽ có thể nói chuyện bằng tiếng Việt vào cuối nhiệm kỳ.
Nói về ấn tượng khi đến Việt Nam lần đầu năm 2007 cùng vợ và con gái, Shear chia sẻ rằng gia đình ông đã rất vui vì sự thân thiện và hiếu khách của người Việt Nam, thích thú các món ăn Việt.
"Chúng tôi đã bị Việt Nam quyến rũ", ông Shear nói.

Đại sứ Mỹ: 'Biển Đông là mối quan tâm lớn'

"Mỹ có lợi ích quốc gia đối với hòa bình, ổn định ở Biển Đông cũng như về an ninh hàng hải và tự do đi lại. Chúng tôi quan ngại về đe dọa vũ lực và Mỹ ủng hộ tiến trình ngoại giao giữa các nước có quan hệ trực tiếp", tân đại sứ Mỹ David Shear nêu quan điểm.

Dưới đây là nội dung cuộc trả lời phỏng vấn trực tuyến với độc giả VnExpress chiều 14/9 của tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B Shear.
Tổng biên tập VnExpress Thang Đức Thắng chào đón Đại sứ Mỹ David Shear tại tòa soạn. Ảnh: Hoàng Hà.
- Xin chào mừng ngài đến Việt Nam, xin hỏi ấn tượng mạnh mẽ nhất của ngài khi đến công tác tại đất nước chúng tôi? (Thu Mai, 24 tuổi, Hà Nội)
- Tôi muốn quay trở lại năm 2007 khi tôi cùng vợ con tới Việt Nam với tư cách là khách du lịch. Khi đó, chúng tôi đã ở khu phố cổ Hà Nội, đi Hạ Long - Hải Phòng, Đà Nẵng - Hội An. Chúng tôi rất ấn tượng về sự nhiệt tình, hiếu khách của người Việt Nam, về sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Lúc đầu, chúng tôi hơi sợ về giao thông nhưng sau đó đã quen.
Gia đình chúng tôi cũng rất thích ẩm thực, đặc biệt là đồ ăn Việt Nam. Do đó, chúng tôi quyết định sẽ trở lại Việt Nam một ngày gần nhất. Tôi rất vui khi trở thành đại sứ ở Việt Nam. Đây là thời kỳ rất thú vị của Việt Nam. Nếu các bạn đã xem video chào mừng tôi đến Việt Nam, chắc các bạn cũng biết sự phấn khởi của tôi khi tới nước các bạn. Cách đây ít hôm, tôi có đi máy bay tới Đà Nẵng. Có người ngồi cạnh tôi và hỏi: "Ông là đại sứ Mỹ mới tại Việt Nam. Tôi đã xem video của ông". Tôi rất vui vì điều đó.
- Chào mừng ngài tới Việt Nam. Gia đình ngài phản ứng như thế nào khi biết ngài sẽ tới Việt Nam công tác? (Hoàng Anh, 27 tuổi, Hà Nội)
- Gia đình tôi rất phấn khởi. Bản thân tôi thấy mình có vinh dự đặc biệt khi được chọn làm đại sứ và cá nhân tôi cũng cảm thấy rất vui khi làm việc tại đây. Có lẽ tôi chưa nói điều này trước công chúng bao giờ. Trong gia đình tôi có một người họ hàng gốc Việt. Họ rất vui khi biết tôi tới Việt Nam.
- Những thách thức cũ và mới mà ông sẽ gặp phải khi nhậm chức tại Việt Nam? (Tran Quoc Tuan, 25 tuổi, Q Phú Nhuận)
- Một trong những thách thức còn tồn tại là các di sản của chiến tranh. Chúng ta đều đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm khi cùng xử lý những vấn đề đó. Còn những thách thức mới đây là duy trì đà của quan hệ kinh tế trong bối cảnh có những bất ổn trên toàn cầu. Chúng tôi cần phải làm việc chặt chẽ với các đối tác của Việt Nam để đảm bảo rằng quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn vững mạnh và tự do.
Tôi cam kết xây dựng quan hệ vững mạnh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tôi cũng tin rằng các đối tác của tôi cũng như vậy.
Xin hỏi Bộ trưởng nào ở Việt Nam mà ông sẽ gặp đầu tiên trên cương vị đại sứ không kể Bộ trưởng Ngoại giao? Ông có ấn tượng gì về người đầu tiên ông gặp? (Thanh Lâm, 31 tuổi, Đà Nẵng)
- Người đầu tiên tôi gặp gỡ ở phía Việt Nam là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày 29/8 khi tôi trình quốc thư. Tôi đã gặp thủ tướng và tổng bí thư vào buổi tiệc nhân ngày quốc khánh mùng 2/9. Tôi cũng sẽ có cuộc gặp xã giao với quan chức ở Hà Nội vào thời điểm thuận lợi với họ.
Tôi đã gặp ông Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, khi đó ông là Thứ trưởng khi ông đi thăm Mỹ vào mùa xuân năm nay. Tôi cũng mong gặp lại ông ấy trên tư cách là đại sứ Hoa Kỳ. Tôi rất ấn tượng với các quan chức Việt Nam về năng lực và nhiệt huyết của họ trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước. Thường họ nói tiếng Anh tốt hơn là tôi nói tiếng Việt nên tôi còn phải học hỏi nhiều.
Đại sứ Mỹ David B. Shear (giữa) trong buổi phỏng vấn trực tuyến với độc giả VnExpress. Ảnh: Hoàng Hà.

Quan hệ đối tác chiến lược

- Theo như ngài nói, điều quan trọng nhất là phải xây dựng lòng tin giữa Mỹ và Việt Nam. Vậy hiện nay, lòng tin đã có hay chưa và nếu có thì ngài đánh giá khoảng bao nhiêu %? (Hoàng Chí Thành, 33 tuổi, Đồng Nai)
- Tôi không biết bao nhiêu %. Tuy nhiên, tôi có thể nói quan hệ giữa hai nước đã có bước phát triển lớn. Lòng tin đó đang được xây dựng trên những mối quan tâm, lợi ích chung. Khi chúng ta có những mối quan tâm chung mạnh mẽ thì lòng tin cũng bắt đầu được xây dựng.
Nền tảng tốt nhất là trên cơ sở những mối quan tâm, lợi ích chung. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ tăng cường lòng tin và việc tìm hiểu những mối quan tâm chung, từ đó tôi hy vọng chúng ta có thể xây dựng lòng tin và cùng theo đuổi những lợi ích chung.
- Quan hệ Việt - Mỹ đang tiến triển khá tốt đẹp, xin ngài cho biết cản trở lớn nhất cho việc hai bên trở thành đối tác chiến lược của nhau hiện nay là gì, liệu có phải là quá khứ hay khác biệt chính trị không? (Lương Hùng, 24 tuổi, TP HCM)
- Tôi nghĩ những thách thức và cản trở với quan hệ hai nước ít liên quan tới quá khứ hay chính trị, mà đó là vấn đề chúng ta giải quyết hằng ngày như tăng xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam. Nó ít mang tính khái niệm và mang tính thực tiễn nhiều hơn. Đây là lúc các nhà ngoại giao thể hiện vai trò của mình. Các bạn có một đại sứ quán tốt ở Hoa Kỳ. Chúng tôi và đội ngũ nhân viên ngoại giao của chúng tôi ở Việt Nam rất nhiệt tình. Một phần trong nhiệm vụ của chúng tôi là khắc phục khó khăn đó để cải thiện quan hệ hai nước.
- Người Việt Nam chơi với bạn bè bao giờ cũng tin tưởng tuyệt đối và chân thành hết mức, coi nhau như anh em. Ông có nghĩ quan hệ Việt - Mỹ sẽ đạt được tầm vóc ấy không? (Nguyễn Thế Hùng, 56 tuổi, Số 10, Đào Tấn, Hà nội)
- Nếu như đối tác Việt Nam nghĩ về đất nước tôi và tôi với mức độ tin cậy như vậy thì chúng ta sẽ có khởi đầu rất tốt. Ngoại giao tốt là dựa trên lòng tin. Sự hợp tác trong ngoại giao dựa trên cơ sở trao đổi thông tin một cách chân thành. Tôi mong là sẽ làm việc với đối tác Việt Nam trên cơ sở như vậy.
- Xin chào đại sứ. Việt Nam thực sự muốn là bạn của Mỹ, người Việt không còn cố chấp khi nghĩ lại đau thương trong chiến tranh. Xin hỏi ngài vấn đề mà Mỹ có vướng mắc trong vấn đề nhân quyền chiếm bao nhiêu phần trăm trong quan hệ với Việt Nam (Vũ Hải, 40 tuổi, 351 Lê Thánh Tông, TP Thanh Hóa)
- Nhân quyền là vấn đề cơ bản trong cách người Mỹ nghĩ về thế giới. Vì vậy không có đại sứ Mỹ nào ở bất cứ nơi nào trên thế giới bỏ qua vấn đề nhân quyền. Đôi khi chúng tôi có bất đồng với đối tác của chúng tôi về vấn đề nhân quyền, song chúng tôi hy vọng sẽ củng cố đối thoại về vấn đề này.
Cùng với việc quan hệ kinh tế và đối tác của chúng ta phát triển, chúng ta sẽ có khả năng nói một cách thoải mái hơn về vấn đề này song song với sự phát triển trong các lĩnh vực khác.
- Trong thời gian gần đây, quan hệ thương mại giữa hai nước liên tục phát triển. Xin hỏi trong thời gian tới những mặt hàng nào Hoa Kỳ có nhu cầu cao mà Việt Nam có thể cung cấp? Hoa Kỳ có dành ưu đãi gì cho Việt Nam trong thời gian tới không? Xin cảm ơn. (Nguyễn Phương Trang, 39 tuổi, Hà Nội)
- Quan hệ kinh tế giữa hai nước chúng ta dựa trên cơ sở hiệp định thương mại song phương được ký năm 2001. Khi chúng ta đạt thỏa thuận về hiệp định đó, con số kim ngạch thương mại hai chiều chỉ là 1,5 tỷ USD. Chỉ trong vòng 10 năm kể từ khi ký hiệp định, kim ngạch đã tăng lên 18,6 tỷ USD. Có sự mất cân đối trong cán cân thương mại có lợi cho Việt Nam.
Cả hai bên đều hưởng lợi từ quan hệ thương mại này. Tôi hy vọng chúng ta có thể mở rộng hơn nữa mối quan hệ này trong thời gian tôi làm đại sứ. Tôi tin rằng có nhiều hàng hóa của Việt Nam có tính cạnh tranh cao và có thể xuất khẩu. Tôi thấy một điều thú vị là trị giá hàng nông sản mà hai bên xuất sang nhau đều đạt hàng tỷ USD. Mối quan hệ này sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho cả người Việt và người Mỹ.
Chúng ta đang đàm phán hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương. Chúng tôi rất vui vì Việt Nam tham gia vào cuộc đàm phán này. Cũng như mọi cuộc đàm phán thương mại, đây là cuộc đàm phán khó khăn. Nhưng nếu chúng ta thành công, lợi ích sẽ rất to lớn, giống như tự do hóa thương mại hai chiều, tự do hóa đầu tư. Khi tôi làm đại sứ ở đây, tôi sẽ làm việc tích cực cho hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.
- Thưa ngài đại sứ, liệu Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể thực hiện chuyến thăm đến Việt Nam trong nhiệm kỳ của ngài hay không? (Chau Van Mot, 27 tuổi, Ha Noi)
- Tôi rất vui nếu Tổng thống Barack Obama có thể thăm Việt Nam. Một cuộc trao đổi cấp cao như vậy sẽ rất hữu ích. Tôi cũng hy vọng một chuyến thăm tương tự như vậy của Việt Nam tới Mỹ.

Hợp tác quân sự và vấn đề Biển Đông

- Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã phát triển tốt đẹp trong 16 năm qua. Vậy ngài Đại sứ có cho rằng hai nước sẽ có kế hoạch tập trận chung như Mỹ đã làm với nhiều nước châu Á? (Lynnfield, 31 tuổi, California)
- Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates sang thăm Việt Nam vào cuối năm ngoái, ông có thoả thuận với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam rằng hai bên sẽ làm việc với nhau trong một số lĩnh vực quốc phòng.
Quân đội hai nước đã đồng ý sẽ làm việc chặt chẽ hơn với nhau về lĩnh vực cứu trợ thiên tai và nhân đạo, cứu nạn và giữ gìn an ninh hàng hải. Chúng ta cũng đã có những cuộc thăm viếng của các tàu hải quân rất thành công gần đây. Chúng ta cũng có những cuộc thăm viếng giữa các quan chức quốc phòng rất tốt đẹp.
Chúng ta sẽ sử dụng những nền tảng tốt như vậy để củng cố quan hệ quốc phòng. Sau đó, chúng ta sẽ đánh giá những bước đi tiếp theo.
- Không ai muốn chiến tranh xảy ra, nhưng trong bối cảnh Biển Đông diễn biến căng thẳng, theo ông Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu xung đột xảy ra? (Thành Quang, 32 tuổi, Hà Nội)
- Tôi nghĩ rằng khả năng xảy ra xung đột trực tiếp mang tính giả định rất nhiều. Không bên nào đưa ra những tuyên bố chủ quyền muốn có xung đột. Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ đều không mong muốn chiến tranh. Mỹ ủng hộ ngoại giao hợp tác qua đó các bên có thể giải quyết được vấn đề.
Chúng tôi rất quan ngại về những lời đe dọa sử dụng vũ lực. Chúng tôi theo dõi tình hình một cách chặt chẽ và mong muốn những vấn đề này được giải quyết trong phạm vi vấn đề ngoại giao. Chúng tôi sẽ làm việc trong các diễn đàn như ASEAN để những vấn đề này được giải quyết một cách hòa bình, hợp tác.
- Theo ông, khả năng vấn đề Biển Đông được đưa ra bàn tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á mà Mỹ lần đầu tham gia vào tháng 11 này như thế nào? (Huỳnh Văn Phước, 48 tuổi, Đồng Nai)
- Chúng tôi luôn mong có những cơ hội để thảo luận những vấn đề quan trọng như Biển Đông tại những diễn đàn quốc tế. Vấn đề Biển Đông sẽ được bàn thảo cụ thể như thế nào trong khuôn khổ Thượng đỉnh Đông Á là vấn đề mà các nhà ngoại giao chúng tôi sẽ thảo luận từ nay cho đến tháng 11. Tôi không thể nói vấn đề này được bàn thế nào trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, nhưng tôi có thể nói đây là vấn đề quan trọng đối với chúng tôi.
Đây là mối quan tâm lớn của chúng tôi trong hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
-- Cảm nhận về quan chức Việt Nam, ngài vừa nói: "Thường họ nói tiếng Anh tốt hơn là tôi nói tiếng Việt... ", ngài thật hài hước và vui tính. Xin hỏi, ngài nghĩ thế nào về những phát ngôn và hành động của Trung Quốc xung quanh những va chạm với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông thời gian gần đây. (Trần Văn Quang, 29 tuổi, Da Nang)
- Như tôi đã nói ở trước, chúng tôi theo dõi với mối quan ngại về đe dọa vũ lực. Chúng tôi ủng hộ tiến trình ngoại giao có tính hợp tác giữa các nước có quan hệ trực tiếp. Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia lớn đối với hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông cũng như về an ninh hàng hải và tự do đi lại. Chúng tôi cũng ủng hộ nỗ lực các bên có chủ quyền để đạt được bản quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
- Theo tôi hiện châu Á chưa có một nước nào đủ khả năng dẫn dắt toàn khu vực về liên kết kinh tế, xã hội, vậy theo ông Mỹ sẽ giữ vai trò thế nào về lĩnh vực này ở khu vực châu Á? (Nguyễn Thanh, 43 tuổi, Hải Phòng)
- Hoa Kỳ muốn có hòa bình, ổn định trong khu vực để tất cả các nước Đông Nam Á có sự thịnh vượng, hòa bình với mức độ linh hoạt tối đa. Chúng tôi thấy các điều kiện hiện nay trong khu vực mang lại cơ hội kinh tế rất lớn, cơ hội hội nhập hơn nữa, đặc biệt trong khu vực ASEAN.
Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ tiến trình đó và chúng tôi có lợi ích kinh tế, an ninh trong khu vực và chúng tôi muốn duy trì lợi ích, ảnh hưởng của chúng tôi trong khu vực. Tôi cho rằng Hoa Kỳ đóng góp rất lớn về kinh tế, chính trị, quân sự ở khu vực Đông Á và điều này đóng góp cho sự thịnh vượng ở khu vực. Chúng tôi mong muốn điều này sẽ tiếp tục.

Hợp tác giáo dục, du lịch

- Chúng tôi cảm thấy bất tiện khi mỗi năm lại phải gia hạn visa của mình khi học tại Mỹ. Xin hỏi tại sao các sinh viên Việt Nam học tại Mỹ chỉ được visa F1 có thời hạn một năm, trong khi sinh viên các nước khác lại được visa F1 có giá trị 5 năm? Ngài có giải pháp gì cho vấn đề này không? (Nguyen Duy, 27 tuổi, Hà Nội)
- Chúng tôi cũng muốn gia hạn thời hạn visa F1 nhưng cách mà chúng tôi quyết định thời hạn visa được dựa trên cơ sở có qua có lại. Chúng tôi đã đề xuất với phía Việt Nam về việc cả hai nước cùng kéo dài thời hạn visa cho sinh viên trên cơ sở có qua có lại. Chúng tôi cho rằng nới rộng thời hạn visa cho sinh viên sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc đi lại của họ. Chúng tôi tôi đang thảo luận về vấn đề này. Thỏa thuận phải đạt được trên cơ sở có qua có lại.
- Hi Mr. David Shear, Firstly, I would like to thank you for spending your precious time to answer our questions. Secondly, my question is: I know that the US is now facing with some certain difficulties. So will these adversely impact on your committed effort in providing educational assistance for Vietnamese students? (Nguyễn Thái Thanh, 28 tuổi, 12 Nguyen Thi Dinh, Trung Hoa, Cau Giay)
(Thưa ngài, tôi xin cảm ơn ngài đã dành thời gian quý báu để trả lời câu hỏi của chúng tôi. Tôi được biết nước Mỹ hiện nay cũng có các khó khăn. Liệu những điều này có ảnh hưởng đến cam kết trợ giúp giáo dục cho sinh viên Việt Nam hay không?)
- Về tình hình hiện nay của nước Mỹ thì nước Mỹ có nền kinh tế và xã hội kiên cường. Chúng tôi đã từng trải qua những khó khăn và sau đó đều phục hồi được. Chúng tôi rất nồng nhiệt chào đón các sinh viên Việt Nam theo học ở Mỹ. Chúng tôi cho rằng sự hiện diện của sinh viên Việt Nam ở Mỹ làm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước chúng ta.
Chúng tôi cho rằng có rất nhiều cơ hội lớn cho sinh viên Việt Nam tìm học bổng và các hỗ trợ khác khi theo học ở Mỹ. Các bạn có thể bắt đầu tìm kiếm các cơ hội đó bằng việc tới thăm trung tâm Hoa Kỳ và Trung tâm tư vấn giáo dục Hoa Kỳ (Education USA) của chúng tôi tại Đại sứ quán Mỹ. Chúng tôi có rất nhiều thông tin về đại học cao đẳng và học bổng ở đây. Chúng tôi hoan nghênh và chào đón bất cứ ai có tiềm năng đi thăm Mỹ.
Chúng tôi cũng có hai trang web rất tốt của Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM. Hai trang web đó có nhiều thông tin rất bổ ích.
- Tôi đang thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về ADN, với chuyên đề xác nhận danh tính cho các liệt sỹ trong chiến tranh. Tôi rất muốn được tiếp cận với kỹ thuật này của khoa học Mỹ. Ông có thể giúp tôi điều kiện để thực hiện ý định này không?(Vũ Anh Tuấn, 33 tuổi, Hà Nội)
- Giữa hai nước có sự hợp tác tích cực để tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh và trên cơ sở hợp tác này chúng ta xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp như hiện nay. Đó là lý do tôi thăm Đà Nẵng, dự một lễ trao trả hài cốt của quân nhân Mỹ mất tích, tới một điểm khắc phục hậu quả chất da cam ở Đà Nẵng, thăm một bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng ở Đà Nẵng. Chúng tôi cũng giúp đỡ Việt Nam tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh.
Vào vào tháng 11/2010, chúng tôi đạt thỏa thuận với Việt Nam về việc cung cấp một triệu USD và kỹ thuật để trợ giúp Việt Nam tìm kiếm người mất tích. Vì vậy chúng tôi hoan nghênh mối quan tâm của anh trong lĩnh vực này. Chúng tôi hy vọng sự hợp tác trong tương lai và cám ơn sự quan tâm của bạn.
- Tôi muốn hỏi sắp tới ông sẽ có chính sách nào dành cho người Việt Nam có nhu cầu du lịch Mỹ hay không? Hiện tại tôi vừa mới bị từ chối cấp thị thực vào Mỹ với mục đích tham quan du lịch. Tôi có việc làm và thu nhập ổn định, đã tốt nghiệp đi làm 4 năm Nhưng dường như chưa đủ, ngài có thể cho tôi một lời khuyên hay không? (Dang Khoa, 37 tuổi, Hà Nội)
- Chúng tôi muốn có càng nhiều người Việt sang Mỹ du lịch, với tư cách doanh nhân, du học càng tốt. Lãnh sự của chúng tôi tại Hà Nội và TP HCM cũng làm việc tích cực để trả lời băn khoăn về visa. Nếu bạn bị từ chối một lần không có nghĩa bạn không bao giờ được vào nước Mỹ nữa. Nếu bạn có thể chứng minh củng cố cho trường hợp của mình thì tôi hoan nghênh bạn nộp đơn lần nữa.

Cuộc sống cá nhân của Đại sứ

- Tôi được biết là ngài có thể nói được nhiều ngoại ngữ khó như tiếng Trung, tiếng Nhật và giờ lại có ý định học thêm tiếng Việt. Vậy ngài có thể chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ được không, xin cảm ơn ngài! (Nguyễn Thị Liên, 33 tuổi, Hà Nội)
- Điều tôi yêu thích nhất là học ngôn ngữ của những dân tộc khác và ngồi xuống cùng những người dân của những nước khác để lắng nghe những gì họ suy nghĩ và về quan hệ với nước Mỹ và đó cũng là nguyên nhân khiến tôi trở thành một nhà ngoại giao. Vì vậy tôi cũng mong sẽ ngồi cùng các đồng nghiệp Việt Nam để lắng nghe họ và giúp quan hệ Mỹ - Việt Nam mạnh mẽ hơn. Và để mà học giỏi tiếng Việt còn là quãng đường dài với tôi.
Như tôi có nói thì ngài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thách thức tôi phải họp được với ông ấy bằng tiếng Việt khi tôi kết thúc nhiệm kỳ. Đó là một bài tập về nhà rất khó nhưng tôi chấp nhận lời thách thức đó.
- Tôi được biết ông có tập môn kiếm đạo của Nhật Bản, vậy xin hỏi vì sao ông lại tập võ và ông có vệ sĩ riêng không? (Hoàng Nam, 36 tuổi, Berlin, Đức)
- Tôi không có vệ sĩ. Tôi tập kiếm đạo 3 năm và tập 5 buổi sáng mỗi tuần cùng vợ trước khi tôi đi làm. Nếu có ai đó có thể là vệ sĩ thì đó là vợ của tôi.
- Xin hỏi ông một câu hỏi riêng tư là hết giờ làm việc ông thường làm gì? (Lê Phan, 33 tuổi, TP HCM)
- Do mới đến nhiệm sở nên tôi rất bận. Tôi thường phải làm việc từ sáng tới đêm khuya, lắng nghe nhân viên để tìm hiểu tình hình. Vì vậy tôi thường về nhà rất muộn và lên giường ngủ.
Nhưng tôi luôn luôn cảm thấy hài lòng về những việc tôi làm. Và tôi cũng mong sẽ còn có cơ hội tiếp tục trao đổi ý kiến với các bạn Việt Nam thông qua cách thức này hoặc những cách khác. Đó cũng là điều khiến cho công việc của một nhà ngoại giao trở nên vui vẻ, thú vị và xứng đáng.

Việt - Mỹ hướng tới quan hệ đối tác chiến lược

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm hôm qua đã có cuộc tiếp xúc với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton bên lề các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các Đối tác.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton đã chia sẻ đánh giá về những tiến triển mới trong quan hệ hai nước; bày tỏ hài lòng về những bước phát triển tích cực trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, an ninh, khoa học - kỹ thuật, giáo dục, nhân đạo…

Hai bộ trưởng nhất trí hai nước tiếp tục phấn đấu thúc đẩy, nâng quan hệ song phương lên mức cao hơn, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược.

Ông Phạm Gia Khiêm và bà Hillary Clinton cũng thảo luận về hợp tác trên các diễn đàn đa phương và khu vực, trong đó có chống phổ biến vũ khí hủy diệt, an ninh nguồn nước sông Mekong và an ninh hàng hải.

Bộ trưởng Phạm Gia Khiêm hoan nghênh Mỹ đóng vai trò tích cực tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và đánh giá cao sự hợp tác trong khuôn khổ Sáng kiến Tiểu vùng sông Mekong (LMI), đồng thời khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với việc tăng cường quan hệ Mỹ và ASEAN, sớm hình thành quan hệ đối tác chiến lược.

Bộ trưởng Hillary Clinton khẳng định chính phủ Mỹ coi trọng và sẽ tiếp tục các nỗ lực tăng cường quan hệ thực chất với ASEAN, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.