1. Thứ 4,6 tuần này được nghỉ học môn NVNHTM. Thầy dặn làm tất cả BT về nhà.
2. Thứ 2 tuần sau ktra NVNHTM tất cả nd đã học.
3. Các nhóm trưởng nhanh chóng thu tiền Quỹ lớp, và nộp cho thủ quỹ HPM.Trinh..
4. Các bạn nào chưa đóng tiền học phí, nhanh đóng nộp ngay, nếu không sẽ không công nhận kết quả thi hết học phần .
5. Bạn nào có FB thì liên kết FB với LT, nếu có nhiều người thì sau này mọi thông báo sẽ đăng qua FB.
Nhãn
- CHÂN DUNG NHÂN VẬT (13)
- CHỦ QUYỀN ĐẤT NƯỚC (37)
- ENGLISH LANGUAGE (10)
- GÓC CHIA SẺ (3)
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ - TIN HỌC (20)
- KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (19)
- MUÔN MÀU CUỘC SỐNG (45)
- NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN (5)
- NƠI XẢ XÌ CHÉT (33)
- SỰ KIỆN QUỐC NGOẠI (26)
- SỰ KIỆN QUỐC NỘI (41)
- SỰ KIỆN THỂ THAO (13)
- TÀI LIỆU HỌC TẬP (4)
- THÔNG BÁO TỪ LỚP TRƯỞNG (41)
- THƯƠNG TRƯỜNG KỲ ẢO (6)
- TRẮNG ĐEN CUỘC ĐỜI (14)
- TÚC CẦU GIÁO (5)
Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011
FINAL DESTINATION in VN
Gần đây liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn kinh hòang, không thể tưởng tượng nổi. Sự thật khủng khiếp còn hơn cả những bộ phim của Hollywood. Những ai đã từng xem các tập phim FINAL DESTINATION, chắc hẳn nghĩ rằng những cảnh tưởng chỉ có trên phim của Mỹ, thật ra lại kém xa những gì được gọi là kinh khủng nhất đã xảy ra ở đời thực, hơn nữa nó lại xảy ra ngay tại Việt Nam. Ôi mạng người thật quá mỏng manh!....
Cô gái trẻ van xin chặt đôi chân mình đang bị kẹt để lôi cô ra ngoài nhưng không ai làm được, đành bất lực nhìn ngọn lửa nuốt trọn thi thể nạn nhân. Cùng lúc, một bé gái được mẹ đẩy thoát ra ngoài khóc gào xin mọi người cứu mẹ...
Tình người giữa đêm khuya
Bên cạnh xác những chiếc xe chỉ còn lại là đống đổ nát, những người dân quê thôn 3 xã Hồng Sơn (H. Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận), trên gương mặt vẫn còn nét thảng thốt đã thuật lại câu chuyện như vừa trải qua một cơn ác mộng.
“Thời điểm xảy ra tai nạn, mọi người đang trong giấc ngủ. Chúng tôi bị đánh thức sau một tiếng nổ lớn và khi nhìn ra đường thấy lửa đỏ rực cả một góc trời. Chúng tôi không ai bảo ai, vùng dậy chạy đến thì trước mắt, nhiều người bị thương nằm la liệt bên vệ đường.
Hai chiếc xe, một chiếc đầu kéo và một chiếc xe khách loại 50 chỗ đang hừng hực lửa. Nhiều tiếng kêu thảm thiết vọng ra từ trong đống lửa. Chiếc xe khách bị lật úp đã nhốt hàng chục hành khách không thể thoát ra. Lửa vẫn đỏ rực”.
Người thuật lại câu chuyện là ông Trần Văn Trung, phó công an xã Hồng Sơn đã rùng mình khi nghĩ lại những tiếng kêu cứu vọng ra từ đống lửa hung hãn. Ông cho biết, có lẽ những tiếng kêu đó sẽ ám ảnh ông và bà con nơi đây mỗi khi nói đến tai nạn giao thông.
Chiếc xe cháy nhanh quá. Tiếng nổ vừa phát ra khoảng 3 phút thì lửa bốc lên. Nhiều thanh niên và người dân đã có mặt cố gắng dùng nhiều phương tiện sẵn có đập vỡ các cửa kính, phá các thanh chắn cố kéo thêm được người nào hay người nấy. Bên ngoài, một số nạn nhân đã thoát ra được nhiều người bất tỉnh.
Không ai bảo ai, mọi người ra giữa đường chặn các xe đang lưu thông trên đường yêu cầu họ chuyển số nạn nhân đến bệnh viện. Rất may không một xe nào từ chối khi nhận được tín hiệu của bà con từ xa. Có lẽ cũng nhờ đó mà tỉ lệ tử vong được giảm đi rất nhiều.
Trong lúc đang lay hoay tiếp cứu, mọi người không ai để ý, một học sinh cấp 3 đã phát hiện người đàn ông bị văng vào gốc cây cách mép đường khoảng 10m nằm sóng soài bất tỉnh...
Cuộc tiếp cứu của bà con thôn 3 hoàn toàn tự nguyện. Họ đã cố gắng bằng khả năng của mình để mong sao cứu sống được nhiều người. Thế nhưng, trong lúc lửa đang cháy, mùi khét xông lên tâm trạng bà con hết sức đau xót. Nhiều người chết cháy.
Rồi xe chữa cháy đến. Giữa đồng trống việc dập lửa không mấy khó khăn. Trong đống tro tàn đó, 10 thi thể được tìm thấy. Hầu hết đều bị cháy đen. Những giọt mưa bắt đầu rơi và tiếp theo sau một cơn mưa tầm tã kéo dài hàng giờ đổ xuống. Giá mà mưa xuống sớ, hơn có lẽ đã lửa không thể bùng lên được...
Bố em chết thảm quá...
Do có quá nhiều nạn nhân, nên khi tiếp xúc chúng tôi được mỗi người thuật lại theo từng trường hợp riêng của mình. Nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, chị Nguyễn Thị Hòa (20 tuổi quê Nghệ An) chỉ nhếch được mép trả lời những câu đứt quãng: “Tôi đang ngủ thì xe lật. Chỉ kịp biết tai nạn xảy ra rồi lịm luôn. Khi tỉnh dậy thấy mình đang nằm trên cỏ. Chưa kịp định thần lại ngất tiếp đến khi mở mắt ra đã nằm trong bệnh viện”.
Anh Nguyển Văn Khải (50 tuổi, quê Vũng Tàu) thuật lại: Tôi không sao quên đươc nét mặt tuyệt vọng của một người đàn ông bê bết máu ôm trong lòng một đứa bé bất tỉnh, kêu cứu.
Đứa bé mềm như bún. Ông vẫn cố ôm chặt vào lòng. Một thanh niên xông vào gỡ lấy bé trong tay ông.
Một vài người khác chạy đến dìu ông ra ngoài. Tôi và một vài người nữa cố chui qua cửa kình đã bị đập vỡ để thoát ra nhưng bên trong vẫn còn nhiều người không thể thoát được vì họ bị hành lý và các thanh sắt trên xe bung ra nêm cứng.
Tôi nhìn thấy họ nhưng lực bất tòng tâm. Ánh mắt họ như van nài nhưng tôi cũng không khá hơn. Tôi cố lết ra được thì lửa bùng lên. Có lẽ họ chết cháy mất thôi...
22g đêm ngày 7/11. Từ ngoài cổng Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận, hai phụ nữ tất tả chạy nhanh vào nhà xác. Nhìn thấy người thanh niên đầu quấn mảnh khăn tang cả ba nhào tới ôm chầm lấy nhau. “Bố mất thảm quá hai chị ơi...”.
Họ là những người con của ông Nguyễn Xuân Mưu (60 tuổi, quê Thanh Hóa), một trong những nạn nhân bị chết cháy trong tai nạn.
Vốn là thương binh, ông mưu sinh bằng công việc ruộng nương hàng ngày. Con cái đông, nhưng đều rời bỏ làng quê vào nam lập nghiệp.
Ông bà ở nhà trông cháu nhưng khi cháu đã lớn, chính ông đưa cháu vào với con. Anh Nguyễn Xuân Toàn (28 tuổi), con ông, hiện đang là công nhân tại khu công nghiệp Tam Phước (Đồng Nai) nói trong thảng thốt: “Bố em lặn lội từ quê đem cháu nội vào cho vợ chồng em. Ở chơi với con cháu vài hôm bố đòi về vì công việc đồng áng không ai trông coi. Sáng nay hay tin em bắt xe vội ra đến đây nhìm mặt bố lần cuối. Bố em chết thảm quá”.
Sau khi làm các thủ tục, thi thể ông Mưu được khâm liệm tại nhà xác và quàn tại đây chờ hai chị đến rồi cùng đưa về quê.
23h, chiếc xe tang chuyển bánh. Bên tai chúng tôi vẫn còn văng vẳng câu nói của Toàn: "Bố em chết thảm quá...".
Lái xe container đâm cháy ôtô khách chỉ là phụ xế
Công an Bình Thuận cho biết, Trần Thanh Thiên - người cầm lái chiếc container đâm xe khách làm 10 người chết chỉ là phụ xế, chưa có bằng lái chuyên môn. Tài xế chính thời điểm xảy ra tai nạn đang ngủ.
Nổ khí gas ở Hà Nội, 2 cháu bé chết thảm
Chiều nay tại Bệnh viện Xanh Pôn, vợ chồng anh Trần Nhật Minh, chủ nhà bị nổ gas ở phường Bách Khoa (Hà Nội), đã tỉnh và liên tục hỏi tin hai con. Người vợ là Nguyễn Thị Thu Ngân hoảng loạn, sang chấn tinh thần nặng. Cả hai chưa biết đã mất các con.
Lực lượng chức năng đã phải mất 6 giờ cho việc tìm kiếm thi thể 2 cháu nhỏ bị vùi lấp sau vụ nổ bình gas, làm sập ngôi nhà 3 tầng ở tổ 51 phường Bách Khoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) sáng 3/11.
Vụ nổ khí gas xảy ra sáng sớm nay tại một gia đình ở Hà Nội khiến hai bé tử vong, còn bố mẹ các em bỏng nặng, khiến không ít người đau xót và cũng đầy hoang hoang về việc sử dụng bình gas an toàn trong gia đình.
Kể lại với mẹ, anh Minh cho biết xuống dưới tầng một, ngửi thấy mùi gas, vợ anh đã bật công tắc điện. Liền sau đó ngọn lửa bùng lên kèm theo tiếng nổ lớn, anh Minh bị quật vào tường, còn chị Ngân nằm sõng soài dưới đất.
"Những trang vở còn dang dở, các bạn sẽ thay hai em viết tiếp", tiếng cô giáo nghèn nghẹn, nhóm học sinh nâng vòng hoa trắng, nước mắt chảy dài. Đoạn đường Phủ Doãn (Hà Nội) chật kín người tiễn đưa 2 em Ngọc Tâm, Duy Anh.
Gần 2 tuần điều tra, Công an TP HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Trần Anh Huy (42 tuổi, bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1) vì gây ra tai nạn nghiêm trọng làm chết 2 người, gây trọng thương 15 nạn nhân khác.
Ngoài những nguyên nhân nguy hiểm như uống rượu-bia hay cố tình bỏ chạy, đôi khi chỉ vì không quen xe, lần đầu lái số tự động, bực dọc với người khác mà tài xế có thể gây ra tai nạn liên hoàn.
1. Khi mới lái việc nhầm chân phanh và chân ga trong những tình huống bất ngờ là khá phổ biến.
2. Với xe số tự động khi nhầm chân phanh và chân ga ở chỗ đông thì coi như toi xe vì của bạn thành xe điên ngay lập tức (khi đạp mạnh ga, xe số tự động tăng tốc rất nhanh).
3. Với xe số sàn, trong tình huống bất ngờ phản xạ bao giờ cũng đến cả 2 chân, chân phải đạp phanh, chân trái cắt côn (vì sợ chết máy), nên trường hợp chân phải đạp nhầm ga thì chân trái cũng đã cắt côn rồi. Chính tôi cũng đã gặp tình huống này một lần giữa ngã tư, xe rú lên nhưng may không vọt như xe điên vì chỗ đông người xe đi chậm, chân trái theo phản xạ đã cắt côn khi đạp mạnh phanh (đạp nhầm vào ga).
4. Khi đi đường đông, xe số sàn bắt buộc phải đi bằng côn (khi đi chậm thì đi côn số 1, đi nhanh hơn thì đi côn số 2) chân trái đặt lên côn, chân phải lên phanh, hơi mỏi nhưng ít bị đạp nhầm ga hơn.
5. Thực tế các vụ xe điên cho thấy thường là do nhầm ga, phanh chỗ đông người và chủ yếu xảy ra khi điều khiển số tự động.
Xe container tông ôtô khách, 10 người chết cháy
Rạng sáng 7/11, xe container chạy trên quốc lộ 1A, đoạn qua xã Hồng Sơn (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) đã tông thẳng vào ôtô khách khiến xe bị bốc cháy làm 10 người chết và 21 người bị thương.
Đại tá Nguyễn Tiến Dũng, Phó Phòng cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, vào 2h15 sáng, xe container chạy hướng Bắc - Nam với tốc độ cao, tới địa phận xã Hồng Sơn, thì bất ngờ lấn tuyến tông vào xe khách chất lượng cao của hãng Hoàng Long đi ngược chiều.
Sau va chạm, xe container bị mất lái tiếp tục đâm vào xe khách biển Thái Bình loại 54 chỗ. Cú đấu đầu khiến xe khách bị bốc cháy dữ dội. 8 người chết tại chỗ và 23 người bị thương.
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Ngọc Văn. |
Ngay sau đó người dân hô hào dập lửa đồng thời đưa những người bị thương đi cấp cứu. Trong số 23 người bị thương được đưa đến bệnh viện có 2 nạn nhân thiệt mạng nâng tổng số người thiệt mạng lên 10 gồm cả tài xế ôtô khách Thái Bình tên Vũ Mạnh Hùng và tài xế xe container (chưa xác định danh tính).
Tại hiện trường, xe khách Thái Bình bị thiêu rụi chỉ còn trơ lõi kim loại cháy đen, xe của Hoàng Long bị cháy một phần.
Theo đại tá Dũng, hầu hết các nạn nhân là người lớn. Nguyên nhân ban đầu có thể tài xế container ngủ gật, không làm chủ tay lái.
Xe khách chỉ còn trơ khung sắt. Ảnh: Ngọc Văn. |
UBND tỉnh Bình Thuận đã có mặt hỗ trợ bước đầu cho gia đình người chết là 5 triệu đồng; người bị thương 2-3 triệu đồng. Có 7 người chỉ bị thương nhẹ đang ở hiện trường cũng được hỗ trợ một triệu đồng mỗi người.
Đến 9h30 sáng nay, hiện trường vụ tai nạn giao thông cơ bản đã được giải quyết. Đường đã thông sau khoảng 4 giờ ách tắc.
Những tiếng kêu cứu trong chiếc xe bị cháy
Cô gái trẻ van xin chặt đôi chân mình đang bị kẹt để lôi cô ra ngoài nhưng không ai làm được, đành bất lực nhìn ngọn lửa nuốt trọn thi thể nạn nhân. Cùng lúc, một bé gái được mẹ đẩy thoát ra ngoài khóc gào xin mọi người cứu mẹ...
Cú va chạm giữa xe container và 2 xe khách trên quốc lộ 1A, đoạn qua xã Hồng Sơn (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) lúc 2h15 sáng nay gây ra tiếng động kinh hoàng khiến nhiều người dân sống tại khu vực choàng tỉnh giấc. Chiếc ôtô khách Thái Bình bốc cháy dữ dội làm 10 người chết và 21 người bị thương.
Ông Nguyễn Ngọc Tiên (52 tuổi, ngụ Thôn 3, xã Hồng Sơn, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) cho biết thời điểm đó đang ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng nổ rất lớn. "Khung cảnh cực kỳ hỗn loạn, tiếng kêu cứu khắp nơi", ông nhớ lại.
Chiếc container đội hẳn xe khách lên một đoạn và dựa vào gốc cây. Ngọn lửa bắt đầu bùng cháy dữ dội từ đầu xe kéo lan sang thân ôtô khách. Ông Tiên cùng nhiều người dân ngụ gần đấy xông vào tìm cách dập lửa và lôi những người trên xe ra ngoài. Nhiều ôtô chạy ngang lúc bấy giờ đều bị chặn lại để đưa người bị thương đi cấp cứu. Khoảng nửa giờ sau lực lượng chức năng mới có mặt tại hiện trường.
"Chúng tôi chỉ cứu được những người ngồi sau bởi ngọn lửa lúc này gần như nuốt trọn chiếc xe khách. Những tiếng gào thét vẫn tiếp tục phát ra từ trong xe nhưng chúng tôi không thể làm gì hơn. Lửa cháy quá lớn", ông Tiên kể.
Chiếc xe khách cháy rụi hoàn toàn. Ảnh: CTV. |
Giọng run run, chị Mỹ Cẩm (ngụ thôn 3, xã Hồng Sơn, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) cũng cho hay, chị chạy ra hiện trường thì thấy ngọn lửa đã cháy dữ dội. Nhiều người chứng kiến cho rằng trong xe có nhiều xăng dầu, hàng hóa dễ cháy nên cháy mới kinh khủng đến thế. Lửa táp ra xung quanh kèm theo nhiều tiếng nổ ầm ầm, át cả tiếng kêu cứu của nạn nhân. Những chiếc xe đang trên đường đều quay đầu tháo lui vì sợ bị bắt lửa.
"Một cô gái chỉ hơn hai mươi tuổi cố nhoài người ra khỏi xe tránh lửa nhưng hai chân bị kẹt cứng. Mọi người đến hỗ trợ kéo cô ra cũng không được trong khi lửa cháy ngày càng lớn. Cô gái ấy đã khóc lóc van xin mọi người chặt hai chân mình để đưa cô ra ngoài nhưng không thể để làm nên đành bất lực đứng nhìn lửa bao trùm nạn nhân", chị Cẩm nghẹn lời. "Cảnh tượng thật khủng khiếp. Còn hơn cả những gì có trong phim. Chắc suốt cả đời tôi không sao quên được giây phút kinh hoàng ấy".
Một trường hợp khác cũng khiến nhiều người dân có mặt tại hiện trường không cầm được nước mắt. Em bé khoảng 5 tuổi may mắn được mẹ đẩy ra ngoài và được mọi người cứu sống nhưng người mẹ ấy lại không thể tự thoát ra được. Có thể chị bị vật dụng nào đó đè lên người.
Đứng ngoài gọi mẹ mãi không được câu trả lời, đứa trẻ khóc gào, năn nỉ mọi người "cứu mẹ con với, mẹ còn ở bên trong...", nhưng ngọn lửa quá lớn, mọi người chỉ biết chạy tới chạy lui trong tiếng khóc lóc thảm thiết của em.
Còn anh Phạm Thanh Điền (27 tuổi) kể, thời điểm ấy vẫn còn thức và đang ngồi chơi ở nhà bạn, gần đường Quốc lộ 1A. "Chúng tôi không ai nghĩ đến việc dập lửa, chỉ tập trung cứu người", anh Điền cho hay.
Người dân đã lôi được nhiều người ngồi ở phía sau ra khỏi xe. Mọi người đã cố gắng cứu một người đàn ông ngồi ở hàng ghế phía trên nhưng do chân anh bị kẹt, ngọn lửa đã cháy đến nơi nên công việc đành dang dở.
"Tôi còn thấy một phụ nữ ngồi ở hàng ghế giữa xe cũng bị kẹt chân. Dù nhiều người cố gắng lôi ra nhưng do sức nóng của ngọn lửa cùng khói mịt mù khiến việc cứu người một lần nữa thất bại", anh Điền cho hay.
Theo đại diện Phòng CSGT Huyện Hàm Thuận Bắc, Tỉnh Bình Thuận, họ nhận được tin người dân báo lúc 2h30 sáng. 40 người của tất cả các phòng ban được huy động đến hiện trường và bệnh viện. "Lúc các nạn nhân được đưa đến viện thì có 8 người bị chết cháy trong xe, 2 người còn lại chết trên đường đến bệnh viện vì bị thương quá nặng sau cú va chạm. Đến 3h chiều nay, vẫn chưa thể thống kê hết danh tính những nạn nhân", vị này nói.
Ảnh xe khách bị cháy rụi
Chiếc xe khách bị chạy rụi. |
“Tôi vừa thoát ra khỏi xe được 10m thì …”
Nạn nhân thoát chết trong vụ tai nạn kinh hoàng ở Bình Thuận cho biết: “Khi vừa thoát khỏi chiếc xe được khoảng 10m thì lửa bùng lên đỏ rực”…
Tính đến 20g ngày 7/11 con số nạn nhân tử vong trong tai nạn kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng cùng ngày tai Km 1680 quốc lộ 1A là 10 người và 28 người bị thương.
Trong số các nạn nhân tử vong có 2 thi thể con nguyên vẹn và 8 người khác trong tình trạng cháy đen không thể nhận dạng được.
Đã có 5 người được thân nhân nhận dạng qua các vật trang sức mang trên người và đã được đưa về quê mai táng. Ngoài ra, đã có 6 người bị thương xuất viện.
Chiều 7/11, chúng tôi có mặt tại hiện trường ghi nhận cả hai chiếc xe đầu kéo và xe khách chỉ còn lại đống sắt vụn.
Nhiều mảnh vỡ còn vương vãi khắp nơi. Toàn bộ máy móc của đầu kéo bị biến dạng và chiếc xe khách cũng không còn nguyên vẹn hình hài.
Theo lời thuật lại của người dân ở hiện trường, lúc 2g15 sáng, xe đầu kéo 79N2133 do lái xe Trần Thanh Thiên (22 tuổi ngụ Khánh Hòa) điều khiển lưu thông trên quốc lộ 1A theo hướng Bắc Nam với tốc độ khá nhanh.
Khi đến Km 1680 ( Thôn 3 xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận) gặp xe khách chất lượng cao Hoàng Long 16L-3406 đang ở phía trước.
Tài xế xe đầu kéo áp sát rồi lấn ra trái, đâm vào đuôi xe khách 16L-3406. Đầu xe đầu kéo lệch hẳn ra phần đường bên trái. Đúng lúc này, xe khách BKS 17K-2934 của HTX ôtô Tiến Bộ (Thái Bình) do tài xế Bùi Xuân Ly (31 tuổi quê Thái Bình) lao tới theo chiều ngược lại. Cả hai xe đâm trực diện vào nhau và sau đó cả hai xe bốc cháy dữ dội.
Ngọn lửa bốc lên khá cao và kéo dài gần 1g thì lực lượng chữa cháy mới có mặt dập tắt. Nhiều thi thể bị cháy đen. Hàng chục người bị thương nằm la liệt bên vệ đường.
Chị Nguyễn Thị Mùi (46 tuổi) đang điều trị cùng với con gái Võ Huyền Tiên (4 tuổi) tại bệnh viện đa khoa Bình Thuận kể lại : “Tôi đang bế cháu trên tay thì cháu khóc. Tôi chuyển chỗ ngồi khác để dỗ cháu thì bất ngờ nghe tiếng va chạm mạnh. Chiếc xe lộn nhiều vòng. Cháu bị văng xuống gầm ghế khóc thét lên. Tôi đưa tay tìm cháu đụng phải chân của nhiều người. Tôi luồn xuống phía dưới bế cháu ra đến gần ghế tài xế.
Những người khác chạy tán loạn, không ai nghĩ đến việc cứu nhau trong lúc này. Tôi cũng trong tâm trạng đó cố lết ra ngoài vì chân quá đau. Tôi vứt cháu trên đống cỏ xa xa rồi cố bò ra. Khi vừa thoát khỏi chiếc xe được khoảng 10m thì lửa bùng lên đỏ rực”.
Chiều 7/11, cơ quan đại diện bộ Công An đã có mặt tại hiện trường đánh giá tính chất của tai nạn rất nghiêm trọng. UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã chính thức đề nghị bộ Công an vào cuộc điều tra.
Đại tá Nguyễn Tiến Dũng, phó phòng CSGT công an Bình Thuận nhận định nguyên nhân ban đầu tài xế xe đầu kéo không làm chủ được tay lái lấn tuyến sang làn đường của chiều ngược lại gây ra tai nạn thảm khốc.
Trong số các nạn nhân tử vong có cả tài xế của 2 xe. Hiện các thi thể chưa được nhận dạng sẽ chuyển về TP.HCM xét nghiệm AND để truy tìm nhân thân.
2 chiếc xe sau khi bốc cháy dữ dội giờ chỉ còn là đống sắt vụn. |
Tính đến 20g ngày 7/11 con số nạn nhân tử vong trong tai nạn kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng cùng ngày tai Km 1680 quốc lộ 1A là 10 người và 28 người bị thương.
Trong số các nạn nhân tử vong có 2 thi thể con nguyên vẹn và 8 người khác trong tình trạng cháy đen không thể nhận dạng được.
Đã có 5 người được thân nhân nhận dạng qua các vật trang sức mang trên người và đã được đưa về quê mai táng. Ngoài ra, đã có 6 người bị thương xuất viện.
Cơ quan công an đang thu thập chứng cứ. |
Chiều 7/11, chúng tôi có mặt tại hiện trường ghi nhận cả hai chiếc xe đầu kéo và xe khách chỉ còn lại đống sắt vụn.
Nhiều mảnh vỡ còn vương vãi khắp nơi. Toàn bộ máy móc của đầu kéo bị biến dạng và chiếc xe khách cũng không còn nguyên vẹn hình hài.
Nhiều người chưa hết bàng hoàng sau vụ tai nạn thảm khốc, cướp đi sinh mạng của 10 người trong nháy mắt. |
Theo lời thuật lại của người dân ở hiện trường, lúc 2g15 sáng, xe đầu kéo 79N2133 do lái xe Trần Thanh Thiên (22 tuổi ngụ Khánh Hòa) điều khiển lưu thông trên quốc lộ 1A theo hướng Bắc Nam với tốc độ khá nhanh.
Khi đến Km 1680 ( Thôn 3 xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận) gặp xe khách chất lượng cao Hoàng Long 16L-3406 đang ở phía trước.
Hiện Bình Thuận đã đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra vụ tai nạn thảm thương này. |
Tài xế xe đầu kéo áp sát rồi lấn ra trái, đâm vào đuôi xe khách 16L-3406. Đầu xe đầu kéo lệch hẳn ra phần đường bên trái. Đúng lúc này, xe khách BKS 17K-2934 của HTX ôtô Tiến Bộ (Thái Bình) do tài xế Bùi Xuân Ly (31 tuổi quê Thái Bình) lao tới theo chiều ngược lại. Cả hai xe đâm trực diện vào nhau và sau đó cả hai xe bốc cháy dữ dội.
Ngọn lửa bốc lên khá cao và kéo dài gần 1g thì lực lượng chữa cháy mới có mặt dập tắt. Nhiều thi thể bị cháy đen. Hàng chục người bị thương nằm la liệt bên vệ đường.
Chị Nguyễn Thị Mùi và con gái Võ Huyền Tiên. |
Chị Nguyễn Thị Mùi (46 tuổi) đang điều trị cùng với con gái Võ Huyền Tiên (4 tuổi) tại bệnh viện đa khoa Bình Thuận kể lại : “Tôi đang bế cháu trên tay thì cháu khóc. Tôi chuyển chỗ ngồi khác để dỗ cháu thì bất ngờ nghe tiếng va chạm mạnh. Chiếc xe lộn nhiều vòng. Cháu bị văng xuống gầm ghế khóc thét lên. Tôi đưa tay tìm cháu đụng phải chân của nhiều người. Tôi luồn xuống phía dưới bế cháu ra đến gần ghế tài xế.
Những người khác chạy tán loạn, không ai nghĩ đến việc cứu nhau trong lúc này. Tôi cũng trong tâm trạng đó cố lết ra ngoài vì chân quá đau. Tôi vứt cháu trên đống cỏ xa xa rồi cố bò ra. Khi vừa thoát khỏi chiếc xe được khoảng 10m thì lửa bùng lên đỏ rực”.
Một số bệnh nhân được điều trị tại khoa ngoại. |
Chiều 7/11, cơ quan đại diện bộ Công An đã có mặt tại hiện trường đánh giá tính chất của tai nạn rất nghiêm trọng. UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã chính thức đề nghị bộ Công an vào cuộc điều tra.
Đại tá Nguyễn Tiến Dũng, phó phòng CSGT công an Bình Thuận nhận định nguyên nhân ban đầu tài xế xe đầu kéo không làm chủ được tay lái lấn tuyến sang làn đường của chiều ngược lại gây ra tai nạn thảm khốc.
Tại nhà xác bệnh viện tỉnh Bình Thuận, anh Nguyễn Xuân Toàn nhận thi thể cha va khâm liệm trước khi đưa về quê. |
Trong số các nạn nhân tử vong có cả tài xế của 2 xe. Hiện các thi thể chưa được nhận dạng sẽ chuyển về TP.HCM xét nghiệm AND để truy tìm nhân thân.
Danh sách nạn nhân tử vong: 5 người được đưa về mai táng : 1. Đỗ Thị Tá 61 tuổi Thái Bình 2. Trần Thị Phương 45 tuổi Thái Bình 3. Trần thanh Thiên (tài xế xe đầu kéo) 4. Nguyễn Xuân Mưu (Thanh Hóa) 5. Bùi Xuân Ly (tài xế xe khách) Những nạn nhân có tên nhưng chưa xác định được thi thể: 6. Hồ Văn Năng 19 tuổi Nghệ An 7. Nguyễn Thành Trường 16 tuổi Bình Thuận 8. Phạm Văn Bổng 49 tuổi Phú Thọ 9. Phạm Thị Hương 19 tuổi Hà Tĩnh Và một thi thể không thể nhận dạng được. |
Tình người giữa đêm khuya
Bên cạnh xác những chiếc xe chỉ còn lại là đống đổ nát, những người dân quê thôn 3 xã Hồng Sơn (H. Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận), trên gương mặt vẫn còn nét thảng thốt đã thuật lại câu chuyện như vừa trải qua một cơn ác mộng.
“Thời điểm xảy ra tai nạn, mọi người đang trong giấc ngủ. Chúng tôi bị đánh thức sau một tiếng nổ lớn và khi nhìn ra đường thấy lửa đỏ rực cả một góc trời. Chúng tôi không ai bảo ai, vùng dậy chạy đến thì trước mắt, nhiều người bị thương nằm la liệt bên vệ đường.
Tan nát... |
Hai chiếc xe, một chiếc đầu kéo và một chiếc xe khách loại 50 chỗ đang hừng hực lửa. Nhiều tiếng kêu thảm thiết vọng ra từ trong đống lửa. Chiếc xe khách bị lật úp đã nhốt hàng chục hành khách không thể thoát ra. Lửa vẫn đỏ rực”.
Người thuật lại câu chuyện là ông Trần Văn Trung, phó công an xã Hồng Sơn đã rùng mình khi nghĩ lại những tiếng kêu cứu vọng ra từ đống lửa hung hãn. Ông cho biết, có lẽ những tiếng kêu đó sẽ ám ảnh ông và bà con nơi đây mỗi khi nói đến tai nạn giao thông.
Chiếc xe cháy nhanh quá. Tiếng nổ vừa phát ra khoảng 3 phút thì lửa bốc lên. Nhiều thanh niên và người dân đã có mặt cố gắng dùng nhiều phương tiện sẵn có đập vỡ các cửa kính, phá các thanh chắn cố kéo thêm được người nào hay người nấy. Bên ngoài, một số nạn nhân đã thoát ra được nhiều người bất tỉnh.
...và ngổn ngang |
Trong lúc đang lay hoay tiếp cứu, mọi người không ai để ý, một học sinh cấp 3 đã phát hiện người đàn ông bị văng vào gốc cây cách mép đường khoảng 10m nằm sóng soài bất tỉnh...
Cuộc tiếp cứu của bà con thôn 3 hoàn toàn tự nguyện. Họ đã cố gắng bằng khả năng của mình để mong sao cứu sống được nhiều người. Thế nhưng, trong lúc lửa đang cháy, mùi khét xông lên tâm trạng bà con hết sức đau xót. Nhiều người chết cháy.
Rồi xe chữa cháy đến. Giữa đồng trống việc dập lửa không mấy khó khăn. Trong đống tro tàn đó, 10 thi thể được tìm thấy. Hầu hết đều bị cháy đen. Những giọt mưa bắt đầu rơi và tiếp theo sau một cơn mưa tầm tã kéo dài hàng giờ đổ xuống. Giá mà mưa xuống sớ, hơn có lẽ đã lửa không thể bùng lên được...
Lạnh lẽo |
Do có quá nhiều nạn nhân, nên khi tiếp xúc chúng tôi được mỗi người thuật lại theo từng trường hợp riêng của mình. Nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, chị Nguyễn Thị Hòa (20 tuổi quê Nghệ An) chỉ nhếch được mép trả lời những câu đứt quãng: “Tôi đang ngủ thì xe lật. Chỉ kịp biết tai nạn xảy ra rồi lịm luôn. Khi tỉnh dậy thấy mình đang nằm trên cỏ. Chưa kịp định thần lại ngất tiếp đến khi mở mắt ra đã nằm trong bệnh viện”.
Anh Nguyển Văn Khải (50 tuổi, quê Vũng Tàu) thuật lại: Tôi không sao quên đươc nét mặt tuyệt vọng của một người đàn ông bê bết máu ôm trong lòng một đứa bé bất tỉnh, kêu cứu.
Đứa bé mềm như bún. Ông vẫn cố ôm chặt vào lòng. Một thanh niên xông vào gỡ lấy bé trong tay ông.
Một vài người khác chạy đến dìu ông ra ngoài. Tôi và một vài người nữa cố chui qua cửa kình đã bị đập vỡ để thoát ra nhưng bên trong vẫn còn nhiều người không thể thoát được vì họ bị hành lý và các thanh sắt trên xe bung ra nêm cứng.
Tôi nhìn thấy họ nhưng lực bất tòng tâm. Ánh mắt họ như van nài nhưng tôi cũng không khá hơn. Tôi cố lết ra được thì lửa bùng lên. Có lẽ họ chết cháy mất thôi...
Khoa ngoại bệnh viện tỉnh nơi tiếp nhận và điều trị nạn nhân tai nạn |
Họ là những người con của ông Nguyễn Xuân Mưu (60 tuổi, quê Thanh Hóa), một trong những nạn nhân bị chết cháy trong tai nạn.
Vốn là thương binh, ông mưu sinh bằng công việc ruộng nương hàng ngày. Con cái đông, nhưng đều rời bỏ làng quê vào nam lập nghiệp.
Ông bà ở nhà trông cháu nhưng khi cháu đã lớn, chính ông đưa cháu vào với con. Anh Nguyễn Xuân Toàn (28 tuổi), con ông, hiện đang là công nhân tại khu công nghiệp Tam Phước (Đồng Nai) nói trong thảng thốt: “Bố em lặn lội từ quê đem cháu nội vào cho vợ chồng em. Ở chơi với con cháu vài hôm bố đòi về vì công việc đồng áng không ai trông coi. Sáng nay hay tin em bắt xe vội ra đến đây nhìm mặt bố lần cuối. Bố em chết thảm quá”.
Sau khi làm các thủ tục, thi thể ông Mưu được khâm liệm tại nhà xác và quàn tại đây chờ hai chị đến rồi cùng đưa về quê.
23h, chiếc xe tang chuyển bánh. Bên tai chúng tôi vẫn còn văng vẳng câu nói của Toàn: "Bố em chết thảm quá...".
Nước mắt người ở lại
Hay tin xe khách Thái Bình bốc cháy, chị Trần Thị Huyên (vợ tài xế Bùi Xuân Ly) tất tả cùng con gái từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến hiện trường vụ tai nạn tìm chồng. Nhìn thấy những thi thể cháy đen được đưa ra, chị lần tìm với hi vọng đây không phải là chồng mình. Nhưng chỉ ít phút sau đó, chị Huyên ngất lịm khi biết chồng mình chết trên đường đi cấp cứu.
Con gái nhỏ của chị Huyên - Bùi Thị Thu Trang - vẫn ngồi bóp tay cho mẹ, hỏi: “Ba đang ở đâu mẹ ơi?”. Chị Bùi Thị Quyên (chị của tài xế xe khách Bùi Xuân Ly) khóc nấc: “Ly đưa vợ và hai con vào ở nhà tôi rồi chạy xe khách đường dài. Nó nói chị kiếm việc giúp em chứ chạy đường dài rủi ro, nguy hiểm. Tôi hứa sẽ giúp nó, chưa kịp làm thì nó đi bỏ lại vợ con”.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận, con cháu của bà Đỗ Thị Tá (61 tuổi) và bà Nguyễn Thị Phương (45 tuổi, cùng quê Thái Bình) kêu khóc, gào thét trước thi thể người thân. Bà Tá, bà Phương cùng với hai người bà con khác là Nguyễn Thị Thon, Bùi Xuân Trường từ quê vào Bà Rịa - Vũng Tàu ăn cưới. Cả bốn người cùng trở về trên chiếc xe khách bị nạn, bà Tá và bà Phương chết, còn bà Thon và ông Trường bị bỏng nặng. Nằm viện với chân phải bị gãy và thân mình bị bỏng, bà Thon rơm rớm kể: “Lúc đó tôi đang nằm ngủ, nghe một tiếng ầm và thấy đôi chân kẹt cứng. Lửa bốc cháy, may người dân địa phương kịp cứu tôi”.
Sau khi tai nạn xảy ra, ông Lê Tiến Phương - chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận - cùng các lãnh đạo ban ngành đã đến hiện trường và bệnh viện thăm hỏi các nạn nhân cũng như gia đình người bị nạn. Bước đầu tỉnh Bình Thuận hỗ trợ cho mỗi gia đình có người nhà bị chết 5 triệu đồng, hỗ trợ mỗi người bị thương 1-3 triệu đồng. Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Bình Thuận hỗ trợ mỗi trường hợp tử vong 3 triệu đồng.
Lái xe container đâm cháy ôtô khách chỉ là phụ xế
Công an Bình Thuận cho biết, Trần Thanh Thiên - người cầm lái chiếc container đâm xe khách làm 10 người chết chỉ là phụ xế, chưa có bằng lái chuyên môn. Tài xế chính thời điểm xảy ra tai nạn đang ngủ.
Trao đổi với VnExpress.net, đại tá Nguyễn Văn Lãng - Trưởng công an huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) cho biết, cơ quan công an đã lấy lời khai của Nguyễn Đoàn (33 tuổi, quê Khánh Hòa).
Đoàn khai anh ta mới là người lái chính chiếc container nhưng lúc rạng sáng ngày 7/11 thấy buồn ngủ, đường lại vắng nên đưa cho phụ xe là Trần Thanh Thiên (22 tuổi, ngụ xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) cầm lái. Sau tai nạn, Thiên chết tại chỗ. Riêng tài xế chính thoát nạn và được người dân đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận. Sau khi tỉnh lại anh này đã bỏ trốn khỏi bệnh viện.
Sau cú tông trực diện, chiếc xe khách cháy rụi khiến 10 nạn nhân thiệt mạng và 20 người bị thương. Ảnh: Hội An |
“Theo gia đình thì Thiên mới 22 tuổi và từng đi học lái xe nhưng rất có thể cậu ta chỉ có bằng lái xe tải bởi theo quy định thì Thiên chưa đủ tuổi được cấp bằng FC. Do Thiên chết nên hồ sơ liên quan đến việc anh này có bằng lái hay không đang được chúng tôi làm rõ. Hiện cơ quan chức năng chưa làm việc với chủ xe”, đại tá Lãng cho biết thêm.
Theo thượng tá Trần Văn Nghĩa (Phó phòng cảnh sát giao thông tỉnh Bình Thuận), đoạn đường xảy ra tai nạn không có khúc cua nguy hiểm và không phải là "điểm đen" tai nạn. Nguyên nhân vụ tai nạn thảm khốc ban đầu được xác định là tài xế xe container do phóng nhanh, mất lái lấn đường va vào xe khách Hoàng Long, rồi tiếp tục đâm vào xe khách loại 54 chỗ do anh Bùi Xuân Ly (40 tuổi ngụ Thái Bình) điều khiển lưu thông ngược chiều.
Đến sáng ngày 8/11, vẫn còn 3 thi thể chết cháy không còn nguyên vẹn chưa xác định được nhân thân, phải chờ Viện Khoa học hình sự của Bộ Công an giám định ADN.
Thùng container gây tai nạn. Ảnh: Hội An |
Ông Thái Văn Chung - Tổng thư ký Hiệp hội vận tải hàng hóa TP HCM cho biết, theo Nghị định 34, từ ngày 1/7 năm nay, tài xế lái ôtô đầu kéo rơ moóc, sơ-mi rơ moóc, xe đầu kéo container bắt buộc phải có bằng FC. Nếu không có giấy phép này, lái xe sẽ bị phạt từ 2 đến 3 triệu đồng, tạm giữ phương tiện và bằng lái từ 10 đến 60 ngày.
Vị Tổng thư ký Hiệp hội vận tải hàng hóa cũng cho biết thêm, theo quy định, người đủ 24 tuổi trở lên mới được cấp bằng FC chạy xe container. Tài xế Trần Thanh Thiên lái chiếc container gây tai nạn mới 22 tuổi không thể được cấp bằng lái FC đúng quy định.
Còn theo một thẩm phán tòa án TP HCM, trong vụ tai nạn trên, nếu tài xế Đoàn bị chứng minh đã giao xe container cho người chưa có bằng lái là phạm vào tội '"Điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ" theo khoản 3 (gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng) Điều 205 BLHS có mức án từ 5 đến 12 năm tù.
"Theo tôi, mức hình phạt cho tội danh trên đã đủ sức răn đe nhưng thực tế còn nhiều tài xế vì chủ quan nhất thời vẫn giao xe cho người chưa đủ năng lực mà không lường trước được hậu quả", vị này nói.
Nổ khí gas ở Hà Nội, 2 cháu bé chết thảm
Sau tiếng nổ lớn, ngôi nhà 3 tầng ở phường Bách Khoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) sụp đổ. Phải mất 6 tiếng lực lượng cứu hộ mới đưa được thi thể 2 cháu nhỏ ra ngoài, còn bố mẹ cháu đang cấp cứu vì bỏng nặng.
Tai nạn xảy ra khoảng 5h30 sáng tại ngôi nhà 3 tầng, một tum ở tổ 51 phường Bách Khoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Chị Nguyễn Thị Thu Ngân (37 tuổi) dậy bật bếp gas ở tầng một, bỗng khí gas phát nổ.
Tiếng nổ làm toàn bộ tum và tầng 2-3 ngôi nhà rộng chưa đến 20 m2 đổ sập. Chăn chiếu, quần áo cùng nhiều đồ dùng gia đình bắn văng khắp nơi. Tiếng la hét, khóc lóc gọi con của chủ nhà cùng tiếng động lớn đã đánh thức những gia đình xung quanh.
Khoảng 20 người tham gia cứu hộ. Ảnh: Hoàng Hà. |
Người dân nhanh chóng tiếp cận, đưa chủ nhà Trần Nhật Minh (41 tuổi) và vợ ra ngoài. Cả hai bị bỏng nặng ở mặt, chân tay, được cấp cứu tại Bệnh viện Xanh Pôn. Riêng hai con là Trần Thị Ngọc Tâm (15 tuổi) và Trần Duy Anh (6 tuổi) do nằm sâu trên căn phòng tầng 2 nên bị mắc kẹt.
Đến 10h sáng, sau khoảng 4 tiếng cố gắng tiếp cận mà vẫn chưa tìm thấy hai cháu nhỏ, một máy xúc được điều tới để xúc bớt đống gạch vỡ ngổn ngang. 40 phút sau đó, thi thể bé trai Trần Duy Anh khá lành lặn được đưa ra khỏi đống đổ nát và chuyển đến Bệnh viện Việt Đức.
Các máy móc như máy kích nâng khối bê tông, máy khoan cắt tiếp tục được chuyển đến để tìm kiếm cháu Trần Thị Ngọc Tâm. Đến 11h30, dù nhìn thấy bé Tâm, nhưng lực lượng chức năng chưa thể đưa ra ngoài do bé bị kẹt giữa đống gạch vữa và tum.
Hàng trăm người dân đứng trên các ngôi nhà cao tầng để theo dõi diễn tiến cuộc tìm kiếm. Một tốp 4 phật tử đứng trên nóc ngôi nhà cao hơn 5 tầng, mắt hướng về nơi đổ nát, miệng lẩm nhẩm đọc kinh cầu nguyện với hy vọng nhanh chóng tìm được bé gái còn lại.
Xác bé gái được đưa ra ngoài. Ảnh: Hoàng Hà. |
Đến 12h, sau 6 tiếng tìm kiếm, thi thể bé gái Trần Thị Ngọc Tâm được đưa ra xe về Bệnh viện Việt Đức. Nhìn thấy xác học trò, Hiệu trưởng trường THCS Tô Hoàng, nơi Tâm đang theo học, đã khóc òa. Những người xung quanh rơm rớm nước mắt.
Tại Bệnh viện Xanh Pôn, nơi vợ chồng anh chị Minh - Ngân đang điều trị, chị Ngân liên tục kêu khóc trong đau đớn “tôi giết con tôi rồi”, sau đó ngất lịm.
Các bác sĩ cho biết, hai vợ chồng bị bỏng nặng ở vùng mặt, ngực và tay. Chị Ngân bị bỏng 40%, còn anh Minh bỏng 20% diện tích cơ thể. Hiện tại cả hai đã được tiêm thuốc chống sốc, được theo dõi nghiêm ngặt.
Diễn tiến vụ nổ khí gas làm sập nhà
- 5h30, khi bật điện tầng một bỗng khí gas phát nổ khiến ngôi nhà 3 tầng một tum ở đường Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đổ sập toàn bộ tum và tầng 2-3.
- Hơn 7h, lực lượng cứu hộ cứu nạn Đội Cứu nạn cứu hộ, Phòng cảnh sát PCCC quận Hoàng Mai có mặt tại hiện trường, trực tiếp tham gia cứu hộ.
- 8h30, Đội Cứu nạn cứu hộ, Phòng cảnh sát PCCC quận Hoàn Kiếm đến hỗ trợ cho Hoàng Mai cùng với nhiều phương tiện như máy kích nâng bê tông...
- 10h sáng, một máy xúc được điều tới, phá đổ bức tường rào của chung cư để tiếp cận hiện trường từ phía sau. Tuy nhiên, lực lượng cứu hộ sau đó đã không thể sử dụng máy này để phá khối gạch, bê tông, vì mặt bằng quá chật hẹp.
- 10h40, thi thể bé trai 6 tuổi được đưa ra khỏi đống đổ nát.
- 11h30, dù nhìn thấy bé gái 15 tuổi, lực lượng tìm kiếm vẫn chưa thể đưa ra ngoài do bé bị kẹt giữa đống gạch vữa và trần mái tum.
- 12h thi thể bé gái được đưa ra khỏi đống gạch vữa, kết thúc quá trình tìm kiếm hai nạn nhân.
Khí gas phát nổ ngay khi chủ nhà phát hiện có rò rỉ
Anh Minh đang được điều trị trong Bệnh viện Xanh Pôn. Ảnh: L.H.Q. |
Chiều nay tại Bệnh viện Xanh Pôn, vợ chồng anh Trần Nhật Minh, chủ nhà bị nổ gas ở phường Bách Khoa (Hà Nội), đã tỉnh và liên tục hỏi tin hai con. Người vợ là Nguyễn Thị Thu Ngân hoảng loạn, sang chấn tinh thần nặng. Cả hai chưa biết đã mất các con.
Chị gái của anh Minh cho biết: “Khi Ngân tỉnh lại có kể với tôi, gần 6h sáng vợ chồng cô ấy từ trên tầng 2 xuống để chuẩn bị đi tập thể dục. Vừa bước đến cầu thang, Ngân đã ngửi thấy mùi lạ và nói với chồng hình như mùi gas. Khi chồng Ngân vừa mở được một cánh cửa thì cũng là lúc cô ấy bước tới bếp gas kiểm tra xem có rò khí. Gas phát nổ ngay”.
Vụ nổ sáng sớm nay làm sập tầng hai ngôi nhà rộng chừng 20 m2. Vợ chồng anh Minh bỏng nặng. Hai cháu bé Trần Thị Ngọc Trâm (14 tuổi) và Trần Duy Anh (7 tuổi) đang ngủ sâu phía trong nên bị tường sập đè. Vợ chồng anh Minh được đưa đến bệnh viện cấp cứu; trong khi lực lượng cứu hộ nỗ lực giải cứu hai cháu bé. Đến trưa các cháu được đưa ra ngoài, nhưng không thể cứu sống...
Bác sĩ Bệnh viện Xanh Pôn xác định người chồng bỏng 20%, vợ bị bỏng đến 40%, bỏng sâu cả mặt và chân tay, nhập viện trong tình trạng bị sốc, hoảng loạn, sang chấn tinh thần nặng, đặc biệt là chị Ngân. Các bác sĩ phải cho hai vợ chồng liên tục dùng thuốc an thần để tránh sốc nặng hơn.
Thạc sĩ Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng Bệnh viện Xanh Pôn cho biết hiện chỉ điều trị sốc bỏng ở 2 bệnh nhân cho ổn định, nếu diễn biến tốt thì sau vài tuần tình trạng sẽ đỡ hơn.
Hiện cả hai bệnh nhân này đều được cách ly đặc biệt. Một người thân của gia đình cho hay, hai vợ chồng đã tỉnh và liên tục hỏi các con đâu. Để tránh sốc, người nhà vẫn giấu bố mẹ cháu tin các bé đã tử vong, chỉ cho biết hai bé đang được cấp cứu. Trước đó khi nhập viện, chị Ngân liên tục kêu khóc: "Tôi đã giết con tôi rồi".
Mỗi tháng khoa Bỏng Bệnh viện Xanh Pôn tiếp nhận vài chục bệnh nhân bỏng do nổ gas, vùng bỏng rộng và thường bị ở mặt, tay. Theo bác sĩ, đa phần người dân không biết cách xử lý khi có hiện tượng rò gas. Đáng lẽ mở cửa hoặc quạt tay cho khí thoát ra thì nhiều người lại bật điện, bật quạt điện. Khí gas gặp lửa dễ phát cháy. |
6 giờ tìm kiếm thi thể 2 cháu bé bị vùi lấp
Lực lượng chức năng đã phải mất 6 giờ cho việc tìm kiếm thi thể 2 cháu nhỏ bị vùi lấp sau vụ nổ bình gas, làm sập ngôi nhà 3 tầng ở tổ 51 phường Bách Khoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) sáng 3/11.
Ngôi nhà 3 tầng bị sập sáng 3/11 nằm cạnh sân để xe chung cư 8C Đại Cồ Việt. | |
Đồ đạc bị bắn vương vãi xung quanh đống đổ nát. | |
Cảnh sát phòng cháy chữa cháy làm nhiệm vụ tìm kiếm thi thể 2 cháu con chủ nhà còn mắc kẹt trong đống đổ nát. | |
Xe cứu thương sẵn sàng túc trực. | |
Tuy nhiên, công tác tìm kiếm cứu nạn đã mất 6 giờ mới hoàn thành do các khối bê tông, gạch vữa rất nặng đè lên thân thể 2 cháu. | |
Nhiều phật tử đứng trên trần nhà hàng xóm cầu nguyện cho 2 cháu bé. | |
Máy xúc công trường được huy động. | |
Lực lượng cứu hỏa đã phải dùng các loại kích, cưa sắt để phá dỡ lớp bê tông đè lên khu vực 2 cháu ngủ. | |
10h45, thi thể bé trai Trần Duy Anh được tìm thấy và đưa ra ngoài. | |
Hơn một giờ sau đó, chị của Duy Anh, em Trần Thị Ngọc Tâm mới được đưa ra do bị kẹt sâu ở bên trong. | |
Cô Hiệu trưởng trường Tô Hoàng, nơi Tâm đang theo học, đã khóc vật vã khi thấy xác học trò. | |
Rất đông người dân quan tâm đến việc tìm kiếm 2 cháu bao vây xung quanh. |
Cảnh báo 'bom nổ chậm' từ bình gas
Vụ nổ khí gas xảy ra sáng sớm nay tại một gia đình ở Hà Nội khiến hai bé tử vong, còn bố mẹ các em bỏng nặng, khiến không ít người đau xót và cũng đầy hoang hoang về việc sử dụng bình gas an toàn trong gia đình.
Thực tế, đây không phải là tai nạn đầu tiên liên quan đến nổ gas, gây hậu quả đau lòng như vậy.
Ngay giữa tháng 8 vừa qua, một vụ nổ lớn tại cửa hàng gas ở chợ Hưng Dũng, thành phố Vinh (Nghệ An) đã khiến hai chị em chủ cửa hàng bị thương nặng, phải đi cấp cứu. Trước đó mấy hôm, ngày7/8, tại một hàng tạp hóa ở Sóc Trăng cũng xảy ra vụ nổ khí gas khiến 3 người gồm chủ nhà, người giúp việc và một người quen của gia đình rơi vào tình trạng nguy kịch. Theo cơ quan điều tra, tiệm tạp hóa này nhận sang chiết gas từ bình to vào bình nhỏ để bán cho nhiều người.
Đội cứu hộ đang tìm kiếm thi thể hai em bé sau vụ nổ bình gas tại một gia đình ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, sáng nay. Ảnh: Hoàng Hà |
Riêng trong năm 2010, cũng có tới 4-5 vụ nổ bình gas lớn, gây xôn xao dư luận. Đầu tiên là vụ nổ bình gas mini tại phố Bạch Mai (Hà Nội) vào cuối tháng 1 khiến chủ nhà bị bỏng mặt, tay và khiến cả khu dân cư xung quanh náo loạn. Tiếp đó, ngày 9/6, vụ rò bình gas tại Văn Chấn (Yên Bái) khiến 5 người bị bỏng nặng phải chuyển tới Viện Bỏng quốc gia (Hà Đông, Hà Nội) và hai người trong số này sau đó đã tử vong.
Vào tháng 7, chủ shop giày dép là chị Hoàng Thị Hiên, 24 tuổi, Lê Hồng Phong, Vinh (Nghệ An) cũng bị cháy sém vì gas phát nổ lúc chị bật bếp lên để nấu mì. Một người bảo vệ ở cửa hàng bên cạnh chạy tới cứu chữa cũng bị bén lửa, cháy quần áo và cơ thể.
Năm 2009 cũng ghi nhận không ít các vụ việc tương tự, như vụ nổ khí gas tại gia đình anh Hòa ở thành phố Vinh (Nghệ An) khiến 2 người trọng thương. Cũng năm đó, tại một nhà hàng trên phố Lê Đức Thọ (Từ Liêm, Hà Nội) xảy ra vụ nổ bình gas làm hàng trăm khách nháo nhác bỏ chạy.
Điểm lại các năm trước, năm nào cũng có những vụ nổ gas xảy ra.
Bà Nguyễn Thị Định, Phòng an toàn chất lượng, Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc cho biết, nổ khí gas thường do rò rỉ gas, do vỏ bình gas thủng, van đầu bình bị hở, chỗ vặn van đầu bình vào vỏ bình hoặc dây dẫn gas hở do cũ nát, chuột cắn...
Bà cho biết, trong thành phần của gas, nhà sản xuất trộn chất có mùi thối để người dùng dễ nhận biết khi bị rò rỉ. Gas rò rỉ nếu gặp nguồn lửa, nhiệt cao sẽ cháy nổ, do đó trước khi bật bếp để đun nấu, người dùng không được bật lửa, bật đèn, quạt, điện thoại di động... vì có thể phát ra tia lửa điện. Người sử dụng nên ngửi xem có mùi gas rò rỉ ra ngoài không. Nếu có mùi gas thì phải mở các cửa cho thông thoáng để gas tự bay ra ngoài, giảm nồng độ khí cháy trong bếp, sau đó thông báo cho cửa hàng bán gas để nhân viên đến xử lý ngay.
Phải đảm bảo gas không bị rò rỉ mới bật bếp dùng. Trước khi tắt bếp, dừng gas bằng cách vặn hoặc đóng van đầu bình, để gas trong ống dẫn cháy hết rồi mới tắt bếp.
Theo ông Nguyễn Văn Lập, phó giám đốc Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn (Bộ Nông nghiệp và PTNT) về lâu dài, để tránh sự cố rò rỉ gas, người dân nên lưu ý những điểm sau:
- Nên chọn bình gas của các đại lý chính hãng, có tên tuổi. Bạn phải biết rõ cửa hàng gas nhà mình mua ở đâu, như thế nào, tránh trường hợp đó là sản phẩm của các cơ sở sang chiết lậu.
- Bằng cảm quan, bình phải còn nguyên vẹn, không móp méo, nước sơn còn tốt, không tróc, rỉ, rỗ.
- Khi đang thay bình gas, tuyệt đối không được sử dụng hoặc vận hành các thiết bị có thể phát sinh tia lửa điện gần đó như nổ xe máy, đánh bật lửa.
- Yêu cầu người thay bình gas phải thử lại độ kín bằng nước bọt xà phòng, cả trong trạng thái mở và khóa van.
- Gia đình cũng nên tự kiểm tra thường xuyên bếp, ống dẫn gas bằng nước bọt xà phòng.
- Tủ bếp không nên làm kín, mà phải để hở để có thể ngửi được khí gas rò. Khí gas nặng nên bao giờ cũng tràn xuống dưới đất, vì thế bên dưới tủ bếp chỗ để bình gas nên để thoáng.
- Hạn chế để lọt khí gas xuống đường ống hoặc các ống cống liên thông với bên ngoài. Nếu trong nhà có cống ở bếp nối với bên ngoài, khi trong nhà có hiện tượng rò gas, khí có thể lan ra đến ngoài đường, gặp tia lửa điện tình cờ có thể cháy ngược vào trong.
- Về nguyên tắc khi sử dụng xong nên khóa van bình, không chỉ là tắt bếp, bởi có trường hợp chủ nhà đi vắng cả ngày, chuột cắn đứt dây gas mà không biết.
- Nếu bình gas nhà bạn dùng van vặn thì khi mở chỉ vặn 1-2 vòng (hơi lỏng tay) là đủ, không cần mở hết.
- Sau 3-5 năm sử dụng nên thay ống dẫn gas.
Những cách tự bảo vệ trước việc rò bình gas
Rò rỉ từ van là một trong những nguyên nhân chính của rò gas. Ảnh: e-city.vn. |
Van bình bị rò, ống dẫn gas bị thủng, đứt do chuột cắn hoặc bếp không kín... đều là những nguyên nhân có thể biến bình gas gia đình thành "bom nổ chậm". Các chuyên gia kiểm định giới thiệu những cách cơ bản để người dân tự bảo vệ mình.
Ông Nguyễn Văn Lập, phó giám đốc Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cho biết, trừ bình gas minni, bình gas gia đình bằng thép hầu như rất an toàn, có thể chịu đựng được nhiệt độ và áp suất rất cao. Chính vì thế, nguyên nhân chính từ các vụ cháy nổ chủ yếu là do rò rỉ khí gas ở bên ngoài bình, từ van, ống dẫn đến thiết bị sử dụng. Hay gặp nhất là các trường hợp do gioăng của van không kín, không đảm bảo chất lượng hoặc bị lắp ẩu. Kế đến là các vụ rò khí gas do ống dẫn bị mòn, thủng hoặc chuột cắn đứt.
Theo Công an phòng cháy chữa cháy huyện Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội, số vụ tai nạn do nổ khí gas gia đình không phải là hiếm. Từng có trường hợp một gia đình khi đang thay bình gas thì người trong nhà đạp nổ xe máy phóng ra ngoài, khiến hơi gas bắt lửa phát nổ mạnh, người nhà bị bỏng nặng. Cũng có tai nạn ở Kim Giang do ống dẫn gas bị rò, bà chủ nhà bật công tắc đèn, tia lửa điện sinh ra trong ổ cắm làm hỗn hợp khí gas bốc cháy, phát nổ. |
Bản thân khí gas rò ra không sinh ra vụ nổ, nhưng khi bắt gặp tia lửa điện hoặc có nhiệt độ đủ đạt đến mức gây cháy, hỗn hợp khí gas sẽ bắt cháy, gây nổ mạnh, nguy hiểm cho con người. Vì thế ông Lập đặc biệt lưu ý người tiêu dùng những nguyên tắc cơ bản để đối phó với rò gas:
- Khi ngửi thấy mùi gas trong nhà (phát hiện có rò gas), tuyệt đối không động đến bất kỳ thiết bị nào có thể phát sinh tia lửa điện, không bật tắt công tắt đèn, quạt, đóng cắt mạch điện, kể cả điện thoại di động.
- Lập tức khóa van bình.
- Sử dụng các phương tiện thông gió thủ công, ví dụ quạt nan hoặc mảnh bìa cactong để quạt tản khí đi. Nếu quạt máy đang chạy thì vẫn để nguyên.
- Mở hết các cửa ở phía trên bếp (không phải là các cửa ngang bếp) để tạo đối lưu lên trên, khi nào gần hết mùi mới được mở hết các cửa nhà.
Về lâu dài, để tránh sự cố rò rỉ gas, người dân nên lưu ý những điểm sau:
- Khi chọn bình gas, nên chọn đại lý chính hãng, có tên tuổi. Bạn phải biết rõ cửa hàng gas nhà mình mua ở đâu, như thế nào, tránh trường hợp đó là sản phẩm của các cơ sở sang chiết lậu.
- Bằng cảm quan, bình phải còn nguyên vẹn, không móp méo, nước sơn còn tốt, không chóc, rỉ, rỗ.
- Khi đang thay bình gas, tuyệt đối không được sử dụng hoặc vận hành các thiết bị có thể phát sinh tia lửa điện gần đó như nổ xe máy, đánh bật lửa.
- Yêu cầu người thay bình gas phải thử lại độ kín bằng nước bọt xà phòng, cả trong trạng thái mở và khóa van.
- Gia đình cũng nên tự kiểm tra thường xuyên bếp, ống dẫn gas bằng nước bọt xà phòng.
- Tủ bếp không nên làm kín, mà phải để hở để có thể ngửi được khí gas rò. Khí gas nặng nên bao giờ cũng tràn xuống dưới đất, vì thế bên dưới tủ bếp chỗ để bình gas nên để thoáng.
- Hạn chế để lọt khí gas xuống đường ống hoặc các ống cống liên thông với bên ngoài. Nếu trong nhà có cống ở bếp nối với bên ngoài, khi trong nhà có hiện tượng rò gas, khí có thể lan ra đến ngoài đường, gặp tia lửa điện tình cờ có thể cháy ngược vào trong.
- Về nguyên tắc khi sử dụng xong nên khóa van bình, không chỉ là tắt bếp, bởi có trường hợp chủ nhà đi vắng cả ngày, chuột cắn đứt dây gas mà không biết.
- Nếu bình gas nhà bạn dùng van vặn thì khi mở chỉ vặn 1-2 vòng (hơi lỏng tay) là đủ, không cần mở hết.
- Sau 3 - 5 năm sử dụng nên thay ống dẫn gas.
Những lưu ý khác khi đun nấu:
- Nếu bình gas mới thay mà có ngọn lửa đỏ, có tia đỏ chứng tỏ chất lượng gas không đảm bảo, lẫn nước hoặc tạp chất. Về nguyên tắc, thường chỉ bình gas sắp hết mới có hiện tượng này.
- Hạn chế việc dùng nồi có đáy lớn khi dùng bếp gas mini vì lửa có thể trùm xuống bình, rất nguy hiểm.
- Không dùng bếp quá cũ vì rỉ sét và cặn thức ăn lưu cữu, dễ gây tắc nghẽn ống dẫn gas, van, miệng phụt lửa…
Cách sử dụng gas an toàn
“Quả bom” gas trong khu dân cư
Hiện nay có rất nhiều cửa hàng bán gas nằm giữa khu dân cư. Nếu có một cửa hàng phát nổ thì sao? Có lần tôi còn gặp một cửa hàng bán gas nằm trong một con hẻm. Không biết có quy định gì về vị trí, mức độ bảo đảm an toàn của các cửa hàng bán gas không?
THẾ DŨNG
Cưa bình gas cũ khiến người dân “sống trong sợ hãi” Tại địa chỉ 227A Tăng Nhơn Phú, P.Tăng Nhơn Phú B, Q.9 (TP.HCM) có một hộ chuyên kinh doanh, mua phế liệu độc hại gây hôi hám khắp nơi. Theo người dân xung quanh, hộ này mua nhiều loại phế liệu, trong đó có các bình gas, bình khí đá cũ. Mỗi khi họ cưa các bình gas, bình khí đá cũ này thì mùi gas, mùi bụi sắt bay ra rất hôi, chưa kể còn gây tiếng động ồn ào cả ngày. Nhiều gia đình sống cạnh đó, nhất là những nhà có con nhỏ, phải đóng hai lớp cửa suốt nhiều năm qua để ngăn bụi và tiếng ồn. Việc hộ kinh doanh này cứ cưa các bình gas, bình khí đá cũ nguy hiểm như vậy khiến người dân rất lo lắng, thấp thỏm cho sự an toàn của mình khi gần đây có tin tức nổ bình gas gây chết người. Tiếp nhận thông tin, đại diện UBND P.Tăng Nhơn Phú B cho biết sẽ cử cán bộ phụ trách tới kiểm tra cơ sở mua phế liệu này và có hướng xử lý. BẢO ÂN |
Là người có chút hiểu biết về gas, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm mua và sử dụng gas an toàn như sau:
- Hãy lựa chọn những nhãn hiệu bình gas uy tín trên thị trường, chất lượng gas đảm bảo, đủ trọng lượng (thông thường gas dân dụng là bình 12kg, 13kg), vỏ bình xuất xưởng đã được kiểm tra an toàn về kỹ thuật: còn hạn kiểm định, có niêm bình gas, vỏ bình sạch, đẹp, không gỉ sét, móp méo... Có thể kể các thương hiệu uy tín trên thị trường hiện nay như Petrolimex Gas, Sài Gòn Petro, Elf...
- Hãy sử dụng phụ kiện như van điều áp, dây dẫn, kẹp... đạt tiêu chuẩn do chính các hãng đó cung cấp, có nguồn gốc xuất xứ từ châu Âu như SRG 596 (Đức) cho bình 13kg hoặc Reca (Ý) cho bình 12kg (hoặc các loại của Thái Lan).
- Hãy dùng phụ kiện chính hãng để được hưởng chính sách bảo hiểm của các hãng do sử dụng đồng bộ bình gas và phụ kiện cùng hãng.
- Lựa chọn những cửa hàng của các hãng hoặc các đại lý chính hãng để mua gas. Nắm bắt các thông tin về hướng dẫn sử dụng, sử dụng gas an toàn, xử lý sự cố, giá bán lẻ... để chia sẻ mọi người trong gia đình cùng biết. Tham khảo các thông tin này tại địa chỉ website các hãng.
- Không nên mua gas ở những nơi không rõ địa chỉ (nhiều đại lý ma sử dụng điện thoại khuyến mãi và không có địa chỉ). Những bình gas không rõ nhãn hiệu (bị các đại lý lừa dán decal chồng lên nhãn hiệu), giá rẻ, khuyến mãi hấp dẫn... sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro: gas sang nạp trái phép, không an toàn (do không được kiểm tra theo quy trình các hãng), thiếu trọng lượng...
- Thường xuyên kiểm tra rò rỉ tại các phụ kiện, mối nối của ống dẫn gas với bếp, điều áp, bếp... Đặc biệt là lúc thay gas, đề nghị nhân viên kiểm tra an toàn bằng nước bọt xà phòng...
- Hãy tắt bếp và van điều áp hoặc van bình gas khi không sử dụng.
- Không nên đặt bình gas trong tủ bếp và đóng cửa kín vì sẽ rất khó phát hiện mùi rò rỉ (nhiều nhà hiện nay hay để bình gas trong tủ bếp đóng kín). Nên để nơi thông thoáng hoặc không đóng cửa tủ nơi đặt bình gas.
- Chú ý: khi phát hiện rò rỉ gas cần tuyệt đối không để phát sinh tia lửa như bật bếp, bật điện, quẹt lửa... vì sẽ gây nổ rất nguy hiểm. Khóa nguồn gas (tắt van điều áp hoặc bình gas), làm thông thoáng không gian bị rò rỉ: mở cửa, dùng quạt tay để làm hơi gas hòa loãng vào không khí... Gọi cho nhân viên cửa hàng gas gần nhất hoặc đại lý, cửa hàng gas nơi cung cấp hoặc gọi cho các công ty.
NGUYÊN HÒA
Cần quản lý bơm nạp chiết gas, cửa hàng bán gas
Tôi nghĩ đã đến lúc cơ quan chức năng cần vào cuộc để đánh giá, thanh tra, quản lý việc bơm chiết gas và nguồn gốc gas của những cửa hàng bán gas hiện nay. Một tai nạn đau thương như vậy ai chịu trách nhiệm? Hướng giải quyết thế nào? Đây là điều báo động cho công tác quản lý nguồn chất dễ gây cháy nổ hiện nay.
NGUYỄN MINH HẠ
Người dân không đủ thông tin
Nếu các công ty gas tích cực tuyên truyền về việc sử dụng chất cháy nổ thì chắc không có những tai nạn thương tâm trên. Tôi thấy các cơ sở kinh doanh gas chưa được kiểm tra, kiểm soát và các cơ quan chức năng buông lỏng quản lý. Quả thật nếu là bình gas dỏm thì đó là trách nhiệm của người bán và cũng có phần trách nhiệm của những người buông lỏng quản lý.
Qua tai nạn trên, tôi nghĩ Nhà nước nên tổ chức tuyên truyền mạnh để người dân biết cách sử dụng. Mong các cơ quan chức năng lập đoàn kiểm tra kiểm định chất lượng các bình gas tại các cơ sở kinh doanh gas trên toàn quốc.
DƯƠNG HOÀI THUẬN
Sự cố gas do đâu? Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), gọi tắt là khí hóa lỏng, thường được gọi là gas. Ở dạng tinh khiết, LPG ở trạng thái lỏng và hơi LPG không màu, không mùi, không phải là chất có độc tính cao với sinh vật nên khi LPG rò rỉ sẽ không được phát hiện kịp thời. Do LPG tinh khiết không có mùi nên khó nhận biết bằng khứu giác. Với LPG thương mại được pha thêm chất tạo mùi mercaptan để có mùi đặc trưng nhằm dễ phát hiện. LPG không phải là chất có độc tính cao với con người và môi trường. Tuy nhiên, do hơi LPG nặng hơn không khí, nếu rò rỉ trong không gian kín LPG sẽ chiếm chỗ của không khí và gây ngạt cho người và sinh vật. LPG có thể bị rò rỉ từ đường ống, van, chỗ nối hoặc do nổ, vỡ thiết bị, đường ống. Do nhiệt độ bay hơi ở áp suất khí quyển khá thấp nên nếu bị rò rỉ ra môi trường, LPG sẽ nhanh chóng hóa hơi, gây bỏng lạnh, đồng thời tạo hỗn hợp nổ với không khí. Trường hợp đặc biệt nguy hiểm là hiện tượng nổ hơi do chất lỏng giãn nở sôi. Do LPG trong thiết bị ở dạng lỏng, nếu bị gia nhiệt từ bên ngoài (ánh nắng mặt trời, ngọn lửa, các nguồn nhiệt khác...), nhiệt độ LPG trong bình tăng tới nhiệt độ sôi, LPG sẽ bay hơi làm tăng áp suất, dẫn tới sự cố nổ thiết bị nếu không có các thiết bị bảo vệ. Khi nổ thiết bị chứa LPG có thể gây hiệu ứng “domino” như nổ thiết bị chứa LPG, đổ vỡ máy móc, thiết bị, nhà cửa, công trình xung quanh. TS LÝ NGỌC MINH (Đại học Công nghiệp TP.HCM) |
'Ngôi nhà bị sập được xây quá tạm bợ'
UBND quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết ngôi nhà ở phường Bách Khoa không có giấy tờ hợp pháp. Diện tích quá nhỏ, tường mỏng manh, cộng với tác động từ vụ nổ khí gas làm nhà sập, đè chết 2 cháu bé.
Ông Nguyễn Quang Huy, Phó phòng quản lý kỹ thuật và giám định chất lượng, Sở Xây dựng, cho biết ngôi nhà rộng chưa tới 15 m2 vốn được xây dựng trên đất lấn chiếm, không có giấy tờ hợp pháp.
"Nghiên cứu hiện trường cho thấy do nhà quá nhỏ và kín, khí gas rò rỉ đậm đặc bị kích hoạt đã có sức công phá lớn hơn các nhà khác", ông Huy nói và cho rằng tầng 1 ngôi nhà bằng khung bê tông cốt thép, từ tầng 2 bằng tường gạch, nếu không có lực tác động thì có thể đảm bảo chất lượng ở.
Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Thế Hùng cho biết, trên địa bàn đã có nhiều vụ nổ khí gas mà không gây sập nhà, song ngôi nhà tại phường Bách Khoa sáng qua bị sập vì từ tầng 2 không có kết cấu khung bê tông, được xây tạm bợ. Những ngôi nhà kiểu này đều có nguy cơ sập nếu xảy ra cháy nổ.
Tầng 2 được cơi nới dễ sập sau vụ nổ. Ảnh: Hoàng Hà. |
Ngày 3/11, Sở Xây dựng đã cử người xuống hiện trường xem xét, giám định chất lượng ngôi nhà và có báo cáo nhanh gửi UBND thành phố.
Trước đó trao đổi với VnExpress chiều 3/11, ông Nguyễn Đức Thảo, Tổ trưởng tổ dân phố 51, phường Bách Khoa cho biết, gia đình vợ chồng anh Trần Nhật Minh và chị Nguyễn Thị Thu Ngân mua lại căn nhà và chuyển về phường sinh sống được 12 năm.
Ngôi nhà rộng chừng 12 m2, khi mua chỉ có tầng một, trên là cái tum. 4 năm trước, để tăng diện tích sử dụng cho gia đình gồm 4 người, chủ nhà xây thêm tầng.
Tháng 4, sau khi xảy ra vụ sập nhà 5 tầng trên phố Nguyễn Chí Thanh, UBND Hà Nội đã có công văn yêu cầu các quận, huyện thường xuyên kiểm tra, rà soát chất lượng các công trình do người dân tự xây dựng, đặc biệt là nhà cũ được sửa chữa, cơi nới.
Ký ức người cha trong căn nhà sập
Kể lại với mẹ, anh Minh cho biết xuống dưới tầng một, ngửi thấy mùi gas, vợ anh đã bật công tắc điện. Liền sau đó ngọn lửa bùng lên kèm theo tiếng nổ lớn, anh Minh bị quật vào tường, còn chị Ngân nằm sõng soài dưới đất.
Hôm nay, hai vợ chồng anh Trần Nhật Minh và Nguyễn Thị Thu Ngân, chủ nhân ngôi nhà bị sập ở phường Bách Khoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã qua cơn nguy kịch. Người nhà, đồng nghiệp và cả những người không quen biết, nhưng khi biết tin trên báo đài đã đến tận Khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn để thăm hỏi nạn nhân. Nhiều người không kìm được nước mắt khi thấy đôi vợ chồng toàn thân quấn băng trắng xóa, nằm bất động trên giường bệnh.
Do hai người nằm ở hai phòng khác nhau nên người nhà được huy động tối đa. Các em họ ở dưới quê Thái Bình cũng bắt xe lên chăm sóc anh chị, một người bệnh hai người chăm, theo dõi tình trạng nhiệt độ để kịp thời báo bác sĩ.
"Từ lúc tỉnh dậy chúng không ngừng khóc hỏi tin con. Nhưng bác sĩ dặn không được cho biết bọn trẻ đã qua đời. Biết sự thật đau lòng này, vợ chồng nó có thể bị sốc mà tai biến mạch máu não dẫn đến tử vong", mẹ ruột anh Minh nói và nấc nghẹn: "Nỗi đau thể xác còn đó, giờ phải chịu thêm nỗi đau tinh thần này nữa làm sao con tôi chịu được".
Bà cho hay, để thông tin đau lòng không đến với hai con, người em họ túc trực ngoài cửa buồng bệnh, khi nào có khách đến thăm thì nhắc tuyệt đối không được nói ra sự thật, hạn chế khóc ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân. Khách đến thăm cũng vào từng nhóm nhỏ, tránh hỏi han bởi cả hai còn yếu, các vết loét trên mặt còn đỏ và chảy nước.
"Chúng tôi phải nói dối là các cháu đang được cấp cứu ở Bệnh viện Việt Đức, rằng bé Tâm và Duy Anh cũng hỏi thăm bố mẹ rất nhiều, nhưng vết thương nặng nên bác sĩ chưa cho vào thăm", bà cho hay.
Xác bé gái trong ngôi nhà sập được đưa ra ngoài. Ảnh: Hoàng Hà. |
Không giấu được nỗi đau hiện hữu, người mẹ có thân hình bé nhỏ cho biết, sáng 3/11, khi nghe tin nhà con trai gặp nạn, hai ông bà vội vàng bắt xe từ Thịnh Liệt (Hoàng Mai) lên. Ông đến nhà con, còn bà vào bệnh viện.
"Lúc nghe tin tôi tưởng con dâu chỉ bị nhẹ khi nấu đồ ăn sáng, ai ngờ lại khổ thế. Vợ chồng tôi có làm gì thất đức, chúng nó có ăn ở không tốt với ai đâu mà nỡ ra nông nỗi này? Sao lại để mẹ phải chứng kiến các con mình đau đớn, còn ông phải bới từng viên gạch để tìm cháu con ơi", người mẹ, người bà nấc nghẹn.
Lau vội dòng nước mắt, bà kể khi tỉnh dậy trong bệnh viện, anh Minh đã kể với mẹ với giọng đứt quãng. Anh nói tiếng nổ không khác gì quả bom. Lúc đó, hai vợ chồng dậy đi tập thể dục buổi sáng, còn bọn trẻ vẫn ngủ ở tầng 2. Chị Ngân đi trước phát hiện có mùi gas liền thông báo với chồng và bật điện để kiểm tra.
"Khi điện vừa bật cũng là lúc ngọn lửa bùng lên kèm tiếng nổ lớn. Con bị quật mạnh vào tường, lờ mờ thấy Ngân nằm sõng soài dưới đất. Khi mở được mắt ra thì thấy nhà đổ sụp xuống, con bàng hoàng không biết hai con của con ra sao", bà mẹ dẫn lại lời anh Minh.
Người mẹ già nghẹn ngào kể, về làm dâu bà được 3 năm thì chị Ngân và con trai dọn ra ở riêng. Hàng tuần, các cháu đều về thăm ông bà, hoặc khi rảnh rỗi ông bà lại đến chơi với cháu. Ông bà tự hào và hãnh diện khi hai đứa cháu nội kháu khỉnh, đáng yêu và học hành chăm ngoan.
"Mới hôm thứ năm tôi gọi điện, con bé Tâm còn bảo bà chuẩn bị quà cho cháu, cháu mới đi thi học sinh giỏi toán cấp quận, còn thằng em Duy Anh cũng ghé vào thông báo nó đã giành được 11 điểm 10. Thế mà giờ chúng đã không còn nữa", bà vừa nói vừa khóc.
Nói về ngôi nhà nhỏ của vợ chồng con trai, người mẹ cho biết đó là ngôi nhà xây trên diện tích khá nhỏ với 3 tầng và một tum. Tầng một là nơi để xe và nấu ăn, tầng 2 là phòng ngủ của cả gia đình, tầng 3 là phòng khách và một tum để máy giặt và phơi đồ.
"Minh có ý định mua nhà to hơn để đón vợ chồng tôi về ở cùng, thế mà tai nạn lại xảy ra. Không biết đến 5-10 năm sau chúng nó có hết ám ảnh tai nạn, có quên được cái chết của con mình hay không", mẹ anh Minh nói.
Người bà cho hay, sáng mai tang lễ sẽ được tổ chức tại nhà tang lễ Bệnh viện Việt Đức. “Chúng tôi phải cố tỏ ra bình thường để hai con không phát hiện ra điều bất thường. Thế nhưng tôi nghĩ vào giây phút hỏa táng, Minh và Ngân sẽ thấy cồn cào như lửa đốt bởi mối liên hệ máu thịt, bố mẹ - con cái”, bà buồn bã cho hay.
Trước đó 5h30 sáng 3/11, khí gas phát nổ khiến ngôi nhà ở đường Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đổ sập, đè chết 2 cháu bé một trai, một gái. Vợ chồng chủ nhà bị bỏng nặng.
Nước mắt học trò tiễn đưa 2 bé tử nạn do nổ khí gas
"Những trang vở còn dang dở, các bạn sẽ thay hai em viết tiếp", tiếng cô giáo nghèn nghẹn, nhóm học sinh nâng vòng hoa trắng, nước mắt chảy dài. Đoạn đường Phủ Doãn (Hà Nội) chật kín người tiễn đưa 2 em Ngọc Tâm, Duy Anh.
Sáng 5/11 tang lễ hai chị em Trần Ngọc Tâm 15 tuổi và Trần Duy Anh 6 tuổi, nạn nhân vụ sập nhà do nổ khí gas ở phường Bách Khoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức tại Bệnh viện Việt Đức trên phố Phủ Doãn.
Đến tiễn biệt hai em ngoài họ hàng nội ngoại còn là những người hàng xóm, thầy cô, bạn học. Nhiều học sinh lớp 1, học cùng Duy Anh được bố mẹ đưa đến để thắp hương cho bạn. Còn tập thể lớp Ngọc Tâm xếp thành hai hàng, nối đuôi nhau vào viếng bạn.
Nhìn khuôn mặt sáng sủa, thông minh của Duy Anh trước nghi ngút khói hương, nhiều người đã rơi lệ. "Sao con lại nằm ở đây, bố mẹ vẫn chưa được nhìn mặt các con lần cuối...", giọng người bác lạc đi khi nhìn mặt Tâm xám đen trong linh cữu.
Học sinh lớp 9G THCS Tô Hoàng tiễn đưa bạn. Ảnh: Lê Hiếu. |
Người hàng xóm đứng bên cho biết, hai đứa trẻ ngoan, được cả khu yêu mến. Duy Anh mới học lớp 1 nhưng to cao, trắng trẻo và rất thông minh. Bà nhớ cậu bé có cái đầu to, nhưng chân tay lại thon nhỏ như con gái, đặc biệt là giọng nói rất đáng yêu.
Cô giáo Trần Thị Hoa, chủ nhiệm lớp 9G trường THCS Tô Hoàng nơi Tâm đang học kể, Tâm được xem như con át chủ bài của trường trong kỳ thi học sinh giỏi Toán năm nay. Tâm học đều tất cả môn, lại rất tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể.
Cô Hoa nhớ lại sáng 3/10, cô không có giờ trên lớp nhưng nhận được điện thoại của cô giáo bộ môn thông báo lớp vắng 4 em. Biết đó là nhóm bạn thường xuyên đi học cùng nhau nên cô gọi điện cho một em trong nhóm và biết nhà Tâm bị sập. Ngay lập tức cô đến hiện trường, đau xót khi biết học trò đang bị vùi trong đống bê tông, cát bụi.
"Ba ngày nay không hôm nào cả lớp chuyên tâm học bởi các em nhớ Tâm, nghĩ đến cảnh bạn phải chịu đựng nỗi đau lớn, để rồi ra đi khi tất cả còn dang dở", cô Hoa nói và nhìn vào đám học trò trong bộ đồng phục áo trắng, quần đen thường ngày, nhưng hôm nay có thêm băng tang đen trước ngực, bông hoa trắng cầm tay, đang dựa vào vai nhau nức nở.
Vũ Tiến Thành, cậu bạn cùng lớp 9G cho hay, Tâm hiền và hay giúp đỡ bạn bè. Khi có bài Toán khó thường tận tình hướng dẫn để các bạn hiểu. "Không chỉ học giỏi mà Tâm còn hát hay, tham gia diễn văn nghệ cho các hoạt động của trường nữa", Thành cho hay.
Bạn học của Tâm trong đồng phục tới trường nhưng có thêm băng tang đen, hoa trắng, khóc nức nở. Ảnh: Lê Hiếu. |
Hết giờ viếng, những người đưa tang tập trung quanh linh cữu hai cháu nhỏ xấu số để nghe điếu văn. Khi nghe cô giáo nói: "Những trang vở còn dang dở, các bạn sẽ thay hai em viết tiếp", những tiếng khóc òa lên.
Ông Trần Văn Thạch, ông nội của Tâm và Duy Anh giọng nghẹn lại: "Các cháu đau một thì ông đau mười. Giờ các cháu phải học tập, chăm ngoan thay cả phần của Tâm, Duy Anh nhà ông nữa".
Hai xe đến chở quan tài Tâm và Duy Anh chầm chậm lăn bánh. Người thân vẫn khóc ngất và không muốn tin từ nay sẽ vĩnh viễn mất đi hai đứa cháu thân thương. Những người bạn học tay nâng vòng hoa trắng mà nước mắt chảy dài trên má. Cả đoạn đường Phủ Doãn chật kín người, đứng cầu nguyện linh hồn hai em siêu thoát.
Diễn tiến vụ nổ khí gas làm sập nhà
- 5h30, khi bật bếp gas, khí gas phát nổ khiến ngôi nhà 3 tầng một tum ở đường Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đổ sập toàn bộ tum và tầng 2-3.
- Hơn 7h, lực lượng cứu hộ cứu nạn Đội Cứu nạn cứu hộ, Phòng cảnh sát PCCC quận Hoàng Mai có mặt tại hiện trường, trực tiếp tham gia cứu hộ.
- 8h30, Đội Cứu nạn cứu hộ, Phòng cảnh sát PCCC quận Hoàn Kiếm đến hỗ trợ cho Hoàng Mai cùng với nhiều phương tiện như máy kích nâng bê tông...
- 10h sáng, một máy xúc được điều tới, phá đổ bức tường rào của chung cư để tiếp cận hiện trường từ phía sau. Tuy nhiên, lực lượng cứu hộ sau đó đã không thể sử dụng máy này để phá khối gạch, bê tông, vì mặt bằng quá chật hẹp.
- 10h40, thi thể bé trai 6 tuổi được đưa ra khỏi đống đổ nát.
- 11h30, dù nhìn thấy cô bé 15 tuổi, lực lượng tìm kiếm vẫn chưa thể đưa ra ngoài do bé bị kẹt giữa đống gạch vữa và trần mái tum.
- 12h thi thể cô bé được đưa ra khỏi đống gạch vữa, kết thúc quá trình tìm kiếm.
Chúng tôi xin trích lại nguyên văn bức thư của độc giả này:
Tôi là người đã từng có 2 năm trong nghề chở gas tại Hà Nội. Tôi rất đau xót khi được biết thông tin về vụ nổ gas khiến 2 cháu nhỏ bị tử nạn. Tôi xin chia sẻ đến quý độc giả và người tiêu dùng những thông tin thực tế về thực trạng kinh doanh và sử dụng gas tại nội thành Hà Nội hiện nay.
Trong 2 năm (từ năm 2009 đến 2010) tôi lăn lộn làm nhân viên chở gas cho 9 cửa hàng gas tại các quận nội thành Hà Nội. Đúc rút 2 năm ấy tôi xin chia sẻ đến quý vị ba vấn đề quan trọng nhất.
Làm ăn chụp giật
Tất cả 9 cửa hàng tôi làm, các hộ kinh doanh này đều sang chiết gas trái phép. Họ sang chiết gas từ các bình gas giá thấp như gas Vạn Lộc, gas Gia Định sang bình gas Shell (xanh lam), gas Total (vàng), gas Elf (bình đỏ).
Nhân viên giao gas cố tình tạo nguy cơ cháy nổ
Khi giao gas, nắm bắt tâm lý kém hiểu biết về thiết bị sử dụng gas của người tiêu dùng (chủ yếu phụ nữ và người già) nên nhân viên giao gas hay nói rằng van gas, dây gas bị hỏng, có hở mùi để người tiêu dùng phải thay với giá quá cao so với thực tế, trong khi van gas và dây gas vẫn sử dụng tốt.
Lợi dụng khi chủ nhà không để ý, các nhân viên này còn vặn hở gas ở bình hay bẻ van gas. Có những nhân viên chuẩn bị cả kim sắt để chọc thủng dây dẫn gas hoặc dùng dao cứa dây để tạo vết nứt. Sau đó, họ báo với chủ nhà rằng thiết bị gas bị hỏng và buộc chủ nhà phải thay với giá rất đắt. Một số trường hợp nhân viên cố tình làm hỏng bếp gas của chủ nhà để mang bếp về sửa lấy tiền.
Tuy nhiên, trong quá trình sửa họ đã lắp thiếu các chi tiết của bếp, thậm chí một số cố tình lắp thiếu bộ phận cảm ứng nhiệt của bếp điện (có chức năng tự ngắt, đóng đường dẫn gas), làm bếp mất khả năng tự ngắt an toàn trong quá trình đun nấu như tràn nước hay gió lùa.
Đặc biệt nguy hiểm hơn, như trường hợp nhân viên dùng dao cứa dây cao su để tạo vết nứt, nhưng nếu chủ nhà không thay dây như mong muốn, nhân viên đó vẫn để nguyên vết nứt ra về, phó mặc cho chủ nhà, dẫn đến nguy cơ cháy nổ.
Hiện trường vụ nổ khí gas làm hai cháu bé tử nạn hôm 3/11 tại Hà Nội.
Ảnh: VTC News
Ví dụ như, van gas chủ cửa hàng nhập với giá 50.000đồng/chiếc. Nếu nhân viên thay là 350.000đồng/chiếc. Thì nhân viên sẽ được (350.000 -50.000)/3 = 100.000 đồng/chiếc. Vậy chủ cửa hàng thực tế sẽ thu (350.000 - 100.000 = 250.000 đồng/chiếc (lãi 200.000 đồng/chiếc so với giá bán thực tế 50.000 đồng/chiếc).
Kiến thức được trang bị chưa đầy đủ
- Bảo dưỡng gas: Các cửa hàng gas từ khi mọc ra như nấm đã có hình thức bảo dưỡng gas miễn phí cho các hộ gia đình. Nhưng thực tế trong quá trình thực hiện, một số nhân viên của các cửa hàng gas khi vào nhà dân thường lau chùi bếp rất qua loa, thậm chí không có bảo dưỡng mà chỉ mục đích dán số của cửa hàng mình đè lên số của các cửa hàng khác để tranh thị phần.
Một số khác có hành vi sai trái như làm hỏng van gas, dây gas, để thay lấy tiền hoặc làm mất uy tín cửa hàng gas khác. Thậm chí có những trường hợp nhân viên cửa hàng gas còn trộm cắp tài sản như điện thoại, tiền bạc của người dân mà sau khi những nhân viên này ra về chủ nhà mới phát hiện mất đồ.
- Một số các cửa hàng gas, phương tiện chở gas cũ nát, không an toàn, khi chạy trên đường gây lên tiếng nổ khó chịu cho người dân. Một số nhân viên chở gas phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn cho người đi đường. Thực tôi tôi đã được thấy một tổ dân phố làm đơn lên chính quyền để có biện pháp xử lý cửa hàng gas có nhân viên phóng nhanh vượt ẩu, đi xe gây tiếng nổ gây khó chịu và nguy hiểm cho người dân nơi họ sinh sống.
- Một số cửa hàng khi tuyển nhân viên mới không có đào tạo bài bản về những kiến thức sử dụng gas và giải quyết sự cố về gas cho nhân viên. Do đó xảy ra một số vụ tai nạn do nhân viên mới không nắm vững kỹ thuật trong quá trình thay gas hay sử lý sự cố dò gas dẫn đến chính nhân viên đó gây ra cháy nổ cho hộ gia đình sử dụng.
- Đa phần các đại lý và các cửa hàng gas mà tôi biết, họ đều thiếu sự hướng dẫn cụ thể cho ngưòi tiêu dùng các quy tắc sử dụng gas an toàn. Đặc biệt là không chú trọng hướng dẫn người tiêu dùng các biện pháp xử lý khi rò rỉ gas, là nguyên nhân chính gây ra các vụ cháy nổ mà chính xuất phát từ sự không hiểu biết của người dùng và sự thiếu trách nhiệm của nhà cung cấp.
Nguyên nhân cháy nổ gas
- Do người sử dụng sau khi tắt bếp đã không tắt hết công tắc đóng mở gas về đúng vị trí tắt hết gas, khiến cho gas rò rỉ ra ngoài. Hoặc trong quá trình đun nấu không giám sát thường xuyên, dẫn đến khi xảy ra một số trường hợp như nước tràn xuống bếp hay gió lùa làm tắt bếp (đối với những bếp gas không có hệ thống cảm ứng nhiệt tự ngắt an toàn) khiến cho lửa tắt nhưng công tắc bếp vẫn mở làm gas thoát ra ngoài.
- Do dây dẫn: bị nứt hay thủng do chuột cắn hay các nhân khác, hoặc các kẹp nối dây dẫn gas ở đầu bếp và van an toàn bị lỏng khiến gas rò rỉ ra ngoài.
- Do van gas dùng lâu ngày, hoặc các tác nhân bên ngoài tác động làm van gas rò rỉ.
- Do dùng bếp cũ lâu ngày, đồng thời quá trình sau khi ngừng sử dụng không khoá van gas, dẫn đến gas rò rỉ ra ngoài qua bếp.
Tất cả những nguyên nhân khiến gas rò rỉ như trên kết hợp với tác nhân tia lửa điện (bật tắt công tắc điện, bật bếp v.v...) do người sử dụng tạo ra từ sự không hiểu biết khi xử lý sự cố đã vô tình khiến cho gas phát nổ.
Dùng nước xà phòng kiểm tra rò rỉ gas
Tôi đề nghị mọi người phải thật sự ý thức và nghiêm túc thực hiện những quy tắc sử dụng gas an toàn và xử lý sự cố rò rỉ gas:
- Khi mua bình gas, phải chọn những bình gas mới, còn nguyên niêm phong cổ bình, đặc biệt đối các hãng gas như Shell, Total, Elf phải lấy gas tại các đại lý chính hãng. Khi thay gas, khách hàng cần đề nghị nhân viên vặn chặt van an toàn của bình gas và giám sát chặt chẽ quá trình thay gas của nhân viên.
- Trong quá trình đun nấu, người sử dụng phải giám sát thường xuyên, để nếu có xảy ra sự cố còn kịp thời xử lý.
- Sau khi sử dụng cần tắt hết bếp (đặc biệt lưu ý với những bếp đánh lửa bằng điện, phải kiểm tra vị trí tắt của công tắc bếp). Đồng thời khóa van an toàn ngay sau khi ngừng sử dụng.
- Kiểm tra định kỳ dây dẫn gas, van an toàn, các điểm nối dây dẫn gas ở bếp và ở van an toàn bằng cách quét nước xà phòng. Tuyệt đối không dùng bật lửa để dò tìm, nếu phát hiện có hiện tượng rạn nứt dây gas hay hở van gas phải khóa van gas và thông báo cho đại lý hoặc nhà phân phối để thay thế.
- Nên sử dụng loại bếp gas có bộ phận cảm ứng nhiệt tự động ngắt gas khi nước tràn hoặc gió lùa làm tắt lửa. Nếu bếp không có bộ phận cảm ứng nhiệt thì khi đun phải thường xuyên chú ý để kịp thời tắt công tắc bếp nếu bếp bị tắt. Chỉ bật lại bếp khi không còn mùi gas trong khu vực bếp.
- Đối với dây gas nên 1 năm thay một lần. Còn van gas, 2 năm thay một lần.
Xử lý sự cố rò rỉ gas
Bước 1: Khi phát hiện có mùi gas phải lập tức tắt các nguồn lửa, khoá van bình gas. Tuyệt đối không đóng hoặc ngắt công tắc điện, quạt điện làm phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ khí gas.
Bước 2: Mở thoáng cửa ra vào thông với gian bếp, dùng các dụng cụ thủ công như quạt tay, bìa cát tông để quạt đẩy khí gas ra ngoài.
Bước 3: Quét nước xà phòng lên van an toàn và dây dẫn gas để tìm chỗ rò rỉ, tuyệt đối không dùng bật lửa để dò tìm.
Bước 4: Gọi điện cho nhà cung cấp để xử lý sự cố.
Trách nhiệm của cơ quan chức năng?
Trong quá trình làm tại các cửa hàng, khi các chủ hộ kinh doanh giao việc sang chiết gas trái phép cho tôi, tôi đã không đồng tình và xin nghỉ. Tuy nhiên, vì sự an toàn của người tiêu dùng, tôi đã gọi điện đến 2 đội quản lý thị trường nơi 3 cửa hàng sang chiết gas trái phép mà tôi biết.
Tôi đã cung cấp đầy đủ địa chỉ, thời gian các cửa hàng này thực hiện việc sang chiết. Tuy nhiên, tôi đã không thấy sự can thiệp nào của các cơ quan chức năng này. Và theo như tôi biết, hiện nay, các cửa hàng này vẫn đang thực hiện việc sang chiết gas trái phép, gây nguy hiểm cho người dân.
Tôi rất muốn qua vụ nổ gas hôm 03/11 tại Hà Nội, các cơ quan chức năng cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm với người dân. Phải có cơ chế giám sát thường xuyên đến hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh gas, có chế tài xử lý mạnh các cửa hàng sang chiết gas trái phép.
Những vụ nổ gas: Hé lộ bí mật động trời
Một cựu nhân viên hai năm trong nghề gas gửi mail cho VTC News hé lộ những bí mật về thực trạng kinh doanh và sử dụng gas tại nội thành Hà Nội hiện nay.Chúng tôi xin trích lại nguyên văn bức thư của độc giả này:
Tôi là người đã từng có 2 năm trong nghề chở gas tại Hà Nội. Tôi rất đau xót khi được biết thông tin về vụ nổ gas khiến 2 cháu nhỏ bị tử nạn. Tôi xin chia sẻ đến quý độc giả và người tiêu dùng những thông tin thực tế về thực trạng kinh doanh và sử dụng gas tại nội thành Hà Nội hiện nay.
Trong 2 năm (từ năm 2009 đến 2010) tôi lăn lộn làm nhân viên chở gas cho 9 cửa hàng gas tại các quận nội thành Hà Nội. Đúc rút 2 năm ấy tôi xin chia sẻ đến quý vị ba vấn đề quan trọng nhất.
Làm ăn chụp giật
Tất cả 9 cửa hàng tôi làm, các hộ kinh doanh này đều sang chiết gas trái phép. Họ sang chiết gas từ các bình gas giá thấp như gas Vạn Lộc, gas Gia Định sang bình gas Shell (xanh lam), gas Total (vàng), gas Elf (bình đỏ).
Nhiều cửa hàng gas dùng bình gas cũ, quá "đát". (Ảnh minh họa)
Họ sử dụng những niêm phong giả giống niêm phong chính hãng để chụp lên bình gas sang chiết. Mỗi lần như vậy họ “ăn” chênh lệch giá từ 30.000~50.000 đồng/bình. Các bình gas Shell, Total, Elf cũ tồn tại ở các cửa hàng không được đổi bình mới từ công ty sản xuất, mà chúng sẽ luôn được sử dụng quay vòng tại các cửa hàng hay hộ gia đình.
Do đó, các bình gas này ngày càng xuống cấp, độ an toàn giảm, những gioăng cao su giữ kín gas sẽ hở gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Các hộ kinh doanh này, chủ yếu sử dụng cách làm thủ công đơn giản khi sang chiết gas, không có thiết bị an toàn. Thực tế đã chứng minh có nhiều trường hợp cháy nổ tại các cửa hàng gas mà nguyên nhân chính là sang chiết gas trái phép. Nhân viên giao gas cố tình tạo nguy cơ cháy nổ
Khi giao gas, nắm bắt tâm lý kém hiểu biết về thiết bị sử dụng gas của người tiêu dùng (chủ yếu phụ nữ và người già) nên nhân viên giao gas hay nói rằng van gas, dây gas bị hỏng, có hở mùi để người tiêu dùng phải thay với giá quá cao so với thực tế, trong khi van gas và dây gas vẫn sử dụng tốt.
Lợi dụng khi chủ nhà không để ý, các nhân viên này còn vặn hở gas ở bình hay bẻ van gas. Có những nhân viên chuẩn bị cả kim sắt để chọc thủng dây dẫn gas hoặc dùng dao cứa dây để tạo vết nứt. Sau đó, họ báo với chủ nhà rằng thiết bị gas bị hỏng và buộc chủ nhà phải thay với giá rất đắt. Một số trường hợp nhân viên cố tình làm hỏng bếp gas của chủ nhà để mang bếp về sửa lấy tiền.
Tuy nhiên, trong quá trình sửa họ đã lắp thiếu các chi tiết của bếp, thậm chí một số cố tình lắp thiếu bộ phận cảm ứng nhiệt của bếp điện (có chức năng tự ngắt, đóng đường dẫn gas), làm bếp mất khả năng tự ngắt an toàn trong quá trình đun nấu như tràn nước hay gió lùa.
Đặc biệt nguy hiểm hơn, như trường hợp nhân viên dùng dao cứa dây cao su để tạo vết nứt, nhưng nếu chủ nhà không thay dây như mong muốn, nhân viên đó vẫn để nguyên vết nứt ra về, phó mặc cho chủ nhà, dẫn đến nguy cơ cháy nổ.
Hiện trường vụ nổ khí gas làm hai cháu bé tử nạn hôm 3/11 tại Hà Nội.
Ảnh: VTC News
Tôi xin đưa ra ví dụ như với van an toàn của hãng GOLDSUN với giá bán thực tế là 100.000 đồng/chiếc nhân viên và cửa hàng gas có thể bán đủ các mức giá từ 200.000 ~ 400.000 đồng/chiếc. Thậm chí có nhân viên đã thay van với giá 960.000 đồng/chiếc. Còn dây dẫn gas giá thực tế từ 20.000 ~ 50.000 đồng/chiếc (chiều dài 1m) thì họ có thể thay từ 100.000đồng~300.000đồng/chiếc.
Việc cho nhân viên thay thiết bị gas có 30% hoa hồng khi trừ đi chi phí mà chủ hộ mua thiết bị gas ban đầu khiến cho các nhân viên này có thêm hành vi sai trái, thiếu đạo đức, gây thiệt hại và nguy hiểm cho người tiêu dùng.Ví dụ như, van gas chủ cửa hàng nhập với giá 50.000đồng/chiếc. Nếu nhân viên thay là 350.000đồng/chiếc. Thì nhân viên sẽ được (350.000 -50.000)/3 = 100.000 đồng/chiếc. Vậy chủ cửa hàng thực tế sẽ thu (350.000 - 100.000 = 250.000 đồng/chiếc (lãi 200.000 đồng/chiếc so với giá bán thực tế 50.000 đồng/chiếc).
Kiến thức được trang bị chưa đầy đủ
- Bảo dưỡng gas: Các cửa hàng gas từ khi mọc ra như nấm đã có hình thức bảo dưỡng gas miễn phí cho các hộ gia đình. Nhưng thực tế trong quá trình thực hiện, một số nhân viên của các cửa hàng gas khi vào nhà dân thường lau chùi bếp rất qua loa, thậm chí không có bảo dưỡng mà chỉ mục đích dán số của cửa hàng mình đè lên số của các cửa hàng khác để tranh thị phần.
Một số khác có hành vi sai trái như làm hỏng van gas, dây gas, để thay lấy tiền hoặc làm mất uy tín cửa hàng gas khác. Thậm chí có những trường hợp nhân viên cửa hàng gas còn trộm cắp tài sản như điện thoại, tiền bạc của người dân mà sau khi những nhân viên này ra về chủ nhà mới phát hiện mất đồ.
- Một số các cửa hàng gas, phương tiện chở gas cũ nát, không an toàn, khi chạy trên đường gây lên tiếng nổ khó chịu cho người dân. Một số nhân viên chở gas phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn cho người đi đường. Thực tôi tôi đã được thấy một tổ dân phố làm đơn lên chính quyền để có biện pháp xử lý cửa hàng gas có nhân viên phóng nhanh vượt ẩu, đi xe gây tiếng nổ gây khó chịu và nguy hiểm cho người dân nơi họ sinh sống.
- Một số cửa hàng khi tuyển nhân viên mới không có đào tạo bài bản về những kiến thức sử dụng gas và giải quyết sự cố về gas cho nhân viên. Do đó xảy ra một số vụ tai nạn do nhân viên mới không nắm vững kỹ thuật trong quá trình thay gas hay sử lý sự cố dò gas dẫn đến chính nhân viên đó gây ra cháy nổ cho hộ gia đình sử dụng.
- Đa phần các đại lý và các cửa hàng gas mà tôi biết, họ đều thiếu sự hướng dẫn cụ thể cho ngưòi tiêu dùng các quy tắc sử dụng gas an toàn. Đặc biệt là không chú trọng hướng dẫn người tiêu dùng các biện pháp xử lý khi rò rỉ gas, là nguyên nhân chính gây ra các vụ cháy nổ mà chính xuất phát từ sự không hiểu biết của người dùng và sự thiếu trách nhiệm của nhà cung cấp.
Nguyên nhân cháy nổ gas
- Do người sử dụng sau khi tắt bếp đã không tắt hết công tắc đóng mở gas về đúng vị trí tắt hết gas, khiến cho gas rò rỉ ra ngoài. Hoặc trong quá trình đun nấu không giám sát thường xuyên, dẫn đến khi xảy ra một số trường hợp như nước tràn xuống bếp hay gió lùa làm tắt bếp (đối với những bếp gas không có hệ thống cảm ứng nhiệt tự ngắt an toàn) khiến cho lửa tắt nhưng công tắc bếp vẫn mở làm gas thoát ra ngoài.
- Do dây dẫn: bị nứt hay thủng do chuột cắn hay các nhân khác, hoặc các kẹp nối dây dẫn gas ở đầu bếp và van an toàn bị lỏng khiến gas rò rỉ ra ngoài.
- Do van gas dùng lâu ngày, hoặc các tác nhân bên ngoài tác động làm van gas rò rỉ.
- Do dùng bếp cũ lâu ngày, đồng thời quá trình sau khi ngừng sử dụng không khoá van gas, dẫn đến gas rò rỉ ra ngoài qua bếp.
Tất cả những nguyên nhân khiến gas rò rỉ như trên kết hợp với tác nhân tia lửa điện (bật tắt công tắc điện, bật bếp v.v...) do người sử dụng tạo ra từ sự không hiểu biết khi xử lý sự cố đã vô tình khiến cho gas phát nổ.
Dùng nước xà phòng kiểm tra rò rỉ gas
Tôi đề nghị mọi người phải thật sự ý thức và nghiêm túc thực hiện những quy tắc sử dụng gas an toàn và xử lý sự cố rò rỉ gas:
- Khi mua bình gas, phải chọn những bình gas mới, còn nguyên niêm phong cổ bình, đặc biệt đối các hãng gas như Shell, Total, Elf phải lấy gas tại các đại lý chính hãng. Khi thay gas, khách hàng cần đề nghị nhân viên vặn chặt van an toàn của bình gas và giám sát chặt chẽ quá trình thay gas của nhân viên.
- Trong quá trình đun nấu, người sử dụng phải giám sát thường xuyên, để nếu có xảy ra sự cố còn kịp thời xử lý.
- Sau khi sử dụng cần tắt hết bếp (đặc biệt lưu ý với những bếp đánh lửa bằng điện, phải kiểm tra vị trí tắt của công tắc bếp). Đồng thời khóa van an toàn ngay sau khi ngừng sử dụng.
- Kiểm tra định kỳ dây dẫn gas, van an toàn, các điểm nối dây dẫn gas ở bếp và ở van an toàn bằng cách quét nước xà phòng. Tuyệt đối không dùng bật lửa để dò tìm, nếu phát hiện có hiện tượng rạn nứt dây gas hay hở van gas phải khóa van gas và thông báo cho đại lý hoặc nhà phân phối để thay thế.
- Nên sử dụng loại bếp gas có bộ phận cảm ứng nhiệt tự động ngắt gas khi nước tràn hoặc gió lùa làm tắt lửa. Nếu bếp không có bộ phận cảm ứng nhiệt thì khi đun phải thường xuyên chú ý để kịp thời tắt công tắc bếp nếu bếp bị tắt. Chỉ bật lại bếp khi không còn mùi gas trong khu vực bếp.
- Đối với dây gas nên 1 năm thay một lần. Còn van gas, 2 năm thay một lần.
Xử lý sự cố rò rỉ gas
Bước 1: Khi phát hiện có mùi gas phải lập tức tắt các nguồn lửa, khoá van bình gas. Tuyệt đối không đóng hoặc ngắt công tắc điện, quạt điện làm phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ khí gas.
Bước 2: Mở thoáng cửa ra vào thông với gian bếp, dùng các dụng cụ thủ công như quạt tay, bìa cát tông để quạt đẩy khí gas ra ngoài.
Bước 3: Quét nước xà phòng lên van an toàn và dây dẫn gas để tìm chỗ rò rỉ, tuyệt đối không dùng bật lửa để dò tìm.
Bước 4: Gọi điện cho nhà cung cấp để xử lý sự cố.
Trách nhiệm của cơ quan chức năng?
Trong quá trình làm tại các cửa hàng, khi các chủ hộ kinh doanh giao việc sang chiết gas trái phép cho tôi, tôi đã không đồng tình và xin nghỉ. Tuy nhiên, vì sự an toàn của người tiêu dùng, tôi đã gọi điện đến 2 đội quản lý thị trường nơi 3 cửa hàng sang chiết gas trái phép mà tôi biết.
Tôi đã cung cấp đầy đủ địa chỉ, thời gian các cửa hàng này thực hiện việc sang chiết. Tuy nhiên, tôi đã không thấy sự can thiệp nào của các cơ quan chức năng này. Và theo như tôi biết, hiện nay, các cửa hàng này vẫn đang thực hiện việc sang chiết gas trái phép, gây nguy hiểm cho người dân.
Tôi rất muốn qua vụ nổ gas hôm 03/11 tại Hà Nội, các cơ quan chức năng cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm với người dân. Phải có cơ chế giám sát thường xuyên đến hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh gas, có chế tài xử lý mạnh các cửa hàng sang chiết gas trái phép.
Những cuộc cứu hộ khó quên của cảnh sát TP HCM
Bằng camera dò tìm, chỉ sau 15 phút, lực lượng cứu hộ đã xác định được vị trí của nạn nhân dưới đống đổ nát của công trình ở Phú Mỹ Hưng. Nhưng họ chỉ có 20 phút để quyết định sự sống của cô gái trẻ.
Một cảnh phá tường chui vào trong căn nhà sập đổ tìm nạn nhân của cảnh sát cứu hộ TP HCM. Ảnh: An Nhơn. |
Rạng sáng 30/12/2008, Đội cứu hộ cứu nạn (thuộc Sở cảnh sát Phòng cháy chữa cháy TP HCM) nhận tin báo có vụ sập giàn giáo tại công trình cao ốc văn phòng và thương mại CR4-1, nằm trong khu Phú Mỹ Hưng (quận 7) khiến nhiều công nhân bị vùi lấp. Cảnh sát cứu hộ cứu nạn được tung đến hiện trường.
Trước khu đổ nát rộng 500 m2, công việc đầu tiên của đội cứu hộ là tiếp nhận thông tin mô tả vị trí nạn nhân bị vùi lấp. Họ nhanh chóng chia hai nhóm, dùng đèn chiếu sáng, camera luồn vào các ngõ ngách mà người không vào được để tìm nạn nhân. Sau 15 phút, camera đã xác định vị trí hai công nhân nữ vùi dưới khối bêtông vừa ráo ở tầng 3 và 4.
Chị Nguyễn Thị Huyền (26 tuổi, quê Đồng Tháp) nằm ở tầng 3, bị bêtông và ngổn ngang những thanh sắt giàn giáo đè hết nửa người, đang cố sức kêu cứu. “Phá bêtông và cắt sắt không khó, có điều chỉ cần động búa vào là hàng chục tấn bêtông từ trên sẽ sụp xuống đè chết nạn nhân. Khi đó chẳng những không cứu được cô gái mà cả lính cứu hộ cũng chịu chung số phận”, trung úy Huỳnh Văn Tuấn, Đội trưởng đội cứu hộ cứu nạn nhớ lại.
Nhẩm tính trọng lượng của khối bêtông, Tuấn quyết định cho đồng đội chuyển gấp các con đội vào chèn cứng phía dưới dầm sắt, bảo đảm khối bêtông bên trên không tiếp tục lún sâu cũng như không thể đổ sập khi các phương tiện phá dỡ hoạt động. Đến khoảng 3h sáng, sau gần 2 giờ tìm kiếm, nạn nhân sống sót đầu tiên được chuyển khỏi hiện trường bàn giao cho kíp bác sĩ bên ngoài đưa đi cấp cứu.
Gian nan chưa dừng lại, trung úy Tuấn và các đồng đội trở lại đống đổ nát đào bới để cứu chị Võ Thị Tuyền (26 tuổi, quê Sóc Trăng). Chị Tuyền được phát hiện ở tầng 4 trong tình trạng sức khỏe nguy kịch với hai chân bị kẹp chặt bởi các thanh sắt giàn giáo và cả núi bêtông đang khô dần.
Trong lúc đội cứu hộ đào bới, các nhân viên y tế cũng len vào tận nơi truyền dịch, bơm oxy, tiêm thuốc giảm đau cho nữ công nhân. Một giờ trôi qua nhưng các nhân viên cứu hộ không thể bẩy khối bêtông để giải thoát nạn nhân. Hơi thở chị Tuyền yếu dần. Để bảo toàn tính mạng cho nữ công nhân này, các bác sĩ phải tính đến phương án tháo khớp nạn nhân ngay tại chỗ.
“Nhìn gương mặt của nạn nhân với hơi thở yếu ớt nhưng ánh mắt lúc ấy như đặt tất cả hy vọng sự sống vào chúng tôi, tôi không đành lòng nhìn nạn nhân bị tàn tật dưới sự bất lực của đội mình. Chúng tôi quyết định xin thêm thời gian”, Tuấn kể.
Được chỉ huy cho thêm 20 phút để quyết định số phận của cô gái, Tuấn cùng đồng đội lao vào khối bêtông đang cứng dần. Thời gian trôi đi, hơi thở nạn nhân yếu dần. Mồ hôi ướt đẫm lưng, các cảnh sát tích cực đào bới, khoan cắt rồi dùng túi hơi nâng bêtông kết hợp phun nước làm giảm độ khô cứng của bêtông. Cuối cùng, niềm tin của những cảnh sát trẻ đã chiến thắng khi quỹ thời gian 20 phút vừa hết, cô gái được cáng ra khỏi hiện trường trong sự vui mừng của người lính cứu hộ.
“Đó là 20 phút đấu trí cân não của tôi và đồng đội. Nếu lần đó tôi không thành công thì có lẽ đó sẽ là một kỷ niệm rất buồn. May mà chúng tôi đã không có sơ suất nào để phải ân hận”, Tuấn nhớ lại.
Một vụ cứu nạn khiến đội cứu hộ không thể quên đó là vụ sập ngôi nhà 4 tầng trong hẻm trên đường Nguyễn Cửu Vân (phường 17, quận Bình Thạnh) sáng 9/1/2007. Căn nhà bị sập trong giai đoạn gia cố. Chiều cao và sức nặng vật liệu của căn nhà quá lớn đã làm sập thêm 5 căn nhà liền kề. 4 người bị thương trong tai nạn, riêng chị Hoàng Dương Ngọc Phương (22 tuổi) bị kẹt sát vách căn nhà.
Tiếp nhận hiện trường là một đống đổ nát, bêtông, sắt thép nằm ngổn ngang, cảnh sát cứu hộ cứu nạn đã "trải qua những phút giải cứu nghẹt thở". Nạn nhân nằm ở vị trí khó tiếp cận, nhiều phương án được đội cứu hộ vạch ra. “Quy tắc được thống nhất là không được phép đào bới vì hiện trường có thể sập tiếp, đè chết nạn nhân”, Tuấn nhớ lại.
Cuối cùng, nhóm cảnh sát quyết định phá tường căn nhà bên cạnh. Sau vài phút dùng máy khoan bêtông, họ phá được một lỗ thông tường vừa đủ một người chui. “Tôi và một đồng đội bò vào, sau vài phút đã đưa nạn nhân ra ngoài đi cấp cứu”, Tuấn kể.
Giọng bùi ngùi, viên cảnh sát trẻ kể thêm về vụ sập nhà 4 tầng vào rạng sáng 7/8/2009 khiến 6 người bị mắc kẹt. Trong đó chị Lê Thị Phấn (22 tuổi) cùng đứa con 24 tháng tuổi đã tử vong.
Sau khi xác định vị trí nạn nhân, lực lượng cứu hộ đã lao mình vào tìm kiếm nạn nhân bị vùi dưới đống hỗn độn. Có những khối bêtông nặng hàng chục tấn. Sau 3 giờ đào bới, họ đã cứu được 4 nạn nhân ra ngoài. Cuối cùng thi thể hai mẹ con chị Phấn được tìm thấy dưới đống đổ nát. Giám định cho biết họ đã chết trước khi nhân viên cứu hộ có mặt.
“Dù công việc đã quen nhưng chúng tôi không thể tránh được cảm giác đau buồn mỗi khi tìm được nạn nhân nhưng họ đã chết. Điều đó càng thôi thúc chúng tôi làm sao phải triển khai và tìm kiếm được nạn nhân nhanh nhất vì sự sống trong thời điểm ấy chỉ tính được bằng giây”, trung úy trẻ trùng giọng.
Tìm người trong đống đổ nát. Ảnh: An Nhơn |
Theo Đại tá Lê Tấn Bửu (Phó giám đốc sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy TP HCM), hiện Đội cứu hộ cứu nạn trên cạn của thành phố có 28 cán bộ và được trang bị một xe thiết bị từ nước ngoài để có thể tìm kiếm nạn nhân trong các vụ sập đổ nhanh nhất. Các thiết bị chuyên dùng của nhân viên cứu hộ chủ yếu như: máy khoan cắt bêtông, máy cưa đa năng (cưa đá, sắt, thép…), máy cắt thủy lực mà kìm cộng lực không cắt được, túi khí nâng vật nặng khoảng 15 tấn, camera dò tìm nạn nhân trong công trình sập đổ…
“Tùy theo hiện trường xảy ra mà người chỉ huy lựa chọn thiết bị để triển khai sao cho việc tìm kiếm nạn nhân nhanh nhất, hiệu quả nhất. Trong đó, camera dò tìm nạn nhân là thiết bị mới được áp dụng tại TP HCM trong hai năm nay và đã phát huy tác dụng ở nơi mà nhân viên cứu hộ không vào được”, ông Bửu nói.
Bác sĩ lái 'xe điên' đâm 17 người bị khởi tố
Gần 2 tuần điều tra, Công an TP HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Trần Anh Huy (42 tuổi, bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1) vì gây ra tai nạn nghiêm trọng làm chết 2 người, gây trọng thương 15 nạn nhân khác.
Ông Huy bị khởi tố về tội “vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Quá trình điều tra, người này thừa nhận chiều 7/10 do va quệt với 2 xe máy, ông hoảng loạn đạp phanh nhưng lại nhầm chân ga khiến ôtô tăng tốc lao về phía trước. Ông Huy đâm vào 3 ôtô, húc 12 xe máy đang dừng đèn đỏ ở ngã tư Lý Thái Tổ - Sư Vạn Hạnh.
Hiện trường vụ tai nạn hôm 7/10. Ảnh: A.N |
Sau khi gây tai nạn khiến 2 người chết, 15 người bị thương, ôtô của ông Huy tiếp tục lao thêm quãng đường gần 200 m với vận tốc rất cao và dừng lại ở khu vực vòng xoay Lý Thái Tổ, nơi có mật độ xe dày đặc. Tài xế được một người dân chở đến công an phường tự thú.
Theo lời khai ban đầu với cơ quan điều tra, ông Huy cho rằng do lỗi kỹ thuật xe đột ngột tăng tốc gây ra tai nạn và làm bung túi khí. Tuy nhiên, sau đó hội đồng giám định đưa xe đi khám nghiệm và kết luận sơ bộ chiếc xế hộp hoàn toàn bình thường.
Giây phút hãi hùng của nạn nhân vụ xe 'điên'
"Vừa thắng xe dừng đèn đỏ thì ôtô phía sau bất ngờ lao đến húc tôi và xe văng rất xa. Xung quanh tôi cũng có rất nhiều người và xe nằm la liệt", chị Lam Bình (26 tuổi, nạn nhân vụ ôtô "điên" đâm hàng loạt chiều 7/10) kể lại.
Một nạn nhân nữ bị chấn thương ở đầu. Ảnh: An Nhơn. |
Nhăn nhó với vết thương ở chân phải, nhưng chị Nguyễn Thị Lam Bình (26 tuổi, ngụ Tiền Giang) bảo mình may mắn nhất trong số nạn nhân bị ôtô đâm hàng loạt ở ngã tư Lý Thái Tổ - Sư Vạn Hạnh (quận 10). Cùng được đưa vào cấp cứu ở bệnh viện 115 với chị còn có 14 người khác, trong đó một phụ nữ đã tử vong.
Chị Bình kể, khoảng 16h chị đang trên đường từ chỗ làm về nhà. Vào giờ cao điểm nên xe cộ rất đông đúc. Khi đến ngã tư Lý Thái Tổ - Sư Vạn Hạnh, chị Bình dừng xe chờ đèn đỏ thì bất ngờ bị ôtô 4 chỗ từ phía sau lao tới, húc văng xa 5 m.
"Lúc đó tôi dừng cách vạch đèn đỏ khoảng 2-3 hàng xe và phía trong lề. Sau cú đâm điếng người, tôi thấy nhiều người và xe máy nằm la liệt. Một cảnh tượng thật hãi hùng", chị Bình nhớ lại.
Theo nạn nhân này, có hai xe tay ga bốc cháy. Một số người nằm bất tỉnh, máu me đầy đường, số còn lại thì nằm rên la cầu cứu. Người dân đã dùng bình C02 dập tắt xe bị cháy. Sau đó xe taxi và xe ôm lần lượt đưa mọi người đi cấp cứu.
Xe tay ga bị bốc cháy. Ảnh: An Nhơn. |
Cùng gặp nạn, chị Dương Thị Thanh Thảo (39 tuổi) bị ôtô húc văng vào xe tay ga đang bốc cháy ngùn ngụt nên bị bỏng khắp người, mái tóc bị cháy xém và một vết thương nặng ở vùng cẳng chân. "Tôi vừa chở hai con đi học về. Đang dừng chờ đèn ở ngã tư thì bất ngờ bị chiếc xe điên ấy hất văng rồi kéo lê một đoạn. Tôi bất tỉnh nên không biết chuyện gì xảy ra sau đó", chị Thảo nói trong đau đớn.
Dừng xe song song nhưng may mắn hơn người bạn bị chấn thương nặng vùng đầu, chị Thái Thị Thúy Kiều (22 tuổi, ngụ Bình Tân) chỉ bị thương nhẹ ở chân. "Tôi chạy xe máy một mình trên đường Lý Thái Tổ ra quận 1. Cũng như mọi người lúc đó tôi dừng đèn đỏ sát trong lề thì nghe nhiều tiếng la hét và tiếng động ầm ầm từ phía sau. Chưa kịp quay lại nhìn thì mình cũng bị hất bay lên vỉa hè", Kiều kể.
Theo tài xế xe 4 chỗ hiệu Toyota Camry Nguyễn Thanh Duy (28 tuổi, ngụ Thủ Đức), anh đỗ xe chờ đèn đỏ trước hai ôtô con khác. Bất ngờ chiếc xe Altis màu cà phê sữa lao nhanh đến, đâm vào hông cả ba ôtô.
"Đầu tiên xe ấy đánh lái vào làn xe máy, sau đó lao đi với tốc độ kinh hoàng và đâm hàng loạt xe. Nhiều người và xe bay lên đầu chiếc Altis màu cà phê sữa trong đó có cả phụ nữ. Nhiều tiếng la hét hoảng loạn. Máu và thi thể người nằm khắp nơi. Cảnh tượng thật hãi hùng", anh Duy kể.
Chạy phía sau anh Duy, xe 4 chỗ hiệu Mercedes của ông Nguyễn Văn Phước (62 tuổi) bị ôtô "điên" đâm mạnh bên hông và gãy kính chiếu hậu. 12 xe máy bị bẹp rúm nằm la liệt. 15 người bị thương được người dân đưa đi tới bệnh viện 115 cách hiện trường khoảng một km.
Xe gây tai nạn hàng loạt. Ảnh: An Nhơn. |
Sau khi gây tai nạn hàng loạt ở ngã tư, ôtô tiếp tục lao thêm quãng đường gần 200 m với vận tốc rất cao. Rất may xe "điên" đã dừng lại ở khu vực vòng xoay Lý Thái Tổ, nơi có mật độ xe dày đặc. Sau khi dừng xe, tài xế đã nhanh chóng bỏ chạy khỏi hiện trường nhưng sau đó đến công an phường tự thú. Ôtô gây tai nạn bị bể túi khí, phần đầu bẹp rúm.
Tài xế xe Altis gây tai nạn kinh hoàng trên được xác định là Trần Anh Huy (42 tuổi, ngụ phường Bến Thành, quận 1), là bác sĩ của Bệnh viện Nhi Đồng 1 chỉ cách hiện trường một đoạn ngắn. Ông này lái xe trong trạng thái bình thường và đi một mình. Trước khi gây tai nạn, ông Huy chạy xe từ một nhà thuốc gần cơ quan làm việc.
Khoảng 12 xe máy bị bẹp rúm nằm tại hiện trường, trong đó có cả xe SH bị cháy đen. Máu và tư trang của nạn nhân vương vãi khắp lòng đường.
Anh Nguyễn Thanh Duy, tài xế chiếc Camry cho hay, khoảng 16h, xe gây tai nạn đi từ hướng vòng xoay đường 3/2 vào đường Lý Thái Tổ. Đến trước Bệnh viện Nhi đồng 1, ôtô này va quệt vào xe Nouvo, sau đó đâm liên tiếp vào 3 ôtô, trong đó có xe của anh Duy.
Chưa dừng lại, "xe điên" đâm qua làn đường xe máy, húc hàng loạt xe đang dừng chờ đèn đỏ ở ngã tư Sư Vạn Hạnh.
"Nhiều người và xe bay lên trước đầu chiếc Atis màu cà phê sữa trong đó có cả phụ nữ. Nhiều tiếng la hét hoảng loạn. Máu và thi thể người nằm khắp nơi. Cảnh tượng thật kinh hoàng", anh Duy kể.
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: An Nhơn. |
Một người dân trong khu vực cho hay: "Một xe SH và xe Attila khác bốc cháy. Chúng tôi đã lao vào dập lửa và cứu giúp những người gặp nạn".
Sau khi gây tai nạn hàng loạt, ôtô vẫn lao tiếp quãng đường 200 m với vận tốc rất cao. Rất may nó đã dừng lại ở khu vực vòng xoay có mật độ lưu thông dày đặc.
Giao thông khu vực đường Lý Thái Tổ bị phong tỏa.
Bệnh viện 115 cho biết đã tiếp nhận 15 nạn nhân của vụ tai nạn. Trong đó một phụ nữ đã tử vong trước khi nhập viện và một phụ nữ khác phải mổ cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, 4 người bị thương nhẹ đã được xuất viện.
Nguồn gốc của 'xe điên'
Ngoài những nguyên nhân nguy hiểm như uống rượu-bia hay cố tình bỏ chạy, đôi khi chỉ vì không quen xe, lần đầu lái số tự động, bực dọc với người khác mà tài xế có thể gây ra tai nạn liên hoàn.
Trong vài năm gần đây mặt báo, diễn đàn ngày càng nhiều tin về những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Nó không đơn giản là "va quệt" mà liên quan đến nhiều người và nhiều phương tiện.
Dần dần, từ "xe điên" hình thành, mang tính khái niệm do xã hội đặt tên dù thực chất xe không "điên". Tai nạn không loại trừ ai và loại trừ phương tiện nào, từ xe số tự động, số sàn, từ chở khách, chở hàng; từ xe siêu trường hay xe kéo moóc...Bài viết này chỉ đề cập đến xe gia đình, từ 4 chỗ đến 7 chỗ, là loại có nhu cầu cá nhân cao và tăng nhanh.
Đâu là nguyên nhân
Điều cần công nhận là tai nạn giao thông phần lớn do con người chứ không phải phương tiện. Sức khỏe không đảm bảo, thiếu bình tĩnh khi xử lý, thậm chí nổi nóng cũng gây nên tình trạng này.
Một cán bộ công an giao thông Hà Nội nêu ra ba đặc điểm của tài xế trong các vụ tai nạn mang tính liên hoàn. Đầu tiên là những người có tâm lý bỏ chạy, trốn trách nhiệm. Trường hợp thứ hai uống rượu, bia, chất kích thích. Cuối cùng là người hoảng loạn không tự chủ được hành vi. Họ mất kiểm soát từ va chạm đầu tiên để rồi biến thành liên hoàn, nghiêm trọng.
Mấy chục năm cầm lái từ xe kéo pháo, hai cầu, Z157 tải đạn nhưng khi lên chiếc Ford Mondeo đi mượn hồi tháng 3/2011, người đàn ông tên Mạnh đã đâm 14 xe đạp, 7 xe máy cùng chiều khiến 20 người nhập viện trên tuyến đường Xuân Thủy- Hồ Tùng Mậu- Phạm Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội).
Mới nhất là ngày 7/10, bác sĩ Trần Anh Huy, 42 tuổi, lái chiếc Altis đâm hỏng Mercedes E200 và Camry chạy cùng chiều phía trước trên đường Lý Thái Tổ- Sư Vạn Hạnh (Quận 10, TP HCM). Sau đó còn đâm vào nhóm xe máy đang chờ đèn đỏ. Hai người tử vong, 12 người bị thương, 8 người đã xuất viện, 4 người đang phải điều trị tại bệnh viện 115.
Hậu quả thật lớn và câu hỏi là tài xế đã làm gì? Những người đang sử dụng ôtô tự hỏi làm thế nào để mình không phải là người gây ra thảm cảnh đó. Cảnh sát giao thông làm việc khi tai nạn đã xảy ra. Nhưng còn những yếu tố trước đó cần làm rõ.
Các bạn, những người từng đi học, nhận bằng và đang hoặc chưa sở hữu xe hơi có thể nhận ra rằng hệ thống đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép của Việt Nam thiếu tính thực tiễn. Thực tế trên đường khác quá xa so với sa hình. Một bên là hàng chục chiếc xe máy vây quanh, chưa kể ôtô, xe bus, xe đạp, người đi bộ. Trong khi chúng ta đi thi thì sao? Một sa hình yên ả, với những "mẹo" biết trước. Bạn có thể chỉ mất một ngày thuê "xe chip" để đạt 90 hay 95 điểm, dù chưa đi thực tế phút nào.
Vì thế, ai may mắn học ở chỗ tốt, có xe thì lái ngay được ra đường. Số còn lại hoặc là toát mồ hôi khi ngồi vào vô-lăng hoặc rất liều. Nhìn xe khác như kẻ địch. Hệ thống tạo điều kiện để nhiều người cố gắng "lấy bằng" mà không cần "biết lái". Điều này ngược với quy trình sát hạch ngay trên thực địa ở nhiều nước.
Quy trình đào tạo cũng đang chậm hơn thực tế. Ta chỉ có loại hình dạy lái bằng xe số sàn trong lúc xe số tự động phổ biến với tốc độ nhanh. Phụ nữ bây giờ ai còn muốn mua xe số sàn. Trong khi đó, số tự động dễ khiến những sai lầm phải trả giá đắt. Dễ xảy ra nhất là nhầm chân ga với phanh.
Tiếp đến là thực trạng giao thông, thứ dồn nén người lái xe vào những khó chịu, căng thẳng. Tắc đường liên miên, đường sá lộn xộn không theo một quy luật nào. Tạt đầu một chiếc ôtô thật đơn giản với người đi xe máy. Nhưng họ đâu biết rằng phía sau có người đang bực dọc. Cũng như thế, một ôtô quay đầu không đúng chỗ làm hàng dài xe máy đợi chờ. Vì những lý do như thế, bạn có nhận ra chúng ta nói tục ngày càng nhiều khi đi trên đường?
Nguyên nhân cuối cùng là trong vài trường hợp, đạo đức người lái ôtô không tương xứng với phương tiện họ đang điều khiển. Nhiều vụ tai nạn tài xế thể hiện rõ sự dã tâm, chủ động chạy trốn và gây ra tai họa cho nhiều người nhưng lại kết thúc bằng án chưa thỏa đáng. Vì thế mà ngày càng nhiều người nhờn luật.
Hiện trường tai nạn chiều 7/10. Ảnh: An Nhơn. |
Giải pháp nào cho vấn đề "xe điên"
Đào tạo và cấp bằng là giai đoạn đầu tiên, mang tính căn bản để một tài xế có "điên" trong tương lai hay không. Vì vậy cần phải thay đổi những gì đã cũ, lạc hậu, bổ sung cái mới nhằm tiếp cận gần hơn với thực tế.
Quy trình phải gắn với thực hành. Học viên "học mà chơi, chơi mà học". Bộ GTVT nên thiết kế những game với bối cảnh giao thông Việt Nam, mật độ Việt Nam, biển báo Việt Nam, tốc độ cho phép Việt Nam, đường sá Việt Nam và thời tiết Việt Nam. Nhờ thế người chơi mới học nhanh, không cứng nhắc vào mớ lý thuyết. Dễ nhớ, hứng thú, chơi và học được với nhiều người. Có tác dụng quảng bá và giáo dục với mọi tầng lớp từ nhi đồng tới người cao tuổi.
Còn về thực hành, học viên có thể được học bằng cabin điện tử có vô-lăng, cần số, hệ thống phanh ga côn như xe thật, hệ thống màn hình tạo được không gian thời gian và cảm giác địa hình đạt tiêu chuẩn quốc tế. Giáo trình đầy đủ, sát với thực tế và đi cùng những người thầy không chỉ giỏi về chuyên môn mà phải tâm huyết, có văn hóa và đạo đức nghề nghiệp.
Thời gian dành cho thực hành nhiều hơn và bắt các học viên tuân thủ như một lớp học thực thụ. Không đủ số buổi tham dự và chứng nhận của thầy giáo sẽ không được thi. Mở rộng sang cả hình thức xe số tự động. Quy trình sát hạch dành cho phần đi thực tế phải đóng vai trò cao hơn điểm số như hiện tại.
Học viên phải có nhận thức hoặc thực hành một số tình huống đặc biệt. Chẳng hạn khi đạp nhầm chanh phanh với ga sẽ phải làm gì. Xe nổ lốp nên làm thế nào. Gặp các tình huống khẩn cấp phải thao tác ra sao.
Khi đã có giấy phép người lái xe phải có thời gian thực tập ít nhất là một tháng với người hướng dẫn, trước khi chính thức tự mình điều khiển phương tiện tham gia giao thông hòa nhập với cộng đồng.
Nên chọn số sàn khi bắt đầu lái
Việc lái số sàn đặc biệt cần thiết cho 2 năm ban đầu, khoảng thời gian chúng ta cay đắng, ngọt bùi với chiếc xe của mình.
Tôi lái xe được 5 năm, đang chạy chiếc Captiva LT (MT) và có 2 người bạn là chủ hãng xe cho thuê. Dưới đây tôi muốn đưa ra những lời khuyên thực tế cho những người đang phân vân chọn số tự động hay số sàn ở lần đầu sở hữu ôtô.
Thứ nhất, khi đào tạo lái xe, bao giờ chúng ta cũng được dạy lái số sàn (Việt Nam) sau đó là số tự động (ở nước ngoài). Lý do đơn giản là để hình thành cho người lái những kỹ năng cơ bản trong mọi tình huống. Còn dạy lái số tự động là để chúng ta phù hợp với thực tế.
Qua những gì được truyền thụ (từ nhà trường và những lái xe có kinh nghiệm) thì tôi cho rằng lái số sàn đặc biệt cần thiết cho 2 năm đầu. Đây là thời gian chúng ta cay đắng, ngọt bùi với chiếc xe. Nó định hình phong cách điều khiển từng người. Cho bạn những trải nghiệm về sự sống và cái chết. Dạy bạn về đạo đức và cả sự man dã. Và để hoàn thiện, tất nhiên chúng ta phải lái số sàn.
Số sàn cho phép tài xế thích ứng nhanh chóng với mọi tình huống: Giảm tốc, tăng tốc tức thời, lùi, quẹo, leo dốc, lao dốc và cả ban-ti-lê nữa. Nó dạy bạn tất cả. Đó là về kỹ năng lái.
Về an toàn, do ngay từ đầu đã phải thích ứng với mọi tình huống, nên số sàn cho phép bạn kiểm soát được tình hình. Bạn sẽ không bao giờ đạp nhầm chân ga, chân phanh. Đơn giản là xe sẽ chết máy, và tất nhiên bạn không muốn thế.
Thứ nhất, khi đào tạo lái xe, bao giờ chúng ta cũng được dạy lái số sàn (Việt Nam) sau đó là số tự động (ở nước ngoài). Lý do đơn giản là để hình thành cho người lái những kỹ năng cơ bản trong mọi tình huống. Còn dạy lái số tự động là để chúng ta phù hợp với thực tế.
Qua những gì được truyền thụ (từ nhà trường và những lái xe có kinh nghiệm) thì tôi cho rằng lái số sàn đặc biệt cần thiết cho 2 năm đầu. Đây là thời gian chúng ta cay đắng, ngọt bùi với chiếc xe. Nó định hình phong cách điều khiển từng người. Cho bạn những trải nghiệm về sự sống và cái chết. Dạy bạn về đạo đức và cả sự man dã. Và để hoàn thiện, tất nhiên chúng ta phải lái số sàn.
Số sàn cho phép tài xế thích ứng nhanh chóng với mọi tình huống: Giảm tốc, tăng tốc tức thời, lùi, quẹo, leo dốc, lao dốc và cả ban-ti-lê nữa. Nó dạy bạn tất cả. Đó là về kỹ năng lái.
Về an toàn, do ngay từ đầu đã phải thích ứng với mọi tình huống, nên số sàn cho phép bạn kiểm soát được tình hình. Bạn sẽ không bao giờ đạp nhầm chân ga, chân phanh. Đơn giản là xe sẽ chết máy, và tất nhiên bạn không muốn thế.
Bạn cũng không bao giờ lùi xe cái vèo rồi tụt xuống sông hay húc vào tường, cây, cột điện. Đơn giản là số sàn không cho phép bạn lái như vậy khi thần kinh trung ương phải kết hợp 4 yếu tố: phanh, ga, côn, quan sát gương. Thần kinh luôn làm bạn phải cánh giác khi bạn phối hợp không nhịp nhàng 4 yếu tố đó.
Trong trường hợp bạn lái số tự động ngay thì sao? Đơn giản như không cần học phổ thông và vào ngay đại học. Hậu quả? Bạn như anh nhà quê khi gặp tình huống lái phức tạp như leo dốc, xuống phà, lùi lên dốc, hay về đường làng trơn trượt. Bạn sẽ không lao động và tất nhiên không có kỹ năng và kinh nghiệm. Đơn giản là lái xe một chân.
Về an toàn, xe tự động có vẻ an toàn hơn. Nhưng nó chỉ an toàn khi bạn đã có 2 năm số sàn. Bằng chứng là bao nhiêu vụ tai nạn thảm khốc phần lớn xảy ra với xe tự động. Cả những vụ lùi xe xuống sông cũng thế.
Trong trường hợp bạn lái số tự động ngay thì sao? Đơn giản như không cần học phổ thông và vào ngay đại học. Hậu quả? Bạn như anh nhà quê khi gặp tình huống lái phức tạp như leo dốc, xuống phà, lùi lên dốc, hay về đường làng trơn trượt. Bạn sẽ không lao động và tất nhiên không có kỹ năng và kinh nghiệm. Đơn giản là lái xe một chân.
Về an toàn, xe tự động có vẻ an toàn hơn. Nhưng nó chỉ an toàn khi bạn đã có 2 năm số sàn. Bằng chứng là bao nhiêu vụ tai nạn thảm khốc phần lớn xảy ra với xe tự động. Cả những vụ lùi xe xuống sông cũng thế.
Xác suất "xe điên" của số tự động bao giờ cũng cao hơn
Việc kết luận là xe số sàn hay số tự động an toàn hơn thì nghe có vẻ chưa chuẩn xác vì như nhiều bạn nói là do tính kỹ năng và tính cẩn thận của từng người. Hồi đầu mua xe cũng quan tâm đến việc mua số tự động hay số sàn, rồi tôi quyết định mua số sàn bởi một số lý do như các bạn đã nêu : Số sàn rẻ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn, thể thao hơn và theo quan điểm của tôi là xác suất gây tai nạn kiểu "xe điên" là ít hơn. Tại sao lại nói như vậy, theo tôi có một vài vấn đề liên quan đến kỹ năng điều khiển hai loại xe này có một số khác biệt liên quan đến "xe điên" như sau:1. Khi mới lái việc nhầm chân phanh và chân ga trong những tình huống bất ngờ là khá phổ biến.
2. Với xe số tự động khi nhầm chân phanh và chân ga ở chỗ đông thì coi như toi xe vì của bạn thành xe điên ngay lập tức (khi đạp mạnh ga, xe số tự động tăng tốc rất nhanh).
3. Với xe số sàn, trong tình huống bất ngờ phản xạ bao giờ cũng đến cả 2 chân, chân phải đạp phanh, chân trái cắt côn (vì sợ chết máy), nên trường hợp chân phải đạp nhầm ga thì chân trái cũng đã cắt côn rồi. Chính tôi cũng đã gặp tình huống này một lần giữa ngã tư, xe rú lên nhưng may không vọt như xe điên vì chỗ đông người xe đi chậm, chân trái theo phản xạ đã cắt côn khi đạp mạnh phanh (đạp nhầm vào ga).
4. Khi đi đường đông, xe số sàn bắt buộc phải đi bằng côn (khi đi chậm thì đi côn số 1, đi nhanh hơn thì đi côn số 2) chân trái đặt lên côn, chân phải lên phanh, hơi mỏi nhưng ít bị đạp nhầm ga hơn.
5. Thực tế các vụ xe điên cho thấy thường là do nhầm ga, phanh chỗ đông người và chủ yếu xảy ra khi điều khiển số tự động.
Ta không thể phủ nhận những tính năng hiện đại của số tự động nhưng khi chọn xe số sàn bạn sẽ được :
- An toàn hơn
- Tiết kiệm hơn
- Cảm nhận tuyệt vời hơn
- và Năng động hơn, Nam tính hơn
- An toàn hơn
- Tiết kiệm hơn
- Cảm nhận tuyệt vời hơn
- và Năng động hơn, Nam tính hơn
Xe số tự động 'điên' theo người lái thiếu kinh nghiệm
Nhiều người gán ghép cho xe số tự động là xe "điên", có lẽ vẫn còn nhiều điều cần bàn ở chủ đề này. Xin đưa ra một số tình huống xe số tự động 'điên' theo tài xế.
Thao tác khởi động với xe số tự động
Có lẽ chẳng có ai được dạy học khởi động xe số tự động như thế nào, xin mạo muội lấy kinh nghiệm của bản thân để dẫn chứng vậy. Chiếc xe đầu tiên tôi chạy khi chưa có bằng lái và được người anh hướng dẫn "Đạp thắng -> Đề máy -> Chuyển số D (hoặc S nếu có chế độ thể thao) -> Nhả thắng chuyển qua nhấn ga từ từ". Xe sẽ từ từ chuyển động, mọi việc thật đơn giản.
Cách khởi động thứ hai với chiếc Accord đời mới được người bạn chỉ dẫn: "Đạp thắng -> Đề máy -> Chuyển số D -> Nhả thắng, xe từ từ chuyển động -> Chuyển chân thắng qua chân ga để tiếp tục điều khiển".
Cách thứ 3 tôi được đại lý hướng dẫn khi lái thử chiếc Fiat 500. Mọi chuyện còn đơn giản hơn "Đề máy bình thường -> Chuyển số D hoặc chuyển qua chế độ (+), (-) -> Nhấn ga từ từ cho xe chuyển động, nếu ở chế độ (+), (-) ( chế độ số tay) -> nhả ga ấn số + 1 lần vào số, nhấn + lần hai xe vào số tiếp mọi cũng đơn giản".
Không biết còn chiếc xe tự động nào có cách khởi động khác không riêng cách thứ hai đã từng có sự kiện ầm ĩ của các bác tài taxi đưa lên cả truyền hình cho rằng Ford bị lỗi chân ga thế nhưng ta phải hiểu rằng với xe số tự động nhà sản xuất lập trình thế nào ta phải khởi động thế đó.
Những tình huống khiến xe số tự động "điên" theo người lái
Quay lại chủ đề chính, dù cách khởi động thế nào thì xe số tự động đi chậm hay vọt nhanh đều do chân ga. Người lái nhấn ga từ tốn, mọi việc diễn ra thật bình thường. Nhưng xe rất dễ gây ra những cú tông liên hoàn nếu người lái vì một lý do nào đó mà cảm nhận chân ga không tốt, đạp mạnh quá mức hoặc đạp nhầm trong tình huống phanh khẩn cấp. Trường hợp này không nói xe "điên" mà phải nói là người lái "điên", chỉ có điều chiếc xe chẳng giúp gì được, nó sẽ "điên" theo tài xế.
Hiện trường vụ tai nan liên hoàn do tài xế Trần Anh Huy điều khiển chiếc Altis gây ra ngày 7/10, hậu quả làm 2 người chết, 12 người bị thương, và nhiều tổn thất về vật chất khác. |
Lúc xe đang di chuyển
Nếu xe đang chạy trong phố với số 3 hoặc 4 (điều này bạn không thấy trừ khi loại xe có hiển thị số khi chuyển số cho bạn cụ thể như chiếc Fiat 500) khi bạn tông vào ai đó. Nếu bạn thắng kịp hậu quả sẽ nhẹ nhưng nếu đạp nhầm ga thì đó là đại họa, những cú tông hàng loạt sẽ xảy ra vì khi gặp vật cản, lực cản lớn cộng thêm tốc độ giảm, xe sẽ tự động chuyển về số thấp để tăng lực đẩy. Dù là xe con thì nó vẫn đủ sức cán qua vài chiếc xe máy chứ không như xe số sàn. Nếu là xe có trọng tải lớn hậu quả càng nghiêm trọng hơn rất nhiều, thật may mắn vì ở Việt Nam chưa có xe tải số tự động. Khi chạy đường trường với tốc độ cao đâm vào ai đó nó càng không giúp gì cho ta cả.
Lúc leo vật cản hoặc lùi xe
Theo đúng thao tác, bạn chỉ dùng một chân để điều khiển cả chân ga và chân phanh. Trong tình huống gặp cản hoặc leo dốc, do nhấn chân ga quá mức, xe chồm lên làm bạn hoảng hốt đạp nhầm chân ga (trong khi đang cần dùng chân thắng). Sự việc càng nghiêm trọng. Lỗi xảy ra ngay cả ở những gara, những cú leo lề đâm vào nhà, lùi quá trớn không kịp thắng rớt xuống sông xuất hiện rất nhiều.
Giải pháp là chân trái đưa qua chân thắng khi bạn leo vật cản trong phố hoặc lúc lùi xe. Cái cách chẳng giống ai, không biết có ai dậy vậy không, nhưng được công nhận và đưa vào sách vở giảng dạy thì nguy cơ tai nạn này chắc chắn giảm hẳn. Ở trường hợp tai nạn loại này cũng chỉ kết luận người lái điên, chứ xe chẳng có gì gọi là "điên cả".
Lúc bạn chạy với chiếc xe có lỗi của nhà sản xuất
Trường hợp này bó tay thật rồi, chỉ còn nhờ vào may mắn. Ngay cả thanh tra giao thông Mỹ còn tử nạn với chiếc xe kiểu này mặc dù có khoảng thời gian kêu cứu rất dài nhưng chẳng ăn thua. Ở đây là nhà sản xuất "điên" chứ đâu phải xe.
Mọi chuyện thay đổi nếu bạn ngồi trên xe số sàn
Tổng kết so sánh các trường hợp với xe số tay và xe số tự động có thể kết luận chẳng có xe nào "điên" cả, lỗi là do người điều khiển hoặc nhà sản xuất. Tuy nhiên trong một số trường hợp, xe số sàn vô tình lại giúp bạn giảm được hậu quả hoặc không xảy ra hậu quả, còn xe số tự động chẳng làm được gì, thế nên nó là chiếc xe "ngu" chứ không phải xe "điên" như mọi người gán.
Xu hướng phát triển xe của thế giới là hướng đến sự tiện lợi và an toàn nhưng có lẽ trong quá trình phát triển vẫn còn khá nhiều vấn đề tồn đọng. Phương tiện sản xuất ra không phải cái nào cũng hoàn thiện, người lái xe muốn an toàn cho bản thân mình và người khác trước hết phải tự hoàn thiện kỹ năng lái, hiểu rành rọt về phương tiện mình đang điều khiến, có vậy mới làm chủ được nó.
Từ đó không gây ra những tai nạn đáng tiếc do sự thiếu hiếu biết hoặc do sự lười nhác của mình. Xe số tay phức tạp nhưng sẽ là đơn giản nếu bạn thành thạo, xe số tự động đơn giản nhưng lại có vấn đề nếu bạn lười học hỏi và chủ quan.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)