Người tài và hiền tài
Xưa nay mọi quốc gia hưng thịnh hay suy vong đều gắn với đội ngũ người tài. Người tài, trong xã hội Việt Nam cổ xưa, dân số ít, dân trí còn thấp, học rộng biết nhiều đã được coi là người hiền tài, bậc hiền tài.
Nhưng theo người viết bài này, trong xã hội Việt Nam hiện đại, thì để được công nhận bậc hiền tài hoặc người hiền tài, phải là những người có tài năng lớn, đức độ vượt trội, có những đóng góp lớn, được cả xã hội công nhận. Hoặc là những người có tài dùng người tài, có tầm tư duy nhìn xa trông rộng, có uy và có ảnh hưởng lớn tới xã hội.
Người tài thời nào cũng cần. Nhưng cần hơn còn là những người có tài nhìn ra người tài, và biết sử dụng người tài.
Những ai từng đọc bộ tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng Tam Quốc Chí, đều không thể quên câu chuyện cầu hiền của Lưu Bị. Không phải người giỏi giang, nhưng Lưu Bị rất giỏi thu phục nhân tâm và trọng dụng người tài. Ông đã 3 lần lặn lội (tam cố thảo lư) đến mời Gia Cát Lượng về hợp tác, làm quân sư giúp mình dựng nên nghiệp lớn.
3 lần đến là phương pháp ứng xử.
3 lần đến cũng là chính sách đối với người tài.
Sự thật tâm trọng dụng của Lưu Bị, cuối cùng đã thuyết phục được người tài Khổng Minh hợp tác.
Đó là trong sử sách xa xưa, của một quốc gia láng giềng.
Giữa sử sách và đời thực, và giữa các quốc gia, vẫn luôn có những khác biệt lớn.
Trong lịch sử dùng người tài của chúng ta, có 2 giai đoạn rất khác biệt như 2 thái cực, nhưng lại cùng có chung 1 cái gốc tư duy... hình thức. Lúc quá trọng lý lịch, lúc quá trọng bằng cấp.
Mới đây, 9/9/2011, báo Thanh Niên cũng có bài phỏng vấn ông Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tư tưởng- Văn hóa TƯ, với tiêu đề rất gợi: "Người tài thật sự cần gì?"
Là nhà báo nổi tiếng, có vị thế, lại là người dày dạn và hiểu rõ cái ấm lạnh của chính trường, ông Hữu Thọ thừa nhận: "Trong xã hội chúng ta hiện nay cũng như trước đây, chuẩn mực đánh giá tài năng đôi lúc không nhất quán, có lúc thì coi trọng lý lịch, quá trình phấn đấu, có lúc coi trọng bằng cấp".
Ở cả 2 giai đoạn, liệu có phải có những người thực tài đứng ngoài cánh cửa của sự sử dụng ?
Chợt nhớ câu chuyện: Khi đề nghị với 1 vị có chức nọ về chính sách đãi ngộ cho người có năng lực- ông này đã lắc đầu quầy quậy: Không được đâu, chị ạ. Chị không biết là cái môi trường này chỉ có thể "dàn hàng ngang mà tiến" à? Chứ nếu chính sách này nọ, thì người ta chỉ có đánh nhau thôi.
Ông lo người ta đánh nhau, hay lo người ta không bỏ phiếu cho mình?
Chợt nhớ câu chuyện: Ông giám đốc Sở GD kia đã bảo thẳng người viết bài: "Cô có biết vì đâu anh tại vị liền 2 khóa không? Bởi anh đề nghị cho hàng chục "thằng kế cận". Thế là chúng mải đánh nhau, tố nhau, kiện nhau. Anh cô cứ ngồi mà hưởng". Người viết bài đã choáng thực sự, khi hiểu quy hoạch đội ngũ kế cận oái oăm của "anh cô" (!)
Trong bối cảnh vừa nêu, ông Hữu Thọ chỉ ra 3 điều kiện làm việc tương xứng với người tài, cho họ thực sự thăng hoa. Đó là dân chủ, công bằng; môi trường ổn định, hòa thuận, không ghen ghét; và tôn trọng người tài, trong sự tôn trọng đó có một phần đáp ứng các nhu cầu vật chất.
Nhưng cái gốc quan trọng của sự thiếu 3 điều kiện đồng bộ nói trên cho người tài dụng võ, và rất đáng chú ý hiện nay, lại chính là tâm lý không muốn dùng người giỏi hơn mình của một số người lãnh đạo, người quản lý.
Đây cũng là nhận xét của ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ; của bà Vũ Thị Mai (Thứ trưởng Bộ Tài chính), tại hội thảo về người tài, do Ban Tổ chức Trung ương tổ chức mới đây, với tiêu đề "Có nên chọn người cãi giỏi hơn mình?" (VietNamNet, 6/9). Một thực tế là một số người lãnh đạo, quản lý chỉ thích chọn những người yếu kém năng lực, dễ bảo, vì họ cần "tay, chân" chứ không cần "cái đầu".
Đó cũng là cái.... gien trội. Đến lượt những người kế cận, họ lại dùng những người "tay, chân", cũng không cần dùng "cái đầu".
Nhưng theo người viết bài này, còn có 1 tâm lý, 1 cách dùng người tài rất thâm thúy. Đó là trọng thị, mà không trọng dụng người tài. Hoặc sử dụng mà không trọng dụng người tài.
Ở đây, hoặc người tài được vinh danh, được trang trí như chậu kiểng đẹp, làm sang, thể hiện sự lắng nghe, sự tôn vinh nhưng thực chất không được dùng.
Hoặc người tài bị sử dụng, bị tận dụng, mà không trọng dụng, không đãi ngộ đúng mức. Nói trắng ra, là sự bóc lột người tài để hưởng lợi riêng mình, một kiểu ích kỷ và vô cảm khác.
Trả lời câu hỏi "Người tài cần gì" ư? Người tài cần người dùng mình phải trên tài, tức là người hiền tài.
Nợ nhà, nợ tiền và nợ... miệng tiếng
Cứ tưởng cái chữ "nợ" thường chỉ ám vào người nghèo, nhà nghèo. Nhưng hóa ra chữ nợ cũng hay vận vào các quan chức. Mục Phát ngôn và Hành động tuần này, xin liệt kê 3 trường hợp nợ bỗng nổi như cồn, khiến dư luận xã hội xôn xao, bàn luận. Hiểu kỹ chuyện nợ, lại thấy cái nút thắt chặt chẽ quyền lực + lợi lộc.
Nợ nhà: Đó là câu chuyện ầm ĩ về biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa (Hà Nội), mà ông H.V.N, nguyên Chủ tịch UBND thành phố HN thuê ở theo chế độ nhà công vụ, sau khi nghỉ hưu lẽ ra sẽ phải trả lại cho t/p. Nhưng ông H.V.N vẫn chưa trả, vẫn tiếp tục thuê với giá rất bèo- gần 500 nghìn đ/ tháng.
Đến nỗi, trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ ông Nguyễn Đình Hương (nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức TƯ)- người nghiên cứu về chính sách đối với cán bộ, trong đó có nhà công vụ cho rằng: Tôi không rõ những người có trách nhiệm nghĩ gì về sự dây dưa này. Còn dư luận thì cho rằng đó là sự nể nang và không minh bạch.
Không phải chỉ có ông nghĩ, mà từ lâu rồi nhân dân cũng nghĩ về cái sự dây dưa coi thường dư luận xã hội, nghĩ về cái sự nể nang và sự không minh bạch trong các cơ quan công quyền. Vì biệt thự này từng được cho người nước ngoài thuê với giá hàng ngàn USD/ tháng. Hơn nữa rất nhiều hộ dân từng ở trong biệt thự phải nhận bồi thường và di dời nơi khác.
Căn nguyên của sự dây dưa này là gì. Cũng ông Nguyễn Đình Hương đã nói thẳng, đó là cái sự cơ chế, chính sách không rõ ràng, không thống nhất thì cán bộ cứ nhìn nhau, suy bì mà ứng xử. Anh khác không trả nhà, cớ sao tôi phải trả?
Cái lý cán bộ người Kinh ta là thế!
Hóa ra chính sách hay luật pháp ban hành là một chuyện. Còn việc thực thi thì phải xem đối tượng là ai mới có thể "quán triệt tư tưởng hành động". Nghe chuyện, có người thốt lên: Cứ tưởng nợ tình mới khó trả, nợ nhà cũng khó phết!
Nợ tiền: Chuyện nợ nhà biệt thự của ông H.V.N còn chưa ngã ngũ, dư luận xã hội lại ồn ào tiếp chuyện ông C.M.Q, Thứ trưởng Bộ Y tế vay nợ tiền doanh nghiệp BV Pharma, vào năm 2007. Mà số tiền nợ đâu phải ít, tới 2 tỷ.
Trước sự ồn ào dư luận, mới đây, ông C.M.Q phân trần trên báo chí, vợ ông đã trả cả gốc lẫn lãi- 2,2 tỷ đồng (với lãi suất 0,62%/tháng, một lãi suất quá bèo, trong khi quy định của Nhà nước là 1,108%/ tháng).
Thế nhưng báo Laodong.com có loạt bài điều tra nhiều kỳ "Dích dắc việc trả nợ 2 tỉ đồng của Thứ trưởng - Dấu hiệu tham nhũng?", thì quan điểm lại khác hẳn, như tiêu đề bài viết.
Dích dắc, vì ông C.M.Q vay tiền của BV Pharma, nhưng nguồn trả nợ lại từ tài khoản bà Nguyễn Ngân Quyên, trong khi bà này chẳng có mối quan hệ làm ăn gì với công ty. Dích dắc nữa, là ngay khi vừa nhận được tiền, công ty được lệnh buộc phải trả lại cho bà Nguyễn Ngân Quyên bằng cách chuyển vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan - vợ ông C.M.Q.
Bà Nguyễn Ngân Quyên là ai? Đó là người đã tháp tùng ông C.M.Q khi đến thăm BV Pharma. Cũng là đại diện Văn phòng Hãng GlaxoSmithKline Pte. Ltd (GSK) tại Việt Nam- đơn vị được chính ông C.M.Q ký quyết định ưu ái cấp phép lưu hành vaccine ung thư cổ tử cung, "đội" độ tuổi sử dụng vaccine từ 10-55, trong khi công bố của nhà sản xuất chỉ 10-25 tuổi.
Nếu không bị phát hiện, chắc chắn GSK đã bán được lượng vaccine gấp 2-3 lần, lời to! Vì việc này, ông C.M.Q đã bị xem xét xử lí kỷ luật.
Phải chăng, đây là mối quan hệ thân thiết "ông rút chân giò, bà thò chai rượu"?
Còn các chuyên gia kinh tế và luật sư cho rằng, đường đi lắt léo của việc trả nợ 2 tỉ đồng này rất có thể là một hình thức rửa tiền hối lộ, dấu hiệu của tham nhũng?
Một thông tin động trời mới đây khiến các báo xôn xao, bằng tiến sĩ dược của ông cũng không phải là bằng thật.
Khổ thân đồng tiền vay nợ trả nợ, nó đâu biết dích dắc. Chỉ có lòng người dích dắc mà thôi. Lòng người dích dắc, nên đường đi của đồng tiền nó không minh bạch. Nhưng sử dụng quyền lực để vay tiền doanh nghiệp và trả kiểu dích dắc, thì e cái nhìn của cấp dưới với sếp của họ cũng... dích dắc nốt.
Nợ... miệng tiếng: Chuyện nợ biệt thự, nợ tiền đang ồn ào, thì xã hội lại biết đến tên ông N.H.D, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng của t/p Cần Thơ. Chẳng phải vì tài năng, đức độ hay kết quả phòng chống tham nhũng của ông ở tỉnh nhà, mà chỉ vì cái việc làm khác thường, chẳng giống ai.
Mới đây ông tổ chức cưới vợ cho con. Có điều, trên cái phong bì thiếp mời, in rõ to tên tuổi và cả "cái ghế" của ông- Phó trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng. Thế là cả Cần Thơ, tiếp đó là xã hội râm ran bàn tán.
Xưa nay, thiên hạ nói: Ma chê, cưới trách, ám chỉ việc đại sự, người ta dễ để xảy ra sự thiếu chu đáo với khách. Thế nhưng ở đây, khách chưa tham dự, thì "lời lời chê trách" đã kịp đến trước, lan khắp thiên hạ vì cái dòng chữ vô duyên, đặt chả đúng chỗ tẹo nào. Cho dù ông có thanh minh, thanh nga thì cũng là sự đã rồi.
Người bình thường thì cười cái sự khoe địa vị chẳng phải chỗ
Kẻ sâu sắc, từng trải thì nghi ngờ, biết đâu đấy... Cũng là cách để khách dự phải biết điều "cung tiến" cho xứng với danh ông thì sao. Vì đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn mà lị!
Thiên hạ cũng nói: Cưới xin là một cách trả nợ miệng cho nhau. Khổ cho ông N.H.D, cưới xin- việc đại sự của gia đình, lại trở thành dịp ông phải nợ ... miệng tiếng thiên hạ.
Những cái nợ nhà, nợ tiền, nợ... miệng tiếng, thành nợ đời. Lời nhận xét của ông Nguyễn Đình Hương thật chí lý: "Tôi cho rằng lòng tham của con người là vô cùng, nếu không được đạo đức điều chỉnh và nếu không bị ràng buộc bởi pháp luật".
Đúng là lợi thì có lợi, nhưng danh (dự) không còn. Có ai đó cãi lại: Nhầm! Cái được thì hữu hình, cái mất thì vô hình, nên ở thời buổi thực dụng này, con người ta không sợ, nếu các đồng chí không bị lộ.
Nhưng thế giới phẳng, thì có cái gì giấu được trong bóng tối mãi đâu?
"Đạo văn" diễn nghĩa và Giải thưởng Đạo văn?
Chuyện ồn ào về nhà cửa, tiền bạc, cưới xin còn chưa lắng xuống, báo Tiền Phong có bài viết: "Sách đạo văn được đánh giá xuất sắc", khiến người đọc ngán ngẩm vô cùng. Vì cái sự đạo văn nó "xưa rồi, Diễm", mà nó cũng lại vẫn mới- vừa xảy ra!
Tiếng Việt thật thâm thúy, vì những từ đồng âm mà không đồng nghĩa. Đạo là đạo đức, là đạo lý... Còn đạo ở đây là ăn cắp. Ăn cắp văn. Cái sự ăn cắp tiền bạc, của cải đã xấu, thì ăn cắp văn, nhạc, họa...còn đáng xấu hổ hơn. Vì thông thường các bậc ăn cắp này phải có một trình độ nhất định. Có những vị còn là Viện trưởng một viên nghiên cứu (!), mà Cây búa- nhà lý luận phê bình văn học Nguyễn Hòa đã phải gõ đích danh.
Xưa nay, phàm ai đã dính chuyện chữ nghĩa, đều phải tuân thủ một quy định, trích dẫn một câu nói cũng phải ghi xuất xứ. Vậy mà lạ thay, cái sự ăn cắp văn ở ta nó đông vui như trẩy hội, tung tăng nhởn nhơ, rất chính danh. Chính danh như tên tác giả- B. Đ.S- nghiễm nhiên phải được đăng trang trọng trên đầu cuốn sách "đạo văn" Văn hóa dân gian Vĩnh Phúc (748 trang, xuất bản 2007).
Văn hóa là 1 phẩm hạnh con người. Vậy mà cái cuốn văn hóa này "đạo" cuốn: Văn hóa Dân gian vùng đất Tổ (dày 328 trang, xuất bản 1986) của Ngô Quang Nam và Xuân Thiêm chủ biên, trắng trợn và ngang nhiên đến mức: Giữa 2 cuốn sách có tới 258 trang in cơ bản giống nhau, và gần gần giống nhau. Tính đến đơn vị dòng thì có đến 154,4 trang. Làm một phép tính đơn giản lấy 154,4 chia cho 258 ta sẽ có một tỷ lệ sao chép rất bất thường và bất ngờ: Xấp xỉ 60%!(???)
Điều khôi hài nhất là lời giới thiệu: "Văn hóa dân gian Vĩnh Phúc là đề tài khoa học được tổ chức nghiên cứu trong 3 năm (2002 - 2004) do Sở Văn hóa - Thông tin chủ trì, nhà nghiên cứu dân gian B. Đ.S thực hiện, được Hội đồng Khoa học - Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc đánh giá xuất sắc".
3 năm nghiên cứu, để ra được 1 công trình xuất sắc tới 60% là đạo văn? Sự đánh giá của Hội đồng Khoa học- Công nghệ Vĩnh Phúc quả là xúc phạm và làm tổn thương bạn đọc.
Hay là ông B.Đ.S nghĩ rằng cuốn sách ông "đạo" xuất bản quá lâu- 1986, nên chả ai đọc?
Nhưng sự say mê đạo văn của ông không dừng ở đây. Người ta còn phát hiện trong cuốn Lễ hội Vĩnh Phúc của Lê Kim Thuyên (từ tr. 6- tr. 17), đã được B. Đ.S in lại trong cuốn Văn hóa dân gian Vĩnh Phúc (tr. 416- tr. 426). Cuốn Văn hóa ẩm thực Vĩnh Phúc của Nguyễn Xuân Lân (từ tr.11- tr. 40) cũng đã được ông B. Đ.S đưa vào cuốn Văn hóa dân gian Vĩnh Phúc (tr.510- tr. 540).
Còn theo nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn, ông B. Đ.S đã "đạo" 3 bài báo của ông viết về ẩm thực của người Cao Lan, đem in ở tập san Văn nghệ Dân tộc và Miền núi, sao chép 100% cả dấu chấm, phẩy. Say mê đến thế là cùng!
Trước đó, xã hội đã sửng sốt khi người ta phát hiện cuốn Tài năng và Đắc dụng- 1 cuốn sách gây tranh cãi ầm ĩ, đã đạo văn.
Trước đó nữa, là vụ đạo văn của V.T.L.T xảy ra ở tỉnh Đăk Nông.
Trước đó nữa....
Cứ cái đà này, chắc chắn, Cây búa Nguyễn Hòa lại có thể viết tác phẩm: "Đạo văn" diễn nghĩa.
Đã có nhiều sự mổ xẻ nguyên nhân của thói đạo văn. Nhưng chắc chắn, các bậc đạo văn có đẳng cấp này, gặp nhau ở bản tính chung: Thích danh tiếng, thích được tôn vinh là người tài, nhưng lại lười biếng và tùy tiện.
Mặc dù nước ta đã có Luật Sở hữu trí tuệ, quy định các chế tài xâm phạm bản quyền liên quan đến trí tuệ người khác. Nhưng dường như chả bậc đạo văn nào sợ.
Điện ảnh Mỹ có hẳn giải thưởng Mâm Xôi Vàng dùng để trao cho những tác phẩm điện ảnh, các vai diễn dở nhất trong năm. Có lẽ đến lúc ngành văn hóa nước ta cần có Giải thưởng Đạo văn, "tôn vinh" những người có tài năng đạo văn của người khác.
Biết đâu, giải thưởng này sẽ nối liền được những sợi thần kinh xấu hổ của họ lâu nay đã bị đứt, hoặc tê liệt. Chứ cứ phê phán chỉ là nước đổ... đạo văn. Không thấm!
Tại sao không? Vì Phát ngôn và Hành động tuần này đang bàn về người tài mà?
Dù sự so sánh bao giờ cũng khập khiễng!
Xưa nay mọi quốc gia hưng thịnh hay suy vong đều gắn với đội ngũ người tài. Người tài, trong xã hội Việt Nam cổ xưa, dân số ít, dân trí còn thấp, học rộng biết nhiều đã được coi là người hiền tài, bậc hiền tài.
Nhưng theo người viết bài này, trong xã hội Việt Nam hiện đại, thì để được công nhận bậc hiền tài hoặc người hiền tài, phải là những người có tài năng lớn, đức độ vượt trội, có những đóng góp lớn, được cả xã hội công nhận. Hoặc là những người có tài dùng người tài, có tầm tư duy nhìn xa trông rộng, có uy và có ảnh hưởng lớn tới xã hội.
Người tài thời nào cũng cần. Nhưng cần hơn còn là những người có tài nhìn ra người tài, và biết sử dụng người tài.
Những ai từng đọc bộ tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng Tam Quốc Chí, đều không thể quên câu chuyện cầu hiền của Lưu Bị. Không phải người giỏi giang, nhưng Lưu Bị rất giỏi thu phục nhân tâm và trọng dụng người tài. Ông đã 3 lần lặn lội (tam cố thảo lư) đến mời Gia Cát Lượng về hợp tác, làm quân sư giúp mình dựng nên nghiệp lớn.
3 lần đến là phương pháp ứng xử.
3 lần đến cũng là chính sách đối với người tài.
Sự thật tâm trọng dụng của Lưu Bị, cuối cùng đã thuyết phục được người tài Khổng Minh hợp tác.
Đó là trong sử sách xa xưa, của một quốc gia láng giềng.
Giữa sử sách và đời thực, và giữa các quốc gia, vẫn luôn có những khác biệt lớn.
Trong lịch sử dùng người tài của chúng ta, có 2 giai đoạn rất khác biệt như 2 thái cực, nhưng lại cùng có chung 1 cái gốc tư duy... hình thức. Lúc quá trọng lý lịch, lúc quá trọng bằng cấp.
Mới đây, 9/9/2011, báo Thanh Niên cũng có bài phỏng vấn ông Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tư tưởng- Văn hóa TƯ, với tiêu đề rất gợi: "Người tài thật sự cần gì?"
Là nhà báo nổi tiếng, có vị thế, lại là người dày dạn và hiểu rõ cái ấm lạnh của chính trường, ông Hữu Thọ thừa nhận: "Trong xã hội chúng ta hiện nay cũng như trước đây, chuẩn mực đánh giá tài năng đôi lúc không nhất quán, có lúc thì coi trọng lý lịch, quá trình phấn đấu, có lúc coi trọng bằng cấp".
|
Nhà báo Hữu Thọ - Ảnh: Ngọc Thắng - Thanh Niên |
Chợt nhớ câu chuyện: Khi đề nghị với 1 vị có chức nọ về chính sách đãi ngộ cho người có năng lực- ông này đã lắc đầu quầy quậy: Không được đâu, chị ạ. Chị không biết là cái môi trường này chỉ có thể "dàn hàng ngang mà tiến" à? Chứ nếu chính sách này nọ, thì người ta chỉ có đánh nhau thôi.
Ông lo người ta đánh nhau, hay lo người ta không bỏ phiếu cho mình?
Chợt nhớ câu chuyện: Ông giám đốc Sở GD kia đã bảo thẳng người viết bài: "Cô có biết vì đâu anh tại vị liền 2 khóa không? Bởi anh đề nghị cho hàng chục "thằng kế cận". Thế là chúng mải đánh nhau, tố nhau, kiện nhau. Anh cô cứ ngồi mà hưởng". Người viết bài đã choáng thực sự, khi hiểu quy hoạch đội ngũ kế cận oái oăm của "anh cô" (!)
Trong bối cảnh vừa nêu, ông Hữu Thọ chỉ ra 3 điều kiện làm việc tương xứng với người tài, cho họ thực sự thăng hoa. Đó là dân chủ, công bằng; môi trường ổn định, hòa thuận, không ghen ghét; và tôn trọng người tài, trong sự tôn trọng đó có một phần đáp ứng các nhu cầu vật chất.
Nhưng cái gốc quan trọng của sự thiếu 3 điều kiện đồng bộ nói trên cho người tài dụng võ, và rất đáng chú ý hiện nay, lại chính là tâm lý không muốn dùng người giỏi hơn mình của một số người lãnh đạo, người quản lý.
Đây cũng là nhận xét của ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ; của bà Vũ Thị Mai (Thứ trưởng Bộ Tài chính), tại hội thảo về người tài, do Ban Tổ chức Trung ương tổ chức mới đây, với tiêu đề "Có nên chọn người cãi giỏi hơn mình?" (VietNamNet, 6/9). Một thực tế là một số người lãnh đạo, quản lý chỉ thích chọn những người yếu kém năng lực, dễ bảo, vì họ cần "tay, chân" chứ không cần "cái đầu".
Đó cũng là cái.... gien trội. Đến lượt những người kế cận, họ lại dùng những người "tay, chân", cũng không cần dùng "cái đầu".
Nhưng theo người viết bài này, còn có 1 tâm lý, 1 cách dùng người tài rất thâm thúy. Đó là trọng thị, mà không trọng dụng người tài. Hoặc sử dụng mà không trọng dụng người tài.
Ở đây, hoặc người tài được vinh danh, được trang trí như chậu kiểng đẹp, làm sang, thể hiện sự lắng nghe, sự tôn vinh nhưng thực chất không được dùng.
Hoặc người tài bị sử dụng, bị tận dụng, mà không trọng dụng, không đãi ngộ đúng mức. Nói trắng ra, là sự bóc lột người tài để hưởng lợi riêng mình, một kiểu ích kỷ và vô cảm khác.
Trả lời câu hỏi "Người tài cần gì" ư? Người tài cần người dùng mình phải trên tài, tức là người hiền tài.
Nợ nhà, nợ tiền và nợ... miệng tiếng
Cứ tưởng cái chữ "nợ" thường chỉ ám vào người nghèo, nhà nghèo. Nhưng hóa ra chữ nợ cũng hay vận vào các quan chức. Mục Phát ngôn và Hành động tuần này, xin liệt kê 3 trường hợp nợ bỗng nổi như cồn, khiến dư luận xã hội xôn xao, bàn luận. Hiểu kỹ chuyện nợ, lại thấy cái nút thắt chặt chẽ quyền lực + lợi lộc.
Nợ nhà: Đó là câu chuyện ầm ĩ về biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa (Hà Nội), mà ông H.V.N, nguyên Chủ tịch UBND thành phố HN thuê ở theo chế độ nhà công vụ, sau khi nghỉ hưu lẽ ra sẽ phải trả lại cho t/p. Nhưng ông H.V.N vẫn chưa trả, vẫn tiếp tục thuê với giá rất bèo- gần 500 nghìn đ/ tháng.
|
Tòa biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa (Hà Nội) |
Không phải chỉ có ông nghĩ, mà từ lâu rồi nhân dân cũng nghĩ về cái sự dây dưa coi thường dư luận xã hội, nghĩ về cái sự nể nang và sự không minh bạch trong các cơ quan công quyền. Vì biệt thự này từng được cho người nước ngoài thuê với giá hàng ngàn USD/ tháng. Hơn nữa rất nhiều hộ dân từng ở trong biệt thự phải nhận bồi thường và di dời nơi khác.
Căn nguyên của sự dây dưa này là gì. Cũng ông Nguyễn Đình Hương đã nói thẳng, đó là cái sự cơ chế, chính sách không rõ ràng, không thống nhất thì cán bộ cứ nhìn nhau, suy bì mà ứng xử. Anh khác không trả nhà, cớ sao tôi phải trả?
Cái lý cán bộ người Kinh ta là thế!
Hóa ra chính sách hay luật pháp ban hành là một chuyện. Còn việc thực thi thì phải xem đối tượng là ai mới có thể "quán triệt tư tưởng hành động". Nghe chuyện, có người thốt lên: Cứ tưởng nợ tình mới khó trả, nợ nhà cũng khó phết!
Nợ tiền: Chuyện nợ nhà biệt thự của ông H.V.N còn chưa ngã ngũ, dư luận xã hội lại ồn ào tiếp chuyện ông C.M.Q, Thứ trưởng Bộ Y tế vay nợ tiền doanh nghiệp BV Pharma, vào năm 2007. Mà số tiền nợ đâu phải ít, tới 2 tỷ.
Trước sự ồn ào dư luận, mới đây, ông C.M.Q phân trần trên báo chí, vợ ông đã trả cả gốc lẫn lãi- 2,2 tỷ đồng (với lãi suất 0,62%/tháng, một lãi suất quá bèo, trong khi quy định của Nhà nước là 1,108%/ tháng).
Thế nhưng báo Laodong.com có loạt bài điều tra nhiều kỳ "Dích dắc việc trả nợ 2 tỉ đồng của Thứ trưởng - Dấu hiệu tham nhũng?", thì quan điểm lại khác hẳn, như tiêu đề bài viết.
Dích dắc, vì ông C.M.Q vay tiền của BV Pharma, nhưng nguồn trả nợ lại từ tài khoản bà Nguyễn Ngân Quyên, trong khi bà này chẳng có mối quan hệ làm ăn gì với công ty. Dích dắc nữa, là ngay khi vừa nhận được tiền, công ty được lệnh buộc phải trả lại cho bà Nguyễn Ngân Quyên bằng cách chuyển vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan - vợ ông C.M.Q.
Bà Nguyễn Ngân Quyên là ai? Đó là người đã tháp tùng ông C.M.Q khi đến thăm BV Pharma. Cũng là đại diện Văn phòng Hãng GlaxoSmithKline Pte. Ltd (GSK) tại Việt Nam- đơn vị được chính ông C.M.Q ký quyết định ưu ái cấp phép lưu hành vaccine ung thư cổ tử cung, "đội" độ tuổi sử dụng vaccine từ 10-55, trong khi công bố của nhà sản xuất chỉ 10-25 tuổi.
Nếu không bị phát hiện, chắc chắn GSK đã bán được lượng vaccine gấp 2-3 lần, lời to! Vì việc này, ông C.M.Q đã bị xem xét xử lí kỷ luật.
Phải chăng, đây là mối quan hệ thân thiết "ông rút chân giò, bà thò chai rượu"?
Còn các chuyên gia kinh tế và luật sư cho rằng, đường đi lắt léo của việc trả nợ 2 tỉ đồng này rất có thể là một hình thức rửa tiền hối lộ, dấu hiệu của tham nhũng?
Một thông tin động trời mới đây khiến các báo xôn xao, bằng tiến sĩ dược của ông cũng không phải là bằng thật.
Khổ thân đồng tiền vay nợ trả nợ, nó đâu biết dích dắc. Chỉ có lòng người dích dắc mà thôi. Lòng người dích dắc, nên đường đi của đồng tiền nó không minh bạch. Nhưng sử dụng quyền lực để vay tiền doanh nghiệp và trả kiểu dích dắc, thì e cái nhìn của cấp dưới với sếp của họ cũng... dích dắc nốt.
Nợ... miệng tiếng: Chuyện nợ biệt thự, nợ tiền đang ồn ào, thì xã hội lại biết đến tên ông N.H.D, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng của t/p Cần Thơ. Chẳng phải vì tài năng, đức độ hay kết quả phòng chống tham nhũng của ông ở tỉnh nhà, mà chỉ vì cái việc làm khác thường, chẳng giống ai.
Mới đây ông tổ chức cưới vợ cho con. Có điều, trên cái phong bì thiếp mời, in rõ to tên tuổi và cả "cái ghế" của ông- Phó trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng. Thế là cả Cần Thơ, tiếp đó là xã hội râm ran bàn tán.
Xưa nay, thiên hạ nói: Ma chê, cưới trách, ám chỉ việc đại sự, người ta dễ để xảy ra sự thiếu chu đáo với khách. Thế nhưng ở đây, khách chưa tham dự, thì "lời lời chê trách" đã kịp đến trước, lan khắp thiên hạ vì cái dòng chữ vô duyên, đặt chả đúng chỗ tẹo nào. Cho dù ông có thanh minh, thanh nga thì cũng là sự đã rồi.
|
Chức danh của Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng của t/p Cần Thơ trên thiệp mời cưới con trai |
Kẻ sâu sắc, từng trải thì nghi ngờ, biết đâu đấy... Cũng là cách để khách dự phải biết điều "cung tiến" cho xứng với danh ông thì sao. Vì đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn mà lị!
Thiên hạ cũng nói: Cưới xin là một cách trả nợ miệng cho nhau. Khổ cho ông N.H.D, cưới xin- việc đại sự của gia đình, lại trở thành dịp ông phải nợ ... miệng tiếng thiên hạ.
Những cái nợ nhà, nợ tiền, nợ... miệng tiếng, thành nợ đời. Lời nhận xét của ông Nguyễn Đình Hương thật chí lý: "Tôi cho rằng lòng tham của con người là vô cùng, nếu không được đạo đức điều chỉnh và nếu không bị ràng buộc bởi pháp luật".
Đúng là lợi thì có lợi, nhưng danh (dự) không còn. Có ai đó cãi lại: Nhầm! Cái được thì hữu hình, cái mất thì vô hình, nên ở thời buổi thực dụng này, con người ta không sợ, nếu các đồng chí không bị lộ.
Nhưng thế giới phẳng, thì có cái gì giấu được trong bóng tối mãi đâu?
"Đạo văn" diễn nghĩa và Giải thưởng Đạo văn?
Chuyện ồn ào về nhà cửa, tiền bạc, cưới xin còn chưa lắng xuống, báo Tiền Phong có bài viết: "Sách đạo văn được đánh giá xuất sắc", khiến người đọc ngán ngẩm vô cùng. Vì cái sự đạo văn nó "xưa rồi, Diễm", mà nó cũng lại vẫn mới- vừa xảy ra!
Tiếng Việt thật thâm thúy, vì những từ đồng âm mà không đồng nghĩa. Đạo là đạo đức, là đạo lý... Còn đạo ở đây là ăn cắp. Ăn cắp văn. Cái sự ăn cắp tiền bạc, của cải đã xấu, thì ăn cắp văn, nhạc, họa...còn đáng xấu hổ hơn. Vì thông thường các bậc ăn cắp này phải có một trình độ nhất định. Có những vị còn là Viện trưởng một viên nghiên cứu (!), mà Cây búa- nhà lý luận phê bình văn học Nguyễn Hòa đã phải gõ đích danh.
Xưa nay, phàm ai đã dính chuyện chữ nghĩa, đều phải tuân thủ một quy định, trích dẫn một câu nói cũng phải ghi xuất xứ. Vậy mà lạ thay, cái sự ăn cắp văn ở ta nó đông vui như trẩy hội, tung tăng nhởn nhơ, rất chính danh. Chính danh như tên tác giả- B. Đ.S- nghiễm nhiên phải được đăng trang trọng trên đầu cuốn sách "đạo văn" Văn hóa dân gian Vĩnh Phúc (748 trang, xuất bản 2007).
Văn hóa là 1 phẩm hạnh con người. Vậy mà cái cuốn văn hóa này "đạo" cuốn: Văn hóa Dân gian vùng đất Tổ (dày 328 trang, xuất bản 1986) của Ngô Quang Nam và Xuân Thiêm chủ biên, trắng trợn và ngang nhiên đến mức: Giữa 2 cuốn sách có tới 258 trang in cơ bản giống nhau, và gần gần giống nhau. Tính đến đơn vị dòng thì có đến 154,4 trang. Làm một phép tính đơn giản lấy 154,4 chia cho 258 ta sẽ có một tỷ lệ sao chép rất bất thường và bất ngờ: Xấp xỉ 60%!(???)
Điều khôi hài nhất là lời giới thiệu: "Văn hóa dân gian Vĩnh Phúc là đề tài khoa học được tổ chức nghiên cứu trong 3 năm (2002 - 2004) do Sở Văn hóa - Thông tin chủ trì, nhà nghiên cứu dân gian B. Đ.S thực hiện, được Hội đồng Khoa học - Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc đánh giá xuất sắc".
3 năm nghiên cứu, để ra được 1 công trình xuất sắc tới 60% là đạo văn? Sự đánh giá của Hội đồng Khoa học- Công nghệ Vĩnh Phúc quả là xúc phạm và làm tổn thương bạn đọc.
Hay là ông B.Đ.S nghĩ rằng cuốn sách ông "đạo" xuất bản quá lâu- 1986, nên chả ai đọc?
|
Hai cuốn sách với rất nhiều trang giống nhau đến "kinh ngạc". |
Còn theo nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn, ông B. Đ.S đã "đạo" 3 bài báo của ông viết về ẩm thực của người Cao Lan, đem in ở tập san Văn nghệ Dân tộc và Miền núi, sao chép 100% cả dấu chấm, phẩy. Say mê đến thế là cùng!
Trước đó, xã hội đã sửng sốt khi người ta phát hiện cuốn Tài năng và Đắc dụng- 1 cuốn sách gây tranh cãi ầm ĩ, đã đạo văn.
Trước đó nữa, là vụ đạo văn của V.T.L.T xảy ra ở tỉnh Đăk Nông.
Trước đó nữa....
Cứ cái đà này, chắc chắn, Cây búa Nguyễn Hòa lại có thể viết tác phẩm: "Đạo văn" diễn nghĩa.
Đã có nhiều sự mổ xẻ nguyên nhân của thói đạo văn. Nhưng chắc chắn, các bậc đạo văn có đẳng cấp này, gặp nhau ở bản tính chung: Thích danh tiếng, thích được tôn vinh là người tài, nhưng lại lười biếng và tùy tiện.
Mặc dù nước ta đã có Luật Sở hữu trí tuệ, quy định các chế tài xâm phạm bản quyền liên quan đến trí tuệ người khác. Nhưng dường như chả bậc đạo văn nào sợ.
Điện ảnh Mỹ có hẳn giải thưởng Mâm Xôi Vàng dùng để trao cho những tác phẩm điện ảnh, các vai diễn dở nhất trong năm. Có lẽ đến lúc ngành văn hóa nước ta cần có Giải thưởng Đạo văn, "tôn vinh" những người có tài năng đạo văn của người khác.
Biết đâu, giải thưởng này sẽ nối liền được những sợi thần kinh xấu hổ của họ lâu nay đã bị đứt, hoặc tê liệt. Chứ cứ phê phán chỉ là nước đổ... đạo văn. Không thấm!
Tại sao không? Vì Phát ngôn và Hành động tuần này đang bàn về người tài mà?
Dù sự so sánh bao giờ cũng khập khiễng!
Hiền tài, hào kiệt và sự thịnh suy của đất nước
Hiền tài và hào kiệt của đất nước ta thời nào cũng có và rất cần. Vấn đề là họ được huy động và sử dụng như thế nào để có thể đóng góp được nhiều nhất cho đất nước. Chính sách chiêu hiền đãi sĩ và mở rộng dân chủ thực sự phải đi đôi với nhau. Cha ông ta đã nói: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" và câu này đã được viết trang trọng trước cửa "Nhà Việt Nam" tại Shanghai World Expo 2010 (Triển lãm Thế giới tại Thượng Hải, Trung Quốc năm 2010) bằng bốn thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, Hoa thu hút sự chú ý đặc biệt của khách thăm quan các nước.
Các cụ ta còn khẳng định "Hào kiệt thời nào cũng có"! Như vậy là ông cha ta luôn coi hiền tài và hào kiệt là nguồn lực đặc biệt quan trọng và vô tận, quyết định sự thịnh suy, hưng vong của đất nước.
Một thời, trên công luận nói nhiều về "think tank". Trong tiếng Anh: "think" là suy nghĩ, ý tưởng, "tank" là cái thùng, cái bồn cho nên có thể hiểu think tank là bồn trí tuệ hay là kho tri thức. Ở các nước đặc biệt là Mỹ và châu Âu (kể cả Trung Quốc) think tank xuất hiện từ lâu và hoạt động rất hiệu quả.
Think tank tập trung một số trí thức, chuyên gia về một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực nào đó để thực hiện xây dựng một số chính sách hay chiến lược nhằm cố vấn, tư vấn, định hướng chiến lược cho một tổ chức hay đối tượng khách hàng nào đó. Có thể có think tank tổ chức phi lợi nhuận hoặc lợi nhuận. Giá trị của think tank có thể thuộc về hiệu quả và chất lượng kết quả tư vấn chính sách hay chiến lược của nó mà chỉ có thực tiễn mới có câu trả lời. Think tank còn là nơi tập hợp "các nguồn lực chất xám tinh túy của quốc gia" (tôi thích định nghĩa thế này về think tank hơn là "bồn trí tuệ").
Think tank là sự cộng hưởng của nhiều khối óc ở nhiều lĩnh vực là sự sẻ chia trí thức để dồn nội lực của bao khối óc vào một tâm điểm: làm giầu dân tộc về mặt vật chất và tinh thần. Người Mỹ có một câu nói rất hay: "America is a melting pot". Người ta dịch: "Nước Mỹ là nước đa sắc tộc". Đấy chỉ là bề nổi của câu này, song ngụ ý sâu xa hơn, đó là think tank. Bao nhiêu văn hóa, trí thức, trí tuệ khi đã hội tụ ở nước Mỹ thì không còn tản mạn và hòa chảy thành một khối.
Lãnh đạo giỏi còn là biết sử dụng, tận dụng nhiều think tank giỏi, biết tập hợp nhiều nguồn lực chất xám tinh túy này, cùng với một lòng nhiệt tâm, hết lòng vì dân, vì nước. Do vậy, lãnh đạo giỏi phải biết khơi gợi, tạo điều kiện cho các tổ chức think tank phát triển mạnh. Biết "gạn đục, khơi trong" trong việc sử dụng lời khuyên, tư vấn, cố vấn của think tank. Lãnh đạo giỏi không chỉ là ở sử dụng think tank mà cả trong bộ máy của Chính phủ, bộ máy Nhà nước.
Nhìn ra thế giới, các bài học kinh nghiệm của họ về việc tổ chức và hoạt động các "bồn trí tuệ" của Chính phủ cùng như hoạt động trong xã hội dân sự là :
1/ Chỉ tư vấn có hiệu quả cho người biết trân trọng và biết làm việc với chuyên gia tư vấn (chuyên gia tư vấn là tên gọi khiêm tốn của "cố vấn"). Không dễ có người có tâm và có tầm như thế.
2/ Chỉ tư vấn có hiệu quả khi có những người thật sự xứng đáng về phẩm chất và tài năng là chuyên gia tư vấn. Không dễ có người có tâm và có tầm như thế.
3/ Chỉ tư vấn có hiệu quả khi quốc gia có những thể chế chính trị, kinh tế, xã hội thích hợp (chủ yếu là về tự do, dân chủ đạt tới mức cần thiết).
Thiếu một trong ba điều kiện trên đây là đủ để dẫn đến không thành công hoặc thành công giả tạo. Tuy nhiên, còn một yếu tố nữa rất quan trọng chính là dân tộc ấy, trình độ phẩm chất bản thân dân tộc ấy quyết định sản sinh ra người cầm quyền tốt, cố vấn tốt. Dân tộc nào cũng thế, cũng phải chịu trách nhiệm trước loài người về lịch sử của bản thân mình, được tôn vinh những điều tốt đẹp và bị chỉ trích, trừng phạt về những điều xấu xa, tội ác.
Nhìn ngược về quá khứ lịch sử, người xưa có lập ra chức "Gián nghị đại phu" để can Vua. Nhưng vì cái chức (của một người) chớ không phải tổ chức (có nhiều người), có quyền lực luật định nên hiệu quả cũng hạn chế. Bên Tầu Ngũ Tử Tư thời Chiến quốc, Lưu Dung thời Càn Long, Đại Việt có Nguyễn Trãi là những điển hình có tài, có đức, có chức mà không làm hết ý nguyện, Lê Thái Tổ có chiếu cầu hiền, và "cỗ xe cầu Hiền luôn còn chừa bên phía tả". Cụ thể hơn còn qui định "Ai biết người tài mà không tiến cử thì bị phạt". Thế nhưng chính người thảo chiếu ấy lại có một kết cục bi thảm. Như vậy, ta trọng hiền tài là chỉ biết dùng người tài chớ không biết tạo cái nôi cho hiền tài có nơi sống, nảy nở, được bảo vệ, được lắng nghe. Ngày nay gọi đó là "cơ chế"!
Trên thế giới này không có chính phủ nào tránh được sai lầm khi đưa ra các chủ trương, chính sách. Nếu lãnh đạo biết lắng nghe, phân tích, sàng lọc các ý kiến tư vấn thì chắc chắn mức độ sai lầm sẽ giảm đi đáng kể!
Trong bài "Tư duy kinh tế Việt Nam", GS Đặng Phong đã viết "Sự thịnh suy của một quốc gia lệ thuộc rất nhiều vào bộ máy lãnh đạo và đặc biệt là những người lãnh đạo. Xưa nay, trong lịch sử mọi quốc gia, không có thời đại nào được gọi là thịnh trị mà lại không phải là thời đại có một vị minh quân. Ngược lại, không có một thời đại nào suy đồi mà lại không liên quan tới một vị hôn quân, một bộ máy nhà nước hủ bại."
Trong cuộc sống, tôi đã được gặp một số vị trí thức thực sự tài năng, tâm huyết hay nói như người đời họ là những người rất khó chịu vì họ cứ làm cái việc đánh thức thiên hạ, không cho người ta ngủ. Không ít người đã chán nản buông bút nghiên...
Tôi cũng may mắn, từng được chứng kiến, hồi hộp theo dõi các diễn biến và cảm nhận được là nguồn trí tuệ đang dâng lên, dòng nhân ái đang chảy mạnh, nhiều tấm gương biết làm, biết viết, biết nói, để thúc giục nhân tâm, kiên nhẫn từng giờ, từng phút "vắt óc" nghĩ suy tạo ra năng lượng tích cực trong nhân gian. Đó cũng là nguồn lực sâu xa đang âm vang, cộng hưởng, sẽ tác động tới những nơi cần lắng nghe.
Hiền tài và hào kiệt của đất nước ta thời nào cũng có và rất cần. Vấn đề là họ được huy động và sử dụng như thế nào để có thể đóng góp được nhiều nhất cho đất nước. Chính sách chiêu hiền đãi sĩ và mở rộng dân chủ thực sự phải đi đôi với nhau. Điều này tùy thuộc chủ yếu ở cái TÂM và cái TẦM của các nhà lãnh đạo, quản lý đất nước. Suy cho cùng, sự thịnh suy của đất nước cũng là ở đấy cả mà thôi!
Các cụ ta còn khẳng định "Hào kiệt thời nào cũng có"! Như vậy là ông cha ta luôn coi hiền tài và hào kiệt là nguồn lực đặc biệt quan trọng và vô tận, quyết định sự thịnh suy, hưng vong của đất nước.
Một thời, trên công luận nói nhiều về "think tank". Trong tiếng Anh: "think" là suy nghĩ, ý tưởng, "tank" là cái thùng, cái bồn cho nên có thể hiểu think tank là bồn trí tuệ hay là kho tri thức. Ở các nước đặc biệt là Mỹ và châu Âu (kể cả Trung Quốc) think tank xuất hiện từ lâu và hoạt động rất hiệu quả.
Think tank tập trung một số trí thức, chuyên gia về một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực nào đó để thực hiện xây dựng một số chính sách hay chiến lược nhằm cố vấn, tư vấn, định hướng chiến lược cho một tổ chức hay đối tượng khách hàng nào đó. Có thể có think tank tổ chức phi lợi nhuận hoặc lợi nhuận. Giá trị của think tank có thể thuộc về hiệu quả và chất lượng kết quả tư vấn chính sách hay chiến lược của nó mà chỉ có thực tiễn mới có câu trả lời. Think tank còn là nơi tập hợp "các nguồn lực chất xám tinh túy của quốc gia" (tôi thích định nghĩa thế này về think tank hơn là "bồn trí tuệ").
Ảnh minh họa: LAD |
Lãnh đạo giỏi còn là biết sử dụng, tận dụng nhiều think tank giỏi, biết tập hợp nhiều nguồn lực chất xám tinh túy này, cùng với một lòng nhiệt tâm, hết lòng vì dân, vì nước. Do vậy, lãnh đạo giỏi phải biết khơi gợi, tạo điều kiện cho các tổ chức think tank phát triển mạnh. Biết "gạn đục, khơi trong" trong việc sử dụng lời khuyên, tư vấn, cố vấn của think tank. Lãnh đạo giỏi không chỉ là ở sử dụng think tank mà cả trong bộ máy của Chính phủ, bộ máy Nhà nước.
Nhìn ra thế giới, các bài học kinh nghiệm của họ về việc tổ chức và hoạt động các "bồn trí tuệ" của Chính phủ cùng như hoạt động trong xã hội dân sự là :
1/ Chỉ tư vấn có hiệu quả cho người biết trân trọng và biết làm việc với chuyên gia tư vấn (chuyên gia tư vấn là tên gọi khiêm tốn của "cố vấn"). Không dễ có người có tâm và có tầm như thế.
2/ Chỉ tư vấn có hiệu quả khi có những người thật sự xứng đáng về phẩm chất và tài năng là chuyên gia tư vấn. Không dễ có người có tâm và có tầm như thế.
3/ Chỉ tư vấn có hiệu quả khi quốc gia có những thể chế chính trị, kinh tế, xã hội thích hợp (chủ yếu là về tự do, dân chủ đạt tới mức cần thiết).
Thiếu một trong ba điều kiện trên đây là đủ để dẫn đến không thành công hoặc thành công giả tạo. Tuy nhiên, còn một yếu tố nữa rất quan trọng chính là dân tộc ấy, trình độ phẩm chất bản thân dân tộc ấy quyết định sản sinh ra người cầm quyền tốt, cố vấn tốt. Dân tộc nào cũng thế, cũng phải chịu trách nhiệm trước loài người về lịch sử của bản thân mình, được tôn vinh những điều tốt đẹp và bị chỉ trích, trừng phạt về những điều xấu xa, tội ác.
Nhìn ngược về quá khứ lịch sử, người xưa có lập ra chức "Gián nghị đại phu" để can Vua. Nhưng vì cái chức (của một người) chớ không phải tổ chức (có nhiều người), có quyền lực luật định nên hiệu quả cũng hạn chế. Bên Tầu Ngũ Tử Tư thời Chiến quốc, Lưu Dung thời Càn Long, Đại Việt có Nguyễn Trãi là những điển hình có tài, có đức, có chức mà không làm hết ý nguyện, Lê Thái Tổ có chiếu cầu hiền, và "cỗ xe cầu Hiền luôn còn chừa bên phía tả". Cụ thể hơn còn qui định "Ai biết người tài mà không tiến cử thì bị phạt". Thế nhưng chính người thảo chiếu ấy lại có một kết cục bi thảm. Như vậy, ta trọng hiền tài là chỉ biết dùng người tài chớ không biết tạo cái nôi cho hiền tài có nơi sống, nảy nở, được bảo vệ, được lắng nghe. Ngày nay gọi đó là "cơ chế"!
Trong bài "Tư duy kinh tế Việt Nam", GS Đặng Phong đã viết "Sự thịnh suy của một quốc gia lệ thuộc rất nhiều vào bộ máy lãnh đạo và đặc biệt là những người lãnh đạo. Xưa nay, trong lịch sử mọi quốc gia, không có thời đại nào được gọi là thịnh trị mà lại không phải là thời đại có một vị minh quân. Ngược lại, không có một thời đại nào suy đồi mà lại không liên quan tới một vị hôn quân, một bộ máy nhà nước hủ bại."
Trong cuộc sống, tôi đã được gặp một số vị trí thức thực sự tài năng, tâm huyết hay nói như người đời họ là những người rất khó chịu vì họ cứ làm cái việc đánh thức thiên hạ, không cho người ta ngủ. Không ít người đã chán nản buông bút nghiên...
Tôi cũng may mắn, từng được chứng kiến, hồi hộp theo dõi các diễn biến và cảm nhận được là nguồn trí tuệ đang dâng lên, dòng nhân ái đang chảy mạnh, nhiều tấm gương biết làm, biết viết, biết nói, để thúc giục nhân tâm, kiên nhẫn từng giờ, từng phút "vắt óc" nghĩ suy tạo ra năng lượng tích cực trong nhân gian. Đó cũng là nguồn lực sâu xa đang âm vang, cộng hưởng, sẽ tác động tới những nơi cần lắng nghe.
"Nồng nàn tâm huyết thưa thành quả
Gieo trăm gặt một thế cũng là
Được bao nhiêu cũng là được cả
Một thời khô héo một thời hoa"
Những trí thức tài giỏi thực sự, có nhiều đóng góp cho đất nước cũng chính là "hiền tài và hào kiệt". Họ rất tự trọng, luôn có ý thức tự hoàn thiện mình và phấn đấu không ngừng, luôn hướng tới các "chân trời mới" để khám phá và cống hiến. Tuy nhiên, không bao giờ có "chân trời thực" cả, vì thế đó chỉ là hướng đi để người trí thức và các bậc hiền tài, hào kiệt dốc sức vươn tới mà thôi. Cả đời người cũng chẳng ai có thể đi tới chân trời đó cả! Nhưng đó vẫn là động lực để người trí thức sống lạc quan và hết mình cho sự hưng thịnh, hùng cường của đất nước. Đó cũng là điều chúng ta ngưỡng mộ và tôn vinh họ.Hiền tài và hào kiệt của đất nước ta thời nào cũng có và rất cần. Vấn đề là họ được huy động và sử dụng như thế nào để có thể đóng góp được nhiều nhất cho đất nước. Chính sách chiêu hiền đãi sĩ và mở rộng dân chủ thực sự phải đi đôi với nhau. Điều này tùy thuộc chủ yếu ở cái TÂM và cái TẦM của các nhà lãnh đạo, quản lý đất nước. Suy cho cùng, sự thịnh suy của đất nước cũng là ở đấy cả mà thôi!
Một xã hội vắng bóng những "tuyệt tác"!
Khi một xã hội không còn trọng văn hóa nữa thì khi ấy văn hóa bị biến thành hoạt động giải trí tầm thường, nhàng nhàng, nhạt nhạt. Khi đó con người chỉ là những nhà chuyên môn kỹ thuật. "Cái nước mình nó thế"
Ngày nay bước chân ra khỏi ngôi nhà của mình, hầu như người ta chỉ mau mau đi làm cho xong công việc cụ thể nào đó. Ít ai có hứng thú nhởn nha, tạt ngang tạt ngửa hoặc đôi khi buộc phải dừng chân để chiêm ngưỡng một "công trình" nào đó vừa được khánh thành.
Kiến trúc chỉ là những công trình kỹ thuật xây cất thuần túy. Hàng hóa chỉ là những sản phẩm của kỹ nghệ sản xuất hàng tiêu dùng. Đường xá chỉ là những công trình vì mục đích thiết thực của sự đi lại thuận tiện cho "đôi chân". Trường học chỉ là những cơ sở vì cuộc sống cơm áo gạo tiền tương lai.
Hễ bước chân ra nước ngoài thì y như rằng khi trở về thì ai cũng có quyền ngợi ca xứ người đồng thời chê bai xứ mình. Câu cửa miệng của nhiều người có lẽ là "thành phố của họ thế mới là thành phố chứ". Còn câu cửa miệng của đại đa số người Việt hiện nay có lẽ là tương tự với câu kết luận nổi tiếng của cố Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến: "Cái nước mình nó thế!"
Rút cục sự khủng hoảng những tuyệt tác, hiểu theo nghĩa lý tưởng của cái đẹp (nhìn vào một công trình, một sản phẩm không ai có thể chê bai nó), đang đặt toàn xã hội đối mặt với một câu hỏi lớn liên quan đến văn hóa (hoặc văn minh): Văn hóa là cái thêm vào cho kỹ thuật hay văn hóa là cái phải có trước. Phải có cái gì "vạch đường" đã rồi mới "xây những con đường cụ thể" hay là làm ngược lại?
Xuống cấp thể xác, vẫn giữ được phần hồn
Một công trình khảo cổ đang tiến hành của một nhà khảo cổ học người Đức tên là Klaus Schmidt có thể cung cấp một gợi ý cho lời giải đáp.
Cách thành phố cổ kính Urfa gần 10 cây số ở Đông nam Thổ Nhĩ Kỳ có một di tích khảo cổ mà sự phát hiện đã làm thay đổi toàn bộ cách nghĩ xưa nay về sự tiến hóa của văn minh con người: Ngôi đền Göbekli Tepe được xây dựng cách đây khoảng 11000 năm trên một quả đồi.
Di chỉ khảo cổ này thực ra đã được các nhà khoa học của Đại học Chicago và ĐH Istanbul phát hiện từ những năm 1960, song họ đã bỏ qua vì coi thường. Công trình được Schmidt sau đó một mình tới tận nơi nghiên cứu từ năm 1994 đến nay, và ông đã ngợi ca Göbekli Tepe là "ngôi nhà thờ được xây cất trên đồi đầu tiên của nhân loại."
Đứng ở vị trí của ngôi đền đang được khai quật nằm trên một diện tích 22 mẫu Anh (1 mẫu Anh bằng khoảng nửa hecta, Schmit cho rằng phải mất 50 năm nữa mới khai quật được hết) ở độ cao hơn 300 mét nhìn xuống khắp một vùng thung lũng Schmidt tự hỏi điều gì khiến cho những người tiền sử sống bằng săn bắn hái lượm (tức nay đây mai đó) tụ tập nhau ở đây để làm nên công trình vĩ đại này.
Họ đã đẽo, chạm khắc những phiến đá, mỗi phiến nặng 7 tấn rồi đưa lên xây dựng ở độ cao mấy trăm mét, khi trong tay không có bất kỳ công cụ nào bằng kim loại hoặc thậm chí bằng gốm (công trình Stonehenge có niên đại 6000 năm trước Công nguyên chỉ được coi là hàng cháu chắt của Göbekli Tepe).
Schmidt đã đi đến một kết luận làm đảo ngược quan niệm xưa nay của giới khảo cổ học cho rằng, con người phải an cư lạc nghiệp rồi mới có thời gian để tính đến chuyện xây cất các công trình.
Schmidt nói "Trước hết là phải thay đổi văn hóa, rồi mới đến phát triển nông nghiệp". Khởi đầu là lý tưởng đã rồi mới tính đến chuyện sinh tồn như thế nào. "Con người có sự thôi thúc khôn cưỡng lại, ấy là tìm cách giải thích cái không thể giải thích" (Schmidt).
Trong hai cuốn tiểu thuyết viết gần đây nhất của mình (Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa), nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, ngoài những vấn đề khác, ông còn cố gắng lý giải sự va chạm văn hóa giữa những người Pháp xâm lược và người Việt Nam bản địa.
Vô tình hay hữu ý người Pháp đã để lại ở xứ sở họ xâm lăng những công trình buộc phải gọi hẳn hoi đó là những tuyệt tác. Điều gì làm cho những công trình chẳng hạn như Nhà Hát Lớn, cầu Long Biên và hàng vạn ngôi biệt thự bao năm tháng chỉ xuống cấp về phần xác nhưng vẫn giữ được cái hồn văn hóa của chúng?
Nhà thơ Dương Tường trong một lần chuyện trò gần đây đã thổ lộ rằng ông không phản đối "métissage culturel" (sự pha trộn văn hóa) nhưng ông thể chịu nổi hiện nay cả xã hội (kể cả các chương trình truyền hình) đều thường xuyên và ngang nhiên dùng chữ "tuổi teen" trong khi tiếng Việt đâu có thiếu danh từ để chỉ cái độ tuổi này (tuổi học trò, tuổi hoa niên).
Văn hóa mới là chỗ bấu víu để một xã hội hồi sinh
Xưa kia người La Mã là những người rất giỏi bắt chước văn hóa Hy Lạp cổ đại. Nhưng từ văn hóa Hy Lạp cổ đại người La Mã đã tạo ra cho mình một nền văn hóa riêng, không thể lẫn với văn hóa Hy Lạp song vẫn có thể tìm thấy trong đó những dấu ấn của văn hóa Hy Lạp.
Một trong những điều người La Mã phát hiện ở nền văn hóa Hy Lạp là hệ thống giáo dục. Cho tới tận thế cuối thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên người La Mã vẫn chưa có trường học cho trẻ em và thanh niên. Con cái đều do bố mẹ dạy ở nhà.
Vào thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, người La Mã mới bắt đầu học người Hy Lạp. Họ thuê thầy giáo người Hy Lạp về dạy đọc và viết tiếng La Tinh (nhưng giảng bằng tiếng Hy Lạp) và cổ văn về văn chương và triết học Hy Lạp.
Ngoài việc đọc thẳng bằng tiếng Hy Lạp, người học còn có thể đọc các bản dịch sang tiếng La Tinh. Khi tới tuổi trưởng thành, người học có thể tới Athens để hoàn tất học vấn của mình. Khả năng song ngữ (tiếng Hy Lạp và tiếng La Tinh) và môn grammar (văn chương và ngôn ngữ) và môn hùng biện, là điều kiện để được coi là một nobile (người thuộc tầng lớp tinh hoa).
Sự ngoi lên bằng giành giật cơm áo gạo tiền để gia nhập tầng lớp tinh hoa đồng nghĩa với sự coi rẻ văn hóa. Tính tinh hoa được đo bằng lượng tiền gửi ngân hàng, lượng cổ phiếu nắm giữ, số xe hơi, nhà lầu, cách tiêu tiền v.v.
Khi một xã hội không còn trọng văn hóa nữa thì khi ấy văn hóa bị biến thành hoạt động giải trí tầm thường, nhàng nhàng, nhạt nhạt. Khi đó con người chỉ là những nhà chuyên môn kỹ thuật. Các công trình công cộng chỉ là những dự án đầu tư riêng lẻ, tính văn hóa của công trình được đo bằng tổng chi phí đầu tư.
Văn hóa là cái hồn, không thể giải thích được, chỉ có thể trân trọng và vun bồi.
Trong lịch sử, có rất nhiều xã hội vào một giai đoạn nào đó đã rơi vào khủng hoảng song bao giờ những xã hội đó cũng biết cách đứng dậy, biết cách hồi sinh. Văn hóa chứ không phải kỹ thuật mới là chỗ bấu víu để một xã hội hồi sinh. Trường đại học chính là tác nhân chủ yếu đã đưa châu Âu thoát ra khỏi đêm trường Trung Cổ. Sự phục hưng của một quốc gia kỳ cùng là sự đòi hỏi hồi sinh những giá trị tinh hoa của nhân loại.
Sự thờ ơ của đại đa số, trong đó có vô số những trí thức được xếp là "tinh hoa" của xã hội hiện nay, trước những nỗ lực làm hồi sinh những tư tưởng tinh hoa nền tảng của nhân loại, là một dấu hiệu cho thấy xã hội còn phải đi một con đường rất dài nữa may ra mới tìm thấy cơ hội cho một sự phục hưng.
Hãy vun bồi "tấm lòng" mình cho đẹp trước đã rồi khi ấy "chân tay" sẽ tự động làm ra những công trình tuyệt tác!
Ngày nay bước chân ra khỏi ngôi nhà của mình, hầu như người ta chỉ mau mau đi làm cho xong công việc cụ thể nào đó. Ít ai có hứng thú nhởn nha, tạt ngang tạt ngửa hoặc đôi khi buộc phải dừng chân để chiêm ngưỡng một "công trình" nào đó vừa được khánh thành.
Kiến trúc chỉ là những công trình kỹ thuật xây cất thuần túy. Hàng hóa chỉ là những sản phẩm của kỹ nghệ sản xuất hàng tiêu dùng. Đường xá chỉ là những công trình vì mục đích thiết thực của sự đi lại thuận tiện cho "đôi chân". Trường học chỉ là những cơ sở vì cuộc sống cơm áo gạo tiền tương lai.
Hễ bước chân ra nước ngoài thì y như rằng khi trở về thì ai cũng có quyền ngợi ca xứ người đồng thời chê bai xứ mình. Câu cửa miệng của nhiều người có lẽ là "thành phố của họ thế mới là thành phố chứ". Còn câu cửa miệng của đại đa số người Việt hiện nay có lẽ là tương tự với câu kết luận nổi tiếng của cố Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến: "Cái nước mình nó thế!"
Rút cục sự khủng hoảng những tuyệt tác, hiểu theo nghĩa lý tưởng của cái đẹp (nhìn vào một công trình, một sản phẩm không ai có thể chê bai nó), đang đặt toàn xã hội đối mặt với một câu hỏi lớn liên quan đến văn hóa (hoặc văn minh): Văn hóa là cái thêm vào cho kỹ thuật hay văn hóa là cái phải có trước. Phải có cái gì "vạch đường" đã rồi mới "xây những con đường cụ thể" hay là làm ngược lại?
Xuống cấp thể xác, vẫn giữ được phần hồn
Một công trình khảo cổ đang tiến hành của một nhà khảo cổ học người Đức tên là Klaus Schmidt có thể cung cấp một gợi ý cho lời giải đáp.
Cách thành phố cổ kính Urfa gần 10 cây số ở Đông nam Thổ Nhĩ Kỳ có một di tích khảo cổ mà sự phát hiện đã làm thay đổi toàn bộ cách nghĩ xưa nay về sự tiến hóa của văn minh con người: Ngôi đền Göbekli Tepe được xây dựng cách đây khoảng 11000 năm trên một quả đồi.
Di chỉ khảo cổ này thực ra đã được các nhà khoa học của Đại học Chicago và ĐH Istanbul phát hiện từ những năm 1960, song họ đã bỏ qua vì coi thường. Công trình được Schmidt sau đó một mình tới tận nơi nghiên cứu từ năm 1994 đến nay, và ông đã ngợi ca Göbekli Tepe là "ngôi nhà thờ được xây cất trên đồi đầu tiên của nhân loại."
Đứng ở vị trí của ngôi đền đang được khai quật nằm trên một diện tích 22 mẫu Anh (1 mẫu Anh bằng khoảng nửa hecta, Schmit cho rằng phải mất 50 năm nữa mới khai quật được hết) ở độ cao hơn 300 mét nhìn xuống khắp một vùng thung lũng Schmidt tự hỏi điều gì khiến cho những người tiền sử sống bằng săn bắn hái lượm (tức nay đây mai đó) tụ tập nhau ở đây để làm nên công trình vĩ đại này.
|
Toàn cảnh Göbekli Tepe chụp tháng 11 năm 2008 |
Schmidt đã đi đến một kết luận làm đảo ngược quan niệm xưa nay của giới khảo cổ học cho rằng, con người phải an cư lạc nghiệp rồi mới có thời gian để tính đến chuyện xây cất các công trình.
Schmidt nói "Trước hết là phải thay đổi văn hóa, rồi mới đến phát triển nông nghiệp". Khởi đầu là lý tưởng đã rồi mới tính đến chuyện sinh tồn như thế nào. "Con người có sự thôi thúc khôn cưỡng lại, ấy là tìm cách giải thích cái không thể giải thích" (Schmidt).
Trong hai cuốn tiểu thuyết viết gần đây nhất của mình (Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa), nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, ngoài những vấn đề khác, ông còn cố gắng lý giải sự va chạm văn hóa giữa những người Pháp xâm lược và người Việt Nam bản địa.
Vô tình hay hữu ý người Pháp đã để lại ở xứ sở họ xâm lăng những công trình buộc phải gọi hẳn hoi đó là những tuyệt tác. Điều gì làm cho những công trình chẳng hạn như Nhà Hát Lớn, cầu Long Biên và hàng vạn ngôi biệt thự bao năm tháng chỉ xuống cấp về phần xác nhưng vẫn giữ được cái hồn văn hóa của chúng?
Nhà thơ Dương Tường trong một lần chuyện trò gần đây đã thổ lộ rằng ông không phản đối "métissage culturel" (sự pha trộn văn hóa) nhưng ông thể chịu nổi hiện nay cả xã hội (kể cả các chương trình truyền hình) đều thường xuyên và ngang nhiên dùng chữ "tuổi teen" trong khi tiếng Việt đâu có thiếu danh từ để chỉ cái độ tuổi này (tuổi học trò, tuổi hoa niên).
Văn hóa mới là chỗ bấu víu để một xã hội hồi sinh
Xưa kia người La Mã là những người rất giỏi bắt chước văn hóa Hy Lạp cổ đại. Nhưng từ văn hóa Hy Lạp cổ đại người La Mã đã tạo ra cho mình một nền văn hóa riêng, không thể lẫn với văn hóa Hy Lạp song vẫn có thể tìm thấy trong đó những dấu ấn của văn hóa Hy Lạp.
Một trong những điều người La Mã phát hiện ở nền văn hóa Hy Lạp là hệ thống giáo dục. Cho tới tận thế cuối thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên người La Mã vẫn chưa có trường học cho trẻ em và thanh niên. Con cái đều do bố mẹ dạy ở nhà.
|
Ảnh chụp cận cảnh một phiến đá ở Göbekli Tepe năm 2008 |
Ngoài việc đọc thẳng bằng tiếng Hy Lạp, người học còn có thể đọc các bản dịch sang tiếng La Tinh. Khi tới tuổi trưởng thành, người học có thể tới Athens để hoàn tất học vấn của mình. Khả năng song ngữ (tiếng Hy Lạp và tiếng La Tinh) và môn grammar (văn chương và ngôn ngữ) và môn hùng biện, là điều kiện để được coi là một nobile (người thuộc tầng lớp tinh hoa).
Sự ngoi lên bằng giành giật cơm áo gạo tiền để gia nhập tầng lớp tinh hoa đồng nghĩa với sự coi rẻ văn hóa. Tính tinh hoa được đo bằng lượng tiền gửi ngân hàng, lượng cổ phiếu nắm giữ, số xe hơi, nhà lầu, cách tiêu tiền v.v.
Sự thờ ơ của đại đa số, trong đó có vô số những trí thức được xếp là "tinh hoa" của xã hội hiện nay, trước những nỗ lực làm hồi sinh những tư tưởng tinh hoa nền tảng của nhân loại, là một dấu hiệu cho thấy xã hội còn phải đi một con đường rất dài nữa may ra mới tìm thấy cơ hội cho một sự phục hưng. |
Văn hóa là cái hồn, không thể giải thích được, chỉ có thể trân trọng và vun bồi.
Trong lịch sử, có rất nhiều xã hội vào một giai đoạn nào đó đã rơi vào khủng hoảng song bao giờ những xã hội đó cũng biết cách đứng dậy, biết cách hồi sinh. Văn hóa chứ không phải kỹ thuật mới là chỗ bấu víu để một xã hội hồi sinh. Trường đại học chính là tác nhân chủ yếu đã đưa châu Âu thoát ra khỏi đêm trường Trung Cổ. Sự phục hưng của một quốc gia kỳ cùng là sự đòi hỏi hồi sinh những giá trị tinh hoa của nhân loại.
Sự thờ ơ của đại đa số, trong đó có vô số những trí thức được xếp là "tinh hoa" của xã hội hiện nay, trước những nỗ lực làm hồi sinh những tư tưởng tinh hoa nền tảng của nhân loại, là một dấu hiệu cho thấy xã hội còn phải đi một con đường rất dài nữa may ra mới tìm thấy cơ hội cho một sự phục hưng.
Hãy vun bồi "tấm lòng" mình cho đẹp trước đã rồi khi ấy "chân tay" sẽ tự động làm ra những công trình tuyệt tác!