Những con số đáng báo động
Báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gần đây cũng cho thấy là so với năm 2011, trong những tháng đầu năm 2012 số doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính phải đóng cửa đã tăng lên 11.000 doanh nghiệp. Trước đây, mỗi năm bình quân có khoảng 5.000-7.000 doanh nghiệp phá sản, giải thể, nhưng riêng năm 2012 con số này sẽ tăng từ 1,5 đến 2 lần so với bình quân các năm trước.
Với tốc độ này, theo dự báo của VCCI, cả năm 2012 số doanh nghiệp đóng cửa, giải thể lên tới 10% trong tổng số 600.000 doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh hiện nay và đây là một con số đáng báo động. Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ đầu năm đến ngày 21-3-2012 cả nước có trên 15.300 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 74.600 tỉ đồng, giảm 8% về số lượng doanh nghiệp và giảm 12% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng kết luận một cách khá lạc quan rằng "mặc dù tình hình kinh tế khó khăn song số doanh nghiệp thành lập mới vẫn lớn hơn số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động".
Dù sao, đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, hiện tượng nhiều doanh nghiệp chết hàng loạt không thể được xem là một dấu hiệu bình thường. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trong buổi họp báo thường kỳ vừa qua cũng thừa nhận rằng việc nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất và giải thể phản ánh một thực trạng là sản xuất có khó khăn, đặc biệt là với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên không phải chỉ có đông đảo doanh nghiệp nhỏ ngã xuống một cách thầm lặng, còn có những trường hợp vỡ nợ khá ồn ào của những doanh nghiệp cỡ lớn, với số nợ mất khả năng thanh toán lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Những tác động của việc phá sản hàng loạt doanh nghiệp đối với nền kinh tế không nhỏ. Số lượng công ăn việc làm giảm đi và tỷ lệ người lao động thất nghiệp đang gia tăng.
Quang cảnh buổi lễ công bố báo cáo thường niên của VCCI |
Ba bài học dành cho các doanh nghiệp
Chúng ta có thể lên án những doanh nghiệp ngã xuống rằng họ đã không học được những bài học mà những đồng nghiệp của họ ở các nước công nghiệp phát triển đã kinh qua.
Bài học thứ nhất: Không nên lạm dụng đòn bẩy tài chính trong thời kỳ lãi suất cao. Trong suốt thời kỳ kinh tế nước ta tăng trưởng trên dưới 7% trong năm năm trở lại đây, lãi suất cho vay tiền đồng của hệ thống ngân hàng ở mức bình quân 15% - 18%/năm.
Điều đó hình thành một rủi ro tài chính lớn đối với doanh nghiệp, nhưng cũng trong thời gian đó, sự phát triển bong bóng chứa đầy các yếu tố đầu cơ của giá nhà đất và giá chứng khoán đã khiến cho các doanh nghiệp không ngần ngại sử dụng đòn bẩy tài chính vượt quá khả năng kiểm soát của họ, và điều này lại được sự đồng thuận của các ngân hàng đang bị lôi cuốn bởi lợi nhuận và kỳ vọng quá lạc quan về tương lai. Tăng trưởng tín dụng trong thời kỳ này có khi trên 40%/năm, và sự hấp dẫn của các khoản lợi nhuận khổng lồ đã khiến cho các doanh nghiệp và cả ngân hàng thiếu cảnh giác về rủi ro thanh khoản và sự an toàn của dòng tiền mặt. Nhưng ai có thể cưỡng lại được sự hấp dẫn của lợi nhuận?
Bài học thứ hai: Không nên đầu tư vào những lĩnh vực không thuộc chuyên môn của mình. Có thể nói trong những năm xảy ra bong bóng bất động sản và cổ phiếu ngân hàng, rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại đã không ngần ngại sử dụng đồng vốn tự có và những đồng vốn vay để đầu tư vào các dự án bất động sản và mua bán chứng khoán - những lĩnh vực mà họ hoàn toàn không chuyên nghiệp. Điều này đi ngược lại với nguyên tắc vàng của Warren Buffet là không bao giờ bỏ tiền vào những lĩnh vực mà mình không am hiểu. Đây là một kinh nghiệm xương máu và đối với nhiều doanh nhân, họ sẽ không bao giờ còn có cơ hội khác để chuộc lại sai lầm chết người của mình.
Bài học thứ ba: Không thể phát triển doanh nghiệp nếu không có những con người quản lý đủ năng lực và đủ đạo đức kinh doanh.N hững lỗ hổng về năng lực và đạo đức không phải chỉ có ở những doanh nghiệp nhỏ, không có điều kiện xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, mà còn ở các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Điều này đã dẫn đến những quyết định sai lầm, những thao túng quyền lực và quyền lợi, những thương vụ mua bán đầy mờ ám và tư lợi, tất cả đã đẩy doanh nghiệp, bất kể quy mô hoạt động và tiềm lực tài chính lớn hay nhỏ, đến bờ vực của phá sản.
Phải chăng chúng ta nên tự an ủi bằng cách lập luận rằng trong khi nền kinh tế đang chuẩn bị cấu trúc lại, phải có một cuộc thanh lọc nghiệt ngã nhưng cần thiết nhằm loại bỏ những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh yếu, quản trị kém và trang thiết bị lạc hậu ra khỏi cuộc chơi, để dồn nguồn lực cho các doanh nghiệp có năng lực hơn. Nhưng ai sẽ được coi là người có năng lực hơn để trụ lại trong cuộc chơi này? Doanh nghiệp nào xứng đáng hơn để nhận được các nguồn tài nguyên quý giá của đất nước và đảm bảo rằng sẽ sử dụng các nguồn tài nguyên đó một cách có hiệu quả hơn?
Báo chí gần đây đã đề cập đến các trường hợp của các tập đoàn nhà nước lớn, những doanh nghiệp tư nhân tầm cỡ với nguồn vốn và nguồn nhân lực đáng ghen tỵ ngay cả đối với các công ty đa quốc gia, đã thể hiện năng lực quản lý yếu kém, các quyết định chiến lược đầu tư sai lầm và một sự suy thoái nghiêm trọng về đạo đức trong kinh doanh và điều hành. Nhưng chắc chắn các doanh nghiệp này sẽ không bị sàng lọc mà sẽ được cứu vãn thông qua các chương trình được gọi là tái cấu trúc, tái điều chỉnh doanh nghiệp tốn kém. Liệu rằng họ có thể được xem là những doanh nghiệp mẫu mực để tiếp tục được hưởng các ưu đãi về các nguồn lực?
Cần khắc phục ngay những khiếm khuyết của nền kinh tế
Do vậy, nếu sàng lọc là điều không thể tránh, chúng ta nên có một sự đánh giá khách quan và công bằng để thấy rằng nguyên nhân ngã xuống của nhiều "chiến sĩ vô danh" trên mặt trận kinh tế không phải hoàn toàn do lỗi của riêng họ. Các chính sách kinh tế vĩ mô của chúng ta cũng có những khiếm khuyết mà nếu không khắc phục được trên tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, những sự sàng lọc đau đớn không tự nhiên sẽ vẫn xảy ra theo một chu kỳ nhất định, điều đó sẽ làm nền kinh tế dễ bị chấn thương và không thể tiến nhanh được. Điều hiển nhiên là tình trạng lãi suất cao kéo dài trong điều kiện tín dụng tăng trưởng nhanh do việc hình thành bong bóng trên thị trường bất động sản và chứng khoán không thể không khiến nhiều doanh nghiệp vỡ nợ một khi bong bóng tan vỡ. Nhưng việc ngăn chặn bong bóng hình thành tại các thị trường nhạy cảm cũng như phòng tránh nguy cơ đổ vỡ là một bộ phận không thể thiếu trong việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ.
Tuy vậy, lãi suất tín dụng chỉ là một trong nhiều nguyên nhân biến nền kinh tế nước ta thành một nền kinh tế có chi phí cao ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp. Bên cạnh lãi suất cho vay, thuế suất, giá vật tư nguyên liệu, năng lượng và các chi phí khác không tên như các khoản tiền lót tay nhằm bôi trơn các thủ tục hành chính phiền hà, những khoản bồi dưỡng cho việc sử dụng điện nước và nhiều khoản chi phí tốn kém khác cho việc xây dựng các mối quan hệ thân hữu tuy không liên quan đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng rất cần thiết. Ngoài ra, còn các loại phí tổn cơ hội phát sinh từ môi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng giữa khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế dân doanh. Chi phí cao sẽ tất yếu khiến cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp giảm.
Do vậy, khi phải chịu sức ép cạnh tranh quá mạnh từ nước ngoài, các doanh nghiệp nhỏ yếu của chúng ta đành phải nhường bước. Chính vì vậy, trong kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: "Tạo ra môi trường bình đẳng hơn giữa khu vực tư nhân và nhà nước là một trong những yếu tố chủ đạo trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế".
Đối với các doanh nghiệp tư nhân nhỏ còn sống sót, sự tan rã của các đồng nghiệp kém may mắn sẽ buộc họ co cụm trong chiến lược phòng thủ, hoạt động cầm chừng dựa trên nguồn vốn tự có ít ỏi, phát triển chậm với năng lực cạnh tranh thấp. Ở đầu bên kia của khu vực kinh tế tư doanh, sẽ xuất hiện xu hướng tích tụ tư bản dựa trên những mối quan hệ thân hữu, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản và tài chính ngân hàng, hình thành những ngân hàng lớn và rất lớn, điều này càng làm cho mối quan hệ tín dụng vốn đã mong manh giữa hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp tư doanh nhỏ sẽ trở nên đứt gãy. Lợi ích nhóm sẽ nổi trội, dẫn đến nguy cơ kém hiệu quả của việc sung dụng tài nguyên quốc gia, năng suất lao động chậm cải thiện và khiến nền kinh tế đất nước rơi vào bẫy thu nhập trung bình nguy hiểm.
Nợ đầm đìa: Hàng loạt DN bỏ trốn
Nợ chồng nợ, nhiều doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa tìm cách thoát thân bằng cách vay "nóng" với lãi suất cắt cổ. Nhưng nợ tiếp tục sinh ra nợ, nhiều DN đang bị xoáy vào vòng luẩn quẩn không lối thoát.Số tiền nợ lên đến hàng trăm tỉ đồng, vét sạch tài sản đem cầm cố để trả những khoản vay nặng lãi vẫn không đủ, nhiều chủ DN đã âm thầm bỏ trốn hoặc tẩu tán tài sản đi nơi khác...
Lãi mẹ đẻ lãi con
Một số nhân viên tín dụng ngân hàng cho biết thời gian tới buộc phải tiếp tục khởi kiện ra tòa rồi phát mãi tài sản đối với những DN nợ xấu, tồn đọng lâu ngày. Mặc dù hiện tại phần lớn tài sản phát mãi là bất động sản chẳng bán được, dù giá bán đã giảm một nửa so với thời điểm định giá nhưng cũng chẳng ai mua.
Lãi mẹ đẻ lãi con
Một số nhân viên tín dụng ngân hàng cho biết thời gian tới buộc phải tiếp tục khởi kiện ra tòa rồi phát mãi tài sản đối với những DN nợ xấu, tồn đọng lâu ngày. Mặc dù hiện tại phần lớn tài sản phát mãi là bất động sản chẳng bán được, dù giá bán đã giảm một nửa so với thời điểm định giá nhưng cũng chẳng ai mua.
DN tư nhân ĐB chuyên sản xuất ván ép gỗ xuất khẩu ở Khu công nghiệp Biên Hòa 2 (Đồng Nai) từ nhiều ngày nay đã không còn... giám đốc. Gần 100 công nhân rơi vào tình trạng nợ lương, đi không đành ở cũng chẳng được. Ông V., em trai giám đốc B. đồng thời là quản lý hiện tại của công ty này, cho biết giữa năm 2011 DN quyết định mở thêm hai nhà xưởng để tăng công suất. Vay ngân hàng không được, DN quyết định vay "nóng" bên ngoài số tiền 1,6 tỉ đồng với lãi suất 7%/tháng để mở xưởng và mua thêm may móc.
Thế nhưng điều DN này không ngờ là đơn hàng ngày càng thưa thớt, lãi mẹ đẻ lãi con khiến chủ DN phải cầm cố hai chiếc ôtô để trả nợ dần. Nợ chồng nợ, chủ nợ lại siết liên tục nên ông B. bỏ trốn cách đây ít ngày để lại khoản nợ ngày càng phình ra, còn tài sản đã cạn kiệt, máy móc "trùm mền". "Bây giờ chỉ còn biết sản xuất cầm chừng để lo ăn qua ngày chứ chưa biết tính cách gì?"- quản lý DN rầu rĩ nói.
Còn tại Công ty may mặc TT (huyện Hóc Môn, TP.HCM) chiều 9-4, một số công nhân phát hiện công ty có dấu hiệu di dời máy móc, kể cả hàng hóa thành phẩm đi nơi khác nhưng chưa thanh toán lương tháng 3-2012. Một số công nhân đã thay nhau đặt ghế bố nằm trước cổng ra vào công ty canh chừng không cho di chuyển tài sản.
Bà Bùi Thị Tuyết Nhung - chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Hóc Môn - cho biết: "Do tình hình sản xuất khó khăn dẫn đến nợ nần, nhiều công nhân phát hiện chủ công ty có dấu hiệu di chuyển tài sản dù số tiền nợ lương công nhân hơn 400 triệu đồng vẫn chưa trả. Tuy nhiên, sau khi liên đoàn vào cuộc, chủ DN đã trả toàn bộ tiền nợ lương công nhân. Riêng khoản nợ ngân hàng hay nợ bên ngoài của DN này bao nhiêu thì liên đoàn chưa nắm được do người đứng tên chủ DN không tiếp xúc".
Chiều 13-4, khi chúng tôi trở lại trụ sở công ty này thì nơi đây chỉ còn "vườn không nhà trống", những chuyến xe ba gác cuối cùng đã chở máy móc trong nhà xưởng đem đi bán.
Tương tự, cơ sở sản xuất phế liệu XB (P.Tam Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai) mới đây đã bị hàng chục chủ nợ bao vây căn nhà đòi lấy tài sản. Đầu năm 2009, thấy nguồn thu lớn từ sản xuất phế liệu, ông T. - chủ cơ sở - đã vay mượn ngân hàng trên 1 tỉ đồng và hơn chục cá nhân bên ngoài hơn 500 triệu để đầu tư kinh doanh. Khoản nợ quá lớn, kinh doanh không thu lợi đã khiến cơ sở này vỡ nợ. Hiện căn nhà có giá khoảng 1,5 tỉ đồng của ông T đã bị ngân hàng xiết, tài sản còn sót lại duy nhất là chiếc ôtô cũng không "gánh" nổi khoản nợ chồng chất.
Và nay để có tiền trả nợ, DN may mặc TT phải bán tài sản, máy móc (ảnh chụp ngày 13-4-2012) - Ảnh: Đình Dân
Nợ chồng nợ
Chủ một DN may tại TP.HCM cho biết để giải quyết nợ nần ngoài bán tháo máy móc, tình trạng cầm cố, thế chấp tài sản để vay tiền với lãi suất cao đang diễn ra rất phổ biến. Bị dồn đến đường cùng, nhiều DN buộc phải vay ngoài với lãi suất "cắt cổ". Thủ tục đôi khi chỉ là... uy tín, không cần thế chấp tài sản, thậm chí không cần giấy tờ nhưng hầu hết sau khi vay thì số tiền lãi đội lên gấp đôi, gấp ba số tiền vay khiến nhiều người bị xiết nợ mất nhà cửa, thậm chí còn bị hăm dọa, đánh đập.
Trường hợp của DN kinh doanh nhà hàng ăn uống ở quận 1, TP.HCM là một ví dụ. Trong thời điểm khó khăn DN này vay 3,7 tỉ đồng bên ngoài, sau một thời gian DN này đã trả được 726 triệu đồng tiền lãi. Nhưng việc kinh doanh ngày càng lún sâu vào khó khăn khiến DN này không có tiền trả. Sáu tháng sau chủ nợ đưa giấy nợ ép DN ký với mức nợ cả vốn lẫn lãi lên đến gần 8 tỉ đồng.
Ông H.A., nhân viên tín dụng một ngân hàng thương mại tại TP.HCM, cho biết hiện nhiều DN sản xuất đình đốn, làm bao nhiêu cũng không đủ trả lãi. Trong hai năm qua, nhiều DN đã chịu đựng để cầm cự sản xuất vì họ không muốn mất sản nghiệp của mình. Không có tiền buộc họ phải đi vay tới vay lui. Đơn cử như một khách hàng kinh doanh sắt thép của ông H.A. đang vay bảy ngân hàng với số tiền tới 750 tỉ đồng, hiện DN này đang gom góp tất cả số tiền để trả cho ngân hàng...
Còn tại Công ty may mặc TT (huyện Hóc Môn, TP.HCM) chiều 9-4, một số công nhân phát hiện công ty có dấu hiệu di dời máy móc, kể cả hàng hóa thành phẩm đi nơi khác nhưng chưa thanh toán lương tháng 3-2012. Một số công nhân đã thay nhau đặt ghế bố nằm trước cổng ra vào công ty canh chừng không cho di chuyển tài sản.
Bà Bùi Thị Tuyết Nhung - chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Hóc Môn - cho biết: "Do tình hình sản xuất khó khăn dẫn đến nợ nần, nhiều công nhân phát hiện chủ công ty có dấu hiệu di chuyển tài sản dù số tiền nợ lương công nhân hơn 400 triệu đồng vẫn chưa trả. Tuy nhiên, sau khi liên đoàn vào cuộc, chủ DN đã trả toàn bộ tiền nợ lương công nhân. Riêng khoản nợ ngân hàng hay nợ bên ngoài của DN này bao nhiêu thì liên đoàn chưa nắm được do người đứng tên chủ DN không tiếp xúc".
Chiều 13-4, khi chúng tôi trở lại trụ sở công ty này thì nơi đây chỉ còn "vườn không nhà trống", những chuyến xe ba gác cuối cùng đã chở máy móc trong nhà xưởng đem đi bán.
Tương tự, cơ sở sản xuất phế liệu XB (P.Tam Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai) mới đây đã bị hàng chục chủ nợ bao vây căn nhà đòi lấy tài sản. Đầu năm 2009, thấy nguồn thu lớn từ sản xuất phế liệu, ông T. - chủ cơ sở - đã vay mượn ngân hàng trên 1 tỉ đồng và hơn chục cá nhân bên ngoài hơn 500 triệu để đầu tư kinh doanh. Khoản nợ quá lớn, kinh doanh không thu lợi đã khiến cơ sở này vỡ nợ. Hiện căn nhà có giá khoảng 1,5 tỉ đồng của ông T đã bị ngân hàng xiết, tài sản còn sót lại duy nhất là chiếc ôtô cũng không "gánh" nổi khoản nợ chồng chất.
Và nay để có tiền trả nợ, DN may mặc TT phải bán tài sản, máy móc (ảnh chụp ngày 13-4-2012) - Ảnh: Đình Dân
Nợ chồng nợ
Chủ một DN may tại TP.HCM cho biết để giải quyết nợ nần ngoài bán tháo máy móc, tình trạng cầm cố, thế chấp tài sản để vay tiền với lãi suất cao đang diễn ra rất phổ biến. Bị dồn đến đường cùng, nhiều DN buộc phải vay ngoài với lãi suất "cắt cổ". Thủ tục đôi khi chỉ là... uy tín, không cần thế chấp tài sản, thậm chí không cần giấy tờ nhưng hầu hết sau khi vay thì số tiền lãi đội lên gấp đôi, gấp ba số tiền vay khiến nhiều người bị xiết nợ mất nhà cửa, thậm chí còn bị hăm dọa, đánh đập.
Trường hợp của DN kinh doanh nhà hàng ăn uống ở quận 1, TP.HCM là một ví dụ. Trong thời điểm khó khăn DN này vay 3,7 tỉ đồng bên ngoài, sau một thời gian DN này đã trả được 726 triệu đồng tiền lãi. Nhưng việc kinh doanh ngày càng lún sâu vào khó khăn khiến DN này không có tiền trả. Sáu tháng sau chủ nợ đưa giấy nợ ép DN ký với mức nợ cả vốn lẫn lãi lên đến gần 8 tỉ đồng.
Ông H.A., nhân viên tín dụng một ngân hàng thương mại tại TP.HCM, cho biết hiện nhiều DN sản xuất đình đốn, làm bao nhiêu cũng không đủ trả lãi. Trong hai năm qua, nhiều DN đã chịu đựng để cầm cự sản xuất vì họ không muốn mất sản nghiệp của mình. Không có tiền buộc họ phải đi vay tới vay lui. Đơn cử như một khách hàng kinh doanh sắt thép của ông H.A. đang vay bảy ngân hàng với số tiền tới 750 tỉ đồng, hiện DN này đang gom góp tất cả số tiền để trả cho ngân hàng...
Từ tờ rơi dán đầy trên đường Nơ Trang Long (Bình Thạnh, TP.HCM) với nội dung "Hỗ trợ vay vốn đáo hạn ngân hàng, thủ tục nhanh gọn lãi suất cạnh tranh", chúng tôi liên lạc được với T., một đối tượng cho vay tín dụng bên ngoài. T. chào mời "anh có sẵn hồ sơ, chỉ cần đưa cho tôi trong vòng một tuần làm xong thủ tục thế chấp là vay được, số tiền vay tối thiểu 200 triệu và tối đa 40 tỉ đồng. Thủ tục nhanh gọn, còn lãi suất thì gặp nhau thỏa thuận". T. nói thêm trong tháng vừa qua đã giúp cả chục con nợ vay vốn đáo hạn ngân hàng.
Bán hết tài sản không đủ trả nợ
Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch, Đoàn luật sư TP.HCM, cho biết tình trạng vay "nóng" hay xiết nợ hàng loạt hiện diễn ra khá phổ biến.
Một thẩm phán tại TP.HCM cho biết hiện hàng loạt ngân hàng bắt đầu vào cuộc sàng lọc những khoản nợ của DN được cho là không có khả năng chi trả. Các ngân hàng này cho biết sau khi sàng lọc sẽ khởi kiện các DN nêu trên. Vị thẩm phán trên tiết lộ tại tòa của ông đang nhận rất nhiều đơn kiện DN, cơ sở sản xuất, có giá trị 10-70 tỉ đồng từ các ngân hàng.
Thẩm phán Phan Thanh Hưng, Tòa án nhân dân quận 12, cho biết chỉ tính riêng án kinh tế tại đây đã có 40-50 vụ đang được ông thụ lý, giải quyết. Theo ước tính của ông Hưng, có hơn 100 vụ án kinh tế liên quan đến tranh chấp tài sản đang được giải quyết tại tòa này.
Theo luật sư Trạch, hầu hết khoản nợ của DN ở thời điểm này xuất phát từ nguyên nhân hàng sản xuất không tiêu thụ được, lỗ chồng lỗ khiến DN phải tìm cách xoay xở. "Bản thân các ngân hàng khi xem xét cho vay mặc dù hồ sơ vay của DN có đầy đủ cũng không dám cho vay, hoặc cho vay rất hạn chế, dè dặt. Thậm chí nếu liên quan đến kinh doanh bất động sản chắc chắn các ngân hàng sẽ từ chối" - ông Trạch nói.
Chính vì cậy nhờ các ngân hàng không được nên DN đành phải tìm đến các khoản vay bên ngoài để cầu cứu. Nhưng hình thức vay "nóng" hay cầm cố chỉ là biện pháp tạm thời, thực tế đó là vòng luẩn quẩn không lối thoát khiến DN ngày càng ngập sâu vào khủng hoảng nợ.
Từng là công ty có tiếng trong ngành may mặc xuất khẩu qua Đông Âu với ba xưởng may cùng hàng ngàn công nhân, nhưng nay Công ty VK (Q.12, TP.HCM) đang rơi vào cảnh cầm cự từng ngày. Khó khăn bắt đầu đến với Công ty VK vào thời điểm giữa năm 2011 khi công ty rất khan hiếm đơn hàng, dẫn đến việc sản xuất đình đốn.
Hiện tại chỉ tính riêng số tiền lãi của công ty này với hai ngân hàng đã lên tới 200 triệu đồng một tháng. Để có tiền trả nợ ngân hàng, bà B. - giám đốc công ty - đã phải rao bán hai căn nhà ở đường 3-2 (Q.10) và đường Tôn Thất Thuyết (Q.4) cùng một nhà xưởng ở Q.12. "Để chạy tiền trả lãi suất ngân hàng và trả lương cho công nhân, tôi buộc phải gỡ máy may, máy vắt sổ ra bán, hiện tại máy móc trong nhà xưởng đã bán 20-30% nhưng vẫn chưa trả hết nợ" - bà B. than.
Bán hết tài sản không đủ trả nợ
Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch, Đoàn luật sư TP.HCM, cho biết tình trạng vay "nóng" hay xiết nợ hàng loạt hiện diễn ra khá phổ biến.
Một thẩm phán tại TP.HCM cho biết hiện hàng loạt ngân hàng bắt đầu vào cuộc sàng lọc những khoản nợ của DN được cho là không có khả năng chi trả. Các ngân hàng này cho biết sau khi sàng lọc sẽ khởi kiện các DN nêu trên. Vị thẩm phán trên tiết lộ tại tòa của ông đang nhận rất nhiều đơn kiện DN, cơ sở sản xuất, có giá trị 10-70 tỉ đồng từ các ngân hàng.
Thẩm phán Phan Thanh Hưng, Tòa án nhân dân quận 12, cho biết chỉ tính riêng án kinh tế tại đây đã có 40-50 vụ đang được ông thụ lý, giải quyết. Theo ước tính của ông Hưng, có hơn 100 vụ án kinh tế liên quan đến tranh chấp tài sản đang được giải quyết tại tòa này.
Theo luật sư Trạch, hầu hết khoản nợ của DN ở thời điểm này xuất phát từ nguyên nhân hàng sản xuất không tiêu thụ được, lỗ chồng lỗ khiến DN phải tìm cách xoay xở. "Bản thân các ngân hàng khi xem xét cho vay mặc dù hồ sơ vay của DN có đầy đủ cũng không dám cho vay, hoặc cho vay rất hạn chế, dè dặt. Thậm chí nếu liên quan đến kinh doanh bất động sản chắc chắn các ngân hàng sẽ từ chối" - ông Trạch nói.
Chính vì cậy nhờ các ngân hàng không được nên DN đành phải tìm đến các khoản vay bên ngoài để cầu cứu. Nhưng hình thức vay "nóng" hay cầm cố chỉ là biện pháp tạm thời, thực tế đó là vòng luẩn quẩn không lối thoát khiến DN ngày càng ngập sâu vào khủng hoảng nợ.
Từng là công ty có tiếng trong ngành may mặc xuất khẩu qua Đông Âu với ba xưởng may cùng hàng ngàn công nhân, nhưng nay Công ty VK (Q.12, TP.HCM) đang rơi vào cảnh cầm cự từng ngày. Khó khăn bắt đầu đến với Công ty VK vào thời điểm giữa năm 2011 khi công ty rất khan hiếm đơn hàng, dẫn đến việc sản xuất đình đốn.
Hiện tại chỉ tính riêng số tiền lãi của công ty này với hai ngân hàng đã lên tới 200 triệu đồng một tháng. Để có tiền trả nợ ngân hàng, bà B. - giám đốc công ty - đã phải rao bán hai căn nhà ở đường 3-2 (Q.10) và đường Tôn Thất Thuyết (Q.4) cùng một nhà xưởng ở Q.12. "Để chạy tiền trả lãi suất ngân hàng và trả lương cho công nhân, tôi buộc phải gỡ máy may, máy vắt sổ ra bán, hiện tại máy móc trong nhà xưởng đã bán 20-30% nhưng vẫn chưa trả hết nợ" - bà B. than.
Ngày trả lãi hàng tỷ, đại gia bị trầm cảm
– Kinh doanh trong điều kiện kinh tế thuận lợi cũng đã đủ khiến các doanh nhân nhiều khi bị stress, căng thẳng. Kinh doanh trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay khiến nhiều doanh nhân bị trầm cảm nặng nề.Theo bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Văn Dũng, Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) thì trong điều kiện bình thường như những năm trước đây, tỉ lệ số người bị trầm cảm, rối loạn tâm thần chiếm khoảng 1% dân số.
Nhưng thời gian gần đây, bác sỹ Dũng cho biết mật độ bệnh nhân trầm cảm xuất hiện và nhập viện dày hơn, trong đó đáng chú ý là đối tượng làm ăn kinh doanh lớn có sự gia tăng đáng kể.
Nguyên nhân chủ yếu khiến họ lâm vào tình trạng này là do quá bế tắc trong công việc. Có lẽ chưa khi nào tình trạng nợ lương, khát vốn, tài sản bốc hơi, đáo hạn ngân hàng lại đang khiến doanh nghiệp, doanh nhân “quằn quại” như ở thời điểm này, đặc biệt là các doanh nhân làm việc trong lĩnh vực nhạy cảm như bất động sản, xây dựng.
“Chết” trên đống tài sản, mỗi ngày trả lãi cả tỷ đồng
Một trong những doanh nhân ở Hà Nội bị stress nặng nề, phải cần đến sự chăm sóc riêng của bác sỹ tâm thần tại nhà là một doanh nhân kinh doanh lĩnh vực bất động sản.
Vị doanh nhân này có nhiều cao ốc đang xây dựng dở dang, nhiều chung cư đã hoàn thành nhưng đống tài sản đó hoàn toàn “đắp chiếu” khiến tiền bạc đóng băng một chỗ dù đã đưa ra nhiều hình thức cắt lỗ như khuyến mại tặng quà, giảm giá bán, vv…
Trong khi tài sản đắp chiếu, vị này có hàng núi việc cần đến tiền. Đó là việc trả lương cho hệ thống nhân viên của công ty và đặc biệt là tiền lãi ngân hàng.
Kinh tế khó khăn khiến doanh nghiệp làm ăn khốn đốn, thậm chí phá sản, ngừng hoạt động, nợ lương công nhân, nợ ngân hàng hàng chục tỷ đồng, ... Tình trạng này khiến các chủ doanh nghiệp đau đầu tìm cách chống chọi (Ảnh minh họa: Internet) |
Một trường hợp khác phải nhập viện điều trị là chủ một doanh nghiệp xây dựng. Vị này không xoay sở được vốn và nợ lương công nhân 6 tháng nay khiến công nhân chán nản.
Một số đã bỏ việc, số còn lại kiên quyết bám trụ để đòi lương. Họ thậm chí còn kéo đến cả nhà ông chủ để đòi giải quyết quyền lợi khiến ông này tìm cách lẩn trốn bởi có ra mặt cũng không đào đâu ra tiền để trả.
Đỉnh điểm của sự lo lắng là đến hạn trả tiền ngân hàng. Số tiền vị này đã vay trước đó lên tới hàng chục tỷ đồng. Ông đã bán 2 chiếc xe hơi trong nhà đi để lấy vốn làm ăn và lấy tiền trả nợ nhưng khoản này không thấm vào đâu so với số nợ đang phải gánh trên lưng.
Từ những khó khăn trong làm ăn, bệnh nhân này dần bộc lộ những dấu hiệu bất thường về tâm lý, tính cách như hay cáu gắt, quát mắng người nhà, thậm chí đập phá đồ đạc.
Nguy hiểm là ông rơi vào trạng thái mất ngủ triền miên, tinh thần sa sút nghiêm trọng và sụt cân nhanh chóng. Khi đưa vào viện sức khỏe tâm thần khám, bác sỹ đã kết luận ông bị rối loạn tâm thần thể nhẹ.
“Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến trầm cảm nặng”, bác sỹ Dũng nói.
Vào viện, con nợ vào theo đòi tiền!
Doanh nhân Việt Nam stress thứ 3 thế giới Tháng 3/20120, công ty Nghiên cứu và Kiểm toán Grant Thornton đã đưa ra một nghiên cứu, kết quả cho thấy trong năm 2009 doanh nhân Việt Nam đứng thứ ba trong bảng xếp hàng stress toàn thế giới, chỉ sau đồng nghiệp Trung Quốc và Mexico. Các nguyên nhân gây stress đối với các doanh nhân gồm: Mức độ cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau; Giá xăng dầu và điện tăng; Thiếu vốn kinh doanh so lãi suất ngân hàng cao; Thiếu thời gian nghỉ ngơi; Mối quan hệ gia đình bị ảnh hưởng vì họ không có thời gian đầu tư cho mái ấm riêng; Sức khỏe suy giảm; Ô nhiễm môi trường và kẹt xe. |
Trước khi phá sản thì cậu là một người thành đạt sớm khi sở hữu trong tay khối tài sản lớn dưới nhiều hình thức như cổ phiếu, đất đai, xe cộ, nhà cửa, vv…
Nhưng đến khi kinh doanh khó khăn, khối tài sản lớn đó thi nhau “bốc hơi”. Cậu đang từ một doanh nhân thành đạt bỗng trở thành một con nợ khổng lồ.
Cú sốc này khiến tinh thần cậu suy sụp và khủng hoảng, không kiểm soát được hành vi của mình. Gia đình đã nhiều lần đưa thầy cúng về nhà để giải hạn nhưng không đỡ.
Cuối cùng, cậu đã phải nhập viện khi những biểu hiện rối loạn tâm thần trên ngày một nặng nề hơn.
“Điều đặc biệt là khi cậu ta vào viện rồi, có rất nhiều người tìm đến hỏi thăm tình hình sức khỏe (có cả người nhà lẫn người lạ). Hỏi ra tôi mới biết họ đều là những người cho cậu ta vay tiền hoặc chung vốn làm ăn, nay bị phá sản nên họ tìm đến xem cậu ta có khỏe mạnh bình thường không để còn tính toán vớt vát chút ít tài sản”, bác sỹ Dũng nói.
Ngoài ra, còn nhiều bệnh nhân đều là những nhà đầu tư, kinh doanh lớn cũng rơi vào cảnh cùng quẫn phải tìm đến bệnh viện tâm thần.
Trước đó, gia đình họ cũng đã đổ vỡ vì không muốn chung gánh nợ nần. Đó là chưa kể đến những trường hợp chưa đến mức phải điều trị nhưng đã cần đến sự tư vấn của bác sỹ tâm thần.
Tuy nhiên, theo bác sỹ Dũng, con số vào viện hoặc phải nhờ tới bác sỹ tâm thần riêng có lẽ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số những người bị stress trên thực tế. Bởi hiện nay, ở Việt Nam người dân vẫn còn mặc cảm với việc đi khám tâm thần.
Không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người bệnh, bác sỹ Dũng cho biết tình trạng này còn ảnh hưởng đến sự bền vững của các gia đình. Vì thế, khi có dấu hiệu căng thẳng thì người bệnh nên có biện pháp kiểm soát bệnh sớm, tránh trường hợp đáng tiếc (bởi có người đã uống thuốc ngủ tự tử vì phá sản).
Doanh nghiệp phá sản hàng loạt Theo dữ liệu của Tổng cục Thuế, tính đến giữa tháng 3/2012, trong số hơn 600.000 doanh nghiệp đã được cấp phép đăng ký kinh doanh, chỉ có hơn 400.000 doanh nghiệp hiện vẫn còn đóng thuế. Như vậy, đã có gần 200.000 doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động/ngừng nghĩa vụ thuế. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết chỉ tính riêng trong năm 2011, trung bình số doanh nghiệp phá sản/giải thể cao gấp 8 lần so với những năm trước đó. |
Tài sản 'bốc hơi', nữ doanh nhân bị tâm thần
– Không những chỉ riêng bản thân mắc các chứng rối loạn tâm thần mà cuộc sống gia đình của những doanh nhân trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hạnh phúc bị đe dọa.Bác sỹ chuyên khoa tâm thần Nguyễn Văn Dũng (Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết đã có trường hợp bệnh nhân nữ bị rối loạn tâm trí do làm ăn thua lỗ, tài sản “bốc hơi”, phải vào viện điều trị.
Nhưng trước khi vào viện, chị đã bị chồng và gia đình nhà chồng “tẩy chay” để không phải gánh chung khoản nợ.
Chị thậm chí còn mang cả tài sản lớn của gia đình nhà chồng lẫn nhà đẻ như sổ đỏ để đi cầm cố để xoay sở vốn trong lúc khó khăn, đến khi số tiền này cũng “bốc hơi” không lấy lại được thì 2 ngôi nhà khang trang giữa thủ đô của 2 gia đình đã về tay kẻ khác.
Nhiều gia đình phải ly tán vì phá sản trong kinh doanh (Ảnh minh họa: Internet) |
Điều đáng chú ý là trước khi ly hôn một thời gian dài, cuộc sống gia đình của cặp vợ chồng này cũng không khác gì “địa ngục” bởi suốt ngày họ chìm đắm trong nợ nần và chỉ trích, giày vò lẫn nhau.
Ngay cả những đứa con vì không chịu nổi bầu không khí căng thẳng khi cha mẹ mặt nặng mày nhẹ, còn chủ nợ đến nhà liên tục, nên đã phải dọn về nhà ông bà ở tạm.
Sau khi mất cả chì lẫn chài, người phụ nữ này bị khủng hoảng trầm trọng và đã tự tử 2 lần song đều bất thành. Từ đó trở đi, chị rất dễ bị kích động, tâm lý bất ổn, thường xuyên phải cần đến sự giám sát của bác sỹ tâm thần.
Dù chưa có một thống kê chính thức nào nhưng thực tế tại Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia cho thấy đối với những gia đình có bệnh nhân bị trầm cảm vì lý do công việc, kinh tế thì thông thường cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn, các mối quan hệ bị xáo trộn, tâm lý, tinh thần các thành viên trong gia đình đều bất ổn bởi phải cùng chịu sức ép từ nhiều phía.
Gia đình lục đục vì kế sinh nhai bị bó hẹp
Kinh tế khó khăn không chỉ ảnh hưởng đến những đối tượng làm ăn, kinh doanh (lớn, vừa hoặc nhỏ) mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người dân bình thường (nhất là ở những thành phố lớn).
Hàng loạt doanh nghiệp nợ lương người lao động. Tình trạng này đẩy họ vào thế khó khăn khiến một loạt vấn đề xã hội phát sinh như chất lượng sống suy giảm, hạnh phúc gia đình bị lung lay, an ninh trật tự phức tạp, vv... (Ảnh: VietNamNet) |
Hàng loạt doanh nghiệp nợ lương người lao động Ông Trần Hữu Huỳnh, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết do hoạt động kinh tế khó khăn kéo dài nên việc chậm lương hoặc nợ lương người lao động không còn là vấn đề cục bộ tại một số đơn vị. |
Từ khoảng tháng 7 năm 2011, cả công ty chị bắt đầu hiểu thế nào là “kinh tế khó khăn”, “lạm phát” – những thuật ngữ có lẽ trước đây nếu nghe thấy chúng cũng trôi qua nhanh chóng khỏi bộ nhớ của từng người.
Nhưng nay, nó đã hiện hữu rất rõ ràng: Cả công ty ngồi chơi xơi nước vì không có vốn rót về. Bản thân chị Hoa bị công ty nợ lương suốt 4 tháng trời, đến đêm 28 Tết âm lịch cả công ty còn kéo đến trụ sở để nhận mỗi người 2 triệu đồng tạm ứng tiêu Tết.
“Cả Tết vừa rồi hai vợ chồng khốn khổ chi tiêu. Nhà có 2 con nhỏ nên tiết kiệm từng đồng. Từ sau Tết đến giờ tôi chỉ ở nhà bán dưa, cà muối, chờ công ty hoạt động trở lại sẽ đi làm. Nhưng xem ra điều đó còn xa vời lắm, vì giờ vẫn chưa có động tĩnh gì, mọi thứ có vẻ càng ngày càng khó khăn hơn”, chị Hoa nói.
Kể từ khi được “ngồi chơi xơi nước” và ở nhà bán dưa cà mắm muối, vợ chồng chị thường xuyên rơi vào cảnh “cơm không lành, canh không ngọt” vì túng bấn.
Chồng chị đi làm thợ điện nước các công trình cho một công ty xây dựng. Công ty cũng đã ngừng hoạt động vì kinh tế khó khăn.
Cả hai vợ chồng và hai đứa con hiện đang trông chờ vào đồng thu nhập ít ỏi từ việc bán dưa cà muối của chị Hoa và việc thi công những công trình điện nước tư nhân nhỏ của chồng.
Gánh nặng rối loạn tâm thần, hạnh phúc gia đình bị đe dọa và tệ nạn xã hội phát sinh Tiến sỹ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đào tạo và Phát triển cộng đồng (RTCCD – Thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) cho biết trong điều kiện bình thường, tỷ lệ người bị rối nhiễu tâm trí ở Việt Nam đã ngày càng gia tăng (nhiều người không biết mình bị rối nhiễu tâm trí). Vì thế, ông Tuấn nhận định trong bối cảnh hiện nay, khi mà áp lực cuộc sống ngày càng lớn do lạm phát cao, thất nghiệp tăng, chất lượng sống giảm thì tỉ lệ những người bị rối loạn tâm thần sẽ ngày càng nhiều. Từ đây sẽ dẫn đến một loạt các hệ quả khác như tệ nạn xã hội, an ninh trật tự, bất ổn trong gia đình và xã hội,… |
Be bét cổ phiếu các DN của đại gia
(VEF.VN) - Nổi danh, quan hệ rộng và tiềm lực tài chính rất mạnh các đại gia luôn sở hữu rất nhiều DN trong tay. Tuy nhiên, điều đó cũng không giúp doanh nghiệp của nhiều đại gia thoát khỏi tình trạng báo động đỏ. Ranh giới giữa sự giàu có và nợ nần, thua lỗ là khá mong manh, nguy cơ sụp đổ, tất nhiên không loại trừ bất cứ một ai.Đại gia gặp khó
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM vừa cho biết, từ ngày 13/4 sẽ đưa vào diện cảnh báo một thêm một loạt các doanh nghiệp niêm yết, trong đó có CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigon Tel (SGT) của ông chủ nổi tiếng Đặng Thành Tâm và Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) của gia đình đại gia trẻ tuổi Nguyễn Quốc Cường (Cường đô-la).
SGT bị đưa vào diện cảnh báo do lỗ gần 114 tỷ đồng trong năm 2011. Trong khi đó, QCG lỗ gần 40 tỷ đồng.
Trường hợp SGT - Thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn của ông Đặng Thành Tâm làm cho biết lãi suất năm 2011 luôn duy trì ở mức rất cao làm cho chi phí tăng gần gấp 3 lần so với năm liền trước. Tình hình khủng hoảng chung của nền kinh tế khiến nhiều khách hàng tiềm năng của SGT tạm thời trì hoãn kế hoạch kinh doanh làm cho doanh thu về hoạt động cho thuê đất, bán và cho thuê nhà xưởng bị sụt giảm. Đây là những mảng hoạt động mang lại tỷ suất lợi nhuận cao nhất cho công ty.
Mức lỗ trong năm 2011 của SGT trên thực tế là rất lớn, cao hơn tổng lợi nhuận của doanh nghiệp này trong hai năm liền trước là 2010 và 2009. Nó khiến cho VCSH của SGT sụt giảm xuống còn 659 tỷ đồng, so với vốn điều lệ 740 tỷ đồng.
Không những thế, khó khăn của SGT khá "ổn định" trong cả năm 2011 khi mà doanh nghiệp này lỗ trong cả 4 quý. Riêng trong quý IV/2011, doanh thu thuần của SGT chỉ đạt 3,6 tỷ đồng, bằng 16% so mức 22 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước và lỗ hơn 40 tỷ đồng.
Chưa biết đại hội cổ đông SGT sẽ thông qua kế hoạch cơ cấu lại tài sản, giảm mạnh dư nợ tín dụng (để giảm chi phí lãi vay) và đẩy mạnh cho thuê đất và nhà xưởng như thế nào, nhưng một điều thấy rõ là giới đầu tư không mấy mặn mà với cổ phiếu của doanh nghiệp được chi phối bởi một trong những người giàu nhất Việt Nam này.
SGT bị đưa vào diện cảnh báo do lỗ gần 114 tỷ đồng trong năm 2011 |
Giao dịch cổ phiếu SGT hiếm khi đạt được trên 20.000 đơn vị/ngày trong nhiều tuần gần đây cho dù tổng cổ phiếu lưu hành lên tới trên 74 triệu đơn vị. Giá SGT hiện cũng chỉ bằng khoảng hơn 50% so với giá trị sổ sách và gần như không tăng trong hai phiên vừa qua khi mà TTCK bùng nổ sau động thái hạ lãi suất và nới lỏng tín dụng bất động sản.
Một cổ phiếu gây thất vọng khác của ông Đặng Thành Tâm là Khoáng sản Sài Gòn-Quy Nhơn (SQC). Cổ phiếu này gần như không có giao dịch kể từ đầu năm 2010 tới nay. Giá vẫn giữ được ở mức rất cao, trên 80.000 đồng/cp nhưng dường như không thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư nào.
Trong trường hợp QCG của Quốc Cường Gia Lai, tình hình có vẻ khả quan hơn khi mà doanh nghiệp này đang là đối tượng được hưởng lợi chính trong đợt nới lỏng chính sách tiền tệ lần này của NHNN. Mặc dù vậy, việc phục hồi trong ngắn hạn không hề dễ dàng. QCG hiện vẫn có nợ ngắn hạn và tổng nợ rất cao. Lãi suất cho vay hiện vẫn chưa giảm được bao nhiêu, trong khi thị trường bất động sản chưa có tín hiệu sôi động trở lại.
Riêng trong quý IV/2011, QCG lỗ hơn 100 tỷ đồng. Quý III lỗ hơn 26 tỷ đồng. Theo giải trình của QCG, năm 2011 doanh nghiệp thua lỗ là do hoạt động kinh doanh của công ty dựa vào hoạt động kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, kinh tế khó khăn đã khiến doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm làm ảnh hưởng đến doanh thu, trong khi đó vẫn phải trả lãi vay ngân hàng nên chi phí tài chính cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh trong kỳ. Chỉ tính riêng chi phí lãi vay, năm 2011 QCG phải bỏ ra tới 160 tỷ đồng, so với gần 27 tỷ đồng năm 2010.
Đại gia to, vay vốn nhiều?
Một điểm có thể nhìn thấy khá rõ ràng trong các bản báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thua lỗ trong năm vừa qua là đa số các đơn vị này bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc thị trường bất động sản đóng băng, chứng khoán giảm giá và lãi suất ngân hàng ở mức cao.
Không chỉ có SGT và QCG, danh sách các công ty bị cảnh báo, kiểm soát và tạm ngừng giao dịch trên hai sàn chứng khoán Việt Nam cho tới thời điểm này đã lên tới khoảng 60 đơn vị.
Lý do chính giải thích cho thua lỗ trong năm vừa qua của đa số các doanh nghiệp là do chi phí lãi vay tăng mạnh. Tất nhiên, đây là lý giải tương đối hợp lý bởi doanh nghiệp nào làm ăn kinh doanh trong năm vừa qua cũng phải chứng kiến cảnh bị ngân hàng áp lãi suất tăng vọt (20-25%).
Trên thực tế, tại Việt Nam hầu hết các doanh nghiệp muốn phát triển, đặc biệt những doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực cần nhiều vốn như bất động sản, xây dựng... đều phải vay vốn ngân hàng rất nhiều. Nhiều đối tượng vay vốn gấp vài ba lần, thậm chí cả chục lần so với VCSH.
Mặc dù vậy, điều đáng nói là không chỉ có những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp ít kinh nghiệm làm ăn gặp khó khăn, thua lỗ mà ngay cả những doanh nghiệp của những ông chủ lừng danh cũng bị mắc kẹt với bài toán phát triển nóng, vay vốn nhiều. Doanh nghiệp càng lớn thì các khoản vay càng khổng lồ, và một khi gặp trục trặc ở đầu ra thì nguy cơ thua lỗ là hiển hiện, chưa nói tới có thể phá sản dù đang nằm trên đống tài sản khổng lồ.
Với trường hợp đại gia Diệu Hiền của Thủy sản Bianfisco, công ty này vốn nổi tiếng trong lĩnh vực thủy sản xuất khẩu, nuôi hàng ngàn công nhân, làm ăn phát đạt cả chục năm qua. Nhưng khá bất ngờ, doanh nghiệp này đã nhanh chóng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán chỉ... sau một đám cưới, với tổng các khoản nợ lên tới gần 1.600 tỷ đồng.
Tài sản có thể rất nhiều, với nhà máy sản xuất thủy sản hoành tráng, nhà và bất động sản mà ngay cả những đại gia máu mặt khác cũng phải mơ ước, nhưng giờ đây doanh nghiệp đã phải tuyên bố tạm thời đóng cửa.
Về nguyên nhân sâu xa, trong một báo cáo gần đây, tổ kiểm tra nợ Bianfishco khẳng định công ty của bà Hiền đã sử dụng vốn không hiệu quả. Việc đầu tư dàn trải, đầu tư không đúng trọng tâm và phát triển nóng vội theo quy mô và số lượng rất có thể sẽ dẫn đến mất cân đối về tài chính.
Nguy cơ thua lỗ, nợ nần và phá sản có thể xảy ra với bất cứ doanh nghiệp nào từ nhỏ tới lớn nếu vấn đề quản trị doanh nghiệp không được thực hiện nghiêm túc.
TTCK đang hồi phục khá mạnh mẽ nhờ vĩ mô đang dần ổn định và hàng loạt các biện pháp giải cứu doanh nghiệp nói chung và bất động sản nói riêng. TTCK cũng ăn theo và nhiều khả năng sẽ không có quá nhiều doanh nghiệp phải chết trên đống tài sản.
Mặc dù vậy, cũng cần nhìn nhận lại sự nguy hiểm của việc coi thường việc quản trị doanh nghiệp. Kinh doanh điều quan trọng hơn cả có lẽ là sự an toàn, liên quan tới sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có ổn định và sống qua được bão tố thì mới hy vọng phát triển. Đáng tiếc là điều này dường như đang không được thực sự coi trọng, ngay cả ở những doanh nghiệp mà vốn chủ yếu thuộc về một ông chủ lớn.
Thiếu vốn, doanh nghiệp bán rẻ mình
Khó khăn trong việc huy động vốn với giá tối thiểu bằng mệnh giá khiến doanh nghiệp phải dùng đến kế sách phát hành giá rẻ.Luật doanh nghiệp hiện hành cho phép "Giá chào bán cổ phần không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất". Như vậy, việc phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá từ lâu nay không bị pháp luật ngăn cản. Tuy nhiên, cho đến hết năm 2011, chưa có doanh nghiệp nào xin phát hành CP dưới mệnh giá.
Mùa đại hội cổ đông năm 2012 đã ghi nhận 2 doanh nghiệp có chủ trương phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá.
Những doanh nghiệp xin tạo tiền lệ
Hàng loạt doanh nghiệp có thị giá dưới mệnh giá và có P/B<1 cho thấy giá trị thực của doanh nghiệp đang bị thị trường định giá thấp hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp ''bí'' vốn nên nhu cầu phát hành cổ phiếu huy động vốn trở thành cấp thiết. Nếu phát hành tối thiểu bằng mệnh giá để đỡ ''lẹm'' vào phần thặng dư vốn hiện tại thì việc huy động trở nên khó khăn khi thị giá còn thấp hơn mệnh giá. Nhu cầu phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá thành cấp thiết.
HĐQT của VDS sẽ trình ĐHCĐ thường niên năm 2012 ngày 18/4 tới đây về phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 700 tỷ đồng. Đáng chú ý là 35,02 triệu cổ phần dự kiến phát hành thêm để chào bán riêng lẻ với giá chỉ 7.000 đồng/CP, thấp hơn mệnh giá. Tính tại thời điểm kết thúc năm 2011, giá trị sổ sách của VDS đạt hơn 7.500 đồng/CP. Như vậy, phương án phát hành của công ty thấp hơn giá trị sổ sách tại thời điểm kết thúc năm 2011.
Mùa đại hội cổ đông năm 2012 đã ghi nhận 2 doanh nghiệp có chủ trương phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá.
Những doanh nghiệp xin tạo tiền lệ
Hàng loạt doanh nghiệp có thị giá dưới mệnh giá và có P/B<1 cho thấy giá trị thực của doanh nghiệp đang bị thị trường định giá thấp hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp ''bí'' vốn nên nhu cầu phát hành cổ phiếu huy động vốn trở thành cấp thiết. Nếu phát hành tối thiểu bằng mệnh giá để đỡ ''lẹm'' vào phần thặng dư vốn hiện tại thì việc huy động trở nên khó khăn khi thị giá còn thấp hơn mệnh giá. Nhu cầu phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá thành cấp thiết.
HĐQT của VDS sẽ trình ĐHCĐ thường niên năm 2012 ngày 18/4 tới đây về phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 700 tỷ đồng. Đáng chú ý là 35,02 triệu cổ phần dự kiến phát hành thêm để chào bán riêng lẻ với giá chỉ 7.000 đồng/CP, thấp hơn mệnh giá. Tính tại thời điểm kết thúc năm 2011, giá trị sổ sách của VDS đạt hơn 7.500 đồng/CP. Như vậy, phương án phát hành của công ty thấp hơn giá trị sổ sách tại thời điểm kết thúc năm 2011.
HĐQT của Công ty cổ phần Đệ Tam (DTA) sẽ trình ĐHCĐ về phương án phát hành thêm 5 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ với giá không thấp hơn 7.000 đồng/CP trong năm 2012. Phương án phát hành của DTA được đánh giá là 'mở' khi HĐQT không quên để từ 'không thấp hơn' để dễ xử lý trong bối cảnh thị giá cải thiện hơn hiện tại. Giá trị sổ sách tại thời điểm kết thúc năm 2011 của công ty đạt trên 11.000 đồng nhưng thị giá hiện tại chỉ hơn 5.000 đồng/CP.
Những hệ lụy
Nếu DN phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá sẽ ghi thặng dư âm trong báo cáo tài chính, khi nào có lãi hoặc phát hành cổ phiếu mới có thặng dư sẽ bù đắp lại phần âm trên. Nếu là phát hành theo hình thức riêng lẻ thì câu chuyện bù đắp thặng dư sẽ khiến cổ đông hiện hữu thiệt thòi bởi lẽ phần thặng dư do cổ đông hiện hữu tạo ra lâu nay phải dùng để bù đắp cho một/một nhóm cổ đông trong đợt phát hành riêng lẻ dưới mệnh giá.
Đó là chưa kể đến nguy cơ bị đơn vị khác lợi dụng để thâu tóm. Một khi thị giá xuống dưới giá trị sổ sách (P/B<1) thì nguy cơ bị mua gom bởi thị giá đã quá rẻ so với giá trị nội tại của doanh nghiệp đã là rất cao. Việc mua gom trên thị trường chứng khoán sẽ khó hơn nhiều cho các 'cá mập' so với việc mua cổ phiếu phát hành thêm.
Vì đâu nên nỗi?
Doanh nghiệp đói vốn. Việc vay vốn ngân hàng hiện tại không phải dễ và dù có vay được thì chi phí vốn vay cũng quá cao so với khả năng tạo lãi (ROA<lãi suất vay vốn). Điều này khiến DN chùn chân và tính đến phương án huy động vốn từ cổ đông.
Bối cảnh thiếu vốn hiện tại cộng với việc hàng loạt doanh nghiệp gọi vốn bằng mệnh giá không thành khiến những công ty thiếu vốn lo ngại. Nếu huy động vốn không thành, hoạt động kinh doanh của công ty sẽ gặp khó khăn. Lựa chọn sống còn khiến công ty buộc phải phát hành CP dưới mệnh giá
Nếu DN phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá sẽ ghi thặng dư âm trong báo cáo tài chính, khi nào có lãi hoặc phát hành cổ phiếu mới có thặng dư sẽ bù đắp lại phần âm trên. Nếu là phát hành theo hình thức riêng lẻ thì câu chuyện bù đắp thặng dư sẽ khiến cổ đông hiện hữu thiệt thòi bởi lẽ phần thặng dư do cổ đông hiện hữu tạo ra lâu nay phải dùng để bù đắp cho một/một nhóm cổ đông trong đợt phát hành riêng lẻ dưới mệnh giá.
Đó là chưa kể đến nguy cơ bị đơn vị khác lợi dụng để thâu tóm. Một khi thị giá xuống dưới giá trị sổ sách (P/B<1) thì nguy cơ bị mua gom bởi thị giá đã quá rẻ so với giá trị nội tại của doanh nghiệp đã là rất cao. Việc mua gom trên thị trường chứng khoán sẽ khó hơn nhiều cho các 'cá mập' so với việc mua cổ phiếu phát hành thêm.
Vì đâu nên nỗi?
Doanh nghiệp đói vốn. Việc vay vốn ngân hàng hiện tại không phải dễ và dù có vay được thì chi phí vốn vay cũng quá cao so với khả năng tạo lãi (ROA<lãi suất vay vốn). Điều này khiến DN chùn chân và tính đến phương án huy động vốn từ cổ đông.
Bối cảnh thiếu vốn hiện tại cộng với việc hàng loạt doanh nghiệp gọi vốn bằng mệnh giá không thành khiến những công ty thiếu vốn lo ngại. Nếu huy động vốn không thành, hoạt động kinh doanh của công ty sẽ gặp khó khăn. Lựa chọn sống còn khiến công ty buộc phải phát hành CP dưới mệnh giá
Siêu thị điện máy: Xếp hàng chờ phá sản
Nhận định của giới kinh doanh ngành hàng điện tử, điện máy cho thấy, rất có thể ngay trong quý II/2012 sẽ xảy ra "cú sốc" lớn khi có thêm ít nhất 2 DN kinh doanh ngành hàng này phải tuyên bố phá sản.Bức tranh thị trường xám xịt
Sức mua sụt giảm, thị trường khó khăn, DN thiếu vốn có nguy cơ phải phá sản... những dự báo đó được các chuyên gia kinh tế đưa ra từ năm 2010 giờ đang "lơ lửng" ngay trên đầu nhiều DN kinh doanh điện tử, điện máy.
Từ đầu năm 2012 đến nay, thực trạng các siêu thị lớn nhỏ trong nước ồ ạt khuyến mãi (như giảm giá 20 - 50% cho từng sản phẩm, giảm giá thêm cho khách hàng mua online, vận chuyển miễn phí hàng trăm cây số để câu khách tỉnh xa...), chấp nhận lãi ít hoặc bù lỗ phần nào cho thấy tình trạng khát vốn để quay vòng hoạt động của các DN.
Ông Đinh Anh Huân - TGĐ Dienmay.com và GĐ Kinh doanh của Thegioididong.com cho rằng trong năm 2012, hầu hết các nhà đầu tư đều gặp khó khăn về nguồn vốn, nhu cầu tiêu dùng; các DN đang phải liên tục đánh giá xác thực hơn nhu cầu thị trường, phát triển những sản phẩm giá rẻ và hạn chế mở thêm đại lý, cửa hàng.
Còn đại diện Công ty CP Pico tỏ rõ lo ngại khi nền kinh tế vĩ mô vẫn có những tác động xấu đến đời sống kinh tế, giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng leo thang khiến người dân thắt chặt chi tiêu, thị trường tiêu thụ bị ảnh hưởng. Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Xuân Kiên - TGĐ Công ty CP Thế giới số Trần Anh nhận định phải qua năm 2013 thị trường trong nước mới có thể khả quan hơn.
Chưa kể, một số DN bán lẻ điện tử, điện máy trong nước dù hoạt động rất khó khăn nhưng vẫn cố "níu kéo" bằng cách chấp nhận bù lỗ để hy vọng khi nền kinh tế phục hồi sẽ lấy lại sức bật. "Hoặc có DN hoạt động đa ngành nghề, đổ vốn lớn vào bất động sản nên lâm cảnh lao đao khi thị trường bấtđộng sản đóng băng. Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, điều này càng trở nên bất lợi với các DN", ông Trần Xuân Kiên nói.
Có thể thấy thực tế đang tạo ra hàng loạt nguy cơ "bong bóng" có thể vỡ bất cứ lúc nào với hậu quả khôn lường. Giới kinh doanh cho rằng do thị trường bán lẻ luôn trong quá trình thanh lọc khốc liệt nên dự kiến trong tương lai sẽ có thêm nhiều công ty phải phá sản, chuyển ngành nghề. Cuộc chạy đua bán lẻ điện tử, điện máy chỉ còn lại khoảng 8 DN lớn.
"Nhiều khả năng năm 2014 sẽ là năm bước đệm để các công ty bán lẻ nước ngoài ồ ạt nhảy vào trong năm 2015. Khi đó, cuộc chiến giữa các DN nội vốn đầy rẫy khó khăn sẽ càng trở nên quyết liệt hơn khi có thêm đối thủ từ nước ngoài dạn dày kinh nghiệm", đại diện Bộ Công Thương nói.
Dù không tiết lộ cụ thể nhưng trao đổi với phóng viên BĐVN, giới kinh doanh ngành hàng điện tử, điện máy tại Hà Nội và TP.HCM còn "tiên đoán" trong năm 2012 sẽ có ít nhất 2 công ty tuyên bố phá sản kiểu như siêu thị điện máy Wonderbuy tại TP.HCM hồi tháng 6/2011 (chỉ sau gần 1 năm hoạt động với khoản nợ trên 52 tỉ đồng do thị trường khó khăn, các nhà đầu tư không dám mạo hiểm rót thêm vốn - PV). Thậm chí nếu nhanh, việc tuyên bố phá sản có thể diễn ra ngay từ quý II/2012.
Các "ông lớn" quyết bứt phá trong khó khăn
Dù thị trường được nhận định chung là khó khăn, thế nhưng đây lại được xem là cơ hội để những "ông lớn" với tiềm lực tài chính mạnh có thể bứt phá, mở rộng hệ thống kinh doanh trong khi nhiều đối thủ phải chững lại. Minh chứng rõ nhất là mới đây, Nguyễn Kim đã mở liền lúc 5 siêu thị từ Bình Dương tới Đà Nẵng và dự tính sẽ mở thêm 50 siêu thị điện máy, điện tử trên cả nước. Giữa tháng 12/2011, Trần Anh đã khai trương thêm siêu thị tại Long Biên (Hà Nội) nâng số siêu thị lên con số 3. "Theo kế hoạch, Trần Anh sẽ có 6 siêu thị tại Hà Nội ngay trong năm 2012. Đến năm 2014 - 2015 sẽ có khoảng 20 siêu thị", ông Trần Xuân Kiên- TGĐ Công ty CP Thế giới số Trần Anh bày tỏ. Cùng đó, ông Đinh Anh Huân - TGĐ Dienmay.com và GĐ Kinh doanh của Thegioididong.com cũng cho hay ngoài việc phát triển được hệ thống 200 siêu thị Thế giới di động tại 62 tỉnh thành, thì trong thời gian tới DN này cũng chính thức có mặt tại Bắc Giang để hoàn tất việc "phủ sóng" 63/63 tỉnh thành toàn quốc.
Siêu thị điện máy liên tiếp đóng cửa
(VEF.VN) - Nguồn tin từ các DN kinh doanh siêu thị điện máy cho biết, siêu thị điện máy Best Carings tại Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP Hồ Chí Minh vừa phải đóng cửa do khách hàng quá vắng.Thu hẹp và giải tán
Trường hợp trên của Best Carings chri là một ví dụ nhỏ trong vô số siêu thị điện máy đã đóng cửa từ đầu năm đến nay.
Vừa qua, chuỗi cửa hàng điện máy Thế giới số 24g của Nguyễn Kim tại Tp Hồ Chí Minh cũng đã đóng cửa. Chuỗi cửa hàng này mới mở cửa cách đây không lâu bỗng dưng lại đóng cửa làm nhiều người không khỏi bất ngờ.
Theo tin từ Nguyễn Kim thì chuỗi cửa hàng này sẽ chuyển thành Trung tâm thương mại Sài Gòn Nguyễn Kim và sẽ tiếp tục phuc vụ khách hàng trong thời gian tới. Tuy nhiên một số nguồn thạo tin cho hay kinh doanh thua lỗ, trong khi mặt bằng đã thuê dài hạn không trả lại được nên phải chuyển hướng.
Tại Hà Nội một loạt các siêu thị điện máy cũng bắt đầu thu hẹp quy mô trưng bày. Siêu thi Điên máy Pico tại 173 Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, trước đây bề thế với 4 tầng nay đã thu lại còn 3. Tuy mặt bằng thuê dài hạn, nhưng vẫn phải thu hẹp để cắt giảm các chi phí cố định như tiền điện.
Siêu thị điện máy Trần Anh tại 292 Tây Sơn, quận Đống Đa cũng trong tình cảnh tương tự, thu hẹp quy mô từ 4 tầng nay giảm xuống còn 3 nhằm giảm các chi phí.
Cuối năm 2011 Trần Anh vừa mở 1 siêu thị điện máy tại quận Long Biên với diện tích 5.000 m2 thì nay sau vài tháng bán hàng đã quyết định trả lại 1/2 diện tích.
Siêu thị Media Mart mới đây đã phải đóng cửa điểm bán hàng ở Nguyễn Chí Thanh, còn siêu thị Việt Long cũng dừng bán ở Hà Đông.
Một DN kinh doanh điện máy cho biết hiện nay có không ít các siêu thị tại Cần Thơ, Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội lâm vào cảnh tài chính rất khó khăn, không có tiền trả tiền thuê mặt bằng, nợ lương, nợ bảo hiểm nhân viên, giảm bớt nhân viên...
Các DN cho biết, nhu cầu về hàng điện máy sau Tết nguyên đán đã giảm từ 50%- 70% so với trước Tết. Hiện doanh thu các mặt hàng điện máy của nhiều siêu thị tại Hà Nội chỉ ở mức 100 triệu đồng/ ngày trong khi trước kia con số này phải là 1 tỷ đồng/ngày.
Nhỏ lẻ bị diệt vong
Doanh thu giảm mạnh, trong khi hợp đồng thuê mặt bằng đã ký dài hạn, chi phí thuê không hề giảm xuống. Chi phí mặt bằng thường chiếm tới 50% tổng chi phí của các siêu thị điện máy. Tính toán sơ bộ, để có hiệu quả thì doanh số tính trên m2 diện tích sàn ở mức 100 triệu đồng/tháng, nhưng hiện nay giá thuê mặt bằng thì cao, trong khi sức mua lại giảm mạnh khiến nhiều siêu thị không đạt được con số trên. Doanh số thu được của các siêu thị giờ chỉ đạt dưới 30 triệu đồng/m2.
Kinh doanh thua lỗ, nhưng muốn trả lại mặt bằng cũng không dễ, do đã ký hợp đồng thuê dài hạn và phải đặt cọc với số tiền lớn đến hàng chục tỷ đồng, nếu chủ cho thuê không đồng ý mà bỏ coi như bị mất toàn bộ tiền đặt cọc nên đành phải chấp nhận.
Ông Đinh Anh Huân, giám đốc Thế Giới Điện Tử cho biết, nếu tính từ khâu phân phối, xuống khâu bán lẻ đến giá cho người tiêu dùng đầu cuối, để "cầm cự qua ngày", ít nhất giá phải tăng khoảng 15% - 18% so với hồi trước Tết, do các chi phí đều tăng, nhưng tất cả không thể tăng giá bán.
Ngược lại do hàng tồn kho tăng cao, nhiều siêu thị đã phải thực hiện xả hàng tồn kho, chấp nhận thua lỗ, trong đó có nhiều chiêu khuyến mãi giảm giá rất sâu. Từ đầu năm 2012 đến nay, thực trạng các siêu thị lớn nhỏ trong nước ồ ạt khuyến mãi như giảm giá 20% - 50% cho từng sản phẩm, giảm giá thêm cho khách hàng mua online, vận chuyển miễn phí hàng trăm cây số để câu khách tỉnh xa... chấp nhận lãi ít hoặc bù lỗ phần nào cho thấy các DN cũng đang cố gắng để "giải quyết vấn đề".
Hiện chỉ cần 4 triệu đồng cũng có thể mua được 1 chiếc tivi LCD 32 inch thương hiệu Hàn Quốc hoặc Nhật Bản tại các cửa hàng điện máy mà trước đó, giá sản phẩm này gần 7 triệu đồng. Các mặt hàng tiêu dùng khác như nồi cơm điện, lò vi sóng, máy xay sinh tố... giá cũng đang giảm mạnh.
Việc mua bán, sáp nhập các siêu thị điện máy cũng đang chững lại. Nhiều DN chào bán mà không có người mua, hoặc trả giá quá thấp. Một nguồn tin từ các DN kinh doanh điện máy cho biết, có DN đã tính bán chuỗi siêu thị điện máy có thương hiệu khá lớn của mình cho nhà đầu tư Hồngkông. Cuối năm ngoái, nhà đầu tư này trả 70 triệu USD mua lại 70% cổ phần thì không đồng ý, đòi 120 triệu USD. Nay cũng 70% cổ phần đó, người ta chỉ trả có 30 triệu USD.
Mặc dù vậy, một số siêu thị điện máy dù hoạt động rất khó khăn nhưng vẫn cố "sống" với hy vọng khi nền kinh tế phục hồi sẽ lấy lại sức bật. Tuy nhiên theo nhận định thì thị trường điện máy còn khó khăn đến hết quý 1/2013.
Nhận định của giới kinh doanh ngành hàng điện tử, điện máy cho thấy, rất có thể ngay trong quý 2/2012 sẽ xảy ra "cú sốc" lớn khi có thêm một vài con "cá lớn" kinh doanh ngành hàng này phải tuyên bố phá sản.
Đại diện một hãng phân phối máy tính, điện thoại và thiết bị siêu thị khá lớn trên đường Thái Hà cho rằng, năm 2012 tiếp tục là thời kỳ thị trường điện máy có sự đào thải theo hướng "Mạnh sống, yếu chết". Dự kiến trong tương lai chỉ còn lại 3 DN lớn chiếm khoảng 70% thị phần, tất cả các DN khác chia nhau 30% còn lại và các cửa hàng nhỏ lẻ thì dần dần biến mất hoặc chuyển sang thị trường ngách, kinh doanh các mặt hàng chuyên dụng.
Khốn khó, DN điện máy cầu cạnh khách bình dân
(VEF.VN) - Sức mua giảm khiến thị trường điện máy trầm lắng, hàng tồn kho khá nhiều khiến các DN sản xuất và kinh doanh lao đao. Nhiều DN đã phải tính lại kế hoạch kinh doanh để tồn tại qua cơn bĩ cực. Điêu đứng vì ế hàng
Ông Nguyễn Thành Phương, Tổng giám đốc Tập đoàn điện máy gia dụng Kangaroo cho rằng, năm 2012 được xem là một năm cực kỳ khó khăn, thậm chí khó hơn năm 2011. Do đó, ở thị trường điện máy, sức mua đã và đang bị ảnh hưởng khi người dân tiết kiệm chi tiêu, giảm mua sắm thiết bị gia đình. Đồng thời, DN điện máy Việt Nam phải chia sẻ thị phần với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) như, Panasonic, Toshiba, Sony... hay hàng chất lượng của Trung Quốc đang có kế hoạch đánh mạnh vào thị trường Việt Nam.
Ông Trần Thạch Quang, Phó Tổng giám đốc phát triển thị trường Công ty CP quạt Việt Nam (Asia), chia sẻ mối lo lớn nhất là sự sụt giảm sức mua và sự đi xuống của chỉ số niềm tin của người tiêu dùng, nhất là tầng lớp trung lưu-đối tượng có sức mua khá ổn định trong thời điểm kinh tế khó khăn.
Vì vậy, cách của Asia chọn để tồn tại trong bối cảnh khó khăn này là đầu tư cho mạng lưới phân phối để vươn sâu hơn, rộng hơn với hình thức mở thêm những cửa hàng bán trực tiếp hoặc đồng hành cùng các trung tâm điện máy uy tín. Bên cạnh đó, dịch vụ hậu mãi, chăm sóc, bảo hành sản phẩm sẽ được củng cố, cải tiến tốt hơn để phục vụ và giữ chân khách hàng.
Với tình hình khó khăn thì không chỉ các DN sản xuất mà ngay cả các DN kinh doanh điện máy cũng "sống dở, chết dở". Để kéo khách hàng quay lại mua sắm, nhiều DN kinh doanh, siêu thị điện máy lớn và cả những cửa hàng nhỏ cũng lần lượt tung ra một loạt các chương trình giảm giá, khuyến mãi "độc".
Không khó để tìm thấy những tấm biển quảng cáo khuyến mãi với những mức giá vô cùng hấp dẫn hay những quà tặng kèm theo có giá trị lớn của các cửa hàng điện máy trên đường Nguyễn Trãi, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Nguyễn Lương Bằng, Phạm Văn Đồng.... Ngoài những sản phẩm như tủ lạnh, điều hòa, tivi... nhiều dòng sản phẩm khác như máy giặt, lò vi sóng, laptop... cũng đề biển giảm giá.
Theo Bộ Công Thương, từ đầu năm đến nay, ngành cơ khí, điện, điện tử gặp nhiều khó khăn, do chịu ảnh hưởng rất lớn của kinh tế thế giới. Mặt khác, lãi suất ngân hàng cao cùng với nhiều loại thuế, phí được điều chỉnh khiến sức mua của người tiêu dùng, giới kinh doanh giảm. Cụ thể, so với cùng kỳ năm 2011, hiện nay chỉ có mặt hàng tủ lạnh, tủ đá bán chạy hơn 10,5%. Còn các mặt hàng khác đều giảm khả năng tiêu thụ, ít nhất là sản phẩm ti vi, giảm gần 2%, nhiều nhất là điều hòa nhiệt độ giảm tới 30%.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng dự báo, vào tháng 4 tới đây, thị trường điện máy sẽ trở nên sôi động hơn khi thời tiết chuyển mùa, nhu cầu giải nhiệt, lượng tiêu thụ quạt, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy xay sinh tố, máy ép trái cây... sẽ tăng.
Để bán hàng, nhiều đơn vị đã mở nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi đổi trả hàng trong 10 ngày sử dụng nếu như người dùng không vừa ý, đơn hàng được vận chuyển miễn phí và hỗ trợ lắp đặt. Dù được khuyến mại lớn, ưu đãi nhiều nhưng khách hàng vẫn vắng bóng khiến lượng hàng tồn kho của hệ thống này vẫn không được cải thiện.
Ngoài Media Mart, các siêu thị điện máy khác như Pico, Trần Anh, Topcare... cũng tung ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng trong tháng ba. Theo chị Nguyễn Vân Anh, đại diện truyền thông của hệ thống siêu thị Pico, "để chuẩn bị kho cho đợt hàng mới và cũng để quay vòng vốn nên từ đầu tháng 3 hệ thống đã triển khai nhiều chương trình khuyến mại lớn. Tuy nhiên, sức mua vẫn còn quá thấp so với kỳ vọng".
Hàng hiện đại cho người bình dân
Để bù đắp cho phần sụt giảm có thể xảy ra, Asia chọn cách đầu tư cho hệ thống cửa hàng bán lẻ trên cả nước, tập trung ở các tỉnh, thành phố trước đây chưa chú trọng và đi sâu về các vùng nông thôn, mở cửa hàng ở các thị tứ, thị trấn để thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng tại đây.
Theo ông Quang, đây là kênh bán hàng gần với người tiêu dùng nhất, giúp tiết kiệm chi phí bán hàng để có giá bán tốt nhất cho người mua. "Năm nay, đà giảm giá thuê mặt bằng như hiện nay là cơ hội cho mình phát triển hệ thống, tất nhiên là phải biết lựa chọn những địa điểm phù hợp", ông Quang nhận định.
Theo ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký hiệp hội các DN điện tử Việt Nam (VEIA), các DN điện máy không còn được ưu đãi nên việc kinh doanh của họ không còn dễ dàng. Bởi các DN kinh doanh không còn thói quen mua nhiều hàng để dự trữ trong kho. Do đó, khâu bán lẻ giảm sút, sức mua giảm, nên chắc chắn, lượng hàng tồn kho của các DN sản xuất vẫn còn rất cao, nhất là ở khu vực sản xuất công nghiệp.
Theo VEIA, các DN điện máy trong nước đang mất cân đối giữa các nhóm sản phẩm, chủng loại đơn điệu, công nghiệp phụ trợ phát triển chậm nên tỷ lệ nội địa hóa thấp, công nghệ chỉ đạt mức trung bình yếu, hạn chế trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo mẫu mã, sản phẩm mới nên sức cạnh tranh chưa cao...
Giám đốc Marketting của Trần Anh Computer-Ngô Thành Đạt cho hay, 2012 tiếp tục là năm thị trường điện máy có sự đào thải theo hướng: Mạnh sống, yếu chết. Các DN không có chiến lược dài hơi, quay vòng đồng vốn thì nguy cơ phá sản sẽ lộ rõ.
Tuy nhiên, theo ông Đạt, chính trong thời điểm hiện nay, thị trường chững lại là đòn bẩy để DN phát triển. Việc tìm địa điểm, mở rộng quy mô thành chuỗi siêu thị không quá khó khăn. Nắm được tình hình nên DN đã tìm hướng đi để đối phó với tình huống khó. Các phương thức như cắt giảm mọi chi phí không cần thiết được đưa ra để tiến tới giảm trực tiếp vào giá thành, ông Đạt cho biết.
Theo ông Phương: "Khi kinh tế khó khăn, chúng tôi chú trọng đến việc phân khúc thị trường để thỏa mãn nhu cầu mua đồ hiện đại của cả người thu nhập cao và hàng bình dân của người thu nhập thấp", ông nói.
Ông Phương dự báo, hè năm nay, sản phẩm quạt phun sương sẽ có sức tiêu thụ tăng gấp đôi so với năm ngoái. Lý do được ông giải thích là: Kinh tế dù khó khăn nhưng nhu cầu giải nhiệt trong mùa hè vẫn không thể thiếu. "Người tiêu dùng không đủ tiền mua điều hòa nhưng họ vẫn phải sử dụng các loại quạt điện để chống chọi với cái nắng nóng mùa hè", ông Phương nói.
Tuy nhiên, mặc cho các chiêu "kích cầu" của giới kinh doanh, theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội dự báo, sức mua các mặt hàng này vẫn khó có thể tăng do người tiêu dùng đang phải thắt chặt chi tiêu vì nhiều mặt hàng thiết yếu tăng giá. Ông Phú nhận định, "sức mua chỉ có thể nhìn thấy tăng nhẹ khi thời tiết chuyển sang mùa hè vì việc kinh doanh điện máy phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết".
Ông Nguyễn Thành Phương, Tổng giám đốc Tập đoàn điện máy gia dụng Kangaroo cho rằng, năm 2012 được xem là một năm cực kỳ khó khăn, thậm chí khó hơn năm 2011. Do đó, ở thị trường điện máy, sức mua đã và đang bị ảnh hưởng khi người dân tiết kiệm chi tiêu, giảm mua sắm thiết bị gia đình. Đồng thời, DN điện máy Việt Nam phải chia sẻ thị phần với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) như, Panasonic, Toshiba, Sony... hay hàng chất lượng của Trung Quốc đang có kế hoạch đánh mạnh vào thị trường Việt Nam.
Ông Trần Thạch Quang, Phó Tổng giám đốc phát triển thị trường Công ty CP quạt Việt Nam (Asia), chia sẻ mối lo lớn nhất là sự sụt giảm sức mua và sự đi xuống của chỉ số niềm tin của người tiêu dùng, nhất là tầng lớp trung lưu-đối tượng có sức mua khá ổn định trong thời điểm kinh tế khó khăn.
Vì vậy, cách của Asia chọn để tồn tại trong bối cảnh khó khăn này là đầu tư cho mạng lưới phân phối để vươn sâu hơn, rộng hơn với hình thức mở thêm những cửa hàng bán trực tiếp hoặc đồng hành cùng các trung tâm điện máy uy tín. Bên cạnh đó, dịch vụ hậu mãi, chăm sóc, bảo hành sản phẩm sẽ được củng cố, cải tiến tốt hơn để phục vụ và giữ chân khách hàng.
Không khó để tìm thấy những tấm biển quảng cáo khuyến mãi với những mức giá vô cùng hấp dẫn hay những quà tặng kèm theo có giá trị lớn của các cửa hàng điện máy trên đường Nguyễn Trãi, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Nguyễn Lương Bằng, Phạm Văn Đồng.... Ngoài những sản phẩm như tủ lạnh, điều hòa, tivi... nhiều dòng sản phẩm khác như máy giặt, lò vi sóng, laptop... cũng đề biển giảm giá.
Theo Bộ Công Thương, từ đầu năm đến nay, ngành cơ khí, điện, điện tử gặp nhiều khó khăn, do chịu ảnh hưởng rất lớn của kinh tế thế giới. Mặt khác, lãi suất ngân hàng cao cùng với nhiều loại thuế, phí được điều chỉnh khiến sức mua của người tiêu dùng, giới kinh doanh giảm. Cụ thể, so với cùng kỳ năm 2011, hiện nay chỉ có mặt hàng tủ lạnh, tủ đá bán chạy hơn 10,5%. Còn các mặt hàng khác đều giảm khả năng tiêu thụ, ít nhất là sản phẩm ti vi, giảm gần 2%, nhiều nhất là điều hòa nhiệt độ giảm tới 30%.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng dự báo, vào tháng 4 tới đây, thị trường điện máy sẽ trở nên sôi động hơn khi thời tiết chuyển mùa, nhu cầu giải nhiệt, lượng tiêu thụ quạt, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy xay sinh tố, máy ép trái cây... sẽ tăng.
Để bán hàng, nhiều đơn vị đã mở nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi đổi trả hàng trong 10 ngày sử dụng nếu như người dùng không vừa ý, đơn hàng được vận chuyển miễn phí và hỗ trợ lắp đặt. Dù được khuyến mại lớn, ưu đãi nhiều nhưng khách hàng vẫn vắng bóng khiến lượng hàng tồn kho của hệ thống này vẫn không được cải thiện.
Ngoài Media Mart, các siêu thị điện máy khác như Pico, Trần Anh, Topcare... cũng tung ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng trong tháng ba. Theo chị Nguyễn Vân Anh, đại diện truyền thông của hệ thống siêu thị Pico, "để chuẩn bị kho cho đợt hàng mới và cũng để quay vòng vốn nên từ đầu tháng 3 hệ thống đã triển khai nhiều chương trình khuyến mại lớn. Tuy nhiên, sức mua vẫn còn quá thấp so với kỳ vọng".
Hàng hiện đại cho người bình dân
Để bù đắp cho phần sụt giảm có thể xảy ra, Asia chọn cách đầu tư cho hệ thống cửa hàng bán lẻ trên cả nước, tập trung ở các tỉnh, thành phố trước đây chưa chú trọng và đi sâu về các vùng nông thôn, mở cửa hàng ở các thị tứ, thị trấn để thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng tại đây.
Theo ông Quang, đây là kênh bán hàng gần với người tiêu dùng nhất, giúp tiết kiệm chi phí bán hàng để có giá bán tốt nhất cho người mua. "Năm nay, đà giảm giá thuê mặt bằng như hiện nay là cơ hội cho mình phát triển hệ thống, tất nhiên là phải biết lựa chọn những địa điểm phù hợp", ông Quang nhận định.
Theo ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký hiệp hội các DN điện tử Việt Nam (VEIA), các DN điện máy không còn được ưu đãi nên việc kinh doanh của họ không còn dễ dàng. Bởi các DN kinh doanh không còn thói quen mua nhiều hàng để dự trữ trong kho. Do đó, khâu bán lẻ giảm sút, sức mua giảm, nên chắc chắn, lượng hàng tồn kho của các DN sản xuất vẫn còn rất cao, nhất là ở khu vực sản xuất công nghiệp.
Theo VEIA, các DN điện máy trong nước đang mất cân đối giữa các nhóm sản phẩm, chủng loại đơn điệu, công nghiệp phụ trợ phát triển chậm nên tỷ lệ nội địa hóa thấp, công nghệ chỉ đạt mức trung bình yếu, hạn chế trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo mẫu mã, sản phẩm mới nên sức cạnh tranh chưa cao...
Giám đốc Marketting của Trần Anh Computer-Ngô Thành Đạt cho hay, 2012 tiếp tục là năm thị trường điện máy có sự đào thải theo hướng: Mạnh sống, yếu chết. Các DN không có chiến lược dài hơi, quay vòng đồng vốn thì nguy cơ phá sản sẽ lộ rõ.
Theo ông Phương: "Khi kinh tế khó khăn, chúng tôi chú trọng đến việc phân khúc thị trường để thỏa mãn nhu cầu mua đồ hiện đại của cả người thu nhập cao và hàng bình dân của người thu nhập thấp", ông nói.
Ông Phương dự báo, hè năm nay, sản phẩm quạt phun sương sẽ có sức tiêu thụ tăng gấp đôi so với năm ngoái. Lý do được ông giải thích là: Kinh tế dù khó khăn nhưng nhu cầu giải nhiệt trong mùa hè vẫn không thể thiếu. "Người tiêu dùng không đủ tiền mua điều hòa nhưng họ vẫn phải sử dụng các loại quạt điện để chống chọi với cái nắng nóng mùa hè", ông Phương nói.
Tuy nhiên, mặc cho các chiêu "kích cầu" của giới kinh doanh, theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội dự báo, sức mua các mặt hàng này vẫn khó có thể tăng do người tiêu dùng đang phải thắt chặt chi tiêu vì nhiều mặt hàng thiết yếu tăng giá. Ông Phú nhận định, "sức mua chỉ có thể nhìn thấy tăng nhẹ khi thời tiết chuyển sang mùa hè vì việc kinh doanh điện máy phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết".
Doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ đứng đầu số lượng giải thể
(TNO) Trong tổng số các doanh nghiệp (DN) đã giải thể, các DN hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đăng ký giải thể nhiều nhất với tỷ lệ 26,1%.
Thông tin này vừa được Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh báo cáo tại phiên họp Thường vụ Quốc hội sáng 20.4.
Theo Bộ trưởng, tính đến cuối năm 2011, tổng số DN giải thể, ngừng hoạt động là 53.792, tăng 24,7% so với năm 2010. Chính phủ nhận định “tình trạng DN phải giải thể hoặc ngừng hoạt động đã tăng mạnh so với các năm trước đây”. Tình trạng này được coi là hệ quả của việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ để kiểm soát lạm phát. Và mặc dù mặt bằng lãi suất cho vay bằng VNĐ có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn còn cao so với khả năng chịu đựng của DN.
Báo cáo về tình hình phát triển DN trong quý 1.2012, Bộ trưởng Vinh cho biết 3 tháng đầu năm cả nước có thêm 17.800 DN thành lập mới với tổng vốn đăng ký khoảng 100.300 tỉ đồng, giảm 6% về số lượng DN và giảm 10% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2011.
Cũng trong 3 tháng đầu năm, đã có trên 2.400 DN đã làm thủ tục giải thể và khoảng 11.600 DN đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện các nghĩa vụ thuế. “Như vậy, số DN gặp khó khăn phải giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm trước”, Bộ trưởng so sánh.
Trong tổng số DN đã giải thể, các DN hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đăng ký giải thể nhiều nhất với tỷ lệ 26,1%; tiếp đến là ngành công nghiệp, khai khoáng với 14,7%, ngànH xây dựng và bất động sản là 10,7% và ngành vận tải - kho bãi 9,9%...
Bên cạnh việc khẳng định quyết tâm của Chính phủ kiềm chế lạm phát trong năm 2012 ở mức 8 - 9%, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho hay sẽ tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các loại lãi suất và lượng tiền cung ứng để góp phần kiểm soát lạm phát, nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm khả năng thanh khoản, giảm mặt bằng lãi suất và tỷ lệ nợ xấu.
Ngoài tín hiệu vui này với DN, ông Vinh cũng cho hay Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu tất cả các cấp, ngành phải nắm sát tình hình, có giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là về vốn, thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Tiếp tục lộ trình giảm lãi suất, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, kích thích tiêu thụ và tiêu dùng nhằm giảm hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho DN…
Đồ gỗ, mỹ nghệ... thoi thóp
TT - Doanh nghiệp (DN) phải bán tháo máy móc, thậm chí phải vay với lãi suất “khủng” 10%/tháng để duy trì hoạt động sản xuất..., đó là thực trạng của rất nhiều đơn vị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ...
Để duy trì sản xuất, HTX mành trúc xuất khẩu Bình Minh (TP.HCM) đã phải vay với lãi suất lên đến 10%/tháng - Ảnh: Lê Sơn |
Hoạt động sản xuất của DN bị đình đốn đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người lao động, nhiều công nhân không có việc làm.
Công nhân xưởng gỗ đi... bán cá
Anh Nguyễn Văn Thiện, công nhân một xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tại Q.12 (TP.HCM), đã hơn một tháng qua không đến xưởng gỗ do không còn việc. Cách đây gần một năm, mỗi tháng anh nhận gần 6 triệu đồng tiền lương và tăng ca nhưng đến nay con số ấy teo tóp còn... hơn 2 triệu đồng. Tiền lương không đủ trang trải, hai vợ chồng anh cùng con nhỏ đành phải dọn ra ở trong căn nhà trọ hơn 10m2 để tiết kiệm chi phí.
Anh nói: “Giờ tôi ở nhà trông con vì không còn tiền gửi cháu vào trường mầm non nữa. Tiền sữa, tiền thuê nhà, đủ thứ tiền. Vợ tôi đang học kế toán cũng phải nghỉ nửa chừng quay lại làm công nhân may kiếm sống”.
Anh Thiện cho biết xưởng gỗ nơi anh làm việc gần như đã “đắp chiếu” vì chủ xưởng không còn vốn kinh doanh, lương công nhân từ cuối năm ngoái vẫn nợ nên gần 100 công nhân đã bỏ xưởng tìm việc khác.
Dạo quanh một khu nhà trọ công nhân xưởng gỗ TP tại KP.5, P.Trung Mỹ Tây, Q.12, mới 7g tối nhưng cả chục dãy phòng vẫn tối om, cửa đóng im ỉm. Chị Lương Thị Minh là người hiếm hoi còn thuê trọ tại đây cho biết: công nhân ở đây đã bỏ việc hết rồi, người về quê, người ra chợ bán rau, bán cá. Ngay bản thân chị cũng làm việc tại xưởng, nhưng chủ nợ lương đã mấy tháng đành nghỉ tìm việc khác kiếm sống.
“Giá phòng trọ mới tăng thêm 200.000 đồng, chưa kể giá nhiều mặt hàng khác cũng tăng, không có lương, không có việc làm sao mà sống?”, chị Minh bức xúc.
Vay lãi 10%/tháng để sản xuất
Từ đầu tháng 3 đến nay HTX mành trúc xuất khẩu Bình Minh (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) chỉ xuất khẩu cầm chừng vì “chẳng còn đồng vốn nào mà làm” - ông Nguyễn Văn Nguyên, chủ nhiệm HTX, bức xúc. Ông Nguyên cho biết hầu hết ngân hàng đều từ chối cho HTX vay vì lý do không có tài sản thế chấp. Trước đây khi HTX gặp khó có thể đến “gõ cửa” tiền quỹ của liên minh HTX, nhưng mới đây chính liên minh cũng từ chối cho HTX vay với lý do tương tự.
Nguồn vốn không tiếp cận được, trong khi chi phí sản xuất tăng, giá nguyên vật liệu, nhân công, thuê nhà xưởng đều tăng gấp đôi buộc ông Nguyên phải đi vay mượn tiền từ bạn bè, người thân quen với lãi suất có khi đến 10%/tháng để sản xuất cầm chừng. “Đơn hàng không thiếu nhưng vốn không có làm sao dám nhận” - ông Nguyên phân trần. Ông khẳng định trong vài tháng tới nếu tình hình căng thẳng không giảm bớt, chắc chắn HTX buộc phải giải thể vì thiếu vốn.
Tại xưởng sản xuất guốc mộc xuất khẩu Hùng Thái (Bình Dương) rộng trên 2.000m2 thuộc làng nghề sản xuất guốc Bình Nhâm, Bình Dương, hiện cũng cắt giảm từ 200 lao động xuống còn 50 người. Không khí tấp nập vận chuyển gỗ, khoan cắt, đục đẽo... như thường lệ không còn được như trước.
Ông Thái Văn Anh Hùng, giám đốc công ty, cho biết tình hình kinh tế có vẻ căng thẳng nên DN đã hạn chế mua gỗ nguyên liệu, nhưng không ngờ tình hình đơn hàng năm nay lại kém đến vậy. “Thông thường đến thời điểm này, chúng tôi đã có đơn hàng làm guốc mộc xuất qua châu Âu, Nhật đến hết quý 2 nhưng hiện nay chưa thấy động thái đặt hàng của đối tác. Năm nay, lượng hàng chỉ được khoảng 300.000 đôi thay vì 600.000 đôi như mọi năm” - ông Hùng cho hay.
Bán tháo máy móc
Chủ một DN sản xuất gỗ tại Bình Dương mới đây đã “vui mừng” thông báo khi bán được toàn bộ máy móc, nhà xưởng với giá... lỗ một nửa. Năm 2008, hơn chục tỉ đồng được DN này đổ vào để trang bị máy móc, mở rộng nhà xưởng sản xuất gỗ xuất khẩu.
“Đơn đặt hàng từ châu Âu khá đều đặn nhưng khi tính toán lại các khoản thu chi, trả lãi ngân hàng... số tiền lãi không còn, thậm chí âm” - chủ DN cho biết. Sang năm 2009, đơn đặt hàng giảm mạnh khiến DN phải cắt giảm nhân công xuống còn 100 người thay vì 150 người như trước. Tăng ca không còn, ngày công cũng liên tiếp giảm chỉ còn 3-4 ngày/tuần vì không có đơn hàng. “Những đơn hàng ký cuối năm mặc dù đã tính toán mức lợi nhuận cùng các chi phí rủi ro khoảng 10-15% nhưng vừa sang đầu năm hàng loạt chi phí tăng theo chóng mặt. Chỉ tính riêng giá nguyên liệu gỗ đầu vào tăng 30% cùng hàng loạt chi phí khác như lao động, mặt bằng, lãi suất... cũng tăng khiến chúng tôi không thể xoay xở”, chủ DN này cho hay.
Ông Đặng Quốc Hùng, phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (Hawa), cho biết trước tình hình khó khăn, các DN đành chọn giải pháp hoặc quyết định bán máy móc, nghỉ làm luôn hoặc tìm cách xoay xở mọi nguồn lực về vốn để duy trì sản xuất.
“Lỗ cũng phải làm chứ không được phép “ngủ đông” vì tạm ngưng hoạt động thì hàng loạt chi phí kho bãi, khấu hao máy móc, lãi ngân hàng, lương nhân công... vẫn phải bỏ ra rất nhiều”, ông Hùng nói.
Ngay cả Công ty Kim Bôi chuyên chế biến các sản phẩm xuất khẩu từ dừa của ông Hùng cũng chỉ còn hoạt động 4-5 ngày/tuần. “Cuối năm 2011, một đối tác từ Mỹ đặt hàng số lượng lớn sản phẩm khỉ trái dừa nhưng chúng tôi không dám nhận vì không đảm bảo có thể giao hàng đúng hạn cũng như hàng loạt rủi ro phát sinh về chi phí đầu vào” - ông Hùng nói.
Theo ông Đặng Quốc Hùng, đến thời điểm này Hawa chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng tình trạng “chết lâm sàng” đang xảy ra với không ít DN trong ngành, có đến 50% DN không phản hồi khi hội gửi thư mời tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại.
Kiến trúc, văn phòng “sống” cầm cự
Các DN xây dựng nhà cá nhân đang điêu đứng khi khách hàng không còn nhiều nguồn tài chính để xây dựng, sửa chữa nhà. Ông Nguyễn Thu Phong, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần kiến trúc, xây dựng Nhà Vui (quận 3, TP.HCM), cho biết lạm phát tăng, lương công nhân, kiến trúc sư, vật liệu tăng... làm giá xây dựng nhà giờ đã cao hơn hai năm trước 25-30%, khách hàng chẳng còn ai dám vay tiền với lãi suất cao ngất trời để sửa chữa chứ chưa nói là xây nhà mới.
“Các khách hàng giàu có của chúng tôi đã gần như “chết lâm sàng”, những thiệt hại trong kinh doanh của họ đã làm họ ngưng xây nhà rồi” - ông Phong chua chát.
Theo ông Phong, những hợp đồng xây dựng biệt thự có giá trị 5-7 tỉ đồng của các chủ DN, doanh nhân, người giàu giờ đã không còn nữa, “nếu giờ còn khoản tiền như thế thì họ sẽ không đầu tư vào nhà cửa mà đổ dồn vào DN để cầm cự” và kéo theo là sự thoi thóp của các công ty xây dựng.
Các DN kinh doanh thiết bị, dụng cụ văn phòng cũng bị ảnh hưởng. Ông Đào Ngọc Hoàng Giang, tổng giám đốc Công ty cổ phần thiết bị văn phòng Sao Mai (Q.1), thở dài cho biết đã phải cho hơn 100 nhân viên trong tổng số 160 nhân viên của công ty nghỉ việc vì tình hình kinh doanh giảm sút. Doanh số năm 2011 của công ty đã giảm 37% so với năm trước và chỉ đạt 30% so với kế hoạch công ty đặt ra.
“Những nhân viên đến thời gian gia hạn hợp đồng tôi đã chủ động đề nghị họ nên tìm công việc mới, có người chia sẻ nhưng cũng có nhân viên không thể chấp nhận được điều này” - ông Hoàng Giang chia sẻ. Sáu tháng cuối năm 2011, khi doanh số giảm liên tục 50%, công ty đã phải chấm dứt hợp đồng với hàng loạt nhân viên, đóng cửa hai văn phòng tại Bình Dương và Bình Phước.
Ế ẩm, chợ đầu mối bán cả ngày
TT - Nhắc tới chợ đầu mối, người ta hay nghĩ đó là chợ của “thức đêm, ngủ ngày” nhưng tại TP.HCM bây giờ, chợ đầu mối phải thức cả đêm lẫn ngày để bán cho bằng hết hàng... ế.
Tiểu thương bán rau củ tại chợ Hóc Môn - Ảnh: DŨNG TUẤN |
Hơn 6g sáng, khu vực bán rau củ tại chợ đầu mối Hóc Môn vẫn nhộn nhịp những tiếng rao bán xổ, bán rẻ, bán hết hàng với giá gốc. Chị Hòa, ngồi bên cạnh đống củ cải cao quá đầu, than thở: “Chợ ế quá chú ạ, sáng rồi mà hàng bán chưa được bao nhiêu”. Ngay bên cạnh, một tiểu thương khác nằm ngủ ngon lành, trong khi khách lẻ vẫn đang vạch từng sọt củ cải của bà để lựa mua.
Các tiểu thương cho biết từng hi vọng rau củ sẽ đắt hàng vào những ngày ăn chay, nhưng sau rằm, rau ế vẫn đầy ắp chợ. Bắp cải, cà rốt đã rớt giá từ 8.000 đồng/kg buổi đêm xuống còn 5.000 đồng/kg mà người đi chợ vẫn dửng dưng. Tương tự, dưa leo tụt từ 10.000 đồng xuống còn 7.000 đồng/kg, nhưng nhiều sạp vẫn còn đầy hàng. Các mặt hàng tồn đọng nhiều như cải thảo, xà lách Đà Lạt, bắp cải... giá thậm chí xuống còn 5.000-7.000 đồng/kg mà vẫn không hút khách. Để thu hồi vốn, một số chủ sạp liên tục hối thúc nhân công đưa rau, củ lên xe đẩy bán rải rác khắp chợ. Chủ sạp Sang Thu nói: “Chợ như thế này có khi phải bán đến trưa, thậm chí đến chiều mới mong hết”.
Theo nhiều chủ sạp, thời gian gần đây chợ thường họp kéo dài tới 8g-9g sáng, thậm chí đến chiều để xổ hàng cho hết. Khách đến mua hàng ban ngày chủ yếu từ các chợ, người dân mua lẻ và tiểu thương từ các tỉnh đổ về. Bà Nguyễn Thị Hà (khu phố 4, P.Trung Mỹ Tây, Q.12) mua được 3kg cải thảo với giá rẻ nói: “Gần đây thấy một số sạp chịu bán lẻ hàng, chợ lại ngay gần nhà nên tôi qua đây lựa, rau tươi mà giá lại khá rẻ”.
Tại khu vực bán trái cây, mới 5g sáng, nhiều sạp phải hạ giá đồng loạt 2.000-3.000 đồng/kg nhiều mặt hàng chín như bưởi, quýt, cam, xoài... để tránh hàng tồn hư hại. Đến 7g, tại khu vực này vẫn còn khá nhiều sọt cam, quýt, nho đầy ụ đóng gói sẵn chờ người đến mua.
Ghi nhận tại chợ đầu mối Thủ Đức, Bình Điền (Q.8) tình trạng ế ẩm cũng diễn ra thường xuyên. Tại các chợ này bình thường đến 10g vẫn còn nhiều sạp rao bán rau, cá các loại với giá rẻ để kết thúc phiên. Người mua chủ yếu tại chợ này vào buổi sáng vẫn là các nhà hàng, bếp ăn tập thể, trường học... đợi tới cuối phiên giá rẻ hơn các chợ lẻ mới vào mua hàng về chế biến.
Dạo một vòng quanh các chợ lẻ như Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình), Tân Định (Q.1)... giá các loại rau củ chỉ cao hơn tại các chợ đầu mối 1.000-2.000 đồng/kg nhưng đến cuối buổi chiều rau vẫn còn chất đầy sạp mà không mấy người mua. Chị Mai, bán rau tại chợ Tân Bình, than thở: “2g-3g sáng đã phải lọ mọ đi lấy hàng ngoài chợ đầu mối, người mua không có, giá không tăng nổi nên ngày nào cũng lo hàng ế”.
Đại diện ban quản lý chợ Bình Điền cho biết gần sáu tháng nay sức mua kém, trong khi nguồn hàng dồi dào khiến nhiều tiểu thương thường xuyên rơi vào tình trạng tồn ứ hàng, phải bán tới sáng, thậm chí tới trưa.
Bà Nguyễn Thanh Hà, phó giám đốc chợ Thủ Đức, cho biết sau đợt điều chỉnh giá nhiều mặt hàng như điện, gas, thị trường nông sản cũng biến đổi theo chiều hướng đi xuống. Cụ thể, sức mua giảm trong khi lượng hàng về bằng hoặc cao hơn cùng kỳ năm trước dẫn tới việc tiểu thương bị tồn đọng hàng nhiều phải bán tới 11g trưa hôm sau mới kết thúc phiên.