Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

VN trong cuộc chơi nóng lạnh của TQ ở Biển Đông

Hai lá bài nóng lạnh ngẫu nhiên của Trung Quốc

Không có gì lạ là ngay sau khi đe dọa dùng vũ lực chống Việt Nam vào ngày 21/06/2011 trên báo Hoàn cầu, thì Trung Quốc - Việt Nam đã họp mặt cấp cao ngày 25/06/2011, tái tuyên bố tôn trọng 16 chữ vàng về quan hệ láng giềng tốt. Chú ý là 2 sự kiện chỉ cách nhau có 4 ngày với những tín hiệu hoàn toàn đối nghịch nhau từ phía các cơ quan Trung ương của Trung quốc.

Như đã nói, sự kiện sau là dấu hiệu tích cực, cho thấy sự giảm nhiệt trong khu vực. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn, tình hình hoàn toàn không đơn giản: Trung Quốc đang chơi hai lá bài nóng lạnh theo kiểu bất định (randomizing strategies), làm Việt Nam mất phương hướng (indifference).

Hãy điểm lại các sự kiện gần đây nhất: Hôm 26/05/2011, tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp, chỉ vài ngày trước thềm hội nghị thượng đỉnh về an ninh khu vực, Shangri-La. Ngay sau cuộc gặp bên lề Hội nghị, mà phía Trung Quốc nhấn mạnh cam kết xử lý tranh chấp hòa bình và gìn giữ tình hữu nghị Trung - Việt, vào sáng ngày 09/06/2011, Trung Quốc lại chủ đích cho 3 tầu bán vũ trang, tấn công, cắt cáp tầu Viking 02 của Việt Nam.

Ngày 20 - 21/06/2011, khi hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông đang diễn ra tại Washington, thì 21/06 Trung Quốc chính thức đe dọa dùng vũ lực chống Việt nam trên tờ Hoàn cầu.

Tiếp theo, ngày 25 - 26/06, trong cuộc gặp mặt cao cấp Trung - Việt, Trung Quốc tái khẳng định gìn giữ quan hệ láng giềng tốt; cùng định hướng dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại niềm tin của nhân dân hai nước. Nhưng ngay vào lúc nói các lời lẽ đó, một Tướng của Trung Quốc, Bành Quang Khiêm, Phó Tổng thư ký Ủy ban chính sách an ning quốc gia, lại tuyên bố có thể sẽ dạy cho Việt Nam một bài học lớn hơn (cuộc chiến tranh biên giới Trung - Việt) trên kênh truyền hình Trung ương Trung quốc vào 25/06.

Và chỉ vài ngày sau, chính quyền tỉnh Hải Nam lại ban bố lệnh cấm đánh bắt cá trên cả vùng biển của Việt Nam, tiếp tục xâm phạm trực tiếp chủ quyền của Việt Nam, ngay sau tuyên bố chung tại cuộc họp ngoại giao cấp cao giữa hai nước.

Việt Nam trong cuộc chơi

Trong nghiên cứu chiến lược, khi Trung Quốc chơi ngẫu hứng hai lá bài nóng lạnh như vậy, Việt Nam dễ bị mất phương hướng. Theo nghĩa, Việt Nam cũng bị ngẫu nhiên lái theo Trung Quốc. Cụ thể là với xác suất dương, hay với rủi ro có thật, Việt Nam bị rơi vào "vòng tay" của Trung Quốc, mà không thể phối hợp với Mỹ một cách thường xuyên, hay sự phối hợp chỉ có tính nhất thời. Tức là, Việt Nam bị "nhẩy" một cách ngẫu nhiên giữa 2 chiến lược: tự vệ đơn phương và phòng thủ cùng với Mỹ, một khi có chiến sự nổ ra bất ngờ với Trung Quốc (Xem sơ đồ 2).

Như vậy, có một sự rất khác với Philippines, mà sự phối hợp nhất quán với Mỹ cho phép tạo sức mạnh răn đe. Ngược lại, Việt Nam phải đối mặt với khả năng (dù không phải chắc chắn sẽ xảy ra) là Trung Quốc sẽ bất ngờ tấn công Việt Nam ở một khâu then chốt, mà nó cho phép: (i) Tăng quyền kiểm soát trên thực tế của Trung Quốc đối với con đường hàng hải quốc tế qua Biển Đông. (ii) Tăng khả năng tạo tranh chấp, lan dần vào các vùng không có tranh chấp, thông qua sự chèn ép về quyền khai thác các tài nguyên mang tính loại trừ, cụ thể là dầu khí. (iii) Điểm tấn công phải cho phép phát huy tối đa chiến lược chơi ngẫu hứng hai lá bài nóng lạnh, sao cho: Việt Nam bị ép vào thế buộc phải tự vệ đơn phương khi nổ ra xung đột. Mỹ không kịp trở tay hoặc không thể điều động chiến hạm, tàu sân bay tới, chỉ vì một xung đột có quy mô xem ra là nhỏ.

Sự lựa chọn điểm và thời điểm tấn công, thỏa mãn cả 3 điều kiện nói trên sẽ làm tăng cao nhất cả lợi ích ngắn hạn và dài hạn cho Trung Quốc. Cụ thể là, tự vệ đơn phương sẽ làm sự thôn tính xảy ra nhanh. Sau khi thôn tính, xung đột song phương sẽ lan rộng hơn, phức tạp hơn, mà Trung Quốc có thể sử dụng tốt nhất lợi thế vượt trội để chèn ép, đem lại lợi ích dài hạn cho Trung Quốc. Nói rõ hơn, Trung Quốc đang lái xung đột về trạng thái song phương, ngay trong bối cảnh có nỗ lực đa phương để kiềm chế xung đột.

Mặc dù mọi so sánh đều là khập khiễng. Nhưng về lịch sử, vụ Trung Quốc bất ngờ tấn công bãi Gạc Ma vào tháng 03/1988, khi Liên Xô cũ còn đóng quân tại Cam Ranh như một lá chắn hữu hiệu để bảo vệ Trường Sa, là một ví dụ đáng ghi nhớ. Đó là thời điểm mà chiến tranh biên giới Việt - Trung đã giảm nhiệt. Ước mong của nhân dân Việt Nam là có quan hệ tốt với người láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Ước mong đó đã được hiện thực hóa từng bước qua những trao đổi ngoại giao cấp chính phủ. Giao dịch thương mại đã nhen nhóm trở lại, khi đốm lửa chiến tranh xem ra đang nguội dần. Trong bối cảnh đó, ít ai ngờ rằng, Trung Quốc sẽ bất ngờ cho quân tấn công Bãi Gạc Ma.

Hãy nhìn từ ngày ấy, để hiểu rõ mất mát của dân tộc, khi các chiến sĩ hải quân Việt Nam hy sinh kề bên vòng tròn bất tử - biểu tượng chủ quyền của Việt Nam trên đảo - để bảo vệ lá cờ tổ quốc.

Hãy nghĩ theo chiều dài lịch sử cho đến ngày hôm nay, khi tranh chấp biển đảo, khai thác dầu, diễn ra căng thẳng nhất là quanh vùng biển gần Trường Sa, Hoàng Sa, và đang lan dần vào thềm lục địa, sát bờ biển Việt Nam, qua vụ Bình Minh 02 và Viking 02.

Khó ai không nghĩ rằng viên gạch tạo nền móng cho tranh chấp hôm nay để giành quyền kiểm soát Biển Đông, đã được Trung Quốc đặt từ hơn 20 năm trước. Và nếu tính cả Hoàng Sa, thì sự chuẩn bị đã có gần 40 năm. Liệu Trung Quốc sẽ nghĩ gì và làm gì cho 40 năm sau, hay gần hơn là cho 20 hay 10 năm tới?

Việt Nam hiện nay, cũng giống như 20 năm về trước, khó có thể làm gì nhiều để ứng phó với cách mà Trung Quốc ứng xử lá mặt lá trái, lúc nóng lúc lạnh, khiến chính mình bị dao động giữa một bên là chiến lược phòng thủ chung với Mỹ và ASEAN; và bên kia là buộc phải ở vào thế tự vệ đơn phương, khi bất ngờ bị Trung Quốc tấn công. Nhưng Việt Nam cũng có thể chơi ngẫu hứng để đáp trả ngẫu hứng. Việt Nam có thể tăng cường hơn nữa các đàm phán song phương với Trung Quốc. Đồng thời, cần hành động thực tế hơn, nhưng ngẫu nhiên và khó xác định hơn, trong việc củng cố hợp tác phòng thủ với Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ và các nước ASEAN. Điều đó là lẽ phải, nhằm bảo đảm sự ổn định khu vực và tự do, an toàn hàng hải. Các phương án có thể trải rộng từ việc tăng khả năng cảnh báo sớm, tăng sức mạnh phòng thủ ở các điểm chiến lược; cho đến phối hợp tập trận, bảo vệ an toàn hàng hải; hợp tác tuần tra trên không và trên biển thuộc chủ quyền quốc gia, đi kèm với hoạt động nhân đạo, cứu hộ, hay khảo sát khí tượng, nghiên cứu môi trường tự nhiên và thềm lục địa.

Cách chơi ngẫu hứng như vậy sẽ làm thay đổi kỳ vọng của các bên, kể cả Trung Quốc về được và mất khi nổ ra xung đột; do đó ảnh hưởng tới xác suất gây ra xung đột. Chính Việt Nam cũng có thể lái Trung Quốc trở lại thế đa phương để giải quyết xung đột song phương; cụ thể là khi khả năng có sự đáp trả mang tính phối hợp quốc tế là đủ cao, thì tự nó đã tạo ra sự răn đe hữu hiệu với các hành động gây chiến hung hăng nhất.

Theo cách tiếp cận như vậy, chúng ta phải mở rộng khái niệm về chủ quyền trong một Thế giới mới, mà sự liên kết kinh tế - địa - chính trị làm nền tảng vững chắc cho cơ chế phối hợp an ninh đa phương. (Economies of scale and scope in coordination mechanism). Nói rõ hơn, dù rằng chúng ta tôn trọng và gìn giữ tình hữu nghị với Trung Quốc. Nhưng việc ngồi im không làm gì, khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền khai thác tài nguyên mang tính loại trừ, như đánh bắt cá hay khai hác dầu thô tại thềm lục địa của Việt Nam, thì điều đó không chỉ làm tổn thất niềm tự hào dân tộc, mà còn làm suy yếu tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam với Trung Quốc.

Nói rõ hơn, chúng ta nên có những giải pháp cụ thể để bảo vệ chủ quyền thông qua hợp tác kinh tế - địa - chính trị với tất cả các nước liên đới, không chỉ riêng với Trung Quốc.

Cụ thể là chúng ta có thể cho thuê (lease) dài hạn, ví dụ là 100 năm, các vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam cho các quốc gia như Nga, Mỹ, Nhật, nhằm khai thác dầu thô hoặc đánh bắt cá. Các khoản thuế (tax) hoặc lợi tức (rent) từ việc cho thuê quyền khai thác tài nguyên mang tính loại trừ này chính là biểu hiện cụ thể về kinh tế của chủ quyền không thể bị xâm phạm của Việt Nam. Khi mà các dạng thuế, lợi tức được ghi nhận và quyền sở hữu của các quốc gia hay công ty nước ngoài được đảm bảo theo công ước quốc tế, thì tất yếu sẽ làm giảm các tranh chấp song phương, vì khả năng bảo vệ chủ quyền được tăng lên.

Một khía cạnh nữa là việc phối hợp khai thác và bảo vệ tài nguyên không loại trừ: đường hàng hải chiến lược qua Biển Đông, với hơn 1/3 giá trị thương mại toàn cầu đi qua đó. Tiềm năng phát triển kinh tế và vị thế địa lý chiến lược của Việt Nam có thể tạo ra sự bổ trợ lẫn nhau, cho phép Việt Nam tham dự ngày càng nhiều hơn vào việc khai thác nguồn tài nguyên khổng lồ và ngày một tăng này. Việt Nam có thể cho thuê không cảng và hải cảng chiến lược, mà nó cho phép tăng tính an toàn và hiệu quả, hay giảm chi phí và rủi ro trong vận chuyển trên không và trên biển. Điều đó làm tăng sự đóng góp của Việt Nam vào giá trị thương mại của nguồn tài nguyên không loại trừ - đường vận chuyển quốc tế dọc theo Biển Đông.

Ở đây có sự ghép nối giữa lợi ích thương mại và bảo đảm an ninh đa phương, mà các bên liên quan đều hưởng lợi. Vì vậy, giá trị của sự phối hợp là rất lớn. Từ các điểm nút chiến lược ven biển, sự bùng nổ về giao dịch, vận chuyển quốc tế sẽ cho phép các dòng vốn, công nghệ, và các phương thức tổ chức hiệu quả lan truyền vào Việt Nam. Các nguồn lực này sẽ tạo nên sự tăng trưởng dựa trên hiệu quả hay vốn tri thức, kéo theo sự hoà nhập mạnh của Việt Nam vào chuỗi thương mại toàn cầu. Nói rõ hơn, việc khai thác lợi thế về thông thương và tăng cường giao dịch quốc tế chính là làm tăng giá trị kinh tế của chủ quyền và sức mạnh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

Tác giả: TS Lê Hồng Nhật

Phát ngôn&Hành động

Số phận đất nước, số phận những người dân lành vẫn là những lát cắt bi tráng và bi phẫn mà Phát ngôn và hành động tuần này xin gửi đến quý bạn đọc. Cũng là gióng lên tiếng chuông đau mong muốn cả xã hội cùng nhìn về một hướng, bảo vệ an ninh đất nước, bảo vệ người dân lành. Bởi có dân mới làm nên dân tộc.

"Của Xeda, trả về Xeda"

Chủ quyền biển đảo, chủ quyền Tổ quốc mãi mãi là những yêu thương, lo âu và nhức nhối, như những con sóng táp trong mỗi con tim người dân Việt những tháng năm này.

Và vì vậy, Phát ngôn và hành động tuần này xin được chọn một thông điệp trong bài viết nổi tiếng, trên Tuần Việt Nam, đã làm rung động hàng triệu tấm lòng. Đó là bài trả lời Đài truyền hình Phượng Hoàng (Trung Quốc) của TS Vũ Cao Phan (Phó CT Hội Hữu nghị Việt- Trung), được truyền đến 150 nước trên thế giới vào ngày 25/6/2011 mới đây, với những phát ngôn mềm dẻo, nhã nhặn, nhưng rất ấn tượng vì nó rõ ràng, và sòng phẳng.

TS Vũ Cao Phan tự nhận là người "thân Trung Quốc" và "yêu Trung Quốc". Đó là lời nói chân thực. Vì văn hóa Trung Quốc với cả chiều dài lịch sử, chiều sâu và đỉnh cao bản sắc văn hóa Á Đông đã trở thành di sản văn hóa nhân loại được ngưỡng mộ, không người Việt nào có thể phủ nhận. Người viết bài cũng không ngoại lệ.

Nhưng cho dù có yêu những di sản văn hóa khổng lồ của Trung Quốc cống hiến cho văn hóa nhân loại đến mấy, thì TS Vũ Cao Phan cũng như hàng triệu triệu người dân Việt Nam còn yêu hơn biển đảo Tổ quốc mình, và không quên chủ quyền Tổ quốc đang bị đe dọa. Vì không thể nhân danh tình yêu mà mù quáng, mà lú lẫn, đánh đổi như câu thơ cay đắng về lịch sử xa xưa: "Trái tim lầm chỗ để trên đầu".

Tiến sĩ Vũ Cao Phan. Ảnh: Vnexpress
Và, như bất cứ một quốc gia nào tự trọng, tự tôn trên thế giới, trước vận mệnh sinh tử, quyền lợi của dân tộc phải là trên hết. "Giữa các nước có cùng ý thức hệ kiểu này vẫn xảy ra xung đột, chiến tranh vì quyền lợi quốc gia như chúng ta đã biết đấy thôi. Thực tế là quyền lợi quốc gia cao hơn ý thức hệ. Chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận vậy để khỏi dối lòng nhau". TS Vũ Cao Phan trả lời thẳng thắn. Hay đó cũng là thông điệp của lòng dân Việt Nam?

Thì đây, trong một loạt bài nghiên cứu Biển Đông, ngày 4/7/2011, báo Đại Đoàn Kết đưa: "Trận hải chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974" đã được hàng vạn lượt người đón đọc.

Đó là trận huyết chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc trong cái ngày định mệnh 19/1/1974, để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa.

Sự thật lịch sử được vén dần lên: Từ tháng 4-1956, khi tiếp quản quần đảo Hoàng Sa từ quân đội Pháp, Việt Nam Cộng hòa đã phải đối mặt với những thủ đoạn của Trung Quốc, khi phát hiện ra họ đã bí mật chiếm đóng trái phép các đảo phía đông của quần đảo này. Trung Quốc tính toán kỹ lưỡng đến mức cho xây các ngôi mộ giả không hề có xương cốt, bên trên chỉ có tấm bia gỗ ghi chữ Trung Quốc với ngày sinh và ngày chết hàng mấy chục năm về trước. Một sự xâm chiếm bài bản, thâm sâu đúng bản chất người Trung Hoa.

Kể từ đó cho đến khi diễn ra trận huyết chiến 1974, vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam không một ngày bình yên.

Thì đây, ngày 3/7/2011, Tuần Việt Nam đưa bài viết: "Gặp nhân chứng trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974".

Họ là Trần Văn Hà, thủy thủy tàu HQ- 10, là Nguyễn Văn Chọn, thủy thủ tàu HQ- 6, những người trực tiếp chiến đấu trong trận huyết chiến năm xưa với Hải quân Trung Quốc. Họ may mắn trở về với cuộc sống, nhưng 58 người lính đồng đội của họ đã ngã xuống. Máu đỏ của người Việt hòa lẫn với nước biển xanh, vì chủ quyền quê hương.

Trong quá khứ, có thể khác nhau về ý thức hệ, nhưng đất nước Việt Nam chỉ có một và là mãi mãi.

Dân tộc Việt Nam, với định mệnh của tạo hóa và lịch sử, luôn phải nằm cạnh Trung Quốc, "núi liền núi, sông liền sông, chung một Biển Đông...". Núi vẫn liền núi, sông vẫn liền sông, vậy nhưng chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông kể từ năm 1956 đến tận bây giờ, năm 2011 của thế kỷ 21 chưa bao giờ là thôi nổi sóng, chưa bao giờ được bình yên. Vậy nhưng cái ấm lạnh, no đói của người dân Việt Nam 1000 năm Bắc thuộc còn in đậm.

Sự dối lòng của một quốc gia với một quốc gia, có thể tính được bằng tháng, bằng năm nhất thời, nhưng không thể đánh lừa được lịch sử. Kinh Thánh có câu: "Của Xeda, trả về Xeda".

Lịch sử Việt Nam hiện đại đang viết tiếp câu: "Của Việt Nam, phải trả về Việt Nam".

Nó rõ ràng như văn hóa đỉnh cao và dã tâm thâm sâu của một quốc gia.

Và cũng rõ ràng và sòng phẳng như lòng yêu hòa bình và lòng tự tôn dân tộc của một quốc gia khác.

Nó rõ ràng như khí phách của thuyền trưởng Lê Văn Chiến, và các thuyền trưởng đồng nghiệp của anh- Lê Nam, Nguyễn Văn Tư, Lê Xuân Dũng, Nguyễn Văn Dũng... cùng hàng nghìn ngư dân vẫn dũng cảm bám biển, cho dù phía Trung Quốc ngang ngược bịt đường ra khơi: "Chúng tôi quyết bám ngư trường, vùng biển Hoàng Sa chẳng phải vì một áp lực nào, mà đó là mệnh lệnh từ trong tim. Giữ ngư trường cho ai? Trước hết là cho ngư dân, sau nữa bởi đó là vùng biển của ông bà, tổ tiên ta".

Nó cũng rõ ràng như tiếng hô to: "Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam" vang lên giữa rừng cờ đỏ sao vàng của hàng nghìn sinh viên, lưu học sinh tại Pháp, Úc... trên đường phố những ngày qua mà bất cứ ai khi nhìn thấy cũng nghẹn ngào. Trên khắp quả địa cầu này, có máu đỏ da vàng nào mà không hướng về Việt Nam, nhất là khi quê hương ngấp nghé họa xâm lăng?

Và nó cũng rõ ràng như hàng nghìn người dân Việt Nam cả nước, suốt 5 tuần nay nối vòng tay lớn, để gửi tới Trung Quốc thông điệp, rằng lòng yêu nước không bao giờ song hành với sự nhát sợ, đớn hèn. "Không xa đâu Trường Sa ơi"! Câu hát bật lên trong một một clip nghiệp dư trên mạng xã hội như máu con tim, giữa những ngày tháng 6 nóng bỏng, khiến người nghe gai người và bỗng rơi nước mắt.

Trong những ngày tháng 6 nóng bỏng này, cũng xảy ra một "câu chuyện cảnh giác". Báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), mới đây đăng bài phỏng vấn GS Nguyễn Thế Sự, nguyên Trưởng Khoa tiếng Trung (ĐH Hà Nội- Thanh Xuân, HN), trong đó có đoạn GS Nguyễn Thế Sự phát ngôn về sự kiện "thanh niên Việt Nam biểu tình gần Đại sứ quán Trung Quốc".

Nguyên văn bài báo: ...Ông Nguyễn Thế Sự nói: "Đây (cuộc biểu tình- KD) đều là do Phái phản động của Việt Nam gây ra". Việt Nam cũng có phái phản động chủ yếu là tổ chức người Việt ở hải ngoại, ví dụ như Đảng Việt Tân ở Pháp. Bọn họ rất ghét Đảng Cộng sản Việt Nam hơn nữa lại khiêu khích mối quan hệ Việt - Trung".

Khỏi phải nói, làn sóng người Việt phẫn nộ và bất bình với người phát ngôn câu nói đó ra sao. Tuy nhiên, mới đây, GS Nguyễn Thế Sự có gửi một lá thư đến bạn đọc đăng trên blog Non sông gấm vóc.

Theo đó, GS Nguyễn Thế Sự cho biết những câu trả lời của ông đã bị "lắp ghép, nhào nặn, chế biến ra một cuộc phỏng vấn với nội dung xuyên tạc, phục vụ cho ý đồ tuyên truyền có lợi cho phía Trung Quốc", do một thanh niên Trung Quốc trẻ, 30 tuổi, đến tận nhà, tự xưng là phóng viên tờ báo Tề Lỗ vãn hóa của tỉnh Sơn Đông.

GS Nguyễn Thế Sự cực lực phản đối và bác bỏ những trích dẫn xuyên tạc những ý kiến của ông đăng trên một số báo mạng Trung Quốc.

Nếu tất cả đó là sự thực, thì việc làm của truyền thông Trung Quốc một lần nữa, cho thấy bụng dạ khôn lường, mưu mẹo thâm độc. Nó cũng cảnh báo cho bất cứ ai là người Việt Nam, khi phát ngôn trước công luận về Tổ quốc, về đồng bào, phải tỉnh táo và đặt lợi ích của đất nước lên trên hết.

Con tim yêu vốn vậy. Con tim với Đất nước càng cần vậy, rõ ràng và minh bạch.

Của Xeda phải trả về Xeda!


Những cái Ác nhân danh...

Trong tuần này, có 3 vụ việc mà khi đọc thông tin trên các báo, ngay lập tức bạn đọc bị sốc nặng, và chỉ có thể gọi đích danh những hành động đó là cái Ác nhân danh. Bởi số phận những người dân lành trong xã hội giờ đây, sao mong manh, bất an đến thế. Và bởi cái Ác trong xã hội giờ sao ngang nhiên đến thế?

Caí Ác nhân danh bảo vệ: Đó là câu chuyện của nhân viên bảo vệ Lê Tuấn Minh, (Công ty Giai Đức- Chương Mỹ- Hà Nội), ngày 23/6/2011 mới đây, đã lái xe (không có bằng lái) đâm thẳng vào hàng trăm công nhân của công ty này đang đình công đòi tăng lương, cải thiện điều kiện sinh hoạt. Hành vi tàn bạo của Minh đã khiến 1 công nhân chết, 6 công nhân khác bị thương. Cả công ty bàng hoàng.

Đối tượng Lê Tuấn Minh. Ảnh Dân Trí

Lê Tuấn Minh, trong chốc lát, từ nhân viên bảo vệ thành kẻ giết người.

Khai với cơ quan công an điều tra, Lê Tuấn Minh khẳng định, lãnh đạo công ty không sai đâm xe vào nhóm công nhân biểu tình, mà chỉ yêu cầu phải dẹp bằng được công nhân. Do sức ép từ lãnh đạo công ty, Minh nóng lòng muốn ổn định nhanh tình hình nên đã gây hậu quả xấu"(?)

Cái sự nóng lòng của Minh, rồi đây sẽ được pháp luật trả lời, khi Minh đứng trước vành móng ngựa. Và còn ai nữa, sẽ phải "chia lửa" với Minh về sự nóng lòng dẫn đến hành vi mất hết tính người này?

Những người thợ đình công của Công ty Giai Đức cuối cùng cũng đạt được mục đích: Lãnh đạo công ty đồng ý tăng lương cơ bản lên 1.680.000đ; tăng mức ăn ca từ 10.000đ/bữa lên 15.000đ/bữa, rồi tiền chuyên cần, tiền trợ cấp đều được tăng... Nhưng những đồng tiền được tăng nó cay đắng quá, vì máu những người lao động vô tội- đồng nghiệp của họ đã đổ.

Có một điều, vì sao trong xã hội chúng ta bây giờ, những "giá trị ngược" lại nhiều đến thế?

Vì sao, một nhân viên "bảo vệ" lại trở thành kẻ giết người một cách thản nhiên, không cần suy nghĩ?

Vì sao, cái tốt lại luôn sợ cái xấu, người ngay luôn sợ kẻ gian?

Vì sao, một hiệp sĩ bảo vệ đường phố, như Nguyễn Tăng Tiên (Thủ Dầu Một- Bình Dương), lại phải rơi nước mắt vì tủi thân, vì bị côn đồ trả thù, truy sát mà không được cơ quan chức năng nào bảo vệ?

Vì sao?

Ai có thể trả lời về những "giá trị ngược" không bình thường này đây?

Cái Ác nhân danh cứu người: Đó là câu chuyện về cái chết oan vô cùng thương tâm của một cô gái trẻ đã làm chấn động lương tâm của bất cứ ai. Cô gái Dương Thị Thu Huyền, ở Đất mũi Cà Mau, mới 17 tuổi, bị kẻ xấu cưỡng bức, bị thương tích do chấn thương tinh thần, hoảng sợ ngã dẫn đến chấn thương sọ não.

Được người nhà đem vào Bệnh viện Năm Căn cấp cứu lúc 3 giờ sáng, 1 giờ sau, em tắt thở. Cái chết oan uổng của em không hẳn do bệnh em quá nặng, mà chỉ vì sự dốt nát về kiến thức chẩn bệnh. Nhưng nhất là sự vô cảm, thờ ơ với nỗi đau con người, là sự tắc trách của ông bác sĩ Nguyễn Duy Tú cùng kíp trực.

Cổng rào của bệnh viện bị nhiều người đập nát vào tối ngày 29-6

Là những lời nói dửng dưng và tàn nhẫn của những vị khoác áo thầy thuốc, cho dù người nhà em đã gõ cửa tới 6 lần, và quỳ xuống van xin họ cho em được chuyển viện. Chỉ vì vô tình em được cấp cứu vào cái giờ họ...ngủ.

Đến mức báo Tuổi Trẻ phải gọi họ là "Bác sĩ máu lạnh" (ngày 4/7/2011)

Đáng tiếc nữa, cái chết oan nghiệt của của Huyền đã khuấy động cả một vùng quê, làm rối loạn cái mảnh đất vốn heo hút. 34 con người gây rối trong vụ đập phá nhà bác sĩ Tú, nhà giám đốc bệnh viện rồi đây sẽ ra trước vành móng ngựa. Nhưng ông bác sĩ Tú và những vị đồng nghiệp trực đêm hôm đó, liệu có khi nào tự quỳ xuống, để sám hối với lương tâm, với chính cái nghề được coi là từ mẫu.

Vì cái chết của một con người- như của cô gái trẻ Dương Thị Thu Huyền- sao mà dễ thế, nó "ngon lành" như giấc ngủ của các bác sĩ đêm đó vậy. Chỉ có điều, sự vô cảm, nhẫn tâm của họ, những bác sĩ nhân danh cứu người, có lẽ cần được cấp cứu trước.

Cái Ác nhân danh dạy người: Ngày 29/6/2011, một loạt các báo Tiền Phong, VietNamNet, baomoi.com... đưa tin một tội ác giết người kinh hoàng: Thủ phạm là nhà giáo- ông Nguyễn Thanh An, Hiệu trưởng Trường tiểu học C (xã Phước Long, huyện Phước Long- Bạc Liêu).

Câu chuyện rất đơn giản và bất ngờ. Ông An cùng 2 đồng nghiệp, thầy giáo Bùi Thanh Đẳng, và Trần Việt Triều gọi bia về nhậu. Trong bữa nhậu, thầy giáo Triều đưa ra đề toán cấp 3 đố giải. Hiệu trưởng An không giải nổi, nên bị thầy Triều chê: "Làm lãnh đạo, quản lý mọi mặt mà bài toán cấp 3 giải không ra!" Câu nói trêu chọc không ngờ phải trả giá quá đắt. Khi thình lình ông An cầm cây dao phay cứa cổ thầy Triều. Trong chốc lát, thầy Trần Việt Triều nằm chết trên vũng máu. Còn ông An sau phút định thần, hãi hùng bỏ trốn.

Cũng như bảo vệ Lê Tuấn Minh ở Công ty Giai Đức nói trên, phút chốc, từ một hiệu trưởng, ông An trở thành kẻ giết người.

Có rất nhiều tội ác mà khi xảy ra, xã hội còn bàn luận rất lâu, tranh cãi, lý giải nguyên nhân. Có những tội ác, người ta không sao hiểu nổi tội phạm vì sao có thể đang tâm tàn bạo đến vậy.

Còn trong trường hợp này, tội ác có vẻ được lý giải đơn giản hơn, nhưng cũng đau đớn, và tai tiếng hơn. Đơn giản, vì có thể thấy ngay được chất xúc tác- bia rượu, dù có thể trong mối quan hệ 2 phía, có những khúc mắc riêng tư, không ai dễ biết. Nhưng cũng đau đớn và tai tiếng hơn, vì cả thủ phạm lẫn nạn nhân đều là thầy giáo, ở cái ngành dạy người đòi hỏi sự mô phạm.

Xưa nay người ta thường "rượu vào, lời ra". Mà nay mới có bia vào, đã lại ...dao ra!

Trong đám tang thầy giáo trẻ Trần Việt Triều- cũng là con của một hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Phước Long I, vợ con của hiệu trưởng Nguyễn Thanh An, khóc đau đớn, thảm thiết. Nước mắt của những gia đình nhà giáo sao nó bẽ bàng và xót xa đến vậy.

Còn xã hội chúng ta, có tôi, có anh, có chị... cũng đang phải khóc cho những bất cập của ngành giáo dục.

Vì sao, mà cả sự dạy chữ lẫn dạy người lại xuống cấp thê thảm đến vậy?

"Của Xeda, trả về Xeda". Xin gửi trả cho ngành giáo dục cái dấu hỏi đau đớn của cả xã hội để ngành trả lời trước dân tộc!

17 bản hợp đồng có ảnh hưởng lớn đối với MU

Giới hâm mộ MU đang hy vọng ba tân binh David de Gea, Phil Jones và Ashley Young sẽ hòa nhập nhanh và thi đấu tốt như những cầu thủ nổi tiếng trong lịch sử.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

“Khi người ta chết là lúc mình sống”

Thất bại của người này là cơ hội cho người khác hay “khi người ta chết là lúc mình sống” là nhận định chung của nhiều nhà kinh doanh.

Thay đổi tầm nhìn từ những bài học lớn

Nhận định trên không chỉ đúng đối với nhà đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán, vàng, bất động sản mà còn trên nhiều lĩnh vực khác như kinh doanh, buôn bán nhỏ. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta lại không biết tận dụng thời cơ. Họ giải thích Doanh nghiệp/ cơ sở của tôi nhỏ, làm sao đấu lại công ty lớn" hay "các công ty lớn còn chết, mình nhỏ ăn thua gì". Thế là họ chấp nhận số phận và để cơ sở, doanh nghiệp của mình bị cuốn theo cơn lốc khủng hoảng.

Tuy nhiên đã có nhiều nhà đầu tư trên thế giới tìm thấy con đường tăng trưởng và phát triển từ thất bại của người khác. Điển hình là John Neff, một nhà đầu tư chứng khoán nổi tiếng của Mỹ, cựu lãnh đạo của quỹ Windsor.

Vơi phương châm mua rẻ bán cao, ông tìm kiếm và thu mua cổ phiếu giá rẻ từ những công ty bị chê. Sau một thời gian, số cổ phiếu giá rẻ tăng giá trị trở lại. Ông đem bán dần chúng cho nhà đầu tư để thu lợi nhuận.

Tương tự, Carlos Slim là một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới với giá trị tài sản khoảng 59 tỷ đô la Mỹ. Có lúc, ông vượt qua cả vị trí giàu nhất thế giới của Bill Gate.

Ông là một minh chứng điển hình của những doanh nhân sống và phát triển rong khi nhiều người khác đóng cửa, khốn đốn.

Carlos thường mua các công ty đang làm ăn thua lỗ với giá thấp. Sau đó, ông đầu tư tiền vào để phát triển và mở rộng quy mô.

Ông tiết lộ: "Khi quyết định mua lại công ty nào, tôi thường nhìn vào tiềm năng phát triển của nó. Các công ty này thường đang gặp khó khăn nên tôi mua lại được với giá thấp. Đó chính là ưu điểm".

"Tất nhiên, tôi đã phải dự báo được khả năng phát triển của công ty dựa trên số liệu và những kế hoạch công ty đang tiến hành. Đó là nguyên tắc để thành công chứ không phải phép màu gì".

Qua bài học trên, chúng ta có thể nhận thấy tình hình khủng hoảng không phải là ngõ cụt cho sự nghiệp đầu tư cũng như kinh doanh của bạn.

Tâm lý đám đông phá hỏng cơ hội

Những tháng đầu năm 2008, một số nhà đầu tư chứng khoán lao đao khi cổ phiếu giảm sút. Những nhà đầu tư bất động sản khốn đốn vì lãi suất ngân hàng tăng cao trong khi bất động sản hạ giá. Những nhà đầu tư vàng cũng thắc thỏm khi giá vàng trồi sụt thất thường. Nhiều người trong số họ phải gánh nợ ngân hàng cùng với nhiều khoản lãi mẹ, lãi con. Để giảm lỗ, họ phải bán đổ bán tháo cổ phiếu, bất động sản với hy vọng vớt vát phần nào. Càng bán họ lại càng lỗ.

Tương tự , khi xảy ra khủng hoảng, những người làm nông thường ồ ạt theo số đông. Ví dụ khi café rớt giá, nhiều nông dân chán nản chặt bỏ hàng loạt cây café để trồng cây khác. Đến khi café tăng giá họ lại ồ ạt trồng lại. Với những người nuôi gà, lợn khi có dịch bệnh, họ ồ ạt rã bầy, phá chuồng để chăn nuôi gia súc khác. Khi thịt gà, thịt lợn lên giá họ mới rủ nhau gây dựng lại từ đầu.

Tâm lý đám đông này có động gây nên khủng hoảng thừa hoặc thiếu trong tất cả các lĩnh vực. Những nhà đầu tư hoặc kinh doanh trong cùng lĩnh vực có thể "chết chùm" với nhau mà không cách nào thoát khỏi.

Theo thạc sĩ Đinh Thế Hiển, giám đốc viện nghiên cứu Tin học và kinh tế ứng dụng, tâm lý đám đông là đặc điểm của phần lớn những nhà kinh doanh và đầu tư nước ngoài. Tâm lý này tác động lớn đến xu hướng lên xuống của lĩnh vực đầu tư.

Số đông thường ngại đầu tư khác người vì thiếu tự tin và sợ rủi ro. Ngoài ra, việc không có vốn cầm cự trong khủng hoảng cũng là nguyên nhân khiến nhiều người để mặc thời thế đưa đấy.

Nếu chủ động hành động ngược lại, họ có thể nắm chắc cơ hội vực dậy. Anh Nguyễn Nhơn Quý, nhân viên Công ty chứng khoán Thăng Long chia sẻ bí quyết sinh tồn: "Khi cổ phiếu xuống, tôi không đầu tư theo kiểu dài hạn như trước. Với những loại cổ phiếu có giá trị tôi tạm thời gác chúng qua một bên chờ cơ hội lên giá. Song song đó tôi tìm cách "lướt sóng ngắn" (mua các cổ phiếu giá thấp và ngay khi chúng lên giá, nhà đầu tư bán ngay) để kiếm thu nhập và duy trì trong thời gian chờ đợi".

Nhà đầu tư phải biết chờ đợi

Hiện nay nhà đầu tư vàng và bất động sản cũng áp dụng "lướt sóng ngắn" để ính tồn. Ở những lĩnh vực kinh doanh khác, bạn vẫn có cơ hội phát triển khi khủng hoảng xảy ra. Ví dụ như trong cơn khủng hoảng sữa và một số loại thực phẩm bị nhiễm chất melamine trong thời gian vừa qua, nhiều công ty uy tín cũng bị vạ lây. Doanh số sụt giảm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, một số công ty sữa đã biến đó thành cơ hội để khẳng định chất lượng của mình bằng những chứng nhận kiểm định an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, họ tăng cường các hoạt động quảng cáo, khuyễn mãi để thu hút người tiêu dùng

Cũng trong năm qua, khi giá cả tăng cao, rất nhiều người quyets định tạm đóng cửa vì nhân công bỏ đi, khách hàng cắt hợp đồng. Để vượt qua giai đoạn này, chị Nguyễn Thị Thu Sương, giám đốc SuongGroup, chuyên hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo và thời trang, đã lội ngược dòng bằng chính sách giữ người. "Tôi hỗ trợ cho nhân viên thêm tiền xăng và phục cấp ăn trưa. Bằng cách này, nhân viên cảm thấy mình được cấp trên quan tâm, chia sẻ nên gắn bó hơn với công ty và giúp công ty vượt qua khủng hoảng".

Một nhân viên nghỉ việc sẽ để lại lỗ hổng rất lớn và có thể kéo theo phản ứng dây chuyền. Công ty không có nhân lực, chắc chắn sẽ khốn đốn và lao đao hơn" Chị Thu Sương chia sẻ.

Làm sao để thắng lợi sau khủng hoảng

Có thể nói, khủng hoảng như một cơn bão. Điểm an toàn nhất chính là tâm bão. Nếu bạn tìm thấy tâm bão để trú ẩn và quan sát tình hình để thích ứng kịp thời, bạn sẽ tồn tại. Trong lúc khủng hoảng, bạn sẽ chứng kiến nhiều doanh nghiệp sụp đổ. Từ điểm yếu của họ, bạn rút ra bài học kinh nghiệm cho mình để tạo nên sự khác biệt.

Nếu đầu tư vào thị trường chứng khoán, ngoại tệ, vàng, bất động sản bạn cần cân nhắc về giá trị và thời điểm. Nếu bạn mua chứng khoán với giá chưa "chạm đáy" bạn có nguy cơ bị lỗ rất cao. Bạn chỉ nên mua khi giá thấp hơn giá trị thật.

Đầu tư theo dạng này, bạn không nên quan tâm đến xu thế chung và phải cân nhắc hành động ngược hướng với các nhà đầu tư khác. Bạn phải thật tự tin và có óc phán đoán quan sát tốt.

Nếu khủng hoảng xảy ra do tác động khách quan như trường hợp sữa có chứa melamine, bạn cần tăng cường quảng cáo để củng cố lòng tin cho khách hàng. Hãy đẩy mạnh dịch vụ chăm só khách hàng để nuôi dưỡng lòng trung thành của họ.

Chơi xấu

Tiền vệ Gary Medel dùng tay nắm chặt vào phần giữa quần của tiền đạo Giovani Dos Santos trong trận Chile - Mexico hôm thứ ba.

Dos Santos có vai trò tấn công rất quan trọng đối với Mexico.

Tình huống diễn ra khi Medel và Dos Santos tranh bóng quyết liệt ở khu vực giữa sân. Sau pha chơi xấu của đối phương, Dos Santos tỏ ra đau đớn, ngồi sụp xuống. Trọng tài chỉ chịu dừng trận đấu khi cầu thủ người Mexico tiếp tục nằm lăn lộn trên sân.

Hai cầu thủ đã quay lưng về phía trọng tài trong tình huống gây tranh cãi, do đó ông quyết định không phạt thẻ đối với Medel.

Trận đấu kết thúc với tỷ số 2-1 nghiêng về Chile. Đây là sự khởi đầu đáng thất vọng đối với Mexico tại bảng C, bảng có cả Uruguay và Peru.

Xem clip tình huống

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Tạ Đình Phong – Người đàn ông đáng thương hay đáng ghét ?

Là thế hệ sau của cha mẹ đều là nghệ sĩ, ngay từ lúc cất tiếng khóc chào đời Tạ Đình Phong đã trở thành nhân vật của công chúng dưới tình trạng không được chọn lựa, tất cả lời nói việc làm cũng như cử chỉ của anh đều có thể trở thành đề tài bàn tán, khen chê của dư luận...


Cậu bé Tạ Đình Phong từ lúc chào đời đã bất đắc dĩ phải trở thành nhân vật của công chúng.

Mặc dù sắp bước sang tuổi 31, là người đàn ông có tài sản, địa vị và thành tựu lớn trong ngành giải trí, nhưng mấy ai biết được trong suốt quá trình trưởng thành của anh lại phải gánh chịu nhiều áp lực mà chẳng phải ai cũng có thể chấp nhận được.

“Tôi chỉ là con của Tạ Hiền, 6 triệu người Hong Kong đều dõi mắt theo tôi ngay từ lúc còn nhỏ, hiện giờ đến phiên con trai tôi bị 13-14 triệu người trông theo, như vậy không công bằng, áp lực của đời tôi rất lớn!”.


Năm 1997, Đình Phong chính thức ký hợp đồng với công ty âm nhạc Phi Đồ (sau này đổi tên Anh Hoàng), cả gia đình đều có mặt ủng hộ anh.

Thời thơ ấu: gượng cười trước mọi người

Tạ Đình Phong từng tiết lộ trong một số cuộc phỏng vấn rằng, lúc nhỏ cậu chẳng hề muốn lúc nào cũng phải giả vờ tạo cảnh tình cảm gia đình êm ấm để chụp ảnh cho các tờ tạp chí: “Là đứa trẻ tôi không được nói “không”, lúc tết chụp ảnh gia đình, nếu không cười sẽ bị tát đến chảy máu miệng!” Vì vậy, trong rất nhiều những tấm ảnh chụp với gia đình năm xưa, nét mặt của Đình Phong đều trông có vẻ không tự nhiên.


Các tạp chí Hong Kong lúc bấy giờ rất hay mời gia đình họ Tạ chụp ảnh chúc Tết bạn đọc.

Có một lần, cả gia đình anh xúm xít lại chụp ảnh chúc tết độc giả cho một tờ tạp chí, cậu bé Đình Phong nghịch ngợm mãi chạy nhảy xung quanh studio, kết quả bà Địch Ba Lạp đã tóm lấy cậu, tát cho 6 cái bạt tai nổ đom đóm ngay trước mặt tất cả nhân viên tòa soạn! Thậm chí bà lớn tiếng quát mắng đứa bé đang gào khóc: “Còn khóc ư? Khóc nữa thì biết tay! Im ngay!” Đình Phong sợ hãi lập tức ngưng khóc, thậm chí còn cố gắng gượng cười để chụp hình. Một nhân viên của tạp chí vì quá bức xúc đã hỏi Địch Ba Lạp cách dạy con như thế có ổn không, tuy nhiên câu trả lời của bà: “Dạy con là phải thế thôi!”.


Đình Phong (thứ 2, bên trái) không thể từ chối chụp hình cho tạp chí cùng bố mẹ và em gái.

Thực ra cậu bé không thích đứng trước ống kính, nụ cười của cậu trông rất gượng gạo.

Thời ngổ nghịch: đè nén tâm lý phiền muộn

Đình Phong bước vào thời kỳ ngổ nghịch sớm hơn so với nhiều đứa trẻ cùng trang lứa, trong một lần phỏng vấn vào nhiều năm trước, người cha Tạ Hiền cho biết: Khi còn chưa đến 10 tuổi, tư tưởng của Đình Phong đã như một thiếu niên phản nghịch.

Năm xưa điều khiến Tạ Hiền lo lắng nhất là Đình Phong rất ít thổ lộ tâm sự của mình với người khác, ngược lại cậu thỉnh thoảng còn âm thầm “bỏ nhà ra đi”, và cuối cùng rồi mọi người sẽ tìm thấy cậu trong hóc cầu thang sau tại tòa chung cư, và cứ mỗi lần như vậy cậu đều đang ngồi khóc tức tửi.


Đình Phong không thích thổ lộ tâm sự với người khác, tuổi ấu thơ chất chứa đầy phiền muộn.

Vào thời tiểu học, mỗi ngày Đình Phong đều được tài xế riêng đưa đón đến trường, có hôm sau khi tan học mãi chưa thấy tài xế đến, cậu bèn một mình đi bộ về nhà, nhưng đã đi lạc. Đến khi người nhà tìm được và đón về thì một trận đòn là khó tránh khỏi. Nhiều năm sau đó khi nhớ lại chuyện này, Đình Phong chỉ mỉm cười bảo cảm giác lúc đó rất hồi hộp, gay cấn!

Thời thiếu niên: trả nợ thay cha

Vì bố mẹ có mối quen biết rộng, 13 tuổi Đình Phong đã rất thân với nhiều nghệ sĩ trong làng giải trí Hong Kong.

Đình Phong ký hợp đồng nghệ sĩ với tập đoàn giải trí Anh Hoàng vào năm 16 tuổi, có tin đồn do cha anh đầu tư làm ăn bị thất bại nên đã thiếu Anh Hoàng một món nợ rất lớn, vì vậy Đình Phong phải vào làm ca sĩ cho công ty, mục đích là kiếm tiền trả nợ giúp cha.

Một nguồn tin cho biết, lúc mới vào nghề số tiền anh kiếm được phải chia 40-60% cho công ty. Sau này có bài báo đưa tin Tạ Hiền vì mua căn hộ cao cấp của tập đoàn Anh Hoàng rồi bán ra bị lỗ đến 10 triệu HK$ (khoảng 1,3 triệu USD), do vậy hợp đồng nghệ sĩ của Đình Phong từ 4 năm ban đầu phải kéo dài thành 15 năm.

Vì trả nợ cho cha, Đình Phong phải ký hợp đồng nghệ sĩ với tập đoàn Anh Hoàng đến 15 năm.

Năm 2007, khi quay tiết mục truyền hình “Xuất phát theo hướng thế giới” của đài TVB, Đình Phong từng bộc bạch, bao năm qua tình cảm của mình với cha không tốt. Tạ Hiền cũng từng than thở với giới truyền thông, nhiều năm qua Đình Phong đều phớt lờ ông, coi ông như không khí vậy!

Thời kiếm tiền: tài sản bị bớt xén

Với gương mặt điển trai và ngoại hình lạnh lùng, sau khi gia nhập làng giải trí không bao lâu Đình Phong đã trở thành thần tượng mới của đông đảo các thiếu nữ Hong Kong, thậm chí còn rất nổi tiếng tại đại lục Trung Quốc và Đài Loan, anh nhanh chóng trở thành nghệ sĩ hái ra tiền nhiều nhất của Anh Hoàng. Tuy nhiên, trước đây Đình Phong từng nói thẳng trong một cuộc phỏng vấn: “Tuy kiếm tiền nhiều, nhưng gánh nặng gia đình không nhỏ!”


Năm xưa cũng có tờ báo đưa tin, chỉ mới 10 tuổi mà Đình Phong đã trở thành trụ cột kinh tế chủ yếu của nhà họ Tạ, chi phí sinh hoạt hàng tháng của gia đình hơn triệu đồng (khoảng 130,000 USD)! Đến năm 2006 sau khi kết hôn với Trương Bá Chi, Đình Phong ngoài trách nhiệm tiếp tục nuôi cha mẹ và gia đình riêng của mình, anh còn phải bao thầu chăm lo cả gia đình bên vợ. Một mình gánh vác 3 gia đình, được biết mỗi tháng anh cần phải chi số tiền gần 3 triệu HK$ (gần 400,000 USD )!


Sau khi kết hôn với Trương Bá Chí, có tin đồn gánh nặng của Đình Phong càng trở nên nặng nề hơn.

Một nguồn tin tiết lộ, kể từ năm 18 tuổi, tất cả số tiền Đình Phong kiếm được đều giao hết cho mẹ quản lý và đầu tư, mãi đến năm 2006 sau khi lập gia đình với Trương Bá Chi, mẹ anh mới giao lại quyền quản lý tài chính cho con trai và con dâu.

Gần đây lại có tin đồn Bá Chi bắt đầu dòm ngó đến nhà cửa, tài sản của Đình Phong, còn thường xuyên dắt theo Lucas và Quintus xin tiền anh. Có bài báo còn đăng tin Bá Chi vừa muốn chiếm đoạt cổ phần Công ty chế tác hậu kỳ PO Triều Đình của Đình Phong, lại vừa muốn giành quyền đứng tên ngôi nhà Đình Phong mua cho Tạ Hiền dưỡng lão tại Conduit Road (đường Can Đức), khiến Đình Phong rất thất vọng và chán nản!

Hiện nay, câu chuyện rạn nứt tình cảm giữa Tạ Đình Phong và Trương Bá Chi vẫn đang ồn ào theo nhiều hướng khác nhau trên mặt báo, theo cách dẫn dắt câu chuyện khó biết đâu là đúng đâu là sai sự thật. Nhưng qua bài viết này, hé lộ một quảng đời đầy sóng gió của Tạ Đình Phong để chúng ta có thể cảm nhận về anh.

ATP and WTA ranking top 20 (04/07/2011)

ng xa
Rank Name & Nationality Points Position Moved Tournaments Played
1 Djokovic, Novak (SRB) 13,285 1 18
2 Nadal, Rafael (ESP) 11,270 -1 22
3 Federer, Roger (SUI) 9,230 0 21
4 Murray, Andy (GBR) 6,855 0 20
5 Soderling, Robin (SWE) 4,325 0 25
6 Ferrer, David (ESP) 4,150 0 24
7 Monfils, Gael (FRA) 2,780 1 21
8 Fish, Mardy (USA) 2,650 1 21
9 Berdych, Tomas (CZE) 2,470 -2 26
10 Roddick, Andy (USA) 2,110 0 21
11 Gasquet, Richard (FRA) 2,105 2 24
12 Melzer, Jurgen (AUT) 2,085 -1 23
13 Almagro, Nicolas (ESP) 1,955 2 27
14 Tsonga, Jo-Wilfried (FRA) 1,945 5 22
15 Wawrinka, Stanislas (SUI) 1,935 -1 22
16 Troicki, Viktor (SRB) 1,930 -4 26
17 Youzhny, Mikhail (RUS) 1,875 0 25
18 Simon, Gilles (FRA) 1,745 -2 29
19 Del Potro, Juan Martin (ARG) 1,625 2 22
20 Mayer, Florian (GER) 1,555 -2 28
ếpaasBảng xếp hạng ATP hạng ATP
Curr Prev Name DOB Nation Rank pts Tours
11Wozniacki, Caroline11/07/90DEN991522
22Clijsters, Kim08/06/83BEL762514
33Zvonareva, Vera07/09/84RUS669520
45Azarenka, Victoria31/07/89BLR646521
56Sharapova, Maria19/04/87RUS614114
64Li, Na26/02/82CHN585519
78Kvitova, Petra08/03/90CZE543723
87Schiavone, Francesca23/06/80ITA486022
99Bartoli, Marion02/10/84FRA423027
1010Stosur, Samantha30/03/84AUS340521
1113Petkovic, Andrea09/09/87GER330523
1212Kuznetsova, Svetlana27/06/85RUS322019
1314Pavlyuchenkova, Anastasia03/07/91RUS299523
1411Radwanska, Agnieszka06/03/89POL299518
1515Jankovic, Jelena28/02/85SRB277523
1616Goerges, Julia02/11/88GER271525
1720Peng, Shuai08/01/86CHN258022
1818Ivanovic, Ana06/11/87SRB255521
1919Wickmayer, Yanina20/10/89BEL247025
2024Cibulkova, Dominika06/05/89SVK245524



chỉnh lại lịch thi

Lịch thi 02 môn sau được dời lại 01 tuần:
T4, 20/07/2011 : Kế toán TC2
T6, 22/07/2011 : Marketing

Những bài học nhãn tiền từ đập Tam Hiệp

Peter Bosshard, Giám đốc chính sách của tổ chức Sông ngòi Thế giới, người đã giám sát quá trình xây dựng và vận hành đập Tam Hiệp từ những năm 1990, phân tích những bài học về môi trường, xã hội, kinh tế rút ra từ dự án thuỷ điện tham vọng nhất thế giới của Trung Quốc, có giá trị đối với bất cứ quốc gia nào đang đau đầu về sự lựa chọn thuỷ điện.

Tam Hiệp để lại những hậu quả nghiêm trọng
Một nửa số đập thủy điện lớn của thế giới hiện nằm trên lãnh thổ Trung Quốc. Trong vòng 10 năm qua, các công ty Trung Quốc đã chinh phục thành công thị trường thế giới về các dự án đập thủy điện. Với đập Kamchay và 5 đập khác đang trong quá trình xây dựng, các công ty Trung Quốc cũng đang thống trị trong lĩnh vực thủy điện của Campuchia.
Rất nhiều công ty xây dựng đập của Trung Quốc đã mua lại công nghệ của dự án đập Tam Hiệp khổng lồ trên sông Dương Tử. Các công ty như Sinohydro - chủ nhân của đập Kamchay - thường nhắc đến đập trên sông Dương Tử như một minh chứng cho sự xuất sắc về mặt kĩ thuật. Giống như nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cũng ca ngợi dự án này khi ông tới thăm vào năm 2004. Một động thái gây ngạc nhiên là Chính phủ Trung Quốc vừa thừa nhận dự án đập Tam Hiệp gây ra những tác động xã hội, môi trường và địa chất hết sức nghiêm trọng. Vậy những bài học từ kinh nghiệm này là gì?
Với công suất 18.200 MW điện, đập Tam Hiệp là dự án thủy điện lớn nhất thế giới. Dù đây là một công trình phức tạp và nhiều nhức nhối, Chính phủ Trung Quốc đã hoàn thành dự án trước thời hạn vào năm 2008.
Đập sông Dương Tử sản xuất 2% lượng điện của Trung Quốc và thay thế cho 30 triệu tấn than hàng năm. Tuy vậy những chi phí xã hội, môi trường, địa chất và tài chính thì gây nhiều ngạc nhiên. Dưới đây là một bản tóm tắt những vấn đề chính:
- Mất nhà cửa: Đập Tam Hiệp đã phủ kín 13 thành phố, 140 thị trấn và 1350 làng và làm 1,2 triệu người mất nhà cửa. Rất nhiều người dân phải tái định cư đã bị lừa mất tiền bồi thường và không nhận được công việc mới hay đất đai như chính phủ đã hứa. Trong khi một số thị trấn mới được xây dựng vừa phục hồi từ cú sốc mất nơi ở ban đầu, nhưng nhiều người khác lại bị lâm vào tình trạng thất nghiệp và nghèo đói.
- Hủy hoại về sinh thái: Việc xây dựng đập thủy điện Tam Hiệp được chuẩn bị trước để đối mặt với những vấn đề xã hội và môi trường, nhưng không được chuẩn bị cho các tác động địa chất rộng rãi. Sự thay đổi thất thường của mực nước tại các hồ chứa nước của đập làm mất ổn định độ dốc của thung lũng Dương Tử, và kích hoạt những trận lở đất thường xuyên. Xói mòn ảnh hưởng tới một nửa diện tích hồ chứa, và hơn 300.000 người nữa sẽ phải tái định cư để ổn định lại bờ hồ chứa.
Đập Tam Hiệp của Trung Quốc. Ảnh: Christoph Filnkößl (Wikipedia)
- Các tác động tới hạ lưu: sông Dương Tử lưu chuyển hơn 500 tấn phù sa xuống các hồ chứa mỗi năm. Hầu hết lượng phù sa hiện nay bị giữ tại các khu vực hạ lưu và đặc biệt là đồng bằng Dương Tử. Hậu quả là, lên tới 4 cây số vuông vùng đầm lầy rìa bờ biển bị xói mòn hàng năm. Đồng bằng đang chìm dần, trong khi nước biển thì dâng ngược xâm lấn vào sông, ảnh hưởng tới nông nghiệp và nước uống. Vì thiếu chất dinh dưỡng, các ngư trường hiện nay đang phải gánh chịu hậu quả.
- Nhạy cảm với biến đổi khí hậu (BĐKH): đập Tam Hiệp là minh chứng cho sự thay đổi thất thường của BĐKH tạo ra những rủi ro mới cho các dự án thủy điện như thế nào. Những người vận hành đập lập kế hoạch tích nước đầy hồ chứa lần đầu tiên vào năm 2009, nhưng họ không thể làm vậy vì không có đủ mưa. Lượng mưa thất thường hơn bao giờ hết đặt một dấu hỏi lớn đằng sau những lợi ích kinh tế của đập Tam Hiệp.
- Chi phí tài chính: chi phí chính thức cho đập sông Dương Tử là 27 tỷ USD. Các nhà phê bình lập luận rằng, nếu những chi phí ẩn được tính vào, thì giá trị thực của con đập lên tới 88 tỷ USD. Nếu sản xuất điện và thay thế phương pháp đốt than tạo điện bằng các phương pháp khác thì sẽ rẻ hơn. Trong khi con đập đang được xây dựng, hiệu suất năng lượng của nền kinh tế Trung Quốc đi xuống. Theo Tổ chức Năng lượng tại Mỹ, "nếu Trung Quốc đầu tư vào hiệu suất năng lượng, thì năng lượng của nước này sẽ rẻ hơn, sạch hơn và hiệu quả cao hơn" là những nhà máy năng lượng hạt nhân mới.
Ngày 18/5/2011, Chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhận các vấn đề nghiêm trọng của đập. Chính phủ vẫn cho hay: "Dự án này có lợi ích to lớn trong việc ngăn lũ, sản xuất điện, giao thông đường sông và sử dụng nguồn nước", nhưng nó "đã gây ra những vấn đề khẩn cấp về mặt bảo vệ môi trường, ngăn ngừa các thảm họa địa chất và phúc lợi của các cộng đồng tái định cư".
Không nên xây đập trên dòng chính
Dự án đập Tam Hiệp được coi là một hình mẫu về xây dựng đập cho các dự án ở Campuchia và rất nhiều nước khác. Các nhà thầu đập Tam Hiệp như Sinohydro và Gezhouba và các công ty Trung Quốc khác hiện đang xây dựng các đập Da Dai, Kamchay, Kirirom III, Lower Stung Russey, Stung Atay và Stung Tatay trên các con sông tại Campuchia. Các công ty Trung Quốc cũng kí biên bản ghi nhớ phát triển đập Sambor trên sông Mekong, và đã đề xuất một số các dự án trên các sông Stung Cheay Areng và Srepok.
Các bài học từ dự án đập Tam Hiệp khi Campuchia cân nhắc chiến lược phát triển thủy điện trong tương lai là gì? Đầu tiên, đập sông Dương Tử cho thấy các con đập lớn trên sông chính là tác nhân can thiệp vào các hệ sinh thái có mức độ đa dạng cao. Các tác động của chúng có thể xảy ra cách xa hàng ngàn cây số và nhiều năm sau khi công trình hoàn thành. Người ta không thể dự đoán và giảm nhẹ tất cả các tác động xã hội và môi trường của những dự án như thế.
Kinh nghiệm từ đập Tam Hiệp cho thấy xây dựng đập trên dòng chính các sông lớn sẽ đặc biệt hủy hoại, vì nó sẽ ngăn cản sự di cư của cá và lưu chuyển của phù sa trên suốt hệ sinh thái của dòng sông. Trong bản báo cáo đầu tiên - Đập và Phát triển - Ủy hội Đập Thế giới khuyến nghị, nếu có các lựa chọn khác thì không nên xây dựng đập trên dòng chính.
Một Đánh giá Môi trường Chiến lược được chuẩn bị cho Ủy hội Sông Mekong (MRC) dự đoán rằng xây đập trên dòng chính hạ lưu sông Mekong sẽ gây ra thiệt hại các ngư trường đánh bắt cá ven sông và ven biển, làm giảm sản lượng nông nghiệp tại vùng đầm lầy Biển Hồ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), làm xói mòn đường bờ biển của đồng bằng và đường bờ biển. Tất cả những tác động này đã xảy ra và được minh chứng trong dự án đập Tam Hiệp.
MRC đã đúng khi khuyến nghị rằng không nên xây đập trên hạ lưu sông Mekong trong vòng 10 năm tới, và Chính phủ Campuchia có những lý do chính đáng để kêu gọi sự cẩn trọng về đập Xayaburi dự kiến xây dựng tại Lào. Cũng nên cẩn trọng như vậy khi cân nhắc đập Sambor tại tỉnh Kratie.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã dự đoán rất nhiều tác động của đập Tam Hiệp, tuy nhiên tiếng nói của họ rơi vào lặng im khi chính phủ chỉ chú tâm tới những mối quan tâm của quốc gia.
Trong các dự án trị giá nhiều tỷ đôla, những mối quan tâm đó thường bị lu mờ bởi tiếng tăm về chính trị, các cuộc đấu tranh giành quyền lực và phản ứng kịch liệt của ngành mà con người dễ sa vào tham nhũng. Những mối quan tâm bất di bất dịch này cần được cân bằng và chỉ rõ trách nhiệm bằng quá trình ra quyết định minh bạch và có sự tham gia rộng rãi.
Cuối cùng, Trung Quốc đã dành hàng chục tỷ đôla cho các chương trình tái định cư đập Tam Hiệp. Nhưng vì những người bị ảnh hưởng lại bị loại ra khỏi quá trình ra quyết định, chương trình này thường không đề cập tới nhu cầu và mong muốn của họ, và gây ra sự nghèo đói và phẫn nộ lớn trong quần chúng. Kinh nghiệm sông Dương Tử cho thấy những cộng đồng bị ảnh hưởng và những người liên quan nên tham gia vào quá trình ra quyết định đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn ngay từ đầu.
  • Mạng lưới Sông Ngòi Việt Nam (VRN) dịch
Tác giả: Peter Boshard (Thời báo Phnom Penh)

Tại sao Trung Quốc phải xuống nước về vấn đề quần đảo Trường Sa

LTS: Thời báo Hoàng Cầu của chính phủ Trung Quốc gần đây đã liên lạc với Walden Bello thực hiện cuộc phỏng vấn bằng thư điện tử về vụ tranh cãi dai dẳng Trường Sa - Biển Tây Philippines. Sau khi gửi bài trả lời ông đã không nhận được hồi âm cũng như thông tin liên lạc thêm từ tờ báo này. Theo nguyên tắc không bao giờ để cho một bài phỏng vấn tốt được bỏ phí, ông đã in lại như một bài viết sau đây:

Bạn thấy cuộc khủng hoảng ở Biển Nam Trung Quốc hiện nay ra sao? Nó sẽ tiếp tục leo thang?

Vâng, tôi sợ rằng căng thẳng sẽ tăng lên và có thể vuột ra khỏi tầm tay, và lỗi không nằm ở Philippines và các nước Đông Nam Á khác.

Đối với vấn đề Biển Nam Trung Hoa, Trung Quốc đã được luôn luôn ủng hộ nguyên tắc gác tranh chấp và cùng hợp tác phát triển, theo ý kiến của bạn, đó là một cách thích hợp để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông?

Cùng phát triển mà không có phân định rõ ràng về biên giới là một công thức cho các cuộc xung đột trong tương lai.

Cách thích hợp để giải quyết vấn đề là thông qua đàm phán đa phương liên quan đến tất cả các bên có đòi hỏi chủ quyền trong khu vực. UNCLOS (Công ước của LHQ về Luật biển) được xây dựng nguyên tắc các nước có các vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí, và ở những nơi mà các các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) này chồng lấn nhau và ở những nơi có khu vực tranh chấp thì các cuộc đàm phán đa phương là giải pháp duy nhất khả thi cho trường hợp có nhiều nước đòi hỏi chủ quyền. Đây là một vị thế rất hợp lí.

Tuy nhiên, Trung Quốc từ chối giải pháp này, và thay vào đó cố giải quyết vấn đề một cách đơn phương bằng cách xâm nhập các EEZ 200-hải lí của các nước khác, hoặc xây dựng một số kiến trúc trong những khu vực này, như trong một số bộ phận của quần đảo Trường Sa trong EEZ của Philippines. Chẳng hạn, Mischief Reef (Panganiban Reef) nơi mà Trung Quốc chiếm đóng trước sự phản đối của Philippines, cũng là nằm ngay trong EEZ 200 hải lí của Philippines và cách xa hơn 1.000 hải lí từ bờ biển Trung Quốc.

Hơn nữa, Trung Quốc đã chính thức đưa ra yêu sách cho toàn bộ biển này tiến sát khu vực tiếp giáp 24 hải lí hoặc các giới hạn lãnh thổ 12-hải lí của các nước khác trong khu vực, hoàn toàn không để ý đến EEZ của những nước khác và thực tế là vùng biển và đảo Trung Quốc đòi hỏi thì cách xa vài trăm hoặc thậm chí một nghìn hải lí hay hơn nữa ngoài biên giới lãnh thổ Trung Quốc. Đó là cách hành xử của một siêu cường, và ở đây tiếc thay Trung Quốc mô phỏng các ví dụ của thực dân châu Âu và Hoa Kỳ.

Ảnh minh họa: ru.wikipedia.org

Một số người dự đoán rằng một cuộc chiến tranh ở Biển Nam Trung Hoa là không thể tránh khỏi, bạn có đồng ý không?

Không, tôi không nghĩ như vậy, mặc dù có các va chạm về hải quân, chẳng hạn như cuộc chạm trán bi thảm vào năm 1988 giữa Trung Quốc và Việt Nam, mà khoảng 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng, là một khả năng. Trung Quốc thực sự phải xuống nước từ tư thế hung hăng của nó, nếu không, một chuỗi các sự kiện có thể phát sinh từ đó sẽ đi ra ngoài tầm kiểm soát. Hãy nhớ rằng, chiến tranh thế giới I là một cuộc chiến ngoài ý muốn, một cuộc chiến mà không ai mong muốn, nhưng một khi tiến hành động binh lẫn nhau thì khó có thể đưa mọi thứ vào trong tầm kiểm soát. Ngoại giao đa phương cho một giải pháp toàn diện về vấn đề biển Tây Philippines là cách tốt nhất để tránh một cuộc xung đột không mong muốn như thế.

Trung Quốc đã phát triển quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với nhiều nước ở Đông Nam Á bao gồm cả Philippines và duy trì quan hệ tốt với các nước này, tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines đến mức độ nào ?

Những quan hệ kinh tế có thể chua đi nếu các nước Đông Nam Á nhận thức rằng Trung Quốc đang bắt đầu hành xử giống như một nước bá chủ quân sự kiêu ngạo.

Các nước có thể trở nên lo lắng nhiều hơn rằng quân đội Trung Quốc - hoặc sự đe dọa sử dụng nó - có thể được dùng để bảo vệ hoặc thúc đẩy đầu tư và các lợi ích kinh tế khác của Trung Quốc trong ãnh thổ của các nước này và bắt đầu áp đặt các hạn chế thương mại và đầu tư trên các luồng vốn và thương mại đổ vào Trung Quốc . Vì Trung Quốc trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào đất nông nghiệp ở Đông Nam Á để sản xuất lương thực cho dân số mình và vào tài nguyên của Đông Nam Á để nuôi ngành công nghiệp của mình, các nước chúng tôi sẽ lo lắng về những dấu hiệu của quyền bá chủ quân sự Trung Quốc.

Người ta nhớ rằng Nhật Bản viện đến vũ lực để giành quyền kiểm soát đất đai và tài nguyên của Đông Nam Á 70 năm trước đây. Họ cũng nhớ rằng thương nhân Nhật Bản, các nhà đầu tư, và người định cư bắt đầu đi vào các quốc gia khác nhau của khu vực trước khi quân đội Nhật Bản đến. Tất nhiên, Trung Quốc không phải là đế quốc Nhật, nhưng các bạn không thể đổ lỗi cho người dân trong khu vực Đông Nam Á nếu họ trở nên lo lắng bởi những dấu hiệu của quyền bá chủ quân sự phô ra bởi một cường quốc Đông Bắc Á khác.

Bạn thấy vai trò của Mỹ trong tranh chấp Biển Nam Trung Hoa thế nào? Mỹ sẽ ảnh hưởng đến tranh chấp ra sao?

Tất cả các nước có kí kết UNCLOS cam kết bảo vệ tự do hàng hải trong các tuyến đường thủy chính của thế giới, chẳng hạn như biển Tây Philippines. Philippines phải dựa vào ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) như là đồng minh then chốt của mình trong việc giải quyết vấn đề biển Tây Philippines với Trung Quốc. Tôi không đồng ý với chiến lược Philippines và Việt Nam lôi kéo Mỹ như một phương kế đầu tiên. Kéo Mỹ vào mang theo nguy cơ chuyển cuộc khủng hoảng thành một cuộc xung đột giữa các siêu cường.

Tuy nhiên, tôi thực sự không thể trách hai chính phủ này thực hiện tiến trình hành động đó. Tôi trách hành vi hung hăng của Trung Quốc. Cách tốt nhất để tránh sự can thiệp của Mỹ trong tranh chấp lãnh thổ ở biển Tây Philippines đối với Trung Quốc là ngưng cách hành xử hung hăng lại và đi đến bàn ngoại giao. Một giải pháp ngoại giao tránh sự can thiệp quân sự của Mỹ là vì lợi ích tốt nhất của cả Trung Quốc và Philippines.

Liệu Biển Đông có là một cơn nhức đầu dài hạn cho các nước có liên quan và cho an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương? Điểm đột phá để giải quyết vấn đề là gì?

Vâng, nó sẽ là một cơn đau đầu lâu dài nếu chúng ta không giải quyết vấn đề thông qua ngoại giao đa phương sớm. Một biển Tây Philippines phi quân sự trong đó biên giới biển được thoả thuận theo cùng một cách mà Vịnh Bắc Bộ và biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc đã được giải quyết bởi Việt Nam và Trung Quốc là sự bảo đảm tốt nhất cho hòa bình trong khu vực. Nếu Trung Quốc có thể giải quyết một cách hòa bình các đường biên giới với Việt Nam, tại sao nước này không làm điều tương tự trong các cuộc thảo luận đa phương với các nước giáp với biển Tây Philippines?

  • Theo viet-studies

Tình thế lưỡng nan của VN, Philippines và những cơ hội mới

Vấn đề là việc phối hợp giữa Việt Nam / Philippines đứng trước tình thế lưỡng nan (prisoner s'dilemma) là, nếu "anh" không sẵn sàng bảo vệ "tôi" khi tôi bị chèn ép, thì chính vì điều đó, tôi cũng sẽ không sẵn sàng bảo vệ anh, khi anh bị chèn ép.

Tính đa phương trong cuộc chơi chèn ép song phương về chủ quyền

Hợp tác đa phương giữa các quốc gia nhỏ, chống lại sự chèn ép bởi quốc gia lớn trong vùng, là điều tự nhiên, nhưng khó thực hiện. Lấy ví dụ, Trung Quốc gây hấn với tàu thuyền của Philippines gần Bãi Cỏ rong (Reed Bank). Nhưng điều đó chưa đụng chạm trực tiếp đến lợi ích của Việt Nam, vốn muốn giữ tình láng giềng hữu hảo với Trung Quốc. Ngược lại, việc Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 02, cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của Philippines, trong khi nước này vẫn có lợi ích thương mại và bang giao với Trung Quốc về nhiều mặt.

Vì lẽ đó, tại hội nghị an ninh khu vực Shangri-La tại Singapore, người ta chứng kiến sự phản đối đồng thời của cả Việt Nam và Philippines trước hành động gây hấn của Trung Quốc. Nhưng đây không phải là hành động phối hợp trong một "Mặt trận thống nhất", như điều mà Thượng nghị sĩ Mỹ McCain đã nêu tại Washington sau đó, vào ngày 20/06/2011. Vì vậy, cho đến nay, bản chất của cuộc chơi chèn ép song phương do Trung Quốc tiến hành vẫn không thay đổi. Cùng với nó là sự mất mát đơn phương về chủ quyền của Việt Nam / Philippines vẫn chưa có chuyển biến tích cực. Ví dụ, ngay sau khi hội nghị cấp cao về an ninh khu vực Shangri-La vừa kết thúc, Trung Quốc ngay lập tức cho 3 tầu bán vũ trang cố tình tấn công, cắt cáp tàu Viking 02 của Việt Nam.

Vấn đề là việc phối hợp giữa Việt Nam / Philippines đứng trước tình thế lưỡng nan (prisoner s'dilemma) là, nếu "anh" không sẵn sàng bảo vệ "tôi" khi tôi bị chèn ép, thì chính vì điều đó, tôi cũng sẽ không sẵn sàng bảo vệ anh, khi anh bị chèn ép. Sự hình thành một Mặt trận thống nhất trong khu vực, do đó, đòi hỏi có sự nhất trí và hợp tác đủ rộng và đủ chặt về nhiều mặt giữa các thành viên có liên quan (economies of scale and scope in coordination mechanism).

Những chuyển biến tích cực

Chính ở điểm này, sự tham dự của Mỹ, Nhật, và cả Nga, Ấn Độ, như là một đối trọng với Trung Quốc để gìn giữ an ninh khu vực, chứ không phải đối đầu về quân sự, là vô cùng quan trọng. Cụ thể là sau khi Thượng nghị sỹ Jim Webb lên tiếng kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ phải có động thái tương thích trước các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông, thì tính phối hợp của các nước trong khu vực và quốc tế đã có một sự chuyển biến tích cực. Diễn biến của hội thảo về Biển Đông tại Washington hôm 20 -21/06/2011 thể hiện điều đó.

Từ hội thảo này, một cơ chế an ninh và hợp tác đa phương, nhằm dàn xếp hòa bình các tranh chấp tại Biển Đông, đã bắt đầu được hình thành. Cơ chế an ninh đó là nhằm thúc đẩy: (i) Các bên phải có hành động kiềm chế, không sử dụng vũ lực trên không và trên biển để giải quyết tranh chấp. (ii) Hình thành một mặt trận thống nhất hành động nhằm gìn giữ sự ổn định trong khu vực. (iii) Mỹ cần có hành động phối hợp một cách đúng lúc, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, nhằm ngăn chặn xung đột tiềm tàng. Sự phối hợp này có thể bao hàm việc tập trận chung nhằm duy trì an ninh hàng hải, cho đến việc giúp các nước trong vùng triển khai các hệ thống cảnh báo sớm, xây dựng hệ thống phòng thủ chống lại nguy cơ xảy ra xâm lược vũ trang. (iv) Tăng khả năng cam kết của Mỹ với việc bảo vệ an ninh khu vực và trật tự hàng hải quốc tế. Nói rõ hơn: "Mỹ chấp nhận hay không chấp nhận những tuyên bố nào, cũng như chúng ta (Mỹ) sẵn sàng ủng hộ những hành động nào" (McCain, 20/06/2011).

Cần nhắc lại là, việc bảo vệ an ninh khu vực và tự do an toàn hàng hải trên Biển Đông là một dạng hàng hóa công (public goods). Thiếu vai trò của siêu nhà nước, như Mỹ và Nhật, thì sẽ có quá ít sự đảm bảo về ổn định khu vực và an toàn hàng hải. Cụ thể là khi Philippines cho nhổ các cột đá do Trung Quốc dựng trên bãi đá thuộc vùng biển của mình, hay Malaysia cho máy bay ra đuổi tầu đánh cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của Malaysia, thì các nước này thực tế đã cung cấp hàng hóa công. Theo nghĩa, hành động của họ ngăn cản Trung Quốc xâm hại lãnh thổ và chủ quyền biển đảo của nước mình, tự nó mang tính răn đe việc Trung Quốc đi xâm hại một nước khác trong khu vực.

Bên cạnh đó, sự trả lời được cho là cứng rắn nhất của Thủ tướng Việt Nam tại Nha Trang sau vụ việc Bình minh 02, cũng như sự đáp trả của báo Đại đoàn kết của Việt Nam trước lời đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc vào ngày 21/06/2011 trên tờ Hoàn Cầu, lại là một tín hiệu khích lệ Philippines thể hiện thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình*.

Tàu Viking 2 của Việt Nam bị cắt cáp chỉ vài ngày sau Đối thoại Shangri-La.

Tuy nhiên, việc từng nước nhỏ cung cấp hàng hóa công, hay tự vệ đơn phương như vậy, không bao giờ là đủ để ngăn chặn sự chèn ép. Vấn đề là các nước khác trong vùng có thể ngồi yên, hưởng lợi từ việc các nước "tiền tuyến" phải đơn phương đứng ra bảo vệ chủ quyền, mà hệ quả là sẽ đem lại sự ổn định hơn tại Biển Đông, nếu họ thành công. Ngược lại, nếu họ bị suy yếu đi, thì các nước còn lại đã nằm sẵn trong một trật tự mới đang dần được thiết lập, mà không bị tổn thất gì (free ridding).

Tình thế lưỡng nan trong hợp tác khu vực (prisoners' dilema) và động cơ hưởng lợi trên nỗ lực của nước khác (free ridding), khiến cho vai trò phối hợp của Mỹ, Nhật, và các nước như Nga, Ấn Độ, càng trở nên không thể thiếu được, dù không dễ dàng. Tuy nhiên, sau Hội thảo Biển Đông tại Washington, chúng ta có thể kỳ vọng về một sự cam kết cao hơn của Mỹ và đồng minh trong việc bảo vệ chủ quyền của Philippines. Chúng ta cũng có thể kỳ vọng một sự hỗ trợ đúng lúc và hiệu quả của Mỹ, Nhật và các nước khác cho Việt Nam, trước tuyên bố hiếu chiến của Trung Quốc trên tờ Hoàn cầu. Cụ thể là Mỹ, Nhật và Nga có thể giúp nâng cao khả năng phòng thủ và cảnh báo sớm của Việt nam trên không, trên biển đảo, và trên đất liền.

Cần nhấn mạnh rằng, vai trò của Mỹ, Nhật và cộng đồng quốc tế không phải là làm tăng sự đối đầu về quân sự. Vai trò chính là phải đưa ra những phản ứng kịp thời, phù hợp với bối cảnh cụ thể, tới đúng đối tác cụ thể, nhằm ngăn chặn khủng hoảng khu vực và thúc đẩy nỗ lực hợp tác.

Trong bối cảnh có sự khác biệt về ý thức và khả năng bảo vệ chủ quyền giữa các nước trong khu vực; cộng với sự khó khăn về kinh tế sau khủng hoảng của cả Mỹ, Nhật và Tây Âu; bên cạnh một Trung Quốc đang lên; liệu một cơ chế an ninh quốc tế có tính đa phương có hình thành được không? Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhìn sâu hơn vào những thay đổi có thể diễn ra của cuộc chơi chèn ép, khi có sự tham dự của bên thứ ba - Mỹ, Nhật và các nước khác như Nga, Ấn Độ.

Trung Quốc và hai cuộc chơi liên đới

Trong cuộc chơi chèn ép song phương đã mô tả ở trên, điểm mạnh của Việt nam / Philippines là công lý đứng về phía mình. Tính phiêu lưu trong chiến lược chèn ép của Trung Quốc là nó ngày một đẩy Mỹ và các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Tây Âu, bao gồm cả Úc, vào thế phải đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc cạnh tranh về tự do hàng hải. Cụ thể là xung đột trong tương lai về quyền tự do lưu thông và an ninh hàng hải ở Tây Thái Bình Dương, một khi Việt Nam / Philippines và các nước trong khu vực bị mất dần chủ quyền và rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc.

Như vậy, song song với cuộc chơi chèn ép các nước nhỏ, Trung Quốc tiến hành một cuộc chơi khác, giành thế và lực trong cuộc cạnh tranh hay đối đầu trong tương lai về trật tự khu vực với Mỹ, Nhật, Úc và cả các nước khác như Nga, Ấn Độ.

Xét ở thời điểm hiện tại, hai cuộc chơi này không phải là không liên đới nhau (Multi-game linkage). Cụ thể là, trước sự chèn ép hay đe dọa quân sự của Trung Quốc, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, mà Mỹ và Nhật đóng vai trò quan trọng, sẽ cho phép Việt Nam / Philippines "lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh". Một khi sức mạnh tự vệ của Việt Nam / Philippins tăng lên, thì sẽ làm tăng thế và lực của cộng đồng quốc tế, đứng đầu là Mỹ, trong cuộc chơi thứ hai nhằm bảo vệ trật tự khu vực.

Điểm nhấn trong sự kết nối giữa hai cuộc chơi này chính là tính chính nghĩa. Hành động của Trung Quốc càng bạo ngược, càng phi đạo lý, thì vị thế của nó trong khu vực càng giảm. Theo nghĩa, sự liên kết giữa các nước nhỏ với Mỹ và đồng minh nhằm bảo vệ chủ quyền và ổn định khu vực càng tăng. Ngược lại, mọi chuyển biến tích cực từ phía Trung Quốc, tự nó sẽ làm giảm nhiệt trong khu vực. Ví dụ cụ thể là việc Trung Quốc vừa tái khẳng định giải quyết tranh chấp bằng thương lượng với Việt Nam vào ngày 26/06/2011. Nhưng nỗ lực ngoại giao đó sẽ chỉ làm Việt Nam xích lại gần Mỹ hơn, một khi Trung Quốc lại có hành động không tương thích với lời nói.

Phân tích trên đây cho thấy, cuộc chơi chèn ép chủ quyền song phương mà Trung Quốc tiến hành với nước nhỏ hơn trong vùng đã thay đổi về bản chất. Bây giờ, nó bị kết nối với cuộc chơi khác, nhằm xác định trật tự hàng hải giữa Trung Quốc và Mỹ, mà chủ yếu là xác định rõ quyền tự do lưu thông và an toàn hàng hải qua Biển Đông.

Trong cuộc chơi ghép nối - chèn ép chủ quyền và xác định trật tự hàng hải - việc Trung Quốc tôn trọng thỏa thuận ở cuộc chơi đầu sẽ tạo sự giảm nhiệt ở cuộc chơi sau. Cụ thể là nó làm giảm sự tranh giành quyền ảnh hưởng tại khu vực giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong hoàn cảnh đó, sự ổn định ở khu vực được duy trì: Việt Nam / Philippines không mất gì; Mỹ không can dự gì và Trung Quốc cũng không chiếm đoạt được gì về chủ quyền hay quyền tự do lưu thông hàng hải của các nước khác. (Theo ngôn ngữ của cuộc chơi chèn ép, các bên đều nhận 0 điểm).

Trong một lựa chọn khác, Trung Quốc có thể tiếp tục gây hấn, chèn ép Việt Nam / Philippines, bất kể hậu quả là phải đối mặt với Mỹ trong cuộc giằng co về ảnh hưởng khu vực và trật tự hàng hải. Vấn đề là, Trung Quốc có tham vọng lớn muốn siết chặt con đường biển chiến lược, mà hiện có tới 80 phần trăm dầu nhập khẩu của Trung Quốc và hơn 1/3 giá trị thương mại toàn cầu đi qua đó.

Tuy nhiên, một chiến lược tiếp tục gây hấn để kiểm soát sẽ không còn là lựa chọn tốt cho Trung Quốc, ít ra là vào bây giờ. Sức mạnh răn đe của Mỹ hiện đang chiếm ưu thế khiến cho Trung Quốc khó có thể gây ra một cuộc xung đột song phương, mà ngay lập tức có thể biến thành xung đột khu vực. Tổn thất về kinh tế do con đường hàng hải chiến lược bị phong tỏa và mất mát về ngoại giao do bị cô lập trong vùng có thể là quá lớn. Trong hoàn cảnh đó, có thể xem như Trung Quốc bị lùi một bước trong chiến lược lập trật tự mới trong vùng (mất 1 điểm).

Ngược lại, Mỹ sẽ được lợi khi dựa vào sức mạnh quân sự hiện có để duy trì trật tự hiện hữu và hưởng lợi từ quyền tự do và an toàn hàng hải ở Tây Thái Bình Dương. Nói khác đi, Mỹ thắng 1 điểm.

Nói như vậy để thấy, Mỹ sẽ không ngồi yên, nếu Trung Quốc gây hấn tới mức đe dọa sự ổn định khu vực và an toàn hàng hải. Nếu vậy, thì Trung Quốc cũng sẽ không thể gây hấn, nếu tính đến tổn thất phải trả. Trong tương quan đó, Việt Nam / Philippines sẽ phối hợp phòng thủ với Mỹ nếu có xung đột xảy ra với Trung Quốc. Tổn thất sẽ ít hơn nhiều so với ngồi yên để chịu Trung Quốc gặm nhấm dần chủ quyền của mình. Nói vắn tắt, chủ ý gây xung đột quân sự với Việt Nam như lời đe dọa trên tờ Hoàn cầu Thời báo là chưa có khả năng xảy ra.