Qua 38 năm làm lãnh đạo trường ĐH, lần đầu tiên tôi có dịp bắt tay và tiếp chuyện với tất cả phụ huynh đưa con em đi thi ĐH. Đó là ngày Trường ĐH Tân Tạo lần đầu tiên cùng các trường ĐH trong cả nước tổ chức thi tuyển khối A.
Trường ĐH Tân Tạo chỉ có… 31 thí sinh đăng ký! Không một ai chen lấn. Trật tự và trống vắng.
Một số phụ huynh tỏ ra ngạc nhiên, nhiều người khác có vẻ lo ngại. Theo kế hoạch, Trường ĐH Tân Tạo tuyển 500 sinh viên vào 8 ngành khá thời thượng. Tất cả sinh viên trúng tuyển đều được cấp học bổng toàn phần gồm học phí; tiền ăn, ở; bảo hiểm sức khỏe và một máy laptop.
Nhưng sao thí sinh ít đăng ký vào Trường ĐH Tân Tạo như vậy?
Trò chuyện với các phụ huynh, tôi mới hiểu thêm dư luận đã và đang nghĩ gì về Trường ĐH Tân Tạo. Trước hết, nhiều học sinh sợ trượt vì tiêu chuẩn xét tuyển cao quá (điểm trung bình năm từ lớp 10 đến 12 phải là 7,0 trở lên và không có điểm dưới 5,0; kết quả thi tuyển sinh phải đạt 4 điểm trên điểm sàn do Bộ GD-ĐT quy định; qua một cuộc phỏng vấn của trường). Nhiều người chưa tin vì trường còn quá mới, thậm chí nghi trường có “ý đồ” gì đây!... Thế thì cũng đặt câu hỏi ngược lại: Tại sao cũng có những phụ huynh đưa con em đến đây? Tôi rất cảm động khi một phụ huynh nói: “Thầy làm hiệu trưởng mấy trường trước đều thành công nên lần này chắc thầy không để chúng tôi thất vọng!”. Tôi tâm sự với họ rằng tôi và nhiều nhà giáo, trí thức tâm huyết trong và ngoài nước hằng ấp ủ ước mơ thực hiện thành công một câu trong Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (được lặp lại trong Nghị quyết Đại hội X và mới đây được lặp lại lần thứ ba trong Nghị quyết Đại hội XI), đó là “cải tiến cơ bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam…”.
Con người Việt Nam chúng ta rất thông minh nhưng trí thông minh sẽ chẳng thể nào phát huy nếu không được tạo điều kiện thích hợp. Học sinh của ta sang Hồng Kông, Malaysia, Singapore học từ lớp 10, tốt nghiệp phổ thông bên đó rồi đi Anh, Úc, Mỹ học rất giỏi, đậu cao, đi làm được trả lương hậu hĩ. Ví như cháu Trần Thanh Tâm ở TP Long Xuyên - An Giang, được gia đình cho học thêm Anh ngữ từ lớp 1; xong lớp 9, Tâm thi lấy học bổng sang Singapore học lớp 10 đến lớp 12, luôn dẫn đầu lớp. Khi Tâm tốt nghiệp trung học, tôi hướng dẫn cháu nộp đơn xin vào ĐH Stanford và ĐH Cornell bên Mỹ. Hai tuần sau, ĐH Cornell gửi thư báo tin Tâm trúng tuyển, kèm theo học bổng toàn phần. Sang ĐH Cornell, Tâm học rút chương trình 4 năm còn 3 năm, tốt nghiệp thủ khoa toàn trường rồi học tiếp 18 tháng nữa lấy bằng master. Vừa ra trường, Tâm được Công ty Tư vấn quốc tế McKenzie của Mỹ tuyển ngay với mức lương khởi điểm 84.000 USD/năm. Trong trường hợp học tại Việt Nam, dễ gì Tâm được như vậy. nếu phải “xếp hàng” theo cách của Bộ GD-ĐT ở ta thì không biết giờ này cháu có xong được bằng master chưa, và nếu xong thì có ai tuyển dụng cháu với mức lương “khủng” đó? Cũng như GS Ngô Bảo Châu, nếu ông học và làm việc theo hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện tại thì biết bao giờ mới đoạt giải Fields danh giá!
Tôi tin tưởng mãnh liệt vào sự thông minh của người Việt và sự thông minh đó phải được nuôi dưỡng trong môi trường giáo dục tiên tiến thì đất nước ta mới có nhiều nhân tài.
môi trường GD ở việt nam hiện nay chưa phải là mảnh đất màu mỡ cho các hạt giống tài năng phát triển. Ai cũng biết nhân tài mới là nguyên khí của Quốc gia,chứ không phải là những thành tích suông của một nền giáo dục. Vậy mà đã ba kỳ đại hội Đảng, chỉ có mỗi một câu“cải tiến cơ bản và toàn diện nền giáo dục Việt nam…” vẫn chưa ai làm được. Buồn lắm thay...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Có ý kiến gì không?