Tuy nỗi lo tận thế rất mơ hồ, nhưng tác động do chúng tạo ra thì có thực. Hồi tháng 10 năm nay, một người phụ nữ lo sợ Trái đất sẽ bị hố đen do chiếc máy tạo ra hủy diệt nên đã đệ đơn lên tòa án nhằm ngăn chặn hoạt động của CERN.
Những giả thuyết nghiêm túc
Các chuyên gia thường xuyên theo dõi tận thế, vì vậy đã nở nụ cười lo lắng khi một sự kiện tận thế khác sắp diễn ra trong ngày 21.12 tới đây. “Có một điều các dự báo tận thế luôn giống nhau là chúng luôn sai. Chúng chưa từng xảy ra” – Stephen O’Leary ở Đại học Nam California chán nản nói.
Nhưng một bộ phận các nhà khoa học khác đã xem xét rất nghiêm túc giả thuyết tận thế. Tất nhiên, họ không bị thu hút bởi khía cạnh thần bí của sự kiện. Thay vì thế, họ nhìn nhận nó trong khuôn khổ một kịch bản thảm họa tương đối nhỏ đã diễn biến thành thảm họa quy mô lớn do sự mỏng manh dễ vỡ của con người hiện đại.
Nguyên nhân do 7 tỷ con người của ngày hôm nay đang sống trong một xã hội phức tạp, chủ yếu là đô thị, phụ thuộc vào các hệ thống cung cấp nước, năng lượng và thực phẩm kéo dài. Chỉ cần một đứt gãy địa chất lớn, công trình mỏng manh này sẽ nứt vỡ.
“Quá nhiều thứ trên thế giới này đã có quan hệ với nhau và nó khiến chúng ta trở nên dễ tổn thương” – Jocelyn Bell Burnell, một nhà vật lý thiên thể người Anh ở Đại học Oxford nói – “Ví dụ như một cơn bão Mặt trời tồi tệ có thể triệt hạ nhiều vệ tinh viễn thông và khiến những thứ như hệ thống định vị toàn cầu (GPS) hư hỏng. Trong các kịch bản xấu nhất, nhiều triệu người có thể chết, hàng loạt nền kinh tế sụp đổ và nhiều nền văn minh sẽ suy thoái hoặc mất đi, dù Trái đất và con người với tư cách một giống loài còn tồn tại.”
Cá nằm trên thớt?
Trận cúm diễn ra trong giai đoạn 1918-1919 mang tên cúm Tây Ban Nha, trong đó một dạng cúm mới mà con người chưa có thuốc chống lại, đã khiến từ 20-50 triệu người thiệt mạng và biến nó trở thành căn bệnh chết chóc nhất trong thế kỷ 20. Để so sánh, con số này có thể tương đương với 200 triệu người thiệt mạng trong thời điểm hiện nay.
Nhân loại đã suýt dính một thảm họa tận thế tồi tệ tương tự vào năm 1997, khi đại dịch cúm H5N1, với khả năng sát hại tới 60% số người nhiễm bệnh, bùng lên ở Hong Kong. Virus đã bị ngăn chặn do người ta cho tiêu hủy hàng loạt gia cầm. Năm 2009, dịch cúm lại quay trở lại với tên cúm heo H1N1, nhưng hóa ra virus này không gây hại nhiều lắm.
Nhưng các nhà vi trùng học nói rằng chúng ta sẽ không thể tránh đạn được mãi. Một loại virus mới có khả năng lây lan mạnh hơn, chết chóc hơn xuất hiện sẽ chỉ là vấn đề thời gian.
Một hiểm họa lớn hơn là vấn đề thiên tai. Siêu bão Sandy là ví dụ cho thấy thiên tai có thể gây nên những thảm họa trực tiếp tới đời sống của con người ra sao. Nó cũng là bằng chứng cho thấy con người đang phải trả giá bằng các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, do đã tác động phá hoại khí hậu toàn cầu.
Nhưng các chuyên gia nói rằng các tác động tồi tệ nhất của tình trạng trái đất ấm lên sẽ diễn ra từ từ, chứ không gây thảm họa lớn ngay lập tức.
Giống như những con tôm hùm bị nấu cho chết dần trong một chảo nước nóng mà không biết, những mối đe dọa từ tình trạng thay đổi khí hậu sẽ dễ dàng bị bỏ qua dưới radar chính trị.
Một số chuyên gia đã dự báo nhiều lần về việc sẽ xảy ra các trận hạn hán làm ảnh hưởng tới những vựa lúa mỳ của thế giới và khiến giá ngũ cốc tăng lên, hoặc khiến hàng triệu người bị đói ăn.
Ngoài ra, sự thay đổi khí hậu còn khiến hàng triệu người sống ở các vùng đất thấp mất nơi sinh sống, hàng trăm triệu người sẽ phải di cư vì ảnh hưởng từ việc này. Các cuộc chiến tranh về nguồn tài nguyên sẽ nổ ra, bên cạnh đủ loại các cuộc xung đột khác.
Nguy cơ từ thiên thạch và hạt nhân
Bên cạnh đó, phải kể tới nguy cơ chúng ta bị thiên thạch tông phải. Cú va chạm sẽ tạo nên một quả cầu lửa khổng lồ hủy diệt mọi thứ và bắn tung đất bụi lên thượng tầng khí quyển.
Bụi sẽ ở lại đây trong nhiều năm, khiến Trái đất lạnh đi và hủy diệt các loài thực vật, vốn là nguồn sống của các sinh vật trên bộ. Cũng theo cách thức này mà loài khủng long bị hủy diệt cách đây 65 triệu năm.
Trong thời Chiến tranh Lạnh, các nhà khoa học từng lo ngại về “mùa đông hạt nhân” hình thành từ cuộc chiến hạt nhân tổng lực giữa Mỹ và Liên Xô. Nhưng các tính toán gần đây cho thấy kịch bản này thậm chí có thể xảy ra ngay cả khi các nước tiến hành chiến tranh hạt nhân quy mô khu vực.
Một nghiên cứu xuất hiện trên tờ Scientific American hồi năm 2009 thấy rằng lửa hình thành từ 100 đầu đạn hạt nhân bằng cỡ quả bom ném xuống Hiroshima, Nhật Bản, có thể tạo nên ít nhất năm triệu tấn khói.
Nghiên cứu nói rằng chỉ trong chín ngày, khói sẽ lan ra toàn cầu. Sau 49 ngày, bụi sẽ phủ trên khắp Trái đất, che phủ ánh sáng Mặt trời và khiến mọi nơi đều có khung cảnh u ám giống nhau.
"Ngày tận thế" thật là 23/12 chứ không phải 21/12
Người Maya có ý
niệm về vòng tuần hoàn của sự sống nên ngày cuối cùng 23/12/2012 chỉ
đơn thuần là điểm kết thúc của một chu kỳ (Nguồn: AFP)
Những truyền thuyết về ngày tận thế đã tạo cảm hứng cho nhiều tác giả và các nhà làm phim thật ra chưa bao giờ xuất hiện trong khối đá hình chữ T mà người Maya đã khắc lịch lên đó vào thời điểm khoảng năm 669 sau Công nguyên ở đông nam Mexico.
Thực tế, phiến đá đó ghi lại vòng tuần hoàn của sự sống. Theo đó, ngày cuối cùng của lịch Maya là 23/12/2012 chứ không phải là 21/12, và nó mang ý nghĩa là kết thúc cho một chu kỳ để mở ra một chu kỳ mới.
“Người Maya có một vòng tuần hoàn thời gian. Vòng tuần hoàn này không mang nhiều ý nghĩa về ngày tận thế,” nhà địa chất Mexico Jose Romero nói với AFP.
Nghĩa là sẽ không có những tòa nhà đổ sập, lũ lụt kinh hoàng, động đất và núi lửa như Hollywood đã mô tả trong bộ phim bom tấn “2012”. Nó là sản phẩm tưởng tượng của các nhà làm phim Hollywood chứ không phải của người Maya.
Phiến đá nói trên được gọi là Monument 6, đặt ở El Tortuguero, một di chỉ khảo cổ được phát hiện năm 1915.
Phiến đã đã bị vỡ thành 6 mảnh, các mảnh được trưng bày ở nhiều bảo tàng khác nhau tại Mỹ và Mexico, bao gồm bảo tàng Carlos Pellicer Camara Anthropology ở Tabasco (Mexico) và Metropolitan ở New York.
Nghiên cứu đầu tiên về cột đá được một chuyên gia người Đức công bố năm 1978. Kể từ đó, nhiều chuyên gia về địa lý cho rằng cột đá của người Maya nêu trên nói tới ngày 23/12, thay vì ngày 21/12/2012.
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rằng, bộ lịch đá của người Maya tính thời gian bắt đầu từ năm 3114 trước Công nguyên đến ngày 23/12/2012. Tuy nhiên, do người Maya có ý niệm về vòng tuần hoàn của sự sống nên ngày cuối cùng 23/12/2012 chỉ đơn thuần là điểm kết thúc của một chu kỳ, chứ không phải là điểm kết thúc của thế giới này.
Lịch đá của người Maya (Nguồn: AFP)
Một chu kỳ thời gian của người Maya được tính là 13 baak t'uunes, với mỗi baak t’uunes tương đương với 144.000 ngày.
Thực chất, người Maya không tiên đoán những gì to tát và xa xôi mà chỉ dự đoán những sự kiện trong tương lai gần, liên quan đến vụ mùa, mưa gió hay hạn hán.
“Lịch của người Maya không có điểm kết thúc, mà là vô hạn. Đó là sự bắt đầu một chu kỳ mới, thế thôi,” sử gia Mexico Erick Velasquez nói.
Theo các chuyên gia, chính những người theo Thiên Chúa giáo mới nói về ngày tận thế chứ không phải là người Maya. Và mới đây, chính đại diện của người Maya đã lên tiếng bác bỏ về cái gọi là “ngày tận thế” vào 21/12/2012./.
"Nhân loại từ xưa đã có niềm say mê Ngày tận thế"
Con người có nỗi lo sợ rằng mặt trời có thể sẽ tắt hoàn toàn (Nguồn: AFP)
Chu kỳ thiên nhiên – ngày và đêm, bốn mùa – đã từ lâu nuôi dưỡng nỗi sợ hãi của con người về việc sẽ bị rơi vào bóng tối vĩnh cửu hay mùa đông vô tận.
“Trước các tôn giáo một thần, các nền văn minh cổ đại sống trong nỗi sợ hãi rằng chu kỳ này một ngày nào đó sẽ ngừng lại,” nhà sử học Benard Sergent, tác giả của một cuốn sách gần đây về 13 huyền thoại khải huyền, giải thích.
Người Aztec tin rằng có một dịp nào đó – xảy ra 52 năm một lần – ánh sáng mặt trời sẽ không còn nữa, bởi vậy họ đã hiến tế nhiều người để đảm bảo ánh nắng vẫn tiếp tục.
Nhưng khác với việc Ngày tận thế là kết thúc tất cả mọi thứ, trong lịch sử, một huyền thoại khác lại cho rằng đó là một cách để thiết lập lại thời gian, phân chia giữa tốt và xấu và bắt đầu lại từ đầu.
Theo nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại, từ này có nghĩa là “khải huyền.” Được lựa chọn từ giả thiết trong Kinh Thánh, sách khải huyền về Thánh John, đây là một trong nhiều tình huống khi thế giới kết thúc, được truyền bá nhiều trong thời kỳ đầu của Thiên Chúa.
Cuốn sách về sự khải huyền, quyển cuối cùng trong bộ Tân Ước, mô tả một chuỗi các sự kiện đại hồng thủy tiêu diệt một phần sự sống trên Trái Đất, mà đỉnh điểm là sự trở lại lần thứ hai của chúa Jesus.
Đạo Hồi cũng có những câu chuyện về sự hủy diệt hàng loạt – bởi bão cát, xâm lược hoặc lửa.
Đạo Hồi cũng có những câu chuyện về sự hủy diệt hàng loạt bởi bão cát (Nguồn: AFP)
Bệnh dịch, nạn đói và các cuộc chiến tranh tàn bạo khiến châu Âu trong thời kỳ Trung cổ dường như đang tiến đến sự diệt vong – dẫn đến một thời kỳ hưng thịnh của những lời tiên tri rằng thế giới sẽ kết thúc vào năm 1000 sau công nguyên, như những lời tiên đoán về ngày Tận thế một thiên niên kỷ tới.
Vào thời kỳ đầu Phục hưng, các tín đồ Anabaptist (giáo phái rửa tội lại) đã bị thuyết phục rằng ngày kết thúc của thế giới đã gần kề, và điều quan trọng phải làm là “rửa tội lại” con người trước khi điều đó diễn ra.
“Đó là một phần của sự cấu trúc lại loài người”
“Điều thường đe dọa nhất là bị các vị thần hay thiên nhiên gọi đến, về việc bị trừng phạt do đã không tuân theo những yêu cầu từ những người cấp cao,” Jean-Noel Lafargue, tác giả về một nghiên cứu về huyền thoại ngày tận thế trong lịch sử, cho biết.
“Ngày nay chúng ta không còn cần đến các vị thần để khiến chúng ta run sợ. Các thảm họa nhân tạo đã đủ rồi. Đó là sự thay đổi trong thế kỷ 20.”
Trong hàng ngàn năm nước được lựa chọn là vũ khí khải huyền.
Đối với Do thái-Kito giáo, lũ lụt gợi đến câu chuyện về chiếc thuyền Noah trong kinh thánh, nhưng mô tuýp về một trận đại hồng thủy do thần thánh giận dữ nhấn chìm loài người đã có từ lâu trong lịch sử.
Tại vùng Lưỡng Hà, huyền thoại về trận lụt lớn đến từ thời Sumer, giữa thiên niên kỷ thứ tư và thứ ba trước công nguyên, được kể lại trong sử thi Gilgamesh, một trong những tác phẩm văn học sớm nhất còn tồn tại cho đến ngày nay.
Hy Lạp cổ đại và La Mã cũng chia sẻ câu chuyện về trận lụt: Từ việc Ogyges – đặt tên theo một vị thần cai trị - bị nhấn chìm, cho đến Atlantic, lục địa huyền thoại bị biển cả vùi lấp, do nhà triết học Plato kể lại.
Tại buổi bình minh của nhân loại, một huyền thoại về nạn đại hồng thủy do một nhóm nhỏ những người đến từ vùng Cận Đông, người Do thái, đã trở thành huyền thoại nổi tiếng nhất.
Huyền thoại về nạn Đại hồng thủy, hay nước dâng là nổi tiếng hơn cả (Nguồn: AFP)
Theo sách Sáng thế, Chúa quyết định giải thoát Trái Đất khỏi con người và loài vật, và chỉ bảo cho Noal, một người “chính trực,” đóng một chiếc tàu để cứu bản thân và một phần của sự sống.
Lửa thường đến trước, hoặc sau trận lụt.
Hy Lạp, Scandinavia, Ấn Độ và các nền văn hóa gốc châu Mỹ đều nói về sự hủy diệt của nhân loại thời kỳ đầu do ngọn lửa.
Châu Phi và Ai Cập cổ đại không có huyền thoại về đại hồng thủy, nhưng những câu chuyện dân gian Tây Phi kể về một “quả bầu nuốt,” hay một quả bí, nuốt chửng toàn bộ các khu làng, nhà cửa, gia súc, thậm chí một phần nhân loại.
“Tôi nghĩ rằng đó là một phần của sự cấu trúc lại loài người, một phần của tâm lý con người tại một nơi nào đó, những người có niềm say mê đối với sự kết thúc của nhân loại,” Jocelyn Bell Burnell, giáo sư vật lý học thiên thể tại Oxford cho AFP biết.
Trong thời kỳ toàn cầu hóa của thế kỷ 21, ngày tận thế - trên màn ảnh – thường xuất hiện như một đại dịch hay do biến đổi khí hậu, nhưng lời tiên đoán được nhiều người chú ý nhất là ngày 21/12, đánh dấu từ lịch của người Maya, là ngày tận thế của thế giới./.
Đại Hồng Thủy không phải là 2012
Có một thời loài người đã từng phát triển văn minh rực rỡ, nhưng đạo đức của họ suy đồi, trái tim họ trở nên ích kỷ và độc ác. Họ thường xuyên có những ý nghĩ và mưu tính xấu xa. Thần đã kiên nhẫn chờ đợi loài người thay đổi tốt hơn lên, nhưng vô vọng, vì vậy Thần quyết định hủy diệt loài người đã tha hóa biến chất bằng cơn Hồng Thủy, đồng thời tẩy sạch địa cầu.Những câu chuyện về Trận lụt toàn cầu đã được ghi chép lại với tư cách là một sự kiện lịch sử hoặc ít ra là “huyền thoại” của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Những nhà truyền giáo từ cổ chí kim đều kể lại rằng: họ đã rất kinh ngạc khi khám phá ra là nhiều dân tộc từ rất rất lâu đã truyền từ đời này sang đời khác “truyền thuyết” về một trận lũ lụt khủng khiếp trên quy mô toàn cầu, có rất nhiều điểm cực kỳ giống với những gì được ghi chép trong sách Bible. H.S. Bellamy trong tác phẩm “Những Mặt trăng, Thần thoại và Con người” ước tính có gần 600 “huyền thoại” về Đại hồng thủy trên toàn thế giới. Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Babylonia, Lưỡng Hà, Sumeria, Peru, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, châu Mỹ, xứ Wales, Hawaii, Scandinavia, Sumatra, Polynesia, vv… tất cả đều có các phiên bản riêng của họ về một trận Đại Hồng Thủy cực lớn toàn cầu.
Nội dung chính của “truyền thuyết” Đại Hồng Thủy trong Sáng Thế Ký như sau:
Có một thời loài người đã từng phát triển văn minh rực rỡ, nhưng đạo đức của họ suy đồi, trái tim họ trở nên ích kỷ và độc ác. Họ thường xuyên có những ý nghĩ và mưu tính xấu xa. Thần đã kiên nhẫn chờ đợi loài người thay đổi tốt hơn lên, nhưng vô vọng, vì vậy Thần quyết định hủy diệt loài người đã tha hóa biến chất bằng cơn Hồng Thủy, đồng thời tẩy sạch địa cầu. Thần lựa chọn Noah vì ông còn đạo đức tốt đẹp và cho ông biết trước Đại thảm họa sắp xảy ra. Thần dạy ông đóng một con tàu để cứu bản thân, gia đình, những người khác và các cặp đôi động vật, đồng thời tích trữ nhiều thức ăn trên tàu. Rồi cơn Hồng Thủy thình lình xuất hiện, mưa liên tục suốt 40 ngày đêm, nước ngập tràn trái đất, ngập cả những đỉnh núi cao. Tất cả mọi sinh vật trên trái đất đều bị hủy diệt. Rồi Noah thả chim bồ câu ra để thử xem nước rút chưa. Lần đầu tiên chim quay về vì không có gì ngoài mặt nước mênh mông. Lần thứ 2 chim ngậm cành ôliu bay về nghĩa là nước đang rút dần. Lần thứ 3 bồ câu không bay về nữa vì nước đã rút và nó đã tìm thấy đất liền. Sau cơn Hồng Thủy, Noah và những người sống sót khác đã sinh sôi lại loài người.
Những phiên bản khác của “truyền thuyết” Đại Hồng Thủy hầu hết đều có các chi tiết cụ thể rất tương đồng với câu chuyện Đại Hồng Thủy trong Bible trên. Ví dụ:
1. Sự cảnh báo về Trận Lụt sắp tới,
2. Về việc đóng một chiếc tàu trước khi sự việc xảy ra,
3. Sự bảo tồn nhiều cặp đôi của các loài động vật,
4. Về việc cứu sống những gia đình,
5. Dùng cách thả chim để xác định xem liệu mực nước đã rút xuống hay chưa.
Sự giống nhau đến mức đáng kinh ngạc giữa các truyền thuyết về Đại Hồng Thủy được tìm thấy ở tất cả mọi vùng miền trên toàn thế giới đã chỉ ra rằng: tất cả chúng phải bắt nguồn từ cùng một nguồn gốc – một sự kiện toàn cầu, chỉ vì lưu truyền quá lâu đời cho nên mới có một vài điểm khác biệt nhỏ mà thôi.
Chúng ta hãy so sánh giữa ghi chép về Đại hồng thủy trong quyển Bible với ghi chép của người Babylon xưa.
Quyển sách BIBLE | Câu chuyện BABYLON |
Genesis 6:19 Và ngươi hãy mang lên tàu mỗi giống loài một cặp đôi, để chúng được sống cùng ngươi | Lấy mầm sống của tất cả các loài sinh vật và đưa lên tàu |
Genesis 7:1 Bước lên tàu Genesis 7:16 Đóng cửa lại |
Tôi lên tàu và đóng cánh cửa lại |
Genesis 8:8 Ông thả một con bồ câu… Nhưng con bồ câu không tìm thấy chốn dừng chân nào cả, và nó quay về | Tôi thả một con chim bồ câu … Con bồ câu bay đi, rồi quay trở lại, bởi nó không tìm thấy nơi nào để nghỉ cánh, cho nên nó quay về |
Genesis 8:7 Ông thả một con quạ, nó bay đi bay về cho đến khi nước trên mặt đất rút khô | Rồi tôi thả một con quạ ra. Nước đang rút dần đi. Nó ăn và nó bay đi bay về. Rồi nó không trở về nữa |
Ron Wyatt và đằng sau là tàn tích hóa thạch của con tàu Noah “huyền thoại”. Phát hiện này của Ron Wyatt đã được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ công nhận vào năm 1987. Địa điểm tại độ cao 2.000m trên mực nước biển thuộc dãy núi Ararat này đã trở thành Công viên Quốc gia Noah’s Ark của Thổ Nhĩ Kỳ, và được xem là Báu vật quốc gia của họ
Vậy nước lụt đến từ đâu? Cái gì đã gây ra thảm họa Đại hồng thủy nhấn chìm trái đất trong biển nước mênh mông?
Mới đây, các nhà khoa học đã khám phá những đại dương khổng lồ nằm ẩn sâu hơn 1.000 km dưới bề mặt trái đất. Họ tuyên bố đã khám phá nhiều khối nước khổng lồ bên dưới bề mặt trái đất và cho rằng có hai đại dương ngầm, và đây chính là nguyên do gây ra thảm họa được kể trong các “truyền thuyết” Đại hồng thủy khắp thế giới.
Khám phá của Giáo sư Wysession thật sự đáng kinh ngạc: Có bằng chứng cho thấy tồn tại ít nhất hai đại dương ngầm bên dưới bề mặt lục địa Âu – Á và Bắc Mỹ, có tâm điểm nằm tại Trung Quốc và phía Nam Hoa Kỳ. Giáo sư nói: “Đặc điểm giảm dần đặc biệt của sóng địa chấn theo chiều dọc rõ ràng cho thấy sự hiện diện của nước. Đặc điểm này tương ứng với nước”.
Hình ảnh về khối nước ngầm dưới lòng châu Á, Nga, và một phần nhỏ dưới Bắc Mỹ. Đây là những quốc gia có sức mạnh hạt nhân lớn nhất thế giới.
(Ảnh: National Geographic)
Cũng nên lưu ý rằng cách đây khoảng 60 năm, các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester nước Anh cũng đã tuyên bố tìm thấy nước biển ngầm dưới bề mặt trái đất. Họ tìm thấy dấu vết của nước khi phân tích khí CO2 phun lên từ độ sâu khoảng 1.500 km. Đây là một kiến thức quan trọng, tuy nhiên dường như người ta không muốn biết tới.
Đại Hồng Thủy và truyền thuyết 2012 của người Maya
Teoberto Maler (12/1/1842 – 22/11/1917) là nhà thám hiểm nổi tiếng người Úc gốc Đức. Ông đã cống hiến cả đời mình để khám phá và ghi chép lập hồ sơ tư liệu về các di tích của nền văn minh Maya.Mặc dù nền văn minh Maya rất nổi tiếng và đã được biết đến từ rất lâu, tuy nhiên việc khảo sát nghiên cứu về nó đến tận ngày nay vẫn còn ở mức độ sơ khai. Còn rất nhiều địa điểm nằm trong rừng sâu đến nay hầu như vẫn chưa được khám phá. Vào cuối thế kỷ 19 Teoberto Maler đã tiên phong khảo sát và lặn lội vào những địa điểm sâu trong rừng để nghiên cứu và chụp ảnh tư liệu, thậm chí ở lại đến vài tháng, ăn ngủ trong rừng giữa các tàn tích Maya. Dưới đây là một bức ảnh ông chụp được tại 1 trong những địa điểm đó.
Ảnh chụp bởi nhà thám hiểm Teobert Maler tại một di tích của người Maya. Đến nay người ta vẫn chưa khảo sát phần lớn các di tích trong rừng, và địa điểm của tấm phù điêu này là một trong số đó.
Bức phù điêu này rõ ràng mô tả về một sự kiện mà người Maya đã được kể cho nghe, câu chuyện truyền miệng từ đời này sang đời khác. Nó làm người ta nhớ đến những thành phố dưới đáy biển như Yonaguni (Nhật Bản), Guanahacabibes (Cuba), vịnh Cambay (Ấn Độ), vv…
Ở khắp các vùng miền và tất cả các dân tộc trên thế giới đều có những câu chuyện về một đại thảm họa, một trận Đại hồng thủy tương tự như nhau. Các thống kê cho thấy, trên khắp thế giới có khoảng 600 câu chuyện Đại Hồng Thủy, với những chi tiết rất giống nhau.
Hầu hết các câu chuyện đều đại ý kể rằng: Có một thời loài người đã từng phát triển văn minh rực rỡ, nhưng đạo đức của họ suy đồi, trái tim họ trở nên ích kỷ và độc ác. Các vị thần đã kiên nhẫn chờ đợi loài người thay đổi tốt hơn lên, nhưng vô vọng. Các thần vì vậy quyết định hủy diệt loài người đã tha hóa biến chất bằng cơn Hồng Thủy, đồng thời tẩy sạch và tịnh hóa địa cầu. Các Thần lựa chọn những người còn đạo đức tốt đẹp và cho biết trước Đại thảm họa sắp xảy ra, dạy họ đóng những con tàu để cứu bản thân, gia đình, những người khác và các vật nuôi của họ. Sau cơn Hồng Thủy, những người sống sót sinh sôi lại loài người và trở thành ông tổ của các nền văn minh mới.
Người Inca có “huyền thoại” rằng, họ là con cháu của một nền văn minh đã bị hủy diệt.
Phần 3 của Popol Vuh kể về sự sáng tạo ra nhân loại, sự di cư, và buổi bình minh đầu tiên của con người.
Sacsayhuaman, Peru. Dễ dàng nhận thấy kỹ thuật chế tác đá của người thượng cổ cao siêu như thế nào. Những khối đá nặng hàng chục tấn, được đẽo gọt hoàn hảo và vừa khít với nhau, giữa chúng hoàn toàn không có khe hở. Nền văn minh hiện nay của chúng ta không thể làm được như vậy.
Tuy nhiên, kỳ lạ là kiến thức xây dựng ấy lại rất phổ biến vào những thời kỳ cổ xưa. Ta có thể thấy kiểu ghép nối đá đặc biệt này ở nhiều công trình thượng cổ trên khắp thế giới.
Điều đó cho thấy là những chủ nhân của các công trình đá ấy có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng bí ẩn về loại thảm họa này, loại thảm họa mà có liên quan trực tiếp đến tấm phù điêu Maya kể trên.
Ở Sacsayhuaman, Peru, còn có những tàn tích rất bất thường, xem hình bên:
Lối giải thích thông thường cho thứ trong bức ảnh ấy, là rằng người làm ra nó đã ngẫu nhiên tạo ra một số biểu tượng có hình dáng cầu thang lộn ngược.
Nhưng những người can đảm hơn thì hiểu rằng đây là cầu thang bình thường của một kiến trúc lớn, vô cùng cổ xưa. Một thảm họa đã phá hủy, lật nhào nó, để lại tàn tích mà chúng ta thấy trên hình. Thiên tai này tất nhiên là rất lớn.
Những khối đá khổng lồ dị thường tại Sacsayhuaman. Ảnh của Erich Von Däniken.Hình bên trái là Von Däniken đứng bên cạnh khối đá để cho thấy độ lớn của nó. Lực cần thiết để lật nhào những khối tường và cầu thang đá cực cổ xưa này rõ ràng là rất lớn.
Ảnh chụp khác của chiếc cầu thang lộn ngược ở trên (lấy từ một trang web du lịch)
Đây là 3 hình ảnh chi tiết nữa của những khối đá bất thường tại
Sacsayhuaman. Chúng có vị trí như ngày nay, nếu không phải do một chấn
động dữ dội nào đó, thì là do điều gì?Như vậy theo bạn Đại hồng thủy có thật hay không, khi mà truyền thuyết không thực sự chỉ là truyền thuyết?
Lịch sử của loài người cần phải được viết lại cho đúng. Đó là trách nhiệm mà chúng ta phải hoàn thành, để mang lại tương lai cho các thế hệ mai sau.
Đại Hồng Thủy – “truyền thuyết” và sự thật
Truyền thuyết về Đại hồng thủy xuất hiện trong rất nhiều nền văn hóa cổ xưa như Lưỡng Hà, Babylon, Trung Hoa, Hy Lạp cổ đại…“Truyền thuyết” nổi tiếng nhất là trận Đại hồng thủy được ghi trong sách Sáng Thế ký. Thần quyết định xóa sổ loài người vì tội ác của họ, nhưng lại cứu Noah vì ông có đạo đức. Thần đã dạy ông cách đóng một con thuyền lớn để tự cứu mình, một số ít người khác, cùng với các loài động vật.
Một “truyền thuyết” được coi là cổ xưa nhất về Đại hồng thủy được ghi lại trong cuốn sách đá của nền văn minh Lưỡng Hà. Thần Enki đã cảnh báo vua Ziusudra thành Shuruppak (một triều đại cách đây 5.000-6.000 năm, nay thuộc lãnh thổ Iraq) rằng Thượng đế sẽ tiêu diệt loài người bằng một trận lụt ghê gớm. Thần Enki đã mách cho vua Ziusudra cách đóng một con thuyền lớn, nhờ đó Ziusudra đã thoát nạn.
Phần đánh dấu màu vàng đậm trong hình là khu vực
Lưỡng Hà xưa kia. Khu vực này là của những nền văn minh sớm nhất mà con
người biết đến. Đặc điểm chung của các nền văn minh này là đều xuất hiện
đột ngột với trình độ rất cao ngay từ đầu.
Trong “truyền thuyết” Babylon cổ xưa, người anh hùng Gilgamesh thuộc
xứ Uruk muốn trở thành bất tử giống như tổ tiên của mình là UtNapishtim.
Chính ông đã cảnh báo cho Gilgamesh biết sắp có trận lụt lớn. Gilgamesh
đã học được cách đóng một cái tàu lớn để đưa gia đình, bạn bè và tài
sản của mình lên đó để tránh Trận Lụt.Cuốn sách Luật lệ của Plato cũng đã nói về Trận Lụt lớn xuất hiện trước thời của ông khoảng 10.000 năm.
Truyền thuyết Hồ Ba Bể ở Việt Nam cũng liên quan đến đại hồng thủy. Thần Giao Long hóa thân thành một bà lão ăn mày đi dự hội “Vu Già” cầu Phật, do thấy người đời không có lòng nhân từ nên đã dâng nước nhấn chìm tất cả. Chỉ có hai mẹ con người góa phụ cho bà ăn mày ăn ngủ nhờ là được cứu. Thần đưa cho họ 2 vỏ trấu (sau đó biến thành thuyền) và một nắm tro để rải xung quanh ngôi nhà của mình. Khu đất đó không bị chìm trong nước và ngày nay là đảo Po-già-nải ở giữa Hồ Ba Bể.
Những phát hiện khoa học
Các cuộc khai quật ở khu vực nền văn minh Lưỡng Hà (thuộc nước Iraq ngày nay) đã phát hiện nhiều dấu vết như lớp bùn trầm tích, hay các hóa thạch liên quan đến trận đại hồng thủy.
Trong những năm 1920, nhà khảo cổ học người Anh Leonard Wooley trong khi khai quật ở khu vực phía Nam vùng đất Lưỡng Hà (được coi là nơi sinh Abraham, tổ phụ của dân Do Thái) đã phát hiện các vỉa bùn sâu nằm dưới nước. Ngoài ra còn có nhiều dấu vết nhà cửa vật dụng bằng gốm chìm dưới tầng bùn.
Gần đây, các nhà khoa học tìm thấy dấu tích của một chiếc tàu lớn trên một đỉnh núi cao gần 2.000m tại Thổ Nhĩ Kỳ. Họ cho rằng đó là chiếc tàu nổi tiếng của Noah, được ghi chép trong sách Sáng Thế ký.
Như vậy, có thể khẳng định những trận Đại hồng thủy trong quá khứ là có thật.
Các nhà khoa học cũng đưa ra giả thiết về nguyên nhân gây ra chúng. Họ cho rằng vào cuối kỷ Băng hà (kéo dài từ 2,5 triệu năm đến 10.000 năm trước Công nguyên), nhiệt độ của trái đất rất thấp. Băng hà bao phủ toàn bộ bắc bán cầu. Sau đó, những khối băng cực lớn bắt đầu di chuyển, khối lượng ước chừng 30 triệu km2. Những núi băng khổng lồ đè nặng lên vỏ trái đất gây lún sụt ở nơi này và trồi lên ở nơi khác, tạo ra những vùng đất như Scandinavia, Scotland, Canada… Khi đó, mực nước biển rất thấp (thấp hơn hiện nay 120-150 m); châu Á và Bắc Mỹ nối liền nhau qua eo biển Bering. Thời kỳ cuối cùng của kỷ Băng hà cách đây 10.000 năm, khí hậu trái đất nóng lên làm băng tan và mực nước biển dâng nhanh là nguyên nhân gây ra Đại hồng thủy nhấn chìm nhiều vùng đất.
Gần đây các nhà khoa học đã khám phá những đại dương ngầm khổng lồ nằm ẩn sâu hơn 1.000 km dưới bề mặt trái đất, và họ cho rằng đây chính là nguyên do gây nạn Đại hồng thủy trong các “truyền thuyết” ấy. Các khảo sát sử dụng sóng địa chấn cho thấy có ít nhất hai đại dương ngầm bên dưới bề mặt lục địa Âu – Á và đại lục Bắc Mỹ.
Các nhà khoa học Mỹ tin rằng các đại dương ngầm có lượng nước không kém hai đại dương vùng cực. Vì một lý do nào đó (động đất, chuyển động vỏ trái đất…), lượng nước khổng lồ này đã phun trào lên mặt đất. Hơi nước bốc lên cao gặp khí lạnh ngưng tụ thành những đợt mưa dài ngày, gây ra Đại hồng thủy và sau đó lại ngấm xuống các đại dương bên trong lòng đất.
Ngay cả trong trường hợp Trái Đất đảo cực từ thì cuộc sống trên Trái Đất không bị ảnh hưởng gì nhiều. Điều duy nhất gây phiền hà cho chúng ta chính là việc phải bỏ ra một ít tiền đổi lại cái la bàn.
Sự đảo cực từ của Trái Đất
Có lẽ, kịch bản nực cười nhất chính là việc khẳng định rằng, Trái Đất sẽ đảo cực từ vào cuối năm 2012. Hiện tượng đảo cực từ sẽ làm rối loạn cuộc sống trên địa cầu và thậm chí tạo nên sự hủy duyệt. Thực tế, cũng như cực địa lý, Trái Đất có hai cực từ. Các cực từ thường không ổn định mà thay đổi theo chu kỳ khoảng vài chục nghìn năm. Và quá trình đổi cực không phải tức thời mà phải trải qua một quá trình lâu dài và chậm chạp từ vài trăm đến hàng nghìn năm. Hiện nay, cực từ của Trái Đất và cả cực địa lý đang ổn định, không có một nguyên do nào khiến các cực này có thể quay ngoắt 1800 vào cuối năm 2012. Và ngay cả trong trường hợp Trái Đất đảo cực từ thì cuộc sống trên Trái Đất không bị ảnh hưởng gì nhiều. Điều duy nhất gây phiền hà cho chúng ta chính là việc phải bỏ ra một ít tiền đổi lại cái la bàn.
Cũng như cực từ, cực địa lý của Trái Đất sẽ tiếp tục ổn định và không có bất cứ sự thay đổi đáng kể nào trong hàng triệu năm tới.
Các hành tinh xếp thẳng hàng
Đó là nội dung của kịch bản thứ 4 về Ngày tận thế.
Theo kịch bản này, vào ngày 21/12/2012, Trái Đất, Mặt Trời, các hành tinh và trung tâm của Dải Ngân Hà sẽ ở vị trí thẳng hàng. Lúc này, lực hấp dẫn sẽ cộng hưởng hoặc là xé đôi Trái Đất, hoặc là gây động đất, sóng thần hoặc là kéo Trái Đất ra khỏi quỹ đạo vốn yên bình của nó. Kịch bản này quả thực là một trò lừa đảo và dễ dàng chiếm được lòng tin của những người được trang bị kiến thức khoa học mơ hồ.
Chúng ta biết rằng, việc các hành tinh cùng với Mặt Trời và Ngân Hà ở vị trí sắp xếp tương đối thẳng là một hiện tượng hiếm, tuy nhiên không phải là không xảy ra. Trong suốt lịch sử 4,6 tỷ năm hình thành thì hiện tượng này chắc hẳn đã xảy ra. Và nếu đã từng xảy ra thì sự hiện diện của chúng ta ngày nay là minh chứng cho thấy Trái Đất vẫn bình an sau mỗi sự cố như vậy.
Một điều chắc chắn rằng, việc các hành tinh xếp thẳng hàng sẽ không xảy ra vào ngày 21/12/2012 và trong nhiều năm nữa. Giả sử ngay cả trong trường hợp Mặt Trời, Trái Đất, các hành tinh và Dải Ngân Hà xếp thẳng hàng thì Trái Đất vẫn cũng như cuộc sống trên đó sẽ không hề hấn gì.
Chúng ta biết rằng, lực chủ yếu tác động đến Trái Đất gây nên hiện tượng thủy triều là lực hấp dẫn giữa Trái Đất với Mặt Trăng và Mặt Trời. Lực hấp dẫn của các hành tinh khác, cho dù được cộng hưởng mỗi khi xếp thẳng hàng đều rất nhỏ, không đáng kể so với lực hấp dẫn của Mặt Trời và Mặt Trăng đối với Trái Đất, chính vì vậy cũng sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào lên quỹ đạo cũng như cấu trúc địa tầng của Trái Đất, chứ chưa nói gì nến việc hủy diệt sự sống. Do vậy, kịch bản này là một trò lừa đảo.
Cơn thịnh nộ của Mặt Trời
Mặt Trời sẽ bùng nổ dữ dội vào những ngày cuối năm 2012. Những ngọn lửa khổng lồ sẽ bay về phía Trái Đất và nuốt chửng hành tinh của chúng ta, thiêu rụi mọi thứ. Bên cạnh đó, một lượng lớn bức xạ năng lượng cao sẽ hủy hiệt toàn bộ sự sống. Đây là những nội dung cơ bản của kịch bản thứ 5 về Ngày tận thế.
Tuy nhiên, Mặt Trời của chúng ta chỉ là một ngôi sao cỡ trung bình trong hàng trăm tỷ ngôi sao của Dải Ngân Hà. Mặt Trời không hiền hòa chút nào. Hằng ngày, trên bề mặt của nó liên tục xảy ra những vụ bùng nổ sắc cầu. Những vụ bùng nổ lớn luôn phóng thích vào không gian một lượng vật chất bị ion hóa, bao gồm những hạt mang điện và kèm theo đó là cả một từ trường rất lớn. Những luồng hạt mang điện này nếu bay về hướng Trái Đất sẽ gây ra hiện tượng bão từ.
Tuy nhiên, những trận bão từ có đáng sợ như kịch bản đã nói không? Đúng là chu kỳ hoạt động của Mặt Trời là 11 năm. Thời kỳ Mặt Trời đạt cực đại trong hoạt động của Mặt Trời gần đây nhất xảy ra trong khoảng thời gian 2001 – 2002. Và như vậy, trong khoảng thời gian 2012 – 2013 sẽ là lần cực đại tiếp theo. Sự trùng khớp này lại càng thổi bùng lên tin đồn về ngày tận thế.
Thật may mắn, cho dù Mặt Trời có đạt cực đại vào cuối năm nay, hay Trái Đất có hứng chịu những cơn bão từ cực mạnh vào ngày 21/12/2012, thì cũng không thể có ngày tận thế. Những trận bão từ mạnh nhất cũng chỉ làm phương hại đến hệ thống lưới điện, thông tin liên lạc trên Trái Đất, làm hỏng các vệ tinh và ảnh hưởng đến sức khỏe đối với những người bị bệnh tim… Và chúng ta có thể yên tâm rằng, con thịnh nộ của Mặt Trời không thể gây ra Ngày tận thế.
Từ đầu năm đến nay, mới chỉ có hơn 30 trận bão từ với cường độ nhỏ đến trung bình xuất hiện, ít hơn rất nhiều cả về số lượng và cường độ so với dự đoán của giới khoa học.
Nhiều nhà tiên tri, nhà khoa học, trong đó có Isaac Newton, cho rằng tận thế không phải là sự hủy diệt hoàn toàn mà mở ra một thời kỳ mới. Thời kỳ đó sẽ như thế nào?
Theo nhà bác học vĩ đại Newton, nhân loại có nguy cơ phải đối mặt ngày tận thế vào năm 2060. Mặc dù về bản chất, lời tiên đoán này muốn ám chỉ sự sụp đổ của thế giới, nhưng Newton không nói mọi sự sống trên Trái đất đều sẽ bị hủy diệt hoàn toàn mà cho rằng thế giới sẽ bắt đầu chuyển sang kỷ nguyên mới hòa bình, thịnh vượng hơn. Trong thuyết thần học Cơ-đốc giáo, khái niệm này thường được gọi là “sự trở lại của Chúa Giê-su”.
Theo đó, “một thánh địa Jerusalem thứ hai đến từ thiên đường. Thượng Đế trên cao lau những giọt nước mắt cho con người, ban cho họ đời sống hòa bình, và tạo ra thứ tinh khiết nhất. Sự vinh quang và hạnh phúc của tân Jerusalem hiện diện trong một ngôi đền có sự giác ngộ của các vị Thánh. Và trong thành phố của những vị vua ở Trái đất, ân huệ của các Ngài được ban phát khắp nơi”. Không chỉ có Isaac Newton, Leonardo da Vinci – bậc thầy vĩ đại ngành hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc… thời kỳ Phục Hưng – cũng được cho là ngầm tiên đoán về ngày tận thế qua bức tranh “Bữa ăn tối cuối cùng”, nhà khoa học Sabrina Sforza Galitzia đến từ Đại học California bang Los Angeles cho biết.
Qua nghiên cứu, Galitzia khẳng định qua tác phẩm của mình, da Vinci muốn nhấn mạnh về “Ngày tận thế” của thế giới do một trận đại hồng thủy khủng khiếp. Tuy nhiên, cũng giống như Isaac Newton, da Vinci cho rằng một sự khởi đầu mới cho nhân loại sẽ mở ra sau sự kiện này.
Theo các nhà nghiên cứu, căn cứ để đưa ra lời dự đoán này nhiều khả năng có liên quan đến niềm tin về Thời đại Bảo Bình (Age of Aquarius) hay còn gọi là Thời Đại Vàng.
Vũ trụ của chúng ta có 12 chòm sao Hoàng đạo và cứ 20 thế kỷ (khoảng 2.160 năm), vào ngày Xuân phân (21/03), Mặt trời lại đi tới một trong 12 cung Hoàng Đạo đó, đồng nghĩa với việc để đi hết 12 cung, Mặt trời phải mất khoảng 25.729 năm, các nhà thiên văn học cho biết.
Theo quan niệm chung, thời đại Capricorn (Ma Kết) thường gắn với sự hỗn loạn do chiến tranh, bệnh tật, nghèo đói và thiếu tình thương… Ngược lại, thời Bảo Bình (Aquarius) lại mở ra sự tự do, đề cao giá trị đạo đức, phá bỏ các quy tắc cứng nhắc của xã hội, các giá trị tâm linh cổ xưa được phục hồi và tình yêu thương sẽ tràn ngập trong thế giới đó. Và đến khi Mặt trời đi hết cung Capricorn, loài người sẽ bước vào thời Bảo Bình, quãng thời gian thịnh vượng kéo dài đến 2.160 năm trên Trái đất.
Trong một bài viết trên tạp chí Time số ra ngày 21/3/1969, tác giả viết rằng Capricorn chứa đầy lo âu, hoài nghi và ảo mộng, còn năm Bảo Bình sẽ là năm của những niềm vui, của khoa học, của những niềm ước mơ, hoài bão. Trong thời đại này nhân loại sẽ văn minh hơn.
Còn với bài viết What is The Aquarian Age? (Thời kỳ Bảo Bình là gì) được đăng trên tạp chí Rosicrucian Digest tháng 8/1969, tác giả Samuel Rittenhouse nhấn mạnh kỷ nguyên Bảo Bình tới đây sẽ là 2000 năm của tình “Huynh đệ đại đồng, tương thân tương ái”, là thời kỳ của những chinh phục không gian, thời kỳ mà tâm trí con người sẽ mở rộng,…
Tuy nhiên thời điểm bắt đầu Thời đại Bảo Bình vẫn chưa được các nhà thiên văn thống nhất. Trong quá khứ có rất nhiều giả thuyết đưa ra để xác định thời điểm này nhưng đã tạo nên rất nhiều tranh cãi.
Nhà chiêm tinh Zale Bachor cho rằng Mặt trời đi vào Cung Bảo bình ngày 19/1/1881 nhưng theo cuốn sách L’Astrologie của W. E. Peuckert, Payot Paris, thì mặt trời đi vào Cung Bảo Bình nặm 2060 tới đây. Còn theo sách Trung Hoa thì từ 1924 đến 1984 là Trung Nguyên, từ 1984 đến 2044 là Hạ Nguyên và Thượng Nguyên (hay Bảo Bình) sẽ bắt đầu vào năm 2045. Người Maya thì lại tính toán sự kết thúc của một Đại chu kỳ vào ngày 21/12/2012, điều này cũng có thể dự đoán là nhân loại sẽ ở vào thời đại Bảo Bình từ năm 2012.
Trong khi cuộc tranh luận về thời đại Bảo Bình chưa có hồi kết thì vẫn có không ít nhà khoa học xây dựng mô hình sự sống sau ngày tận thế dựa trên những ý tưởng và lý thuyết ngày tận thế mà họ cho rằng có phần thưc tế hơn và tuy không phải là kết thúc hẳn nhưng thế giới cũng không đầy “màu hồng” như mô tả về thời Bảo Bình. Các dự đoán ấy như sau:
- Những người sống sót sẽ cùng hợp nhất để cai trị hành tinh.
- Các quy tắc hiện tại và trước đây của thế giới sẽ giúp người dân trở lại, thích nghi với cuộc sống đã thay đổi quá nhiều so với trước.
- Tạo hóa một lần nữa lại bắt đầu quá trình tiến hóa, hình thành các đặc điểm mới phù hợp nhất với điều kiện lúc này.
- Các loài khỏe mạnh và thích nghi tốt hơn sẽ tồn tại được trong điều kiện tự nhiên còn hết sức khó khăn với sức đề kháng phát triển rất tốt.
- Hệ thống xã hội mới hình thành nhưng khả năng kiểm soát vẫn còn rất thấp. Phải mất vài năm để tất cả những người sống sót trên toàn thế giới tập hợp lại thành 1 khối đoàn kết.
- Thế giới lúc đó sẽ rất phức tạp, sự trở lại của luật pháp sẽ mất khá nhiều thời gian.
- Toàn thế giới chỉ lưu hành chung 1 loại tiền tệ.
- Sự kiện ngày tận thế có thể sẽ châm ngòi cho bạo động và hỗn loạn sau đó. Không bị kiểm soát, tình trạng loại trừ lẫn nhau diễn ra hết sức căng thẳng.
Nhưng dù giải thích theo cách này hay cách khác thì quan điểm chung của các chuyên gia vẫn là Trái đất sẽ không bị hủy diệt hoàn toàn, ngày tận thế ấy, nếu có chẳng qua chỉ là ngày chuyển thế mà thôi.
Không phải đến năm 2012 này, mà trong suốt lịch sử nhân loại, con người đã nhiều lần bị những phen “đứng tim” vì những tin đồn thất thiệt về cái ngày mà cả thế giới sẽ bị diệt vong hay người ta gọi đó là ngày tận thế.
Cách đây hàng trăm năm, những trò đùa đến từ những quả trứng gà, chuyện sao chổi, chuyện về các UFO bay vào Trái đất hay những câu chuyện của sách Kinh Thánh, về sự tái sinh của Chúa hay những câu chuyện về thiên văn học đều có thể được thêu dệt thành điềm báo nhân loại sẽ bị hủy diệt.
Tuy nhiên, rất may, thực tế những đồn đoán đó đều không trở thành hiện thực, đến năm 2012 này, chúng ta vẫn tạm an toàn khi sống trên hành tinh này và chờ đến ngày 21/12/2012 để xem những tin đồn về “ngày tận thế” có thực sự có thật?
Câu chuyện về những quả trứng lạ năm 1806
Lịch sử có nhiều trường hợp đồn đoán về sự tái sinh của Chúa, điềm báo về ngày tận thế, nhưng kỳ lạ nhất có lẽ là tiên đoán về ngày tận thế ở một thị trấn nhỏ của Leeds, nước Anh, năm 1806.
Tại đây, một con gà đẻ những quả trứng, trên đó có từ “Chúa tái sinh”. Tin tức này lập tức lan truyền một cách mạnh mẽ, nhiều người đã tin rằng, Ngày tận thế đã sắp đến rồi. Mọi việc chỉ sáng tỏ cho đến khi chính quyền địa phương vào cuộc và phát hiện ra rằng đó là những dòng chữ do con người tạo ra.
Dự đoán của William Miller năm 1843-1844
Một nông dân tên là William Miller ở New England, Mỹ, sau nhiều năm nghiên cứu Kinh Thánh, kết luận rằng thời gian Đức Chúa Trời chọn hủy diệt toàn bộ thế giới có thể suy đoán được từ ngôn ngữ của kinh thánh.
Ông giải thích rằng, thế giới sẽ bị hủy diệt vào khoảng thời gian giữa 21/3/1843 và 21/3/1844. Ông đã đi truyền bá khắp nơi và xuất bản những cuốn sách về ngày tận thế, thậm chí đã lôi kéo được đến hàng ngàn người theo. Tất cả họ đã tham gia lập hội Millerites.
Nhiều người trong hội đã bán hoặc cho đi tài sản của họ, vì nghĩ sẽ không cần thiết nữa. Thế rồi, ngày “tận thế” cũng qua đi mà Chúa Jesus lại không xuất hiện.
Sự sống chấm dứt khi Trái đất đi qua đuổi sao chổi năm 1910
Khác với những lời đồn về sự tái sinh của Chúa, sự xuất hiện của sao chổi mang nhiều màu sắc khoa học viễn tưởng hơn.
Sự xuất hiện của sao chổi Halley từng được xem là điềm báo tai họa trong suốt lịch sử. Cứ 76 năm, con người có thể nhìn thấy sao chổi này một lần.
Năm 1881, một nhà thiên văn học, thông qua phân tích quang phổ đuôi sao chổi, đã phát hiện ra một khí độc gọi là Xyanogen. Phát hiện này gây lo ngại cho nhiều người vì các nhà thiên văn cho biết, Trái đất sẽ đi qua phần đuôi của sao chổi Halley năm 1910. Nhiều lời đồn đoán cho rằng, tất cả mọi người trên hành tinh sẽ hít phải khí độc và sự sống của nhân loại sẽ chấm dứt.
Tuy nhiên, cuối cùng, ngày tận thế cũng không đến.
Tiên đoán của Cơ đốc giáo năm 1914
Được mục sư Charles Taze Russell sáng lập vào năm 1872 tại Mỹ, một phái thuộc Cơ đốc giáo là Chứng nhân Jehovah đã từng tiên đoán rằng thế giới sẽ chấm dứt vào năm 1914. Tuy nhân loại vẫn tiếp tục sống sau cột mốc trên nhưng tiên đoán này không hoàn toàn sai lầm, bởi lẽ 1914 là năm bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Những tín đồ của giáo phái này vẫn dự đoán rằng thế giới sẽ sớm đến hồi kết.
Dự đoán của mục sư người Hàn Quốc – năm 1992
Năm 1992, một mục sư người Hàn Quốc có tên Lee Jang Rim, viết trong cuốn sách thuộc loại bán chạy “Đã đến gần ngày tận thế” (Getting Close to the End) của mình rằng: “Ngày 28/10/1992 là ngày tất cả tín đồ Ki-tô giáo đều được lên trời”, dẫn đến sự hỗn loạn trong xã hội Hàn Quốc.
Ở thị trấn Wonju, một nhóm cuồng tín đã đốt đồ đạc ngoài đường phố và chờ để được Chúa đưa lên trời. Còn tại Seoul, 5.000 người bỏ việc, bán nhà, từ bỏ gia đình. Ít nhất 4 người tự sát trước ngày định mệnh. Tuy nhiên, cuối cùng cũng chẳng có chuyện gì xảy ra vào ngày đó.
Sự xuất hiện trở lại của sao chổi và UFO năm 1997
Năm 1997, khi một loại sao chổi khác mang tên Hale-Bopp xuất hiện, hàng loạt tin đồn nổi lên ăn theo sự kiện thiên văn này.
Trong đó, có việc dự đoán, tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh sẽ ngụy trang và bám theo đuôi sao chổi để thâm nhập vào Trái đất và hủy diệt loài người.
Lời lời đồn được củng cố khi vật thể bay không xác định (UFO) xuất hiện ở San Diego, Mỹ và được đưa tin trên báo chí.
Mặc dù điều phi lí này đã được phủ nhận hoàn toàn bởi các nhà thiên văn học và NASA nhưng nó vẫn được công bố trong chương trình radio “Coast to Coast AM” của Art Bell.
Tuy nhiên, một giáo phái tôn sùng UFO tại San Diego, Mỹ vẫn khẳng định chắc chắn rằng thế giới sẽ bị hủy diệt.
Cuối cùng thế giới không kết thúc như dự báo và 39 người thuộc giáo phái này đã cùng nhau tự tử vào 26/3/1997, ngày sao chổi Hale-Bopp xuất hiện trên bầu trời.
Băng tan, Trái đất chìm trong nước và thảm họa năm 2000
Thời khắc chuyển giao thiên niên kỉ năm 2000 là “nguồn cảm hứng” cho rất nhiều lời đồn tận thế.
Trong cuốn sách “Thảm họa cuối cùng” được xuất bản năm 1997, nhà khoa học Richard Noone dự đoán ngày 5/5/2000, các hành tinh (gồm sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cùng với mặt trời và mặt trăng) sẽ xếp thẳng hàng.
Theo phân tích của ông, vào ngày đó, cả thế giới sẽ chìm trong nước vì băng tan hoặc động đất và núi lửa sẽ xảy ra khắp nơi trên Trái đất, dẫn đến sự diệt vong của loại người. Tuy nhiên, Trái Đất vẫn nguyên vẹn sau ngày 5/5/2000 đó.
Dự đoán ngày tận thế theo công thức toán học năm 2011
Năm 2011, ở nước Mỹ đặc biệt là thành phố New York bỗng rộ lên tin đồn về ngày tận thế sẽ xảy ra vào ngày 21/5/2011.
Ông Harold Camping, 89 tuổi, Giám đốc Đài phát thanh Thiên chúa giáo và phụ trách trang web Family Radio khi đó dự đoán rằng, ngày 21/5/2011 sẽ là ngày tận thế theo một công thức toán học phức tạp từ những con số được lặp lại nhiều trong kinh thánh. Nhiều người tin vào điều này và đã tình nguyện mặc áo phông, cầm tờ rơi, áp phích đi khắp các đường phố để khuyên mọi người hãy tận dụng vài giờ còn lại.
Tuy nhiên, dự đoán của ông đã hoàn toàn sai khi ngày 21/5, Trái đất vẫn chưa “tận thế. Để “chữa thẹn” cho những đồn đoán sai của mình, ông cho biết, ông thực sự “kinh ngạc” khi ngày này qua đi mà thế giới vẫn nguyên vẹn và nói rằng, ông đã kiểm tra lại các lý thuyết mới và nói rằng Chúa đã ban phát cho con người thêm 5 tháng nữa, vì thế ngày tận thế sẽ là 21/10/2011.
Thế nhưng, cho đến nay, Trái đất chúng ta vẫn chưa hề hấn gì. Ông đã vấp phải sự chế nhạo và phản đối của rất nhiều người vì những đồn đoán nhảm nhí của mình.
Và theo những tin đồn gần đây nhất thì ngày 21/12 tới sẽ là ngày diệt vong của toàn nhân loại dựa theo sự kết thúc của lịch của người Maya. Đó là thời khắc mà thời đại của chúng ta sẽ kết thúc để chuyển sang một thời đại mới. Ngoài ra, dự đoán về ngày tận thế 21/12 này cũng gắn với một sự kiện thiên văn học có thật khi trái đất và mặt trời sẽ sắp thẳng hàng với tâm của dải thiên hà.
Tuy nhiên, tất cả cũng vẫn chỉ là đồn đoán, cho đến nay chưa có bằng chứng khoa học cụ thể nào chứng minh những đồn đoán đó là có thật và chúng ta hãy chờ xem thực sự “ngày tận thế” có đến hay không.
Chúng ta thường nghe các tín đồ Ki-tô giáo nói về ngày tận thế, về ngày phán xét, về sự hủy diệt hàng loạt… nhưng lại ít thấy kinh sách Phật giáo nói đến điều đó.
Đức Phật không có lời khuyên nào về “ngày tận thế”
Vậy thì Phật giáo quan niệm thế nào về sự hủy diệt của Trái đất như thế nào? Trong cách đo lường thời gian hiện đại, để định nghĩa một chu kỳ dài, thay vì nói 10 năm người ta gọi là 1 thập niên, 100 năm được gọi tắt thành một Thế kỷ. Tương tự, để tính những chu kỳ dài người Ấn Độ cổ đại gọi là “Kappa” – tiếng Việt dịch là “kiếp”. Có tất cả 3 loại chu kỳ (kiếp – PV) thời gian được định nghĩa trong các kinh sách Phật giáo. Đó là đại kiếp, trung kiếp và tiểu kiếp.
Trong đó chúng ta có thể hiểu tiểu kiếp theo nghĩa gốc có nghĩa là vòng đời hay tuổi thọ của một con người. Chu kỳ của tiểu kiếp chuyển từ cao đến thấp rồi đi từ thấp đến cao. Vũ trụ sẽ bắt đầu chu kỳ tiểu kiếp với tuổi thọ con người là 84.000 tuổi. Sau 100 năm sẽ giảm đi 1 tuổi, giảm đến khi còn thọ mệnh 10 tuổi thì chấm dứt giai đoạn đầu của chu kỳ tiểu kiếp.
Đối với trung kiếp thì một chu kỳ dài bằng 20 tiểu kiếp, khoảng 334 triệu năm.
Theo sách Phật, địa cầu nơi chúng ta ở, diễn biến qua bốn giai đoạn lớn. Đó là: Thành (hình thành), Trụ (tồn tại), Hoại (hủy hoại), Không (thành hư không) tương đương bốn trung kiếp (thành kiếp, trụ kiếp, hoại kiếp, không kiếp – PV).
Trong bốn giai đoạn nói trên, chỉ có giai đoạn trụ kiếp là có người ở. Sau khi hoại kiếp kết thúc thì bắt đầu không kiếp (kiếp không có vật gì tồn tại, kéo dài 20 tiểu kiếp – PV). Rồi một địa cầu mới lại dần dần hình thành, tức là thành kiếp.
Với bốn trung kiếp gộp lại thành một đại kiếp, dài khoảng 1 tỷ 344 triệu năm được gọi là một đại kiếp. Theo kinh Phật, chúng ta đang ở vào chu kỳ của tiểu kiếp thứ 9, còn đến hơn 8 triệu năm mới hoàn thành tiểu kiếp thứ 9.
Hiện nay, trong các Kinh điển của nhà Phật chúng ta chưa bao giờ nghe đức Phật có lời khuyên nào về “ngày tận thế”. Duy nhất chỉ trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, đức Phật có đặt một câu hỏi cho một vị Sa môn là: “Tuổi thọ của con người dài trong bao lâu?” và vị Sa môn đã trả lời là: “Chỉ dài bằng một hơi thở”. Đức Phật nói: “Đúng vậy. Ông là người hiểu đạo”.
Điều này có nghĩa là cuộc sống chỉ dài lâu như mỗi hơi thở, hơi thở tiếp theo có thể không đến sau khi hơi thở này kết thúc. Với “ngày tận thế” chính xác hay nói đúng hơn là ngày chết của mỗi người là khác nhau, trừ một số trường hợp chết cùng nhau.
Nếu cho rằng thế giới sẽ không kết thúc vào năm 2012 nhưng sẽ vẫn có thảm họa lớn với một số người đang sống. Bằng chứng là vẫn có nhiều người chết do thảm họa mỗi năm. Đối với những người đang bị trọng bệnh hay đang chịu khổ đau thì đó đã là “ngày tận thế” hay ngày thảm họa.
Trong kinh Phật, đức Phật Thích Ca đã nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sinh”. Do vậy, hiểm họa, nếu có do đâu mà sinh ra? Đó là từ nơi ý niệm bất thiện mà tạo thành. Chúng ta hướng thiện thì tai nạn liền được hóa giải và ngược lại nếu chúng ta suy nghĩ theo những hướng tiêu cực thì bản thân sẽ “mua” nhiều phiền não mà thôi.
Hãy sống với giây phút hiện tại
Trên thực tế, chúng ta cũng biết cái chết sẽ xảy ra và con người không biết chắc chắn khi nào nó đến. Có thể là chúng ta sẽ chết bất cứ lúc nào, trước hoặc sau năm 2012. Bởi vì cuộc sống này không chắc chắn, trong khi cái chết là điều chắc chắn.
Nếu như chúng ta cứ chấp vào ý nghĩ rằng: Con người sẽ chết hoặc bị thảm họa trong năm 2012 có thể dẫn đến sự tự mãn tinh thần thì rất nguy hiểm. Vì thế, chúng ta phải luôn ý thức sống một cuộc sống trọn vẹn với chính pháp; sống trọn vẹn trong từng phút giây hiện tại, càng thực hành lòng từ bi và trí tuệ càng nhiều càng tốt. Đó được gọi là an trú trong hiện tại.
Bằng cách hãy làm thật tốt những công việc chúng ta đang làm ở cơ quan hay ở nhà, làm tròn đúng bổn phận của người cha, người mẹ, người con…Hãy sống vui vẻ, hoà đồng và có những cử chỉ tốt đẹp với những người xung quanh để đem yêu thương đến với mọi người, mọi nhà…
Đức Phật đã từng nói: “Sự sống chỉ có mặt trong hiện tại nên tâm ý con người phải luôn an trú trong hiện tại”. Theo lời dạy này, chúng ta có thể hiểu rằng: quá khứ đã đi qua, trong khi tương lai chưa tới. Theo đó, con người muốn thoát khổ thì những tu tập hay công việc thường ngày của họ phải biết tập trung vào hiện tại, vào chính ngày hôm nay.
Còn trong Kinh Thánh, Chúa Giêsu cũng đã nói: “Đừng lo lắng cho ngày mai, ngày mai cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày đó”. Lời dạy của đức Phật hay chúa Giêsu có nhiều điểm giống nhau, đều mong muốn con người sống với từng giây phút hiện tại với những gì đang diễn ra.
Dẫu biết rằng, rất nhiều người đang tin rằng “ngày tận thế” sẽ diễn ra nên đã có nhiều sự chuẩn bị, có thể tạm gọi đó là…phòng xa. Biết phòng xa là một đức tính tốt để có thể tự lo cho bản thân, không trở thành gánh nặng cho người khác nhưng ít người hiểu rằng biết tập trung cho hiện tại cũng là một cách phòng xa.