Đại biểu Quốc hội từng gây tranh cãi, ông
Hoàng Hữu Phước, vừa viết bài công kích gay gắt sử gia Dương
Trung Quốc trên blog của mình, cũng như trên mạng của công ty ông.
Ông Dương Trung Quốc là đại biểu Quốc hội khóa XIII, đại diện cho cử tri Đồng Nai.
Ông Hoàng Hữu Phước, tổng giám
đốc công ty cổ phần doanh thương Mỹ Á và là đại biểu của
Thành phố Hồ Chí Minh, đăng trên trang web Emotino.com một bài có
tựa đề gây sốc: "
Bấm
Dương Trung Quốc - Bốn Điều Sai Năm Cũ (Tứ Đại Ngu)".
Mục đích bài viết tấn công đồng nghiệp
được ông Phước giải thích là "phân tích Dương Trung Quốc như một
tấm gương cho giới trẻ xem qua điều dở, nghiệm lấy điều ghê, vừa thử xem
đối tượng được phân tích này có nhờ vậy học được đôi điều để cải hóa mà
bớt xấu đi chăng".
Đây là lần đầu tiên đại biểu Quốc hội Việt Nam được biết có lời lẽ thóa mạ nhau nặng nề như vậy trên internet.
Điều mà ông Phước gọi là "nhất đại ngu"
của ông Dương Trung Quốc là phát biểu của ông Quốc tại Quốc
hội, rằng Việt Nam nên căn nhắc hợp pháp hóa mại dâm.
Theo ông Hoàng Hữu Phước, ông Dương Trung
Quốc đã lầm lẫn các khái niệm nhân quyền và quyền công dân khi
đề xuất như vậy.
"Việt Nam đã chấm dứt việc bố ráp đưa mại dâm nữ
vào cơ sở chữa bệnh-phục hồi nhân phẩm, và đây là do Việt Nam tôn trọng
quyền con người. Còn việc ra sức giáo dục, tuyên truyền để hạn chế sự
hoành hành tác tệ của mại dâm đối với trật tự xã hội, nhân cách công
dân, đạo đức xã hội, v.v., là việc mà nhà nước nào, dù thần quyền hay
thế tục, đều cố gắng làm tốt."
Ông cho rằng ông Dương Trung Quốc "dường như
rất vô tư đối với nội hàm làm băng hoại xã hội Việt Nam, cứ như xuất
phát từ lòng căm thù bịnh hoạn nào đó đối với chế độ hiện tại của nước
này vậy".
'Hồ đồ, xằng bậy'
Đại biểu Hoàng Hữu Phước cũng chê trách
đại biểu Dương Trung Quốc về điều mà ông gọi là "ăn nói hồ đồ và
xằng bậy" khi ông Quốc cho rằng Việt Nam Cộng Hòa là chính thể đa
đảng.
"Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn không có bất kỳ
đảng phái chính trị nào cả! Chỉ đến năm 1974 Nguyễn Văn Thiệu mới thành
lập cái gọi là Đảng Dân Chủ," ông Phước viết.
Điểm thứ ba, dường như là điểm tâm huyết
của ông Hoàng Hữu Phước, là quan điểm của ông Dương Trung Quốc
về Luật Biểu tình.
"Đạo lý xưa nay của riêng dân Việt là dung hòa nhuần nhuyễn giữa lý và tình nên luôn khoan hòa và thiếu tính cực đoan."
Đại biểu QH Hoàng Hữu Phước
Bản thân ông Phước, hồi tháng 10/2011, đã
đăng đàn với một bài phát biểu được soạn sẵn chỉ trích gay
gắt Luật biểu tình, đề nghị Quốc Hội loại bỏ Luật lập hội và
Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ.
Ông đưa ra bốn lý do phản đối Luật biểu
tình: thứ nhất, biểu tình bao giờ cũng chống lại chính phủ
nước sở tại; thứ hai, quyền biểu tình xâm hại quyền tự do mưu
cầu hạnh phúc của người khác; thứ ba, Luật biểu tình không phản
ánh nguyện vọng của nhân dân và cuối cùng, người dân Việt Nam
chưa đủ trình độ dân trí để thực hiện quyền này.
Nay ông hướng mũi dùi sang ông Dương Trung
Quốc, người mà ông nói đã có hành vi "nổi nóng" khi nghe phát
biểu về biểu tình của ông.
Theo ông Phước, việc ông Quốc "nhấn nút phát
biểu tiếp lần thứ hai để chống lại đại biểu Hoàng Hữu Phước, biến nghị
trường quốc hội thành nơi đấu khẩu" là "chà đạp tự do ngôn luận”.
Ông cũng không ngần ngại gọi ông Dương Trung Quốc là "hấp tấp, hiếu chiến, háo thắng".
Văn hóa từ chức
Điều cuối cùng mà ông Hoàng Hữu Phước
chỉ trích ông Dương Trung Quốc, là việc tại kỳ họp hồi tháng
11/2012, ông Dương Trung Quốc đã phát biểu chất vấn và đặt vấn đề văn
hóa từ chức với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, "người lúc đó đang phải giải
quyết các sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại các tập đoàn kinh tế Vinashin
và Vinalines".
Ông Phước viết: "Dương Trung Quốc và một bộ
phận nhỏ người Việt thường đem những thứ ngoại lai làm chuẩn mực cho các
so sánh với nội tại của Việt Nam mà thiếu sự hiểu biết thấu đáo, mà cái
gọi là 'văn hóa từ chức' là một ví dụ".
Ông Dương Trung Quốc từng đề cập 'văn hóa từ chức' tại Quốc hội
"Chính họ nhìn hiện tượng ở nước ngoài rồi tự
đặt ra cụm từ 'văn hóa từ chức' với sự thán phục, trong khi thực ra
chẳng có gì để mà gọi đó là 'văn hóa'".
Ông dân biểu phân tích: "Đạo lý xưa nay của
riêng dân Việt là đánh giá rất cao việc đoái công chuộc tội. Đạo lý xưa
nay của riêng dân Việt là công bằng, công minh, công chính".
"Đạo lý xưa nay của riêng dân Việt là dung hòa nhuần nhuyễn giữa lý và tình nên luôn khoan hòa và thiếu tính cực đoan."
Ông nói việc ông Quốc "dám đem việc Vinashin
và Vinalines ra để hỗn láo với Thủ tướng, làm lơ các đại công của các Bộ
khác,... đều thuộc dưới quyền Thủ tướng" là "loạn ngôn".
"Làm gì có cái 'văn hóa' và cái 'tinh thần trách
nhiệm' trong cái gọi là 'từ chức' trong thế giới tư bản mà cứ tôn vinh,
ca ngợi, và thán phục đến độ hỗn láo đem ra lập thành tích chất vấn như
Dương Trung Quốc đã làm," ông Phước kết luận.
Phản ứng của Dương Trung Quốc về bài “tứ đại ngu” của Hoàng Hữu Phước
Sau bài đả phá
với lời lẽ đậm chất chợ búa của ông Hoàng Hữu Phước, ông Dương Trung
Quốc đã chính thức có phản hồi trên BBC. Sự phản ứng khá nhẹ nhàng kiểu
“không thèm chấp”. Ông nói: Tôi quan tâm đến ý kiến phản hồi của độc giả
hơn là ý kiến cá nhân của ông Hoàng Hữu Phước.
Trong một hành động chưa có tiền lệ, đại biểu Quốc hội Hoàng
Hữu Phước viết bài công kích gay gắt sử gia Dương Trung Quốc
trên blog của mình.
Bài viết với lời lẽ nặng nề, gọi ông Quốc là "ăn nói hồ đồ, xằng bậy", "hấp tấp, hiếu chiến, háo thắng"…
BBC đã hỏi chuyện đại biểu Dương Trung Quốc về bài viết này.
- Đại biểu Dương Trung Quốc: Tôi cũng có theo
dõi, kể cả qua BBC và một vài trang mạng nữa, các ý kiến của
anh Hoàng Hữu Phước, đại biểu TP HCM.
Quan điểm của tôi là Quốc hội Việt Nam tuy chưa có khái niệm
đối lập, nhưng sự khác biệt trong ý kiến thì càng ngày càng
nhiều và sinh hoạt Quốc hội cũng khuyến khích chuyện này.
Bởi vì qua các khác biệt, các tranh luận, phản biện, chất lượng những quyết định của Quốc hội sẽ tốt hơn.
Vì thế, những vấn đề mà anh Phước nêu lên, tôi nghĩ, mang ra diễn đàn Quốc hội sẽ thích hợp hơn.
Viết trên trang mạng, blog riêng của anh ấy thì tôi không bình
luận, chỉ có điều tôi cũng theo dõi ý kiến phản hồi của độc
giả [trên các trang mạng và blog của ông Phước], mà tôi quan tâm
hơn là ý kiến của cá nhân anh Phước.
Phản hồi của cử tri [của ông Phước] thế nào thì để họ nói
hay hơn tôi, nhất là cử tri của một thành phố lớn, nhiều trí
thức, là những người đã bầu ra anh Phước.
Đối với tất cả các đại biểu Quốc hội, tôi đều giữ sự tôn
trọng. Ý kiến nào xác đáng thì tôi sẵn sàng lắng nghe, nhưng
những ý kiến [nặng tính công kích cá nhân] như của anh Phước
thì quả là không đáng quan tâm.
- BBC: Khi đọc bài viết ông có cảm
thấy sốc không ạ, vì quả thực những ngôn từ mà ông Hoàng Hữu
Phước sử dụng cũng hiếm thấy trên các blog thông thường, mà đây
lại là blog mà ông Phước dùng để giao lưu với cử tri của ông
ấy ạ?
- Đại biểu Dương Trung Quốc: Không, tôi không sốc gì cả. Đương nhiên trong lòng cũng có một vài suy nghĩ.
Tôi cũng chỉ nghĩ là ngày Tết đang vui vẻ, gần gũi bạn bè,
gia đình, đọc cái blog đó nó như ăn phải hạt sạn. Nhưng tôi sẽ
không nhè ra đâu mà sẽ nuốt vào trong bụng đấy.
Mình sống trong môi trường này thì mình cũng phải làm quen
dần đi nhưng phải giữ được thái độ của mình trước sau như một.
Tôi là một tiếng nói độc lập, mong rằng có thể tiếp tục
đóng góp tốt hơn cho đời sống xã hội và phát triển của đất
nước tôi.
- BBC: Tất cả các đại biểu Quốc
hội ở Việt Nam đều phải qua bầu cử ạ, tức là phải được cử
tri bỏ phiếu bầu. Vậy liệu sự khác biệt giữa các đại biểu,
như giữa ông và ông Hoàng Hữu Phước chẳng hạn, có gợi ra băn
khoăn gì về quá trình bầu chọn người đại diện cho nhân dân?
- Đại biểu Dương Trung Quốc: Có lẽ tôi không
bình luận, vì cơ chế của quốc gia nó đang như thế. Cần coi đây
là hiện thực đang tồn tại, ta chấp nhận nó và ta làm nó thay
đổi dần dần thôi.
- BBC: Thưa, trong kỳ họp Quốc hội sắp tới, ông nghĩ mình sẽ phản ứng thế nào khi gặp ông Hoàng Hữu Phước?
- Đại biểu Dương Trung Quốc: Cũng bình thường
như một trong mấy trăm người thôi. Có vấn đề gì anh ấy nêu lên
ở Quốc hội mà cần trao đổi, hay là ở các diễn đàn, thì tôi
sẵn sàng.
Nói có đầu có đũa, có đi có lại, và để mọi người cùng lắng nghe, cùng chia sẻ.
- BBC: Nếu có lời kêu gọi bãi nhiệm ông Hoàng Hữu Phước vì các phát ngôn của ông ấy thì ông có ủng hộ không ạ?
- Đại biểu Dương Trung Quốc: Tôi xin phép không
bình luận. Mọi cái đều có cơ chế của nó, nguyện vọng của
người dân cũng cần được tôn trọng.
Cứ để tự nhiên, thì chắc qua cái này mỗi người cũng rút ra được điều gì đó.
Hoàng Hữu Phước bàn về “tứ đại ngu” của Dương Trung Quốc
Lịch
sử quốc hội, chưa thấy đại biểu nào mạt sát nhau kiểu này, với lối chửi
bới như kẻ thần kinh. Bài viết của Hoàng Hữu Phước phê chửi ông Dương
Trung Quốc.
Dương Trung Quốc: Bốn Điều Sai Năm Cũ (Tứ Đại Ngu)
Hoang Huu Phuoc, MIB
Phàm ở đời, cứ luận cổ suy kim thì các nhận định của Thầy Khổng cùng môn đồ ắt không phải không có phần đúng và có thể trên nền đúng cổ đó mà phát triển xum xuê kim
thêm rằng (a) người nào khi mẹ cha sinh ra đời đã tự mình biết tất tần
tật lẽ phải điều hay ấy là đấng thánh nhân; (b) người nào sinh ra đời
biết tự mình tìm đến bậc thầy thiên hạ để quỳ xin theo chí thú học hành
tới nơi tới chốn để biết lẽ phải điều hay là đấng đạt nhân; (c) người
nào sinh ra đời nhờ mẹ cha chọn thỉnh bậc thầy thiên hạ đến dạy mà trở
nên biết lẽ phải điều hay là đấng hiền nhân; (d) người nào vừa không
được – hoặc không có – mẹ cha biết chọn bậc thầy thiên hạ, vừa bản thân
cũng chẳng biết ai là bậc thầy thiên hạ để quỳ xin theo học tập để biết
lẽ phải điều hay là người không có phúc phận; (e) người nào đã được mẹ
cha chọn thỉnh bậc thầy thiên hạ đến dạy nhưng dù cố gắng học hành kết
quả học tập cũng không khá hơn được, khiến chẳng thể phân biệt lẽ phải
điều hay, là người ngu; (f) còn người nào dù có điều kiện hơn thiên hạ
vẫn vừa không biết ai là bậc thầy trong thiên hạ để tìm đến quỳ lạy
người ấy xin theo học, vừa bê tha bê bối bê trễ việc học tập học hỏi học
hành nên không thể biết lẽ phải điều hay, lại hay to mồm phát ngôn toàn
điều càn quấy là kẻ đại ngu. Nay thiên hạ trong cơn u u minh minh tối
tối sáng sáng của thời Mạt Pháp lúc tôn giáo suy đồi, sư sãi ngứa ngáy
nhảy cà tưng cà tưng trên nóc ô-tô rống loa kích động chống lại chính
quyền, linh mục điên loạn gào thét co giò đạp đổ vành móng ngựa giữa
chốn pháp đình uy nghiêm khiến ngay ngoại bang cũng phải giật mình cười
chê còn Tòa Thánh cũng buộc phải ngó lơ, chân lý lung lay, tà mỵ huyễn
hoặc hoành hành dù nhấp nha nhấp nhổm rúc chui cống đấy cống này blog nọ
blog kia cũng rống loa rao truyền sứ điệp, Lăng Tần tôi đây theo sách
thánh nhân xin góp một đường chổi quét, vừa thử nêu bật phân tích Dương
Trung Quốc như một tấm gương cho giới trẻ xem qua điều dở, nghiệm lấy
điều ghê, vừa thử xem đối tượng được phân tích này có nhờ vậy học được
đôi điều để cải hóa mà bớt xấu đi chăng.
Giới Thiệu Đôi Nét Về Dương Trung Quốc:
Dương Trung Quốc quê quán tỉnh Bến Tre, sống ở Hà Nội, trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học môn Sử, tự dưng có danh xưng “Nhà Sử Học”
trên trời rơi xuống, không rõ do tự xưng hay do thuộc hạ tung hê, ắt do
ở Việt Nam và trên thế giới chỉ có “Thạc sĩ” và “Tiến sĩ” mới được gắn
học vị vào tên, chứ “tốt nghiệp đại học” (tức “Cử nhân”) hay “tốt nghiệp
phổ thông” (tức “Tú tài”) thì theo quy định bất thành văn của thời hiện
đại không được nêu ra kèm theo tên họ, nên tức mình đau mẩy phải áp cụm
từ “nhà sử học” vào tên để cho có với người ta chăng. Tuy nhiên, việc
Dương Trung Quốc không chọn danh xưng “Sử Gia” cũng là một điều khá khen là khôn ngoan, vì đã là “sử gia” thì phải là giáo sư tiến sĩ Sử, dù trong tiếng Hán Việt thì “gia” cũng là “nhà”, nhưng “gia” thì … to lắm, thế nên mới có chuyện các nhà tài phiệt chỉ được gọi là “đại gia” chứ đố ai dám vặn vẹo kiểu “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” mà nói đó là…“nhà lớn”
Nhất Đại Ngu của Dương Trung Quốc: Đĩ
Cái đại ngu thứ nhất của Dương Trung Quốc là lập lại lời thiên hạ thế
gian này hay nói khi tuyên bố danh chính ngôn thuận giữa nghị trường
quốc hội rằng mại dâm là nghề cổ xưa nhất của nhân loại, rằng các nước
luật hóa mại dâm nên Việt Nam đừng có đạo đức giả nữa đối với
nghề mại dâm mà phải công nhận nghề này, và rằng nhất thiết phải đưa mại
dâm lên bàn nghị sự của quốc hội. Ba điểm Dương Trung Quốc nêu lên cho
thấy những bảy điều xằng bậy như sau:
1) Mại dâm không là nghề cổ xưa nhất của nhân loại mà là nghề…đạo
chích, tức trộm cắp. Thánh Kinh Cựu Ước của Thiên Chúa Giáo có cho biết
thủa hồng hoang mới có một nam tên Adam và một nữ tên Eva, tất nhiên
chưa thể phát sinh nhu cầu giải quyết sinh lý với người nữ khác nên chưa
thể có mại dâm. Song, Eva và Adam đã đồng lõa ăn trộm trái táo xơi để
khai sinh ra ngành công nghiệp thời trang cho nhân loại. Việc to mồm nói
mại dâm là nghề cổ xưa nhất chỉ có thể là lời khẳng định sự bó tay của
nhân loại trước thân phận bọt bèo của nữ giới và tệ nạn của ma cô đàng
điếm, của “nô lệ tình dục”, và của “sex trade” chứ sao lại vin vào đó để
đòi “công nhận” là một “nghề” chính danh chính thức?
2) Cũng trong chương Sáng Thế Ký Genesis của Thánh Kinh Cựu Ước của
Thiên Chúa Giáo có ghi việc Chúa Trời sai các thiên sứ bay đến hai thành
phố Sodom và Gomorrah vung gươm tàn sát giết sạch nam (đàn ông), phụ
(phụ nữ), lão (bô lão), ấu (trẻ em, hài nhi) để trị tội dâm ô đồi trụy.
Tuy Genesis không có nêu đặc biệt vấn đề đĩ điếm mại dâm nữ, song trong
các chương khác của Thánh Kinh Cựu Ước và Thánh Kinh Tân Ước của Thiên
Chúa Giáo như Châm Ngôn (Proverbs 23:27-28), Lu-ca (Luke 7:36-50),
Ma-thi-ơ (Matthew 21:31-32) và II Cô-rinh-tô (II Corinthians 5:17), v.v.
đều ghi rõ Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jesus sẵn sàng xóa sạch “tội lỗi” cho đĩ điếm nào tin vào Chúa. Đã là “tội lỗi” ắt đó không bao giờ là “nghề nghiệp” cả.
3) Dương Trung Quốc là đại biểu quốc hội ứng cử tại địa bàn tỉnh Đồng
Nai là nơi có rất nhiều giáo xứ. Tôi đã là giáo viên chủ nhiệm một lớp
do tỉnh Đồng Nai gởi đến nhờ trường Cao Đẳng Sư Phạm Thành phố Hồ Chí
Minh giúp đào tạo nên một đội ngũ giáo viên tiếng Anh thật giỏi để phục
vụ ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai. Đa số các sinh viên này của tôi đều
thuộc gia đình công giáo, và những chuyến đi thăm phụ huynh tại Đồng
Nai, dù đó là thành phố Biên Hòa, hay thị trấn Xuân Lộc, Long Khánh,
Long Thành, v.v., cho tôi cảm nhận được mức độ đạo hạnh cao, mẫu mực gia
phong tốt lành nơi các gia đình và nơi bản thân các sinh viên này. Việc
Dương Trung Quốc phát biểu linh tinh về mại dâm là việc làm không chút
khôn ngoan do động đến vấn đề liên quan đến đạo đức mà Kinh Thánh đã nêu
và các cử tri là giáo dân các giáo xứ tỉnh Đồng Nai khó thể chấp nhận
được sự xúc phạm, nhất là kiểu ăn nói quàng xiên rằng “không công nhận
mại dâm tức là đạo đức giả”.
4) Dương Trung Quốc đã hoàn toàn không biết gì về ý nghĩa của cụm từ
“đạo đức giả” cũng như các minh họa làm rõ nghĩa cụm từ này trong thực
tế đời sống, trong thực tế hùng biện hàn lâm, và trong thực tế tôn giáo,
mà tôi sẽ biện luận làm rõ trong một bài viết sau này.
5) Dương Trung Quốc đã hoàn toàn không biết rằng ngay tại Mỹ chỉ có vài
tiểu bang và tại các tiểu bang này chỉ có một hay hai thị trấn đưa mại
dâm vào danh sách “nghề” để quản lý. Mà ngay cả khi thế giới đảo điên
này có công nhận “nghề” mại dâm, cũng không phải là lý do để đặt đĩ nằm
chình ình trên bàn nghị sự của quốc hội Việt Nam!
6) Dương Trung Quốc đã không có tầm nhìn bao quát, sâu rộng, về vấn đề
mại dâm. Dương Trung Quốc chỉ nghĩ đến mại dâm như việc đơn giản người
phụ nữ có quyền bán thân để kiếm tiền và để đáp ứng nhu cầu xã hội.
Dương Trung Quốc hoàn toàn không biết rằng mại dâm bao gồm đĩ cái, đĩ
đực, đĩ đồng tính nữ, đĩ đồng tính nam, và đĩ ấu nhi. Dương Trung Quốc
hoàn toàn không biết rằng khi “công nhận” cái “nghề đĩ” để “quản lý” và
“thu thuế”, thì phát sinh … nhu cầu phải có trường đào tạo nghề đĩ thuộc
các hệ phổ thông đĩ, cao đẳng đĩ, đại học đĩ; có các giáo viên và giáo sư phân khoa đĩ; có tuyển sinh hàng năm trên toàn quốc cho phân khoa đĩ; có chương trình thực tập cho các “môn sinh” khoa đĩ; có trình luận văn tốt nghiệp đĩ
trước hội đồng giảng dạy đĩ; có danh sách những người mua dâm để tuyên
dương vì có công tăng thu nhập thuế trị giá gia tăng cho ngành công nghiệp đĩ; có chính sách giảm trừ chi phí công ty hay cơ quan nếu có các hóa đơn tài chính
được cấp bởi các cơ sở đĩ, đặc biệt khi cơ quan dùng vé “chơi đĩ cái”
tặng nam nhân viên và vé “chơi đĩ đực” cho nữ nhân viên nào ưu tú trong
năm tài chính vừa qua; ban hành quy định mở doanh nghiệp cung cấp đĩ,
trường dạy nghề đĩ, giá trị chứng chỉ văn bằng đĩ trên cơ sở so sánh giá
trị nội địa, khu vực, hay quốc tế; và có các hướng dẫn về nội dung tờ
bướm, tờ rơi, bảng quảng cáo ngoài trời, quảng cáo bên hông xe buýt và
trên thân máy bay, cũng như quảng cáo online về đĩ, tập đoàn đĩ lên sàn
(chứng khoán), v.v. và v.v.
7) Dương Trung Quốc đã không thể phân biệt giữa nội dung “nhân quyền”
tức “quyền con người” trong việc “tự do bán thân”, với “quyền công dân”
mà một đạo luật đĩ có thể điều chỉnh hành vi. Việt Nam đã
chấm dứt việc bố ráp đưa mại dâm nữ vào cơ sở chữa bệnh-phục hồi nhân
phẩm, và đây là do Việt Nam tôn trọng “quyền con người”. Còn việc ra sức
giáo dục, tuyên truyền để hạn chế sự hoành hành tác tệ của mại dâm đối
với trật tự xã hội, nhân cách công dân, đạo đức xã hội, v.v., là việc mà
nhà nước nào, dù thần quyền hay thế tục, đều cố gắng làm tốt. Dương
Trung Quốc dường như rất vô tư đối với nội hàm làm băng hoại xã hội Việt
Nam, cứ như xuất phát từ lòng căm thù bịnh hoạn nào đó đối với chế độ
hiện tại của nước này vậy.
Nhị Đại Ngu của Dương Trung Quốc: Đa Đảng
Trong một video clip trả lời phỏng vấn của PhốBolsaTV, Dương Trung Quốc
đã vừa nháy mắt vừa nói với nhà báo rằng các anh ấy ở Việt Nam Cộng Hòa
nên biết rõ thế nào là “đa đảng”. Có cái mác “Nhà Sử Học” nhưng Dương
Trung Quốc đã hoàn toàn không biết gì về lịch sử Việt Nam Cộng Hòa. Như
tôi đã nói rõ trong nhiều bài viết trên các trang mạng, Việt Nam Cộng
Hòa hoàn toàn không có bất kỳ đảng phái chính trị nào cả! Chỉ đến năm
1974 Nguyễn Văn Thiệu mới thành lập cái gọi là Đảng Dân Chủ, với đảng kỳ
là cờ vàng sao đỏ, có cùng kích cỡ như cờ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
(trước 1975) và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (từ sau 1975 đến
nay), và với Nguyễn Văn Thiệu làm Đảng Trưởng. Buổi lễ thành lập Đảng
Dân Chủ của Nguyễn Văn Thiệu được tổ chức tại nơi mà nay là Trung Tâm
Thể Thao Quận Bình Thạnh, gần Ủy Ban Nhân Dân Quận Bình Thạnh, Thành phố
Hồ Chí Minh. Đây là chi tiết mà không bất kỳ một người Mỹ gốc Việt nào
biết trước khi đọc thông tin của tôi đăng trên các blog. Ăn nói hồ đồ và
xằng bậy về Việt Nam Cộng Hòa là điều đại ngu thứ hai của Dương Trung
Quốc.
Tam Đại Ngu của Dương Trung Quốc: Biểu Tình
Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội Việt Nam khóa XIII, tháng 10 năm 2011, sau
khi phát biểu xong về sự cần thiết có cái gọi là “Luật Biểu Tình”, Dương
Trung Quốc nổi nóng khi nghe đại biểu Hoàng Hữu Phước phát biểu phân
tích về ngữ nghĩa, ngữ nguyên, và lịch sử xuất hiện của cụm từ “protest demonstration” trong tiếng Anh mà tiếng Việt đã dịch sai thành “biểu tình” để từ đó kiến nghị chưa thể đưa lên bàn nghị sự
cái gọi là “luật biểu tình” do ý tứ chưa thông, chắc chắn sẽ gây cảnh
rối loạn an ninh trật tự. Vì nổi nóng trước hiện tượng chưa từng có tiền
lệ tại quốc hội Việt Nam khi đại biểu Hoàng Hữu Phước được nghị trường
vỗ tay đồng tình, Dương Trung Quốc đã có cái đại ngu thứ ba, gồm 5 điều
xằng bậy sau:
1) Nhấn nút phát biểu tiếp lần thứ hai để chống lại đại biểu Hoàng Hữu
Phước, biến nghị trường quốc hội thành nơi đấu khẩu, chà đạp “tự do ngôn
luận”, trong khi nhiều trăm đại biểu khác đang chờ đến lượt họ phát
biểu, như vậy đã giành giật thời gian chính đáng chính danh chính thức
chính đạo của – và gây thiệt thòi cho – 499 đại biểu quốc hội thuộc các
tỉnh khác của Việt Nam.
2) Do hấp tấp, hiếu chiến, háo thắng, Dương Trung Quốc đã nói xằng bậy
rằng “biểu tình” xuất hiện đầu tiên tại Chicago thế kỷ XIX, vì nếu không
có kiến thức về ngữ nguyên học, không ai dám tự xưng là “nhà sử học”
cả, vì sẽ đến ngày Dương Trung Quốc tuyên bố “biểu tình” đầu tiên xuất
hiện ở Việt Nam đời Nhà Trần với cuộc “biểu tình Diên Hồng”.
3) Do hấp tấp, hiếu chiến, háo thắng, Dương Trung Quốc đã nói xằng bậy
rằng đại biểu quốc hội không đại diện cho dân mà chỉ cho cá nhân, và như
vậy chính Dương Trung Quốc khẳng định Dương Trung Quốc không đại diện
cho cử tri Tỉnh Đồng Nai, tức là từ chối đại diện cho cử tri Tỉnh Đồng
Nai, càng không đại diện cho bất kỳ người dân Việt nào. Đó là chưa kể
Dương Trung Quốc không những xúc phạm 499 đại biểu quốc hội Việt Nam, mà
lại còn nhổ toẹt vào các đạo luật về tổ chức quốc hội Việt Nam.
4) Do hấp tấp, hiếu chiến, háo thắng, Dương Trung Quốc đã nói xằng bậy
rằng đại biểu Hoàng Hữu Phước hãy nghiên cứu trước khi phát biểu, mà
không thể hiểu rằng đại biểu thạc sĩ Hoàng Hữu Phước luôn có trách nhiệm
trong từng lời phát biểu tại nghị trường và nghiên cứu sâu về lịch sử
Việt Nam Cộng Hòa và lịch sử các từ ngữ tiếng Anh trong tương quan tiếng
Việt.
5) Do hấp tấp, hiếu chiến, háo thắng, Dương Trung Quốc đã tự làm lộ cho
toàn quốc biết rằng Dương Trung Quốc không biết ngoại ngữ trong khi bản
thân là “nhà sử học”.
Tứ Đại Ngu của Dương Trung Quốc: Văn Hóa Từ Chức
Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội Việt Nam Khóa XIII tháng 11 năm 2012, Dương
Trung Quốc đã phát biểu chất vấn tại nghị trường quốc hội, đặt vấn đề
“văn hóa từ chức” với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người lúc đó đang phải
giải quyết các sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại các tập đoàn kinh tế
Vinashin và Vinaline. Đến khi nghe Thủ tướng trả lời hùng biện, chân
thiết, khúc chiết, thấu lý đạt tình, nhận được sự tán dương của 496 đại
biểu quốc hội (trừ 1 đại biểu bị miễn nhiệm, 1 đại biểu qua đời khi tại
nhiệm, bản thân thủ tướng, và bản thân Dương Trung Quốc), Dương Trung
Quốc đã vội vàng nói thêm rằng Dương Trung Quốc sở dĩ đặt câu hỏi là để
xem Thủ tướng trả lời thế nào, và với nội dung Thủ tướng vừa đối đáp thì
nhân dân yên tâm, tức là đã “an dân”. Dương Trung Quốc trong cái đại
ngu thứ tư này đã phạm 3 điều xằng bậy như sau:
1) Thủ tướng – trên nguyên tắc và lý thuyết tổ chức – đứng đầu tất cả
các Bộ. Như vậy, Bộ Quốc Phòng giữ yên bờ cõi, ấy là đại công. Bộ Công
An đập nát phản động, tiêu diệt bạo loạn, trừng trị tội phạm, ấy là đại
công. Bộ Ngoại Giao đem lá cờ đỏ sao vàng tung bay thắng lợi đối ngoại
trên toàn thế giới, ấy là đại công. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn và Bộ Công Thương lập kỳ tích xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, ấy
là đại công. Bộ nào cũng lập công, vấn đề là công nhiều hay ít, nhiều
hơn hay ít hơn những khó khăn đang tồn tại. Như vậy, cái đạo lý nào cho
phép Dương Trung Quốc hỗn xược thách đố Thủ tướng có dám từ chức hay
không, khi quản lý yếu kém để Vinashin và Vinaline gây thất thoát tiền
của quốc gia? Đạo lý xưa nay của riêng dân Việt là đánh giá rất cao việc
đoái công chuộc tội. Đạo lý xưa nay của riêng dân Việt là công bằng,
công minh, công chính. Đạo lý xưa nay của riêng dân Việt là dung hòa
nhuần nhuyễn giữa lý và tình nên luôn khoan hòa và thiếu tính cực đoan.
Dương Trung Quốc loạn ngôn, dám đem việc Vinashin và Vinaline ra để hỗn
láo với Thủ tướng, làm lơ các đại công của các Bộ khác, mà – như đã nói ở
trên – đều thuộc dưới quyền Thủ tướng. Thử hỏi, nếu Vinashin không làm
thất thoát một xu con nào, nhưng Bộ Quốc Phòng làm mất nhiều tỉnh vào
tay quân giặc, Bộ Nông Nghiệp gây ra nạn đói, Bộ Y Tế để dịch bệnh tràn
lan, và Bộ Công An bó tay trước bạo loạn đốt phá, v.v., thì đất nước này
sẽ ra sao. Dương Trung Quốc đã mị dân khi hùng hổ phát biểu như thể chỉ
có Dương Trung Quốc mới “dám” chất vấn như thế. Cái cực đoan, phủ nhận
công, phi lý, và bất công là những thứ ngoại lai mà Dương Trung Quốc đã
hấp thụ từ bọn giặc nào để tự tung tự tác nơi nghị trường quốc hội Việt
Nam như thế? Vinashin là rắn có đầu, và luật pháp nghiêm minh phải xử lý
nặng những cái đầu ấy, tức những chức sắc hưởng lương của Vinashin để
làm lãnh đạo Vinashin và làm Vinashin phá sản. Đặt vấn đề “văn hóa từ
chức” phải chăng hàm ý rằng cứ từ chức là sẽ được “hạ cánh an toàn”, xem
như đã giải quyết xong vụ việc?
2) Dương Trung Quốc và một bộ phận nhỏ người Việt thường đem những thứ
ngoại lai làm chuẩn mực cho các so sánh với nội tại của Việt Nam mà
thiếu sự hiểu biết thấu đáo, mà cái gọi là “văn hóa từ chức” là một ví
dụ. Chính họ nhìn hiện tượng ở nước ngoài rồi tự đặt ra cụm từ “văn hóa
từ chức” với sự thán phục, trong khi thực ra chẳng có gì để mà gọi đó là
“văn hóa”. Khi một tai nạn thảm khốc xảy ra tại một nước tư bản, Bộ
Trưởng Giao Thông Vận Tải nước ấy lập tức từ chức. Đó là quy định bất
thành văn để giúp “Đảng” có được 3 điều như (a) thoát được cơn thịnh nộ
của người dân, (b) Đảng không bị tổn hại trong kỳ bầu cử tiếp theo, và
(c) giữ toàn vẹn danh tiếng và nguồn thu cho các nhà tư bản chủ nhân các
công ty chế tạo xe hỏa hoặc tàu bè hoặc máy bay lâm nạn vì các nhà tư
bản này cung cấp tài chính cho “Đảng”. “Nhận trách nhiệm quản lý yếu
kém” và từ chức, biến tai nạn không phải do lỗi kỹ thuật thiết bị công
nghiệp, và người từ chức sẽ được đền ơn bằng cách có một chức vụ cao cấp
tại một trong những công ty tư bản ấy. Đây là việc mà bất kỳ ai cũng có
thể kiểm chứng dễ dàng từ các nguồn thông tin mở. Làm gì có cái “văn
hóa” và cái “tinh thần trách nhiệm” trong cái gọi là “từ chức” trong thế
giới tư bản mà cứ tôn vinh, ca ngợi, và thán phục đến độ hỗn láo đem ra
lập thành tích “chất vấn như Dương Trung Quốc đã làm.
3) Khi nhanh nhảu tự cứu mình trước cảnh thất bại vì không thể làm Thủ
tướng bối rối hoặc mang nhục trước quốc dân, Dương Trung Quốc đã cho
rằng câu chất vấn là để xem Thủ tướng trả lời ra sao. Nghị trường Quốc
hội là nơi họp bàn các vấn đề trọng đại của quốc gia, thế mà Dương Trung
Quốc sử dụng để test (thử nghiệm) xem Thủ tướng có tài hùng biện không.
Nghị trường Quốc hội là nơi họp bàn các vấn đề trọng đại của quốc gia,
thế mà Dương Trung Quốc sử dụng để ban ân cho Thủ tướng có cơ
hội trổ tài hùng biện để “an dân” hầu ghi điểm son với toàn dân. Nghị
trường Quốc hội là nơi họp bàn các vấn đề trọng đại của quốc gia, thế mà
Dương Trung Quốc sử dụng để đánh bóng tên tuổi của Dương Trung Quốc như
nhân vật đại diện toàn dân tộc để nói lên tấm lòng của toàn dân tộc
rằng toàn dân tộc đã an lòng, yên tâm trước câu trả lời chất vấn hùng
biện của Thủ tướng, từ đó toàn tâm toàn ý ngưỡng mộ Thủ tướng và tin
tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo anh minh tài ba của Thủ tướng. Từ ngữ
“an dân” của Dương Trung Quốc mang nội hàm bao gồm tất cả những ý tứ như
thế. Và thật khó hiểu, không rõ Dương Trung Quốc đã “lập đại công” với
Thủ tướng, hay Dương Trung Quốc đã phạm đại ngu thứ tư này.
Thay Lời Kết:
Dựa theo lời Thầy Khổng từng phán, cố thể nói rằng ai muốn có điều Nhân mà không muốn học thì bị cái Ngu che mờ, muốn ta đây đầy Trí mà không muốn học đến nơi đến chốn thì bị cái Thấp Kiến bịt trí, muốn mình có chữ Tín mà không muốn học cho nên người thì bị cái Hại Nghĩa kéo lôi, muốn khoe ta có Trực mà không muốn học cho nên người thì bị cái Ngang Ngạnh làm cho u mê, muốn Dũng mà không muốn học cho thành bậc đạt nhân thì bị cái Loạn làm cho u tối, còn muốn Cương mà không chịu học hành thì bị cái Lồng Lộn làm cho ám áng.
Dương Trung Quốc do không quen nghiên cứu hàn lâm, nên tưởng nói về “biểu tình” là chứng tỏ ta đây có lòng “Nhân” thương dân bị chính phủ làm cho khốn khổ, không ngờ đó lại là “Ngu”
vì tự hét lên cho toàn nhân loại biết chính mình không hiểu ý nghĩa
tiếng Việt cao siêu và không rành ngoại ngữ khi Đại biểu Hoàng Hữu Phước
luận giải về “từ nguyên Anh ngữ” của cụm từ “protest demonstration”.
Dương Trung Quốc do không quen nghiên cứu hàn lâm, nên tưởng nói về
“đĩ” là chứng tỏ ta đây có trình độ “Trí” muốn nữ công dân – trong đó có
các nữ nhân thuộc gia tộc Dương Trung Quốc – có quyền tự do sử dụng vốn tự có
để kinh doanh phát triển ngành công nghiệp bán dâm, không ngờ đó lại là
cái “Thấp Kiến” của phường vô hạnh vô đạo đức vô lại vô duyên, dễ đem
lại danh xưng “Nhà Đĩ Học” bên cạnh “Nhà Sử Học”.
Dương Trung Quốc do không quen nghiên cứu hàn lâm, nên tưởng nói về
“đĩ” – “biểu tình” – “đa đảng” – “văn hóa từ chức” là chứng tỏ ta đây có
uy “Tín” với dân nên được dân gởi gắm tâm tư nguyện vọng về “đĩ” –
“biểu tình” – “đa đảng” – “văn hóa từ chức”, không ngờ đó lại là điều
hỗn với dân và do đó “Hại Nghĩa.”
Dương Trung Quốc do không quen nghiên cứu hàn lâm, nên tưởng nói về
“đĩ” – “biểu tình” – “đa đảng” – “văn hóa từ chức” là chứng tỏ ta đây có
lòng trung “Trực” nói thẳng ra những điều tối thượng mà toàn dân ao
ước, cả nước chờ mong, dân tộc đón chào, không ngờ đó lại là do “Ngang
Ngạnh” nói càn, luận bừa, sai be sai bét, phản hàn lâm, bất tri, vô trí.
Dương Trung Quốc do không quen nghiên cứu hàn lâm, nên tưởng nói về
“văn hóa từ chức” là chứng tỏ ta đây có cái “Dũng” dám kêu Thủ Tướng
Dũng đương đầu với câu hỏi “khó”, mà không ngờ đó lại chứng tỏ chính
Dương Trung Quốc là “Loạn” vì không phân biệt chính-phụ, không rõ
ngay-gian, nên phạm ba “loạn” gồm (a) “loạn ngôn” khi đổi trắng thay đen
muốn đem một việc hỏng ra phủ định ngàn việc đạt cứ như đây là thời
phong kiến hay tay sai đế quốc-thực dân, (b) “loạn hành” khi cho nghị
trường là nơi để Dương Trung Quốc sử dụng “kiểm tra’ tài đối đáp của Thủ
tướng, và (c) “loạn trí” khi đối đáp phản pháo trên cơ sở không nghiên
cứu, chẳng nền tảng cơ sở dẫn chứng nghiêm túc, và nào có kiến thức
ngoại ngữ trong thời buổi hiện đại này.
Dương Trung Quốc do không quen nghiên cứu hàn lâm, nên tưởng nói về
“đĩ” – “biểu tình” – “đa đảng” – “văn hóa từ chức” là chứng tỏ ta đây
có cái “Cương”, biết khi thời cơ đến thì phải tỏ ra cứng rắn mới chống
được cường quyền, mới phục vụ được nhân dân, mà không ngờ đó chỉ là sự
“Lồng Lộn” của kẻ thất phu, bất tài, vô hạnh. Trong bối cảnh
tình hình phức tạp ở Biển Đông và đất nước còn bao nỗi lo toan khác thì
những phát biểu về “ đĩ-biểu tình-đa đảng-văn hóa từ chức” của “nhà sử
học” Dương Trung Quốc tại nghị trường lại càng trở thành một mớ hỗn độn
và hỗn loạn. Lẽ ra Dương Trung Quốc nên ngậm miệng lại để các đại biểu
khác có thời gian hiến kế làm đất nước hùng cường, quân đội hùng mạnh,
dân tộc hùng anh, quốc gia thái bình thịnh vượng, dân chúng lạc nghiệp
an cư, mới đúng là “quốc thái, dân an” đẳng cấp thánh nhân chứ không
phải “an dân” kiểu hàm hồ của Dương Trung Quốc.
Thầy Khổng có phán rằng: “Tranh luận nhỏ nhặt thì hại nghĩa, nói nhảm thì phá đạo lý.”
Lăng Tần tôi xuất thân nghề giáo, đến nay vẫn được môn sinh gọi là Thầy
Phước, nhận thấy cái chuỗi “đĩ” – “biểu tình” – “đa đảng” – “văn hóa từ
chức” là chuyện lớn đến độ Dương Trung Quốc đòi để “đĩ” nằm lên bàn
nghị sự quốc hội quốc gia, đồng thời với việc Dương Trung Quốc nói nhảm
nói nhí, nên trước việc hại nghĩa và phá đạo lý ấy, Thầy Phước tôi không
thể không phụ lời giáo huấn của Thầy Khổng, đành chắc lưỡi lập lại
nguyên văn lời của Thầy Khổng rằng: “Ôi! Người ta chẳng nói thì thôi, nói ra có đúng lẽ mới nói!”
“Người ta” ắt không phải nói chung bàng dân thiên hạ, mà là “ta đây” vậy.
Nhất Thạc Bàn Cờ, Lăng Tần Hoàng Hữu Phước, Nhà
Việt Nam Cộng Hòa Học, Nhà Biểu Tình Pờ-rô-tét Đì-mông-sờ-tra-sân Học,
Nhà Đa Đảng Học, Nhà Lưỡng Đảng Học, Nhà Độc Đảng Học, Nhà Tiếng Anh
Học, Nhà Thánh Kinh Học, Nhà Đủ Thứ Học Học
Máy nhắn tin: 0988898399
Tham khảo:
Ông Dương Trung Quốc nói về bài viết 'tứ đại ngu' trên báo Tiền Phong
Dư luận hiện đang quan tâm đến bài
viết nói về "tứ đại ngu" của nhà sử học, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Dương
Trung Quốc. PV đã gặp ông Dương Trung Quốc để tìm hiểu quan điểm của ông
về bài viết này.
|
Bài viết Dương Trung Quốc - Bốn điều sai năm cũ đăng trên blog được cho là của ĐBQH Hoàng Hữu Phước. |
Thưa ông, ông đã đọc trọn vẹn
bài viết Dương Trung Quốc - Bốn điều sai năm cũ của người ký tên là
Hoàng Hữu Phước chưa? Cảm xúc khi đọc bài viết đó của ông như thế nào?
Đây là một bài lấy từ blog cá nhân
nên thực lòng tôi cũng không muốn bình luận làm gì. Tuy nhiên giữa ngày
tết vui như thế này đọc thấy mất vui đi một tí.
Tinh thần là không có gì đáng để bình luận. Đây là vì Báo chí hỏi nên tôi trả lời thôi.
Trước đây, ông và ĐBQH Hoàng
Hữu Phước đã bao giờ trao đổi trực tiếp về những quan điểm khác nhau mà
ông Phước nêu trong bài chưa?
Cũng chỉ có một lần trao đổi liên
quan đến thảo luận về luật Biểu tình thôi. Còn những việc anh ấy nêu
lên, kể ra, đưa ra QH thảo luận thì cũng hay. Nhưng cũng chưa lần nào
thấy anh Phước nêu ra cả.
Góc nhìn lịch sử là cách chủ đạo
ông dùng để tiếp cận các vấn đề. Từ góc nhìn này, ông đánh giá ra sao về
bài viết của ông Hoàng Hữu Phước? Kiến thức lịch sử liệu đã chuẩn xác.
Cách đặt vấn đề liệu đã khách quan, khoa học.
Tôi cũng không đánh giá làm gì cả.
Tôi thấy không cần thiết phải đánh giá làm gì cả. Vì ngôn ngữ hình như
khác nhau nên không thể trao đổi được.
Hồi kỳ họp thứ 2, QH khóa 13,
tháng 10-2011, ĐB Hoàng Hữu Phước từng khiến dư luận "nổi sóng" vì quan
điểm về luật Biểu tình (không nên bàn luật Biểu tình trong chương trình
nghị sự), nay trong bài viết bàn về "tứ đại ngu" của ông, ĐB Phước lại
một lần nữa nhắc lại chuyện này. Thực chất việc này là thế nào?
Quy định về biểu tình đã có sắc
lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cuối năm 1945 rồi. Nó đã được thể hiện
trong Hiến pháp đầu tiên rồi trong khái niệm tự do hội họp. Đặc biệt,
Hiến pháp năm 1959 có hẳn một điều luật về biểu tình rồi. Và như chúng
ta đã biết, ngay tại cuối kỳ họp năm 2011 đó thì Thủ tướng cũng tán
thành nên có luật Biểu tình. Nên tôi thấy chẳng có gì phải bình luận về
cách đặt vấn đề của ĐB Phước.
Ở một diễn đàn bình đẳng như QH
thì việc các ĐB có quan điểm, chính kiến khác nhau phải được xem là rất
bình thường. Ông nhận xét gì về cách "phản biện" như của ĐB Phước?
Tôi nghĩ đây chẳng thể gọi là phản
biện. Đây là cái gì chứ không phải phản biện. Dẫu sao thì anh Phước cũng
đang là ĐBQH của TP.HCM, một thành phố có nhiều trí thức lớn. Nên tôi
thấy chuyện này để bà con cử tri phát biểu ý kiến bình luận thì hay hơn.
Cứ để đồng bào TP.HCM suy nghĩ về người ĐB của mình thôi.
Cấm các ĐBQH xúc phạm, thóa mạ lẫn nhau
Trao đổi với PV chiều 15-2, Phó chủ tịch QH
Uông Chu Lưu cho biết ông chưa có điều kiện tìm hiểu rõ thực hư sự việc
ĐBQH Hoàng Hữu Phước viết trên blog cá nhân về ĐB Dương Trung Quốc,
song theo quan điểm của ông Lưu, việc ĐBQH trao đổi mà lại có tính chất
mạt sát nhau, xúc phạm nhau là hoàn toàn không nên. “Anh có thể phát
biểu chính kiến quan điểm của anh với những lập luận, lý lẽ thuyết phục,
có văn hóa, xây dựng nhưng không thể thóa mạ, xúc phạm nhau”, Phó chủ
tịch QH nói.
Ông đồng thời cho biết, trong các nội quy
của kỳ họp của QH, quy chế về hoạt động của ĐBQH cũng đều cấm các ĐBQH
xúc phạm, thóa mạ lẫn nhau, không chỉ trong kỳ họp mà cả hoạt động của
ĐB giữa hai kỳ họp. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quy định chế tài xử lý
hành vi này.
Dương Trung Quốc: “Nhà sử học” hay “kẻ cơ hội chính trị” ?
Chủ nhật, 17/02/2013, 21:35 (GMT+7)
Lịch sử không chỉ giúp làm nghề sử, mà có thể làm báo, làm
chính trị, kể cả làm khoa học. Chính điều này đã giúp “Giáo sư sử học”
được làm các chức vụ cao và thậm chí còn làm chính trị. Cũng vì thế mà
chính trị đã làm cho Dương Trung Quốc không còn là một “nhà sử học” đơn
thuần nữa.
Dương
Trung Quốc (sinh năm 1947), quê quán xã Bình Thắng, huyện Bình Đại,
tỉnh Bến Tre, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ông Dương Trung Quốc là
Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Xưa
& Nay và Chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội. Ủy viên Ủy ban
Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và
đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa XI, XII của tỉnh Đồng Nai. Là một
trong số các đại biểu Quốc hội không phải đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Dương Trung Quốc có cha là liệt sĩ Dương Trung Hậu (hy sinh năm
1947), mẹ là người Hà Nội, bà Nguyễn Thị Bảy (sinh năm 1925) ở phố Đào
Duy Từ, con chủ hàng rượu Vĩnh Phương, nhà máy rượu Gia Lâm. Ông nội là
cụ Dương Trung Giao, quê xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre –
chủ hãng nước mắm Liên Thành. Vợ của ông, bà Nguyễn Thu Hằng (em gái
nhạc sĩ Nguyễn Cường), một phụ nữ Hà Nội.
“Nhà sử học”
Ông Dương Trung Quốc tốt nghiệp đại học môn Sử, danh xưng “Nhà Sử
Học” được người ta gắn vào tên của Dương Trung Quốc, thậm chí có một số
tờ báo còn gọi là “Giáo sư sử học”. Giáo sư ở Việt nam là học hàm chứ
không phải học vị, tức là khi đạt một số tiêu chuẩn thì sẽ có Hội đồng
Chức danh giáo sư Nhà nước xét phong tặng, ông Dương Trung Quốc chưa là
giáo sư được hội đồng này phong tặng.
Để hiểu về quan điểm của ông Dương Trung Quốc về lịch sử, chúng ta có
thể thấy qua câu nói đại ý của “Giáo sư sử học” Dương Trung Quốc:
“người ta học sử kém bởi vì học sử không kiếm ra tiền, nếu học sử mà
kiếm được 3 nghìn đô la mỗi tháng người ta sẽ đổ xô vào học sử”.
Cảm ơn “giáo sư sử học”, ông nói rất đúng, và còn đúng hơn nữa khi mà
“giáo sư” dạy bảo người ta rằng nên học bóng đá, ca hát để kiếm được
nhiều tiền hơn.
Lịch sử không chỉ giúp làm nghề sử, mà có thể làm báo, làm chính trị,
kể cả làm khoa học. Chính điều này đã giúp “Giáo sư sử học” được làm
các chức vụ cao và thậm chí còn làm chính trị (Đại biểu Quốc hội). Cũng
vì thế mà Chính trị đã làm cho Dương Trung Quốc không còn là một “nhà sử
học” đơn thuần nữa.
Nhà sử học chân chính là phải cống hiến đời mình hoà vào lịch sử Việt
Nam tạo nên một kết nối quá khứ – hiện tại – tương lai. Đóng góp vào
cho các thế hệ người Việt hiểu rõ lịch sử để giúp chúng ta tiến tới
tương lai.
Nhưng vì có nhiều tham vọng và được ca tụng, ông Dương Trung Quốc
không chỉ làm nghề sử, mà còn làm nhà báo, làm văn hóa và làm chính trị.
Ông đã được đi nhiều nước, có điều kiện để “mở tầm mắt”, tiếp xúc với
nhiều nền văn hóa khác nhau. Đáng lẽ ông cần đúc rút kinh nghiệm từ các
nước để phát triển ngành lịch sử của Việt Nam đang bị “yếu thế”. Lẽ ra ở
cương vị là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ông cần tự thân
hoặc phát động, kêu gọi giới nghiên cứu lịch sử tạo ra các sản phẩm mang
tích giáo dục lịch sử cao và thiết thực, thu hút được đông đảo người
dân đón nhận như các bộ phim lịch sử Việt Nam (đang bị thiếu vắng trầm
trọng), hoặc ít ra là một số video clip lịch sử (Trận chiến Bạch Đằng,
Việt Nam, hình hài một chữ S…) mà các bạn sinh viên đã làm ra được cộng
đồng mạng đánh giá cao. Ở đây tôi không thấy bóng dáng của Dương Trung
Quốc đâu?
Ông Dương Trung Quốc sử dụng tư cách ĐBQH để phục vụ lợi ích của cử tri Đồng Nai hay phục vụ lợi ích cá nhân?
Ông được nhiều tờ báo săn đón, phỏng vấn, được nhiều người tung hô,
ca tụng. Có lẽ vì thế mà ông tưởng mình đang ở trên “mây” nên cứ thế
“háo thắng” làm tới trên chính trường mà quên đi “nghĩa vụ” của một
người được gọi là “Nhà sử học” như một kẻ “cơ hội chính trị”.
Cơ hội chính trị
Những người cơ hội chính trị không có quan điểm chính trị rõ ràng,
luôn ngả nghiêng, dao động, không kiên định. Khi thuận lợi thì tỏ ra
“cấp tiến”, khi gặp khó khăn thì thoái lui, thoả hiệp. Thường lợi dụng
các sự kiện chính trị để đánh bóng tên tuổi, phục vụ mục đích cá nhân.
Những người này thường che giấu bộ mặt thật, vừa tỏ ra ủng hộ, vừa với
danh nghĩa “đổi mới tư duy”, “yêu nước, thương dân” mà thực chất là
chống đối, phá bĩnh.
Họ sẵn sàng làm vừa lòng, hòng tăng phiếu ủng hộ trong các dịp bầu
cử. Cơ hội chính trị được gắn rất ranh mãnh và chặt chẽ với chủ nghĩa cá
nhân, cơ hội về đạo đức, lối sống. Cơ hội chính trị gắn liền với động
cơ cá nhân, thường là từ những người bất mãn, công thần, kiêu ngạo, coi
thường tập thể. Một số được tâng bốc hoặc tài trợ đi đến chống đối.
Một sự kiện mà chúng ta có thể dễ thấy, đó là tại kỳ họp thứ 4 Quốc
hội Việt Nam Khóa XIII, Dương Trung Quốc muốn chứng tỏ sự “cấp tiến” của
mình đã phát biểu chất vấn tại nghị trường Quốc hội, ngạo mạn đặt vấn
đề “văn hóa từ chức” với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người lúc đó đang
phải đau đầu giải quyết các sai phạm xảy ra tại các tập đoàn kinh tế.
Lợi dụng tư cách ĐBQH, ông Dương Trung Quốc muốn làm cho Thủ tướng bối
rối hoặc mang nhục trước quốc dân đồng bào, để thỏa mãn, phục vụ lợi ích
cá nhân và đánh bóng tên tuổi, được các các thế lực thù địch tung hô.
Biết không đạt được mục đích khi nghe Thủ tướng trả lời một cách chân
thiết, thấu lý đạt tình, nhận được sự tán dương của đa số đại biểu Quốc
hội, thì ông Dương Trung Quốc liền chữa lửa bằng lời thanh minh “chất
vấn là để xem Thủ tướng trả lời ra sao, và với nội dung Thủ tướng vừa
đối đáp thì nhân dân yên tâm, tức là an dân”. Điều đó cho thấy ông Dương
Trung Quốc rõ ràng là kẻ cơ hội chính trị, luôn ngả nghiêng, dao động.
Coi việc chấp vấn là trò chơi chính trị cá nhân chứ không phải là đại
diện cho cử tri thảo luận các vấn đề trọng đại của quốc gia. Làm dấy lên
làn sóng chỉ trích Thủ tướng rất nhiều…
Trong phiên thảo luận ở Quốc hội, vấn đề mà ông Dương Trung Quốc đưa
ra đáng lẽ là các vấn đề phát triển lịch sử của Việt Nam, các vấn đề về
cuộc sống dân sinh của nhân dân tỉnh Đồng Nai, nơi ông là đại diện cho
các cử tri. Vậy mà chúng ta không thấy những điều đó, mà chỉ thấy ông ta
nổi bật với vai trò là một người “chọc ngoáy”, tấn công Thủ tướng để
đánh bóng tên tuổi như một kẻ “cơ hội chính trị” kiểu mới.
Nhưng thưa ĐB Dương Trung Quốc, ông thừa biết các tập đoàn kinh tế,
các doanh nghiệp nhà nước đều bị chi phối bởi những nguyên lí phải giữ
vai trò chủ đạo, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, trong thời kỳ
đất nước đang quá trình đổi mới, nên Thủ tướng dù có mười tai mắt cũng
không thể kiểm soát, ngăn chặn triệt để tình hình làm ăn gian dối, nhiều
tham nhũng lớn, nhỏ xảy ra ở khu vực này. Vẫn còn các quan chức ở tất
cả các quận huyện, tỉnh, thành phố tham nhũng đất đai. Trong lĩnh vực
này, Thủ tướng dù có quan tâm, và ra nhiều quyết định cũng chỉ hạn chế
phần nào, không thể ngăn chặn triệt để được. Vấn đề là Đảng, Nhà nước và
nhân dân đang dần phải tạo ra cơ chế quản trị hiệu quả hơn, chứ không
phải tấn công nhau để trục lợi.
Chúng ta có thể cảm thông và chia sẻ quan điểm của Thủ tướng về sự
phân công của TW Đảng với ông, và về trách nhiệm chấp hành của Thủ tướng
với thái độ cầu thị. Nhưng chúng ta không thể cảm thông những kẻ lợi
dụng lúc đất nước khó khăn để trục lợi, cơ hội chính trị, đánh bóng tên
tuổi của mình.