|
Chào đón học sinh vào lớp 1. Ảnh: Hương Giang |
Báo động từ đầu vào
Các trường ĐH sư phạm danh tiếng và lâu đời như ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm Huế, ĐH Sư phạm TP.HCM năm nay có rất nhiều ngành phải tuyển bằng điểm sàn hay chỉ trên điểm sàn 1 điểm (xem bảng thống kê ở cuối bài).
Trong số 30 ngành của ĐH Sư phạm Hà Nội, có 11 ngành lấy điểm đỗ NV1 từ 15 điểm. Chỉ có 2 ngành có điểm chuẩn NV1 cao nhất (25 điểm) là ngành Sư phạm tiếng Anh và thể dục thể thao. Vẫn có tín hiệu mừng khi có 3 thủ khoa khối A của trường đạt 28 điểm.
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 phải lấy điểm chuẩn bằng sàn cho các ngành sư phạm hóa, sinh trong khi ngành sư phạm vật lý cũng chỉ là 13,5.
Trong khi đó, điểm trúng tuyển NV1 của ĐHSP TP.HCM: cao nhất là SP Tiếng Anh: 24.5, giáo dục Thể chất: 21.5, thấp nhất là SP Địa lý Khối A: 13, Sử - GDQP: 14, Giáo dục đặc biệt: 14 (bằng điểm sàn). Như vậy, thí sinh có điểm trung bình hơn 4 điểm đã đỗ đại học.
ĐH Sư phạm Huế cũng đa số lấy điểm trúng tuyển bằng điểm sàn. Ngành lấy điểm cao nhất là SP Toán học 16 điểm, SP Sinh học 15,5, SP Hoá học 15 điểm.
ĐH Sư phạm Đà Nẵng lấy điểm trúng tuyển các môn quan trọng như Toán ứng dụng, Công nghệ thông tin, Sư phạm Tin, Vật lý bằng điểm sàn. Cao nhất là ngành Sư phạm Toán: 23,5 điểm; Sư phạm Hóa: 22,0 điểm.
Các trường top sư phạm còn phải lấy xuống đến mức điểm sàn thì tình trạng của các trường đại học sư phạm địa phương hay các trường có khoa sư phạm còn thê thảm hơn, khi có ngành không có thí sinh nào trúng tuyển hoặc lèo tèo vài em trúng tuyển với số điểm rất thấp.
Tại Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) đa số trong 42 thí sinh trúng tuyển ngành Lịch sử có điểm ở mức 2-3 điểm. Thậm chí có ba thí sinh chỉ được 1,25 điểm, một thí sinh 1 điểm môn sử.
Trường ĐH Cần Thơ có bốn thí sinh trúng tuyển ngành Sư phạm Lịch sử với điểm thi môn này là 1 điểm, nhiều thí sinh từ 1,25-2 điểm.
Trường ĐH Đà Lạt, một thí sinh trúng tuyển ngành sư phạm lịch sử với điểm thi sử 0,5. Một thí sinh tại trường này trúng tuyển với tổng điểm 13 nhưng môn Lịch sử chỉ có 0,25 điểm.
Báo động chất lượng giáo viên ra trường trong tương lai
GS. Nguyễn Viết Thịnh, Hiệu trưởng ĐHSPHN đã từng phát biểu: "Sinh viên giỏi thì vẫn có, nhưng tôi mong muốn những sinh viên giỏi nhất. Mùa tuyển sinh năm nay ở trường tôi có thí sinh điểm đầu vào 27, 28. Học sinh THPT chuyên vẫn có nhiều em thi vào sư phạm.
Tuy nhiên, có một điều đáng lo ngại là hiện nay các thí sinh ở thành phố lớn không thi vào sư phạm. Thế hệ giáo viên ở đây là những em ở vùng khác. Khi vào môi trường giáo dục thành phố các em phải thay đổi nhiều thứ, như lối sống, để tiếp cận với đối tượng học sinh, vốn có cách sống xa lạ với các em".
Ông Ngô Đắc Chứng, Phó hiệu trưởng trường ĐHSP Huế cho biết: So với 5-7 năm trước đây thì nhu cầu vào học ngành sư phạm của xã hội đã giảm. Lúc đó, chính sách miễn học phí và ra trường có việc làm luôn rất hấp dẫn những thí sinh giỏi. Bây giờ, giáo viên phổ thông nhìn chung đã bão hòa, hàng năm tuyển thêm không đáng kể. Hiện chỉ có giáo viên mầm non và tiểu học là còn có nhu cầu lớn, thí sinh thi vào đông.
Ông Chứng nói: Với mức điểm đầu vào trung bình là 5 điểm mỗi môn đào tạo đã là hơi khó rồi, huống chi là thấp hơn!
Còn GS Nguyễn Viết Thịnh khẳng định: "Tôi cho rằng cần phải tiên lượng đầu vào thấp như thế sẽ có tác động tới 10 năm sau".
Một chuyên gia giáo dục tiểu học của Sở GD-ĐT Hà Nội chia sẻ: Có một hiện tượng là sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra trường không dạy được ngay mà phải "đi học nghề" từ những giáo viên già từ 2-3 năm mới có thể dạy được. Đó là nói tới những giáo viên có tư duy tốt. Với những thí sinh trúng tuyển với mức điểm thấp thì khó có tư duy tốt để tiếp thu những tư tưởng và cách tiếp cận HS theo lối hiện đại, yêu cầu của chương trình mới ở tiểu học bây giờ.
Theo kinh nghiệm của chuyên gia này, nếu giáo viên không có tư duy tốt thì chỉ giống như "thợ dạy" chứ không thể có sự chủ động và sáng tạo. Mỗi bài học trong sách giáo khoa, nhìn qua rất đơn giản, nếu giáo viên có kiến thức sâu rộng gấp nhiều lần nội dung trong sách, hiểu được nguồn gốc vấn đề thì chắc chắn giảng bài sẽ khác.
Chia sẻ trên báo chí, PGS Văn Như Cương cũng đồng tình: “Việc chất lượng đầu vào giảm là điều đáng báo động bởi nó sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống giáo dục và sự phát triển bền vững của xã hội. Giáo dục là nền tảng của các ngành khoa học, xã hội, nếu chỉ tuyển được những giáo viên có chất lượng không thật sự tốt, rõ ràng sẽ không có nền tảng tốt”.
- Hương Giang
Đem con bỏ chợ Tại hội nghị các trường sư phạm toàn quốc, nhiều lãnh đạo chia sẻ một bất cập trong đào tạo giáo viên khiến cho nghề này ngày càng kém hấp dẫn. Không chỉ là ở chính sách lương bổng quá thấp, cơ hội chuyển ngành thấp mà khi học ngành này, người ra trường rất khó tìm việc làm. Mỗi khi nộp hồ sơ tìm việc, nhiều sinh viên ra trường nhận được thông báo: đã hết biên chế hoặc không thiếu người. vì sự bão hòa này, ngay cả cơ hội làm hợp đồng với đồng lương ít ỏi cũng rất khó khăn. ĐH Sư phạm Đồng Tháp cho biết, hàng năm, sinh viên ra trường thường xuyên gặp phải nghịch lý ngành thừa, ngành thiếu vì trường chỉ đào tạo theo chỉ tiêu được giao căn cứ vào năng lực hiện có. Còn nhu cầu xã hội cần thực hư như thế nào, trường không biết. Đây cũng là lời phàn nàn của nhiều trường sư phạm khác có mặt ở hội nghị như ĐH Huế, CĐ sư phạm Hải Dương, Vĩnh Phúc… Đào tạo không theo nhu cầu xã hội, thiếu dự báo về nhu cầu nhân lực cụ thể cho ngành khiến các trường bức bối trong vòng luẩn quẩn: đào tạo ra không tìm được việc làm, làm nản lòng những người có ý định chọn con đường giáo viên. Hiện tại, ngành giáo dục vẫn đang chờ đợi con số thống kê, dự báo nhu cầu nhân lực do Bộ GD-ĐT, các UBND và sở GD-ĐT các tỉnh khảo sát. Hơn nữa, hệ thống các trường ĐH-CĐ đào tạo ngành sư phạm được nhận xét là đang khá "lôm côm". Các mô hình đào tạo sản sinh ra từ những trường "ngoại đạo" có đào tạo sư phạm khiến cho năng lực nghiệp vụ sư phạm của giáo viên không được đảm bảo. Chẳng hạn, các trường dào tạo nông nghiệp, lâm nghiệp, rồi đến cả công nghiệp, ký thuật công nghiệp cũng tham gia đào tạo sư phạm. Nhiều tỉnh, thành đã tìm cách để từ chối hoặc đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn đối với những sinh viên tốt nghiệp từ các mô hình này.
|
Tên trường | Số lượng các ngành điểm chuẩn bằng điểm sàn | Các ngành khác |
ĐHSP Hà Nội 2 | 14/18 | Sư phạm Ngữ văn (17,5 điểm),Giáo dục tiểu học 18,5 điểm, Giáo dục mầm non 17,5 điểm, Sư phạm Toán (15,5 điểm) |
ĐH Sư phạm thuộc ĐH Thái Nguyên | 10/16 | Sư phạm Tiểu học, sư phạm Ngữ văn - Địa lý |
ĐH Tây Bắc | 14/14 | Hàng chục chỉ tiêu mỗi ngành cho NV2 và NV3, Điểm chuẩn NV2 cao hơn điểm chuẩn NV1 không đáng kể, phổ biến từ 0- 1 điểm. |
ĐH Giáo dục | 0 | Điểm chuẩn 17 và 18 (trừ SP Sinh học: 20) |
ĐH Huế | 11/ 17 | Các ngành khác điểm chuẩn cao nhất 16. |
ĐH Đà Nẵng | 1 | Nhân hệ số hai cho môn chuyên ngành của ngành đào tạo sư phạm, điểm chuẩn đã nhân hệ số cao nhất 22 điểm |
ĐH Vinh | 0 | Điểm chuẩn phổ biến ở mức 15, 16 điểm. Sư phạm Ngữ văn: 17; Sư phạm Tiếng Anh: 20 |
ĐH Hồng Đức | 9/10 | trừ SP tiếng Anh: 17. |
Những người thầy 'bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông...'
Giáo viên bỏ nghề ở thành phố đã không còn là chuyện lạ, nhưng hiện tượng này đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các trường học nông thôn. Điệp khúc “giáo khổ trường công” vẫn khiến cho những người tâm huyết với ngành giáo dục ngày càng phải trăn trở và xót xa với những câu chuyện thế thái nhân tình. |
Những thầy cô luôn trách nhiệm với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Văn Chung |
Muôn nẻo “ra đi”
Cái tin cô giáo Hạnh nộp đơn nghỉ việc làm cả hội đồng ngỡ ngàng. Ngay lập tức, đại diện các ban bệ, đoàn thể của nhà trường, những chị em vốn thân thiết với Hạnh xúm xít lại để hỏi thăm, động viên, khuyên nhủ.
Trái với thái độ lo lắng, buồn bã của mọi người, Hạnh vẫn rất thản nhiên, trên khuôn mặt của cô còn thoáng chút thanh thản như vẻ mặt một người đã hoàn thành tâm nguyện bấy lâu trăn trở.
Tốt nghiệp khoa Sinh của một trường đại học sư phạm danh tiếng, là Đảng viên ngay từ khi ngồi trên giảng đường đại học, Hạnh định về quê làm giáo viên nhưng tỉnh Hòa Bình quê cô năm ấy lại không có chỉ tiêu tuyển giáo viên THPT của môn này. Nhờ người quen cung cấp thông tin, Hạnh tình cờ biết tỉnh Nam Định có chế độ ưu đãi với những sinh viên bằng giỏi, ngay lập tức Hạnh xin nhập hộ khẩu về một nhà người quen ở Nam Định, cô được phân công giảng dạy ở một trường THPT đạt chuẩn quốc gia của tỉnh.
Những tưởng vượt qua được những khó khăn ban đầu của quá trình tìm việc, Hạnh sẽ gắn bó lâu dài với nghề. Nhưng rồi cuộc sống xa nhà lạ nước lạ cái với bao khó khăn dần dần khiến cô mệt mỏi. Môn học của cô lại không có học sinh học thêm nên ngoài đồng lương chính xấp xỉ 1,6tr/tháng (tập sự); 1,8tr (lương chính thức) không đủ cho Hạnh trang trải những chi phí hàng ngày. Đến khi mẹ ốm nặng, Hạnh cũng không có một đồng nào gửi về quê cho mẹ. Vừa tủi thân, vừa nhục cho nghề, cô quyết định “từ bỏ”.
Cũng giống như Hạnh, Đương là một giáo viên dạy Hóa đầy triển vọng.
|
Mới về trường nhận việc được hơn hai năm, Đương đã được nhà trường giao phó cho nhiều trọng trách.
Ngoài lương, mỗi tháng anh cũng có thêm gần một triệu tiền dạy thêm. Nhưng rồi Đương cũng xin nghỉ việc để làm cho một công ty thương mại trên hà Nội với mức lương thử việc 6 triệu đồng/tháng.
Có những giáo viên khác thì xin nghỉ để đi học tiếp Cao học theo hình thức tự túc. Và tất nhiên học xong chẳng ai về lại trường chỉ để hưởng mức lương cào bằng giống như tất cả những người có bằng cử nhân. Không xin dạy ở các trường quốc tế, tư thục thì họ cũng chuyển sang làm trái ngành.
Nhìn chung, các giáo viên bỏ nghề đều là những giáo viên trẻ. Họ thường “sốc” khi ra trường bởi những khác biệt quá xa giữa tố độ phát triển kinh tế xã hội với môi trường gần như khép kín, nặng nề, “cơm lần gạo lượt”, đặc biệt là quá nghèo của môi trường sư phạm.
Co kéo với thu nhập tròm trèm 2 triệu đồng
Tốt nghiệp đại học sư phạm, trong khi các bạn cùng lớp về quê dạy học thì Tâm ở lại Hà Nội quyết tâm học lên cao học.
Vừa đi làm thêm, vừa học vất vả không kể hết nhưng cô vẫn vui vì nghĩ tới cái bằng thạc sĩ trong tay sẽ làm mở mày mở mặt bố mẹ với họ hàng và bạn bè đồng trang lứa.
Quan trọng hơn nữa, với thời gian nghiên cứu kỹ về chuyên môn, Tâm hy vọng là mình có thể thật sự tự tin để đứng trên bục giảng thực hiện nhiệm vụ trồng người.
Tấm bằng thạc sĩ của Tâm được tỉnh tạo điều kiện ưu ái trong quá trình xét tuyển, cô được phân công về dạy ở một trường phổ thông cách nhà hơn 10 cây số.
Niềm vui nhận được việc chưa kịp tắt thì Tâm thất vọng vì mức lương của mình. Cô ưu ái được xét luôn lương bậc 2 của hệ 15.113 (cộng với 30% đứng lớp thì lương là 2,3 triệu đồng mỗi tháng) nhưng vẫn phải mất 1 năm tập sự (nghĩa là hưởng 85%) lương. Tổng thu nhập của Tâm là 1,8 triệu đồng mỗi tháng.
Cầm tháng lương đầu tiên, Tâm đắn đo cộng cộng trừ trừ mất gần cả buổi tối mà không biết căn như thế nào để đủ tiêu trong một tháng: Tiền xăng xe tối thiểu 300 ngàn đồng, tiền ăn hàng tháng ít nhất cũng 500 ngàn đồng, tiền hao mòn xe cộ, tiền mua cái quần cái áo hẳn hoi để đi dạy, tiền đình đám rồi các khoản khác phát sinh. Đấy là chưa kể hàng tháng phải trừ đi các loại quỹ, các loại tiền ủng hộ….
Với khả năng có thể nói lưu loát tiếng Anh và tiếng Trung, Tâm được nhiều bạn bè giới thiệu làm việc này việc kia.
Lúc đầu Tâm chần chừ: “Các giáo viên khác sống được, mình cũng sống được”,.
Nhiều lúc, nhìn những gương mặt hào hứng của học sinh, thấy những học sinh cá biệt đang tiến bộ từng ngày rồi cả sự tin tưởng của các phụ huynh, Tâm thấm thía sự cao cả của nghề nhưng mỗi khi nghĩ đến tương lai cô thực sự lo sợ: khi lập gia đình liệu mình có đủ tiền trang trải cho bản thân, con cái? Rồi đến hết đời liệu có mua nổi một cái nhà?
Trường Tâm dạy là một trường khá tốt ở nông thôn. Giáo viên không có phụ cấp như ở miền núi, không có tiền dạy thêm nhiều như ở thành phố. Tất cả sống quay quắt bằng lương.
Hầu như tất cả giáo viên đều phải làm thêm nghề khác để sống nhưng chủ yếu là chăn nuôi. Vì vậy, ngoài việc trao đổi chuyên môn, các giáo viên chủ yếu trao đổi kinh nghiệm trồng trọt và kinh doanh các giống gia súc gia cầm có năng suất cao.
|
Niềm vui của học sinh không kéo lại được nỗi lo cơm áo. Ảnh: Văn Chung |
Vĩ thanh khúc ca buồn
Những thầy cô “dứt áo ra đi” đều là những người có năng lực, khát khao cống hiến và họ có thể sống khá hơn từ thu nhập từ các công việc khác.
Lãnh đạo các trường có giáo viên bỏ việc đều lắc đầu buồn bã:
“Nhà trường đã cố gắng rất nhiều để tạo môi trường làm việc cho các cán bộ công nhân viên. Nhưng chế độ lương bổng là chung cho cả nước nên chúng tôi cũng không biết làm sao để các đồng chí trẻ yên tâm công tác”.
Mỗi khi có giáo viên nghỉ việc, chỉ có người trong cùng cơ quan là hiểu rõ nguyên nhân, còn tất cả học sinh có thương nhớ thầy cô của mình cũng chỉ biết ngơ ngác: “Vì sao…?”.
Ngành sư phạm qua thời kỳ vàng '3 con 9'
Đi qua thời kỳ vàng "3 con 9", sự quay lưng của học sinh giỏi hiện nay khiến điểm chuẩn đầu vào của các trường sư phạm (SP) thả dốc dần.
Thí sinh làm bài thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Hương Giang |
Điểm chuẩn liên tục giảm
Liên tục trong những năm gần đây, mùa tuyển sinh năm nào, các trường SP cũng phải chứng kiến lượng hồ sơ và điểm chuẩn giảm mạnh.
Là "lò đào tạo" ngành SP nổi tiếng trong cả nước nhưng Trường ĐHSP Hà Nội cũng là trường có tốc độ "rơi tự do" của điểm chuẩn nhanh nhất.
Điểm chuẩn vào các ngành chủ chốt của trường năm 2010 như SP Toán là 21, SP Vật lý: 19, SP Sinh: 16,5, SP Văn: 20, SP Địa lý: 17 điểm.
So với năm 2005, điểm chuẩn vào các ngành này đã giảm rất mạnh. Giảm nhanh nhất là ngành SP Sinh học, từ 25 điểm (năm 2005) xuống còn 16,5 điểm (năm 2010), giảm hẳn 8,5 điểm. Các ngành khác đều giảm ít nhất từ 2 đến 6 điểm.
Năm 2008, Trường ĐHSP Hà Nội vẫn nhận được 24.000 hồ sơ đăng ký dự thi. Đến năm 2010, con số này đã giảm xuống còn 17.000 bộ.
Trong những điểm thu hồ sơ trên cả nước, hầu như các trường sư phạm luôn là trường bị xếp vào nhóm có lượng hồ sơ thưa vắng nhất.
Không những thế, số lượng hồ sơ nộp vào sư phạm của học sinh chuyên ở Hà Nội rất ít.
Ngay cả trường THPT chuyên của ĐHSP Hà Nội năm nay cũng chỉ có 29 hồ sơ nộp vào ngành sư phạm. Chủ yếu hồ sơ từ các trường này đổ hết vào Kinh tế, Ngoại thương và Bách khoa.
Bà Nguyễn Thị Tĩnh, hiệu phó ĐHSP Hà Nội cũng cho biết, sinh viên của trường phần lớn từ các tỉnh và vùng nông thôn khác.
Không chỉ ở 'máy cái" ĐHSP Hà Nội, đây còn là "số phận chung" của các trường sư phạm trong cả nước.
Những trường "top đầu" của ngành cũng là những trường có điểm chuẩn giảm mạnh nhất và liên tục theo từng năm.
Những ngành đào tạo khoa học cơ bản và quan trọng trong chương trình phổ thông như Toán, Lý, Hóa, Văn, Sinh, Địa, Sư phạm tiểu học, Sư phạm mầm non... cũng là những ngành có điểm chuẩn giảm mạnh nhất.
Thậm chí, ở ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội 2,ĐHSP Huế..., quy mô đào tạo "phình" ra với các ngành đào tạo cử nhân không thuộc chuyên ngành sư phạm nhưng lại "teo tóp" lại ở chính nhóm ngành chính của mình.
Cùng với tư duy thực tế của người học, nhóm ngành kinh tế, kỹ thuật đang dẫn đầu chất lượng đầu vào, ngành sư phạm hiện tại không còn là nơi hội tụ của đa số những học sinh giỏi.
Nếu so với năm 1997, năm đầu tiên tuyển sinh ngành SP Toán lấy tới 27 điểm, các ngành thấp nhất cũng lấy điểm chuẩn là 23-24, ngành SP Ngữ văn còn lấy 25 điểm thì thời kỳ vàng "3 con 9" của sư phạm hiện đang bị thay thế dần bởi "3 con 7", thậm chí là "3 con 6", "3 con 5" hay chỉ hơn điểm chuẩn một chút.
Ngành | ĐH Sư phạm Hà Nội 1 | ĐH Sư phạm Hà Nội 2 | ĐH SP Huế | ĐH SP T.P HCM | ||||||||||||
2005 | 2006 | 2009 | 2010 | 2005 | 2006 | 2009 | 2010 | 2005 | 2006 | 2009 | 2010 | 2005 | 2006 | 2009 | 2010 | |
SP Toán | 25.5 | 25 | 22 | 21 | 23,5 | 22,5 | 18 | 17 | 23.5 | 18.5 | 17,5 | 17 | 25,5 | 23,5 | 21 | 19 |
SP Vật Lý | 26 | 21,5 | 21,5 | 19 | 25,5 | 20 | 18 | 17,5 | 18. | 18.5 | 15,5 | 15,5 | 24 | 19,5 | 18,5 | 17 |
SP Sinh học | 25 | 22 | 20 | 16,5 | 23,5 | 21 | 17 | 17 | 22 | 15.5 | 14 | 16 | 20 | 19 | 18 | 16 |
SP Ngữ Văn (khối C) | 23 | 21,5 | 23 | 20 | 20 | 20 | 21 | 19,5 | 19 | 18.5 | 18.5 | 16,5 | 17,5 | 17,5 | 19 | 16,5 |
SP Lịch Sử (khối C) | 22.5 | 22,5, | 22,5 | 20,5 | Không mở ngành đào tạo SP | 19 | 17.5 | 19 | 16 | 16 | 18 | 18 | 15 | |||
SP GD Đặc biệt | 17 | 17. | C/D1: 18/15 | 15 | Không mở ngành đào tạo SP | 14 | 14 | 14 | 14 | |||||||
SP Tiếng Anh/ Ngoại ngữ | 28 | 28 | 28 | 21,5 | 27,5 | 28.5 | 26,5 | 26 | ||||||||
SP GD Mầm non | 19 | 19,5 | 18,5 | 18 | 16,5 | 17 | M: 15 | M: 16 | 14 | 14 | 13,5 | 13,5 | 18 | 17 | 15,5 | 16 |
SP GD Tiểu học | 20 | 22 | 17,5 | 19 | A/C: 21,5/20 | A/C: 21/20 | M: 17 | M: 16.5 | 15 | 17 | 14 | D/C16/18.5 | 15,5 | A/D1: 17/18,5 | 15,5 | 15, |
Chưa cần báo động
Đứng trước hiện thực là thu nhập từ ngành sư phạm hiện tại nói chung không đủ cho cuộc sống của các giáo viên, ngành có thể quay trở lại thời kỳ lưu truyền câu nói "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm", xã hội có nỗi lo lắng lớn hơn là sẽ thiếu đi những giáo viên thực sự có chuyên môn tốt, có đam mê với nghề.
Tuy nhiên, một số lãnh đạo của các trường sư phạm cho rằng: điểm đầu vào như vậy chưa phải là đáng báo động.
Bà Nguyễn Thị Tĩnh, phó hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội thì hiện nay điểm chuẩn vào các khoa của trường như vậy không phải là thấp.
ĐHSP Hà Nội vẫn thuộc top những trường lấy điểm chuẩn cao. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều trường, ngành học mở ra và thí sinh có rất nhiều lựa chọn. Thí sinh thi vào sư phạm ít hơn cũng là dễ hiểu.
Tuy nhiên, bà Tĩnh cho biết, ở trường sư phạm rất may mắn bởi vẫn có những sinh viên thực sự yêu thích, có đam mê nghề giáo và năng lực rất tốt. Nhờ chính sách miễn học phí, trường vẫn thu hút được những học sinh vượt khó ở các vùng quê nghèo.
Theo thầy Nguyễn Văn Hiền, giảng viên khoa SP Sinh học, điểm chuẩn chỉ là một căn cứ tương đối vì phụ thuộc nhiều vào đề thi của từng năm. Đề dễ hay khó cũng làm điểm chuẩn tăng lên hay giảm đi. Với điểm chuẩn như vậy, hiện tại ĐHSP Hà Nội vẫn tạm hài lòng với chất lượng đầu vào.
Nghề nào cũng có cái hay và cũng có thời của nó. Hiện tại, thu nhập và đầu ra là hai nguyên nhân quan trọng cản trở đầu vào của sư phạm. Nhưng trong xã hội, sư phạm là nghề rất quan trọng và có sự ổn định cao - Bà Nguyễn Thị Tĩnh, phó hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội |
Một số lãnh đạo khác thì nhìn nhận rằng, điểm chuẩn giảm là điều đáng lo ngại. Nhưng qua điểm chuẩn và những hiện tượng quay lưng với nghề giáo viên để lo ngại về thế hệ giáo viên tương lai là chưa đầy đủ. Bởi vì, quan trọng hơn cách tuyển sinh nói chung và đặc biệt cách tuyển sinh vào ngành sư phạm nói riêng vẫn chưa ổn và cần phải nghiên cứu lại cho phù hợp hơn với đặc thù của ngành nghề.
Theo ý kiến của bà Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục của ĐHQG Hà Nội: "Nếu chuyện thi cử, tuyển sinh đảm bảo tính khoa học, chuẩn xác thì điểm chuẩn trong những năm gần đây giảm sẽ là một thông số đáng báo động, ảnh hưởng đến cả nền giáo dục. Nhưng thi cử lấy ghi nhớ là thước đo chủ yếu như hiện nay chưa phải là một thước đo chuẩn xác về năng lực của một thí sinh, để có thể chọn ra một bộ óc thông minh hay một người có những năng lực, thiên hướng phù hợp với nghề giáo viên."
Bà Lộc nói thêm: "Ở nước ngoài, người ta phân khối theo năng lực mà nhóm nghề đòi hỏi, có năng năng lực đòi hỏi cả tự nhiên và xã hội, hoặc cả xã hội và công nghệ, hay cả tự nhiên và công nghệ, chứ không phải phân theo kiến thức khoa học tự nhiên hay kiến thức xã hội. Hiện nay, đối với nghề giáo viên, nếu thi và tuyển giáo viên theo khối A, B, C, D... mới chỉ là định hướng cho giáo viên khối kiến thức sẽ giảng dạy cho tương lai chứ chưa phả là định hướng nghề nghiệp cho người giáo viên."
Như vậy, ở hiện tại, nghề sư phạm đang gặp khó khăn nhiều mặt trên con đường tìm kiếm những cá nhân tâm huyết, có trình độ tốt để xây dựng hệ thống giáo dục mạnh mẽ. Hiện tại, việc thắt chặt đầu ra để đảm bảo chất lượng đang được các trường ủng hộ thực hiện.
Khủng hoảng giảng viên sư phạm 'đầu đàn'
Sau 5 năm, tỷ lệ GS, PGS ngành sư phạm tăng 0,5%, còn tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ giảm 1,24%, tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ tăng 4,06%. Hiện tại, tỷ lệ sinh viên/giảng viên trung bình là 31.Đây là thống kê của Bộ GD-ĐT tính đến năm học 2010 - 2011 đưa ra ngày hôm nay, 23/8.
Theo số liệu này, các trường ĐH sư phạm có gần 4.400 giảng viên, trong đó, số lượng GS là 18, PGS là 192, chiếm tỉ lệ 5%. Tỷ lệ giảng viên có học vị tiến sĩ là 12,84% với 565 người, còn lại chủ yếu là trình độ thạc sĩ (2.039 giảng viên).
Sau khi đánh giá chung "một bộ phận giảng viên còn hạn chế về trình độ, chưa tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, chương trình đào tạo giáo viên nhiều bất cập", trong báo cáo tổng kết, Bộ GD-ĐT đưa ra 6 mục tiêu nhằm cải thiện chất lượng ở những "cỗ máy cái" đào tạo giáo viên như: ổn định và củng cố hệ thống và mô hình cơ sở đào tạo giáo viên hiện nay, phát triển quy mô các trường, khoa sư phạm...
Một số mục tiêu được "số hóa" với các mốc thời gian: đến năm 2015, ít nhất 25% và đến năm 2020, 50% giảng viên sư phạm đạt trình độ tiến sĩ; chức danh từ PGS trở lên có chỗ làm việc tại trường; các cơ sở đào tạo giáo viên hoàn thành việc đổi mới chương trình, có đủ giáo trình chất lượng cho tất cả các môn học.
Đáng lưu ý, tới năm 2020, tỉ lệ sinh viên/giảng viên sẽ không quá 20; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng khoa, phó trưởng khoa các trường ĐHSP, CĐSP phải qua chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trước khi được bổ nhiệm hoặc trong vòng một năm sau khi được bổ nhiệm; các trường sư phạm có thư viện điện tử.
Các hội đồng Hiệu trưởng trường ĐHSP, CĐSP; hội đồng khoa học sư phạm quốc gia cũng sẽ được thành lập.
Khi các trường sư phạm lao ra thị trường
Các trường ĐH,CĐ sư phạm ở địa phương đang thi nhau đổi tên và mở rộng quy mô đào tạo. Nhưng cái gốc sư phạm không chỉ bị gạch bỏ trong tên gọi mà nhiều chuyên ngành đào tạo sư phạm bị khai tử khi có nhiều chuyên ngành ngoài sư phạm khác khai sinh.
Vừa mất tên vừa mất con
Không còn gắn với cái tên sư phạm, nhiều trường cao đẳng ở các tỉnh đang đổi tên để trở thành trường đa ngành như Cao đẳng Vĩnh Phúc, Cao đẳng Lạng Sơn, Cao đẳng Hải Dương, Cao đẳng Bến Tre, Cao đẳng Cần Thơ, Cao đẳng Bình Định…
Hầu hết các trường sư phạm còn “ở riêng” hay đã “ở chung”với trường khác, các ngành sư phạm cũng chỉ là một phần trong danh sách ngành nghề đào tạo. Nhiều trường đều có nghề ngoài sư phạm như kỹ thuật, kinh tế, ngoại ngữ, thư viện,…Số lượng ngành này còn nhiều hơn ngành chính như ở Cao đẳng sư phạm Bà Rịa-Vũng Tàu, chỉ có 4 ngành đào tạo sư phạm nhưng có tới 8 chuyên ngành đào tạo ngoài sư phạm như kinh doanh, tin học, công nghiệp…, Cao đẳng sư phạm Thừa Thiên-Huế, có 8 ngành sư phạm và 16 ngành ngoài sư phạm, Cao đẳng sư phạm Kon Tum cũng có 6 ngành ngoài sư phạm trong khi chỉ có 3 ngành đào tạo sư phạm… Không còn gắn với cái tên sư phạm, nhiều trường cao đẳng ở các tỉnh đang đổi tên để trở thành trường đa ngành như Cao đẳng Vĩnh Phúc, Cao đẳng Lạng Sơn, Cao đẳng Hải Dương, Cao đẳng Bến Tre, Cao đẳng Cần Thơ, Cao đẳng Bình Định…
|
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT. (Ảnh: Hương Giang) |
Sư phạm càng teo nhỏ hơn đối với những trường đã ở chung cùng các nhóm ngành khác. Không chỉ ở quy mô đào tạo mà có những ngành đã bị loại ra khỏi danh sách tuyển sinh. Trường Cao đẳng Sơn La năm nay chỉ đào tạo 4 ngành sư phạm toán, sinh học, ngữ Văn, mầm non, thể chất, kỹ thuật công nghiệp, tiếng Anh, các ngành âm nhạc, mỹ thuật, lịch sử, giáo dục công dân, tin học năm nay không còn nữa.
Ngành sư phạm ở Cao đẳng Vĩnh Phúc năm nay cũng “bớt” nhiều ngành quan trọng như mầm non, vật lý, sinh học, địa lý, kỹ thuật công nghiệp. Thậm chí, cao đẳng sư phạm Hậu Giang đổi tên thành cao đẳng cộng đồng Hậu Giang năm nay chỉ đào tạo mỗi ngành sư phạm mầm non…
Không ít trường đại học của tỉnh hiện nay có gốc đi lên từ sư phạm như Đại học Vinh, Đại học Hồng Đức, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế. Gần đây, Cao đẳng sư phạm T.P Hồ Chí Minh cũng nâng lên thành ĐH Sài Gòn, Cao đẳng sư phạm Tiền Giang giờ đã là ĐH Tiền Giang…
Kể từ đó, quy mô đào tạo sư phạm không tăng lên nhưng lại nở rộ hình thức đào tạo cử nhân. Hầu như mỗi chuyên ngành sư phạm lại có một chuyên ngành cấp bằng cử nhân tương ứng. Ở ĐH sư phạm Hà Nội 2, chuyên ngành Lịch sử không có ở sư phạm nhưng lại có ở cử nhân.
Cũng chỉ vì bị người học bỏ rơi
Nhiều hiệu trường các trường cao đẳng sư phạm địa phương cho biết trên báo Thanh niên : mở rộng thành trường đa ngành là thể hiện sự nhìn xa trông rộng và nhu cầu đào tạo sư phạm ở các trường đã giảm. Nhiều ngành khác ở địa phương được người học quan tâm và đang có nhu cầu nhân lực.
Vì vậy, các trường cạn nguồn tuyển do học sinh không mặn mà với nghề giáo viên.
Chẳng hạn như ở Cần Thơ, nhiều trường mầm non ở các huyện đỏ mắt tìm thầy nhưng khi Cao đẳng Cần Thơ được tuyển 400 chỉ tiêu đào tạo trung cấp mầm non thì chỉ 300 hồ sơ đăng ký.
3-4 năm gần đây, trường CĐ Sư phạm Trà Vinh phải ngừng tuyển sinh các ngành toán, lý hoá sinh, tin học, chỉ tuyển giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học. Trong 8 ngành tuyển sinh năm nay của trường thì đã có 6 ngành ngoài sư phạm. Ông Lê Văn Dờn, nguyên là hiệu trường của trường cho biết trên báo Người Lao Động: “Nguồn tuyển sinh ngày càng giảm dẫn tới lãng phí cơ sở vật chất, giảng viên…Vì vậy trường buộc phải sáp nhập với trường ĐH Trà Vinh để tồn tại”.
Vì chuyện sống còn tạm thời này, nhiều trường cũng phải lao theo đào tạo đa ngành. Chất lượng của những ngành mới ngoài sư phạm chưa biết thế nào, có trường còn nâng lên thành ĐH khi vẫn còn “non”.
Với kiểu phình ra không đúng sở trường như thế, làm sao để các trường xoay sở cho chất lượng của đủ thứ ngành mà vẫn có thể đảm bảo được cho chuyên ngành chính của mình? Trong khi đó, ngay chính chất lượng của số đông giáo viên đang lâm vào tình trạng “suy dinh dưỡng” vì việc “chăm nuôi” quá kém như đánh giá của GS Trần Hữu Tá trên báo Người lao động.
Nhiều chuyên gia giáo dục day dứt: Nếu không có người thầy giỏi, dù cuốn sách có hay đến mấy thì thành công của giáo dục cũng rất hạn chế, cũng như mọi cuộc cải cách giáo dục nếu không bắt đầu từ các trường sư phạm sẽ kém hiệu quả. Nhưng các cuộc cải cách giáo dục đã đi qua chưa có nội dung nào thực sự dành cho các trường sư phạm.
Lương giáo viên, sao nỡ ngoảnh mặt?
Nhìn những giọt nước mắt lăn trên gương mặt khắc khổ của các cô giáo mầm non Mậu Lâm (Như Thanh- Thanh Hóa) vì buộc phải bỏ việc do thu nhập một tháng chỉ trên dưới 500 ngàn đồng, dư luận không thể không bức xúc cho hiện tượng đáng xấu hổ của ngành giáo dục. |
Giọt nước mắt của cô giáo mầm non Mậu Lâm, Thanh Hoá. Ảnh: Lê Hoàng. VnExpress |
Cái xấu hổ ở đây là một cơ chế làm con người, nhất là những con người làm một cái nghề cao quý là nghề giáo phải rơi nước mắt chua chát cho thân phận mình.
35 giáo viên ở trường mầm non Mậu Lâm, Thanh Hoá đồng loạt muốn nghỉ việc chỉ là giọt nước làm tràn ly. Đây đó trên khắp cả nước, những giáo viên mầm non khác đang muốn bỏ việc hay chán ngán với nghề nghiệp của chính mình còn rất nhiều.
Với thu nhập 500 ngàn đồng một tháng, sau khi trừ tất cả các loại tiền bảo hiểm y tế, xã hội, công đoàn là số tiền 35 GV này nhận được, chưa bằng một bát phở "đại gia" của thành phố.
Còn nhớ hồi đầu năm nay, tại cuộc họp giao ban ở nhiều huyện thuộc Hà Tây, lãnh đạo địa phương cho biết khi đi kiểm tra, đã phát hiện ra thực tế là rất nhiều giáo viên mầm non vì lương quá thấp đã nghỉ không lương để mở cửa hàng cắt tóc, gội đầu để đảm bảo cuộc sống.
Đành rằng, mức lương chung của ngành giáo dục không thể thay đổi vì còn phải "nhìn ngó" các ngành khác, nhưng cả xã mới có một trường mầm non, chẳng lẽ địa phương không phụ thêm vào cho vài chục giáo viên đủ sống để yên tâm với nghề? Chẳng lẽ người lãnh đạo trường hay ngành giáo dục địa phương không biết rằng, họ có thể an tâm làm việc với số lương ít ỏi ấy?
Có đủ sống, mới làm nghề đàng hoàng
Cách đây hơn một năm, GS Hồ Ngọc Đại có kể một câu chuyện rất đáng suy nghĩ. Trong thời gian sau đổi mới, ông đã thu thêm tiền phụ huynh để tự tăng lương cho giáo viên của mình.
Ông giải thích với phụ huynh: Tôi sẽ thu tiền của phụ huynh, thông qua cô giáo, trả lại cho con các vị. Tôi lấy số tiền ấy, trả thêm cho GV, để họ đủ sống. Khi thầy cô giáo sống đàng hoàng hơn, ra chợ đàng hoàng hơn, đến lớp đàng hoàng hơn thì thái độ đàng hoàng ấy con cái các vị hưởng. Ngoài ra tôi không dùng tiền đó để làm cái gì khác.
Đúng, người ta đã quên mất một điều vô cùng quan trọng đó là tư cách của giáo viên trên bục giảng. Đã là giáo viên thì phải có cái uy khi đứng trên bục giảng, thì nó mới tôn nghiêm. Nếu thu nhập của thầy cô giáo ấy không đủ nuôi bản thân mình, chưa nói đến phải nuôi con cái thì khi đứng trên bục giảng, người thầy ấy có tự tin không?
Đó là chưa kể, giáo viên rất khó làm thêm những việc khác để tăng thu nhập. Không phải giáo viên nào cũng có cơ hội dạy thêm một cách đàng hoàng (tức là phụ huynh có nhu cầu thực sự). Nghề giáo là một nghề rất đặc thù, khi mà cái uy khi đứng trên bậc giảng cực kỳ quan trọng đối với HS. Không có cái uy thì làm sao HS tôn trọng, nếu bản thân giáo viên tự ti với bản thân mình thì làm sao có uy với học trò?
Làm cô giáo ở thành phố: Làm sang cho chồng
Có người từng đặt câu hỏi, tại sao lương giáo viên thấp mà nhiều người vẫn chấp nhận làm, nhất là ở thành phố? Tôi xin kể một vài câu chuyện về những người tôi biết rất rõ, vì sao họ làm giáo viên.
H. là một giáo viên (tốt nghiệp đại học ngoại ngữ) dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học, vừa được nhận vào biên chế năm nay. Cô tâm sự, cô không nhớ chính xác số lương mình nhận được mỗi tháng, vì nó không đáng để nhớ do nó quá ít ỏi. Số tiền này chỉ đủ nạp điện thoại và đổ xăng mỗi tháng.
Tuy nhiên, cô H.vẫn chấp nhận làm công việc này, vì thu nhập của chồng cô khoảng 50 triệu đồng/tháng, đủ nuôi cả gia đình. H. nói vui: chỉ cần công việc để con có một hồ sơ đẹp là có mẹ làm giáo viên (chứ không phải ở nhà nội trợ), ba làm giám đốc. Hơn nữa, cũng là cách để báo cáo mẹ chồng vui lòng là cô không thất nghiệp.
H. kể, có một số giáo viên khác chấp nhận làm giáo viên để đi làm cho vui, hay có cơ hội diện quần áo đẹp. Có giáo viên được chồng mua cho một chiếc xe hơi để mặc áo dài đi làm cho tiện.
Một hiệu trưởng trường tiểu học cho biết: lương giáo viên mới vào nghề khoảng hơn 2 triệu/tháng, giáo viên tiểu học lâu năm có thu nhập khoảng hơn 4 triệu/tháng. Đó là thu nhập chính thức, ngoài ra tuỳ trường linh động thu tiền bán trú hay các hoạt động khác chăm lo đến đời sống mà mỗi giáo viên có thể thêm hơn 2 triệu/tháng.
Có một tiến sĩ ngoại trở về nước, dự định làm việc ở một trường đại học. Sau khi đi khảo sát một loạt các trường đại học lớn của TP.HCM, anh lắc đầu: có chết cũng không dám làm giảng viên đại học nữa. Để có thu nhập khoảng 10 triệu một tháng, anh sẽ phải dạy "sùi bọt mép" may ra mới đủ.
Ông thầy của anh, cũng là một giảng viên đại học lâu năm chia sẻ: Tôi đang điều hành vài công ty ở bên ngoài, bây giờ tiền bạc cũng rủng rỉnh, nhưng cũng không muốn bỏ nghề giảng viên đại học. Ông cười: bây giờ tôi đi dạy là đi làm từ thiện cho sinh viên, chứ mức lương giảng viên đại học không thể nuôi sống gia đình được.
Câu chuyện cô giáo mầm non nước Bỉ
Có dịp sống 2 năm ở thành phố lớn thứ hai nước Bỉ, có con đi học mẫu giáo ở nước này, tôi có dịp quan sát về cô giáo mầm non ở nơi đây.
Vào một ngày lễ halloween, khi đến chụp ảnh cho trường (miễn phí), tôi được một cô hiệu phó dẫn xuống một căn hầm, nơi có một cô giáo trẻ mới về trường đang phải chứng tỏ khả năng kể chuyện cho lũ trẻ.
Thấy cô giáo vã mồ hôi khi kể chuyện, cô hiệu phó giải thích, cô giáo mới về phải mất nhiều thời gian làm quen và phải học rất nhiều mới làm tốt công việc này được, vì dạy trẻ là điều không dễ dàng.
Ngày ngày đưa con đến trường, tôi thầm phục các cô có thể quản lý một lớp học đến hơn 40 học sinh đa chủng tộc, đa ngôn ngữ một cách tuyệt vời như vậy, phụ huynh không có bất cứ một lo lắng gì khi gửi con tới trường. Mỗi ngày đến lớp, cô giáo trang trí lớp học theo một kiểu khác nhau. Thỉnh thoảng, con tôi còn mang quà từ lớp về. Ngày của mẹ, cô còn hướng dẫn các con làm một món quà về tặng mẹ. Không bao giờ có cảnh cha mẹ vì xót xa lương cô giáo thấp quá mà dúi phong bì vào tay cô.
Phải chăng, với mức lương từ 1.500 euro đến khoảng 2000 euro một tháng mà các cô giáo mầm non ở nơi này có thể làm nghề một cách đàng hoàng và đầy tâm huyết như vậy? Với mức lương như vậy, các cô giáo mầm non thuộc tầng lớp trung lưu của xã hội.
Lâu nay, nhiều giải pháp phát triển giáo dục đã được đặt ra, nhưng chưa có một giải pháp nào nhấn mạnh đến phần quan trọng nhất: làm thế nào để cho người thầy có thể sống bằng thu nhập của mình một cách đàng hoàng!
Vừa dạy học, vừa trông con
Nhà neo người, chồng hay phải đi rừng dài ngày, cô giáo Trần Thị Thuận (giáo viên Trường tiểu học Đồng Văn 1) nhiều lúc vừa phải dạy học kiêm luôn trông cậu con trai 4 tuổi.Vóc người gầy nhỏ, cô giáo Thuận đã có 15 năm lăn lộn khắp các điểm trường khó khăn nhất của huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An).
Cô Thuận cho biết cậu con trai Lang Trung An đã đi học mẫu giáo nhưng nhiều khi phải đưa cậu con trai đến trường để vừa dạy học, vừa trông con.
Không ít hôm cô giáo Thuận phải đưa con đến nơi dạy học để chăm sóc. |
Lớp 5A cô Thuận chủ nhiệm hầu hết là con em người dân tộc Thái ở xã Đồng Văn. |
Trong khi mẹ dạy học, Lang Trung An tha thẩn chơi bên ngoài. |
Dãy nhà gỗ của trường xuống cấp đã lâu, thỉnh thoảng nhớ mẹ, An lại nhòm qua khoảng hở nơi một tấm gỗ hỏng đã được gỡ bỏ. |
Rồi ghé thăm lớp học kế bên. |
Đôi khi cao hứng, bé An còn còn giao lưu với các anh chị trong lớp. |
Mỗi lần phát hiện bé An nhòm qua khe, mẹ Thuận lúc thì nhắc nhở con bằng biện pháp cứng rắn... |
...hay bằng những chiếc bánh luôn sẵn trong cặp sách. |
Chỉ trong giờ ra chơi, bé An mới được mẹ cho phép vào trong phòng học. |
Không ít hôm, cô giáo Thuận phải trông con trong khi vừa dạy học. Nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của lớp 5A. |
Sinh viên sư phạm tự họa bản thân
Gặp gỡ những gương mặt sinh viên có học lực khá giỏi trong Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, một tương lai với nhiều sự thay đổi cho nghề dạy học và cho chính sinh viên ở các "máy cái" vẫn là một khao khát cháy bỏng.
|
|
Bùi Thị Yến Hằng: Sinh viên lớp chất lượng cao K59, khoa Sư phạm Hóa học. Yến Hằng từng đạt giải nhì mông Hóa học của kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia. Thi vào trường ĐHSP Hà Nội, Hằng đỗ cao với điểm số 29 và trở thành thủ khoa khoa sư phạm Hóa học nhưng Hằng: Vẫn có lúc tủi thân vì là sinh viên sư phạm.
Tôi vào sư phạm không bắt đầu từ yêu trẻ mà là vì yêu môn Hóa. Dù có giải quốc gia, thi lại đỗ thủ khoa nhưng vinh quang chỉ đến với tôi được hết... năm thứ nhất.
Bây giờ, khi mình về nhà, nếu ai đó hỏi và tôi nói là học sư phạm, tức thì họ có phản ứng khác hẳn so với bạn tôi học kinh tế. Dường như, họ nghĩ mình học hành không đến đâu, có vấn đề nên mới phải học sư phạm. Lúc như thế, tôi thấy buồn lắm nhưng thực sự, nếu cứ nghĩ thế thì còn ai học sư phạm nữa.
Tôi bắt đầu yêu nghề hơn khi đi dạy gia sư. Trẻ con đáng yêu, hồn nhiên vô cùng. Chúng kể chuyện cho tôi nghe, tâm sự đủ chuyện vui buồn khiến tôi ngày càng hiểu rằng đã gắn bó với nghề thì phải có lòng với trẻ. Đối tượng lao động của giáo viên là con người, nếu mình ý thức làm đúng tư cách của người giáo viên, sẽ cho ra một lớp người tốt. Tôi càng thấy yêu nghề vì tính nhân văn đó.
Các bạn "hiền lành" lắm. Tưởng chừng như các bạn đang hiểu đó là sự mô phạm của giáo viên tương lai vậy. Nhất là ngoại ngữ, rất yếu và không có nhiều bạn có ý thức học ngoại ngữ thật tốt. |
Có một điều khi nói về sinh viên sư phạm, tôi thấy rất rõ: Sinh viên sư phạm rất kém năng động, hiểu biết thời sự và kiến thức xã hội còn rất ít.
Các bạn chưa chắc đã nắm được thông tin chứ đừng nói đến chuyện tham gia. Tôi có xe máy mà nhiều khi chính mình cũng không đi đâu, tham gia vào việc gì.
Các bạn "hiền lành" lắm. Tưởng chừng như các bạn đang hiểu đó là sự mô phạm của giáo viên tương lai vậy. Nhất là ngoại ngữ, rất yếu và không có nhiều bạn có ý thức học ngoại ngữ thật tốt.
Nếu nghề giáo viên cũng trả lương theo năng lực và hợp đồng, có cạnh tranh chất lượng thì có lẽ sẽ có nhiều người rất hoan nghênh, nhưng sẽ không ít người lo lắng bởi họ vào sư phạm vì sự "ổn đinh, nhàn hạ". Quan điểm theo tôi là không hợp thời với giáo viên hiện đại đó đã ăn sâu trong nếp nghĩ của họ.
Lò Thị Chi, sinh viên khoa Sư phạm Địa lý, là cô gái dân tộc Thái có lực học khá tốt của khoa Địa K59: Cần có cạnh tranh
Tôi chọn nghề vì yêu thích môn Địa lý, được đi nhiều nơi, khám phá nhiều vùng đất chứ không nhàm chán như nhiều người vẫn tưởng.
Thú thực, khi vào trường tôi chưa nghĩ gì đến sau này. Bây giờ cũng không biết sau này sẽ làm ở đâu. Tuy quê tôi là huyện miền núi Nghệ An nhưng ước mơ về quê xin việc rất xa vời.
Có lẽ tôi sẽ đến một vùng sâu, vùng xa nào đó để dạy học, có thể ở đó có nhiều học sinh cần mình hơn. Động lực cho tôi theo ngành cho đến lúc này chỉ có tình cảm của học sinh, các em mang niềm vui đến cho tôi.
Nghề sư phạm đâu phải nghề nhàn rỗi. Dù là kiến thức trong sách giáo khoa nhưng phải học rất nhiều, rất kỹ mới có thể dạy được. Kiến thức biến đổi từng ngày, nếu thầy cô không cập nhật để chia sẻ với học sinh thì giờ học sẽ nguội ngắt.
Có lẽ đặc thù của ngành sư phạm hiện tại ít cạnh tranh quá. Nếu chuyển sang chế độ hợp đồng, đánh giá năng lực và kết quả, mình nghĩ sẽ có sự phân hóa rõ ràng và cạnh tranh rất cao. |
Nếu vậy, có khi mình kém hơn cả học sinh về hiểu biết xã hội. Mà như vậy không ổn bởi vì muốn hiểu giới trẻ, phải xuất phát từ bản thân mình để hiểu họ, phải hiểu biết mọi mặt xã hội để nắm bắt tâm lý của họ.
Nhưng nói thật, tôi ngại học sinh nhiều trường dân lập, nhiều em rất ghê gớm khiến mình phải cảnh giác.
Có lẽ nguyên nhân của điều này là đặc thù của ngành sư phạm hiện tại ít cạnh tranh quá. Nếu chuyển sang chế độ hợp đồng, đánh giá năng lực và kết quả, mình nghĩ sẽ có sự phân hóa rõ ràng và cạnh tranh rất cao.
Tôi vẫn tin rằng, giáo viên là nghề rất có tương lai. Các bạn đã chọn sư phạm hãy yên tâm và đầu tư cho chuyên môn của mình thì sau này sẽ không phải lo lắng, sẽ có công việc và cuộc sống ổn định.
Thanh Tâm, giải 3 quốc gia môn Sinh học, sinh viên khoa sư phạm Sinh học: Chọn sư phạm vì là con gái
Tôi học sư phạm vì trường không phải đóng học phí. Hơn nữa, nếu học Y thì phải sau 6 năm mới ra trường, thời gian dài quá sẽ ảnh hướng đến ổn định cuộc sống sau này.
Dù vào nghề không hẳn bằng tình yêu nghề nhưng đối với tôi, đây là nghề tốt và ổn định. Càng học, tình yêu nghề cũng dần nhen nhóm lên. Nhất là sau này, tôi sẽ trở về quê hương để dạy học ở ngôi trường cấp 3 ngày xưa tôi từng học.
Là sinh viên sư phạm ở trường "máy cái" nhưng nhiều khi tôi thấy các bạn không chăm lắm. Dường như các bạn không có ý thức đầu tư cho nghề thực sự. Nhiều bạn cốt học chỉ để ra nghề, lực học kém, cố để đủ điểm ra trường. |
Vì vậy, chuẩn nghề này đòi hỏi phải cao hơn nhiều nghề khác. Nhưng xã hội bây giờ không còn coi trọng nghề giáo viên. Hay nói đúng hơn, họ không coi trọng nó bằng các nghề khác vì nó không mang lại nhiều của cải vật chất cho người theo đuổi.
Là sinh viên sư phạm ở trường "máy cái" nhưng nhiều khi tôi thấy các bạn không chăm lắm. Dường như các bạn không có ý thức đầu tư cho nghề thực sự.
Nhiều bạn cốt học chỉ để ra nghề, lực học kém, cố để đủ điểm ra trường.
Ngày bình thường, thư viện vắng vẻ nhưng khi đến mùa thi, phải xếp hàng từ sớm mới có chỗ, đâu đâu cũng thấy các bạn ôn thi, thức khuya dậy sớm vì thường cứ đến ngày thi mới chăm.
Còn việc học tiếng Anh lại càng ít hơn nữa. Các bạn ở quê ra, điều kiện học tiếng Anh không tốt nhưng sống giữa Hà Nội, rất ít bạn tận dụng những điều kiện sẵn có. Có lẽ vì nhiều người vẫn nghĩ rằng, nghề giáo viên cần gì ngoại ngữ.
Thầy Nguyễn Văn Hiền, giảng viên khoa Sinh học, Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp, Trường ĐHSP Hà Nội: Trăn trở việc học tiếng Anh của sinh viên sư phạm Thực sự mà nói, chuẩn ngoại ngữ của sư phạm thấp là một rào cản rất lớn để sinh viên tiếp cận những phương pháp giáo dục tiên tiến. Trong chương trình đào tạo, các sinh viên được học tiếng Anh chuyên ngành. Nhưng hình như kết quả của việc học này vẫn chỉ dừng ở trên giấy tổng kết điểm là chính, rất ít có sinh viên sử dụng được ngoại ngữ như kênh tham khảo thông tin, học tập cách giảng dạy hay tài liệu của các nước có nền giáo dục phát triển. Đây rõ ràng là sự lãng phí rất lớn tài nguyên của thế giời phẳng hôm nay mà sinh viên sư phạm chưa hề chú ý. Khi còn làm công tác đoàn, đã nhiều lần tôi mở các câu lạc bộ tiếng Anh để các bạn tham gia và hi vọng có thể nâng cao trình độ cũng như ý thức học ngoại ngữ của các bạn. Tuy nhiên, chỉ được dăm bữa, nửa tháng sôi nổi, các bạn lại bỏ dở. Bởi vì chính các bạn không hề có động lực nội tại để đầu tư cho ngoại ngữ. Các bạn chưa thấy được ngoại ngữ là cánh cửa lớn nhìn ra thế giới mà hiện tại, tự các bạn đang đóng chặt và thờ ơ. Hơn nữa, môi trường giảng dạy sau này không thúc đẩy các bạn học. Các bạn đi vào thực tế quá ít để có thể nhận thấy ích lợi thiết thực của ngoại ngữ đối với nghề giáo viên là gì. |
Đầu tư giáo dục, trước mắt phải chịu lỗ
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trò chuyện về việc bà tham gia Hội đồng quản trị ĐH Phan Châu Trinh, với lời khẳng định, trường đã trở về đúng với định hướng ban đầu: phi lợi nhuận, tạo không khí dân chủ, trung thực, phát huy hết mức khả năng của thầy và trò để đạt hiệu quả đào tạo cao nhất...
Rắc rối vì những người không cùng chí hướng |
Bà Nguyễn Thị Bình - Nguyên Phó Chủ tịch nước |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Có ý kiến gì không?