Câu chuyện "một nửa"
Tác giả: Nguyễn Trung
Trong đời sống hàng ngày, trên báo chí thường không hiếm những tin tức chỉ nói được một phần của sự việc đã diễn ra - có thể là dưới một nửa sự việc, đúng một nửa sự việc hoặc lớn hơn một nửa sự việc; thật khó có cách nào định lượng được chính xác.
Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, ít nhất là với nghĩa có thể ăn được.
Song một nửa sự thật thì nhiều trường hợp rất khó biết được nó có ý nghĩa gì. Có phải như vậy không?
Xin thưa thốt như sau.
Trong đời sống hàng ngày, trên báo chí thường không hiếm những tin tức chỉ nói được một phần của sự việc đã diễn ra - có thể là dưới một nửa sự việc, đúng một nửa sự việc hoặc lớn hơn một nửa sự việc; thật khó có cách nào định lượng được chính xác. Mong bạn đọc hào phóng một chút, tạm quên đi cái tác phong chi li theo kiểu "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành", để cứ tạm gọi những tin tức mô tả không đầy đủ sự việc như thế là những tin tức nói lên một nửa sự thật, sự việc mà ta biết được qua cái tin đó là sự thật một nửa.
Chúng ta thử động não một chút với những cái sự thật một nửa này, để xem chúng ta có thể có thêm những thông tin gì.
Ví dụ 1: Câu chuyện nóng bỏng được hầu hết mọi người quan tâm và lo lắng, đó là vấn đề lạm phát hiện nay cao quá. Tháng 7 năm nay, lạm phát vượt 22% so với cùng kỳ năm trước, tháng 8 năm nay vượt 23% cũng với cách so như vậy. Câu chuyện càng đáng lo là ở chỗ: với lạm phát 2 con số ở mức cao như thế, các công cụ tài chính và tiền tệ phải thực hiện để kiểm soát lạm phát thường bị giảm hiệu lực hoặc thậm chí triệt tiêu nhau.
Thông thường, để thắt chặt tiền tệ thì phải nâng cao lãi suất cho vay của ngân hàng, thường là phải cao hơn tỷ lệ lạm phát thì mới huy động được vốn để cho vay. Thế nhưng ai làm sản xuất kinh doanh chắc sẽ thấu hiểu: Đào đâu ra lãi để có thể chịu nổi lãi suất đi vay ngất ngưởng cỡ 23 hay 24% trở lên? Nếu hạ lãi suất cho xí nghiệp dễ thở một chút thì lại vừa khó huy động được vốn vào ngân hàng, vừa kích thích lạm phát tăng lên.
Chính cái tiến thoái lưỡng nan này là phần sự thật cần được nêu lên đầy đủ, cần được phân tích thấu đáo, để từng người dân - dù là người tham gia sản xuất kinh doanh hay là người làm công ăn lương - hiểu đúng, hiểu đầy đủ sự thật, bắt đúng bệnh của nền kinh tế, để chung tay với cả nước tìm cách tháo gỡ.
Ví dụ 2: Trong các tháng 6 - 7 và 8 năm nay có các thông báo của cơ quan thống kê là các chỉ số giá cả liên tiếp giảm tháng này so với tháng trước. Phải nói đấy là những tin vui, báo hiệu các biện pháp kiềm chế lạm phát đang phát huy tác dụng. Thế nhưng những thông tin này thường thiếu hẳn sự phân tích cần thiết chỉ ra những nguyên nhân nào đưa đến tình hình này - do các biện pháp kiềm chế lạm phát phát huy tác dụng, do tiêu dùng giảm, do thời vụ hay còn do những nguyên nhân gì nữa? Điều này chẳng những quan trọng đối với người dân mà cũng quan trọng không kém đối với những người quản lý Nhà nước và làm chính sách.
Sự thật còn thiếu này không lợi cho việc định hướng hành động hay ứng xử của mỗi chúng ta với tính cách là người cùng với cả nước kề vai sát cánh chống lạm phát. Hơn thế nữa, xem lại các số liệu thống kê, ta thấy chỉ số giá cả tăng từng tháng của các tháng 6 - 7 và 8 năm 2011 vẫn cao hơn nhiều lần so với từng tháng của các tháng 6 - 7 và 8 của năm 2010, niềm vui giảm hẳn.
Ví dụ 3: Thống kê của hải quan cho biết, kim ngạch xuất nhập khẩu VN trong tháng 7/2011 đã đảo ngược khi VN xuất siêu tới 1,1 tỉ USD sau suốt nhiều năm chủ yếu nhập siêu cao. Cụ thể, tháng 7/2011, VN đã nhập khẩu 8,2 tỉ USD, giảm khoảng 4,6% so với tháng trước nhưng xuất khẩu tăng vọt lên 9,32 tỉ USD, vượt mức chung của các tháng khoảng 10%.
Cũng nguồn tin này cho biết: sở dĩ VN đột ngột xuất siêu chủ yếu nhờ xuất khẩu nhóm hàng vàng bạc, đá quý. Tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 7 trên 1,1 tỉ USD. Đúng là ai không mừng khi nền kinh tế nước nhà bắt đầu xuất siêu? Thế nhưng nỗi băn khoăn lớn là xuất siêu nhờ xuất khẩu vàng bạc đá quý - thực ra chủ yếu là xuất khẩu vàng, dưới dạng đồ trang sức!
Lượng vàng đem ra xuất khẩu ở đây hầu như chắc không phải do ta moi từ dưới đất lên đem bán. Cho dù xuất xứ của vàng xuất khẩu này là gì gì đi nữa, xin đừng quên vàng còn là tiền, nghĩa là có thể thay cho tiền hoặc đem nó đi mua thẳng thứ gì khác. Như vậy ta ở đây có, nhờ xuất khẩu tiền trong tháng 7 nên ta có xuất siêu. Niềm vui xuất siêu như thế khó chấp nhận quá. Đã thế giá mỗi lượng vàng tháng 8/2011 cao hơn tháng 7 từ 5 - 10 triệu VNĐ/lượng; xuất vàng đi như thế bây giờ có lẽ buồn nhiều hơn vui!
Vân vân và vân vân.
Cuộc sống mọi mặt có quá nhiều sự thật một nửa như thế. Không có cách nào khác, chúng ta phải học đánh vật với thực tế này, để cố hiểu ra cái nửa còn thiếu.
Tuy nhiên, điều làm cho cuộc sống đáng sống là không hiếm những sự việc chưa hoàn thành, sự việc chưa làm xong, nhưng đấy vẫn là một sự thật hoàn mỹ. Đó không phải là những sự thật một nửa. Ví dụ bản giao hưởng chưa hoàn tất h-Moll, D 759, Die Unvollendete của Franz Schubert là một kiệt tác lưu danh đời đời. Thúy Kiều của Nguyễn Du có đến 3 mối tình dang dở, song đều là những mối tình đẹp... Và một khi bạn có con trai hay con gái đến tuổi trưởng thành, rồi một hôm bạn được con "xưng tội", đại thể: "Anh ấy (hay cô ấy) đã thành một nửa của con!" thì bạn nên mở một chai sâm-banh ăn mừng và chuẩn bị đám cưới cho con là vừa!...
Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, ít nhất là với nghĩa có thể ăn được.
Song một nửa sự thật thì nhiều trường hợp rất khó biết được nó có ý nghĩa gì. Có phải như vậy không?
Xin thưa thốt như sau.
Trong đời sống hàng ngày, trên báo chí thường không hiếm những tin tức chỉ nói được một phần của sự việc đã diễn ra - có thể là dưới một nửa sự việc, đúng một nửa sự việc hoặc lớn hơn một nửa sự việc; thật khó có cách nào định lượng được chính xác. Mong bạn đọc hào phóng một chút, tạm quên đi cái tác phong chi li theo kiểu "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành", để cứ tạm gọi những tin tức mô tả không đầy đủ sự việc như thế là những tin tức nói lên một nửa sự thật, sự việc mà ta biết được qua cái tin đó là sự thật một nửa.
Chúng ta thử động não một chút với những cái sự thật một nửa này, để xem chúng ta có thể có thêm những thông tin gì.
Ví dụ 1: Câu chuyện nóng bỏng được hầu hết mọi người quan tâm và lo lắng, đó là vấn đề lạm phát hiện nay cao quá. Tháng 7 năm nay, lạm phát vượt 22% so với cùng kỳ năm trước, tháng 8 năm nay vượt 23% cũng với cách so như vậy. Câu chuyện càng đáng lo là ở chỗ: với lạm phát 2 con số ở mức cao như thế, các công cụ tài chính và tiền tệ phải thực hiện để kiểm soát lạm phát thường bị giảm hiệu lực hoặc thậm chí triệt tiêu nhau.
Thông thường, để thắt chặt tiền tệ thì phải nâng cao lãi suất cho vay của ngân hàng, thường là phải cao hơn tỷ lệ lạm phát thì mới huy động được vốn để cho vay. Thế nhưng ai làm sản xuất kinh doanh chắc sẽ thấu hiểu: Đào đâu ra lãi để có thể chịu nổi lãi suất đi vay ngất ngưởng cỡ 23 hay 24% trở lên? Nếu hạ lãi suất cho xí nghiệp dễ thở một chút thì lại vừa khó huy động được vốn vào ngân hàng, vừa kích thích lạm phát tăng lên.
Chính cái tiến thoái lưỡng nan này là phần sự thật cần được nêu lên đầy đủ, cần được phân tích thấu đáo, để từng người dân - dù là người tham gia sản xuất kinh doanh hay là người làm công ăn lương - hiểu đúng, hiểu đầy đủ sự thật, bắt đúng bệnh của nền kinh tế, để chung tay với cả nước tìm cách tháo gỡ.
Câu chuyện nóng bỏng được hầu hết mọi người quan tâm và lo lắng, đó là vấn đề lạm phát hiện nay cao quá. |
Sự thật còn thiếu này không lợi cho việc định hướng hành động hay ứng xử của mỗi chúng ta với tính cách là người cùng với cả nước kề vai sát cánh chống lạm phát. Hơn thế nữa, xem lại các số liệu thống kê, ta thấy chỉ số giá cả tăng từng tháng của các tháng 6 - 7 và 8 năm 2011 vẫn cao hơn nhiều lần so với từng tháng của các tháng 6 - 7 và 8 của năm 2010, niềm vui giảm hẳn.
Ví dụ 3: Thống kê của hải quan cho biết, kim ngạch xuất nhập khẩu VN trong tháng 7/2011 đã đảo ngược khi VN xuất siêu tới 1,1 tỉ USD sau suốt nhiều năm chủ yếu nhập siêu cao. Cụ thể, tháng 7/2011, VN đã nhập khẩu 8,2 tỉ USD, giảm khoảng 4,6% so với tháng trước nhưng xuất khẩu tăng vọt lên 9,32 tỉ USD, vượt mức chung của các tháng khoảng 10%.
Cũng nguồn tin này cho biết: sở dĩ VN đột ngột xuất siêu chủ yếu nhờ xuất khẩu nhóm hàng vàng bạc, đá quý. Tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 7 trên 1,1 tỉ USD. Đúng là ai không mừng khi nền kinh tế nước nhà bắt đầu xuất siêu? Thế nhưng nỗi băn khoăn lớn là xuất siêu nhờ xuất khẩu vàng bạc đá quý - thực ra chủ yếu là xuất khẩu vàng, dưới dạng đồ trang sức!
Lượng vàng đem ra xuất khẩu ở đây hầu như chắc không phải do ta moi từ dưới đất lên đem bán. Cho dù xuất xứ của vàng xuất khẩu này là gì gì đi nữa, xin đừng quên vàng còn là tiền, nghĩa là có thể thay cho tiền hoặc đem nó đi mua thẳng thứ gì khác. Như vậy ta ở đây có, nhờ xuất khẩu tiền trong tháng 7 nên ta có xuất siêu. Niềm vui xuất siêu như thế khó chấp nhận quá. Đã thế giá mỗi lượng vàng tháng 8/2011 cao hơn tháng 7 từ 5 - 10 triệu VNĐ/lượng; xuất vàng đi như thế bây giờ có lẽ buồn nhiều hơn vui!
Vân vân và vân vân.
Cuộc sống mọi mặt có quá nhiều sự thật một nửa như thế. Không có cách nào khác, chúng ta phải học đánh vật với thực tế này, để cố hiểu ra cái nửa còn thiếu.
Tuy nhiên, điều làm cho cuộc sống đáng sống là không hiếm những sự việc chưa hoàn thành, sự việc chưa làm xong, nhưng đấy vẫn là một sự thật hoàn mỹ. Đó không phải là những sự thật một nửa. Ví dụ bản giao hưởng chưa hoàn tất h-Moll, D 759, Die Unvollendete của Franz Schubert là một kiệt tác lưu danh đời đời. Thúy Kiều của Nguyễn Du có đến 3 mối tình dang dở, song đều là những mối tình đẹp... Và một khi bạn có con trai hay con gái đến tuổi trưởng thành, rồi một hôm bạn được con "xưng tội", đại thể: "Anh ấy (hay cô ấy) đã thành một nửa của con!" thì bạn nên mở một chai sâm-banh ăn mừng và chuẩn bị đám cưới cho con là vừa!...
Liều thuốc công hiệu chữa kẹt xe, tắc đường
Tác giả: Tô Văn Trường
Chưa ai, hoặc tổ chức nào đưa ra được con số thống kê đầy đủ về thiệt hại do nạn kẹt xe, tắc đường ở các đô thị lớn của Việt Nam gây ra. Nhưng có thể khẳng định rằng thiệt hại đó là vô cùng nghiêm trọng, thiệt hại về mọi mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và làm méo mó, xấu xí hình ảnh về một nước Việt Nam đang phấn đấu đến 2020 trở thành nước "công nghiệp theo hướng hiện đại"!
Đã có nhiều giải pháp đưa ra để hy vọng chấm dứt thực trạng đáng buồn đó như: hạn chế xe máy, đặt hàng rào chắn các ngã tư, phân làn đường (như ở Hà Nội), tăng lệ phí lưu thông xe ô tô cá nhân, quy định ngày được lưu thông xe ô tô theo số biển kiểm soát chẵn lẻ (như ở thành phố Hồ Chí Minh) vv... Tuy nhiên, các giải pháp đó đều không mạng lại hiệu quả như mong đợi, hoặc bị công luận phản đối không triển khai được vì kém thuyết phục. Thảo luận với TS Vũ Anh Tuấn, chúng tôi nhận thấy bản chất của căn bệnh, quan điểm chữa bệnh và gợi ý "bài thuốc" để chữa bệnh kẹt xe, tắc đường ở thành phố lớn của Việt Nam.
Tốc độ tăng ô tô con của Hà Nội, TP.HCM vượt Tokyo
Các đô thị châu Á (Hà Nội, TP.HCM, Bangkok, Jakarta, Đài Bắc, Seoul, Tokyo...) có chung đặc điểm là mật độ dân số rất cao, các chức năng sử dụng đất như khu dân cư, kinh doanh, sản xuất, hành chính, dịch vụ hỗn hợp đan xen nhau, trong đó các chức năng chính tập trung ở trung tâm thành phố hoặc ở đô thị lõi. Cấu trúc đô thị "đặc thù châu Á" này khác biệt với cấu trúc đô thị kiểu Mỹ (mật độ thấp, các chức năng phân tán, đa lõi). Nó tạo ra sự tập trung lớn về nhu cầu đi lại tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển, vận hành giao thông công cộng, giao thông phi cơ giới (xe đạp và đi bộ). Song nó cũng gây áp lực lớn lên hạ tầng đường xá và bãi đỗ xe.
Mật độ đường và bãi đỗ xe trên đầu người ở các đô thị châu Á (kể cả Tokyo và Seoul) chỉ bằng 1/5~1/10 của đô thị Mỹ. Do vậy, các đô thị châu Á không "phù hợp" cho việc phát triển ô tô như Mỹ. Trong khi tỷ lệ sở hữu ô tô con ở Mỹ là 600-700 xe/1000 dân, thì các đô thị Á Châu giỏi lắm chịu được mức 200-250 xe/1000 dân (như Tokyo, Seoul và Đài Bắc). Với lượng sở hữu này mà tất cả ô tô đều đổ ra đường 1 lúc thì chật cứng, chứ đừng nói là di chuyển.
Khi thu nhập tăng, lượng sở hữu ô tô tăng lên, đấy là quy luật, nhưng ở Hà Nội và TP.HCM tốc độ tăng trưởng của ô tô tương đối với thu nhập cao hơn Bangkok, Kuala Lumpur và hơn cả Seoul, Tokyo. Mức sở hữu ô tô con ở HN/TP.HCM hiện nay là 60-70xe/1000 dân. Trong khi đó, hệ thống đường của ta kém hơn các thành phố nói trên rất nhiều. Cộng với lượng sở hữu xe máy trên 600 xe/1000 dân thì hệ thống đường hiện nay đang quá tải, tắc nghẽn triền miên và ngày càng trầm kha hơn khi các gia đình trung lưu trở lên ai cũng có nhu cầu mua chiếc xe ô tô con đầu tiên để đi lại khi có việc. Đấy là nhu cầu tự nhiên nên khó điều tiết bằng chính sách thuế và phí, trừ phi có biện pháp quản lý hành chính (như yêu cầu có bãi để xe trước khi đăng ký xe.
Nhu cầu đi lại của người dân đô thị là nhu cầu "thật và cơ bản", phát sinh từ yêu cầu của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giáo dục. Nhu cầu đi lại ngày càng không ngừng tăng lên về cả số lượng tuyệt đối, mật độ (trên km2) và chất lượng (người dân ngày càng đòi hỏi đi nhanh hơn, thoải mái và an toàn hơn.). Quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, dòng người từ các tỉnh đổ về HN/TP.HCM ngày càng tăng khiến cho nhu cầu đi lại bùng nổ, vượt xa khả năng cung cấp của hệ thống hạ tầng hiện nay, vốn đã có hạn, nhưng tốc độ phát triển mở rộng thì như "rùa bò"!.
Như vậy, sự "mất cân bằng" cung-cầu giao thông của các đô thị châu Á đang phát triển như Hà Nội và TP.HCM vừa có yếu tố "nội sinh" vừa có yếu tố "ngoại lai". Xe máy phát triển ồ ạt, với tốc độ chóng mặt (ví dụ Hà Nội tăng từ 150 xe/1000 dân năm 1995 lên trên 600 xe/1000 dân năm 2007, gấp 4 lần trong có 12 năm) đạt kỷ lục thế giới có thể xem như là "đề kháng" tự nhiên của cơ thể để tự chữa bệnh. Tất nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng đối phó, cầm cự và hiển nhiên là căn bệnh không thể chữa khỏi hẳn.
Liều thuốc công hiệu nhất
Liều thuốc công hiệu nhất phải nhắm vào bản chất "nội sinh" (tức đặc điểm cấu trúc đô thị) trước tiên. Nó chính là phát triển giao thông công cộng (GTCC), nhanh, sức vận chuyển lớn, thuận lợi, an toàn, tiện nghi. Quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ, có thể gây bất lợi cho phát triển GTCC (các khu đô thị vùng ven mới xây phân tán, mật độ dân số thấp). Bởi vậy, phải có quy hoạch đô thị, sử dụng đất kết hợp chặt chẽ với giao thông theo hướng có lợi cho phát triển GTCC.
Câu hỏi đặt ra là phát triển GTCC như thế nào? Trong các loại công nghệ hiện có như xe buýt thường, xe buýt nhanh sức chở lớn (Bus Rapid Transit-BRT), tầu điện nhẹ (LRT), tầu điện nhanh sức chở lớn (cả nổi và ngầm, MRT) chọn cái nào, khi nào, kết hợp các phương thức này với nhau và với xe máy, xe đạp ra sao? Có thể tham khảo bài học thành công của Đài Bắc và Quảng Châu, hai thành phố có cấu trúc đô thị, mật độ dân số và dạng sử dụng đất có thể nói là rất giống Hà Nội và TP.HCM.
Đài Bắc năm 1980, đã có một mạng lưới xe buýt dầy đặc phủ khắp với hơn 300 tuyến xe buýt, từng phục vụ hơn 50% tổng nhu cầu đi lại. Nhưng xe máy phát triển ào ạt khiến cho tỷ phần của xe buýt tụt xuống còn chưa đầy 20% vào đầu những năm 1990s. Xe ô tô cũng phát triển mạnh từ những năm 1985 trở đi. Để đối phó, Đài Bắc đã quyết tâm phát triển mạng lưới tầu điện ngầm (MRT) quyết liệt, tuyến đầu tiên mở năm 1996 đến 2000 đã có 5 tuyến đi vào hoạt động (tổng cộng 90km). Trong giai đoạn này, họ cải cách mạng lưới xe buýt (mở thêm tuyến, phương tiện mới, xây dựng làn đường ưu tiên cho xe buýt), năm 1999 thì kết nối mạng xe buýt với mạng tầu điện ngầm thông qua vé điện tử tạo thuận lợi cho người dân đi lại. Hiện nay, tổng thị phần của GTCC là 50% (xe buýt 30%, tầu điện 20%). Tuy họ đã khống chế thành công sự phát triển phương tiện cá nhân (mức hiện nay là 400 xe máy/1000 dân, 240 ô tô /1000 dân) nhưng việc sử dụng xe máy vẫn còn khá cao (30%), ô tô 20%. Để tiếp tục chuyển đổi từ xe máy, ô tô sang GTCC, thành phố tiếp tục đầu tư mở rộng mạng lưới tầu điện ngầm, kết hợp với quản lý thiết chặt bãi đỗ xe, đánh phí đỗ xe máy, ô tô theo giờ.
Quảng Châu cũng phát triển GTCC mạnh mẽ quyết liệt thậm chí còn hơn cả Đài Bắc. Những năm 1990 họ đã có hơn 400 tuyến xe buýt, phục vụ hơn 30% nhu cầu đi lại. Xe máy cũng phát triển mạnh trong giai đoạn 1990-2000 (tăng từ 70 lên gần 200 xe/1000 dân). Để đối phó, họ đã phải nâng cấp, mở rộng mạng lưới xe buýt lên trên 500 tuyến (với hơn 8000 xe), tăng thêm trợ cấp giá vé. Thế chưa đủ, họ còn phát triển mạng lưới MRT quyết liệt, tuyến đầu tiên mở năm 1997 (khi GDP/capita = 2300 USD (có thể nói là tương đương HN/TP.HCM bây giờ), đến năm 2005 có 5 tuyến và đến 2009 có 8 tuyến (240 km). Năm 2005, nhận thấy chất lượng dich vụ xe buýt đi xuống do tắc đường, họ quyết định quy hoạch xây dựng một số hành lang vận chuyển xe buýt nhanh (BRT) để nâng cấp dịch vụ xe buýt. Năm 2010, hành lang đầu tiên được mở dài 23km, có sức chở 0,8 triệu hành khách/ngày. Kết quả, năm 2005 tổng tỷ phần của GTCC đạt gần 70% (xe máy gần 20%, ô tô gần 10%). Tp này rất mạnh mẽ trong việc hạn chế xe máy, họ đưa ra lộ trình 16 năm (1991-2007) để hạn chế và cấm xe máy lưu thông trong nội thành. Đầu năm 2007 họ cấm hẳn xe máy trong nội thành, khiến cho tỷ phần xe máy giảm xuống chỉ còn 6%. Chiến lược của họ là lấy GTCC làm trọng tâm, ưu tiên số 1. Hệ thống MRT sẽ là "xương sống", hệ thống xe buýt giữ vai trò vận chuyển lớn, giao thông cơ giới cá nhân chỉ là phụ. Khẩu hiệu của họ là "mỗi năm, một thay đổi nhỏ, 3 năm sẽ có thay đổi lớn, 10 năm sẽ có sự nhảy vọt". Dự kiến, đến năm 2020 sẽ có 600 km MRT và 200 km BRT, GTCC sẽ đáp ứng trên 80% nhu cầu đi lại.
"Bài thuốc" để chữa bệnh tắc nghẽn giao thông ở Hà Nội và TP.HCM ít nhất cũng phải là học Đài Bắc, nên phấn đấu được như Quảng Châu. Muốn làm được thế, cần phải có những nhà lãnh đạo có tầm nhìn, hành động mạnh mẽ quyết liệt, có hệ thống và không manh mún hoặc đi vào tiểu tiết.
Cần nghiên cứu có thể sử dụng cùng một lúc cả giải pháp tình thế, trước mắt và giải pháp cơ bản, lâu dài. Trong quy hoạch các thành phố lớn, có thể nghĩ đến việc giải tỏa bớt dân cư ra những thành phố vệ tinh ở xung quanh và cách thành phố "mẹ" chừng mấy chục km. Mỗi thành phố vệ tinh vài chục vạn người với kết cấu hạ tầng và những tiện nghi hiện đại không kém, mà còn hơn thành phố "mẹ", với những ưu đãi đúng mức khuyến khích những cơ sở sản xuất, cơ sở văn hóa, giáo dục, những gia đình tự nguyện chuyển từ thành phố "mẹ" sang thành phố vệ tinh. Đây là "quy hoạch vĩ mô", quy mô lớn, khó khăn lớn, trả giá lớn, kinh phí lớn, nhưng cũng đem lại lợi ích lớn.
Rõ ràng kẹt xe, tắc đường ở các đô thị lớn của Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM đã trở thành một căn bệnh trầm trọng làm suy yếu nhiều "cơ thể - xã hội" vốn chưa lấy gì làm khỏe khoắn của đất nước chúng ta. Các giải pháp được áp dụng, tuy tốn kém khá nhiều, cũng chưa thực sự hiệu quả. Chữa căn bệnh này cần có thuốc đặc trị, ""Đông -Tây y kết hợp" để chữa tận gốc. Ở đây vấn đề cốt lõi là phải đặt ra và giải bài toán "quy hoạch phát triển đô thị".
Tất nhiên, đây là bài toán khó, rất khó, nhưng không phải không có lời giải đúng. Hay nói cụ thể hơn, là đòi hỏi ở các nhà quản lý đất nước phải có đủ cả "tâm" và "tầm" biết học hỏi, rút ra các bài học kinh nghiệm về công tác quy hoạch và quản trị của các thành phố khác trên thế giới có điều kiện tương tự như Việt Nam. Nói thì đơn giản mà làm thì sao khó vậy thay!
Đã có nhiều giải pháp đưa ra để hy vọng chấm dứt thực trạng đáng buồn đó như: hạn chế xe máy, đặt hàng rào chắn các ngã tư, phân làn đường (như ở Hà Nội), tăng lệ phí lưu thông xe ô tô cá nhân, quy định ngày được lưu thông xe ô tô theo số biển kiểm soát chẵn lẻ (như ở thành phố Hồ Chí Minh) vv... Tuy nhiên, các giải pháp đó đều không mạng lại hiệu quả như mong đợi, hoặc bị công luận phản đối không triển khai được vì kém thuyết phục. Thảo luận với TS Vũ Anh Tuấn, chúng tôi nhận thấy bản chất của căn bệnh, quan điểm chữa bệnh và gợi ý "bài thuốc" để chữa bệnh kẹt xe, tắc đường ở thành phố lớn của Việt Nam.
Tốc độ tăng ô tô con của Hà Nội, TP.HCM vượt Tokyo
Các đô thị châu Á (Hà Nội, TP.HCM, Bangkok, Jakarta, Đài Bắc, Seoul, Tokyo...) có chung đặc điểm là mật độ dân số rất cao, các chức năng sử dụng đất như khu dân cư, kinh doanh, sản xuất, hành chính, dịch vụ hỗn hợp đan xen nhau, trong đó các chức năng chính tập trung ở trung tâm thành phố hoặc ở đô thị lõi. Cấu trúc đô thị "đặc thù châu Á" này khác biệt với cấu trúc đô thị kiểu Mỹ (mật độ thấp, các chức năng phân tán, đa lõi). Nó tạo ra sự tập trung lớn về nhu cầu đi lại tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển, vận hành giao thông công cộng, giao thông phi cơ giới (xe đạp và đi bộ). Song nó cũng gây áp lực lớn lên hạ tầng đường xá và bãi đỗ xe.
Hình ảnh tắc đường thường thấy ở HN, T/p HCM |
Khi thu nhập tăng, lượng sở hữu ô tô tăng lên, đấy là quy luật, nhưng ở Hà Nội và TP.HCM tốc độ tăng trưởng của ô tô tương đối với thu nhập cao hơn Bangkok, Kuala Lumpur và hơn cả Seoul, Tokyo. Mức sở hữu ô tô con ở HN/TP.HCM hiện nay là 60-70xe/1000 dân. Trong khi đó, hệ thống đường của ta kém hơn các thành phố nói trên rất nhiều. Cộng với lượng sở hữu xe máy trên 600 xe/1000 dân thì hệ thống đường hiện nay đang quá tải, tắc nghẽn triền miên và ngày càng trầm kha hơn khi các gia đình trung lưu trở lên ai cũng có nhu cầu mua chiếc xe ô tô con đầu tiên để đi lại khi có việc. Đấy là nhu cầu tự nhiên nên khó điều tiết bằng chính sách thuế và phí, trừ phi có biện pháp quản lý hành chính (như yêu cầu có bãi để xe trước khi đăng ký xe.
Nhu cầu đi lại của người dân đô thị là nhu cầu "thật và cơ bản", phát sinh từ yêu cầu của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giáo dục. Nhu cầu đi lại ngày càng không ngừng tăng lên về cả số lượng tuyệt đối, mật độ (trên km2) và chất lượng (người dân ngày càng đòi hỏi đi nhanh hơn, thoải mái và an toàn hơn.). Quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, dòng người từ các tỉnh đổ về HN/TP.HCM ngày càng tăng khiến cho nhu cầu đi lại bùng nổ, vượt xa khả năng cung cấp của hệ thống hạ tầng hiện nay, vốn đã có hạn, nhưng tốc độ phát triển mở rộng thì như "rùa bò"!.
Như vậy, sự "mất cân bằng" cung-cầu giao thông của các đô thị châu Á đang phát triển như Hà Nội và TP.HCM vừa có yếu tố "nội sinh" vừa có yếu tố "ngoại lai". Xe máy phát triển ồ ạt, với tốc độ chóng mặt (ví dụ Hà Nội tăng từ 150 xe/1000 dân năm 1995 lên trên 600 xe/1000 dân năm 2007, gấp 4 lần trong có 12 năm) đạt kỷ lục thế giới có thể xem như là "đề kháng" tự nhiên của cơ thể để tự chữa bệnh. Tất nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng đối phó, cầm cự và hiển nhiên là căn bệnh không thể chữa khỏi hẳn.
Liều thuốc công hiệu nhất
Liều thuốc công hiệu nhất phải nhắm vào bản chất "nội sinh" (tức đặc điểm cấu trúc đô thị) trước tiên. Nó chính là phát triển giao thông công cộng (GTCC), nhanh, sức vận chuyển lớn, thuận lợi, an toàn, tiện nghi. Quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ, có thể gây bất lợi cho phát triển GTCC (các khu đô thị vùng ven mới xây phân tán, mật độ dân số thấp). Bởi vậy, phải có quy hoạch đô thị, sử dụng đất kết hợp chặt chẽ với giao thông theo hướng có lợi cho phát triển GTCC.
Câu hỏi đặt ra là phát triển GTCC như thế nào? Trong các loại công nghệ hiện có như xe buýt thường, xe buýt nhanh sức chở lớn (Bus Rapid Transit-BRT), tầu điện nhẹ (LRT), tầu điện nhanh sức chở lớn (cả nổi và ngầm, MRT) chọn cái nào, khi nào, kết hợp các phương thức này với nhau và với xe máy, xe đạp ra sao? Có thể tham khảo bài học thành công của Đài Bắc và Quảng Châu, hai thành phố có cấu trúc đô thị, mật độ dân số và dạng sử dụng đất có thể nói là rất giống Hà Nội và TP.HCM.
Đài Bắc năm 1980, đã có một mạng lưới xe buýt dầy đặc phủ khắp với hơn 300 tuyến xe buýt, từng phục vụ hơn 50% tổng nhu cầu đi lại. Nhưng xe máy phát triển ào ạt khiến cho tỷ phần của xe buýt tụt xuống còn chưa đầy 20% vào đầu những năm 1990s. Xe ô tô cũng phát triển mạnh từ những năm 1985 trở đi. Để đối phó, Đài Bắc đã quyết tâm phát triển mạng lưới tầu điện ngầm (MRT) quyết liệt, tuyến đầu tiên mở năm 1996 đến 2000 đã có 5 tuyến đi vào hoạt động (tổng cộng 90km). Trong giai đoạn này, họ cải cách mạng lưới xe buýt (mở thêm tuyến, phương tiện mới, xây dựng làn đường ưu tiên cho xe buýt), năm 1999 thì kết nối mạng xe buýt với mạng tầu điện ngầm thông qua vé điện tử tạo thuận lợi cho người dân đi lại. Hiện nay, tổng thị phần của GTCC là 50% (xe buýt 30%, tầu điện 20%). Tuy họ đã khống chế thành công sự phát triển phương tiện cá nhân (mức hiện nay là 400 xe máy/1000 dân, 240 ô tô /1000 dân) nhưng việc sử dụng xe máy vẫn còn khá cao (30%), ô tô 20%. Để tiếp tục chuyển đổi từ xe máy, ô tô sang GTCC, thành phố tiếp tục đầu tư mở rộng mạng lưới tầu điện ngầm, kết hợp với quản lý thiết chặt bãi đỗ xe, đánh phí đỗ xe máy, ô tô theo giờ.
Quảng Châu cũng phát triển GTCC mạnh mẽ quyết liệt thậm chí còn hơn cả Đài Bắc. Những năm 1990 họ đã có hơn 400 tuyến xe buýt, phục vụ hơn 30% nhu cầu đi lại. Xe máy cũng phát triển mạnh trong giai đoạn 1990-2000 (tăng từ 70 lên gần 200 xe/1000 dân). Để đối phó, họ đã phải nâng cấp, mở rộng mạng lưới xe buýt lên trên 500 tuyến (với hơn 8000 xe), tăng thêm trợ cấp giá vé. Thế chưa đủ, họ còn phát triển mạng lưới MRT quyết liệt, tuyến đầu tiên mở năm 1997 (khi GDP/capita = 2300 USD (có thể nói là tương đương HN/TP.HCM bây giờ), đến năm 2005 có 5 tuyến và đến 2009 có 8 tuyến (240 km). Năm 2005, nhận thấy chất lượng dich vụ xe buýt đi xuống do tắc đường, họ quyết định quy hoạch xây dựng một số hành lang vận chuyển xe buýt nhanh (BRT) để nâng cấp dịch vụ xe buýt. Năm 2010, hành lang đầu tiên được mở dài 23km, có sức chở 0,8 triệu hành khách/ngày. Kết quả, năm 2005 tổng tỷ phần của GTCC đạt gần 70% (xe máy gần 20%, ô tô gần 10%). Tp này rất mạnh mẽ trong việc hạn chế xe máy, họ đưa ra lộ trình 16 năm (1991-2007) để hạn chế và cấm xe máy lưu thông trong nội thành. Đầu năm 2007 họ cấm hẳn xe máy trong nội thành, khiến cho tỷ phần xe máy giảm xuống chỉ còn 6%. Chiến lược của họ là lấy GTCC làm trọng tâm, ưu tiên số 1. Hệ thống MRT sẽ là "xương sống", hệ thống xe buýt giữ vai trò vận chuyển lớn, giao thông cơ giới cá nhân chỉ là phụ. Khẩu hiệu của họ là "mỗi năm, một thay đổi nhỏ, 3 năm sẽ có thay đổi lớn, 10 năm sẽ có sự nhảy vọt". Dự kiến, đến năm 2020 sẽ có 600 km MRT và 200 km BRT, GTCC sẽ đáp ứng trên 80% nhu cầu đi lại.
"Bài thuốc" để chữa bệnh tắc nghẽn giao thông ở Hà Nội và TP.HCM ít nhất cũng phải là học Đài Bắc, nên phấn đấu được như Quảng Châu. Muốn làm được thế, cần phải có những nhà lãnh đạo có tầm nhìn, hành động mạnh mẽ quyết liệt, có hệ thống và không manh mún hoặc đi vào tiểu tiết.
Cần nghiên cứu có thể sử dụng cùng một lúc cả giải pháp tình thế, trước mắt và giải pháp cơ bản, lâu dài. Trong quy hoạch các thành phố lớn, có thể nghĩ đến việc giải tỏa bớt dân cư ra những thành phố vệ tinh ở xung quanh và cách thành phố "mẹ" chừng mấy chục km. Mỗi thành phố vệ tinh vài chục vạn người với kết cấu hạ tầng và những tiện nghi hiện đại không kém, mà còn hơn thành phố "mẹ", với những ưu đãi đúng mức khuyến khích những cơ sở sản xuất, cơ sở văn hóa, giáo dục, những gia đình tự nguyện chuyển từ thành phố "mẹ" sang thành phố vệ tinh. Đây là "quy hoạch vĩ mô", quy mô lớn, khó khăn lớn, trả giá lớn, kinh phí lớn, nhưng cũng đem lại lợi ích lớn.
Rõ ràng kẹt xe, tắc đường ở các đô thị lớn của Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM đã trở thành một căn bệnh trầm trọng làm suy yếu nhiều "cơ thể - xã hội" vốn chưa lấy gì làm khỏe khoắn của đất nước chúng ta. Các giải pháp được áp dụng, tuy tốn kém khá nhiều, cũng chưa thực sự hiệu quả. Chữa căn bệnh này cần có thuốc đặc trị, ""Đông -Tây y kết hợp" để chữa tận gốc. Ở đây vấn đề cốt lõi là phải đặt ra và giải bài toán "quy hoạch phát triển đô thị".
Tất nhiên, đây là bài toán khó, rất khó, nhưng không phải không có lời giải đúng. Hay nói cụ thể hơn, là đòi hỏi ở các nhà quản lý đất nước phải có đủ cả "tâm" và "tầm" biết học hỏi, rút ra các bài học kinh nghiệm về công tác quy hoạch và quản trị của các thành phố khác trên thế giới có điều kiện tương tự như Việt Nam. Nói thì đơn giản mà làm thì sao khó vậy thay!
Quản lý văn hóa: Chấp nhận nộp phạt để...vi phạm?
Tác giả: Trần Ngọc Thịnh
Văn bản quản lý của chúng ta thì nhiều, nhưng chế tài thì lại quá yếu, thực thi luật pháp không hiệu quả. Thành ra có những khi người ta chấp nhận nộp phạt để được vi phạm, vì cái lợi nhuận họ đạt được vượt xa con số mà họ phải nộp.
Trước những biến tướng, và sự ồ ạt xâm lấn của văn hóa lai căng, những hiện tượng phản văn hóa tràn lan đang băng hoại truyền thống, thuần phong mỹ tục của văn hóa dân tộc, một vấn đề cần phải đặt ra là vai trò quản lý của Nhà nước đối với văn hóa.
Tự đặt ra câu hỏi, quản lý Nhà nước đối với văn hóa như thế nào mà vẫn để những hiện tượng phản văn hóa ngang nhiên tồn tại thách thức cơ quan quản lý và công luận. Hay là đã đến lúc chúng ta cần phải thay đổi tư duy quản lý văn hóa.
Pháp luật chỉ tồn tại trên giấy tờ?
Hiện tượng phản văn hóa tràn lan trên các phương tiện thông tin đại chúng, một phần là do khâu quản lý văn hóa của chúng ta còn yếu. Nhưng yếu ở chỗ nào?
Thứ nhất, quản lý văn hóa còn mang nặng tính "xin-cho". Chính cái cơ chế "xin-cho" này là nguồn gốc phát sinh tiêu cực. Hơn thế nữa, cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa lại quá ôm đồm.
Với nhân lực vừa thiếu, vừa yếu lại đòi quản một lĩnh vực rộng như vậy thì làm sao có thể quản lý nổi. Thử hỏi, Cục
nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch có đủ nhân lực để đi kiểm tra hết tất cả các hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên toàn quốc?
Tư duy quản lý phổ biến là "xin-cho", cái gì mình cũng phải biết, phải cho phép. Thành ra là quản mà như không quản vì có cho quản cũng không thể quản được.
Tư duy quản lý văn hóa của chúng ta lại theo kiểu "không quản được thì cấm", thành ra đánh đồng tất cả, làm ảnh hưởng tới cơ hội hưởng thụ văn hóa của người dân và cơ hội phát triển văn hóa của những người làm văn hóa chân chính.
Cần phải thay đổi tư duy quản lý này, bằng một khuôn khổ pháp lý, trong đó khuyến khích sự phát triển của mọi loại hình văn hóa, và xử lý những biến tướng văn hóa một cách nghiêm khắc.
Văn bản quản lý của chúng ta thì nhiều, nhưng chế tài thì lại quá yếu, thực thi luật pháp không hiệu quả. Thành ra có những khi người ta chấp nhận nộp phạt để được vi phạm, vì cái lợi nhuận họ đạt được vượt xa con số mà họ phải nộp.
Điều này rất nguy hiểm bởi nó sẽ tạo ra một cách hành xử coi thường pháp luật, đứng trên cả pháp luật. Về lâu dài, khiến người ta "nhờn" pháp luật. Biến pháp luật thành một thứ hình thức trên giấy tờ là chính.
Đâu là thước đo? Với một tác phẩm văn hóa, ranh giới giữa cái đẹp hay xấu, hở hay không hở, nghệ thuật hay dung tục, phù hợp hay không phù hợp là mỏng manh và mang tính chủ quan tùy theo đối tượng tiếp nhận.
Chính vì lẽ đó, dễ dàng nhận thấy các ca sỹ, những người làm nghệ thuật tung ra những bộ ảnh dung tục, những phát ngôn bừa bãi, thô thiển, lại ra sức biện minh cho các hiện tượng phản thẩm mỹ đó.
Mặc dù bị số đông công chúng phản đối, họ không biết xấu hổ, hay hổ thẹn, thậm chí còn quay sang đôi co, chỉ trích lại khán giả với thái độ coi thường, thiếu tôn trọng.
Việc có những quan điểm trái chiều về một tác phẩm văn hóa là điều dễ hiểu, vì phông văn hóa và kiến thức cảm thụ văn hóa của mỗi người khác nhau. Nhưng không phải vì thế mà những người "sản xuất" ra sản phẩm phản văn hóa lại có thể lý luận, biện minh.
Việc phân định đúng sai, phù hợp hay không phù hợp, phản cảm hay nghệ thuật không nên chỉ trao cho 1 lãnh đạo, hay 1 vụ, cục quản lý nào. Bởi lẽ nó dễ dẫn đến những đánh giá chủ quan của người quản lý. Việc này nên để cho công chúng, trước hết là các chuyên gia am hiểu lĩnh vực, tiếp đó là những người trực tiếp hưởng thụ các tác phẩm đánh giá.
Đánh giá dựa trên số đông của công chúng có trình độ am hiểu, khách quan sẽ là thước đo để cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra quyết định xử phạt dựa trên khuôn khổ pháp lý nghiêm minh.
Vai trò của truyền thông, báo chí
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đo lường được phản hồi của công chúng? Tôi cho rằng, đây là vai trò quan trọng của các đơn vị truyền thông, báo chí. Với nhiệm vụ đưa tin về các hoạt động văn hóa nghệ thuật diễn ra hàng ngày trên khắp cả nước, các đơn vị truyền thông, báo chí là nơi đưa thông tin văn hóa tới độc giả một cách nhanh chóng nhất.
Các cơ quan báo chí có vai trò phát hiện những hiện tượng văn hóa lệch lạc, lai căng, phản văn hóa để các cơ quan quản lý Nhà nước xử lý. Cơ quan truyền thông báo chí như là cánh tay nối dài của cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa.
Ở đây, cũng phải nhấn mạnh tới việc một số cơ quan truyền thông, báo chí nhiều khi lại trở thành nơi truyền bá những hiện tượng phản văn hóa đến với công chúng. Điều này vô hình chung đã làm cho hiện tượng phản văn hóa đó có cơ hội "hành hạ" đa số công chúng.
Ró ràng, vai trò của cơ quan truyền thông, báo chí là phải hoạt động như một "bộ lọc" văn hóa, loại trừ ngay từ đầu những thứ phi văn hóa, phản văn hóa, không cho phép đăng tải lên trang báo của mình những thứ vốn dĩ đã là "rác rưởi" văn hóa.
Cái này đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý, sàng lọc tin tức và quan trọng hơn cả là cái tâm và cái đức của người làm báo. Ngăn chặn việc giới văn nghệ sĩ mua chuộc, thao túng nhà báo, biến các đơn vị truyền thông, báo chí thành công cụ PR để lăng xê bản thân.
Điều này đòi hỏi mỗi một đơn vị truyền thông, báo chí phải xây dựng một bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và nâng cao mức sống của anh em đội ngũ phóng viên.
Với vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động văn hóa nghệ thuật, xin đề xuất với Bộ Văn hóa - Thể thao - du lịch những giải pháp sau:
1. Xây dựng khuôn khổ pháp lý về quản lý văn hóa theo tư duy mới, xóa bỏ cơ chế "xin-cho" nhằm giảm tiêu cực. Xóa bỏ tư duy quản lý ôm đồm. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý là giám sát thi hành luật, chứ không phải đi cấp phép, bởi sẽ không bao giờ có đủ nhân lực để đi cấp phép văn hóa. Quản lý theo tư duy kiểu cũ thì sẽ không bao giờ bắt kịp với tốc độ phát triển của văn hóa đặc biệt trong bối cảnh hội nhập ở nước ta.
2.Có một khuôn khổ pháp lý đúng đắn chưa đủ, cần phải có 1 chế tài xử phạt đủ mạnh, đủ nghiêm khắc mang sức răn đe. Không thể xây dựng một chế tài lỏng lẻo, mức phạt thấp sẽ chỉ làm "nhờn" tính thực thi và hiệu lực của pháp luật. Cần đề xuất mức xử phạt nặng, thậm chí tước giấy phép hành nghề, cấm không cho tham gia thị trường văn hóa để chấn chỉnh hiện trạng văn hóa của nước nhà.
3.Nâng cao vai trò và thu hút sự tham gia của công chúng trong việc phát hiện và đánh giá các hiện tượng phi văn hóa, phản văn hóa. Công chúng sẽ đóng vai trò là người cầm cân nảy mực trong việc đánh giá tác phẩm văn hóa là phù hợp hay không phù hợp, là nghệ thuật hay phi nghệ thuật.
Để làm được điều này, các phương tiện truyền thông, báo chí tăng cường tính tương tác với độc giả. Với mỗi tin bài về một hiện tượng văn hóa, quy định rõ ràng thành luật là phải có một khảo sát đo lường đánh giá, phản hồi của công chúng thay vì chỉ đưa tin chung chung.
Dựa trên đánh giá đó mà cơ quan quản lý văn hóa sẽ đưa ra những biện pháp xử lý nghiêm minh, nhằm ngăn chặn sự "đôi co" phí phạm thời giờ và tốn kém giấy mực, vô hình chung lại càng lăng xê những hiện tưởng phản văn hóa đó.
Trước những biến tướng, và sự ồ ạt xâm lấn của văn hóa lai căng, những hiện tượng phản văn hóa tràn lan đang băng hoại truyền thống, thuần phong mỹ tục của văn hóa dân tộc, một vấn đề cần phải đặt ra là vai trò quản lý của Nhà nước đối với văn hóa.
Tự đặt ra câu hỏi, quản lý Nhà nước đối với văn hóa như thế nào mà vẫn để những hiện tượng phản văn hóa ngang nhiên tồn tại thách thức cơ quan quản lý và công luận. Hay là đã đến lúc chúng ta cần phải thay đổi tư duy quản lý văn hóa.
Pháp luật chỉ tồn tại trên giấy tờ?
Hiện tượng phản văn hóa tràn lan trên các phương tiện thông tin đại chúng, một phần là do khâu quản lý văn hóa của chúng ta còn yếu. Nhưng yếu ở chỗ nào?
Thứ nhất, quản lý văn hóa còn mang nặng tính "xin-cho". Chính cái cơ chế "xin-cho" này là nguồn gốc phát sinh tiêu cực. Hơn thế nữa, cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa lại quá ôm đồm.
Với nhân lực vừa thiếu, vừa yếu lại đòi quản một lĩnh vực rộng như vậy thì làm sao có thể quản lý nổi. Thử hỏi, Cục
nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch có đủ nhân lực để đi kiểm tra hết tất cả các hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên toàn quốc?
Tư duy quản lý phổ biến là "xin-cho", cái gì mình cũng phải biết, phải cho phép. Thành ra là quản mà như không quản vì có cho quản cũng không thể quản được.
Tư duy quản lý văn hóa của chúng ta lại theo kiểu "không quản được thì cấm", thành ra đánh đồng tất cả, làm ảnh hưởng tới cơ hội hưởng thụ văn hóa của người dân và cơ hội phát triển văn hóa của những người làm văn hóa chân chính.
Cần phải thay đổi tư duy quản lý này, bằng một khuôn khổ pháp lý, trong đó khuyến khích sự phát triển của mọi loại hình văn hóa, và xử lý những biến tướng văn hóa một cách nghiêm khắc.
Văn bản quản lý của chúng ta thì nhiều, nhưng chế tài thì lại quá yếu, thực thi luật pháp không hiệu quả. Thành ra có những khi người ta chấp nhận nộp phạt để được vi phạm, vì cái lợi nhuận họ đạt được vượt xa con số mà họ phải nộp.
Điều này rất nguy hiểm bởi nó sẽ tạo ra một cách hành xử coi thường pháp luật, đứng trên cả pháp luật. Về lâu dài, khiến người ta "nhờn" pháp luật. Biến pháp luật thành một thứ hình thức trên giấy tờ là chính.
Có những khi người ta chấp nhận nộp phạt để được vi phạm. Ảnh minh họa |
Chính vì lẽ đó, dễ dàng nhận thấy các ca sỹ, những người làm nghệ thuật tung ra những bộ ảnh dung tục, những phát ngôn bừa bãi, thô thiển, lại ra sức biện minh cho các hiện tượng phản thẩm mỹ đó.
Mặc dù bị số đông công chúng phản đối, họ không biết xấu hổ, hay hổ thẹn, thậm chí còn quay sang đôi co, chỉ trích lại khán giả với thái độ coi thường, thiếu tôn trọng.
Việc có những quan điểm trái chiều về một tác phẩm văn hóa là điều dễ hiểu, vì phông văn hóa và kiến thức cảm thụ văn hóa của mỗi người khác nhau. Nhưng không phải vì thế mà những người "sản xuất" ra sản phẩm phản văn hóa lại có thể lý luận, biện minh.
Việc phân định đúng sai, phù hợp hay không phù hợp, phản cảm hay nghệ thuật không nên chỉ trao cho 1 lãnh đạo, hay 1 vụ, cục quản lý nào. Bởi lẽ nó dễ dẫn đến những đánh giá chủ quan của người quản lý. Việc này nên để cho công chúng, trước hết là các chuyên gia am hiểu lĩnh vực, tiếp đó là những người trực tiếp hưởng thụ các tác phẩm đánh giá.
Đánh giá dựa trên số đông của công chúng có trình độ am hiểu, khách quan sẽ là thước đo để cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra quyết định xử phạt dựa trên khuôn khổ pháp lý nghiêm minh.
Vai trò của truyền thông, báo chí
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đo lường được phản hồi của công chúng? Tôi cho rằng, đây là vai trò quan trọng của các đơn vị truyền thông, báo chí. Với nhiệm vụ đưa tin về các hoạt động văn hóa nghệ thuật diễn ra hàng ngày trên khắp cả nước, các đơn vị truyền thông, báo chí là nơi đưa thông tin văn hóa tới độc giả một cách nhanh chóng nhất.
Các cơ quan báo chí có vai trò phát hiện những hiện tượng văn hóa lệch lạc, lai căng, phản văn hóa để các cơ quan quản lý Nhà nước xử lý. Cơ quan truyền thông báo chí như là cánh tay nối dài của cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa.
Ở đây, cũng phải nhấn mạnh tới việc một số cơ quan truyền thông, báo chí nhiều khi lại trở thành nơi truyền bá những hiện tượng phản văn hóa đến với công chúng. Điều này vô hình chung đã làm cho hiện tượng phản văn hóa đó có cơ hội "hành hạ" đa số công chúng.
Ró ràng, vai trò của cơ quan truyền thông, báo chí là phải hoạt động như một "bộ lọc" văn hóa, loại trừ ngay từ đầu những thứ phi văn hóa, phản văn hóa, không cho phép đăng tải lên trang báo của mình những thứ vốn dĩ đã là "rác rưởi" văn hóa.
Cái này đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý, sàng lọc tin tức và quan trọng hơn cả là cái tâm và cái đức của người làm báo. Ngăn chặn việc giới văn nghệ sĩ mua chuộc, thao túng nhà báo, biến các đơn vị truyền thông, báo chí thành công cụ PR để lăng xê bản thân.
Tư duy quản lý phổ biến là "xin-cho", cái gì mình cũng phải biết, phải cho phép. Thành ra là quản mà như không quản vì có cho quản cũng không thể quản được. Tư duy quản lý văn hóa của chúng ta lại theo kiểu "không quản được thì cấm", thành ra đánh đồng tất cả, làm ảnh hưởng tới cơ hội hưởng thụ văn hóa của người dân và cơ hội phát triển văn hóa của những người làm văn hóa chân chính. |
Với vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động văn hóa nghệ thuật, xin đề xuất với Bộ Văn hóa - Thể thao - du lịch những giải pháp sau:
1. Xây dựng khuôn khổ pháp lý về quản lý văn hóa theo tư duy mới, xóa bỏ cơ chế "xin-cho" nhằm giảm tiêu cực. Xóa bỏ tư duy quản lý ôm đồm. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý là giám sát thi hành luật, chứ không phải đi cấp phép, bởi sẽ không bao giờ có đủ nhân lực để đi cấp phép văn hóa. Quản lý theo tư duy kiểu cũ thì sẽ không bao giờ bắt kịp với tốc độ phát triển của văn hóa đặc biệt trong bối cảnh hội nhập ở nước ta.
2.Có một khuôn khổ pháp lý đúng đắn chưa đủ, cần phải có 1 chế tài xử phạt đủ mạnh, đủ nghiêm khắc mang sức răn đe. Không thể xây dựng một chế tài lỏng lẻo, mức phạt thấp sẽ chỉ làm "nhờn" tính thực thi và hiệu lực của pháp luật. Cần đề xuất mức xử phạt nặng, thậm chí tước giấy phép hành nghề, cấm không cho tham gia thị trường văn hóa để chấn chỉnh hiện trạng văn hóa của nước nhà.
3.Nâng cao vai trò và thu hút sự tham gia của công chúng trong việc phát hiện và đánh giá các hiện tượng phi văn hóa, phản văn hóa. Công chúng sẽ đóng vai trò là người cầm cân nảy mực trong việc đánh giá tác phẩm văn hóa là phù hợp hay không phù hợp, là nghệ thuật hay phi nghệ thuật.
Để làm được điều này, các phương tiện truyền thông, báo chí tăng cường tính tương tác với độc giả. Với mỗi tin bài về một hiện tượng văn hóa, quy định rõ ràng thành luật là phải có một khảo sát đo lường đánh giá, phản hồi của công chúng thay vì chỉ đưa tin chung chung.
Dựa trên đánh giá đó mà cơ quan quản lý văn hóa sẽ đưa ra những biện pháp xử lý nghiêm minh, nhằm ngăn chặn sự "đôi co" phí phạm thời giờ và tốn kém giấy mực, vô hình chung lại càng lăng xê những hiện tưởng phản văn hóa đó.
Xây tượng đài: Từ góc nhìn marketing
Tác giả: Khương Duy
Từ góc nhìn marketing, tung một sản phẩm ra vào thời điểm này, dù với mục đích tốt đẹp đi chăng nữa, liệu có phải một quyết định khôn ngoan?
"Yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau"
Chúng ta đều biết đến câu nói quen thuộc mà các nhà kinh doanh thường lấy làm tôn chỉ, nguyên tắc để đạt được thành công trên thương trường khốc liệt: "Make what we can sell, not sell what we can make" (bán cái thị trường cần, không phải bán cái mình có).
Để kể ra đây con đường rất dài trước khi câu nói trên trở thành quan điểm chi phối hoạt động marketing hiện đại sẽ tốn rất nhiều giấy mực. Có điều, sự hình thành và khẳng định vị thế của quan điểm đó là kết quả của cả một quá trình các nhà kinh doanh thay đổi nhận thức về thị trường, về hoạt động marketing.
Để từ đó đưa khách hàng trở lại vị trí quan trọng của họ - nhu cầu cần được đáp ứng của khách hàng là yếu tố quyết định việc sản xuất. Hay dân dã hơn, quan điểm đó được diễn tả bằng câu cửa miệng "khách hàng là thượng đế".
Thế nhưng, không dừng lại ở lĩnh vực kinh doanh, nếu như mở rộng hơn, triết lý trên còn có thể được áp dụng vào rất nhiều vấn đề khác trong xã hội, mà điển hình là câu chuyện xây tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng được báo chí và dư luận hết sức quan tâm trong thời gian gần đây.
Nếu coi những người đang chủ trương xây dựng tượng đài là nhà sản xuất, tượng đài là hàng hóa, thì khách hàng trực tiếp nhất chính là các Mẹ Việt Nam anh hùng - những người mà tượng đài sẽ được dựng lên để tôn vinh. Và sau đó là hàng triệu người dân Việt Nam, những người sẽ tới chiêm ngưỡng công trình vĩ đại đó.
Thế thì để thực hiện đúng triết lý kinh doanh lấy thị trường làm trung tâm, lấy nhu cầu cần được đáp ứng của khách hàng để định hướng sản xuất, chúng ta sẽ phải cùng nhau xem xét lại: Khách hàng mục tiêu - các Mẹ Việt Nam anh hùng - có nhu cầu đối với sản phẩm đó hay không? Nếu có thì nhu cầu đó lớn tới mức nào? Nếu không thì nhu cầu thực sự của họ là gì?
Đừng vội trách người viết dùng những từ ngữ kinh doanh khi nói về những bà mẹ vĩ đại được cả xã hội tôn kính. Những người mẹ đã lặng lẽ hiến dâng chồng, con mình cho đất nước, để rồi đi vào lịch sử như những tượng đài sống, bền bỉ mà mãnh liệt.
Bởi lẽ điều mà người viết muốn đặt ra trong câu hỏi đó thực chất là đi vào vấn đề căn cốt nhất - các mẹ có cần xây tượng đài hay không, nếu có thì xây hoành tráng cỡ nào, và nếu thứ các mẹ cần không phải một tượng đài thì thực sự tâm tư nguyện vọng của các mẹ là gì?
Cho đến mãi gần đây mới có một số nhà báo trực tiếp gặp gỡ để hỏi han suy nghĩ của các Mẹ Việt Nam anh hùng. Câu trả lời của những người mẹ vĩ đại đó ra sao chúng ta đều đã biết. Vậy thì trước khi bắt tay xây dựng công trình hoành tráng này, đã có cuộc "thăm dò thị trường" nào của những "nhà sản xuất" dành cho "khách hàng", lấy ý kiến của các mẹ làm định hướng hay chưa?
Khi chưa có thông tin phản hồi từ các mẹ mà cứ thế làm, ở góc độ kinh doanh, đó là biểu hiện của một nhà kinh doanh tồi, coi thường khách hàng. Còn nếu như cho rằng so sánh như thế là khập khiễng vì đây là công việc báo hiếu, thì ở góc độ đạo đức, chúng ta đều hiểu muốn làm việc hiếu nghĩa cũng phải xem cha mẹ muốn được báo hiếu như thế nào, kẻo lại làm phiền lòng bậc sinh thành thì đó là... bất hiếu.
Người xưa có câu"yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau," phải chăng là để khuyên chúng ta nên thận trọng khi thể hiện tình yêu thương?
Đừng quá cực đoan để làm tổn thương nhau
Người viết muốn sòng phẳng khi nhiều người đem chuyện xây tượng đài ra liên tưởng tới việc trẻ em ở nhiều nơi đang còn thiếu những cây cầu đơn sơ để đi học. Hay việc vẫn còn nhiều bà mẹ anh hùng đang sống trong thiếu thốn.
Cái nghèo là vấn đề trường kỳ ở Việt Nam, trong một sớm một chiều chưa thể giải quyết được ngay. Không phải tỉnh Quảng Nam không lo chăm sóc các mẹ Việt Nam anh hùng mà chỉ chăm chăm xây tượng đài hoành tráng.
Không phải vị họa sĩ thiết kế tượng đài không biết đau xót khi nhìn lũ trẻ nghèo phải liều mạng vượt sông tới lớp. Trong một chừng mực nào đó, nếu quá cực đoan, biết đâu chúng ta sẽ vô tình làm tổn thương tấm lòng thành của những người muốn xây tượng đài, bởi vì họ đều là con người, và tôi tin ai cũng có lòng hướng thiện.
Chỉ có điều, cái không hay, không phải của việc xây dựng tượng đài là quyết định tăng vốn lên con số khổng lồ lại được đưa ra vào thời điểm kinh tế khó khăn, đồng tiền mất giá.
Nhất là khi báo chí ngày càng thực hiện tốt chức năng phản ánh xã hội của mình, hé lộ những mảng éo le của cuộc sống. Bất cứ sự lãng phí, xa hoa nào vào thời điểm này chỉ càng trở nên kệch cỡm vì nó khoét sâu thêm vào sự dị ứng của người dân với tình trạng sử dụng vốn vô tội vạ và sự bất bình đẳng thu nhập ngày càng rõ rệt.
Vậy thì, từ góc nhìn marketing, tung một sản phẩm ra vào thời điểm này, dù với mục đích tốt đẹp đi chăng nữa, liệu có phải một quyết định khôn ngoan?
Một công trình mang nhiều ý nghĩa tinh thần như tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, vốn dĩ phần "xác" không quan trọng. Phần quan trọng của nó là phần "hồn", là sự linh thiêng, là tình cảm trân trọng thực sự.
Nếu như tiến hành xây dựng tượng đài vào thời điểm hiện nay, khi cả xã hội đang bức bối, và nhất là khi việc xây dựng thậm chí còn khiến các mẹ cũng buồn lòng và áy náy, thì công trình đó liệu có hoàn thành được sứ mệnh thiêng liêng mà người ta gán cho nó hay không?
Khi nói rằng bán sản phẩm thị trường cần chứ không bán cái mình có, điều đó không hàm ý rằng "cái mình có" là không tốt. Ai cũng biết có những sản phẩm tốt thật, hữu dụng thật, nhưng nếu khách hàng không có nhu cầu với nó, và nếu nó được tung ra thị trường vào thời điểm không phù hợp thì khả năng thành công của nó là rất thấp.
Cũng như vậy, một tượng đài linh thiêng cho mẹ, nơi mà triệu triệu người dân có thể hướng về để tỏ lòng thành kính biết ơn không phải là một sản phẩm tồi. Nhưng vào thời điểm hiện tại, xét trên nhiều phương diện, sản phẩm đó chưa nên được đưa ra thị trường.
Nói nhẹ nhàng như thế, nhưng người viết cũng thật đau lòng khi những chuyện như thế này đã và đang diễn ra từ lâu. Những công trình, những sự kiện được xây lên, được tổ chức vì mục đích này hay mục đích khác chưa bao giờ gắn liền với việc tìm hiểu xem liệu đó có phải là "cái thị trường cần".
Dường như tư duy kinh doanh và tư duy lãnh đạo trưởng thành từ thời chiến khó khăn gian khổ và thời kỳ bao cấp quá dài nên đã ăn sâu vào cách tư duy- cung cấp cái mình có, bất chấp người dân có thực sự cần- đã bám rễ quá sâu, dù vẫn luôn có khẩu hiệu "do dân, vì dân" nhắc nhở?
Phải chăng chính vì những sản phẩm này được cung cấp một cách cẩu thả, bất chấp nhu cầu của "khách hàng" như thế nên mới có những tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ hoen rỉ, những tượng đài Bảy dũng sĩ Điện Ngọc bị phế thải lấn sân, cỏ mọc um tùm?
Câu trả lời, người viết xin chờ ở những người có trách nhiệm
"Yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau"
Chúng ta đều biết đến câu nói quen thuộc mà các nhà kinh doanh thường lấy làm tôn chỉ, nguyên tắc để đạt được thành công trên thương trường khốc liệt: "Make what we can sell, not sell what we can make" (bán cái thị trường cần, không phải bán cái mình có).
Để kể ra đây con đường rất dài trước khi câu nói trên trở thành quan điểm chi phối hoạt động marketing hiện đại sẽ tốn rất nhiều giấy mực. Có điều, sự hình thành và khẳng định vị thế của quan điểm đó là kết quả của cả một quá trình các nhà kinh doanh thay đổi nhận thức về thị trường, về hoạt động marketing.
Để từ đó đưa khách hàng trở lại vị trí quan trọng của họ - nhu cầu cần được đáp ứng của khách hàng là yếu tố quyết định việc sản xuất. Hay dân dã hơn, quan điểm đó được diễn tả bằng câu cửa miệng "khách hàng là thượng đế".
Thế nhưng, không dừng lại ở lĩnh vực kinh doanh, nếu như mở rộng hơn, triết lý trên còn có thể được áp dụng vào rất nhiều vấn đề khác trong xã hội, mà điển hình là câu chuyện xây tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng được báo chí và dư luận hết sức quan tâm trong thời gian gần đây.
Nếu coi những người đang chủ trương xây dựng tượng đài là nhà sản xuất, tượng đài là hàng hóa, thì khách hàng trực tiếp nhất chính là các Mẹ Việt Nam anh hùng - những người mà tượng đài sẽ được dựng lên để tôn vinh. Và sau đó là hàng triệu người dân Việt Nam, những người sẽ tới chiêm ngưỡng công trình vĩ đại đó.
Thế thì để thực hiện đúng triết lý kinh doanh lấy thị trường làm trung tâm, lấy nhu cầu cần được đáp ứng của khách hàng để định hướng sản xuất, chúng ta sẽ phải cùng nhau xem xét lại: Khách hàng mục tiêu - các Mẹ Việt Nam anh hùng - có nhu cầu đối với sản phẩm đó hay không? Nếu có thì nhu cầu đó lớn tới mức nào? Nếu không thì nhu cầu thực sự của họ là gì?
Đừng vội trách người viết dùng những từ ngữ kinh doanh khi nói về những bà mẹ vĩ đại được cả xã hội tôn kính. Những người mẹ đã lặng lẽ hiến dâng chồng, con mình cho đất nước, để rồi đi vào lịch sử như những tượng đài sống, bền bỉ mà mãnh liệt.
Bởi lẽ điều mà người viết muốn đặt ra trong câu hỏi đó thực chất là đi vào vấn đề căn cốt nhất - các mẹ có cần xây tượng đài hay không, nếu có thì xây hoành tráng cỡ nào, và nếu thứ các mẹ cần không phải một tượng đài thì thực sự tâm tư nguyện vọng của các mẹ là gì?
Cho đến mãi gần đây mới có một số nhà báo trực tiếp gặp gỡ để hỏi han suy nghĩ của các Mẹ Việt Nam anh hùng. Câu trả lời của những người mẹ vĩ đại đó ra sao chúng ta đều đã biết. Vậy thì trước khi bắt tay xây dựng công trình hoành tráng này, đã có cuộc "thăm dò thị trường" nào của những "nhà sản xuất" dành cho "khách hàng", lấy ý kiến của các mẹ làm định hướng hay chưa?
Khi chưa có thông tin phản hồi từ các mẹ mà cứ thế làm, ở góc độ kinh doanh, đó là biểu hiện của một nhà kinh doanh tồi, coi thường khách hàng. Còn nếu như cho rằng so sánh như thế là khập khiễng vì đây là công việc báo hiếu, thì ở góc độ đạo đức, chúng ta đều hiểu muốn làm việc hiếu nghĩa cũng phải xem cha mẹ muốn được báo hiếu như thế nào, kẻo lại làm phiền lòng bậc sinh thành thì đó là... bất hiếu.
Người xưa có câu"yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau," phải chăng là để khuyên chúng ta nên thận trọng khi thể hiện tình yêu thương?
Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng |
Người viết muốn sòng phẳng khi nhiều người đem chuyện xây tượng đài ra liên tưởng tới việc trẻ em ở nhiều nơi đang còn thiếu những cây cầu đơn sơ để đi học. Hay việc vẫn còn nhiều bà mẹ anh hùng đang sống trong thiếu thốn.
Cái nghèo là vấn đề trường kỳ ở Việt Nam, trong một sớm một chiều chưa thể giải quyết được ngay. Không phải tỉnh Quảng Nam không lo chăm sóc các mẹ Việt Nam anh hùng mà chỉ chăm chăm xây tượng đài hoành tráng.
Không phải vị họa sĩ thiết kế tượng đài không biết đau xót khi nhìn lũ trẻ nghèo phải liều mạng vượt sông tới lớp. Trong một chừng mực nào đó, nếu quá cực đoan, biết đâu chúng ta sẽ vô tình làm tổn thương tấm lòng thành của những người muốn xây tượng đài, bởi vì họ đều là con người, và tôi tin ai cũng có lòng hướng thiện.
Chỉ có điều, cái không hay, không phải của việc xây dựng tượng đài là quyết định tăng vốn lên con số khổng lồ lại được đưa ra vào thời điểm kinh tế khó khăn, đồng tiền mất giá.
Nhất là khi báo chí ngày càng thực hiện tốt chức năng phản ánh xã hội của mình, hé lộ những mảng éo le của cuộc sống. Bất cứ sự lãng phí, xa hoa nào vào thời điểm này chỉ càng trở nên kệch cỡm vì nó khoét sâu thêm vào sự dị ứng của người dân với tình trạng sử dụng vốn vô tội vạ và sự bất bình đẳng thu nhập ngày càng rõ rệt.
Dường như tư duy kinh doanh và tư duy lãnh đạo trưởng thành từ thời chiến khó khăn gian khổ và thời kỳ bao cấp quá dài nên đã ăn sâu vào cách tư duy- cung cấp cái mình có, bất chấp người dân có thực sự cần- đã bám rễ quá sâu, dù vẫn luôn có khẩu hiệu "do dân, vì dân" nhắc nhở? Phải chăng chính vì những sản phẩm này được cung cấp một cách cẩu thả, bất chấp nhu cầu của "khách hàng" như thế nên mới có những tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ hoen rỉ, những tượng đài Bảy dũng sĩ Điện Ngọc bị phế thải lấn sân, cỏ mọc um tùm? Câu trả lời, người viết xin chờ ở những người có trách nhiệm. |
Một công trình mang nhiều ý nghĩa tinh thần như tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, vốn dĩ phần "xác" không quan trọng. Phần quan trọng của nó là phần "hồn", là sự linh thiêng, là tình cảm trân trọng thực sự.
Nếu như tiến hành xây dựng tượng đài vào thời điểm hiện nay, khi cả xã hội đang bức bối, và nhất là khi việc xây dựng thậm chí còn khiến các mẹ cũng buồn lòng và áy náy, thì công trình đó liệu có hoàn thành được sứ mệnh thiêng liêng mà người ta gán cho nó hay không?
Khi nói rằng bán sản phẩm thị trường cần chứ không bán cái mình có, điều đó không hàm ý rằng "cái mình có" là không tốt. Ai cũng biết có những sản phẩm tốt thật, hữu dụng thật, nhưng nếu khách hàng không có nhu cầu với nó, và nếu nó được tung ra thị trường vào thời điểm không phù hợp thì khả năng thành công của nó là rất thấp.
Cũng như vậy, một tượng đài linh thiêng cho mẹ, nơi mà triệu triệu người dân có thể hướng về để tỏ lòng thành kính biết ơn không phải là một sản phẩm tồi. Nhưng vào thời điểm hiện tại, xét trên nhiều phương diện, sản phẩm đó chưa nên được đưa ra thị trường.
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ |
Dường như tư duy kinh doanh và tư duy lãnh đạo trưởng thành từ thời chiến khó khăn gian khổ và thời kỳ bao cấp quá dài nên đã ăn sâu vào cách tư duy- cung cấp cái mình có, bất chấp người dân có thực sự cần- đã bám rễ quá sâu, dù vẫn luôn có khẩu hiệu "do dân, vì dân" nhắc nhở?
Phải chăng chính vì những sản phẩm này được cung cấp một cách cẩu thả, bất chấp nhu cầu của "khách hàng" như thế nên mới có những tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ hoen rỉ, những tượng đài Bảy dũng sĩ Điện Ngọc bị phế thải lấn sân, cỏ mọc um tùm?
Câu trả lời, người viết xin chờ ở những người có trách nhiệm
Hỏi thẳng Giáo sư Xoay
Tác giả: Huỳnh Phan
Báo chí được nhiều người trong xã hội tin, thì cũng phải có trách nhiệm lớn với xã hội, phải nêu lên những vấn đề đáng quan tâm... Bởi ngày nào cũng uống cà phê, người ta cầm tờ báo đọc chuyện cô nọ bị hiếp, anh kia bị giết, rồi bình thản bình phẩm về những nạn nhân đó. Dần dần người ta sẽ trở nên vô cảm trước những chuyện đó.
LTS: Tuần Việt Nam, trong mục "Gặp gỡ & Đối thoại" tuần này, xin được giới thiệu tiếp phần 2 của cuộc trò chuyện với Giáo sư Cù Trọng Xoay.
Thay vì những câu hỏi "xoáy", như nữ ký giả xinh đẹp Hoàng Hường đã đặt ra, để làm bộc lộ những nét hấp dẫn cần thiết cho một "ngôi sao giải trí", người nhận cây gậy tiếp sức lần này, phóng viên Huỳnh Phan, lại đưa ra những câu hỏi đơn giản và thẳng thắn, để giúp độc giả hiểu được một con người khác của Đinh Tiến Dũng - con người của một cán bộ Đoàn.
Bí thư Đoàn TNCSHCM của Tập đoàn FPT nói: "Giới trẻ rất cần hình tượng để bám vào mà sống, mà vươn lên."
Những "hình tượng" bị méo mó, hoặc "photoshop"
Theo lời Anh nói, có vẻ như giới trẻ hiện nay đang sống mà thiếu hình tượng để noi theo?
Tôi nghĩ vậy. Ngày xưa, thời chiến, Việt Nam mình làm rất tốt. Hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ đẹp đến khó tả. Nói đến bộ đội là tin, nói đến bộ đội là yêu. Chắc điều này thế hệ các anh cảm nhận rõ hơn thế hệ chúng tôi nhiều. Tôi chỉ có thể cảm nhận một cách gián tiếp qua cha mẹ mình, hoặc xem lại tài liệu, mà thôi.
Nhưng bây giờ...
Bây giờ thì sao?
Anh thử nghĩ xem, hiện chúng ta có cái gì để cho giới trẻ noi theo. Có mấy chàng Hàn Quốc sang, thế là đòi vào khách sạn để tự tử cùng với họ. Thế rồi, động tí là chửi nhau, động tí là rút dao, rút kiếm ra múa, rồi "xin tí tiết" nhau...
Anh đừng có cười. Trách các em một phần thôi, chứ truyền thông của các anh cũng không phải vô can.
Xin Anh nói rõ hơn.
Giới truyền thông của các anh dựng lên những hình ảnh gì? Tôi thử ví dụ nhé.
Suốt 10 năm qua, khi FPT mở rộng sang lĩnh vực giáo dục, đào tạo kỹ sư phần mềm, tuyển mãi mà chả được mấy. Đùng một cái, chúng tôi mở ra chuyên ngành quản trị kinh doanh, rồi kinh tế, số lượng nộp đơn đông nghịt.
Điều đó nói lên rằng FPT đã phải đi "đúng" theo cái hình tượng mà truyền thông xây dựng về một người thành đạt. Đó là một anh giám đốc trẻ, doanh nhân trẻ, có nhà cao cửa rộng, ô tô xịn, nói một lúc hai thứ tiếng, toàn nói những vấn đề rất rộng dài....
Hay thần tượng của không ít bạn trẻ hiện nay là những người trông nam không ra nam, nữ không ra nữ, nhảy múa hát hò những bài chả biết là thứ tiếng gì...
Hôm nọ, nhạc sĩ Phạm Tuyên có nói một câu rất đáng chú ý: "Mấy người bạn Hàn Quốc sang đây chơi có nói với tôi rằng hoá ra văn hoá Việt Nam cũng chẳng có gì khác so với văn hoá Hàn. Ra đường nhìn thấy nhiều người cũng giống Hàn Quốc, chỉ có điều hơi tóp hơn thôi."
Ông còn nói sự xâm lăng văn hoá có khi còn nguy hiểm hơn sự xâm lăng thông thường. Tôi thấy đúng quá, báo chí chúng ta, nhất là các báo điện tử, mà cứ chạy theo pageview kiểu này, chắc là giới trẻ của chúng ta nguy to.
Vâng, tôi hiểu. Nhưng báo chí thì vẫn phải có nguồn để sống, để duy trì công việc. Và lượng pageview luôn gắn với nguồn thu từ quảng cáo. Và có lẽ cách đáp ứng nhu cầu dễ dãi của độc giả, nhất là những độc giả trẻ, là cách dễ nhất để tăng nhanh pageview. Trên bó, dưới bó, khó lắm Anh ơi.
Khi làm việc với các bạn trẻ, tôi luôn nói đối với bất kỳ việc gì, luôn có hai sự lựa chọn về cách làm. Nếu chọn cách dễ thì bất cứ ai cũng làm được, hà cớ gì mà anh em chúng ta phải lao tâm khổ tứ.
Chẳng hạn thế này. Tôi lập ra mạng cộng đồng để chia sẻ những suy nghĩ với các bạn trẻ, rồi ghi lại những cảm nhận sau những chuyến đi... Tôi chia sẻ với họ cách sống, cách nghĩ của tôi. Trong cái cộng đồng trên facebook của tôi, tới 70% là các bạn trẻ tuổi từ 18 đến 24, nên tôi hết sức tránh hô hào suông.
Vậy Anh viết những gì về bản thân trên đó?
Tôi thể hiện mình một cách hết sức tự nhiên là tôi yêu nhạc, tôi cũng có tâm hồn, tôi có thể viết thơ viết văn. Mặt khác, tôi cũng có thể chơi hết mình, cũng có nhậu nhẹt, cũng mải chơi. Tôi làm việc cũng có thành công, cũng kiếm được tiền bạc...
Tức là một hình ảnh tương đối toàn diện với tư cách một con người, nhưng đời hơn, chứ không gọt dũa bớt những phần xấu xí.
Về phần này, công nghệ của Mỹ làm rất tốt. Anh cứ xem phim Mỹ, phần xây dựng hình tượng họ làm rất tốt. Họ tạo cảm hứng cho người xem cảm thấy con đường của mình, bởi xuất phát điểm từ những gì rất là gần gũi, sau đó mới lên tới những thành công. Chứ không oạch một phát là thành công ngay.
Nói cách khác, nó làm cho người ta thấy rõ cái đường dẫn đấy, và những người ở mức bình thường nhờ đường dẫn đấy hoàn toàn có thể thành công được.
Tôi cũng có nhận xét như vậy. Chính cái sự "gọt dũa" khi xây dựng hình tượng trên truyền thông khiến cho những người bình thường cảm thấy khó có thể đi trên con đường đó được. Lỗi của truyền thông là một chuyện, nhưng ngay cả những người đã thành công, khi kể lại câu chuyện của mình, dường như cũng rất thích photoshop lại con đường đó.
Anh dùng từ "photoshop" rất chuẩn. Ngay các bậc trưởng lão khi nói chuyện với giới trẻ luôn có một câu cửa miệng "ngày xưa thế nọ...", "ngày xưa thế kia..."
Cái "ngày xưa" của các cụ liệu có giúp được gì nhiều cho con đường sắp tới của thế hệ chúng tôi hay không? Hay chỉ giúp chúng tôi khi chúng tôi đi lại cái con đường họ đã đi? Và liệu có còn con đường y như cũ hay không?
Bản thân tôi nhiều khi rất chống chếnh trên con đường mới của mình, và rất muốn có một đàn anh đi trước, nhưng không cách xa tôi lắm, để hỏi, để xin lời khuyên. Các bạn trẻ bây giờ cũng vậy, bản lĩnh có khi còn kém hơn, nên chuyện chọn lựa những cái dễ dãi để noi theo cũng là dễ hiểu.
Nhưng điều đáng ngại nhất là giới trẻ hiểu đó là điều mặc định, xã hội đã qui định thế rồi.
Còn các bậc trưởng lão thì chỉ phán một câu xanh rờn: "Xã hội bây giờ hỗn loạn, nhiễu nhương quá, loạn giá trị quá..." Nhưng bản thân các vị trưởng lão đó lại ngồi khoanh tay, mà không góp sức vào việc tạo ra một giá trị mới phù hợp với thời đại mới. Vậy nên hiểu họ thế nào đây?
GS Xoay và Bí thư Đoàn Dũng ĐT trong nỗ lực xây dựng hình tượng mới
Anh nói đúng. Vậy, về phần mình, Anh đang cố làm gì để tạo ra cái giá trị mới cho giới trẻ?
Tôi rất nhiệt tình tham gia các công tác bên ngoài, bởi tôi thực sự muốn xây dựng một hình ảnh cho giới trẻ thật tốt. Việc tham gia vào ngành giải trí cũng cho tôi một sự quen biết rộng hơn, một cú tăng tốc tốt.
Tôi lập ra địa chỉ ở Facebook có tên là "Giáo Sư Xoay" cũng một phần vì lý do đó. Tôi hoàn toàn có tiếng nói trong cái cộng đồng facebook của mình, hay trong giới sinh viên.
Tôi nghĩ mình phải cố gắng hơn nữa, phải mở rộng phạm vi hoạt động của mình hơn nữa. Bởi, có thể tôi không phải là một hình tượng của giới trẻ, tôi vẫn có thể vạch ra một con đường để các bạn trẻ cùng đi với tôi.
Anh nghĩ điều gì quan trọng nhất đối với một hình tượng được công nhận?
Có thể mắc sai lầm, chứ không phải cái gì cũng đúng. Cũng có thể có nhiều thất bại, vấp ngã, chứ không phải toàn thành công. Nhưng có một điều không thể thiếu - đó là phải có cái tâm sáng, cái tâm muốn phục vụ cho xã hội, cho cộng đồng.
Trên facebook, hình thức Anh trao đổi với các bạn trẻ như thế nào?
Nguyên tắc bất biến của tôi là không thoả hiệp. Thứ hai, những vấn đề quá lớn tôi tránh không trao đổi.
Các bạn trẻ thường quan tâm đến những vấn đề gì?
Thường có 3 dạng câu hỏi.
Thứ nhất là dạng câu đánh đố. Dạng thứ hai là toàn những câu hỏi ngây thơ, bởi người hỏi ngây thơ thật. Dạng thứ ba là hỏi để cho vui.
Nếu hỏi nghiêm túc, tôi trả lời rất nghiêm túc, rất trách nhiệm. Hỏi cho vui, tôi trả lời vui. Còn hỏi đánh đố, tôi cũng không mất thời gian để trả lời, mà cố xoay lại thành câu hỏi để đánh đố lại người hỏi, hoặc đặt ra một bài toán khác để đánh lạc hướng.
Thế nhưng, chuyện giao lưu của tôi với các bạn trẻ không chỉ dừng ở cái cách phần nào thụ động đó. Tôi vẫn chủ động cung cấp "thức ăn" để "nuôi" số lượng các bạn trẻ truy cập vào trang facebook của tôi. Đó là các bài viết.
Tôi luôn đưa thông tin một cách tưởng như rất vô tình thôi. Chẳng hạn, hôm nay vừa ra chụp ảnh tàu hải quân, đứng chơi với một anh lính hải quân, và trao đổi với anh ấy chuyện nọ chuyện kia... Trong lúc đất nước đang có vấn đề này nọ, rõ ràng tình yêu đất nước không được phép mù quáng mà phải rất tỉnh táo.
Về việc xây dựng hình tượng trên truyền thông, Anh có gợi ý gì không, từ những trải nghiệm của riêng mình?
Tôi có người em làm hoạ sĩ, cậu ấy nói làm hoạ sĩ cũng phải có độ "kiêu" nhất định. Tức là không thoả hiệp. Chứ khách hàng thì đa dạng, và thuộc nhiều tầng văn hoá lắm. Nếu cứ chiều theo họ thì sản phẩm của mình, cho dù họ vẫn là người mua, sẽ không còn dấu ấn riêng của mình nữa.
Theo tôi nghĩ, nghề báo của các anh cũng vậy, vẫn phải quan tâm đến pageview để tự tồn tại mà hành nghề tiếp tục, nhưng vẫn phải cung cấp cho độc giả những thứ tốt nhất, tử tế nhất. Rồi cuối cùng họ sẽ hiểu. Năng lực phải đi cùng với trách nhiệm chứ.
Tức là sao...?
Thì báo chí được nhiều người trong xã hội tin thì cũng phải có trách nhiệm lớn với xã hội, phải nêu lên những vấn đề đáng quan tâm chứ không phải chỉ đưa những loại thông tin "cướp, giết, hiếp", hay "lộ hàng, lộ hoá"... Nó làm băng hoại xã hội đi.
Bởi ngày nào uống cà phê, người ta cầm tờ báo đọc chuyện cô nọ bị hiếp, anh kia bị giết, rồi bình thản bình phẩm về những nạn nhân đó. Tôi nghĩ dần dần người ta sẽ trở nên vô cảm trước những chuyện đó.
Con đường mang tên Đinh Tiến Dũng
Ở cái tuổi 30 mà Anh đã làm được nhiều việc, đã khá nổi tiếng. Anh có thể chia sẻ với các độc giả Tuần Việt Nam, nhất là các độc giả trẻ, những trải nghiệm "không photoshop" của mình được không?
Tôi là người đến sau trong nhiều lĩnh vực, nên, thú thực, nhiều khi cảm thấy rất tự ti. Nhưng có một lần, tôi được nghe câu nói của Napoleon, và từ đó tôi tự tin lên rất nhiều, và đã giành được không ít thắng lợi.
Câu thần chú gì hay vậy?
Đó là người chiến thắng không phải người rút gươm ra trước, mà là người tra gươm vào vỏ sau cùng.
Lý do vì sao Anh thi vào Đại học Nông nghiệp?
Tất cả khu tôi ở (khu y tế dự phòng ở Nam Định) đều là con cái bác sĩ hết. Vì vậy, bọn trẻ chúng tôi không có nhiều lựa chọn, tức là đầu cấp 3 là phải hướng theo khối B rồi.
Riêng tôi, tôi thích cây cối, thích trồng trọt trong chậu từ bé. Nên lúc lựa chọn ngành nghề, tôi chọn cả hai trường là Y Thái Bình và Đại học Nông nghiệp. Tôi đỗ cả hai.
Vậy tại sao Anh lại chọn Đại học Nông nghiệp?
Khi báo kết quả, tôi vừa đúng khít điểm đỗ Y Thái bình. Trong khi đó, điểm thi của tôi vào Đại học Nông nghiệp lại là thủ hoa, hay á khoa gì đó.
Thế là, chọn ngành nông nghiệp. Vừa có tí Mr. Oai, lại xa nhà đỡ bị phụ huynh quản lý.
Thời học đại học, Anh học hành có dễ dàng không?
Tôi được giao làm lớp phó phụ trách học tập. Thế rồi chủ quan, chơi bời thoải mái, đến lúc thi trượt ngay một môn. Trắng mắt ra, lại học nghiêm chỉnh, lại có học bổng.
Thế tại sao Anh lại không theo nghề kỹ sư nông nghiệp?
Cũng do không quá thách thức, nên tôi học cũng không chuyên tâm. Đến khi đi thực tập, làm việc với nông dân, tôi mới thấy nếu tôi mà làm kỹ sư nông nghiệp thì làm hại cho nông dân nhiều hơn là giúp ích cho họ.
Thế là tôi đã quyết định chọn một việc mà mình chắc chắn là có năng lực tốt và làm tốt. Tôi đã về Trung ương Đoàn (Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh).
Tại sao lúc đó Anh lại tin rằng mình làm công tác Đoàn tốt hơn? Kinh nghiệm tham gia công tác Đoàn ở Đại học Nông nghiệp?
Còn hơn thế nữa. Tôi là một cán bộ thanh niên có tiếng tăm ở Thành Đoàn và cả Trung ương Hội Sinh viên nữa...
Tôi còn tham gia nhiều hoạt động lắm, cả những hoạt động từ thiện ở vùng sâu vùng xa. Cũng có nhiều thành công, đoạt nhiều giải thưởng và bằng khen.
Và đó là lý do vì sao khi ra trường, Trung ương Đoàn họ mời tôi ngay.
Khi bắt đầu tham gia công tác Đoàn ở trường, Anh nghĩ gì?
Có nghĩ gì đâu. Vì vui thôi. Cũng như tham gia hát hò, kịch cọt, vẽ vời ấy mà. Vào một ngày đẹp trời, lúc tôi vẫn đang học năm thứ nhất, có một vị đến bảo tôi có muốn làm phó chủ tịch Hội Sinh viên trường không. Làm thì làm, tôi ngại gì bố con thằng nào.
Có điều này, tôi chỉ nói riêng với Tuần Việt Nam thôi nhé. Thực ra, nhận lời làm lãnh đạo sinh viên tôi cũng có chút tính toán vụ lợi. Chả là, tôi phát hiện ra trong kho của trường có bộ trống cũ, mà tôi lại rất thích chơi trống. Chỉ có ở cương vị mới, tôi mới có quyền lôi bộ trống đó ra, và khôi phục lại ban nhạc của trường.
Nhiều người cho rằng bây giờ hướng sinh viên vào các hoạt động lành mạnh rất khó, bởi tác động tiêu cực từ xã hội vào trường học quá mạnh. Anh có nghĩ vậy không?
Cũng không hẳn là khó, nếu người lãnh đạo biết cách.
Chẳng hạn, trường tôi rộng lắm. Cứ đến Tết là lắm chuyện. Mỗi nhóm một góc nhậu nhẹt, đánh nhau, đốt pháo... Nhà trường thì lo sốt vó.
Tôi nghĩ đơn giản thôi: Sinh viên ai mà không quậy. Tôi cũng rất quậy mà.
Tôi tổ chức một chương trình đón giao thừa lần đầu tiên cho sinh viên toàn trường, kéo dài tới tận 1 giờ sáng. Đầy đủ trò, từ hát hò, nhảy múa, đến giao lưu...
Đèn sáng trưng, đội xung kích đứng khắp nơi, có muốn quậy phá cũng không làm gì được.
Tức là thay vì đi theo dõi cấm đoán, ngăn chặn, ta phải tổ chức cho họ một hoạt động với cùng mục đích, nhưng dưới hình thức khác, lành mạnh hơn, bổ ích hơn, cho họ?
Đúng vậy. Làm sao mà đi theo ngăn chặn, cấm đoán được mãi. Sức trẻ hừng hực mà, giập chỗ này, họ quậy chỗ khác. Điều quan trọng là làm sao phải có chỗ để năng lượng đang tích tụ trong người họ có chỗ được xả ra một cách lành mạnh nhất.
Hơn nữa, cũng vì tổ chức lại hoạt động cho sinh viên mà an ninh trường tôi yên hẳn. Chứ, trước đó, trai làng thường vào chiếm sân bóng, chòng ghẹo các nữ sinh viên, mà nam sinh viên chẳng dám làm gì. Khi có đội xung kích do chúng tôi lập ra làm nòng cốt, sinh viên tự tin hẳn lên. Sau một số va chạm, trai làng thấy chúng tôi đoàn kết và thể hiện rõ bản lĩnh đã không dám vào quậy phá, làm càn nữa.
Ngoài hoạt động tình nguyện, nghe nói Anh còn tham gia viết kịch cho hội diễn từ hồi sinh viên?
Đúng thế. Năm 2001 là năm thành công rực rỡ của tôi. Một vở kịch của tôi giành giải vàng của ba hội diễn. Hoành tráng lắm.
Cảm giác lúc đó ra sao?
Lâng lâng trong cảm giác mình là ngôi sao, mà ngôi sao sáng chói nữa chứ. Anh tính mới sinh viên năm thứ hai mà được ngần ấy thành công, có mà thoát đằng trời cái bệnh ngôi sao.
Tôi cũng nghe nhiều đến bệnh này, nhưng triệu chứng của nó thế nào, Anh nhỉ?
Thì trước khi đi đâu lo lo lắng lắng, cũng ngắm ngắm vuốt vuốt. Mình là người của công chúng mà.
Thứ hai là không nhận làm những việc nhỏ nữa, bởi mình đã quá to rồi. Chẳng hạn, mời đi dự đại hội Đoàn của lớp, quên đi nhé.
Thế căn bệnh này kéo dài có lâu không? Vì sao lại chữa trị được?
Cũng mất đến 2-3 tháng ấy, chứ chẳng ít. Rồi tôi cũng lờ mờ nhận ra là mình đang tự bó hẹp mình lại. Không đi, không tiếp xúc, là không biết nhiều điều mới.
Nhưng nguyên nhân trực tiếp làm cho tôi tỉnh ngộ thực sự là một trận mắng té tát của một thầy giáo, và cũng là đàn anh của tôi. Phải nói là chửi thì đúng hơn. Và tôi nhận thấy mình sai quá, ngu quá.
Sau này ra tiếp xúc với sinh viên, hay nhân viên mới của FPT, thấy phần lớn các bạn thích làm những việc rất to, và nghĩ rằng mình phải làm những việc to mới xứng tầm, tôi lại nhớ lại những ngày đó. Và tôi nói với các bạn đó rằng nên quan tâm đến những việc nhỏ, bởi nhiều việc nhỏ góp lại thành việc to.
Khi về Trung ương Đoàn, anh được phân công làm gì?
Tôi được phân công làm chuyên viên Ban Thanh niên - Trường học của TW Đoàn. Ngày xưa, khi còn là sinh viên, thì làm uỷ viên ban chấp hành, nay tốt nghiệp rồi thì lại bị "giáng chức" thành chuyên viên.
Suốt ngày soạn công văn giấy tờ, biên soạn bản tin tình nguyện, đi dạy kỹ năng cho các cơ sở Đoàn. À quên mất hai nhiệm vụ quan trọng nhất là lấy báo và pha trà.
Sau 9 tháng 10 ngày, tôi mới được ký hợp đồng chính thức.
Nghe cái giọng của Anh, dường như đã có một sự hụt hẫng ghê gớm. Có phải vì vậy mà Anh lại dứt áo ra đi không?
Đúng là có sự hụt hẫng. Nhưng là cảm giác của một người chơi game khi thắng xong. Bao công phấn đấu để đạt được hợp đồng, nhưng khi có hợp đồng rồi, tôi lại nghĩ: Chẳng lẽ đây là chỗ của mình ngồi trong nhiều năm nữa?
Cùng lúc đó, tôi gặp lại anh Trương Quý Hải, như một định mệnh. Gặp nhau từ năm 1999 khi tham gia Thành Đoàn, gặp lại vào năm 2005, anh Trương Quý Hải lại rủ tôi về FPT.
Anh được phân công nhiệm vụ gì khi về FPT?
Phát triển Đảng, anh ạ. Nhưng, có lẽ tôi không được "mát tay" lắm, khi, sau một năm rưỡi, tôi phát triển thêm cho đảng bộ FPT thêm được đúng một Đảng viên. Vả lại, cũng có lẽ do phần lớn thời gian tôi dành cho công tác văn hoá văn nghệ.
Và Anh lại bị điều chuyển...?
Thì đã hẳn. Nhưng tôi được trao một cơ hội khác thì đúng hơn. Đó là phụ trách mảng phát triển thương hiệu. Đó là một thời gian rất hữu ích với cá nhân tôi, bởi suốt thời gian đó, tôi phải đọc nhiều hơn là làm. Tôi phải học về xây dựng thương hiệu, xây dựng hình tượng...
Giới trẻ cần được thừa nhận, tin tưởng và bao dung
Có phải đó là lý do Anh nghĩ nhiều đến hình tượng cho thanh niên không?
Có lẽ đúng như vậy. Và rất may là tôi lại được "đi thực tế", khi được phân công về Đại học FPT năm 2007. Thời gian 2 năm rưỡi ở Đại học FPT đã giúp tôi kiểm nghiệm nhiều điều trong việc xây dựng hình tượng cho thanh niên, sinh viên.
Nếu nói một cách ngắn gọn về môi trường ở FPT, nơi mang lại cho Anh khá nhiều thành công, Anh sẽ nói thế nào?
Gói gọn trong 6 chữ: "Thừa nhận, tin tưởng, bao dung". Có được thừa nhận, có được tin tưởng, thì những người trẻ như tôi mới dám liều thực hiện những ý tưởng của mình chứ. Có được bao dung thì sau khi sai lầm, thậm chí vấp ngã, mới có cơ hội đứng dậy mà làm lại chứ.
Lý do Anh rời TW Đoàn là do cái vai của một chuyên viên, mà tiêu chí cao nhất là sự cần mẫn, không phù hợp với một con người hoạt bát, lắm ý tưởng và ưa bay nhảy như Anh? Dường như Anh chỉ thành công ở cương vị thủ lĩnh, chứ không phải ở vị trí kẻ thừa hành?
Cũng có thể là vậy, tôi chẳng rõ lắm.
Nhưng, cũng còn một lý do khác. Anh tính lương có 542 ngàn, thuê nhà hết mất 400 ngàn rồi. Phải làm thêm đủ thứ mới đủ sống.
Nên, nghĩ lại, lý do thực sự khiến tôi ra đi là vì tôi muốn hanh thông, muốn sống vui, sống khoẻ, muốn nhanh chóng có nhà riêng.
Thời làm TW Đoàn, Anh có cảm thấy mất tự tin hay không?
Ý anh là thế nào?
Tức là con người ta mất tự tin khi không thể hiện được những điểm mạnh nhất của mình.
À. Cái làm tôi mất tự tin nhất là tính cách của tôi không được thừa nhận. Làm chính trị thì phải cẩn trọng từng lời ăn tiếng nói, mà tôi thì thích sự thẳng thắn, tính phổi bò, thậm chí hơi ngang tàng một chút.
Tôi đã hết tuổi Đoàn từ lâu rồi. Nhưng, qua theo dõi, tôi thấy dường như hoạt động Đoàn nói chung vẫn không khác thời của tôi là mấy. Tức là có gì đó quá nghiêm túc, quá mô phạm, quá "ông cụ non, bà cụ trẻ".
Chính vì vậy, họ khó tập hợp được thanh niên, vốn ưa sôi nổi, trẻ trung, đôi khi hơi ngông cuồng một chút. Anh có nghĩ vậy không?
Tôi cũng không rõ lắm. Kinh nghiệm của tôi ở Đại học Nông nghiệp, hay sau này là Đại học FPT, cho thấy để làm tốt công tác Đoàn ở môi trường sinh viên phải có sự bao dung nhất định. Tính tuổi trẻ là thế, thích xù lông xù cánh, tỏ ra tinh tướng, nói năng có khi hơi nghịch nhỉ, nhưng bản chất của họ là hướng thiện. Người xét nét thì chắc chắn sẽ thấy ngứa mắt, rồi dẫn đến định kiến.
Tôi nghĩ rằng nếu sinh viên cần một thủ lĩnh tôi cũng làm thủ lĩnh được, họ cần một đại ca thì tôi cũng làm đại ca được.
Theo Anh một thủ lĩnh của sinh viên, hay thanh niên nói chung, cần những phẩm chất gì?
Thứ nhất là dám làm dám chịu. Bởi người trẻ rất cần sự công bằng, và họ đánh giá cao sự chịu trách nhiệm.
Thứ hai là phải hiểu họ, hoà cùng với họ, nhưng luôn phải vượt trên họ một cái đầu. Thế mới xứng làm thủ lĩnh chứ, mới tập hợp được họ chứ.
Có bao giờ Anh nghĩ sẽ quay trở lại TW Đoàn, nhưng với vị trí lãnh đạo không?
Cái gì mà gắn với thanh niên, sinh viên một cách hiệu quả nhất là tôi sẽ tham gia.
Hiệu quả nhất là thế nào? Tôi chưa hiểu ý Anh.
Tức là nếu tôi cảm thấy môi trường của TW Đoàn phù hợp để tôi phát huy hết khả năng của mình, tôi sẵn sàng từ bỏ mức lương hấp dẫn ở đây để về đóng góp vào phong trào Đoàn.
Tôi tin rằng mình có thể làm tốt, nếu có môi trường tốt. Bởi tôi đã có trải nghiệm làm công tác Đoàn với nhiều đối tượng khác nhau, từ môi trường đại học đến môi trường doanh nghiệp. Rồi trong cuộc đời cũng giao du, va chạm với thanh niên thuộc nhiều giai tầng khác nhau.
Xin cám ơn Anh vì những câu trả lời thẳng vừa rồi.
Thay vì những câu hỏi "xoáy", như nữ ký giả xinh đẹp Hoàng Hường đã đặt ra, để làm bộc lộ những nét hấp dẫn cần thiết cho một "ngôi sao giải trí", người nhận cây gậy tiếp sức lần này, phóng viên Huỳnh Phan, lại đưa ra những câu hỏi đơn giản và thẳng thắn, để giúp độc giả hiểu được một con người khác của Đinh Tiến Dũng - con người của một cán bộ Đoàn.
Bí thư Đoàn TNCSHCM của Tập đoàn FPT nói: "Giới trẻ rất cần hình tượng để bám vào mà sống, mà vươn lên."
Những "hình tượng" bị méo mó, hoặc "photoshop"
Theo lời Anh nói, có vẻ như giới trẻ hiện nay đang sống mà thiếu hình tượng để noi theo?
Tôi nghĩ vậy. Ngày xưa, thời chiến, Việt Nam mình làm rất tốt. Hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ đẹp đến khó tả. Nói đến bộ đội là tin, nói đến bộ đội là yêu. Chắc điều này thế hệ các anh cảm nhận rõ hơn thế hệ chúng tôi nhiều. Tôi chỉ có thể cảm nhận một cách gián tiếp qua cha mẹ mình, hoặc xem lại tài liệu, mà thôi.
Nhưng bây giờ...
Bây giờ thì sao?
Anh thử nghĩ xem, hiện chúng ta có cái gì để cho giới trẻ noi theo. Có mấy chàng Hàn Quốc sang, thế là đòi vào khách sạn để tự tử cùng với họ. Thế rồi, động tí là chửi nhau, động tí là rút dao, rút kiếm ra múa, rồi "xin tí tiết" nhau...
Anh đừng có cười. Trách các em một phần thôi, chứ truyền thông của các anh cũng không phải vô can.
Xin Anh nói rõ hơn.
Giới truyền thông của các anh dựng lên những hình ảnh gì? Tôi thử ví dụ nhé.
Suốt 10 năm qua, khi FPT mở rộng sang lĩnh vực giáo dục, đào tạo kỹ sư phần mềm, tuyển mãi mà chả được mấy. Đùng một cái, chúng tôi mở ra chuyên ngành quản trị kinh doanh, rồi kinh tế, số lượng nộp đơn đông nghịt.
Điều đó nói lên rằng FPT đã phải đi "đúng" theo cái hình tượng mà truyền thông xây dựng về một người thành đạt. Đó là một anh giám đốc trẻ, doanh nhân trẻ, có nhà cao cửa rộng, ô tô xịn, nói một lúc hai thứ tiếng, toàn nói những vấn đề rất rộng dài....
Hay thần tượng của không ít bạn trẻ hiện nay là những người trông nam không ra nam, nữ không ra nữ, nhảy múa hát hò những bài chả biết là thứ tiếng gì...
Hôm nọ, nhạc sĩ Phạm Tuyên có nói một câu rất đáng chú ý: "Mấy người bạn Hàn Quốc sang đây chơi có nói với tôi rằng hoá ra văn hoá Việt Nam cũng chẳng có gì khác so với văn hoá Hàn. Ra đường nhìn thấy nhiều người cũng giống Hàn Quốc, chỉ có điều hơi tóp hơn thôi."
Ông còn nói sự xâm lăng văn hoá có khi còn nguy hiểm hơn sự xâm lăng thông thường. Tôi thấy đúng quá, báo chí chúng ta, nhất là các báo điện tử, mà cứ chạy theo pageview kiểu này, chắc là giới trẻ của chúng ta nguy to.
Vâng, tôi hiểu. Nhưng báo chí thì vẫn phải có nguồn để sống, để duy trì công việc. Và lượng pageview luôn gắn với nguồn thu từ quảng cáo. Và có lẽ cách đáp ứng nhu cầu dễ dãi của độc giả, nhất là những độc giả trẻ, là cách dễ nhất để tăng nhanh pageview. Trên bó, dưới bó, khó lắm Anh ơi.
Khi làm việc với các bạn trẻ, tôi luôn nói đối với bất kỳ việc gì, luôn có hai sự lựa chọn về cách làm. Nếu chọn cách dễ thì bất cứ ai cũng làm được, hà cớ gì mà anh em chúng ta phải lao tâm khổ tứ.
Chẳng hạn thế này. Tôi lập ra mạng cộng đồng để chia sẻ những suy nghĩ với các bạn trẻ, rồi ghi lại những cảm nhận sau những chuyến đi... Tôi chia sẻ với họ cách sống, cách nghĩ của tôi. Trong cái cộng đồng trên facebook của tôi, tới 70% là các bạn trẻ tuổi từ 18 đến 24, nên tôi hết sức tránh hô hào suông.
Vậy Anh viết những gì về bản thân trên đó?
Tôi thể hiện mình một cách hết sức tự nhiên là tôi yêu nhạc, tôi cũng có tâm hồn, tôi có thể viết thơ viết văn. Mặt khác, tôi cũng có thể chơi hết mình, cũng có nhậu nhẹt, cũng mải chơi. Tôi làm việc cũng có thành công, cũng kiếm được tiền bạc...
Tức là một hình ảnh tương đối toàn diện với tư cách một con người, nhưng đời hơn, chứ không gọt dũa bớt những phần xấu xí.
Về phần này, công nghệ của Mỹ làm rất tốt. Anh cứ xem phim Mỹ, phần xây dựng hình tượng họ làm rất tốt. Họ tạo cảm hứng cho người xem cảm thấy con đường của mình, bởi xuất phát điểm từ những gì rất là gần gũi, sau đó mới lên tới những thành công. Chứ không oạch một phát là thành công ngay.
Nói cách khác, nó làm cho người ta thấy rõ cái đường dẫn đấy, và những người ở mức bình thường nhờ đường dẫn đấy hoàn toàn có thể thành công được.
Tôi cũng có nhận xét như vậy. Chính cái sự "gọt dũa" khi xây dựng hình tượng trên truyền thông khiến cho những người bình thường cảm thấy khó có thể đi trên con đường đó được. Lỗi của truyền thông là một chuyện, nhưng ngay cả những người đã thành công, khi kể lại câu chuyện của mình, dường như cũng rất thích photoshop lại con đường đó.
Anh dùng từ "photoshop" rất chuẩn. Ngay các bậc trưởng lão khi nói chuyện với giới trẻ luôn có một câu cửa miệng "ngày xưa thế nọ...", "ngày xưa thế kia..."
Cái "ngày xưa" của các cụ liệu có giúp được gì nhiều cho con đường sắp tới của thế hệ chúng tôi hay không? Hay chỉ giúp chúng tôi khi chúng tôi đi lại cái con đường họ đã đi? Và liệu có còn con đường y như cũ hay không?
Bản thân tôi nhiều khi rất chống chếnh trên con đường mới của mình, và rất muốn có một đàn anh đi trước, nhưng không cách xa tôi lắm, để hỏi, để xin lời khuyên. Các bạn trẻ bây giờ cũng vậy, bản lĩnh có khi còn kém hơn, nên chuyện chọn lựa những cái dễ dãi để noi theo cũng là dễ hiểu.
Nhưng điều đáng ngại nhất là giới trẻ hiểu đó là điều mặc định, xã hội đã qui định thế rồi.
Còn các bậc trưởng lão thì chỉ phán một câu xanh rờn: "Xã hội bây giờ hỗn loạn, nhiễu nhương quá, loạn giá trị quá..." Nhưng bản thân các vị trưởng lão đó lại ngồi khoanh tay, mà không góp sức vào việc tạo ra một giá trị mới phù hợp với thời đại mới. Vậy nên hiểu họ thế nào đây?
Anh nói đúng. Vậy, về phần mình, Anh đang cố làm gì để tạo ra cái giá trị mới cho giới trẻ?
Tôi rất nhiệt tình tham gia các công tác bên ngoài, bởi tôi thực sự muốn xây dựng một hình ảnh cho giới trẻ thật tốt. Việc tham gia vào ngành giải trí cũng cho tôi một sự quen biết rộng hơn, một cú tăng tốc tốt.
Tôi lập ra địa chỉ ở Facebook có tên là "Giáo Sư Xoay" cũng một phần vì lý do đó. Tôi hoàn toàn có tiếng nói trong cái cộng đồng facebook của mình, hay trong giới sinh viên.
Tôi nghĩ mình phải cố gắng hơn nữa, phải mở rộng phạm vi hoạt động của mình hơn nữa. Bởi, có thể tôi không phải là một hình tượng của giới trẻ, tôi vẫn có thể vạch ra một con đường để các bạn trẻ cùng đi với tôi.
Anh nghĩ điều gì quan trọng nhất đối với một hình tượng được công nhận?
Có thể mắc sai lầm, chứ không phải cái gì cũng đúng. Cũng có thể có nhiều thất bại, vấp ngã, chứ không phải toàn thành công. Nhưng có một điều không thể thiếu - đó là phải có cái tâm sáng, cái tâm muốn phục vụ cho xã hội, cho cộng đồng.
Trên facebook, hình thức Anh trao đổi với các bạn trẻ như thế nào?
Nguyên tắc bất biến của tôi là không thoả hiệp. Thứ hai, những vấn đề quá lớn tôi tránh không trao đổi.
Các bạn trẻ thường quan tâm đến những vấn đề gì?
Thường có 3 dạng câu hỏi.
Thứ nhất là dạng câu đánh đố. Dạng thứ hai là toàn những câu hỏi ngây thơ, bởi người hỏi ngây thơ thật. Dạng thứ ba là hỏi để cho vui.
Nếu hỏi nghiêm túc, tôi trả lời rất nghiêm túc, rất trách nhiệm. Hỏi cho vui, tôi trả lời vui. Còn hỏi đánh đố, tôi cũng không mất thời gian để trả lời, mà cố xoay lại thành câu hỏi để đánh đố lại người hỏi, hoặc đặt ra một bài toán khác để đánh lạc hướng.
Thế nhưng, chuyện giao lưu của tôi với các bạn trẻ không chỉ dừng ở cái cách phần nào thụ động đó. Tôi vẫn chủ động cung cấp "thức ăn" để "nuôi" số lượng các bạn trẻ truy cập vào trang facebook của tôi. Đó là các bài viết.
Tôi luôn đưa thông tin một cách tưởng như rất vô tình thôi. Chẳng hạn, hôm nay vừa ra chụp ảnh tàu hải quân, đứng chơi với một anh lính hải quân, và trao đổi với anh ấy chuyện nọ chuyện kia... Trong lúc đất nước đang có vấn đề này nọ, rõ ràng tình yêu đất nước không được phép mù quáng mà phải rất tỉnh táo.
Về việc xây dựng hình tượng trên truyền thông, Anh có gợi ý gì không, từ những trải nghiệm của riêng mình?
Tôi có người em làm hoạ sĩ, cậu ấy nói làm hoạ sĩ cũng phải có độ "kiêu" nhất định. Tức là không thoả hiệp. Chứ khách hàng thì đa dạng, và thuộc nhiều tầng văn hoá lắm. Nếu cứ chiều theo họ thì sản phẩm của mình, cho dù họ vẫn là người mua, sẽ không còn dấu ấn riêng của mình nữa.
Theo tôi nghĩ, nghề báo của các anh cũng vậy, vẫn phải quan tâm đến pageview để tự tồn tại mà hành nghề tiếp tục, nhưng vẫn phải cung cấp cho độc giả những thứ tốt nhất, tử tế nhất. Rồi cuối cùng họ sẽ hiểu. Năng lực phải đi cùng với trách nhiệm chứ.
Tức là sao...?
Thì báo chí được nhiều người trong xã hội tin thì cũng phải có trách nhiệm lớn với xã hội, phải nêu lên những vấn đề đáng quan tâm chứ không phải chỉ đưa những loại thông tin "cướp, giết, hiếp", hay "lộ hàng, lộ hoá"... Nó làm băng hoại xã hội đi.
Bởi ngày nào uống cà phê, người ta cầm tờ báo đọc chuyện cô nọ bị hiếp, anh kia bị giết, rồi bình thản bình phẩm về những nạn nhân đó. Tôi nghĩ dần dần người ta sẽ trở nên vô cảm trước những chuyện đó.
Ở cái tuổi 30 mà Anh đã làm được nhiều việc, đã khá nổi tiếng. Anh có thể chia sẻ với các độc giả Tuần Việt Nam, nhất là các độc giả trẻ, những trải nghiệm "không photoshop" của mình được không?
Tôi là người đến sau trong nhiều lĩnh vực, nên, thú thực, nhiều khi cảm thấy rất tự ti. Nhưng có một lần, tôi được nghe câu nói của Napoleon, và từ đó tôi tự tin lên rất nhiều, và đã giành được không ít thắng lợi.
Câu thần chú gì hay vậy?
Đó là người chiến thắng không phải người rút gươm ra trước, mà là người tra gươm vào vỏ sau cùng.
Lý do vì sao Anh thi vào Đại học Nông nghiệp?
Tất cả khu tôi ở (khu y tế dự phòng ở Nam Định) đều là con cái bác sĩ hết. Vì vậy, bọn trẻ chúng tôi không có nhiều lựa chọn, tức là đầu cấp 3 là phải hướng theo khối B rồi.
Riêng tôi, tôi thích cây cối, thích trồng trọt trong chậu từ bé. Nên lúc lựa chọn ngành nghề, tôi chọn cả hai trường là Y Thái Bình và Đại học Nông nghiệp. Tôi đỗ cả hai.
Vậy tại sao Anh lại chọn Đại học Nông nghiệp?
Khi báo kết quả, tôi vừa đúng khít điểm đỗ Y Thái bình. Trong khi đó, điểm thi của tôi vào Đại học Nông nghiệp lại là thủ hoa, hay á khoa gì đó.
Thế là, chọn ngành nông nghiệp. Vừa có tí Mr. Oai, lại xa nhà đỡ bị phụ huynh quản lý.
Thời học đại học, Anh học hành có dễ dàng không?
Tôi được giao làm lớp phó phụ trách học tập. Thế rồi chủ quan, chơi bời thoải mái, đến lúc thi trượt ngay một môn. Trắng mắt ra, lại học nghiêm chỉnh, lại có học bổng.
Thế tại sao Anh lại không theo nghề kỹ sư nông nghiệp?
Cũng do không quá thách thức, nên tôi học cũng không chuyên tâm. Đến khi đi thực tập, làm việc với nông dân, tôi mới thấy nếu tôi mà làm kỹ sư nông nghiệp thì làm hại cho nông dân nhiều hơn là giúp ích cho họ.
Thế là tôi đã quyết định chọn một việc mà mình chắc chắn là có năng lực tốt và làm tốt. Tôi đã về Trung ương Đoàn (Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh).
Tại sao lúc đó Anh lại tin rằng mình làm công tác Đoàn tốt hơn? Kinh nghiệm tham gia công tác Đoàn ở Đại học Nông nghiệp?
Còn hơn thế nữa. Tôi là một cán bộ thanh niên có tiếng tăm ở Thành Đoàn và cả Trung ương Hội Sinh viên nữa...
Tôi còn tham gia nhiều hoạt động lắm, cả những hoạt động từ thiện ở vùng sâu vùng xa. Cũng có nhiều thành công, đoạt nhiều giải thưởng và bằng khen.
Và đó là lý do vì sao khi ra trường, Trung ương Đoàn họ mời tôi ngay.
Khi bắt đầu tham gia công tác Đoàn ở trường, Anh nghĩ gì?
Có nghĩ gì đâu. Vì vui thôi. Cũng như tham gia hát hò, kịch cọt, vẽ vời ấy mà. Vào một ngày đẹp trời, lúc tôi vẫn đang học năm thứ nhất, có một vị đến bảo tôi có muốn làm phó chủ tịch Hội Sinh viên trường không. Làm thì làm, tôi ngại gì bố con thằng nào.
Có điều này, tôi chỉ nói riêng với Tuần Việt Nam thôi nhé. Thực ra, nhận lời làm lãnh đạo sinh viên tôi cũng có chút tính toán vụ lợi. Chả là, tôi phát hiện ra trong kho của trường có bộ trống cũ, mà tôi lại rất thích chơi trống. Chỉ có ở cương vị mới, tôi mới có quyền lôi bộ trống đó ra, và khôi phục lại ban nhạc của trường.
Nhiều người cho rằng bây giờ hướng sinh viên vào các hoạt động lành mạnh rất khó, bởi tác động tiêu cực từ xã hội vào trường học quá mạnh. Anh có nghĩ vậy không?
Cũng không hẳn là khó, nếu người lãnh đạo biết cách.
Chẳng hạn, trường tôi rộng lắm. Cứ đến Tết là lắm chuyện. Mỗi nhóm một góc nhậu nhẹt, đánh nhau, đốt pháo... Nhà trường thì lo sốt vó.
Tôi nghĩ đơn giản thôi: Sinh viên ai mà không quậy. Tôi cũng rất quậy mà.
Tôi tổ chức một chương trình đón giao thừa lần đầu tiên cho sinh viên toàn trường, kéo dài tới tận 1 giờ sáng. Đầy đủ trò, từ hát hò, nhảy múa, đến giao lưu...
Đèn sáng trưng, đội xung kích đứng khắp nơi, có muốn quậy phá cũng không làm gì được.
Tức là thay vì đi theo dõi cấm đoán, ngăn chặn, ta phải tổ chức cho họ một hoạt động với cùng mục đích, nhưng dưới hình thức khác, lành mạnh hơn, bổ ích hơn, cho họ?
Đúng vậy. Làm sao mà đi theo ngăn chặn, cấm đoán được mãi. Sức trẻ hừng hực mà, giập chỗ này, họ quậy chỗ khác. Điều quan trọng là làm sao phải có chỗ để năng lượng đang tích tụ trong người họ có chỗ được xả ra một cách lành mạnh nhất.
Hơn nữa, cũng vì tổ chức lại hoạt động cho sinh viên mà an ninh trường tôi yên hẳn. Chứ, trước đó, trai làng thường vào chiếm sân bóng, chòng ghẹo các nữ sinh viên, mà nam sinh viên chẳng dám làm gì. Khi có đội xung kích do chúng tôi lập ra làm nòng cốt, sinh viên tự tin hẳn lên. Sau một số va chạm, trai làng thấy chúng tôi đoàn kết và thể hiện rõ bản lĩnh đã không dám vào quậy phá, làm càn nữa.
Ngoài hoạt động tình nguyện, nghe nói Anh còn tham gia viết kịch cho hội diễn từ hồi sinh viên?
Đúng thế. Năm 2001 là năm thành công rực rỡ của tôi. Một vở kịch của tôi giành giải vàng của ba hội diễn. Hoành tráng lắm.
Cảm giác lúc đó ra sao?
Lâng lâng trong cảm giác mình là ngôi sao, mà ngôi sao sáng chói nữa chứ. Anh tính mới sinh viên năm thứ hai mà được ngần ấy thành công, có mà thoát đằng trời cái bệnh ngôi sao.
Tôi cũng nghe nhiều đến bệnh này, nhưng triệu chứng của nó thế nào, Anh nhỉ?
Thì trước khi đi đâu lo lo lắng lắng, cũng ngắm ngắm vuốt vuốt. Mình là người của công chúng mà.
Thứ hai là không nhận làm những việc nhỏ nữa, bởi mình đã quá to rồi. Chẳng hạn, mời đi dự đại hội Đoàn của lớp, quên đi nhé.
Thế căn bệnh này kéo dài có lâu không? Vì sao lại chữa trị được?
Cũng mất đến 2-3 tháng ấy, chứ chẳng ít. Rồi tôi cũng lờ mờ nhận ra là mình đang tự bó hẹp mình lại. Không đi, không tiếp xúc, là không biết nhiều điều mới.
Nhưng nguyên nhân trực tiếp làm cho tôi tỉnh ngộ thực sự là một trận mắng té tát của một thầy giáo, và cũng là đàn anh của tôi. Phải nói là chửi thì đúng hơn. Và tôi nhận thấy mình sai quá, ngu quá.
Sau này ra tiếp xúc với sinh viên, hay nhân viên mới của FPT, thấy phần lớn các bạn thích làm những việc rất to, và nghĩ rằng mình phải làm những việc to mới xứng tầm, tôi lại nhớ lại những ngày đó. Và tôi nói với các bạn đó rằng nên quan tâm đến những việc nhỏ, bởi nhiều việc nhỏ góp lại thành việc to.
Khi về Trung ương Đoàn, anh được phân công làm gì?
Tôi được phân công làm chuyên viên Ban Thanh niên - Trường học của TW Đoàn. Ngày xưa, khi còn là sinh viên, thì làm uỷ viên ban chấp hành, nay tốt nghiệp rồi thì lại bị "giáng chức" thành chuyên viên.
Suốt ngày soạn công văn giấy tờ, biên soạn bản tin tình nguyện, đi dạy kỹ năng cho các cơ sở Đoàn. À quên mất hai nhiệm vụ quan trọng nhất là lấy báo và pha trà.
Sau 9 tháng 10 ngày, tôi mới được ký hợp đồng chính thức.
Nghe cái giọng của Anh, dường như đã có một sự hụt hẫng ghê gớm. Có phải vì vậy mà Anh lại dứt áo ra đi không?
Đúng là có sự hụt hẫng. Nhưng là cảm giác của một người chơi game khi thắng xong. Bao công phấn đấu để đạt được hợp đồng, nhưng khi có hợp đồng rồi, tôi lại nghĩ: Chẳng lẽ đây là chỗ của mình ngồi trong nhiều năm nữa?
Cùng lúc đó, tôi gặp lại anh Trương Quý Hải, như một định mệnh. Gặp nhau từ năm 1999 khi tham gia Thành Đoàn, gặp lại vào năm 2005, anh Trương Quý Hải lại rủ tôi về FPT.
Anh được phân công nhiệm vụ gì khi về FPT?
Phát triển Đảng, anh ạ. Nhưng, có lẽ tôi không được "mát tay" lắm, khi, sau một năm rưỡi, tôi phát triển thêm cho đảng bộ FPT thêm được đúng một Đảng viên. Vả lại, cũng có lẽ do phần lớn thời gian tôi dành cho công tác văn hoá văn nghệ.
Và Anh lại bị điều chuyển...?
Thì đã hẳn. Nhưng tôi được trao một cơ hội khác thì đúng hơn. Đó là phụ trách mảng phát triển thương hiệu. Đó là một thời gian rất hữu ích với cá nhân tôi, bởi suốt thời gian đó, tôi phải đọc nhiều hơn là làm. Tôi phải học về xây dựng thương hiệu, xây dựng hình tượng...
Có phải đó là lý do Anh nghĩ nhiều đến hình tượng cho thanh niên không?
Có lẽ đúng như vậy. Và rất may là tôi lại được "đi thực tế", khi được phân công về Đại học FPT năm 2007. Thời gian 2 năm rưỡi ở Đại học FPT đã giúp tôi kiểm nghiệm nhiều điều trong việc xây dựng hình tượng cho thanh niên, sinh viên.
Nếu nói một cách ngắn gọn về môi trường ở FPT, nơi mang lại cho Anh khá nhiều thành công, Anh sẽ nói thế nào?
Gói gọn trong 6 chữ: "Thừa nhận, tin tưởng, bao dung". Có được thừa nhận, có được tin tưởng, thì những người trẻ như tôi mới dám liều thực hiện những ý tưởng của mình chứ. Có được bao dung thì sau khi sai lầm, thậm chí vấp ngã, mới có cơ hội đứng dậy mà làm lại chứ.
Lý do Anh rời TW Đoàn là do cái vai của một chuyên viên, mà tiêu chí cao nhất là sự cần mẫn, không phù hợp với một con người hoạt bát, lắm ý tưởng và ưa bay nhảy như Anh? Dường như Anh chỉ thành công ở cương vị thủ lĩnh, chứ không phải ở vị trí kẻ thừa hành?
Cũng có thể là vậy, tôi chẳng rõ lắm.
Nhưng, cũng còn một lý do khác. Anh tính lương có 542 ngàn, thuê nhà hết mất 400 ngàn rồi. Phải làm thêm đủ thứ mới đủ sống.
Nên, nghĩ lại, lý do thực sự khiến tôi ra đi là vì tôi muốn hanh thông, muốn sống vui, sống khoẻ, muốn nhanh chóng có nhà riêng.
Thời làm TW Đoàn, Anh có cảm thấy mất tự tin hay không?
Ý anh là thế nào?
Tức là con người ta mất tự tin khi không thể hiện được những điểm mạnh nhất của mình.
À. Cái làm tôi mất tự tin nhất là tính cách của tôi không được thừa nhận. Làm chính trị thì phải cẩn trọng từng lời ăn tiếng nói, mà tôi thì thích sự thẳng thắn, tính phổi bò, thậm chí hơi ngang tàng một chút.
Tôi đã hết tuổi Đoàn từ lâu rồi. Nhưng, qua theo dõi, tôi thấy dường như hoạt động Đoàn nói chung vẫn không khác thời của tôi là mấy. Tức là có gì đó quá nghiêm túc, quá mô phạm, quá "ông cụ non, bà cụ trẻ".
Chính vì vậy, họ khó tập hợp được thanh niên, vốn ưa sôi nổi, trẻ trung, đôi khi hơi ngông cuồng một chút. Anh có nghĩ vậy không?
Tôi cũng không rõ lắm. Kinh nghiệm của tôi ở Đại học Nông nghiệp, hay sau này là Đại học FPT, cho thấy để làm tốt công tác Đoàn ở môi trường sinh viên phải có sự bao dung nhất định. Tính tuổi trẻ là thế, thích xù lông xù cánh, tỏ ra tinh tướng, nói năng có khi hơi nghịch nhỉ, nhưng bản chất của họ là hướng thiện. Người xét nét thì chắc chắn sẽ thấy ngứa mắt, rồi dẫn đến định kiến.
Tôi nghĩ rằng nếu sinh viên cần một thủ lĩnh tôi cũng làm thủ lĩnh được, họ cần một đại ca thì tôi cũng làm đại ca được.
Theo Anh một thủ lĩnh của sinh viên, hay thanh niên nói chung, cần những phẩm chất gì?
Thứ nhất là dám làm dám chịu. Bởi người trẻ rất cần sự công bằng, và họ đánh giá cao sự chịu trách nhiệm.
Thứ hai là phải hiểu họ, hoà cùng với họ, nhưng luôn phải vượt trên họ một cái đầu. Thế mới xứng làm thủ lĩnh chứ, mới tập hợp được họ chứ.
Có bao giờ Anh nghĩ sẽ quay trở lại TW Đoàn, nhưng với vị trí lãnh đạo không?
Cái gì mà gắn với thanh niên, sinh viên một cách hiệu quả nhất là tôi sẽ tham gia.
Hiệu quả nhất là thế nào? Tôi chưa hiểu ý Anh.
Tức là nếu tôi cảm thấy môi trường của TW Đoàn phù hợp để tôi phát huy hết khả năng của mình, tôi sẵn sàng từ bỏ mức lương hấp dẫn ở đây để về đóng góp vào phong trào Đoàn.
Tôi tin rằng mình có thể làm tốt, nếu có môi trường tốt. Bởi tôi đã có trải nghiệm làm công tác Đoàn với nhiều đối tượng khác nhau, từ môi trường đại học đến môi trường doanh nghiệp. Rồi trong cuộc đời cũng giao du, va chạm với thanh niên thuộc nhiều giai tầng khác nhau.
Xin cám ơn Anh vì những câu trả lời thẳng vừa rồi.
Sở dĩ tôi hỏi Đinh Tiến Dũng câu hỏi cuối cùng đó, bởi vì tôi chợt nhớ lại một tuyên bố nổi tiếng cách đây gần một thập kỷ rưỡi của một nhân vật khác từ FPT. Năm 1997, một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam Tiêu biểu là Trương Đình Anh, đã nói: "Ước mơ của tôi là trở thành thủ tướng năm 40 tuổi." Lúc đó, Trương Đình Anh cũng trạc tuổi của Đinh Tiến Dũng bây giờ. Tuy nhiên, dường như Trương Đình Anh đã không thể hiện những nỗ lực cần thiết để thực hiện ước mơ của mình. Hơn nữa, dường như các điều kiện về thể chế cũng cũng không ủng hộ ông. Và, cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Nước CHXHCN Việt Nam vẫn chưa có tiền lệ đón nhận một vị thủ tướng ở tuổi 40. Mặc dù vậy, không thể nói ông không thành công. Ở tuổi ngoài 40, Trương Đình Anh đã trở thành "Tể tướng" ở một Vương quốc khác - Vương quốc FPT. Còn con đường đi của Đinh Tiến Dũng có vẻ như rất đúng theo "cái đường dẫn", theo cách nói của Anh, để trở thành một thủ lĩnh Đoàn. Hơn nữa, ở lĩnh vực hoạt động Đoàn Bí thư Thứ nhất TW Đoàn Võ Văn Thưởng đã tạo ra một tiền lệ tốt, khi nhậm chức ở tuổi 36. Nếu được như vậy, hoàn toàn có thể hy vọng rằng, sau 10 năm nữa, các Đoàn viên (TNCS HCM) sẽ có một thủ lĩnh mới, một người hiểu giới trẻ và luôn hoà cùng với họ, một người dám làm dám chịu, và, quan trọng hơn, biết thừa nhận, tin tưởng và bao dung họ. Và, thú vị nhất, đó là một thủ lĩnh Đoàn "rậm ria", hay chơi guitar... |
Sau Petrolimex, đến đơn vị nào?
Tác giả: Quỳnh Như
Nếu nhìn rộng ra toàn bộ nền kinh tế, không chỉ có lĩnh vực kinh doanh xăng dầu thiếu minh bạch, mà nhiều lĩnh vực khác cũng "tù mù" không kém, chẳng hạn như điện, chứng khoán... Liệu trong những trường hợp đó Bộ Tài chính có giữ vững được "lập trường" xử lý giống như trường hợp xăng dầu không?Nếu có cuộc bình chọn nhân vật của tuần qua, tương tự như kiểu nhân vật của năm mà báo Time vẫn bình chọn, có lẽ gương mặt được nhiều người chọn nhất không ai khác ngoài Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ.
Lý do ông được chọn, có thể tóm tắt là, đã rất lâu rồi mới có một vị bộ trưởng vì quyền lợi của hơn 80 triệu người dân mà "tuyên chiến" với nhóm lợi ích trong lĩnh vực xăng dầu.
Thực vậy, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã không ngần ngại đưa ra ánh sáng sự thiếu minh bạch của Petrolimex - doanh nghiệp đang có vị thế độc quyền về kinh doanh xăng dầu trong nước - luôn miệng kêu lỗ nhưng chẳng có gì để chứng minh. Và ông cũng thẳng thắn tuyên bố "nếu doanh nghiệp nào không làm được thì rút lui...., chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác. Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được nhà nước".
Rõ ràng khi thị trường xăng dầu trong nước đang nằm trong tay của ba doanh nghiệp (Petrolimex nắm 60% thị phần, PV Oil và Saigon Petro nắm 30%) thì không thể nào có một thị trường cạnh tranh thực sự và sòng phẳng. Vì vậy, Nhà nước cần thiết phải ra tay can thiệp để thị trường vận hành vì mục tiêu chung của nền kinh tế.
Chưa dừng lại, động thái tiếp theo của Bộ Tài chính là thành lập ba tổ công tác để kiểm tra giá xăng dầu tại một số doanh nghiệp đầu mối lại nhen nhóm lên một tia hy vọng mới - đó là sự xuất hiện một quan điểm điều hành kinh tế mới, công khai minh bạch hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đang còn giữ vị trí độc quyền trong nền kinh tế.
Nếu nhìn rộng ra toàn bộ nền kinh tế, không chỉ có lĩnh vực kinh doanh xăng dầu thiếu minh bạch, mà nhiều lĩnh vực khác cũng "tù mù" không kém, chẳng hạn như điện, chứng khoán... Liệu trong những trường hợp đó Bộ Tài chính có giữ vững được "lập trường" xử lý giống như trường hợp xăng dầu không?
Xin đơn cử trường hợp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Nhiều năm qua, ngành điện luôn xem giải pháp tăng giá điện là lời giải cho bài toán thiếu vốn đầu tư của mình. Và cũng không ít lần người dân được nghe những điệp khúc như nếu chính phủ không cho tăng giá thì EVN không thể đảm bảo đủ nguồn cung điện cho nền kinh tế - một kiểu "làm mình làm mẩy", không khác gì Petrolimex dọa nhà nước nếu không cho tăng giá thì hệ thống cung ứng xăng dầu sẽ vỡ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ. Ảnh TTXVN |
Mới đây, EVN tiếp tục đề xuất tăng giá điện ngay trong tháng 9-2011 nhưng không được Bộ Tài chính chấp thuận với lý do "việc điều chỉnh giá điện không nên tiến hành liên tục theo quý để tránh những tác động tiêu cực". Bộ Tài chính cho rằng thời điểm và mức điều chỉnh giá điện phải căn cứ vào tình hình kinh tế vĩ mô.
Mặc dù chưa đồng ý cho tăng giá điện, nhưng theo thông tin trên một số tờ báo, Bộ Tài chính lại có văn bản gửi Bộ Công thương gợi ý một số giải pháp đặc biệt nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho EVN trong việc đầu tư nguồn điện. Theo gợi ý này, EVN có thể sẽ được cấp bảo lãnh vay vốn mà không phải qua khâu thẩm định lại phương án tài chính của các dự án sử dụng vốn vay.
Liệu đây có phải là giải pháp phù hợp dành cho EVN trong lúc này?
Thông tin từ chính doanh nghiệp này cho thấy tính đến tháng 8-2011, EVN đã lỗ lũy kế lên đến 31.565 tỉ đồng, đồng thời họ không có nguồn để trả nợ. EVN hy vọng nếu được tăng giá điện thì một phần nguồn tiền này sẽ được dùng để trả nợ cho các tập đoàn trong nước (tổng cộng khoảng 22.000 tỉ đồng).
Từ trước đến nay, cũng giống như lĩnh vực xăng dầu, việc tăng giá điện xuất phát từ chính doanh nghiệp và dựa trên sự tính toán của các bộ, ngành liên quan. Tuy nhiên, việc tính toán đó đã hợp lý hay chưa thì không thể biết được vì những yếu tố quan trọng như cơ cấu giá điện, việc sử dụng vốn nhà nước có minh bạch không, hiệu quả quản trị doanh nghiệp đến đâu... đều chưa được làm rõ.
Lâu nay EVN đã được ưu đãi quá nhiều nhưng xem ra khả năng hoàn thành nhiệm vụ cung ứng điện của EVN đang có vấn đề. Chính vì vậy, nếu cứ tiếp tục ưu đãi đầu tư cho EVN thì việc sử dụng nguồn lực có hạn của nhà nước sẽ không hiệu quả. Bài học của Vinashin vẫn còn đó. Sau lĩnh vực xăng dầu, người dân đang trông chờ một lời "tuyên chiến" tương tự của Bộ trưởng Tài chính với ngành điện, mà cụ thể hơn là giá điện. Rất cần một cuộc "đại phẫu" giá thành sản xuất điện để có một giải pháp căn cơ cho bài toán năng lượng quốc gia. Và cũng rất cần các nhà điều hành kinh tế hãy vì lợi ích quốc gia mà vượt qua sức ép từ các nhóm lợi ích.
URGENT LOAN IS AVAILABLE NOW
Trả lờiXóaTODAY I GOT MY DESIRED LOAN AMOUNT $760K FROM A RELIABLE,TRUSTED AND REGISTERED PRIVATE LOAN COMPANY LAST WEEK,BUSINESS/HOME/COMPANY/PROJECT/PERSONAL LOAN? ARE NOW AFFORDABLE HERE FOR YOU TODAY CONTACT Email profdorothyinvestments@gmail.com
Hello, I'm here to testify of how i got my real estate business loan from PROF. MRS.DOROTHY JEAN INVESTMENTS (profdorothyinvestments@gmail.com) I don't know if you are in need of an urgent loan to pay bills, start business or build a house, they offer all kinds of loan Ranging from $5,000.00USD to $2,000,000.00USD with a low interest rate of 2% and loan duration of 1 to 33 years to pay back the loan secure and unsecured. Are you losing sleep at nights worrying how to get a Legit Loan Lender?
MRS.DOROTHY JEAN holds all of the information about how to obtain money quickly and painlessly without cost/stress via Contacts Email profdorothyinvestments@gmail.com