Cần bắt đầu từ tâm hồn con người
Tác giả: Trần Thị Lý và Đỗ Lê Kim Anh
Có 1 điều đơn giản mà bất kì ai trong chúng ta cũng cần ghi nhớ: Trong cuộc sống, không ai có thể tách mình ra khỏi những mối quan hệ với cộng đồng, bởi ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu, ai cũng có lúc gặp hoạn nạn, khó khăn.
LTS: Chủ đề "Thuốc nào chữa trị bệnh vô cảm" được đăng tải gần 2 tuần liền trên Tuần Việt Nam đã được khép lại ngày hôm qua, 26/9. Tuy nhiên, ngay sau đó, Tuần Việt Nam chúng tôi nhận được lá thư của cô giáo Nguyễn Thanh Huyền, giáo viên văn Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (t/p Hải Dương). Kèm theo thư là 2 bài viết của 2 nữ sinh viên (Đại học Ngoại Thương- Hà Nội), nguyên là học sinh cũ của cô cũng về chủ đề này.
Trân trọng tấm lòng 1 cô giáo với học sinh của mình, cũng là để hiểu cái nhìn của tuổi trẻ với con bệnh vô cảm, Tuần Việt Nam xin được đăng cả 2 bài viết dưới đây, sau khi đã biên tập ngắn gọn hơn.
Xin cảm ơn cô giáo Nguyễn Thanh Huyền
"Vô cảm là ngọn nguồn của tội ác"
Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh rất nhiều những vụ án thương tâm gây xôn xao dư luận, không khỏi khiến chúng ta bàng hoàng. Sự nhẫn tâm của kẻ thủ ác, có lẽ không còn cần bàn cãi. Nhưng còn những người xung quanh? Những nữ sinh có thể thản nhiên xem bạn đánh nhau, và quay clip. Những người hàng xóm đã làm ngơ để một em nhỏ bị ngược đãi trong suốt 10 năm...
Đó là 1 hồi chuông báo động về tình trạng vô cảm đang tồn tại trong đời sống con người hiện đại. Đại tá Nguyễn Đức Chung, cán bộ điều tra tội phạm, trong 1 bài phỏng vấn đã phải khẳng định: Vô cảm là ngọn nguồn của tội ác.
Vô cảm nghĩa là không có cảm xúc, là thái độ thờ ơ của con người khi đứng trước hoàn cảnh bất hạnh của người khác. Chỉ cần điều đó không liên quan trực tiếp đến lợi ích của họ, họ sẽ bỏ qua, không quan tâm, cho dù đó là những sự việc diễn ra trong cộng đồng, thậm chí là tội ác.
Như cách nói của nhạc sĩ Dương Thụ- đó là căn bệnh "điếc tai trong"- cái tai nội tâm để "lắng nghe những gì đằng sau âm thanh và tiếng động".
Mầm mống của sự vô cảm ban đầu chỉ là những điều vô cùng nhỏ nhặt, mà có thể ta sẽ dễ dàng bỏ qua trong cuộc sống hàng ngày. Đó là thái độ thờ ơ trước 1 cụ già trên chuyến xe đông. Một tiếng kêu cứu của người mắc nạn, ai đó không may mất hết tư trang, 1 em bé lạc đường...
Trước cảnh ngộ ngặt nghèo đó, ta có thể viện dẫn rất nhiều lí do để lướt qua không cần suy nghĩ. Ta đổ tại những lo toan trong cuộc sống vốn đã quá bộn bề, nhốn nháo. Ta nghi ngờ người ăn mày rách rưới kia biết đâu lại chỉ là 1 kẻ lười biếng muốn lợi dụng lòng tốt của mọi người? Đứng trước cái ác, ta im lặng bởi sợ bị trả thù, bởi muốn tìm sự yên ổn cho bản thân.
Thế nhưng, từ chính quan niệm "đèn ai nhà nấy rạng", cùng với lòng ích kỉ, những nghi ngờ, và tâm lý không muốn chuốc lấy phiền toái ấy, ta đã nuôi dưỡng sự vô cảm trong con người mình. Đến lúc đối diện với tội ác, có thể ta đã trở nên chai sạn đến mức...lờ đi.
Điều đó thật đáng sợ, bởi đấy cũng là khi ta chính thức "cầm bệnh án" trái tim rạn vỡ. Khi lòng nhân ái và cả nhân tính trong ta đã không còn. Biết yêu thương, rung động chính là điều làm nên sự khác biệt căn bản giữa con người và những loại vật khác. Khi mà ta đã đánh mất đi khả năng đó, thì khoảng cách dẫn đến hành vi tội ác thú tính, man rợ chỉ còn rất mong manh.
Không chỉ vậy, thái độ vô cảm trước cái ác của những người xung quanh cũng đồng nghĩa với việc gián tiếp gây ra tội ác. Như sự việc của em Nguyễn Thị Bình bị hành hạ suốt hơn 10 năm giữa lòng Hà Nội, liệu kẻ ác có thể thản nhiên lộng hành đến thế không nếu sớm có một tiếng nói đứng lên bênh vực em, tố cáo kẻ bao hành? Chẳng lẽ những người sống xung quanh, các cơ quan chính quyền, đoàn thể không ai hay biết?
Im lặng, thờ ơ trước cái xấu chính là tiếp tay cho tội ác, tạo cơ hội để cái xấu hoành hành, phát triển, có thể coi là đồng lõa với cái ác. Đó là lí do vì sao mà trong quy định của luật pháp, có những người tuy không phải là kẻ trực tiếp gây án song vẫn phải đứng trước vành móng ngựa với tội danh tòng phạm.
Bài học về che giấu tội giết người của người yêu ở cô sinh viên Hoàng Thị Yến trong vụ án Nguyễn Đức Nghĩa gần đây là một ví dụ điển hình. Đó chính là lí do để cơ quan điều tra khởi tố bị can đối với Hoàng Thị Yến về tội không tố giác tội phạm.
"Vô cảm là cội nguồn của tội ác". Nhận định ấy là một lời cảnh báo thấm thía về hậu quả khủng khiếp của căn bệnh vô cảm. Và có lẽ, đứng trước lời cảnh báo khẩn thiết ấy, trước nguy cơ nghiêm trọng của sự vô cảm đang có xu hướng hoành hành trong xã hội hiện đại hôm nay, cần đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để chống lại bệnh vô cảm?
Ai đó đã nói rằng, "vô cảm là bệnh ung thư của tâm hồn", bởi vậy, muốn chữa trị căn bệnh ấy, cần bắt đầu từ tâm hồn con người. Với việc nuôi dưỡng tình cảm và nhận thức về luật định. Có 1 điều đơn giản mà bất kì ai trong chúng ta cũng cần ghi nhớ: Trong cuộc sống, không ai có thể tách mình ra khỏi những mối quan hệ với cộng đồng, bởi ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu, ai cũng có lúc gặp hoạn nạn, khó khăn.
|
"vô cảm là bệnh ung thư của tâm hồn", bởi vậy, muốn chữa trị căn bệnh ấy, cần bắt đầu từ tâm hồn con người. Ảnh minh họa |
Một người luôn thờ ơ, bàng quan với những vấn đề của cộng đồng sẽ không thể nào nhận lại được sự quan tâm giúp đỡ của những người xung quanh. Tự cô lập mình sẽ đồng nghĩa với tự diệt.
Và bởi mầm mống của sự vô cảm vốn dĩ bắt đầu từ những điều tưởng như rất đỗi nhỏ nhặt thường ngày, nên ta hãy nuôi dưỡng yêu thương từ chính những gì giản dị bình thường nhất. Hãy bắt đầu bằng sự quan tâm với những người ruột thịt thân yêu, đó là những tình cảm tự nhiên nhất của mỗi con người. Hãy mở rộng yêu thương với những người xung quanh, cho bạn bè, rộng hơn nữa là cho đồng bào, dân tộc. Có câu hát của nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn: "Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng..."
Và còn có 1 thực tế, tuy vô cảm đang trở thành 1 vấn đề nhức nhối trong xã hội, song vẫn còn rất nhiều, rất nhiều người đã dũng cảm đứng lên tố cáo cái ác, chống lại sự vô cảm. Như bà Hà Thị Bình trong vụ em Nguyễn Thị Bình, nhờ đo, em thoát khỏi sự hành hạ, ngược đãi. Vẫn còn rất nhiều những trái tim nhân ái, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ em.
Vẫn còn rất nhiều người đang nỗ lực đấu tranh vì công lí... Và cũng chính vì điều đó, nên khi đứng trước cái ác, tôi, bạn, các anh, các chị, chúng ta... xin đừng e ngại. Hãy can đảm đối diện với nó, và làm những điều có thể trong khả năng của mình. Bởi cái tốt rồi sẽ không đơn độc.
Vô cảm mất mát hơn cả cái chết?
Có vẻ như cái xe đạp bán báo lúc nào cũng đi qua nhà tôi vào một giờ quen thuộc. Sáng hôm nay, lại vẫn cái giỏ báo ấy, vẫn người bán báo ấy và cũng vẫn lại là những lời rao báo ấy. Hôm nay, lại như hôm qua, hôm kia, và rất có thể sẽ giống ngày mai: "Lại 1 vụ giết người dã man", "Lời thú tội của đứa con chặt cha ra làm nhiều khúc", "Xác chết không đầu"...
Ngày trước, cứ nghe thấy thế tôi run cả người. Giờ nghe nhiều thấy quen, chẳng còn bị giật mình nữa. Có khi mới nghe thấy loáng thoáng tiếng người bán báo, trong đầu đã nghĩ: Chắc lại giết người? Chẳng hiểu sao, cái chuyện "người giết người" lại nhiều và quen đến thế? Có phải khi ta đã quen với những thông tin về tội ác là khi trái tim ta bắt đầu chai sạn, vô cảm với cuộc sống quanh mình?
Có con người vô cảm nào ý thức được mình vô cảm? Hay là khi con người ta không biết đến những điều đẹp đẽ của cuộc sống. Sống một cuộc sống không có tình thương, tất yếu sẽ hủy hoại giá trị sống, tàn phá con người và đánh mất đi chính bản thân mình.
Nếu chỉ xét vô cảm là không biết rung động, cảm thụ những cái đẹp tự nhiên của cuộc sống thì thứ nó hủy diệt không đơn thuần chỉ là những giá trị ấy. Nó giết chết đời sống tâm hồn của con người, làm cho tâm hồn ta tàn lụi ngay từ khi còn sống. Điều ấy còn là sự mất mát lớn hơn cả cái chết.
Tổ tiên ta, từ thời chưa viết nổi con chữ, đã truyền dạy cho con cháu mình "Thương người như thể thương thân". Ngày nay, có thể là do thời gian, bài học ấy chưa mất hẳn nhưng đã thui chột đi phần nào. Mất đi một vế "thương người", chỉ còn lại "thương thân"? Vì chỉ biết "thương thân" nên người ta bất chấp mọi cái ác để đạt lợi cho riêng mình. Không "thương người" nên họ dễ dàng chà đạp nhau, loại bỏ nhau? .
Khi không có tình thương, hay đó là sự vô cảm, nó sẽ làm cho mối quan hệ giữa người với người không còn được thiết lập một cách tự nhiên nữa. Thậm chí, ngay đến cả mối quan hệ ruột thịt, huyết thống như cha - con, mẹ - con cũng bị chính sự vô cảm phá vỡ.
Hạnh phúc luôn có ở quanh ta. Nhưng không hiểu được những giá trị đích thực của hạnh phúc thì người ta sẽ vô tư hủy hoại nó, hủy hoại chính mình. .
Nhưng nếu vô cảm cứ tồn tại mãi thì chẳng bao lâu nữa nó sẽ gặm nhấm những giá trị đẹp đẽ nhất của cuộc sống. Con người ta sẽ không sống trọn vẹn, Xã hội man rợ, đạo đức bị băng hoại. Con người ta sẽ xa nhau hơn và sẽ xa cả cái khái niệm gọi là "người" của mình. Chúng ta có muốn một cuộc sống như vậy không?
|
Vô cảm cũng là vô trách nhiệm. Chính sự thờ ơ, lãnh đạm của con người mà làm cho cuộc sống này trở nên nguy hiểm hơn. Khi quan niệm "đèn nhà ai nhà nấy rạng" trở thành phương châm sống, ý thức đấu tranh với cái xấu, cái ác bị triệt tiêu trong mỗi cá nhân, là khi cái xấu, cái ác có thể ngạo nghễ bành trướng phạm vi ảnh hưởng của nó trong đời sống cộng đồng.
Nhân nhượng, lùi bước trước cái ác cũng chính là dung túng cho cái ác hoành hành. Để đến 1 ngày nó sẽ lại tìm đến ta, sẽ ngấm vào máu ta mà ta không hề hay biết. Đó có thể là câu trả lời cho câu hỏi vì sao những clip bạo hành có thể phát tán rộng rãi trên mạng. Vì sao những người quanh đấy không ai can ngăn mà vẫn đứng quay lại hình ảnh bạo hành với những lời cổ xúy nhiệt tình đáng xấu hổ.
Thói vô trách nhiệm- đứa con ruột của sự vô cảm còn cho phép người ta bỏ qua những lỗi lầm của bản thân mình, không có cảm giác day dứt bởi nó. Ban đầu là lỗi nhỏ, sau nó lớn dần lên. Và rất có thể con người sẽ trượt dài vào vũng bùn đen của tội lỗi.
Nhưng nếu vô cảm cứ tồn tại mãi thì chẳng bao lâu nữa nó sẽ gặm nhấm những giá trị đẹp đẽ nhất của cuộc sống. Con người ta sẽ không sống trọn vẹn, Xã hội man rợ, đạo đức bị băng hoại. Con người ta sẽ xa nhau hơn và sẽ xa cả cái khái niệm gọi là "người" của mình. Chúng ta có muốn một cuộc sống như vậy không?
"Đường cong" và hội chứng xoay
Tác giả: Huỳnh Phan
Lead: Cô đồng nghiệp Thuỷ "Teen" độ hai tuần nay đã bị nhiễm bệnh "Xoay". Cô xoay tất cả cái gì có trong tay. Từ bút bi, chìa khoá xe máy, đến ví tiền..., thậm chí cả chiếc đồng hồ để bàn nữa. Có những lúc, trong khi đôi mắt đeo kính cận cứ nhìn dán vào cái vòng tròn nho nhỏ xoay tít trên màn hình, miệng cô khe khẽ hát: "Quay đều, quay đều, quay đều/ Thương hoài những vòng xe..."
"Đường Cong" và những cô gái của Thu Minh
Ba đêm diễn mà tôi ngồi dưới quan sát đều kết thúc bằng ca khúc "Đường cong". Nhưng Thu Minh không đơn ca, mà cô hát cùng với tốp ca nữ.
Tôi để ý rằng khi Thu Minh và các cô gái hát đến đoạn "Kìa em, là ai mà bao chàng trai là hươu là nai/ Kìa em, là ai mà đôi bờ vai làm ta ngây dại/ Oh oh la la, đường cong em thế kia...Auh/ Oh oh la la, tràn trề sexy lady...", không chỉ các chàng lính trẻ ở dưới, mà cả nhiếp ảnh gia Trần Hùng, trông vẻ bề ngoài dữ như một con gấu, hay con sói già mang biệt danh "Lão Đại uý", cũng ngây ra như những "con hươu, con nai" thật.
Không ăn mặc sexy, nhưng Thu Minh vẫn "hút hồn" các chiến sĩ bởi vẻ "man nương" và phong cách biểu diễn "cháy hết mình" của mình.
Ấy chết, viết đến đây mới sực nhớ ra rằng đây không phải là cái cô Thu Minh vừa bị "hàm oan" trong vụ "Đường Cong - cong không đúng chỗ" tại Đêm Mỹ nhân" ở Quảng Bình vừa rồi. Thu Minh mà tôi đang kể là biên tập viên âm nhạc của VTV3, người cũng là một thành viên trong đoàn Trường Sa tháng 4 vừa rồi.
Nhưng khác với chuyến đi Trường Sa là được phân công thâm nhập thực tế để tìm chất liệu mới cho chương trình "Chúng tôi là chiến sĩ", lần này Thu Minh đã tự nguyện tham gia để biểu diễn phục vụ cho chiến sĩ ở Cam Ranh.
Ngắm nhìn cô hát như "lên đồng", tôi đoán rằng người tổ chức các trò chơi âm nhạc này đã phải dồn nén cảm xúc biết nhường nào khi phải đứng ngoài ngắm nhìn những người khác chơi.
Thậm chí, để được "chơi" hết mình như vậy, Thu Minh còn phải nói dối các thủ trưởng Lương Minh và Lại Văn Sâm là "xin nghỉ trông người nhà ốm".
Quyết định tiết lộ chuyện này ra, lúc đầu tôi cũng thấy hơi ái ngại cho Thu Minh. Nhưng nghĩ lại, thấy chuyện cũng qua được một tháng rưỡi rồi, và chắc bác Sâm, bác Lương Minh đâu đến nỗi "ne nét" như vậy.
Hơn nữa, trộm nghĩ, nếu mình mà có được cô nhân viên "xả thân vì nghĩa lớn" như Thu Minh, như Sếp Lại Văn Sâm và Sếp Lương Minh đang có, mình ắt hẳn phải "lên mặt" với thiên hạ lắm, tôi thầm ghen tị với hai người đàn ông mà một người tôi thấy nhẵn mặt, một người tôi mới chỉ nghe tên.
Nếu như Thu Minh là giọng ca "lead" trong các chương trình ca nhạc, cả trên sân khấu lẫn trong các cuộc vui bên lề, thì Vân Hải từ FPT, người trong bài hát "Đường Cong" lắc còn "cong" hơn cả Thu Minh, lại luôn "đầu trò" trong các cuộc nhảy nhót ở "CLB Thuỷ Thủ", và nhất là trên xe buýt. Nhờ có cô mà đoạn đường khứ hồi mỗi đêm từ Cam Ranh tới Nha Trang trở nên ngắn lại.
|
"Guitarist Đinh Tiến Dũng và Tam ca Đường Cong. Ảnh: Huỳnh Phan |
Cứ lên xe là Vân Hải yêu cầu lái xe bật nhạc, và cô cũng là người đầu tiên tiến ra khoảng trống trên xe. Vừa đi vừa "lắc", "lắc" từ đầu đến chân. Hai chàng trai là Dũng Colin và Trần Hùng thay nhau nhảy "nền" cho cô mà cũng bở hết hơi tai.
Ngắm nhìn cô những lúc như vậy, tôi không còn nhận ra người phụ nữ luôn tất tả lo từng bữa ăn, chỗ ngủ cho anh chị em trong đoàn, và tất cả những chuyện lặt vặt, linh tinh nảy sinh khác. Dường như, chỉ với những cái "lắc" đó, Vân Hải mới được sống cho riêng mình.
Trong nhóm tam ca "Đường Cong" đó, còn có một người thiếu phụ khá đặc biệt đến từ Kinh Bắc, hiện là giáo viên Học viện Ngân hàng. Tôi cứ ân hận mãi là không chụp được cho cô một tấm ảnh trên bãi biển ngay trước Nhà khách, như cô đã khẩn khoản yêu cầu. Một câu nói đùa của tôi đã khiến cho cái chuyện đơn giản đó trở nên phức tạp đến mức không thực hiện được.
Chả là khi cô ngỏ lời nhờ tôi ra chụp cảnh cô đang đi dạo ngoài bãi biển lúc vắng người, chả biết nghĩ thế nào tôi lại bảo cô nên kiếm thêm một con chó nhỏ. "Như vậy trông vừa lãng mạn, lại vừa bí hiểm, như nhân vật trong truyện ngắn "Người đàn bà và con chó nhỏ" của Anton P. Tchekhov", tôi nói với vẻ mặt rất nghiêm túc.
Mặt cô sáng lên, cô rảo bước đi ngay ra phía sân sau Nhà khách, nơi người ta nuôi khá nhiều chó. Thế rồi, bỗng nhiên, chúng tôi nghe thấy tiếng chó sủa inh ỏi. Nhìn qua cửa kính phòng ăn, thấy toàn chó to cao vạm vỡ đang nhe nanh doạ người thiếu phụ mảnh mai đó.
Một lúc sau, thấy cô lủi thủi trở lại, vẻ mặt buồn rười rượi.
"Thôi, không có chó càng hay. Tôi nói đùa đấy", tôi cố làm cho cô vui.
Cô khẽ nói "cám ơn anh", rồi lẳng lặng lên phòng...
Đến lúc đó, tôi mới hiểu rằng cô đã quá bị ám ảnh bởi hình ảnh "vừa lãng mạn vừa bí hiểm" của "Người đàn bà và con chó nhỏ" trên bãi biển của nước Nga xa xôi và xa xưa.
Tôi đã thầm hứa với mình là sẽ không bao giờ nói đùa với những người nghiêm túc như cô nữa. Tôi vẫn không thể nào quên được cái ánh mắt đong đầy thất vọng đó.
Có điều, làm sao để nhận biết một người thực sự nghiêm túc nhỉ? Tôi lại thấy băn khoăn.
NS hài Tuấn Anh - khám phá gây hiểu lầm
Tôi là một người hâm mộ các nghệ sĩ hài của Nhà hát Tuổi trẻ. Bất kể là xem họ ở ngay nhà hát, hay trên truyền hình. Bất kể là trong "Táo Quân" đêm Giao thừa, hay trong các chương trình gặp gỡ (thư giãn) cuối tuần.
Thậm chí có hai người trong số họ tôi vẫn hay gặp ngoài đời.
Người thứ nhất là Chí Trung, người sáng nào cũng ghé qua sạp báo trước cửa hiệu ảnh của TTXVN trên đường Phan Huy Chú để mua hẳn một chồng báo, đủ các loại.
Người thứ hai là Bá Anh mà tôi thường gặp vào sáng Thứ Bảy hàng tuần, khi tôi chờ bà xã đi chợ 8-3 ở khu vực Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng. Bá Anh hay dẫn con trai đi ăn bánh cuốn, hay cháo lòng ở gần đó.
Chính vì vậy được gặp họ ở Cam Ranh là một niềm vui lớn với tôi. Thậm chí, như Đinh Tiến Dũng đã kể, có bữa tôi còn được ngồi đối diện với cặp tài tử Chí Trung - Ngọc Huyền, và một bữa khác được ngồi chứng kiến cái tài gợi chuyện của Đức Khuê, khi anh moi được rất nhiều "bí mật quân sự" từ một vị chỉ huy cấp lữ đoàn.
Tôi rất biết ơn NS Ngọc Huyền, người đã có màn "diễn" hét đau đẻ thật tuyệt với. Quả thực, nghe chị "diễn" với những tiếng kêu quằn quại, xé lòng, tôi thấy thực sự có lỗi với bà xã khi trong cả hai lần cô "vượt cạn" tôi đều không có mặt.
Trước đây, tôi hay xem Chí Trung, Đức Khuê, Kim Oanh, hay Hiệp "gà" diễn, nên tuy vẫn thích thú, họ thực sự đã không gây ấn tượng mạnh với tôi lần này. Chỉ có một nhân vật mới là Tuấn Anh xuất hiện trong vở "Quán ven đường" mới khiến tôi đặc biệt chú ý.
Cũng một lối diễn tưng tửng, "diễn" mà như không "diễn", mà anh em nói là theo trường phái "Chí Trung". Thế nhưng, dường như vẫn có một sự khác biệt, mà lúc đầu tôi rất khó xác định là cái gì. Tôi chỉ lờ mờ cảm giác rằng có cái gì đó rất "Phạm Bằng".
Tôi đã kiên trì theo dõi tất cả các vở diễn của Tuấn Anh. Thậm chí, ngay cả trong những bữa cháo khuya, tôi cũng kín đáo theo dõi anh chàng diễn viên đẹp trai này. Tuấn Anh dường như cũng nhận ra điều đó.
|
Tuấn Anh và Đức Khuê trong vở "Quán ven đường". Ảnh: Trần Hùng |
Chỉ đến bữa cỗ trưa, do Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân mời, tôi mới thực sự cảm nhận được cái điều khác biệt đó. Hoá ra, khi diễn hài, cho dù hết sức tưng tửng trong giọng nói và nét mặt, các diễn viên như Chí Trung, Đức Khuê, Kim Oanh, và nhất là Hiệp "gà" vẫn để lộ sự biểu cảm trong đôi mắt. Còn Tuấn Anh thì không, đôi mắt hoàn toàn lạnh tanh.
Sung sướng với phát hiện của mình, tôi mang ngay ly rượu sang bàn Tuấn Anh. Tôi tự giới thiệu, và giải thích cho Tuấn Anh về điều đó. Tôi nhận thấy trong đôi mắt lành lạnh của chàng diễn viên này chợt ánh lên một chút ấm áp của mối thiện cảm...
Bỗng nhiên, từ bàn bên cạnh, nhiếp ảnh gia Trần Hùng cũng mang ly tới góp vui. Mắt nhìn thẳng vào Tuấn Anh, Trần Hùng bô bô: "Trời ơi, đẹp trai quá!"
Tuấn Anh ngước mắt lên liếc tôi rất nhanh, ánh mắt chuyển sang vẻ đầy nghi ngại. Cô bạn diễn xinh đẹp, người vẫn thấy đi cùng, ngồi cùng Tuấn Anh, cũng liếc vội sang phía tôi.
Thôi rồi, Lượm ơi! Anh chàng này ngại mình cũng phải. Thời buổi bây giờ thiếu gì đàn ông thấy đàn ông đẹp trai thì xán vào, ôm vai ôm cổ khen ngợi đủ điều, đòi chụp ảnh chung, rồi xin số điện thoại hẹn gặp..., tôi than thầm.
Trần Hùng ơi là Trần Hùng, cậu nên đổi cái nickname trên facebook là "Gấu bông vô hại" thành "Bạn Gấu tốt bụng" cho rồi. Bạn vừa đập giúp con ruồi trên mặt tôi rồi đó.
Để cho câu chuyện đỡ gượng gạo, tôi vẫn cụng ly với Tuấn Anh, và không quên xin số điện thoại.
Nhưng, cho đến khi viết những dòng này, tôi vẫn không có đủ can đảm để gọi điện cho Tuấn Anh. Mặc dù, tôi rất muốn gặp anh để làm một bài phỏng vấn.
Không hiểu Tuấn Anh có hay vào Tuần Việt Nam để đọc bài này không nhỉ? Tôi vẫn hy vọng...
Hội chứng "Xoay"
Thế nhưng, cho dù có là fan của Tuần Việt Nam, chắc gì Tuấn Anh đã vào được trang này mà đọc. Chả là ngay khi tôi về lại toà soạn, có một chuyện bất ngờ đã xảy ra.
Cứ mối lần click vào trang Tuần Việt Nam, tự nhiên con chuột nó xoay tít thò lò. Nhiều khi xoay đến cả tiếng vẫn chưa dừng. Trang chủ VietNamNet cũng gặp trường hợp tương tự.
Cứ tưởng máy mình bị virus, tôi quay sang hỏi các đồng nghiệp. Hoá ra, máy họ cũng gặp chuyện tương tự. Nghe nói máy tính của độc giả cũng vậy.
Bằng chứng là có bài tôi viết, suốt mấy ngày máy chỉ đếm được 3 lượt click vào. Tôi biết chắc rằng 2 lần trong số đó là do tôi thực hiện.
Một nữ đồng nghiệp của tôi (à, mà ở khối Chính luận vĩ mô của tôi làm gì có nam đồng nghiệp), có nickname là Thuỷ "Teen", đã bảo với tôi rằng có khi là do bị lây bệnh "xoay" từ giáo sư cũng nên. "Chính giáo sư nói ánh mắt đảo Colin cũng lây đấy thôi", Thuỷ "Teen" khẳng định như đinh đóng cột.
Tự nhiên, tôi thấy áy náy quá. Mấy lần định hỏi giáo sư cho rõ, nhưng bấm máy rồi lại cứ thấy ngài ngại, lại thôi.
Nhưng có lẽ lần này tôi phải hỏi giáo sư cho ra nhẽ thôi. Bởi câu chuyện đã không còn dừng chiếc máy tính nữa...
|
Đồng hồ cũng bị nhiễm hội chứng "Xoay". Ảnh: Lê Anh Dũng |
Cô đồng nghiệp Thuỷ "Teen" độ hai tuần nay đã bị nhiễm bệnh "Xoay". Cô xoay tất cả cái gì có trong tay. Từ bút bi, chìa khoá xe máy, đến ví tiền...
Đến cả chiếc đồng hồ bàn (chỉ có kim chứ không có số) mà cô mới mua ở Bangkok cũng bị cô xoay. Hết dựng đứng lại nằm ngang. Thậm chí, có hôm cô còn xoay cho nó đứng theo đường chéo nữa, cứ y như con cò co một chân khi ngủ.
Có những lúc, trong khi đôi mắt đeo kính cận cứ nhìn dán vào cái vòng tròn nho nhỏ xoay tít trên màn hình, miệng cô lại khe khẽ hát: "Quay đều, quay đều, quay đều/
Thương hoài những vòng xe..."
Thôi chết rồi! Cô nàng Thuỷ "Teen" mơ câu chuyện ngồi gióng xe cuốc như Phương Thảo khi hát bài "Xe đạp ơi" rồi. Nhưng Phương Thảo ngồi gióng xe của Ngọc Lễ, còn Thuỷ "Teen" ngồi gióng xe ai nhỉ, tôi tò mò.
Chắc phải hỏi Giáo sư Xoay thôi, may ra chỉ có giáo sư vốn "bôn ba" nhiều mới có đủ vốn sống mà trả lời thôi...
À, mà cần gì phải gặp nhỉ, cứ gửi câu hỏi cho chương trình "Hỏi Xoáy, đáp Xoay" là giáo sư trả lời tất. Gửi luôn vào tối Thứ Bảy tuần này, kể hết triệu chứng "bệnh" cho giáo sư nghe, may ra mới trị tận gốc được.
Nhưng không biết email của chương trình là gì nhỉ? Hỏi ai bây giờ? Thôi cứ đành ghi lại toàn bộ câu chuyện và cả ý định hỏi giáo sư vào đây cho chắc ăn đã.
Già rồi, rõ khổ, hay quên lắm...
Tôi không thể cảm ơn Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đủ để giúp tôi khôi phục lại cuộc hôn nhân của mình với niềm vui và sự an tâm của nhiều vấn đề gần như dẫn đến ly hôn. Cảm ơn Chúa, tôi đã tổ chức Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đúng giờ. Hôm nay tôi có thể nói với bạn rằng Tiến sĩ EKPEN TEMPLE là giải pháp cho vấn đề này trong hôn nhân và mối quan hệ của bạn. Liên lạc với anh ấy tại (ekpentemple@gmail.com)
Trả lờiXóaURGENT LOAN IS AVAILABLE NOW
Trả lờiXóaTODAY I GOT MY DESIRED LOAN AMOUNT $760K FROM A RELIABLE,TRUSTED AND REGISTERED PRIVATE LOAN COMPANY LAST WEEK,BUSINESS/HOME/COMPANY/PROJECT/PERSONAL LOAN? ARE NOW AFFORDABLE HERE FOR YOU TODAY CONTACT Email profdorothyinvestments@gmail.com
Hello, I'm here to testify of how i got my real estate business loan from PROF. MRS.DOROTHY JEAN INVESTMENTS (profdorothyinvestments@gmail.com) I don't know if you are in need of an urgent loan to pay bills, start business or build a house, they offer all kinds of loan Ranging from $5,000.00USD to $2,000,000.00USD with a low interest rate of 2% and loan duration of 1 to 33 years to pay back the loan secure and unsecured. Are you losing sleep at nights worrying how to get a Legit Loan Lender?
MRS.DOROTHY JEAN holds all of the information about how to obtain money quickly and painlessly without cost/stress via Contacts Email profdorothyinvestments@gmail.com