Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - “Võ công truyền quốc sử”

25/8, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi. Thế giới đã dành nhiều tính từ ở mức cực đại để tôn vinh ông, một danh tướng kiệt xuất, một nhà văn hóa lớn. Ở Việt Nam, câu đối GS Vũ Khiêu tặng Đại tướng đủ khái quát về cuộc đời lẫm liệt của ông: “Võ công truyền quốc sử/Văn đức quán nhân tâm”.

Câu đối của GS Vũ Khiêu mang tính tổng kết, tôn vinh, khắc ghi công lao, tầm vóc một nhân vật lỗi lạc của thời đại. Đó cũng là lòng mến phục trân kính của một Anh hùng lao động với một Anh hùng quân sự. Những tài năng lớn bao giờ cũng nể vì, liên tài trong khát vọng cùng cống hiến. GS Vũ Khiêu là bạn thân của Đại tướng, hai ông nhiều lần gặp nhau tại Viện Sử học và các cuộc họp. Năm nào GS cũng đến nhà thăm tri kỷ.
Câu đối đắt giá của GS Vũ Khiêu
Về câu đối tặng Đại tướng, GS Vũ Khiêu cho biết: “Tôi viết cách đây 20 năm. Nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 của Đại tướng, tôi đã trao bức trướng tặng Đại tướng tại nhà ông. Hai hàng chữ Hán thêu chỉ vàng buông dọc trên nền gấm đỏ, ý nghĩa của nó là: Sự nghiệp quân sự của tướng Võ lưu truyền trong lịch sử của Tổ quốc. Văn hóa, đạo đức trùm lên lòng người”.
Ông cắt nghĩa và nhận định: “Võ Nguyên Giáp là con người toàn diện, một trí thức yêu nước, hội tụ đầy đủ truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, phát huy, phát triển thành nhà quân sự đại tài, nhà văn hóa lớn. Ở ông có 3 đức tính toàn vẹn. Nhân (yêu nhân dân, nhân hậu), Trí (trí tuệ, sáng suốt trong các quyết định, mệnh lệnh trọng đại), Dũng (cử chỉ, hành động anh hùng). Ông có đời sống tinh thần dồi dào: đọc sách nhiều, tư duy sắc sảo, yêu chuộng nghệ thuật. Nhờ thế, ông đã huy động được nhiều trí thức, nghệ sĩ theo kháng chiến và nhận được lòng yêu quý của văn nghệ sĩ, báo giới trong nước và quốc tế nhiều thế hệ”.
“Tôi rất nhớ, lần tôi cùng Đại tướng dự Hội thảo 600 năm sinh Nguyễn Trãi, Đại tướng chủ trì và có bài phát biểu quan trọng nhất. Lúc ấy, tôi càng thấy, từ trẻ tới già ông vẫn là nhà sử học tầm cỡ”. (GS Vũ Khiêu) 
GS Vũ Khiêu có 1 album lớn ảnh chụp cùng Đại tướng. Đó cũng là những khoảnh khắc được lưu lại trong chuỗi kỷ niệm mà hai ông có với nhau trong sự nghiệp đa dạng, tận hiến phi thường. Công chúng khâm phục Đại tướng ở lĩnh vực quân sự với chiến thắng hiển hách Điện Biên 1954 chấn động địa cầu, mà chưa biết nhiều ở lĩnh vực văn hóa. GS Vũ Khiêu kể: “Tôi rất nhớ, lần tôi cùng Đại tướng dự Hội thảo 600 năm sinh Nguyễn Trãi, Đại tướng chủ trì và có bài phát biểu quan trọng nhất. Lúc ấy, tôi càng thấy, từ trẻ tới già ông vẫn là nhà sử học tầm cỡ”.
Với sinh nhật đại thọ của Đại tướng, GS Vũ Khiêu khẳng định: “Ai nói Đại tướng 101 tuổi là không đúng, hôm nay, ông tròn 100 tuổi. Sinh nhật là tính tuổi theo năm sinh, nhiều người có thói quen cộng thêm 1 tuổi, gọi là “tuổi ta” là cách tính “thêm” tuỳ tiện. Hai con số “11” (1911 và 2011) ở cuộc đời Đại tướng rất quý. Đây là ngày cực kỳ quan trọng, sống 100 năm từ thế kỷ này sang thế kỷ sau, văn hóa phương Tây rất coi trọng. Tướng Giáp đã thành biểu tượng bất hủ. Tôi nhớ kỷ niệm chụp cùng Đại tướng và GS Trần Văn Giàu, phía sau là 7 giáo sư nữa. Võ Nguyên Giáp là nhà văn hóa lớn”.
Tầm vóc kiến thức của bậc giáo sư, học giả
Tối 14/8, tôi may mắn gặp ông Võ Hồng Nam, con trai út của Đại tướng tại tư gia nhà sử học Dương Trung Quốc - người thân thiết với gia đình Đại tướng. Khuôn mặt ông Nam giống cha, nhất là đôi mắt, tôi đã nhận thấy từ lâu qua TV và khi có dịp cùng vào tận phòng chỉ huy của Đại tướng tại Mường Phăng năm 2004 khi Đại tướng và phu nhân trở lại Điện Biên nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng.
Ông Nam Cao 1m73, dìu ba 1m60, cùng mẹ, vợ con từ trực thăng TU 172 đáp xuống bên cánh đồng sát rừng Mường Phăng. Có nhiều dịp đi cùng cha, ở bên cha khi tiếp khách, chuyện trò, ông Nam từng tháp tùng Đại tướng sang Vương quốc Bỉ năm 1996. Chuyến công du ấy, phiên dịch rất nhàn vì Đại tướng nói tiếng Pháp. Nhiều bộ phim tư liệu còn lưu giữ hình ảnh Đại tướng trả lời phỏng vấn bằng tiếng Pháp với phong thái hào hoa, tự tin.
Nhà sử học Dương Trung Quốc nói với con trai Đại tướng: “Thế hệ các cụ xưa, không chỉ được đào tạo tiếng Pháp, mà còn được truyền thụ văn hóa Pháp”.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết: “Tạp chí Xưa và Nay của Hội Khoa học Lịch sử VN thành lập từ 1994 do tôi làm Tổng biên tập rất tự hào khi là tạp chí được đăng tải nhiều nhất các bài viết của Đại tướng. Đó là các bài viết, tham luận tổng kết, đánh giá của ông trong các dịp hội thảo, hoạt động trong kỷ niệm, tưởng niệm các nhà yêu nước, nhà văn hóa: Nguyễn Trãi, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng; các tướng lĩnh Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Sơn. Tôi sẽ tập hợp các bài này in thành những cuốn sách quý”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phu nhân trên máy bay trong chuyến trở về Mường Phăng
năm 2004 - Ảnh Đoàn Hoài Trung
Đương kim Tổng thư ký lâu năm của Hội Khoa học Lịch sử VN Dương Trung Quốc đánh giá: “Ông Võ Nguyên Giáp là vị Chủ tịch danh dự rất gắn bó với Hội, chứ không chỉ là hình thức. Ngoài các sự kiện, hoạt động mang tính khoa học nói trên, Đại tướng còn luôn tâm huyết với các vấn đề lịch sử, thời cuộc với các bằng chứng, vật thể cần được gìn giữ. Nhiều lần ông mời các giáo sư sử học đến làm việc về các vấn đề lớn... Cả khi ông nghỉ mát ở Hải Phòng, cũng gọi tôi xuống bàn việc”.
Cùng niềm đam mê lịch sử, nhà sử học Dương Trung Quốc có nhiều điều kiện gần gũi Đại tướng trong công việc. Không những thế, ông còn được sự tin cậy của toàn thể gia đình Đại tướng. GS Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng, sau quãng thời gian giảng dạy tại ĐH Sư phạm, về công tác tại Viện Đông Nam Á (một bộ phận tách ra từ Viện Sử học), là đồng nghiệp thân thiết của ông Quốc.
Từ công việc giáo chức thời Pháp thuộc, Võ Nguyên Giáp đã viết cho các tờ báo công khai của cách mạng VN: Le Travail (Lao động), Notre voix (Tiếng nói của chúng ta). Kiến thức uyên thâm, uyên bác, Võ Nguyên Giáp đã nghiên cứu, viết về lịch sử bằng tư thế của một người say mê khoa học này, dù không có thời gian chuyên sâu. Bởi hai cuộc chiến tranh kéo dài với 2 cường quốc Pháp, Mỹ, ông chỉ có thể dồn sức lực, tài năng cho binh nghiệp. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc: “Tầm vóc kiến thức lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bậc giáo sư, học giả. Ông xứng đáng với các giải thưởng lớn nhất cho lĩnh vực này”.
Khi làm việc với các nhà khoa học, Đại tướng biết lắng nghe mọi người, song lại độc lập khi đưa ra ý kiến. Khi gặp gỡ các văn nghệ sĩ, ông có thể trò chuyện thoải mái, sâu sắc nhiều mảng bởi kiến văn sâu rộng. “Cuộc đời Tướng Giáp phản ánh, gắn liền với lịch sử dân tộc trong thế kỷ sôi động nhất”, ông Quốc khẳng định.
“Cánh rừng Đại tướng”
Con gái cả, GS-TS Võ Hồng Anh đã mất, Đại tướng còn 4 người con, 2 gái, 2 trai. Hai người con gái Hòa Bình, Hạnh Phúc ở riêng.
Gia đình hai người con trai Võ Điện Biên, Võ Hồng Nam sống cùng cha mẹ tại nhà 30 Hoàng Diệu, mỗi người con Đại tướng đều có 2 con trai. Những lúc rảnh, Đại tướng thích đọc sách, chơi dương cầm và thả bộ trong khu vườn rợp xanh cổ thụ và nhiều hoa, cây trái. Ông sống thanh bạch, luôn chan hòa với nhân dân, nhân quần.
Bố tôi (đạo diễn NSƯT Vi Hòa) đã nhiều lần tới tư gia Đại tướng quay phỏng vấn, về quê Quảng Bình cùng ông. Và giờ tôi tự trách mình trong tiếc nuối, sao tôi không tận dụng các cơ hội cùng bố vào thăm ông, khi ông còn khỏe.
Chia tay chú Võ Hồng Nam, tôi đã chia sẻ với chú điều ấy và nói trước khi chào: “Cho cháu chúc ông sức khỏe, an lành”.
Lại nhớ bộ phim Già Poong kể chuyện Mường Phăng trong phim tài liệu 21 tập Khát vọng Tây Bắc do NSƯT Vi Hòa đạo diễn, làm về cụ già người Thái vì tình cảm lớn lao với Đại tướng, tự nguyện bao năm trông coi cánh rừng Mường Phăng. Máy hắt lên cao, những tán cổ thụ tỏa bóng chan đầy tiếng hát NSND Tường Vi, bài hát do bà sáng tác: Dân trìu mến gọi rừng Đại tướng và hợp xướng thiếu nhi hát bài Dân tin dân yêu giữa màu lá điệp trùng...
Cuộc đời xuyên hai thế kỷ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một huyền thoại đẹp đẽ của VN. Nhân loại tôn vinh ông như bậc thầy quân sự, một tượng đài. Còn tôi nếu được ví ông như một biểu tượng, tôi thấy ông không chỉ là cây cao bóng cả mà là một cánh rừng. Rừng của lòng nhân, của vẻ đẹp văn hóa, tình yêu đồng loại và hòa bình.
Một thế kỷ - Hai cuộc trường chinh
NXB Kim Đồng vừa ấn hành cuốn sách ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Một thế kỷ - Hai cuộc trường chinh. Sách này do tác giả Anh Chi biên soạn, tập hợp gần 300 bức ảnh, trong đó có nhiều ảnh tư liệu mới, được sắp xếp theo chiều dài thời gian và địa danh lịch sử gắn với tài thao lược của Đại tướng.
Cuốn sách ảnh này sẽ giúp bạn đọc, đặc biệt là giới trẻ hiểu hơn về cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng kiệt xuất của Việt Nam.
Đặc biệt, cuốn sách ảnh còn cung cấp nhiều thông tin về “hai cuộc trường chinh” của dân tộc trong thế kỷ 20.
Trạc Tuyền

Võ Nguyên Giáp

Sinh 25 tháng 8, 1911 (100 tuổi)
General Vo Nguyen Giap.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tiểu sử
Biệt danh Văn, Sáu
Quốc tịch Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Nơi sinh Lộc Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình, Việt Nam
Binh nghiệp
Thuộc Flag of Viet Nam Peoples Army.svg Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ 1944-1991
Cấp bậc DaituongQDND.gifĐại tướng
Tham chiến Chiến dịch Điện Biên Phủ
Chiến dịch Mậu Thân 1968
Chiến dịch Hồ Chí Minh
Khen thưởng Huân chương Sao vàng
2 Huân chương Hồ Chí Minh
2 Huân chương Quân công hạng nhất
Huân chương Chiến thắng hạng nhất
...
Công việc khác Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Tổng chỉ huy Quân đội Quốc giaDân quân tự vệ
Tổng Chính ủy
Ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao
Tổng tư lệnh quân đội
Bí thư Tổng Quân uỷ
Phó thủ tướng Chính phủ
Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước
Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch
Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911)[1] là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông chỉ huy chính trong chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Ông tham gia vào nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Ông từng là một giáo viên dạy sử, nhà báo và từng giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Thời niên thiếu

Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá[2], xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân).[3] Võ Quang Nghiêm là một nho sinh thi cử bất thành về làm hương sưthầy thuốc Đông y, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông bị Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù.
Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). Hai năm sau, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924miền Trung Việt Nam. Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp.

Thời thanh niên

Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng,...
Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư.[4]
Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.
Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường.[5]

Bắt đầu sự nghiệp quân sự

Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt MinhCao Bằng.

Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ngày 25 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc giaDân quân tự vệ.
Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi).
Cũng trong năm 1946, ông kết hôn với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai).

Kháng chiến chống Pháp

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ.

Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp thụ phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân Đội Quốc gia Việt Nam khi 37 tuổi. Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: "người nào đánh thắng đại tá thì phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng thì phong thiếu tướng, đánh thắng trung tướng thì phong trung tướng, đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng"[6]. Cùng đợt thụ phong có Nguyễn Bình được phong Trung tướng; Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. Tháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập.
Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951.
Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là Chiến tranh Nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ Nguyên Giáp đã có những sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu như: "Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung". Với chuyên gia quân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội do Việt Nam là nước nhỏ không thể nuôi nhiều quân.
Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dò: "Cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn". Ông tự tin lên kế hoạch và chỉ huy 4 trong 6 sư đoàn bộ binh khi đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam là 308, 304, 312, 316 và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Liên hiệp Pháp. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm và đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người hùng của Thế giới thứ ba, nơi có những người dân bị nô dịch đã xem Võ Nguyên Giáp là thần tượng để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình.

Các chiến dịch


Tướng Giáp báo cáo kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ
Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch - Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp cùng với Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm tham mưu trưởng chiến dịch:
  1. Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
  2. Chiến dịch Biên giới (tháng 9 - 10, năm 1950)
  3. Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)
  4. Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)
  5. Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)
  6. Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951)
  7. Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)
  8. Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)
  9. Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 - 5 năm 1954)
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.

Kháng chiến chống Mỹ


Hình vẽ Võ Nguyên Giáp trên bìa tạp chí Time, ngày 15 tháng 5 năm 1972
Từ năm 1954 đến năm 1976, Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông còn là Phó Thủ tướng Chính phủ, sau là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (từ năm 1955 đến năm 1991).
Từ tháng 3 năm 1960, Võ Nguyên Giáp làm việc dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và nhà lãnh đạo mới là Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam, một nhà cách mạng theo đường lối cứng rắn đã trải qua những nhà tù khắc nghiệt nhất, tận mắt chứng kiến tình cảnh của những cán bộ Việt Minh ở miền nam sau Hiệp định Geneve trong Phong trào Tố cộng - Diệt cộng do Ngô Đình Diệm phát động và nguyện đem sức mạnh to lớn của Đảng Lao động để xóa bỏ chế độ Việt Nam Cộng hòa, giành độc lập thống nhất cho đất nước Việt Nam dù phải đối mặt với Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ.
Dù có thói quen viết hồi ức, Võ Nguyên Giáp vẫn chưa xuất bản cuốn nào về giai đoạn 1954-1971. Đây là thời kỳ Lê Duẩn từ vị trí lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam tiến đến điều hành Bộ Chính trị. Một mặt, nhà lãnh đạo này xem trọng Võ Nguyên Giáp, mặt khác, vẫn giữ ấn tượng về việc lãnh đạo Việt Minh đồng ý rút ra bắc theo Hiệp định Geneve với Pháp, để Hoa Kỳ có điều kiện thế chân Pháp chia đôi đất nước. Theo các sử gia phươgn Tây, suốt cuộc chiến tranh đánh Mỹ, Võ Nguyên Giáp và Lê Duẩn luôn đấu tranh khi âm thầm, khi quyết liệt trước các quyết định quân sự. Trong đó, dường như Võ Nguyên Giáp thuộc phái ôn hòa trong khi Lê Duẩn thuộc phái cấp tiến [cần dẫn nguồn]. Họ chia sự hợp tác giữa 2 nhân vật quyết định chiến tranh ở cấp cao nhất này thành 3 giai đoạn:
  1. Từ năm 1954 đến năm 1964, thời gian Lê Duẩn mới ra miền Bắc nắm quyền chính trị và Võ Nguyên Giáp với tư cách người chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cả hai nhất trí hầu hết các điểm về đường lối quân sự;
  2. Từ năm 1965 đến năm 1972, thời gian Lê Duẩn nắm toàn quyền chính trị và ý kiến Võ Nguyên Giáp thường bị xem là chưa đủ cứng rắn; [cần dẫn nguồn]
  3. Từ năm 1972 đến năm 1975, sau những tổn thất to lớn của Mậu Thân 1968Chiến dịch Trị Thiên 1972, Lê Duẩn trao toàn quyền chỉ huy quân sự cho Võ Nguyên Giáp. [cần dẫn nguồn]
Tuy nhiên nghiên cứu các tài liệu của Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc từ chối cho rằng vai trò của Tướng Giáp bị làm cho lu mờ bởi những thành viên Bộ Chính trị trong giai đoạn cuộc chiến tranh chống Mỹ, cũng như cho rằng không có một sự phân chia ê-kíp trong nội bộ Bộ Chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc bấy giờ, mà theo đó Tướng Giáp được cho là thuộc phái "chủ hoà". [7]
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng viết: "Với tôi, những năm công tác trong Bộ Chính trị, Anh (tức Lê Duẩn) đã thường xuyên trao đổi ý kiến, thường là nhanh chóng đi đến nhất trí trong những vấn đề lớn; khi có ý kiến khác nhau thì tranh luận thẳng thắn, những điều chưa nhất trí thì chờ thực tiễn kiểm nghiệm. Lúc mới ra Bắc, Anh thường tâm sự với tôi những khó khăn trong công việc... Từ sau Đại hội III và Đại hội IV, tôi đã ba lần đề nghị Anh là Tổng Bí thư kiêm luôn Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng Anh nói với tôi: “Anh (tướng Giáp) là Tổng chỉ huy lâu năm nên tiếp tục làm Bí thư Quân ủy Trung ương, như vậy có lợi cho lãnh đạo[8].
Đại sự ký hoạt động của Võ Nguyên Giáp đối với cuộc chiến tranh tại miền nam Việt Nam như sau:

Từ 1954 đến 1964

Từ năm 1954 đến năm 1956, Võ Nguyên Giáp chủ trương đấu tranh hòa bình, yêu cầu Việt Nam Cộng hòa thực hiện Hiệp định Geneve vì một Việt Nam thống nhất, không chia rẽ về tình cảm và chính trị. Tuy nhiên, Ngô Đình Diệm đã thẳng thừng bác bỏ yêu sách này bằng Phong Trào Tố cộng Diệt cộng.
Từ năm 1957 đến năm 1958, Đảng Lao động đã có những cuộc họp bàn về cách mạng Miền Nam nhưng chủ trương, biện pháp đấu tranh vẫn chưa thay đổi, phong trào cách mạng tiếp tục bị đàn áp và tổn thất nặng nề.
Tháng 1-1959, khi hy vọng thi hành Hiệp định Genve không còn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị (mở rộng) lần thứ 15, Võ Nguyên Giáp giúp Bộ Chính trị và những người cộng sản miền nam do Lê Duẩn đứng đầu ban hành Nghị quyết 15 Bộ Chính trị, khẳng định việc giải phóng miền nam bằng đấu tranh vũ trang, cho phép những cán bộ kháng chiến còn lại ở miền nam tổ chức hoạt động vũ trang.
Năm 1959, được Bộ Chính trị đồng ý, Võ Nguyên Giáp đã quyết định thành lập Đoàn 559 mở đường mòn dọc dãy Trường Sơn để tiếp ứng phong trào cách mạng miền nam Việt Nam. Nhờ việc mở đường Trường Sơn, phong trào cách mạng và hoạt động du kích miền Nam phát triển rất mạnh. Sau 4 năm, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thành lập được một số đơn vị cấp trung đoàn.
Năm 1964, được Bộ Chính trị đồng ý, Võ Nguyên Giáp đã bí mật cử Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn vào chiến trường Đông Nam Bộ chỉ huy quân giải phóng miền Nam đánh lớn tại Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Đồng Xoài... tạo chuyển biến chiến trường và thành lập các Sư đoàn 1, 2, 3, 5, 7, 9 nổi tiếng. Trong đó, Sư đoàn 1 trấn thủ Tây Nguyên, Sư đoàn 2 trấn thủ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sư đoàn 3 Sao Vàng trấn thủ Bình Định, trung đoàn 10 trấn thủ Phú Yên, trung đoàn 20 trấn thủ Khánh Hòa, Sư đoàn 5 trấn thủ khu vực Sài Gòn - Gia Định, Sư đoàn 7 cơ động chiến đấu khắp Quân khu 7 gồm Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Phước và Sư đoàn 9 di chuyển chiến đấu khắp Tây NinhQuân khu 9.

Từ 1965 đến 1972

Năm 1965, chia lửa với Nam Bộ, Hoàng Minh Thảo, người học trò của Võ Nguyên Giáp ở trường Thăng Long được cử vào Mặt trận Tây Nguyên làm Phó Tư lệnh rồi Tư lệnh Mặt trận B3 thay Chu Huy Mân chuyển sang chỉ huy Mặt trận duyên hải Nam Trung Bộ đến khi chiến tranh kết thúc.
Năm 1968, Bộ Chính trịBộ Thống soái Tối cao tại Hà Nội phát động cuộc Tổng Tấn công và Nổi dậy Tết Mậu Thân. Dù thiệt hại về nhân mạng to lớn, nhưng chiến dịch đã gây tiếng vang lớn, đánh bại Hoa Kỳ về mặt chiến lược và giành được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân phản đối chiến tranh tại Mỹ và trên toàn thế giới, buộc Hoa Kỳ phải ngừng ném bom miền Bắc, ngồi vào bàn đàm phán và dần rút quân khỏi Việt Nam. Đây là bước ngoặt của cuộc chiến tranh nhưng còn quá ít thông tin xoay quanh Võ Nguyên Giáp vào thời điểm này, chỉ biết ông cũng tham gia lập kế hoạch, song khi cuộc tổng tiến công diễn ra thì ông đang ở nước ngoài trị bệnh.

Từ 1972 đến 1975

Cuốn hồi ức mang tên "Tổng Hành dinh trong Mùa xuân Đại thắng" do Võ Nguyên Giáp xuất bản lần đầu năm 2001 đã thuật lại những hoạt động của ông vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1972 đến năm 1975.
Năm 1972, sau đại thắng tại Chiến dịch Đường 9 Nam Lào, với kho vũ khí khá hùng hậu, Võ Nguyên Giáp chủ trương khuếch trương chiến quả bằng một kế hoạch quân sự ở Tây Nguyên, nơi có khả năng triển khai lực lượng lớn, đánh lớn, gây những khó khăn lớn hơn cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Kế hoạch này đã bị nhà lãnh đạo Lê Duẩn và Quân ủy trung ương bác bỏ do Tổng Cục tình báo 2 nhận được thông tin là Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã sớm biết và đã đón lõng tại Tây Nguyên. Đồng thời do ở gần nên mặt trận Trị-Thiên cũng dễ bổ sung đạn dược, quân số hơn, lại có 2 mục tiêu cực kỳ quan trọng là HuếĐà Nẵng.
Một phương án mới được đưa ra. Quân Giải phóng sẽ chia quân mở 3 chiến dịch tại Trị-Thiên, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Sau 2 tháng, trước những thắng lợi lớn trong Chiến dịch Trị Thiên và quân Giải phóng đã áp sát Huế, các lực lượng bổ sung được tiếp tục đưa vào đây, còn mặt trận Tây Nguyên thì buộc phải ngừng tiến công do hết dự trữ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề xuất vòng qua phía tây Huế, chia lực lượng và hỏa lực đánh vào Vùng Chiến thuật I. Tuy nhiên các đơn vị công binh mở đường do thiếu phương tiện nên thực hiện quá chậm, không kịp phục vụ mục tiêu chiến dịch (con đường này sau đó đã phát huy tác dụng vào chiến dịch mùa xuân năm 1975).[9], 6 sư đoàn tham gia chiến dịch Trị Thiên gồm 312, 308, 324, 325, 320, 341 đã hành quân đánh trực diện từ phía bắc xuống Vùng Chiến thuật I, nơi có Quân đoàn I và lực lượng tổng trù bị của Quân lực Việt Nam Cộng hòa gồm các Lữ đoàn Biệt động quân, Sư đoàn Dù số 1Sư đoàn Thủy quân Lục chiến số 1, được không quân và Hải quân Mỹ chi viện tối đa.
Trên địa hình nhỏ hẹp dài, bên núi, bên biển dẫn đến Vùng Chiến thuật 1, 6 sư đoàn tiến công trong tình cảnh liên tục bị bom rải thảm B-52, pháo kích từ chiến hạm Mỹ, pháo kích từ Vùng Chiến thuật 1. Quân Giải phóng bị chặn lại, chỉ chiếm được nửa phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Theo thông tin gần đây cho biết, trong suốt 9 tháng chiến dịch, Sư đoàn 308 thương vong 70% quân số; Sư đoàn 312 đã bổ sung quân 13 đợt, mỗi đợt 500 người; Sư đoàn 320 thương vong 80% quân số. Các sư đoàn còn lại tham chiến đều mất ít nhất nửa số quân. Tổng thương vong lên tới hơn 30 ngàn người (trong đó gần 14.000 hy sinh). Trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn 320 với lời nguyền "Trung đoàn 48 còn, Thành cổ Quảng Trị còn" đã rút khỏi chiến địa khi chỉ còn gần 80 chiến sĩ. Câu thơ "Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/Dưới sông còn đó bạn tôi nằm ..." đã đi vào lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước như tiếng khóc thương đồng đội, chiến sĩ da diết, bi thương nhất. Chiến dịch cũng khiến Hà Nội tiêu tốn hơn 300.000 viên đạn pháo, gần 4/5 lượng đạn pháo trong kho, dẫn đến tình trạng thiếu đạn, chỉ còn 100.000 viên cuối năm 1974.
Cuối năm 1972, Võ Nguyên Giáp đã bố trí lực lượng đánh trả cuộc tập kích đường không của Không lực Mỹ suốt 12 ngày đêm. Thất bại trong chiến dịch này buộc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Paris với những điều khoản nhân nhượng mà chính họ trước đó đã từ chối.
Năm 1975, Võ Nguyên Giáp đã tán thành đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn địa bàn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, xin ý kiến Bộ Chính trị và cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Nam chỉ đạo đánh đòn "điểm huyệt" vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa tại Buôn Mê Thuột. Chính ông nhân đà thắng trận Buôn Ma Thuột, trực tiếp ra lệnh Trung tướng Lê Trọng Tấn gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày. Chính ông đề xuất và ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng".

Từ 30 tháng 4 năm 1975 đến nay


Đại tướng trong buổi gặp mặt tổng thống Brasil Luiz Inácio Lula da Silva, năm 2008
Trong một thời gian ngắn từ tháng 7 năm 1960 đến tháng 1 năm 1963 ông kiêm thêm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước.
Năm 1980, ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị (đến năm 1982) và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật. Người thay thế ông ở Bộ Quốc phòng là Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, một trong những cộng sự lâu năm nhất của ông.
Năm 1983 ông được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch khi Ủy ban này được thành lập (cùng với một số Bộ trưởng các Bộ và Tổ chức khác làm phó).[10]
Năm 1991, ông thôi chức ủy viên Trung ương, Phó Thủ tướng, nghỉ hưu ở tuổi 80.
Thời gian gần đây tuy tuổi cao, sức yếu, nhưng ông vẫn quan tâm và đưa ra một số lời bình luận trên mặt báo về tình hình đất nước như có bài báo yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18[11], hay cuộc gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khâu nông sản.[12]
Vào ngày 1 tháng 11 năm 2007 ông gửi thư trong đó bày tỏ sự phản đối chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu[13]. Ông cũng có bài viết thực trạng và kiến nghị 6 vấn đề "cơ bản và cấp bách" nhằm triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay.[14]
Vào đầu năm 2009, Võ Nguyên Giáp có nhiều góp ý về các sự kiện lớn của đất nước. Tiêu biểu là việc góp ý về Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, không dưới 3 lần, ông đã viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dừng dự án này[15], vì lý do an ninh quốc gia và vấn đề môi trường.
Ngày 25 tháng 8 năm 2011, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mừng đại thọ tròn 100 tuổi. Đến thời điểm này, ông là chính khách Việt Nam sống lâu nhất (cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng mất năm 2000, thọ 94 tuổi).

Các giải thưởng và danh hiệu

Huân chương

Huy chương

Huy hiệu

  • Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng,[16]

Đánh giá

Tướng Giáp hoàn toàn tận tụy với nhân dân và đất nước
Ông Giáp đã xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Ông đã chỉ huy quân đội tốt trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ, với nỗi hổ thẹn của Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, với học thuyết "Chiến tranh Nhân dân", với toàn bộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.
Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh Quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thông tin chính thống gần đây cho biết: "Tất cả các ý kiến của anh Văn đều được Bộ Chính trị tiếp thu và tán thành trong suốt thời kỳ chiến tranh". Thượng tướng Trần Văn Trà đã từng gọi Đại tướng Võ Nguyễn Giáp là "tư lệnh của tư lệnh, chính uỷ của chính uỷ". Thượng tướng Giáo sư Hoàng Minh Thảo khi được hỏi về trình độ đánh trận của các tướng lĩnh Việt Nam đã trả lời:
Tất nhiên đầu tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn. Thứ ba là tướng Hoàng Văn Thái và thứ tư là tướng Nguyễn Hữu An.
Với quân đội, ông thực sự là tấm gương sáng cho các thế hệ tướng lĩnh về đạo đức, sự chuẩn mực, tài cầm quân, nghệ thuật chiến đấu, chiến thắng. Ông là hình ảnh rực sáng, là tượng đài sừng sững trong lòng cán bộ, chiến sĩ, những người đào hào trong chiến dịch Điện Biên Phủ, những người đã xẻ dọc Trường Sơn, đào địa đạo Củ Chi đánh Mỹ. Nếu dân gian có câu: "Người lính dũng cảm trong tay người tướng giỏi" thì khi có ông là Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, những người lính của đạo quân này vốn xuất thân từ nông dân đã trở thành những chiến sĩ kiên cường nhất, bất khuất nhất và bách chiến bách thắng. Nhiều tờ báo của Đảng, của Quân đội, cũng như của công chúng và các kênh truyền hình trong nhiều năm nay đã luôn nhắc đến ông như là một thiên tài quân sự kiệt xuất của người Việt.
Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị danh tướng của thế giới trong 25 thế kỷ qua, từ thời Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi đến thời cận hiện đại với Kutuzov, Jukov..., những người đã có chiến công tạo nên bước ngoặt của nghệ thuật chiến tranh.
Từ năm 1944-1975, cuộc đời của Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, khiến ông trở thành một trong những thống soái lớn của mọi thời đại. Với 30 năm làm tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh. Khó có vị tướng nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui. Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có.
— Tướng Peter Mac Donald, nhà nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự người Anh[18]
Tài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử.
— Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ (xuất bản năm 1993)[18]

Trong suốt thời gian đó [quá trình chỉ huy quân đội của vị tổng tư lệnh], ông không chỉ trở thành một huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ 20 và một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại... Ông Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại tiến hành chiến đấu chống kẻ thù từ thế vô cùng yếu, thiếu trang bị, thiếu nguồn tài chính, dù mới đầu trong tay chưa có quân, vậy mà vẫn liên tiếp đánh bại tàn quân của đế quốc Nhật Bản, quân đội Pháp (một đế chế thực dân số 2) và quân đội Mỹ (một trong hai siêu cường thế giới)... Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân... là một vị tướng hậu cần vĩ đại của mọi thời đại.
— Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Curay, trong tác phẩm "Chiến thắng bằng mọi giá - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài của Việt Nam"[18]
Trong thời gian gần đây, tại các lễ hội, mít tinh, giải thi đấu thể thao lớn nhỏ trong nhà, ngoài trời, nhiều nam nữ thanh niên đã mang ảnh chân dung của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra vẫy cổ động. Điều này cho thấy, ông không chỉ là thần tượng của thế hệ kháng chiến chống giặc ngoại xâm trước đây mà còn là hình ảnh lẫm liệt trong lòng giới trẻ, thanh niên, trí thức ngày hôm nay. Thế hệ trẻ nhìn nhận lịch sử và ngưỡng mộ ông một cách tự nguyện và chân thành nhất.
Danh tiếng của ông không chỉ bó hẹp ở Việt Nam mà bạn bè năm châu bốn biển khi nhắc đến tên Võ Nguyên Giáp đều bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc, các dân tộc châu Phi và Mỹ La-tinh tin rằng chiến thắng Điện Biên Phủ do ông chỉ huy là khởi nguồn cho nền độc lập hôm nay của họ.
Nếu như tiêu chí chọn tướng của Hồ Chủ tịch là "Đánh thắng Đại tướng được phong Đại tướng" thì suốt cuộc đời mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đọ sức và đánh thắng 10 đại tướng của Pháp và Mỹ (4 Pháp và 6 Mỹ), chưa kể đến nhiều viên đại tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Các tướng lĩnh Mỹ khi nhắc đến ông vẫn thường gọi ông là "Đại tướng 5 sao", William Westmoreland gọi ông là "Tướng huyền thoại" (Legendary Giap)... Trong Bách Khoa Toàn Thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như là một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.
Kỷ niệm 60 năm ngày phát hành số đầu tiên, Thời báo châu Á (Time Asia) đã ra số đặc biệt giới thiệu các "Anh hùng châu Á", gồm các nhân vật làm thay đổi cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiền sư Thích Nhất Hạnh,...[19]
Trong một cuốn sách được xuất bản tại Anh năm 2008 mang tựa đề Great Military Leaders and Their Campaigns (Những nhà lãnh đạo quân sự lớn và những chiến dịch của họ). Một cuốn sách bề thế, dày hơn 300 trang khổ lớn, với hơn 500 tấm ảnh màu minh hoạ của Nhà xuất bản Thames&Hudson dành để giới thiệu 59 nhân vật danh tiếng nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh của thế giới trong 2500 năm qua, xếp theo tình tự thời gian từ cổ đến kim. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được lựa chọn là nhân vật thứ 59, liền kề với Đô đốc Nimitz của Hoa Kỳ, người chỉ huy mặt trận Thái Bình Dương trong Đại chiến II, và cũng là người duy nhất trong 59 nhân vật hiện vẫn còn sống.[20]

Đánh giá của tùy viên quân sự các nước

Ngày 5 tháng 5 năm 2009, nhân kỷ niệm 55 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đại tướng Giáp đã tiếp 26 tùy viên quân sự của các nước Lào, Nga, Cuba, CHDCND Triều Tiên, Hoa Kỳ,... tại Việt Nam. Các tùy viên quân sự bày tỏ vinh dự vì được gặp mặt Đại tướng, nhà quân sự tài ba. Họ cũng rất ấn tượng đối với những tác phẩm về chiến thuật quân sự của Đại tướng. Họ xin chữ ký của Đại tướng vào những cuốn sách do Đại tướng viết, và tặng Đại tướng biểu tượng của Đoàn tùy viên quân sự nước ngoài tại Việt Nam.[21]

Vấn đề sức khỏe hiện nay

Ngày 25 tháng 8 năm 2011, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mừng đại thọ bước sang tuổi 100. Sức khỏe của ông có yếu hơn trước cũng là điều dễ hiểu. Mới đây nhất, ngày 22 tháng 5 năm 2011, Truyền hình quốc gia Việt Nam đã phát sóng chương trình thời sự với hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang thực hiện việc bỏ phiếu thực hiện quyền công dân của mình trong cuộc bầu cử Quốc hội và HDND các cấp, xóa đi những đồn đoán về sức khỏe của ông trên những phương tiện thông tin không chính thống[22]. Trong dịp Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7/2011 vừa qua, Truyền hình Quân đội nhân dân cũng đã phát sóng hình ảnh Trung tướng Lê Hữu Đức - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đến thăm hỏi một số tướng lĩnh cao cấp đang năm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Qua theo dõi trong hình ảnh thì sức khỏe Đại tướng đã tốt lên nhiều. [23]

Các tác phẩm chính

  1. Vấn đề dân cày (đồng tác giả với Trường Chinh), 1938;
  2. Đội quân giải phóng, 1947;
  3. Từ nhân dân mà ra, 1964;
  4. Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử, 1964;
  5. Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng, 1970;
  6. Những năm tháng không thể nào quên, 1972;
  7. Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân, 1972;
  8. Những chặng đường lịch sử (gồm 2 tác phẩm đã in trước đó là Từ nhân dân mà raNhững năm tháng không thể nào quên), 1977;
  9. Chiến đấu trong vòng vây, 1995;
  10. Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, 1979;
  11. Đường tới Điện Biên Phủ;
  12. Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử;
  13. Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng, 2000.

Gia đình riêng

Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu với bà Nguyễn Thị Quang Thái năm 1934 và có với nhau một người con gái là Võ Hồng Anh (1941-2009), một tiến sĩ khoa học ngành Toán- đã từng đoạt giải thưởng Kovalevskaia năm 1988.
Năm 1946, ông tái hôn với giáo sư Đặng Bích Hà, con gái của giáo sư Đặng Thai Mai. Ông bà có 4 người con, 2 gái và 2 trai
  1. Võ Hòa Bình (1951-), con gái.
  2. Võ Hạnh Phúc (10 tháng 8 năm 1952-), con gái, vợ đầu tiên của Trương Gia Bình nay đã li hôn. Hiện là Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn HIPT.
  3. Võ Điện Biên (1954-), con trai. Hiện là Giám đốc Công ty CP Đông Sơn.
  4. Võ Hồng Nam (1956-), con trai. Hiện là Giám đốc Công ty CP Máy tính Truyền thông Hồng Nam.

Câu nói nổi tiếng

Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó.[24]
Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam; thống nhất đất nước!
—Mệnh lệnh nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Hồ Chí Minh[25][26]

Võ công nết đất, nhân văn tính trời (25/08/2011)
"Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là”... gặp nhau trong vị lão tướng huyền thoại ấy. Trong "cõi người” mông lung, khi mà "thất thập” đã là "cổ lai hy”, mấy ai được hưởng tuổi trời trọn vẹn. Thế mà vị lão tướng huyền thoại của ta đang ung dung vào tuổi một trăm trọn vẹn để chúng ta hôm nay sung sướng được chúc mừng Ngày sinh của ông vào 25-8-2011 này.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ảnh: TL
Con người ấy đã là một chứng nhân hiếm hoi từ buổi bình minh của thế kỷ XX kéo dài sang những thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ hai với thế kỷ XXI đầy những biến động dữ dội trong lịch sử loài người. Là chứng nhân của lịch sử, nhà giáo dạy lịch sử ấy cũng chính là người đã góp phần viết nên lịch sử của Việt Nam và của thế giới.
Góp phần viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc ta thì rõ rồi. Nhưng góp vào những trang sử của thế giới? Sao không!
Năm ngoái, mừng ngày sinh Đại tướng tại nhà riêng, Hội Sử học đã mang đến tặng Đại tướng một cuốn sách vừa xuất bản ở Luân Đôn, tôn vinh 59 vị tướng lừng danh qua mọi thời đại tự cổ chí kim mà người viết này đã có dịp nói đến. Võ Nguyên Giáp là vị danh tướng duy nhất còn có dịp nhận để tự đọc được tên tuổi và sự nghiệp hiển hách của mình trong cuốn sách tuyệt vời đó. Có lẽ khó để tìm ra một người thứ hai trên thế giới, như anh Văn kính yêu của chúng ta, vị lão tướng huyền thoại đang là biểu tượng cho bản lĩnh, khí phách, trí tuệ Việt Nam, niềm tin của thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay.
"Trong cõi người ta” có lẽ cũng chẳng có nơi đâu trên thế giới này từ tướng lĩnh đến chiến sĩ, các cựu chiến binh cũng như những người quen biết vị tướng huyền thoại ấy lại thích được gọi cái tên thân mật của vị Tổng Tư lệnh là anh Văn.
Liệu có ngẫu nhiên không, khi nhận sứ mệnh thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Võ Nguyên Giáp lại lấy bí danh là Văn. Có thể là ngẫu nhiên khi người trí thức họ Võ lại được lịch sử trao cho một sự nghiệp cầm quân đánh giặc, một "võ công”. Bi ẩn của lịch sử thì cũng khó mà phân bua, giãi bày cho rành rẽ. Nhưng có lẽ điều nói dưới đây, một hiện tượng lịch sử thanh thiên bạch nhật rõ ràng này thì lại pha chút huyền ảo: xin học đòi Nguyễn Du mà nói rằng "Võ công nết đất, nhân Văn tính trời”!
Khi tác giả Truyện Kiều miêu tả nhân vật của mình "Văn chương nết đất, thông minh tính trời”, thì ý muốn nói chuyện học hành, thi đậu làm quan là do truyền thống gia đình, mồ mả ông cha, còn thông minh là do trời phú. Với vị lão tướng của ta thì, tính nhân văn trong phong cách, lối sống và nhất quán trong toàn bộ sự nghiệp "võ công” của mình thì "tính trời” ấy là một phẩm chất đặc trưng của một trong 59 danh tướng lừng danh của lịch sử thế giới. Nổi bật ở ông là lòng thương dân, chắt chiu không để phung phí giọt máu của người lính trên chiến trường khi đấy không là chuyện chẳng đặng đừng để quyết chiến và quyết thắng. Đương nhiên ở đây tài thao lược gắn liền với bản lĩnh cầm quân. Đọc Tổng tập Hồi ký của ông, điều ấy hiện lên rất rõ. Nhưng bàn chuyện "võ công”, xin dành cho người am tường, trải nghiệm, ở đây chỉ xin đôi dòng mà người viết được chứng kiến và cảm nhận về "anh Văn”.
Hình ảnh người dân công nhảy từ dưới chiến hào lên "xin bắt tay Đại tướng một cái” và nụ cười hiền hậu của vị Tư lệnh chiến trường Điện Biên Phủ trên đường vào thị sát chiến trường sau khi dứt tiếng súng, dừng lại vui vẻ nói chuyện với một người bình thường đã góp phần làm nên chiến thắng đã là một hình ảnh Việt Nam tuyệt đẹp.
Bỗng nhiên, muốn gợi lại đây hình ảnh Napoléon cũng là một vị danh tướng được nói trong cuốn sách trên mà Cao Huy Thuần có nói đến trong một bút ký rất hay anh vừa gửi tặng kịp lúc tôi nhập viện. Đây là hình ảnh Napoléon qua thơ Victor Hugo:
"Cùng với tuyết trời kia yên tĩnh
Dệt khăn tang hàng vạn tàn binh
Người vinh quang run rẩy nhìn trời
Nói gì đây một câu sám hối
"Phải chăng trừng phạt hỡi trời?”
Napoléon tên ông ai gọi
Nghe mơ hồ ai nói với ông:
Không”
Và Cao Huy Thuần bình: Trời không dung. Bởi vì thanh gươm của Napoléon đâm vào tự do của các dân tộc. Nhưng thôi, xin trở lại với ngày vui của ta.
Người Tổng Tư lệnh thống lĩnh toàn quân ấy hiểu hơn ai hết, những người lính răm rắp theo lệnh của ông trên mọi chiến trường, tuyệt đại bộ phận là người nông dân.
Có lần đang nghỉ ở Cửa Lò, biết chúng tôi cũng đang có cuộc hội thảo tại đó, ông cho mời anh Việt Phương và tôi đến nói chuyện. Với tôi, ông muốn nghe vắn tắt những khảo sát xã hội học về nông thôn "Anh Tô có nói với tôi là đã nghe anh trình bày về Thái Bình, công việc ấy hiện đang tiếp tục ra sao”, ông hỏi. Trong câu chuyện, tôi vô tình nhắc lại "vấn đề dân cày” mà Qua Ninh và Vân Đình đặt ra từ những năm 40 dường như vẫn còn mang tính thời sự, đặc biệt là "nạn cướp đất làm đồn điền” của thời mồ ma thực dân, phong kiến nay lại đang có những biến thái mới, tinh vi hơn cũng có và trắng trợn hơn cũng có. Ông ra hiệu dừng lại: "Anh cũng có đọc truyện đó à. Tôi thì không còn kiếm đâu ra cả”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp gỡ các Cựu chiến binh
Ảnh: NGÔ MỸ
Sau đó tôi đã photo mang đến đặt vào giá sách của ông.
Và rồi ông trầm ngâm "Chúng ta đang làm quá ít cho nông dân, anh phải tiếp tục công trình nghiên cứu của anh”. Nhân ông có nhắc đến, tôi thưa lại với ông lời uốn nắn của Bác Phạm Văn Đồng khi tôi phân tích về những xung đột dẫn đến bạo động tại Quỳnh Phụ dạo ấy chỉ là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân chứ không có chuyện kẻ địch nào ở đây. "Cũng không mâu thuẫn nội bộ nhân dân nào đây cả. Phải vạch rõ đây là mâu thuẫn giữa một bên là bộ phận cầm quyền thoái hóa, biến chất, tham nhũng, ức hiếp dân, với một bên là người dân không thể cam chịu mãi. Có phân tích đúng như thế mới có giải pháp đúng được”. Bác Tô dằn tay xuống bàn, khẳng định.
Ông nói: "Có lần tôi đã đọc ý này trên một bài viết của anh, nhưng rồi sao nữa, chúng ta đã làm gì. Tôi nhận được không biết bao nhiêu thư của cựu chiến binh về đời sống của họ, về thực trạng đời sống nông thôn”.
Mà đâu chỉ là mối quan tâm đến người nông dân, còn nhớ dạo ông đang còn đảm nhận chức trách Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học và Giáo dục ông cho gọi tôi đến yêu cầu có một công trình nghiên cứu về chiến lược con người. Biết sức mình không kham nổi một công việc quá lớn, tôi từ chối và giới thiệu cách làm khác, ông không vui "Tôi gọi anh vì biết anh đã trực tiếp tiếp thu và tích lũy được nhiều chỉ dẫn của anh Ba Duẩn trước đây về chủ đề rất quan trọng này”. Tôi trả lời "Điều đó có nhưng sức tôi chưa theo kịp ý tưởng của anh Ba, chỉ mới ở dạng ghi chép thô để làm tư liệu. Muốn thành hình hài một công trình nghiên cứu còn đòi hỏi nhiều cái khác nữa mà hiện tôi chưa có được”. Ông không ép và chỉ thị cho anh Huân (thư ký) tiếp nhận những tư liệu tôi đã chuẩn bị, còn dặn nhớ trả lại cẩn thận. "Đây là vấn đề của vấn đề. Anh, cũng như những nhà khoa học xã hội khác phải dồn sức cho vấn đề lớn này, không có một chiến lược con người đúng đắn, đáp ứng được đòi hỏi của thời đại, chúng ta sẽ còn tụt hậu kéo dài, không chỉ với thế giới mà ngay cả với khu vực. Phải tập hợp cho được người giỏi mà làm, nhất quyết làm”. Nhưng thưa anh, tôi chen vào, "ở đây còn chuyện "làm được và được làm” nữa ạ”. Biết ông đã hiểu tôi định nói gì, tôi mạnh dạn bộc lộ những vấn đề cần tháo gỡ hiện nay trong nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học xã hội, để người giỏi có thể làm việc được.
Ông trầm ngâm. Tôi biết ông đang nghĩ gì nhưng chưa tiện nói ra. Thì cũng giống như dạo tháng 8-2009, khi bắt tay tiễn tôi ra về, ông còn khẽ khàng "Sáu Dân mất thế mà đã một năm rồi đấy nhỉ!”. Cách đó hai năm, năm 2007 tôi được ông gọi ra để hỏi tình hình sức khỏe anh Sáu Dân, khi tôi xin phép về, ông nắm tay tôi nói khẽ: "Nói Sáu Dân về nhà mà nằm”.
Chao ôi, anh Văn kính yêu của tôi, trái tim tôi như bóp chặt lại, nghẹn ngào xúc động trước nỗi ưu tư và tấm lòng nhân hậu của vị lão tướng đang là biểu tượng của niềm tin và sức mạnh Việt Nam vào lúc này. Trong một bài báo gần đây, tôi viết "lời ông là lời non nước”.
Khi đất nước cần xây dựng, khi chủ quyền cần bảo vệ, lời non nước ấy cần được đáp ứng thế nào đây?
Thế giới ca ngợi tướng Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi (25.8.1911 - 25.8.2011). Nhân đây, xin được điểm lại các phát biểu của nhiều nhân vật trên khắp thế giới về tướng Giáp - hào quang sáng nhất của Quân đội Nhân dân VN và là niềm tự hào của lịch sử VN hiện đại…
Ở Pháp, phải nói đến phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp là Đại tướng Marcel Bigeard, cựu thiếu tá chỉ huy tiểu đoàn nhảy dù của Pháp ở mặt trận Điện Biên Phủ, như sau: “Ông Giáp đã lãnh đạo quân đội nước VN giành được chiến thắng trong một thời hạn thật đặc biệt kéo dài suốt 30 năm, đó là một kỳ tích chưa từng thấy! Đúng vậy, không phải hiện nay mà muôn đời sau, tôi tin rằng cuộc đời và sự nghiệp đầy huyền thoại của đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi là tấm gương, là niềm tự hào của mỗi người VN”. Đến 1993, khi sang VN và đến thăm chiến trường Điện Biên Phủ, Đại tướng Bigeard ngẫm nghĩ, hồi tưởng và đã nói với một phóng viên phương Tây: “Hồi ấy nếu tôi là người VN tôi cũng sẽ trở thành Việt Minh”…
 
Với nhà sử học Pháp Daniel Roussel năm 1991 - Ảnh:  T.L
Ở Mỹ, thống tướng Westmoreland, Tổng chỉ huy quân viễn chinh Mỹ trên chiến trường Đông Dương, nhận xét: “Mọi đức tính tạo thành một thống lĩnh quân sự lớn, như sự quyết đoán, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung trí tuệ và hành động, trí thông minh, tất cả đều có ở tướng Giáp - một thống soái vĩ đại”. Thống tướng Westmoreland còn nói đại ý rằng: “Cuộc chiến tranh VN kết thúc đã cho thấy vai trò quyết định của các nhân vật kiệt xuất của đối phương (Quân đội VN) mà vai trò cao nhất là tướng Giáp - người lão luyện trong việc tổng chỉ huy thực hiện chiến tranh du kích…”.


Ông (tướng Giáp) không chỉ trở thành huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20 và một trong những thiên tài lớn nhất của mọi thời đại
Nhà sử học Mỹ Cecil Currey (trích trong Victory at any cost)


Ở Anh, Đại tướng Peter Macdonald, một vị tướng từng trải trong quân đội Anh hơn 30 năm, đồng thời là một nhà phân tích về chiến lược, trong cuốn Giap an assessment (bản tiếng Pháp: Giap - les deux guerres d’Indochine) đã ghi nhận: “… Võ Nguyên Giáp đã có 30 năm làm tổng tư lệnh quân đội và gần 50 năm tham gia vào những suy tính chính trị ở cấp cao nhất: đó là hai sự kiện chưa từng có trong lịch sử (thế giới). Vả lại, khó so sánh ông với những tướng lĩnh khác, sự kết hợp giữa chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy ở một trình độ như vậy trước đây cũng chưa từng có. Tướng Giáp đã chứng tỏ những phẩm chất hiếm có trong tất cả những lĩnh vực chủ yếu của chiến tranh. Về mặt chiến lược, ông có cách nhìn sâu sắc những biến cố và biết nắm bắt những vấn đề cốt lõi… Về chiến thuật, ông Giáp đã trở thành bậc thầy về chiến tranh du kích; về mặt đó, ông là nhà chỉ huy lớn nhất của mọi thời đại (…) Cuối cùng, về địa hạt hậu cần, ông đã tỏ ra xuất sắc trong tất cả quá trình chiến tranh Đông Dương; nếu không làm chủ hoàn toàn về hậu cần, đã không thể có trận đánh Điện Biên Phủ. Cũng như vậy, trong chiến tranh VN, đường mòn Hồ Chí Minh đã cho phép tiếp tế vừa cho Quân đội Nhân dân VN vừa cho Việt Cộng trong nhiều năm ròng...”. Sử gia Stanley Karnow đã xếp tướng Giáp ngang với những danh nhân quân sự lừng lẫy thế giới: “Ông là người ngang hàng với các nhà lãnh đạo quân sự vang dội như Grant, Lee, Rommel và MacArthur”. Ở các nước châu Phi thuộc địa, sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đã vùng lên với tiếng hô: “Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh! Giáp, Giáp, Điện Biên Phủ!”. Một trong những đại biểu cho làn sóng nổi dậy giành độc lập tại châu Phi liên quan tới chiến thắng Điện Biên Phủ là đại tá Slimane Hoffman (gốc Algerie trong lực lượng viễn chinh Pháp tại lòng chảo Điện Biên Phủ - sau này đã trở thành nhà lãnh đạo cách mạng giành độc lập dân tộc) ca ngợi tướng Giáp cũng như chiến thắng Điện Biên Phủ “là tiếng chuông đánh thức trái tim yêu nước của các dân tộc thuộc địa, vùng lên giành độc lập”.

Một số tác phẩm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được in bằng tiếng nước ngoài cùng một số sách báo của các nhà nghiên cứu thế giới viết về Đại tướng
Những ghi nhận trên đây trích dẫn từ nhiều nguồn thông tin, nhất là hai tác phẩm: Không phải huyền thoại của cố nhà văn Hữu Mai và Võ Nguyên Giáp - hào khí trăm năm là cuốn sách mới nhất viết khá công phu về Võ Nguyên Giáp của Trần Thái Bình, do NXB Trẻ ấn hành tháng 8.2011, nhấn mạnh thêm một lần nữa chiến thắng Điện Biên Phủ và tướng Giáp qua lời bình chọn của Tạp chí Time: “Chiến thắng của Việt Minh ở Điện Biên Phủ là sự kiện lần đầu tiên một lực lượng kháng chiến ở châu Á đã chiến thắng một đội quân thực dân trong một trận đánh quy ước. Nó làm sụp đổ huyền thoại về sức mạnh vô địch của phương Tây, dẫn đến việc người Pháp phải rút khỏi VN một cách nhục nhã và là nguồn động viên cho các lực lượng chống đế quốc trên toàn thế giới. Ngày nay, vẫn chỉnh tề trong bộ quân phục, tướng Giáp vẫn khiêm tốn từ chối việc tôn vinh ông như một người anh hùng nhờ những chiến thắng quân sự đó. Ông khẳng định: “Đơn giản là những chiến thắng ấy chứng minh rằng nhân dân VN, với tinh thần yêu nước, có thể làm nên những điều phi thường”. Đúng vậy. Nhưng Giáp đã chỉ cho họ con đường ấy”.
Còn Bách khoa Encyclopedia Britannica viết về tướng Giáp là “nhà lãnh đạo quân sự và chính trị VN, người đã hoàn thiện cách đánh du kích cũng như chiến lược và chiến thuật chiến tranh quy ước đã dẫn dắt Việt Minh giành chiến thắng trước quân Pháp (và dẫn đến sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân Pháp tại Đông Nam Á) và sau đó là dẫn đến thắng lợi đối với Mỹ”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nhân dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi, chiều 24.8, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã vào thăm, chúc thọ và tặng quà mừng sinh nhật Đại tướng. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trao tặng Đại tướng lẵng hoa sen, biểu tượng cho nét đẹp, sức sống lâu bền của dân tộc VN và khẳng định, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta luôn trân trọng, ghi nhớ những công lao, đóng góp to lớn của Đại tướng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng… cùng các đoàn đại biểu đã tặng hoa, trân trọng chúc Đại tướng sức khỏe, trường thọ, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp bày tỏ vui mừng được chào đón các vị lãnh đạo đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 100. Đại tướng bày tỏ tin tưởng các lãnh đạo sẽ cùng với toàn thể chiến sĩ, đồng bào cả nước tiếp tục nỗ lực phấn đấu đưa đất nước không ngừng đạt được những thành tựu mới.


Hãng tin AFP nhận định Đại tướng là một trong những nhà chiến lược quân sự tài ba nhất lịch sử.

Chiến dịch lịch sử đánh bại thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954 do Đại tướng chỉ huy đã gây chấn động thế giới. Ông Carl Thayer, một học giả người Úc, nhận định: “Đối với Việt Nam, ông Giáp là một nhân vật huyền hoại và anh hùng”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi hôm nay, 25-8. Ảnh: AFP
Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb, người từng tham gia chiến tranh Việt Nam, gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đang ở thăm Việt Nam, ông Webb nói với AFP: “Ông Giáp là một nhân vật lịch sử. Tôi chúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp mọi điều tốt đẹp nhất”.
Trong khi đó, bài viết của hãng AP khẳng định Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhân vật rất được người Việt Nam tôn kính. Thời chống Pháp, ông cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ huy các chiến dịch quân sự để đưa Việt Nam giành được độc lập, chấm dứt chế độ thực dân Pháp trên khắp Đông Dương.
Hai thập kỷ sau đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục chỉ huy quân đội miền Bắc đánh đuổi quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Ảnh chụp Đại tướng Võ Nguyên Giáp (trái) năm 1968. Ảnh: AFP
AP dẫn lời Đại tá Nguyễn Huyên, thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong 35 năm qua, cho biết: “Đại tướng đã góp phần đánh bại 2 cường quốc lớn. Ông là người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng”.
Cũng theo ông Huyên, Đại tướng dù đang dưỡng bệnh nhưng vẫn được thông báo hàng ngày về các sự kiện trong nước và quốc tế.
Một số bức ảnh quý về Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua nhiều thời kỳ. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp
Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam nghiên cứu kế hoạch tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Các chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ công kênh Đại tướng trong lễ mừng công ngày 13-5-1975


Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp gặp Đại tướng Văn Tiến Dũng sau ngày đại thắng (tháng 5-1975)
 
Chủ tịch Fidel Castro trò chuyện với Đại tướng Võ Nguyên Giáp 
Đại tướng gặp lại ông Bùi Duy Ly, phóng viên ảnh chiến trường của báo Quân đội Nhân dân
Đại tướng thăm bà Lê Thị Om (dân tộc Thái, Sơn La) tháng 4-2004. 
Trong thời kỳ Kháng chiến chống Pháp, bà đã hy sinh đứa con nhỏ của mình
để bảo vệ cán bộ cách mạng ẩn náu trong hầm bí mật của gia đình

Tướng Giáp, vị tướng huyền thoại không bao giờ chịu khuất phục của Việt Nam, sau nhiều chục năm đánh đuổi người Pháp và Mỹ, hôm nay đã ghi thêm một chiến thắng nữa - ông tròn 100 tuổi.

Hãng thông tấn Mỹ AP mở đầu bài viết về sinh nhật lần thứ 100 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp như vậy và nhấn mạnh rằng ở Việt Nam, tướng Giáp được tôn kính thứ nhì sau Hồ Chí Minh. Hai người đã cùng nhau hoạch định những chiến dịch từ vùng rừng núi, chỉ sử dụng chiến thuật du kích để tiến hành cách mạng giành độc lập cho Việt Nam, và rồi đưa cả khu vực Đông Dương khỏi ách thực dân của người Pháp. Hai thập kỷ sau đó, đoàn quân của ông tiếp tục đẩy người Mỹ về nước và tiến hành thống nhất đất nước.
"Có thể nói rằng hầu hết những sự kiện vinh quang và quan trọng nhất của đất nước đều gắn với tên tuổi và sự nghiệp của ông", ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ thông tin truyền thông, phát biểu tại Hà Nội nhân kỷ niệm tướng Giáp tròn trăm tuổi.
Dù đã không còn ở trong chính phủ nhiều năm, nhà chiến lược quân sự có mái tóc bạc trắng này vẫn là quốc bảo và vẫn đón tiếp các nhà lãnh đạo trên thế giới đến thăm, cho đến tận cách đây ba năm khi sức khỏe của ông yếu đi, AP nhận xét.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu tại một hội nghị năm 2004. Ảnh: AFP.
Trong triển lãm ảnh về tướng Giáp tại Hà Nội có nhiều ảnh quý. Một bức năm 1946 cho thấy một người đàn ông trẻ tuổi, gầy, nhưng đã là tướng cao cấp trong quân đội Việt Nam. Nhiều bức ảnh khác chụp khi tướng Giáp tiếp lãnh đạo các nước khác, như Chủ tịch Cuba Fidel Castro.
Một tấm ảnh cho thấy tướng Giáp bắt tay cựu thù trong cuộc chiến tranh chống Mỹ - cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara. Năm 2004, nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên, ông Giáp hồi tưởng cuộc gặp năm 1997.
"Tôi nói với McNamara ... Mỹ thua ở Việt Nam bởi Mỹ không hiểu Việt Nam".
Sau cuộc chiến, ông Giáp trở thành người ủng hộ việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt - Mỹ. Quan hệ mọi mặt giữa hai nước, từ kinh tế thương mại đến nhân đạo và quân sự đang có nhiều bước tiến quan trọng.
"Ông ấy không bao giờ nghỉ", John Ernst, một chuyên gia về Việt Nam thuộc đại học Morehead State University của Mỹ bình luận. "Tôi nghĩ điều đó khiến ông ấy trở nên huyền thoại và được thêm yêu mến".
Bài viết của AP về tướng Giáp được đăng trên nhiều trang báo lớn của phương Tây như The Washington Post, Forbes.
The Diplomat, tạp chí chuyên sâu về chính trị châu Á, đăng bài viết về sự kiện tướng Giáp 100 tuổi, với lời bình luận rằng trận Điện Biên Phủ "là một chiến thắng thay đổi lịch sử".
"Trước hết, nó đập tan tư tưởng cố hữu cho rằng phương Tây là bất bại. Chiến thắng đó còn cổ vũ cho những cuộc chiến chống chế độ thực dân trên khắp thế giới", tạp chí này bình luận.
Sau khi điểm lại những sự kiện quân sự quan trọng gắn với tên tuổi tướng Giáp - một trong những nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất thế kỷ 20 - The Diplomat viết tiếp: "Ông sẽ đặt một dấu mốc quan trọng khác mang tính cá nhân hơn - tròn 100 tuổi".
"Dù thể trạng yếu và phải chịu một số chứng bệnh về đường hô hấp, phải nằm viện đã lâu, trí tuệ của tướng Giáp vẫn minh mẫn một cách kinh ngạc", tạp chí này nhận xét.
Các nhà lãnh đạo khắp thế giới vẫn xếp hàng để gặp ông, trong đó có tổng thống Brazil Lula da Silva, tổng thống Venezuela Hugo Chavez và lãnh đạo Nam Phi Thabo Mbeki. Tướng Giáp vẫn viết về lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam.... Ông vẫn nghe tin tức trên radio mỗi sáng và yêu cầu được báo cáo tình hình.
Hãng tin AFP ca ngợi tướng Giáp là vị anh hùng của Việt Nam. "Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một vị anh hùng của cách mạng Việt Nam và là một trong những nhà chiến lược quân sự tài ba nhất lịch sử thế giới, hôm nay kỷ niệm 100 năm ngày sinh trong bệnh viện ở Hà Nội".
Ông Giáp khiến cả thế giới kinh ngạc khi quân đội gồm những người nông dân của ông giành chiến thắng trước đội quân thực dân Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954.
"Ông ấy là một anh hùng huyền thoại của Việt Nam", giáo sư người Australia Carl Thayer, chuyên nghiên cứu về Việt Nam, bình luận.
Sự kính trọng dành cho tướng Giáp không chỉ đến từ những người trong nước, mà đến cả từ cựu thù. Thượng nghị sĩ Jim Webb, cựu binh chiến tranh Việt Nam, trong chuyến thăm tới Hà Nội hôm qua phát biểu: "Ông ấy là một nhân vật lịch sử. Tôi chúc tướng Giáp mọi điều tốt đẹp".
Báo Anh The Scotsman đưa tin tướng Giáp với tựa đề "Người anh cả của quân đội Việt Nam tròn 100 tuổi". Báo dẫn lời đại tá Nguyễn Huyên, thư ký của tướng Giáp, cho biết dù nằm viện đã hai năm, vị tướng già vẫn viết cho các bạn bè và đồng chí, và được báo cáo tình hình đất nước hàng ngày.
"Ông đã giúp đánh thắng hai đế quốc to", The Scotsman dẫn lời ông Huyên. "Ông là anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam".
Đài phát thanh Australia phỏng vấn ông Raymond Burghardt, đại sứ Mỹ tại Việt Nam trong ba năm kể từ 2001.
"Tôi có dịp gặp ông nhiều lần khi còn làm đại sứ. Ông ấy rất minh mẫn, rất vui khi nói chuyện với chúng tôi. Có một vài lần tôi đến gặp ông cùng các vị sĩ quan Mỹ. Tôi nhớ lần đến thăm ông cùng với Đô đốc Dennis Blair, khi đó là tư lệnh quân đội Mỹ tại Thái bình dương. Không hề có cảm giác cay đắng nào sót lại từ thời chiến tranh, ông (Giáp) luôn sắc sảo và linh lợi", cựu đại sứ kể.
Nói về tầm quan trọng của tướng Giáp trong việc đưa hai quốc gia cựu thù Việt - Mỹ xích lại gần nhau hơn, Burghardt nói: "Có sự ủng hộ của tướng Giáp, một anh hùng chiến tranh, một người được coi là đã đánh bại cả người Pháp và người Mỹ, là điều rất hữu ích, rất hữu dụng đối với các nhà lãnh đạo".
Tạp chí L'Humanité của Pháp số cuối tuần qua đã dành đặc biệt 6 trang để viết về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với tiêu đề “Tướng Giáp, nhà chiến lược của tự do” do nhà báo, đạo diễn người Pháp Daniel Roussel - nguyên là phóng viên thường trú báo tại Việt Nam những năm 1980, viết.

Roussel thuật lại cuộc đời và sự nghiệp của nhà chiến lược quân sự tài ba của Việt Nam, từ sinh trưởng cho tới khi trở thành vị Đại tướng, chỉ huy cuộc đấu tranh của quân đội và nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trước thực dân Pháp với trận Điện Biên Phủ vang dội địa cầu.

Tác giả cũng nêu bật vai trò của tướng Giáp trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, thống nhất đất nước cũng như những đóng góp của ông đối với công cuộc Đổi mới ở Việt Nam.
"Năm 1986, ông ủng hộ cho chính sách đổi mới về kinh tế đất nước, chính sự đổi mới này đã đưa Việt Nam đi lên trên con đường phát triển. Ông luôn gần gũi nhân dân và thấy được mọi khó khăn của người dân".

Bài viết, được Vietnam Plus dẫn lại này, là kết quả của hàng chục lần tác giả được gặp tướng Giáp với tất cả tình cảm quý mến và sự kính trọng. Theo tác giả, Đại tướng là con người rất dễ chịu, thạo nói tiếng Pháp, có cái nhìn trực diện và cái bắt tay chắc nịch. "Đây cũng chính là những biểu hiện của người lãnh đạo", tác giả nhận xét.

Kể lại những kỷ niệm của tác giả khi gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tác giả Daniel Roussel cho biết trong những cuộc gặp này không bao giờ có vấn đề gì bị coi là cấm kỵ không được đề cập đến. Nhưng khi gặp một vấn đề khó chịu, giọng Đại tướng trở nên đanh lại. Ông là con người của sự nhiệt huyết và là "vị tướng của hòa bình”.

Daniel Roussel viết: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp, huyền thoại sống ở Việt Nam. Ông được công nhận là một trong các nhà quân sự tài giỏi nhất và một nhà chiến lược chiến tranh nhân dân”.

Cuộc đời đại tướng Võ Nguyên Giáp qua ảnh

50 bức ảnh dưới đây phần nào phác họa chân dung đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà chỉ huy quân sự tài ba lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn giải phóng dân tộc.

Đây là những hình ảnh lựa chọn trong cuốn sách ảnh "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp" do Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) xuất bản nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đại tướng.
Sinh ra bên dòng sông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), Võ Nguyên Giáp là người sớm đến với con đường cách mạng.
Sinh ra bên dòng sông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) trong một gia đình nhà nho, Võ Nguyên Giáp sớm đến với con đường cách mạng. Trong ảnh, ông chụp với bố mẹ, con gái Hồng Anh (áo trắng) và các cháu năm 1946.
Vợ chồng Võ Nguyên Giáp - Đặng Bích Hà cùng 5 người con: Võ Hồng Anh, Võ Hạnh Phúc, Võ Điện Biên, Võ Hồng Nam và Võ Hòa Bình (1963).
Vợ chồng Võ Nguyên Giáp - Đặng Bích Hà cùng 5 người con: Võ Hồng Anh, Võ Hạnh Phúc, Võ Điện Biên, Võ Hồng Nam và Võ Hòa Bình (1963).
Một trong những bài báo đầu tiên của Võ Nguyên Giáp dưới bút danh Hải Thanh có tên "Vũ trụ và tấn hóa" in trên báo "Tiếng dân" năm 1929 do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút.
Một trong những bài báo đầu tiên của Võ Nguyên Giáp dưới bút danh Hải Thanh có tên "Vũ trụ và tấn hóa" in trên báo Tiếng dân năm 1929 do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút.
Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
Là cử nhân Luật rồi dạy học ở trường
Sau khi lấy bằng cử nhân luật, ông dạy học ở trường.
Ngày 22/12/1944,
Ngày 22/12/1944, tại Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân làm lễ thành lập với 34 chiến sĩ, do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy.
Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền.
Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền.
Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội.
Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội.
Năm 37 tuổi (1948), Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng và ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Năm 1948, ở tuổi 37, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm đại tướng và trở thành đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh, đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc tại chiến khu Việt Bắc năm 1949.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950).
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng (1950).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng (1950).
Đại tướng chào những đoàn quân thắng trận Biên giới trở về (1950).
Đại tướng chào những đoàn quân thắng trận Biên giới trở về (1950).

Tướng Giáp và các cuộc chiến (1)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa - Cục trưởng Cục Quân giới xem triển lãm vũ khí do ngành Quân giới Việt Nam sản xuất năm 1950.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, Cục trưởng Cục Quân giới xem triển lãm vũ khí do ngành Quân giới Việt Nam sản xuất năm 1950.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở Chiến dịch Thượng Lào 1953, tạo bước ngoặt quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Lào đi đến thắng lợi.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở Chiến dịch Thượng Lào 1953, tạo bước ngoặt quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Lào đi đến thắng lợi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trước khi đại tướng lên đường, Chủ tịch hỏi: "Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?", đại tướng trả lời: "Thưa bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị". Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau". Khi chia tay, Chủ tịch chỉ thị: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh".
Giờ G đã điểm, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng vào lúc 17h30 ngày 13/3/1954.
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng vào lúc 17h30 ngày 13/3/1954, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.
Mệnh lệnh Tổng công kích Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Mệnh lệnh Tổng công kích Chiến dịch Điện Biên Phủ. Khối bộc phá 900 kg nổ lúc 20h30 ngày 6/5/1954 trên đồi A1 là hiệu lệnh Tổng công kích của Bộ chỉ huy cho các đơn vị trên chiến trường Điện Biên Phủ.
Đại tướng theo dõi diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đại tướng theo dõi diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm chiến trường Điện Biên Phủ sau chiến thắng vĩ đại.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm chiến trường Điện Biên Phủ sau chiến thắng vĩ đại 7/5/1954.
Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công (ngày 13-5-1954)
Các chiến sĩ thi đua trong chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh đại tướng tại lễ mừng công (ngày 13/5/1954).
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng đi thăm thương bệnh binh.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đại tướng đi thăm thương bệnh binh (1954).

Tướng Giáp và các cuộc chiến (2)

Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp khen ngợi nhân dân địa phương và anh chị em công nhân đội vận tải Sông Gianh, Quảng Bình đã góp phần tích cực vận chuyển hàng ra tiền tuyến (1968)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen ngợi nhân dân địa phương và anh chị em công nhân đội vận tải Sông Gianh, Quảng Bình đã góp phần tích cực vận chuyển hàng ra tiền tuyến (1968).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung tướng Song Hào - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam quan sát Đại đội 6, Trung đoàn 233, Đoàn Cao xạ Đống Đa huấn luyện (Tết Mậu Thân 1968).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam quan sát Đại đội 6, Trung đoàn 233, Đoàn Cao xạ Đống Đa huấn luyện (Tết Mậu Thân 1968).
Đại tướng thăm thương, bệnh binh ở Quân y Viện 108 nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7/1969.
Đại tướng thăm thương, bệnh binh ở Quân y Viện 108 nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7/1969.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh miền Nam và Tư lệnh trưởng Bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên bàn kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến dịch Đường 9 - Nam Lào tại một cánh rừng Trường Sơn năm 1971.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh miền Nam và Tư lệnh trưởng Bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên bàn kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến dịch Đường 9 - Nam Lào tại một cánh rừng Trường Sơn năm 1971.
Đại tướng duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân.
Đại tướng duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân.
Trong chuyến kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch phá thủy lôi năm 1973, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: "Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển, hải đảo của Tổ quốc".
Trong chuyến kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch phá thủy lôi năm 1973, đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: "Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển, hải đảo của tổ quốc".
Đại tướng
Đại tướng nghiên cứu bản đồ tuyến vận tải chiến lược của bộ đội Trường Sơn trên đường đi thăm đoàn 559 (tháng 3/1973).
Đại tướng thăm đơn vị lão dân quân Hoằng Hóa (Thanh Hóa) - đơn vị bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường, tại lễ duyệt binh nhân ngày Quốc khánh 2/9/1973.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm đơn vị lão dân quân Hoằng Hóa (Thanh Hóa) - đơn vị bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường, tại lễ duyệt binh nhân ngày Quốc khánh 2/9/1973.
Điện mật số 1574 lúc 9h30 ngày 7.4.1975 gửi các đoàn quân đang tiến về Sài Gòn: ..Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa...
Tháng 12/1974-1/1975, Bộ Chính trị quyết định Tổng tiến công giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thuộc tổ thường trực Bộ Tổng tham mưu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Trong bức điện mật ngày 7/4/1975 gửi các đoàn quân đang tiến về Sài Gòn, đại tướng viết: "...Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa...".
Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong ảnh, từ trái sang phải: Đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến, Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), Trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị). Trong ảnh, từ trái sang phải: Đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến, Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), Trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).
Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong ảnh, từ trái sang phải: đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến), thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).

Khoảnh khắc đời thường của tướng Giáp (1)

Ngày 10/3/1977, đoàn đại biểu quân sự Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu sang thăm Liên Xô theo lời mời của Nguyên soái Dmitriy Ustinov.
Ngày 10/3/1977, đoàn đại biểu quân sự Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu sang thăm Liên Xô theo lời mời của Nguyên soái Dmitriy Ustinov.
Đại tướng cùng Anh hùng Phạm Tuân thăm Trung tâm huấn luyện Gagarin (Liên Xô) tháng 7/1980.
Đại tướng cùng Anh hùng Phạm Tuân thăm Trung tâm huấn luyện Gagarin (Liên Xô) tháng 7/1980.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trò chuyện với Chủ tịch Fidel Castro trong chuyến thăm Cu Ba.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trò chuyện với Chủ tịch Fidel Castro trong chuyến thăm Cu Ba.
Đại tướng tiếp Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara năm 1995.
Đại tướng tiếp Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara năm 1995. Trong dịp gặp các phái đoàn Mỹ, đại tướng đã giải thích cho họ hiểu rõ hơn về chiến tranh nhân dân Việt Nam: "Vị tướng giỏi nhất Việt Nam là nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Người Mỹ thua Việt Nam bởi vì chưa hiểu vị tướng ấy".
Trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp phiên bản thanh bảo kiếm của anh hùng Simón Bolívar.
Năm 2006, trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã tặng đại tướng Võ Nguyên Giáp phiên bản thanh bảo kiếm của anh hùng Simón Bolívar.
Năm 2004, trong dịp trở lại Điện Biên Phủ, Đại tướng đã đi thăm hầm tướng De Castries - Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Đại tướng thường đi thăm các chiến trường xưa. Năm 2004, ông trở lại Điện Biên Phủ, thăm hầm tướng De Castries - Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Đại tướng nghỉ trưa trong lần thăm di tích Địa đạo Củ Chi (TP HCM).
Đại tướng nghỉ trưa trong lần thăm di tích địa đạo Củ Chi (TP HCM).
Ông thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng Võ Thị Hồi (96 tuổi) ở Củ Chi.
Ông thăm mẹ Việt Nam anh hùng Võ Thị Hồi (96 tuổi) ở Củ Chi.
Khi Đại tướng thăm đền Hai Bà Trưng (Phúc Thọ, Hà Tây cũ), một lão nông tặng ông đĩa bánh trôi tượng trưng cho lòng kính trọng của dân làng.
Khi đại tướng thăm đền Hai Bà Trưng (Phúc Thọ, Hà Tây cũ), một lão nông tặng ông đĩa bánh trôi tượng trưng cho lòng kính trọng của dân làng.
Đại tướng gặp ông Bùi Duy Ly, phóng viên ảnh chiến trường báo Quân đội nhân dân.
Đại tướng gặp ông Bùi Duy Ly, phóng viên ảnh chiến trường báo Quân đội nhân dân.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975-1995).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975-1995).

Khoảnh khắc đời thường của tướng Giáp (2)

Dù có tuổi nhưng Đại tướng vẫn miệt mài viết sách, làm việc.
Dù có tuổi nhưng đại tướng vẫn miệt mài làm việc...
... hay đọc sách.
...hay đọc sách.
Bên cạnh thiền, đi bộ là môn thể dục thể dục ưa thích của Đại tướng.
Bên cạnh việc ngồi thiền, đi bộ là môn thể dục ưa thích của đại tướng.
Lúc rảnh rỗi, ông ngồi chơi piano.
Lúc rảnh rỗi, ông ngồi thư giãn bên cây đàn piano.
Còn đây là phút thư giãn của Đại tướng tại biệt thự 11 Phan Đình Phùng (Vũng Tàu),
Còn đây là phút thư giãn của đại tướng tại biệt thự 11 Phan Đình Phùng (Vũng Tàu).
Bữa cơm của hai ông bà.
Bữa cơm của hai ông bà.
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ... thường xuyên tới thăm hỏi Đại tướng. Trong ảnh, ông Trương Tấn Sang (nay là Chủ tịch nước) thăm Đại tướng năm 2008.
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ... thường xuyên tới thăm hỏi đại tướng. Trong ảnh, ông Trương Tấn Sang (nay là Chủ tịch nước) thăm đại tướng năm 2008.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Đại tướng năm 2008.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm đại tướng năm 2008.
Năm 2010, cán bộ và nhân dân làng Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) tặng Đại tướng bài thơ thất ngôn tứ tuyệt: "Đại tướng anh hùng dễ mấy ai / Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài / Thắng hai đế quốc, bách niên thọ / Hoàn cầu có một, không có hai".
Năm 2010, cán bộ và nhân dân làng Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) tặng đại tướng bài thơ: "Đại tướng anh hùng dễ mấy ai/ Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài/ Thắng hai đế quốc, bách niên thọ/ Hoàn cầu có một, không có hai".

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những điều ít biết

Thuở ấu thơ, vườn nhà, vườn hàng xóm chính là chốn thiên đường của các thú chơi trốn tìm, bắt tổ chim, dàn trận đánh giặc giả của cậu bé Võ Nguyên Giáp cùng lũ trẻ học chữ Nho. Có lần cậu bị bố mắng, thậm chí còn bị đòn roi phải chui xuống gầm bàn thờ xin tha tội.

Nhân dịp sinh nhật lần thứ 100 của đại tướng Võ Nguyên Giáp, VnExpress xin giới thiệu bài viết của tác giả Trần Mạnh Thường, hội viên Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh, hiện giảng dạy ở ĐH Sân khấu Điện ảnh. Là đồng hương với đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Thường đã bỏ ra hàng chục năm để sưu tầm hình ảnh, tư liệu về đại tướng.
Thời niên thiếu của đại tướng Võ Nguyên Giáp
Quê tôi từ xa xưa đã lưu truyền trong dân gian câu dân ca "Tháng bảy nước chảy lên bờ". Tháng bảy âm lịch là mùa lũ lụt quê tôi. Cậu bé Võ Nguyên Giáp cất tiếng khóc chào đời đúng mùa mưa lũ vào ngày 2 tháng 7 năm Tân Hợi, dương lịch là ngày 25/8/1911, trong một cái chòi cao cất tạm dưới gốc cây mít cổ thụ sau vườn nhà để tránh mưa to nước lớn.
Cậu bé Giáp sinh trưởng trong một dòng họ Võ rất lớn, có tiếng tăm tại làng An Xá, xã Lộc Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình). Gia đình cậu có bảy anh chị em nhưng người anh cả và chị cả mất sớm nên còn lại năm: 3 người con gái và 2 người con trai là Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho - người sau này là Thứ trưởng Bộ Giáo dục.
Làng An Xá những ngày nông nhàn, có nghề thủ công truyền thống dệt chiếu cói nổi tiếng khắp vùng, dân gian đã có câu ca "Chiếu cói An Xá, nón lá Quy Hậu". Cũng như bao làng quê khác, An Xá xanh mướt với bốn mùa với cam, quít, mít, ổi... Thấp thoáng trong những vườn cây ăn quả ấy là những ngôi nhà tranh vách đất, đầy ắp tiếng cười của con trẻ.
Nhà cậu bé Giáp cũng đầy quả ngọt, hoa thơm, đặc biệt là cây mít cổ thụ, đào tiên và hai cây khế ngọt. Ngày ngày cậu cùng lũ trẻ làng trèo cây hái quả. Mùa nào thức ấy, mẹ hái quả trong vườn đem bán ở chợ Thùi, chợ Tréo.
Ảnh: Trần Hồng.
Tướng Giáp trong một lần về thăm nhà tại làng An Xá. Ảnh: Trần Hồng.
Thuở ấu thơ, vườn nhà, vườn hàng xóm chính là chốn thiên đường của các thú chơi trốn tìm, bắt tổ chim, trèo cây lấy quả, dàn trận đánh giặc giả của cậu bé Giáp cùng lũ trẻ học chữ Nho với cậu. Và có lần cậu đã bị thầy (bố) mắng, thậm chí còn bị đòn roi phải chui xuống gầm bàn thờ xin tha tội.
Hai cụ thân sinh của cậu Giáp là cụ Võ Quang Nghiêm và cụ Nguyễn Thị Kiên. Là nhà nho có uy tín trong vùng, cụ Nghiêm dạy chữ Hán nhưng khi phong trào học chữ quốc ngữ phát triển, cụ chuyển sang dạy chữ quốc ngữ cho thanh thiếu niên trong làng và bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Cụ Nghiêm tuy không phải là tiên chỉ của làng nhưng mỗi lần làng có việc tế lễ, đều mời cụ làm chủ tế.
Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, do phải thu xếp việc nhà, chưa kịp tản cư cùng gia đình, cụ Nghiêm bị giặc Pháp bắt đưa về giam ở Huế. Cụ bị chúng tra tấn và chết ngay trong nhà lao Huế. Sau ngày đất nước thống nhất, con cháu đã tìm thấy và bốc mộ cụ đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy. Khác với cụ ông rất nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái, giữ gìn nề nếp gia phong, cụ bà lại rất mực yêu thương, luôn đỡ lời cho con mỗi khi bị cụ ông mắng mỏ.
Gia đình cụ Nghiêm thuộc diện nghèo trong làng, quanh năm phải vay nợ nặng lãi của các nhà giàu như nhà Khóa Uy, một Hoa kiều giàu sụ ở làng Tuy Lộc kề bên. Cậu bé Giáp đã có lần theo mẹ chèo thuyền chở thóc đi trả nợ. Suốt buổi cậu phải ngồi dưới thuyền, còn mẹ cậu phải đội thóc chạy lên chạy xuống bến giữa trời nắng chang chang.
Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đêm đêm cậu bé Giáp đã được mẹ kể về tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi hạ Chiếu cần vương kêu gọi các sĩ phu và dân chúng đứng lên chống Pháp bảo vệ non sông, còn cha nói về phong trào đánh Pháp qua bài vè "Thất thủ kinh đô".
Những tháng ngày theo lũ trẻ làng đánh khăng, đánh đáo, bơi lội bì bõm dưới dòng Kiến Giang qua đi, cậu bé Giáp trở thành học trò trường làng. Cậu cùng người em trai Võ Thuần Nho và dăm ba đứa bạn ngồi trên chiếu ê a: "Thiên - trời, địa - đất, cử - cất, tồn - còn, tử - con, tôn - cháu…".
Cậu nhớ mãi những điều răn dạy trong sách "Ấu học tân thư": "Tổ ta là Hồng Bàng/Triệu Thủy, Kinh Dương Vương/Sự tích thời Bắc thuộc/Mối nhục cũ khó quên", đặc biệt là câu: "Ong tuy độc không đốt trong đàn/Hổ tuy ác không ăn đồng loại". Những điều này đã có ảnh hưởng sâu sắc trong cả cuộc đời của tướng Giáp.
Lớn lên, xa lũ trẻ học trường làng, cậu lên học trường tổng ở làng Tuy Lộc, nơi có chợ Hôm nổi tiếng buôn bán tập nập. Ngày hai buổi sáng đi, chiều về, trưa ở lại cậu cùng người cháu họ ra chợ mua bánh ăn trừ bữa.
Ở chợ Hôm có ty rượu do Sica - một tên thực dân Pháp khét tiếng quỷ quyệt làm chủ. Để mua vui cho bọn Pháp và lý trưởng, chánh tổng vào những ngày tết Tây, quốc khánh của “nước mẹ đại Pháp”, thầy giáo trường tổng thường bắt bọn trẻ hát. Cậu Giáp thấy khó chịu khi thầy giáo khúm núm trước tên chủ ty rượu Pháp, mặc dù cậu được thầy quý mến vì học giỏi.
Học hết lớp đồng ấu, muốn học tiếp cậu bé Giáp phải rời trường tổng vào học lớp 3 trường huyện. Trường huyện cách nhà cậu khoảng 4-5 cây số, từ nhà lên trường huyện phải đi đò. Cậu Giáp đã nhiều lần theo mẹ đi chợ huyện bằng đò dọc. Cậu vui lắm, cảnh vật ở đây tuyệt đẹp. Đi giữa dòng Kiến Giang trong xanh, đôi bờ lớp tre xanh tỏa bóng, những vườn cau, vườn chuối trĩu quả, xen giữa là mái nhà tranh giản dị.
Lần này cậu cũng theo mẹ đi đò dọc, nhưng không phải đi chợ huyện như mọi ngày mà đi trọ học. Cậu Giáp buồn lắm, bởi vì cậu ngày ngày phải xa mẹ. Đò đã qua mũi Viết Thượng Phong, đò cập bến chợ huyện. Phố xá đông vui, sầm uất, tấp nập người qua lại nhưng lòng cậu vẫn nặng trĩu… Mẹ dẫn cậu đến nhà một người thân xin ở trọ. Trước lúc ra về, mẹ âu yếm bảo: "Con ở lại đây, ngoan, học giỏi, mai mốt thím (mẹ) lên đón con".
Cậu Giáp không cầm được nước mắt òa khóc nức nở túm áo mẹ nằng nặc đòi theo về. Cậu chạy thẳng xuống đò. Mẹ đành cho cậu về theo. Về đến nhà, cậu không dám vào nhà ngay sợ thầy mắng. Cậu lủi thủi một mình sau vườn chờ mẹ vào thưa trước với thầy. Không thấy thầy la rầy gì lại thân mật gọi cậu vào thế rồi hôm sau cậu thuận lên trường trọ học. Học lớp 3 trường huyện cậu nổi tiếng học giỏi nhất lớp. Tổng kết cuối năm cậu đứng đầu.
Ảnh: Trần Hồng.
Học sinh, người dân Quảng Bình đón ông về thăm quê. Ảnh: Trần Hồng.
Học xong lớp 3 cậu phải xuống thị xã Đồng Hới học tiếp. Đồng Hới thuộc tỉnh lỵ Quảng Bình, cách làng An Xá của cậu trên 20 cây số, nằm bên bờ Nhật Lệ trong xanh với thành cổ bao quanh từ thời Gia Long và được xây lại bằng gạch thời Minh Mạng.
Những năm học ở thị xã Đồng Hới, cậu Giáp ở trọ nhà người quen của cụ Nghiêm. Cậu được gia chủ quý mến coi như con cháu trong nhà, không lấy tiền trọ, được học với nhà sư phạm có tiếng, thầy giáo Đào Duy Anh, người mà sau này trở thành một học giả, một nhà nghiên cứu văn hóa, giáo sư sử học, một nhà văn có tài.
Cậu Giáp người nhỏ bé, nhưng đẹp trai, khôi ngô tuấn tú, nước da trắng như con gái thành phố. Cậu được ngồi bàn đầu với các bạn gái, nên bị bạn bè trêu chọc. Hai năm học ở tiểu học Đồng Hới, hàng tháng cậu luôn đứng đầu lớp. Tại kỳ thi tốt nghiệp bậc sơ học, cậu đỗ đầu toàn tỉnh. Về làng cậu được dân làng nể trọng, gia đình rất tự hào về cậu.
Năm 13 tuổi cậu Giáp lên đường vào Huế ứng thi. Ngày ấy học trò các tỉnh Trung kỳ muốn học lên bậc trung học phải thi vào trường quốc học Huế. Ngày thi đã đến, nhưng chủ quan cho mình là thủ khoa của tỉnh, cậu tin chắc mình sẽ đỗ. Tuy nhiên, lần thi tuyển lần ấy cậu bị trượt. Cậu buồn bã trở về quê trong niềm tiếc nuối, nhưng rồi cậu tự nhủ thua keo này ta bày keo khác, ngày đêm đèn sách chờ kỳ thi tới.
Mùa hè năm sau, 1925, cụ Nghiêm thân chinh đưa cậu vào Huế, tìm chỗ trọ học để ôn thi. Rút kinh nghiệm ngã ngựa lần trước, kỳ thi lần này cậu làm bài vở cẩn thận hơn, kết quả cậu đỗ vào loại khá.
Buổi đầu theo cách mạng
Là một học sinh xuất sắc của trường Quốc học Huế, tháng nào anh Giáp cũng đứng đầu lớp. Có một tháng bỗng dưng anh xuống đứng thứ nhì, bạn bè, thầy giáo rất ngạc nhiên. Nhưng đối với Võ Nguyên Giáp, giờ đây việc học hành không phải là điều mà anh quan tâm duy nhất.
Anh bước vào cổng trường Quốc học Huế đúng vào lúc diễn ra phong trào đấu tranh của nông dân, các tầng lớp trí thức, học sinh Trung kỳ đòi giảm sưu cao, thuế nặng, đòi nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu, đòi được để tang nhà yêu nước cách mạng Phan Chu Trinh. Võ Nguyên Giáp nhanh chóng hòa nhập ngay vào phong trào đấu tranh đó.
Tại đây, Võ Nguyên Giáp có nhiều người bạn hoạt động trong phong trào học sinh như các anh Nguyễn Khoa Văn (Hải Triều), Nguyễn Thúc Hào... Đặc biệt là Nguyễn Chí Diểu, người bạn lớn hơn anh 3 tuổi, gia đình nông dân nghèo, quê ở Phú Mậu, Thừa Thiên. Hai người tuy mới quen nhưng rất thân thiết, không chỉ vì chung cảnh ngộ học trò nghèo mà giữa 2 người cùng chung một chí hướng.
Nguyễn Chí Diểu thường chia sẻ với Võ Nguyên Giáp về sự bất bình trước nền giáo dục thực dân nhằm tạo ra những tên tay sai đắc lực phục vụ cho "mẫu quốc". Cũng trong trường Quốc học Huế, học sinh Giáp còn được các thầy đầy tâm huyết dạy dỗ, như thầy Võ Liêm Sơn, thầy Cao Xuân Huy, thầy Đặng Thai Mai...
Tháng 4/1927 tại trường Quốc học Huế diễn ra cuộc bãi khóa rầm rộ với quy mô lớn. Nguyễn Chí Diểu bị tên giám thị Pháp chú ý, coi là kẻ cầm đầu những cuộc đấu tranh bãi khóa ở trường. Nhân một hôm thi môn toán, tên giám thị gian giảo này đã vu cho Diểu "quay cóp" bài của bạn và tức khắc đuổi Diểu ra khỏi trường.
Ảnh:
Tấm ảnh chụp Võ Nguyên Giáp khi bị chính quyền thực dân Pháp bắt, bỏ tù khi 19 tuổi. Ảnh tư liệu: Mạnh Thường.
Võ Nguyên Giáp và các bạn cùng chí hướng bất bình trước việc vu oan, giá họa đã làm đơn yêu cầu nhà trường hủy quyết định đuổi học Diểu. Nhưng đơn đã bị nhà trường trả lại. Ngay sau đó, Võ Nguyên Giáp liền bàn với Nguyễn Khoa Văn tiếp tục tổ chức bãi khóa để phản đối việc Diểu bị đuổi học. Cuộc bãi khóa của học sinh Trường Quốc học Huế lan rộng ra khắp các trường ở Huế và phát triển thành cuộc tổng bãi khóa.
Trước tình hình đó nhà cầm quyền Pháp tại Huế được sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh mật thám Trung Kỳ Leon Sogny, Hiệu trưởng và Tổng giám thị Trường Quốc học Huế lúc đó là Bourotte và Harter huy động toàn bộ lực lượng giám sát mọi hoạt động của học sinh trong trường. Nhiều nam nữ sinh Huế bị bắt bớ giam cầm. Nhưng do áp lực của công luận, sau một tuần nhà đương cục Pháp phải nhượng bộ thả một số học sinh bị bắt nhưng kiên quyết đuổi một số người bị chúng coi là kẻ cầm đầu, trong đó có các anh Nguyễn Chí Diểu, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Khoa Văn...
Lúc này Võ Nguyên Giáp không trở về quê ngay, anh lang thang vào Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định… vừa thăm thú bạn bè, vừa nghe ngóng tình hình. Trong thời gian ở Quảng Nam anh đến viếng nhà thờ cụ Phan Châu Trinh mới được lập ở Đà Nẵng, rồi trở về quê trong tâm trạng bế tắc.
Bỗng một hôm Nguyễn Chí Diểu lặn lội từ Huế về làng An Xá tìm gặp Võ Nguyên Giáp. Diểu mang theo một tập tài liệu về "Liên đoàn các dân tộc bị áp bức trên thế giới" và một số văn kiện cuộc họp của "Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội" ở Quảng Châu, trong đó có 2 bài phát biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Anh Giáp đọc rất xúc động.
Nguyễn Chí Diểu cho Giáp biết sau khi bị đuổi học Diểu đã tham gia Tân Việt cách mạng Đảng hiện có cơ sở ở Huế, đồng thời cho Giáp xem chương trình, điều lệ của Tân Việt Cách mạng Đảng. Sau đó, anh Giáp được kết nạp vào Đảng Tân Việt.
Mùa hè năm 1928, Võ Nguyên Giáp trở lại Huế. Anh bước vào đời của một chiến sĩ cách mạng. Tại Huế, Nguyễn Chí Diểu giới thiệu anh Giáp đến làm việc ở Quan Hải tùng thư, một nhà xuất bản do Tổng bộ Tân Việt chủ trương, trụ sở đặt ở phố Đông Sa. Sáng lập viên là Đào Duy Anh.
Võ Nguyên Giáp là thư ký của nhà xuất bản, anh sinh hoạt trong một tiểu tổ bí mật của Đảng Tân Việt do Đào Duy Anh làm tổ trưởng. Tại đây Võ Nguyên Giáp có điều kiện tiếp xúc với những học thuyết kinh tế, xã hội, dân tộc, cách mạng. Đặc biệt là cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp" và báo "Người cùng khổ" (Le Paria) từ Pháp gửi về.
Ảnh:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và người vợ Nguyễn Thị Quang Thái. Ảnh tư liệu: Mạnh Thường.
Từ năm 1929, Võ Nguyên Giáp trở thành một trong những thành viên trong nhóm hạt nhân của Đảng Tân Việt. Anh tích cực vận động cho tổ chức này gia nhập Đảng Cộng sản. Với tư cách là Tổng biên tập báo Tiếng dân, Đào Duy Anh giới thiệu Võ Nguyên Giáp với cụ Huỳnh Thúc Kháng.
Võ Nguyên Giáp làm biên tập viên cho báo Tiếng dân, tờ báo đầu tiên ở Trung Kỳ có xu hướng tiến bộ do cụ Huỳnh Thúc Kháng chủ trương ra mắt bạn đọc vào tháng 7/1928. Qua tờ báo, Võ Nguyên Giáp viết bài tuyên truyền cho chủ nghĩa Mác. Vì vậy, chính quyền thực dân ở đây ngày đêm theo dõi, giám sát từng hoạt động của anh.
Xô viết Nghệ - Tĩnh nổ ra, thực dân Pháp ra sức khủng bố trắng. Ngày 25/10/1930, lúc vừa tròn 19 tuổi, Võ Nguyên Giáp bị chính quyền thực dân bắt giam cùng một số người, trong đó có thầy Đặng Thai Mai, nữ sinh Nguyễn Thị Quang Thái, người sau đó ít lâu trở thành người vợ thân yêu của Võ Nguyên Giáp (em nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai) và nhiều bạn học Trường Quốc học Huế. Anh bị kết án hai năm tù giam tại nhà lao Thừa Phú.
Không tra khảo được gì, chúng liền nhốt anh vào xà lim suốt 15 ngày. Cuối năm 1931, do Hội Cứu tế Đỏ Pháp đấu tranh, đòi thả chính trị phạm, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương phải nhượng bộ tha một số tù chính trị. Thầy Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, Quang Thái và một số anh em khác được thả. Võ Nguyên Giáp bị đưa về quản thúc ở quê nhà An Xá, hàng tháng phải trình diện với quan huyện.
Ít lâu sau, anh tìm cách ra Vinh (Nghệ An) để thực hiện chí hướng của mình. Ở Vinh, anh tìm đến thầy Đặng Thai Mai và được thầy giúp đỡ tìm kiếm việc làm tạm thời. Năm 1932, thầy Đặng Thai Mai chuyển ra dạy học ở Hà Nội, Võ Nguyên Giáp cũng ra theo thầy.
Rời ghế nhà trường từ năm Thành chung thứ hai, giờ đây tại Hà Nội, Võ Nguyên Giáp quyết định dành 10 tháng để học, dự thi lấy bằng tú tài phần nhất với tư cách thí sinh tự do và đã đỗ hạng ưu. Từ đây Võ Nguyên Giáp bắt đầu dạy học tại trường Thăng Long cùng với thầy Đặng Thai Mai. Học trò của thầy Mai, thầy Giáp sau này nhiều người đỗ đạt cao, trở thành những nhà trí thức có uy tín và có người trở thành cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước.
Năm 1936, ở Pháp, Mặt trận Bình dân lên nắm quyền, buộc chính quyền thuộc địa ở Đông Dương phải thực hiện một số cải cách dân chủ. Võ Nguyên Giáp đã tham gia nhiều cuộc đấu tranh công khai của Đảng. Trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, anh viết cho nhiều tờ báo của Đảng bằng tiếng Việt và tiếng Pháp và trở thành Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ. Sức làm việc của Võ Nguyên Giáp rất kỳ lạ, anh có thể viết suốt 24 giờ liền cho toàn bộ một số báo “Le Travail” để hôm sau đưa đến nhà in, kịp thời phát hành.
Cuối năm 1939, Chính phủ bình dân Pháp bị đánh đổ, nước Pháp nói riêng và thế giới nói chung đang đứng trước nguy cơ đe dọa của chủ nghĩa phát xít. Ở Đông Dương, nhà cầm quyền thực dân đàn áp phong trào cách mạng được dịp trỗi dậy. Ngày đêm chúng lùng sục, bắt bớ tra tấn nhiều chiến sĩ cộng sản. Chính vào lúc này, Hoàng Văn Thụ, Ủy viên Thường vụ Đảng Cộng Sản Đông Dương, khuyên Võ Nguyên Giáp nên ra nước ngoài, nơi anh có dịp gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người mà anh từng ngưỡng mộ.
Trong thời gian dạy học ở trường Thăng Long, Võ Nguyên Giáp xây dựng gia đình với người em ruột của nữ chiến sĩ cộng sản Nguyễn Thị Minh Khai là Nguyễn Thị Quang Thái, người mà anh quen trên chuyến xe lửa Vinh - Huế. Gặp Quang Thái lần đầu, anh Giáp có ngay cảm tình đặc biệt bởi dáng vẻ hiền dịu nhưng không kém phần kiên nghị, bất khuất, đôi mắt thông minh.
Ngày Quang Thái vào học trường Đồng Khánh, Huế, tình yêu giữa hai người nẩy nở và kể từ đó, người thiếu nữ ấy đã bước vào đời anh. Và họ gặp nhau trong nhà tù đế quốc. Cũng chính trong thời gian ở tù, Võ Nguyên Giáp càng hiểu Quang Thái hơn.
Mùa hè 1940, anh lên đường ra nước ngoài để lại người bạn đời, người đồng chí, Nguyễn Thị Quang Thái và một cháu gái mới sinh là Võ Hồng Anh, sau này trở thành nữ tiến sĩ Vật lý xuất sắc. Chị Thái hẹn, khi con cứng cáp sẽ đi thoát ly hoạt động. Nhưng cả hai không ngờ lần chia tay này cũng là lần vĩnh biệt. Chị Thái bị giặc Pháp bắt giam và qua đời trong ngục tù.
Như một định mệnh, đến Vân Nam (Trung Quốc), Võ Nguyên Giáp được gặp ngay Nguyễn Ái Quốc, lúc này đã mang tên Hồ Chí Minh. Chỉ sau một thời gian ngắn, Nguyễn Ái Quốc đã thấy Võ Nguyên Giáp là người cần cho chặng đường cách mạng sắp tới. Người liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc và cử anh đi học quân sự tại căn cứ địa Diên An.
Trên đường tới Diên An, anh được người gọi quay lại vì tình hình thế giới có nhiều thay đổi lớn. Ở châu Âu, phát xít Đức đã xâm chiếm Pháp. Nguyễn Ái Quốc nhận định tình hình Đông Dương sẽ chuyển biến nhanh, cần gấp rút trở về nước chuẩn bị đón thời cơ.
Ảnh:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một chiến dịch. Ảnh tư liệu: Mạnh Thường.
Năm 1941 đúng dịp Tết nguyên đán Tân Tỵ, Võ Nguyên Giáp cùng Hồ Chí Minh trở về Cao Bằng. Trong thời gian ở hang Pác Pó, Hồ Chí Minh tiên đoán cách mạng sẽ thành công vào năm 1945.
Tháng 12/1944, Hồ Chí Minh trao cho Võ Nguyên Giáp xây dựng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, mà như lời tiên đoán của người: "Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó sẽ đi suốt từ Bắc chí Nam, khắp đất nước Việt Nam". Người đã thấy trước từ đội quân nhỏ bé này, đội quân cách mạng do Võ Nguyên Giáp đứng đầu sẽ ra đời làm nhiệm vụ lịch sử chiến đấu giải phóng dân tộc...

Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Nội vụ đầu tiên

Năm 1945, khi mới 34 tuổi, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Nội vụ đầu tiên của Chính phủ lâm thời. Một năm sau, ông trở thành Bộ trưởng Quốc phòng và được trao quân hàm đại tướng ở tuổi 37.

Thành lập tháng 8/1945, Bộ Nội vụ là một trong 13 bộ của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Nhưng ít ai biết rằng, đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là Bộ trưởng Nội vụ đầu tiên và cũng là bộ trưởng duy nhất của Chính phủ lâm thời hiện còn sống.
Trong Chính phủ lâm thời, Bộ Nội vụ giữ vai trò quan trọng như tham mưu cho Chính phủ xây dựng và củng cố hệ thống chính quyền, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự trị an, theo dõi, điều hành công tác nội trị, pháp chế, hành chính công và là đầu mối phối hợp hoạt động của các bộ.
Do tin tưởng nên Chủ tịch Hồ Chí Minh trao quyền cho Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp thay mặt Chính phủ ký, ban hành khoảng 30 sắc lệnh quan trọng ngay sau ngày thành lập nước. Trong đó, phải kể đến sắc lệnh bỏ thuế thân bởi đây là "thuế vô lý, trái ngược với tinh thần chính thể cộng hòa dân chủ" và việc bãi bỏ nhằm "đỡ gánh nặng cho dân chúng và hợp với công lý".
Sắc lệnh số 7
Sắc lệnh số 7 về buôn bán và chuyên chở thóc gạo do Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký ngày 5/9/1945.
Để giữ an toàn cho ngày Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Bộ trưởng Nội vụ đã thay mặt Chính phủ lâm thời ban hành sắc lệnh số 3 tuyên bố "thiết quân luật tại Hà Nội", trong đó cấm đi lại trên phố từ 12h đêm đến 6h sáng, và không ai được mang khí giới, trừ những người có giấy phép.
Sau ngày độc lập, trên cương vị Bộ trưởng Nội vụ, ông Võ Nguyên Giáp đã ban hành nghị định đặt lại giờ chính thức ở Việt Nam. Theo đó, "kể từ 24 giờ ngày 1/9/1945, giờ chính thức trên toàn quốc sẽ lùi lại 2 giờ so với giờ được quy định trong nghị định của chính quyền cũ. Bãi bỏ quy định giờ của chính quyền cũ".
Cùng với đó, Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp đã ký ban hành sắc lệnh số 5 bãi bỏ cờ quẻ ly và ấn định Quốc kỳ Việt Nam: "Quốc kỳ hình chữ nhật, bề ngang hai phần ba bề dài, nền màu đỏ tươi, ở giữa có sao 5 cánh màu vàng tươi".
Nhờ sắc lệnh số 7 của ông mà việc buôn bán và chuyên chở thóc gạo ở Bắc Bộ hoàn toàn được tự do, Chính phủ cần thóc gạo sẽ mua thẳng của tư gia. Tuy nhiên, những người đầu cơ, tích trữ gạo nếu làm ảnh hưởng đến nền kinh tế sẽ bị nghiêm phạt theo luật và bị tịch thu gia sản.
Để củng cố chính quyền cách mạng non trẻ, Bộ trưởng Nội vụ đã thay mặt Chính phủ ký sắc lệnh tổ chức Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội: "Tất cả công dân Việt Nam cả trai và gái từ 18 tuổi trở lên đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ những người bị tước mất công quyền và những người trí óc không bình thường...". Ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên được tổ chức thành công.
Được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phụ trách việc lập Ban dự thảo Hiến pháp, chỉ một thời gian ngắn sau đó, với sự giúp đỡ của các chuyên gia giàu kinh nghiệm, Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp và Ban soạn thảo đã trình Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1946 - đạo luật cơ bản đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký
Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký phong hàm Đại tướng cho Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp ngày 20/1/1948.
Ngoài việc ban hành các văn bản pháp lý đầu tiên về tổ chức chính quyền địa phương, Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp còn ký các sắc lệnh về việc "thiết lập những lớp học bình dân buổi tối cho nông dân và thợ thuyền"; "bắt buộc học chữ quốc ngữ và không phải mất tiền cho tất cả mọi người".
Sắc lệnh này nêu rõ: "Hạn trong một năm, toàn thể dân chúng Việt Nam trên 8 tuổi phải biết đọc và biết viết chữ quốc ngữ. Quá hạn đó, một người dân nào trên 8 tuổi mà không biết đọc và biết viết chữ quốc ngữ sẽ bị phạt tiền".
Dù chỉ làm Bộ trưởng Nội vụ trong khoảng một năm nhưng Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp đã có công lao to lớn trong việc tổ chức bộ máy nhà nước dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông đã tham mưu cho Chính phủ ban hành trên 100 sắc lệnh (trong đó có khoảng 30 sắc lệnh do chính ông ký) có tính chất pháp quy ở nhiều lĩnh vực.
Năm 1946, ông Võ Nguyên Giáp trở thành Bộ trưởng Quốc phòng trong Chính phủ mới và chức Bộ trưởng Nội vụ được giao cho cụ Huỳnh Thúc Kháng. Ngày 27/5/1948, ông được trao quân hàm đại tướng khi mới 37 tuổi, và trở thành vị đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Sáng 25/8, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (Hà Nội) trưng bày những tài liệu, hình ảnh chọn lọc về các hoạt động của vị đại tướng và Bộ trưởng Nội vụ đầu tiên.

Sắc lệnh của Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp

Sáng nay, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III khai trương phòng trưng bày chuyên đề kỷ niệm 100 năm ngày sinh đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Sáng nay, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III khai trương phòng trưng bày chuyên đề kỷ niệm 100 năm ngày sinh đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Các hình ảnh trưng bày tập trung vào 2 lĩnh vực: quân sự và hoạt động chính trị của đại tướng.
Các hình ảnh trưng bày tập trung vào 2 lĩnh vực: quân sự và hoạt động chính trị của đại tướng.
Sắc lệnh số 3 ngày 1/9/1945 về Thiết quân luật ở Hà Nội.
Sắc lệnh số 3 ngày 1/9/1945 về Thiết quân luật ở Hà Nội.
Sắc lệnh số 5 ngày 5/9/1945 về bãi bỏ cờ quẻ ly và ấn định Quốc kỳ Việt Nam.
Sắc lệnh số 5 ngày 5/9/1945 về bãi bỏ cờ quẻ ly và ấn định Quốc kỳ Việt Nam.
Bản mô tả kích cỡ, màu sắc cụ thể của Quốc kỳ.
Bản mô tả kích cỡ, màu sắc cụ thể của Quốc kỳ.
Sắc lệnh số 14 ngày 8/9/1945 về ấn định thời hạn và thể lệ cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc dân Đại hội.
Sắc lệnh số 14 ngày 8/9/1945 về ấn định thời hạn và thể lệ cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc dân Đại hội.
Sắc lệnh số 19 và 20 ngày 8/9/1945 về thiết lập lớp học bình dân cho nông dân và thợ thuyền; và bắt buộc học chữ quốc ngữ.
Sắc lệnh số 19 và 20 ngày 8/9/1945 về thiết lập lớp học bình dân cho nông dân và thợ thuyền; và bắt buộc học chữ quốc ngữ.

Danh sách thành viên Chính phủ Liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập ngày 1/1/1946.
Danh sách thành viên Chính phủ Liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập ngày 1/1/1946.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thụ cấp Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp ngày 20/1/1948.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thụ cấp đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp ngày 20/1/1948.
Nhân dịp Quốc khánh 2/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh thưởng Huân chương Quân công hạng nhất cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Nhân dịp Quốc khánh 2/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh thưởng Huân chương Quân công hạng nhất cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Võ Nguyên Giáp: Lao tù là trường học cách mạng

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật Vị tướng huyền thoại của Việt Nam - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xin giới thiệu  về cuộc đời và sự nghiệp của ông.


Hồ Chủ Tịch trực tiếp giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu kế hoạch tác chiến và mở chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu TTXVN).
Ngày còn nhỏ, Võ Nguyên Giáp còn nhớ như in đêm đêm cậu vẫn thường được nghe mẹ đọc bài vè Thất thủ kinh đô rất phổ biến trong dân gian.

Bài vè mở đầu: "Năm Mùi thất thủ thuận an/ tài gia bá hộ các làng kêu ca/ Đàn ông cho chí đàn bà/ Hưu trí, hưu dưỡng ai mà chẳng xung/ Nam triều chán chi kẻ anh hùng/ Để thuận an thất thủ khổ tranh đoạn tình."

Bài vè là tiếng nói của dân gian kể lại sự kiện kinh đô Huế bị thất thủ, một cách rất mộc mạc, chân thực. Có đoạn hùng hồn như tiếng kèn xung trận, có đoạn ngậm ngùi khổ đau, trách cứ, đoạn thì đanh thép như một bản cáo trạng đanh thép.

Mẹ còn kể: khi bà còn để tóc bím, kinh đô Huế bị thất thủ, Điện tiền thượng tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi ra Sơn Phòng- Quảng Bình. Vua xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi sĩ phu, nam phụ lão ấu, mọi người con dân Việt đứng lên chống Pháp cứu nguy đất nước.

Ông ngoại Võ Nguyên Giáp quê ở tận Mỹ Đức, đầu nguồn sông Cẩm Ly, một vùng sơn cước, dưới dãy Trường Sơn hùng vĩ. Cụ theo văn thân lên đến chức Đề đốc coi đại đồn tiền vệ. Chẳng may ông bị giặc Pháp bắt tra tấn dã man, nhưng một mực trung thành, không một lời khai báo.

Đặc biệt, Võ Nguyên Giáp ấn tượng sâu sắc nhất về ngôi miếu ở xóm ngoài, thờ vị tướng đem quân đánh giặc ngoại xâm, không may bị tướng giặc chém đứt cổ, chỉ còn dính da, nhưng ông vẫn hùng dũng thúc ngựa về làng. Gặp một bà già đang hái rau, ông liền xuống ngựa ôn tồn hỏi cụ. "Thưa cụ, cọng rau muống bẻ ra có sống được không? - Rau muống rỗng, bẻ ra không sống được, cụ già chậm rãi thưa lại. Thế là ông ngã ngựa chết ngay."

Những câu chuyện mẹ kể năm nào, sẽ không phai mờ trong tâm trí và mặc dù phong trào Cần Vương đã lắng xuống, nhưng các âm hồn của các tử sĩ kinh thành vẫn vang vọng mãi trong lòng dân chúng Huế. Điều đó thể hiện rõ trong câu ca: "Chiều chiều trước bến vân lâu/ ai ngồi, ai câu/ ai sầu ai thảm/ai thương ai cảm/ ai nhớ ai trông/ thuyền ai thấp thoáng trên sông/ buông câu mái đẩy, chành lòng nước non."

Những ngày sống và học ở Huế, câu hò càng gợi lên trong lòng Võ Nguyên Giáp nỗi niềm tiếc nuối.

Là một học sinh xuất sắc của trường quốc học Huế, tháng nào anh cũng đứng đầu lớp. Có một tháng bỗng dưng anh đứng thứ nhì, bạn bè, thầy giáo hết sức ngạc nhiên. Nhưng đối với Võ Nguyên Giáp, giờ đây việc học hành không phải là điều mà anh quan tâm duy nhất.

Anh bước vào cổng trường quốc học Huế đúng vào lúc phong trào đấu tranh của nông dân, các tầng lớp chí thức, học sinh Trung kỳ đòi giảm sưu cao, thuế nặng, đòi nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu, đòi được để tang nhà yêu nước cách mạng Phan Chu Trinh.

Võ Nguyên Giáp như đã có một nội lực sẵn, anh đã nhanh chóng hòa nhập ngay vào phong trào đấu tranh đó. Hơn nữa ở đây Võ Nguyên Giáp có nhiều người bạn hoạt động trong phong trào học sinh như các anh : Nguyễn Khoa Văn (Hải Triều), Nguyễn Thúc Hào…. đặc biệt là Nguyễn Chí Diểu, người bạn lớn hơn anh 3 tuổi, gia đình nông dân nghèo, quê ở Phú Mậu, Thừa Thiên. Hai người tuy mới quen nhau nhưng rất thân thiết, không chỉ vì cùng chung cảnh ngộ học trò nghèo, mà hình như giữa 2 người có cùng chung một suy nghĩ, chung một chí hướng…

Nguyễn Chí Diểu thường chia sẻ với Võ Nguyên Giáp về sự bất bình trước cảnh giáo dục thực dân, nhằm tạo ra những tên tay sai đắc lực phục vụ cho “mẫu quốc.” Chính những điều đó mà chỉ 3 năm sau ngày quen biết, Nguyễn Chí Diểu đã giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào Tân Việt cách mạng Đảng. Hơn nữa, ở đây cậu học sinh Giáp còn được các thầy đầy tâm huyết dạy dỗ, giáo dục như thầy Võ Liêm Sơn, thầy Cao Xuân Huy, thầy Đặng Thai Mai.

Tiếp tục truyền thống đấu tranh đầu tiên của học sinh Huế do Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) lúc đó là học sinh lớp Đệ nhị (niên khóa 1908-1909). Trường Quốc học Huế, khởi xướng vận động bạn bè học sinh cùng đi biểu tình với quần chúng kéo đến Tòa Khâm Sứ vào tháng 4/1908. Cũng như cuộc đấu tranh chống chế độ giáo dục hà khắc của học sinh Trường Kỹ nghệ thực hành diễn ra tháng 3/1926.

Tháng 4/1927 tại trường Quốc học Huế lại diễn ra một cuộc bãi khóa rầm rộ với quy mô lớn. Nguyễn Chí Diểu bị tên giám thị Pháp chú ý, coi là kẻ cầm đầu những cuộc đấu tranh bãi khóa ở trường. Nhân một hôm, thi môn toán, viên giám thị gian giảo này đã vu cho Diểu “quay cóp” bài của bạn và tức khắc đuổi Diểu ra khỏi trường.

Võ Nguyên Giáp và các bạn cùng chí hướng bất bình trước việc “vu oan, giá họa” cho người khác của tên giám thị, đã làm đơn yêu cầu nhà trường hủy quyết định đuổi học Diểu - Nguyễn Chí Diểu là một học sinh giỏi của lớp - Diểu không hề chép bài của bạn như giám thị vu cáo. Nhưng đơn đã bị nhà trường trả lại.

Ngay sau đó, Võ Nguyên Giáp liền bàn với Nguyễn Khoa Văn tiếp tục tổ chức bãi khóa để phản đối việc Diểu bị đuổi học. Cuộc bãi khóa của học sinh Trường Quốc học Huế lan rộng ra khắp các trường ở Huế và phát triển thành cuộc tổng bãi khóa.

Trước tình hình đó nhà cầm quyền Pháp tại Huế được sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh mật thám Trung Kỳ Leon Sogny, Hiệu trưởng và Tổng giám thị Trường Quốc học Huế luc đó là Bourotte và Harter huy động toàn bộ lực lượng giám sát mọi hoạt động của học sinh trong trường.

Nhiều nam nữ học sinh Huế bị bắt bớ giam cầm. Nhưng do áp lực của công luận, sau một tuần nhà đương cục Pháp phải nhượng bộ thả một số học sinh bị bắt nhưng kiên quyết đuổi một số người bị chúng coi là những kẻ cầm đầu, trong đó có các anh Nguyễn Chí Diểu, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Khoa Văn…

Lúc này Võ Nguyên Giáp không trở về quê ngay, anh lang thang vào Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định… vừa thăm thú bạn bè, vừa nghe ngóng tình hình. Trong thời gian ở Quảng Nam anh đến viếng nhà thờ cụ Phan Châu Trinh, mới được lập ở Đà Nẵng. Rồi cuối cùng trở về quê nhà trong tâm trạng bế tắc.

Bỗng nhiên một hôm Nguyễn Chí Diểu lặn lội từ Huế về làng An Xá tìm gặp Võ Nguyên Giáp. Diểu mang theo một tập tài liệu về “Liên đoàn các dân tộc bị áp bức trên thế giới” và một số văn kiện cuộc họp của “Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội” ở Quảng Châu, trong đó có 2 bài phát biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Anh Giáp đọc rất xúc động.

Nguyễn Chí Diểu cho Giáp biết sau khi bị đuổi học Diểu đã tham gia Tân Việt cách mạng Đảng hiện có cơ sở ở Huế, đồng thời cho Giáp xem chương trình, điều lệ của Tân Việt Cách mạng Đảng. Và sau đó kết nạp anh vào Đảng.

Mùa hè năm 1928, Võ Nguyên Giáp trở lại Huế. Anh bước vào đời của một chiến sĩ cách mạng. Tại Huế, Nguyễn Chí Diểu giới thiệu anh Giáp đến làm việc ở Quan Hải Tùng thư, một nhà xuất bản do Tổng bộ Tân Việt chủ trương, trụ sở đặt ở phố Đông Sa. Sáng lập viên là Đào Duy Anh.

Về công khai, Võ Nguyên Giáp là thư ký của nhà xuất bản, anh được sinh hoạt trong một tiểu tổ bí mật của Đảng Tân Việt do Đào Duy Anh làm tổ trưởng. Tại đây Võ Nguyên Giáp có điều kiện tiếp xúc với những học thuyết kinh tế, xã hội, dân tộc, cách mạng. Đặc biệt là cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” và tờ báo “Người cùng khổ” (Le Paria) từ Pháp gửi về.

Từ năm 1929, Võ Nguyên Giáp trở thành một trong những thành viên trong nhóm hạt nhân của Đảng Tân Việt. Anh tích cực vận động cho tổ chức này gia nhập Đảng Cộng sản. Với tư cách là Tổng biên tập báo Tiếng Dân, Đào Duy Anh giới thiệu Võ Nguyên Giáp với cụ Huỳnh Thúc Kháng và được cụ đồng ý, Võ Nguyên Giáp làm biên tập viên cho báo Tiếng Dân, tờ báo đầu tiên ở Trung Kỳ có xu hướng tiến bộ do cụ Huỳnh Thúc Kháng chủ trương ra mắt bạn đọc vào tháng 7/1928.

Qua tờ báo Tiếng Dân, Võ Nguyên Giáp viết bài tuyên truyền cho chủ nghĩa Marx. Vì vậy, chính quyền thực dân ở đây ngày đêm theo dõi, giám sát sít sao từng hoạt động của anh.

Sau khởi nghĩa Xôviết Nghệ Tĩnh 1930, thực dân Pháp ra sức khủng bố trắng. Ngày 25/10/1930, lúc vừa tròn 19 tuổi, anh bị Pháp bắt giam cùng một số người, trong đó có thầy Đặng Thai Mai, nữ sinh Nguyễn Thị Quang Thái (em nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai) sau đó ít lâu trở thành người vợ thân yêu của Võ Nguyên Giáp và nhiều bạn học Trường Quốc học Huế. Anh bị kết án hai năm tù giam tại nhà lao Thừa Phú.

Không tra khảo được gì, chúng liền nhốt anh vào xà lim, suốt 15 ngày trong buồng tối, không một ánh sáng. Cuối năm 1931, do Hội Cứu tế Đỏ Pháp đấu tranh, đòi thả chính trị phạm. Chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương buộc lòng phải nhượng bộ tha một số tù chính trị.

Thầy Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, Quang Thái và một số anh em khác được thả. Võ Nguyên Giáp bị đưa về quản thúc ở quê, làng An Xá và hàng tháng phải lên trình diện với quan huyện. Ít lâu sau, anh tìm cách ra Vinh, Nghệ An để thực hiện chí hướng của mình. Ở Vinh, anh tìm đến thầy Đặng Thai Mai và được thầy giúp đỡ tìm kiếm việc làm tạm thời.

Năm 1932, thầy Đặng Thai Mai chuyển ra dạy học ở Hà Nội, Võ Nguyên Giáp cũng ra theo thầy. Võ Nguyên Giáp đã rời ghế nhà trường từ năm Thành chung thứ hai, giờ đây tại Hà Nội, anh quyết định dành một khoảng thời gian 10 tháng để học, dự thi lấy bằng tú tài phần nhất với tư cách thí sinh tự do và anh đã đỗ hạng ưu.

Từ đây Võ Nguyên Giáp bắt đầu dạy học tại trường Thăng Long cùng với thầy Đặng Thai Mai.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từ lâu đã là một vị tướng huyền thoại của nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Trong những ngày cả nước hướng về Thủ đô để mừng thọ Đại tướng tròn 100 tuổi (Đại tướng sinh ngày 25/8/1911), phóng viên đã đến thăm văn phòng làm việc của Đại tướng và được gặp người trợ lý đã gắn bó với ông gần 40 năm (trong đó gần 20 năm nay phụ trách văn phòng của Đại tướng) - Đại tá Nguyễn Huyên.



Đại tướng Võ nguyên Giáp - Nguồn: Internet
Đại tướng làm việc không nghỉ và thông minh lạ kỳ

*Thưa Đại tá, ông vừa vào Quân y viện 108 thăm Đại tướng về, xin ông cho biết tình hình sức khỏe của Đại tướng?

- Đại tá Nguyễn Huyên: Thường thì một tuần ba bốn lần tôi vào thăm Đại tướng. Dạo này sức khỏe của anh ổn định, tỉnh táo nhưng vẫn cần giữ gìn nên hạn chế người vào thăm. Hôm nay tôi có hỏi “Anh có đau ở đâu không?” thì Đại tướng lắc đầu. Mấy hôm trước hỏi câu đó, anh lấy tay chỉ ở bụng. Khi vừa vào thăm anh bắt tay tôi và khi chào anh ra về thì anh lại giơ tay nắm chặt tay tôi.
 
* Xin ông kể lại khi mới được giao nhiệm vụ đến làm việc bên Đại tướng, ông đã có ấn tượng gì đầu tiên về Đại tướng Võ Nguyên Giáp?

- Đại tá Nguyễn Huyên: Năm 1975, tôi được điều về văn phòng Bộ quốc phòng, sau đó được phân công đến làm việc giúp Đại tướng theo dõi về thời sự. Khi ấy Đại tướng đang cần có người tổng hợp thông tin thời sự trong nước và thế giới hàng ngày.

Ấn tượng đầu tiên của tôi là sao lại có người làm việc trí óc với cường độ lớn đến thế. Làm suốt ngày, nhiều đêm làm việc đến tận khuya, hầu như trong đầu ít khi được nghỉ ngơi. Ngủ thì thôi chứ thức là anh lại suy nghĩ công việc, có lúc đang ăn cơm cũng dừng lại gọi điện thoại làm việc. Lúc nào anh cũng đòi hỏi được làm việc, cũng sẵn sàng trao đổi công việc. Mà khi tôi mới đến thì anh Văn đã vào tuổi 65.

Buổi sáng, Đại tướng vừa đi tập thể dục vừa nghe tôi báo cáo tình hình thời sự trong nước và thế giới. Từ khoảng năm giờ rưỡi hoặc sáu giờ sáng tôi đã có mặt đi theo anh để báo cáo tin tức lúc anh đang đi bộ tập thể dục.

Có thời kỳ văn phòng của Đại tướng có tất cả 17 người trong đó có 8 sĩ quan cấp Thiếu tá, Trung tá, Đại tá là những cán bộ nghiên cứu giúp anh làm việc. Mỗi người được phân công phụ trách một lĩnh vực như quân sự, kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, giáo dục, công tác của Đảng, Nhà nước. Tuỳ theo công việc có lúc tập trung tất cả cùng nghiên cứu một vấn đề Đại tướng nêu lên.

Bộ phận văn phòng thường phải làm việc rất khẩn trương không kể ngày nghỉ, giờ nghỉ mới đáp ứng được yêu cầu của Đại tướng. Bộ phận cán bộ nghiên cứu phải theo dõi phân tích tổng hợp tình hình, đề xuất ý kiến về những vấn đề trong lĩnh vực mình phụ trách. Chúng tôi có nhiệm vụ báo cáo với Đại tướng để Đại tướng chuẩn bị nội dung làm việc với lãnh đạo, với các ngành, các địa phương, đơn vị.  
 
Suốt thời kỳ những năm 80-90 của của thế kỷ 20, tôi thấy Đại tướng làm việc liên miên không nghỉ kể cả ngày Chủ nhật. Một hôm, tôi đề nghị với anh: “Chủ nhật này anh dành thời gian nghỉ ngơi một hôm cho thảnh thơi.” Anh liền nói ngay: “Cậu tưởng Chủ nhật để mình ngồi ở nhà như vậy là nghỉ à? Với mình một ngày mà trong đầu không nhận được thông tin gì mới thì cảm giác nó trì trệ, còn mệt hơn.”

Từ đó, tôi không bao giờ đề nghị anh nghỉ nữa. Và tất cả chúng tôi luôn sẵn sàng phân công nhau làm việc bên anh không nghỉ Chủ nhật.

Đối với anh Văn, lúc nào cũng muốn có thông tin, xử lý thông tin. Những năm anh 70, 75 cho đến 80 tuổi, anh đều dành thời gian đi thực tế thăm địa phương, đơn vị, cơ quan để hiểu tình hình để hiểu đời sống, sinh hoạt của nhân dân, của cán bộ chiến sĩ.

* Thưa Đại tá, ấn tượng tiếp theo của ông về Đại tướng sẽ là điều gì ạ?

- Đại tá Nguyễn Huyên: Đúng rồi, còn có ấn tượng thứ hai là tôi thấy anh Văn rất thông minh. Để báo cáo tin tức cho anh, tôi phải đọc trước các bản tin, có đoạn tin phức tạp tôi phải đọc hai ba lần mới hiểu. Vậy mà khi tôi đọc cho anh chỉ một lần trong khi anh vừa tập thể dục vừa nghe, tôi định đọc lại lần nữa thì anh khoát tay nói “Được rồi, hiểu rồi.” Và anh bình luận trúng ngay vào điểm cốt yếu của bản tin.

Có hôm phải làm báo cáo gấp, anh vừa đi lại trong phòng vừa đọc cho tôi ghi một mạch hơn 20 trang giấy.

Ấn tượng này được chứng minh rất rõ về sau, khi anh được Đảng, Nhà nước phân công phụ trách khoa học và giáo dục. Hai lĩnh vực mới mẻ và khó nhưng do thông minh và có cách làm việc rất khoa học, gắn lý luận với thực tiễn, tự học tập, nghe chuyên gia, biết cách giàu trí tuệ của mình nên chỉ trong một thời gian ngắn anh đã nắm bắt được vấn đề và có ý kiến chỉ đạo sắc bén.

Những lần phát biểu trước hội nghị, hội thảo anh chỉ chuẩn bị bằng ghi đề cương cho bài nói chứ hầu như không có việc đọc văn bản viết sẵn.

*Ông có thể cho biết sự quan tâm của Đại tướng với các cán bộ chiến sĩ trực tiếp giúp mình và sự quan tâm đối với gia đình?

-Đại tá Nguyễn Huyên: Là một nhà lãnh đạo cấp cao, một vị tướng đứng đầu quân đội bận trăm công nghìn việc nhưng anh vẫn quan tâm đến anh chị em phục vụ và giúp mình làm việc, anh thường xuyên thăm hỏi tình hình gia đình, vợ con, có những lúc anh dành thời gian đến thăm gia đình anh chị em. Thỉnh thoảng anh lại thân mật trò chuyện trao đổi cùng anh em. Anh luôn được anh chị em hết lòng phục vụ không chỉ vì trách nhiệm được giao mà còn vì tình cảm yêu mến quý trọng.

Với gia đình, Đại tướng là một người mẫu mực luôn quan tâm đến sức khoẻ và sự tiến bộ của mọi người thân trong gia đình. Anh Văn và chị Hà luôn quan tâm chăm sóc giáo dục con cháu trưởng thành, gia đình hòa thuận. Có thể nói gia đình anh sống thật hạnh phúc. Đó là một nhân tố rất quan trọng để anh hoàn thành nhiệm vụ và sống khoẻ, sống vui, sống thọ.

*Sống bên Đại tướng nhiều năm, ông có thể cho biết Đại tướng ghét nhất là điều gì?

- Đại tá Nguyễn Huyên: Anh ghét nhất là xu nịnh. Những ai cứ khúm núm, nói theo, nói cho vừa ý cấp trên không có chính kiến rõ ràng là anh không thích. Có câu chuyện thế này: Tôi nhớ một hôm có đồng chí cán bộ cấp cao đi nước ngoài về đến thăm anh, nói với anh: “Người như Đại tướng thì ở bên đó người ta dựng tượng lâu rồi đấy ạ!” Anh nghe đến đấy liền hỏi: “Anh nói cái gì vậy! Đó là việc của người ta.”…

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa hề treo chữ "nhẫn"

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng huyền thoại của nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế sắp tròn 100 tuổi và bước sang tuổi 101, Đại tá Nguyễn Huyên - người trợ lý đã gắn bó với Đại tướng gần 40 năm nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.


Chụp tại phòng làm việc và tiếp khách của Đại tướng võ Nguyên Giáp - Ảnh: Nguyễn Anh/Vietnam+
* Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng lỗi lạc, vậy thìch cư xử của Đại tướng có "quân sự" và rất nguyên tắc không, thưa ông?


- Đại tá Nguyễn Huyên: Anh nghiêm túc trong công việc nhưng không cứng nhắc đâu. Anh Văn còn hay đùa dí dỏm nữa. Ví dụ như khi đang tập trung làm việc tôi có việc cần xin anh nghỉ 10 phút thì anh bảo: “Cho cậu nghỉ hẳn 11 phút luôn!”

* Trong trường hợp gặp những ý kiến khác ý của mình thì Đại tướng có chấp nhận và chấp nhận thế nào, thưa ông?

- Anh luôn thích trung thực, thẳng thắn. Anh hay dặn: “Cái gì thấy đúng thì cứ giữ ý kiến.” Đại tướng luôn lắng nghe ý kiến của mọi người, dù ý kiến đó có thể ông chưa đồng tình. Chính vì thế khi anh đến các địa phương, các ngành ở đâu có có vấn đề gì người ta cũng muốn nói với anh. Có lẽ nhờ vậy mà anh có điều kiện để phân tích tình hình một cách khách quan, toàn diện, hiểu được thực chất và tìm ra giải pháp thuận lòng người.

* Xin được mạo muội hỏi ông một chuyện? Có lần phỏng vấn một cán bộ  quân đội, tôi được biết  chuyện đồn về Đại tướng có treo chữ "nhẫn" ở chỗ làm việc là không đúng. Vậy mong ông nói rõ về việc này?

- Chuyện nói Đại tướng treo chữ “nhẫn” mà bạn vừa nêu là hoàn toàn bịa đặt. Đại tướng không hề treo chữ đó. Một lần có người yêu kính Đại tướng muốn  tặng anh chữ "Nhẫn" thư pháp lồng trong khung kính. Trước khi tặng, anh ấy có đến hỏi tôi, tôi nói chữ “nhẫn” có hai cách hiểu.

Thứ nhất có nghĩa là kiên nhẫn, nhẫn nại nhưng cũng có nghĩa thứ hai là nhẫn nhục. Đại tướng chưa bao giờ là người chịu nhẫn nhục theo cách hiểu thứ hai. Vì vậy tặng là không nên vì có thể làm cho người ta hiểu sai lệch hoặc có kẻ xuyên tạc.  

Tôi còn được biết bài thơ “Chữ Nhẫn” đã đăng lên báo nói là của Đại tướng. Nhưng Đại tướng không hề có bài thơ ấy và tờ báo đó đã phải đính chính. Trong bài  thơ có câu “Có khi nhẫn để tiến thân” thì Đại tướng của chúng ta không bao giờ như vậy.

Đại tướng là người luôn làm chủ tình hình, luôn chủ động, không bao giờ bị động, biết làm việc gì, nêu ý kiến gì, lúc nào cho đạt hiệu quả. Anh cũng là người giữ ý kiến của mình mà không gây mất đoàn kết, lại có phương pháp đấu tranh phù hợp để cuối cùng thực hiện được ý kiến đúng đắn đó và được mọi người đồng tình.

* Suốt bao nhiêu năm ở bên Đại tướng, ông có cảm nghĩ gì về chính mình?

- Một câu hỏi có tính tổng kết quá! Được làm việc với Đại tướng, bản thân tôi khi mới về làm việc giúp Đại tướng chỉ là một thiếu tá, một cán bộ nghiên cứu ở cơ quan cấp dưới. Trình độ của tôi ban đầu còn hạn chế nhưng sau này và đến giờ đã mở rộng được hiểu biết, về lý luận cũng như về thực tiễn. Tôi thấy trình độ của mình được nâng lên nhiều và học được anh Văn nhiều lắm: Học được về phẩm chất đạo đức, về kiến thức và về phương pháp làm việc, về cách cư xử ở đời.

Điều sâu sắc mà anh Văn nhiều lần kể với anh em là thời kỳ đầu cách mạng, một đêm nằm ngủ với Bác Hồ trên giường làm bằng cành cây rất đau người tại hang Pắc Bó, đang trao đổi công việc, bỗng dưng Bác dừng lại và nói một câu: "Chú Văn ạ! làm cách mạng là phải ‘Dĩ công vi thượng’" - nghĩa là phải lấy việc công làm trên hết, cũng có nghĩa là luôn đặt lợi ích chung lên trên hết, không cá nhân chủ nghĩa. Điều này rất có nghĩa với chúng ta hiện nay.

Là một cán bộ quân đội, tôi thấy mình thật hạnh phúc là đã có một thời gian khá dài được làm việc, gắn bó với anh Văn - một vị tướng kiệt xuất, nhân nghĩa, tài ba, luôn hết lòng vì nước vì dân.

* Trân trọng cảm ơn Đại tá! Chúc ông luôn mạnh khỏe!

Hồi ức của vị trợ lý đại tướng Võ Nguyên Giáp

Miệt mài làm việc quên cả chuẩn bị thủ tục bay cho Đại tướng, chứng kiến vị Tổng Tư lệnh quấn lá ngải cứu quanh đầu do thức trắng đêm nghĩ cách đánh trận... đại tá Hoàng Minh Phương nhớ lại những năm tháng làm trợ lý tướng Giáp.

Các chiến sĩ Điện Biên Phủ chụp ảnh kỹ niệm với con gái đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Tá Lâm.
Các chiến sĩ Điện Biên Phủ chụp ảnh kỷ niệm với con gái đại tướng Võ Nguyên Giáp (đứng giữa). Ảnh: Tá Lâm.
Đại tá Hoàng Minh Phương (84 tuổi, nguyên trợ lý cho đại tướng Võ Nguyên Giáp) xúc động nói, vượt qua tuổi 100 là một niềm hạnh phúc lớn không chỉ của đại tướng và gia đình mà còn là niềm vui lớn của các chiến sĩ Điện Biên Phủ năm xưa.
"Đối với các chiến sĩ Điện Biên Phủ, ân tình với đại tướng lại càng sâu nặng. Nếu không có quyết định sáng suốt, thay đổi cách đánh, từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc của Tổng Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa thì hậu quả thật khôn lường. Có lẽ chúng ta ngồi đây đã hy sinh hết", vị trợ lý cho đại tướng Võ Nguyên Giáp nói.
Đại tá Phương kể lại, ông bắt đầu làm trợ lý cho đại tướng Võ Nguyên Giáp từ chiến dịch Biên Giới (1950) khi mới 22 tuổi. Đại thắng mùa xuân 1975 kết thúc thắng lợi, ông chia tay với vị Tổng Tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam. Sau này, mỗi lần đại tướng vào TP HCM, đại tá Phương lại có dịp ân cần trợ giúp cho "người anh cả".
Là trợ lý nên ông có điều kiện hiểu biết nhiều về đại tướng kể cả thời niên thiếu của ông. Đại tương từng kể, quê ông vào mùa gặt thường thuê phường gặt. Ngày gặt ngoài đồng, tối về giã gạo mọi người luôn miệng hát "Khoan khoan hò khoan", do vậy mà ông rất thuộc bài giã gạo. Những năm mất mùa đói kém, nhà ông phải đi vay thóc về giã mới có ăn. Sau mùa gặt, ông cùng mẹ đi trả nợ bị địa chủ Bá Hai ở Mỹ Lộc buộc phải đem thóc ra quạt mạnh cho bay hết hạt lép, cuối cùng chỉ còn lại hai phần ba. Mẹ ông đành chịu, nhà nghèo lại càng nghèo khiến lòng ông vô cùng căm uất.
Đại tá Hoàng Minh Phương (
Đại tá Hoàng Minh Phương (thứ hai từ bên phải qua) trao bức "Hào khí trăm năm" do nghệ nhân Ý Lan gửi tặng cho Đại tướng. Ảnh: Tá Lâm.
Nhớ lại chiến dịch Điện Biên Phủ, đại tá Phương kể, tối 25/1/1954, Đại tướng thức trắng một đêm không ngủ suy nghĩ cách đánh. Sáng hôm sau, ông lên thì thấy đại tướng quấn lá ngải cứu xung quanh đầu. Vị trợ lý hỏi: "Anh nhức đầu hay sao?" thì được Đại tướng nói: "Mười một ngày qua mình trăn trở vì chủ trương đánh nhanh thắng nhanh và suốt đêm qua không ngủ được. Chiều nay trận đánh sẽ bắt đầu rồi mà những yếu tố thắng lợi ta chưa nắm chắc. Cậu qua báo với trưởng đoàn cố vấn đề nghị xin làm việc sớm để mình thuyết phục cho kéo pháo ra, chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc tiến chắc".
Có một kỷ niệm mà trợ lý Phương không bao giờ quên là một lần đến trễ làm thủ tục bay cho Đại tướng. Do miệt mài dịch tài liệu đến 4 giờ sáng nên ông ngủ quên đến gần 7 giờ sáng mới lò mò dậy, trong khi chuyến bay đưa Đại tướng ra nước ngoài công tác khởi hành lúc 7h sáng.
Vội vàng ra sân bay, trợ lý Phương ngồi vào một góc và chờ đợi một trận la mắng của Đại tướng, nhưng vị Tổng Tư lệnh không hề trách móc, trái lại còn hỏi thăm: "Cậu đêm qua thức khuya dịch tài liệu không ngủ phải không? Mình phải kiếm cho cậu một cô vợ để về quản cậu chặt chẽ nếu không cứ thức đêm như thế không tốt".
"Lúc đó tôi thở phào nhẹ nhỏm. Đại tướng thường rất quan tâm đến anh em chiến sĩ, xem như những người bạn chí cốt. Còn anh em thì quý trọng ông như người anh cả", trợ lý Phương cười tươi.
Cũng có mặt trong buổi họp mặt, bà Hòa Bình (con gái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) xúc động trước tình cảm của những chiến sĩ Điện Biên Phủ năm xưa giành cho cha mình.
Con gái đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận tranh các cựu chiến binh gửi tặng Đại tướng. Ảnh: Tá Lâm.
Con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận tranh các cựu chiến binh gửi tặng Đại tướng. Ảnh: Tá Lâm.
"Buổi sáng, trước khi bay vào TP HCM, cháu có báo với ba là sẽ vào Sài Gòn dự buổi họp mặt của các cô, các chú mừng ba 100 tuổi. Ba có nói ba gởi lời hỏi thăm mọi người", bà Bình kể.
Con gái của Đại tướng cũng cho hay bà từng nghe cha nói: "Hạnh phúc lớn nhất của người cầm quân là được ở bên chiến sĩ trên mặt trận". Và trong những lần gặp mặt các chiến sĩ, đại tướng cũng thường nói: "Chúng ta gặp mặt nhau ở đây là quý lắm rồi "và bao giờ ông cũng nhớ tới những người đã hy sinh. Chính những lần nghe cha nói như thế, bà Hòa Bình mới thấm thía nghĩa tình của những người chiến sĩ.
Thay mặt cho hơn 350 chiến sĩ Điện Biên Phủ, đại tá Phương đã gửi thư chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi. "Kính chúc đại tướng duy trì được sức khỏe để sống lâu hơn nữa cùng con cháu và chứng kiến những đổi thay của đất nước", bức thư viết.
“Từ một Nhà giáo yêu nước mà đồng chí Võ Nguyên Giáp trở thành người đứng đầu quân đội. Anh Văn đã được Bác Hồ dìu dắt. Đại tướng đã là người học trò được Bác Hồ trực tiếp rèn luyện. Đồng chí được Bác Hồ giao cho trọng trách thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Mặc dầu trước đó, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa nhưng chưa có cuộc nào được cụ Hồ chỉ đạo sát như thế. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được toàn dân, toàn quân ta yêu kính đặc biệt. Vì Đại tướng là người rất có trí tuệ và rất nhân văn. Trí tuệ chinh phục đầu óc của chúng ta và nhân văn chinh phục trái tim chúng ta.

Như trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi được ở gần với Đại tướng nên tôi thấy rõ ông có trí tuệ thuyết phục. Nhiều người tài giỏi danh tiếng như Hoàng Văn Thái, Hà Văn Lâu, Tạ Quang Bửu… đều từng phải nói lên cảm nhận: mỗi khi làm việc với anh Văn về đều thấy vấn đề trở nên sáng rõ và sau đó còn học được ở anh rất nhiều. Học được cách nhìn nhận đánh giá, cách tiếp nhận kiến thức. Nếu mỗi năm được làm việc với anh Văn vài ba lần thì trí tuệ bằng theo một lớp học.

Các anh Nguyễn Chí Thanh, Trần Đăng Ninh đều rất trí tuệ và nhân văn nhưng trình độ của Đại tướng vẫn vượt lên, rõ nét hơn cả. Hơn nữa các đồng chí đó chỉ ở một ngành còn Tổng tư lệnh bao quát hết các việc. Từ quân sự, ngoại giao, các văn phòng của nhà nước. Toàn những nơi quy tụ những người tài giỏi, vậy mà đều ước được ở cạnh Đại tướng để học hỏi thêm.

Từ trí tuệ như thế, Đại tướng có trách nhiệm rất cao. Có một câu của ông tôi luôn nhớ mãi là: “Trong nghiên cứu và trong suy nghĩ hết sức tránh ảo tưởng. Ảo tưởng dẫn đến quyết định sai lầm. Tổng tư lệnh mà sai lầm thì mất rất nhiều. Vốn khác có thể khôi phục chứ vốn con người không thể khôi phục.”

Về đặc điểm nhân văn, Đại tướng là con người hết sức nhân từ, thân ái. Tôi chỉ là một cán bộ đại đội. Cái gì không rõ là ông hỏi luôn: 'Tôi hỏi thật, cậu Giong là tú tài hay cử nhân?' Thấy tôi lúc đó hai mấy tuổi chưa có gia đình, ông thân tình hỏi: 'Chuyện vợ con của cậu thế nào rồi?'

Đại tướng rất tin tưởng và gần gũi cấp dưới. Nhiều khi ông tôn trọng, gọi bàn những việc hết sức quan trọng. Ông trải tấm bản đồ ra bàn mà mình thấy… đột ngột. Có những lần đi sang Phủ Chủ tịch trình bày với Bác Hồ, ông cho tôi đi theo. Tôi  chỉ làm nhiệm vụ cầm tài liệu, treo bản đồ. Có lần Đại tướng nói: 'Hôm nay tôi báo cáo, anh Giong chỉ'. Đại tướng luôn làm việc rất nhiệt tình, hăng say, tôi còn trẻ mà nhiều lúc theo còn thấy mệt.

Tôi có thể nói Võ Nguyên Giáp là người có 'phúc phận' được giao những trọng trách lớn nhất. Vị trí này luôn được công nhận. Nhiều người chưa biết rằng ông Lê Duẩn trọng ông Võ Nguyên Giáp lắm. Tôi được nghe ông Lê Hãn, con ông Lê Duẩn và một vị thiếu tướng (nay vẫn còn sống) kể lại chính xác rằng: đúng vào lúc Dương Văn Minh đầu hàng, ông Lê Duẩn đã đi chạy qua sang phía bàn ông Giáp ngồi, ôm chầm lấy Đại tướng: “Tổng tư lệnh chỉ huy giỏi quá!”  

Tôi cũng nghĩ rất nhiều về điều sau: Đại tướng là vị Tổng tư lệnh chỉ huy chiến tranh kéo dài mấy chục năm. Ở dưới, thanh niên hy sinh, máu xương đổ rất nhiều. Tất nhiên là vì độc lập của dân tộc.

Nhưng người ta sinh con, nuôi phương trưởng, giao cho quân đội mà ông làm Tổng tư lệnh. Con em bị hy sinh, thông thường người ta oán chứ. Vậy mà hoàn toàn không. Muôn người một lòng yêu kính ông. Phải như thế nào thì dân mới quý thế. Và cứ khi nào ông gặp gian nan thì dân lại càng thương.

Với trí tuệ, tinh thần như thế ông xứng đáng tham gia vào các sự kiện lớn nhất quyết định vận mệnh của dân tộc nên chính là anh Cả.

Đại tướng có uy tín sâu rộng trên toàn thế giới. Nghĩ về Việt Nam là Hồ Chí Minh và sau đó đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Suy tôn ông là anh Cả của quân đội là một sự chính xác. Thực tế chứng minh khó có tướng lĩnh nào sánh được với ông. Nhiều tướng lĩnh tài giỏi sau này đều hạnh phúc khi được nhận vào hàng em, hàng học trò của ông. Và được đứng sau ông là niềm vinh dự."

     Võ Nguyên Giáp - Người chỉ huy cao nhất của đội quân đầu tiên

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là đội quân chủ lực đầu tiên, là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đội được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám (nay thuộc tỉnh Cao Bằng).

Quân số ban đầu gồm 34 người (có 3 nữ), chia thành 3 tiểu đội, trong đó đồng chí Võ Nguyên Giáp là chỉ huy cao nhất, phụ trách chung mọi công việc của đội; đồng chí Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng; đồng chí Xích Thắng làm chính trị viên, đồng chí Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến…



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Có ý kiến gì không?