Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Viết chữ đẹp đã lỗi thời?

Nhìn nhận thế nào về tâm lý trầm trồ khi thấy những bản viết tay “chữ đẹp như in” của các học trò nhỏ khi tham gia các cuộc thi ‘luyện chữ”?

Theo GS Nguyễn Ngọc Lanh, chuyện học sinh cả lớp, cả trường, cả huyện… phải rầm rộ đi thi “chữ đẹp” thể hiện triết lý rất lỗi thời. Tại sao trẻ em Việt Nam cứ phải vung phí tuổi xuân vào những cuộc đua - tuy rất bổ ích cho “thành tích” của người có quyền, nhưng - vô bổ đối với sự nghiệp tương lai của chính các em?

Dưới đây là phân tích của ông. VietNamNet mong nhận được các ý kiến trao đổi. Thư gửi về: bangiaoduc@vietnamnet.vn.
Các bài luyện và các bài thi cứ na ná như nhau về nét chữ


Không có chữ, phải đi mượn; lại mượn phải thứ chữ rất khó viết

Ba ngàn năm không có chữ, tới thiên niên kỷ thứ tư, tổ tiên ta đành chấp nhận chữ Hán.

Khổ! Đây là thứ chữ tượng hình; viết chữ gần như “vẽ chữ”. Sự sáng tạo chung quy chỉ là thay đổi cách đọc chữ Hán cho lọt tai người Việt - nghĩa là tạo ra các từ Hán-Việt. Viết như nhau, Trung Quốc đọc là “zẩn mỉn” còn ta đọc là “nhân dân”. Tới nay, các từ Hán-Việt chiếm tới quá bán hoặc 2/3 kho từ vựng của ta. Vui hay buồn?

Cứ bảo chữ Hán thịnh hành suốt ngàn năm trước. Kỳ thực, nó độc tôn, chứ “thịnh hành” cái nỗi gì mà chỉ 1% dân biết chữ?

Nói khác, tới 99% dân ta không đọc nổi, mà nghe người khác đọc hộ cũng không hiểu.

Hẳn là, 99% các cụ ta thời xưa nghe đọc câu “Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện” (học không chán, dạy người không mỏi) và “Tiên giác giác hậu giác” (người biết trước dạy cho người biết sau) cũng giống như vịt nghe sấm?

Đã thế, dùng chữ Hán không thể ghi lại kho tàng văn hóa dân gian do người Việt sáng tạo. Lưu giữ bằng cách “truyền miệng” thì làm sao tránh khỏi thất thoát lớn?

Giải quyết bằng sáng tạo ra chữ Nôm: Vẫn rơi vào lẩn quẩn!

Chữ Nôm ghi lại tiếng Việt (ca dao, tục ngữ, văn thơ Việt). Nghĩa là khi đọc văn Nôm, người Việt mù chữ vẫn hiểu. Tổ tiên ta càng thêm hứng khởi sáng tác bằng chữ Nôm. Chính nhờ chữ Nôm mà truyện Kiều ra đời…

Nhưng đó là cái vòng lẩn quẩn. Vì cách phổ biến nhất để tạo ra chữ Nôm là ghép hai chữ Hán lại làm một: Trong đó, một chữ dùng để chỉ “nghĩa”, còn chữ thứ hai để chỉ “âm”.

Ví dụ, muốn viết chữ “tay” thì các cụ ghép chữ “thủ” (nghĩa là tay) với chữ “tây” (phương tây, phương Đoài). Người đọc phải… suy hoặc đoán, để mà đọc thành “tay”. Thật phiền, cứ phải giỏi chữ Hán (và giỏi đoán) mới học được, đọc và viết được chữ Nôm. Số người biết chữ Hán vẫn chỉ 1%; biết Nôm càng dưới 1%.

“Văn hay” phải kèm “chữ tốt: Chuyện đương nhiên thời xưa

“Văn hay, chữ tốt” là câu cửa miệng của người xưa nói về thành công trong nghiệp học.

Thời xưa, học vấn của một người được đánh giá ở “văn”. Nhưng “văn” chứa trong… bụng (các cụ nghĩ thế), dù hay đến mấy vẫn phải thể hiện bằng chữ thì người khác (ví dụ, người chấm thi) mới đánh giá được. Do vậy “văn hay” phải có cả “chữ tốt”.

Luyện “chữ tốt” thời xưa gian khổ gấp trăm (hay ngàn) luyện chữ quốc ngữ thời nay.
Viết chữ gần như “vẽ chữ”, thiếu hay thừa một nét là thành vô nghĩa hoặc khác nghĩa (sai một ly đi một dăm). Hàng ngang, hàng dọc cứ đều tăm tắp. Tập viết chữ Hán là nỗi vất vả và sợ hãi của học trò xưa, vì đây là chính giai đoạn rất dễ bị “ăn roi” của thầy. Nhưng trên mức “chữ tốt” còn có mức “chữ đẹp” (cực tốt) nữa. Nhưng đó là chuyện năng khiếu, “hoa tay”…, chỉ dành cho số ít người.

Thời ấy, chỉ cần “văn hay, chữ tốt” là đủ để công thành danh toại. Thời nay, nếu chỉ hành văn trơn tru và viết chữ đẹp - tuy vẫn là ưu điểm - nhưng chưa nói được gì nhiều.
Phúc thay! Từ năm 1915, nước ta đã thay chữ Hán bằng chữ quốc ngữ. Để thanh toán mù chữ, thuở xưa cần 3 năm; thì thời nay chỉ cần 3 tháng. Để luyện “chữ tốt” cũng vậy.

Thứ bậc giữa “văn hay” với “chữ tốt”

Một cách vắn tắt, làm văn là việc của cái đầu, viết chữ do cái tay.

- Khi vua muốn ban ra một chiếu chỉ, một đạo sắc phong, một lời khuyến dụ… thì các vị “văn hay” sẽ lĩnh ý và thảo ra văn bản. Họ phải dùng lời văn thích hợp và viết bằng thứ “chữ tốt” để vua duyệt. Sau đó, sẽ có những người “chữ cực tốt” sao chép thành nhiều bản để gửi đi các nơi. Như vậy, người “văn hay” là quan, gần gũi vua; còn người “chữ đẹp” chỉ là những thư lại, có khi cả đời không thấy long nhan.

Ở cấp địa phương (đạo, trấn, tỉnh, huyện) vị đứng đầu chính quyền vẫn là người “văn hay”, còn trong số phụ tá có vài người “chữ tốt” (lo việc sổ sách, sao chép văn thư…).

Dẫu sao, thời xưa người “chữ tốt” (nhất là “chữ đẹp”) vẫn có việc làm phù hợp. Còn thời nay, khó kiếm kế sinh nhai thuần túy chỉ bằng “chữ đẹp”. Bởi vì, máy đã thay thế. Người viết đẹp nhất cả nước cũng chỉ “đẹp như chữ đánh máy”, hoặc “như chữ sách in”(!).

Thi chữ đẹp

Thời nay, máy đã thay thế ngày càng vượt trội sự khéo léo của bàn tay. Tuy nhiên, vẫn nên tổ chức thi chữ đẹp, để đáp ứng nguyện vọng của những người có năng khiếu muốn tranh tài - giống như nhiều cuộc thi năng khiếu khác.

Phải nói thêm: Viết chữ đẹp, thêm óc sáng tạo, tâm hồn nghệ sĩ… vẫn có thể “sống tốt” bằng nghề thư pháp. Thực tế, sản phẩm của các nhà Thư Pháp ở ta thường là để tặng.
Còn chuyện học sinh cả lớp, cả trường, cả huyện… phải rầm rộ đi thi “chữ đẹp”, thì đấy là chuyện khác. Nó thể hiện một triết lý rất lỗi thời (mà người có quyền cứ tự ý áp đặt, dưới danh nghĩa nào đó - ví dụ, để rèn “nết người” - cho đại trà vài chục triệu đứa trẻ), nguy hiểm hơn cả bệnh “thành tích”, bệnh “phong trào”.

Số người dựa vào “chữ tốt” để sinh nhai cứ hiếm dần. Vậy, các bậc cha mẹ thời nay nếu có ý định đầu tư tiền của và công sức cho con cái về “chữ tốt” cần suy nghĩ cho kỹ.

Rèn chữ
- Thời xưa, không rèn chữ sẽ thiệt thòi nhãn tiền. Vì đó là thứ chữ khó viết và dễ sai sót dẫn đến sai nghĩa. Những người “văn hay” thì địa vị xã hội không thấp. Họ phải thảo ra những văn bản “chữ tốt”, để cho đám “chữ cực tốt” khỏi nhầm lẫn khi sao chép.
Nếu họ là các bậc uyên thâm, họ còn sáng tác (Lê Hữu Trác, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Nguyễn Du…) và có cả một đội ngũ “chữ tốt” sao chép thành hàng trăm cuốn sách. Cho tới khi con người biết khắc chữ vào tấm ván để in ra hàng loạt thì bản gốc càng phải viết bằng thứ “chữ tốt” để thợ khác khỏi nhầm lẫn (rất khó sửa).

- Thời cận đại, khi đã có chữ quốc ngữ, có máy chữ và máy in, các vị Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng… vẫn phải rèn chữ để bản thảo đỡ tốn giấy (giấy rất đắt, phải viết bằng thứ chữ nhỏ li ti) và để thư ký gõ máy chữ khỏi nhầm lẫn; và để thợ in đỡ mắc lỗi khi xếp chữ. Điều khác xưa: người đánh máy chữ và thợ xếp chữ in không cần “chữ tốt” nữa. Các nhà văn thế hệ sau làm việc lúc giao thời, nhưng thích nghi rất nhanh: từ viết tay, họ chuyển sang dùng bàn phím.

“Chữ đẹp” đến mức nào là đủ?


Đã đi học thì phải tập viết. Cứ cho rằng trong tương lai không xa, mỗi học sinh sẽ sở hữu một máy tính gọn nhẹ (mang theo tới lớp) trong chứa sẵn toàn bộ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo; cứ cho rằng họ sẽ được dạy sử dụng bàn phím thành thạo tới mức gõ chữ nhanh hơn viết (quả vậy đấy: gõ một chữ trên bàn phím để nó hiện ra màn hình vẫn nhanh hơn viết chữ đó ra giấy)... Nhưng, dứt khoát, họ vẫn phải tập viết. Vì trong cuộc đời, có lúc họ phải viết chứ không chỉ trông cậy vào máy vi tính mà xong.
Vậy, cần tập viết tới mức nào? Chẳng cần cãi nhau cho mất thì giờ; mà cứ xem “người ta” đã làm.

1) Dứt khoát học sinh phải viết đủ nét, đủ dấu, để ai cũng đọc được bản viết của mình. Họ viết ra là để người khác đọc (trước hết là để trả bài cho thầy, cô; sau này là lá đơn xin việc mà nơi tuyển chọn quy định “tự viết”, tờ giấy biên nhận, đăng ký bút tích với cơ quan quản lý…). Còn việc ghi chép cho riêng mình, họ tha hồ tự ghi, tự hiểu.

2) Họ phải tập viết nhanh, vì thời công nghiệp đòi hỏi tiết kiệm thời gian.

3) Họ chỉ viết ngắn. Nếu cần viết dài, đã có vi tính và máy in.

Thế là đủ.
Nhưng khi cần viết nhanh, nét chữ lại trở về kiểu “vốn có”

Thời gian lẽ ra dành cho tập viết như hiện nay (nhất là để thi “chữ đẹp”) liệu có nên dùng để dạy các cháu sử dụng bàn phím? Nhiều phụ huynh đã nhận ra lợi hại.

- Điều không lạ, những bài được giải “chữ đẹp” đều có nét chữ na ná như nhau, vì cùng được dạy theo một mẫu, mặc dù internet đã miễn phí rất nhiều mẫu chữ cực đẹp.

- Điều không lạ nữa: Khi phải viết nhanh, những người được giải lại trở về cách viết cố hữu của mình. Chữ là người. Chính do vậy, ta mới có thể “đoán tính cách con người theo nét chữ”. Rút ra: nét chữ (để thi) chẳng liên quan gì tới “nết người”. Chớ ngộ nhận.

Tại sao trẻ em Việt Nam cứ phải vung phí tuổi xuân vào những cuộc đua - tuy rất bổ ích cho “thành tích” của người có quyền, nhưng - vô bổ đối với sự nghiệp tương lai của chính các em? Mà tuổi thọ của dân ta chưa phải quá cao so với các dân tộc khác, để các cháu tiêu tốn tuổi trẻ vào việc này.

  • GS Nguyễn Ngọc Lanh
  •  
    Nét chữ không phải nét người
    Cách đây 15 năm tôi có được may mắn học với 2 ông giáo sư y khoa người Pháp, một người khoảng 55 tuổi, người kia khoảng 45. Cả hai ông đều là giáo sư đầu ngành trong lãnh vực của mình, một ông là Trưởng khoa, một ông là Hiệu trưởng Trường Đại học y khoa. Cả hai ông đều rất đức độ, lịch sự, quan tâm đến mọi người và được mọi người yêu mến. Hai ông mổ rất giỏi, rất khéo tay và đặc biệt chữ viết...cực xấu. Hiện tại tôi đang theo học một khoá tiếng Anh ngắn hạn tại một trường đại học trong nước, người dạy tôi là một nữ giảng viên còn rất trẻ, mới 23 tuổi, dạy rất nhiệt tình, phương pháp dạy rất hiện đại, luôn khuyến khích động viên học viên, trình độ tiếng Anh thì trên cả tuyệt vời (giọng chuẩn, nói lưu loát gần như người Anh - Mỹ), nhưng chữ viết thì...thường thường bậc trung. Cô đã được học tại Mỹ từ năm lớp 10 cho đến đại học và mới trở về Việt nam làm giảng viên đại học. Theo tôi, nên tập trung vào phát triển tư duy cho học sinh tiểu học hơn là rèn chữ viết. Ngày còn bé, tôi cũng được các thầy giáo và cha mẹ luyện chữ và đến bây giờ viết cũng khá đẹp. Tuy nhiên, tôi thấy chẳng ích lợi gì, vì mấy ngày mới phải ký một chữ, đôi khi họ tên đầy đủ cũng đã đánh máy sẵn rồi. Nói luyện chữ để rèn tính kiên trì, cẩn thận thì đúng, nhưng đó không phải là cách duy nhất để rèn luyện. Ngược lại, qua trải nghiệm bản thân tôi thấy - vì dành nhiều thời gian để rèn viết cẩn thận nên thành ra hạn chế cái mạnh mẽ, táo bạo đi. Chữ viết chỉ cần rõ ràng, sạch sẽ, viết ra phần lớn mọi người đọc được là đủ rồi. Ai có năng khiếu, đam mê viết chữ đẹp thì ủng hộ, hoan nghênh, nhưng không nên bắt các em học sinh phải suốt ngày gò lưng luyện chữ. "Nét chữ nết người" là một quan niệm cực sai lầm.
  • Rèn nét chữ, rèn nết người
    Việc viết chữ đẹp không chỉ là thành tích mà là yêu cầu căn bản của người học trò. Nét chữ thể hiện tính kiên trì, chăm chỉ của người viết. Những câu chữ thẳng hàng, đẹp, rõ nét thể hiện sự trang trọng và tính cách cẩn thận của người viết đối với người đọc. Con người muốn làm được người tốt thì phải rèn luyện từng tí một. Nét chữ cũng vậy, là học trò phải viết vở sạch đẹp, rõ ràng. GS cho việc viết chữ đẹp là việc "vô bổ" là sai lầm nghiêm trọng. Đừng chạy theo thời đại mà bỏ mất đi tương lai.Thứ nhất về thời gian, việc rèn chữ chỉ dành cho hs tiểu học, lúc này các em chủ yếu học đọc và viết, và yêu cầu là cho các em đọc tốt, viết tốt. GS nói chỉ cần viết đủ nét, đủ dấu cho người khác đọc đc. Vậy k rèn từ nhỏ thì lớn lên làm sao viết đủ nét ,đủ dấu. Vả lại việc thi chữ đẹp chỉ dành cho một số em viết chữ cực đẹp chứ k phải là cho tất cả các học sinh. Đó là cuộc thi bổ ích chứ k phải tốn thời gian như GS nhận xét. Thứ 2 về vấn đề lỗi thời: Rèn chữ cho các em tức là rèn cả tính kiên trì, nhẫn nại, rèn tính phấn đấu trong học tập cho các em. Mà đức tính kiên trì thì ai cũng biết tầm quan trọng của nó rồi. Đồng ý là khi đc thả ra người ta sẽ viết ngoáy, viết ẩu. Nhưng đó là khi người ta đã lớn, đã biết khi nào nên viết cẩn thận, khi nào có thể viết tắt. Còn bây giờ, khi các em còn nhỏ, việc rèn chữ cho các em vẫn là cần thiết.
     
     

quân cảng Cam Ranh rất có thể sẽ là con bài chiến lược giúp Việt Nam

 Chuyên gia Trung Quốc “lo lắng” về tương lai cảng Cam Ranh

Bài viết đăng trên trang “Quan điểm Trung Quốc” cho rằng, với lợi thế vô cùng đặc biệt, quân cảng Cam Ranh rất có thể sẽ là con bài chiến lược giúp Việt Nam kêu gọi sự hiện diện của nước ngoài và cản trở âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông.
Mới đây, chuyên gia Cao Vinh Vĩ đã có bài viết phân tích về những bước đi chiến lược của Việt Nam và ý đồ của các cường quốc như Mỹ, Nga quanh vấn đề tương lai của cảnh Cam Ranh.
Sau khi phân tích tất cả những yếu tố độc đáo, lợi hại của Cam Ranh, vị chuyên gia này khẳng định trong những năm gần đây hầu hết các cường quốc lớn trên thế giới như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ… những nước trong quá khứ đã từng được đồn  trú tại Cam Ranh – đều đã thể hiện một cách rất rõ ràng mong muốn được trở lại quân cảng lợi hại bậc nhất thế giới này.

Toàn cảnh khu vực cảng Cam Ranh nhìn từ trên cao
Toàn cảnh khu vực cảng Cam Ranh nhìn từ trên cao
Cam Ranh – niềm mơ ước của Nga, Mỹ
Theo Cao Vinh Vĩ, sau khi Nga rút quân vào năm 2002, vịnh Cam Ranh đã ít được quan tâm nhưng chỉ trong 1-2 năm trở lại đây, vịnh và cảng biển này một lần nữa  trở thành tiêu điểm chú ý của quốc tế. Thể hiện rõ nhất và cũng đã có những bước đi cụ thể nhất là Mỹ. Những năm gần đây, Mỹ đã rất tích cực “từ bỏ hiềm nghi trước đây” đối với Việt Nam, ra sức lôi kéo Việt Nam chính là do muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh.
Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ luôn chú ý đến vịnh Cam Ranh. Trong thời gian này, Mỹ không ngừng đề xuất mức tiền thuê vịnh Cam Ranh đối với Việt Nam, đặc biệt là năm 1992, sau khi quân đội Mỹ rút khỏi các căn cứ quân sự cuối cùng tại khu vực Đông Nam Á (căn cứ hải quân Subie và căn cứ không quân Clark ở Philippines) nên rất muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh.
Vịnh Cam Ranh nằm gần Biển Đông có vị trí hiểm yếu và có thể kiểm soát chặt chẽ yết hầu của Biển Đông. Hơn thế, nó trấn giữ con đường trọng yếu chiến lược quan trọng nhất nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Vì thế, nhân quay trở lại châu Á, Mỹ tỏ ra tích cực hơn so với các nước khác đối với vịnh Cam Ranh.
Năm 1994, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Richard từng đề xuất tái trở lại căn cứ quân sự vịnh Cam Ranh với phía Việt Nam; năm 2002, Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ Blair chính thức đề nghị sử dụng căn cứ hải quân tại vịnh Cam Ranh với Việt Nam, với tiền thuê mỗi năm lên đến 1 tỷ USD. Mới đây nhất, ngày 20/11, Phó tư lệnh Thái Bình Dương, Trung tướng Thomas L. Conant cùng đoàn tùy tùng của mình cũng đã có chuyến thăm và làm việc với Hà Nội. Chưa ai biết ông Conant nói những chuyện gì nhưng nhiều khả năng, Cam Ranh sẽ là một trong những đề tài ưa thích.
Tháng 6/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta thăm chính thức Việt Nam và cũng đã có chuyến tham quan căn cứ quân sự trước đây của Mỹ tại vịnh Cam Ranh, trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ thăm vịnh Cam Ranh kể từ năm 1975. Trong chuyến thăm này, ông Panetta cũng đã tuyên bố với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh rằng, nếu Việt Nam có ý muốn cải tạo vịnh Cam Ranh, Mỹ sẵn sàng ủng hộ. Hải quân Mỹ sau này có ý muốn thăm định kỳ vịnh Cam Ranh. Panetta nhấn mạnh Mỹ và Việt Nam cần tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh.
Có tin Việt Nam đã đồng ý cung cấp dịch vụ cho tàu chiến phi chiến đấu Mỹ tại vịnh Cam Ranh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và tàu hậu cần USS Richard E. Byrd thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam hồi tháng 7/2012.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và tàu hậu cần USS Richard E. Byrd thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam hồi tháng 7/2012.
Chuyến thăm của Panetta đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Tờ “Huffington Post” của Mỹ đánh giá: năm 2003 tàu chiến của hải quân Mỹ đã tới thăm Việt Nam; tháng 11/2011, Mỹ-Việt tổ chức diễn tập quân sự chung. Việt Nam thậm chí yêu cầu Mỹ xoá bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam.
Các dấu hiệu trên cho thấy rõ quyết tâm hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ. Từ góc độ của Mỹ, quay trở lại vịnh Cam Ranh, quay trở lại Việt Nam không chỉ có thể tăng cường sự tồn tại quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á, mà còn có thể đạt được mục đích kiềm chế Trung Quốc về mặt quân sự. Có chuyên gia quân sự nói thẳng rằng Mỹ bày binh bố trận tại Việt Nam, mũi nhọn trực tiếp là nhằm vào Biển Đông và eo biển Đài Loan.
Nga cũng đang có những bước chuẩn bị nhằm quay trở lại vịnh Cam Ranh. Ngày 6/10/2010, Bộ Tham mưu Hải quân Nga “đột nhiên” cho biết hải quân Nga đã hoàn thành luận chứng tư liệu liên quan đến việc khôi phục căn cứ hải quân ở vịnh Cam Ranh. Nếu có thể, trong vòng 3 năm tới họ có thể quay trở lại sử dụng căn cứ hải quân tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam.
Tháng 7/2012, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang thăm chính thức Nga và có một điểm được ông đề cập đến đã thu hút mọi con mắt của dư luận quốc tế – đó là vịnh Cam Ranh. Khi trả lời phỏng vấn báo chí Nga, ông Trương Tấn Sang nêu rõ trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Nga. Mặc dù ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh Việt Nam không có ý hợp tác với bất kỳ quốc gia nào về việc sử dụng vịnh Cam Ranh vào mục đích quân sự, nhưng việc một vị nguyên thủ của Việt Nam đưa ra tuyên bố trên đúng vào dịp 10 năm Nga rút quân khỏi vịnh Cam Ranh, lập tức tạo ra nhiều phán đoán khác nhau.
Ngày 26/7, Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov cho biết Nga đang bắt tay vào việc triển khai các căn cứ quân sự bên ngoài lãnh thổ Nga và đang thương thảo để xây dựng trung tâm sửa chữa trên biển tại Cuba hay Việt Nam”.
Ngày 27/7, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẽ cung cấp khoản vay khoảng 10 tỷ USD cho Việt Nam. trong đó khoảng 8 tỷ USD dùng vào việc xây dựng nhà máv điện hạt nhân tại Việt Nam. Đáp lại, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang lập tức bày tỏ phía Việt Nam sẽ cho phép Nga thiết lập một cơ sở sửa chữa tàu thuyền tại cảng Cam Ranh.
Cam Ranh – kẻ phá đám các kế hoạch của Trung Quốc ở Biển Đông
Sau những phân tích có vẻ như rất “khách quan”, Cao Vinh Vĩ lập tức đổi giọng và lộ mặt thể hiện ngay sự khó chịu của Trung Quốc trước viễn cảnh Cam Ranh sẽ trở thành yếu tố cản trở những dã tâm muốn độc chiếm Biển Đông của nước này.
“Vịnh Cam Ranh hết sức quan trọng đối với Việt Nam, nó có khả năng khống chế đối với bất cứ đảo nào tại Biển Đông, cao hơn bất cứ căn cứ hải quân nào của Trung Quốc hiện nay. Vì thế, Việt Nam chắc chắn sẽ biến nó thành căn cứ quân sự quan trọng nhằm tranh giành Biển Đông với Trung Quốc, từ đó kiểm soát vùng biển này”, Cao Vinh Vĩ viết.
Các tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ của Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển của cảng Cam Ranh
Các tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ của Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển của cảng Cam Ranh
“Việt Nam lôi kéo thế lực bên ngoài chính là muốn từng bước quốc tế hoá vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần cho biết không cho thuê vịnh Cam Ranh sử dụng vào mục đích quân cảng, cho rằng “Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh không hợp tác với nước ngoài trong việc sử dụng vịnh Cam Ranh vào mục đích quân sự, nhưng sẽ khai thác tiềm năng của khu vực vịnh Cam Ranh phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Việt Nam đưa ra thông tin khai thác vịnh Cam Ranh, được dư luận coi là “mục đích lôi kéo nhân tố quốc tế, đối kháng Trung Quốc”. Trên thực tế, Việt Nam đã coi vịnh Cam Ranh là con bài mặc cả giữa Mỹ và Nga, thậm chí với cả Trung Quốc.
Không chỉ có vậy, Cao Vinh Vĩ còn trơ trẽn “ngậm máu phun người” khi cho rằng “Việt Nam chưa khi nào từ bỏ ý đồ sử dụng biện pháp quân sự giải quyết vấn đề Biển Đông nhưng thực lực có hạn nên Việt Nam hy vọng biến vịnh Cam Ranh thành một điểm, lôi kéo nước lớn, đối kháng Trung Quốc về mặt quân sự nhằm tăng cường sức uy hiếp đối với Trung Quốc”.
“Ý đồ của Việt Nam phù hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ và Nga. Việt Nam là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, là một trong những sách lược “kiềm chế” Trung Quốc của Chính quyền Obama.
Có nhà phân tích cho rằng một loạt động thái của Việt Nam trong vấn đề vịnh Cam Ranh chỉ là một mắt xích trong chính sách gây sức ép đối với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Vịnh Cam Ranh có ý nghĩa chiến lược quan trọng, rõ ràng có thể trở thành một quân bài trong tay Việt Nam nhằm gây sức ép với Trung Quốc”, Cao Vinh Vĩ tự “lộ mặt” .
Hiện nay, Mỹ và Nga đang tranh giành vịnh Cam Ranh của Việt Nam, chưa biết ai thắng ai thua, nhưng cho dù Mỹ hay Nga có thể giành thắng lợi đều hết sức bất lợi cho Trung Quốc, nhất là nếu Mỹ có thể kiểm soát vịnh Cam Ranh, như vậy đồng nghĩa với việc bóp chặt yết hầu của Biển Đông, tạo thành mối nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng đối với Trung Quốc.
Đến lúc này thì toàn bộ quan điểm và ý đồ của Cao Vinh Vĩ đã bộc lộ hết nhưng cũng chính vì thế nó một lần nữa cho thấy sự sợ hãi của giới chuyên gia Trung Quốc trước nguy cơ khó có thể hiện thực hóa ý đồ “xua đuổi các nước lớn để dễ bề độc chiếm Biển Đông” mà nhà cầm quyền Trung Quốc đang ra sức thực hiện nhiều năm nay.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố gì từ Cam Ranh?


Với bản thân tôi, đây là một thời khắc rất xúc động… Chúng tôi muốn mở rộng mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam - Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta tuyên bố từ vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa.



Ngày 03/06/2012, ông Leon Panetta đã có mặt tại vùng vịnh Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Bộ trưởng Panetta đã ghé thăm USNS Richard E. Byrd - tàu thuộc Bộ Tư lệnh Hải vận quân sự Mỹ, đang được sửa chữa, bảo trì tại xưởng đóng tàu Cam Ranh. Đây là tàu vận chuyển hàng hóa tới các lực lượng quân sự Mỹ trên khắp thế giới. Trên tàu này, vào buổi trưa cùng ngày, ông đã có cuộc gặp gỡ với khoảng 40 phóng viên Việt Nam và quốc tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (phải) thăm vịnh Cam Ranh ngày 3/6
“Lý do tôi chọn Cam Ranh để đi thăm là vì đây lần đầu tiên một bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Cam Ranh kể từ sau chiến tranh và tôi cho rằng đó là một biểu tượng rất quan trọng chứng tỏ mối quan hệ giữa hai nước đã được cải thiện rất nhiều. Với bản thân tôi, đây là một thời khắc rất xúc động…” - ông nói với các phóng viên.

Muốn mở rộng quan hệ quốc phòng với Việt Nam

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho hay: Là một cường quốc tại Thái Bình Dương và như tôi đã trình bày tại hội nghị đối thoại An ninh Shangri-La tại Singapore vào hôm qua, sẽ là rất tự nhiên nếu chúng tôi tìm kiếm các cơ hội trong tương lai để xây dựng quan hệ đối tác với các nước trong khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam.

"Chúng ta đã đi một chặng đường dài, cụ thể trong quan hệ quốc phòng, chúng ta đã có một mối quan hệ rất phức tạp, nhưng chúng ta sẽ không bị ràng buộc bởi quá khứ. Chúng tôi muốn tìm cách để mở rộng mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam, cụ thể bằng biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng mà hai bên đã ký vào năm ngoái ,và biên bản này sẽ mở rộng cơ hội hợp tác quốc phòng giữa hai nước".

Ông Panetta nhấn mạnh, Mỹ và Việt Nam đã phát triển quan hệ hợp tác: trao đổi cấp cao trong lĩnh vực hàng hải,  tìm kiếm và cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo, kiểm soát thảm hoạ và các hoạt động gìn giữ hoà bình.

Cụ thể, Mỹ muốn hợp tác làm việc với Việt Nam trong các vấn đề hàng hải quan trọng, bao gồm Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông, cải thiện tự do lưu thông hàng hải. Việc tàu hải quân Mỹ tiếp cận cảng Việt Nam là một phần quan trọng của mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước.

Đảm bảo quyền hàng hải ở Biển Đông
Trả lời câu hỏi của phóng viên AP đề nghị ông nói rõ hơn chiến lược quốc phòng mới của Mỹ với việc chuyển hướng trọng tâm vào khu vực Thái Bình Dương có ảnh hưởng thế nào tới những tranh chấp tại Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho hay: Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ thể hiện một số quan điểm chính và sẽ được thử nghiệm tại khu vực Thái Bình Dương.

Một trong những nguyên tắc chính của chiến lược, đó là xây dựng cho quân đội Mỹ trở nên nhanh nhạy, dễ triển khai hơn, linh động hơn và sử dụng các công nghệ tối tân nhất và khu vực Thái Bình Dương đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược này.

Một nguyên tắc khác trong chiến lược là Mỹ đang tái cân bằng lực lượng ở châu Á- Thái Bình Dương, trong tương lai khoảng 60% lực lượng quân đội Mỹ sẽ được chuyển đến khu vực này. "Vì lý do đó, sẽ rất quan trọng khi chúng tôi làm việc với các đối tác như Việt Nam để có thể sử dụng các cảng như cảng Cam Ranh khi chúng tôi đưa các tàu đóng tại bờ Tây đến khu vực Thái Bình Dương", ông Panetta nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho hay Mỹ cũng muốn nhấn mạnh nỗ lực hợp tác với các nước châu Á - Thái Bình Dương, phát triển khả năng của các nước này để tự bảo vệ mình. "Chúng ta thực hiện được điều đó để đảm bảo quyền hàng hải của các nước trong khu vực Biển Đông cũng như tại các nơi khác. Vì thế chúng tôi cho rằng việc hợp tác với các nước trong khu vực ASEAN xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông là rất quan trọng. Để làm được điều này, chúng tôi cần phát triển xây dựng mối quan hệ hợp tác quốc phòng mạnh mẽ với các nước, trong đó có Việt Nam".

Báo Trung Quốc nói cả châu Á cũng không thể tìm kiếm được quân cảng nào độc đáo và “nguy hiểm” như quân cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Trong số ra ngày 20/8/2012, tạp chí “Tuần tin tức Trung Quốc” đã có một bài viết rất công phu phân tích sự “hấp dẫn” và lợi thế của quân cảng Cam Ranh của Việt Nam đồng thời phân tích vị thế của quân cảng này đối với tình hình an ninh khu vực trong bối cảnh hiện nay. Infonet xin trích lược bài viết này để giới thiệu với độc giả.

“Có lẽ cả châu Á cũng không thể tìm kiếm được quân cảng nào độc đáo và “nguy hiểm” như quân cảng Cam Ranh của Việt Nam”, tạp chí Tuần Tin tức viết, đồng thời trích dẫn nhận xét của báo chí Mỹ: “Ai chiếm được vịnh Cam Ranh, người đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc, có thể kiểm soát được tuyến đường giao thông biển Á-Âu…”.
Báo Trung Quốc: Quân cảng Cam Ranh lợi hại nhất châu Á
Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng của Hải quân Việt Nam neo đậu
 ở Quân cảng Cam Ranh

Lợi hại hiếm có
Bán đảo Cam Ranh chạy từ Bắc xuống Nam và được bao quanh bởi rất nhiều đảo to nhỏ khác nhau, biến Cam Ranh trở thành một cảng nước sâu tránh gió rất tuyệt vời. Bên cạnh lối ra vào nhỏ hẹp, Cam Ranh còn được các dãy núi cao khoảng 400m vây quanh nên không những gió bão không thể xâm nhập mà địa thế cao điểm này có thể khống chế cả khu vực xung quanh cảng một cách rất dễ dàng.
Nhờ thế, quân cảng này trở thành một pháo đài vô cùng lợi hại, khó công, dễ thủ. Cửa vào Cam Ranh tuy nhỏ nhưng tổng diện tích mặt nước rộng 98 km2, nước sâu phổ biến ở mức 16-25m, nơi sâu nhất có thể lên đến 32m, cho phép đồng thời khoảng 40 tầu chiến cỡ lớn cùng neo đậu, kể cả tàu sân bay.
 


Báo Trung Quốc: Quân cảng Cam Ranh lợi hại nhất châu Á
Nếu bố trí tên lửa phòng không ở vịnh Cam Ranh và những cao điểm xung quanh thì toàn bộ eo biển Malacca và eo biển Singapore đều nằm trong tầm khống chế.
Báo Trung Quốc: Quân cảng Cam Ranh lợi hại nhất châu Á
Nếu bố trí tên lửa phòng không ở vịnh Cam Ranh và những cao điểm xung quanh thì toàn bộ eo biển Malacca và eo biển Singapore đều nằm trong tầm khống chế của hỏa lực những tên lửa đó.
Ngoài ra, vịnh Cam Ranh còn có thể cho phép triển khai hệ thống giám sát điện tử để kiểm soát toàn bộ khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persia, biển Hoa Đông và Nam Hải (Biển Đông của Việt Nam).
Vừa có lợi thế tự nhiên rất có lợi cho quân sự, quốc phòng lại cận kề tuyến đường vận tải biển quốc tế trọng yếu nên từ hàng trăm năm nay vịnh Cam Ranh luôn được hải quân các cường quốc coi là “trung tâm dịch vụ hậu cần” quan trọng.
Sân bay quốc tế Cam Ranh với đường băng dài hơn 3.000m đủ khả năng đón máy bay chở khách cỡ lớn. Sân bay có thể đảm bảo cho các máy bay vận tải hạng nặng (C-141, C-5 Galaxy, Il-76), máy bay ném bom chiến lược (B52, Tu-95) cất/hạ cánh.
Bắt đầu từ năm 1905, Nga hoàng, Pháp, Nhật Bản đã đua nhau chiếm Cam Ranh. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ thậm chí đã chi tới hơn 300 triệu USD để mở rộng Cam Ranh.
Từ năm 1979, vịnh Cam Ranh trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, đồng thời là vị trí tiền đồn để Liên Xô kiềm chế Trung Quốc và cạnh tranh với Mỹ. Tuy nhiên, do tình hình thế giới có nhiều biến đổi nên từ năm 2002 đến nay, Cam Ranh trở thành một cảng biển “đìu hiu và tĩnh lặng”.

Nhưng kể từ đầu năm 2012 đến nay, Cam Ranh đã bắt đầu “nhộn nhịp” trở lại. Trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã ghé qua Cam Ranh và làm dấy lên tin đồn rằng Mỹ sẽ trở lại Cam Ranh trong một tương lai rất gần.
Báo Trung Quốc: Quân cảng Cam Ranh lợi hại nhất châu Á
Cán bộ vùng 4 Hải quân chụp ảnh lưu niệm với sĩ quan thủy thủ tàu khu trục Hải quân Liên Xô tại Cảng Cam Ranh (năm 1982). Ảnh tư liệu 

Chưa hết, hồi cuối tháng 7/2012, khi chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm Nga đã đồng ý để Nga thành lập một cơ sở sửa chữa tàu ở Cam Ranh. Đến lúc này, Cam Ranh đã bộc lộ rõ vai trò là một quân cảng mang lại nguồn tài chính lớn đồng thời là con bài chiến lược của Việt Nam khi đối đầu với các nước khác.
Chiến lược kinh tế
Kể từ lần “xuất hiện” trở lại vào tháng 10/2010, quan điểm của chính phủ Việt Nam về Cam Ranh rất thống nhất: Biến cảng này thành một cảng biển cho phép tàu quân sự nước ngoài sử dụng nhưng có thu phí.
Vịnh Cam Ranh nằm trên tọa độ 11 độ kinh Đông, 12,10 độ vĩ Bắc, thuộc tỉnh Khánh Hòa, có vị trí địa - chính trị chiến lược quan trọng trên các tuyến hàng hải quốc tế Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải, Yokohama.

Từ năm 1979, theo hiệp định ký kết giữa Việt Nam và Liên Xô, cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hậu cần, tên gọi đầy đủ là Điểm cung cấp vật liệu - kỹ thuật số 922 (PMTO) của hạm đội Thái Bình Dương với diện tích khoảng 100km2 trong thời hạn 25 năm, phục vụ một đơn vị thường trực chiến đấu mang tên Liên đội tàu chiến số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương.

Video: Kỳ vỹ Cam Ranh qua góc nhìn cựu binh Nga
Hình ảnh vẽ lại Cảng Cam Ranh khi còn có sự hiện diện của các tàu Hải quân Nga 
Matxcơva đã có một thỏa thuận thuê lại Cam Ranh như là một cơ sở cho hải quân Liên Xô trong vòng 25 năm để hỗ trợ các hoạt động hải quân Xô Viết ở Thái Bình Dương. Theo các tài liệu thì hải quân Liên Xô có 10 tàu nổi, 8 tàu ngầm và 6 tàu phụ trợ hải quân tại đây.

Được hình thành từ hai nhánh núi bao bọc, vịnh Cam Ranh có chiều rộng trung bình 12-13km, độ sâu từ 18-32m, có diện tích hơn 60km2 và cách đường hàng hải quốc tế khoảng 1 giờ tàu biển. Điều kiện thủy văn, địa chất rất thuận lợi, thủy triều trong vịnh khá đều đặn, tương đối đúng giờ.
Nhiều nước quan tâm dự án Cam Ranh
Vịnh Cam Ranh có nước sâu tự nhiên, không phải tốn nạo vét, kín gió, không phải chắn sóng, lại rộng rãi, tàu lớn vào được và ngay gần các tuyến hàng hải quốc tế. Nhu cầu dịch vụ của các nước lại lớn. Như Nga, Ấn Độ, Pháp, Nhật, Mỹ và cả Úc, Canada… đều đề nghị lâu rồi nhưng mình chưa có điều kiện đầu tư nên chưa làm.
Khả năng cạnh tranh của Cam Ranh với các cảng trong khu vực là rất tốt nhưng phải đầu tư lớn. Singapore đầu tư 7 tỉ USD, mình chắc chưa thể nhưng chắc mở là có lãi. Cam Ranh có cả sân bay, đường sắt, đường bộ. Dự kiến ngoài cung ứng dịch vụ kỹ thuật, tiếp liệu, sửa chữa nhỏ, thực phẩm… ta cũng phải triển khai các dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch, nghỉ ngơi, khách sạn, sân golf cho thủy thủ đoàn. Đa số họ đến nghỉ trên bờ và rất mạnh chi. Tàu lớn họ vào, có thể vợ con bay sang luôn để thăm.
Hiện quân chủng Hải quân đang lên kế hoạch nhân lực, kể cả gửi ra nước ngoài để đào tạo tiếng Anh, kỹ năng quản lý. Còn chuẩn bị dự án thì một số công ty trong nước đã xúc tiến tìm hiểu để cùng hải quân mở các dịch vụ ở Cam Ranh.
Tư lệnh quân chủng Hải quân NGUYỄN VĂN HIẾN
Cựu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, người đã từng đến thăm Cam Ranh hồi năm 2005, bình luận: “Lần này Nga đến Cam Ranh để sử dụng chứ không phải để thuê. Việt Nam sẽ không cung cấp vịnh Cam Ranh cho nước thứ 3 dùng làm căn cứ quân sự và thái độ đó của Việt Nam là không thay đổi”.
Rõ ràng sự thay đổi lần này rất quan trọng, từ sự thuê dùng đến sử dụng khác nhau một trời, một vực. Thuê dùng nghĩa là ai thuê thì người đó sẽ có đặc quyền sử dụng còn sử dụng là có tính chất mở cửa. Trong chuyến thăm Nga, ông Trương Tấn Sang cũng nói rõ, Việt Nam cung cấp cơ sở trên biển cho Nga hoàn toàn không phải là căn cứ quân sự.
Nhờ có Cam Ranh, Nga đã đồng ý cho Việt Nam vay 10 tỷ USD, nguồn tài chính quan trọng trong việc phát triển kinh tế trong nước. Cùng với đó, mối quan hệ hợp tác về năng lượng, đặc biệt là hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí Nga-Việt sẽ có bước tiến đáng kể.
Một quan chức ngoại giao giấu tên của Trung Quốc còn cho rằng Việt Nam đã rất khôn khéo trong việc sử dụng con bài Cam Ranh trong cuộc chơi với Nga và Mỹ.
“Di chứng từ cuộc chiến tranh Việt Nam đã khiến Việt Nam không thể cởi mở hơn với quân đội Mỹ nhưng họ vẫn có thể dùng Cam Ranh để khiến Mỹ hài lòng đồng thời việc cho phép Nga trở lại có tác dụng cân bằng tâm lý rất tốt”, vị quan chức ngoại giao này nói, “Cam Ranh có thể là trận chiến tương đối ôn hòa trong chiến lược trở lại châu Á mà cả Nga và Mỹ cùng đang thi hành. Có điều trận chiến lần này đã được bày ngửa trên bàn”.
Nâng tầm vị thế Việt Nam
So với những đồn đoán vội vàng của dư luận về sự trở lại của hải quân Nga, nhiều ý kiến khác cho rằng tác dụng chuyến thăm Cam Ranh của ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta cũng mang đến những tác dụng rất lớn.
Trong chuyến thăm này, ông Panetta đã phát biểu rằng Mỹ rất hy vọng hợp tác với Việt Nam trong vấn đề biển và sự kiện tàu hậu cần USNS Richard E.Byrd cập cảng Cam Ranh là một sự thể hiện nguyện vọng này. Chắc hẳn, ông Panetta chưa thể quên chuyến thăm Cam Ranh của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson hồi năm 1966.
Báo Trung Quốc: Quân cảng Cam Ranh lợi hại nhất châu Á
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon E. Panetta họp báo trên boong tàu nhân chuyến thăm Cam Ranh hồi đầu tháng 6 vừa qua. Ảnh: Nguyên Huy 

Trong chuyến thăm đó, báo chí Mỹ đã ca ngợi Cam Ranh rằng: “Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc, có thể kiểm soát được tuyến đường vận tải biển huyết mạch Á – Âu, có được địa vị bá quyền thế giới vì thế Mỹ phải chiến thắng Nga, hải quân Mỹ phải được đóng ở Cam Ranh”.
Phải tạo được vị thế cân bằng giữa các cường quốc là quan điểm nhất quán của chính phủ Việt Nam. Với Cam Ranh, Việt Nam không chỉ tìm kiếm lợi ích về kinh tế mà còn tranh thủ sử dụng quân cảng này làm bàn đạp nâng tầm vị thế của họ. Cam Ranh giờ đây không chỉ là sự thèm khát của Nga, Mỹ mà còn có cả Ấn Độ, Nhật Bản…

Quan chức ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc kết luận: “Khi các cường quốc tiến vào Cam Ranh ngày càng nhiều, Việt Nam sẽ cảm thấy tự tin hơn khi tham gia nói chuyện với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông”.
Trung Quốc hiểu rằng, chắc chắn Mỹ sẽ không thể thờ ơ với Cam Ranh được lâu hơn nữa. Tất cả các căn cứ quân sự của họ ở châu Á – Thái Bình Dương như Changi (Singapore), Yokosuka (Nhật Bản), Busan (Hàn Quốc) hay Apra ở đảo Guam đều không thể so sánh vị thế với Cam Ranh trong vấn đề Nam Hải (Biển Đông). Đáng chú ý, từ Cam Ranh ra đến Trường Sa chỉ có khoảng 600km.

Cướp man rợ, dân bất an

Táo tợn chém người cướp của
Theo thông tin của Tuổi Trẻ, vụ sả mã tấu chém cô gái cướp tài sản xảy ra tại cầu Phú Mỹ, Q.2, TP.HCM ngày 24-11 không phải là vụ cướp đầu tiên tàn khốc của băng cướp này.
Trước đó, cũng với thủ đoạn “chém trước, cướp sau” sặc mùi máu lạnh, băng cướp trẻ tuổi, liều lĩnh này đã gây ra nhiều vụ cướp táo tợn trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh. “Con mồi” của chúng không chỉ là phụ nữ chân yếu tay mềm mà cả nam giới. Không dừng lại với những người đi đường riêng lẻ, băng cướp còn ra tay cả với những nhóm đi từ 2 người trở lên. Có khi chúng gây ra nhiều vụ cướp liên hoàn, có vụ chỉ cách nhau vài chục phút.
Thấy “mồi” là chém
Theo hồ sơ của công an H.Nhà Bè, trước đó, vào lúc 20g ngày 4-11, anh Nguyễn Huy Trường, sinh năm 1977, đang điều khiển xe SH đi từ đường Lê Văn Lương về thị trấn Nhà Bè, đến cách cầu Cống Dinh chừng 200m thì bị 2 đối tượng đi môtô ép sát và bất ngờ dùng dao chém 3 nhát vào hông, lưng, bả vai khiến anh té xuống đường. Anh Trường kịp rút chìa khóa, bỏ chạy và tri hô. Chỉ khi đó 2 tên cướp mới tháo lui.
Chưa đầy 25 phút sau, cách nơi chém anh Trường khoảng 200m, bọn cướp lại ra tay. Lúc này, chị Nguyễn Thị Anh Thư, sinh năm 1989, đi xe Air Blade và anh Nguyễn Thanh Hoàng điều khiển xe Wave cùng chạy song song. Khi đến cầu Cống Dinh, có 2 tên cướp đi xe máy kè theo chém vào vai anh Hoàng. Sau đó, chúng tiếp tục chém vào hông chị Thư, cướp chiếc xe Air blade của chị Thư và điện thoại di động của anh Hoàng.
Sau khi 2 vụ cướp xảy ra, công an H.Nhà Bè triển khai kế hoạch, lập hồ sơ, tổ chức lực lượng tuần tra khắp các tuyến đường để truy bắt. Đến khoảng 19g30 ngày 24-11, tổ tuần tra đang đi trên đường Nguyễn Hữu Thọ thì phát hiện 4 thanh niên đi trên 2 xe Nouvo có biểu hiện khả nghi nên bám theo ở một khoảng cách khá xa vì sợ đối tượng phát hiện. Đến khu vực Q.2, cách cầu Phú Mỹ khoảng 200m, các đối tượng này áp sát một phụ nữ đi xe SH và trong tích tắc tức thì vung dao sả xuống, các trinh sát ở khá xa nên không lao đến can thiệp kịp.
Sau khi người dân đưa nạn nhân đi cấp cứu, các trinh sát tiếp tục truy đuổi, quyết tâm bám sát để bắt nóng những tên cướp máu lạnh, đồng thời gọi lực lượng chi viện. Bám sát bọm cướp qua nhiều ngã đường nhưng e ngại gây thương vong cho người đi đường, các trinh sát quyết định tiếp tục bám theo.
Đến khách sạn Song Linh thuộc địa bàn ấp 2, xã Bình Hưng, H.Bình Chánh, băng cướp dừng lại vào thuê phòng. Khi cả bọn đã vào phòng thì trinh sát ập vào bắt gọn. Băng cướp gồm các tên Hồ Duy Trúc (tự Tuấn, sinh năm 1993, kẻ trực tiếp cầm dao chém nạn nhân), Trần Văn Luông (tự Đực, sinh năm 1988), Huỳnh Thanh Sơn (sinh năm 1982) và Nguyễn Hoàng Phương (tự Bò, sinh năm 1993). Nguyễn Hoàng Phương đang bị công an tỉnh Bình Thuận truy nã về tội cướp tài sản.
Một vụ cướp táo tợn trên đường Trần Hưng Đạo, Q.5, TP.HCM sáng ngày 23-11. Camera đã ghi lại hình ảnh cô gái dù đi trên lề đường nhưng vẫn bị tên cướp giật túi xách, ngả đập mặt xuống lề đường. Hình ảnh này đã được phát trên nhiều báo mạng Việt Nam


Tại cơ quan công an, băng cướp khai nhận đã thực hiện các vụ cướp với thủ đoạn tương tự tại huyện Nhà Bè và 2 vụ khác tại Q.2, TP.HCM mới nhất vào ngày 16 và 17 - 11.
Liên quan đến băng cướp này, một lãnh đạo Công an Q.2, cho biết hiện còn đang trong quá trình truy xét vì liên quan đến nhiều đối tượng khác thực hiện nhiều vụ cướp trước đó. Thông tin ban đầu cho biết băng cướp này đã thực hiện trên 10 vụ cướp ở các quận, huyện. Trong ngày 26-11, công an Q.2 cũng bắt thêm 2 đối tượng lien quan đến vụ cướp rùng rợn ở cầu Phú Mỹ.
Chi tiết vụ chặt tay, cướp xe tàn độc giữa Sài Gòn

Bước đầu băng nhóm 4 tên khai báo đã thực hiện 15 vụ cướp khắp TP.HCM; thủ đoạn của chúng là sau khi “phê” ma túy, sẽ ra tay đâm chém tàn bạo các nạn nhân để cướp xe tay ga đắt tiền.
 

Ra tay 15 vụ cướp

Ngày 27/11, thiếu tá Trần Văn Hiếu, phó trưởng công an Q.2, TP.HCM cho biết một số thông tin chi tiết về vụ bắt giữ băng cướp gây ra hàng loạt vụ án, trong đó có vụ “Chém lìa tay cô gái để cướp xe SH” như VietNamNet đã thông tin.

Tính đến nay cơ quan CSĐT công an Q.2 đang tạm giữ hình sự 7 đối tượng.
4 tên cướp bị bắt giữ (từ trái qua phải) gồm: Huỳnh Thanh Sơn, Hồ Duy Trúc, Trần Văn Luông (đối tượng cầm đầu) và Nguyễn Hoàng Phương.
Trong đó 4 đối tượng bị điều tra, xử lý về hành vi “cướp tài sản” gồm: Trần Văn Luông (tự Đực, SN 1988, ngụ tỉnh Bến Tre – là đối tượng cầm đầu băng nhóm), Hồ Duy Trúc (tự Tuấn, SN 1993), Nguyễn Hoàng Phương (tự Bò, SN 1993, cùng ngụ tỉnh Ninh Thuận) và Huỳnh Thanh Sơn (SN 1982, ngụ tỉnh Tây Ninh).

3 đối tượng khác cũng bị bắt giữ về hành vi “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” gồm: Huỳnh Bảo Anh (tự Dũng, SN 1968, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM), Cao Danh Hưng (SN 1983, ngụ tỉnh Nghệ An, tạm trú Q.Bình Tân, TP.HCM) và Đàm Văn Võ (SN 1993, ngụ tỉnh Nghệ An).

Theo điều tra sơ bộ, băng nhóm gồm 4 đối tượng Luông, Trúc, Phương và Sơn thuê phòng trọ tại địa bàn Q.Tân Phú, TP.HCM. Vì là băng cướp chuyên nghiệp nên chúng liên tục thay đổi chỗ ở nhằm tránh sự dòm ngó của cơ quan công an.
Hung khí mà nhóm cướp sử dụng để gây án bị công an thu giữ.
Khoảng 19 – 22h đêm, 4 tên chạy trên 2 xe gắn máy rảo quanh các quận, huyện vùng ven như quận 2, 7, huyện Nhà Bè, Bình Chánh…nhắm vào các cặp tình nhân đang ngồi nơi vắng vẻ hoặc người qua lại trên các đoạn đường thiếu ánh sáng để ra tay. Khi tập kích, chúng dùng mã tấu chém từ phía sau hoặc chém trực diện nhằm hạ gục nạn nhân, cướp tài sản, chủ yếu là xe gắn máy tay ga đắt tiền rồi tẩu thoát…

Tại cơ quan công an, 4 đối tượng khai nhận đã hành nghề cướp khoảng 4 tháng nay. Số vụ cướp chúng gây ra là 15 vụ khắp các quận, huyện, lấy được 14 xe gắn máy; duy nhất vụ chém đứt lìa tay cô gái, chúng không thực hiện được việc cướp xe vì…chiếc xe không nổ máy, chỉ lấy được túi xách, bên trong có 4,2 triệu đồng của nạn nhân.

Hành trình truy bắt băng cướp cực kỳ nguy hiểm

Được biết, trong vụ cướp xảy ra đêm 24/11, 4 đối tượng đã phát hiện và theo dõi chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy (SN 1984, ngụ Q.2) đi từ Q.7 về Q.2. Khi đến đường Vành đai phía Đông, P.Thạnh Mỹ Lợi, Q.2, chúng mới quyết định ra tay.

Tên Luông cầm đầu điều khiển xe ép sát nạn nhân, tên Trúc ngồi phía sau rút mã tấu dài khoảng 70cm, chém liên tiếp 2 nhát vào chị Thúy làm chị này đứt lìa bàn tay phải, lê lết dưới đường kêu cứu. Đúng lúc này tên Phương chở tên Sơn từ phía sau ập tới, giật giỏ xách chứa tài sản của nạn nhân.
Thời điểm xảy ra vụ cướp, có nhiều người đi đường nhìn thấy, nhưng ai cũng nghĩ là có mâu thuẫn, đánh nhau nên không can thiệp. Chỉ có ông Đặng Văn N. (ngụ tại Q.2) đã tiếp cận, hô hoán để giải cứu, đưa nạn nhân Thúy đi cấp cứu. Sau đó băng cướp lấy xe SH nhưng xe không nổ nên chúng bỏ xe, tẩu thoát cùng túi xách chứa tài sản của nạn nhân…

Điều đáng nói, băng cướp 4 tên đều là dân nghiện ma túy. Trước khi đi “ăn hàng”, chúng đã sử dụng ma túy đá, nên mức độ ra tay với các nạn nhân là hết sức tàn độc.
Súng rulô tự chế và đạn thu được khi bắt giữ đối tượng Huỳnh Bảo Anh.
 
Trở lại thời điểm xảy ra vụ cướp, lúc này lực lượng công an xã Phước Kiểng (huyện Nhà Bè) đi tuần tra, phát hiện nhóm người khả nghi nên báo cho lực lượng hình sự đặc nhiệm công an huyện Nhà Bè theo dõi, xử lý.

Ngay trong đêm 24/11, khi nhận được yêu cầu phối hợp, công an Q.2, công an huyện Nhà Bè, công an huyện Bình Chánh đã tổ chức bắt giữ 4 tên cướp khi chúng ẩn nấp trong 1 khách sạn ở ấp 2, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.

Qua đấu tranh với các đối tượng, công an Q.2 đã mở rộng điều tra, bắt giữ Huỳnh Bảo Anh là đối tượng mua lại xe gắn máy do băng nhóm trên cướp được. Khám xét nhà tên Anh, công an thu giữ 1 khẩu súng rulô (loại tự chế), 9 viên đạn thể thao, 1 mã tấu, 2 BKS xe gắn máy…

Anh khai báo, sau khi mua xe do nhóm của Luông cướp được đã bán sang tay cho Cao Duy Hưng và Đàm Văn Võ để kiếm lời. Từ lời khai này, công an Q.2 đã bắt giữ thêm các tên Hưng và Võ, thu giữ nhiều phụ tùng xe gắn máy, giấy tờ xe gắn máy nghi là giả…Tính đến nay, công an đã thu hồi được 8 xe gắn máy tay ga các loại.

Thiếu tá Hiếu khẳng định, hiện công an Q.2 đang truy bắt những đối tượng có liên quan, kêu gọi số đối tượng này ra đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Đồng thời cơ quan công an Q.2 cũng đề nghị các nạn nhân của băng cướp trên đến trình báo để phục vụ điều tra, mở rộng vụ án cũng như xử lý các đối tượng.
Tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, sau khi phẫu thuật đưa sang phòng hồi sức cấp cứu, nạn nhân Nguyễn Thị Ngọc Thúy (28 tuổi, ngụ P.Thạnh Mỹ Lợi, Q.2) đã tỉnh táo và thều thào kể lại sự việc xảy ra khoảng 20g30 tối 24-11-2012 với mình.
Theo chị, sau khi đi đám cưới một người bạn tại Q.7, chị chạy xe SH về nhà. Đang đổ dốc cầu Phú Mỹ hướng về Q.2 thì có hai thanh niên đi xe máy chạy song song, tên ngồi sau mặc áo đen vung dao chặt thẳng vào khuỷu tay phải chị. Chị Thúy la lên “cướp cướp” thì tên cầm dao nói “còn la nữa” rồi chặt tiếp hai nhát vào khủyu tay phải khiến chị ngã xuống đường.
Tay trái cầm tay phải gần như đứt lìa, chị vẫn cố chạy, vừa chạy vừa la “cướp” để cầu cứu người dân. Ngoái nhìn lại, thấy tên cầm dao đang đẩy xe SH của chị nổ máy nhưng không thành. Sau đó có hai thanh niên khác đi xe máy chạy đến gần nói “cướp hả em” rồi giật luôn túi xách nhỏ chị mang trên người (trong túi xách có 5 triệu đồng) bỏ chạy.
Lúc này, chạy xe tới nhìn thấy, anh Đ.V.N (42 tuổi, ngụ Q.1) mới lao đến can thiệp nên bọn cướp quăng xe bỏ chạy.
Theo anh N., thời điểm trên, anh đi làm về qua cầu Phú Mỹ thấy chị Thúy ngồi trên cầu, người bê bết máu. Khi anh dừng xe, một tên cướp bảo: “Mày muốn gì” rồi cầm dao lao đến nhưng anh N.kịp rồ máy xe chạy lên một đoạn. Gặp một người đi chạy qua, anh N. nhờ người này cùng quay lại cứu chị Thúy. Thấy bọn cướp chạy về hướng quận 7, anh đuổi theo một đoạn rồi quay lại hiện trường, cởi áo bó tay chị Thúy đưa đi Bệnh viện Q.2, chuyển qua Bệnh viện Gia Định rồi Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình cấp cứu.
Theo cơ quan công an, sau khi thực hiện vụ cướp táo tợn, trên đường đi, nhóm cướp gặp tổ tuần tra Công an huyện Nhà Bè, phát hiện nghi vấn nên tổ tuần tra truy đuổi qua nhiều tuyến đường. Khi biết bọn cướp trốn tại khách sạn P.L. (xã Bình Hưng, Bình Chánh), tổ tuần tra phối hợp Công an huyện Bình Chánh bắt bốn đối tượng bàn giao cho Công an Q.2.
Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai tên Hồ Duy Trúc, Nguyễn Hoàng Phương (cùng 19 tuổi, quê Ninh Thuận, tạm trú Q.Tân Phú), Trần Văn Luộng (24 tuổi), Huỳnh Thanh Sơn (30 tuổi, cùng ngụ H.Bình Chánh).

M.HƯƠNG - S.BÌNH - H.LỘC - M.THƯƠNG
Phát động cao điểm phòng chống trộm, cướp
Công an TP.HCM vừa triển khai đợt cao điểm phòng chống, truy quét các băng nhóm chuyên trộm cắp, cướp giật tài sản.
Theo đánh giá của công an TP, tình hình kinh tế khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp phá sản, cùng với đó là số lượng lớn người thất nghiệp, rơi vào hoàn cảnh túng bấn. Trong số đó, một bộ phận nhỏ hư hỏng, không có ý thức vươn lên, tụ tập lại và nảy sinh ý đồ xấu, bàn nhau đi gây án lấy tiền tiêu xài. Mục đích của đợt cao điểm tập trung nhiều lực lượng nhằm trấn áp mạnh tội phạm, đặc biệt là tội phạm trộm, cướp trên đường phố và nơi công cộng, đem lại cuộc sống bình yên cho người dân
Trong khi đó, Phó chủ tịch UBND TP - Bà Nguyễn Thị Hồng vừa chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường an ninh để bảo đảm an toàn cho du khách quốc tế vì đã bước vào mùa cao điểm du lịch. Bà Hồng lưu ý, tình hình chèo kéo mua bán hàng rong, đặc biệt là cướp giật tại khu mua sắm, phố đi bộ ở trung tâm thành phố trong tháng 10 gia tăng so với tháng 9. Vì vậy, yêu cầu UBND Q.1 không để xảy ra tình trạng hàng rong chèo kéo du khách.
G.MINH - VIỄN SỰ
Một số vụ cướp táo tợn trong 3 ngày
* Giật dây chuyền 1.300USD của du khách nước ngoài: Ngày 26-11, cơ quan cảnh sát điều tra Công an Q.5, đang tạm giữ đối tượng Diệp Xương Đạt (23 tuổi, ngụ Q.10). Trưa cùng ngày, tổ trinh sát đặc nhiệm Công an TP.HCM phát hiện Đạt chạy xe gắn máy trên đường An Dương Vương có dấu hiệu nghi vấn nên bám theo. Đến trước số nhà 201 (An Dương Vương, Q.5), Đạt, áp sát giật sợi dây chuyền trị giá 1.300USD của cặp vợ chồng Việt kiều Úc.
* Cắt cổ, cướp xe máy: Ngày 26-11, Công an H.Hóc Môn ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Văn Thiện (16 tuổi) và Nguyễn Văn Sang (14 tuổi) về hành vi cướp tài sản. Theo đó, lúc 1g 30 sáng cùng ngày, Thiện, Sang cùng một đối tượng tên Tân thuê anh L.V.X (làm nghề chạy xe ôm) chở đi đến đoạn đường Lê Văn Khương (thuộc khu vực ấp 5, xã Đông Thạnh) thì dùng dao cắt cố anh X để cướp xe gắn máy. Anh X được người đi đường đưa đi cấp cứu.Trên đường đến bệnh viện, anh X phát hiện hai đối tượng vừa cướp xe của mình nên tri hô và người dân vây bắt cả hai..
* Đập đầu nạn nhân: Ngày 26-11, thượng tá Huỳnh Trí Thạnh - Trưởng Công an Q.Gò Vấp, cho biết đã bắt được 4 đối tượng dàn cảnh đụng xe, sau đó dùng gạch đập vào đầu anh Hồ Minh Nhựt (21 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp) ngày 24 - 11. Theo đó ngày 24 - 11, anh Nhựt chạy xe gắn máy trên đường Lê Đức Thọ (P.6, Q.Gò Vấp). Khi đến trước số nhà 88 thì bị một nhóm thanh niên chạy xe từ phía sau đâm thẳng vào xe khiến anh Nhựt ngã xuống đường, các đối tượng dùng gạch đập đầu và cướp xe tẩu thoát.
* Giật điện thoại của người nước ngoài: Tối 25-11, tại cầu Cả Cấm, đường Nguyễn Lương Bằng, khu phố 4, P.Tân Phú, Q. 7, anh Han Youn (30 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc) đang đi bộ trên vỉa hè thì bị tên Nguyễn Tuấn Em (21 tuổi) giật điện thoại di động (trị giá 16 triệu đồng) rồi lên xe đồng bọn là Phạm Bá Vinh (19 tuổi) định tẩu thoát. Anh Han Youn chạy theo đạp ngã xe và bắt giữ được Vinh, còn Tuấn Em chạy thoát. Đến 2g ngày 26-11, công an P.Tân Phú bắt giữ được tên Tuấn Em cùng tang vật.
* Giật túi xách táo tợn bị camera ghi lại: Khoảng 9g44 sáng 26-11, trên một trang mạng xuất hiện một video clip dài 22 giây quay lại cảnh một cô gái xách túi đi bộ trên lề đường bị giật túi xách. Đoạn video cho thấy đối tượng chạy xe tay ga lao từ phía sau với tốc độ lớn và giật túi xách của cô gái trong chớp nhoáng. Cô gái bị kéo theo một đoạn và té ngã nằm úp mặt giữa đường.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại tá Lê Phước Trường - Trưởng Công an Q.5, cho biết, vụ giật túi xách trong đoạn clip xảy ra tại vỉa hè đường Trần Hưng Đạo (P.10,Q.5) sáng 23-11. Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Phượng (36 tuổi, ngụ Q.Tân Phú). 

Quyền được sống an lành

TT - Hôm qua, bạn đọc Tuổi Trẻ như phát sốt khi thấy hình ảnh cô gái mới bị chặt lìa tay đang nằm thiêm thiếp trên giường bệnh! Chỉ vì cướp xe, những tên cướp trẻ đã lạnh lùng vung dao chém thẳng vào tay cô gái thân cô, yếu ớt.
Nhà tâm lý học, tội phạm học và cả cảnh sát, luật sư, quan tòa dày dạn kinh nghiệm sẽ phân tích thế nào khi kẻ thủ ác nhẫn tâm đến mức có thể chém đi chém lại cho lìa tay cô gái?
Trước đó không lâu, người dân TP.HCM cũng kinh hoàng với những tên sát nhân máu lạnh trẻ tuổi mà trong đó có tên mới vừa 14 tuổi. Từ vụ trấn lột khó thành đôi trai gái trên địa bàn phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, mà chúng đã rút dao đâm chết nạn nhân.
Cách vài tháng, cũng ngay trên địa bàn TP.HCM, máu người dân lương thiện lại phải đổ: Bị nạn nhân chống cự, kẻ cướp laptop đã điên loạn rút dao đâm chết một sinh viên mới ra trường và làm trọng thương cả sĩ quan cảnh sát xông vào can thiệp.
Chặt tay, cắt cổ, đâm chém, bắn giết; trẻ chẳng tha, già không bỏ, con nít và phụ nữ cũng chẳng hề được thương xót... Hầu như mỗi ngày mới, người dân lương thiện lại phải nặng lòng nghe, thấy những vụ án dã man như thế. Cuộc sống đang chìm ngập trong căng thẳng, bất an. Mỗi ngày bước ra đường, thậm chí ngồi trong nhà, người ta cũng phập phồng lo lắng không biết lúc nào kẻ xấu sẽ ra tay tới mình.
“Khủng khiếp! Sao lại nhiều vụ án dã man, khó lường thế này?”- một cựu sĩ quan cảnh sát đã về hưu, từng đối mặt với biết bao tội phạm phức tạp, cũng phải thốt lên. Ưu tư với người viết, ông tâm sự trước đây án nghiêm trọng thường xảy ra trong các băng đảng chuyên nghiệp. Cứ xảy vụ cướp giết nào, cơ quan điều tra trước tiên lại nhắm đến băng đảng.
Tuy chúng ra tay chuyên nghiệp, nhưng có quy luật và cũng không quá khó lường, khó điều tra. Còn tình hình bây giờ rất khác. Cướp, giết có thể xảy ra bất cứ lúc nào, với bất cứ ai. Đặc biệt, nhiều thủ phạm lại là đối tượng rất khó ngờ, nhất là trong bộ phận vốn tưởng đang tuổi ngây thơ, hiền lành như trẻ vị thành niên, nữ sinh ...
Đặc biệt, ngoài lý do cướp bóc, nhiều vụ án giết người còn xuất phát từ các nguyên nhân khó ai hình dung nổi lại có thể xảy ra. Chỉ vì đi vệ sinh, bị người say rượu vô tình ói trúng chân, mà một thanh niên vốn bình thường cũng thẳng tay đâm chết người. Chỉ vì bạn gái bị nhìn “đểu” (theo lời thủ phạm là vậy), mà một sinh viên cũng đánh chết người. Chỉ vì giành nhau phòng hát cũng có thể ra tay chém giết loạn xạ...
Những vụ án dã man, khó lường hầu như không còn giới hạn ở bộ phận nào, địa phương nào. Ai còn có thể bình tĩnh khi nữ sinh lớp 9 có thể đang tâm dìm nước chết bạn ở làng quê Hưng Yên? Ai có thể không lo lắng khi học sinh lớp 11 mà dám xông vào nhà, đâm đến chết cụ già 80 tuổi để chỉ cướp một chiếc nhẫn vàng ở Đồng Nai?
Có nhiều lý giải cho hiện trạng xã hội nhức nhối này, từ môi trường xã hội, giáo dục, luật pháp, đến hoàn cảnh kinh tế, gia đình. Có nhiều vụ được đưa ra xét xử như án điểm để răn đe. Nhưng tình hình phức tạp vẫn chưa hề suy giảm, thậm chí còn diễn biến nghiêm trọng, nóng bỏng hơn.
Người dân đang rất cần được bảo vệ, được bảo đảm môi trường sống an lành. Đó cũng là quyền chính đáng của những người lương thiện đang sống và thực hiện nghĩa vụ công dân đầy đủ với đất nước này.

Những vụ cướp tàn bạo ở TP HCM

Chặt tay "con mồi" ở đoạn đường tối vắng, ngang nhiên gây án giữa phố đông, đạp ngã nạn nhân khi truy đuổi... là thủ đoạn của các băng nhóm cướp giật đang hoành hành ở TP HCM.

4 tên cướp đã chặt lìa tay cô gái đi SH. Ảnh: Q.T
4 tên cướp tham gia vụ chặt gần lìa tay cô gái đi xe SH. Ảnh: Q.T
Nằm trong bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM với bàn tay vừa được nối lại, chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy (28 tuổi, ngụ quận 2) thảng thốt khi nhắc đến "đêm kinh hoàng" gặp băng cướp do Trần Văn Luông (24 tuổi, ngụ Bến Tre) cầm đầu.
Hơn 20h ngày 24/11, sau khi dự tiệc cưới, Thúy chạy xe SH từ quận 7 về nhà ở quận 2 mà không biết có nhóm cướp đang theo dõi mình. Khi vừa qua cầu Phú Mỹ, đến đoạn đường vắng, 2 thanh niên vượt lên ép xe rồi bất ngờ vung dao chém 2 nhát làm bàn tay phải chị gần bị đứt lìa. Quá đau đớn, chị ôm vết thương tri hô. Lúc này lại có 2 tên khác áp sát giật luôn chiếc túi đang đeo trên vai của Thúy. Một tên trong nhóm dựng chiếc SH bị đổ để phóng đi nhưng xe không nổ máy. Ngay đêm đó, Luông và 3 đồng bọn đã bị bắt giữ.
Theo điều tra, chị Thúy không phải là nạn nhân đầu tiên bị băng nhóm này "chém trước, cướp sau". Luông thừa nhận vào đêm 4/11 thấy anh Trường (35 tuổi) đi xe SH trên đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè) đã đuổi theo tìm cơ hội ra tay. Đến đoạn vắng gần cầu Cống Dinh, 2 tên trong nhóm phóng lên áp sát và rút mã tấu chém liên tiếp vào hông, lưng và bả vai khiến anh Trường ngã xuống đường. Nạn nhân nhanh trí rút chìa khóa bỏ chạy, tri hô nên nhóm cướp phải rút lui.
Cũng trong đêm đó, khi phát hiện đôi nam nữ đi xe máy song song đến gần cầu Cống Dinh, băng cướp lại bám theo. Chúng ép xe, chém vào vai người thanh niên và một nhát vào hông cô gái để cướp chiếc Air Blade và một điện thoại.
Vụ cướp dưới cầu Sài Gòn. Ảnh từ clip.
Vụ cướp dưới cầu Sài Gòn. Ảnh từ clip.
Trước đó, vụ cướp giật diễn ra giữa ban ngày cũng gây bức xúc cho người dân khi toàn bộ vụ việc đã được camera hành trình của một ôtô ghi lại.

Theo điều tra, chiều 25/9, chị Yến đi xe tay ga đeo túi phía trước đi song song với một cô bạn trên đường hướng về quận 1. Trên đường đi, 2 cô nói chuyện rất vui vẻ mà không biết có 2 tên cướp đang bám theo.
Đến dưới gầm cầu Sài Gòn, đoạn cua chuẩn bị lên cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh để về quận 1, Yến bị hai thanh niên vượt lên giật phăng chiếc túi. Giật mình, cô ngã chúi xuống đường, cùng lúc xe ôtô đi phía sau kịp phanh gấp.
Khi clip được đăng trên mạng, hình ảnh về những tên cướp đã gây phẫn nộ trong cộng đồng. Lãnh đạo Công an TP HCM chỉ đạo đội Cảnh sát đặc nhiệm vào cuộc, 2 tên cướp là Lê Minh Pha và Diệp Tấn Dũng (cùng 19 tuổi) đã bị bắt.
Tên cướp giật ngay trên lề đường. Ảnh cắt từ clip.
Tên cướp phóng xe máy giật túi xách của một phụ nữ khiến nạn nhân ngã sõng soài. Ảnh cắt từ clip.


Tương tự, vụ cướp giật xảy ra trên đường Trần Hưng Đạo (quận 5) cũng gây bức xúc cho nhiều người khi toàn bộ diễn biến đã được camera một công ty gần đấy ghi lại.
Sáng 23/11, chị Nguyễn Thị Phượng (36 tuổi, ngụ quận Tân Phú) đi bộ trên lề đường, đeo túi trên vai. Bất ngờ từ phía sau, tên cướp đi xe tay ga lao đến cướp chiếc túi. Cú giật mạnh, bất ngờ làm chị bị kéo theo một đoạn rồi ngã sõng soài trên lề đường.
Có hai tên cướp tại quận Tân Phú không tháo chạy mà còn quay lại giễu cợt nạn nhân. Trưa 17/10, Ngô Thị Mỹ Duyên (sinh viên năm 2 Đại học Công nghệ) đi xe máy theo hướng từ đường Âu Cơ sang Thoại Ngọc Hầu.
Đến trước số nhà 214 Thoại Ngọc Hầu, cô tấp vào lề đường nghe điện thoại. Chưa kịp nhận cuộc gọi, cô bị 2 tên cướp đi ngược chiều áp sát giật phăng chiếc điện thoại. Nạn nhân tri hô nhưng 2 tên cướp không tăng tốc bỏ chạy mà còn nhìn lại vẻ giễu cợt. Tiếc của, Duyên phóng xe đuổi theo.
Như chỉ chờ có thế, khi Duyên vừa bắt kịp, tên ngồi sau co chân đạp mạnh khiến nữ sinh lao thẳng vào đuôi chiếc taxi cùng chiều, bị thương nặng. Hai tên cướp cũng mất lái ngã xuống đường. Thấy người dân truy đuổi, chúng bỏ xe chạy bộ và mất hút vào các con hẻm gần đó.
Công an khám xét hiện trường sau khi cô sinh viên được đưa đi cấp cứu. Ảnh: A.N
Công an khám xét hiện trường sau khi cô sinh viên được đưa đi cấp cứu. Ảnh: A.N
Đúng một tháng trước, Cao Trung Lập (28 tuổi, ngụ Quảng Ngãi) đã đâm chết một nam sinh sau khi giật ba lô đựng laptop của anh này. Một cảnh sát tham gia truy bắt Lập cũng bị hắn đâm trọng thương.
11h ngày 17/9, một nam sinh và bạn gái đi xe tay ga trên đường Cộng Hòa, hướng từ công viên Hoàng Văn Thụ về Trường Chinh. Khi tới đoạn cách giao lộ Hoàng Hoa Thám - Cộng Hòa (quận Tân Bình) vài chục mét, họ bị Lập từ phía sau áp sát, giật túi đựng laptop.
Đôi nam nữ tri hô “cướp cướp” rồi phóng xe truy đuổi. Tới ngã tư, người thanh niên tông vào xe tên cướp khiến hắn ngã xuống đường. Cuộc vật lộn giữa tên cướp và nạn nhân diễn ra quyết liệt trong sự chứng kiến của rất đông người đi đường. Trong lúc giằng co, Lập bất ngờ rút dao đâm nhiều nhát vào cậu thanh niên. Dù máu ra đẫm áo, nam sinh vẫn cố gắng ôm chặt tên cướp. Lúc này, một công an lao vào hỗ trợ nạn nhân đã bị Lập đâm gục.
Hiện trường nơi Lập đâm chết nam sinh, đâm gục cảnh sát. Ảnh: An Nhơn.
Sau khi viên cảnh sát không thể truy đuổi, người dân hai bên đường Hoàng Hoa Thám đồng loạt lao ra khống chế Lập, giao công an. Lúc này, do vết thương quá nặng, nam sinh đã chết trước khi đến bệnh viện.
Trước tình trạng tội phạm cướp giật tăng cao dịp cuối năm, Công an TP HCM đã chỉ đạo cảnh sát hình sự, cơ động, giao thông và cả lực lượng địa phương đều phải tập trung tăng cường tuần tra kiểm soát, chốt chặn những khu vực "nóng".
Chỉ trong 4 ngày cao điểm ra quân trấn áp tội phạm, Công an TP HCM đã khám phá được 45 vụ án và bắt 50 người có liên quan. Riêng số tội phạm về xâm hại tài sản (cướp, cướp giật, trộm cắp) chiếm 40 vụ và bắt 47 tên.
Theo đại diện của công an TP HCM, dịp gần tết chính là thời điểm tội phạm tăng cao. Ngoài triển khai kế hoạch trấn áp, công an còn tuyên truyền người dân cảnh giác, tự bảo vệ tài sản của mình.

Đời y như phim

Sau 25 năm phát hiện chị gái là mẹ ruột tôi

Một ngày, có người đàn ông lạ hẹn gặp tôi. Ông đưa kết quả xét nghiệm ADN, nói là cha tôi và khẳng định Huyền không phải chị gái, mà chính là mẹ ruột của tôi.

Tôi thấy đời mình như một kịch bản phim ngớ ngẩn và vô lý do một đạo diễn thất thế nghĩ ra nhằm câu khách thiên hạ. Khi sự thật được tiết lộ, tôi chết lặng trong bàng hoàng và sửng sốt. Tôi không rõ đây là bi kịch hay là điều may mắn của mình nhưng tôi ước, giá mà cho tận tới lúc chết, tôi vẫn không biết chút gì về sự thật này, giá mà mẹ đừng bao giờ nói với tôi.

Một tháng trước, có một người đàn ông lạ đến tìm và nói rằng, ông là ba của tôi. Điều đó càng được khẳng định chắc chắn hơn khi ông đưa cho tôi xem kết quả xét nghiệm ADN và vài chữ viết nhanh của bác sĩ kết luận rằng giữa tôi và ông ta có quan hệ huyết thống cha con. Tôi cười nhạt và cho rằng đó đơn giản chỉ là một vở kịch vụng về. Người đàn ông kia có lẽ muốn xin chút tiền từ số gia sản kếch xù mà tôi được nhận từ bố mẹ của mình.

Nhưng khi Huyền, chị gái tôi lên tiếng xác nhận thì tôi buộc phải tin đó là sự thật và thậm chí, tôi còn phải chấp nhận thêm một sự thật khác rằng Huyền không phải là chị gái của tôi, mà đó là mẹ ruột mình.

Khi chưa biết sự thật này, tôi là con trai trong một gia đình giàu có, trên tôi là một chị gái tên Huyền. Chị Huyền hơn tôi 16 tuổi. Vì nhà chỉ có 2 chị em nên chúng tôi rất thân nhau. Thế nhưng, khi tôi còn nhỏ, chị Huyền rất ít khi chơi với tôi. Bố mẹ nói chị có chuyện buồn nên tôi không được quấy rầy hay làm phiền chị.

Mãi đến khi tôi vào lớp 1, chị mới cởi mở với tôi hơn và dần dần chị thay bố mẹ chăm sóc tôi, bởi 2 người còn bận rộn chuyện kinh doanh mà chị Huyền khi ấy đã tốt nghiệp đại học nhưng chị không đi làm. Tôi cũng không thấy chị có bạn bè bởi cả ngày ngoài chuyện đưa tôi đi học, đón tôi về, đưa tôi đi chơi, nấu nướng cho tôi ăn thì chị chẳng hề gặp gỡ bất cứ ai. Nhưng tôi chẳng mấy để ý chuyện đó.

Cho cả đến khi lớn lên và biết suy nghĩ, tôi vẫn cho rằng tính chị khép kín, không thích giao thiệp rộng rãi nên chị mới có ít bạn và thích ở nhà nhiều như vậy. Tôi vẫn thường gọi đùa chị Huyền là bà cô già vì chị quản lý tôi rất chặt, hơn cả bố mẹ. Chị đề ra quy định về thời gian, quy định về việc gặp gỡ và kết bạn, quy định cả về cách ăn mặc và nói năng của tôi. Nếu tôi có thắc mắc, bố mẹ chỉ cười nói: "Chị chỉ muốn tốt cho con mà thôi". Dù rất khó chịu với "bà cô già" này nhưng tôi rất yêu thương chị, đơn giản vì chị là người thân của tôi.

Năm tôi 20 tuổi, bố mẹ đột ngột mất trong một tai nạn xe hơi, trong nhà chỉ còn lại 2 chị em. Tôi vẫn đang tuổi ăn, tuổi chơi nên không thể thay bố mẹ gánh vác chuyện công ty. Chị Huyền đã nhận lấy việc đó. Bây giờ khi ngồi viết lại những chuyện trong quá khứ, tôi mới nhớ ra rằng chị chưa một lần yêu ai hoặc ít nhất đó là những gì tôi biết.

Chị có rất ít bạn bè, không gặp gỡ, hẹn hò với bất cứ người đàn ông nào. Nếu tôi có hỏi thì chị chỉ bảo đợi tôi lấy vợ xong chị mới đi lấy chồng. Tất nhiên, chị tôi có nhiều người để ý, theo đuổi. Có người còn khốn khổ vì không được chị tôi đáp lại nhưng chị tôi vẫn cứ dửng dưng như vậy.

36 tuổi, chị trở thành Tổng Giám đốc của một công ty truyền thông lớn. Tôi sợ chị không làm được bởi trước giờ chị vẫn sống khép kín, không giao lưu nhiều với xã hội, vị trí Tổng Giám đốc dường như không mấy hợp với chị. Nhưng tôi đã nhầm, chị điều hành mọi thứ rất trôi chảy. Nhìn chị đĩnh đạc trong cương vị mới, tôi không khỏi ngạc nhiên bởi đó là hình ảnh về một chị Huyền khác hẳn với chị mà tôi thường nhìn thấy.

25 tuổi, tôi bắt đầu vào công ty học việc và dần dần thay chị đảm nhận việc của công ty. Chị nói chỉ làm giúp tôi chừng ấy năm thôi, còn lại tôi phải tự lo liệu. Tôi đồng ý và cố gắng làm mọi chuyện thật tốt. Tôi muốn chị tôi có thời gian để dành riêng cho bản thân bởi chị đã ngoài 40 và vẫn chưa lấy chồng. Chị nói không muốn lấy chồng và có ý định quy y cửa Phật. Tôi kịch liệt phản đối chuyện này. Nhà tôi chỉ còn 2 chị em, nếu chị đi tu, tôi sẽ giống như một đứa trẻ mồ côi không người thân thích.

Chị lại nói sẽ đợi tôi có vợ, có con rồi chị mới đi tu. Việc này tôi cũng không đồng ý. Tôi thấy chị cứ u uẩn sống trong khi với điều kiện của chúng tôi, chị hoàn toàn có thể sống vui vẻ, hưởng thụ cuộc sống, đi du lịch đó đây. Tôi vẫn không hiểu vì sao chị cứ sống như thể cả thế giới đang quay lưng lại với chị cho đến ngày người đàn ông lạ xuất hiện. Ông ta hẹn gặp tôi ở ngoài. Vì không rõ đó là ai và công việc quá nhiều nên tôi từ chối nhưng khi ông ta nói có chuyện liên quan tới chị Huyền cần nói cho tôi biết thì tôi đổi ý.

Chỗ hẹn gặp mặt của chúng tôi là một quán cà phê nhỏ nằm sâu trong ngõ, dù nhỏ nhưng quán được bài trí rất đẹp. Người đàn ông lạ tự giới thiệu ông ta tên Tân. Tôi đoán chừng ông ta phải gần 60 tuổi, có phong thái đạo mạo, điềm tĩnh và cách nói chuyện thể hiện rằng ông là một người quyền lực. Ông không nói chuyện vòng vo mà khi vừa bắt đầu, ông đã nói, ông là bố của tôi, bố ruột.

Sau vài giây sững người, ngạc nhiên, tôi trấn tĩnh lại bởi cho rằng người đàn ông này đã nhận nhầm người hoặc ông ta đang tạo kịch để nhòm vào tài sản của gia đình tôi. Ông đưa kết quả xét nghiệm ADN cho tôi. Tôi vẫn không tin. Ông nói, tôi có thể gọi chị Huyền đến để kiểm chứng, để ba mặt một lời. "Cũng không phải là chị Huyền đâu, đó là mẹ ruột của con". Ông nói nhẹ như không, còn đối với tôi thì câu nói này quả thực là một cú sốc lớn.

Tôi không hiểu có chuyện gì đang diễn ra trong cuộc đời mình. Chị Huyền đến, ngay khi nhìn thấy người đàn ông kia, nét mặt chị chuyển biến. Tôi nói cho chị về những điều người đàn ông kia khẳng định và mong mỏi một cái lắc đầu từ phía chị. Thế nhưng chị Huyền không nói gì, chị cũng không phủ nhận. Chừng ấy là đủ cho tôi hiểu những gì ông Tân nói đều là sự thật. Khi ông Tân rời đi, chị Huyền mới bắt đầu nói.

Chị thừa nhận những gì người đàn ông kia nói là đúng. Chị yêu ông ta khi 16 tuổi còn ông ta khi đó đã ngoài 30, đã có vợ con. Chị sinh tôi khi còn quá trẻ nên ông bà ngoại đã quyết định nhận tôi làm con trai của họ để che giấu việc đáng xấu hổ là con gái duy nhất của họ chửa hoang. Và tôi đã sống với thân phận là con trai của ông bà ngoại hơn 20 năm trời. Không một ai biết sự thật ấy ngoài ông bà ngoại, chị Huyền và người đàn ông kia.

Chị Huyền nói ông ta muốn nhận con. Ông ta không cần đến tài sản của gia đình chúng tôi bởi ông là một người đàn ông giàu có và quyền lực. Ông ta muốn nhận con bởi vợ ông không sinh được đứa con trai nào để nối nghiệp. Lý do quá nực cười! Bởi nếu ông ta đã có con trai thì chắc chắn ông ta sẽ không bao giờ quay lại tìm tôi, để xem đứa con rơi này đã sống như thế nào. Dù cho ông ta là bố đẻ của tôi thật nhưng tôi không hề có ý định nhận bố.

Chuyện khiến tôi khó nghĩ và buồn nhiều nhất là chị Huyền. Tôi không cách nào chấp nhận chị là mẹ của tôi bởi cái suy nghĩ chị là chị gái đã ăn sâu vào trong tiềm thức. Chị là mẹ của tôi sao? Còn có chuyện nào đáng sửng sốt và nực cười hơn câu chuyện này? Hóa ra, đó là lý do vì sao chị tôi từng ấy năm trời không hề yêu ai, từng ấy năm trời chị lo lắng, chăm sóc cho tôi.

Tôi đã chuyển ra ngoài sống mấy tuần nay. Tôi không biết làm thế nào để gặp và nói chuyện với chị. Sự thật này chắc chắn tôi sẽ phải chấp nhận nhưng không phải bây giờ. Tôi chưa nghĩ ra cách để nghĩ về chị Huyền như là mẹ của tôi. Thế nên, tôi chọn cách chạy trốn.