Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

Chuẩn đầu ra

KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
 Địa chỉ văn phòng Khoa: 28 Nguyễn Thông, P7, Q3.TPHCM
 Điện thoại: (08) 3.9321907
I. Giới thiệu:
           Khoa Tài chính – Kế toán, trường Đại học Sài Gòn được thành lập ngày 10/11/2008 theo quyết định số 1673/ĐHSG-TCCB từ sự chia tách khoa Kinh tế trước đây. Khoa Tài chính có nhiệm vụ đào tạo các chuyên ngành sau:
  • Bậc đại học:              Ngành Tài chính Ngân hàng, ngành Kế toán
  • Bậc Cao đẳng:          Ngành Kế toán
  • Bậc Trung cấp:         Ngành Kế toán

II. Thời gian đào tạo:
      2.1. Bậc đại học: 4 năm, bao gồm 8 học kỳ
      2.2. Bậc Cao đẳng: 3 năm, bao gồm 6 học kỳ.
      2.3. Bậc Trung Cấp: 2 năm, bao gồm 4 học kỳ

III. Ban  chủ nhiệm Khoa: 
 -  Trưởng khoa:              Tiến sĩ         Nguyễn Khắc Hùng
 -  Phó trưởng khoa          Thạc sĩ        Hà Hoàng Như

 

CÔNG BỐ CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

Thực hiện thông tư số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/04/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo; chỉ thị 4713/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, ngày 19/10/2010 về nhiệm vụ trọng tâm giáo dục đại học năm học 2010 – 2011.
Trong năm học: 2010 – 2011, Trường Đại học Sài Gòn tiếp tục triển khai nhiệm vụ "Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục", Trường đã tiến hành xây dựng chuẩn đầu ra và công bố chuẩn đầu ra với mục tiêu:
  • Công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường để: Người học, phụ huynh, nhà tuyển dụng biết và giám sát; Thực hiện những cam kết của nhà trường với xã hội về chất lượng đào tạo để cán bộ quản lý, giảng viên và người học nỗ lực vươn lên trong giảng dạy và học tập; Đổi mới công tác quản lý đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá và đổi mới phương phương pháp học tập; đồng thời, xác định rõ nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trong các hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng dạy và quản lý nhằm giúp người học vươn lên trong học tập và tự học để đạt chuẩn đầu ra.
  • Công khai để người học biết được các kiến thức sẽ được trang bị sau khi tốt nghiệp một chuyên ngành, một trình độ về chuẩn năng lực nghề nghiệp, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
  • Tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân lực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng lao động.
Ngày 18/04/2011, Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn ban hành quyết định số 539/QĐ-ĐHSG-KTKĐCLGD về việc ban hành Chuẩn đầu ra đào tạo các ngành Đại học và Cao đẳng.

KÊU GỌI VIẾT BÀI CHO BLOG

các thành viên của lớp dke31021, hãy tích cực đăng bài nhé. Hãy xem đây là mái nhà thân thương của chúng ta suốt 2 năm tới, và chia sẻ những hỷ, nộ, ái ố, trải nghiệm, kiến thức mà chúng ta có được trong thời gian học tập bên nhau nhé!

Bạn giàu tức là bạn giỏi




tôi cho rằng, làm công chức, làm công ty nước ngoài hay tự mình mở doanh nghiệp... tất cả đều là những mô hình làm việc tốt, vấn đề là bạn phù hợp với mô hình nào. Bạn “Giỏi” chưa chắc bạn “Giàu” nhưng nếu bạn “Giàu” thì chắc chắn bạn “Giỏi”.

Làm công chức nhà nước trong tình hình hiện nay thì có rất nhiều bất cập, nhiều hiện tượng tiêu cực (như các bạn đã liệt kê: con ông cháu cha, làm ít cũng như làm nhiều, chạy chức chạy quyền, đút lót, hối lộ, thoái hoá đạo đức….). Tuy nhiên, làm nhà nước cũng có nhiều ưu điểm: nhàn hạ, ít bị sức ép, ổn định… Đây là những điểm rất cần thiết trong cuộc sống.
Thử hỏi, nếu các bạn đi làm, quanh năm đầu tắt mặt tối với công việc, không còn thời gian dành cho gia đình, không có thời gian hưởng thụ, khám phá cuộc sống thì thật là điều đáng buồn… Đành rằng, trong cơ chế hiện nay lương công chức còn nhiều điều bất cập nhưng nếu bạn biết tận dụng môi trường nhàn hạ của cơ quan nhà nước thì tôi nghĩ vấn đề lương bổng không còn phải suy nghĩ nhiều.
Đấy là chưa kể nhiều công chức còn tận dụng môi trường, vị trí công việc trong cơ quan nhà nước để tìm cách làm giàu, tậu nhà, tậu xe hơi, đất đai bất động sản khắp nơi... Nếu đem so sánh thì chắc gì các bạn lập doanh nghiệp tư nhân, làm công cho nước ngoài khó có thể sánh được.
Làm công ty nước ngoài, công ty liên doanh cũng là điều tốt, vì có thể ngay lập tức đáp ứng cho bạn về lương bổng, sự trải nghiệm về môi trường công việc, ứng dụng những điều được đào tạo trong trường đại học. Tuy nhiên, những bất cập không phải là không có: căng thẳng, mệt mỏi, bận bịu, áp lực… Hẳn không phải ai cũng thích kéo dài tình trạng này trong nhiều năm, nhất là khi lập gia đình, nuôi dạy con cái, người ta cần sự ổn định và một chút nhàn hạ để tập trung chăm lo gia đình và các vấn đề cá nhân. Theo quan điểm cá nhân của tôi, làm cho các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài chỉ phù hợp nhất với các bạn sau khi tốt nghiệp ra trường và không nên kéo dài quá 10 năm nếu bạn không thực sự tìm đựoc vị trí và chỗ đứng trong công ty hay liên doanh đó.
Lại nói về sự khắc nghiệt trong môi trường này, các bạn thử nghĩ xem, các công ty liên doanh, công ty nước ngoài liên tục tuyển người, liên tục sa thải nhân viên… Phải chăng đây chính là do yếu tố khắc nghiệt trong công việc? Liệu bạn có phải là người trụ lại được không?
Lập công ty riêng: Đây là điều mà nhiều bạn trẻ có tham vọng hay nghĩ tới, nhất là các bạn đã đọc bộ sách “Dạy con làm giàu” của tác giả Kyosaki. Tuy nhiên, theo thống kê của tác giả này thì 100 công ty thành lập ra sau 5 năm thì chỉ còn 5 công ty tồn tại, tiếp theo 5 năm nữa thì chỉ còn 1 công ty tồn tại và vận hành hoạt động. Liệu đây có phải là con đường dễ dàng? Thực tế, nhiều bạn trẻ lập ra rất nhiều công ty, hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhưng các bạn hãy thử nhìn nhận thực tế: sau 10 năm kể từ khi tốt nghiệp đại học, bao nhiêu nguời trong khoá của các bạn có thể lập và vận hành thành công 1 doanh nghiệp tư nhân? Có thể cũng sẽ có nhưng tôi có thể khẳng định con số đó sẽ không nhiều. Vậy đây có là một con đường dễ dàng? Với xác xuất thành công nhỏ chưa đầy 5% sau 5 năm thì liệu có phải là mô hình phổ biến cho nhiều bạn trẻ? Tất nhiên, nếu bạn là người tồn tại cuối cùng thì thật là tuyệt vời.
Mô hình nào cũng có điều hay, cái dở mà chúng ta phải chấp nhận, vượt qua và để thành công trong bất kỳ mô hình nào, bạn phải chứng tỏ phù hợp với mô hình đó.
Bạn “Giỏi” chưa chắc bạn “Giàu” nhưng nếu bạn “Giàu” thì chắc chắn bạn “Giỏi”.
(st)