Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Khi CON NGƯỜI là CON (thú) mà không là NGƯỜi - P2

Khi cha nuôi hiện hình là 'yêu râu xanh'

Cuộc sống của hai mẹ con khốn khổ đủ đường, từ tình cảm đến vật chất, khi gặp được người đàn ông tốt bụng nhận con mình làm con nuôi, người mẹ không ngờ chính gã đàn ông lúc nào cũng tỏ ra tử tế đó đã nhẫn tâm hại đời con gái mình.
Người đàn bà bất hạnh
Khóc sưng mắt ở TAND Hà Nội trong phiên xử kẻ hại đời con gái mình hôm 23/9, chị H. kể về cuộc đời thăng trầm của hai mẹ con chị.
Lấy chồng từ thủa còn chưa tròn đôi mươi, ngay khi đứa con còn chưa kịp biết mặt cha thì người chồng chị đã quay lưng với cả hai mẹ con để tìm đến với người đàn bà khác.
Khi đứa con gái mới được hai tháng tuổi, chị H. bế con từ quê Nam Định lên Hà Nội làm thuê cho một cửa hàng ăn.
Hàng ngày chị để con ở cái nôi trên vỉa hè vừa tranh thủ chạy bàn, rửa bát, vừa trông con. Cuộc sống cơ cực của hai mẹ con cứ thế trôi đi cho đến khi đứa bé được 4 tuổi thì chị H. để con ở nhà một mình để hàng ngày đi kiếm kế sinh nhai.
Bị cáo Tuấn tại toà

“Trời thương nên con bé tự lập lắm, 4 tuổi nó tự làm đủ việc, ở nhà chơi một mình để mẹ yên tâm đi làm kiếm tiền”, gạt nước mắt, chị H. tâm sự.
Trải qua đủ thứ nghề, cuộc sống của hai mẹ con dù vẫn phải thuê nhà nhưng đã dần khấm khá hơn chút đỉnh.
Thời gian gần đây, mẹ con chị H. đến thuê nhà ở quận Hoàng Mai, Hà Nội mở quán hàng ăn kiếm sống. Lúc này con gái của chị H., tên T. lên 12, dưới T. là cậu em trai nhỏ tuổi.
Trong thời gian này, chị H. gặp Hoàng Văn Tuấn (49 tuổi, ở phố Ngũ Nhạc, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội), người đàn ông cũng có chung hoàn cảnh như chị.
Tuấn tâm sự với chị H. rằng vợ anh ta đã bỏ anh ta và mang theo đứa con, để lại trong lòng anh ta những mất mát tình cảm khi không được gần gũi chăm sóc con mình.
Tuấn luôn tỏ ra tử tế, quan tâm tới mẹ con chị, đặc biệt là cháu T., con gái chị H. nên sau khoảng một năm quen biết, chị H. đồng ý với đề nghị của Tuấn được nhận cháu T. làm con nuôi.
Từ khi nhận T. làm con nuôi, Tuấn qua lại thăm nom hai mẹ con nhiều hơn. Hắn thường hay mua quà cho cháu T., khi là bộ quần áo mới, lúc là cái khăn mặt... Thấy Tuấn tốt vậy, chị T. cũng không mảy may nghi ngờ gì.
Lộ nguyên hình 'yêu râu xanh'
Chiều 22/11/2010, Tuấn đi xe máy qua chỗ chị H. bán hàng, hắn nói muốn đưa T. cùng em trai T. sang nhà chơi để chị H. rảnh tay bán.
Khi chị H. đồng ý, Tuấn đưa hai con chị H. về nhà mình. Lúc đó, ở nhà ông ta có hai đứa nhỏ khác đang chơi ngoài sân, Tuấn để em trai của T. chơi cùng.
Ông ta bảo đám trẻ lên gác xép chơi, để T. và mình ở dưới tầng 1. Ngay lúc đó, gã cha nuôi hiện nguyên hình tên "yêu râu xanh", lao vào giở trò đồi bại với đứa con gái nuôi mới 12 tuổi. Khi Tuấn vừa “xong chuyện” với bé T., chị H. tới gọi con gái về phụ giúp bán hàng.
Bị bất ngờ, Tuấn hốt hoảng ra mở cửa cho chị H. và nói dối T. đang ở dưới bếp. Khi chị H. đi qua cửa phòng ngủ, thấy con gái đứng nép sau cửa, gương mặt lộ rõ vẻ sợ sệt.
Biết có chuyện chẳng lành, khi đưa con về nhà, chị H, gặng hỏi thì mới hay chuyện con chị bị lạm dụng.
T. khóc òa kể với mẹ việc cô bé nhiều lần bị ông bố nuôi giở trò đồi bại. Những lần trước, mỗi khi xong, T. đều được ông ta cho từ 50.000 đến 100.000 đồng và dọa không được kể cho mẹ.
Nghe xong chuyện, chị H. hốt hoảng đưa con đi khám và bác sỹ cho kết quả T. đã bị rách màng trinh. Người mẹ trẻ nén nỗi đau, đưa con đến cơ quan công an tố cáo hành vi của Tuấn.
Trong khi Tuấn bị tạm giữ, em gái của chị H. cũng tới cơ quan công an tố cáo việc con gái mình (cũng chạc tuổi T.) cũng từng bị Tuấn hiếp dâm. Theo lời kể của cháu bé, trong lần sang nhà bác chơi, Tuấn rủ cô bé về nhà mình chơi và giở trò đồi bại với nạn nhân.
Tuy nhiên, việc tố cáo này cơ quan chức năng cho rằng không đủ cơ sở để kết luận ông ta đã cưỡng hiếp nạn nhân.
Ngày 23/9, Tuấn bị đưa ra xét xử tội 'Hiếp dâm trẻ em'. Tại tòa hắn cúi gằm mặt khai tội. Mẹ con chị H. ngồi ở hàng ghế đầu, hai hàng lệ thi nhau chảy tràn trên gương mặt người mẹ trẻ.
Chị H. cho biết, từ sau khi sự việc xảy ra, cháu T. không thể học hành được gì, lúc nhớ lúc quên, đến lớp không chịu chép bài và đến giờ chị đành bất lực nhìn con gái bỏ học giữa chừng.
HĐXX đã tuyên phạt Hoàng Văn Tuấn 12 năm tù tội 'Hiếp dâm trẻ em'. Hắn lạnh lùng nhận mức án, còn chị H. ra về với đôi mắt đỏ mọng vì khóc.

Gọi nhầm máy, bị lừa cả tình lẫn tiền

Vô tình gọi nhầm máy, M bị gã Sở Khanh gọi lại làm quen, rồi lừa cả tình lẫn tiền.

Vào một ngày giữa tháng 8/2010, Nguyễn Hữu Mơ (1985, trú xã Nam Xuân, H. Nam Đàn, Nghệ An) thấy trong ĐTDĐ của mình có một cuộc gọi nhỡ từ số máy lạ nên gọi lại xem là ai. Đầu dây bên kia, giọng một cô gái trong veo: “Xin lỗi anh, lúc nãy em bấm nhầm máy!”. Rõ ràng là vậy, nhưng với cái tính... đa tình, lại bị hút hồn bởi giọng nữ trong veo, ngọt ngào, chàng Mơ cứ thẫn thờ mơ mộng. Thế rồi cứ đêm đêm, Mơ trốn vợ con để nhắn tin vào số máy bị nhầm đó xin làm quen, rằng “nhầm máy ấy biết đâu là duyên”.

Nguyễn Hữu Mơ
Nói là làm quen, nhưng thực chất trong đầu Mơ đã nghĩ ra nhiều phương cách để lừa cả tình lẫn tiền của người chưa biết mặt. Mơ tự giới thiệu mình tên là Kiều, ở TT Nam Đàn, H. Nam Đàn, chưa vợ, vừa học xong lớp trung cấp nghề, đang làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động... Qua những lần “giao lưu” bằng tin nhắn, Mơ biết cô gái kia tên là Hoàng Thị M. (1993, trú H. Đô Lương, Nghệ An).

Sau nhiều ngày tán tỉnh qua điện thoại, nhận định “cá đã cắn câu”, Mơ hẹn M. gặp nhau ở Truông Bồn (thuộc xã Mỹ Sơn, Đô Lương). Một cô bé mới lớn, chưa đủ độ chín để có thể hiểu hết những cám dỗ đời thường, M. nhanh chóng nằm trong tầm kiểm soát của Mơ. Tin những gì “Kiều” nói, M. đã dâng hiến tất cả đời con gái cho người bạn mới quen này trong lần gặp gỡ đầu tiên ở Truông Bồn.

Thấy việc lừa tình quá dễ dàng, Mơ tính tiếp kế để lừa lấy tài sản của M. và gia đình cô. Mơ nhanh chóng thuê người đàn ông tên Vân (hành nghề xe thồ) và một phụ nữ tên Ân (buôn bán ở TT Nam Đàn) đứng ra giả làm bố mẹ của mình, để dựng lên một vở kịch hòng lừa M. và gia đình cô. Sau một vài lần cho M. thăm “bố mẹ”, Mơ tiếp tục “tiến xa” hơn khi đưa “bố mẹ giả” này đến nhà M. chơi, xin phép được đi lại, và xa hơn là cưới hỏi…

Khi đã chiếm được lòng tin, Mơ bắt đầu thực hiện kế hoạch lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ban đầu, Mơ gọi điện cho M. hỏi vay ít tiền để mua thuốc chữa bệnh cho mẹ thì được cô bé nhiệt tình đáp ứng ngay. Cứ lần này đến lần khác, Mơ bày biện đủ lý do để “moi” tiền cô bé. Thậm chí, chàng ta còn đưa ra lý do: cần tiền mua thuốc cho mẹ nên phải cắm bằng học nghề và hồ sơ đi xuất khẩu lao động, sau đó nhờ M. mượn tiền bố mẹ để chuộc ra. Thấy “bở thì cứ đào”, qua 9 lần “vay, mượn”, Nguyễn Hữu Mơ đã lừa đảo chiếm đoạt của gia đình M. hơn 11,5 triệu đồng.

Rồi sự việc cũng vỡ lở: Như Mơ đã hứa chắc nịch sẽ tổ chức lễ ăn hỏi vào ngày 9-9-2011, nên gia đình M. chuẩn bị mâm cỗ và mời anh em bạn bè đến để cùng đón bên “nội” của “Kiều”. Thế nhưng, chờ mãi, chờ mãi mà không thấy gia đình đằng trai lên, gọi điện cho “Kiều” thì cứ “ò í e” nên gia đình M. sinh nghi, bàn tán đủ phách. Cực chẳng đã, gia đình M. đã tất tả lên CAH Đô Lương trình báo toàn bộ sự việc. Sau 3 ngày vào cuộc điều tra, ngày 12-9, CQĐT CAH Đô Lương đã bóc trần chân tướng sự việc, đồng thời tiến hành lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Hữu Mơ vì đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nhân viên quán bar giết người tình bỏ xuống mương

- Là nhân viên quán bar, Nguyễn Vũ Phương đã chung sống như vợ chồng với một cô gái xinh đẹp nhưng vẫn cặp kè vụng trộm với người con gái khác. Khi cô gái phát hiện ra sự thật, Phương đã vội vàng ra tay sát hại rồi thả trôi sông để cướp chiếc xe SH đắt tiền.
Ngày 23/9, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa lưu động xét xử và tuyên phạt Nguyễn Vũ Phương (28 tuổi, Kiên Giang) mức án tử hình về hai tội “giết người” và “cướp tài sản”. 
Liên quan đến vụ án, bị cáo Nguyễn Thị Kim Khoa (25 tuổi, Vĩnh Long) bị tuyên phạt 6 tháng tù, bị cáo Nguyễn Thanh Tòng (45 tuổi, cha ruột Phương) lãnh án 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo cùng về tội “Không tố giác tội phạm”.
Án mạng từ mối tình tay ba
Theo cáo trạng, Nguyễn Vũ Phương làm bảo vệ tại một quán bar trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (phường 6, quận 3, TP.HCM) và quen biết, nảy sinh tình cảm với Nguyễn Thị Kim Khoa.
Tháng 8/2008, Phương và Khoa thuê một phòng trọ thuộc khu phố 6, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân chung sống như vợ chồng.
Hai tháng sau, Phương tiếp tục quen biết với B.T.T.T. trong một lần cô này đến quán bar chơi. Với vẻ bề ngoài hào nhoáng, Phương nhanh chóng làm quen, chiếm được tình cảm và trở thành người tình của T., cũng trong thời gian trên, T. nhiêu lần đề nghị Phương đưa mình về nơi Phương ở cho biết nhà nhưng Phương luôn tìm cách từ chối bởi đang sống cùng Khoa.

Nguyễn Vũ Phương (áo xanh) trước vành móng ngựa

Đầu tháng 12/2008, Phương về quê thăm gia đình nên bảo Khoa tạm thời về nhà chị gái ở ít ngày, Khoa đồng ý. Ngày 10/12/2008, Phương từ Kiên Giang lên gặp gỡ, đưa T. đi uống cà phê.
Cô gái này lại năn nỉ người yêu đưa về nhà chơi, biết Khoa đi vắng nên Phương đồng ý. Đến nửa đêm, Phương chở người tình về phòng trọ. Tại đây, đập vào mắt T. là những bộ quần áo, đồ dùng của phụ nữ, cô nghi ngờ Phương đã lừa dối mình, họ cãi nhau rồi xảy ra xô xát, Phương cầm cục tập tay đập liên tiếp vào đầu cô gái trẻ.
Quá đau đớn, T. kêu la liền bị Phương bịt miệng, dùng khăn siết cổ cho tới khi tắt thở.
Phát hiện T. đã chết, Phương lấy xe đi dạo một vòng rồi bình thản tìm một bao tải bỏ xác T. vào, cột  chân tay lại đặt lên xe chở đi vứt xuống một mương nước.
Phương tiếp tục quay lại phòng trọ lau sạch các vết máu để xóa dấu vết hiện trường. Xong xuôi mọi việc, kẻ này lấy chiếc xe SH, giấy tờ và toàn bộ tài sản của T. đi bán, riêng chiếc xe Phương đã bán được 70 triệu đồng.
Hai ngày sau, người dân phát hiện xác chị T. trong bao tải nên trình báo cơ quan công an. Sau thời gian điều tra, Phương được xác định là nghi can số một trong vụ án.
Cuộc đào tẩu bất thành
Sau khi gây án, Phương bỏ trốn. Với số tài sản cướp được, kẻ này dùng để trang trải, sống chui lủi ở nhiều nơi, sang cả Campuchia, Thái Lan để trốn.
Khoảng tháng 6/2009, Phương từ nước ngoài gọi điện về cho Khoa để hỏi thăm sức khỏe, cho biết mình đang bỏ trốn vì phạm tội. Khoa cũng chẳng lạ lẫm gì sự việc trên nhưng im lặng đổi số điện thoại để Phương khỏi liên lạc mà không báo công an.
Trong thời gian bỏ trốn, Phương cũng gọi điện cho cha ruột mình là Nguyễn Thanh Tòng, cha con hẹn gặp nhau ở một quán cà phê ở tỉnh An Giang để Phương hỏi thăm chuyện gia đình.
Tại đây, ông Tòng khuyên con ra đầu thú nhưng Phương không nghe mà tiếp tục bỏ trốn ra tỉnh Khánh Hòa.
Chuẩn bị cho hành trình chạy trốn, Nguyễn Vũ Phương ăn trộm chứng mình nhân dân của một người khác tên Nguyễn Quốc Việt rồi dán ảnh mình vào.
Tại Khánh Hòa, với vẻ bề ngoài hào nhoáng, hắn lại làm quen và được một nữ giám đốc nhận vào làm việc, rồi nhanh chóng được cử làm phó giám đốc cho một doanh nghiệp tư nhân.
Vụ án giết người thả xác trôi sông nhanh chóng gây xôn xao dư luận. Hình ảnh Phương được đăng tải cùng lệnh truy nã. Thấy vị phó giám đốc Nguyễn Quốc Việt giống hệt đối tượng bị truy nã nên người dân đã báo cơ quan chức năng.
Sau thời gian bị theo dõi, điều tra, Nguyễn Vũ Phương đã sa lưới pháp luật sau gần một năm chạy trốn.
Tại tòa, bị cáo khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội và diễn biến vụ việc. Nhận định hành vi phạm tội của bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, bị cáo phạm tội với tính chất côn đồ, cùng một lúc phạm nhiều tội, sau khi phạm tội bị cáo bỏ trốn gây khó khăn cho quá trình điều tra… nên xét thấy cần thiết phải áp dụng hình phạt cao nhất với bị cáo, cách ly bị cáo vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội.
Từ đó, Hội đồng xét xử tuyên phạt Nguyễn Vũ Phương mức án tử hình.

Đòi xử bị cáo như trong... phim Bao Công

- Có mặt tại tòa, bố của bị hại khi được hỏi đã đòi HĐXX phải xử bị cáo như trong phim Bao Công. Ngày 23/9, TAND thành phố Hà Nội mở phiên xử Nguyễn Duy Phong (16 tuổi, ở xã Vật Lai, huyện Ba Vì) về tội 'Giết người'.
Bị cáo tuổi teen đứng lọt thỏm giữa vành móng ngựa. Phong đã gây ra án mạng ngay trong giờ giải lao ở trường khi bị cáo đang là nam sinh lớp 10.
Bị hại của Phong là Nguyễn Tuấn Anh, một cậu bạn đồng niên khi bị Phong sát hại còn chưa đủ 16 tuổi. Vụ án mạng xuất phát từ những tập tọe học đòi của những câu trai mới lớn, hay la cà ở những quán bi- a.
Hôm 30/3, Phong cùng với bạn là Phùng Xuân Tuyết (16 tuổi) và một số học sinh khác ra quán bi-a này chơi.
Bị cáo Phong tại toà
Tuyết gạ Phong chơi ăn tiền. Lúc đầu nhóm bạn chỉ chơi  ăn thua 10.000 đồng/ ván. Được một lúc, máu ăn thua bốc lên, cả bọn tăng lên 50.000 rồi 100.000 đồng mỗi ván.
Hôm đó, Phong thua Tuyết 780.000 đồng và chỉ trả cho Tuyết được 80.000 còn nợ lại 700.000 đồng.
Sau hôm đó, mỗi lần đi học Tuyết cùng nhóm bạn đều đi tìm Phong để đòi tiền nhưng Phong đều xin khất nợ.
Đến ngày 2/4, cả nhóm gặp Phong ở trường, lại vây đòi tiền, lúc này có cả Nguyễn Tuấn Anh, học cùng khối.
Dù không phải là chủ nợ nhưng Tuấn Anh vẫn tuyên bố: “Nếu không trả thì đừng đi học”. Nói đoạn Tuấn Anh xông vào tát Phong.
Thấy vậy, một số bạn can ngăn Tuấn Anh nên đã không xảy ra chuyện.
Đến ngày 3/4, Phong đến nhà bạn chơi, thấy bạn có dao nhọn, Phong hỏi mượn rồi giấu vào người với mục đích để đề phòng nhóm đòi nợ hành hung mình.
Ngày hôm sau, Phong đi học và dắt theo con dao ở túi quần. Đến đầu giờ chiều cùng ngày, cậu đi ra hành lang tầng ba, trước cửa lớp thì gặp Tuyết cùng nhóm bạn đi tới đòi tiền.
Cùng lúc này, Tuấn Anh từ dưới tầng hai đi lên và nói: “Thằng kia mày có trả tiền không?”. Phong nói với Tuấn Anh: “Tiền tao có nợ mày đâu, còn hôm nào có, tao sẽ trả”.
Nghe xong, Tuấn Anh xông vào ấn đầu Phong xuống. Hai bên xảy ra xô xát. Trong lúc giằng co, Phong đã rút dao đâm trúng tim Tuấn Anh. Cậu này được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong.
Sau những gì mình đã gây ra, tại tòa Phong tỏ ra ân hận, bị cáo quay xuống nói lời xin lỗi bố mẹ nạn nhân và cả bố mẹ mình vì một phút mất khôn đã gây ra tai họa.
Bố mẹ của nạn nhân trong bộ quần áo nhàu nát, gương mặt sầu thảm đến dự tòa với nỗi đau mất con còn chưa nguôi. Bố của Tuấn Anh khi được HĐXX hỏi đã đòi chủ tọa phải xử bị cáo như... trong phim Bao Công.
“Tôi hay xem phim Bao Công và thấy là giết người thì phải đền mạng, chỉ mong HĐXX xử án như trong phim Bao Công”, lời của bố bị hại.
Nghe bố của Tuấn Anh trình bầy, ở hàng ghế bên kia, mẹ của bị cáo đưa đôi mắt lo lắng nhìn HĐXX rồi lại đưa mắt nhìn đứa con tội lỗi đang rúm ró trước vành móng ngựa, đưa tay quyệt nước mắt.
Nhà nghèo, ở thôn của Phong việc được đi học đã là may mắn hơn nhiều bạn cùng trang lứa. Để con có thể cắp sách tới trường, bố mẹ Phong đã phải chắt chiu, tằn tiện đừng đồng những mong con thoát cảnh nghèo nàn.
Hàng ngày, để đến trường, Phong phải vượt sông, vượt quãng đường dài gần chục km. Nhà xa, những giờ ra chơi hay được nghỉ tiết học, Phong thường ở lại chơi rồi mới về nhà rồi lân la ở quán bi- a, học đòi thói xấu, dẫn đến bi kịch đau lòng.
Bị đưa ra xét xử, Phong không giấu được vẻ hoang mang, lo lắng. HĐXX nhận định, trong vụ án, Tuấn Anh cũng có lỗi một phần, bị cáo gây án khi còn là trẻ em nên Phong chỉ phải nhận mức án 7 năm tù giam cho tội 'Giết người'.

Tội ác man rợ của đứa cháu rể bất nhân

- Tức giận vì bị dì ruột la mắng về tội lười biếng lại bị ám ảnh bởi những bộ phim “đen”, Nguyễn Văn Dương bí mật theo dõi dì vợ tắm rồi thực hiện hành vi đồi bại. Khi người dì chống cự kẻ này ra tay sát hại, cướp tài sản rồi bỏ xác nạn nhân vào thùng xốp để phi tang
Cháu rể bất nhân
Ngày 22/9, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Văn Dương (18 tuổi, Vũng Tàu) về ba tội “giết người”, “hiếp dâm” và “cướp tài sản”. Nạn nhân trong vụ án không ai khác chính là chị N.T.S. – dì ruột của vợ Dương.
Theo cáo trạng, Nguyễn Văn Dương sinh ra và lớn lên ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Năm 2010, bất chấp sự ngăn cản của gia đình vì tuổi còn quá nhỏ, Dương đòi lấy vợ rồi tổ chức đám cưới với B.T.T.D. khi Dương mới 17 tuổi.
Sau đám cưới, vợ chồng Dương cùng người dì ruột và em gái của vợ lên TP.HCM thuê phòng trọ ở và đi làm công nhân.
Hàng ngày, Dương là chồng, là đàn ông trong nhà nhưng lười biếng, hay bỏ việc ở công ty khiến người dì phật lòng về đứa cháu rể.
Bị cáo Dương được dẫn giải đi sau phiên toà

Khoảng 5 giờ sáng ngày 19/10/2010, D. và em gái thức dậy chuẩn bị đi làm, thấy Dương vẫn trùm mền nằm ngủ nên D. vội đánh thức. Mặc vợ gọi, Dương kêu mệt rồi tiếp tục ngủ lì. Thấy cháu rể lười biếng, chị S. lên tiếng cằn nhằn nhưng Dương vẫn để ngoài tai.
Khoảng 6 giờ cùng ngày, chị S. lấy quần áo đi tắm. Lúc này, vợ và em vợ đã đi làm, Dương nghe tiếng nước chảy trong nhà tắm phía dưới liền nảy sinh dục vọng. Ngay sau đó, đứa cháu rể hiện nguyên hình là một “yêu râu xanh”.
Dương dùng tay xé miếng băng keo dán sàn gỗ, ghé mắt qua khe hở nhìn dì vợ đang tắm và nảy sinh ý định hiếp dâm.
Thực hiện ý định trên, Dương nhẹ nhàng từ trên gác xuống rút một con dao cầm trên tay đứng chờ sẵn ngoài cửa nhà tắm. Chị S. vừa bước ra đã bị Dương kề dao vào cổ uy hiếp “bà chửi tôi cái gì?” – “mày làm gì vậy hả Dương?”, chị S. chỉ hỏi một câu rồi bỏ chạy trong cơn sợ hãi.
Thật không may, chị S. chưa kịp lao ra đã bị đứa cháu rể túm lại, vật ra sàn nhà bóp cổ cho ngất xỉu.
Như con thú điên, đứa cháu rể thực hiện hành vi hiếp dâm dì vợ. Chị S. tỉnh dậy, không tin nổi vào sự thật, chị chửi mắng và chống cự. Mặc nạn nhân vùng vẫy, cào cấu, Dương tiếp tục bóp cổ chị dẫn đến tử vong.
Không thể tử hình vì dưới 18 tuổi
Sau khi gây án, Dương bình thản nghĩ cách phi tang. Một kế hoạch khá hoàn hảo được kẻ này bình tĩnh thực hiện.
Dương nghĩ phải đưa xác chị S. đến một nơi thật xa để không ai phát hiện, phải mua một thùng xốp bỏ xác nạn nhân  vào để đem về một tỉnh miền Tây vứt.
Trước khi đóng thùng xốp, hắn không quên tháo đôi bông tai, nhẫn vàng trên người nạn nhân và lục ví vét sạch được hai cái nhẫn đeo tay, một đồng hồ.
Chuẩn bị xong, kẻ này ngang nhiên đạp xe đạp đi bán toàn bộ số vàng vừa cướp được lấy 1,3 triệu đồng sau đó thuê xe ba bánh chở thùng xốp ra bến xe Miền Tây. Tại đây, Dương mua một vé cho mình và hai vé cho “thùng xốp” để đi Châu Đốc (An Giang).
Khi tới cầu Mỹ Thuận, Dương bất ngờ xuống xe rồi thuê hai xe ôm chở mình và cái thùng xốp đi đến bến đò. Tại đây, Dương tiếp tục thuê đò chở mình và cái thùng xốp sang cồn đất bên kia sông. Mọi người hỏi thùng xốp đựng gì, kẻ này nói “thịt rừng”.
Bỏ xác nạn nhân nằm giữa cồn vắng, Dương bình thản kêu xe ôm chở ra về. Thấy vị khách hành động lạ lẫm, hai tài xế xe ôm nghi ngờ.
Họ phân công một người tiếp tục chở Dương ra cầu Mỹ Thuận để bắt xe, người kia có nhiệm vụ quay lại kiểm tra thực hư thùng “thịt rừng” để báo cáo…Lưới trời lồng lộng, sau ít giờ đồng hồ gây tội ác, Dương bị bắt khi tại trạm thu phí cầu Mỹ Thuận.
Đứng trước vành móng ngựa, kẻ sát nhân bình thản khai nhận hành vi phạm tội, có những lúc bị cáo khai báo quanh co khiến Hội đồng xét xử và người dự khán không khỏi bất bình.
Giờ nghị án, khi được hỏi về những ngày tháng trong trại giam, sự ám ảnh về hành vi đồi bại và cái chết của nạn nhân, khác với nhiều bị cáo khác, Dương bình thản cho biết “đằng nào chuyện cũng xảy ra rồi, mọi người động viên kêu đừng buồn, cố gắng cải tạo tốt nên em cũng cố gắng. Nhiều đêm ngủ nằm mơ nhưng em không có thấy dì S. bao giờ, chỉ mơ thấy cha thôi…”.
Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử nhận định hành vi của bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, bị cáo phạm tội một cách dã man, tàn bạo, cùng một lúc phạm nhiều tội nghiêm trọng nên cần thiết phải xử lý thật nghiêm.
Tuy nhiên, khi phạm tội, bị cáo chưa đủ 18 tuổi nên cần áp dụng mức hình phạt cao nhất đối với người chưa thành niên (cao nhất là 18 năm tù – PV). Từ đó, Hội đồng xét xử tuyên phạt Nguyễn Văn Dương 18 năm tù về tội “giết người”, 4 năm tù về tội “hiếp dâm”, 3 năm tù về tội “cướp tài sản”, tổng hợp hình phạt chung cho cả ba tội là 18 năm tù.
Khi chủ tọa vừa dứt lời tuyên án, người nhà nạn nhân tỏ vẻ bất bình nhưng đó là quy định của pháp luật. Trời mưa lất phất, Dương rảo bước đi bên cạnh đồng chí công an. Vợ Dương khẽ đưa mắt lén nhìn chồng rồi chầm chậm bước chân mặc những hạt mưa đang dày thêm rơi đầy xuống tóc.

Mua dâm rồi lừa bán cả gái mại dâm qua biên giới

- Trong lần đi mua dâm, thấy gái bán dâm 15 tuổi xinh xắn, Thắng vờ yêu rồi lừa gái bán dâm 15 tuổi qua biên giới.


Ngày 22/9, Bùi Văn Thắng (20 tuổi, ở huyện Mỹ Đức) và Trịnh Xuân Trường (22 tuổi, ở tỉnh Bắc Kạn) bị TAND Thành phố Hà Nội đưa ra xét xử tội Mua bán trẻ em. Mỗi bị cáo đã phải nhận mức án 10 năm tù cho hành vi phạm tội của mình.
Trong phiên tòa, nạn nhân là cô bé 15 tuổi, quê Lạng Sơn cũng có mặt. Ngồi lặng lẽ ở góc phòng, bên cạnh người cha, T. đưa mắt nhìn hai bị cáo trong khi hai gã trai cúi gằm mặt, không dám ngước lên nhìn ai.



Các bị cáo truớc vành móng ngựa
Sinh ra trong gia đình nhà nông nghèo khó, dạt lên Hà Nội kiếm việc làm, T. đã bị rơi vào ổ mại dâm khi còn đang tuổi trăng rằm. Chưa kịp hạnh phúc với tình yêu đầu đời, T. ngã ngửa khi biết gã trai vẫn nói lời yêu mình thực ra đang tìm cách lừa bán cô lấy tiền tiêu xài.

Trước đó, vào tối ngày 2/4, Thắng và Trường cùng một thanh niên khác rủ nhau đi mua dâm. Cả ba đến một quán đèn mờ ở thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, kêu chủ quán điều nhân viên ra phục vụ. Khi đó, T. được chủ quán đưa ra phục vụ khách.



Thắng dẫn T. đi thuê phòng ở một nhà nghỉ để “vui vẻ”, trong khi Trường và bạn ngồi đó đợi. Thấy T. xinh xắn, Thắng nảy sinh ý đồ lừa bán T. sang Trung Quốc để kiềm tiền tiêu.


Để thực hiện ý định của mình, Thắng lấy số điện thoại của T. hàng ngày nhắn tin qua lại. Hắn tỏ ra yêu chiều cô bé và không ngừng rót vào tai T. những lời đường mật. Tin lời tên “tú ông”, T. đã nhận lời đi chơi với Thắng.



Tối ngày 3/4, Thắng và Trường đưa T. đi ăn uống, hát karaoke. Đến 1h ngày 4/4, cả bọn đi thuê phòng, Thắng ngủ cùng với T. rồi sau đó cả hai đưa T. đi chơi trước khi đưa cô bé qua bên kia biên giới để bán.


Sáng 6/4, Thắng và Trường đón xe khách đưa T. lên Lào Cai. Buổi tối cùng ngày, Thắng liên lạc với một kẻ chứa mại dâm ở Hà Khẩu, Trung Quốc thông báo đã tìm được  “hàng”. Sáng hôm sau, Thắng và Trường đưa T. vượt đò sang Trung Quốc, nhưng bị Đồn biên phòng cửa khẩu Lào Cai bắt quả tang. Nhờ vậy mà T. đã thoát khỏi tay bọn buôn người.


Trước vành móng ngựa, Thắng và Trường đã khai nhận thành khẩn hành vi phạm tội như đã nêu trên.

Bị phát hiện, hai tên trộm chó đánh chết người

- Hai tên trộm chó chuyên nghiệp bị phát hiện đã quay ra tấn công anh bảo vệ khiến anh này bị thương và tử vong sau đó.

Công an quận Hà Đông, Hà Nội vừa làm rõ vụ giết người xảy ra vào khoảng 6 giờ 30 phút ngày 19/9/2011, nạn nhân là anh Lâm Xuân Hân (SN 1957, ở Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội), là cán bộ bảo vệ Khu biệt thự Hà Cầu, phường Hà Cầu- Hà Đông.

Công an quận Hà Đông đã huy động hàng trăm lượt CBCS khám phá vụ án, bắt được hai hung thủ là Hà Văn Nhàn (SN 1973, ở Thanh Trì, Hà Nội) và Nguyễn Bách Long (SN 1964, ở  Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội).

Tại cơ quan công an, Nhàn và Long khai nhận: Vào khoảng 4 giờ 30 phút ngày 19/9/2011, tại khu vực Ngã Tư Sở, Nhàn rủ Long đi vào khu vực quận Hà Đông bắt trộm chó.

Trước khi đi Long chuẩn bị 1 cần câu chó dạng thòng lọng, 1 bao tải, còn Nhàn sử dụng xe máy nhãn hiệu SuZuKi Viva BKS: 29H6 – 8300 chở Long.

Khi đi qua khu vực nghĩa trang Hà Cầu, Hà Đông thì Nhàn dừng xe nhặt 1 viên gạch lát vỉa hè dạng gạch xi măng vuông, rộng khoảng 10cm để ở khung xe, mục đích để ném người phát hiện.

Đến khoảng 5 giờ 30 phút, chúng đi đến đoạn trước cửa số nhà 71 đường Tô Hiệu, Hà Cầu thì phát hiện thấy 1 con chó khoảng trên 20kg của gia đình anh Nguyễn Văn Cương (SN 1957, trú tại số 69 đường Tô Hiệu). Khi đó, Long ngồi sau xe dùng thòng lọng bắt trộm được con chó.

Đúng lúc này chị Nguyễn Thị Hạnh, đang dọn hàng bán đồ ăn sáng tại trước cửa nhà số 71 đường Tô Hiệu phát hiện liền hô hoán thì anh Đặng Văn Thông (là chồng chị Hạnh) và anh Cương đang ở gần đó liền đuổi theo.

Đuổi được khoảng 30m thấy không kịp nên hai anh dừng lại. Cùng lúc này anh Lâm Xuân Hân đi tuần tra quanh công trường đến khu vực trước cửa số nhà 11 đường Tô Hiệu đã phát hiện thấy hai tên trộm. Anh Hân đi từ trên vỉa hè xuống lòng đường ngăn chặn.

Thấy vậy, Nhàn điều khiển xe cách vị trí anh Hân đứng khoảng 1m, lấy viên gạch để sẵn ở khung xe đập vào vùng cằm và ngực anh Hân khiến nạn nhân gục ngã xuống lòng đường. Mặc dù được cấp  cứu kịp thời, song anh Hân đã tử vong trên đường đi cấp cứu.

Gây án xong, Nhàn tiếp tục điều khiển xe máy chở Long bỏ chạy về hướng Cầu Đen theo đường QL6 ra khu vực Ngã Tư Sở bán con chó nêu trên cho Nguyễn Thị Mùi SN 1955 HKTT: Số 29 Ngõ 94 Hồng Mai, phố Bạch Mai được 500.000 đồng.

Sống “bụi”, thiếu nữ bị hãm hiếp tập thể

Bỏ nhà đi bụi, 1 thiếu nữ 15 tuổi đã bị chính nhóm bạn nhậu giăng bẫy bằng những cuộc nhậu và hãm hiếp trong 2 đêm liền.
Ngày 22/9 cơ quan CSĐT công an Q.9, TP.HCM đã có kết luận điều tra sơ bộ về vụ hãm hiếp tập thể 1 thiếu nữ vừa xảy ra tại địa phương này.  
Liên quan đến vụ án, hiện công an Q.9 đã bắt giữ khẩn cấp 3 đối tượng gồm: Nguyễn Huy Hoàng (tự Tý, SN 1992, ngụ huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, tạm trú TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương), Nguyễn Duy Tín (SN 1992, ngụ huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, tạm trú Q.Tân Bình, TP.HCM) và Chân Minh Tuấn (SN 1992, ngụ huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, tạm trú TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương).
Hiện công an Q.9 đang truy xét 1 đối tượng tên Bắc (hiện chưa rõ lai lịch) và làm rõ vai trò của 1 số đối tượng khác.  
Trong một diễn biến khác của vụ án, công an Q.9 đang phối hợp cùng công an TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương mở rộng điều tra và truy xét 1 đối tượng tên Luân (hiện chưa rõ lai lịch).
1 đối tượng là Nguyễn Chí Tùng (SN 1994, ngụ TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương) cũng có vai trò đáng kể trong vụ án nhưng vì Tùng chưa đủ tuổi thành niên nên cơ quan công an cho gia đình bảo lãnh để làm rõ, xử lý sau.
Theo thông tin điều tra sơ bộ, 2 thiếu nữ là H.T.V (SN 1996) và Đ.H.A (SN 1998, cùng ngụ Q.9, TP.HCM) vì buồn chuyện gia đình nên bỏ nhà đi lang thang và sống “bụi” tại khu vực TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Đêm 9/9, V. và A. gặp một nhóm bạn đã quen trước đó gồm có Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Chí Tùng, Trần Văn Thuận (tự Bằng, SN 1993, ngụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tạm trú Q.9, TP.HCM) và một số đối tượng khác. Lúc này cả nhóm rủ nhau đi nhậu.
1h rạng sáng 10/9 khi tàn cuộc nhậu, cả nhóm kéo đến khách sạn Hoàng Anh (số 2, đường 225, tổ 9, KP.3, P.Tân Phú, Q.9) để thuê phòng trọ ngủ qua đêm; lúc này A và V đã say. Thuận và A ngủ phòng 105; còn Hoàng, Tùng và V ngủ phòng 104.
Tại phòng 104, sau một lúc gạ gẫm, được sự đồng ý của V, Tùng đã quan hệ tình dục với thiếu nữ này.
Điều đặc biệt là Hoàng nằm bên cạnh để xem và khi Tùng vừa “vui vẻ” xong thì Hoàng tiếp tục “hành sự" với V. Được biết trong lúc này V đang say rượu. Sau màn vui vẻ tay ba thì Tùng về nhà, còn Hoàng ôm V ngủ đến sáng. Đến sáng 10/9, cả nhóm chia tay.
Chưa dừng lại ở đó, đến đêm 10/9 Hoàng, Thuận và 3 đối tượng khác là Nguyễn Duy Tín, Châu Minh Tuấn và Bắc (hiện chưa rõ lai lịch) tiếp tục rủ chị em V và A đi nhậu. Sau khi là ngà say, 23h đêm, cả nhóm kéo đến trải bạt tại khu bãi cỏ sát thư viện trung tâm đại học Quốc Gia (thuộc địa bàn Q.9) để ngồi nói chuyện chơi.
Khi Thuận và A rủ nhau đi tìm nơi vắng vẻ… nói chuyện thì tại hiện trường Hoàng nảy sinh ý định và đòi V cho quan hệ tình dục. Khi V tỏ thái độ không đồng ý thì lập tức Hoàng dùng vũ lực đè lên người, lột đồ thiếu nữ này; ngoài ra còn kêu đồng bọn là Tín, Tuấn và Bắc trợ giúp nắm tay, giữ chân để khống chế V, giúp Hoàng thực hiện hành vi đồi bại.
Tuy nhiên V chống cự quyết liệt làm Hoàng không giao cấu được. Đúng lúc này đèn xe của người đi đường rọi vào nên nhóm đối tượng…bỏ của chạy lấy người. Sau sự việc trên V và A tiếp tục đi chơi “cày” game tại tiệm Internet, đến sáng 11/9 thì người nhà tìm thấy nên đưa về.
Sau khi phát hiện vụ việc kinh hoàng, gia đình của V đã có đơn tố giác các đối tượng trên đến công an Q.9.
Trong một diễn biến khác của vụ án, giám định đối với A thì cũng… mất đời con gái. A khai nhận, trước đó vào đêm 2/9 có quan hệ tình dục với 1 thanh niên tên Luân (hiện chưa rõ lai lịch) tại địa bàn TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Hiện công an Q.9 đang thông báo với công an TX.Dĩ An để tiếp tục làm rõ vụ việc này.

Xử người chồng tông xe làm chết vợ

- Sau nhiều lần đưa ra xét xử, chiều 21/9, TAND huyện Từ Liêm, Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Gia Long mức án 27 tháng tù giam vì tội 'Vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ'.
Trước đó và trong cả phiên xử ngày 21/9, vụ án này đã gây nhiều tranh cãi xung quanh chuyện- có hay không việc người chồng cố tình đâm chết vợ mình, bởi trước khi xảy ra vụ việc trên, hai vợ chồng Nguyễn Gia Long (SN 1975, trú tại Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội) và vợ tên Hà đã có những mâu thuẫn, xích mích.
Vào ngày 17/9/2010, TAND huyện Từ Liêm đã đưa vụ án ra xét xử nhưng sau đó phiên tòa đã phải tạm hoãn, yêu cầu điều tra bổ sung.

Đến 14/12/2010, TAND huyện Từ Liêm, Hà Nội tiếp tục đưa bị cáo Nguyễn Gia Long ra xét xử sơ thẩm về tội 'Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ'.


Bị cáo tại toà

Tại phiên xét xử hôm đó, nội dung truy tố vẫn không có gì thay đổi và phiên tòa thêm một lần tạm hoãn để trả hồ sơ điều tra lại.
Đến ngày 21/9, VKSND huyện Từ Liêm vẫn giữ nguyên quan điểm và HĐXX của TAND huyện Từ Liêm tuyên bị cáo 27 tháng tù.
Theo bà Đỗ Thị Nhị (mẹ của chị Hà), Long và chị Hà kết hôn và có hai con chung. Cuộc sống hôn nhân của họ bắt đầu trục trặc từ năm 2004 khi Long thường hành hạ vợ.
Sau những bất hạnh phải gánh chịu, chị Hà đã trút khổ đau vào cuốn nhật ký, trong đó nêu rõ việc Long nhiều lần chửi bới, đánh đập khiến chị Hà phải đi bệnh viện cấp cứu.
Ngày 9/4/2010, Long đã hất cốc bia vào mặt vợ khiến chị Hà bực bội bỏ về nhà mẹ đẻ. Sáng 10/4/2010, Long phóng xe máy đi tìm vợ và có ghé qua một số nhà người quen với thái độ thiếu thiện chí.
Đến 19h cùng ngày thì xảy ra vụ tai nạn khi Long tông xe vào vợ khiến chị Hà tử vong.
Theo VKSND huyện Từ Liêm, Nguyễn Gia Long trong khi điều khiển phương tiện giao thông có sử dụng điện thoại di động, không quan sát mặt đường để xe mô tô đâm chết chị Nguyễn Thị Thanh Hà (vợ Long).
Với hành vi của mình, Long đã vi phạm khoản 23, Điều 8, Luật Giao thông đường bộ, khoản 1 Điều 202 BLHS.
Luật sư Phạm Văn Đàm, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại cho rằng, CQĐT đã bỏ lọt nhiều chứng cứ buộc tội như: Vào 16g ngày 15/4/2010 (5 ngày sau vụ án), CQĐT tiến hành dựng lại hiện trường vụ tai nạn nhưng không cho nhân chứng Đỗ Văn Sơn, Nguyễn Thị Trà tham gia.
Ông Đỗ Văn Sơn, chị Nguyễn Thị Trà (cùng trú tại thôn Địa Cát, Liên Mạc) là những người nghe tiếng rồ ga xe máy và nhìn thấy Long đâm thẳng xe vào chị Hà đang đứng nép vào sát vỉa hè; chị Hà bị hất tung lên và ngã giữa đường.
Ngoài ra, bản sơ đồ hiện trường dựng lại của CQĐT không xác định vị trí nơi nạn nhân bị đâm xe; hiện trường xác định người đi bộ đi giữa lòng đường và bị xe mô tô của Long đâm vào.
Như vậy, không đủ căn cứ để nhận định, bị hại đang đi giữa lòng đường thì bị đâm xe.
Hơn nữa, theo lời khai của Long, bị cáo đi xe máy tốc độ 60-70km/h, vừa đi vừa gọi điện thoại. Nhưng các nhân chứng cho hay, trước lúc xảy ra vụ tai nạn, không thấy Long gọi điện thoại.
Luật sư Đàm cho rằng, vụ tai nạn không chỉ đơn thuần là hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ. Vụ án có dấu hiệu của tội “Giết người” với lỗi cố ý gián tiếp.
Vì thế, ông Đàm đã đề nghị các cơ quan tố tụng huyện Từ Liêm điều tra bổ sung để làm sáng rõ thêm một số tình tiết...
Bà Đỗ Thị Nhị, mẹ của chị Hà, đại diện cho bị hại cho biết: “Trước tết âm lịch 2010, Long ngoại tình và chúng tôi đã phải họp gia đình mong hàn gắn mối quan hệ rạn nứt giữa nó và con gái tôi”.

Sự dửng dưng của thiếu nữ giết bạn tình

– 15 tuổi đã thường xuyên bỏ nhà đi bụi, quan hệ tình dục kiểu “bầy đàn”, Hồ Thị Mỹ Dung (17 tuổi) mang dáng dấp của một người đàn bà hơn là thiếu nữ....
Vẻ lì lợm, ngang tàn hiện trên gương mặt. Cuộc sống “bầy đàn” đã cướp đi sự trong sáng, hồn nhiên của nó, biến nó thành “đàn bà”, giết chết cả cái cảm giác tủi hổ, lo sợ của kẻ tội đồ khi phải đối diện với sự trừng phạt của pháp luật.

Tội ác tuổi teen


“Trong những ngày bị giam tại trại giam Chí Hòa, bị cáo cảm thấy rất ân hận. Bị cáo mong tòa xem xét để bị cáo sớm trở về với gia đình…”, được trình bày lời nói sau cùng, Hồ Thị Mỹ Dung nói nhanh như chớp trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án.

Theo luật định, trước khi Hội đồng xét xử vào phần nghị án, mọi bị cáo đều được trình bày lời nói sau cùng.

Lời nói sau cùng là lúc Tòa giành thời gian cho họ thổ lộ tâm tư, nguyện vọng, sự ăn năn hối hận của bản thân và gửi những lời xin lỗi đến bị hại và gia đình...
Lời nói sau cùng cũng là lúc người ta thường chứng kiến cảnh các bị cáo khóc, khóc vì một lần lầm lỡ, khóc vì sự ăn năn, dằn vặt về tội ác của mình, khóc vì lo sợ phải trả giá với một mức án cao...
Rất nhiều nước mắt đã rơi xuống chân vành móng ngựa trong phần trình bày này của các các bị cáo.
Bị cáo Hồ Thị Mỹ Dung (đứng giữa) cùng các bị cáo.

Thế nhưng, là bị cáo đứng đầu vụ án “giết người, cướp tài sản”, lại là thiếu nữ nhưng suốt phiên tòa Hồ Thị Mỹ Dung không một lần rơi nước mắt, thái độ bình thản đến lạ lùng.

Khi được Tòa cho phép trình bày lời nói sau cùng, gương mặt Dung vẫn đanh lại, ánh mắt vẫn ráo hoảnh, cô gái không hề nói một lời xin lỗi đến gia đình người đã khuất, không hề cảm nhận, dằn vặt với nỗi đau mất con của một người mẹ dù họ đã khóc suốt phiên tòa.

Đứng cạnh Dung còn ba bị cáo khác. Đó là Cao Hoàng Điệp (tức Trần Văn Quang, SN 1992, Quảng Ngãi) cũng bị truy tố về hai tội “giết người” và “cướp tài sản”, Ký Thị Ngọc Nhung (tự My, SN 1995, TP.HCM) và Trần Hoàng Nhân (SN 1990, Quảng Ngãi) bị truy tố về tội “cướp tài sản”.

Theo nội dung vụ án, Hồ Thị Mỹ Dung, Ký Thị Ngọc Nhung và Lan (chưa rõ lai lịch) quen biết và thường xuyên gặp gỡ nhau. Do không có tiền tiêu xài nên Lan rủ Dung và Nhung đi mua thuốc ngủ rủ để cướp tài sản.

Lan bàn với đồng bọn sẽ gọi điện rủ một người quen của Lan tên D. đến nhà trọ Hiệp Thủy (quận Tân Bình) để quan hệ tình dục với Nhung, lợi dụng lúc sơ hở Nhung có nhiệm vụ bỏ thuốc ngủ vào nước cho D. uống sau đó Lan và Dung sẽ xông vào cướp điện thoại di động, tiền rồi lấy xe SH của người này.
Thế nhưng, sau khi thuê phòng, biết Nhung mới 16 tuổi nên người đàn ông này dừng lại, bỏ ra về nên kế hoạch thất bại.

Không chịu bỏ cuộc, Dung thuê phòng trọ ở lại cùng đồng bọn rồi gọi thêm Cao Hoàng Điệp đến để bàn bạc kế hoạch đồng thời đi mua thêm một con dao để làm hung khí gây án.

Lan gọi điện mời mọc D. đến nhà trọ lần nữa nhưng người này từ chối. Lúc đó, Dung nhớ đến một người quen của mình là H.T.T. là giám đốc, cũng có nhiều tiền, có xe SH nên Lan và Điệp đồng ý gọi cho T.

“Bị cáo gọi cho anh T. mời anh đến nhà trọ để quan hệ tình dục ở phòng số 6. Khi bị cáo và Lan cùng quan hệ với anh T. thì Điệp, Nhung và Nhân ở phòng số 5. Điệp đợi lúc Lan đập vào tường ba tiếng thì cầm dao sang khống chế cho Nhân trói anh T. để cướp. Thế nhưng lúc đó anh T. giãy nên Nhân không trói được và sợ nên bỏ xuống dưới lấy xe đợi trước cổng, Điệp có dùng dao đâm vào tay anh T.

Bị cáo lấy điện thoại của anh T. ra ngoài tháo sim để lắp sim của bị cáo vào. Lúc đó, Nhung đi ăn cơm về, anh T. nhìn thấy Nhung nên nói “bé My hả”, bị cáo sợ anh T. nhận ra Nhung rồi và đi thưa thì lộ hết nên bảo Điệp “khử đi”. Điệp cầm dao không dám đâm, Lan cũng không dám đâm nên bị cáo lấy dao đâm một nhát vào ngực anh T., khi bị cáo rút dao máu anh T. tuôn ra nhiều quá nên bị cáo cùng Điệp, Lan, Nhung chạy xuống dưới, Điệp bị bắt lại còn Lan, Nhung và bị cáo lên xe của Nhân chạy trốn…”, Dung bình thản kể lại diễn biến vụ việc.

Cả phòng xử lặng đi, chỉ nghe tiếng mẹ T. nức nở khóc khi nghe đến cái chết ê chề của con.

Khoảng trống gia đình


Phần xét hỏi cứ thế diễn ra. Dung và đồng bọn khai nhận mọi hành vi phạm tội. Khi được mời lên thẩm vấn, Cao Hoàng Điêp cũng tỏ ra khá bình thản. Bị cáo này thừa nhận các hành vi cáo trang nêu nhưng cho rằng mình không giết người, bị cáo không đưa dao cho Dung mà Dung tự giật lấy.

Hội đồng xét xử tuyên phạt Hồ Thị Mỹ Dung 12 năm tù về tội “giết người”, 5 năm tù về tội “cướp tài sản”, tổng hợp hình phạt là 12 năm tù (bị cáo phạm tội khi dưới 16 tuổi nên mức án cao nhất là 12 năm tù - PV).

“Nhưng chính bị cáo là người cầm dao từ phòng số 5 sang phòng số 6, bị cáo cũng đã bàn bạc dùng dao khống chế anh T. cho đồng bọn cướp tài sản. Thực tế, anh T. đã chết do vết đâm từ con dao của bị cáo mang qua đúng không?” – “Dạ, đúng”, Điệp thừa nhận.

Nhung cũng thừa nhận tội “cướp tài sản” như cáo trạng truy tố. Riêng Trần Hoàng Nhân do đang bị căn bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối nên sau ít phút ngồi trả lời thẩm vấn bị cáo được Hội đồng xét xử cho phép vào ngồi nghỉ tại phòng lưu phạm phía hông phòng xử.

Điệp và Nhân vốn là những kẻ lang thang, phiêu bạt từ Quảng Ngãi vào TP.HCM kiếm sống. Không học hành, không nghề nghiệp, không nơi ở ổn định lại ham chơi, chúng nhanh chóng rơi vào con đường tội lỗi.

Được mời lên thẩm vấn, cha mẹ các bị cáo nét mặt bần thần, e ngại. Thế nhưng ngoài vẻ rụt rè, e ngại, họ chẳng có suy nghĩ nào khác, cũng chẳng hề day dứt về tội ác giết người của con trẻ.

Chủ tọa hỏi cha của Dung từ ngày xảy ra vụ án đã đến xin lỗi gia đình bị hại và bồi thường cho họ phần nào chưa, người cha nại rằng “do sợ nên không dám đến”. Về yêu cầu bồi thường tiền mai táng phí, cha Nhung chỉ nói một câu “tôi không có tiền”.

Trước thái độ của người này, chủ tọa bức xúc: “Không có thì ít nhất ông cũng phải có lời nói nào đó chứ! Con ông phạm tội khi còn rất nhỏ, tội đặc biệt nghiêm trọng, là người làm cha, làm mẹ ông phải có trách nhiệm chứ, không về vật chất thì ít nhất cũng phải có lời nào…”, người đàn ông cúi đầu bỏ mặc câu nói của vị chủ tọa.

Nói rằng sợ gia đình bị hại nổi giận nên không dám đến nhà nhưng khi đối diện với họ tại tòa, cha Dung cũng chẳng nói một lời xin lỗi.

Giờ nghị án, hai bà mẹ của hai đứa con gái thậm thụt mãi trước phòng lưu phạm. Họ mong được gặp con một chút nhưng không được các đồng chí công an chấp nhận. Khi được hỏi về con gái, cha mẹ Dung còn nói ở nhà con bé rất ngoan, không hiểu sao lại xảy ra chuyện.

Trước ngày gây án, Dung làm nhân viên bán cà phê, thỉnh thoảng có phụ bố mẹ ít đồng để trả tiền thuê nhà, Dung cũng không đi qua đêm bao giờ…, toàn những lời lẽ bao biện cho đứa con gái sớm sa ngã bởi những dục vọng tầm thường.

Thế nhưng, khi bị “vặn lại” sao không đi qua đêm mà Dung lại thuê nhà trọ ở liền cả tuần trời, lại có lối sống buông thả như vậy, cha Dung mới thú thực “Tôi làm ở trại hòm (cơ sở mai táng – PV) muộn nhất thì 5 giờ sáng đã phải đi làm, tối mới về nên vài ba ngày mới gặp nó một lần, có ngày về sớm thì con chưa về, khi về muộn thì con đi ngủ rồi nên mấy ngày mới thấy mặt, chẳng có thời gian quan tâm đến con".

Đối lập với sự nghèo khó, gai góc của Dung, Nhung là cô gái có gương mặt xinh xắn, hiền lành, gia đình không khó khăn về vật chất nhưng cũng có những tổn thương tinh thần. Mẹ Nhung cho biết mình ly hôn cách đây vài năm, bà ngoại Nhung bị bệnh ung thư phải điều trị suốt mấy năm trời nên chị không có thời gian quan tâm nhiều đến con. Rồi Nhung chơi với Dung là bạn cùng xóm nên sa ngã lúc nào không hay.

Chị thú nhận trước đây, Nhung từng nhiều lần trộm tiền, điện thoại của mẹ, chị muốn làm con sợ nên đã báo công an lập biên bản xử lý ba lần, không ngờ con không tỉnh ngộ mà vẫn ngựa quen đường cũ. Người mẹ này đã ứa nước mắt khi nói về Nhung.

Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử tuyên phạt Hồ Thị Mỹ Dung 12 năm tù về tội “giết người”, 5 năm tù về tội “cướp tài sản”, tổng hợp hình phạt là 12 năm tù (bị cáo phạm tội khi dưới 16 tuổi nên mức án cao nhất là 12 năm tù - PV); bị cáo Cao Hoàng Điệp 10 năm tù về tội “giết người”, 5 năm tù về tội “cướp tài sản”, tổng hợp hình phạt là 15 năm tù. Bị cáo Trần Hoàng Nhân 5 năm tù, bị cáo Ký Thị Ngọc Nhung 3 năm tù cùng về tội “cướp tài sản”.

Tòa tuyên án, Dung và đồng bọn tra tay vào còng để lên xe về trại. Mức án 12 năm tù dài đằng đẵng không làm Dung rơi nước mắt. Nhìn Trần Hoàng Nhân rệu rạo tra tay vào còng, không biết bị cáo còn được bao nhiêu ngày tháng để thi hành bản án cho tội lỗi của mình khi căn bệnh ung thư hiện nay được coi là vô phương cứu chữa.

Nam sinh giết người vì bênh bạn gái

- Nghe nói một bạn gái bị bạn nam trong lớp bắt nạt, Nguyễn Hoàng Dư (16 tuổi, học sinh, TP.HCM) đã lẳng lặng giấu dao vào cặp rồi đi “nói chuyện”. Trong lúc hai bên xô xát, Dư cầm dao đâm bạn dẫn đến tử vong.
Ngày 29/9, TAND TP.HCM đã mở phiên sơ thẩm xét xử  vụ án “giết người” xảy ra xuất phát từ mâu thuẫn giữa hai học sinh trường Trung học phổ thông Lê Thị Hồng Gấm (TP.HCM).
Theo nội dung vụ án, Nguyễn Phạm Ngọc Uyên và Đặng Hoàng Tiến cùng là học sinh trường THPT Lê Thị Hồng Gấm (quận 3, TP.HCM). Ngày 15/11/2010, trong quá trình sinh hoạt tại trường giữa Uyên và Tiến nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến việc Tiến chửi Uyên.
Từ sự việc trên, Uyên kể lại cho bạn thân là Nguyễn Hoàng Nhật nghe. Do Nhật và Nguyễn Hoàng Dư là bạn học chung tại trường Trung học nghề Nam Sài Gòn (quận 8, TP.HCM) nên Nhật tiếp tục kể lại việc Uyên bị đánh với Dư.
Sau khi nghe Nhật nói lại sự việc, Dư ra vẻ đàn anh nên bảo Nhật để Dư đích thân đi gặp nhóm của Đặng Hoàng Tiến để giảng hòa đồng thời bí mật giấu một con dao vào cặp sách, Nhật không biết nên đồng ý.


Nguyễn Hoàng Dư tại toà

Khoảng 17 giờ ngày 18/11/2010, Nhật dùng xe gắn máy chở Dư đến trường Lê Thị Hồng Gấm để đón Uyên đồng thời để giải quyết chuyện cũ. Vừa thấy bóng Tiến đang ngồi trên xe đạp của một học sinh khác, Dư yêu cầu dừng xe để Tiến xuống, hai bên nói chuyện.
Tuy nhiên, khi vừa nghe Dư hỏi “bữa trước bạn ngoắc và chửi ai vậy?” thì Tiến đã xông lên dùng tay đánh vào mặt Dư. Trong lúc hai bên xô xát, Dư rút dao đâm một nhát trúng ngực Tiến rồi vứt con dao gây án tại hiện trường.  
Mặc dù được bạn bè đưa đi cấp cứu nhưng Tiến đã tử vong do vết thương thấu ngực. Ngay sau khi xảy ra sự việc, Dư về nhà kể lại cho bố mẹ nghe và được họ đưa ra cơ quan công an đầu thú.
Tính đến khi phạm tội Nguyễn Hoàng Dư chưa đủ 16 tuổi.
Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử nhận định hành vi phạm tội của Nguyễn Hoàng Dư đặc biệt nghiêm trọng, xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ bị cáo đã đâm bạn dẫn đến tử vong nên cần xử lý nghiêm. 
Tuy nhiên, Tòa cũng nhận định bị cáo phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, quá trình điều tra đã khai báo thành khẩn, gia đình đã bồi thường một phần cho phía nạn nhân và nạn nhân cũng có lỗi khi đánh bị cáo trước…nên cũng cần xem xét, giảm nhẹ một phần hình phạt.
Từ đó, Hội đồng xét xử tuyên phạt Nguyễn Hoàng Dư mức án 8 năm tù về tội “giết người”.

Ghen tuông, một phụ nữ giết người rồi bỏ trốn

- Sau khi đâm người trọng thương, người phụ nữ ra tay tàn độc còn tìm đến tận bệnh viện để tiếp tục truy sát nhân tình nhưng phát hiện nạn nhân tử vong nên bỏ trốn. Ngày 21/9, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cho biết đang khẩn trương truy xét 1 phụ nữ vừa gây ra vụ giết người tại huyện Tân Uyên vào đêm 20/9. Hung thủ được xác định tên Dung, khoảng 24 tuổi.
Nạn nhân được xác định là Nguyễn Hoàng Khái (SN 1981, ngụ tỉnh Kiên Giang, tạm trú thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Khám nghiệm tử thi cho biết, Khái tử vong do 1 nhát dao đâm thấu tim.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h đêm 20/9, Khái cùng một nhóm bạn ngồi trước cửa hàng ĐTDĐ Hoàng Sơn gần khu vực chợ Uyên Hưng, huyện Tân Uyên.
Lúc này, người mà nhiều người bạn của Khái biết, tên là Dung – là người có quan hệ tình ái với Khái – cùng với 1 phụ nữ đi xe gắn máy đến. Dung bước xuống xe, tiến đến rồi quật ngã Khái xuống lề đường.
Chưa kịp phản ứng, Khái vừa đứng dậy đã bị Dung rút dao từ trong người ra, đâm 1 nhát giữa ngực. Sau khi thấy Khái gục xuống, Dung lên xe gắn máy của đồng bọn và bỏ đi.
Lúc này, anh Khái được những người bạn đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Uyên để cấp cứu.
Chưa dừng lại ở đó, Dung còn tìm đến tận bệnh viện nói trên để tiếp tục tìm anh Khái. Nhiều nhân chứng xác nhận, tại đây Dung lớn tiếng “đâm chết nó luôn rồi tự tử”.
Người phụ nữ này liên tục chửi bới với nội dung ghen tuông tình ái. Nhờ những người bạn anh Khái can ngăn nên Dung không tiếp cận được nạn nhân. Đến khi nghe thông tin anh Khái đã tử vong thì Dung “chuồn” khỏi bệnh viện và biến mất.
Được biết, anh Khái có vợ và 2 con nhỏ. Cả 2 vợ chồng anh đều làm tại cửa hàng ĐTDĐ Hoàng Sơn tại chợ Tân Uyên.
Tuy nhiên, trong thời gian giữa tháng 9/2011 vì biết anh Khái có quan hệ tình ái với người phụ nữ tên Dung nên người vợ đã đưa con về quê. Anh Khái vẫn ở lại và xảy ra vụ án mạng như nói trên.
Hiện công an tỉnh Bình Dương đang truy xét hung thủ gây án.

2 vụ học sinh giết người trong trường học

- Chỉ trong 1 ngày tại địa bàn tỉnh Đồng Nai đã xảy ra 2 vụ án mạng kinh hoàng ngay tại khu vực trường học, làm 2 nam sinh tử vong.
Nguồn thông tin từ cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện cơ quan công an 2 địa phương là huyện Tân Phú và TP.Biên Hòa đang thụ lý 2 vụ án mạng xảy ra tại trường học vào chiều 21/9.
Theo đó, vào đêm 20/9 các trinh sát của đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, công an TP.Biên Hòa đã bắt giữ được đối tượng Cao Văn Tiến (SN 1997, ngụ KP.4, P.Long Bình, TP.Biên Hòa, hiện đang là học sinh lớp 9/8, trường THCS Tam Hiệp) để điều tra, xử lý về hành vi giết người.
Kết quả điều tra và lời khai của Tiến xác định, khoảng 16h30 chiều 20/9 sau khi tan học, Lã Ngọc Ánh (SN 1996, ngụ KP.5A, P.Long Bình, TP.Biên Hòa, là học sinh lớp 8/3 trường THCS Tam Hòa) đang ngồi chơi với 1 nhóm bạn tại trước trường THCS Long Bình (thuộc KP.5, P.Long Bình, TP.Biên Hòa). Lúc này Cao Văn Tiến cùng nhóm bạn của mình đi đến.
Do quen biết từ trước nên Ánh có hỏi mượn xe đạp của Tiến nhưng Tiến không cho mượn. cả hai có lời qua tiếng lại, dẫn đến việc Ánh hành hung Tiến ngay trước cổng trường.
Thấy thất thế nên Tiến cùng nhóm bạn bỏ đi nhưng Ánh truy đuổi theo sau, dùng đá ném vào đầu Tiến gây thương tích.
Bất ngờ Tiến rút dao tấn công, đâm tới tấp làm Ánh gục, bất tỉnh tại chỗ. Sau khi gây án, Tiến bỏ về nhà, đến đêm thì bị lực lượng công an ập vào bắt giữ.
Riêng nạn nhân Ánh dù được bạn bè, người thân đưa đi cấp cứu nhưng vì thương tích nặng nên 30 phút sau đã tử vong.
Cùng ngày, công an huyện Đồng Nai đang truy xét hung thủ đã gây ra một vụ trọng án tại trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Tân Phú (đóng tại KP.8, thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) làm 1 nam sinh tử vong.
Trước đó khoảng 17h chiều 20/9, sau khi tan trường, Trần Hoài Tâm (SN 1993, ngụ KP.3, thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú) ra về. Tuy nhiên tại trước cổng trung tâm nói trên, Tâm bị 1 thanh niên dùng dao tấn công, đâm gục tại chỗ.
Sau khi gây án, hung thủ bỏ trốn. Tâm được người đi đường đưa đi cấp cứu nhưng tử vong ngay sau đó.

Bắt 'yêu râu xanh' hãm hiếp bé gái đãng trí

- Biết cháu bé bị bệnh đãng trí, tên “yêu râu xanh” liền đưa đến một ngôi nhà hoang để thực hiện hành vi hiếp dâm.
Rất may, trong lúc hắn đang chuẩn bị thực hiện hành vi thú tính thì đã bị người dân phát hiện và bắt giữ.
Vào lúc 12h15 ngày 20/9, ông Nguyễn Phú Hiền, trưởng thôn Yến Nê 2 (xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) đang làm vườn thì phát hiện một thanh niên đi xe mô tô vào xóm với những biểu hiện nghi vấn.
Bí mật theo dõi, ông Hiền phát hiện gã thanh niên dừng xe trước cổng nhà chị Bùi Thị Hiền ở trong thôn, rồi bất ngờ bắt cháu Y. (8 tuổi, con gái chị Hiền) lên xe chở đi, cháu Y. bị bệnh đãng trí.
Biết có chuyện chẳng lành, ông Hiền liền điện thoại cho mọi người để được giúp đỡ, đồng thời bí mật theo dõi hành vi của gã thanh niên.
Sau khi đưa Y. lên xe mô tô, gã thanh niên liền chở đến một ngôi nhà hoang ở trong thôn, sau đó cởi hết áo quần cháu bé ra để thực hiện hành vi hiếp dâm.
Đúng lúc đó, rất đông người dân đã kịp thời xuất hiện, khống chế và bắt giữ và giao đối tượng cho cơ quan công an.
Tại trụ sở công an xã Hoà Tiến, đối tượng khai là Nguyễn Long Hải (sinh 1983, quê xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam).
Được biết, Hải là đối tượng từng có tiền án tiền sự và vừa mãn hạn tù vào đầu tháng 9 vừa qua.
Vụ việc đang được điều tra, làm rõ.


Hiếp dâm trẻ em rồi chi hơn 100 triệu đồng ‘chạy án’
Sau khi gây ra vụ hiếp dâm trẻ em, Nguyễn Văn Quyết còn chi ra số tiền hơn 100 triệu đồng để “chạy án”.
Ngày 20/9/2011, Công an huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Quyết (SN 1982, ở tiểu khu Liên Sơn, Thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, Hoà Bình) để làm rõ hành vi hiếp dâm trẻ em xảy ra ngày 21/7/2011 tại thị trấn Xuân Mai.
Đồng thời, cơ quan công an cũng đã bắt khẩn cấp Vũ Thị Hiền (SN 1974) để làm rõ hành vi đưa, môi giới hối lộ để “chạy án” cho đối tượng Nguyễn Văn Quyết.  
Cơ quan công an đã thu được tang vật vụ “chạy án” là số tiền 120.000.000 đồng. Vụ việc đang được tiếp tục làm rõ.

Làm quen trên mạng rồi chiếm đoạt tài sản

- Được phủ lên bề ngoài bằng vẻ bảnh trai và tài ăn nói, Trần Phúc Lộc (SN 1990, ở khu Phủ Thượng Đoạn, phường Đông Hải I, quận Hải An (Hải Phòng), lên mạng internet làm quen với các cô gái tuổi teen, sau đó lợi dụng sự ngây thơ, thiếu kinh nghiệm sống của các em để chiếm đoạt tài sản.
Thời gian gần đây, có rất nhiều nạn nhân đã gửi đơn trình báo đến Công an quận Lê Chân (Hải Phòng) về việc họ bị một thanh niên chừng 20 tuổi, có dáng vẻ bề ngoài rất bảnh trai lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo như các nạn nhân cho biết, họ quen với người thanh niên này trên mạng internet, sau đó hẹn gặp nhau đi uống nước hoặc đi chơi.
Trong khi ngồi uống nước hay ngồi chơi, người thanh niên này lấy lý do đi đâu đó… đón bạn. Để tiện đi lại cho nhanh, anh ta hỏi mượn xe máy và điện thoại dễ bề liên lạc rồi “chuồn” luôn…
Từ những thông tin nạn nhân cung cấp kết hợp với việc thu thập và củng cố tài liệu, Đội CSĐTTP về TTXH Công an quận Lê Chân đã nhanh chóng xác định, thủ phạm của các vụ lừa đảo trên chính là Trần Phúc Lộc (SN 1990, ở khu Phủ Thượng Đoạn, phường Đông Hải I, quận Hải An).
Lộc là đối tượng đã có 1 tiền án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mới ra tù tháng 2 - 2011.
Trong khi trinh sát đang triển khai kế hoạch truy bắt đối tượng thì sáng 10 - 7, Công an phường Kênh Dương (quận Lê Chân) nhận được đơn trình báo của anh Lưu Bá Ngọc Anh (SN 1990, ở tổ 4, phường Nguyễn Trãi, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang) về việc: 20h30’ ngày 9 - 7, anh đi chơi với 1 người bạn mới quen qua chat, tên là Minh.
Đến 23h cùng ngày, cả hai vào quán internet ở số 35A Nguyễn Bình, Kênh Dương (Lê Chân) chơi điện tử. Trong lúc 2 người đang chơi, Minh nói muốn mượn xe máy của Ngọc Anh để “đi đón bạn”.
Mặc dù chưa được Ngọc Anh đồng ý cho mượn xe, nhưng lợi dụng lúc Ngọc Anh đi vệ sinh, Minh lấy chìa khóa nổ máy chiếc xe Spacy BKS: 16L3 - 3688 trị giá trên 80 triệu đồng nhanh chóng chạy mất hút…
Thông qua các biện pháp nghiệp vụ, các trinh sát xác định đối tượng tên Minh đó chính là Trần Phúc Lộc, sau đó kết hợp với Công an phường Kênh Dương tóm cổ được Lộc khi hắn đang vật vờ trên đường Thiên Lôi.
Tại cơ quan công an, Lộc khai nhận, mới ra tù không có tiền ăn tiêu, sẵn có mác đẹp trai, tài ăn nói cùng “kinh nghiệm” lừa đảo nên Lộc đã nhanh chóng bắt quen với khá nhiều “bạn chat”.
Thấy Ngọc Anh có xe máy “xịn” nên Lộc đã nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt. Sau khi chiếm đoạt được xe của Ngọc Anh, Lộc nhờ người bạn tên là Hương (chưa rõ địa chỉ) bán được 12,5 triệu đồng. Lộc cho Hương 1,5 triệu, còn lại giữ lại để tiêu xài.
Khai thác mở rộng, Lộc còn khai nhận, cũng với thủ đoạn tương tự, trước đó, vào 19h30’ ngày 11 - 8, qua 1 bạn chat, Lộc đến dự sinh nhật của Ngô Thị L. (SN 1991, ở cụm 1 Đông Khê, quận Ngô Quyền), tại phòng VIP 2, quán Karaoke Nam Dương, ở 299 Hai Bà Trưng (quận Lê Chân).
Tại đây, Lộc hỏi mượn xe máy BKS: 16R8 - 1553 của chị L., nói để đi… đón bạn. Để tiện việc liên lạc, Lộc còn “mượn” của chị L. chiếc ĐTDĐ rồi lặn một hơi mất tăm.
Được biết, cũng với thủ đoạn lên mạng làm quen rồi tìm cách chiếm đoạt tài sản, từ tháng 3 đến tháng 8 - 2011, Lộc đã lừa đảo chiếm đoạt 4 chiếc xe máy của 4 người khác.

Thảm án kinh hoàng tại quảng trường Lam Sơn

- Bị chủ quán nước đuổi đi vì thiếu nợ, người đàn ông có tiền sử bệnh tâm thần đã cầm dao sát hại hai người phụ nữ. Người mẹ bị giết chết tại chỗ còn thai phụ hiện đang nguy kịch.  Danh tính nạn nhân được xác định là bà Ngô Thị Chung (60 tuổi) và con gái là Lê Thị Thủy (22 tuổi, chị Thủy hiện đang mang thai tháng thứ 7), trú ở ngõ 60 phố Đặng Tiến Đông, phường Đông Thọ, TP. Thanh Hóa.
 Hai mẹ con bà Chung bị kẻ thủ ác ra tay sát hại khi đang ngồi bán nước chè tại quảng trường Lam Sơn, phường Điện Biên.

Hiện trường vụ án.
Hung thủ Mai Văn Việt (37 tuổi), ở số nhà 9/61, phố Đông Lân I, phường Điện Biên, TP. Thanh Hóa đã bị cơ quan Công an bắt giữ ít giờ sau khi gây án.
 Lời khai ban đầu của Việt cho hay, khoảng 19h ngày 22/9, Việt đã đến quảng trường Lam Sơn và vào quán nước của bà Ngô Thị Chung để ngồi uống nước. Vì Việt đang thiếu nợ 40 nghìn đồng nên chị Thuỷ đã đuổi ra khỏi quán.
 Bị kích động, Việt đã bỏ về nhà lấy trộm một con dao bầu của người hàng xóm bán thịt lợn và trở ra quảng trường Lam Sơn. Vừa ra đến nơi, y liền vung dao chém liên tiếp nhiều nhát vào người làm bà Chung gục chết ngay tại chỗ, chị Thủy bị đâm thủng bụng, thủng dạ con, toàn bộ ruột non và 1 phần đại tràng lòi ra ngoài...
 Sau khi gây án, Việt vứt con dao ở phía đài phun nước tại quảng trường Lam Sơn, rồi lên xe máy bỏ trốn.
 Theo cơ quan điều tra, hung thủ vừa xuất ngũ, chưa có tiền án, tiền sự. Việt có tiền sử của bệnh lý tâm thần phân liệt và đã từng đi điều trị nhiều lần tại Bệnh viện tâm thần.

Hung thủ Mai Văn Việt
  Qua khám nhà đối tượng, Cơ quan điều tra đã thu được nhiều loại giấy tờ có liên quan đến đến việc điều trị và bệnh lý tâm thần của Việt tại Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa.
Tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá cho biết, hiện tại chị Thủy sau ca phẫu thuật kéo dài đã được cứu sống. Tuy nhiên,  thai nhi 7 tháng tuổi đã chết trước khi nạn nhân được đưa tới bệnh viện.
 Công an tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án.

Giang hồ dàn trận bắn nhau trên phố

- Khi áp sát chiếc ô tô, một trong số đó đã dùng súng bắn vài phát vào những người ngồi trong xe. Sau vài mét loạng choạng vì mất lái, chiếc xe ô tô trên tiếp tục lao về hướng đường Tôn Thất Thuyết.

Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội vừa bắt khẩn cấp 3 đối tượng để làm rõ hành vi giết người và gây rối trật tự công cộng gồm: Phạm Mạnh Hải (còn gọi là Hải “bộc” SN 1992), Nguyễn Tạp Phương (tức Phương “ku” SN 1993) và Nguyễn Việt Cường (Cường “zin” SN SN 1992) đều ở Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội.

Trước đó, vào đêm 2/8, Công an phường Dịch Vọng Hậu nhận được tin báo về việc, đầu đường Trần Thái Tông có khoảng 20 thanh niên đi xe máy cầm dao, kiếm tụ tập hai bên đường hò hét, nẹt pô xe máy ầm ỹ.

Từ đường Xuân Thủy, một chiếc ô tô nhãn hiệu Toyota Fortuner màu ghi rẽ vào đường Trần Thái Tông liền bị một số đối tượng trong nhóm thanh niên trên phóng xe máy đuổi theo.

Khi áp sát chiếc ô tô, một trong số đó đã dùng súng bắn vài phát vào những người ngồi trong xe. Sau vài mét loạng choạng vì mất lái, chiếc xe ô tô trên tiếp tục lao về hướng đường Tôn Thất Thuyết, còn nhóm đi xe máy cũng phóng mất dạng.

Công an quận Cầu Giấy đã phối hợp với Phòng CSHS và các đơn vị nghiệp vụ của Công an Hà Nội làm rõ vụ việc. Kết quả điều ra ban đầu cho thấy, trước khi xảy ra vụ dùng súng truy sát kể trên,  vào tối 1-8, nhóm của Quang “ba lô”, Tuấn “lợn”, Thành và Khang ngồi uống rượu tại gần khu vực công viên nước Hồ Tây đã xảy ra mâu thuẫn với nhóm của Hải “bộc”.

Nhóm của Quang “ba lô” đi trên chiếc xe ô tô Fortuner BKS 30Z-8578 đến Xuân La, Tây Hồ rồi nhảy xuống xe cầm dao đuổi đánh nhóm của Hải “bộc” làm 1 người trong nhóm của Hải bị thương.

Sau đó cả bọn Quang “ba lô” đi về ngủ tại nhà của Tuấn “lợn” ở làng Quốc tế Thăng Long. Đến tối ngày 2-8, Quang “ba lô” cùng Tuấn “lợn” đi đến đường Trần Thái Tông giáp mặt với nhóm của Hải “bộc” và dẫn tới vụ việc nêu trên.

Cơ quan Công an làm rõ, chiếc xe ô tô bị súng bắn vỡ hoàn toàn phần kính chắn gió ở phía sau. Ở cửa sau cốp xe có 1 vết đạn, đầu đạn chì vẫn gắn vào vỏ xe còn 1 vết trúng vào phần bên phải cốp xe làm lõm vỏ xe.

Hiện Cơ quan Công an vẫn đang tập trung truy bắt những đối tượng liên quan đang bỏ trốn.

Tương phản

Đại gia đẹp trai vẫn ế vợ

- Ngày xưa nghèo khó, việc lấy vợ khó khăn là điều dễ hiểu, nhưng nay, nhiều người có tiền tài, danh vọng, nhà lầu xe hơi nhưng vẫn phải ngậm ngùi sống cảnh "phòng đơn gối chiếc" đi đi về về lẻ bóng một mình.

Tham công tiếc việc

Phú (35 tuổi, Văn Phú, Hà Đông) là giám đốc kinh doanh một công ty dầu khí lớn ở Hà Nội. Có nhà riêng, "xế hộp" xịn, mỗi lần đến công ty, vẻ đẹp trai và hình thức sang trọng của Phú khiến nhiều người ngưỡng mộ. Sau nhiều năm du học ở Mỹ về, anh chàng cũng muốn tìm một cô vợ Việt Nam để có chốn đi về, kết thúc những tháng ngày nhậu nhẹt la cà quán xá vô bổ. Ấy vậy mà bao nhiêu cô đến rồi lại đi.

Nguyên do là công việc của anh bận bịu suốt ngày. Tầm tầm tuổi của Phú thì phụ nữ hầu hết đã yên bề gia thất. Còn hẹn hò với những cô nàng đang tuổi đôi mươi thì các em cứ giận dỗi suốt ngày. Nghĩ thế thôi cũng đủ làm Phú nản lòng. Cũng có dạo, bạn bè Phú cũng tác hợp cho anh một cô mà anh cũng rất ưng ý. Sau vài lần hẹn hò,  tâm sự, rồi cả ra mắt bố mẹ hai bên, tự nhiên cô nàng "một đi không trở lại". Phú hoang mang không biết mình đã làm gì khiến nàng như vậy. Thế rồi bạn bè Phú cho hay, công việc khiến anh quay cuồng, hẹn hò đi chơi với người yêu mà cứ nói được hai câu lại nghe điện thoại bàn về công việc đến cả 30 phút. Đi ăn cũng điện thoại, đi uống cà phê cũng điện thoại, thậm chí đang ngồi nói chuyện với bố vợ tương lai cũng điện thoại, cứ hai tay hai máy liên hồi. Mới yêu mà đã thế thì khi cưới, chắc cô nàng chỉ còn nước làm bạn với... chó mèo trong nhà.

Mặc cho vẻ ngoài điển trai cùng một sự nghiệp đang lên, đến tận bây giờ, anh vẫn sống cảnh "phòng đơn gối chiếc".

Sợ "nửa kia" yêu tiền hơn yêu mình

Minh (32 tuổi, hàng Bông, Hà Nội) là con một đại gia lớn chuyên về bất động sản, bản thân anh cũng là một "đại gia"  bởi mới chừng ấy tuổi nhưng anh đã có trong tay những thứ mà nhiều người đàn ông mơ ước. Minh sở hữu hai căn nhà trên phố hàng Bông, một căn ở Nghi Tàm (Hà Nội). Hàng tháng, riêng tiền cho thuê hai căn trên phố hàng Bông cũng bằng lương một năm của công chức nhà nước.

Nằm trên đống tiền nhưng nhiều đại gia vẫn phải sống cảnh phòng đơn gối chiếc (Ảnh minh hoạ: getty)

Đi ôtô hạng sang, chịu chơi, rất nhiều cô gái "xin chết" dưới chân anh ngay lập tức nếu anh gật đầu. Nhà lại có mình anh là con trai nên bố mẹ cũng mong mỏi anh yên bề gia thất để có cháu bồng bế.

Người thân thi nhau giới thiệu cô này cô kia cho anh nhưng cô nào, gặp nhau vài bữa là anh lại thôi. Cô thì anh cho là nhí nhảnh, nhõng nhẽo quá không phụ hợp để trở thành "người phụ nữ của gia đình". Người thì anh chê là thực dụng, mới đi chơi vài buổi đã gợi ý mua này, sắm kia. Có cô lại phục tùng anh vô điều kiện, đến độ anh cứ nghĩ như người đi bên cạnh mình là vú em xinh đẹp chứ chẳng phải người yêu. Cứ lăn tăn mãi nên anh cũng chẳng chọn được cô nào. Tựu chung lại là anh sợ "nửa kia" nhiều khả năng yêu tài sản của anh hơn là yêu chính bản thân anh.

Các nàng đấu đá, "đại gia" ở giữa chết chẹt


Vẻ ngoài hào hoa cùng túi tiền rủng rỉnh, Dũng (giám đốc điều hành một công ty du lịch) luôn được các em săn đón. Công việc của Dũng lại được tiếp xúc nhiều với các em chân dài, có nhan sắc. Cô nào cũng ao ước có một ngày được sánh đôi cùng Dũng. Chính vì thế mà Dũng bị các nàng quay như chong chóng. Liên tục được các nàng rủ đi chơi, bản thân Dũng lại hay cả nể nhưng theo Dũng điều quan trọng đi như thế cũng chả mất gì mà lại được "nâng cao sĩ diện" với bạn bè.

Các nàng sẵn sàng phục tùng anh vô điều kiện và cũng sẵn sàng dùng những lời lẽ không hay để "dìm hàng" những đối thủ khác. Thậm chí, nhiều nàng còn dùng những thủ đoạn bỉ ổi để "dọn" sạch những vệ tinh khác đang cố tình bám theo anh. Nhưng càng ngày, anh lại càng chẳng có chút cảm tình nào với các cô nàng kia. Anh chỉ thấy họ nhí nhố và giả tạo.

Vào một ngày đẹp trời, anh đã "chết mê chết mệt" sau khi gặp Tuyết (nhân viên mới của công ty anh). "Bụng bảo dạ" chắc chắn đây là người phụ nữ mà bấy lâu anh tìm kiếm. Họ yêu nhau rồi cùng tính chuyện lâu dài.

Đúng ngày sinh nhật anh, Tuyết muốn thế giới chỉ có hai người nên đã cùng người yêu đi chơi ở ngoại thành. Tuy nhiên chẳng hiểu những cô nàng trước kia vẫn bủa vây quanh anh có thông tin ở đâu mà biết đích xác điểm đến của hai người.

Tuyết và Dũng vừa bước chân đến khu du lịch sinh thái ở Ba Vì thì bất ngờ 5 cô gái vẻ ngoài sành điệu, khuôn mặt cong cớn nhảy bổ vào hai người và không tiếc lời chỉ trích Dũng nào là có mới nới cũ, nào là muốn đổi gió thì cũng chọn em xứng tầm chứ như em này thì không đáng...Tuyết lúc đó chỉ còn biết đứng ôm mặc khóc, rồi lẳng lặng gọi xe ôm về nhà. Mặc cho Dũng xử trí với những "cô nàng không biết ngượng" kia. Từ đấy, "đại gia" Dũng vẫn cảnh "phòng không" bởi anh sợ tình trạng tương tự xảy ra.

Sống không cần đàn ông: Nụ cười và nước mắt

Phòng nàng có bốn người, đều là đàn bà con gái. Nhưng mấy người đàn bà trong phòng chẳng lấy thế mà phiền lòng, đơn giản bởi ai trong số họ cũng có cái cớ để sống mà chẳng cần đến đàn ông.

Ngoại trừ nàng vừa cưới năm ngoái, chưa xong trăng mật đã đe dọa đến kỳ “vỡ mật” và hiện đang sống ly thân với chồng, ba người phụ nữ còn lại đều đang “tự do như gió”. Chị Hương Đỗ chọn cách “single mom” (con gái chị năm nay đã lên mười) thì luôn cho rằng mình sáng suốt. Hà cớ gì cứ nhất thiết phải cưới lấy một tấm chồng như chị Hương Hà, để rồi phải chịu đựng tới 10 năm, rồi mất bao nhiêu công sức của mấy “quân sư quạt mo” mới dựng lên được một kịch bản hòng ly dị gã chồng lười vô tích sự. Chưa kể phải mất vài triệu tiền bôi trơn mới khiến được cái cỗ máy già cỗi và quan liêu là tòa án quận chậm chạp vận hành để “đẩy nhanh tiến độ”. Nhưng có thế mới thấy được cái giá của tự do, để chị Mỹ Anh khỏi phải nhấp nhổm băn khoăn vì nỗi có khi phải kiếm lấy một người để mà nương tựa khi xế bóng.


Chuyện của chị Mỹ Anh luôn là đề tài nóng, khiến mấy người đàn bà trong phòng phân chia ra làm hai phe. Phe “bảo thủ” gồm nàng và chị Mỹ Anh cho rằng, đàn ông có thể bạc tình như mấy gã Sở Khanh và chị Hương Đỗ từng gặp, có thể vô dụng, lười nhác, thờ ơ như chồng cũ của chị Hương Hà thật đấy. Nhưng đàn ông cũng có những gã rất được (mà chị em mình không có phúc gặp được) và trong số những gã vô tích sự (mà chúng ta vớ phải) thì cũng vẫn còn le lói chút ít “nam tính” có thể không đủ cho một người đàn bà mạnh mẽ làm chỗ dựa nhưng chí ít cũng tạm đủ cho một cuộc hôn nhân không đòi hỏi quá nhiều ở nhau. Và có khi chỉ cần thế là đủ, vì có mấy người đàn bà đặt hết kỳ vọng vào chồng mình đâu, chưa nói đến tình yêu (có vẻ như nó quá xa xỉ đối với cuộc sống vợ chồng).

Nhưng ta cần gia đình để sống một cuộc sống bình thường, cần cha cho những đứa con để chúng không bị lệch lạc vì thiếu thốn tình cảm. Chừng ấy là quá đủ lý do để mà duy trì cuộc sống bên cạnh cái người đàn ông nửa vời mà ta vớ được.

Phái “cấp tiến” của chị Hương lại phản biện bằng những ví dụ đanh thép. Này nhé, có cần thiết phải duy trì cuộc sống bên cạnh một gã chồng tham lam, ích kỷ, đòi hỏi đủ thứ ở một người vợ nhưng bản thân mình thì “bụng trâu đầu hói” về đến nhà chỉ biết mỗi việc ghếch chân xem tivi chờ cơm như chồng cũ chị Mỹ Anh không? Có thể lão kiếm được tiền, nhưng để làm gì khi lão thường xuyên bồ bịch? Chị Hương Đỗ còn gay gắt hơn: “Chưa kể vớ phải một gã chồng ngoài việc núp váy mẹ chỉ biết xem bóng đá và chơi game như cái cô Yên Khê (chỉ nàng) kia, có khi còn bực mình hơn là sống một thân một mình như tôi đây”.


Động vào đúng “gót chân Achilles” chưa kịp lên da non, nàng im bặt. Đêm về, nàng âm thầm so sánh. “Xét một cách toàn diện” thì cả bốn người phụ nữ phòng nàng đều phận hẩm hiu, nhưng nhìn đi nhìn lại thì thấy đàn ông quả đúng là cái giống vô tình. Sao cái anh là bố của con gái chị Hương Đỗ chưa một lần quay về nhìn mặt con, dù anh sống rất ổn ở bên Đức và năm nào cũng về thăm nhà? Sao chồng cũ của chị Hương Hà chẳng bao giờ đưa tiền để chị lo cho hai đứa con còn đang đi học? Chồng cũ của chị Mỹ Anh nữa, mặc dù kiếm được nhiều tiền nhưng ngay cả con, ông ta cũng có nhớ ngày sinh nhật đâu, nói chi đến việc quan tâm đến cái sự vui buồn của vợ.

Còn chồng nàng, nghĩ đến là lại thấy “cục tức nó nghẹn ở họng”. Lúc còn yêu, nàng thậm chí còn cảm động khi thấy Khang rất quan tâm đến mẹ. Nhưng đến khi lấy rồi, nàng ngạc nhiên khi tiền lương lĩnh về Khang đưa hết cho mẹ và ngày ngày được mẹ phát tiền đổ xăng, ăn sáng. Lấy vợ rồi Khang cũng chẳng hề thay đổi. Anh lý luận: “Mẹ không có lương hưu nên anh đưa tiền cho mẹ, em đỡ phải bận tâm chuyện chi tiêu trong nhà. Lương của em, em được toàn quyền, anh và mẹ chẳng đòi hỏi em đóng góp gì, em còn thắc mắc gì nữa?”.

Cứ như vậy, cái điệp khúc “anh và mẹ” đã âm thầm chia rẽ vợ chồng nàng. Chuyện gì trong nhà cũng do mẹ chồng quyết, mẹ chồng luôn luôn đúng, nếu mẹ chồng sai xin xem lại điều 1... Giờ thì nàng đang sống ly thân và nung nấu quyết tâm quay lại sống đời độc thân cho khỏe. Khỏi phải bận tâm đến đủ thứ chuyện rắc rối mà một người đàn bà có chồng buộc phải chu toàn nếu không muốn bị cho là đoảng.

Thế rồi hôm sau, theo chân hai chị Hương, hết giờ làm nàng tung tẩy lên sàn nhảy. Ngày nghỉ thì tụ tập ở nhà một chị nào đó, cả bọn cùng nấu nướng ăn uống rồi tán phét, nghe nhạc, nhảy nhót cho đã đời... Rồi hỉ hả với nhau, chỉ mình ta với ta là đủ, cần gì phải thêm một gã đàn ông để rồi “mua dây buộc mình”. Một buổi chiều Chủ Nhật, cả nhóm tập trung ở căn nhà thuê của nàng. Ăn xong món vịt om sấu, nghĩ thế nào nàng mở cái đĩa nhạc Trịnh. Ba người đàn bà đang om sòm bỗng chốc lặng phắc đi trước những ca từ ám ảnh. Trong thoáng chốc, họ bỗng trở thành người khác, những “nanh vuốt” thường ngày biến mất, nhường chỗ cho những cảm xúc ủy mị mà nàng chưa bao giờ thấy.

Chị Hương Đỗ bật khóc, bảo rằng chị cứ nói cứng thế thôi chứ đêm về nhiều lúc cô đơn khủng khiếp. Gì thì gì, chị cũng chỉ là đàn bà thôi, cứ xù lông xù cánh lên bao nhiêu năm nay cũng mệt mỏi vô cùng. Chị Hương Hà mếu máo, vừa làm mẹ vừa làm bố của hai đứa con đúng là quá sức chị thật. Còn chị Mỹ Anh thì sụt sịt, nhiều lúc thấy đời mình vô nghĩa. Nấu ăn ngon rồi cũng chỉ một mẹ một con lủi thủi ăn với nhau. Dọn nhà, cắm hoa xong rồi cũng chỉ để tự ngắm hoa tàn. Chưng diện để làm chi khi đến cơ quan chỉ có mấy mụ đàn bà?... “Còn mỗi Yên Khê là có cơ làm lại, xem có vớt vát được gì không em?”.

Nàng bật khóc tức tưởi, em cũng đâu có đòi hỏi gì nhiều, chỉ một chút quan tâm, một chút chia sẻ, một chút tôn trọng thôi mà. Có khi chỉ cần vào ngày sinh nhật mình, chồng lặng lẽ mua một bó hoa về cắm. Hay một cái đĩa nhạc hay, một cuốn sách mới, cùng xem một bộ phim hoặc thậm chí đơn giản hơn nữa, chỉ cần có ai hỏi, anh ấy biết được một vài sở thích của em. Vậy thôi mà sao quá khó! Hay bởi đàn ông là giống vô tình nên họ chẳng thể đủ kiên nhẫn để biết được những gì mà vợ mình cần. Họ chỉ cho cái mà họ có. Còn vợ họ mà cả gan đòi hỏi những thứ khác sẽ bị buộc tội ngay là giống trắc nết. Mà với phụ nữ thì đôi khi chẳng cần nhiều, chỉ cần một câu nói quan tâm, một ánh mắt chia sẻ, một cử chỉ ân cần là đủ để khiến họ hy sinh cả một cuộc đời cho người đàn ông họ yêu.
 

Lặng người khi trẻ con học đòi làm...người lớn

- Thời đại công nghệ cao, tâm hồn của trẻ nhỏ dường như cũng "già đi" bởi nhiều khi những hình ảnh trên phim ảnh, ngôn từ của âm nhạc đã "đập" vào chúng như một điều tất nhiên.

Quang Minh (6 tuổi) con trai chị Hà An (Thanh Xuân, Hà Nội) ngay từ khi biết nói đã được hàng xóm khen ngợi vì những phát ngôn như "ông cụ non". Đến khi lên 6, cậu bé tỏ ra là người khá nhanh mồm nhanh miệng.

Một hôm, gia đình chị Hà An đưa Minh về quê ngoại (Sơn Tây) chơi. Về đến đầu làng, chồng chị Hà An bị sổ mũi nên hai vợ chồng chị dừng xe ở một hiệu thuốc để mua thuốc. Vừa dựng xe, Minh nhảy tót xuống chạy vào niềm nở nói với cô bán hàng: "Cô ơi, cô bán cho bố mẹ cháu thuốc gì mà một người khoẻ, hai người vui ấy. Bố cháu bị sổ mũi". Cô bán hàng "mắt chữ o, mồm chữ a" đứng như trời trồng một lúc rồi mới vỡ lẽ và lăn ra cười.

Nhiều trẻ em ngày nay thích học đòi và bắt chước làm người lớn. Ảnh minh hoạ (Nguồn:  Getty)

Ấy vậy mà khi về đến nhà, vợ chồng chị Hà An lại kể lại câu chuyện này cho bố mẹ nghe, khiến cậu bé tưởng như thế mình đã lập công lớn.

Chị Tâm (Nguyễn Quý Đức, Hà Nội) thì "choáng nặng" khi vừa đi làm về đến ngõ đã thấy giọng cậu con trai mới 5 tuổi ngân nga mấy câu: "Ấy ơi ấy à đừng xa anh/ Ấy à à ơi anh yêu em thẩn thờ say đắm/ Sao em luôn ngẩn ngơ với anh/ Cho tim mong nhớ em từng đêm/ Ấy ơi ấy đừng đi ­đâu/ Ấy đừng đi xa/ Cho người ta cũng đừng xa ấy/ Cho yêu thương sẽ mau đến đây".

Quá bực mình, chị quát con "trẻ con dớ dẩn, vắt mũi chưa sạch mà còn yêu với chả đương, có im ngay đi không. Học ở đâu cái thứ vớ vẩn như thế". Cậu con trai vẫn tỉnh bơ nói: "Ơ mẹ, hôm trước đến nhà bác Lan (Hà Đông) chị Mai Anh (12 tuổi) mở internet ra thấy mấy anh cũng bé tẹo nhảy múa và hát mà mẹ".

Chị Lan (Minh Khai, Hà Nội) đang ngồi cho cậu con trai tên Hốp (mới tròn 7 tháng tuổi) ăn bột thì cậu con trai lớn tên Bo (5 tuổi) chạy về và cũng xông vào nựng em. "Ái chà, ái chà, ngoan anh thương ăn nhiều vào cho khoẻ để lớn lên trả thù cho anh". Nghe vậy, chị Lan toát mồ hôi hột mặc dù trời mùa đông, chị quát con sao lại trả thù, thù hận gì ở đây, lần sau mẹ cấm không được nói những câu như thế nhé. Bo chỉ biết vâng và chạy ra ngoài.

Chiều đến, khi mấy anh họ của Bo đi học tiểu học về, chị Lan mới ngã ngửa khi thấy Nhím (con anh chồng của chị Lan) nói: "Bo ơi, tí anh trả thù cho Bo nhé. Thằng Quân là đồ rác rưởi". Gặng hỏi Nhím chị Lan mới biết, bọn trẻ học lời thoại trong phim hoạt hình...

Ảnh minh hoạ (Nguồn : Getty)

Lần khác, cả nhà đang ngồi chơi cùng Hốp thì Bo lại vuốt má em và nói: "Anh yêu em, hãy tin tưởng vào anh". Rồi Bo cứ nói đi nói lại câu đấy. Cuối cùng, cả nhà mới vỡ lẽ đấy là những câu hát trong phim "Tấm lòng cha mẹ".

Ở khu chung cư 21 tầng (Thanh Xuân Nam, Hà Nội) chiều nào cũng có rất đông các bà các mẹ đưa con xuống sảnh chơi vì mát mẻ. Và cũng có nhiều chuyện của con trẻ mà khiến phụ huynh phải "khóc dở mếu dở".

Vừa dẫn con xuống sảnh chơi, do mắc bệnh tiền đình nên mỗi lúc đau đầu là chị Phượng lại buồn nôn. Một mẹ khác ở cùng chung cư hỏi: "mệt thì nghỉ xuống đây, gió lắm". Chưa kịp trả lời thì Hà Mi (8 tuổi) con gái chị đã nhanh nhảu đáp: "Chắc chẳng phải mẹ cháu mệt đâu, có lẽ mẹ cháu đang mang bầu". Chị Phượng "dừng hình" vài giây rồi quát, sao Hà Mi lại nói thế. Hà Mi liền đáp ngay: "tại con thấy bố mẹ ngủ với nhau mà. Trong phim cứ ngủ với nhau là y như rằng hôm sau cô đấy nói là có bầu mà mẹ".

Rồi còn loạt các chuyện khác như, đến trường nhiều cô bé cậu bé cứ ngâm nga câu hát xuyên tạc bài đi học mà diễn viên hài Tự Long đã hát trong chương trình Táo Quân: "Hôm qua em đến trường, bạn đánh em gần chết ớ ơ ... Bao nhiêu bạn quay phim, cả trường em biết hết,..." và bật cười ha hả với nhau.

Thật ra, trẻ con không có lỗi, các cháu rất ngây thơ, và đang ở độ tuổi thích học hỏi, khám phá, thích bắt chước người lớn. Các cháu chỉ ghi lại những gì nhìn được, nghe được, rồi "phát" lại mà thôi.

Theo nhà giáo Đặng Thị Lệ Thủy, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng kỹ năng sống Smile's House (Láng Hạ, Hà Nội) từng chia sẻ trên Webtretho rằng: Hiện tượng trẻ hay nói những từ ngữ không phù hợp với lứa tuổi, thậm chí các câu gây phản cảm khá phổ biến. Nhiều phụ huynh cho đó là biểu hiện sự nhanh nhạy, thông minh và nghộ nghĩnh của trẻ thơ nên không để tâm, thậm chí còn gián tiếp khích lệ bằng cách cười đùa, đế thêm những câu như "bé mà khoắm lắm", "nó khôn lắm, bắt chước cực nhanh"... Một số bố mẹ khác lại giật mình, lo lắng, mắng con là láo, hư mà không giải thích vì sao khiến trẻ càng tò mò và tiếp tục nói vậy. Do đó, cách tốt nhất là cha mẹ nên nhẹ nhàng chỉ bảo, giải thích cho con trẻ hiểu những cách bắt chước trên là không tốt, không ngoan. Để thuyết phục, cha mẹ cũng nên lấy ví dụ thực tế để bé hiểu và sửa theo.

Vì sao giá xăng dầu bất minh?

Chính thế độc quyền chi phối thị trường của một vài "ông lớn" kinh doanh xăng dầu hiện nay đã khiến đòi hỏi điều hành giá theo cơ chế thị trường trở nên phi lý. Mâu thuẫn trong phát ngôn và điều hành giữa các cơ quan quản lý càng khiến giá xăng dầu trở nên khuất tất. Phải phá thế độc quyền khi cơ chế thị trường
Như nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển trao đổi với VnEconomy ngày 23/9, việc yêu cầu đưa giá xăng dầu theo giá thị trường là không chuẩn mực trong bối cảnh hiện nay. Giá thị trường là hình thành trên cơ sở cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và xác lập nên giá, do đó có tác dụng kìm giữ giá. Trong khi ta hiện chỉ có một tập đoàn điện lực, và ba doanh nghiệp xăng dầu đầu mối chiếm đến 80% thị phần, thế thì làm thế nào mà thị trường được?
"Chính vì đặt vấn đề không đúng, nên mới dẫn đến lủng củng, ở chỗ doanh nghiệp đòi theo giá thị trường, còn Nhà nước thì can thiệp vào việc đó," ông Tuyển nói.

Cái lý mà các doanh nghiệp này đưa ra là Nghị định 84 đã ban hành ngày 15/12/2009 với cơ chế, khi nào giá đầu vào biến động 7% thì doanh nghiệp được phép tăng giá, từ 7-12% thì doanh nghiệp được bù 40% từ quỹ bình ổn, phần còn lại sẽ tăng giá và nếu đầu vào biến động trên 12%, Nhà nước sẽ can thiệp.
Sự đòi hỏi được quyền định giá này ngay lập tức đã bị một loạt các chuyên gia kinh tế tài chính và trực tiếp Bộ trưởng Bộ Tài chính phê phán gay gắt.
TS Ngô Trí Long bày tỏ: "Khi Petrolimex chiếm 55% thì còn là vị trí độc quyền và bất nước nào cũng không để cho doanh nghiệp độc quyền tự quyết giá. Hiện nay, không nước nào lại để doanh nghiệp định giá sản phẩm độc quyền nhất là sản phẩm chiến lược.
Chỉ khi nào thị trường có cấu trúc cạnh tranh mới cho thị trường. Nhà nước kiểm soát giá bằng định giá trực tiếp như giá trần hoặc giá sàn, tạo ra khung giá chứ không phải là cho doanh nghiệp định giá".

Giá xăng dầu lỗ hay lãi cần sớm được làm sáng tỏ (ảnh: Phạm Huyền)

Theo vị chuyên gia kinh tế lâu năm về lĩnh vực giá cả này, tự do hóa giá cả không có nghĩa là mọi thứ Nhà nước đều để thị trường quyết định. Chúng ta cần xác định còn độc quyền thì buộc nhà nước phải tham vấn chuyên gia giỏi chứ không để doanh nghiệp qua mặt được.
Theo dõi lĩnh vực thông tin xăng dầu khá chặt chẽ, TS khoa học Nguyễn Thị Hiền đã có hẳn một bản phân tích tổng quan nhìn lại toàn bộ quá trình điều hành xăng dầu trong 10 năm qua. Bà Hiền bày tỏ, Nghị định 84 ra đời về lý thuyết là hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường xăng dầu và các doanh nghiệp được tự chủ xác định giá bán lẻ.
Nhưng vấn đề lùm xùm nổi lên ở chỗ, Nghị định 84 đã chưa xem xét đến vấn đề ưu thế độc quyền trong kinh doanh. Các doanh nghiệp đều có xuất phát điểm không như nhau, có sự chênh lệch lớn nhưng lại đưa về cùng một mặt bằng để cạnh tranh với nhau, dẫn đến doanh nghiệp mạnh càng có cơ hội chiếm lĩnh và thi phối thị trường, doanh nghiệp nhỏ thì nhìn doanh nghiệp lớn để kinh doanh trong khi các yếu tố đầu vào thua kém hơn.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Thị Hiền nhấn mạnh, trên danh nghĩa, Nghị định 84 có hiệu lực là chuyển xăng dầu sang kinh doanh theo cơ chế thị trường nhưng thực chất, cơ chế này chưa được thực hiện. Minh chứng rõ nét nhất là sự can thiệp mạnh vào điều hành giá, không cho doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời, dẫn tới có thời kỳ lỗ 2500-3000 đồng/lít, khiến các doanh nghiệp lỗ nặng. Có thời điểm, mua xăng dầu ở nhà máy lọc dầu Dung Quất ra khỏi cổng nhà máy là lỗ ngay 2600-2800 đồng/lít."
Thừa nhận những đánh giá khắt khe từ phía chuyên gia kinh tế, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, giá xăng dầu hiện có dấu ấn can thiệp mạnh của Nhà nước. Ông Thỏa cho biết việc điều hành giá như thế chỉ là tình thế, làm khó khăn cho sản xuất kinh doanh xăng dầu và làm cho hệ thống giá xăng dầu không phản ánh đúng thị trường.
"Vì lạm phát cao, nếu để giá xăng dầu tăng liên tục theo thế giới thì phải có sự can thiệp của Nhà nước. Việc này không vi phạm Nghị định 84, vì đây là thời điểm kinh tế vĩ mô bất ổn", ông Thỏa nhấn mạnh.
Mê hồn trận cách tính lỗ lãi xăng dầu
Cho tới thời điểm này, có tới 3 số liệu về giá xăng dầu được công bố khiến cho dư luận càng thêm mơ hồ về việc tính giá xăng dầu vốn đã thiếu minh bạch.
Nguồn thứ nhất là con số lãi tới 780 đồng/lít xăng vào thời điểm 26/8 do trực tiếp bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ công bố tại hội thảo và sau đó, tiếp tục được Cục phó Cục Quản lý giá Nguyễn Anh Tuấn khẳng định. Cũng ngay trong chiều ngày diễn ra hội thảo về xăng dầu 20/9, Thứ trưởng Trần Văn Hiếu, Bộ Tài chính đã ký ngay quyết định đi kiểm tra giá nhập xăng dầu, giá vốn của 4 doanh nghiệp đang chiếm thị phần áp đảo 90% trên thị trường.
Nguồn thứ hai là trực tiếp Tổng giám đốc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam cho hay, mức lãi dựa trên giá vốn thực sự tại đơn vị chỉ là lãi 219 đồng/lít xăng và sau khi giảm giá, đã chuyển sang lỗ 135 đồng/lít.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết, các số liệu dùng để điều hành giá xăng dầu từ khi có Nghị định 84 trong 2 năm qua là dựa trên bảng giá cơ sở do Liên bộ Tài chính- Công Thương ban hành hàng ngày. Trong đó, có khoản cứng là thuế, phí, chi phí định mức kinh doanh xăng dầu, phí trích Quỹ bình ổn... cũng là do bộ Tài chính quy định.
Soi lại bảng giá cơ sở xăng dầu vào trước 21h ngày 26/8/2011 thì lại thấy, mức chênh lệch âm 178 đồng, tương ứng mức giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ 1% đối với xăng A92. Nếu trừ đi lợi nhuận định mức 300 đồng thì bảng giá này cho thấy, mỗi lít xăng chưa giảm giá còn lãi 122 đồng.
Chia sẻ với PV Diễn đàn kinh tế Việt Nam, báo VietNamNet, một quan chức trong liên bộ này đã tiết lộ, sở dĩ bảng giá cơ sở do chính Liên Bộ ban hành lại không ra kết quả lãi lớn đến thế là bởi, số lãi 780 đồng/lít xăng dầu ấy là giá tạm tính trên cơ sở giá của Hải quan cung cấp. Tuy nhiên, khi người đưa ra thông tin này chính là vị nguyên Tổng kiểm toán Nhà nước có 10 năm làm việc trong ngành này, am hiểu tường tận những góc khuất tài chính doanh nghiệp, là Bộ trưởng bộ Tài chính cùng với khẳng định mạnh mẽ "tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân về việc giảm giá" thì thông tin này được cho là đáng tin cậy nhất. Điều này càng cho thấy, góc khuất của giá xăng bấy lâu vẫn chưa được sáng tỏ. Những sự phản pháo, phủ quyết ý kiến của nhau và những tuyên bố liên quan đến lỗ lãi, gian lận của nhà quản lý càng chứng minh, sự rối rắm, bất minh trong kinh doanh xăng dầu của doanh nghiệp, phải chăng cũng có nguyên nhân từ chính việc các nhà quản lý Nhà nước về xăng dầu còn mâu thuẫn với nhau.
Con số phải đi đôi với giải trình
Bình luận về việc này, TS Nguyễn Minh Phong, người trực tiếp dự hội thảo hôm 20/9, cho rằng như các số liệu liên quan đến quản lý Nhà nước về xăng dầu rõ ràng là chưa đầy đủ, chưa cập nhật và chưa thống nhất.
"Tôi không nói đó là con số chính xác bởi, nó chính xác tới đâu cũng phải chờ kiểm toán xác minh, kết luận. Tuy nhiên, gắn liền với các con số đó thì trách nhiệm giải trình lại chưa thực sự đầy đủ," ông Phong nói.
Chẳng hạn như việc Petrolimex thường xuyên kêu lỗ nhưng tới khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lại báo lãi. Hay việc TGĐ Petrolimex thừa nhận thời điểm giảm giá xăng gần đây nhất ngày 26/8, kinh doanh xăng dầu vẫn lãi, có mặt hàng lãi tới hơn 440 đồng/lít. Trong khi chỉ một ngày trước đó, tại cuộc hội thảo nảy lửa, đại diện Bộ Công thương lại cho rằng đang lỗ và "không hiểu Bộ Tài chính nghĩ gì khi quyết định giảm giá xăng dầu".
Vì thế, người dân vẫn chờ đợi hai bộ quản lý và các doanh nghiệp công khai cách tính lỗ, lãi và giải tỏa những khúc mắc bao trùm thị trường xăng dầu bấy lâu.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh bày tỏ, việc Bộ trưởng Tài chính mở một đợt kiểm tra đột xuất tại các doanh nghiệp đầu mối là làm theo đúng chức năng của Bộ Tài chính. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý sẽ làm rõ nguyên nhân vì sao lỗ, có phải như doanh nghiệp nói kinh doanh lỗ là bởi bị Nhà nước áp đặt giá bán, không cho tăng giá hay không.
Về nghiệp vụ, bóc tách lỗ, lãi của doanh nghiệp không khó vì đi kiểm tra đều là "dân tài chính". Việc kiểm tra dựa vào sổ sách kinh doanh của doanh nghiệp, có đối chiếu với số liệu hải quan, thuế ... đều là nghiệp vụ của ngành tài chính. Về khối lượng công việc cũng không lớn và không quá phức tạp vì đã được khoanh lại thời điểm nhất định.
Tuy nhiên, nói thêm về công thức tính giá cơ sở, một yếu tố mấu chốt để tăng hay giảm giá thời gian qua, TS Vũ Đình Ánh thẳng thắn, minh bạch giá xăng dầu nhưng tính theo công thức phức tạp như hiện nay thì những người soi giá có khi như nhìn vào bức vách. Để tính giá bán lẻ xăng dầu quá phức tạp, có nhiều thành phần mang tính chất biến động. Ngay cả việc tính giá thế giới nhập khẩu theo giá tại thị trường Singapore cũng chưa chuẩn mà phải áp dụng ngay giá hải quan.
Nếu cơ quan quản lý Nhà nước tự tính giá, trên cơ sở đó ban hành khung giá trần, giá sàn để doanh nghiệp bán theo có thể là phương án thích hợp hơn, ông Ánh nói.

Nghi gian lận xăng dầu, Bộ Tài chính vào cuộc

Những mù mờ, khuất tất trong kinh doanh xăng dầu đang dần lộ diện sau tranh cãi giữa Bộ Tài chính, Công thương và doanh nghiệp. Bộ Tài chính khẳng định sắp tới sẽ kiểm tra các “ông lớn” xăng dầu và có kế hoạch thanh tra xăng dầu vào năm 2012.


Có dấu hiệu gian lận
Vấn đề lãi lỗ xăng dầu càng lúc càng nóng tới đỉnh điểm khi các luồng thông tin từ doanh nghiệp và các bộ Công Thương, Tài chính vẫn tiếp tục mâu thuẫn nhau.
Trao đổi với một số báo hôm 22/9, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đã bác bỏ những thông tin lãi lỗ mà ông Bùi Ngọc Bảo, Tổng giám đốc Petrolimex đưa ra hôm 21/9.
Ông Tuấn phê phán: Việc anh Bảo nói tại hội thảo hôm 20/9 là không bóc tách lỗ lãi xăng và dầu là không thể chấp nhận, có thể nói đó là một hình thức gian lận trong quản trị. Trong kinh doanh, nguyên tắc hạch toán của tất cả các doanh nghiệp đều phải bóc tách lỗ và lãi riêng từng mặt hàng, sau đó mới có quyết toán lỗ lãi được.
“Chưa hết, khi anh Bảo khẳng định lại với báo chí đúng là tại thời điểm 26/8, Petrolimex đang lãi từ 129 đồng/lít đến trên 400 đồng/lít. Đây là điều rất đáng suy nghĩ về tính minh bạch của doanh nghiệp”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Phủ nhận các con số của Petrolimex, vị lãnh đạo Cục Quản lý giá khẳng định mạnh mẽ: Mức lãi 780 đồng/lít xăng mà Bộ trưởng Tài chính nói chính là giá được tính toán dựa trên mức giá nhập khẩu thực tế mà Hải quan cung cấp.
Ông Tuấn cũng khẳng định việc dựa vào số liệu hải quan như Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ thong tin hôm 20/9 là căn cứ quan trọng để quyết định giảm giá xăng dầu.
Tên thực tế, đúng là có hai mức giá như vậy. Mức thứ nhất là giá tạm tính khi mở tờ khai hải quan. Mức thứ hai là giá đã đóng dấu của cơ quan Hải quan hay còn gọi là giá thực. Đây mới là mức giá được pháp luật công nhận. Thực tế cho thấy giá tạm khai (giá FOB) có lúc cao hơn giá thực nhập (giá CIF vốn đã tính cả phí tàu biển, vận chuyển, bơm khí...).
Trả lời phỏng vấn trên Tuổi trẻ, ông Tuấn không khẳng định trong các số liệu mà doanh nghiệp báo cáo đã có khoản hoa hồng hay chưa và họ có nhận được khoản này hay không. Tuy nhiên, đúng là có nhiều nghi ngờ khoản này.
“Chúng tôi cũng đang lên kế hoạch thanh tra năm 2012, trong đó có định hướng sẽ thanh tra các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu. Việc thanh tra sẽ làm rõ được các khoản tiền trong kinh doanh xăng dầu. Khi có kết quả thanh tra, chúng tôi sẽ công bố xem thực chất vấn đề này như thế nào,” ông Tuấn cho biết.
Sang tuần tới, các đoàn kiểm tra sẽ chính thức đến 4 doanh nghiệp xăng dầu chiếm thị phần lớn nhất để kiểm tra. Dự kiến việc kiểm tra kéo dài từ 7-10 ngày và sẽ được tiến hành đúng pháp luật, nghiêm túc theo đúng chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính.
“Chúng tôi cũng sẽ công khai các kết quả kiểm tra,” ông Tuấn khẳng định với Tuổi trẻ.

Xem lại cách tính giá cơ sở
Trước những tranh luận gay gắt về câu chuyện xăng dầu, trả lời báo Tuổi trẻ, ông Ngô Trí Long, nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả cho rằng: Cách tính giá cơ sở hiện nay dễ gây nhầm lẫn. Giá cơ sở đã gồm cả chi phí kinh doanh 600 đồng/lít, cũng đã có cả khoản lãi 300 đồng/lít cho xăng dầu. Thế nhưng doanh nghiệp vẫn hay kêu khó khăn là đang phải bán dưới giá cơ sở. Nói như vậy cứ như họ lỗ, nhưng thực chất chưa chắc mà có thể vẫn có lãi. Tôi đề nghị phải xem lại cách tính giá cơ sở.”
Theo chuyên gia Vũ Đình Ánh, chốt vấn đề nằm ở chỗ sự minh bạch về thông tin. Minh bạch ở đây không phải là cơ quan quản lý công bố công thức tính giá hay diễn biến của thị trường mà là lý do lỗ lãi, lỗ ở đâu, con số cụ thể như thế nào. Và con số lỗ lãi này có sự kiểm chứng của cơ quan quản lý không.
Trả lời VnEconomy, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, về nguyên tắc, lợi ích của doanh nghiệp xăng dầu xung đột với lợi ích người tiêu dùng, nên Nhà nước phải đảm nhận vai trò điều hòa các lợi ích này để giảm xung đột.
Không những thế, để thiết lập được một thị trường xăng dầu thực sự, nhà nước cần phải xóa bỏ vị thế độc quyền trong kinh doanh xăng dầu của Petrolimex. Tiếp đó là phải tách khâu nhập khẩu, bán buôn xăng dầu với khâu bán lẻ. Không nên để Petrolimex vừa nhập khẩu, vừa bán buôn lại vừa bán lẻ, sẽ rất khó kiểm soát, và những gì họ báo cáo cũng khó mà tin tưởng tuyệt đối được, ông Ánh đề xuất.
Trước đó, ngay tại hội thảo ngày 20/9, TS Nguyễn Minh Phong cũng rất đồng tình nói, giá xăng dầu chính ra là minh bạch nhưng khi về Việt Nam lại tù mù và giải trình của Petrolimex cũng tù mù. Nguyên nhân có thể do chính từ việc quy định giá cơ sở chưa rõ ràng.
Theo ông Phong, nếu Nhà nước tách bạch rõ nét hơn 3 khoản với 2 loại chi phí cứng và mềm: Khoản giá vốn gốc gồm giá nhập, giá vận chuyển, khoản Nhà nước thu gồm các phí, thuế, là khoản cứng và khoản của doanh nghiệp.
Như vậy, chi phí cứng thì không thể thay đổi, nhưng chi phí mềm sẽ biến động. Mỗi lần cần điều chỉnh giá xăng dầu, sẽ nhìn thấy rõ điều chỉnh ở đâu, doanh nghiệp lùi lợi nhuận, hay Nhà nước bớt khoản thu, hay do giá nhập khẩu tăng hay giảm…
Ông Phong bày tỏ, những tranh luận về xăng dầu giữa bộ Tài chính, bộ Công Thương và doanh nghiệp cho thấy nổi lên một điều, đây có thể là một tín hiệu mới về việc điều hành kinh doanh xăng dầu sắp tới.

So sánh thiên lệch
Trong các bản tin thị trường gần đây của Petrolimex, đăng tải trên website của tổng công ty này, phần so sánh giá bán lẻ xăng dầu trong nước với một vài quốc gia láng giềng luôn là mục không thể thiếu. Đáng chú ý là giá bán lẻ tại Việt Nam luôn đứng ở mức thấp hơn các ví dụ được Petrolimex nêu trong phần so sánh.
Chẳng hạn, trong bản tin ngày 21/9/2011, Petrolimex cho biết: xăng RON 92 đang bán tại Việt Nam thấp hơn Lào 5.798 đồng/lít, thấp hơn Campuchia 6.052 đồng/lít, thấp hơn Singapore 12898 đồng/lít và thấp hơn Trung Quốc 4.322 đồng/lít.
Trong bản tin ngày 5/9/2011, giá xăng RON 92 được nêu là 20.800 đồng/lít; thấp hơn Lào 5.798 đồng/lít, thấp hơn Campuchia 3.945 đồng/lít, thấp hơn Singapore 13.014 đồng/lít và thấp hơn Trung Quốc 4.322 đồng/lít.
Thế nhưng, dù có tìm mỏi mắt thì cũng không thấy mục so sánh với các quốc gia mà giá xăng dầu Việt Nam đang tương đương hoặc cao hơn (mặc dù Petrolimex chắc cũng nắm rõ).
Còn một yếu tố quan trọng hơn mà đáng lẽ Petrolimex nên so sánh, liên quan đến tính "hợp lý" của giá xăng, đặt trong tương quan với mức sống và ngưỡng chịu đựng của đông đảo người dân trong nước. Giả sử, nếu đem so tỷ lệ giá xăng/thu nhập bình quân của người Việt (GDP bình quân đầu người năm 2010: 1.170 USD) với Singapore (62.000 USD), Trung Quốc (4.500 USD) hay Mỹ (47.000 USD)... thì không biết giá xăng tại Việt Nam thực sự nên đứng ở mức nào?

Bộ Tài chính kiểm tra giá vốn 4 DN xăng dầu

Sau những phản ứng gay gắt từ phía Bộ Công Thương về quyết định giảm giá bán lẻ xăng dầu vừa qua, bộ Tài chính đã ra quyết định kiểm tra giá vốn cụ thể của 4 doanh nghiệp xăng dầu lớn nhất chiếm 90% thị phần.

Bốn doanh nghiệp xăng dầu đầu mối trong diện kiểm tra này gồm Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), đơn vị chiếm 55-60% thị phần, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), Công ty TNHH một thành viên dầu khí Tp Hồ Chí Minh (Saigon Petro) và Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex).
Bộ Tài chính cho hay, các khoản chi phí sẽ được làm rõ là giá nhập khẩu thực tế của từng doanh nghiệp từ đầu năm đến ngày 15/9, giá vốn của từng doanh nghiệp hình thành ở thời điểm ngày 26/8/2011, là thời điểm bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp giảm giá bán lẻ và các chi phí khác của doanh nghiệp. Đồng thời, bộ cũng sẽ kiểm tra việc sử dụng và vận hành Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Trước đó, thông tin tại hội thảo về xăng dầu ở bộ Tài chính, ông Bùi Ngọc Bảo, Tổng giám đốc Petrolimex  cho biết, 8 tháng qua, doanh nghiệp đã lỗ 1800 tỷ đồng và dự kiến tới hết tháng 9 là lỗ 2.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, bộ trưởng Vương Đình Huệ chưa hài lòng với việc công bố các con số lỗ của Petrolimex và yêu cầu bóc tách minh bạch hơn các khoản lỗ của từng mặt hàng.
Tới thời điểm này, mặt hàng xăng dầu đang có thông tin 3 loại giá rất khác nhau gồm giá cơ sở tính theo công thức chung như Nghị định 84 qui định, giá vốn do doanh nghiệp tự tính dựa vào thực tế kinh doanh và giá vốn do bộ trưởng Vương Đình Huệ tiết lộ dựa trên số liệu lấy từ hải quan.
Cụ thể, tại thời điểm ban hành lệch giảm giá từ 21h ngày 26/8/2011, Bộ trưởng Huệ khẳng định Petrolimex có chênh lệch dương tới 879 đồng/lít, chưa kể 300 đồng/lít lợi nhuận định mức. Ngay sau đó, ông Bùi Ngọc Bảo công bố giá vốn lại cho hay, Petrolimex chỉ lãi 219 đồng đối với xăng A92, sau khi giảm giá 500 đồng/lít thì xăng A92 của đơn vị chuyển sang lỗ 135 đồng/lít.
Trong khi đó, biểu giá cơ sở tại thời điểm này cho thấy, trước giảm giá, xăng A92 lãi 122 đồng, sau khi giảm giá chuyển sang lỗ 268 đồng/lít.
Theo Nghị định 84, việc điều chỉnh giá xăng dầu sẽ dựa trên nền tảng là mức chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán lẻ. Bảng giá này do Bộ Tài chính và các doanh nghiệp tính toán theo công thức chung. Còn tại mỗi doanh nghiệp, để cho biết kết quả lãi lỗ thực tế thì phải dựa vào giá vốn của doanh nghiệp, là mức giá tính dựa trên giá nhập khẩu xăng dầu thực tế, lượng tồn kho cụ thể và các khoản chi phí hoa hồng, lưu thông của doanh nghiệp.

Hai bộ tranh cãi nảy lửa chuyện giảm giá xăng dầu

  Bộ Công thương kêu hệ thống phân phối xăng dầu sắp võ vì lỗ quá lâu rồi và cho rằng không nên giảm giá xăng như vừa rồi. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính rất không hài lòng trước giải trình lỗ, lãi của Petrolimex.
Cuộc hội thảo về điều hành cơ chế giá xăng dầu sáng nay 20/9 do Bộ trưởng bộ Tài chính chủ trì đã "nổ" ra một cuộc tranh luận hết sức căng thẳng về lãi lỗ hay sự tồn tại của Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Cơ chế kinh doanh xăng dầu chứa đựng quá nhiều mẫu thuẫn, bất đồng ngay cả về quan điểm giữa doanh nghiệp, giữa lãnh đạo bộ tài chính và lãnh đạo bộ công thương và giữa các chuyên gia kinh tế.
Bộ trưởng "tù mù" trước chuyện lỗ của Petrolimex
Cao trào của cuộc tranh luận này là câu chuyện giảm giá xăng dầu vừa qua, đặc biệt là chuyện lãi lỗ của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Phải nói rằng, có 2 cách nhìn khá trái ngược nhau giữa Bộ Tài chính và Bộ Công thương ở vấn đề này.
Thông tin chính thức từ ông Bùi Ngọc Bảo cho hay, 8 tháng đầu năm, Petrolimex đã lỗ 1.800 tỷ. Nếu cơ chế tiếp tục như hiện nay thì tới tháng 9 thì còn lỗ tới 2.000 tỷ đồng. Nếu tính cả bù lãi suất thì mức lỗ là hơn 1.600 tỷ đồng.
Tuy nhiên, để vị TGĐ Petrolimex "chốt" lại trước cuộc họp về các con số này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ gần như hỏi dồn, hỏi vặn vị TGĐ này.
Ông Huệ có ít nhất 3-4 lần ngắt lời diễn giải về cơ chế xăng dầu của ông Bùi Ngọc Bảo và tỏ ra rất sốt ruột khi ông Bảo cắt nghĩa chi tiết cụ thể về sự chi phối của các chi phí định mức hiện nay.
Bộ trưởng Tài chính liên tục nhấn mạnh: "Từ đầu năm đến nay, Petrolimex lỗ như thế nào mà sao IPO lại công bố lãi? Đề nghị anh Bảo nói rõ lỗ xăng bao nhiêu, lỗ dầu bao nhiêu. Tôi muốn biết lỗ, lãi thực tế của doanh nghiệp chứ không phụ thuộc vào bảng giá cơ sở của Nhà nước, không phụ thuộc vào các qui định về định mức chi phí trong kết cấu giá đầu vào của Nhà nước. Doanh nghiệp phải hạch toán cụ thể lãi, lỗ từng mặt hàng."
Trong khi đó, ông Bùi Ngọc Bảo thì khăng khăng: "Kinh doanh hàng chục năm nay, chúng tôi không tách riêng lời lỗ từng mặt hàng như vậy. Vì đầu vào phân bổ chi phí chung nên không thể tính lỗ ra từng mặt hàng được. Còn khi trình mức trích xả Quỹ là chúng tôi căn cứ vào sản lượng theo qui định. Sản lượng thì tính được".
Tuy nhiên, các lý giải của DN này đều không được bộ trưởng Tài chính tỏ ý chấp nhận. Bộ trưởng Huệ cho rằng "nói thế thì Petrolimex xem lại quản trị doanh nghiệp của mình".
Ông Huệ cho rằng, DN phải hạch toán được riêng từng mặt hàng, nếu không thì căn cứ vào đâu để xin trích mức Quỹ bình ổn giá. DN kêu lỗ lắm rồi mà tại sao Nhà nước không cho dùng quỹ bình ổn. Nhưng cho như thế nào thì phải có thông tin xác thực thì mới quyết định.

Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ: "DN nào muốn khiếu nại về giảm giá sai thì cứ nộp đơn khiếu nại. Chúng tôi điều hành xăng dầu không vì quyền lợi của 11 DN dầu mối mà vì lợi ích chung của 84 triệu dân".

Đồng chủ trì, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú, Bộ Công Thương rất sốt ruột với sự trình bày dài dòng của vị TGĐ Petrolimex và cũng không đồng tình với cách hỏi vặn "không đúng thực tế ngành xăng dầu" của bộ trưởng Huệ.
Ông Tú bổ sung: "Lỗ thực tế là khác, cao hơn nhiều so với chênh lệch giá cơ sở với giá bán lẻ. Các kết cấu trong bảng giá này đã cũ rỗi, lạc hậu từ 20 năm nay rồi. Hiện nay, chi phí hoa hồng đã chỉ còn có 150 đồng/lít (định mức là 600 đồng), hệ thống sắp vỡ rồi!"
Bộ trưởng Tài chính chịu trách nhiệm về giảm giá xăng
Liên quan chuyện giảm giá xăng dầu mới đây, ông Nguyễn Lộc An, Vụ phó Vụ Chính sách thị trường trong nước (Bộ Công thương), Tổ phó Tổ điều hành giá xăng dầu bày tỏ: "Vừa rồi, nhận quyết định giảm giá 500 đồng/lít xăng, tôi tự hỏi là Bộ Tài chính làm sao vậy? Đang lỗ mà lại cho giảm thì không thể hiểu nổi. Giá cơ sở  là do Bộ Tài chính đưa ra, DN tính theo Bộ cho thấy lỗ mà sao lại giảm. Tôi chẳng hiểu điều hành giá kiểu gì? Xem lại pháp lệnh giá, chẳng hiểu Bộ tài chính căn cứ theo điều nào mà lại cho giảm."
"Ngay sau đó, một số cây xăng ở miền Tây không bán nữa. Hiện xăng dầu cực khan hiếm. Tình hình này từ giờ cuối năm, nếu với giá này, sẽ vỡ hệ thống phân phối", ông An cho hay.
Rồi ông An lại lắc đầu than bức xúc: "Lỗi do con người không do văn bản. Dẫn lại sự tréo ngoe về điều hành giá của bộ Tài chính, ông An than phiền: "Ngày 8/7/2011, Bộ Công thương đề nghị giảm giá, Bộ tài chính không giảm giá. Lúc đó, DN đang lãi 200-300 đồng/lít. Việc lấy mốc 30 ngày hiện đang rất lung tung".
Trước số liệu này, bộ trưởng Huệ nói thẳng: "Tại thời điểm đó, theo số liệu cập nhật của hải quan cho thấy, riêng Petrolimex có lãi tới 780 đồng, có chênh lệch dương, đó là chưa kể ngoài chênh lệch 300 đồng/lít định mức. Tôi đã gọi anh Bảo lên có giảm được không, anh Bảo nói giảm được."
"Từ khi có quyết định giảm giá, tôi chưa thấy DN nào bảo là không duy trì được. Giảm giá là quyết định đúng. Tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân về việc này.", ông Huệ nhấn mạnh.
Ông nói tiếp: "DN nào muốn khiếu nại về giảm giá sai thì cứ nộp đơn khiếu nại. Chúng tôi điều hành xăng dầu không vì quyền lợi của 11 DN đầu mối mà vì lợi ích chung của 84 triệu dân".
Thậm chí, vị bộ trưởng này còn nói gay gắt: Doanh nghiệp nào không nhập được, không tham gia cuộc chơi này thì Bộ Tài chính chấp nhận cho rút. Doanh nghiệp đừng dọa Nhà nước. Con số công bố lỗ lãi như thế, chúng tôi sẽ đi kiểm tra. Nhà nước chỉ bù lỗ do khách quan chứ không bù cho những lỗ do yếu kém của DN gây nên.
Theo ông Huệ, chưa thể thả thị trường xăng dầu hoàn toàn như Nghị định 84 từ ngay tới cuối năm. Đặc biệt, việc thị trường hóa này phải tái cấu trúc môi trường cạnh tranh, sòng phẳng, không thể để vị thế như 60% thị phần Petrolimex và cộng với Petro Saigon và PVoil là 90%.
Nếu cho DN tự định giá ngay thì ngày mai sẽ ra sao? Ông Huệ nói.

Dân đồng tình với Bộ trưởng Tài chính

Sau khi bài tường thuật về hội thảo: Hai bộ tranh cãi nảy lửa chuyện giảm giá xăng dầu, nhiều ý kiến của bạn đọc gửi về tham gia góp ý.

Hầu hết đều đồng tình với những lập luận có sức thuyết phục của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các ý kiến đều cho rằng điều hành giá xăng dầu vừa qua là rối rắm và tù mù, cần minh bạch rõ ràng và phải lấy lợi ích của Nhà nước, người dân làm trọng.

Bạn Ngọc Lan (Email: claire_portman@yahoo.com) cho rằng, chưa cần biết Bộ Công thương hay Bộ Tài chính đúng, chỉ cần thấy doanh nghiệp kêu lỗ, mà không hạch toán rạch ròi được mặt hàng nào lỗ bao nhiêu, mà vẫn đòi ngân sách bù lỗ là chuyện phi lý. Hơn nữa lập luận của doanh nghiệp lại rất mâu thuẫn: bảo rằng không tách bạch được lãi lỗ từng mặt hàng, từng ngành nghề kinh doanh, nhưng IPO báo lãi, thế thì làm sao biết là kinh doanh xăng dầu có bị lỗ thật hay không, mà nếu biết là lỗ do kinh doanh xăng dầu thì sao không thể biết từng mặt hàng lỗ bao nhiêu. Chẳng qua vì nhà nước có bù lỗ xăng dầu nên những lỗ khác (do kinh doanh trái ngành) cũng đổ là do kinh doanh xăng dầu để lấy tiền từ ngân sách nhà nước. Đúng là quản trị doanh nghiệp của Petrolimex có vấn đề!

Gay gắt và thận trọng, bạn đọc có nick: hoahoa7775@yahoo.com viết: Bộ trưởng Tài chính đang tấn công vào "sào huyệt lỗ lãi xăng dầu" mà từ trước tới giờ chưa bộ nào dám để ý. Muốn làm được việc này cần phải trình độ tổng hợp cao và cái đầu có 'máu lanh" biết chịu trách nhiệm, tôi tin rằng Tân Bộ trưởng sẽ làm được. Việc báo cáo lỗ lãi trong kinh doanh của doanh nghiệp quá bình thường để "qua mặt "các nhà quản lý đối với nước ta, nhưng việc quyết liệt để vạch ra sự "khôn khéo" này thì bây giờ tôi mới thấy ở một vị Tân Bộ trưởng.

Bạn đọc Lãnh Trung Thông (dhcnqnlanhthong@gmail.com) cũng đồng tình: Thật vui khi theo dõi hội thảo về điều chỉnh cơ chế giá xăng dầu. Thật tuyệt vời khi được theo dõi cuộc hội thảo có một không hai này. Bộ Trưởng Vương Đình Huệ đã bộc lộ thật sự là một vị Tư lệnh tài chính có tài. Mọi luận điểm của ông đều dựa vào cơ sở rất khoa học, không chủ quan mơ hồ. Vì có niềm tin là mình đúng, ông giám chịu trách nhiệm cá nhân trước những quyết định đầy sóng gió phong ba. Ông " vì 84 triệu dân chứ không vì 11 doanh nghiệp đầu mối".

Với tiêu đề: Bộ Tài chính làm hay lắm, bạn đọc có email: ptckhcmdn@yahoo.com.vn viết: Doanh nghiệp kinh doanh mà không báo cáo được lời lỗ từng mặt hàng là doanh nghiệp không có báo cáo thuế. Bộ công thương sao lại đứng về phía 11 doanh nghiệp mà không đứng về phía 84 triệu dân Việt Nam. Hãy xem xét lại các doanh nghiệp này. Cũng như Ngành điện lực vậy, tại sao báo lỗ mà cuối năm tiền thưởng của một nhân viên lại cao, có phải tiền lãi đi đầu tư xây dựng mới các công trình, đúng ra việc kinh doanh đầu tư mới của anh thì anh phải kêu gọi đầu tư, kêu gọi cổ đông, cổ phần, cổ phiếu, chứ sao anh lại lấy tiền của 84 triệu dân trong phí sử dụng điện để ngành điện đi đầu tư phát triển?

Bạn đọc Thanh Hải (thanhhai023@gmail.com) và nhiều bạn đọc khác thì thích nhất câu trả lời rắn rỏi và kiên định của Bộ trưởng Huệ rằng: Tôi rất đồng tình với Bộ trưởng Vương Đình Huệ và thích nhất câu nói của ông:" DN nào muốn khiếu nại về giảm giá sai thì cứ nộp đơn khiếu nại. Chúng tôi điều hành xăng dầu không vì quyền lợi của 11 DN đầu mối mà vì lợi ích chung của 84 triệu dân". Và rằng: Tuy nhiên cần cứng rắn hơn nữa để doanh nghiệp phải hạch toán rõ ràng. Trả lời như ông chủ DN chẳng khác nào cách trả lời của bà bán cửa hàng tạp hóa nhỏ là: không hơi nào mà ghi chép từng mặt hàng vì cũng chẳng để làm gì.

Câu hỏi: Vì sao lại thế? Bạn đọc Lương Huy (luongthethoi@yahoo.com) lý giải: Thiết nghĩ giá xăng dầu tăng hay giảm, các doanh nghiệp xăng dầu lỗ hay lãi, thật khó có lời giải trong ngày một ngày hai. Chỉ xin lưu ý khi so sánh giá xăng dầu trong nước với các nước trong khu vực và châu lục - không biết chúng ta có so sánh thêm yếu tố thu nhập bình quân đầu người hay mức sống của công dân trong các nước được đem ra so sánh hay không. Tôi không nắm rõ về quản lý giá cả, nhưng phép so sánh như vậy chắc không sai nhiều lắm khi được dùng để đánh giá trình độ quản lý của ta. Nếu quản lý yếu kém, làm ăn thua lỗ hoặc phải bù lỗ nhiều nhiều - nên chăng chúng ta dũng cảm dừng cuộc chơi và thuê (hoặc nhường sân chơi điều hành) cho các cao thủ khác.

Xin cảm ơn Bộ trưởng là ý kiến của rất nhiều bạn đọc phản hồi và cho rằng, 84 triệu dân Việt Nam ai cũng biết thị trường xăng dầu VN chưa thể có cơ chế cạnh tranh thị trường lành mạnh mà là sự độc quyền phân phối. Điều này ai cũng biết nhưng chỉ có các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối là vờ như không biết. Để thị trường xăng dầu ngày càng minh bạch, quyền lợi 84 triệu dân được bảo vệ chính đáng thì cần phải có những hành động công tâm như của Bộ trưởng Huệ. Sự dũng cảm của ông trên cương vị Bộ trưởng làm tôi nhớ đến cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và những bài viết trên chuyên mục “NVL”.

Duy anh, gửi lúc 22/09/2011 11:16:00
"giá xăng dầu": Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm khoa học của tân Bộ trưởng BTC, từ xưa tới nay hiếm thấy lãnh đạo cấp cao giám nói giám chịu trách nhiệm và bảo vệ quyền lợi cho dân. Tôi rất mong các vị lãnh đạo cấp cao lắng nghe và ủng hộ những quyết sách đúng.
demen, gửi lúc 22/09/2011 11:16:31
"HOAN HÔ BT TÀI CHÍNH": Qua buổi hội thảo về giá xăng dầu, tôi xin hoan nghênh Tân Bộ Trưởng Tài Chính, vì các lí do sau : 1. Dám chịu trách nhiệm công việc của mình về giảm giá xăng dầu. 2. Nêu những vấn đề còn tù mù ở việc " báo giá, than lỗ" của các NCC xăng dầu độc quyền. và BT nên : 1. Đề nghị kiểm toán các NCC vì nuôi 1 bộ máy cồng kềnh thì làm sao không lỗ (tiền nuôi nầy, dân lại gánh). 2. Đề nghị thanh kiểm tra tài sản các "Vị" nầy thì sẽ rõ. ................ Dế mèn
nguyễn dự, gửi lúc 22/09/2011 11:17:32
"bất cập": Bản thân tôi không đứng về phía bộ nào.nhưng tôi đồng tình với quan điểm vì dân của đồng chí Vương Đình Huệ.Là người lãnh đạo mà không vì lợi ích của dân,của đất nước liệu có xứng đáng không?Bác Hồ dạy thế nào?trong lúc đất nước đang nước sôi lửa bỏng?(lạm phát thứ 2 trên thế giới).những người không đủ khả năng làm việc nước thì nghỉ đi,để những người vì dân còn gánh vác trách nhiệm.
Phạm Thị Thu Hưng, gửi lúc 22/09/2011 11:18:21
"hoan hô tân Bộ trưởng Tài chính ": Tôi cũng rất đồng tình với cách làm việc của tân Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ,ông đúng là một nhà lãnh đạo vì dân, có tài và có tâm.
Nguyen Hai Tu, gửi lúc 22/09/2011 11:18:56
"Xin cám ơn Bộ trưởng Vương Đình Huệ": Xin chân thành cám ơn Bộ trưởng Bộ Tài Chính . Người dân chúng tôi rất cần những người Bộ trưởng như Ông. Tôi thấy rằng xăng dầu cứ lên giá mà doang nghiệp vẫn cứ báo lỗ, trong lúc đó DN đó lại đầu tư vào các lĩnh vực khác rất lớn, lương và thưởng của nhân viên vẫn cao ngất. Cũng giống như Điện lực luôn báo lỗ nhưng lương của một công nhân bình thường của nghành Điện lực cũng đáng để cho nhiều ngành phải ngước nhìn. Kinh doanh mà không hạch toán được từng ngành cụ thể thì cũng bó tay rồi nhất là một Tổng công ty lớn chứ đâu phải buôn bán nhỏ đâu. Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn Bộ trưởng Vương Đình Huệ
Nguyen Duong Minh, gửi lúc 22/09/2011 11:19:13
"Hoan hô Bộ Trưởng Huệ": Thật vui mừng vì lần đầu tiên có một vị Bộ Trưởng dám cương quyết và mạnh dạn chịu trách nhiệm như vậy. Bộ trưởng Huệ rất giỏi, nghe Bộ Trưởng phát biểu mà thấy sung sướng quá. Chúc mừng Bộ trưởng, hy vọng Bộ trưởng sẽ làm tới trong việc giá xang dầu này. Hoan hô Bộ trưởng Huệ.
Hồ Hữu Thuận, gửi lúc 22/09/2011 11:24:10
"Bộ trưởng Huệ quả là người đặc biệt": Qua cách lập luận đầy trách nhiệm của Bộ trưởng Tài chính. Tôi thực sự xúc động và cảm ơn Ông vì Ông còn nghĩ đến người đân Việt Nam. Theo tôi, nếu minh bạch thực sự thì các tổng công ty như Petrol; EVN, TKV, Viêtnam Airline cũng đều có vấn đề. Họ liên tục kêu lỗ đòi tăng giá và hầu hết được chấp nhận vì bản thân họ đang độc quyền
Nguyễn Mạnh Dũng, gửi lúc 22/09/2011 11:19:57
"Một Bộ trưởng công tâm!": Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm, cách làm của Bộ tài chính và cá nhân Bộ Trưởng - Vương Đình Huệ. Vì nghành xăng dầu của chúng ta chưa có cạnh trạnh nên sự điều tiết, kiểm tra của Bộ tài chính là hết sức cần thiết. Mong sao đất nước chúng ta có nhiều lãnh đạo dám nói, dám làm như Bộ trưởng - Vương Đình Huệ. Xin cảm ơn ông
Trương Tuấn Phương, gửi lúc 22/09/2011 11:23:36
"Vui vì có Bộ trưởng Tài chính mới": Thực sự khi được xem Bộ trưởng Tài chính lập luận và phản hồi những ý kiến trong buổi hội nghị, Tôi thấy vui lắm, vui vì vị Bộ trưởng này thực sự có lý luận thực tiễn và ông đã đặt quyền lợi của người dân lên trên hết. Mong ông tiếp tục có những quyết sách phù hợp với lòng dân, tạo niềm tin đối với Chính phủ, Nhà nước.
Trần Quang, gửi lúc 22/09/2011 11:23:16
"Rất vui": Sau khi Đài truyền hình VN đưa tin về cuộc hội thảo ngày hôm qua về giá xăng dầu, dân phố nghèo chúng tôi tổ chức liên hoan chân gà tại vỉa hè. Ai cũng thấy vui khi Đất nước đã chọn được một số Bộ trưởng trẻ dám nhìn thẳng, tuyên chiến với những vấn đề bức xúc.
Kieudung, gửi lúc 22/09/2011 11:25:01
"Chất vấn vững như bàn thạch": "Không thể hạch toán từng mặt hàng thì tôi không biết quản trị các anh thế nào...?" Theo tôi đây là câu nghi vấn hay nhất của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính và việc khẳng định "Chúng tôi sẽ yêu cầu báo cáo từng mặt hàng một chứ không có chuyện không biết lời lỗ từng mặt hàng” cho thấy rõ sự cương quyết của Bộ trưởng. Và quả thật như một bạn đọc viết "nên nhường chỗ cho cao thủ khác khi không thể quản lý được lãi lỗ từng mặt hàng!
pham van thang, gửi lúc 22/09/2011 11:25:12
"cám ơn bộ trưởng Bộ tài chính ": Xin cảm ơn Bộ trưởng, tôi thấy rất nhiều ý kiến ủng hộ Bộ Trưởng . xin ông chỉ đạo sát sao việc này, nếu doanh nghiệp nào không làm được thì cho giải tán.

TGĐ Petrolimex: Không có chuyện xăng dầu siêu lợi nhuận!

Ngay sau khi tân Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ công bố, Petrolimex lãi tới 780 đồng/lít xăng dầu chưa kể 300 đồng/lít lợi nhuận định mức, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Petrolimex Bùi Ngọc Bảo khẳng định: Tôi hoàn toàn không biết gì về con số này!



Như Diễn đàn kinh tế Việt Nam, báo VietnamNet đã đưa tin, đỉnh điểm của sự tranh cãi nảy lửa tại hội thảo về xăng dầu hôm 20/9 là việc trực tiếp Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã thẳng thắn đưa ra con số lãi lớn của Petrolimex theo tính toán từ số liệu của cơ quan hải quan.
 

Chiều 21/9, ông Bùi Ngọc Bảo, Tổng Giám đốc Petrolimex, người bị Bộ trưởng Vương Đình Huệ dồn hỏi về lãi lỗ ngày hôm trước đã có cuộc gặp gỡ với báo chí để nói lại cho rõ thông tin.
Để minh bạch về giá xăng dầu, ông Bảo đã dẫn ra 2 loại giá gồm giá cơ sở, là giá định hướng của cơ quan quản lý theo mẫu công thức như Nghị định 84 qui định, giá vốn là giá tính theo chi phí thực tế dựa trên cơ sở tồn kho cụ thể của doanh nghiệp. Đồng thời, vị TGĐ này cũng so sánh các mức lãi- lỗ theo công thức giá cơ sở và mức lãi- lỗ trên thực tế để thấy sự khác nhau.
Cụ thể, trước thời điểm giảm giá gần đây nhất là 21h ngày 26/8, theo bảng giá cơ sở của Bộ Tài chính thì xăng A92 lãi 122 đồng, dầu diesel 0, 05S lãi 441 đồng/lít. Theo thực tế kinh doanh của Petrolimex, giá vốn đủ để hòa so với giá bán lẻ thì xăng A95 lỗ 58 đồng/lít, xăng A92 lãi 219 đồng/lít, dầu DO 0,05 lãi 540 đồng/lít, DO 0,25 lãi 289 đồng/lít.
Sau khi giảm giá 500 đồng/lít đối với xăng, 300 đồng/lít đối với dầu diesel và giảm 100 đồng/lít mức trích quỹ bình ổn giá ở mặt hàng xăng thì các tính toán giá vốn của Petrolimex cho thấy, xăng A95 của Petrolimex lỗ 412 đồng/lít, xăng A92 lỗ 135 đồng/lít, dầu diesel 0,05S tiếp tục có lãi nhưng giảm so với trước là lãi 267 đồng/lít, dầu diesel 0,25S chỉ còn lãi 17 đồng/lít.


Lãi lỗ tính theo giá tạm tính khai với hải quan sẽ không chính xác
Trả lời các câu hỏi của PV Diễn đàn kinh tế Việt Nam, ông Bùi Ngọc Bảo chia sẻ thêm.

Tổng Giám đốc Petrolimex Bùi Ngọc Bảo nói lại cho rõ thông tin lỗ lãi xăng dầu
(ảnh: Phạm Huyền)
  -Thưa ông, vậy, ông nói gì về con số lãi 780 đồng/lít mà chính Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố sáng 20/9 tại hội thảo về xăng dầu? Trước đó, ông đã được bộ trưởng Tài chính thông báo về con số này chưa?
Ông Bùi Ngọc Bảo: Tôi  hoàn toàn không biết gì về con số lãi tới 780 đồng/lít như vậy. Nếu hiểu như thế, cộng thêm 300 đồng/lít lợi nhuận định mức thì Petrolimex lãi to, trong khi đó, chúng tôi lại kêu lỗ.
Không có chuyện trước khi giảm giá, Petrolimex lại lãi lớn tới, lại siêu lợi nhuận đến như vậy. Nếu đúng như chúng tôi lãi lớn như thế, tôi sẽ xin giảm hẳn 1000 đồng/lít.
Cũng không có chuyện Tổng công ty báo cáo không đúng tình hình để làm rối quản lý  kinh doanh xăng dầu.
Từ trước tới nay, Tổng công ty luôn thực hiện theo chỉ đạo của Nhà nước, của Liên bộ, của Chính phủ. Chúng tôi nghiêm túc trong việc thông tin, báo cáo, thể hiện trong kết quả kinh doanh của mình đều được kiểm toán.
-Tuy nhiên, bộ trưởng bộ Tài chính có nhấn mạnh, thông tin 780 đồng/lít tiền lãi là dựa trên số liệu giá nhập từ cơ quan hải quan. Ông có ý kiến gì?
Ông Bùi Ngọc Bảo: Đối với xuất nhập khẩu xăng dầu, theo tập tục quốc tế, tất cả các doanh nghiệp  ngành xăng dầu khi mua hàng thì một tháng sau mới thanh toán tiền. Vì thế, mặt hàng này chịu tác động của tỷ giá rất lớn.
Tại hải quan, có 2 loại giá cần lưu ý. Thứ nhất là giá tạm tính. Khi tàu về đến Việt Nam, chúng tôi phải làm tờ khai hải quan thì chỉ kê khai với hải quan giá tạm tính để hải quan tạm tính số thuế. Một tháng sau, khi thanh toán thực tế, chúng tôi lại kê khai với hải quan lại mức giá thực tế phải trả cho đối tác và hải quan cũng tính lại mức thuế.
Vì thế, nếu lấy giá tạm tính ở hải quan để tính toán thì có thể cho ra kết quả rất khác và đó đương nhiên không phải là giá thực. Trong khi thông thường, giá tạm tính này thường có chênh lệch thấp hơn so với giá thanh toán thực tế, tùy vào từng tình hình thời điểm.
Nhiều người không am hiểu lĩnh vực này thì thấy u u minh minh, nhìn vào giá trị khai hải quan và giá trị thực tế trả người bán hàng lại rất khác nhau, thấy tàu về rồi, hàng bán rồi mà lại chưa biết giá phải trả như thế nào. Nhưng thực tế phương pháp mua bán xăng dầu là như thế.
-Như ông nói, dầu diesel lãi tới 540 đồng/lít. Tại thời điểm đó, Petrolimex có xin giảm giá không?
Ông Bùi Ngọc Bảo: Từ đầu năm đến nay, chúng tôi không có lần nào xin tăng giá mà cũng không xin giảm giá xăng dầu. Vì lúc này, Tổng công ty và tất cả các đầu mối kinh doanh xăng dầu đều đang hoạt động theo sự điều hành chặt chẽ của Chính phủ và Liên bộ về giá. Nghĩa là, toàn bộ đơn vị xăng dầu hiện nay đang thực hiện nhiệm vụ chính trị. Toàn bộ giá bán đều do cơ quan liên bộ xác định, các doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm thực thi.
Khi hội tụ đủ điều kiện thì mới có cơ hội giảm giá xăng dầu
-Vậy, xin ông nói rõ hơn về thông tin rằng, vì lãi nên ông đã rất đồng ý việc giảm giá khi Bộ trưởng bộ Tài chính hỏi trước khi ban hành quyết định yêu cầu các doanh nghiệp giảm giá?
Xăng dầu luôn gây nóng dư luận (ảnh: Phạm Huyền)
Ông Bùi Ngọc Bảo: Trong một số cuộc gặp với bộ trưởng bộ Tài chính, tôi có báo cáo hai ý, một là thời điểm hiện nay tương đối tốt cho việc công bố hoạt động kinh doanh xăng dầu theo Nghị định 84, ý thứ hai là cần có hướng dẫn để xử lý đối với tồn tại lỗ của doanh nghiệp trong suốt từ đầu năm đến thời điểm có công bố kinh doanh xăng dầu chuyển sang đẩy đủ theo Nghị định 84.  Tôi chỉ có bình luận rằng, bản thân Nghị định 84 đã quy định công thức giá, với xu hướng giá thế giới đang có đi xuống, khi hội tụ đủ điều kiện thì có cơ hội hạ giá là hoàn toàn bình thường. Đến thời điểm này, giá do cơ quan quản lý Nhà nước  xác định, quyết định.
-Vậy, ông nghĩ sao về việc bộ trưởng cho rằng, doanh nghiệp kêu lỗ và đừng dọa nhà nước, nếu cần thì sẽ công bố gian lận?
Ông Bùi Ngọc Bảo: Tại hội thảo hôm qua, tất cả các doanh nghiệp phát biểu gồm có tôi, có GĐ Xăng dầu Quân đội, có PVoil, không ai than phiền về lỗ, đòi tăng giá hoặc nói rằng không đủ sức nhập khẩu xăng dầu, không đảm bảo nguồn cung cho thị trường cả. Chúng tôi chỉ nói về cơ chế điều hành theo nghị định 84 thôi.
Nhìn chung, thực tế, các doanh nghiệp đầu mối đều phát sinh lỗ với các mức độ rất khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi đều hiểu các mức giá bán hiện nay là nhằm mục tiêu chính là giảm lạm phát và đó là nhiệm vụ số 1 nên không ai kêu ca gì.
-Vậy tại sao khi bị vặn hỏi về tách bạch lỗ từng mặt hàng, ông tỏ ra lúng túng và không công bố ngay các con số giá vốn như trên?
Ông Bùi Ngọc Bảo: Tôi được mời dự sự kiện đó là một hội thảo khoa học chứ không phải là một cuộc họp. Vì lẽ đó, trước một hội thảo khoa học, chúng tôi có cách chuẩn bị khác, chỉ phát biểu về cơ chế. Còn nếu là cuộc họp bàn về giá xăng dầu với lãnh đạo Bộ thì chúng tôi sẽ phải chuẩn bị thông tin đầy đủ theo cách khác. Vì thế, ngay tại thời điểm được hỏi, tôi không có ngay bảng giá vốn để công bố tại hội thảo.
Năm 2006-2008, chúng tôi có bóc tách hết việc lỗ lãi xăng dầu trên nguyên tắc phân bổ, khi có bù lỗ.
Về kinh doanh, khi mà xăng và dầu đều có chung một chi phí lưu thông định mức chỉ được 600 đồng/lít thì chúng tôi không bóc tách ra. Với giá như thế, sau khi hợp nhất thì ra hạch toán lỗ lãi chung. Về góc độ quản trị thì hoàn toàn bóc tách ra được.

Từ 21h ngày 26/8 , xăng A92 giảm 500 đồng/lít, từ 21.300 đồng/lít xuống 20.800 đồng/lít, xăng A95 từ 21.800 đồng/lít còn 21.300 đồng/lít. Dầu diesel giảm 300 đồng/lít, do đó, loại 0,05S từ mức giá bán 21.100 đồng/lít giảm còn 20.800 đồng/lít, dầu diesel 0,25S từ mức giá 21.050 đồng/lít giảm còn 20.750 đồng/lít.
Cụ thể, trước khi giảm giá, theo công thức chung, giá cơ sở xăng A92 cao hơn giá bán lẻ 178 đồng/lít. Tuy nhiên, trong kết cấu tính giá cơ sở đã bao gồm cả khoản 300 đồng lợi nhuận định mức. Vậy, lấy 300 đồng lợi nhuận này trừ đi 178 đồng chênh lệch thì bảng tính chung này cho thấy doanh nghiệp có lãi 122 đồng/lít.
Thực tế tại Petrolimex, giá vốn xăng A92 để hòa vốn là 21.081 đồng/lít, so với giá bán lẻ thì Petrolimex có lãi là 219 đồng/lít.
Đối với xăng A95, giá để hòa vốn của Petrolimex phải là 21.858 đồng/lít. So với giá bán thì Petrolimex lỗ 58 đồng.
Tương tự đối với dầu diesel 0,05, giá cơ sở thấp hơn giá bán lẻ 141 đồng/lít. Cộng 300 đồng lợi nhuận định mức, theo công thức chung, doanh nghiệp lãi 441 đồng.
Tuy nhiên, thực tế mức giá để hòa vốn của Petrolimex chỉ là 20.560 đồng/lít nên Petrolimex lãi 540 đồng/lít.
Đối với DO 0,25, giá vốn của Petrolimex là 20.760 đồng/lít so với giá bán hiện, đơn vị thực tế có lợi nhuận 289 đồng/lít.
Sau khi giảm giá và giảm mức trích Quỹ từ 21h ngày 26/8/2011, giá cơ sở xăng A92 cao hơn giá bán lẻ mới (20.800 đồng/lít) là 568 đồng/lít. Trừ 300 đồng/lít lợi nhuận định mức trong kết cấu giá cơ sở,  theo công thức, doanh nghiệp lỗ 268 đồng/lít.
Tại Petrolimex, giá xăng A92 để hòa vốn phải là 20.935 đồng/lít, Tổng công ty lỗ 135 đồng/lít. Đối với xăng A95, giá để hòa vốn lại là 21.712 đồng/lít trong khi giá bán lẻ mới là 21.300, Petrolimex lỗ 412 đồng/lít.
Đối với dầu diesel 0,05, sau khi giảm 300 đồng giá bán lẻ từ thời điểm trên, giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ mới là 131 đồng. Trừ đi 300 đồng lợi nhuận định mức, các doanh nghiệp tiếp tục có lợi nhuận theo công thức là 169 đồng/lít.
Còn thực tế ở Petrolimex, dầu diesel 0,05S có giá bán hòa vốn là 20.533 đồng/lít, so với giá bán 20.800 đồng thì đơn vị tiếp tục có lãi 267 đồng/lít, diesel 0,25S có giá bán hòa vốn phải là 20.733 đồng/lít, so với giá bán là 20.750 đồng/lít, Petrolimex còn có lãi 17 đồng/lít.

Cú đánh vào 'nhóm lợi ích' xăng dầu

 Đã đến lúc cần có một cuộc thanh tra toàn diện về tình hình tài chính và về những con số lãi, lỗ đang ẩn giấu trong khối doanh nghiệp xăng dầu. Đã đến lúc cần chấm dứt kiểu cách tự tung tác của họ bằng những chế tài và kỷ luật nghiêm khắc.
Cú "đánh bồi" kéo tăng lạm phát
Chỉ sau gần hai tháng nhậm chức bộ trưởng Bộ Tài chính, khẩu khí phản biện cương trực và quyết đoán của ông Vương Đình Huệ trong cuộc đối thoại với "nhóm lợi ích" xăng dầu đã khiến cho nhiều người ngạc nhiên. Cùng với việc phân tích mổ xẻ của báo giới về quá nhiều bất cập tồn tại trong ngành xăng dầu, rất nhiều người dân đã bày tỏ ý kiến ủng hộ thái độ và cách thức hành xử của Bộ Tài chính khi thẩm định giá xăng dầu lần này.
Cũng cần nhấn mạnh từ "lần này", bởi hầu như những lần trước đây, cơ chế tăng giá xăng dầu đã được đề đạt theo truyền thống "đến hẹn lại lên", thậm chí giá dầu thế giới không "hẹn" mà giá xăng dầu trong nước cũng vẫn "lên". Nhiều lý do, và bao giờ cũng có lý do, để các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thuyết minh và thuyết phục Bộ Tài chính chấp thuận phương án tăng giá.
Mấy tháng gần đây, khi giá dầu thế giới giảm mạnh, dường như cực chẳng đã giá xăng dầu trong nước mới giảm nhỏ giọt. Tăng thì vô tộ vạ, còn giảm chẳng đáng bao nhiêu. Gánh nặng chi phí vì thế cứ đổ hết lên đầu người dân và các doanh nghiệp sản xuất. Còn khi giá dầu thế giới vừa chớm tăng lại (mới chỉ chớm thôi), thì ngay lập tức đã xuất hiện điệp khúc trình phương án tăng giá do những diễn viên doanh nghiệp xăng dầu đóng vai chính.
Điệp khúc xin tăng giá lại hiện ra ngay khi "bóng ma" lạm phát vừa chớm thoái lui. Từ đầu năm đến nay, kinh tế đình trệ, số doanh nghiệp trong các ngành sản xuất bị phá sản tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát dốc đứng, kéo theo giá cả hàng tiêu dùng và thực phẩm phi mã làm khốn đốn những người dân có mức thu nhập trung bình trở xuống.

Khó có thể tin khi Petrolimex công bố năm 2008 lỗ đến 10.700 tỷ đồng, thì trong bản cáo bạch tháng 7/2011 để IPO lại lãi 913 tỷ đồng?
Vậy, chúng ta nên nói thế nào về điệp khúc tăng giá xăng dầu? Lợi nhuận lũy kế đến nay và có thể cả sắp tới sẽ dành hết cho 11 doanh nghiệp xăng dầu, hay cần diễn đạt vấn đề theo hàm ý của bộ trưởng Vương Đình Huệ - không thể vì 11 thành viên của "nhóm lợi ích này" mà lãng quên 84 triệu dân Việt Nam?
Khẩu khí sắc sảo và chí lý của bộ trưởng Vương Đình Huệ đã thuyết phục người dân hơn rất nhiều so với lời "trần tình" về lỗ lã của Petrolimex. Làm sao người dân có thể tin rằng Petrolimex, khi công bố con số lỗ trong năm 2008 đến 10.700 tỷ đồng, thì trong bản cáo bạch của đơn vị này (được công bố vào tháng 7/2011 nhằm phục vụ cho hoạt động cổ phần hóa) lại nêu ra số lãi 913 tỷ đồng cũng trong năm 2008?
Đó là một sự tréo ngoe và đánh đố đối với người dân, và đương nhiên là thách thức lớn với các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó chính Bộ Tài chính và Bộ Công Thương. Những cơ quan quản lý này nhiều năm nay đã chưa xem xét thấu đáo những gì ẩn chứa sau chuyện lời thật lỗ giả của Petrolimex.
Có nhiều ẩn chứa đã bị bỏ qua trong những năm qua. Nhiều lần giá xăng dầu cũng đã tăng, bất kể vô số bức xúc của người tiêu dùng. Muốn làm rõ trắng đen chuyện này, chỉ còn cách kiểm tra, kiểm toán. Mà công việc này lại là sở trường và kinh nghiệm đến mười năm làm việc của ông Vương Đình Huệ. Bởi thế, có hy vọng rằng lần này, chính là lần này chứ không như những lần trước đây, "công nghệ" báo lỗ của các doanh nghiệp xăng dầu sẽ không qua được con mắt nghiêm nghị của cơ quan Kiểm toán Nhà nước.
Cần thanh tra toàn diện "nhóm lợi ích" xăng dầu
Sẽ không có bất kỳ văn bản chính sách nào được thực thi nghiêm minh nếu không được kèm theo công tác hậu kiểm và chế tài. Hãy nhìn sang Chỉ thị 02 của Ngân hàng Nhà nước về thực hiện đúng quy định trần lãi suất huy động 14% đối với các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Nếu như 6 tháng trước, cũng Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định này nhưng sau đó đã bị các ngân hàng xé rào thoải mái, thì chỉ với một vài động tác kiểm tra và xử lý nghiêm khắc vào đầu tháng 9/2011, trật tự lãi suất đã được lập lại.
Với các doanh nghiệp xăng dầu, ngoài chức năng kinh doanh, nhiệm vụ của họ còn tương tự như các ngân hàng - bình ổn giá và do đó bình ổn tiền tệ. Trong bối cảnh nhạy cảm hiện nay, bình ổn tiền tệ tức sẽ bình ổn được những biến động của lạm phát. Nếu cứ để giá xăng dầu tăng vọt theo từng chu kỳ thì giá điện, giá hàng tiêu dùng và thực phẩm cũng ồn ào chạy theo, gây biến động mạnh và tiêu cực đối với nền kinh tế còn đang trong giai đoạn hồi sức.
Không biết có phải do ngẫu nhiên hay không, nhưng đề nghị tăng giá của 11 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lại khá khớp với thời điểm mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập phương án tăng giá điện. Một "chiến dịch tổng lực" chăng? Giả dụ được chấp thuận, chiến dịch này sẽ mang lại cho người dân cái gì, hay là cơ hội để lạm phát bật trở lại, vùi dập công sức kiềm chế của Chính phủ trong mấy tháng qua?
Tính đến tháng 6/2011, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã mang trên mình gánh nặng lỗ lũy kế trên 31.000 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2010 đã lỗ đến trên 23.000 tỷ đồng. Đây cũng là một trong những đơn vị có tỷ lệ và giá trị vốn đầu tư ra ngoài ngành cao nhất, nhiều nhất. Với "gánh nặng sơn hà" khủng khiếp như thế, nền kinh tế không bị suy sụp mới là chuyện lạ.
Bởi vậy, việc Bộ Tài chính vừa thành lập 3 tổ kiểm tra giá nhập khẩu xăng dầu tại Petrolimex và 3 đơn vị đầu mối khác là một động tác rất cần thiết. Hoạt động này sẽ tạo cơ sở cho Bộ hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý, trong đó đặc biệt là quản lý sự tự tung tự tác của các doanh nghiệp xăng dầu trong nhiều năm qua.
Và cũng giống như cơ chế kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước, việc chế tài có thể là hiệu ứng mà Bộ Tài chính muốn nhắm tới thông qua công cụ kiểm tra.
Với phần lớn doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, việc kiểm tra nên được quan tâm không chỉ ở khía cạnh tăng giá xăng và còn từ nguồn cơn của nó. Nguồn cơn ấy xuất phát từ tình trạng đầu tư ngoài ngành tràn lan mà đã dẫn đến những hậu quả thua lỗ lớn, gần tương tự như hệ quả đã xảy đến với Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Trong những năm qua, bảo hiểm, chứng khoán và bất động sản vẫn là những ngành được cơ chế đầu tư ngoài ngành này ưu tiên. Thế nhưng ai cũng biết là chứng khoán đã bĩ cực như thế nào, còn doanh nghiệp bất động sản thì đang trong tình trạng chết lâm sàng.
Hiển nhiên, tiền đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp xăng dầu cũng khó thoát khỏi cảnh đổ vỡ của các doanh nghiệp chứng khoán và bất động sản. Giờ đây, để bù vào cái khoản "thất thoát" của mình, chẳng lẽ doanh nghiệp xăng dầu lại cứ một sách tăng giá, tìm cách trút hết đống nợ nần lên đôi bờ vai mòn mỏi của người dân?
Có thể, Chính phủ và các cơ quan quản lý đang nhận ra sự việc đã có vẻ vượt quá tầm kiểm soát. Bởi thế, bộ trưởng Vương Đình Huệ đã không ngần ngại khi tuyên bố những doanh nghiệp xăng dầu nào từ chối yêu cầu của bộ thì có thể rút lui ngay lập tức. Sẽ có những đơn vị khác trám vào chỗ của "nhóm lợi ích" không thỏa mãn với quyền lợi cá nhân của họ.
Đã đến lúc cần có một cuộc thanh tra toàn diện về tình hình tài chính và về những con số lãi, lỗ đang ẩn giấu trong khối doanh nghiệp xăng dầu - một thực trạng mập mờ kéo dài nhiều năm qua khiến cho dư luận nhân dân rất bức xúc. Đã đến lúc cần chấm dứt kiểu cách tự tung tác của họ bằng những hình thức chế tài và kỷ luật nghiêm khắc, thậm chí bằng sự răn đe của pháp luật.
Vì 84 triệu người dân và sự sinh tồn của nền kinh tế, chứ không phải vì 11 doanh nghiệp mang tính cá thể, cần có một cuộc cách mạng trong ngành xăng dầu. Và cũng như sự cần thiết phải tinh giản khoảng 15-20% số ngân hàng thương mại yếu kém, có lẽ đã đến lúc cần xem xét lại khả năng tồn tại tự thân nếu không bám víu vào chuyện tăng giá của một số doanh nghiệp xăng dầu nào đó.

Lỗ, lãi xăng dầu phụ thuộc... cách tính?

 Bình luận về sự khác biệt trong con số lỗ lãi của xăng dầu mà Bộ trưởng Tài chính và đại diện Bộ Công thương đưa ra hôm 20/9, Thứ trưởng Công thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng kết quả chính xác hay không là phụ thuộc vào cách tính. Ông Tú đề nghị Bộ Tài chính công khai cách tính con số lãi 780 đồng/lít xăng.

Bộ Tài chính cũng cần công khai cách tính lỗ-lãi
- Thưa ông, gây tranh cãi và làm bất ngờ dư luận nhất là việc bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ khẳng định, Petrolimex lãi 780 đồng/lít xăng. Trong khi chỉ vào phút trước, ông Nguyễn Lộc An, Phó vụ trưởng Vụ chính sách thị trường trong nước của Bộ Công Thương lại chỉ trích việc giảm giá khi doanh nghiệp đang lỗ. Ông có ý kiến thế nào về những con số rất khác biệt này?
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú: Nói chuyện lỗ - lãi ở từng thời điểm, điều kiện cụ thể là những khái niệm rất khác nhau. Khi tôi nói doanh nghiệp đang lỗ tức đó là khoản lỗ tích lũy lại của doanh nghiệp kể từ khi phải thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường do Chính phủ chỉ đạo. Đó là khoản lỗ có thật.
Còn khái niệm lỗ trên một lít xăng dầu là bao nhiêu, là khái niệm mà người ta thường nói tới là khoản lỗ tính trên ngày cụ thể. Đó chính là cái lỗ mà anh An và anh Huệ tranh luận tại hội thảo. Tuy nhiên, kết quả lỗ lãi đó chính xác hay không là phụ thuộc vào cách tính.



(VEF.VN) - Đã đến lúc cần có một cuộc thanh tra toàn diện về tình hình tài chính và về những con số lãi, lỗ đang ẩn giấu trong khối doanh nghiệp xăng dầu. Đã đến lúc cần chấm dứt kiểu cách tự tung tác của họ bằng những chế tài và kỷ luật nghiêm khắc.
Cách tính của anh Lộc An rất minh bạch. Bởi vì, đó là cách tính dựa trên công thức tính giá cơ sở do chính Bộ Tài chính xây dựng và được nêu trong Nghị định 84. Đây là bảng giá cơ sở mà tất cả có quan quản lý Nhà nước gồm Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ vẫn dùng điều hành.
Còn kết quả ra lãi tới 780 đồng/lít xăng do bộ trưởng Huệ nói thì chúng tôi không được biết vì chưa bao giờ anh Huệ công bố cách tính cho ra kết quả đó, cũng như con số đó chỉ được anh Huệ đưa ra tại cuộc hội thảo ngày hôm đó. Chưa nhà khoa học nào, nhà quản lý nào hay doanh nghiệp nào biết đến con số này ở đâu ra, tính như thế nào.
Tôi nghĩ rằng, nếu Bộ Tài chính công bố cách tính của mình thì sẽ rõ ràng ngay.

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú: "Nếu Bộ Tài chính công bố cách tính của mình thì sẽ rõ ràng ngay." Ảnh: Phạm Huyền 

- Trao đổi hôm 21/9 trên Diễn đàn kinh tế Việt Nam, báo VietNamNet, Tổng giám đốc Petrolimex Bùi Ngọc Bảo có đưa ra các con số giá vốn cụ thể cho thấy, mặt hàng xăng A92 trước khi giảm giá tuy không lãi 780 đồng/lít, nhưng cũng lãi 219 đồng và chuyển sang lỗ sau khi giảm giá. Ông có đánh giá thế nào về các con số này?
 Cách tính của Petrolimex có hợp lý?

TS. Nguyễn Thị Lan (Học viện Tài chính): Petrolimex đưa ra cách tính giá xăng dầu của mình rồi kêu lỗ là không hợp lý. Bởi lẽ, mức giá mà họ công bố là mức giá cơ sở được tính trên quy định của Nghị định 84/CP và các yếu tố đầu vào đều do các cơ quan Nhà nước ban hành, chứ không phải giá vốn của doanh nghiệp. Giá vốn có thể thấp hơn hoặc cao hơn giá cơ sở phụ thuộc vào việc Petrolimex ký thỏa thuận với nhà cung cấp và thời điểm giao hàng.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh: Để thiết lập được một thị trường xăng dầu thực sự, nhà nước cần phải xóa bỏ vị thế độc quyền trong kinh doanh xăng dầu của Petrolimex. Tiếp đó là phải tách khâu nhập khẩu, bán buôn xăng dầu với khâu bán lẻ. Không nên để Petrolimex vừa nhập khẩu, vừa bán buôn lại vừa bán lẻ, sẽ rất khó kiểm soát, và những gì họ báo cáo cũng khó mà tin tưởng tuyệt đối được, ông Ánh đề xuất.
(Theo VnEconomy)

Con số này chưa phải là chuẩn xác nhưng cho bức tranh xu hướng chung. Vì trong công thức tính toán của anh Bảo, giá vốn đó chưa phải là giá vốn thực tế, chi phí kinh doanh xăng dầu vẫn là 600 đồng, là qui định của Nhà nước trong khi thực tế, chi phí kinh doanh xăng dầu không phải như vậy. Hơn nữa, anh Bảo tách ra 300 đồng/lít lợi nhuận định mức nên mới ra mức giá vốn như thế, còn nếu tính vào thì sẽ là một con số khác. Có thể gọi đây là giá vốn giả định trên cơ sở định mức chứ không phải là giá vốn thực tế. Giá vốn thực tế phải dựa trên chi phí thực tế. Chi phí là cả một giai đoạn, phải được phân bổ thì mới ra chi phí thực tế.
Sắp tới, đoàn kiểm tra giá xăng dầu của bộ Tài Chính sẽ làm rõ việc đó. Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh là, kinh doanh mặt hàng nào cũng thế, kể cả xăng dầu thì mỗi lĩnh vực đều có đặc thù riêng. Chúng ta không thể thoát ly khỏi đặc thù đó nếu muốn có bức tranh thực sự.
Không thể tách bạch quản lý xăng dầu giữa hai bộ
- Tại hội thảo, ông liên tục nhấn mạnh hệ thống phân phối xăng dầu sắp vỡ, vì doanh nghiệp lỗ. Còn bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ nhấn mạnh rằng, việc đổ vỡ hệ thống phân phối xăng dầu là trách nhiệm của bộ Công thương, Bộ Tài chính chỉ chịu trách nhiệm về giá. Ông có ý kiến thế nào?
Trong Chính phủ, mỗi bộ ngành đều có sự phân công phụ trách đảm nhiệm một lĩnh vực nhất định. Tôi tán thành ý kiến của bộ trưởng Huệ nói rằng, bộ Công Thương lo về an ninh năng lượng, lo đảm bảo nguồn, đảm bảo hệ thống phân phối thông suốt, đảm bảo đủ dữ trữ phòng khi có biến động bất thường.
Tuy nhiên, tôi không tán thành cách đặt vấn đề của bộ trưởng Huệ khi tách bạch hai bộ như vậy. Giá cả thì tác động trực tiếp tới hệ thống phân phối, tới nguồn, tới dự trữ. Từ xưa tới nay, bộ Tài chính và bộ Công Thương vẫn phối hợp với nhau để giải quyết vấn đề này.
Ngày 26/9/2009, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ bộ Công Thương, bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp để đảm bảo xăng dầu được cung cấp đầy đủ cho người dân.
- Thưa ông, giá xăng dầu có ảnh hưởng giá sao tới khả năng “vỡ” hệ thống phân phối xăng dầu?
Một tâm lý rất bình thường của bất kỳ nhà kinh doanh nào là khi lãi thì muốn bán thật nhiều, khi lỗ thì muốn bán ít để duy trì khách hàng. Xăng dầu cũng tương tự thôi. Cần xuất phát từ một điểm rất quan trọng là để đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo nhiệm vụ chính trị, trong vài năm gần đây tùy thời điểm, doanh nghiệp xăng dầu chịu một khoản lỗ tích lũy đến nay khá lớn. Trước đây, Nhà nước bù lỗ xăng dầu nhưng khi chuyển sang Nghị định 84 thì Nhà nước không bù nữa.
Do đó, khi phải bán giá thấp dưới giá vốn, tâm lý các doanh nghiệp đầu mối đều giảm lượng hàng nhập về để giảm lỗ, đồng thời, giảm hoa hồng cho hệ thống tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán lẻ. Khi đó, các cửa hàng lẻ cũng không muốn bán nữa.
Thứ ba là, vì dự trữ cũng là chi phí gồm chi phí giá vốn, trông coi, kho tàng, hư hao nên khi khó khăn, người ta giảm dữ trữ xăng dầu đi thì dự trữ tổng thể giảm đi.
Ba vấn đề đó gây một nguy cơ cho xã hội là giá có thể rất thấp, rẻ nhưng không có xăng mà bán, không ai bán cho mà mua và khi biến động bất thường về năng lượng thì không còn giọt xăng dầu nào mà dùng.
Giá tác động trực tiếp tới an ninh năng lượng, giá không thể đứng một mình.
- Thưa ông, trước đây, vì giá mà hệ thống phân phối xăng dầu đã xảy ra nguy cơ vỡ hay chưa?
"Doanh nghiệp cứ dọa nhà nước. Không anh nào dọa Nhà nước được mà Nhà nước cũng không dọa ai cả. Trên thực tế, có ai dảm bỏ thị trường này không? Năm 2008, hơn 4.600 tỷ đồng Nhà nước ứng cho doanh nghiệp bù lỗ thì có ai hỏi tại sao Nhà nước lại ứng cho doanh nghiệp không?
Quyền lợi của 11 doanh nghiệp làm sao so sánh với quyền lợi của 84 triệu dân được. Đồng chí nào dọa bỏ dự trữ lưu thông thì tôi nói thẳng là tôi không cần."

(Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ)
Việc này đã xảy ra trong quá khứ. Ngay tại Hà Nội chứ không đâu xa, rất nhiều cây xăng không bán, đích thân tôi đã xuống tận nơi đôn đốc từng cây xăng bán. Việc này cũng đã xảy ra ở Tây Nguyên đúng vụ tưới cà phê.
Trong 8 tháng qua, đã có thời điểm, Tổng công ty hàng hải, Petro Mê kông, Tổng công ty xăng dầu quân đội hầu như không nhập, đặc biệt là không nhập xăng và dầu diesel là hai mặt hàng rất quan trọng.
Xử phạt các doanh nghiệp không phải là khó. Chỉ bằng một quyết định rút phép, tay tôi ký trong 1 giây đồng hồ thì ngày mai, doanh nghiệp đó sẽ không tham gia thị trường nữa.
Nhưng vấn đề là nếu như thị trường thuận lợi thì quyết định rút giấy phép đó không có gì lớn. Nhưng khi thị trường khó khăn, khi các doanh nghiệp không muốn tham gia thì ai sẽ là người tham gia kinh doanh xăng dầu để bù cho sự thiếu hụt đó?
Giả sử tôi thành lập doanh nghiệp mới thì liệu doanh nghiệp mới đó liệu có khả năng bù đắp được ngay thị phần bị thiếu hụt không? Tôi chỉ nói là một doanh nghiệp thôi, còn nếu là nhiều doanh nghiệp thì sẽ là một vấn đề lớn của xã hội.
Tôi là rất người cương quyết trong điều hành nhưng điều hành không chỉ cần sự quyết liệt, cứng rắn mà còn cần phải đúng, hợp  lý, có tình.
Tôi phải thừa nhận rằng, các doanh nghiệp khó khăn thật, vay ngân hàng không được, mua ngoại tệ không được mà lại có lỗ tích lũy.
Bởi vậy, Bộ Công Thương tuy rất nghiêm khắc với doanh nghiệp, đã có công văn nhắc nhở nhưng khi hiểu rõ khó khăn của doanh nghiệp, chúng tôi đã tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh chứ không xử phạt nặng ngay lập tức. Đến nay, thực tế chứng minh rằng, các doanh nghiệp đều hết sức cố gắng tham gia cung ứng trên thị trường.
Nhưng nếu việc đó lại xảy ra tới đây thì tôi tin rằng, sẽ diễn ra ở diện rộng hơn. Vì cũng phải nói thực, thói quen vi phạm đã bắt đầu nhen nhóm.

Xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm, ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống xã hội và an ninh năng lượng quốc gia.
Liệu ông có lo lắng thái quá không? Bộ trưởng Huệ khẳng định trong trường hợp có doanh nghiệp xăng dầu bị rút phép thì sẽ có nhà máy lọc dầu Dung Quất ứng phó bù đắp?
Nhà máy lọc dầu Dung Quất tham gia thị trường đã được cân đối trong cả một năm cân đối cung cầu xăng dầu, ngoài ra, là nguồn xăng dầu nhập khẩu. Tinh thần của Chính phủ là phải tiêu thụ 100% sản lượng xăng dầu của nhà máy lọc dầu Dung Quất thì mới dùng tới nguồn nhập khẩu. Nếu có doanh nghiệp nhập khẩu rút khỏi thị trường thì nhà máy Dung Quất không còn đâu xăng dầu mà bù.
Chưa có DN nào dọa Nhà nước cả
"Sau khi có quyết định giảm giá, tôi chưa nhận được văn bản nào của 11 doanh nghiệp đầu mối nói rằng sẽ bỏ nhập khẩu xăng dầu, bỏ thị trường. Còn anh nào không tham gia cuộc chơi này thì Nhà nước chấp nhận cho các đồng chí rút lui. Không thể nói vì lý do này vì lý do kia mà bỏ nhiệm vụ đó. Cần công bố gian lận thì có thể công bố gian lận nhưng không phải lúc này."
(Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ)
- Ông cảm thấy thế nào khi bộ trưởng bộ Tài chính không tin lắm vào mức độ khó khăn đó của doanh nghiệp, đồng thời, bộ trưởng cũng nhấn mạnh, doanh nghiệp đừng dọa Nhà nước?
Tôi với tư cách là người quản lý thực tế các doanh nghiệp xăng dầu hơn 8 năm nay, khẳng định là chưa có doanh nghiệp nào dọa Nhà nước cả. Tôi khẳng định Thủ tướng Chính phủ đã từng đánh giá các doanh nghiệp xăng dầu đều hết sức cố gắng vượt qua khó khăn chung, khó khăn của riêng mình để hoàn thành nhiệm vụ Chỉnh phủ giao.
Tôi chưa thấy doanh nghiệp nào dọa nhà nước cả. Có chăng là tôi mới là người đi dọa các doanh nghiệp về chuyện sẽ rút giấy phép tức khi nếu doanh nghiệp nhập thiếu xăng dầu.
Qua kinh nghiệm, tôi thấy quản lý xăng dầu chỉ khó khi mà chúng ta cùng lúc theo đuổi quá nhiều mục tiêu khác nhau. Khi muốn ổn định xã hội, thông qua việc giữ giá thấp hợp lý cho người dân, thấp hơn giá thế giới, thấp hơn giá cơ sở thì chúng ta mâu thuẫn với việc đảm bảo an ninh năng lượng.
Thời gian qua, chúng tôi vẫn dung hòa vấn đề này nhưng chúng ta chưa giải quyết được là làm sao xử lý lỗ tích lũy.
Bộ trưởng Huệ nói Nhà nước sẽ bù lỗ cho doanh nghiệp nhưng tôi tin là điều đó không dễ dàng. Nếu dễ dàng thì Chính phủ không để  thị trường xăng dầu như ngày hôm nay. Có lẽ, chúng ta hãy chờ xem, từ nay đến cuối năm, việc này sẽ thế nào.


Dân đồng tình với Bộ trưởng Tài chính

Hầu hết đều đồng tình với những lập luận có sức thuyết phục của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các ý kiến đều cho rằng điều hành giá xăng dầu vừa qua là rối rắm và tù mù, cần minh bạch rõ ràng và phải lấy lợi ích của Nhà nước, người dân làm trọng. 
Bạn Ngọc Lan (Email: claire_portman@yahoo.com) cho rằng, chưa cần biết Bộ Công thương hay Bộ Tài chính đúng, chỉ cần thấy doanh nghiệp kêu lỗ, mà không hạch toán rạch ròi được mặt hàng nào lỗ bao nhiêu, mà vẫn đòi ngân sách bù lỗ là chuyện phi lý. Hơn nữa lập luận của doanh nghiệp lại rất mâu thuẫn: bảo rằng không tách bạch được lãi lỗ từng mặt hàng, từng ngành nghề kinh doanh, nhưng IPO báo lãi, thế thì làm sao biết là kinh doanh xăng dầu có bị lỗ thật hay không, mà nếu biết là lỗ do kinh doanh xăng dầu thì sao không thể biết từng mặt hàng lỗ bao nhiêu. Chẳng qua vì nhà nước có bù lỗ xăng dầu nên những lỗ khác (do kinh doanh trái ngành) cũng đổ là do kinh doanh xăng dầu để lấy tiền từ ngân sách nhà nước. Đúng là quản trị doanh nghiệp của Petrolimex có vấn đề!
Gay gắt và thận trọng, bạn đọc có nick: hoahoa7775@yahoo.com viết: Bộ trưởng Tài chính đang tấn công vào "sào huyệt lỗ lãi xăng dầu" mà từ trước tới giờ chưa bộ nào dám để ý. Muốn làm được việc này cần phải trình độ tổng hợp cao và cái đầu có 'máu lanh" biết chịu trách nhiệm, tôi tin rằng Tân Bộ trưởng sẽ làm được. Việc báo cáo lỗ lãi trong kinh doanh của doanh nghiệp quá bình thường để "qua mặt "các nhà quản lý đối với nước ta, nhưng việc quyết liệt để vạch ra sự "khôn khéo" này thì bây giờ tôi mới thấy ở một vị Tân Bộ trưởng.
Bạn đọc Lãnh Trung Thông (dhcnqnlanhthong@gmail.com) cũng đồng tình: Thật vui khi theo dõi hội thảo về điều chỉnh cơ chế giá xăng dầu. Thật tuyệt vời khi được theo dõi cuộc hội thảo có một không hai này. Bộ Trưởng Vương Đình Huệ đã bộc lộ thật sự là một vị Tư lệnh tài chính có tài. Mọi luận điểm của ông đều dựa vào cơ sở rất khoa học, không chủ quan mơ hồ. Vì có niềm tin là mình đúng, ông giám chịu trách nhiệm cá nhân trước những quyết định đầy sóng gió phong ba. Ông " vì 84 triệu dân chứ không vì 11 doanh nghiệp đầu mối".
Với tiêu đề: Bộ Tài chính làm hay lắm, bạn đọc có email: ptckhcmdn@yahoo.com.vn viết: Doanh nghiệp kinh doanh mà không báo cáo được lời lỗ từng mặt hàng là doanh nghiệp không có báo cáo thuế. Bộ công thương sao lại đứng về phía 11 doanh nghiệp mà không đứng về phía 84 triệu dân Việt Nam. Hãy xem xét lại các doanh nghiệp này. Cũng như Ngành điện lực vậy, tại sao báo lỗ mà cuối năm tiền thưởng của một nhân viên lại cao, có phải tiền lãi đi đầu tư xây dựng mới các công trình, đúng ra việc kinh doanh đầu tư mới của anh thì anh phải kêu gọi đầu tư, kêu gọi cổ đông, cổ phần, cổ phiếu, chứ sao anh lại lấy tiền của 84 triệu dân trong phí sử dụng điện để ngành điện đi đầu tư phát triển?
Bạn đọc Thanh Hải (thanhhai023@gmail.com) và nhiều bạn đọc khác thì thích nhất câu trả lời rắn rỏi và kiên định của Bộ trưởng Huệ rằng: Tôi rất đồng tình với Bộ trưởng Vương Đình Huệ và thích nhất câu nói của ông:" DN nào muốn khiếu nại về giảm giá sai thì cứ nộp đơn khiếu nại. Chúng tôi điều hành xăng dầu không vì quyền lợi của 11 DN đầu mối mà vì lợi ích chung của 84 triệu dân". Và rằng: Tuy nhiên cần cứng rắn hơn nữa để doanh nghiệp phải hạch toán rõ ràng. Trả lời như ông chủ DN chẳng khác nào cách trả lời của bà bán cửa hàng tạp hóa nhỏ là: không hơi nào mà ghi chép từng mặt hàng vì cũng chẳng để làm gì.
Câu hỏi: Vì sao lại thế? Bạn đọc Lương Huy (luongthethoi@yahoo.com) lý giải: Thiết nghĩ giá xăng dầu tăng hay giảm, các doanh nghiệp xăng dầu lỗ hay lãi, thật khó có lời giải trong ngày một ngày hai. Chỉ xin lưu ý khi so sánh giá xăng dầu trong nước với các nước trong khu vực và châu lục - không biết chúng ta có so sánh thêm yếu tố thu nhập bình quân đầu người hay mức sống của công dân trong các nước được đem ra so sánh hay không. Tôi không nắm rõ về quản lý giá cả, nhưng phép so sánh như vậy chắc không sai nhiều lắm khi được dùng để đánh giá trình độ quản lý của ta. Nếu quản lý yếu kém, làm ăn thua lỗ hoặc phải bù lỗ nhiều nhiều - nên chăng chúng ta dũng cảm dừng cuộc chơi và thuê (hoặc nhường sân chơi điều hành) cho các cao thủ khác.
Xin cảm ơn Bộ trưởng là ý kiến của rất nhiều bạn đọc phản hồi và cho rằng, 84 triệu dân Việt Nam ai cũng biết thị trường xăng dầu VN chưa thể có cơ chế cạnh tranh thị trường lành mạnh mà là sự độc quyền phân phối. Điều này ai cũng biết nhưng chỉ có các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối là vờ như không biết. Để thị trường xăng dầu ngày càng minh bạch, quyền lợi 84 triệu dân được bảo vệ chính đáng thì cần phải có những hành động công tâm như của Bộ trưởng Huệ. Sự dũng cảm của ông trên cương vị Bộ trưởng làm tôi nhớ đến cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và những bài viết trên chuyên mục “NVL”.

Hai giải pháp cứu thị trường xăng dầu

Trong những ngày qua, tranh cãi giữa các quan chức hàng đầu của hai bộ Tài chính và Công thương về giá xăng dầu trở thành đề tài nóng trên các mặt báo cũng như các diễn đàn. Bộ Công Thương không bằng lòng với cách điều hành giá xăng dầu của Bộ Tài chính.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú thì cách điều hành của Bộ Tài chính sẽ khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu luôn rơi vào cảnh thua lỗ, và vì thế có thể ảnh hưởng đến an toàn hệ thống. Đây cũng là ý kiến của các lãnh đạo các tổng công ty kinh doanh xăng dầu, như ông Bùi Ngọc Bảo - chủ tịch Petrolimex và ông Vương Đình Dung - tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu quân đội.
Đáp lại, ông Vương Đình Huệ khẳng định rằng, cách điều hành như vậy là cần thiết vì Petrolimex và PV Oil chiếm đến 90% thị phần của thị trường xăng dầu Việt Nam. Quyết định của Bộ Tài chính một mặt đảm bảo cho doanh nghiệp không thua lỗ, nhưng mặt khác góp phần vào việc kiểm soát tốc độ tăng giá của Việt Nam.
Minh bạch hoá là chưa đủ
Theo quan điểm của người viết, với một thị trường độc quyền đầu sỏ (oligopoly) với một công ty thống lĩnh (dominant firm) như thị trường xăng dầu của Việt Nam, thì việc kiểm toán chặt chẽ và công khai các đơn vị có vị thế độc quyền như Petrolimex là cần thiết.
Trong một thị trường đầu sỏ, công ty có vị thế thống trị có khả năng định giá bán có lợi cho mình. Để có thể đảm bảo rằng doanh nghiệp này không có các hành vi thu lợi quá lớn, chính phủ các nước đều có các biện pháp can thiệp về giá. Về cơ bản giá bán sẽ được tính toán dựa trên chi phí bình quân của doanh nghiệp này cộng với một mức lãi nhất định.

Cơ quan có thẩm quyền sẽ giám sát chi phí bình quân của các doanh nghiệp để đảm bảo rằng các doanh nghiệp này hạch toán đúng. Có lẽ trước việc bộ Công thương và các tổng công ty xăng dầu kêu lỗ do duy trì mức giá bán thấp quá lâu (thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực), Bộ Tài chính đã quyết định thành lập tổ kiểm tra giá nhập khẩu tại doanh nghiệp chiếm trên 60% thị phần là Petrolimex và ba đơn vị đầu mối khác. Mục đích của đợt kiểm tra này là xác định giá vốn các mặt hàng xăng dầu tồn kho tính đến ngày 26/8/2011, giá nhập khẩu trong giai đoạn từ ngày 1/1/2011 - 15/9/2011, và rà soát các khoản chi phí thực tế liên quan đến kinh doanh của các doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh xăng, dầu. Thực chất các hoạt động này nhằm để xác định liệu việc tính toán chi phí bình quân của các doanh nghiệp xăng dầu có vị thế thống trị có đúng hay không.
Tuy nhiên, giải pháp minh bạch hoá thông tin liên quan đến chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước là chưa đủ. Công việc này, thứ nhất, rất tốn kém. Việc kiểm toán thường xuyên chi phí của từng mặt hàng của các doanh nghiệp không hề dễ dàng. Các doanh nghiệp minh bạch nhất cũng chỉ có thể xây dựng các báo cáo tài chính định kỳ một quý một lần. Để giảm chi phí kiểm soát, cơ quan quản lý thường dựa trên một công thức tính toán giá xăng dầu được duy trì cả vài năm. Rõ ràng, một công thức tính toán như vậy sẽ không thể nào phản ánh được hết các diễn biến thị trường.
Thứ hai, ngay cả khi việc xác định chi phí bình quân là chính xác thì điều hành theo cách này không khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nâng cao năng suất để giảm chi phí. Giá bán luôn bao gồm hết chi phí bình quân của doanh nghiệp nên doanh nghiệp không cần thiết giảm chi phí vẫn có được mức lãi theo quy định. Đó chính là lý do mà từ cuối thập kỷ 1980 trở lại đây, các quốc gia đã phải áp dụng các giải pháp thị trường để nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường xăng dầu.
Giải pháp thị trường
Nguyên nhân khiến thị trường xăng dầu của Việt Nam không hoạt động cạnh tranh được như thị trường viễn thông di động là vì Petrolimex chiếm tới 60% thị phần và PV Oil chiếm đến 30% thị phần cả nước. Tương tự các lĩnh vực viễn thông và điện, xăng dầu là lĩnh vực có độ tập trung ngành cao (tức thường được kiểm soát bởi ba hoặc bốn doanh nghiệp).
Hay nói cách khác bản chất của các thị trường này là thị trường đầu sỏ. Để ngăn chặn thị trường này bị lũng đoạn giá bởi các doanh nghiệp đầu sỏ, dựa trên kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam, chính quyền cần phải làm hai việc sau.
Thứ nhất là phải chuyển mô hình thị trường độc quyền đầu sỏ có một công ty thống lĩnh sang mô hình thị trường đầu sỏ đua tranh (Cournot-Nash model). Trong mô hình này các công ty đầu sỏ có thị phần tương đối bằng nhau. Khi không có công ty nào thống lĩnh các công ty này sẽ luôn phải đua tranh nhau để duy trì thị phần. Kết quả là không có công ty nào được hưởng lợi nhuận tuyệt đối.
Để theo đuổi mô hình này thì Chính phủ có thể tiếp cận theo hai cách. Cách thứ nhất và nhanh nhất là tách Petrolimex làm hai tổng công ty. Giải pháp này đã từng được các nước phương Tây tiến hành để chống độc quyền. Chẳng hạn, Mỹ đã từng tách các công ty Standard Oil, AT&T, v.v. ra thành nhiều công ty nhỏ để chống độc quyền. Với giải pháp này, thị trường xăng dầu sẽ có ba công ty có thị phần tương đương nhau. Petrolimex 1, Petrolimex 2, và PV Oil đều chiếm lĩnh 30% thị phần. Để có thể tìm kiếm được lợi nhuận, ba doanh nghiệp này bắt buộc phải cạnh tranh nhau về giá thay vì bám chặt vào một mức giá chung như hiện nay.
Giải pháp thứ hai là đặt ra các rào cản khống chế sự bành trướng thị phần của Petrolimex, trong khi đó khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác cạnh tranh để mở rộng thị phần.
Chẳng hạn, một mặt có thể yêu cầu Petrolimex luôn phải bán xăng dầu theo giá mà bộ Tài chính quy định, dựa trên chi phí bình quân và chỉ cho phép mở rộng thêm các điểm bán lẻ xăng dầu nếu hạ được chi phí bình quân. Mặt khác, Bộ Tài chính cho phép các doanh nghiệp khác bán giá cạnh tranh với nhau, tức có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá của Petrolimex.
Dựa trên khoảng cách giá giữa các doanh nghiệp nhỏ với giá chuẩn của Petrolimex, Bộ Công thương sẽ cấp giấy phép mở rộng các điểm bán lẻ cho các doanh nghiệp nhỏ khác ở mức độ tương ứng. Với giải pháp này, sau một thời gian nhất định sẽ xuất hiện một hoặc hai công ty nổi trội và giành được nhiều thị phần hơn. Kết quả cuối cùng vẫn là đưa thị phần của các doanh nghiệp đầu sỏ về mức tương đương nhau.
Giải pháp thứ hai thực ra đã được áp dụng cho thị trường viễn thông Việt Nam. Khi Viettel mới gia nhập ngành, Bộ Công Thương có chính sách rất đúng đắn là ngăn cản Mobifone và Vinaphone hạ giá thấp, trong khi cho phép các công ty điện thoại di động nhỏ thực hiện chính sách hạ giá để mở rộng thị phần. Kết quả là sau một thời gian vài năm, Viettel đã nổi lên thành một nhà cung cấp mạng viễn thông di động có thị phần tương đương với Mobifone và Vinaphone.
Thị trường viễn thông của Việt Nam đã trở thành một thị trường cạnh tranh. Song song với việc chuyển đổi mô hình thị trường đầu sỏ trên, Chính phủ nên xây dựng các biện pháp giám sát thị trường hiệu quả để đảm bảo rằng các công ty đầu sỏ không thông đồng giá với nhau. Đây là một công việc có tính dài hạn để chống các hành vi vi phạm luật Cạnh tranh mà Việt Nam đã ban hành từ năm 2004.