Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

Tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

- Ông Trương Tấn Sang đã đắc cử Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2011-2016 với 97,4% số phiếu của đại biểu Quốc hội. Kết quả kiểm phiếu vừa được trưởng ban kiểm phiếu Đỗ Văn Chiến công bố lúc 14g38 chiều  25-7-2011. 
Ông Trương Tấn Sang - Ảnh: Hoàng Long
Tân Chủ tịch nước sinh ngày 21-1-1949, quê quán: xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, Long An. Trình độ học vấn: đại học (cử nhân luật); ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, VIII, IX, X, XI; ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX, X, XI; bí thư Trung ương Đảng khóa X (từ tháng 5-2006 làm thường trực Ban Bí thư Trung ương); đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI và XIII.
Trước khi làm thường trực Ban Bí thư, ông Trương Tấn Sang từng kinh qua các chức vụ: chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM, Bí thư Thành ủy TP.HCM, trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Tiểu sử Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Họ và tên khai sinh: Trương Tấn Sang
Sinh ngày 21/1/1949
Quê quán: xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Nơi ở hiện nay: Số 51 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội.
Dân tộc: Kinh
Trình độ chuyên môn: Cử nhân luật
Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng.
Ngày vào Đảng: 20/12/1969, ngày chính thức: 20/12/1970
Trình độ học vấn: Cử nhân
Lý luận chính trị: Cao cấp
Ngoại ngữ: Tiếng Anh (B)
Khen thưởng: Huân chương kháng chiến hạng ba
Là đại biểu Quốc hội khóa 9, 10, 11 và 13.
Tóm tắt quá trình công tác:
- 1966-1968: Tổ trưởng thanh niên, xây dựng cơ sở mật trong sinh viên, học sinh (PK2).
- 1969-1971: Đảng ủy viên, Bí thư Đoàn thanh niên, phụ trách Đội võ trang mật thị trấn Đức Hòa (Long An).
- 1971-1973: Bị địch bắt, bị giam giữ ở nhà tù Biên Hòa, Phú Quốc. Đến năm 1973, được trao trả theo hiệp định Paris.
- 1973-4/1975: Cán bộ tổ chức Ban T.72 thuộc Ủy ban Thống nhất Trung ương.
- 4/1975-10/1978: Cán bộ công đoàn Gia Định, Phó ban Xây dựng kinh tế mới thành phố, Bí thư Đoàn các nông trường và khu kinh tế mới TP HCM.
- 1979-8/1983: Huyện ủy viên, Giám đốc Nông trường Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP HCM, Thành ủy viên dự khuyết.
- 1983-1986: Giám đốc Sở Lâm nghiệp, thành ủy viên phụ trách lực lượng thanh niên xung phong và Ban kinh tế mới TP HCM.
- 1986-1988: Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Bí thư Huyện ủy Bình Chánh, TP HCM.
- 1988-1990: Đi học ở Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc Trung ương (Hà Nội).
- 1990-1991: Ủy viên Ban thường vụ thành ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp.
- 1991-1992: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư trường trực Thành ủy TP HCM.
- 1992-1996: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Phó chủ tịch rồi Chủ tịch UBND TP HCM.
- 1996-1/2000: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM.
- 1/2000-2006: Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế trung ương.
- 2006 đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư. 
Phát biểu ngay sau khi nhậm chức, Tân Chủ tịch nước đã gửi lời cảm ơn các đại biểu đã bầu, đồng thời nhận thức đây là vinh dự lớn, trách nhiệm nặng nề mà Đảng, Nhà nước, nhân dân, tin cậy giao phó. "Tôi xin hứa nguyện đem hết sức mình phục vụ tổ quốc, nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền hạn chủ tịch nước được hiến pháp, pháp luật quy định, thường xuyên tu dưỡng đạo đức, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", ông Sang nói.

'Chủ quyền biển đảo là bất khả xâm phạm'

Lược qua một số thành tựu của nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12, Tân Chủ tịch nước khẳng định kết quả đó có đóng góp quan trọng của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. "Mong rằng với uy tín, kinh nghiệm của mình, đồng chí Nguyễn Minh Triết tiếp tục đóng góp cho đất nước và hỗ trợ giúp đỡ tôi hoàn thành trách nhiệm được giao", ông nói.
Chủ tịch nước nhấn mạnh trên cương vị mới sẽ cùng toàn Đảng, toàn dân quyết tâm thực hiện nghị quyết đại hội 11 của Đảng, trong đó tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ lớn.
Thứ nhất, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, thật sự của nhân dân, do dân, vì dân, quản lý có hiệu lực, hiệu quả cao; sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; nâng cao chất lượng xây dựng và thực thi pháp luật; đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức và công dân.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Thứ ba, tập trung phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường đồng bộ với phát triển kinh tế, quan tâm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo bền vững; đổi mới chính sách phân phối, tiền lương, thu nhập của cán bộ công chức, người lao động, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
Tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng hoa Chủ tịch tiền nhiệm Nguyễn Minh Triết. Ảnh: Tiến Dũng.
Thứ tư, chăm lo củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân; thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển đất nước; kiên trì giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với các nước liên quan bằng thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1892 và nguyên tắc ứng xử của khu vực.
Nhiệm vụ cuối cùng là phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết các giai cấp, tầng lớp xã hội, đồng bào các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Ông Trương Tấn Sang năm nay 62 tuổi, quê xã Mỹ Hạnh (Đức Hòa, Long An), là cử nhân luật. Năm 1991, khi mới 42 tuổi, ông được bầu vào ủy viên Trung ương Đảng khóa 7. Liên tiếp các khóa 8, 9, 10, 11, ông Sang là ủy viên Bộ Chính trị.
Ông Sang là đại biểu Quốc hội khóa 9, 10, 11 và 13. Tại kỳ bầu cử Quốc hội khóa 13, ông Sang ứng cử tại TP HCM.
Cũng như Chủ tịch nước khóa 12 Nguyễn Minh Triết, ông Trương Tấn Sang từng làm Bí thư Thành ủy TP HCM. Sau đó, ông trải qua các cương vị Trưởng ban kinh tế Trung ương, Thường trực Ban bí thư.
Ngay sau khi trúng cử, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đọc tờ trình giới thiệu danh sách đề cử Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao.

Ngay sau phát biểu nhậm chức,  tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, phòng chống tham nhũng và nhất thể hóa chức danh Tổng bí thư - Chủ tịch nước.

- Tại kỳ họp này, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội về tình hình biển Đông. Chủ tịch nghĩ gì trước đề xuất Quốc hội cần ra nghị quyết về vấn đề trên?
- Báo cáo về tình hình biển Đông của Chính phủ là do Quốc hội yêu cầu. Việc có ra Nghị quyết về biển Đông hay không sẽ do Quốc hội quyết định, phụ thuộc vào tình hình thực tế, ý chí nguyện vọng của các đại biểu.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời báo chí. Ảnh: Tiến Dũng
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời báo chí chiều nay. Ảnh: Tiến Dũng.
- Theo quan điểm của Chủ tịch nước, Việt Nam cần làm gì để giữ vững chủ quyền biển đảo?
- Như tôi đã phát biểu trước Quốc hội chiều nay, vấn đề chủ quyền biển đảo với bất cứ quốc gia nào cũng thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Nước to, nhỏ cũng đều có nhận thức như vậy.
Để giữ vững chủ quyền biển đảo, theo tôi có 3 cơ sở quan trọng: luật pháp, lịch sử và chiếm hữu, khai thác thực tế. Trong vấn đề luật pháp có luật quốc tế và quốc nội. Công ước luật biển năm 1982 là thành quả đấu tranh lâu dài của loài người, đặc biệt là các nước nhỏ. Do đó, chúng ta phải dựa vào công ước luật biển, dựa vào sức mạnh của tập thể, của cộng đồng, để bảo vệ chủ quyền biển đảo, vùng đặc quyền kinh tế.
Ngoài ra, trên cơ sở công ước luật biển 1982 chúng ta phải luật hóa bằng luật quốc nội, chiếm hữu biển đảo về mặt pháp lý, thực địa. Cơ sở lịch sử, pháp lý và chiếm hữu khai thác về thực tế là 3 mặt của vấn đề để xác lập chủ quyền biển đảo.
- Phòng chống tham nhũng là vấn đề được người dân trông đợi vào các vị lãnh đạo mới trúng cử. Với cương vị Chủ tịch nước, ông nói gì với người dân?
- Tham nhũng là vấn đề bức xúc của người dân khi chúng tôi tiếp xúc cử tri dịp bầu cử Quốc hội khóa 13. Trong nhiệm kỳ này, các vị lãnh đạo phải có trách nhiệm rất lớn trong điều hành đất nước, đặc biệt là mặt trận phòng chống tham nhũng. Và tôi chắc rằng nhiều đại biểu Quốc hội cũng có hứa hẹn với cử tri sẽ phòng chống tham nhũng. Tôi hy vọng lời hứa trước nhân dân là không bao giờ quên và nhân dân hãy có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chúng tôi, các vị đại biểu để góp phần thúc đẩy công việc này ít ra cũng tốt hơn khóa vừa rồi.
- Theo Chủ tịch, tình trạng tham nhũng chưa bị đẩy lùi là do luật pháp chưa nghiêm hay nguyên nhân nào khác?
- Luật Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm đã quy định hết sức rõ ràng. Quốc hội cũng cho phép thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương, cấp tỉnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu của nghị quyết Quốc hội thì thời gian qua chúng ta chưa đạt mục tiêu là ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng.
Để thực hiện mực tiêu đó thì không có gì khác hơn là phải nghiêm túc thực hiện nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng phải tích cực hơn thực hiện chức năng của mình.
Theo tôi, thứ nhất, cần rà soát chính sách, chế độ xem có gì sơ hở để mà chỉnh sửa. Thứ hai là tổ chức bộ máy Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng có những khâu nào còn yếu, không phù hợp thì chấn chỉnh. Văn bản nhiều, đầy đủ, không phải tốn công sức nghiên cứu văn bản nữa. Vấn đề là phải hành động như gửi gắm của cử tri.
- Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét việc sửa đổi Hiến pháp 1992. Ý kiến của ông thế nào về việc nhất thể hóa chức danh Chủ tịch nước và Tổng bí thư.
- Các kỳ Đại hội Đảng gần đây đều bàn vấn đề này, kể cả đại hội vừa rồi các cấp từ xã phường tới trung ương cũng bàn. Nhưng độ chín, tức là đi đến quyết định hai chức danh này là một thì chưa có sự nhất trí cao nên hiện hai chức danh này vẫn là hai người.
- "Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; khoan dung, đoàn kết các tầng lớp xã hội, người Việt Nam định cư ở nước ngoài"… là những mục tiêu mà tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề ra trong nhiệm kỳ mới.
Chiều 25/7, tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có bài phát biểu nhậm chức trước Quốc hội.
Củng cố quốc phòng, an ninh
Một trong 5 định hướng công việc sắp tới, theo ông Sang, sẽ là chăm lo củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chúc mừng tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: Lê Anh Dũng
Theo Chủ tịch nước, cần thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ. Kiên trì giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với các nước liên quan bằng thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Luật biển và quy tắc ứng xử khu vực.
Ngoài ra, cần củng cố, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng làm điểm tương đồng. Xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc.
Đề cao tinh thần dân tộc, yêu nước, nhân nghĩa khoan dung để tập hợp, đoàn kết các giai cấp, tầng lớp xã hội, đồng bào các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Mục tiêu thứ ba, theo Chủ tịch nước là xây dựng nhà nước pháp quyền do dân, vì dân, quản lý có hiệu lực, hiệu quả cao. Sửa đổi Hiến pháp 1992, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và quyền làm chủ của nhân dân.
Giám sát, thanh tra, kiểm tra và giữ nghiêm kỷ cương bộ máy, xây dựng đội ngũ cán  bộ giàu năng lực, cải cách tư pháp, đấu tranh phòng chống tham ô, nhũng nhiễu.
Về kinh tế, Chủ tịch nước khẳng định, sẽ tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa gắn với kinh tế tri thức. Xây dựng nền kinh tế tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế để 2020, nước ta thành nước công nghiệp hóa, xây dựng đồng bộ phát triển kinh tế, đặc biệt giải quyết các bức xúc xã hội
Về xã hội, ông Trương Tấn Sang cho rằng, cần phải tập trung giải quyết các vấn đề gây bức xúc trong xã hội về văn hóa, giáo dục, môi trường.  Đổi mới cơ chế tiền lương cho người lao động, thu hẹp chênh lệch về lao động. Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đào tạo, y tế. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân
Làm hết trách nhiệm và quyền hạn
Trước đó, chia sẻ với Quốc hội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, đây là một vinh dự lớn và trách nhiệm nặng nề do Nhà nước và nhân dân giao phó.
“Tôi xin đem hết sức mình phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quyền hạn, nhiệm vụ của Chủ tịch nước đã được Hiếp pháp và pháp luật quy định. Tôi xin không ngừng học tập nâng cao trình độ theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phối hợp chặt chẽ các ngành, các cấp, và nghiêm túc lắng nghe ý kiến của nhân dân, ý kiến đóng góp của các đại biểu QH. Tôi mong luôn nhận được ủng hộ của cả hệ thống chính trị cả nước, của đồng bào trong và ngoài nước để tôi hoàn thành trọng trách”, ông Sang nói.
Theo Chủ tịch nước, trong nhiệm kỳ Chính phủ khóa 12 vừa qua, trong bối cảnh có nhiều  khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, đất nước đã vượt khỏi tình trạng  khó khăn. Khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, chính trị ổn định, độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Uy tín quốc tế của đất nước được nâng cao. Đóng góp vào những thành tựu đó có vai trò của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Tân Chủ tịch nước cũng gửi lời tri ân tới người tiền nhiệm Nguyễn Minh Triết: “Mong đồng chí tiếp tục đóng góp cho dân cho nước và giúp đỡ tôi hoàn thành công việc được giao”.

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, khi các đoàn ĐBQH tiến hành thảo luận tại tổ về việc bầu Chủ tịch nước, đã có một số ý kiến cho rằng nên sớm thí điểm việc hợp nhất hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước. Tuy nhiên, theo ông Hùng, việc hợp nhất này cần phải được nghiên cứu phù hợp với Hiến pháp.

Xem thêm một số ảnh của tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:
Ông Trương Tấn Sang - Ảnh: Việt Dũng
Tối 14-8-1994, Chủ tịch UBND TP.HCM Trương Tấn Sang đến thăm một điểm xóa mù chữ của các chiến sĩ “Ánh sáng văn hóa hè” Trường CĐ Sư phạm TP.HCM tại ấp 5, xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP.HCM - Ảnh: T.T.DŨNG
Ông Trương Tấn Sang thời làm Chủ tịch UBND TP.HCM - Ảnh: Xuân Bình
Bí thư thành ủy TP.HCM Trương Tấn Sang thăm gia đình Trịnh Long Nhi đã nuôi đồng chí Lê Duẩn thời cách mạng - Ảnh: tư liệu Tuổi Trẻ
Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban bí thư, cùng lãnh đạo các bộ, ngành và Đà Nẵng đã chứng kiến lễ hợp long cầu Thuận Phước vào sáng 26-2-2009 - Ảnh: Đ.Nam
Đại hội Hội Nhà văn VN lần thứ 8 khai mạc sáng 6-8-2010. Ông Trương Tấn Sang - ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban bí thư - đã đến chúng mừng các nhà văn và phát biểu tại đại hội. Trong ảnh: ông Trương Tấn Sang và các nhà văn tại đại hội - Ảnh: N.Đ.Toán
Ngày 19, 20, 21-12-2008, tại nghĩa trang liệt sĩ huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang), ban liên lạc cựu tù binh Phú Quốc vượt ngục, Ban chỉ đạo qui tập hài cốt liệt sĩ tỉnh Kiên Giang, Đội chuyên trách K92, Ban thường trực hội đồng trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Ban trị sự Phật Giáo tỉnh Kiên Giang, Ban quản trị Tổ đình Vĩnh Nghiêm (TP.HCM) đã tổ chức đại lễ cầu siêu - truy điệu và an táng 1.300 hài cốt anh hùng liệt sĩ (lần 2) bị tra tấn và hy sinh tại nhà lao Cây Dừa, huyện đảo Phú Quốc. Trong ảnh: Ông Trương Tấn Sang ân cần thăm hỏi các cựu tù nhà lao Cây Dừa huyện đảo Phú Quốc - Ảnh: Vũ Hải Sơn
Ngày 21-12-2009, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Trương Tấn Sang đã về thị sát khu kinh tế Dung Quất và làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi. Trong ảnh: tổng giám đốc Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn đang báo cáo với ông Trương Tấn Sang về hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung Quất 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Có ý kiến gì không?