Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

10 "ngón đòn hiểm ác" của thương lái Trung Quốc

Từ việc mua móng trâu, rễ hồi, ốc bươu vàng tới việc săn lùng gỗ sưa rao giá bạc tỷ hay sẵn sàng thu mua phế liệu với giá cực cao – những hành động tưởng như vô thưởng vô phạt nhưng lại ẩn chứa những dụng ý sâu xa của thương lái Trung Quốc.
Nhiều năm trở lại đây, người dân Việt Nam (VN) đã nằm lòng những câu chuyện xoay quanh việc tận thu hàng hóa một cách rất "khó hiểu" của người Trung Quốc (TQ). Đã có thời, thương lái TQ đi khắp các chợ ở vùng quê VN thu mua rễ hồi. Ngay sau đó, một chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của VN, đã diễn ra.

Thêm vào đó, TQ còn mua râu ngô non khiến hàng loạt nông dân triệt phá nương ngô mang bán, và thiếu đói ở một bộ phận dân chúng xảy ra. Không những thế, những năm 90 của thế kỷ trước, khi ốc bươu vàng được nhập khẩu từ TQ vào VN, người ta chỉ biết đến nó như một nguồn thực phẩm mới, thậm chí, một phương pháp làm giàu. Chỉ đến khi dịch ốc bươu vàng bùng phát trên toàn quốc, những cánh đồng bị tàn phá dưới miệng ốc, thì chúng ta mới thấy thâm ý của của những hành động này.

Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam xin điểm một số sự kiện lớn gây rúng động xã hội VN trong suốt thời gian qua về chính sách thu mua của TQ, gây tổn thất không nhỏ tới nền kinh tế của VN.

1. TQ mua mèo, đại dịch chuột hoành hành năm 1997

Theo lời bác Nguyễn Bảo Sinh - người được mệnh danh là "vua chó mèo" đất Hà Thành, đại dịch chuột kinh hoàng nhất trong lịch sử diễn ra vào những năm 1997 - 1998.

Khi đó, TQ ráo riết thu mua mèo với giá cao. Người dân VN lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách, nhà nào có mèo là mua về để bán sang TQ. "Thậm chí, dân mình còn tự ăn cắp mèo của nhà hàng xóm đem bán. Tình trạng bắt trộm mèo trong dân diễn ra khá phổ biến, đời sống của bà con xóm làng được phen xáo trộn, điên đảo khi người này nghi ngờ người kia,..." - ông Sinh cho biết.

10 "ngón đòn hiểm ác" của thương lái Trung Quốc
Người dân VN lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách,
nhà nào có mèo là mua về để bán sang TQ.
Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, toàn miền Bắc đã thưa vắng bóng dáng mèo, giống mèo ta cạn kiệt trên thị trường. Đó là một trong những nguyên nhân khiến đại dịch chuột bắt đầu hoành hành, người dân phải mua bả chuột để bẫy nhưng cũng không đạt hiệu quả như mong muốn. "Mùa màng thất bát, lúa gạo trong nhà bị chuột chén sạch, cơn khát diệt chuột chưa bao giờ cháy bỏng đến mức ấy"- ông Sinh nhớ lại.

Mãi tới năm 1999, khi trại mèo công nghiệp đầu tiên tại miền Bắc ra đời, cộng thêm với việc lai tạo mèo nước ngoài của bác Sinh, các giống mèo bắt đầu lan rộng, đại dịch chuột đã giảm đi trông thấy.

2. Thu mua móng trâu, tan hoang sức kéo của nông dân

"Mình không nhớ rõ năm nào, nhưng khoảng 2003 - 2004, đi công tác trên biên giới Cao Bằng, mình đã lên Đồn Biên phòng Trà Lĩnh cùng anh em đi phục bắt "đối tượng buôn lậu nguy hiểm". Khi bắt được đối tượng, mở mấy bao tải tang vật để kiểm đếm, lập biên bản, cả Tổ công tác, từ sỹ quan đến chiến sĩ, xuất phát từ con nhà nông dân từ đồng bằng đến miền núi đều nghiến răng kèn kẹt: "Tiên sư bọn nó" khi thấy những móng trâu vẫn còn thâm máu, vỡ vụn xương", anh Mai Thanh Hải (Hà Nội) chia sẻ.
10 "ngón đòn hiểm ác" của thương lái Trung Quốc
Có một thời gian, nông dân VN đua nhau lấy móng trâu để bán.
Có thời điểm, thương lái TQ ráo riết về các chợ nông thôn VN thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng từ 4 chân của một con trâu được họ mua với giá hơn hẳn một con trâu. Thế là nông dân VN đua nhau giết trâu lấy móng, cho dù thịt trâu có phải bán đổ bán tháo vẫn cứ lời.

Cái gọi là "chính sách thu mua" của TQ hồi ấy hướng vào mặt hàng "móng trâu" khiến không biết bao nhiêu con trâu đang tuổi cày kéo phải tập tễnh lê lết và sau đó biến thành các món trâu khô, trâu xào rau muống, trâu kho... bởi ban đêm, kẻ gian lẻn vào chuồng, giơ dao quắm, dao rựa phang thẳng vào chân, chặt móng.

Và chỉ một thời gian rất ngắn, chính sách này đã triệt phá khá lớn sức kéo của nông dân nghèo VN, bà con lại phải sang bên kia "xuống nước" để mua lại sức kéo.

3. Hết móng trâu, nông dân lại "vàng mặt" vì nạn chè vàng

Giữa năm 2007, tại các tỉnh biên giới và trung du như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên xôn xao về việc các thương nhân TQ đi thu gom không chỉ là chè khô mà cả búp chè tươi, chè héo và dụng cụ chế biến thô của Việt Nam mang về chế biến.

Tình trạng thu mua này dẫn đến việc giá chè được đẩy lên cao bất thường, từ 15.000 lên 25.000 đồng/kg lên 75.000 - 90.000 đồng/kg. Tại Phú Thọ, Tuyên Quang... giá chè nguyên liệu tươi cũng được đẩy lên 5.000 đồng/kg (tăng gấp đôi so với ngày thường). Cây chè vì thế mà bị vặt vô tội vạ, còn các nhà máy trong nước thì điêu đứng vì không có nguyên liệu chế biến.

Trước cơn "lốc" thu mua chè vàng của lái buôn TQ, TS. Trần Văn Giá, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Chè VN chua xót: Hậu quả nhãn tiền của nạn chè vàng là cây chè bị khai thác cạn kiệt, chất lượng ngày càng kém là do thu hái không đúng quy trình kỹ thuật.

10 "ngón đòn hiểm ác" của thương lái Trung Quốc
Doanh nghiệp chế biến chè VN đã từng lao đao vì thiếu
nguyên liệu trầm trọng sau vụ tận thu chè vàng của TQ.
Khi giá chè vàng được đẩy lên bất thường, chỉ sau một thời gian ngắn đã bắt đầu giảm và trở lại như trước. Phía TQ từ chối mua các loại chè giả chè vàng, do vậy, tại các cửa khẩu còn tồn đọng từ 5.000 - 7.000 tấn chè khô. Bà con nông dân chưa kịp vui mừng vì giá chè cao nay phải đối mặt với tình trạng thua lỗ do chè vàng ế ẩm.

Cũng do tình trạng mua bán nguyên liệu kiểu vơ vét, tận thu nên các doanh nghiệp (DN) chế biến chè VN lao đao vì thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nhiều DN phải mua nguyên liệu không đảm bảo về sản xuất. Đã có hợp đồng bị phá vỡ, DN đành chịu lỗ vì không đủ hàng giao kéo theo hàng nghìn công nhân không có việc làm.

Uy tín chè VN cũng bị ảnh hưởng, mà biểu hiện rõ nhất là có DN nước ngoài đã quay lưng với chè Việt. Thậm chí, một công ty nước ngoài đã kiện Công ty chè Sông Lô và Công ty chè Nghệ An vì phá vỡ hợp đồng do thiếu nguyên liệu để giao. Hiệp hội Chè thời điểm đó đã rất lo ngại: "Nếu tình trạng chảy máu chè vàng còn tiếp tục, sẽ có thêm nhiều nhà máy chè phải đóng cửa".

4. TQ mót phế liệu, kẻ xấu đua nhau cắt cáp quang

Tháng 4/2007, các cơ quan quản lý tá hỏa khi tuyến cáp quang quốc tế TVH nối Việt Nam với Thái Lan và Hồng Kông bị cắt trộm. Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông sau đó ước tính 11 km cáp quang bị cắt đã gây thiệt hại hàng chục triệu USD. Vụ trưởng Vụ Viễn Thông- Bộ Thông tin  và Truyền thông, ông Phạm Hồng Hải khi đó đã khuyến cáo rằng: "Sợi cáp quang không thể bán cho người thu mua phế liệu vì lõi làm bằng thủy tinh chứ không phải làm bằng đồng". Nhưng khuyến cáo đó không có tác dụng.

10 "ngón đòn hiểm ác" của thương lái Trung Quốc
Số cáp quang bị cắt trộm được thu hồi.
Liền sau đó, liên tiếp xảy ra các vụ cắt cáp ở hàng loạt các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Sự thể bấy giờ nghiêm trọng đến mức các lực lượng Hải quân, Biên phòng, Công an được huy động tuần tra để bảo vệ cáp, có ý nghĩa như những huyết mạch nối Việt Nam với thế giới.

Tổng cục Cảnh sát thậm chí có lệnh cấm khai thác "cáp phế liệu" gửi hầu hết tỉnh, thành và từ động thái này, lại lòi ra chuyện một vài tỉnh thậm chí còn cấp phép cho ngư dân khai thác phế liệu đối với loại tài sản quốc gia quan trọng như cáp quang biển. Khi quăng lưới, cắt cáp, họ không phân biệt được, cũng chả cần phân biệt cáp với cá có gì khác nhau khi bản chất vẫn là chuyện "quy ra tiền".

Vài tháng sau đó, khi nữ "cáp tặc" Nguyễn Thị Bích Phượng bị bắt giữ tại Bà Rịa - Vũng Tàu, bị đưa ra toà và lĩnh án 12 năm tù, người ta mới hiểu tại sao Phượng sẵn sàng thế chấp tài sản, mua 3 con tàu chỉ để đi cắt trộm cáp quang trên biển bán phế liệu. Rất đơn giản bởi người mua là các thương lái Trung Quốc.
Phải đặc biệt lưu ý khi giao thương với TQ
Theo GS-TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam thì "rõ ràng Trung Quốc đã có một chính sách rất lớn trong vấn đề thu mua này". GS-TS Bửu vạch trần bản chất của sự việc: "Thương nhân Trung Quốc mua có chọn lọc chứ không phải bất cứ mặt hàng nào cũng mua đâu. Tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc đang rất nóng.

Do vậy, nguyên liệu bị thiếu hụt rất nghiêm trọng và VN là thị trường béo bở. Nhưng điều đáng nói Trung Quốc chưa bao giờ ký nghị định thư với ta mà chỉ thích mua theo đường tiểu ngạch".

Do vậy, trong giao thương với các DN Trung Quốc, theo GS-TS Bùi Chí Bửu: Nhà nước và DN cần đặc biệt lưu ý.

Bởi lẽ: "Trong làm ăn với VN, TQ luôn có những chính sách căn cơ, lâu dài chứ không đơn giản, ăn xổi ở thì như nhiều người nghĩ. Hiện VN đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên muốn cấm họ mua cũng không được. Muốn làm ăn lâu dài, Nhà nước phải yêu cầu Trung Quốc ký nghị định thư cam kết mua mặt hàng nông sản của VN qua các năm như các nước châu Âu, Mỹ đã làm. Tuy nhiên, 15 năm qua, việc đàm phán không thành công".
Theo VTC
Lợn Trung Quốc vào Việt Nam: Nguy cơ dịch bệnh 
Trước việc giá thịt lợn tăng cao do nguồn cung khan hiếm, những ngày qua, trên địa bàn một số tỉnh miền Bắc, nhất là ở Bắc Giang bắt đầu xuất hiện tình trạng lợn Trung Quốc tuồn vào.
Trao đổi với Dân Việt sáng 18/7, ông Vũ Quốc Hùng - Trưởng phòng Kiểm dịch (Chi cục Thú y Bắc Giang) cho biết: Lợn Trung Quốc thường béo trắng, nhập theo đường tiểu ngạch, được thương lái xé lẻ thành 5- 7 con, rồi đem giết thịt trong dân.

Cũng theo ông Hùng, có thể thương lái “mượn” Bắc Giang để “quá cảnh” nhằm vận chuyển lợn sâu vào thị trường các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng… Được biết, từ 5 năm nay, Chi cục Thú y Bắc Giang đã có một đội kiểm tra liên ngành cơ động nhằm kiểm soát các mặt hàng thực phẩm khi nhập vào tỉnh.

Tuy vậy, đến thời điểm này, mới chỉ kiểm soát được 50% số động vật xuất khỏi tỉnh, còn động vật nhập vào tỉnh vẫn chưa kiểm soát được. “Chúng tôi đã đề xuất xây dựng hai trạm kiểm dịch đầu mối ở huyện Yên Dũng và Lục Nam nhưng hiện vẫn chưa được phê duyệt”- ông Hùng cho biết thêm.

Về nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm và lây lan bệnh dịch từ nguồn lợn này, ông Hùng lo lắng: “Rất có thể lợn từ Trung Quốc được nuôi bằng những nguồn thức ăn tăng trọng, không đảm bảo chất lượng thực phẩm. Hơn nữa, vì nguồn gốc không rõ ràng nên nguồn lợn nhập vào có thể làm lây lan các loại dịch bệnh”.

Bà Nguyễn Thị Hiền - Trưởng phòng Chăn nuôi (Sở NNPTNT Bắc Giang) cũng cho rằng, điều lo lắng nhất là lợn Trung Quốc nhập vào VN thường to, béo (hơn 1 tạ trở lên) nên có thể được nuôi theo công nghệ mới, sử dụng các chất tăng trưởng không có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng.

“Có thể sau khi mua lợn trong dân về, họ “tăng tốc” cho lợn dùng các chất tăng trưởng rồi xuất trở lại để kiếm lợi nhuận”- bà Hiền nói.

Chiều 18/7, trao đổi với Dân Việt, ông Phạm Văn Đông - Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết: Do giá thịt gia súc, gia cầm trong nước tăng cao nên lượng gia súc, gia cầm sống nhập lậu từ Trung Quốc vào VN và từ phía Nam ra các tỉnh miền Bắc cũng tăng hơn nhiều so với tháng 6.2011.


Lái thương TQ gom hàng: Tận thu rùa, dắt, sắn 
Sau Tết Nguyên đán, người dân Phú Yên rộ lên phong trào săn rùa nước để bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc. Lúc cao điểm, 1 kg rùa đẹp có giá đến 20 triệu đồng đã khiến hàng trăm người bỏ ruộng đồng đến các huyện miền núi như Sơn Hòa, Sông Hinh bắt rùa.
Nhà nhà làm… thợ săn rùa
Thợ săn rùa Lê Ngọc Quang (ngụ xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa) cho chúng tôi theo chân vào tận xã Sông Hinh (huyện Sông Hinh) để bẫy rùa. Anh thắc mắc: “Không biết họ mua để làm gì mà giá cao như vậy? Ở đây có người trúng cả trăm triệu đồng nhờ săn rùa”. Tuy nhiên, khi chúng tôi tìm đến những cái tên được cho là trúng hàng trăm triệu đồng nhờ săn rùa như Hai Tuấn, Tư Trung… thì được biết đó chỉ là tin đồn. “Làm gì có. Đúng là trước đây rùa sống rất nhiều ở vùng sình lầy của các huyện miền núi nhưng khi giá còn rẻ, vài trăm ngàn đồng/kg, người ta đã đổ xô đi bắt hết rồi. Giờ giá cao, còn rùa nữa đâu mà bắt”. Ông Phạm Ngọc Hoàng (ngụ thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh), người được đồn trúng đậm nhờ săn rùa, cho biết.
Một đầu nậu mua bán rùa ở phường Phú Lâm - TP Tuy Hòa cho biết sau khi thu mua từ các nơi về, rùa được đóng thùng rất kỹ và vận chuyển ra Hà Nội để bán lại cho một tư thương, sau đó được xuất lậu sang Trung Quốc. Giống rùa đang săn bắt ở Phú Yên thuộc nhóm IIB, ghi trong Sách đỏ IUCN (năm 2005) cấp CR (cực kỳ nguy cấp). Năm 2006, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 32 về bảo vệ các loài động vật hoang dã tại Việt Nam, trong đó rùa Trung Bộ nằm trong danh sách những loài động vật được bảo vệ, cấm mua bán, trao đổi hay tiêu thụ. Tuy nhiên, ông Hoàng cho biết người dân chẳng cần biết điều đó, miễn có giá cao là họ đổ xô đi săn.
Bỏ ruộng, bỏ rẫy
Không chỉ săn rùa, hơn một tháng nay, hàng trăm người dân ở xã An Hiệp, huyện Tuy An cũng đua nhau xuống đầm Ô Loan để cào dắt (một loại nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, sống ở nước lợ). Trước đây, loài đặc sản này có giá thấp, chỉ 4.000 đồng/kg, được người dân mua về làm mắm hoặc thức ăn cho tôm hùm nhưng từ khi có thương lái về mua xuất sang Trung Quốc, giá dắt liên tục được đội lên, từ 15.000 đồng/kg lên 20.000 đồng/kg và hiện nay là 25.000 đồng/kg. Người dân ở một số thôn bán sơn địa như Mỹ Phú 2, Tuy Dương cũng bỏ ruộng, bỏ rẫy đi cào dắt. “Một ngày, ba mẹ con tôi cào được hơn 7 kg, bán được gần 180.000 đồng, làm nông làm sao bằng” - chị Nguyễn Thị Bích Phương (35 tuổi, ngụ thôn Mỹ Phú 2) cho biết. Những ngày cao điểm, chỉ riêng ở xã An Hiệp đã có cả tấn dắt được thương lái thu gom và dùng xe đông lạnh chở ra Bắc để xuất sang Trung Quốc.
Từ khi có thương lái về mua xuất sang Trung Quốc, giá dắt liên tục được đội lên

Người dân ở đây không cần biết các thương lái mua dắt xuất sang Trung Quốc để làm gì, cứ mua giá cao là họ đổ xô đi cào. Với việc ồ ạt cào dắt như hiện nay, không chỉ làm loài đặc sản này “sạch bóng” ở đầm Ô Loan mà còn gây nguy cơ hủy diệt hàng loạt loài thủy sản khác như sò huyết, hàu, tôm, cua xanh…
Phá vỡ quy hoạch cây trồng
Việc tranh mua sắn khô giữa các tư thương với sắn tươi ở các nhà máy sắn của tỉnh Phú Yên đã từng diễn ra nhưng chưa bao giờ quyết liệt như năm nay. Đầu vụ, khi các nhà máy sắn Đồng Xuân, Sông Hinh đưa ra giá 1.800 đồng/kg sắn tươi 30 chữ bột thì các thương lái liền đưa ra giá mua sắn lát khô là 4.000 đồng/kg, buộc các nhà máy phải nâng giá lên 2.200 đồng/kg. Ngay sau đó, thương lái mua giá sắn khô 5.200 đồng/kg, các nhà máy sắn chỉ đưa giá lên 2.500 đồng/kg thì dừng lại vì không cạnh tranh nổi. 
Ông Huỳnh Văn Đồng, Giám đốc Nhà máy sắn Đồng Xuân, than thở: “Chưa năm nào nhà máy phải kết thúc vụ sản xuất sớm như năm nay, chỉ mới giữa tháng 5 đã phải đóng máy vì không còn nguyên liệu. Mỗi khi có tàu vào cảng Quy Nhơn chuẩn bị nhập sắn lát khô xuất sang Trung Quốc là chúng tôi lo lắng vì thương lái cạnh tranh không lành mạnh”. Với vùng nguyên liệu quy hoạch cho nhà máy trên 5.000 ha sắn, trong khi công suất nhà máy chỉ 285 tấn/ngày, ông Đồng dự kiến phải đến ngày 15-6 mới kết thúc vụ sản xuất nhưng đã phải đóng máy trước một tháng. Với tư thương, không chịu chi phí đầu tư ban đầu nên sẵn sàng mua giá cao hơn nhà máy. Trong khi đó, mặc dù đã ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm với nhà máy nhưng người trồng sắn sẵn sàng xắt lát phơi khô bán cho tư thương để có lợi hơn. Bà Sô H’Điêu (ngụ buôn Ma Lưng, xã Cà Lúi, huyện Sơn Hòa) năm nay trồng hơn 3 ha sắn, mặc dù đã ký hợp đồng với Nhà máy sắn Đồng Xuân nhưng chỉ bán cho nhà máy 1 ha, còn lại bà thuê người xắt lát phơi khô, bán cho tư thương. “Người dân làm ra sản phẩm khổ lắm, ai mua giá cao thì bán thôi” - bà Sô H’Điêu nói. 
Sắn xắt lát phơi khô được các thương lái mua xuất sang Trung Quốc với giá cao đã kích thích người dân ồ ạt trồng sắn. Nhiều diện tích mè, đỗ, bắp ở các huyện miền núi của tỉnh Phú Yên đã được chuyển sang trồng loại nông sản này. “Điều lo lắng nhất là cây sắn đang phá vỡ quy hoạch cây trồng của huyện. Nếu sang năm rớt giá thì người dân phải nhổ sắn bỏ như những năm trước, khi đó không tránh khỏi thiếu đói” - ông Đào Duy Linh, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa, cho biết.

Xóa sổ hơn 66 ha rừng tự nhiên
Hiện diện tích sắn toàn tỉnh Phú Yên đã lên trên 14.000 ha, trong khi quy hoạch của tỉnh cho loại cây trồng này không vượt quá 7.000 ha.
Theo số liệu của ngành lâm nghiệp tỉnh Phú Yên, từ đầu năm đến nay, có trên 200 vụ phá rừng trồng sắn với hơn 66 ha rừng tự nhiên bị xóa sổ. “Tình trạng phá rừng tự nhiên, rừng trồng cây lâm nghiệp để trồng sắn đang diễn ra phức tạp ở các vùng rừng rộng lớn trên địa bàn huyện chúng tôi” - ông Trần Thanh Định, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, cho biết.
(Theo Người lao động) 
Người TQ thuê đất Việt Nam trồng... khoai lang 
Không chỉ mua khoai lang, hiện người Trung Quốc đã bắt đầu mở chiến dịch thuê đất trồng khoai tại Vĩnh Long và xuất khẩu sang nước thứ ba.

Người trồng khoai ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long đang hăng hái nâng diện tích trồng khoai lên trên 6000 ha. Khi giá khoai lang tím Nhật Bản gần 16.950 đ/kg, quá nửa dân số trên tổng số 93.758 người ở Bình Tân đang sống dựa vào nghề trồng khoai, bao gồm hệ thống canh tác ngoài đồng và hệ thống dịch vụ thu mua, đóng gói chở sang Trung Quốc vốn lành ít dữ nhiều, nhưng họ không còn lựa chọn nào khác.

May rủi phận khoai 

Hơn 70% sản lượng khoai sản xuất tại Bình Tân và Bình Minh được xuất khẩu (trung bình mỗi tháng xuất khẩu hơn 10.000 tấn khoai), chủ yếu xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. Người Trung Quốc thích khoai lang tím Nhật Bản tới mức không chỉ mua mà đã bắt đầu mở chiến dịch thuê đất trồng khoai tại Bình Minh. Hiện có ít nhất 10 cơ sở mua khoai, đóng gói tại Bình Tân, Bình Minh, đóng nhãn hàng Trung Quốc.

Đóng thùng khoai lang xuất khẩu ở Bình Tân. Ảnh: Vĩnh Kim

Một chủ doanh nghiệp ở Thuận an, Bình Minh,nói: “Hầu hết khoai lang xuất sang Trung Quốc đều theo đường tiểu ngạch. Hàng giao qua cửa khẩu, họ nắm đằng chuôi, mình nắm đằng lưỡi”.

Trong ba loại khoai lang thì khoai lang tím Nhật Bản cho thu nhập cao nhất. Khoai trắng, khoai sữa cho thu nhập từ 100-120 triệu đồng/ha, thấp hơn khoai lang tím Nhật Bản (từ 170- 200 triệu đồng/ha). Trưởng phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Bình Tân, ông Võ Văn Theo cho biết, hiện khoai lang là nông sản xuất khẩu sau lúa gạo của Vĩnh Long. "Nhưng xuất khẩu qua đường tiểu ngạch dễ bị thua thiệt. Cái khó của nông dân và địa phương tụi tui là không biết nhiều về thị trường xuất khẩu. Nông dân làm ăn theo kiểu ăn may, rủi ro xảy đến là bó tay”.

Ông Huỳnh Ngọc Phó, trồng khoai lang tím Nhật Bản, từng bị ép giá, đã đứng ra lập công ty cổ phần kinh doanh khoai lang, nói: “Đóng hàng chở ra biên giới phía bắc, nhưng nếu không có người đứng bên đất của họ, không rành rẽ đường đi nước bước từ Lạng Sơn đi Quảng Châu, tự lần dò để đưa hàng đi là “mang đầu máu chạy về”. Có lúc giá khoai lang tím rộ lên 16.000-17.000 đ/kg, chở ì ạch ra biên giới thì giá rớt xuống 12.000-13.000 đ/kg và nay chỉ còn 11.000 đ/ kg".

Là người từng bị giựt nợ khi đưa hàng qua đất khách, ông Phó ngao ngán nói: “Họ sẵn sàng đặt cọc để mình chở hàng ra, khi hàng tập trung càng đông, càng kẹt cứng, mòn mỏi tại cửa khẩu thì giá nào cũng bán. Lúc đó họ mở cửa kho lạnh mua vào trữ”.

Ông Nguyễn Văn Phước, một thương nhân “giải nghệ” buôn hàng sang Trung Quốc, nói: "Ở cửa khẩu, họ có kịch bản: thủ tục thông quan khó quá, đang kiểm định siết chất lượng… dưa chỉ 1 tuần là hư, khoai không có xe lạnh thì cũng không thể lâu hơn nữa. Ai còn sức thì quay về Hà Nội bán tháo bán đổ. Tình trạng này nhiều người bị, chỉ có “cò” là sống, biết bao nhiêu người chết”.

Ông Phó cho rằng nhà nước phải giúp vùng khoai mở thêm thị trường mới để tránh tình trạng bắt chẹt , ép giá khi Trung Quốc là thị trường duy nhất, người nông dân không có nhiều chọn lựa.

Đại gia thuê đất trồng khoai

Người nông dân không có lựa chọn nào khác là bán khoai tiểu ngạch sang Trung Quốc. Ảnh: Vĩnh Kim
Trong khi nông dân Bình Minh và Bình Tân đưa ra các mô hình trồng luân canh khoai lang - lúa hoặc cây màu khác có thể cho thu nhập cao hơn thì những người từ Trung Quốc sang chỉ cần thuê đất, chuyển đất lúa sang trồng khoai.

Theo FAO, sản lượng khoai lang hàng năm trên thế giới lên tới 127 triệu tấn, trong đó Trung quốc sản xuất nhiều nhất, 105 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ có khoai lang vào tháng 8-9-10, các tháng còn lại phải nhập khoai từ nhiều nơi, trong đó có Việt Nam.

Người Trung Quốc thuê đất tại khu Giáo Mẹo, xã Thuận An, huyện Bình Minh, với giá 4-5 triệu đồng/công (1000 m2). Nhiều nông dân đang trồng lúa, lời không hơn 3 triệu đồng/ công nên dễ dàng chấp nhận giá thuê đất của người Trung Quốc.

“Con số đất do người Trung Quốc thuê chưa được thống kê chính xác vì hầu hết đều núp bóng người bản xứ”, bà Phan Thị Bé, trưởng phòng kinh tế huyện Bình Minh, cho biết.

Người Trung Quốc không chỉ thuê đất trồng khoai, rủ người giỏi kỹ thuật làm cho họ mà còn ra đồng tranh mua. Bà Phan Thị Bé nhận xét: “Họ sang đây thuê đất chuyển đất lúa thành đất khoai, núp bóng các nhà vựa mua khoai nhưng không mang về nước mà xuất sang nước thứ ba”.

Năm ngoái, theo một nguồn tin, những người thuê đất kiểu núp bóng khoảng 20 ha, năm nay không chỉ thuê khu Giáo Mẹo mà bắt đầu dòm ngó đến vùng ven lộ 54 về Trà Ôn. Những đại gia nông dân làm ăn sâu với Trung Quốc bắt đầu xuất hiện. Một trong số đại gia có tiếng giàu có nhờ làm ăn với Trung Quốc đã thuê 200 công đất. Đại gia khoai lang này đầu tư khoảng 3,8 tỷ đồng và đoan chắc mức lời là 2 tỷ đồng.

Người Trung Quốc thuê người giỏi kỹ thuật làm việc, nếu không có ai chịu làm việc cho họ sẽ là cớ để họ đưa người sang với danh nghĩa lao động kỹ thuật. Dân trồng khoai lo ngại: liệu họ sẽ mua khoai nữa không khi tiếp tục mang tiền sang thuê đất trồng khoai?

Bình Tân và Bình Minh, mỗi nơi có tới 5000 - 6000 ha khoai, sản lượng 300.000 - 400.000 tấn khoai. Với năng suất 40 tạ/ 1 công đất (1.000m2, bằng 0,1 ha), trừ tất cả chi phí phân bón, dây khoai giống và công thu hoạch… người trồng khoai có thể lời trên 15 triệu đồng/ 1 công khoai.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Có ý kiến gì không?