Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Việt Nam sắm thêm vũ khí, Biển Đông sẽ ra sao?

 Hải quân Việt Nam có vũ khí "khủng" nào?

Tàu chiến lớp Projekt 10412, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion, tàu hộ vệ tên lửa Gepard…là những vũ khí lợi hại của Việt Nam.


Việt Nam vừa nhận hai tàu chiến lớp Projekt 10412 của Nga. Đại diện Bộ Quốc phòng khi phát biểu với báo chí đã nhấn mạnh rằng, việc mua sắm các loại vũ khí mới vừa qua là để tăng cường sức mạnh phòng thủ, với mục đích hoà bình, hợp tác… chứ không phải Việt Nam đang chạy đua vũ trang. Nhân dịp này, chúng tôi xin điểm lại một số vũ khí của Hải quân nước ta.

Việt Nam mua thêm các loại vũ khí hiện đại vì mục đích hoà bình chứ không phải chạy đua vũ trang.- Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 được thiết kế theo công nghệ hiện đại của Nga, thuộc Project 1166.1. Tàu hộ tống thuộc dự án 1166.1 được thiết kế để tìm kiếm, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm, phòng không, hộ tống, tuần tra bảo vệ lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế một cách độc lập hoặc tác chiến biên đội, và có khả năng tàng hình nhẹ.


Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion được đánh giá là hiện đại nhất
thế giới. 

- Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion mang đạn tên lửa hành trình siêu âm bám biển dùng động cơ phản lực tĩnh Yakhont 3M55E có khả năng tiêu diệt các loại chiến hạm từ tàu đổ bộ, tàu vận tải yểm trợ, cụm tàu chiến và máy bay thuộc nhóm tấn công, cũng như diệt các mục tiêu hạm tàu đơn lẻ ở cự ly đến 300 km.


Tên lửa của hệ thống Bastion-P có 2 loại hành trình bay cơ bản: hành trình bay tầm thấp có tầm bắn xa khoảng 120km, và hành trình bay hỗn hợp có tầm bắn xa khoảng 300km. Tên lửa thuộc loại “bắn - quên”, sử dụng chiến thuật “bầy sói” và chống nhiễu điện tử mạnh.


Hệ thống Bastion gồm 4 xe mang-phóng tự hành K-340P (mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa), 2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3-4 phút, 4 xe chở đạn K-342P TZM được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K-340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu khác. Cơ số đạn cho mỗi hệ thống Bastion có thể lên tới 36 quả tên lửa Yakhont.


- Chiến hạm Project 10412 là một biến thể của tàu tuần tra lớp Project 10410 Firefly, do viện thiết kế TsMKB Almaz thiết kế cho các đơn vị hải quân biên phòng của Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô KGB vào cuối thập niên 1980.
Việt Nam có thêm 2 tàu tuần tra hiện đại.

Mỗi tàu có trọng tải là 364 tấn, chiều dài 49,5m, chiều rộng là 9,2m, mướn nước 2,4m. Tốc độ tối đa của tàu lên tới 31 hải lý/h (khoảng 50 km/h),  hành trình dự trữ 2.200 hải lý và có khả năng hoạt động độc lập liên tục trong 10 ngày đêm.


Vũ khí trên tàu bao gồm: 1 ụ pháo tự động 6 nòng 30 mm AK-306, 1 ụ pháo 76,2 mm AK-176M, hệ thống tên lửa phòng không Igla-1M và hai súng máy 14,5 mm.Ngoài những loại vũ khí trên, Việt Nam còn đặt mua 6 tàu ngầm lớp kilo của Nga, đặt mua tàu hộ tống tàng hình của Hà Lan…và hợp tác với nhiều nước khác.

Trao đổi với VTC News, một tướng lĩnh của Hải quân Việt Nam còn cho rằng, cách đánh và chiến thuật quân sự…cũng là một thế mạnh bí mật của chúng ta, thể hiện trí tuệ tuyệt vời của con người Việt Nam, tích luỹ từ ngàn đời; bên cạnh sức mạnh quốc phòng toàn dân luôn luôn được củng cố bền chặt.
Quan hệ hợp tác Nga - Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.

Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.

Tên lửa Yakhont được phóng từ hệ thống Bastion-P do công ty NPO của Nga nghiên cứu và chế tạo, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Phạm vi tấn công là 300 km, có thể dùng để bảo vệ đường bờ biển dài hơn 600km.

Tên lửa Yakhont

Có tên thiết kế là 3k-55 Onyx/Yakhont P-800, SS-N-26 là tên lửa tầm trung chiến thuật, phát triển từ năm 1983, trang bị cho hải quân Nga vào năm 1999. Đến năm 2001, P-800 đã được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả trên biển, trên không và đất liền.

Xem vũ khí hiện đại của hải quân Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam thao diễn với hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P.

Trong vài năm gần đây, Nga bán bản quyền hợp tác sản xuất P-800 cho Ấn Độ dưới tên là Brahmos A và Brahmos S.

Về mặt thiết kế, P-800 giống tên lửa chống hạm Moskit (SS-N-22) và P-700 Granit. P-800 có kích thước 8,9 x 0,9 (m), trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7 m, sử dụng động cơ đẩy phản lực thẳng, nhiên liệu lỏng, hoạt động trong phạm vi từ 120 - 300 km tùy theo độ cao và hành trình với vận tốc 2,5 M.

Xem vũ khí hiện đại của hải quân Việt Nam
SS-N-26 là tên lửa chiến thuật tầm trung, được trang bị cho cả máy bay, tàu chiến và trên xe ô tô. Ảnh là một chiếc Su-33 được trang bị Yakhont.

So với các tên lửa đối hải thế hệ trước, hành trình của P-800 đặc biệt hơn. Ngay khi rời bệ phóng P-800 bay vút lên cao, hành trình gần tới mục tiêu thì dần dần hạ thấp độ cao. Khoảng cách tới mục tiêu khi tên lửa hạ thấp có thể được lập trình từ trước.

Brahmos của Ấn độ có những cải tiến lớn về hệ thống dẫn đường và Ấn độ dự kiến triển khai trên cả máy bay Su-27/30

Việc kiểm soát độ cao của tên lửa được thực hiện nhờ radar KTRV-Deltal K313, cho phép tên lửa có thể hoạt động tại độ cao từ 1.000 m đến 5000 m.

P-800 sử dụng hệ thống dò tìm mục tiêu Granit – Elektron. Đây là một trong những hệ thống rò tìm mục tiêu kỹ thuật số hiện đại nhất của Nga cho đến ngày nay. Radar có thể hoạt động ở hai trạng thái: chủ động và thụ động.

Trong chế độ chủ động, radar hoạt động ở giải băng tần rộng với điều biến phổ tần ngẫu nhiên, có thể xác định mục tiêu cách 50km. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách 25 - 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.

Nhờ công nghệ hiện đại, P-800 có thể chống lại hiệu quả hệ thống gây nhiễu của đối phương, đồng thời cho phép hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7.

Trong phiên bản hợp tác sản xuất với Ấn độ, tên lửa Brahmos có những cải tiến đáng kể về hệ thống dẫn đường. Biến thể Brahmos dự kiến được Ấn độ triển khai trên các tàu chiến, các hệ thống phòng thủ bờ biển di động và trên máy bay Su27/30.

Nga và Ấn độ cũng đang xem xét triển khai phiên bản Brahmos tấn công đất liền. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khả năng tăng độ chính xác cũng như hệ thống dẫn đường bổ sung.

Hệ thống Bastion-P

Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa P-800 được đặt tên là hệ thống phòng thủ Bastion. Đây là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống radar truyền tiếp thông tin.

Hệ thống này được thiết kế dựa trên phiên bản của tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm nổi tiếng Ruby K301. Ống phóng TPS dạng kín của hệ thống dài 8,9m, đường kính 71cm, trọng lượng 3.900 kg. Tổng chiều dài của hệ thống bao gồm cả đầu đạn và hệ thống điều khiển là 8,6m. Đạn của tên lửa có đượng kính là 67cm.

Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion sử xe MZKT-7930 TEL, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa.

Hệ thống Bastion-P (còn gọi là Fortress-P) chuẩn gồm: Mô hình cơ bản của một tổ hợp bao gồm 4 xe mang tên lửa tự hành K340P SPU (loại xe dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930). Mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa tên lửa; 1-2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể triển khai chiến đấu chỉ trong vòng 5 phút.

Theo yêu cầu của khách hàng, số lượng của các trang thiết bị trên các loại xe kể trên có thể điều chỉnh. 

Ngoài ra, còn có một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD và 4 xe chở đạn K342P TZM (trên khung xe MZKT-7930), trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật huấn luyện chiến đấu đi kèm.

Hệ thống này còn được trang bị thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như, hệ thống radar ngắm bắn tự động Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E.

Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa được kích hoạt buồng đốt để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn định hướng và điều hướng. Tên lửa này có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ, do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar.

Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.



Điểm lại các vụ mua sắm vũ khí của Việt Nam trong thời gian gần đây thì việc mua sắm vũ khí đó có giúp gì cho Việt Nam trong việc bảo vệ biển, đảo.
Photo courtesy of vinamaso.net
Tàu HQ378 của Hải quân Việt Nam.

Báo chí nước ngoài nói gì?

Liên quan tới việc mua sắm vũ khí của Việt Nam, báo Bangkok Post của Thái Lan, số ra ngày 21 tháng 12 năm ngoái, có tựa đề “Hãy cân nhắc việc gia tăng vũ trang này” (Rethink This Arms Buildup). Bài báo cho rằng, việc mua sắm vũ khí của Việt Nam sẽ không có lợi cho các nước trong vùng vì có khả năng “gia tăng căng thẳng trong khu vực và tái khởi động một cuộc chạy đua vũ trang hơn là thúc đẩy hòa bình”.
Bài báo nhấn mạnh, Việt Nam bỏ ra hàng tỷ đô la mua tàu ngầm loại kilo và chiến đấu cơ Su-30, là điều làm cho các nước trong khu vực lo ngại, vì chiến đấu cơ mà Việt Nam mua là quá hiện đại so với không lực của các nước khác trong khu vực, và việc mua tàu ngầm “mang lại cho Việt Nam loại vũ khí mà các đối tác của Hà Nội trong khối Asean không hề có”.
Mua trực thăng của Pháp mà vẫn còn máy bay từ thời Xô Viết, hay các phụ tùng thay thế cho các máy bay Mỹ từ thời chiến tranh, có thể tạo rắc rối khủng khiếp về hậu cần cho quân đội Việt Nam.
GS Carl Thayer
Bài báo đưa ra khuyến cáo cho lãnh đạo Asean, nên thảo luận trực tiếp với Việt Nam về việc gia tăng vũ trang này, và rằng "không có lý do gì để Việt Nam bắt đầu một chương trình tái vũ trang". Việt Nam cần nghĩ lại kế hoạch "tái khởi động cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực Đông Nam Á. Nếu không, Việt Nam cần công khai toàn bộ các chi tiết của các hợp đồng mua vũ khí và giải thích rõ lý do". 
Đầu năm nay, báo Straits Times của Singapore cũng có bài viết liên quan đến việc mua vũ khí của Việt Nam. Bài báo cho rằng, Việt Nam mua sắm vũ khí ồ ạt trong thời gian qua là quá nhiều và quá sớm, do Việt Nam bị hạn chế trong việc phối hợp các loại vũ khí trong không gian hai, ba chiều. Điều quan trọng mà Việt Nam cần làm là học cách phối hợp các loại vũ khí hoạt động với nhau, cũng như học cách duy trì và bảo dưỡng để các loại vũ khí này phát huy hết khả năng chiến đấu.

Ý kiến chuyên gia quốc phòng


Chiến đấu cơ Su-30 của quân đội Việt Nam. Photo courtesy of  DiendanVHTT.
Chiến đấu cơ Su-30 của quân đội Việt Nam. Photo courtesy of DiendanVHTT.
Liên quan tới việc mua vũ khí và hiện đại hóa quân sự, trả lời phóng vấn đài Á châu Tự do, GS Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho biết: “Thứ nhất là chi phí, tiếp đến là sự cân bằng. Bằng cách mua trực thăng của Pháp mà vẫn còn các máy bay từ thời Xô Viết, hay cố gắng lấy các phụ tùng thay thế cho các máy bay Mỹ mà Việt nam có được từ thời chiến tranh, có thể tạo nên một rắc rối khủng khiếp về hậu cần cho quân đội Việt Nam. Việt nam không thể trộn lẫn mọi thứ với nhau bằng cách mua mỗi nơi một ít vì nó sẽ tạo nên khó khăn lâu dài. Việc bảo vệ chủ quyền biển tất nhiên là ưu tiên hàng đầu, rồi bảo vệ biên giới. Thế nhưng trong tất cả những rủi ro thì Việt Nam phải tính đến, trong khi lên kế hoạch đưa vào một thế hệ thiết bị mới cho một thập kỷ tới hoặc lâu hơn nữa, thì đâu là những rủi ro chính trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là một điều khó khăn cho người lên kế hoạch. Việt nam phải cân nhắc việc các vũ khí có phù hợp với nhau không, rồi kể cả khi có vũ khí rồi thì làm thế nào để phối hợp nó trong cả một tổng thể để giúp quân đội hoạt động hiệu quả”.
Sách trắng của Việt nam vừa công bố với các số liệu quốc phòng cho thấy không cách nào mà có thể dùng toàn bộ ngân sách năm ngoái để mua 6 tàu ngầm.
GS Carl Thayer
Khi được hỏi đến những rủi ro và thách thức đi kèm, liên quan đến việc mua sắm vũ khí của Việt Nam, GS Carlyle Thayer nói: “Rủi ro đầu tiên là vấn đề chi phí. Sách trắng của Việt nam vừa công bố với các số liệu quốc phòng cho thấy không cách nào mà có thể dùng toàn bộ ngân sách năm ngoái để mua 6 tàu ngầm. Mà 6 tàu ngầm này chưa bao gồm cả việc huấn luyện, trang bị hạ tầng. Vì vậy tăng trưởng kinh tế của  Việt nam cần phải rất cao để có tiền chi tiêu quốc phòng. Đây là một trò mèo vờn chuột.
Rủi ro thứ hai nữa là vấn đề vũ khí không tương thích với nhau. Họ mua tàu ngầm ở đây, nhưng họ không biết làm thế nào để phối hợp nó với các vũ khí khác và như thế thì tốn kém. Rồi còn vấn đề về chỉ huy điều khiển. Trong tình huống có xung đột, liệu Việt Nam có thể bảo đảm tất cả các lực lượng quân đội được sử dụng một cách hợp lý, và tránh việc người điều khiển sử dụng vũ khí vào kẻ thù hoặc ví dụ là Trung quốc hay bất cứ nước nào khác, khi họ cảm thấy bị nguy hiểm, thay vì tuân theo lệnh một cách nghiêm ngặt. Vì thế chi phí, rồi việc phối hợp các vũ khí với nhau và có được sự chỉ huy điều khiển đúng, đều là những vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt khi hiện đại hóa quân đội”.  

Biển Đông vẫn…dậy sóng


Tàu HQ263 và HQ261 của Hải quân Việt Nam. Photo courtesy of TueHoanBlog.
Tàu HQ263 và HQ261 của Hải quân Việt Nam. Photo courtesy of TueHoanBlog.
Ngay sau khi các tin tức đầu tiên về mua sắm vũ khí đưa ra, dư luận trong và ngoài nước rất phấn khởi, cho rằng Việt Nam mua tàu ngầm và chiến đấu cơ để đối phó với mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Thế nhưng, quan sát tình hình trên Biển Đông, vẫn không thấy có gì là sáng sủa. Từ đó đến nay, Trung Quốc vẫn thường xuyên tập trận trong khu vực, ngang nhiên đưa các tàu ngư chính đến tuần tra trên vùng biển Việt Nam, bất chấp những lời phản đối.
Không những thế, ngư dân Việt Nam liên tục bị bắt bớ, đánh đập và hành hạ, trong khi đánh cá trên vùng biển nước ta mà Trung Quốc tự cho là cái ao nhà của họ. Các hành động này của Trung Quốc đi ngược lại cách ứng xử văn minh của một nước lớn, mà mới đây, đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố đã so sánh hành động của "một bộ phận quan chức Trung Quốc khi bắt giữ tàu và đòi tiền chuộc" với hành động của “hải tặc Somali”.
Theo tin từ đài này, trong vòng một năm, từ năm đầu năm 2009 đến đầu năm nay, Trung Quốc đã bắt 36 tàu đánh cá với 473 ngư dân Việt Nam, tịch thu hết tàu thuyền, ngư cụ, hải sản của ngư dân, riêng ngư dân thì bị giữ lại để đòi tiền chuộc từ thân nhân của họ. Tin từ đài này cho biết, Trung Quốc đã “không từ thủ đoạn hèn mạt nào” kể cả việc “gắp lửa bỏ tay người” như, đem chất nổ xuống tàu đánh cá Việt Nam để quay phim, chụp ảnh, buộc ngư dân Việt Nam phải ký tên vào biên bản có mang theo vũ khí.
Thêm một hành động mới xảy ra trong khu vực, ngày 29 tháng 4, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Lệnh này cấm tất cả các ngư dân trong khu vực không được đánh bắt cá kể từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 1 tháng 8 năm nay.
Rủi ro nữa là vấn đề vũ khí không tương thích với nhau. Họ mua tàu ngầm ở đây, nhưng họ không biết làm thế nào để phối hợp nó với các vũ khí khác và như thế thì tốn kém.
GS Carl Thayer
Đây là lần thứ hai trong hai năm qua, Trung Quốc ban hành lệnh cấm bắt đánh cả trên lãnh hải Việt Nam. Theo ông Chu Tiến Vĩnh, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho biết, từ năm 1995, Trung Quốc bắt đầu đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông trong khoảng thời gian nêu trên, với mục đích bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thế nhưng, từ năm 2009, Trung Quốc bắt đầu mở rộng việc áp dụng lệnh cấm này ra cả những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Một diễn biến mới nhất trên biển Đông, sáng ngày 8 tháng 5, hai tàu Hải quân Việt Nam, HQ 261 và HQ 263, đã tham gia diễn tập với hai tàu 754 và 756 thuộc Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc. Ngoài ra, bốn tàu kể trên đã cùng nhau tuần tra liên hợp trên một chặng đường dài hơn 280 hải lý từ cửa vịnh Bắc Bộ. Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho biết: “Các chuyến tuần tra liên hợp giữa hải quân hai nước đã thể hiện tinh thần láng giềng hữu nghị, góp phần tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.
Như vậy, việc mua sắm vũ khí trong thời gian qua, mà nhiều người cho rằng để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, có thật sự như thế hay không? Vẫn chưa có câu trả lời chính xác. 

Năm 2011: Việt Nam  mua Yak-130UBS, tên lửa phòng không, tàu chiến Nga

Trong năm 2011, Nga đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu vũ khí. Theo lượng đơn đặt hàng và ý định mua sắm vũ khí trực tiếp, lượng vũ khí Nga xuất khẩu năm 2011, theo Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới TsAMTO (Nga) sẽ là không dưới 10,14 tỷ USD.

Súng AK, sản phẩm bất hủ của công nghiệp quốc phòng Nga(static.zebra.lt)
Với con số đó, Nga duy trì vững chắc vị trí thứ hai sau Mỹ (28,56 tỷ USD).

Nằm trong số 10 nước xuất khẩu vũ khí nhiều nhất dự báo năm 2011 gồm có: Đức (5,3 tỷ USD), Pháp (4,02 tỷ USD), Anh (3,44 tỷ USD), Italia (2,94 tỷ USD), thuộc ngạch “đấu thầu” (2,34 tỷ USD), Israel (1,38 tỷ USD), Thụy Điển (1,34 tỷ USD) và Trung Quốc (1,16 tỷ USD).

Xét từ góc độ địa lý, trong kết cấu vũ khí Nga xuất khẩu năm 2011, đứng thứ nhất là khu vực châu Á-Thái Bình Dương (6,324 tỷ USD), thứ hai là Nam Mỹ (tính cả Mexico) (1,51 tỷ USD), thứ ba là Bắc Phi (1,27 tỷ USD).

Xét theo các chủng loại vũ khí, đứng thứ nhất trong cơ cấu vũ khí Nga xuất khẩu năm 2011 là máy bay - 3,384 tỷ USD (chiếm 33,4% tổng lượng vũ khí xuất khẩu), trong đó tiêm kích là 3,014  tỷ USD, máy bay huấn luyên/huấn luyện-chiến đấu  là 230 triệu USD, máy bay vận tải quân sự là 100 triệu USD, máy bay tuần biển là 40 triệu USD.

Đứng thứ hai là vũ khí trang bị hải quân - 2,103 tỷ USD (20,7%), trong đó tàu ngầm là 730 triệu USD, tàu chiến nổi chủ yếu 1,94 tỷ USD (1,04?), xuồng và tàu đổ bộ cỡ nhỏ 330 triệu USD.

Đứng thứ ba là tăng-thiết giáp - 1,759 tỷ USD (17,35%), trong đó tăng chủ lực là 929 triệu USD, xe chiến đấu thiết giáp là 830 triệu USD.
Khối lượng xuất khẩu ở hạng mục “trực thăng” dự báo là 1,358 tỷ USD (13,4%), trong đó trực thăng tiến công là 360 triệu USD, trực thăng chống ngầm là 400 triệu USD, trực thăng đa nhiệm 600 triệu USD.

Khối lượng vũ khí trang bị phòng không xuất khẩu sẽ là gần 750 triệu USD (7,4%).

Ở phân khúc, vũ khí pháo-tên lửa, lượng đơn đặt hàng có thời hạn giao hàng là năm 2011 là 48,4 triệu USD (0,5%).

Ở tất cả các chủng loại vũ khí còn lại, lượng vũ khí xuất khẩu dự báo là 735 triệu USD (7,25%).

Các hợp đồng lớn nhất dự kiến ký kết năm 2011 là trong lĩnh vực máy bay quân sự. Dự kiến, sẽ ký hợp đồng xuất khẩu Su-35 đầu tiên mà các khách hàng nhiều khả năng nhất là Libya, Venezuela và Trung Quốc.

Với Indonesia, dự kiến ký hợp đồng bán 8 tiêm kích Su-30MK.

Với Ấn Độ, dự kiến ký hợp đồng mua bán thêm 42 Su-30MKI. Ngoài ra, ý định của Không quân Ấn Độ hiện đại hóa 50 Su-30MKI thuộc những lô đầu đã chuyển giao sẽ được cụ thể hóa.

Hợp đồng bán MiG-29 có thể được ký với Sri Lank và và nhiều nước khác.

Năm 2011, Bộ Quốc phòng Ấn Độ sẽ lựa chọn hãng thắng thầu cung cấp 126 tiêm kích đa năng hạng trung, trong đó đại diện cho phía Nga dự thầu là MiG-35.

Với Trung Quốc, dự kiến ký hợp đồng bán thêm các lô động cơ tiêm kích RD-93 và AL-31FN.

Dự báo các hợp đồng mới bán Yak-130UBS sẽ được ký kết. Ngoài cuộc thầu mà Indonesia đang tiến hành, các hợp đồng cung cấp trực tiếp có thể được ký với Syria, Việt Nam và Belorussia.

Dự kiến sẽ tiếp tục chương trình cung cấp thêm cho Ấn Độ 2 máy bay chỉ huy/báo động sớm Phalcon. Nếu hợp đồng được ký, Nga sẽ cung cấp cho Israel thêm 2 máy bay Il-76.

Trong lĩnh vực không quân vận tải, Nga tiếp tục đàm phán với Trung Quốc về việc ký lại một hợp đồng theo các điều kiện mới.

Cũng có thể các hợp đồng cả gói với Saudi Arabia và Yemen sẽ được thực hiện một phần. Chắc chắn, hợp đồng cả gói trị giá 5 tỷ USD với Venezuela còn chưa được thống nhất hoàn toàn nên việc này sẽ hoàn tất vào năm 2011.

Về chủ đề trực thăng, hợp đồng lớn nhất dự kiến ký với Ấn Độ cung cấp 59 trực thăng vận tải hạng trung Mi-17-1V. Ngoài ra, Nga đang tham gia 4 cuộc thầu cung cấp trực thăng do Không quân và Hải quân Ấn Độ tiến hành.

Các cuộc đàm phán bán trực thăng rõ ràng là đang được tiến hành với Brazil, Chile, Bolivia, Nicaragua và nhiều nước khác. Với Trung Quốc, dự kiến ký hợp đồng bán 1 trực thăng Mi-26. Ngoài ra, Trung Quốc đã tỏ ý muốn mua nhiều loại trực thăng Nga khác. Dự kiến sẽ có các lô trực thăng lớn cung cấp cho Afghanistan.

Ngoài những nước đã ký hoặc dự kiến ký các hợp đồng cả gói, những khách hàng mua vũ khí phòng không triển vọng nhất là Venezuela, Brazil, Ai Cập, Síp, Sirya và Việt Nam; ở phân khúc tàu ngầm, đó là Indonesia (đang có cuộc thầu), Sirya, Venezuela, Ai Cập; ở phân khúc, đó là Indonesia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Sudan, Bangladesh (năm 2011, số phận hợp đồng dự kiến bán cho Hy Lạp xe chiến đấu bộ binh BMP-3 sẽ được định đoạt rõ ràng); các khách hàng triển vọng ở phân khúc ô tô bọc thép là Brazil, Argentina, Ấn Độ, Kazakhstan và Turkmenia (việc hợp tác với Trung Quốc sẽ tiếp tục); ở phân khúc tàu chiến nổi chủ yếu và xuồng, các chương trình mới có thể được thực hiện với Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia.

Nhiều nước, kể cả ở khu vực Cận Đông, đã tỏ ý muốn mua các hệ thống tên lửa bờ biển Nga.

Tóm lại, khối lượng hợp đồng dự báo ký kết vào năm 2011 sẽ lớn hơn đáng kể khối lượng vũ khí chuyển giao, điều đó làm tăng hơn nữa khối lượng đơn đặt hàng vũ khí xuất khẩu của Nga, mà hiện tại đã là gần 45 tỷ USD.

Việt Nam dẫn đầu ĐNA về nhập vũ khí Nga

Theo TSAMTO, Việt Nam đứng đầu trong danh sách các quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất từ Nga ở khu vực trong giai đoạn 2003-2010.

Tàu hộ tống tàng hình Gepard 3.9 của Việt Nam mua từ Nga.
(ĐVO) Theo đó, 7 quốc gia mua vũ khí truyền thống của Nga bao gồm Venezuela, Iran, Ai Cập, Syria, Việt Nam, Malaysia và Indonesia chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu thiết bị quân sự Nga trong giai đoạn 2003-2010.

Việc tính toán có tính đến khối lượng xuất khẩu vũ khí thông thường đã được phân loại theo các đăng ký với Liên Hợp Quốc. Giá trị thực tế được tính bằng cách chuyển giao vũ khí.

Ba nước đứng đầu trong danh sách khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga là Trung Quốc, Ấn Độ và Algeria, chiếm tới 63,1% tổng giá trị hợp đồng quân sự trong giai đoạn 2003-2010. Đứng thứ 4 là Venezuela, chiếm tới 6,7% tổng giá trị xuất khẩu vũ khí Nga, tính từ thời điểm Nga bắt đầu cung cấp vũ khí cho Venezuela vào năm 2006. Các nước đứng vị trí từ 5 đến 7 lần lượt là Iran 4,4%, Ai Cập 3%, Syrian 2,9%.

Việt Nam đứng thứ 8 với tổng giá trị hợp đồng quân sự được Nga chuyển giao chiếm 2,4% trong giai đoạn 2003-2010. Cụ thể: năm 2003 chiếm 1%, năm 2004 chiếm 2,4%, năm 2005 chiếm 6,7%, năm 2007 là 3% và năm 2010 tăng lên 6,4%.

Giá trị các hợp đồng vũ khí Việt Nam nhập khẩu từ Nga so với tổng giá trị xuất khẩu vũ khí của Nga, giai đoạn 2003-2010.

Chiếm 13,9% còn lại gồm 57 quốc gia mua vũ khí của Nga trong giai đoạn 2003-2010 với số lượng nhỏ lẻ. Malaysia và Indonesia lần lượt đứng thứ 9 và thứ 10 chiếm 2,1% và 1,5%.

Như vậy, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng đầu trong danh sách các nước mua nhiều vũ khí nhất của Nga.

Nga giúp Việt Nam đóng tàu tên lửa lớp Project 1241.8





Những vũ khí tối tân nhất của Quân đội Việt Nam

Tháng Giêng, 2006, Nga đạt thỏa thuận để bán cho Hà Nội 2 giàn hỏa tiễn phòng không S300 PMU1 trị giá khoảng $300 triệu USD. Loại hỏa tiễn này có tầm hoạt động thấp từ 10 mét kể từ mặt đất và tầm xa có thể đến 150 cây số. Các hỏa tiễn này được dùng để phòng thủ Hà Nội.






Thông số kỹ thuật

S-300PMU1
Dài:7,5 m
Đường kính :0,5m
Nặng00kg
Phạm vi hoạt động0-200km
Độ cao đạt tới,000m
Tốc độ:2km /giây
Đầu nổ5kg chất nổ công phá mạnh
Dưới sự điều khiển của ra dar.

Tháng Mười năm 2003, tin báo của Hải Quân Hoa Kỳ cho hay: “Giữa Tháng Mười, 2003, Việt Nam đã đặt mua 10 tàu tấn công chạy nhanh của Nga do công ty Vympel vẽ kiểu. Theo thỏa thuận, các tàu chiến này sẽ được sản xuất ngay tại Sài Gòn (Saigon Shipbuilding Company) với bản vẽ có bí danh là chiến hạm loại BPS-500. Chúng là loại chiến hạm nhỏ dựa trên kiểu chiến hạm Tarantul III (Molniya).”





Tàu hỏa tiễn cỡ nhỏ lớp BPS 500

Độ giãn nước: 517 tấn

Kích thước: 62 x 11 x 2.5 mét/203.4 x 36 x 8.2 feet

Sức đẩy: 2 động cơ diesel, 2 waterjets, 19,600 bhp, 32 hải lý/ giờ

Thủy thủ đoàn: 28

Radar: Positiv-E/Cross Dome air/surf search

EW: 2 PK-16 decoy

Vũ khí: 8 hỏa tiễn Kh-35 Uran SSM, 1 đại bác 76.2mm, 1 súng phòng không 30 mm,
2 súng 12.7 mm MG

Nguồn gốc: Nga thiết kế, được đóng tại Việt Nam

15 trực thăng chống tàu ngầm K-25 và K-27

Tấm ảnh này đã được thu nhỏ. Click vào thanh này để coi kích thước đầy đủ. Kích thước thật là 1024x683.


Tấm ảnh này đã được thu nhỏ. Click vào thanh này để coi kích thước đầy đủ. Kích thước thật là 1024x683.




K-27



Lực lượng ko quân gồm có 13 Su-27/-30,60 Su-22M4, 120 MiG-21 sẽ mua thêm 40 SU-22M4

SU-27

Tấm ảnh này đã được thu nhỏ. Click vào thanh này để coi kích thước đầy đủ. Kích thước thật là 962x693.








SU-30





Tấm ảnh này đã được thu nhỏ. Click vào thanh này để coi kích thước đầy đủ. Kích thước thật là 1024x662.


Su-22M4

Tấm ảnh này đã được thu nhỏ. Click vào thanh này để coi kích thước đầy đủ. Kích thước thật là 1024x640.




Đây là Su-22.



Còn đây là Tarantul 3(Molniya)



Tấm ảnh này đã được thu nhỏ. Click vào thanh này để coi kích thước đầy đủ. Kích thước thật là 1024x768.




Em này có trang bị ngư lôi nữa nè



Mấy chú Hải Quân nhà ta tận dụng chỗ để phơi đồ nữa chứ



Độ giãn nước: 455 tấn full
load

Kích thước: 56.1 x 10.2 x 2.14 mét

Sức đẩy: 2 trục; 2 động cơ gas turbines, 8,000 shp; 2 động cơ đẩy gas turbines,
24,000 shp; 32,000 shp, 43 hải lý/ giờ

Thủy thủ đoàn: 39

Fire Control: Garpun-E/Plank Shave missile control

EW: 2 PK-16 decoy RL

Vũ khí: 4 hỏa tiễn SS-N-2C Styx SSM, 1 súng 76.2mm/59cal DP, 1 SA-N-8 SAM, 2
súng 30AA

Nguồn gốc: Nga hiện

Nơi sản xuất: Volodarskiy SY, Rybinsk, Russia.

Dưới đây là em Gepard...chú ý nha các Bác đeo trên lưng nó là trực thăng đa năng K32



Tàu phóng lôi Shershen





Độ giãn nước: 161 tấn

Kích thước: 34.60 x 6.74 x 1.72 mét

Sức đẩy: 3 động cơ diesel, 3 trục, 12,000 bhp, 42 hải lý/ giờ

Thủy thủ đoàn: 22

Vũ khí: 2 dual 30 mm, 4 21 inch torpedo tubes, mines

Nguồn gốc: Liên Xô sản xuất giao năm 1979-1983.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Có ý kiến gì không?