Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Một số kiến thức về Tài chính - Chứng khoán

Mua cổ phiếu quỹ - Thiệt nhiều hơn lợi

CafeF- 24/10/2011 Trên thị trường hiện có khá nhiều công ty niêm yết đăng ký mua CP quỹ (CPQ) với nhiều mục đích khác nhau, nhưng nhìn chung việc mua vào CPQ đang gây thiệt nhiều hơn lợi.
NĐT dễ thấy mua lại CPQ sẽ làm tăng lợi nhuận trên mỗi CP (EPS), cũng như làm tốc độ tăng trưởng EPS của công ty tốt hơn. Nhưng ít ai để ý việc mua lại CPQ làm giảm đi giá trị sổ sách (book value). Hiện nay nhiều NĐT giá trị sử dụng chỉ số P/B (giá chia cho giá trị sổ sách) như một tiêu chí để tìm kiếm CP rẻ đang giao dịch dưới giá trị thực.
Do vậy việc mua CPQ có thể làm kết quả tìm kiếm này bị sai lệch, tỷ số P/B trở thành thước đo vô dụng trong việc định giá CP. Một công ty giảm số lượng CP đang lưu hành thông qua việc mua CPQ có thể làm công ty này được định giá ở mức quá cao nếu dựa vào tiêu chí giá trị số sách.
Tại sao việc mua lại CPQ sẽ tốt cho tốc độ tăng trưởng EPS nhưng lại làm xấu đi giá trị sổ sách? Do giá trị sổ sách còn được gọi là vốn chủ sở hữu, được định nghĩa là tổng tài sản của công ty trừ đi các khoản nợ. Giá trị sổ sách trên mỗi CP (thư giá) là tổng giá trị sổ sách chia cho số lượng CP đang lưu hành. Để xem xét việc mua lại CP ảnh hưởng đến EPS và thư giá của một công ty như thế nào, nên xem xét thí dụ sau:
Công ty ABC có tổng tài sản 300 tỷ đồng và tổng nợ 150 tỷ đồng. Như vậy giá trị sổ sách của công ty là 150 tỷ đồng. Nếu công ty ABC có 10 triệu CP đang lưu hành, thư giá của công ty sẽ là 150 tỷ đồng : 10 triệu =15.000 đồng. Giả sử lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty 20 tỷ đồng, tương đương EPS = 20 tỷ đồng : 10 triệu CP = 2.000 đồng. ROE của ABC 2.000 : 15.000 = 13,33%.
Giả sử giá CP ABC đang giao dịch mức 20.000 đồng/CP và ABC sẽ mua 3 triệu CPQ. Công ty phải chi ra 60 tỷ đồng để mua. Trong thực tế, việc mua lại CPQ có thể diễn ra trong vài tháng và có nhiều mức giá khác nhau, nhưng để minh họa ở đây giả định tất cả xảy ra trong một lần. Sau khi mua lại CPQ, EPS và thư giá của công ty ABC được minh họa như sau:
Tổng tài sản 240 tỷ đồng (300 tỷ - 60 tỷ chi mua CPQ) và tổng nợ là 150 tỷ đồng, giá trị sổ sách của công ty còn 90 tỷ đồng. ABC chỉ còn 7 triệu CP đang lưu hành (10 triệu CP ban đầu - 3 triệu CPQ), thư giá của công ty sẽ là 90 tỷ : 7 triệu CP = 12.857 đồng. Lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty giả sử không thay đổi đạt 20 tỷ đồng, nhưng EPS là 20 tỷ : 7 triệu = 2.857 đồng. ROE của ABC 2.857 : 12.857 = 22,22%
Rõ ràng thư giá của công ty sẽ bị bóp méo khi mua số lượng lớn CPQ với giá cao hơn thư giá. Việc mua CPQ có thể cải thiện EPS từ 2.000 đồng lên 2.857 đồng, tăng thêm 42,85% dù lợi nhuận không thay đổi. Việc mua lại CPQ cũng làm cho ROE của công ty từ mức bình thường 13,33% lên mức cao 22,22% nhưng lại làm thư giá giảm từ 15.000 đồng xuống còn 12.857 đồng.
Việc ROE cải thiện làm cho một doanh nghiệp bình thường có thể được đánh giá như một doanh nghiệp rất tốt. Tuy nhiên nên có cái nhìn thận trọng khi xem xét chỉ tiêu ROE đối với công ty thực hiện mua số lượng lớn CPQ.
Giải pháp an toàn cho NĐT là khi nhìn vào sự hấp dẫn của tăng trưởng EPS và ROE của một công ty, đừng nên bỏ qua chỉ tiêu P/B, chỉ tiêu giúp phát hiện những thủ thuật làm EPS và ROE tăng trưởng từ việc mua CPQ.
Theo Nguyễn Văn An
Sài Gòn Đầu tư Tài Chính

Nhận diện sóng ngành cuối năm

CafeF- 24/10/2011
Dự báo từ nay đến cuối năm TTCK vẫn chưa thoát khỏi tình trạng ảm đạm như hiện hay. Dù vậy, đây vẫn là thời điểm cho NĐT khai thác quy luật sóng ngành cuối năm.
Trong quý III, TTCK Việt Nam đã có một đợt hồi phục khá, nhưng sau đó đã trải qua một đợt điều chỉnh do những lo ngại từ tình hình kinh tế thế giới cũng như những vấn đề mới nảy sinh trong nước.
Thực tế khó khăn kinh tế sẽ không tác động đồng đều với tất cả các nhóm ngành trên thị trường. Do vậy sẽ có những ngành bị tác động trực tiếp, nhưng cũng có những ngành ít chịu tác động bởi những khó khăn về kinh tế vĩ mô.
Thông thường những tháng cuối năm bao giờ cũng là thời điểm nóng của thị trường bất động sản, nhưng năm nay quy luật này sẽ không còn đúng đối với phần lớn doanh nghiệpbất động sản .Xét về những yếu tố cấu thành, xu hướng tăng của thị trường bất động sản vẫn còn rất mong manh.
Yếu tố cấu thành quan trọng nhất đối với bất động sản là nguồn vốn, nhưng hiện tại phần lớn doanh nghiệp bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn. Nhiều dự án ngưng trệ, hoặc đang trong giai đoạn đền bù giải tỏa, thậm chí nhiều dự án phải chuyển nhượng với mức giá thấp hơn giá vốn sau một thời gian dài gồng mình.
Chính sách thắt chặt tiền tệ - trong đó siết chặt nguồn tín dụng bất động sản - đã làm nhiều doanh nghiệp trong ngành không kịp thay đổi phương án kinh doanh. Những dự án đang đầu tư dở dang, gặp cảnh thiếu vốn sẽ phải kéo dài thời gian thu hồi vốn.
Gần đây, việc giảm lãi suất cho vay và thông tin chưa chính thức về việc đưa một số phân khúc bất động sản ra khỏi danh mục phi sản xuất là tín hiệu tốt cho thị trường này, tuy nhiên vẫn chưa đủ để tạo thành cú hích cho dòng tiền đổ vào trong những tháng cuối năm.
Hoạt động xây dựng thường được đẩy mạnh trong quý IV, nhưng năm nay do những khó khăn của thị trường bất động sản và việc cắt giảm đầu tư công nên nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng sẽ không lớn.
Do vậy kết quả kinh doanh quý IV của các doanh nghiệpkhai thác khoáng sản, xây dựngcó thể tăng nhẹ nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2010. Giá CP của phần lớn các doanh nghiệp niêm yết trong ngành này đều giảm trong quý III và thanh khoản tương đối thấp.
Nhóm ngành cao sucũng có tính mùa vụ trong quý IV, song năm nay có một số yếu tố làm giảm nguồn cầu, khiến kết quả kinh doanh quý IV có thể không khả quan như mọi năm.
Tuy vậy, do các công ty trong ngành này đều có mức lợi nhuận cao và ổn định, đặc biệt hệ số nợ trong cơ cấu vốn thấp, nên ít phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực trước sự bất ổn của kinh tế vĩ mô. Ngành cao su vẫn là một lựa chọn tốt cho đầu tư giá trị trong bối cảnh giá CP của ngành này đã giảm khá sâu.
Nhóm ngành sản xuất và chế biến thực phẩmcũng có một số thuận lợi tương đối trong quý cuối năm, do đây là những mặt hàng thiết yếu, ít bị tác động bởi suy thoái kinh tế và hàng hóa tiêu thụ tăng mạnh trong mùa Tết.
Cuối năm, các mặt hàng chủ chốt như sữa, hàng tiêu dùng, cà phê... đều đang rục rịch tăng giá. Đối với ngành này, các doanh nghiệp dự trữ nhiều hàng tồn kho sẽ có lợi thế tương đối lớn trong giai đoạn tiếp theo. Đây là lĩnh vực nhiều khả năng sẽ có sóng vào thời điểm cuối năm.
Theo Hải Hồ
Sài gòn đầu tư tài chính

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Có ý kiến gì không?