Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Đại gia Đoàn Nguyên Đức: 'Tiền tôi không thiếu

Đoàn Nguyên Đức có biệt danh là Bầu Đức (sinh 1962), quê quán tại xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông là người Việt nổi tiếng như là một "ông bầu" trong làng bóng đá và là một doanh nhân thành đạt qua thương hiệu nổi tiếng Hoàng Anh - Gia Lai.

Bầu Đức: 'Nuôi' chuyên cơ 300 triệu/tháng, bóng đá 70 tỷ/năm 

Hồi bầu Đức tuyên bố mua phi cơ riêng, thành lập Học viện bóng đá nhiều người còn bảo ông "sao làm nổi". Nhưng, thực tế ông đã có được cả hai.

Được mệnh danh là "ông bầu Phố Núi", nhưng tầm ảnh hưởng của Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) Đoàn Nguyên Đức trong kinh doanh rất lớn, không chỉ ở Việt Nam.

Ngoài những lần gặp trên sân bóng, tôi trò chuyện với Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) Đoàn Nguyên Đức được dăm lần, tạm gọi là những buổi "phỏng vấn".

Lần đầu tiên khi ông tuyên bố muốn là cổ đông của câu lạc bộ bóng đá hàng đầu giải Ngoại hạng Anh, Arsenal. Lần thứ hai khi ông tham gia Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào Campuchia (tại TP.HCM năm 2009). Lần thứ ba khi ông vừa mua máy bay cá nhân. Lần thứ 4 khi ông tham gia cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Campuchia nhân Hội nghị Campuchia - Lào - Việt Nam. Lần 6 ở Campuchia vào tháng 11/2010. Lần gần đây nhất là lúc ông đang ở Hà Nội chuẩn bị nhận Giải thưởng "Ernst & Young - Bản lĩnh Doanh nhân lập nghiệp".

Kể vậy cũng đã là quen, nhưng vẫn rất khó để hẹn với bầu Đức, bởi lịch đi đứng của ông không thể nào "kiểm soát", đặc biệt kể từ ngày ông tậu chiếc Beechcraft King Air 350 trị giá 7 triệu USD hồi năm 2008.


Bầu Đức bên chiếc chuyên cơ của mình...


Bầu Đức với Beechcraft King Air 350 và trái banh tròn

Không chỉ nổi bật giữa đám đông với phong cách thời trang: quần jeans, áo sơ mi, đi giày thể thao, bầu Đức còn nổi tiếng với những phát ngôn "gây sốc". Song, điều đáng nói hơn hết là ông nói và làm thật! Hồi bầu Đức tuyên bố mua phi cơ riêng, thành lập Học viện bóng đá nhiều người còn bảo ông "sao làm nổi". Nhưng, thực tế ông đã có được cả hai.

- Anh Đức, từ khi có máy bay riêng, lại càng khó gặp anh…

Tôi đi suốt, mới đi Myanmar về, chắc là thời gian tới sẽ đầu tư sang đây.

- Tò mò chút: mỗi tháng anh dành bao nhiêu tiền "nuôi" chiếc Beechcraft King Air 350?

300 triệu đồng. Giao cho Vasco lo trọn gói.

- Tính ra, chi phí có cao hơn so với trước đây anh đi máy bay thương mại?


Tương đương thôi, nhưng lợi được nhiều mặt. Chuyện tôi "đáp" máy bay riêng xuống sân bay của Myanmar, Campuchia hay Lào với tư cách nhà đầu tư phải khác người đi máy bay thương mại chứ!

- Một thứ khác - trái banh tròn - có khi còn tiêu tốn tiền của anh nhiều hơn nhỉ. Một năm anh bỏ ra bao nhiêu để "nuôi" bóng đá?

70 tỷ đồng.

- Và thu lại ra sao?


Cái lợi thu về từ bóng đá không đáng kể, thay vì bỏ tiền ra làm PR, doanh nghiệp đi làm bóng đá để quảng bá thương hiệu. Việc đào tạo và chuyển nhượng cầu thủ từ Học viện thì phải 3-5 năm nữa mới có nguồn thu. Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cho bóng đá đều phải bù lỗ 50%/năm, tôi dám chắc chưa doanh nghiệp nào có lợi nhuận do bóng đá mang lại.

- Sau những "sự cố" liên quan đến trọng tài và ban tổ chức giải bóng đá V-League 2010 khiến anh, bầu Kiên, bầu Thắng… phải lên tiếng (điển hình là cuộc họp "Hội nghị thượng đỉnh" ngày 15/9 tại TP.HCM và căng thẳng nhất là vào ngày 29/9 tại Hà Nội), anh còn mặn mà với bóng đá không?

Còn chứ. Còn "mặn" thì mới lên tiếng để tìm cách cải tổ, làm cho chất lượng giải tốt hơn. Chúng tôi cũng đã thống nhất thành lập một Công ty cổ phần điều hành V-League (thay vì lập Ban tổ chức, Trưởng ban tổ chức…) và chọn giám đốc để quản lý công ty đó. HAGL là đơn vị đầu tư mạnh mẽ cho bóng đá, với Học viện bóng đá Arsenal, nếu không mặn mà thì không ai bỏ tiền vào đây. Nhưng đúng là riêng với việc "làm bóng đá" tại HAGL, do việc kinh doanh hiện nay khá bận rộn nên tôi không thể dành nhiều thời gian cho bóng đá như trước.

- Vậy anh còn nuôi ý định mua 20% cổ phần của Câu lạc bộ Arsenal (1 trong 3 câu lạc bộ hàng đầu của Giải bóng đá ngoại hạng Anh - PV) không?

Nếu năm 2007, Bộ Tài chính cho phép chúng tôi đã mua, nhưng bây giờ phải tập trung vốn cho những đầu tư khác mà HAGL đã xác định là chiến lược.

Bầu Đức và những dự án lớn


- Ở giai đoạn này, chiến lược đầu tư của HAGL là gì? Có vẻ như đó là đầu tư ra nước ngoài?

Dĩ nhiên, đây là điều mà chúng tôi đã nghĩ cách đây 4-5 năm. Hiện tại, danh mục đầu tư của HAGL sang Campuchia và Lào đang rất ổn định. Một doanh nghiệp lớn như HAGL nếu không vươn ra nước ngoài mà chỉ quanh quẩn với đầu tư trong nước thì khó đảm bảo được mức tăng trưởng bình quân 70%/năm. Hơn nữa, ở một số ngành, thị trường nội địa đã tỏ ra bão hòa, chẳng hạn như bất động sản tại TP.HCM hiện có quá nhiều sự cạnh tranh.

- Trước đây, qua nói chuyện với anh Lê Hùng (Giám đốc Công ty Phát triển nhà HAGL), tôi được biết, dù HAGL đầu tư sang Thái Lan sớm nhất, nhưng có vẻ kết quả thu được cũng chưa được ấn tượng cho lắm?

Chuyện đầu tư bất động sản ở Thái Lan xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc tôi muốn thực hiện lời hứa với Kiatisak, Thonglao, Dusit (những tên tuổi của bóng đá Thái Lan đã từng gắn bó dưới màu áo Câu lạc bộ HAGL) là tạo điều kiện cho các cầu thủ này khi họ giải nghệ. Lợi nhuận từ đầu tư ở Thái Lan không nhiều, thị trường bất động sản ở Thái đã khá ổn định: từ quy hoạch, chính sách cho đến giá cả nên không có nhiều bước phát triển đột biến như ở Việt Nam. Do đó, giá trị đầu tư của HAGL vào Thái vẫn còn ở mức thăm dò (10 triệu USD).

- HAGL vừa ký với Chính phủ Lào 4 dự án lớn. Anh có thể cho biết những dự án của HAGL đầu tư ở nước ngoài hiện như thế nào?

Chúng tôi đầu tư vào Lào từ năm 2008. Nay đa phần các dự án ở Lào đều đã được khởi công hoặc đang trong quá trình xúc tiến thủ tục chuẩn bị đất đai để triển khai. Nguồn vốn thì chúng tôi đã chuẩn bị từ trước. Cụ thể là việc phát hành trái phiếu quốc tế với giá trị 90 triệu USD cho Ngân hàng Credit Suisse, 110 triệu USD cho Temasek và Deutsche Bank Trust Company Americas 60 triệu USD…

Nguồn này chủ yếu phục vụ cho các dự án đầu tư ở nước ngoài của tập đoàn. Hiện nay, các dự án trồng cao su của chúng tôi đã được 4 năm, đến năm 2013 là có nguồn thu. Tính ra, giá trị đầu tư của HAGL ở Lào đến nay là trên 1 tỷ USD và Campuchia là 200 triệu USD.

- Lĩnh vực ưu tiên đầu tư hàng đầu của HAGL hiện nay là gì?


Cao su và thủy điện.

- Còn bất động sản thì sao, thưa anh?


Thị trường bất động sản đang bị tắc đầu ra. Đầu tư mạnh vào đây để tìm kiếm lợi nhuận là điều không tưởng.

Minh bạch, sòng phẳng thì chẳng sợ gì điều tiếng!

- Việc tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) vừa hạ định mức tín nhiệm của HAGL năm 2011 xuống hạng B có làm anh lo lắng?

Nguyên nhân bị hạ mức tín nhiệm tôi đã giải thích rất nhiều. Tính đến nay, HAGL là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam duy nhất được đánh giá chỉ số tín nhiệm. Tôi muốn minh bạch nên tất cả thông tin của doanh nghiệp đều công bố. Người khác không làm, không tham gia thì không có đánh giá (năm 2010, HAGL thuê tổ chức S&P đánh giá chỉ số tín nhiệm hàng năm cho doanh nghiệp mình).

... và cũng là một trong những ông bầu đầu tư nhiều tiền cho bóng đá

Trong bối cảnh này, ngay cả năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn bị tụt hạng huống hồ là doanh nghiệp. Nhìn vào một công ty phải nhìn tổng thể, như ngắm một bức tranh, có mảng sáng, có mảng tối, cũng như có tốt - có xấu vậy. Trong bối cảnh này, ai mà nói toàn tốt là nói dóc! Duy trì hoạt động kinh doanh được đã là quá tốt!

- Nhìn lại quá trình kinh doanh những năm gần đây, anh thấy HAGL gặp khó khăn nhất khi nào?

Năm 2008 là thời điểm chúng tôi gặp khó khăn nhất do thị trường chung đi xuống, đặc biệt là bất động sản-ngành tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho HAGL trong giai đoạn đó-trong khi chúng tôi lại phải tập trung vốn để đầu tư vào các lĩnh vực dài hạn. Tôi cho rằng, lúc ấy HAGL đã làm một cuộc "đại cách mạng" về giá nhà đất để vực dậy thị trường là hạ mức giá căn hộ Hoàng Anh Riverview (quận 2, TP.HCM) từ 2.500 USD/m2 xuống còn 1.100 USD/m2.

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đạt được lợi nhuận 50%. Vì sao? Mức giá trước đó là không có thật. Nhiều doanh nghiệp hiện vẫn còn niêm yết mức giá trên trời vì cho rằng thị trường sẽ nóng trở lại. Tôi biết, đừng trông mong điều đó nữa. Tôi dám khẳng định, doanh nghiệp nào còn ở lại mặt đất còn làm được bất động sản, ở trên mây hoài sẽ lãnh hậu quả.

- Liệu trong thời gian tới, HAGL có tạo ra thêm một "cơn sốc" về giá căn hộ nữa không, thưa anh?

Chưa biết được. Điều này còn tùy thuộc vào thị trường.

- Nhìn vào báo cáo tài chính giữa niên độ, thấy nợ dài hạn của HAGL cũng khá nhiều?

Khi nào chúng tôi có 10 đồng mà đi vay 20 đồng mới đáng lo. Tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản của HAGL là không lớn (tổng tài sản của HAGL hiện nay được ước tính khoảng 25.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,25 tỷ USD - PV).

- Các doanh nghiệp hiện nay đều được khuyến khích sản xuất, kinh doanh theo hướng phát triển bền vững, không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nhiều người cũng "bàn ra, tán vào" khá nhiều về các dự án trồng - khai thác rừng của HAGL cũng như nguồn gốc gỗ, anh có ngại không?

Nên nhớ là tỷ suất lợi nhuận của lĩnh vực sản xuất đồ gỗ của HAGL hiện chỉ chiếm 5%. Và 100% gỗ nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất này đều nhập từ Malaysia. Chúng tôi bán hàng có chứng chỉ xuất xứ về gỗ rất rõ ràng, làm sao có thể gọi là phá môi trường! Thật ra, đầu tư bây giờ cũng không đơn giản, làm dự án ở đâu thì điều đầu tiên là phải làm bản đánh giá tác động môi trường.

- Anh làm kinh doanh rất nhiều và đi liên tục, vậy khi nào anh dành thời gian cho gia đình?

Tôi nhắc lại điều đã nói nhiều lần là tôi không có thời gian dành cho gia đình.

- Xin cảm ơn anh!

Đại gia Đoàn Nguyên Đức: 'Tiền tôi không thiếu

“Tôi làm việc quần quật không phải vì tiền. Tiền tôi không thiếu, xài thoải mái ba đời cũng không hết. Tôi cũng không có nhu cầu hưởng thụ. Tôi làm việc chỉ vì đam mê...”

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), người Việt Nam đầu tiên vừa được nhật báo tài chính hàng đầu thế giới Wall Street Journal (WSJ) bình chọn là một trong 29 doanh nhân quyền lực nhất khu vực Đông Nam Á.


Ông Đức đưa các nhà đầu tư nước ngoài thăm vườn cao su của tập đoàn.

Quyền lực thực sự trong tập đoàn

- Thưa ông, câu chuyện làm giàu của ông đã vượt ra khỏi đất nước Việt Nam, ông được WSJ bình chọn là một trong những doanh nhân quyền lực nhất khu vực Đông Nam Á. Ông đón nhận sự kiện này như thế nào?

Tôi vừa xuống sân bay, thì nghe anh em nói thông tin đó. Tôi chưa từng tiếp xúc với người của WSJ và cũng không biết họ bình chọn thế nào. Tuy nhiên, WSJ là tờ báo uy tín trên thế giới, nên việc tôi có tên trong danh sách bình chọn của họ quả là một thông tin tốt lành.

- Ông nghĩ gì khi được chọn là doanh nhân có quyền lực?

Không biết họ có nói quá hay không. Quyền lực, theo cách hiểu của tôi là uy tín và sức mạnh kinh tế. Cả hai yếu tố này không tự dưng mà có. Trong hệ thống tập đoàn, tôi là người có quyền lực thật sự. Tôi chịu trách nhiệm chính trước hàng ngàn cổ đông và nhân viên. Tôi chấp nhận phản biện của cổ đông, của cấp dưới và đi đến quyết định cuối cùng vì quyền lợi của tập đoàn cũng như cá nhân tôi.

- Ông là doanh nhân Việt Nam đầu tiên được WSJ bình chọn là người có quyền lực. Ông có ngạc nhiên không?

Bất ngờ nhưng không ngạc nhiên vì, vươn ra thế giới là lộ trình của HAGL. Quan điểm tôi là nói ít, làm nhiều. Học sinh đi học, kết quả được đánh giá là có lên lớp hay không? Còn với doanh nghiệp, lợi nhuận là thước đo cho sự thành công.

- Ông có thể chia sẻ cách mà HAGL đã “vượt bão”?

Tại sao thị trường bất động sản điêu đứng, nhiều doanh nghiệp ngột ngạt, bế tắc vì thiếu vốn nhưng chúng tôi không bị ảnh hưởng? Trong kinh doanh, nguồn vốn quan trọng nhất, có vốn là thắng. Trong khi chúng tôi không thiếu vốn. Cần thêm vốn, chúng tôi đủ uy tín để huy động vốn quốc tế mà không bị ràng buộc, áp lực bởi lãi suất cao của vốn vay trong nước.

Trước đây, chúng tôi xác định lãi của tập đoàn chủ yếu thu từ bất động sản thì cách đây vài năm, tôi đã chuyển hướng, bất động sản chỉ còn chiếm khoảng 25% hoạt động kinh doanh của tập đoàn và do chúng tôi không lệ thuộc vào vốn nên bất động sản của HAGL vẫn đứng vững và cạnh tranh về giá. Chúng tôi đang đi bằng 4 chân, bất động sản có yếu đi thì tôi vẫn vững 3 chân còn lại, đó là thủy điện, khai khoáng và đặc biệt là cao su.

Không bao giờ bỏ bóng đá

- Trò chuyện với ông cách đây vài năm, tôi thấy ông rất hào hứng với bóng đá. Còn bây giờ, ông tỏ ra đặc biệt hào hứng với cây cao su?

Không hào hứng sao được khi HAGL đang sở hữu hơn 100.000 ha đất có thể trồng cao su ở 3 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia. Năm 2014, tôi sẽ có 50.000 ha cao su thu hoạch với lợi nhuận ước tính 450 triệu đô la/năm. Và không hào hứng sao được khi tôi trở về với công việc của một nông dân, là gốc gác của tôi. Có dạo, thấy tôi vắng, bạn bè hỏi đang ở đâu, tôi trả lời: Tôi đang ở rẫy. Mà tôi ở rẫy thật.

- Hào hứng với cao su, thế ông có lạnh nhạt với bóng đá? Ông bình luận gì khi vừa rồi một số ông bầu rút ra khỏi cuộc chơi bóng đá?

Tình yêu bóng đá trong tôi vẫn cháy bỏng. Nhờ bóng đá, tôi mới có như ngày hôm nay nên tôi không bao giờ bỏ bóng đá. Tôi còn nhớ, cách đây hơn 10 năm, báo chí ở nước ngoài chạy tít lớn: Bầu Đức là ai? HAGL là ai mà dám mua cầu thủ Kiatisak? Hồi đó, họ chưa biết chúng tôi. Giờ thì đã biết. Bóng đá không làm ra lợi nhuận trực tiếp nhưng lợi nhuận gián tiếp thì không thể kể hết.

Hiện tại, tôi vẫn duy trì đội bóng nhưng đầu tư tổng lực thì không. Việc một số doanh nghiệp rút ra khỏi thị trường bóng đá, tôi nghĩ họ hoàn toàn có lý. Một trận bóng đá tốn 3 tỷ bạc nhưng thu lại được gì khi sân bóng lưa thưa vài chục khán giả. Quản lý bóng đá VN mình chưa chuyên nghiệp.


Ông Đức với Phó Thủ tướng Thường trực Lào Xổm Xa Vạt Lềnh Xa Vát.

Làm không phải vì tiền

- Là ông chủ của tập đoàn kinh doanh đa ngành như vậy, ông bố trí thời gian làm việc thế nào?

Tôi làm việc bất kể giờ giấc, chỉ tính hết việc mà không tính hết giờ. Thời gian làm việc hầu như chiếm gần hết quỹ thời gian của tôi. Tôi làm việc bất cứ lúc nào, bất kể ở đâu, trên đường ra sân bay, ngồi trên máy bay, khi ăn, khi ngủ.

Có ngày tôi bay vài chuyến, có ngày tôi có mặt ở 2-3 nước. Có những ngày, tôi triệu tập 3-4 cuộc họp quan trọng, quyết định những vấn đề có tính chiến lược. Lạ một điều, tôi chưa từng thấy mệt mỏi, chán nản về cả thể chất lẫn tinh thần.

- Làm việc vất vả thế có phải vì ông quá đam mê kiếm tiền?

Tôi làm việc quần quật không phải vì tiền. Tiền tôi không thiếu, xài thoải mái ba đời cũng không hết. Tôi cũng không có nhu cầu hưởng thụ. Tôi làm việc chỉ vì đam mê và nói thật, vì điều gì nữa tôi cũng không thể định nghĩa. Cuộc sống mà, phải có người này người khác. Người đam mê cái này, kẻ đam mê cái kia. Tôi đam mê công việc.

Tôi không chơi ngông

- Khi bình chọn ông là doanh nhân có quyền lực, WSJ có đề cập đến việc ông là người VN đầu tiên từ sau giải phóng sở hữu máy bay riêng. Ông có tự hào về điều này?

Tôi bỏ tiền túi sắm máy bay không phải vì tôi chơi ngông mà tôi có nhu cầu làm ăn thật sự. Với tài sản hiện có của tôi thì chiếc máy bay chỉ như một chiếc xe máy của một người có thu nhập bình thường. Mục đích của chiếc máy bay hay chiếc xe máy, suy cho cùng cũng như nhau, là phương tiện đi lại làm ăn.

Có thể nói, chiếc máy bay là phương tiện làm ăn tuyệt vời của tôi. Tôi có thể chủ động bay bất cứ lúc nào có nhu cầu. Ngồi với anh ở Sài Gòn vào giờ này, 5 giờ chiều nhưng có thể tối nay, tôi có mặt ở Gia Lai. Thậm chí, có mặt ở Lào!

- Những lúc căng thẳng, ông có nhu cầu thư giãn chứ?

Hiện tại, tôi có hai cách thư giãn, đều tuyệt vời. Một là bay về phố núi Plâyku, ngồi xem cầu thủ nhí ở Học viện Bóng đá đá bóng. Các em đá vô tư, không toan tính. Hai là, tôi tự lái xe thăm vườn cao su.

Tuyển nhân sự không cần bằng cấp


“Tôi mới 50 tuổi, còn nhiều việc để làm và chưa bao giờ có ý định nghỉ ngơi. Tại sao các nước họ làm được mà mình không làm được? Tại sao nước người ta có tỷ phú đô la mà Việt Nam mình không có? Tôi muốn khẳng định người Việt Nam làm được những gì mà thế giới làm được. Tôi muốn chứng minh Việt Nam là một dân tộc lớn. Mình đánh giặc giỏi, thì làm kinh tế cũng phải giỏi”.
- Cách đây không lâu, ông có câu nói ấn tượng trên báo: “Tôi không cho không ai cái gì bao giờ”. Nhiều người ủng hộ câu nói của ông nhưng có người nói ông sòng phẳng quá?

Tôi gốc nông dân, tôi nói thẳng nói thật. Trong cuộc sống, không ai giúp mình cả đời và cũng không ai muốn nợ người khác cả đời. Có qua có lại mới toại lòng nhau. Đó thật sự là mối quan hệ bền vững.

- Ông tự nhận là người ít học, nhưng có năng khiếu quản trị, biết xoay chuyển tình hình trong kinh doanh mà thành công. Giờ HAGL đã vươn ra khu vực, ông có cảm thấy chút bối rối nào khi điều hành công việc hay không?

Tôi không giấu dốt, không mắc cỡ khi học hỏi. Thành thật mà nói, tôi học nhiều người lắm, và copy thành tựu của nhiều người để tích lũy kiến thức riêng cho mình. Trước tôi còn cắp cặp đến các lớp tập huấn, tích lũy kiến thức, học hỏi kỹ năng, nhưng 15 năm nay, do không sắp xếp thời gian được nên tôi tự học theo cách của mình, có khi tôi đọc tài liệu suốt đêm.

Tôi học trường đời nhiều lắm và đây là bể học vô tận. Ví dụ, nói về lĩnh vực cao su, tôi không có bằng cấp gì nhưng kỹ sư nông nghiệp khi trao đổi với tôi cũng mệt mỏi đấy nhé.

- Ông là linh hồn của tập đoàn, thế còn cấp dưới của ông?

Tôi là người cầm trịch nhưng dưới tôi là một đội ngũ cán bộ có năng lực, có tâm huyết, lăn lộn với công việc thật sự và nếu không có họ thì không thành công như hôm nay. Tôi không có thuộc cấp com lê cà vạt. Chúng tôi chưa bao giờ đăng báo tuyển dụng nhân sự và nhân sự của tôi luôn ổn định.

Nói không ngoa, ít ai làm việc tại HAGL mà xin nghỉ việc vì bức xúc. Ví như nếu có, tôi sẽ xem xét trách nhiệm và xử lý cán bộ quản lý trực tiếp có người nghỉ việc đó vì sao để xảy ra cơ sự. Có một đặc điểm tuyển dụng của HAGL, xem ra không khoa học lắm, đó là: Tuyển dụng nhân sự nhưng không đòi hỏi bằng cấp.

Cảm ơn ông!


Theo số liệu được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM, tính đến ngày 15-9-2011, tổng tài sản hiện có của tập đoàn HAGL là 23.108 tỷ đồng bao gồm nhiều dự án bất động sản, thủy điện, cao su, khai khoáng… trong nước và các Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Miến Điện.



Tài sản của ông Đoàn Nguyên Đức chiếm gần 50% tổng tài sản của tập đoàn, khoảng hơn 10.000 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Đức còn sở hữu riêng một chiếc máy bay Beechcraft King Air 350 trị giá gần 8 triệu USD.

Bầu Đức muốn thành tỷ phú thế giới

20 năm liền, Bầu Đức làm việc miệt mài, không có ngày nghỉ. Ông say mê kiếm tiền đến quên cả bản thân như để trả món nợ cuộc đời, trả nợ cho tuổi thơ nghèo khó làm thợ kéo cày tại quê nhà.

Lâu nay bầu Đức không chỉ nổi tiếng với những thương vụ đình đám trong làng bóng đá như mua cầu thủ nổi tiếng Kiatisuk, sở hữu phi cơ... người ta còn biết đến ông với danh hiệu người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2008. Thế nhưng có một bầu Đức khác mà ít ai biết, đó là cậu bé nghèo khổ của mấy chục năm trước, với những trải nghiệm đắng cay đã trở thành ký ức hằn sâu trong con người ông cho đến tận bây giờ.
Đức sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đông anh em. Mẹ tần tảo làm ruộng nuôi 9 anh em ăn học bằng bữa cơm độn sắn, độn khoai. Cậu bé Đoàn Nguyên Đức ngày ngày dắt trâu ra đồng, thả ước mơ vào bãi ngô xanh và cánh diều no gió. Lúc bấy giờ Đức chỉ có một tâm nguyện duy nhất là có tiền để học, học thật giỏi, đậu đại học và một cái nghề để thoát ra khỏi cuộc sống bần hàn. 10 năm dắt trâu ra đồng, kéo cày, xẻ đất, cái nắng cái gió làm cháy tóc sạm da càng khiến cho Đoàn Nguyên Đức nuôi quyết tâm thoát nghèo.
Khát vọng của bầu Đức là có tên trong danh sách tỷ phú thế giới. Ảnh: Baobongda.
Lớp 12, năm 1982, cậu khăn gói quả mướp vào TP HCM thi đại học, mang theo khát vọng của cả gia đình và những tham vọng từ thuở ấu thơ. Thế nhưng, con đường học vấn không mở ra trước mắt. Năm ấy, Đức trượt đại học… Không nản lòng, cậu lại vùi đầu vào sách vở. Sáng dắt trâu ra đồng, chiều về tranh thủ học bài. Nhưng dù cố gắng đến mấy, Đức vẫn không thể vào được cổng trường đại học. Như một định mệnh, cả 4 lần đi thi Đức đều không đạt kết quả như ý muốn.
Những năm 80, học vấn được coi là thước đo giá trị con người. Nếu không vào đại học cũng đồng nghĩa ước mơ thoát nghèo của cậu bé Đoàn Nguyên Đức chấm dứt và sẽ phải chấp nhận chôn vùi tuổi trẻ tại quê nhà, với con trâu cái cày, nương rẫy và đại ngàn.
“Sau những cú sốc, đau và thừa nhận mình dốt, tôi đã ngửa mặt lên trời và tự nói với bản thân rằng ngã ở đâu tôi sẽ đứng lên ở đó", Đức nhớ lại. Khi ấy, ông nhớ đến hình ảnh của mẹ, người phụ nữ miền sơn cước tần tảo nuôi 9 anh em Đức ăn học. Và ông chợt nhận ra rằng có nhiều con đường để dẫn đến thành công. "Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng”, bầu Đức nói.
Thế rồi, cậu thanh niên 22 tuổi khăn gói quả mướp lên đường mang theo nhiệt huyết của tuổi trẻ và khát vọng làm giàu. Không tiền, không học vấn, con đường đầy mịt mù mở ra trước mắt. Lúc bấy giờ, ông không biết sẽ bắt đầu từ đâu và bằng công việc gì. Ông chỉ nhớ rằng mình đã làm đủ mọi nghề để nuôi sống bản thân, để tích góp kinh nghiệm và cố sáng tạo để tìm lối đi riêng. Và cũng chính vì không đạt được ước nguyện bằng con đường học vấn nên Đức chọn con đường khởi nghiệp riêng không qua trường học mà bằng trường đời.
Sau một thời gian làm thuê, Đức tích góp được một khoản tiền đủ để ông mở một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại quê nhà. Ấy là vào năm 1990, ông tự tay cưa, bào đục đẽo để làm ra sản phẩm đầu tiên là chiếc bàn cho học sinh. Sau đó ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất đồ nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác để hình thành nên tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ngày hôm nay.
Bầu Đức thừa nhận có một nhân vật tỷ phú đã tác động khá mạnh tới tính cách, lối sống, và cách nghĩ suy của ông bây giờ. Đó chính là Bill Gates - tỷ phú người Mỹ khởi nghiệp bằng một chiếc máy tính nhỏ với con đường học vấn dở dang. Ông đã đọc say sưa cuốn sách viết về 100 tỷ phú thế giới, trong đó có nói về tỷ phú thế giới Bill Gates - người giàu thế giới suốt mấy năm liền. Ông có cảm giác như mình có duyên nợ và nét gì đó rất tương đồng với Bill Gates - tỷ phú thành công không bằng con đường học vấn. “Và tôi hiểu rằng trường đại học của tôi chính là đường đời. Đôi khi tôi tự hỏi, nếu không có tuổi thơ cơ cực, và thất bại trong con đường học vấn, chắc gì, tôi đã có ngày hôm nay”, ông Đức nói.
Miền quê Gia Lai của Bầu Đức giờ đã đổi thay nhiều. Đời sống người dân cũng đã nâng lên, căn nhà gỗ gắn bó với tuổi thơ của ông cũng đã được sửa sang, cơi nới. Và cậu thanh niên Đoàn Nguyên Đức từng suốt 10 năm dắt trâu ra đồng kéo cày đẽo đất khi xưa giờ đã là tỷ phú và là người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt năm 2008. Thế nhưng bầu Đức vẫn kiên quyết giữ lại mảnh đất cũ - nơi ông đã từng nếm trải đắng cay, cơ cực. Ông tâm sự: “Ba mẹ tôi vẫn ở quê cách thành phố 20 km. Anh em chúng tôi lớn lên mỗi đứa lập nghiệp một nơi song vẫn quây quần bên ba mẹ những ngày lễ Tết. Quê nghèo nhắc cho tôi rằng phải phấn đấu không ngừng nghỉ. Tôi cảm ơn mảnh đất này”.
Vẫn là hình ảnh cây cau cây dừa, nhưng mỗi lần về thăm quê Bầu Đức lại thấy cảm giác khó tả và cay cay nơi sống mũi. Những kỷ niệm buồn vui xa xưa lại ùa về. “Lúc ấy, tôi lại thấy mình ngày xưa, đang dắt trâu ra đồng chuẩn bị cày trên thửa ruộng sắp vào mùa”, bầu Đức nói.
40 năm qua đi, giờ ông Đức đã có trong tay tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai với giá trị ròng lên tới vài chục nghìn tỷ đồng, một câu lạc bộ bóng đá lừng danh với những chân sút nổi tiếng được mua về. Thế nhưng bầu Đức vẫn không cho phép mình được dừng lại. Ông vẫn làm việc ngày đêm không ngừng nghỉ. Làm việc như thể để trả nợ cuộc đời và một điều lớn lao hơn - ông muốn thực hiện khát vọng của một doanh nhân Việt. Ông muốn làm điều mà nhiều doanh nhân thế giới đang làm.
Và khát vọng cuối cùng của bầu Đức là có tên trong danh sách tỷ phú thế giới chứ không còn đơn thuần là người giàu VN. “Tất nhiên, ước mơ chỉ là ước mơ, tôi tin rằng, tất cả những doanh nhân tâm huyết làm giàu đều mong muốn và phấn đấu vì điều này. Đây không còn là danh dự cá nhân mà còn là niềm tự hào dân tộc”, bầu Đức nói.
Ở cái tuổi ngoại tứ tuần, sự nghiệp đã đạt độ chín, tiền bạc cũng không còn là vấn đề bận tâm, bầu Đức đang dành nhiều thời gian hơn để thực hiện khát vọng của mình. Năm 2008, lần đầu tiên, cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai được niêm yết trên sàn chứng khoán. Với trên 55% số cổ phiếu sở hữu, bầu Đức trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán Việt 2008 do VnExpress.net bình chọn.
Bất chấp khủng hoảng, suy thoái, dưới bàn tay chèo lái của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vẫn đạt kết quả khá ấn tượng với lợi nhuận 1.700 tỷ đồng năm 2009. Bầu Đức chia sẻ, năm 2008 khi nhìn thấy bức tranh ảm đạm và âm u của nền kinh tế, Hoàng Anh Gia Lai chỉ dám đặt ra mục tiêu lợi nhuận cho năm 2009 ở con số khiêm tốn 1.150 tỷ đồng. Thế nhưng khi lao vào cuộc chiến, ông nhận thấy có rất nhiều cơ hội và có nhiều ngách nhỏ để ông len vào và đạt thành công. “Kết quả thật ấn tượng, chúng tôi đã làm được và đạt tới con số 1.700 tỷ đồng lợi nhuận”, ông Đức chia sẻ.
Ông cho hay trong cuộc đời kinh doanh của mình chưa khi nào đối mặt với khó khăn như năm 2008 và 2009. Thị trường tiền tệ 2008 quá tồi tệ, năm 2009 chưa thoát khỏi khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp rơi vào tình cảnh nhìn đâu cũng thấy khó. Bức tranh ảm đạm bao trùm kinh tế của cả thế giới. Bầu Đức rơi vào trạng thái bi quan thực sự, và có lúc ông tính chuyện buông xuôi. Ấy là vào tháng 7/2008, khi chứng kiến cảnh hàng loạt tập đoàn kinh tế lớn của thế giới tuyên bố phá sản. Cứ mỗi sáng mở mắt, đã thấy có 2 doanh nghiệp của Mỹ tuyên bố phá sản hoặc có đơn xin bảo hộ, ông lại thấy hoang mang và cảm giác, khủng hoảng như đang đến sát mình.
Tại VN, doanh nghiệp cũng rơi vào cảnh điêu đứng hàng loạt. Thị trường chứng khoán tụt dốc, chỉ số VN-index dò dẫm tìm đáy, bất động sản đóng băng…, nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh càng kinh doanh càng lỗ. Bầu Đức hiểu rằng, trong bối cảnh như vậy, người tài giỏi lắm cũng không tránh khỏi trạng thái hoang mang và ông đặt Hoàng Anh Gia Lai vào tình trạng khẩn cấp với nhiều kịch bản được đưa ra. Các kế hoạch kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận liên tục được điều chỉnh. Và nhờ những quyết sách đúng, kịp thời nên Hoàng Anh Gia Lai là một trong số những doanh nghiệp sớm thoát ra khỏi khủng hoảng và giữ vững được hoạt động kinh doanh của mình.
Trong kế hoạch kinh doanh năm 2010, Hoàng Anh Gia Lai dự kiến đạt mức tổng lợi nhuận trước thuế từ 2.500 đến 3.000 tỷ đồng. Công ty đang đẩy nhanh triển khai nhiều dự án, chẳng hạn Dự án Khu chung cư An Tiến (Nhà Bè, TP HCM), Riverview, Phú Hoàng Anh, đường Nguyễn Hữu Thọ, TP HCM và nhiều dự án khác ở Đà Nẵng, Đăk Lăk và Gia Lai…

Bầu Đức: Ngày trở thành tỷ phú thế giới không còn xa

Đại diện cho giới doanh nhân Việt Nam tham dự giải thưởng Doanh nhân toàn cầu của Ernst & Young tại Monte Carlo, Monaco vào tháng 6/2012, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai cho biết đích mà ông vươn tới là danh hiệu tỷ phú thế giới.

Sau khi đoạt danh hiệu Doanh nhân xuất sắc tại giải thưởng "Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp 2011" tại Việt Nam của Ernst & Young và đại diện cho giới doanh nhân trong nước tham dự giải thế giới, bầu Đức chia sẻ với VnExpress.net: Việc được tham dự giải thưởng tại Monaco cho thấy quá trình làm việc và phấn đấu không mệt mỏi của mình và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã cho kết quả tốt.
Bầu Đức với danh hiệu doanh nhân quyền lực châu Á. Ảnh: Nhật Minh
- Được Wall Street Journal bình chọn là một trong 29 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á, rồi lại được chọn làm doanh nhân Việt Nam tham gia giải bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp tại Pháp, ông có nghĩ mình là doanh nhân số 1 Việt Nam?
- Không ai dám vỗ ngực xưng mình là số 1 hay số 2 cả. Danh hiệu là do xã hội nhìn nhận và đánh giá dựa trên những thành quả mà người đó đạt được. Tôi chưa bao giờ tĩnh lại để tự so sánh mình với ai đó hoặc đánh giá mình đang là số một hay số 2. Điều này thật vô bổ và nó không đúng với cách sống của tôi.
Tôi có lý tưởng sống, triết lý kinh doanh và mục tiêu để phấn đấu đạt được. Nói thật, bất cứ vinh quang nào đi liền với nó là sự trả giá. Bao năm qua, chưa lúc nào tôi cho phép mình nghỉ ngơi và bê trễ công việc. Đôi khi, tôi than phiền rằng số tôi khổ khi chẳng có phút nghỉ ngơi cho riêng mình. Nói điều này để thấy có được thành công là tôi phải làm việc cực hơn rất nhiều những người khác.
Mỗi người có một mục đích sống. Tôi có niềm đam mê cho công việc và luôn mong mỗi ngày trôi qua, công việc của tôi lại tốt hơn chứ không phải là những giải thưởng hay vinh danh này nọ mà tôi được phong tặng hiện nay. Đôi khi, tôi tự nói với mình rằng đã coi công việc là lý tưởng và mục tiêu sống thì cứ làm việc đi, làm việc hăng say vào và đam mê hơn hết thảy người khác rồi thành công sẽ tự đến.
- Ông sẽ chuẩn bị gì khi đến Pháp vào tháng 6/2012?
- Tôi chưa chuẩn bị gì cả và cũng chẳng biết phải làm gì để đạt được giải thưởng đó. Tôi chỉ biết rằng trách nhiệm của người đứng đầu là phải làm những gì tốt nhất cho doanh nghiệp mình để hàng chục vạn cán bộ của mình có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Tôi cho rằng mỗi giải thưởng Ban tổ chức đều đưa ra những tiêu chí riêng. Top người giàu sàn chứng khoán Việt do VnExpress.net công bố hằng năm cũng vậy, các bạn cũng có những tiêu chí nhất định. Tôi không phải vì những tiêu chí này là lái mục tiêu, lý tưởng của mình theo để cố gắng giật cho được giải thưởng. Điều quan trọng nhất với tôi là làm tốt những gì mình đang làm, mình cho là đúng mới mục đích đề ra. Nếu những gì tôi đang làm hợp với tiêu chí giải thì tốt, bằng không cũng đành phải chấp nhận.
- Ông đã hình dung đến việc mình sẽ phải "chiến đấu" với rất nhiều tên tuổi doanh nhân đẳng cấp thế giới để giành giải tháng 6 năm tới?
- Nói thật, tôi chưa biết danh sách đó có những ai vì thế tôi chưa thể đánh giá hoặc hình dung gì về họ cả. Nhưng tôi sẽ không chạy theo tiêu chí của giải mà thay đổi công việc mình đang làm. Đành rằng giải thưởng này mang tầm quốc tế, tức là tôi đang mang hình ảnh của doanh nhân Việt đi thi đấu. Tất nhiên tôi cũng sẽ chuẩn bị và có phương án cụ thể để chiến đấu hết mình thôi.
Tôi cho rằng dù trong danh sách đề cử giải có gương mặt hoặc tên tuổi nào đi chăng nữa thì tôi cũng không ngại. Hoàng Anh Gia Lai đã hợp tác làm việc với nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Deutsche Bank, Credit Suisse, Temasek, Dragon Capital... nên tôi đã ít nhiều hiểu về họ. Chúng tôi cũng đầu tư ra nhiều thị trường như Lào, Campuchia, Miến Điện... nên không ngại va chạm hay tiếp xúc với các tập đoàn lớn và những tên tuổi mang tầm cỡ quốc tế.
- Kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, bản thân bất động sản - lĩnh vực chính mà Hoàng Anh Gia Lai đang kinh doanh, gặp tình trạng đình trệ. Ông có nghĩ rằng điều này sẽ ảnh hưởng tới việc bầu chọn giải thưởng thế giới với mình hay không?
- Quả là giai đoạn này kinh tế của chúng ta đang rất khó khăn. Kinh tế khó khăn thì chắc chắn doanh nghiệp Việt sẽ bị ảnh hưởng nhất định trong đó, Hoàng Anh Gia Lai không là ngoại lệ. Nếu giải thưởng được đưa ra bình xét vào giai đoạn năm 2007 thì sẽ tốt hơn rất nhiều so với năm nay hoặc năm 2012.
- Vẻ bề ngoài của ông trông khá giản dị, nhiều người còn nhận xét ông hơi nông dân khi mặc đồ lên nhận giải và đại diện cho Việt Nam đi dự giải doanh nhân toàn cầu vào tối 8/10 vừa qua. Vẻ bề ngoài có phải là một bất lợi đối với ông khi tham dự giải thưởng này?
- Cách ăn mặc của tôi cũng thời trang và đẹp đấy chứ. Bạn cứ hình dung một ngày đẹp trời, ai đó bắt gặp tôi mặc vest trông rất chỉn chu, có lẽ đó không phải là tôi rồi. Nếu không quần jean thì không còn là bầu Đức nữa. Nói như vậy để thấy rằng dù có đứng ở vinh quan nào đi chăng nữa, dù có sang Pháp, Anh hay ở bất cứ hành tinh nào thì tôi vẫn là tôi.
- Ông có tin mình giành được giải vào tháng 6 năm tới?
- Tôi không dám nói về điều đó. Là doanh nhân Việt, đang bươn chải trong giai đoạn kinh tế khó khăn, có mặt trong danh sách bầu chọn đã là một điều bất ngờ rồi. Tôi chỉ có thể nói rằng mình sẽ cố gắng để đạt được điều đó. Thành công hay không thì câu trả lời sẽ là thời gian.
- Ông từng bày tỏ mong muốn trở thành tỷ phú thế giới. Ước mơ đó giờ ra sao rồi?
- Ước mơ này không chỉ của riêng tôi đâu mà bất cứ ai dấn thân vào thương trường đều mong muốn điều đó. Tôi không viển vông khi đặt ra tham vọng như vậy và ngày đó sẽ không xa nữa đâu. Nếu thị trường tài chính Việt Nam tốt ,cái đích 'tỷ phú thế giới' của tôi đã có thể đạt được nhưng thời gian qua kinh tế toàn cầu có nhiều khó khăn nên mục tiêu mà tôi đặt ra đã bị chậm lại.
- Từng kêu số mình khổ, ông khổ vì điều gì?
- Cái khổ cần được đặt trong ngoặc kép chứ không phải mang nghĩa khổ đơn thuần. Cái giá thành công của tôi là việc tôi không cho mình được một phút ngừng nghỉ. Ai đó có thể đi du lịch, tự cho mình phút nghỉ ngơi, thư giãn, còn tôi tất cả khoảng thời gian đó đều được quy đổi ra công việc. Với nhiều người có việc đã là hạnh phúc, tôi cũng vậy. Tôi chỉ sợ một ngày tôi không còn đam mê công việc và không biết làm gì thôi.
Lễ trao giải thưởng Ernst & Young- Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp năm 2011 diễn ra tại Hà Nội vào ngày 8/10. Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức là một trong 5 doanh nhân tiêu biểu được vinh danh. Bầu Đức cũng là doanh nhân xuất sắc nhất đại diện cho Việt Nam tham dự vòng chung kết Giải thưởng doanh nhân toàn cầu của Ernst & Young năm 2012 tại Monte Carlo, Monaco vào tháng 6 năm 2012.

Bầu Đức lọt Top doanh nhân quyền lực nhất châu Á


Tờ Wall Street Journal của Mỹ ngày 13/9 đã công bố xếp hạng các doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2011. Trong đó có duy nhất một đại diện của Việt Nam là ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.
Hiện ông Đức là người giàu thứ 2 trên TTCK Việt Nam với lượng cổ phiếu đang nắm giữ có trị giá hơn 8.000  tỷ đồng.
Mới đây, ông Đức đã bỏ ra khoảng 100 tỷ đồng để mua thêm 3 triệu cổ phiếu HAG.
Lĩnh vực đầu tư của HAGL gồm đồ gỗ nội - ngoại thất cao cấp; mủ cao su, kinh doanh địa ốc, kinh doanh dịch vụ trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê.
Đứng đầu danh sách là tỷ phú Indonesia, ông Aburizal Bakrie, Chủ tịch Tập đoàn Bumi Resources - tập đoàn sản xuất than lớn nhất của Indonesia.
Trong danh sách này có rất nhiều tỷ phú người Thái Lan. Xếp thứ 24 là Chủ Tập đoàn thức ăn chăn nuôi Charoen Pokphand (CP Group) Dhanin Chearavanont - người giàu nhất Thái Lan với tài sản 7,4 tỷ USD.
Doanh nhân gốc Malaysia Robert Kuok (sinh năm 1923) - người giàu nhất Đông Nam Á với giá trị tài sản khoảng 12,5 tỷ USD theo xếp hạng tháng 5/2011 của Forbes.  Lĩnh vực kinh doanh chính của Robert Kuok bao gồm sản xuất mía đường, dầu cọ, khách sạn, xuất bản... Hiện ông sinh sống tại Hong Kong.

Bầu Đức là doanh nhân quyền lực hàng đầu ASEAN

Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức là người Việt Nam duy nhất được Wall Street Journal bầu chọn vào danh sách những doanh nhân có ảnh hưởng nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai đứng thứ 29 trong danh sách 29 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á và được Wall Street Journal coi là có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - đặc biệt là kinh tế tư nhân Việt Nam.
Bầu Đức tỏ ra bất ngờ khi đọc tin mình là doanh nhân hàng đầu ASEAN đăng tải trên VnExpress.net. Ông cho biết chưa từng tiếp xúc với Wall Street Journal, cũng chưa được ai thông báo về việc bình chọn. Ông thậm chí không tin mình được bầu chọn mà cứ nghĩ danh hiệu đó lẽ ra phải thuộc về những người nổi tiếng hơn.
"Làm kinh doanh thì cứ chỉ chăm lo kiếm tiền để doanh nghiệp phát triển chứ tôi không mấy khi nghĩ tới các cuộc bình bầu. Tất nhiên nằm trong danh sách bình chọn có uy tín của thế giới thì ai cũng tự hào", ông trao đổi với VnExpress khi vừa xuống máy bay, kết thúc chuyến công tác nước ngoài.
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức. Ảnh: Bloomberg
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức.
Nắm giữ đa số cổ phần của một trong những doanh nghiệp phát triển bất động sản lớn nhất nước, Bầu Đức cũng tham gia sâu vào các lĩnh vực như sản xuất cao su, đồ nội thất và thủy điện tại Việt Nam và các quốc gia lân cận. Ông cũng sở hữu một câu lạc bộ bóng đá riêng và là người Việt Nam đầu tiên kể từ năm 1975 sở hữu máy bay riêng.
Ông Đoàn Nguyên Đức sinh năm 1963 tại Bình Định trong một gia đình 9 anh chị em. Tuổi thơ nghèo khó đã thôi thúc khát vọng làm giàu trong ông. Từ 2 bàn tay trắng, Bầu Đức đã xây dựng nên một trong những tập đoàn tư nhân đa ngành có quy mô lớn nhất Việt Nam.
Doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai của ông Đức hiện có tổng tài sản hơn 23.000 tỷ đồng tính đến hết quý II/2011 và đang tiếp tục hoạt động theo định hướng đa ngành nghề, chủ yếu tập trung thu hút vốn từ nhà đầu tư nước ngoài.
Bản thân ông Đức cũng là một trong những doanh nhân giàu có nhất Việt Nam và luôn có ước mơ trở thành một tỷ phú thế giới. Trong 5 năm VnExpress.net công bố danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán, Bầu Đức đã có 2 năm đứng đầu (2008, 2009) và một năm đứng ở vị trí thứ 2 (2010).
Chỉ tính riêng tài khoản chứng khoán, tính đến hết năm 2010, ông Đức có gần 11.880 tỷ đồng. Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán diễn biến xấu, giá trị tài sản của Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai và nhiều doanh nhân khác sụt khá mạnh trong kể từ đầu năm. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến đầu tháng 9/2011, tài sản chứng khoán của Bầu Đức chỉ còn khoảng hơn 8.000 tỷ đồng.
Cùng với ông Đức, Wall Street Journal cũng bầu chọn 28 doanh nhân khác vào danh sách quyền lực của giới kinh doanh Đông Nam Á. Đa số các doanh nhân này đến từ Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Họ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, bất động sản, khai mỏ, hàng không…

Người Việt Nam đầu tiên có máy bay riêng
Ông Đoàn Nguyên Đức. Ảnh: An Nhơn.
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai vừa tậu chiếc máy bay hạng thương gia loại 12 chỗ, trị giá khoảng 7 triệu USD. Dự kiến, chiếc máy bay sẽ về VN ngày 14/5.

Chiếc máy bay mà bầu Đức, ông chủ đội bóng Hoàng Anh Gia Lai đặt hàng là loại tàu bay 12 chỗ mang tên Beechcraft King Air 350, số seri FL-417 do hãng Raytheon Aircraft (Mỹ) sản xuất; động cơ Pratt & Whitney PT 6-60 A (Canada). Giá bán vào khoảng 7 triệu USD.
Đây là loại máy bay mới đời 2008 và khi về đến VN, không phải chịu bất kể loại thuế nào. Hiện thuế nhập khẩu đối với máy bay và các phụ tùng máy bay hiện tại là 0%.
Mốt "xài" máy bay tư nhân rộ lên ở một số nước thuộc khu vực châu Á cách đây vài năm. Hồi tháng 7 năm ngoái, một cửa hàng chuyên bán máy bay cá nhân và máy bay trực thăng đầu tiên ở Trung Quốc cũng tuyên bố khai trương. Còn tại Việt Nam, dù thị trường đã bắt đầu mở cửa cho phép hãng hàng không tư nhân được tham gia thị trường, tuy nhiên, theo ông Lại Xuân Thanh - Cục phó Cục Hàng không Dân dụng - hiện chưa có một cá nhân nào sở hữu chuyên cơ.
Cũng theo ông Thanh, Luật Hàng không cho phép bất cứ cá nhân nào cũng có thể sở hữu một chiếc máy bay tư nhân, miễn là phải đảm bảo các điều kiện về độ an toàn, chứng chỉ bay... Thuế nhập khẩu đối với máy bay và các phụ tùng máy bay hiện tại là 0%.
Như vậy, ông Đức là người đầu tiên của VN sắm máy bay – phương tiện đi lại xa xỉ nhất vì mục đích cá nhân. Trước đó, bầu Đức cũng được dư luận cả nước và thế giới biết đến với danh hiệu “ông trùm” mới nổi ở châu Á khi có ý định “nhòm ngó” Câu lạc bộ bóng đá Anh - Arsenal lừng danh. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đang có kế hoạch mua  20% cổ phần của Arsenal trong vài ba năm tớ

Bầu Đức không muốn VFF quản lý VPF

Những cuộc tranh cãi về mô hình hoạt động của VPF đã bắt đầu khi ông bầu Đoàn Nguyên Đức từ Gia Lai đã lên tiếng phản đối quyền quản lý công ty cổ phần bóng đá Việt Nam của VFF.

Khẳng định VPF là một công ty, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch CLB Hoàng Anh Gia Lai cho rằng: Liên đoàn bóng đá Việt Nam chỉ là một cổ đông, vì thế không có quyền quản lý VPF.
Sau cuộc gặp với ông Nguyễn Đức Kiên, Chủ tịch CLB Hà Nội ACB – người đại diện cho 28 ông chủ bóng đá, Phó chủ tịch VFF Phạm Ngọc Viễn khẳng định, VPF do VFF quản lý về mặt chuyên môn và được Bộ VH-TT-DL quản lý về mặt nhà nước. Theo ông Viễn, về cơ bản, mô hình của VPF sẽ giống như bản đề án của các ông “bầu” nhưng có chút thay đổi về thành phần. Theo đó, ngoài VFF và 14 đội V-League, có 10 đội hạng Nhất (là CLB chuyên nghiệp) được phép trở thành cổ đông của VPF.
“VFF là tổ chức xã hội nhà nước giao trách nhiệm quản lý các hoạt động của bóng đá Việt Nam. VPF là doanh nghiệp nhưng có hoạt động đặc thù là quản lý V-League, giải đấu cao nhất Việt Nam. Vì thế, VFF phải có vai trò lớn hơn một cổ đông. VFF sẽ quản lý VPF về mặt chuyên môn bởi khi ra đời, VPF không thể đứng chơ vơ được. Điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam”. Ông Viễn lý giải về quyết định để VPF chịu sự quản lý của VFF.
Từ Pleiku, ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch đội Hoàng Anh Gia Lai tỏ ra bất bình trước thông tin này. Theo bầu Đức, VPF là một doanh nghiệp, vì thế, hãy để nó đứng đúng vị trí. “VPF là công ty cổ phần, hoạt động theo luật doanh nghiệp. VFF chỉ là một cổ đông của VPF. Ngay cả khi là cổ đông lớn nhất với hơn 30% cổ phần, VFF cũng chỉ được chia quyền lợi, biểu quyết theo đúng tỷ lệ vốn đầu tư. VFF không thể quản lý VPF được. Các CLB và VFF có tư cách ngang nhau ở VPF. Không ai có quyền áp đặt ở đây cả. Cơ quan quyền lực cao nhất của VPF là đại hội cổ đông. Các vấn đề cần bàn bạc, quyết định phải thông qua đại hội. Khi cần thiết, VPF sẽ báo cáo lên Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội. Nói thế không có nghĩa chúng tôi không có ý tranh giành với VFF về vấn đề này. Nhưng đã là doanh nghiệp thì phải tuân theo luật, một cách sòng phẳng”. Ông Đức nói.
Ông Đức cho rằng nếu VPF bị VFF quản lý về mặt chuyên môn, công ty này sẽ mất đi tính độc lập – vốn là cơ sở để các ông bầu tin rằng VPF có thể đem đến một thức bóng đá sạch sẽ, chuyên nghiệp và thu được lợi.
“Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL đã khẳng định, thành lập VPF là việc cần làm vì nó đem lại lợi ích cho bóng đá Việt Nam. Bộ VH-DL-TT sẽ tạo điều để VPF được thành lập. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã nói với tôi như vậy. Có lẽ không cần bàn đến chuyện này nữa vì thực tế mọi vấn đề đều đã được thông qua ở cuộc gặp giữa VFF và 28 ông chủ bóng đá rồi. Bây giờ, việc phải làm chỉ là xúc tiến thành lập VPF thôi”, ông Đức củng cố lý lẽ của mình.
VFF đang làm công văn trình lên Bộ VH-TT-DL xung quanh việc thành lập VPF. Sau khi có ý kiến từ Bộ, VFF và các ông chủ bóng đá sẽ ngồi lại với nhau để bàn bạc cụ thể, thống nhất những chi tiết cuối cùng. Theo đại diện của VFF thì VPF có thể ra đời ngay trong tháng 10 nếu mọi việc suôn sẻ.

Bầu Đức soán ngôi đầu trong Top 100 người giàu trên sàn chứng khoán do VnExpress.net công bố năm 2008


Vượt qua khoảng 4.000 ứng viên trong bảng xếp hạng, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) đã giành vị trí quán quân với 6.160 tỷ đồng cổ phiếu HAG. Khởi nghiệp từ một xưởng nhỏ ở Gia Lai chuyên đóng bàn ghế cho học sinh, Bầu Đức cùng các cộng sự dần phát triển công ty thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành, từ trồng rừng, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng tới phát triển bất động sản, du lịch và kinh doanh bóng đá.
Tại thời điểm cổ phần hóa năm 2006, Hoàng Anh Gia Lai có số vốn điều lệ gần 296 tỷ đồng. Hơn hai năm sau, khi công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, số vốn này tăng gấp 6 lần, lên mức 1.798 tỷ đồng. Tính theo giá đóng cửa ngày 31/12/2008, giá trị vốn hóa của Hoàng Anh Gia Lai lên đến 11.328 tỷ đồng, tương đương 2,5% quy mô toàn thị trường.
Ông Đoàn Nguyên Đức nổi danh trong làng bóng đá với tên gọi Bầu Đức. Ảnh: HAGL.
Ông Đoàn Nguyên Đức (trái) nổi danh trong làng bóng đá với tên gọi Bầu Đức. Ảnh: HAGL.
Ngoài Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức, 2 thành viên khác của Hoàng Anh Gia Lai cũng góp mặt trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán 2008. Trong đó, em trai xếp thứ 50, nắm hơn 143 tỷ đồng cổ phiếu HAG. Một vị phó tổng giám đốc công ty đứng cuối bảng, với số tài sản 54,2 tỷ đồng.
Năm 2008, có thêm một thành viên của Tập đoàn đầu tư Sài Gòn (Saigon Investment Group) lên sàn, đó là Công ty công nghệ viễn thông Sài Gòn (mã chứng khoán SGT), giúp Chủ tịch Đặng Thành Tâm có dịp công khai thêm nhiều cổ phiếu đang sở hữu. Tuy nhiên do thị trường tuột dốc, khối lượng cổ phiếu khổng lồ của ông Tâm (45 triệu KBC, 7,4 triệu ITA và 13,86 triệu SGT) chỉ có giá trị tương đương 3.280 tỷ đồng. Giá trị tài sản giảm gần một nửa so với năm 2007, ông Tâm phải nhường vị trí số 1 cho Bầu Đức, và lui về hàng thứ 3.
Doanh nhân trẻ Phạm Nhật Vượng vẫn duy trì vị trí á quân, nhờ Công ty Vinpearl - "người anh em" của Vincom - niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn TP HCM. Với 49 triệu cổ phiếu VIC và 20 triệu cổ phiếu VPL, ông Vượng nắm giữ số vốn lên đến 5.225 tỷ đồng, tăng 1.500 tỷ đồng so với năm 2007. Chỉ tính riêng số vốn ở VIC, tài sản của ông Vượng tăng gần 200 tỷ đồng.
Việc ông Đoàn Nguyên Đức trở thành người giàu nhất trên sàn chứng khoán năm 2008 là kết quả nằm trong dự đoán của nhiều độc giả VnExpress.net. Theo kết quả khảo sát nhanh với trên 18.000 lượt người đọc (tính đến cuối ngày 15/1), có đến 57,2% dự đoán ông Đức ở vị trí số một. Những độc giả này đưa ra nhiều lý do cho dự đoán của mình: Hoàng Anh Gia Lai vừa niêm yết với khối lượng cổ phiếu lớn và giá chưa chịu tác động của tình trạng thị trường suy giảm. "Bầu Đức" vốn được biết đến với những vụ chuyển nhượng cầu thủ có giá trị lớn.
Hai nhân vật cũng được nhiều người dự đoán dẫn đầu bảng xếp hạng là Chủ tịch tập đoàn Đầu tư Sài Gòn Đặng Thành Tâm và Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, với tỷ lệ lần lượt 18,9% và 13,9%.
2008 là năm thứ ba liên tiếp, VnExpress.net điều tra, thống kê và công bố danh sách những người có tài sản bằng cổ phiếu lớn nhất trên sàn chứng khoán. Danh sách năm nay được xây dựng trên cơ sở thông tin công khai của 310 công ty (trong tổng số 345 đơn vị đang niêm yết cổ phiếu ở Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM và Hà Nội, tính đến 31/12/2008).
Gần 4.000 cá nhân được liệt kê trong cáo bạch của các công ty nói trên, với tổng tài sản bằng cổ phiếu (theo giá chốt ngày 31/12/2008) đạt 44.359 tỷ đồng, tương đương 3% GDP. 85% số tài sản này thuộc sở hữu của 100 người giàu nhất sàn chứng khoán 2008. Trong đó, 66 sếp nam nắm gần 28.000 tỷ đồng. Phần còn lại thuộc về 34 phụ nữ.
Top 100 của năm 2008 chào đón 16 thành viên mới, đa phần đến từ các doanh nghiệp mới lên sàn như Vinpearl, Hoàng Anh Gia Lai, Hoa Sen... 2 nhân vật thuộc hai công ty niêm yết trước 2008, song mới gia nhập Top 100 nhờ số cổ phiếu do bố tặng. Chỉ 15 VIP có tài sản gia tăng so với năm 2007. Tài sản của 85 trường hợp còn lại sụt giảm gần 40.000 tỷ đồng, chủ yếu do sự đi xuống của thị trường.
Top 20 người giàu trên TTCK 2008:
Thứ bậc Họ và Tên Doanh nghiệp Tài sản
(tỷ đồng)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
- Cảm giác của ông như thế nào khi VnExpress.net công bố ông là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt 2008, nhất là sau hàng loạt tin đồn liên quan đến các khoản nợ ngân hàng, bị bắt, bị cấm xuất ngoại...?
- Bản thân tôi đã đoán trước được điều này nên không thấy gì ngạc nhiên và cảm giác cũng hết sức bình thường. Hai năm liền 2006 - 2007, tôi đều theo dõi bảng xếp hạng của VnExpress.net và tự so sánh số tài sản của những người giàu nhất nhì. Ngay từ hồi đó, tôi thấy số tài sản của mình vượt khá xa so với những người nằm ở vị trí nhất nhì trong bảng xếp hạng của năm 2006 và 2007. Nhưng chỉ khi cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai lên sàn, tài sản của tôi mới được dịp "so găng". VnExpress.net căn cứ vào bản cáo bạch và bản tin nội bộ các công ty để xếp hạng nên tôi cho rằng kết quả là khách quan và minh bạch.
Tôi thấy rất vui khi VnExpress.net - trang báo chính thống đã duy trì việc xếp hạng người giàu trên sàn chứng khoán trong 3 năm qua. Tôi là người cá tính, thích gây sốc nên tôi chẳng từ chối nhận danh hiệu người giàu.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức. Ảnh: HAGL.
Nhìn lại một năm qua, tôi thấy quá nhiều sự kiện xảy ra với mình. Những tin đồn liên quan đến các khoản nợ, rồi chuyện mua sắm phương tiện đi lại, đến chuyện kinh doanh bất động sản, bóng đá... đôi khi cũng khiến tôi phiền lòng nhưng rồi tôi nhận thấy rằng mình là người nổi tiếng nên khó tránh khỏi chuyện thị phi.
Chuyện tôi mua máy bay cũng vậy. Đây hoàn toàn xuất phát từ sở thích riêng của mình chứ không phải tôi chơi ngông, mua máy bay về đắp chiếu. Tôi coi đây là phương tiện phục vụ công việc đi lại của cá nhân cũng như các thành viên trong công ty. Khi đã là tài sản riêng của cá nhân mình, tôi được tự do sử dụng, có thể dùng máy bay làm nơi họp hành, ăn uống nhậu nhẹt, thậm chí đạp bàn quăng ghế khi cáu giận. Thử hỏi được làm những gì mình thích như vậy còn gì thú vị bằng. Sau máy bay, tôi sẽ tiếp tục có những kế hoạch khác gây sốc nữa đấy, bạn cứ thử chờ xem.
- Người thân, bạn bè của ông nghĩ gì khi biết ông là người giàu nhất sàn chứng khoán 2008?
- Thực ra bạn bè và người thân của tôi đã đoán được trước việc này. Nói thật, dù giàu hay nghèo thì phong cách sống của tôi từ cách ăn mặc, đi lại, nói năng... chẳng có gì thay đổi. Vẫn kiểu quần jeans, áo phông, giày thể thao. Họa hoằn lắm mới mặc veston, đeo cavat... Nói chung, tôi thích sống và làm việc theo một phong cách riêng của mình, nên dù có giàu nhất hay giàu bét trên sàn chứng khoán thì cuộc sống của tôi không thay đổi, tôi vẫn là Bầu Đức - cái tên mà dân yêu thể thao đặt cho.
- Ông quan niệm thế nào về chuyện giàu nghèo?
- Tôi cho rằng con người ta sinh ra ai cũng có ước mơ riêng và mỗi người lại đảm nhận các công việc khác nhau. Người thì làm công tác từ thiện, tham gia hoạt động sản xuất, người thì làm kỹ sư, bác sĩ, sáng tác nhạc hay nghiên cứu khoa học... dù đảm đương công việc gì thì đều tham gia cống hiến sức mình cho sự phát triển của xã hội. Người đạt được thành công trong kinh doanh thể hiện bằng việc anh ta có rất nhiều tiền. Người khác lại cống hiến cho xã hội bằng các công trình nghiên cứu hữu ích... Tất cả những con người này tôi đều cho rằng họ thành công và đều được coi là giàu có: Giàu tiền bạc, giàu tri thức hoặc giàu vốn sống...
Tôi chưa bao giờ phân biệt ai giàu ai nghèo, người nhiều tiền hay ít tiền. Người nhiều tiền chưa chắc đã phải là giàu, ngược lại ít tiền chưa hẳn đã phải nghèo. Hôm nay anh có thể giàu, ngày mai có thể nghèo đi, cuộc sống luôn luôn có sự vận động và thay đổi. Mỗi người nên tìm cho mình cách sống phù hợp với cá tính riêng của mình.
- Ông có thể chia sẻ bí quyết để thành công trên thương trường như ngày hôm nay?
- Thực ra, tôi chẳng có kinh nghiệm kinh doanh nào có thể chia sẻ được. 2008 là năm mà hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn, công ty phải đối mặt với khó khăn. Tôi cho rằng trong kinh doanh mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân có một phương pháp riêng và phải tự phán đoán, và ứng dụng vào công việc của mình. Không ai có thể đưa ra công thức ứng dụng chung cho tất cả doanh nghiệp. Hoàng Anh Gia Lai cũng vậy, ngay từ đầu, chúng tôi đã xác định là phải xây dựng doanh nghiệp mình bền vững tức là có rễ - có gốc - rồi mới có ngọn. Tôi luôn xây dựng cho mình các chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong kinh doanh cần phải có các phương án dự phòng, chúng tôi luôn chuẩn bị cho mình kịch bản để đối phó với tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Nói tóm lại là tôi chưa bao giờ sống trên mây mà luôn luôn chuẩn bị cho mình những tình huống xấu nhất rằng khủng hoảng có thể đang ở sau lưng mình.
Đôi khi tôi nghĩ, cuộc đời kinh doanh buồn vui có nhiều. Nhưng tôi luôn làm hết mình, vì được, thua, danh vị không phải là mục tiêu cuối cùng. Theo tôi, sinh ra được làm người có cơ hội hơn người khác, thì phải cố gắng làm việc để thể hiện sự đam mê của mình. Nếu thành công, thì việc mình làm sẽ có ý nghĩa. Còn ngược lại, dẫu sao cũng thỏa sức vẫy vùng, làm nên ý nghĩa cho cuộc đời riêng của mình.
Hoàng Anh Gia Lai kinh doanh nhiều lĩnh vực và có nhiều dự án khác nhau trong và ngoài nước. Điều quan trọng nhất để điều hành một tập đoàn đa ngành đa lĩnh vực như vậy theo tôi là yếu tố con người. Phải tìm cho ra người có để đảm nhận vai trò giám đốc dự án - người này phải có tố chất, có đạo đức, trình độ, trách nhiệm và am hiểu sâu lĩnh vực anh ta đang điều hành.
- Nhiều dự đoán cho rằng 2009 là một năm các doanh nghiệp Việt sẽ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, riêng ông có dự báo gì?
- Tất nhiên, 2009 sẽ là năm tiếp nối những khó khăn của 2008, tuy nhiên, tôi không có thói quen dự đoán và cũng không tin vào các dự đoán. Mỗi người đều có triết lý riêng trong kinh doanh và hãy tin vào những dự cảm của mình chứ không nên bị chi phối hay tác động bởi các dự đoán của người khác, thậm chí là tổ chức nước ngoài.
Tôi cho rằng không ai hiểu mình, doanh nghiệp mình bằng chính bản thân mình. Tôi luôn quan niệm rằng dám nghĩ thì dám làm, dám làm thì dám chịu, trong kinh doanh đôi khi phải biết liều một chút và cứ tự tin vào bản thân thì nhất định sẽ thành công.
- Không chỉ thành công trên thương trường, ông khá nổi danh là fan cuồng nhiệt của môn túc cầu. Kỷ niệm nào liên quan tới bóng đá khiến ông nhớ mãi?
- Năm 2001, tôi sang Thái Lan để "mua" cầu thủ số 1 Đông Nam Á - Kiatisak. Lúc bấy giờ kinh tế VN khó khăn, người ta coi thường mình lắm, tôi sang họ còn không thèm tiếp nên việc mua cầu thủ này được coi là chuyện không tưởng. Có người nói rằng: "Bầu Đức chỉ biết ăn tục nói phét". Tôi luôn tự nhủ với mình rằng phải quyết tâm bằng mọi giá để có được cầu thủ này.
Tôi ở Bangkok ròng rã hai tháng trời đi đi lại lại, thương lượng có, giở đủ mọi chiêu cũng có. Cuối cùng Kiatisak cũng về với đội Hoàng Anh Gia Lai - một câu lạc bộ bóng đá phố núi hồi đó chẳng có tên tuổi gì. Tôi nói với Kiatisak rằng tôi sẽ trả lương cho anh ta cao hơn đối phương 20%, bên cạnh đó Kiatisak sẽ được trang bị đầy đủ villa biệt thự, xe Mercedes, các phương tiện khác. Khi danh thủ Kiatisak hỏi rằng: Ông lấy tiền đâu để trả, tôi bèn điện thoại về nước và ngay lập tức chuyển vào tài khoản của danh thủ này một khoản bằng 2 năm lương. Sau này khi đã làm việc, chúng tôi trở thành những người bạn thân thiết có thể chuyện trò, trao đổi. Kiatisak đã bỏ ôtô con, biệt thự riêng để đến ở chung và đi xe cùng với đội.
Đây là kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi và tôi đã chứng minh cho mọi người thấy rằng tôi dám nghĩ dám làm. Từ đây tôi quyết tâm kinh doanh bóng đá, hay nói cách khác bóng đá tạo ra con người tôi bây giờ.
- Người ta biết đến ông vừa là Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai vừa là ông bầu bóng đá, ông thích được gọi bằng cái tên nào hơn?
- Tôi thích gọi mình bằng Bầu Đức nghe nó dân dã và gần gũi, và cái tên này được hình thành từ bóng đá do chính những người hâm mộ thể thao đặt cho. Tôi mê bóng đá từ nhỏ và bây giờ tôi không chỉ chơi bóng đá, ăn bóng đá, ngủ bóng đá mà còn kinh doanh cả bóng đá. Bóng đá luôn mang lại cho tôi cảm giác mới mẻ. Điều căn bản là không có bóng đá thì không có Hoàng Anh Gia Lai bây giờ. Nói cách khác là bóng đá mang lại tên tuổi cho Hoàng Anh Gia Lai và tôi nhận thấy không có công cụ quảng cáo thương hiệu nào rẻ và hiệu quả như bóng đá.
- Người ta quá quen với hình ảnh những bóng hồng đi cạnh các đại gia, ông nghĩ gì về điều này?
- Ồ, tôi chưa có dịp tiếp chuyện lâu với một cô gái nào, nhất là các cô thuộc hàng "chân dài". Thú thực, tôi chẳng có thời gian để ý đến chuyện chân dài hay chân ngắn vì bản thân tôi có quá nhiều việc phải làm, có quá nhiều thứ phải bận tâm. Tôi coi công việc và bóng đá là niềm đam mê nên tôi nghĩ sẽ chẳng có cô gái nào chịu nổi điều này. Tôi bận tối mắt tối mũi đến độ chẳng có thời gian đọc sách, ngoại trừ những phút hiếm hoi xem chương trình thời sự trên truyền hình và đọc VnExpress.net. Do vậy tôi không mấy đề tâm đến chuyện có cô gái nào đó ngưỡng mộ mình hay mình cần phải đi cạnh một ai đó. Tôi chưa bao giờ gặp rắc rối bởi các cô gái và cũng không có thời gian dành cho chuyện này. Nói đúng hơn tôi là đại gia không có chân dài.

Ông Đoàn Nguyên Đức tiếp tục dẫn đầu Top 100 người giàu trên sàn chứng khoán 2009 do VnExpress.net thống kê
 
Theo giá chốt phiên giao dịch cuối cùng trong năm sáng nay, 31/12, số cổ phiếu mà ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán HAG) trị giá gần 11.500 tỷ đồng. Vẫn giữ vị trí đầu tiên trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán, tài sản của bầu Đức tăng đáng kể so với mức 6.160 tỷ đồng năm ngoái. Ông Đức không sở hữu thêm cổ phiếu ở bất cứ công ty nào đang niêm yết trên sàn, song số cổ phiếu HAG mà ông đang nắm giữ tăng gấp rưỡi, do công ty chia thưởng với tỷ lệ 2:1 vào tháng 11. Cổ phiếu HAG đóng cửa phiên cuối năm với giá 78.000 đồng, tăng 15.000 đồng so với cuối năm ngoái.
5 vị trí đầu tiên trong Top 100 không thay đổi so với năm ngoái. Ông chủ của 2 công ty Vincom và Vinpearl Phạm Nhật Vượng vẫn giữ vị trí á quân với gần 9.000 tỷ đồng cổ phiếu đang nắm sở hữu ở cả hai công ty. Doanh nhân trẻ của gia đình họ Đặng, ông Đặng Thành Tâm đứng vị trí thứ ba, với hơn 4.700 tỷ đồng cổ phiếu ITA, KBC và SGT, tăng gấp rưỡi năm ngoái.
Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long giữ vị trí số 4 với tài sản gần 3.000 tỷ đồng. Chị cả gia đình họ Đặng, Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo Đặng Thị Hoàng Yến bảo vệ thứ hạng 5, với gần 2.700 tỷ đồng cổ phiếu ITA.
Chủ tịch Công ty cổ phần Phát triển đô thị Kinh Bắc Đặng Thành Tâm. Ảnh: Hoàng Hà
Chủ tịch Công ty cổ phần Phát triển đô thị Kinh Bắc Đặng Thành Tâm. Ảnh: Hoàng Hà

Thị trường chứng khoán 2009 trải qua nhiều phen rung lắc, song nhìn chung đã có sự bứt phá đáng kể so với năm ngoái nhờ kinh tế dần thoát khỏi suy thoái, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn, và niềm tin của nhà đầu tư ổn định hơn. Chỉ số chứng khoán sàn TP HCM, Vn-Index chốt phiên giao dịch cuối cùng trong năm với 494,77 điểm, tăng gần 60% so với năm ngoái. Tại sàn Hà Nội, HNX-Index chốt phiên ở mức 168,17 điểm, tăng hơn 60 điểm so với phiên giao dịch đầu năm.
Đà khởi sắc này đã giúp tài sản của các nhân vật trong danh sách 100 người giàu trên sàn chứng khoán do VnExpress.net công bố tăng gấp đôi so với năm ngoái. Riêng 10 người đứng đầu đã có số vốn chứng khoán gần bằng cả 4.000 người thuộc diện khảo sát năm ngoái. Top 100 năm nay, 21 nhân vật đã thăng hạng so với năm ngoái, chủ yếu nhờ giá cổ phiếu tăng và số cổ phiếu mà họ nắm giữ cũng tăng so với năm ngoái khi công ty nâng vốn điều lệ thông qua việc chia cổ phiếu thưởng, trả cổ tức hoặc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. Hơn 50 nhân vật tụt hạng do thay đổi kế hoạch nắm giữ cổ phiếu trong doanh nghiệp, hoặc công ty không tăng vốn, giá thay đổi không mạnh so với năm ngoái.
Chủ tịch Tập đoàn T&T Đỗ Quang Hiển. Ảnh: Hoàng Hà
Chủ tịch Tập đoàn T&T Đỗ Quang Hiển. Ảnh: Hoàng Hà
Năm 2009 có thêm hơn 110 cổ phiếu lên sàn, tuy nhiên chỉ có 7 mã đóng góp các nhân vật mới cho danh sách. Khi các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn T&T lên sàn năm nay, nhiều người nghĩ bầu Hiển sẽ chiếm thứ hạng cao. Tuy nhiên, Chủ tịch Đỗ Quang Hiển chỉ sở hữu hơn 14 triệu cổ phiếu SHB, phần còn lại đều nắm giữ với tư cách đại diện vốn của tập đoàn T&T. Vì vậy, bầu Hiển chỉ đứng thứ 48 trong danh sách với hơn 306 tỷ đồng.
Tương tự, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang, người vượt qua lời nguyền "Vietnam can't do" cũng được kỳ vọng sẽ trở thành người giàu nhất nhì sàn chứng khoán. Song thực tế, ông Quang chỉ sở hữu vỏn vẹn 10 cổ phiếu MSN với tư cách cá nhân, hơn 120 triệu cổ phiếu MSN được sở hữu với tư cách đại diện vốn. Phu nhân của ông Quang, bà Nguyễn Hoàng Yến lại sở hữu gần 22 triệu cổ phiếu MSN, trị giá gần 745 tỷ đồng, nắm vị trí 23 trong Top 100 người giàu nhất sàn chứng khoán.
2009 là năm thứ tư liên tiếp VnExpress.net điều tra, thống kê và công bố danh sách những người có tài sản bằng cổ phiếu lớn nhất trên sàn chứng khoán, như một cách thức ghi nhận nỗ lực và thành đạt của doanh nhân, doanh nghiệp.
Danh sách năm nay được xây dựng trên cơ sở khảo sát hơn 10.000 bản tin và cáo bạch của gần 420 mã trong tổng số 459 cổ phiếu đang niêm yết trên hai sàn. Tổng tài sản của 5.600 cá nhân là cổ đông nội bộ và người có liên quan thuộc diện khảo sát lên đến hơn 90.000 tỷ đồng. Trong đó 100 người giàu nhất đang nắm giữ gần 75.000 tỷ đồng vốn chứng khoán niêm yết. Riêng Top 10 là 40.000 tỷ đồng, gần bằng tổng tài sản của cả 4.000 cá nhân thuộc diện khảo sát năm ngoái.
Tiếp sau Top 100 người giàu trên sàn chứng khoán 2009, VnExpress.net sẽ công bố các danh sách 50 phụ nữ giàu nhất và 30 gia đình giàu nhất.








Vị trí thứ hai trong Top 100 người giàu trên sàn chứng khoán năm 2010 thuộc về Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức
Vào lúc đóng cửa giao dịch trưa nay, phiên giao dịch cuối cùng của năm 2010, hơn 153 triệu cổ phiếu VIC và 19,8 triệu cổ phiếu VPL ông Phạm Nhật Vượng đang sở hữu có tổng giá trị 15.800 tỷ đồng, tăng gần 7.000 tỷ đồng so với năm ngoái, giúp vị doanh nhân trẻ của Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VINGROUP) lần đầu tiên trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, theo công bố của VnExpress.
Sinh năm 1968, ông Phạm Nhật Vượng được biết đến từ 10 năm nay gắn liền với tên tuổi của Technocom, tập đoàn sản xuất đồ ăn nhanh hàng đầu tại Ukraine. Đầu những năm 2000, ông đầu tư về Việt Nam, lập một số công ty kinh doanh bất động sản, khách sạn và du lịch, trong đó có Vincom và Vinpearl (mã chứng khoán VIC và VPL). Tập đoàn Technocom cũng được đổi tên thành VINGROUP và chuyển về đóng trụ sở tại Việt Nam.
Ông Phạm Nhật Vượng - sáng lập viên và hiện là thành viên Hội đồng quản trị của cả hai công ty Vincom, Vinpearl. Ảnh: Vinacorp
Ông Phạm Nhật Vượng - sáng lập viên và hiện là thành viên Hội đồng quản trị của cả hai công ty Vincom, Vinpearl. Ảnh: Vinacorp
Khi Vincom niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM năm 2007, ông Vượng nhanh chóng giành vị trí số 2 trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán do VnExpress.net công bố cùng năm và duy trì thứ hạng này hai năm liên tiếp sau đó, nhờ tài sản đều đặn tăng gần gấp đôi sau mỗi năm.
Trong năm 2010, cả hai công ty Vincom và Vinpearl đều thực hiện nhiều đợt phát hành thêm và niêm yết bổ sung cổ phiếu. Tuy nhiên, giá trị số cổ phiếu ông Vượng cũng như nhiều cổ đông lớn của Vincom và Vinpearl đang nắm giữ không những không bị "pha loãng" mà vẫn gia tăng đáng kể. Vợ ông Vượng, bà Phạm Thu Hương cũng lần đầu tiên bứt phá lên dẫn đầu danh sách 50 phụ nữ giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam 2010, với số tài sản hơn 2.340 tỷ đồng.
Vị trí thứ hai trong Top 100 người giàu trên sàn chứng khoán năm nay thuộc về Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức, ông bầu nổi tiếng trong làng bóng đá Việt Nam. Hoàng Anh Gia Lai trong năm 2010 đang theo đuổi chiến lược huy động vốn mới, nhắm tới các nhà đầu tư nước ngoài và bảo toàn giá trị cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Số lượng cũng như giá trị cổ phiếu HAG ông Đức đang nắm giữ tăng 400 tỷ đồng so với năm ngoái, cho dù thị trường chứng khoán đi xuống. Chốt phiên giao dịch 31/12, 147 triệu cổ phiếu HAG ông Đức đang nắm giữ có giá trị gần 11.900 tỷ đồng. Ông Đức đã dẫn đầu Top 100 hai năm liên tiếp 2008 và 2009.
Hai vị trí 3 và 4 trong Top 5 không thay đổi so với năm ngoái, lần lượt thuộc về ông Đặng Thành Tâm của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn và ông Trần Đình Long đến từ Tập đoàn Thép Hòa Phát. Ông Tâm đang sở hữu cổ phiếu ở 4 doanh nghiệp khác nhau với tổng giá trị hơn 5.180 tỷ đồng, tăng gần 300 tỷ đồng so với năm ngoái. Trong khi đó, số cổ phiếu HPG ông Long đang nắm giữ có giá hơn 2.960 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm ngoái.
Ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Phát Đạt.
Ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Phát Đạt.
Điểm nhấn của danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2010 do VnExpress.net công bố chính là sự soán ngôi của các đại gia bất động sản mới nổi. Trong đó phải kể tới trường hợp ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Phát triển Bất động sản Phát Đạt. Từ tháng 7/2010, Phát Đạt bắt đầu niêm yết hơn 130 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM. Đến cuối năm, vốn hóa của công ty đạt hơn 4.400 tỷ đồng, trong đó riêng phần sở hữu của ông Đạt lên tới 2.611 tỷ đồng, giúp ông giành vị trí thứ 5 trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán.
Cùng với ông Đạt, Top 100 còn có sự góp mặt gần 40 thành viên đến từ 20 công ty bất động sản khác nhau, với những tên tuổi đình đám trong giới như ông Hà Văn Thắm (Tập đoàn Đại Dương), bà Nguyễn Thị Như Loan (Công ty Quốc Cường Gia Lai), ông Trương Anh Tuấn (Công ty Hoàng Quân), ông Lương Trí Thìn (Công ty Địa ốc Đất Xanh).
Tài sản của 40 đại gia này lên tới hơn 50.000 tỷ đồng, giúp bất động sản là ngành chiếm ưu thế trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán năm nay, bỏ xa nhiều ngành nghề khác như thép, ngân hàng, thực phẩm và công nghệ thông tin.
Thị trường chứng khoán 2010 vẫn chưa tìm được điểm tựa vững chắc để bật dậy sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tài sản bằng cổ phiếu của hơn một nửa thành viên trong danh sách 100 người giàu, vì thế, đều sa sút so với năm ngoái. Những trường hợp giàu lên chủ yếu đều do gia tăng tỷ lệ cổ phiếu sở hữu trong công ty hoặc có thêm cổ phiếu ở các công ty niêm yết mới.
Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh chưa hết khó khăn, hàng loạt cổ phiếu rơi vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát của cả hai sàn chứng khoán Hà Nội, TP HCM. Nhiều cổ đông lớn của các công ty, vì nhiều lý do khác nhau đã bán bớt cổ phiếu, thậm chí rút lui hoàn toàn khỏi hội đồng quản trị cũng như ban điều hành doanh nghiệp. Theo thống kê của VnExpress, hơn 30 người giàu của năm 2009 đã phải nói lời chia tay với Top 100 năm nay. Riêng trường hợp ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Dược Viễn Đông bị loại khỏi danh sách do vi phạm pháp luật.
2010 là năm thứ năm liên tiếp VnExpress.net điều tra, thống kê và công bố danh sách những người có tài sản bằng cổ phiếu lớn nhất trên sàn chứng khoán, dựa trên thông tin công bố, báo cáo tài chính và cáo bạch của hơn 650 công ty đang niêm yết tại hai sàn Hà Nội và TP HCM. Từ năm nay, việc xây dựng dữ liệu bắt đầu được hỗ trợ bởi VNDIRECT, Công ty Chứng khoán uy tín có thị phần môi giới lớn hàng đầu Việt Nam.
Tính chung toàn thị trường chứng khoán niêm yết Việt Nam hiện có gần 11.000 cổ đông thuộc diện công bố thông tin. Đây cũng chính là đối tượng chính để VnExpress.net theo dõi, thống kê tỷ lệ sở hữu cổ phiếu và lập ra danh sách 100 người giàu nhất năm 2010. Tổng tài sản bằng cổ phiếu của 11.000 cổ đông này tương đương 114.000 tỷ đồng, trong đó 100 người giàu nhất sở hữu gần 86.000 tỷ đồng, tăng 30% so với năm ngoái, chủ yếu nhờ sự xuất hiện của nhiều thành viên đến từ các công ty mới niêm yết trong năm. Riêng 10 người giàu nhất nắm giữ gần 48.500 tỷ đồng cổ phiếu ở 14 công ty khác nhau.
Tiếp sau Top 100 người giàu trên sàn chứng khoán 2010, VnExpress.net sẽ công bố các danh sách 50 phụ nữ giàu nhất và 30 gia đình giàu nhất.
10 người giàu nhất sàn chứng khoán 2010

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Có ý kiến gì không?