Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Việt - Trung - Phi ứng xử về Biển Đông

'Việt - Trung tuyệt đối không được sử dụng vũ lực'

Ở những khu vực có tranh chấp, trong lúc chưa phân định được, hai bên tuyệt đối không được sử dụng vũ lực - Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam nói với người đồng cấp Trung Quốc tại cuộc đối thoại ngày 29/8 tại Bắc Kinh.

Đối thoại chiến lược quốc phòng - an ninh Việt - Trung cấp thứ trưởng lần thứ hai đã diễn ra ngày 29/8 tại Bắc Kinh, dưới sự đồng chủ trì của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Những vấn đề còn khác biệt trong quan hệ hai nước, trong đó điểm bất đồng và nhạy cảm nhất là tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã được hai bên thảo luận thẳng thắn.

'Cùng thắng'

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên đã thẳng thắn trao đổi những vấn đề còn khác biệt trong quan hệ hai nước. Theo Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, hiện nay điểm bất đồng và nhạy cảm nhất trong quan hệ hai nước là tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, hai nước cần xử lý thỏa đáng vấn đề này vì đại cục quan hệ Việt - Trung và ổn định khu vực.


  Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam và Bộ trưởng Quốc phòng TQ Lương Quang Liệt

"Hòa bình hai bên đều có lợi, đối đầu hai bên đều thiệt hại", Thượng tướng Mã Hiểu Thiên nói.

Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đại cục với Trung Quốc và mong muốn tìm được giải pháp “cùng thắng”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nêu rõ vấn đề Biển Đông có ba khía cạnh khác nhau nhưng liên quan mật thiết.

Đó là Tuyên bố chủ quyền của các nước liên quan; xử lý mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc; xử lý trên các diễn đàn đa phương. Việt Nam và Trung Quốc có nhiều tuyên bố chủ quyền vào nhiều thời điểm, nội dung và phạm vi khác nhau. Giải quyết vấn đề phải tôn trọng lịch sử nhưng dù thế nào đi chăng nữa cũng phải tuân thủ luật pháp quốc tế.

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng, các vấn đề trên Biển Đông cần được xử lý theo luật pháp quốc tế. Đó là, những vấn đề mang tính quốc tế theo Luật Biển phải giải quyết trên bình diện quốc tế, những vấn đề liên quan đến nhiều nước cần phải giải quyết giữa những nước liên quan, những vấn đề liên quan đến hai nước cần giải quyết song phương.

Những tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam - Trung Quốc, rõ ràng cần giải quyết hai nước với nhau, theo luật pháp quốc tế và công khai minh bạch.

"Việt Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc vì chính lợi ích của chúng tôi", Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng chia sẻ rằng, để bảo vệ và xây dựng đất nước chỉ có một con đường là giữ gìn độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ và quan hệ tốt với cộng đồng thế giới, không thể có những điều đó nếu dựa vào nước này để chống nước kia.

"Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng, với hơn 1 tỷ 350 triệu dân, đang phát triển, có vị thế và uy tín ngày càng cao trên thế giới, một khi các đồng chí tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam và mong muốn Việt Nam cùng phát triển?".

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng nêu bật việc cần phải công khai, minh bạch trên các diễn đàn để nhân dân hai nước và cộng đồng quốc tế hiểu rõ bản chất vấn đề Biển Đông trong mối quan hệ hữu nghị tổng thể giữa hai nước.

"Có thông tin đầy đủ và chính xác là nhu cầu của hơn 80 triệu người dân Việt Nam và hơn 1 tỷ 350 triệu người dân Trung Quốc".

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng cho hay: "Các thế lực thù địch hiện có hai luận điệu chống phá. Thứ nhất, là Việt Nam dựa vào Mỹ để chống Trung Quốc. Thứ hai, là Việt Nam nhượng bộ để Trung Quốc lấy đất, lấy biển Việt Nam. Đây là các luận điệu bất lợi cho Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.

Chúng ta cần làm cho nhân dân hai nước hiểu rõ, giữa Việt Nam và Trung Quốc còn tồn tại vấn đề nhưng hai Đảng, hai Nhà nước đã cam kết xử lý bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế, với giải pháp hai bên cùng có thể chấp nhận được".

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu và nhấn mạnh thêm: "Có một thực tế là Trung Quốc cam kết không lấy đất, lấy biển của Việt Nam và Việt Nam cũng không bao giờ nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền. Và Việt Nam cũng không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc".

Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng phát triển với Trung Quốc ở những khu vực thực sự có tranh chấp theo luật pháp quốc tế quy định và về lâu dài sẽ tìm giải pháp xử lý mà hai bên có thể chấp nhận được, nhưng "trong lúc chưa phân định được, hai bên tuyệt đối không được sử dụng vũ lực và thậm chí cũng không được nghĩ đến việc sử dụng vũ lực".

Sớm có đường dây nóng

Tại cuộc đối thoại, hai bên thống nhất tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực như tăng cường trao đổi đoàn, sớm hoàn thành đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng, mở rộng trao đổi đào tạo học viên quân sự dài hạn và ngắn hạn.

Trung Quốc nhất trí chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc... Hai bên cũng cho rằng cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để chiến sĩ và nhân dân Việt - Trung hiểu rõ mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác thiết thực và cùng có lợi giữa quân đội và nhân dân hai nước.

Tại cuộc đối thoại, hai bên cũng dành thời gian trao đổi về tình hình Trung Đông - Bắc Phi và đặc biệt là việc đẩy mạnh can dự của các nước lớn vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

"Chúng ta cần nghiên cứu kỹ hệ lụy của sự can dự này để xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và không bị bất ngờ" , Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói, tuy nhiên, ông cho rằng: "Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự can dự này là do các nước nội bộ khu vực phát sinh vấn đề với nhau".



Tiếp đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam nhân dịp đối thoại lược quốc phòng - an ninh Việt - Trung, Thượng tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khẳng định lại mong muốn giải quyết những vấn đề còn tồn tại giữa hai nước ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

Theo Quân đội nhân dân

Việt Nam không bao giờ nhượng bộ về chủ quyền

Quang cảnh buổi đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh Việt-Trung cấp Thứ trưởng lần thứ hai. Ảnh: TTXVN.
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Trong cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng an ninh Việt - Trung mới đây, hai bên đã bàn về nhiều chủ đề trong đó có Biển Đông. Đại diện Việt Nam khẳng định chúng ta cam kết giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình, nhưng không bao giờ nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền.

Đây là cuộc đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng lần thứ hai, diễn ra ngày 28/8 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Cuộc đối thoại diễn ra dưới sự đồng chủ trì của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
Hai bên đã nhất trí nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương và đạt được nhận thức chung trong nhiều vấn đề, góp phần tăng quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Phát biểu tại đối thoại, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên nhất trí đánh giá quan hệ giữa hai Đảng, hai nhà nước tiếp tục phát triển phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Quan hệ kinh tế và thương mại phát triển nhanh, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân liên tục được mở rộng...

Với đà phát triển chung của quan hệ hai nước, hợp tác quốc phòng Việt-Trung cũng có những bước tiến mạnh mẽ. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp nhằm tạo sự tin cậy, hiểu biết nhau, xây dựng quan hệ gắn bó giữa quân đội hai nước. Trong đó, nổi bật là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, vào đầu năm 2010, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thượng tướng Lương Quang Liệt và dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) cuối năm 2010, và chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thượng tướng Quách Bá Hùng, Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc vào đầu năm 2011.

Quan hệ giao lưu, hợp tác, phối hợp giữa hải quân, biên phòng và quân khu giáp biên hai nước được đẩy mạnh. Các cuộc tuần tra liên hợp trên biển và trên bộ đạt được kết quả tốt. Việc trao đổi học viên quân sự tăng cả số lượng và chuyên ngành...
Quang cảnh buổi đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh Việt-Trung cấp Thứ trưởng lần thứ hai. Ảnh: TTXVN.
Quang cảnh buổi đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh Việt-Trung cấp Thứ trưởng lần thứ hai. Ảnh: TTXVN.
Tại Đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh Việt-Trung lần này, hai bên thống nhất tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực như tăng cường trao đổi đoàn, sớm hoàn thành đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng, mở rộng trao đổi đào tạo học viên quân sự dài hạn và ngắn hạn. Trung Quốc nhất trí chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc...
Hai bên cũng cho rằng cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để chiến sĩ và nhân dân Việt-Trung hiểu rõ mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác thiết thực và cùng có lợi giữa quân đội và nhân dân hai nước.
Tại cuộc đối thoại, hai bên cũng dành thời gian trao đổi về tình hình Trung Đông-Bắc Phi và đặc biệt là việc đẩy mạnh can dự của các nước lớn vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

“Chúng ta cần nghiên cứu kỹ hệ lụy của sự can dự này để xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và không bị bất ngờ”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.

Tuy nhiên, ông cho rằng: “Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự can dự này là do các nước nội bộ khu vực phát sinh vấn đề với nhau”.

Biển Đông

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên đã thẳng thắn trao đổi những vấn đề còn khác biệt trong quan hệ hai nước.

Theo Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, hiện nay điểm bất đồng và nhạy cảm nhất trong quan hệ hai nước là tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, hai nước cần xử lý thỏa đáng vấn đề này vì đại cục quan hệ Việt-Trung và ổn định khu vực

“Hòa bình hai bên đều có lợi. Đối đầu hai bên đều thiệt hại”, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên nói.

Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đại cục với Trung Quốc và mong muốn tìm được giải pháp “cùng thắng”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nêu rõ vấn đề Biển Đông có ba khía cạnh khác nhau nhưng liên quan mật thiết, đó là Tuyên bố chủ quyền của các nước liên quan; Xử lý mối quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc; Xử lý trên các diễn đàn đa phương.

Việt Nam và Trung Quốc có nhiều tuyên bố chủ quyền vào nhiều thời điểm, nội dung và phạm vi khác nhau. Giải quyết vấn đề phải tôn trọng lịch sử nhưng dù thế nào đi chăng nữa cũng phải tuân thủ luật pháp quốc tế.

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho rằng các vấn đề trên Biển Đông cần được xử lý theo luật pháp quốc tế, đó là những vấn đề mang tính quốc tế theo Luật Biển phải giải quyết trên bình diện quốc tế, những vấn đề liên quan đến nhiều nước cần phải giải quyết giữa những nước liên quan, những vấn đề liên quan đến hai nước cần giải quyết song phương. Những tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc, rõ ràng cần giải quyết hai nước với nhau, theo luật pháp quốc tế và công khai minh bạch.

“Việt Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc vì chính lợi ích của chúng tôi", Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng chia sẻ, để bảo vệ và xây dựng đất nước chỉ có một con đường là giữ gìn độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ và quan hệ tốt với cộng đồng thế giới, không thể có những điều đó nếu dựa vào nước này để chống nước kia.

“Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc Xã hội chủ nghĩa láng giềng, với hơn 1 tỷ 350 triệu dân, đang phát triển, có vị thế và uy tín ngày càng cao trên thế giới, một khi các đồng chí tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam và mong muốn Việt Nam cùng phát triển?".

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng nêu bật việc cần phải công khai, minh bạch trên các diễn đàn để nhân dân hai nước và cộng đồng quốc tế hiểu rõ bản chất vấn đề Biển Đông trong mối quan hệ hữu nghị tổng thể giữa hai nước: “Có thông tin đầy đủ và chính xác là nhu cầu của hơn 80 triệu người dân Việt Nam và hơn 1 tỷ 350 triệu người dân Trung Quốc.”

Trung tướng nhấn mạnh thêm: “Một thực tế hiển nhiên là Trung Quốc cam kết không lấy đất, lấy biển của Việt Nam, và Việt Nam cũng không bao giờ nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền. Và Việt Nam cũng không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc!.”

Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng phát triển với Trung Quốc ở những khu vực thực sự có tranh chấp theo luật pháp quốc tế quy định, và về lâu dài sẽ tìm giải pháp xử lý mà hai bên có thể chấp nhận được, nhưng “trong lúc chưa phân định được, hai bên tuyệt đối không được sử dụng vũ lực và thậm chí cũng không được nghĩ đến việc sử dụng vũ lực,” Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh.
(TTXVN)

Tổng thống Philippines 'đi trên dây' với Trung Quốc

Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đối mặt với một sứ mệnh đầy khó khăn tại Trung Quốc tuần này: đó là đề cập tới tuyên bố chủ quyền của nước ông ở khu vực tranh chấp Biển Đông nhưng lại không thể làm xói mòn quan hệ kinh tế ngày một quan trọng giữa hai quốc gia.
Trung Quốc giờ đây là đối tác thương mại lớn thứ ba của Philippines với trao đổi thương mại song phương tăng 35% lên mức 27,7 tỉ USD trong năm 2010. Manila cũng coi người hàng xóm khổng lồ ở phía bắc là một nguồn tài nguyên có giá trị trong đầu tư và du lịch. Quan chức Philippines cho hay, họ hy vọng ông Aquino sẽ ký kết các thỏa thuận trong chuyến đi này (bắt đầu từ hôm nay tới thứ bảy) để có thể tạo ra giá trị thương mại hai chiều trị giá 50 tỉ USD đến năm 2016.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino III. Ảnh: Getty Images

Tuy nhiên, quan hệ hai nước trong năm nay đã trở nên căng thẳng xung quanh tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Tổng thống Philippines đang thúc giục Trung Quốc tham gia đề xuất của ông về việc giải quyết tranh chấp hàng hải tại Tòa án quốc tế về Luật biển. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã từ chối.
"Trung Quốc sẽ không chơi trò xúc xắc ở một phiên tòa có thể làm suy yếu tuyên bố chủ quyền của họ trong toàn khu vực", Carl Thayer, giáo sư tại Học viện Quốc phòng Australia thuộc Đại học New South Wales, cũng là quan sát viên lâu năm về tranh chấp Biển Đông, cho biết. "Có quá nhiều người chơi ở đây và Trung Quốc đang ở vị thế mạnh hơn".
Sau cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, ông Aquino có kế hoạch viếng thăm Hạ Môn - nơi người mẹ quá cố của ông - một biểu tượng dân chủ - bà Corazon Aquino, đã trồng cây lưu niệm trong một chuyến công du cách đây gần hai thập niên.

Ông cũng dự kiến mang theo ít nhất 200 doanh nhân Philippines trong chuyến đi để góp phần tăng cường thương mại và khuyến khích người Trung Quốc đầu tư vào các dự án khai mỏ cũng như cơ sở hạ tầng mà ông hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước.
Theo giới phân tích, ông Aquino sẽ phải rất thận trọng để không làm "chệch hướng" sứ mệnh kinh tế trong chuyến đi. Tuần trước, ông nói với báo chí Trung Quốc ở Manila rằng, quan hệ hai nước giống như một cuộc hôn nhân mà cả hai bên đều có chung vai trò xây dựng và thúc đẩy nó. Tuy nhiên, Tổng thống Philippines cũng phải đối mặt với áp lực không "nhân nhượng" trước Trung Quốc.
"Ông sẽ bị chỉ trích nếu như không đề cập tới Biển Đông", Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore nói.
Trong vài tháng gần đây, Philippines đã trở nên cứng rắn hơn trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Dưới thời Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo và vài tháng đầu tiên khi ông Aquino nhậm chức, Philippines có quan điểm hòa dịu hơn với Trung Quốc trong vấn đề này.
Quan chức Philippines đã nhiều lần lên tiếng cáo buộc tàu thuyền Trung Quốc xâm nhập Reed Bank - khu vực mà nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, quấy nhiễm làm hư hại tàu thăm dò dầu khí, tàu cá. Manila cũng khẳng định sẽ tăng cường các khả năng quân sự để bảo vệ các lợi ích kinh tế đất nước. Mỹ tuyên bố sẽ hỗ trợ Philippines, một đối tác trong hiệp ước phòng thủ chung, trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông - vùng biển giàu tài nguyên dầu khí cũng như nguồn cá.
Không chỉ có những đụng độ với Philippines, Trung Quốc còn nhiều lần đụng chạm với tàu thuyền Việt Nam ở vùng biển thuộc chủ quyền của nước này tại Biển Đông. Trong tháng 6, Việt Nam đã cáo buộc tàu cá Trung Quốc có sự hỗ trợ từ hai tàu quân sự, đã cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Vụ việc tương tự đã xảy ra trong tháng 5.
Trung Quốc đã phủ nhận những lời phàn nàn từ cả Việt Nam và Philippines, đồng thời nhắc lại quan điểm giải quyết chủ quyền ở Biển Đông với từng cá nhân mỗi bên tuyên bố chủ quyền thay vì con đường đa phương hóa. Giới phân tích cho rằng, đây là chiến lược "chia để trị" của Trung Quốc khi họ lớn mạnh hơn các nước khác trong khu vực. Mỹ năm ngoái đã chọc giận Bắc Kinh bằng tuyên bố ủng hộ các cuộc đàm phán đa phương.
Thái An (theo WSJ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Có ý kiến gì không?