Chiến lược trụ bão của doanh nghiệp: Phải sống
Đưa tay xóa bàn cờ sau khi bị chiếu nước cuối, Thành gọi trả tiền 2 ly cà phê và bao thuốc lá rồi cố vớt vát sĩ diện: "Cược nhỏ quá, không có hứng đánh nên mới thua". Tuấn cười to: "Nhỏ mà thắng vẫn là thắng nghe. Thời buổi khó khăn, nhỏ là ngon rồi". LTS: Năm 2011 được cho là năm khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp từ sau Đổi Mới. Chỉ trong 9 tháng đầu năm, đã có tới hơn 48.000 doanh nghiệp phá sản. Những DN còn "trụ" lại được trong cơn bão khủng hoảng cũng đang gồng mình, gắng sức vượt bão.
Cuộc khủng hoảng kinh tế lần này cũng có thể coi là một hàn thử biểu đo sức khỏe của doanh nghiệp. Những DN linh hoạt, năng động và có nền tảng tốt sẽ vượt lên và nắm lấy cơ hội. Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, báo VietNamNet mở diễn đàn "Doanh nghiệp vượt bão khủng hoảng" để cộng đồng doanh nghiệp cùng chia sẻ những bài học, kinh nghiệm - cả thành công và thất bại - để cùng hướng tới xây dựng cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam vững mạnh.
Mọi thông tin, chia sẻ, mời độc giả nhập vào hộp phản hồi phía dưới hoặc email về địa chỉ vef@vietnamnet.vn.
Cụm từ "thời buổi khó khăn" làm câu chuyện giữa 2 người tài xế taxi rỗi việc chợt chùng xuống. Vắng khách tranh thủ làm ván cờ cho khuây khỏa nhưng dường như không khuây khỏa nổi. Những nỗi lo lắng cứ chực trở về.
Tuấn và Thành không hiểu lắm về biến động tỷ giá, lãi suất cao, khan hiếm nguồn vốn, lạm phát, các biến động về thị trường hàng hóa đầu vào. Nhưng đó chính là những gì mà chủ doanh nghiệp nơi họ làm việc đang cùng lúc phải đối mặt. Ván cờ của các nhà lãnh đạo đang vào thế bí.
Những nẻo đường phá sản
Kinh tế khó khăn, lạm phát cao, lãi suất tăng cao và đồng tiền mất giá. Chi phí ngày càng đội lên ở phía đầu vào trong khi ở đầu ra thì sức mua giảm mạnh. Khó khăn bủa vây doanh nghiệp từ mọi hướng. Nhiều "chiến sĩ trên mặt trận kinh tế" đã hy sinh.
Báo cáo của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay, có khoảng 30% số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh đã phá sản, giải thể, đóng cửa, tạm ngừng sản xuất. Theo báo cáo, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do tiếp cận nguồn vốn ngân hàng do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và lãi suất cho vay vượt quá khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Đa số doanh nghiệp cho biết họ gặp nhiều khó khăn hơn các năm trước cả về việc tiếp cận vốn cũng như chi phí vốn.
Vụ phá sản của Siêu thị điện máy Wonder Buy tại TP.HCM vào giữa tháng 6/2011 gióng hồi chuông báo động cả nước. Giải thích lý do phá sản, ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Điện máy - Máy tính - Viễn thông Hợp Nhất, đơn vị sở hữu thương hiệu Wonder Buy, cho biết, đã lỗ hơn 52 tỷ đồng chỉ trong một năm hoạt động.
Nhưng theo ông Phan Thanh Hà, Tổng giám đốc Hợp Nhất, Wonder Buy không phải là siêu thị điện máy đầu tiên rơi vào cảnh phá sản tại thị trường TP.HCM, mà trước đó nhiều siêu thị nhỏ lẻ khác đã âm thầm ngừng hoạt động.
Nhưng phá sản không chỉ là những trường hợp đã chính thức tuyên bố như Wonder Buy. Một công ty nhỏ tại Hà Nội vừa trả lại văn phòng trên phố Thái Hà sầm uất ở quận Đống Đa để rút về đặt văn phòng tại nhà riêng của giám đốc ở quận Long Biên, cách xa trung tâm. "Làm thương mại, chủ yếu buôn bán thiết bị máy tính mà giờ rút về đây cũng là việc cực chẳng đã. Khách mấy ai tới đây mua đâu. Chỉ cố giữ để chờ khấm khá hơn thì tái hoạt động, không thì coi như bỏ", vị giám đốc (không muốn nêu tên) chua chát nói.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp bỗng dưng muốn đổi ngành kinh doanh chính để sống tạm qua thời khó khăn. Một công ty xây dựng ở Gò Vấp, TP.HCM ngậm ngùi bỏ nghề chính chuyển sang bán vật liệu xây dựng. Một nhà hàng ăn uống sân vườn diện tích lớn ở Hoàng Mai, Hà Nội, dẹp tiệm để đổi thành bãi gửi xe ôtô. Công ty Chứng khoán Kim Long cũng từng xin ý kiến cổ đông dừng kinh doanh chứng khoán để chuyển sang đầu tư bất động sản và thương mại điện tử. "Đó chẳng qua là doanh nghiệp đã gián tiếp phá sản trong lĩnh vực này để chuyển sang lĩnh vực khác", anh Lê Đức Trọng, một cổ đông của Kim Long cho biết.
Theo hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, trước những khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp trên cả nước đã phải bó hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh, tạm dừng hoạt động hoặc chuyển đổi, chuyển giao một phần sở hữu để tồn tại, thậm chí một số phải ngừng hoạt động. Điển hình như TP.HCM, Hải Phòng có gần 30% doanh nghiệp đình trệ sản xuất, đứng trước nguy cơ phá sản, Ninh Bình có đến 90% doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, chờ thời.
Chiến lược chống bão
Phá sản, dù đã chính thức hay đang chạm bờ vực, là điều không ai muốn. Hầu hết, từ chính chủ doanh nghiệp cho tới người lao động, Nhà nước và cả khách hàng đều muốn thấy doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Khó khăn của nền kinh tế có thể còn kéo dài. Doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh riêng cho giai đoạn khủng hoảng và sau khủng hoảng có thể phát triển tốt hơn.
Không có bài học nào có thể áp dụng chung cho tất cả. Tuy nhiên, quyết tâm phải sống và nghị lực vượt khó là điều phải có ở bản thân mỗi doanh nghiệp. Cuộc chiến giành sự sống cho doanh nghiệp là thiết yếu, đòi hỏi những chiến lược kinh doanh phù hợp và linh hoạt.
"Thương trường có lúc khó khăn, luôn luôn khốc liệt. Do vậy, bổn phận của doanh nghiệp là phải luôn có cho mình chiến lược kinh doanh phù hợp, được điều chỉnh linh hoạt tại từng thời điểm. Nếu quá khó khăn, thậm chí doanh nghiệp phải áp dụng chiến lược tạm co cụm để bảo toàn vốn", Nguyễn Anh Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM và là giảng viên chính môn Chiến lược kinh doanh tại đây, cho biết.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện đang áp dụng chiến lược bảo toàn vốn bằng cách co cụm, chấp nhận bỏ qua cơ hội mở rộng quy mô sản xuất như vậy. Theo số liệu của Sở Công Thương TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2011, nhiều doanh nghiệp chọn phương án sản xuất cầm chừng. Một số doanh nghiệp tạm đình hoãn, dãn tiến độ thực hiện dự án, hạn chế đầu tư mở rộng quy mô.
Thời điểm khó khăn hiện nay mang lại quá nhiều bất lợi và đe dọa sự sống còn của doanh nghiệp ở nhiều ngành. Tuy nhiên, theo ông Ngọc, trong giông bão không phải là không có cơ hội và doanh nghiệp phải bình tĩnh nhìn nhận cơ hội để tìm cửa sống cho mình. "Phải tìm mọi cách để giảm áp lực khó khăn. Chẳng hạn, hợp tác với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với mình để cùng san sẻ khó khăn và chi phí. Đồng thời, nên hướng tới sự phát triển dài hạn về sau", ông Ngọc cho biết.
Công ty Thức ăn Gia súc Thành Vinh ở An Khánh, Hà Nội đã chọn giải pháp đó. Công ty đàm phán nhập hàng với thời hạn trả tiền chậm hơn do gần đây khó xoay tiền kịp thời như trước đây. Công ty có thêm những biện pháp hỗ trợ các đại lý bán hàng: cho họ trả tiền hàng chậm hơn và tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, cử nhân viên tham gia tiếp thị địa phương cùng đại lý.
Bên cạnh hợp tác để chia sẻ khó khăn, lúc thị trường khó khăn, ảm đạm và vắng vẻ chính là lúc doanh nghiệp phải tranh thủ rà soát nội bộ. "Rà soát nội bộ, hay còn gọi là tái cấu trúc, cần phải tiến hành trong thời điểm khó khăn. Càng khó khăn càng phải rà soát kỹ để đảm bảo các nguồn lực được sử dụng hiệu quả nhất. Khó khăn không cho phép lãng phí. Rà soát từ nhân lực tới việc sử dụng nguyên vật liệu, chi phí bán hàng", ông Ngọc cho biết.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đi theo hướng này. Công ty rà soát các khâu, siết lại các hoạt động để tăng năng suất. Công ty hoàn thiện quy trình sản xuất khép kín nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu. Ngoài ra, Công ty cũng quyết định đẩy nhanh tiến độ đầu tư giai đoạn 2 Khu Liên hiệp Gang thép Hòa Phát ở Hải Dương vì sản xuất thép bằng công nghệ lò cao mang lại tỷ suất lợi nhuận 10% so với 5-6% của việc sản xuất thép bằng lò điện.
Trong khó khăn, doanh nghiệp vẫn cần chú trọng quản lý nguồn lực con người, đặc biệt là quản lý nhân tài. Doanh nghiệp cần thu hút và giữ chân được những nhân tài trong doanh nghiệp vì họ mới là những người giải quyết được các vấn đề phức tạp của thị trường và môi trường tổ chức.
Quan điểm trên của ông Ngọc trùng khớp với ý kiến TS. Lê Đăng Doanh đưa ra gần đây, rằng thời điểm này chính là cơ hội để doanh nghiệp tiến hành cải cách, tái cơ cấu. Cụ thể, doanh nghiệp cần tính toán đến các biện pháp để tiết kiệm tối đa chi phí, nâng cao hiệu quả và vận dụng khoa học kỹ thuật và sáng tạo của con người.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đã linh hoạt điều chỉnh sản phẩm, thị trường phù hợp với điều kiện mới. Khi xem xét tập trung cho các sản phẩm phù hợp với nhu cầu hiện tại, Tập đoàn Kinh Đô nhận thấy, kinh tế khó khăn thì người dân ăn bánh mì nhiều hơn bún phở nên đã đẩy mạnh dòng sản phẩm bánh mì.
Tìm sản phẩm phù hợp rồi, doanh nghiệp còn phải chấp nhận giảm lợi nhuận để thị trường chấp nhận. "Phải điều chỉnh tỉ lệ lãi gộp bằng cách giảm giá bán về sát với giá vốn. Có như vậy, người tiêu dùng mới dễ chấp nhận và doanh nghiệp coi như đã tự kích cầu cho mình. Lúc này, lãi ít đã là chiến thắng", ông Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM, cho biết.
Siêu thị Co.op Mart liên tục thực hiện chủ trương chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng bằng chính sách giảm giá. Các mặt hàng thực phẩm tươi sống tại đây đề mức giá thấp hơn thị trường từ 10-30%. Co.op Mart cho biết cách làm này đã kích cầu mua sắm, đáp ứng được mong muốn chi tiêu tiết kiệm của số đông người tiêu dùng trong cơn bão giá.
Thực tế cho thấy, trong lúc khó khăn, nếu doanh nghiệp bỏ qua những khoản lợi nhuận nhỏ và không chuyên tâm, cẩn trọng với từng đường đi nước bước thì cũng như trường hợp anh Thành ở trên, thua ván cờ vì cho rằng khoản cược không đủ hấp dẫn.
Từ chuyện quy hoạch đến sự phân tán nguồn lực kinh tếCuộc khủng hoảng kinh tế lần này cũng có thể coi là một hàn thử biểu đo sức khỏe của doanh nghiệp. Những DN linh hoạt, năng động và có nền tảng tốt sẽ vượt lên và nắm lấy cơ hội. Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, báo VietNamNet mở diễn đàn "Doanh nghiệp vượt bão khủng hoảng" để cộng đồng doanh nghiệp cùng chia sẻ những bài học, kinh nghiệm - cả thành công và thất bại - để cùng hướng tới xây dựng cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam vững mạnh.
Mọi thông tin, chia sẻ, mời độc giả nhập vào hộp phản hồi phía dưới hoặc email về địa chỉ vef@vietnamnet.vn.
Cụm từ "thời buổi khó khăn" làm câu chuyện giữa 2 người tài xế taxi rỗi việc chợt chùng xuống. Vắng khách tranh thủ làm ván cờ cho khuây khỏa nhưng dường như không khuây khỏa nổi. Những nỗi lo lắng cứ chực trở về.
Tuấn và Thành không hiểu lắm về biến động tỷ giá, lãi suất cao, khan hiếm nguồn vốn, lạm phát, các biến động về thị trường hàng hóa đầu vào. Nhưng đó chính là những gì mà chủ doanh nghiệp nơi họ làm việc đang cùng lúc phải đối mặt. Ván cờ của các nhà lãnh đạo đang vào thế bí.
Những nẻo đường phá sản
Kinh tế khó khăn, lạm phát cao, lãi suất tăng cao và đồng tiền mất giá. Chi phí ngày càng đội lên ở phía đầu vào trong khi ở đầu ra thì sức mua giảm mạnh. Khó khăn bủa vây doanh nghiệp từ mọi hướng. Nhiều "chiến sĩ trên mặt trận kinh tế" đã hy sinh.
Báo cáo của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay, có khoảng 30% số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh đã phá sản, giải thể, đóng cửa, tạm ngừng sản xuất. Theo báo cáo, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do tiếp cận nguồn vốn ngân hàng do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và lãi suất cho vay vượt quá khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Đa số doanh nghiệp cho biết họ gặp nhiều khó khăn hơn các năm trước cả về việc tiếp cận vốn cũng như chi phí vốn.
Vụ phá sản của Siêu thị điện máy Wonder Buy tại TP.HCM vào giữa tháng 6/2011 gióng hồi chuông báo động cả nước. Giải thích lý do phá sản, ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Điện máy - Máy tính - Viễn thông Hợp Nhất, đơn vị sở hữu thương hiệu Wonder Buy, cho biết, đã lỗ hơn 52 tỷ đồng chỉ trong một năm hoạt động.
Nhưng theo ông Phan Thanh Hà, Tổng giám đốc Hợp Nhất, Wonder Buy không phải là siêu thị điện máy đầu tiên rơi vào cảnh phá sản tại thị trường TP.HCM, mà trước đó nhiều siêu thị nhỏ lẻ khác đã âm thầm ngừng hoạt động.
Nhưng phá sản không chỉ là những trường hợp đã chính thức tuyên bố như Wonder Buy. Một công ty nhỏ tại Hà Nội vừa trả lại văn phòng trên phố Thái Hà sầm uất ở quận Đống Đa để rút về đặt văn phòng tại nhà riêng của giám đốc ở quận Long Biên, cách xa trung tâm. "Làm thương mại, chủ yếu buôn bán thiết bị máy tính mà giờ rút về đây cũng là việc cực chẳng đã. Khách mấy ai tới đây mua đâu. Chỉ cố giữ để chờ khấm khá hơn thì tái hoạt động, không thì coi như bỏ", vị giám đốc (không muốn nêu tên) chua chát nói.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp bỗng dưng muốn đổi ngành kinh doanh chính để sống tạm qua thời khó khăn. Một công ty xây dựng ở Gò Vấp, TP.HCM ngậm ngùi bỏ nghề chính chuyển sang bán vật liệu xây dựng. Một nhà hàng ăn uống sân vườn diện tích lớn ở Hoàng Mai, Hà Nội, dẹp tiệm để đổi thành bãi gửi xe ôtô. Công ty Chứng khoán Kim Long cũng từng xin ý kiến cổ đông dừng kinh doanh chứng khoán để chuyển sang đầu tư bất động sản và thương mại điện tử. "Đó chẳng qua là doanh nghiệp đã gián tiếp phá sản trong lĩnh vực này để chuyển sang lĩnh vực khác", anh Lê Đức Trọng, một cổ đông của Kim Long cho biết.
Theo hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, trước những khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp trên cả nước đã phải bó hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh, tạm dừng hoạt động hoặc chuyển đổi, chuyển giao một phần sở hữu để tồn tại, thậm chí một số phải ngừng hoạt động. Điển hình như TP.HCM, Hải Phòng có gần 30% doanh nghiệp đình trệ sản xuất, đứng trước nguy cơ phá sản, Ninh Bình có đến 90% doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, chờ thời.
Chiến lược chống bão
Phá sản, dù đã chính thức hay đang chạm bờ vực, là điều không ai muốn. Hầu hết, từ chính chủ doanh nghiệp cho tới người lao động, Nhà nước và cả khách hàng đều muốn thấy doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Khó khăn của nền kinh tế có thể còn kéo dài. Doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh riêng cho giai đoạn khủng hoảng và sau khủng hoảng có thể phát triển tốt hơn.
Không có bài học nào có thể áp dụng chung cho tất cả. Tuy nhiên, quyết tâm phải sống và nghị lực vượt khó là điều phải có ở bản thân mỗi doanh nghiệp. Cuộc chiến giành sự sống cho doanh nghiệp là thiết yếu, đòi hỏi những chiến lược kinh doanh phù hợp và linh hoạt.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện đang áp dụng chiến lược bảo toàn vốn bằng cách co cụm, chấp nhận bỏ qua cơ hội mở rộng quy mô sản xuất như vậy. Theo số liệu của Sở Công Thương TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2011, nhiều doanh nghiệp chọn phương án sản xuất cầm chừng. Một số doanh nghiệp tạm đình hoãn, dãn tiến độ thực hiện dự án, hạn chế đầu tư mở rộng quy mô.
Thời điểm khó khăn hiện nay mang lại quá nhiều bất lợi và đe dọa sự sống còn của doanh nghiệp ở nhiều ngành. Tuy nhiên, theo ông Ngọc, trong giông bão không phải là không có cơ hội và doanh nghiệp phải bình tĩnh nhìn nhận cơ hội để tìm cửa sống cho mình. "Phải tìm mọi cách để giảm áp lực khó khăn. Chẳng hạn, hợp tác với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với mình để cùng san sẻ khó khăn và chi phí. Đồng thời, nên hướng tới sự phát triển dài hạn về sau", ông Ngọc cho biết.
Công ty Thức ăn Gia súc Thành Vinh ở An Khánh, Hà Nội đã chọn giải pháp đó. Công ty đàm phán nhập hàng với thời hạn trả tiền chậm hơn do gần đây khó xoay tiền kịp thời như trước đây. Công ty có thêm những biện pháp hỗ trợ các đại lý bán hàng: cho họ trả tiền hàng chậm hơn và tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, cử nhân viên tham gia tiếp thị địa phương cùng đại lý.
Bên cạnh hợp tác để chia sẻ khó khăn, lúc thị trường khó khăn, ảm đạm và vắng vẻ chính là lúc doanh nghiệp phải tranh thủ rà soát nội bộ. "Rà soát nội bộ, hay còn gọi là tái cấu trúc, cần phải tiến hành trong thời điểm khó khăn. Càng khó khăn càng phải rà soát kỹ để đảm bảo các nguồn lực được sử dụng hiệu quả nhất. Khó khăn không cho phép lãng phí. Rà soát từ nhân lực tới việc sử dụng nguyên vật liệu, chi phí bán hàng", ông Ngọc cho biết.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đi theo hướng này. Công ty rà soát các khâu, siết lại các hoạt động để tăng năng suất. Công ty hoàn thiện quy trình sản xuất khép kín nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu. Ngoài ra, Công ty cũng quyết định đẩy nhanh tiến độ đầu tư giai đoạn 2 Khu Liên hiệp Gang thép Hòa Phát ở Hải Dương vì sản xuất thép bằng công nghệ lò cao mang lại tỷ suất lợi nhuận 10% so với 5-6% của việc sản xuất thép bằng lò điện.
Trong khó khăn, doanh nghiệp vẫn cần chú trọng quản lý nguồn lực con người, đặc biệt là quản lý nhân tài. Doanh nghiệp cần thu hút và giữ chân được những nhân tài trong doanh nghiệp vì họ mới là những người giải quyết được các vấn đề phức tạp của thị trường và môi trường tổ chức.
Quan điểm trên của ông Ngọc trùng khớp với ý kiến TS. Lê Đăng Doanh đưa ra gần đây, rằng thời điểm này chính là cơ hội để doanh nghiệp tiến hành cải cách, tái cơ cấu. Cụ thể, doanh nghiệp cần tính toán đến các biện pháp để tiết kiệm tối đa chi phí, nâng cao hiệu quả và vận dụng khoa học kỹ thuật và sáng tạo của con người.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đã linh hoạt điều chỉnh sản phẩm, thị trường phù hợp với điều kiện mới. Khi xem xét tập trung cho các sản phẩm phù hợp với nhu cầu hiện tại, Tập đoàn Kinh Đô nhận thấy, kinh tế khó khăn thì người dân ăn bánh mì nhiều hơn bún phở nên đã đẩy mạnh dòng sản phẩm bánh mì.
Tìm sản phẩm phù hợp rồi, doanh nghiệp còn phải chấp nhận giảm lợi nhuận để thị trường chấp nhận. "Phải điều chỉnh tỉ lệ lãi gộp bằng cách giảm giá bán về sát với giá vốn. Có như vậy, người tiêu dùng mới dễ chấp nhận và doanh nghiệp coi như đã tự kích cầu cho mình. Lúc này, lãi ít đã là chiến thắng", ông Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM, cho biết.
Siêu thị Co.op Mart liên tục thực hiện chủ trương chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng bằng chính sách giảm giá. Các mặt hàng thực phẩm tươi sống tại đây đề mức giá thấp hơn thị trường từ 10-30%. Co.op Mart cho biết cách làm này đã kích cầu mua sắm, đáp ứng được mong muốn chi tiêu tiết kiệm của số đông người tiêu dùng trong cơn bão giá.
Thực tế cho thấy, trong lúc khó khăn, nếu doanh nghiệp bỏ qua những khoản lợi nhuận nhỏ và không chuyên tâm, cẩn trọng với từng đường đi nước bước thì cũng như trường hợp anh Thành ở trên, thua ván cờ vì cho rằng khoản cược không đủ hấp dẫn.
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương công bố tháng 9/2010 cho thấy, hơn 65% trong tổng số 2.543 doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia khảo sát trả lời rằng khủng hoảng toàn cầu tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp tại Hà Nội, Nghệ An và TP.HCM chịu tác động mạnh nhất. Nếu xét theo quy mô, các doanh nghiệp vừa chịu tác động của khủng hoảng nhiều nhất (với tỷ lệ trả lời có là 83,9%), kế đó là doanh nghiệp nhỏ (78,9%) và siêu nhỏ (58%). Xét theo loại hình doanh nghiệp, các công ty trách nhiệm hữu hạn chịu ảnh hưởng nhiều nhất (82,7%), còn các hộ gia đình chịu ảnh hưởng ít nhất (chỉ 57,8%). |
Kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2011 bắt đầu có những tín hiệu lạc quan, thể hiện cả trong các chính sách điều hành của Chính phủ lẫn trên thị trường, như lạm phát và lãi suất có dấu hiệu giảm, vàng hạ nhiệt... Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn đó và đặc biệt là có những sự bất cập tồn tại từ năm này qua năm khác, gây ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể của nền kinh tế, điển hình là việc nguồn lực quốc gia bị phân tán do sự phân cấp không rõ ràng trong quy hoạch từ trung ương đến địa phương. Tọa đàm của Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần tổ chức tại Press Café cuối tháng 9 vừa qua đi vào phân tích thực trạng này và đưa ra một số giải pháp bước đầu. Thành phần khách mời gồm ông Vũ Thành Tự Anh (Giám đốc nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright), ông Lương Văn Lý (Phó chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn, nguyên Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, hiện là Trưởng bộ phận đầu tư của Công ty luật Việt Long Thăng), luật sư Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Quốc hội, cùng ba chuyên gia kinh tế của báo DNSGCT - các ông Phan Chánh Dưỡng, Nguyễn Văn Sơn và Huỳnh Bửu Sơn.
Mấy năm gần đây, ông Phan Chánh Dưỡng có dịp đi hầu như khắp đất nước, gặp gỡ nhiều lãnh đạo các tỉnh thành và quan chức các bộ, ngành. Ông nhận xét rằng Ủy ban Kế hoạch nhà nước - bộ phận vô cùng quan trọng, đề ra chiến lược phát triển của cả quốc gia - từ khi chuyển thành Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mà đặc biệt trong mấy năm gần đây, dường như chỉ còn là đơn vị tổng hợp các kế hoạch từ các tỉnh thành đưa lên mà thôi. Gốc Cà Mau, nên ông Dưỡng đi từ chuyện quê mình: "Bên cạnh Cụm Khí Điện đạm Cà Mau, các tỉnh lân cận tỉnh nào cũng có nhà máy nhiệt điện, từ Bạc Liêu đến Trà Vinh, Sóc Trăng... Nhà máy chạy bằng than, than được nhập khẩu từ Úc, Indonesia, nên tỉnh nào cũng muốn xây cảng biển, mà cảng phải đủ sức cho tàu lớn ra vào dễ dàng, tức là phải có cảng nước sâu". Ông Dưỡng bức xúc: "Cớ gì mà tỉnh nào cũng cần xây một nhà máy điện? Điện chỉ cần truyền tải lên đường dây Bắc - Nam, đưa đến mọi nơi là xong. Làm như vậy là chẻ nát nền kinh tế".
Từ 500 "pháo đài" đến những bản quy hoạch xã nông thôn mới
Dù chúng ta luôn nói rằng từ khi đổi mới, những cách nghĩ cách làm của thời bao cấp đã bị xóa sổ, thì trên thực tế rất nhiều chuyện "chỉ có ở thời bao cấp" vẫn đang diễn ra. Ông Huỳnh Bửu Sơn nói: "Thời bao cấp, chúng ta đưa ra tiêu chuẩn mỗi đơn vị quận huyện là một đơn vị kinh tế công nông nghiệp hoàn chỉnh, xây dựng từng đơn vị hành chính thành đơn vị kinh tế, với suy nghĩ rằng khi mỗi đơn vị ấy phát triển thì cả nền kinh tế cũng phát triển theo. Cả nước trở thành 500 "pháo đài" trong kinh tế.
Thực tế đã cho thấy điều đó không thể thực hiện được, đầu tiên là vốn đâu để xây dựng được như thế, nhưng ý tưởng ấy đã làm nảy sinh bao nhiêu hệ lụy, điển hình là việc ngăn sông cấm chợ. Nơi nào cũng muốn bảo vệ sản phẩm vùng mình, tạo sự lệch lạc về giá, chẳng hạn giá khoai mì ở TP. Hồ Chí Minh gấp 5-6 lần giá bán ở Pleiku. Và nếu ở thời bao cấp, "đơn vị kinh tế" là các quận huyện thì ngày nay đã được nâng lên cấp tỉnh và vẫn theo tư duy là trong phạm vi hành chính ấy phải có tất cả. Tỉnh nào cũng đầu tư trồng mía làm nhà máy đường, nhà máy phân bón, xi măng..., bây giờ thì cảng biển, sân bay.
Chúng ta sẽ trở lại một vấn đề cũ, đó là không tỉnh thành nào có đủ vốn và việc sử dụng vốn không thể đạt hiệu quả cao. Kết quả là chỉ số ICOR (đo lường số đơn vị vốn đầu tư mới để làm tăng thêm một đơn vị tăng trưởng GDP) của nước ta đã tăng vọt, từ 2,5 trong thời kỳ đầu đổi mới lên đến 7-8 như hiện nay".
Là một chuyên gia về Đồng bằng sông Cửu Long, ông Nguyễn Văn Sơn hiểu rõ kinh tế vùng này, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quy hoạch. Ông nói: "Trước đây chúng ta quy hoạch kiểu quận huyện như anh Sơn nói, khiến cả nước có 500 pháo đài, hao tiền tốn của, là do học theo Liên Xô. Bây giờ nảy sinh những chuyện khác, tốn kém hơn nhiều.
Cụ thể nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới, mỗi xã đều phải lập đề án, trong đó có cả quy hoạch sử dụng đất! Rồi quy hoạch kinh tế, quy hoạch khu trung tâm xã tối thiểu phải 15-20 hécta. Riêng tiền bồi thường đất thôi ít nhất đã mất 40 tỉ đồng, lấy đâu ra tiền xây dựng xã nông thôn mới? Trong khoảng 1.300 xã ở Đồng bằng sông Cửu Long, có 40% trạm y tế xã không đạt chuẩn (tối thiểu 1.500m2), vậy nhưng xã nào cũng phải làm đề án xã nông thôn mới, giá thấp nhất cho một đề án như vậy là 150 triệu đồng, nhưng thực hiện xong thì chỉ để đó chứ chẳng làm gì".
Những đề án quy hoạch cấp tỉnh. Quy hoạch chưa thực sự gắn với quyền lợi người dân. Vì sao tỉnh nào cũng muốn đầu tư?
Đề án "xã nông thôn mới" đã vậy, chuyện quy hoạch ở cấp tỉnh thành cũng nặng tính hình thức. Các vị khách mời cho biết họ từng được tham dự các buổi giới thiệu đề án quy hoạch cấp tỉnh, có lần phải chứng kiến cảnh "Hồn Trương Ba da hàng thịt", nghĩa là trang đầu bản quy hoạch ghi rõ tỉnh B nhưng các trang trong còn để lại tên của tỉnh T, rồi một tỉnh bị khóa chặt hoàn toàn trong đất liền nhưng lại có "kinh tế biển". Đã có một sự sao chép! Ông Nguyễn Văn Sơn mô tả: "Một bản quy hoạch cấp tỉnh dày chừng 100 trang giấy thì phần về khí hậu, thời tiết, dân số chiếm vài chục trang, rồi bối cảnh thế giới, chủ trương nghị quyết từ trung ương đến địa phương cũng vài chục trang nữa. Phần đi vào thực tế không còn bao nhiêu cả".
Tranh Hoàng Tường. |
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Liên Hiệp Quốc định nghĩa quy hoạch là một văn bản thể hiện lòng ước muốn của nhân dân và chính quyền ở một vùng lãnh thổ, nhằm đạt một mục tiêu phát triển nào đó một cách khoa học. Chúng ta cũng đang làm theo định nghĩa đó, chỉ có điều đa phần là không thể hiện lòng ước muốn của nhân dân và cũng không mang nghĩa "một cách khoa học".
Luật sư Trương Trọng Nghĩa đưa một ví dụ cụ thể, đó là việc quy hoạch khu Bình Quới - Thanh Đa của TP. Hồ Chí Minh, cách đây hai mươi năm được quy hoạch thành một khu du lịch đô thị mới. Từ lúc có chủ trương, mọi hoạt động giao dịch đất đai trong khu vực bị ngưng lại, người dân không được thay đổi hiện trạng đất đai, nhà cửa, không được mua bán, xây cất, phân hộ phân lô, dù cho có nhu cầu chính đáng. Để thực hiện dự án, trước tiên phải đền bù giải tỏa, làm khu tái định cư để di dời dân, rồi mới kêu gọi các nhà đầu tư. Dự tính là vậy nhưng bao năm rồi mà vẫn bế tắc ngay từ khâu đầu tiên.
Ông Nghĩa nói: "Vừa rồi chúng tôi đề nghị, nên gỡ bỏ quy hoạch đó đi, trừ một số công trình chính như con đường lớn chỗ này, công viên chỗ kia..., còn lại nên cho phép dân được quyền chuyển dịch đất đai. Thế nhưng chính quyền chỉ bỏ quyết định giao đất tái định cư thôi, chứ quy hoạch treo vẫn còn nguyên đó, lý do là vẫn chờ nhà đầu tư mới để thực hiện ý tưởng làm khu du lịch. Thời gian gần đây chính quyền cũng cho phép người dân xây dựng, nhưng nếu bị giải tỏa thì phần xây dựng mới ấy sẽ không được bồi thường".
Có một thực tế là nhiều tỉnh thành rất thích những dự án lớn, quy hoạch khu đô thị lớn kiểu đó. Cũng như gần đây, nhiều tỉnh đua nhau làm nhà máy điện, xây cảng biển, sân bay. Về thực trạng này, ông Lương Văn Lý nhìn nhận từ khâu cấp phép: "Ở các nước, người ta quy định rõ quy hoạch nào thuộc quyền của trung ương, quy hoạch nào do địa phương phụ trách... Ví dụ sân bay quốc tế phải thuộc thẩm quyền quy hoạch của Chính phủ, cả nước cần có bao nhiêu sân bay quốc tế, bao nhiêu cảng biển quốc tế, bao nhiêu cây số quốc lộ, chạy qua tỉnh nào,... Nước ta cũng có quy định, văn bản đàng hoàng, nhưng thực tế lại khác! Các tỉnh nếu có yêu cầu xây cảng hay sân bay thì cứ đưa quy hoạch lên, từ từ sẽ được duyệt, năm này chưa duyệt thì năm sau, năm sau chưa duyệt thì năm sau nữa. Như Vũng Tàu dù chỉ cách TP. Hồ Chí Minh có 120km cũng xin làm sân bay quốc tế. Hay như có ông đại biểu Quốc hội từng phát biểu rất nghiêm túc rằng mỗi tỉnh nên có một thị trường chứng khoán. Với tư duy kiểu đó, thử hỏi nền kinh tế sẽ phân tán đến mức nào!".
Dĩ nhiên, chuyện nhóm lợi ích, tư túi trong đầu tư công là một nguyên nhân, nhưng nếu bỏ qua chuyện có đầu tư thì mới có "ăn", theo ông Lương Văn Lý, nguyên nhân quan trọng nhất khiến việc đầu tư công tràn lan là tỉnh nào cũng muốn đầu tư nhằm đạt được tỷ lệ tăng trưởng GDP theo kế hoạch! Tỷ lệ tăng GDP rất quan trọng, quyết định đến thành tích của cả tỉnh. Chính căn bệnh thành tích cộng với lợi ích kinh tế khiến cho căn bệnh đầu tư tràn lan chưa có thuốc chữa.
Trong một cuộc "đối thoại chính sách" do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức gần đây, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan khi nhận xét về tình trạng đầu tư phân tán này cũng có nhận xét tương tự. Ông Vũ Khoan nói rằng, ông đã đi rất nhiều nước, nhưng chưa thấy ở đâu lại tính toán và đưa ra chỉ tiêu GDP cấp tỉnh như ở nước ta. Ông Nguyễn Văn Sơn thì "lấy làm lạ" rằng cả nước tăng trưởng bình quân GDP hằng năm chỉ 7% mà tỉnh nào lập kế hoạch cũng ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP trên 12% cả. Muốn hình dung vì sao có các con số chỉ tiêu GDP, chúng ta hãy nghe ông Sơn: "Quy trình lập kế hoạch một số tỉnh là như thế này, người soạn thảo cho biết GDP năm ngoái chúng ta đạt 100 tỉ đồng, năm nay quyết định tăng 12%, tức là lên 112 tỉ đồng. Chỉ số ICOR cả nước là 7, tỉnh ta chỉ nên ở mức 6 thôi, vì chúng ta đầu tư ít hơn cả nước, vị chi chúng ta cần đầu tư 72 tỉ đồng. Vậy là xong các số liệu chỉ tiêu, rất đơn giản, không cần tính toán, luận chứng kinh tế gì cả".
Mọi người đều cười, ông Lương Văn Lý bổ sung, rằng có thể cuộc họp "lên kế hoạch" ấy sẽ có bàn luận, thêm bớt. Chẳng hạn, một vị gợi ý là GDP năm ngoái tăng 12%, năm nay đúng ra phải hơn con số đó, nhưng tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay thì không nên, chúng ta giảm bớt một chút. Một anh có ý kiến nên là 11%, anh khác bàn lui, 11% chắc không nổi đâu, 10,5% là vừa... Cứ thế, cuối cùng sẽ chọn ra một con số, trình lên lãnh đạo, vị này nói không được, chừng đó tệ quá, phải tăng thêm 1% nữa...
Quy hoạch chồng chéo, vừa đá bóng vừa thổi còi. Chỗ hở từ phía nào?
Không cần giở sổ sách, những con số như đã được sắp xếp sẵn trong đầu ông Vũ Thành Tự Anh, ông nói: "Thống kê cho thấy Việt Nam hiện có trên 100 cảng biển, 22 sân bay trong đó có tám sân bay quốc tế. Hãy thử so sánh, Nhật với 5.500 tỉ đôla GDP chỉ có năm sân bay quốc tế; Mỹ với 14.500 tỉ đôla GDP cũng chỉ có khoảng ba chục cảng quốc tế lớn dù bờ biển của họ dài hơn nước mình nhiều. Về cơ sở hạ tầng công nghiệp, cả nước có 18 khu kinh tế ven biển, 267 khu công nghiệp, 918 cụm công nghiệp với tỷ lệ lấp đầy lần lượt là 4%, 46% và 26%. Đấy là những số liệu để chúng ta hình dung được mức độ phân tán của nền kinh tế.
Thực tế này đặt ra hai câu hỏi. Thứ nhất, liệu cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý không; thứ hai, tại sao lại xảy ra tình trạng như thế. Câu hỏi thứ nhất đã quá rõ rồi, không thể để tình trạng này tiếp diễn. Ở câu thứ hai, tôi thấy các anh đã đưa ra những ý rất quan trọng. Đầu tiên, đó là chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP đã trở thành thước đo đánh giá quá quan trọng với các tỉnh thành, nên bằng mọi giá họ phải đua nhau đầu tư, bất kể chất lượng tăng trưởng.
Tiếp theo là khâu quy hoạch, khi trên thực tế Thủ tướng đã ban hành hàng chục văn bản chiến lược, hàng trăm quy hoạch (gồm quy hoạch của 63 tỉnh thành và các bộ ngành), rồi vô tận các kế hoạch, đề án, chương trình. Điều đáng nói là những bản quy hoạch này chẳng liên quan gì với nhau, đôi khi còn phủ định lẫn nhau, khiến tất cả trở thành một mớ hỗn độn. Ví dụ, lĩnh vực đất đai có mấy ngành cùng xen vào, giao thông, xây dựng, tài nguyên - môi trường, kế hoạch - đầu tư... Họ cùng làm quy hoạch và không ai chịu ai cả.
Đó là sự phân mảnh, chia cắt về thể chế, làm cho những quyết định từ quan trọng nhất ở cấp trung ương đến cấp địa phương của chúng ta bị chia nhỏ ra thành từng mảnh, nền kinh tế vì thế cũng bị phân mảnh theo. Chưa kể quy hoạch và thực hiện quy hoạch tạo mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng tồn tại và phát triển. Rất nhiều trường hợp đầu tư ở địa phương "chạy" lên trung ương thông qua quy hoạch.
Ở Việt Nam chưa có một sự tách bạch giữa một bên là hành pháp chính trị và bên kia là hành chính công vụ. Nghĩa là chúng ta cho phép vừa đá bóng vừa thổi còi, chẳng hạn ngành y tế vừa quản lý dược phẩm vừa cấp phép luôn ai được nhập hay sản xuất dược phẩm. Tham nhũng tồn tại ở tất cả các bộ ngành, vì tôi quy hoạch cho anh, đương nhiên anh phải chạy đến tôi xin được cấp phép".
Những tồn tại đó do đâu, từ phía trung ương hay địa phương? Ông Tự Anh nói tiếp: "Thống kê cho thấy 50% đầu tư công ở trung ương, 50% ở địa phương. Gần đây khi nói về sự phân tán đầu tư, rất nhiều người nói lỗi ở địa phương, do được phân cấp quyền hành quá rộng rãi nên các tỉnh phá vỡ quy hoạch. Nhưng qua quá trình nghiên cứu ở nhiều địa phương tôi nhận thấy sự thật không hẳn thế. Trung ương phải chịu trách nhiệm chính, vì cấp này có chức năng và công cụ để đảm bảo quy hoạch không bị vỡ, thế mà cứ mỗi lần có quy hoạch mới thì lại thêm nhiều dự án đầu tư bổ sung, như đồng ý cho xây thêm cảng biển, sân bay chẳng hạn. Vấn đề là kỷ cương về mặt quy hoạch, tài khóa của chúng ta quá lỏng lẻo, chính điều này dẫn đến mọi vấn đề liên quan - thâm hụt ngân sách, phân tán đầu tư, nguồn lực".
Ông Lương Văn Lý rất đồng tình với quan điểm này, ông giải thích thêm, dù địa phương có lợi ích khi xin đầu tư một công trình nào đó, nhưng trung ương là người cầm trịch, nếu thấy không đúng thì phải cương quyết gạt bỏ, đồng thời phân tích cho đơn vị đó hiểu rằng làm như vậy là không được. Nếu nói rằng chính những lợi ích kinh tế kích thích lòng tham của những người nắm quyền thì nước nào cũng có tình trạng này. Vấn đề là ở những nước khác, người ta dùng cơ chế luật pháp rõ ràng để khống chế hoặc hạn chế không cho lòng tham ấy thể hiện.
Những việc có thể làm ngay. Phát triển kinh tế địa phương trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế từng vùng
Các vị khách mời đều thống nhất rằng quy hoạch vẫn rất quan trọng đối với mọi nền kinh tế, nhưng không phải theo cách mà nhiều địa phương ở nước ta đang làm. Chính kiểu quy hoạch duy ý chí, có nơi còn bị lợi dụng để mưu cầu lợi ích cá nhân là nguyên do khiến nền kinh tế bị trì trệ. Theo ông Vũ Thành Tự Anh, để nhận ra điều này không khó, nhưng không nhiều người muốn thay đổi cơ chế đó vì khi thay đổi thì lợi ích của họ sẽ bị mất đi.
Theo luật sư Trương Trọng Nghĩa, việc chúng ta để cho lương công chức quá thấp trong một thời gian dài chính là một nguyên nhân quan trọng khiến tình trạng tham nhũng, phá vỡ quy hoạch, phân tán nguồn lực kinh tế diễn ra. Suốt mấy chục năm qua, hầu như không ai sống được bằng lương nhà nước cả, nên người ta phải sống bằng nguồn khác. Chính nguồn khác này làm méo mó mọi thứ. Singapore đã giải quyết rất tốt điều này từ thời Thủ tướng Lý Quang Diệu, khi lương của công chức bằng hoặc cao hơn so với khu vực tư nhân.
Tất nhiên, để thay đổi gốc rễ vấn đề là chuyện quá khó, nhưng vẫn có những biện pháp trước mắt có thể giúp hạn chế phần nào tiêu cực xảy ra. Ông Lương Văn Lý đề nghị những người tham gia công tác quy hoạch hoặc tham mưu cho lãnh đạo phải thực sự có năng lực về quy hoạch. Cần cương quyết dẹp bỏ kiểu ngồi họp rồi tự đưa ra con số, thêm thêm bớt bớt mà không dựa vào bất kỳ cơ sở khoa học nào. Người lãnh đạo có thể không đủ chuyên môn để đưa ra những con số, nhưng các chuyên viên cấp dưới cực giỏi sẽ thuyết minh được vì sao năm ngoái GDP tăng 12% mà năm nay thì không thể được. Chúng ta không thiếu chuyên gia giỏi, có điều họ chưa được sử dụng đúng.
Bước tiếp theo, cần phân cấp cụ thể vấn đề nào mang tính chất chiến lược bảo đảm cho sự phát triển lâu dài của đất nước thì phải thuộc thẩm quyền của trung ương. Đứng về mặt luật pháp, tổ chức chính quyền, phải có cơ chế thật chặt chẽ để khi ai đó muốn thay đổi quy hoạch phải gặp nhiều khó khăn, phải thông qua một hội đồng phản biện, nghiêm túc. Ông Nguyễn Văn Sơn đồng tình và cho rằng bên cạnh việc định lại cơ chế, phân quyền giữa trung ương và địa phương, nên có sự phân chia quyền lợi cụ thể, quyền phải đi kèm lợi. Song song đó, hệ thống luật pháp và thực thi pháp luật phải thật sự nghiêm minh. Nếu bắt đầu làm được từng bước đi nhỏ ngay từ bây giờ, chúng ta có quyền hy vọng vào những bước đi lớn hơn.
Một vấn đề cũng quan trọng không kém, theo ông Phan Chánh Dưỡng, đó là tiêu chuẩn đánh giá sự tăng trưởng kinh tế phải đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Không nên lấy con số tăng trưởng GDP của địa phương (thật ra đó là con số không chính xác), càng không thể lấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp, thương mại dịch vụ càng cao để đánh giá sự phát triển của địa phương.
Đừng nghĩ nông nghiệp gắn liền với kém phát triển. Chạy theo thành tích kiểu đó sẽ đưa đất nước đến một sự phát triển dị dạng. Mỗi tỉnh có một tiềm năng khác nhau, do đó nhiệm vụ phát triển kinh tế cũng khác nhau. Nên có một bộ tiêu chuẩn đánh giá đúng cho từng địa phương, từng thời kỳ. Phát triển kinh tế của địa phương phải trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế từng vùng là lời giải cho phát triển kinh tế nước ta hiện nay.
Ông Trương Trọng Nghĩa: "Hầu như không ai sống được bằng lương nhà nước cả, nên người ta phải sống bằng nguồn khác" Ông Phan Chánh Dưỡng: "Mỗi tỉnh có một tiềm năng khác nhau, do đó nhiệm vụ phát triển kinh tế cũng khác nhau" Ông Nguyễn Văn Sơn: "Nên có sự phân chia quyền lợi cụ thể, quyền phải đi kèm lợi" Ông Vũ Thành Tự Anh: "Rất nhiều trường hợp đầu tư ở địa phương "chạy" lên trung ương thông qua quy hoạch" Ông Huỳnh Bửu Sơn: "Nhiều bản đề án quy hoạch rất xa rời thực tế, người ta làm chỉ để được rót ngân sách mà thôi" Ông Lương Văn Lý: "Vấn đề nào mang tính chất chiến lược bảo đảm cho sự phát triển lâu dài của đất nước thì phải thuộc thẩm quyền của trung ương" |
DNNN kém: Hãy để thị trường trừng phạt
"Nếu được lựa chọn thứ tự ưu tiên trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, tôi sẽ thiết lập cơ chế minh bạch hóa, công khai hóa thông tin các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước", TS. Nguyễn Đình Cung, chia sẻ. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ, TS. Nguyễn Đình Cung, trao đổi với phóng viên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - báo VietNamNet, quanh vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam - những việc cấp thiết cần hành động ngay.
Cương quyết giảm đặc quyền, đặc lợi
- Thưa ông, đã có ý kiến cho rằng tầm vóc của chương trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng này tựa như công cuộc đổi mới năm 1986, ông đánh giá thế nào về điều này?
TS. Nguyễn Đình Cung: Trước tiên, năm 1986, tôi chưa phải là người trải nghiệm, là người trong cuộc thời kỳ ấy đổi mới ấy. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, bất cứ sự thay đổi ở thời điểm nào cũng là sự giằng co đấu tranh giữa các bên liên quan, là sự giằng co của tư duy ngay cả trong từng cá nhân một. Đây là sự thay đổi không dễ dàng gì.
Năm 1986, có một cái khó so với hiện nay bởi đó là sự thay đổi có tính hệ thống, thay đổi cả ý thức hệ, chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế theo thể chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự đồng thuận cao trong chính sách. Còn ngày hôm nay, sự thay đổi có bản chất là việc nâng cấp nền kinh tế thị trường hoàn thiện và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, sự thay đổi ấy sẽ không thể mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, có lẽ phải chấp nhận có sự hoán đổi giữa lợi ích ngắn hạn và lợi ích trung, dài hạn, có thể phải hi sinh lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ để có được lợi ích chung, lợi ích toàn cục. Cuộc thay đổi này sẽ có người được, người mất.
Trong khi đó, chúng ta còn phải thực hiện đồng thời với hai nhiệm vụ lớn khác, xuất phát từ điều kiện hiện nay, là phải kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Mức độ khó khăn vì thế là vô cùng lớn. Như nếu chúng ta làm được, câu chuyện điều hành kinh tế Việt Nam sẽ sang bước một tầm cao mới, tạo đột phá về chất lượng tổng thể. Vì thế, có người nói đây là cuộc cải cách lớn, cuộc đổi mới lần hai.
- Thưa ông, trong đề án trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã chọn ba lĩnh vực tập trung tái cơ cấu là đầu tư công và cơ chế quản lý phân cấp, doanh nghiệp Nhà nước và lĩnh vực ngân hàng. Phải chăng, đây là 3 lĩnh vực yếu kém nhất và là điểm tắc của sự phát triển hiện nay?
Thứ nhất, cơ chế phân cấp thực chất là cơ chế lợi ích. Nếu để như hiện nay thì rõ ràng không ổn nữa. Tôi không muốn gọi việc tái cơ cấu cơ chế phân cấp là sự thiết lập lại kỷ cương quản lý đầu tư mà chỉ muốn coi, đó là một sự thay đổi tất yếu. Trước đây, chúng ta tập trung quyền về Trung ương quá, sau đó, để phát huy tính năng động của các địa phương nên đã phân cấp quyền cho họ nhiều. Trong quá trình này, chúng ta cũng đạt được những kết quả nhất định nhưng rõ ràng, giờ cơ chế này không còn hợp lý nữa.
Như nguyên bộ trưởng Trần Xuân Giá đã từng nói nhiều và tôi rất ủng hộ quan điểm này, muốn tập trung được nguồn lực hiệu quả thì trung ương phải quyết.
Thực ra, Luật Đầu tư 2005 không nói đến phân cấp mà cơ chế đó nằm trong các Nghị định của Chính phủ. Vì vậy, việc điều chỉnh này thuộc thẩm quyền kiểm soát của Chính phủ nên điều chỉnh sẽ thuận lợi hơn.
Đối với DNNN, lâu nay, chúng ta đã đánh giá tương đối thống nhất là, hoạt động của khu vực này là kém hiệu quả, đầu tư của Nhà nước cũng là kém hiệu quả so với các nguồn đầu tư khu vực khác. Tỷ trọng đầu tư Nhà nước đang chiếm tới hơn 40% tổng đầu tư xã hội. Và do đó là vốn của Nhà nước nên Nhà nước có thể thay đổi nhanh chóng cơ chế quản lý, phân bổ sử dụng nguồn lực này.
Ngân hàng là một lĩnh vực không những tác động lớn tới kinh tế vĩ mô mà còn là khu vực huy động và phân bổ nguồn lực của cả mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Cải thiện hệ thống này thì chính là cải cách được kênh quản lý, sử dụng vốn rất lớn của toàn dân. Nếu chúng ta làm cho nguồn lực này được quản lý vận hành an toàn hơn, sử dụng hiệu quả hơn, thì đồng thời sẽ tác động làm ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc hơn.
Ưu tiên số một là công khai, minh bạch
- Thưa ông, nhiều ý kiến đã nói tái cơ cấu đến nay vẫn chưa đụng đậy. Vào năm 2012, theo ông, Chính phủ phải làm được những gì để được coi là đã bắt tay thực sự và có kết quả?
Năm 2012, rõ ràng bối cảnh hiện nay bắt buộc chúng ta phải có những hành động chính sách cụ thể, phải hành động cụ thể ngay chứ không dừng lại ở định hướng không thôi.
Hai việc mà Chính phủ cần thể hiện được là phân bổ vốn đầu tư và cơ chế phân cấp. ở năm 2012, việc phân bổ vốn phải thể hiện dứt điểm mục tiêu tái cơ cấu: tập trung cho dự án thực sự ưu tiên của ưu tiên, lựa chọn của lựa chọn, cấp thiết, sắp hoàn thành để giải quyết được những điểm nghẽn hạ tầng kinh tế.
Việc cụ thể thứ hai là có thể ban hành luật về quản lý đầu tư Nhà nước, sửa đổi luật Ngân sách Nhà nước, điều chỉnh lại các công cụ pháp luật để có chế tài phân bổ nguồn lực tốt hơn.
Nhưng như tôi đã nói, các vấn đề này liên quan đến cơ chế lợi ích nhóm nên cần sự quyết tâm chính trị cao, sự cương quyết mạnh mẽ của những người đứng đầu Chính phủ. Chỉ có điều chỉnh lại việc sử dụng nguồn đầu tư công là tín hiệu rõ nhất cho thấy tái cơ cấu nền kinh tế đang được thực thi.
- Thưa ông, điểm nóng nhất của chất lượng nền kinh tế nằm ở các DNNN độc quyền. Vậy, tái cơ cấu khu vực này nên bắt đầu từ đâu?
Năm 2012, nếu được chọn ưu tiên số một, tôi sẽ chọn cơ chế công khai hóa, minh bạch hóa thông tin đối với tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Nhà nước phải ban hành cơ chế này. Tôi nghĩ rằng, đây là ưu tiên số một trong rất nhiều việc phải làm để tái cơ cấu nền kinh tế nói chung.
Đây là việc dễ làm, ít tốn kém nhất và có tác động lớn. Khi áp dụng được cơ chế này, các DNNN công khai thông tin như trên thị trường chứng khoán thì đó sẽ là sức ép buộc các ông chủ quản lý ở đó cũng phải ứng xử theo cơ chế thị trường, những thứ đặc quyền, đặc lợi sẽ phải bộc lộ ra và khi đó, thay đổi để giảm đi những đặc quyền đặc lợi đó sẽ dễ hơn.
Nếu được chọn tiếp ưu tiên số hai, tôi lưỡng lự giữa hai vấn đề: một là, thiết lập một thể chế tập trung thống nhất, chuyên nghiệp, có hiệu lực, hiệu quả quyền chủ sở hữu của NN tại các DNNN; hai là, thiết lập một cơ chế buộc DNNN phải xóa hết mọi ưu đãi, đặc quyền đặc lợi, buộc họ cạnh tranh theo cơ chế thị trường và họ sẽ bị trừng phạt đầy đủ bởi cơ chế thị trường nếu hoạt động kém.
Tuy nhiên, vì đây là hai việc không dễ làm, mặc dù sẽ có tác động rất lớn nên tôi lưỡng tự và chỉ xếp thứ tự ưu tiên sau.
Nếu năm 2012 làm được việc này thì tôi cho là sẽ một bước tiến lớn trong quản lý DNNN. Cơ chế đó buộc các DN này phải theo chuẩn mực quản lý, và nếu họ theo tiêu chuẩn quốc tế thì còn là một bước tiến cao nữa. Chỉ có minh bạch thông tin thì cơ chế thị trường mới vào được, nhiều thứ lợi ích nhóm sẽ bị hạn chế, triệt tiêu.
DNNN hay vin vào chuyện nhập nhằng giữa nhiệm vụ công ích và nhiệm vụ kinh doanh. Nhưng khi minh bạch ra, ta sẽ nắm được nhiệm vụ nào đáng giao, nhiệm vụ nào làm được và khi đó, nếu DNNN bị giao quá nhiều nhiệm vụ công ích chẳng hạn thì mọi người cũng sẽ nắm được giá phải trả cho việc đó ở mức nào?
Cương quyết giảm đặc quyền, đặc lợi
- Thưa ông, đã có ý kiến cho rằng tầm vóc của chương trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng này tựa như công cuộc đổi mới năm 1986, ông đánh giá thế nào về điều này?
TS. Nguyễn Đình Cung: Trước tiên, năm 1986, tôi chưa phải là người trải nghiệm, là người trong cuộc thời kỳ ấy đổi mới ấy. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, bất cứ sự thay đổi ở thời điểm nào cũng là sự giằng co đấu tranh giữa các bên liên quan, là sự giằng co của tư duy ngay cả trong từng cá nhân một. Đây là sự thay đổi không dễ dàng gì.
Năm 1986, có một cái khó so với hiện nay bởi đó là sự thay đổi có tính hệ thống, thay đổi cả ý thức hệ, chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế theo thể chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự đồng thuận cao trong chính sách. Còn ngày hôm nay, sự thay đổi có bản chất là việc nâng cấp nền kinh tế thị trường hoàn thiện và hiệu quả hơn.
Trong khi đó, chúng ta còn phải thực hiện đồng thời với hai nhiệm vụ lớn khác, xuất phát từ điều kiện hiện nay, là phải kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Mức độ khó khăn vì thế là vô cùng lớn. Như nếu chúng ta làm được, câu chuyện điều hành kinh tế Việt Nam sẽ sang bước một tầm cao mới, tạo đột phá về chất lượng tổng thể. Vì thế, có người nói đây là cuộc cải cách lớn, cuộc đổi mới lần hai.
- Thưa ông, trong đề án trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã chọn ba lĩnh vực tập trung tái cơ cấu là đầu tư công và cơ chế quản lý phân cấp, doanh nghiệp Nhà nước và lĩnh vực ngân hàng. Phải chăng, đây là 3 lĩnh vực yếu kém nhất và là điểm tắc của sự phát triển hiện nay?
Thứ nhất, cơ chế phân cấp thực chất là cơ chế lợi ích. Nếu để như hiện nay thì rõ ràng không ổn nữa. Tôi không muốn gọi việc tái cơ cấu cơ chế phân cấp là sự thiết lập lại kỷ cương quản lý đầu tư mà chỉ muốn coi, đó là một sự thay đổi tất yếu. Trước đây, chúng ta tập trung quyền về Trung ương quá, sau đó, để phát huy tính năng động của các địa phương nên đã phân cấp quyền cho họ nhiều. Trong quá trình này, chúng ta cũng đạt được những kết quả nhất định nhưng rõ ràng, giờ cơ chế này không còn hợp lý nữa.
Như nguyên bộ trưởng Trần Xuân Giá đã từng nói nhiều và tôi rất ủng hộ quan điểm này, muốn tập trung được nguồn lực hiệu quả thì trung ương phải quyết.
Thực ra, Luật Đầu tư 2005 không nói đến phân cấp mà cơ chế đó nằm trong các Nghị định của Chính phủ. Vì vậy, việc điều chỉnh này thuộc thẩm quyền kiểm soát của Chính phủ nên điều chỉnh sẽ thuận lợi hơn.
Đối với DNNN, lâu nay, chúng ta đã đánh giá tương đối thống nhất là, hoạt động của khu vực này là kém hiệu quả, đầu tư của Nhà nước cũng là kém hiệu quả so với các nguồn đầu tư khu vực khác. Tỷ trọng đầu tư Nhà nước đang chiếm tới hơn 40% tổng đầu tư xã hội. Và do đó là vốn của Nhà nước nên Nhà nước có thể thay đổi nhanh chóng cơ chế quản lý, phân bổ sử dụng nguồn lực này.
Ưu tiên số một là công khai, minh bạch
- Thưa ông, nhiều ý kiến đã nói tái cơ cấu đến nay vẫn chưa đụng đậy. Vào năm 2012, theo ông, Chính phủ phải làm được những gì để được coi là đã bắt tay thực sự và có kết quả?
Năm 2012, rõ ràng bối cảnh hiện nay bắt buộc chúng ta phải có những hành động chính sách cụ thể, phải hành động cụ thể ngay chứ không dừng lại ở định hướng không thôi.
Hai việc mà Chính phủ cần thể hiện được là phân bổ vốn đầu tư và cơ chế phân cấp. ở năm 2012, việc phân bổ vốn phải thể hiện dứt điểm mục tiêu tái cơ cấu: tập trung cho dự án thực sự ưu tiên của ưu tiên, lựa chọn của lựa chọn, cấp thiết, sắp hoàn thành để giải quyết được những điểm nghẽn hạ tầng kinh tế.
Việc cụ thể thứ hai là có thể ban hành luật về quản lý đầu tư Nhà nước, sửa đổi luật Ngân sách Nhà nước, điều chỉnh lại các công cụ pháp luật để có chế tài phân bổ nguồn lực tốt hơn.
Nhưng như tôi đã nói, các vấn đề này liên quan đến cơ chế lợi ích nhóm nên cần sự quyết tâm chính trị cao, sự cương quyết mạnh mẽ của những người đứng đầu Chính phủ. Chỉ có điều chỉnh lại việc sử dụng nguồn đầu tư công là tín hiệu rõ nhất cho thấy tái cơ cấu nền kinh tế đang được thực thi.
Năm 2012, nếu được chọn ưu tiên số một, tôi sẽ chọn cơ chế công khai hóa, minh bạch hóa thông tin đối với tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Nhà nước phải ban hành cơ chế này. Tôi nghĩ rằng, đây là ưu tiên số một trong rất nhiều việc phải làm để tái cơ cấu nền kinh tế nói chung.
Đây là việc dễ làm, ít tốn kém nhất và có tác động lớn. Khi áp dụng được cơ chế này, các DNNN công khai thông tin như trên thị trường chứng khoán thì đó sẽ là sức ép buộc các ông chủ quản lý ở đó cũng phải ứng xử theo cơ chế thị trường, những thứ đặc quyền, đặc lợi sẽ phải bộc lộ ra và khi đó, thay đổi để giảm đi những đặc quyền đặc lợi đó sẽ dễ hơn.
Nếu được chọn tiếp ưu tiên số hai, tôi lưỡng lự giữa hai vấn đề: một là, thiết lập một thể chế tập trung thống nhất, chuyên nghiệp, có hiệu lực, hiệu quả quyền chủ sở hữu của NN tại các DNNN; hai là, thiết lập một cơ chế buộc DNNN phải xóa hết mọi ưu đãi, đặc quyền đặc lợi, buộc họ cạnh tranh theo cơ chế thị trường và họ sẽ bị trừng phạt đầy đủ bởi cơ chế thị trường nếu hoạt động kém.
Tuy nhiên, vì đây là hai việc không dễ làm, mặc dù sẽ có tác động rất lớn nên tôi lưỡng tự và chỉ xếp thứ tự ưu tiên sau.
Nếu năm 2012 làm được việc này thì tôi cho là sẽ một bước tiến lớn trong quản lý DNNN. Cơ chế đó buộc các DN này phải theo chuẩn mực quản lý, và nếu họ theo tiêu chuẩn quốc tế thì còn là một bước tiến cao nữa. Chỉ có minh bạch thông tin thì cơ chế thị trường mới vào được, nhiều thứ lợi ích nhóm sẽ bị hạn chế, triệt tiêu.
DNNN hay vin vào chuyện nhập nhằng giữa nhiệm vụ công ích và nhiệm vụ kinh doanh. Nhưng khi minh bạch ra, ta sẽ nắm được nhiệm vụ nào đáng giao, nhiệm vụ nào làm được và khi đó, nếu DNNN bị giao quá nhiều nhiệm vụ công ích chẳng hạn thì mọi người cũng sẽ nắm được giá phải trả cho việc đó ở mức nào?
Năm 2012: Tránh nôn nóng với tăng trưởng
Với mục tiêu GDP từ 6-6,5% cao hơn năm 2011, hai kịch bản kinh tế năm 2012 vẫn cho thấy một tín hiệu thiên về tăng trưởng. Trọng tâm của năm tới phải là giảm lạm phát. Tái cơ cấu nền kinh tế cần được hành động ngay.
Hai kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2012 và giai đoạn 5 năm 2011-2015 đã được Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội song, vẫn chưa nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia kinh tế.
Có ba điểm mà nhà nghiên cứu rất sốt ruột cho công tác quản trị nền kinh tế của Chính phủ. Thứ nhất, chống lạm phát trở thành một cuộc chiến trường kỳ nhiều năm nhưng điều mà người ta nhìn thấy triền miên là khoảng cách thường rất xa giữa mục tiêu và thực tế đạt được. Thứ hai, tuy Chính phủ tuyên bố chắc nịch về sự ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô nhưng mục tiêu GDP vẫn theo lô-gic năm sau phải cao hơn năm trước. Thứ ba, tái cấu trúc nền kinh tế đã được nhắc tới rất cấp bách từ 3 năm trước, năm nay tiếp tục nhắc đến và thực tế là chưa thấy khởi động gì.
Vì lẽ đó, một cuộc cải cách toàn diện là vô cùng cần thiết cho năm 2012 nhằm tạo bước đột phá, khởi đầu cho việc thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 5 năm.
Cần khiêm tốn hơn khi nghĩ tới tăng trưởng
Tạp chí Economist đã đánh giá, Việt Nam có nguy cơ là một trong 7 nền kinh tế tăng trưởng nóng cao nhất thế giới. Mối lo về căn bệnh chạy đua tăng trưởng không phải vô cớ.
Chuyên gia Phạm Chi Lan thẳng thắn cho rằng: "GDP năm tới không nhất thiết là 6 và trên 6% như vậy. GDP chỉ cần 5-5,5%. Điều đó còn tốt hơn là tăng trưởng mà lạm phát vẫn không kiềm chế được".
"Từ năm 1991 đến nay, 2011 là năm kinh tế khó khăn nhất song Chính phủ vẫn đặt mục tiêu GDP năm sau vẫn cao hơn cả năm trước là khó khả thi. Lối tư duy này khác nào phát đi một tín hiệu cho các địa phương, các bộ ngành, các DNNN rằng cần tăng trưởng lớn. Hệ quả sẽ là các động thái đề xuất những dự án lớn hoặc các nơi vẫn chần chừ lờ đi việc cắt giảm vốn công", bà Phạm Chi Lan phân tích.
Chính phủ nên hoạch định một mức GDP khiêm tốn thực sự để ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Quan điểm này có sự đồng thuận cao trong cộng đồng các chuyên gia kinh tế hiện nay.
TS. Lê Đăng Doanh cũng chia sẻ, tình hình kinh tế năm nay không cho phép chúng ta chạy đua với mục tiêu tăng trưởng. Các doanh nghiệp đều bị thấm mệt, ngấm đòn lạm phát. Nhiều doanh nghiệp đã giảm lao động, chỉ chạy dưới 50% công suất sản xuất.
Không thể hi vọng năm tới có tăng trưởng cao! Theo ông, kịch bản xấu hơn, GDP năm 2012 đạt 6% có lẽ sẽ là lựa chọn khả thi hơn.
Điều mà các nhà hoạch định chính sách cần kiên trì hướng tới là phải thiết lập lại các cân đối kinh tế vĩ mô như giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát, giảm thâm hụt thương mại và đặc biệt, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Trong đó, kiềm chế lạm phát là việc cần làm nhất.
Lạm phát còn một chữ số: Mục tiêu cách xa hiện thực
Thay vì đánh giá cao một quyết tâm chính trị mạnh mẽ như vậy, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan lo ngại: "Cuối năm ngoái, Chính phủ đặt mục tiêu về lạm phát năm nay là 7% thì thực tế dự kiến lên tới 18%. Ngay từ tháng 2, Chính phủ đã đưa ra nhóm 6 giải pháp kiềm chế lạm phát, dấy lên một tinh thần điều hành quyết liệt nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi!".
"Vì thế, tôi không nghĩ nên đặt mục tiêu lạm phát quá thấp để rồi lại điều chỉnh như năm nay", bà Lan chia sẻ.
Về câu chuyện này, tại một cuộc hội thảo về kinh tế vĩ mô tuần trước do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, TS. Trần Đình Thiên không ngần ngại cho rằng: Cách thức chống lạm phát vừa qua giống như là việc đi chữa cháy. Chính phủ điều hành theo kiểu chạy theo mục tiêu lạm phát động, nặng hành chính.
Một yếu tố đáng lưu tâm là chi phí đẩy của nền kinh tế năm 2012 rất lớn, như việc thị trường hóa các mặt hàng điện, xăng dầu sẽ khiến giá điện, xăng tăng lên, tiền lương tăng theo lộ trình (từ 830.000-1.050.000 đồng/người/tháng), giá lương thực cũng có xu hướng leo thang mà dư địa chính sách không còn nhiều.
Tái cấu trúc: Hành động khẩn cấp
Tám nhóm giải pháp năm 2010 và sáu nhóm giải pháp năm nay đều đề cập đến một ý lớn: tái cấu trúc nền kinh tế, cụ thể hơn là kiểm soát đầu tư công, chi tiêu công, phân bổ lại nguồn lực, cải cách doanh nghiệp Nhà nước... Nhưng trên thực tế, công cuộc tái cấu trúc này được cho là chưa hề chuyển động.
Điều này càng chứng tỏ, những việc ngắn hạn, tình thế thì dễ làm hơn như cải cách chính sách tiền tệ, kiềm chế cung tiền, hạn chế tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, nỗ lực đó không đủ để cho năm 2012 kiểm soát tốt lạm phát và duy trì tăng trưởng hợp lý, nếu như các giải pháp căn cơ không được hoạch định mạnh mẽ.
Theo các chuyên gia kinh tế, lĩnh vực cần đột phá cho năm 2012 là chính sách tài khóa. Cho tới năm nay, chính sách tài khóa và tiền tệ vẫn không đồng bộ với nhau. Các hiệu ứng của chính sách tiền tệ để hạ nhiệt lạm phát vì thế không toàn diện và lâu bền.
Không lạc quan chút nào, TS Trần Đình Thiên đã cho rằng, tình thế hiện nay là "khẩn cấp" rồi, và không thể tiếp diễn cách cũ. Căn bệnh của nền kinh tế - nghiện đầu tư, thèm dự án, đói tài nguyên - đã ăn sâu vào cơ cấu bên trong, trở thành căn bệnh cơ cấu. Sẽ không thể chống được lạm phát, tái lập ổn định vĩ mô, khôi phục và xác lập cơ sở tăng trưởng hiện đại nếu không thay đổi hệ thống phân bổ nguồn lực, cũng như hiện nay, không thể giảm nhập siêu chủ yếu bằng công cụ tỷ giá.
Trong ngắn hạn, ưu tiên gấp là giảm lạm phát nhưng phải tránh việc chạy theo mục tiêu "động". Về dài hạn, tổng thế nền kinh tế là công cuộc tái cấu trúc với hệ mục tiêu ưu tiên của đầu tư công cần bảo đảm tính trọng điểm.
"Tuy nhiên, liệu năm 2012, việc tái cấu trúc có thực sự được bắt tay ngay làm ngay không thì tôi chưa biết, chưa thấy tín hiệu", bà Phạm Chi Lan nói thêm. Bà cho rằng, khi mà việc có bắt tay tái cấu trúc ngay hay không hay việc này Chính phủ mới đang giao các bộ ngành chuẩn bị thì khó mà có mức GDP 6-6,5% và lạm phát dưới 10% như vậy.
Theo đó, nhóm 6 giải pháp ở Nghị quyết 11 cần tiếp tục thực hiện trong năm tới một cách cương quyết mạnh mẽ với tâm điểm mở đầu là chính sách tài khóa thắt chặt, đồng bộ với chính sách tiền tệ, nâng cao hiệu quả đầu tư công một cách thực chất hơn.
Bên cạnh đó, dù hai kịch bản kinh tế dựa trên nền tảng dự báo tình hình kinh tế thế giới song mọi phán đoán đều là chủ quan, khó lường được trước mọi vấn đề tác động tới Việt Nam. Vì thế, các nhà hoạch định chính sách cần nghiên cứu cụ thể, xem xét trực tiếp kỹ lưỡng tới các ngành kinh tế trong nước một cách thấu đáo hơn.
Có ba điểm mà nhà nghiên cứu rất sốt ruột cho công tác quản trị nền kinh tế của Chính phủ. Thứ nhất, chống lạm phát trở thành một cuộc chiến trường kỳ nhiều năm nhưng điều mà người ta nhìn thấy triền miên là khoảng cách thường rất xa giữa mục tiêu và thực tế đạt được. Thứ hai, tuy Chính phủ tuyên bố chắc nịch về sự ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô nhưng mục tiêu GDP vẫn theo lô-gic năm sau phải cao hơn năm trước. Thứ ba, tái cấu trúc nền kinh tế đã được nhắc tới rất cấp bách từ 3 năm trước, năm nay tiếp tục nhắc đến và thực tế là chưa thấy khởi động gì.
Vì lẽ đó, một cuộc cải cách toàn diện là vô cùng cần thiết cho năm 2012 nhằm tạo bước đột phá, khởi đầu cho việc thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 5 năm.
Cần khiêm tốn hơn khi nghĩ tới tăng trưởng
Tạp chí Economist đã đánh giá, Việt Nam có nguy cơ là một trong 7 nền kinh tế tăng trưởng nóng cao nhất thế giới. Mối lo về căn bệnh chạy đua tăng trưởng không phải vô cớ.
Chuyên gia Phạm Chi Lan thẳng thắn cho rằng: "GDP năm tới không nhất thiết là 6 và trên 6% như vậy. GDP chỉ cần 5-5,5%. Điều đó còn tốt hơn là tăng trưởng mà lạm phát vẫn không kiềm chế được".
Chính phủ nên hoạch định một mức GDP khiêm tốn thực sự để ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Quan điểm này có sự đồng thuận cao trong cộng đồng các chuyên gia kinh tế hiện nay.
TS. Lê Đăng Doanh cũng chia sẻ, tình hình kinh tế năm nay không cho phép chúng ta chạy đua với mục tiêu tăng trưởng. Các doanh nghiệp đều bị thấm mệt, ngấm đòn lạm phát. Nhiều doanh nghiệp đã giảm lao động, chỉ chạy dưới 50% công suất sản xuất.
Không thể hi vọng năm tới có tăng trưởng cao! Theo ông, kịch bản xấu hơn, GDP năm 2012 đạt 6% có lẽ sẽ là lựa chọn khả thi hơn.
Điều mà các nhà hoạch định chính sách cần kiên trì hướng tới là phải thiết lập lại các cân đối kinh tế vĩ mô như giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát, giảm thâm hụt thương mại và đặc biệt, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Trong đó, kiềm chế lạm phát là việc cần làm nhất.
Lạm phát còn một chữ số: Mục tiêu cách xa hiện thực
Thay vì đánh giá cao một quyết tâm chính trị mạnh mẽ như vậy, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan lo ngại: "Cuối năm ngoái, Chính phủ đặt mục tiêu về lạm phát năm nay là 7% thì thực tế dự kiến lên tới 18%. Ngay từ tháng 2, Chính phủ đã đưa ra nhóm 6 giải pháp kiềm chế lạm phát, dấy lên một tinh thần điều hành quyết liệt nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi!".
"Vì thế, tôi không nghĩ nên đặt mục tiêu lạm phát quá thấp để rồi lại điều chỉnh như năm nay", bà Lan chia sẻ.
Về câu chuyện này, tại một cuộc hội thảo về kinh tế vĩ mô tuần trước do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, TS. Trần Đình Thiên không ngần ngại cho rằng: Cách thức chống lạm phát vừa qua giống như là việc đi chữa cháy. Chính phủ điều hành theo kiểu chạy theo mục tiêu lạm phát động, nặng hành chính.
Tái cấu trúc: Hành động khẩn cấp
Tám nhóm giải pháp năm 2010 và sáu nhóm giải pháp năm nay đều đề cập đến một ý lớn: tái cấu trúc nền kinh tế, cụ thể hơn là kiểm soát đầu tư công, chi tiêu công, phân bổ lại nguồn lực, cải cách doanh nghiệp Nhà nước... Nhưng trên thực tế, công cuộc tái cấu trúc này được cho là chưa hề chuyển động.
Điều này càng chứng tỏ, những việc ngắn hạn, tình thế thì dễ làm hơn như cải cách chính sách tiền tệ, kiềm chế cung tiền, hạn chế tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, nỗ lực đó không đủ để cho năm 2012 kiểm soát tốt lạm phát và duy trì tăng trưởng hợp lý, nếu như các giải pháp căn cơ không được hoạch định mạnh mẽ.
Theo các chuyên gia kinh tế, lĩnh vực cần đột phá cho năm 2012 là chính sách tài khóa. Cho tới năm nay, chính sách tài khóa và tiền tệ vẫn không đồng bộ với nhau. Các hiệu ứng của chính sách tiền tệ để hạ nhiệt lạm phát vì thế không toàn diện và lâu bền.
Không lạc quan chút nào, TS Trần Đình Thiên đã cho rằng, tình thế hiện nay là "khẩn cấp" rồi, và không thể tiếp diễn cách cũ. Căn bệnh của nền kinh tế - nghiện đầu tư, thèm dự án, đói tài nguyên - đã ăn sâu vào cơ cấu bên trong, trở thành căn bệnh cơ cấu. Sẽ không thể chống được lạm phát, tái lập ổn định vĩ mô, khôi phục và xác lập cơ sở tăng trưởng hiện đại nếu không thay đổi hệ thống phân bổ nguồn lực, cũng như hiện nay, không thể giảm nhập siêu chủ yếu bằng công cụ tỷ giá.
Trong ngắn hạn, ưu tiên gấp là giảm lạm phát nhưng phải tránh việc chạy theo mục tiêu "động". Về dài hạn, tổng thế nền kinh tế là công cuộc tái cấu trúc với hệ mục tiêu ưu tiên của đầu tư công cần bảo đảm tính trọng điểm.
"Tuy nhiên, liệu năm 2012, việc tái cấu trúc có thực sự được bắt tay ngay làm ngay không thì tôi chưa biết, chưa thấy tín hiệu", bà Phạm Chi Lan nói thêm. Bà cho rằng, khi mà việc có bắt tay tái cấu trúc ngay hay không hay việc này Chính phủ mới đang giao các bộ ngành chuẩn bị thì khó mà có mức GDP 6-6,5% và lạm phát dưới 10% như vậy.
Theo đó, nhóm 6 giải pháp ở Nghị quyết 11 cần tiếp tục thực hiện trong năm tới một cách cương quyết mạnh mẽ với tâm điểm mở đầu là chính sách tài khóa thắt chặt, đồng bộ với chính sách tiền tệ, nâng cao hiệu quả đầu tư công một cách thực chất hơn.
Bên cạnh đó, dù hai kịch bản kinh tế dựa trên nền tảng dự báo tình hình kinh tế thế giới song mọi phán đoán đều là chủ quan, khó lường được trước mọi vấn đề tác động tới Việt Nam. Vì thế, các nhà hoạch định chính sách cần nghiên cứu cụ thể, xem xét trực tiếp kỹ lưỡng tới các ngành kinh tế trong nước một cách thấu đáo hơn.
Kịch bản 1: Kinh tế thế giới hồi phục và tăng trưởng chậm lại, năm 2012, GDP 6,5%. Nhập siêu 13,1 tỷ USD, khoảng 13% xuất khẩu. Bội chi ngân sách bằng 4,8% GDP. CPI dưới 10%. Giai đoạn 2011-2015, GDP bình quân 7%/năm, năm 2013-2015 cao hơn 2012 (6- 6,5%). Nhập siêu khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu. Nợ công đến năm 2015 không quá 65% GDP. Bội chi ngân sách 4,5% GDP. CPI dưới 7%. Kịch bản 2: Kinh tế thế giới suy thoái và thậm chí khủng hoảng: năm 2012, GDP 6%. Nhập siêu 13,6 tỷ USD, bằng 13,5%/kim ngạch xuất khẩu. Bội chi ngân sách 4,8% GDP. CPI dưới 10%. Giai đoạn 2011-2015, GDP bình quân là 6,5%/năm. Nợ công đến năm 2015 không quá 65% GDP. Nhập siêu dưới 13%/kim ngạch xuất khẩu. Bội chi 4,5% GDP và CPI dưới 7%. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Có ý kiến gì không?