Đây là những dòng mở đầu trong bài văn được cho là của một nữ sinh lớp 12 tại cuộc thi thử môn văn được tổ chức tại Trường THPT Năng khiếu Trần Phú (Hải Phòng) cuối tháng 3/2011.
Bài làm dài hơn 2.800 chữ tràn kín 10 trang giấy thi. Tuy bị điểm 0 (không) nhưng bài văn gây xôn xao dư luận.
Trao đổi với báo giới, cô giáo Hoàng Thúy Nga (giáo viên dạy Văn, Trường THPT Năng khiếu Trần Phú, người trực tiếp chấm bài thi thử kể trên) khẳng định chấm điểm 0 (không) vì bài thi làm hoàn toàn lạc đề. Thí sinh là học sinh lớp 12 của một trường THPT trong thành phố, thi thử với tên giả.
Bà Nguyễn Thị Thúy, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) xác nhận, tác giả của bài văn là nữ sinh lớp 12 của trường. Hôm đó, em đăng ký thi thử môn Hóa nhưng bị bạn đăng ký nhầm nên vào thi môn Văn.
Dưới đây là toàn văn nội dung bài viết. Mong nhận được ý kiến trao đổi của các bạn xung quanh bài viết này (để bạn đọc tiện theo dõi, chúng tôi đã tách các đoạn văn thành nhiều dòng).
Bản phô tô bài văn được lưu truyền. Ảnh: CTV |
Tuổi thơ không ai giống ai! Nó có thể đến từ mùi thơm trên mái tóc của mẹ, từ vị ngọt của chiếc kẹo vani, từ mùi bùn lấm lem trên áo, từ những ngày “đuổi bướm ngắt hoa. Mẹ chưa đánh roi nào đã khóc”...
Riêng tôi! Tuổi thơ tôi đến từ ngày cha tôi mất. Cha chết trong một tai nạn giao thông. Cha chết thảm lắm! Xác cha không còn nguyên vẹn. Người phải đi lượm từng cái xương còn chưa bị kẹp nát và nhặt nhạnh cẩn thận từng mảnh thịt của cha còn đang dính của bánh công-te-nơ.
Cha mất hai cái chân, một cái tay, một con mắt và một nửa hộp sọ. Biết thế, nhưng người ta dù có cố gắng cũng chẳng nhặt hết được. Máu, thịt người, xương người, bùn đất và xăng xe hoà với nhau thành một mớ hỗn độn như người ta vừa mổ một con lợn. Phát sợ!
Những đứa trẻ con khóc ré lên chạy vào lòng mẹ, còn những người đàn ông thì bình tĩnh hơn, họ lấy tấm cai to đùng của mình để vợ con nép vào và cố phóng thật nhanh qua chỗ tai nạn đó. Và tôi chắc những ai yếu bóng vía hoặc có tính hay sợ mà nhìn thấy cảnh đó chắc dễ tới cả tháng không dám ăn thịt nữa...
Người ta không cho mẹ nhìn cha. Người ta sợ mẹ không chịu nổi. Rồi cứ thế, cứ thế, người ta làm tang cho cha. Tang cha to lắm, hai đội kèn trống, dựng năm cái rạp cứ ỉ ôi cả ngày lẫn đêm không ngớt... Mẹ mặc áo xô trắng to đùng, quàng một miếng vải trắng ở đầu và ở lưng.
Tôi cũng mặc, nhưng em tôi không, vì nó còn bé quá, lại cứ khóc ngặt nghẽo nên người ta thôi. Âm thanh đám ma thật hỗn tạp và ầm ỹ. Tiếng ông trưởng ban tang lễ bắc loa mời viếng, tiếng nói xì xầm và tiếng bước chân rầm rập của từng đoàn người xếp hàng vào viếng, tiếng mời trà nước, tiếng người ta chia buồn, tiếng em gái tôi tức tưởi khóc mếu cả ngày đòi mẹ... đặc biệt với tôi hơn cả là tiếng khóc của mẹ tôi.
Mẹ khóc nhiều lắm. Mẹ khóc từ khi biết tin cha mất tới khi đưa ma cha, lúc nào ng ta cũng thấy mẹ khóc. Những giọt nước mắt lăn dài trên hai gò má vẫncòn căng tràn nét thanh xuân. Hai con mắt đen láy nay bỗng đục ngầu đầy nước và dại hẳn đi. Hàng mi dài lâu ngày nay mới được dịp “tắm rửa” thoải mái tới như vậy nên chúng bỗng trở nên đậm nét hơn. Đôi môi mẹ tôi nhợt, có chỗ còn bị toác chảy máu vì mẹ khóc nhiều quá. Nước mắt thấm trên cổ áo, vai áo mẹ và lên cả đầu chúng tôi nữa. Mẹ ôm hai chúng tôi, mẹ khóc!
Hồi đó, tôi còn quá bé để kịp hiểu tại sao mẹ tôi lại khóc nhiều như vậy. Cha tôi mất, tất nhiên tôi cũng khóc, khóc là vì tôi nghĩ rằng từ nay sẽ không có ai cho tôi đi công viên chơi chủ nhật nữa, sẽ không ai kể chuyện ma cho tôi và đưa tôi đi học nữa... Chỉ có vậy! Khi tôi biết nhận thức, cha đã ít ở bên tôi. Cuộc sống mưu sinh đã khiến cha phải đi xa nhiều hơn là thời gian ở bên hai mẹ nên tôi không cảm nhận được nhiều sự thiếu vắng khi cha đã không còn nữa. Có lẽ chuyện cha chết với tôi khi ấy cũng chỉ bằng một chuyến cha đi xa.
Vậy tại sao mẹ cứ khóc mãi vậy? Khi ấy tôi không hiểu, tôi cũng không dám hỏi vì người ta dặn tôi để cho mẹ tôi được nghỉ!
Và sau này khi tang cha xong tôi cũng bẵng đi không hỏi nữa. Năm qua năm, tôi lớn dần lên. Hình như một đứa trẻ sống không có ai che chở thì thường lớn nhanh hơn những đứa trẻ bìn thường.
Tôi đã biết suy ngẫm nhiều điều về cuộc sống. Và chính khi ấy, tôi cũng đã tự trả lời được cho câu hỏi của tôi. “Tại sao mẹ tôi lại khóc nhiều thế!”
NHỮNG BÀI VĂN KHÁC |
Quả thật chẳng sai. Trước đây, cha lấy mẹ hai gia đình ra sức cấm can không phải vì mẹ tôi không xinh mà ngược lại mẹ tôi vô cùng mặn mà, nước da trắng hồng, đôi môi son đỏ, sống mũi dọc dừa, dáng người thon thả, hay cũng chẳng phải tính cách mẹ không tốt vì gia đình bên mẹ tôi bốn đời làm nghề giáo, không thể nào chê trách gì trông nết ăn nết ở của mẹ tôi.
Đơn giản chỉ là vì một chữ “nghèo”. Nhà nội chê nhầ ngoại nghèo, chữ không mài ra được mà ăn, vả lại “lấy con vợ lắm chữ về để dạy chồng à!”- trích nguyên văn lời của cụ nội tôi mà sau này khi tôi lớn có đôi lần mẹ kể lại.
Còn nhà ngoại thì chê nhà nội “lắm tiền nghèo chữ” tiền chết không mang đi được, không có tí tri thức nào, thương nhân là tư sản, tư sản là bóc lột, cách mạng ghét, căm thù vào đào thải kẻ bóc lột... Thế đấy! Thế mà cha mẹ tôi tới với nhau đấy. Ông nội từ cha tôi, cha tôi vẫn lấy mẹ, còn ông ngoại sau này thì mất sớm. Cũng chính vì lấy nhau mà hai bên không “môn đăng hậu đối” như thế nên sau mẹ tôi khổ lắm. Cha chết, người ta đuổi khéo ba mẹ con ra đường. Không đuổi được, người ta nói vào nói ra, cạnh khoé, chửi đổng, nhiếc móc cả ngày nhưng mẹ vẫn bỏ ngoài tai. Mẹ chẳng quan tâm. Người ta chửi mẹ mặt dày, người ta đến tận cơ quan mẹ nói xấu nhưng mẹ vẫn chẳng mảy may quan tâm, cũng không giải thích.
Tôi hiểu mẹ, nếu chỉ có một mình mẹ, mẹ đã đi lâu rồi, không cần ai phải nói bóng nói gió. Nhưng mẹ còn hai chúng tôi. Nhà là nhà của cha tôi, cái hồi cha sống, cha và mẹ làm ăn, tích cóp mãi mới xây được cái nhà cấp bốn thay thế cái chỗ ở ọp ẹp mà mỗi lần mưa bão thì khổi thôi rồi trời đất. Một mình mẹ, mẹ chẳng cần gì, cơm rau cơm mắm cũng xong. Nhiều lần bị người ta chửi rủa, mẹ ức quá, trốn xuống bếp khóc. Nhưng khi mẹ nghĩ tới hai chị em tôi, mẹ gạt đi đôi hàng nướcmắt. Mẹ mà dẫn tôi và em ra khỏi căn nhà này thì sẽ đi đâu. Lương giáo viên nghèo lắm! Đời mẹ ăn cơm rau mắm đã quen rồi và ăn tới khi chết cũng được.
Nhưng còn chúng tôi, chúng tôi phải được ăn cơm với cá với thịt. Người ta đã sống trongcái khổ quen rồi thì cho sung sướng cũng chả them, nhưng cuộc đời chúng tôi không thể lập lại cuộc đời mẹ... Và mỗi lần nghĩ thế mẹ lại có thêm một chút nghị lực để đứng dậy, chống đỡ với tất cả mọi bão táp phong ba ngoài kia che chở cho chúng tôi.
Vài cái Tết nữa cũng trôi qua. Xuân năm ấy, tôi mười tám. Mười tám, tôi giống hệt mẹ tôi, cũng nước da ấy, màu tóc ấy, ánh mắt, nụ cười, dáng người ấy. Lũ con trai trong lớp cũng hay theo tôi nhưng tôi chẳng thiết. Vì chê chúng nó trẻ con.
Những đứa con gái mà cha mất sớm thì thường hay như thế, thích tìm một cái gì đó chững chạ, già giặn, một người đàn ông chứ không phải một thằng con trai. Tôi muốn tìm người dựa vào thay thế cha tôi. Tôi đã tìm thấy một người và duy chỉ có người đó làm tôi chú ý: đó là thầy giáo của tôi. Thầy hơn tôi hai mươi tuổi, thầy giỏi, rất giỏi, thầy đúng là mẫu đàn ông mà lâu nay tôi vẫn mong đợi. Nhưng chỉ tiếc, thầy đã có gia đình. Mà cũng đúng thôi, có gì để mà lạ, mà tiếc đâu. Người đàn ông như thế thì bao cô gái mơ. Thầy chưa có gia đình thì đó mới là điều lạ...
Trong con mắt cầu toàn của tôi, thầy là người tôi “thích” và làm tôi “rung động” đầu tiên... Cũng chính vì vậy mà tôi học môn của thầy rất tiến bộ và luôn cố gắng đạt điểm cao nhất. Tôi luôn muốn trong mắt thầy tôi là học sinh ngoan, hiền và giỏi. Tôi muốn thầy gọi tôi và khen riêng tôi trong mỗi giờ trả bài... Thầy trong mắt tôi đẹp lắm...
Có lẽ mọi chuyện vẫn sẽ cứ thế, cứ thế tiếp diễn êm ả và “tình yêu” bé nhỏ của tôi dành cho thầy tôi cũng sẽ mãi im lặng như thế nếu không có một ngày... Một ngày, khi tôi về nhà, tôi thấy trong nhà tôi có thêm một người. Và tất nhiên nếu đó là một người đàn bà thì có lẽ chẳng có gì để nói. Cái đáng nói, đó là một người đàn ông. Một người đàn ông tôi chưa bao giờ gặp.
Tôi thấycái cách mẹ tôi mời ông ấy thật hiền lành và dịu dàng. Đôi môi mẹ nở lên một nụ cười lấp lánh. Ánh mắt mẹ dường như cũng long lanh hơn. Khuôn mặt rạng rỡ ấy hình như đã lâu rồi tôi chưa thấy và đặc biệt hơn, chiếc áo cánh sen ấy hình như cũng đã rất rất lâu rồi, kể từ sau khi cha tôi chết mẹ tôi không còn mặc nữa. Tôi hỏi ai, mẹ bảo bạn cha tôi. Tôi không tin. Và cũng chính vì tôi không tin vào câu trả lời của mẹ cộng với sự thay đổi của mẹ mà không hiểu tại sao mà trong lòng tôi bỗng trào lên một sự khó chịu tột đỉnh với mẹ tôi.
Tôi linh cảm về người đàn ông đó mẹ sẽ chọn để thay thế cha tôi. Cũng khi ấy tôi chợt nhận ra, mẹ tôi còn trẻ quá , ba mươi chin tuổi, người đàn bà ba mươi chin tuổi mà da vẫn còn căng mịn, trắng phau chưa hề có vết đồi mồi, tóc vẫn còn đen láy, đôi chân dài mịn màng lộ ra sau chiếc đầm công sở và hàng cúc sơ mi không chỉ để che hết cái nét nực vẫn còn căng tròn của mẹ.
Chao ôi! Mẹ đẹp quá, mẹ vẫn đẹp. Thời gian không giết đi cái đẹp của mẹ mà chỉ càng làm nó trở nên mặn mà hơn. Mẹ vẫn còn đẹp. Cái đẹp của mẹ khiến đàn ông vẫncòn nhiều người theo đuổi.
Tôi biết mẹ còn trẻ, mẹ vẫn còn có thể tìm tình yêu khác. Lý trí của tôi nói như thế, tôi biết như thế mới đúng. Nhưng trong cuộc đời này, đâu phải lúc nào người ta cũng làm theo lý trí, kể cả khi người ta biết đó là đúng thì phần tình cảm,cái phần nói điều ngược lại vẫn chiếm ưu thế hơn. Mẹ là của tôi, của em gái tôi, của người cha tôi (dù cha tôi đã chết). Mẹ lấy người đàn ông kia rồi sao?
Tôi ghét sự có mặt của ông ấy trong gia đình tôi. Và rồi, mẹ tôi có sinh thêm em bé nữa không? Tôi chỉ có một đứa em, tôi không thích có thêm ai nữa. Tôi ghét sự thay đổi hoặc xáo trộn. Nói chung là như thế. Tôi ghét người đàn ông ấy không phải vì ông ấy làm sao, ông ấy chẳng làm sao cả, cũng đạo mạo, cao lớn xem chừng là tốt tính. Nhưng tôi ghét ông ấy, căn thù và tôi đâm ra cáu gắt cả với mẹ tôi. Tôi ghét đơn giản chỉ là vì tôi nghĩ người đàn ông ấy sẽ rất có thể thay thế cha tôi. Sự “ghét” ấy bắt nguồn từ lòng ích kỉ khi tôi nghĩ mẹ không là của riêng tôi nữa...
Một lần, trong bữa ăn, mẹ ngỏ ý xem “Con nghĩ như thế nào nếu mẹ muốn “kết bạn” với bác ấy”.
Câu nói của mẹ như làm thổi bùng ngọn lửa giận giữ trong tôi. Mọi phán đoán và lo sợ đã thành sự thật, tôi đập bàn, khóc tức tưởi, thay áo và chạy ra khỏi nhà. Đêm ấy, mưa to lắm, bảy rưỡi mà trời đen như mực.
Trong đầu tôi nghĩ tới thầy, tôi chạy đến trường, thầy vừa dạy xong một ca, học sinh đã về hết, tôi ướt nhẹp đứng cửa phòng. Thầy thấy tôi, nói tại sao tôi lại ở đây. Tôi không nói gi, chạy thẳng tới ôm chặt thầy, tôi không nghĩ gì cả. Đây là lần đầu tiên tôi ôm thầy, để cơ thể tôi và thầy chạm vào nhau. Tôi và thầy ngồi dựa vào chiếc ghế bàn một.
Tôi vẫn ôm chặt thầy, tôi khóc nức nở và kể cho thầy nghe mọi chuyện. Thầy ôm lấy tôi, im lặng một lúc và nói sẽ đưa tôi về nhà nhưng tôi không chịu. Khóc thêm một lúc rồi tôi nín, tôi nhận ra thầy vẫn đang ôm tôi, cái ôm của một người thầy, hoặc thành thật là tôi đã hiểu nhưng cố tình không hiểu.
Mười tám tuổi, lần đầu tiên tôi được một người đàn ông ôm, trong lòng tôi trào lên một cảm xúc rạo rực, tôi mân mê cái cúc áo của thầy. Áo thầy ướt hết vì ôm tôi. Rồi tôi vô tình làm tuột nó mà thầy không biết. Một chiếc, hai chiếc rồi tới chiếc thứ ba... Thầy nhận ra và nhìn xuống. Tôi như một con mèo chồm lên cắn vào môi thầy không kịp để thầy phản xạ. Tấm lưng thầy trườn dài trên chiếc ghế, tôi đặt tay thầy lên bộ ngực tròn căng thiếu nữ của tôi. Thầy đẩy tôi ra nhưng vẫn cứ làm. Tôi không hiểu tôi đang làm gì nữa. Tôi nằm lên thầy, tự cởi áo trong khi thầy cố gắng đẩy tôi ra... Tôi đặt tay lên quần thầy vào chỗ đó... bên ngoài... Tôi không hiểu sao khi ấy tôi to gan đến thế. Và thầy tát tôi. Tát rất đau...
Cái gì xảy ra vẫn cứ xảy ra dù đúng dù sai nó vẫn xảy ra. Còn chuyện gì đã xảy ra tuỳ vào cách chúng ta suy nghĩ.
Hai tháng sau, cái bụng tôi ấm ách, tôi có thai. Mẹ tôi biết mọi chuyện. Nhưng bạn bè và người xung quanh tôi không ai biết. Mẹ không la mắng tôi nhưng mẹ khóc. Mẹ khóc như khi cha mất. Hôm sau, hai mẹ con tôi cũng thoả thuận một điều, tôi đi phá thai, chuyển trường, tiếp tục học như bình thường còn mẹ tôi sẽ từ bỏ người đàn ông và mọi người đàn ông khác tới sau...
“Cuộc sống xung quanh ta không bao giờ xấu hơn hay đẹp hơn mà chỉ thực hơn thôi”.
Câu chuyện này với các cô có lẽ không có ý nghĩa gì nhưng với em nó lại có rất nhiều ý nghĩa. Ý nghĩa cho riêng em!
ài văn 'yêu thầy': Giải mã nhận thức giới trẻ
Tôi đã theo dõi các bài báo về bài văn "lạc đề" của nữ sinh đất Cảng, và qua đó tôi có một vài suy nghĩ về nhận thức xã hội của giới trẻ cũng như sự tác động của xã hội đến sự phát triển nhân cách của họ.
1. Tính sáng tạo và phá cách trong sáng tác còn hạn chế
Ở đây tôi không bàn luận nhiều về chất lượng của bài văn xét ở góc độ sáng tác, nhưng có một vài chi tiết làm ảnh hưởng đến tư duy và lối viết của học sinh trong bối cảnh xã hội bây giờ.
Tác giả muốn người ta xúc động bởi chi tiết tai nạn khủng khiếp của người cha và sự hy sinh chịu đựng của người mẹ trong phần đầu của câu chuyện. Song cái đề tài này đã trở nên cũ rích, khiến người đọc đã biết được phần sau khi mới chỉ thoáng qua đọc mấy dòng đầu. Chi tiết đó đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong các bộ phim Hàn Quốc hay trong một số tác phẩm ngắn hoặc một vài bài báo gần đây. Lấy cảm xúc từ những mô-típ cũ xưa không phải là không thành công trong sáng tác, người viết có thể làm mới nó bằng tài năng ngôn ngữ và diễn đạt... nhưng sẽ làm thui chột đi khả năng sáng tạo của giới trẻ khi mới chập chững cầm bút.
2. Tính logic
Có thể thấy rằng tác giả đã làm người độc xúc động bởi những chi tiết ở phần đầu câu chuyện và hình như đó chỉ là đòn bẩy để đi đến cái câu chuyện sau này. Tác giả muốn người đọc thông cảm, sẻ chia cho những hành động không hay vừa xảy ra?
Một người mẹ đã chịu đựng bao khổ đau, khắc nghiệt và dành hết cuộc đời mình cho hai đứa con, và theo như lời tác giả khiến chúng ta nghĩ rằng người mẹ đó không phải sống cho chính mình, không một mảy may nghĩ cho bản thân mình nữa. Và nhân vật tôi có lẽ cũng cảm thông và thương yêu mẹ nhiều lắm, cũng mong một ngày thoát khỏi hoàn cảnh thực tại. Một người mẹ như thế sẽ khó có những quyết định sai lầm, việc đi đến với một người đàn ông khác không hẳn là việc xấu.
Và chúng ta hoàn toàn có thể thông cảm được cho bà mẹ ấy cũng như hiểu cho sự nhận thức non trẻ của đứa con. Nhưng tác giả viết: “ Tôi muốn có một người đàn ông thực sự, chứ không phải là một người con trai...” và nữa: “ Thầy giáo tôi ... thầy có thể thay thế cha mình ...” . Khi đã xem đó là một người cha chắc phải có niềm tôn kính tột độ, và khi mối quan hệ đó trở nên gần gũi thì sự tôn trọng càng trở nên tất yếu.
“Tôi không nói gì, chạy thẳng ôm chầm lấy thầy....” lúc nãy cảm giác da thịt đã lấn át cái con người trong cô bé ? lấy lí do giận dữ khổ đau để rồi đối với “ người thay thế cha mình” như thế đó, một giới hạn không thể nào vượt qua của con người!
Và tác giả cũng đã quá coi thường những người Thầy, để viết nên những dòng này liệu trong nhận thức của tác giả có hình ảnh của các Thầy cô giáo hay không? Tại sao không phải là một người đàn ông khác mà phải đưa vào tác phẩm là “Người Thầy”?
3. Nguyên căn
Giới trẻ hôm nay chịu nhiều tác động rất lớn, sự tiếp nhận thông tin quá nhiều phía khiến không thể nhận ra được chân lí. Tôi có cảm giác như họ đang mất phương hướng, không phân biệt đúng, sai , tốt xấu. Cộng với sự phát triển tâm lí ở lứa tuổi dậy thì, sẽ tất yếu phát sinh những hành động, suy nghĩ lệnh lạc.
Có những em mê phim Hàn đế nỗi lúc nào cũng xem đó là một đất nước đầy hoa và thơ mộng, một xã hội lí tưởng mà quên đi đất mẹ. Đó không phải là lỗi của các em, các em đã biết xúc động trước những nỗi đau, biết rạo rực trái tim trước “cái đẹp”. Chỉ là chúng ta, nhưng người lớn chúng ta chưa đủ tài để khiến các em khâm phục mà thôi.
Các em muốn nổi tiếng? Và các em đủ thông minh để làm cho mình nổi tiếng, một cách nổi tiếng nhanh nhất là báo chí, internet. Họ biết rằng xã hội vẫn luôn chú ý đến các bê bối như “ảnh nude” , như các vấn đề động chạm đến “Thầy”. Chỉ cần với một cái tiêu đề “ Bài văn kể chuyện yêu thầy và có thai” là có thể thành công.
4. Xã hội đang “ném đá” vào giáo dục (?)
Nếu như trước kia mỗi người lớn chúng ta thường dạy con “ Tôn sư – trọng đạo” luôn kể cho con nghe những người Thầy với niềm tôn kính tột độ, thì giờ đây ta luôn kể cho chúng nghe những người Thầy tha hóa về đạo đức, ta luôn phàn nàn với chúng rằng: “Thầy không có gì tốt đẹp đâu” . Và dường như muốn gieo vào nhận thức của chúng về sự tàn lụi đạo đức người Thầy. Để rồi những người giáo viên có tâm mất đi niền tin và cảm thấy sự xúc phạm lơn lao.
Tuy nhiên thực tế vẫn có những điểm đen trong đạo đức nhà giáo, nhưng xin chúng ta đừng vì những điểm đen nhỏ nhoi ấy mà dạy cho lớp trẻ viết lên những bài văn lạc đề như thế nữa.
5. Nếu câu chuyện là có thật
Nếu như bài viết của nữ sinh trên là có thật tôi mong tất cả chúng ta hãy nhìn lại chính mình, và đặc biệt là ngành giáo dục, quản lí giáo dục ở tầm vĩ mô. Và nếu như thế, tất cả chúng ta đều có lỗi.
1. Tính sáng tạo và phá cách trong sáng tác còn hạn chế
Ở đây tôi không bàn luận nhiều về chất lượng của bài văn xét ở góc độ sáng tác, nhưng có một vài chi tiết làm ảnh hưởng đến tư duy và lối viết của học sinh trong bối cảnh xã hội bây giờ.
Tác giả muốn người ta xúc động bởi chi tiết tai nạn khủng khiếp của người cha và sự hy sinh chịu đựng của người mẹ trong phần đầu của câu chuyện. Song cái đề tài này đã trở nên cũ rích, khiến người đọc đã biết được phần sau khi mới chỉ thoáng qua đọc mấy dòng đầu. Chi tiết đó đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong các bộ phim Hàn Quốc hay trong một số tác phẩm ngắn hoặc một vài bài báo gần đây. Lấy cảm xúc từ những mô-típ cũ xưa không phải là không thành công trong sáng tác, người viết có thể làm mới nó bằng tài năng ngôn ngữ và diễn đạt... nhưng sẽ làm thui chột đi khả năng sáng tạo của giới trẻ khi mới chập chững cầm bút.
2. Tính logic
Có thể thấy rằng tác giả đã làm người độc xúc động bởi những chi tiết ở phần đầu câu chuyện và hình như đó chỉ là đòn bẩy để đi đến cái câu chuyện sau này. Tác giả muốn người đọc thông cảm, sẻ chia cho những hành động không hay vừa xảy ra?
Một người mẹ đã chịu đựng bao khổ đau, khắc nghiệt và dành hết cuộc đời mình cho hai đứa con, và theo như lời tác giả khiến chúng ta nghĩ rằng người mẹ đó không phải sống cho chính mình, không một mảy may nghĩ cho bản thân mình nữa. Và nhân vật tôi có lẽ cũng cảm thông và thương yêu mẹ nhiều lắm, cũng mong một ngày thoát khỏi hoàn cảnh thực tại. Một người mẹ như thế sẽ khó có những quyết định sai lầm, việc đi đến với một người đàn ông khác không hẳn là việc xấu.
Và chúng ta hoàn toàn có thể thông cảm được cho bà mẹ ấy cũng như hiểu cho sự nhận thức non trẻ của đứa con. Nhưng tác giả viết: “ Tôi muốn có một người đàn ông thực sự, chứ không phải là một người con trai...” và nữa: “ Thầy giáo tôi ... thầy có thể thay thế cha mình ...” . Khi đã xem đó là một người cha chắc phải có niềm tôn kính tột độ, và khi mối quan hệ đó trở nên gần gũi thì sự tôn trọng càng trở nên tất yếu.
“Tôi không nói gì, chạy thẳng ôm chầm lấy thầy....” lúc nãy cảm giác da thịt đã lấn át cái con người trong cô bé ? lấy lí do giận dữ khổ đau để rồi đối với “ người thay thế cha mình” như thế đó, một giới hạn không thể nào vượt qua của con người!
Và tác giả cũng đã quá coi thường những người Thầy, để viết nên những dòng này liệu trong nhận thức của tác giả có hình ảnh của các Thầy cô giáo hay không? Tại sao không phải là một người đàn ông khác mà phải đưa vào tác phẩm là “Người Thầy”?
3. Nguyên căn
Giới trẻ hôm nay chịu nhiều tác động rất lớn, sự tiếp nhận thông tin quá nhiều phía khiến không thể nhận ra được chân lí. Tôi có cảm giác như họ đang mất phương hướng, không phân biệt đúng, sai , tốt xấu. Cộng với sự phát triển tâm lí ở lứa tuổi dậy thì, sẽ tất yếu phát sinh những hành động, suy nghĩ lệnh lạc.
Có những em mê phim Hàn đế nỗi lúc nào cũng xem đó là một đất nước đầy hoa và thơ mộng, một xã hội lí tưởng mà quên đi đất mẹ. Đó không phải là lỗi của các em, các em đã biết xúc động trước những nỗi đau, biết rạo rực trái tim trước “cái đẹp”. Chỉ là chúng ta, nhưng người lớn chúng ta chưa đủ tài để khiến các em khâm phục mà thôi.
Các em muốn nổi tiếng? Và các em đủ thông minh để làm cho mình nổi tiếng, một cách nổi tiếng nhanh nhất là báo chí, internet. Họ biết rằng xã hội vẫn luôn chú ý đến các bê bối như “ảnh nude” , như các vấn đề động chạm đến “Thầy”. Chỉ cần với một cái tiêu đề “ Bài văn kể chuyện yêu thầy và có thai” là có thể thành công.
4. Xã hội đang “ném đá” vào giáo dục (?)
Nếu như trước kia mỗi người lớn chúng ta thường dạy con “ Tôn sư – trọng đạo” luôn kể cho con nghe những người Thầy với niềm tôn kính tột độ, thì giờ đây ta luôn kể cho chúng nghe những người Thầy tha hóa về đạo đức, ta luôn phàn nàn với chúng rằng: “Thầy không có gì tốt đẹp đâu” . Và dường như muốn gieo vào nhận thức của chúng về sự tàn lụi đạo đức người Thầy. Để rồi những người giáo viên có tâm mất đi niền tin và cảm thấy sự xúc phạm lơn lao.
Tuy nhiên thực tế vẫn có những điểm đen trong đạo đức nhà giáo, nhưng xin chúng ta đừng vì những điểm đen nhỏ nhoi ấy mà dạy cho lớp trẻ viết lên những bài văn lạc đề như thế nữa.
5. Nếu câu chuyện là có thật
Nếu như bài viết của nữ sinh trên là có thật tôi mong tất cả chúng ta hãy nhìn lại chính mình, và đặc biệt là ngành giáo dục, quản lí giáo dục ở tầm vĩ mô. Và nếu như thế, tất cả chúng ta đều có lỗi.
Bài văn lạ và ứng xử của Trường Ngô Quyền
Cô Nguyễn Hồng Thúy, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng biết tin “bài văn lạ gây xôn xao đất Cảng” từ ngày 27/3, sau khi đi công tác về. Ngay khi biết tin tác giả bài viết đang nghỉ học, cô Hồng Thúy đã họp giáo viên chủ nhiệm để làm cho học sinh trong trường hiểu, ủng hộ và giúp bạn vượt qua cú sốc "bỗng dưng nổi tiếng".Trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng |
Khi bình tâm lại, xem xét tường tận, cô suy luận đây chỉ có thể là chuyện hư cấu.
Về nội dung bài văn, sau khi hỏi kĩ nữ sinh, cô Thúy cho biết:
“Chuyện người bố mất vì tai nạn, em hiện đang ở với mẹ, dưới còn một em gái như trong bài văn là đúng như gia cảnh của người viết”.
Vị hiệu trưởng cũng nhiều lần nhắc lại chuyện cô nữ sinh học tốt môn văn, thích viết truyện.
Tuy nhiên, so với chuyện ngoài đời của nữ sinh, bài văn hư cấu khá nhiều.
“Thứ nhất, người mẹ không xinh như bài viết. Rồi chuyện gia đình đằng nội ghẻ lạnh, ghét bỏ là không đúng, bởi trong thực tế, gia đình bên nội đã giúp đỡ mẹ con em rất nhiều.
Đặc biệt, chi tiết có quan hệ với thầy giáo rồi có bầu hoàn toàn hư cấu”.
Về tình tiết nhạy cảm này, cô Cao Tố Nga, Hiệu phó nhà trường, giáo viên dạy văn của em cho biết thêm: “Chẳng phải đây là lần đầu, một số truyện mình biết, em cũng viết kiểu “táo bạo” như vậy”.
Một chi tiết khác được lãnh đạo nhà trường khẳng định “hư cấu” đó là từ trước tới nay, em không hề chuyển trường, chuyển lớp.
Áp lực
“Em không lường trước hậu quả thì mới viết, thích truyện, tập viết truyện nên mới viết như vậy” – cô Hồng Thúy cho hay.
Không giấu được lo lắng, cô nói: “Hôm thứ hai, sau khi có báo thông tin, em đặc biệt sốc, đòi tự tử. Cùng ngày, gia đình mới biết chuyện và đọc được bài văn. Điều này càng khiến cho em hoang mang”.
Khi được hỏi vì sao có nhiều chuyện để viết, sao cô nữ sinh lại chọn chuyện hư cấu như vậy đưa vào bài, vị hiệu trưởng lắc đầu: “Cái này, tôi không dám hỏi vì e là em thêm sốc vào lúc này”.
Trước đó, theo như cô Cao Tố Nga, Hiệu phó nhà trường: “Vì hoảng loạn, em đã viết thư tuyệt mệnh để lại, gửi kèm theo chiếc bút viết bài văn đó với lời nhắn “Bây giờ em gửi lại các cô. Em chào các cô”.
Sau đó, người mẹ và các bạn cùng lớp đi tìm được và kịp thời ngăn em không làm điều dại dột.
Mê viết truyện, hay phát biểu
Là người theo sát sự việc, gần gũi gia đình và nữ sinh, cô Cao Tố Nga, hiệu phó nhà trường đã có những chia sẻ chân tình về chuyện gia đình em và những khó khăn, éo le phải trải qua.
Giọng trầm ấm, cô Nga tâm sự: “Mẹ em hiện là giáo viên mầm non. Một mình chị với đồng lương còm cõi nuôi hai con ăn học nên vất vả lắm. Hết dạy các con ở trường, sáng đi tối về, chị lại phải tất bật lo dạy dỗ các con ở nhà.
Trước đó, chị không biết nội dung bài văn viết gì. Mãi tới tối 5/4 mới biết. Phía họ hàng, người thân hai bên cũng đến nhà.
Hiện em phải đối mặt không chỉ với dư luận xung quanh mà còn cả áp lực từ họ hàng.
Suốt mấy ngày qua, hết gặp mặt, người mẹ lại nhắn tin, gọi điện cho cô Nga, tha thiết mong cô và nhà trường giúp con gái mình vững tâm học tiếp để chuẩn bị cho kì thi ĐH sắp tới gần, tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
“Mình không rõ chi tiết chuyện bố em mất như thế nào, nhưng thiếu vắng người cha bên cạnh thì em có thiệt thòi về tình cảm. Mới hôm qua thôi, em đã nói với mình rằng “Quá lắm sẽ đâm đầu vào ô tô là được chứ gì” – Cô Tố Nga không giấu được sự xúc động.
“Những ngày gần đây, em hay tới gặp, thậm chí còn ở lại với mình. Hôm đầu, khi chỉ mới có lao xao tin về bài văn, em gặp và nói “mình chỉ viết truyện thôi mà, có gì đâu, làm sao mà lại thành như thế”. Sau khi thấy mọi người quá quan tâm và suy diễn những chuyện khác, em đâm hoảng loạn.
Nhà ở xa, nhưng em vẫn đạp xe tới nhà cô Nga. Có hôm 23h đêm, em nhắn tin xin cô cho vào nhà để nghỉ.
“Cả nhà mình vội vàng xuống, mở cửa ra. Bên ngoài mưa, em ướt hết, lại đói chưa ăn gì. Mẹ không nghĩ em chạy tới nhà cô giáo. Tìm con không được, chị lại gọi cho mình” – cô Nga nói.
Có hôm, vừa đi về từ nhà cô giáo, em lại nhắn tin: “Cô ơi, cô đừng trách em nhé. Em vừa uống 15 viên thuốc ngủ”. Thế là lại cuống cuồng lên, may mà ngăn được.
Từng chủ nhiệm em lớp 10, dạy văn suốt ba năm vừa qua nên cô Tố Nga nói mình thực sự lo lắng cho em.
Con mê văn quá, mẹ bê máy tính
Chuyện em mê môn văn, thích viết truyện thì cả bạn bè, thầy cô đều biết:
“Hồi cấp II, em viết nhiều truyện rồi hay cho bạn bè đọc nên nhiều khi bị các bạn sợ vì dễ có thể là nhân vật nào đó trong truyện em viết.
Vì vậy mình cũng có để ý, quan tâm em hơn. Em mê viết truyện tới nỗi người mẹ phải bê cả máy tính đi, không cho viết nữa. Ngày xưa, em thi chuyên văn, Trường THPT Năng khiếu Trần Phú. Đã đỗ rồi nhưng mẹ không cho theo nên theo học trường Ngô Quyền.
Năm lớp 10, em có trong đội tuyển thi môn Lịch sử của trường và đạt giải nhì”.
Cô Tố Nga chia sẻ ấn tượng của mình về người học trò:
“Trong khi nhiều em lên cấp III lười phát biểu dần đi thì với em, nếu biết gì là giơ tay phát biểu ngay. Ban đầu, các bạn cho là chơi trội nhưng khi đã quen rồi thì thấy chuyện đó rất bình thường”.
Tính cách của em đôi khi thất thường, rất thẳng thẳn khi phát biểu, có thể tranh luận sôi nổi về lĩnh vực nào đó nhưng cũng có lúc rất trầm, tỏ ra mệt mỏi.
Về chuyện bài văn lạ của em trong buổi thi thử, cô Tố Nga bộc bạch:
“Như em nói, khi biết bị xếp nhầm, em đã xin chuyển nhưng cô giáo vụ không đồng ý nên mới ngồi lại. Có thời gian rảnh, tâm hồn nghệ sĩ bay bổng nên em mới viết chuyện này.
Cô Hồng Thúy cho biết thêm: “Ở kỳ thi thử bên Trường THPT Năng khiếu Trần Phú, em nhờ bạn đăng ký đề tên là C. Về sau, mọi người tò mò mới phát hiện ra tên tuổi, trường em đang theo học là trường tôi.
Hiện em đang theo học lớp chất lượng cao khối A, học lực giỏi.
Ngay khi biết tin sự việc, cô Hồng Thúy đã họp giáo viên chủ nhiệm với mục đích làm cho học sinh trong trường hiểu, ủng hộ và giúp đỡ bạn vượt qua cú sốc này.
Tiếp đó, cô giao trách nhiệm cho cô chủ nhiệm và một người trong ban giám hiệu thường xuyên nắm bắt tình hình và nhờ người bạn thân động viên, giúp em bình tĩnh.
Cô Phạm Thị Mai Hương, Hiệu phó nhà trường thông báo, em đã nghỉ học từ thứ Bảy tuần trước. Thứ Hai vừa rồi có qua trường một lát rồi về. Người mẹ cũng vừa qua trường xin phép cho con được ở nhà vài hôm.
“Sắp đến thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ. Chúng tôi tha thiết và mong nhận được sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của mọi người để cháu có thể sớm tới trường học và thi thật tốt” – Cô Hồng Thúy bày tỏ.
Bức thư đặc biệt gửi tác giả bài văn lạ
Nhờ các cô chú ở quý báo gửi bạn là tác giả bài văn ở Hải Phòng. Thư này em viết khi biết tin bạn đang nghỉ học.Bài văn được lưu truyền |
Chuyện của bạn làm tớ nhớ lại việc trước đây, khi nhà văn Kim Lân còn sinh thời, có lần tớ được gặp ông.
Chẳng là mình có người anh trai cũng yêu văn, làm giảng viên dạy văn ở một trường đại học tại Hà Nội, và hôm ấy các anh chị sinh viên học trò của anh mình có buổi giao lưu với nhà văn Kim Lân.
Chắc là bạn và mọi người cũng biết rằng trước đó, nhà văn Kim Lân đã vào vai lão Hạc rất ngọt trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy.
Thế là, lúc nhà văn Kim Lân xuất hiện, nhìn một phát mình nhận ra ngay, và các anh chị sinh viên đùa vui: Chúng cháu chào lão Hạc ạ! Kim Lân cười đầy đôn hậu, hệt như lão Hạc của Nam Cao trong hình dung của mình. Và khi giao lưu với ông, có một anh sinh viên hỏi rằng: Nhân vật trong tác phẩm bao giờ cũng có một phần sự hóa thân của người cầm bút sáng tạo ra nó. Vậy, anh cu Tràng trong truyện Vợ nhặt có bao nhiêu phần trăm con người ông?
Kim Lân, sau khi nói đôi điều về những phẩm chất tốt đẹp, những khát khao, những hy vọng khôn cùng của “đứa con tinh thần” mà ông sáng tạo ra, đã kết luận chắc nịch: “Cu Tràng là sự hóa thân của 100% con người tôi”. Tất cả cười nghiêng ngả.
Khi bạn viết bài văn ấy, bạn cũng ý thức rằng mình đang không làm bài, mà đang sáng tác truyện ngắn. Bạn không còn là thí sinh dự thi nữa, mà bạn là nhà văn. Hai con người, hai tư cách ấy khác nhau. |
Tóm lại là cả bạn và nhân vật mà bạn sáng tạo ra có những chỗ giống nhau. Nhưng bản thân tôi thì không bao giờ ngây thơ tin rằng bạn trùng khít hoàn toàn với nhân vật tôi ấy.
Nói cách khác, tôi- người viết thư cho bạn, không bao giờ có ý nghĩ đồng nhất bạn (người cầm bút viết tác phẩm văn chương trong một hoàn cảnh đặc biệt – trong phòng thi) với lại cô gái xưng tôi kia (nhân vật trong tác phẩm, đứa con tinh thần mà bạn sáng tạo ra). Bởi vì tôi biết, nếu suy nghĩ như thế, chắc là bà vợ nhà văn Kim Lân cũng được ông “nhặt” về trong một nạn đói, chắc là ngoài đời Kim Lân cũng đi lừa cả một con chó đúng như những gì ông thể hiện trong phim. Chỉ có những người có tư duy… không bình thường mới đồng nhất theo kiểu ấy.
Hồi bé mình đọc Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài. Chắc là bạn cũng đã đọc.
Trong tác phẩm này, chú Dế Mèn xưng tôi để kể chuyện về cuộc đời của chình mình, ở đó có tình tiết Dế Mèn vô tình gây ra tội lỗi, để người bạn hàng xóm của mình là Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết, rồi sau đó Dế Mèn đánh gãy chân, lòi ruột cả mấy cậu Dế Mèn em của mình. Bạn thấy không, kể cả khi người cầm bút xưng “tôi” thì văn vẫn là văn, và đời vẫn là đời.
Tất nhiên, nhân vật Dế Mèn mang nhiều khát vọng và thông điệp nhà văn gửi gắm với cuộc đời, nhưng nếu nghĩ rằng văn chương mà trùng khít hoàn toàn với cuộc đời, thì chẳng lẽ ông Tô Hoài sẽ là con Dế Mèn nhỉ, và chẳng có ai dở hơi đi truy tìm xem chàng Dế Choắt kia là ông hàng xóm nào của Tô Hoài, và tò mò tìm hiểu xem nhà văn đã nhẫn tâm đánh chết bao nhiêu người anh em của mình!
Khi bạn viết bài văn ấy, bạn cũng ý thức rằng mình đang không làm bài, mà đang sáng tác truyện ngắn. Bạn không còn là thí sinh dự thi nữa, mà bạn là nhà văn. Hai con người, hai tư cách ấy khác nhau.
Tất nhiên, như tớ đã nói, giữa bạn và nhân vật ấy có vài điều giống nhau. Nhưng việc đánh đồng hai người (bạn và nhân vật của bạn) cũng như việc tước bỏ tất cả những hư cấu trong tác phẩm thật vô tình và thậm chí hơi nhẫn tâm vì đã bắt bạn phải làm cô gái trong tác phẩm mà bạn viết ra.
Giám khảo cho 0 điểm không phải để trách phạt bạn, vì, đương nhiên, về nguyên tắc, họ phải xem những gì bạn viết ra như một bài thi đại học.
Còn với những người độc giả yêu văn như tớ, những người dạy văn và nghiên cứu văn như anh tớ, thì bài của bạn xứng đáng được điểm 10, như Nguyễn Du nói là “Nếu đem vào khúc đoạn trường/ Thì trao giải nhất chi nhường cho ai”!.
Anh trai tớ rất khâm phục bạn. Anh ấy nói, bạn mới 18 tuổi và trong vòng có 3 tiếng đồng hồ mà bạn viết được một tác phẩm lay động lòng người. Không phải ai cũng làm được điều đó. Bạn giỏi lắm, bạn biết không?
Mình thử tưởng tượng sau này, nếu 3 ngày bạn viết được một truyện thành công như thế, nghĩa là một tháng bạn có khoảng 10 truyện, một năm bạn có hơn 100 truyện… Giả sử bạn chỉ cần dành ra một năm trong cuộc đời mình để viết văn.. chỉ cần thế thôi, bạn sẽ là một nhà văn lớn.
Tớ học văn, tớ thấy nhiều người viết văn tài nhất chưa hẳn là nhà văn chuyên nghiệp. Họ vẫn là nhà ngoại giao, là thầy cô giáo, là bác sĩ, luật sư hay nhà báo… nhưng nổi tiếng nhờ viết văn như một nghề tay trái. Tớ tin mai sau bạn sẽ là một người như thế.
Bạn biết không, anh mình bảo bây giờ các anh chị sinh viên không có tác phẩm văn học mới để mà nghiên cứu cho đề tài luận văn tốt nghiệp đại học của mình, có mỗi mấy ông nhà văn nhà thơ, quanh quẩn năm nào hàng chục anh chị làm luận văn cũng viết đi viết lại. |
Đương nhiên, tớ biết là bạn có buồn sau chuyện này, nhưng tớ tin là bạn không bao giờ tuyệt vọng. Tớ hơi ngạc nhiên khi thấy bạn bỏ học trốn ở nhà, càng ngạc nhiên không hiểu sao bạn lại có ý định tự tử…
Bạn có biết bọn mình đang sống trong những năm tháng đẹp đẽ nhất không? Đôi khi, nhìn những người tàn tật, tớ có ý nghĩ rằng mình đi được bằng hai chân, tai mình không bị điếc, không phải viết bằng chân… đã là một hạnh phúc rồi.
Vậy tại sao bạn lại định viết thư tuyệt mệnh, và có ý định tự tước đi quyền sống của mình vì một chuyện không đâu như thế? Nếu gặp bạn, tớ sẽ hát tặng bạn bài Tuổi đời mênh mông hoặc Tôi ơi đừng tuyệt vọng của Trịnh Công Sơn. Nhưng không gặp nên tớ khuyên bạn tìm nghe.
Tớ nói dài như vậy để bạn đừng tự làm khổ mình. Chính là bạn cũng không muốn mọi người biết mình là tác giả truyện ngắn ấy khi bạn không dùng tên thật của mình và viết như là câu chuyện của một người khác. Tớ thì hình dung chuyện này cũng giống như chuyện bọn mình… đái dầm hồi bé ấy mà!
Lúc ấy thì xấu hổ vì ngại mọi người biết. Nhưng bây giờ nghĩ lại thì thấy buồn cười. Lúc nhỏ ai mà chả thế. Cũng như vậy, chỉ cần vài tháng hay nhiều nhất là vài năm nữa thôi, khi nhớ lại việc này, bạn sẽ mỉm cười như mỉm cười về một kỷ niệm ngây thơ hồi bọn mình đi học mẫu giáo.
Hiện tại, bạn cũng như mình, đang học lớp 12. Bố mẹ và anh trai mình hay động viên, thực ra là bắt mình thức khuya dậy sớm, bảo là tương lai của mình đang được quyết định bởi bài giảng của các thầy cô hàng ngày trên lớp.
Chúng mình đang ở giai đoạn “nước rút” cho các kỳ thi. Giả sử một vài tháng nữa, thi tốt nghiệp hay thi đại học, có một câu hỏi đúng vào bài hôm nay bạn nghỉ, và bạn không làm được nên bạn trượt, lúc ấy mới là vấn đề đáng để buồn, đáng để ân hận.
Cho nên, tớ kết luận lại là, bạn hãy đến trường đi, hãy bình thường như mọi người, như chính bạn trước đây đi. Và phải phấn đấu để là chính mình, để sống xứng đáng với sự hy sinh của mẹ, để làm chỗ dựa cho em của bạn.
Là người mê nhạc Trịnh, tớ thích một câu hát của ông: Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Bạn đi học, nghĩa là bạn đã khẳng định bản lĩnh của bạn, thể hiện tấm lòng của mình với bố, với mẹ, với em và tất cả những người xung quanh bạn. Lúc đầu, các bạn cùng trường vẫn sẽ… nhìn theo bạn đấy, vì bạn vô tình đã nổi tiếng trên báo, nhưng họ cũng chỉ nhìn theo thôi, họ không có nhiều thời gian để bàn tán về bạn, và những người thực sự hiểu biết sẽ không đồng nhất bạn với nhân vật cô gái xưng tôi mà bạn đã viết ra đâu. Tớ cũng thế, nhưng tớ phải đi làm bài tập cô giáo ra về nhà đây. Chúc bạn vui vẻ, thư giãn với Tuổi đời mênh mông nhé. Tạm biệt bạn!
Bài văn lạ và dũng khí trưởng thành
Nhiều ngày qua, tôi theo dõi dư luận về bài văn lạ của em học sinh ở Hải Phòng. Dư luận đứng về phía em, các nhà chuyên môn tâm lý và giáo dục giải đáp hiện tượng em, nhiều người lên tiếng khen khả chớm nở của em. Tôi cũng hy vọng em sẽ thành một nhà văn tài năng, sáng tác được nhiều tác phẩm hay trên con đường phía trước.Nhưng đối với sự việc này, tôi có một cái nhìn khác xin được nêu ra, có thể trái ngược với ý kiến nhiều người. Những lời này cũng là lời tôi muốn gửi đến em Mong em bình tâm, suy nghĩ và nhìn nhận lại sự việc và tập trung cho việc học
Thứ nhất, nói về bài văn. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm của em là một buổi đi thi thử nhầm (do chủ quan hay khách quan), không làm bài thi nên em đã sáng tác truyện.
Hành động này tuy rất đơn giản nhưng với tôi, nó nói lên rằng người viết truyện có vẻ tuỳ tiện, thiếu kỷ luật. Tại sao khi biết mình bị thi nhầm môn, em không đứng lên xin giám thị cho em ra ngoài mà lại ngồi trong phòng và viết hẳn mấy trang giấy?
Làm như vậy là tuỳ tiện đấy. Em sáng tác ra một câu chuyện mà mình cho là rất có ý nghĩa, nhưng em tuỳ tiện đặt nó vào một tờ giấy thi thử. Em có nghĩ nếu đứa con tinh thần của em có suy nghĩ, nó sẽ nghĩ về em như thế nào không? Thay vì tốn thời gian như thế, sao em không ra ngoài, đi về và lấy sách vở học môn em cần học? Trong học tập, muốn thành công phải có kỷ luật với chính bản thân mình thay vì tuỳ tiện lãng phí thời gian quý báu của năm học cuối cấp như thế.
Thứ hai, bài văn được mọi người biết đến, em phải coi đó là bình thường ngay khi mình đặt bút xuống viết. Em ghỉ học… khiến cho thầy cô, bạn bè phải lo lắng, người người hiến kế, giải thích, bình luận.
Lúc viết truyện, hẳn em muốn có người đọc. Thế sao người ta đọc nó ,em lại sợ? Lúc em viết truyện, em khẳng định nó là chuyện có thật, sao đến lúc mọi người thương cảm nhân vật trong truyện, người ta so sánh em với nhân vật trong đó vì những điểm tương đồng, em lại hoảng Em sợ đối diện với gia đình em, với sự thật mà em khẳng định, hay em lo sợ sự hư cấu mà mình xây dựng nên ảnh hưởng đến bản thân?
Trong cuộc sống, rồi em sẽ hiểu, mình phải chịu trách nhiệm với mọi việc mình làm, mọi điều mình nói ra, viết nên…bởi vì tất cả những thứ đó nó làm nên chính mình.
Em dám viết truyện trong hoàn cảnh đó, dám viết một câu chuyện gai góc như thế, dám khẳng định đó là chuyện có thật của một người bạn em. Thế nhưng, khi mọi người biết, thì em lại chạy trốn. Dùng từ 'hèn nhát"là quá nặng với em, nhưng ở đây, em chưa có dũng khí để làm một người trưởng thành thì đúng. Nếu dư luận bênh vực, vuốt ve, xoa dịu hành động này của em, tôi nghĩ có thể đó là tiền đề làm cho em trở nên hèn nhát.
Em viết truyện hay. Nhưng tài năng chỉ là một phần nhỏ của con người. Nhân cách, lối sống mới quyết định thành công và giá trị của người đó.
Em học hết 12 đến nơi rồi, hẳn đọc nhiều sách vở, em có thấy chỗ nào nói Hít-le không có tài năng không? Ông ấy là một nhà quân sự tài ba đấy! Nhưng cái ông ta làm cho thế giới là gì?
Mấy lời gửi em. Tôi nghĩ có lẽ là nghiêm khắc và gay gắt, nhưng đó là vì tôi mong em trưởng thành. Mong là xã hội này càng ngày càng nhiều hơn những lớp trẻ sống có trách nhiệm, có dũng khí, biết đem tài năng của mình xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn.
Bài văn lạ: Kiến giải của một thầy giáo Huế
Từ Thừa Thiên - Huế, độc giả Trường Tiến, một giáo viên, gửi tới VietNamNet suy nghĩ về câu chuyện giáo dục sau khi đọc bài viết của một thầy giáo dạy Toán ở Nghệ An về câu chuyện bài văn lạ của nữ sinh Hải Phòng. Theo độc giả Trường Tiến, ở Việt Nam không nhiều phụ huynh/giáo viên là người đồng hành với con cái/học sinh, là người luôn gần gũi và xa cách đúng mực với trẻ... để trẻ phát triển với sự giúp đỡ đúng lúc và tế nhị của người lớn.Có những nguyên lý cơ bản mà người lớn ai cũng biết , đôi lúc còn lợi dụng để biện hộ cho hành vi sai trái của mình nữa. Ví dụ:
“Mỗi cá nhân phát triển theo mỗi cách, mỗi phương diện nhất định, không cá nhân nào giống hoàn toàn với cá nhân nào”.
Giai đoạn phát triển vị thành niên là giai đoạn “có vấn đề” trong đời người mà chính bản thân họ, gia đình và xã hội buộc phải “chịu đựng” (tôi nhấn mạnh chữ “buộc phải chịu đựng”, vì chẳng ai muốn cả).
Xét khách quan theo nhiều góc độ, thế giới hôm nay là thời điểm tốt nhất cho giới trẻ phát triển hết sức mạnh tiềm ẩn trong họ nhờ tiến bộ lớn lao của khoa học, đặc biệt là công nghệ tin học.
Nhưng đồng thời, thế giới hôm nay cũng là môi trường tệ hại nhất cho sự phát triển toàn diện của giới trẻ, do những luồng thông tin xấu, những cám dỗ và bất trắc của thế giới người lớn ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, đến vô thức của trẻ) từ rất sớm, đến nỗi trẻ không kịp chuẩn bị sẵn sàng về cảm xúc và nhận thức để tiếp nhận cách hữu hiệu trẻ dễ bị “sốc phản ứng”. Đây là nguyên nhân của “tuổi vô ơn” (l’âge d’ingrat – từ vựng Victor Hugo dùng để nói về tuổi này)
Trên các phương tiện thông tin hiện nay, người ta hay khai thác những sai sót thường xảy ra (do bồng bột, vụng suy nghĩ, chưa chín chắn ... của tuổi mới lớn), khiến không ít người – nếu không muốn nói là nhiều người mà phần lớn là những bậc bề trên có trách nhiệm gán cho giới trẻ nhiều điều ‘xấu nhất” – thậm chí là “hư hỏng”.
Và rồi đi đến kết luận: giới trẻ bây giờ thường là ích kỷ, ăn chơi, rắc rối, kiêu ngạo, liều lĩnh ... hơn “thời của học lúc xưa” .
Điều này vô hình trung dẫn đến những định kiến về giới trẻ, tạo nên vết hằn trong tâm trí người lớn, khiến họ ngày càng khó nhận biết sự thay đổi lớn lao nơi người trẻ , càng khó hiểu sâu về giới trẻ và thật khó tìm ra giải pháp thích hợp để giải quyết.
Thế là, nơi thế giới người lớn nói chung, tồn tại một “thiếu sót lớn” đối với giới trẻ. Đó là sự từ chối nhìn nhận lòng nhiệt thành, cái hăng hái nhiệt tình, sự đam mê tìm theo và lao vào những thách thức của những điều mới mẻ, những giá trị mới điều này rất cần thiết cho những sáng tạo khoa học, nghệ thuật...
Hậu quả tất yếu sẽ là ranh giới của sự thông hiểu của người lớn đối với giới trẻ ngày càng xa, dài, rộng và sâu. Những bài học về đạo đức luân lý của người lớn trở nên ít hữu hiệu nơi giới trẻ.
Các nhà tâm lý, phân tâm học nhắc chúng ta rằng người lớn, những người đã qua thời vị thành niên-thanh niên-trưởng thành, hãy đặt mình vào vị trí của giới trẻ cùng tinh tế kiểm tra những khác biệt và ranh giới của 2 thế giới “Lớn-Trẻ” này sẽ là biện pháp hữu hiệu khiến giới trẻ “có vẻ” chấp nhận những giá trị của người lớn.
Giáo dục là thực hiện những phương tiện riêng biệt nhằm phát triển và hoàn thiện hữu-thể-người bao gồm: đức - trí – thể - mỹ.
Bề ngoài trẻ tỏ ra “non nớt” không hiểu hết thế giới người lớn, nhưng thật ra, người trẻ đang dần hiểu thế giới thật này. Thế nên, mẫu gương “Nói đúng-Sống đàng hoàng-Cư xử tử tế” của người lớn chính là môi trường tốt nhất cho sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ. |
Qua thực tế, ở Việt Nam, không nhiều phụ huynh/giáo viên là người đồng hành với con cái/học sinh, là người luôn gần gũi và xa cách đúng mực với trẻ... để trẻ phát triển với sự giúp đỡ đúng lúc và tế nhị của người lớn. Trái lại, với sự nhạy cảm vốn có nơi người trẻ, đôi lúc người lớn vô tình khiến trẻ “sốc phản ứng” với sự chăm sóc quá đáng, với sự nhiệt tình chỉ dẫn không đúng lúc, với những lời khuyên bảo đúng nhưng thiếu tế nhị ...
Thêm nữa, bề ngoài trẻ tỏ ra “non nớt” không hiểu hết thế giới người lớn, nhưng thật ra, người trẻ đang dần hiểu thế giới thật này. Thế nên, mẫu gương “Nói đúng-Sống đàng hoàng-Cư xử tử tế” của người lớn chính là môi trường tốt nhất cho sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ.
Cha ông ta đã nói : “Cha nào con nấy”, thật chí lý biết bao. Thế giới trẻ là gương phản chiếu rõ nhất thế giới người lớn.
Thầy giáo vật lý gửi thơ cho nữ sinh bài văn lạ
Cho đến chiều 7/4, sau những gì ồn ào về bài văn ‘yêu thầy’ là những chia sẻ, cảm thông của độc giả - những phụ huynh có con cùng trang lứa. Một thầy giáo dạy vật lý còn gửi thơ tới em học sinh.Trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng |
Tiêu đề: Một cá tính đặc biệt, cần được dẫn dắt
Vì văn là đời thực, nhưng đời thực đó được hư cấu. Chính vì vậy đừng nên lầm lẫn. Hãy xem tác giả của bài văn đó là một tác giả bình thường như bao tác giả viết văn đang tồn tại trong thế giới văn nghệ. Chỉ hơi khác là em còn quá trẻ mà viết ra được một tác phẩm gai góc đến như vậy.
Rõ ràng đây là một học sinh có cá tính riêng biệt, tâm tồn mộng mơ, rất giàu trí tưởng tượng. Đó là một ưu điểm mà không phải học sinh nào, người nào cũng có. Nhưng nếu không được hướng dẫn, giáo dục đúng đắn, kịp thời, thì sự mơ mộng, tưởng tượng ấy có khi trở thành hoang tưởng, gây hại cho cháu và cho mọi người.
Tôi đề nghị nhà trường nên có biện pháp giúp đỡ cháu, chống sự tò mò của mọi người, để cháu có điều kiện phát huy năng lực tưởng tượng của mình trong cuộc sống có ích (như làm nghệ thuật, văn học.
Họ tên: Nguyễn Văn Lực
Tiêu đề: Không nên đánh giá nọ kia
Khi đọc bài văn, tôi hiểu ngay đó là một truyện ngắn. Vì vậy tôi cũng chỉ xúc động như khi mình đọc được một truyện ngắn hay vậy.
Có thể câu chuyện đó là sự thật, nhưng khi đã được viết trong một cuộc thi " viết văn " thì cũng phải bình tĩnh xem xét xem có đúng là sự thật hay không. Chứ không nên đánh giá thế nọ thế kia về nhân cách phẩm giá của tác giả. Vì văn là đời thực, nhưng đời thực đó được hư cấu.
Chính vì vậy đừng nên lầm lẫn. Hãy xem tác giả của bài văn đó là một tác giả bình thường như bao tác giả viết văn đang tồn tại trong thế giới văn nghệ. Chỉ hơi khác là em còn quá trẻ mà viết ra được một tác phẩm gai góc đến như vậy..
Họ tên: Phạm Hồng Hoa
Địa chỉ: Cựu học sinh Trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng
Tiêu đề: Cảm ơn cô giáo
Tôi không biết viết hay, chỉ biết chân thành cảm ơn các cô thực là người mẹ thứ hai của cháu nữ sinh. Tôi cũng muốn nhắn nhủ tới cháu gái - tác giả: cháu không làm gì sai trái cả; chỉ là hơi hồ đồ.
Cứ sống và đi học như bình thường. Rồi trái tim thiếu nữ của cháu sẽ trưởng thành, cháu sẽ viết được các câu chuyện hay và...nhớ gửi đến đúng cuộc thi.
Họ tên: Minh Tuấn
Tiêu đề: Giáo viên cũng khó có cảm nhận như vậy
Bài viết rất hay, cảm nhận sâu sắc. Nếu là giáo viên thì tôi sẽ không cho điểm bài này hoặc có những nhận xét thiếu thiện chí.
Bài viết này ngay cả giáo viên dạy văn cũng khó mà có cảm nhận như vậy. Từ lâu, chúng ta cảm nhận văn học theo sách giáo khoa, khuôn mẫu, giả tạo chả có cảm nhận riêng hoặc độc lập nào hết.
Nếu một ai đó liều lĩnh cảm nhận ngược với sách giáo khoa thì "0" điểm ngay. Vô tình nó giết chết những sáng tạo đột phá trong suy nghĩ. Một lần nữa, tôi rất khâm phục bài viết này, cảm nhận như có mình trong đó.
Nếu dư luận cho rằng bài viết đó là 1 bài văn gây sốc thì mong những người cố ý phát tán bài văn và điều tra ra tác giả của bài viết ấy hãy xem xét lại mình, tại sao họ lại cố ý làm như thế, họ có biết là làm rùm beng lên như thế là đã làm tổn thương rất lớn đến bạn nữ sinh ấy và những bạn trẻ khác khi thấy dư luận đối xử như vậy.
Họ tên: Nga Thúy
Tiêu đề: Mong em trưởng thành hơn
Đầu tiên tôi muốn chia sẻ nỗi đau mà em đã gặp.
Mỗi người mỗi hoàn cảnh, đôi khi chúng ta gặp phải một nỗi muộn phiền, một thảm hoạ, nỗi đau đi cùng là không tránh khỏi; khi đó con người có xu hướng muốn được chia sẻ, muốn được quan tâm hơn. Có lẽ vì thế mà đã xây dựng nên một tính cách của em như thế. Tôi mong cô bé nhân vật trong bài văn "trưởng thành hơn" ấy hãy thực sự trưởng thành để có cái nhìn về cuộc sống của mình, về những gì mình đang có, đáng được có và đừng huỷ hoại thêm những gì mà mình đáng được có nữa.
Họ tên: Trần Thị Minh
Tiêu đề: Làm vợ, làm mẹ sẽ hiểu cuộc sống hơn
Câu chuyện của cô bé lớp 12 thật xúc động và chân thật. Đọc nó, tôi cảm thấy như đang chứng kiến từng chi tiết đời thường của cô bé và những suy nghĩ đau khổ của cô, sự đấu tranh giữa phần con và phần người trong lòng thầy giáo, để rồi cuối cùng phần con ấy chiến thắng ngạo nghễ...Cô bé ơi! Hãy dũng cảm trong cuộc sống và sống có lý trí hơn. Sau này được làm vợ, rồi làm mẹ, cô bé sẽ hiểu cuộc sống hơn...
Thông tin từ phía nhà trường Trường THPT Ngô Quyền cho hay H. đã dần bình tâm trở lại, em đã tới trường đi học như bình thường. Điều các thầy cô lo ngại cháu sẽ chịu áp lực từ gia đình, họ hàng hai bên đã không xảy ra “vì có cha mẹ nào lại không thương con, xót con”. |
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Anh Minh (Nhà báo, từng là nhà giáo)
Địa chỉ: Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
Tiêu đề: Em đang nói tiếng nói của giới trẻ, người lớn cần phải trân trọng
Có thể em viết về câu chuyện của mình cũng có thể kể lại câu chuyện của cô bạn thân. Em có thể viết về mình, về bạn nhưng quan trọng trên hết em viết câu chuyện của thế hệ cùng trang lứa cảm nhận cuộc sống gia đình.
Điều đang thu hút sự quan tâm là chi tiết HS yêu thầy giáo và trong hoàn cảnh nào đó đã dâng hiến cho thầy và để lại một hậu quả không tốt. Nhưng người lớn cũng cần có cái nhìn thoáng hơn là HS này đã đủ 18 tuổi, thầy giáo chưa có gia đình. Tôi muốn nhìn nhận bài văn này trong bối cảnh như thế.
Bởi thế tôi không cho đây là bài văn mà là câu chuyện của một người trẻ viết về suy nghĩ của một bộ phận giới trẻ. Vì em không có ý định thi thật. Còn nếu xét về bài thi thì bài làm lạc đề và cô giáo chấm điểm 0 là đúng.
Nhưng xét về vấn đề tình cảm thì em đã viết nên những suy nghĩ thực trước những hình mẫu thực ở trong xã hội. Và đây là câu chuyện hay và thật.
Từ câu chuyện thực đó thông qua lăng kính của một HS chúng ta phải thấy được hiện tượng bao trùm lên đó là giới trẻ thiếu kỹ năng, thiếu kinh nghiệm sống. Bản thân câu chuyện em viết - nhân vật chính quá ích kỷ khi không muốn mẹ có hạnh phúc mới. Còn bản thân không biết xử lí tình huống đã chủ động hủy hoại đời mình bằng cách hiến dâng dẫn đến bi kịch.
Điều này gia đình - nhà trường và xã hội phải nhìn nhận lại lớp trẻ và phải cung cấp cho em những kinh nghiệm sống, kỹ năng sống để giải quyết các tình huống và không nên tự hủy hoại chính mình bằng những hành động như vậy. Hành động hiến dâng cho nhau giữa một đôi nam - nữ đã không chấp nhận được, nên càng không chấp nhận khi người thầy với trò.
Nếu tôi là giáo viên có thể sử dụng bài văn này để viết một bài báo. Còn giáo viên có thể thông qua bài văn rút ra bài học cho lớp trẻ trong việc giáo dục học trò cũng như con cái.
Đọc lời tâm sự của cô hiệu trưởng trường em tôi vẫn lo lắng cho em, nếu em cứ hoang mang, mất tự tin mà làm điều dại dột thì độc giả, xã hội và các báo đăng bài văn của em sẽ cảm thấy có lỗi lắm. Tôi là giáo viên Vật lý, tôi cũng rất mê viết thơ văn. Nhiều truyện ngắn tôi viết rồi cho người thân đọc họ cũng bảo "đừng viết thế" nhưng tôi vẫn cứ viết.Tôi muốn tặng em bài thơ nhỏ do tôi viết mong em sớm tự tin và quay lại học tập.
"Vậy là một năm học nữa lại sắp trôi qua, kì thi Đại học đã tới gần. Vẫn biết rằng năm nào cũng vậy, mà sao lòng vẫn hồi hộp lo âu! Cách đây mấy năm về trước, tâm trạng của thầy cũng như các em bây giờ. Lo lắm chứ! Kì thi đại học là kết quả của 12 năm ăn học, là bước ngoặt đầu đời, là tương lai, là số phận, là danh dự của bản thân, gia đình và thầy cô…trách nhiệm của các em thật rất lớn!
Để động viên các em, thầy có bài thơ nhỏ gửi tặng các em. Mong các em hãy cố gắng hết mình. Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi Đại học sắp tới!".
Họ tên: Bùi Gia Nội (Giáo viên bộ môn Vật lý)
Địa chỉ: Trường THPT Vũ Thế Lang, Việt Trì, Phú Thọ
Tiêu đề: Thư gửi học trò
Đọc lời tâm sự của cô hiệu trưởng, tôi vẫn lo lắng cho em. Nếu em cứ hoang mang, mất tự tin mà làm điều dại dột thì độc giả, xã hội và các báo đăng bài văn của em sẽ cảm thấy có lỗi lắm. Tôi là giáo viên Vật lý, cũng rất mê viết thơ văn. Nhiều truyện ngắn tôi viết rồi cho người thân đọc họ cũng bảo "đừng viết thế" nhưng tôi vẫn cứ viết.Tôi muốn tặng em bài thơ nhỏ do tôi viết mong em sớm tự tin và quay lại học tập.
"Vậy là một năm học nữa lại sắp trôi qua, kì thi đại học đã tới gần. Vẫn biết rằng năm nào cũng vậy, mà sao lòng vẫn hồi hộp lo âu! Cách đây mấy năm về trước, tâm trạng của thầy cũng như các em bây giờ. Lo lắm chứ! Kì thi đại học là kết quả của 12 năm ăn học, là bước ngoặt đầu đời, là tương lai, là số phận, là danh dự của bản thân, gia đình và thầy cô…trách nhiệm của các em thật rất lớn!
Để động viên các em, thầy có bài thơ nhỏ gửi tặng các em. Mong các em hãy cố gắng hết mình. Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi Đại học sắp tới!".
Con đường em đi thầy cũng trải qua rồi
Nó vẫn vậy như thời thầy khi trước
Mỗi ngày trôi qua là mỗi lần chân bước
Giấc ngủ muộn màng đè nặng những nghĩ suy
Hãy gắng lên trên mỗi bước em đi
Và nghĩ đến những gì đợi phía trước
Nỗi ám ảnh về hai từ Mất – Được
Thôi ráng lên em ngày thi sắp đến rồi
** ** **
Cha mẹ sinh ra cho em được thành người
Dẫu sang hèn đâu có quyền chọn lựa
Nhưng tương lai là trong tay em đó
Gắng lên em sắp đến bến đợi rồi
Em đâu cô đơn trước bước ngoặt cuộc đời
Phía sau em còn bao niềm hi vọng
Trong đêm khuya đâu mình em thao thức
Bao nỗi suy tư trong tiếng mẹ trở mình
Chiến thắng nào chẳng có những hi sinh
Thành công nào lại không cần gắng sức
Hạnh phúc chỉ nảy mầm khi ta nỗ lực
Hoài bão cuộc đời, sáng rực ngày mai
** ** **
Đêm đã khuya giáo án vẫn còn dài
Phút suy tư thầy nhớ lại những năm về trước
Rồi nghĩ đến con đường em đang bước
Nên có chút dặn dò thầy gửi lại cho em.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Có ý kiến gì không?