Chuyến thăm Trung Quốc nhiều ý nghĩa của Tổng bí thưNguyễn Phú Trọng
Mục đích lớn xuyên suốt chuyến thăm Trung Quốc 5 ngày của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đó là “tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc”.Tinh thần 16 chữ và 4 tốt
Cuối tháng 9, trong bức điện mừng Quốc khánh Trung Quốc, gửi từ Hà Nội tới Bắc Kinh, tân Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam đã bày tỏ vui mừng trước sự phát triển không ngừng của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.
Bức điện khẳng định thông điệp được nhiều lần nhắc đến trước đây: Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một hết sức quý trọng tình hữu nghị truyền thống với nhân dân Trung Quốc anh em, sẵn sàng cùng phía Trung Quốc không ngừng nỗ lực để củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trung Quốc là đối tác lớn ngoài khu vực đầu tiên ông đến thăm trong vai trò người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam.
Trung Quốc là đối tác lớn ngoài khu vực đầu tiên Tổng bí thư đến thăm trong vai trò người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam |
Năm 2008, người tiền nhiệm của ông, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, đã có chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc. Hai bên một lần nữa khẳng định: “Phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, luôn luôn nắm vững phương hướng phát triển đúng đắn của quan hệ hai nước, đảm bảo chắc chắn cho quan hệ hai nước phát triển lâu dài, ổn định và lành mạnh”.
Mục đích lớn xuyên suốt chuyến thăm chính thức Trung Quốc giữa tháng 10 lần này của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đó là “tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Ông sẽ cùng các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ Việt - Trung trên mọi lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục...
Hợp tác toàn diện
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ từ 1991 đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi Việt - Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên các lĩnh vực. Về hợp tác Đảng, hai bên duy trì trao đổi đoàn và thiết lập cơ chế hợp tác, giao lưu giữa các ban Đảng, đồng tổ chức hội thảo lý luận về kinh nghiệm phát triển đất nước, xây dựng CNXH, xây dựng, giao lưu, gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt - Trung...
Hai bên đã thành lập Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, ký nhiều hiệp định cấp chính phủ và các văn kiện hợp tác khác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Về hợp tác kinh tế, thương mại, , Trung Quốc liên tục là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước liên tục tăng nhanh. 6 tháng đầu năm 2011, kim ngạch thương mại hai nước đã đạt 15,7 tỷ USD.
Tính đến tháng 7/2010, Trung Quốc có 805 dự án đầu tư trực tiếp đang triển khai ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký gần 4,2 tỷ USD, đứng thứ 14/92 quốc gia và khu vực có đầu tư vào Việt Nam.
Quan hệ giữa các địa phương hai bên là một trong những “điểm sáng” với các hoạt động thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai tỉnh, khu với các tỉnh biên giới của Việt Nam cũng như các địa phương nằm trong "Hai hành lang, một vành đai".
Ước tính hàng năm hai bên trao đổi trên 100 đoàn ở cấp lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, đoàn thể quần chúng, góp phần tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và mở rộng hợp tác giữa hai nước.
Bên cạnh đó, quan hệ hợp tác giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh của hai nước được tăng cường với các thỏa thuận hợp tác được ký kết như thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (12/2002), hai Bộ Công an (9/2003), hai Bộ Quốc phòng (10/2003). Trao đổi, hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa - thể thao... cũng được đẩy mạnh.
Việt Nam và Trung Quốc đã giải quyết thành công việc phân giới cắm mốc biên giới trên bộ và phân định vịnh Bắc Bộ, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Thành công trên chứa đựng những bài học và niềm tin để hai bên tiếp tục xử lý vấn đề còn tồn tại giữa hai nước liên quan đến Biển Đông. Như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuần trước cho hay, trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, "những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ hai nước, trong đó có vấn đề trên biển, sẽ được hai bên trao đổi chân thành và thẳng thắn".
Lãnh đạo hai Đảng, hai nhà nước khẳng định niềm tin tìm ra những giải pháp để giải quyết thỏa đáng vấn đề này, thống nhất giải quyết bất đồng thông qua biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Báo TQ viết về chuyến thăm của Tổng bí thư Việt Nam
Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ 11-15/10 theo lời mời của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, Tân Hoa xã đăng tải bài viết nhân sự kiện này.Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu ngày 30/6 tại Hà Nội |
Chuyến thăm sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện quan hệ song phương và cũng được coi là bước đi tích cực với cả hai bên nhằm giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán, Tân Hoa xã viết.
Trong buổi tiếp tân Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyễn Hựu, Tổng bí thư nói, Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố và phát triển mối quan hệ bạn bè truyền thống cũng như hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Việc nâng tầm quan hệ song phương lên mức quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện đã tạo ra nền tảng vững chắc và động lực cho sự phát triển của quan hệ Việt - Trung trong tương lai.
Trong những năm qua, hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được những kết quả ấn tượng, đặc biệt là trong thương mại và đầu tư, với kim ngạch thương mại hai chiều gia tăng qua các năm. Trong tám tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng 35% so với cùng kỳ năm trước đạt 25 tỉ USD và có thể đạt 40 tỉ USD vào cuối năm nay, ông Khổng Huyễn Hựu cho biết.
Trong lần tiếp Đại sứ Khổng gần đây nhất, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng đã khẳng định rằng, Việt Nam và Trung Quốc có những truyền thống tốt đẹp và quan hệ song phương đã được các nhà lãnh đạo hai nước vun đắp, trở thành tài sản vô giá của nhân dân hai nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh rằng, Việt Nam muốn cùng với Trung Quốc phát triển hơn nữa quan hệ song phương cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, và sự hiệu quả, vì lợi ích của nhân dân hai nước và vì sự phát triển của hai quốc gia.
Đầu tháng 9, Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc đã có phiên họp thứ 5 tại Hà Nội. Hai bên đã xem xét sự hợp tác trong năm qua và thảo luận các biện pháp thúc đẩy hợp tác hơn nữa, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc. Chủ trì phiên họp là Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch Ủy ban phía Việt Nam và Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc - Chủ tịch Ủy ban phía Trung Quốc. Ông Đới khẳng định, Trung Quốc theo đuổi một chính sách nhất quán là thắt chặt và thúc đẩy sâu sắc quan hệ với Việt Nam.
Ông Đới nhấn mạnh, quan hệ song phương Việt - Trung đã chứng kiến sự phát triển toàn diện và sâu sắc trong suốt hai thập niên qua thông qua những nỗ lực chung, phục vụ lợi ích của nhân dân hai nước và hòa bình, ổn định, thịnh vượng của khu vực.
Hội đàm cấp cao Việt - Trung tại Bắc Kinh
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Bắc Kinh trưa 11/10 và hội đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, trong đó hai bên nhấn mạnh tuân thủ luật pháp quốc tế là cơ sở cho quan hệ hai nước phát triển ổn định và nhất trí xử lý bất đồng thông qua đàm phán hòa bình.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào duyệt đội danh dự trong lễ đón chính thức tại Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua. |
Chuyến thăm chính thức Trung Quốc trong 5 ngày của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mở đầu bằng lễ đón chính thức diễn ra trọng thể tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào chủ trì, theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.
Theo TTXVN, hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc sau đó tiến hành hội đàm cấp cao. Ông Hồ Cẩm Đào khẳng định chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiểu biết và hợp tác giữa hai nước. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao vị trí, vai trò của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Hai bên nhấn mạnh sự tôn trọng, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế là cơ sở quan trọng cho quan hệ hai nước phát triển ổn định. Hai nhà lãnh đạo cũng cho rằng, trong quan hệ song phương còn tồn tại một số bất đồng xung quanh vấn đề Biển Đông và nhất trí hai nước đều nỗ lực tránh làm phức tạp tình hình và bình tĩnh xử lý những bất đồng thông qua đàm phán hòa bình.
Hai nhà lãnh đạo nhìn nhận vấn đề Biển Đông không phải là toàn cục trong quan hệ Việt-Trung, nhưng đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp vì liên quan đến chủ quyền quốc gia dân tộc. Tuy nhiên, nếu hai bên xuất phát từ tầm cao chiến lược, từ lợi ích của nhân dân hai nước và căn cứ vào các chuẩn mực của luật pháp quốc tế, thì hoàn toàn có thể tìm ra được một giải pháp thỏa đáng, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước.
Hai Tổng bí thư khẳng định tầm quan trọng của những nhận thức chung chỉ đạo ở tầm chiến lược đối với sự phát triển của hai nước, không ngừng phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung một cách ổn định. Hai bên nhất trí áp dụng các biện pháp hữu hiệu, thiết thực để mở rộng toàn diện và đi sâu hợp tác hữu nghị trên các lĩnh vực giữa hai nước.
Việt Nam và Trung Quốc nhất trí tăng cường phối hợp và chia sẻ thông tin thường xuyên giữa hai bên tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực, như Liên Hợp Quốc, WTO, APEC, ASEM, ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF… cùng nhau góp phần giữ gìn và thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Ngay sau các cuộc hội đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác quan trọng, trong đó có Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trước khi chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra, hãng Tân Hoa xã của Trung Quốc đánh giá sự kiện này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện quan hệ song phương Việt - Trung, đồng thời coi đây là một bước đi tích cực cho hai bên trong việc giải quyết các bất đồng thông qua đàm phán và đối thoại.
Truyền thông Trung Quốc đánh giá quan hệ hợp tác Việt - Trung những năm qua đã đạt được các kết quả đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư với kim ngạch thương mại luôn tăng theo từng năm. Trong 8 tháng đầu năm 2011, con số này đạt 25 tỷ USD (tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái) và dự kiến đến cuối năm đạt mốc 40 tỷ USD.
Đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của ông Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hình ảnh lễ đón Tổng bí thư trên báo Trung Quốc
Tân hoa xã vừa đăng tải các hình ảnh về lễ đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc. Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã chủ trì lễ đón.Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào chào đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh |
Hai vị lãnh đạo duyệt đội danh dự |
Mục đích của chuyến đi là tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc |
Tổng bí thư hội kiến Chủ tịch Chính hiệp TQ
Tiếp tục chuyến thăm chính thức Trung Quốc, sáng 12/10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Giả Khánh Lâm.Ông Giả Khánh Lâm vui mừng được gặp lại Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúc mừng ông được bầu làm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam; đánh giá cao kết quả hội đàm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào; tin tưởng đó sẽ là cơ sở quan trọng để hai Đảng, hai Nhà nước tiếp tục củng cố, thúc đẩy hợp tác toàn diện.
Ảnh: TTXVN |
Trên tinh thần thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước trước đây, cũng như qua chuyến thăm lần này của Tổng bí thư, Chính hiệp Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng góp tích cực để quan hệ hai nước ngày càng phát triển.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thông báo khái quát với ông Giả Khánh Lâm về kết quả hội đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, đồng thời tin tưởng kết quả chuyến thăm sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác đối tác chiến lược gữa hai nước.
Cũng trong sáng 12/10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới thăm khu triển lãm trưng bày sản phẩm tự chủ sáng tạo quốc gia Trung Quan Thôn. Cùng đi với Tổng bí thư có Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Lưu Kỳ.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng bí thư, sáng 12/10, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã có cuộc hội kiến với ủy viên Quốc vụ Lương Quang Liệt. Thứ trưởng thường trực Bộ Công an Việt Nam Đặng Văn Hiếu đã có cuộc hội kiến với ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Công an Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ.
Lãnh đạo Việt - Trung:
‘Hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề Biển Đông’
Hội đàm hẹp ở Bắc Kinh chiều 11/10, nhận định Biển Đông không phải là toàn cục quan hệ Việt-Trung, nhưng là vấn đề “hết sức nhạy cảm và phức tạp đối với cả hai Đảng, hai nước, vì liên quan đến chủ quyền quốc gia dân tộc”, hai nhà lãnh đạo cấp cao Việt - Trung khẳng định đây là vấn đề “hoàn toàn có thể giải quyết được” nếu xuất phát từ lợi ích nhân dân hai nước.
Lễ đón chính thức Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào chủ trì lễ đón.
Sau lễ đón, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm cấp cao với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào.
Lễ đón chính thức Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào chủ trì lễ đón.
Sau lễ đón, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm cấp cao với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) và Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Ảnh: THX |
Hai nhà lãnh đạo khẳng định quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, đảng viên và nhân dân hai nước dày công vun đắp, đã trải qua nhiều thử thách và cả thăng trầm, là tài sản quý báu chung của cả hai dân tộc, cần được không ngừng củng cố, phát triển và truyền mãi cho các thế hệ mai sau.
Hai Tổng bí thư khẳng định, từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn toàn cục, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, tăng cường giao lưu hữu nghị và mở rộng hợp tác cùng có lợi giữa hai nước trên mọi lĩnh vực, không ngừng phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc một cách ổn định, lành mạnh, lâu dài; đồng thời nhất trí thường xuyên bổ sung, phát triển những nhận thức chung để chỉ đạo quan hệ song phương.
Kiên trì xử lý tồn tại
Hai bên nhất trí áp dụng các biện pháp hữu hiệu, thiết thực để mở rộng toàn diện và đi sâu hợp tác hữu nghị trên các lĩnh vực giữa hai nước. Cụ thể, hai bên duy trì truyền thống tốt đẹp thăm viếng và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao dưới nhiều hình thức, kịp thời trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế, khu vực và các vấn đề quan trọng trong quan hệ song phương.
Bên cạnh việc mở rộng và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương giữa các cấp, ngành, địa phương của hai nước, cần không ngừng nâng cao vai trò và phát huy hiệu quả của các cơ chế hợp tác giữa hai Đảng.
Hai bên quan tâm thỏa đáng đến công tác giáo dục các tầng lớp nhân dân về tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước; mở rộng và tăng cường giao lưu nhân dân một cách phong phú, thiết thực, hiệu quả, nhất là giữa thanh - thiếu niên hai nước.
Phát huy đầy đủ và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc trong việc quy hoạch tổng thể và đẩy mạnh toàn diện hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực cũng như nâng cao vai trò trong việc chỉ đạo khắc phục các cơ chế, chính sách còn vướng mắc; trước mắt, triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch 5 năm phát triển hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước giai đoạn 2011-2015.
Thúc đẩy mở rộng hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh; chấp hành nghiêm túc và triển khai có hiệu quả những nội dung hợp tác mà hai bên đã thoả thuận; tăng cường tổ chức giao lưu giữa lực lượng vũ trang hai bên nhằm tăng cường đoàn kết, tin cậy, học hỏi lẫn nhau…
Tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước, tăng nhanh kim ngạch thương mại hai chiều đi đôi với các biện pháp từng bước giảm tình trạng nhập siêu của Việt Nam trong cán cân thương mại song phương.
Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch, thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; thúc đẩy giữ gìn, bảo vệ và sử dụng nguồn nước…
Đối với các vấn đề còn tồn tại hay mới nảy sinh trong quan hệ giữa hai nước, trong đó có các vấn đề trên biển, hai bên cần kiên trì và bình tĩnh xử lý, giải quyết thỏa đáng, công bằng, hợp lý, thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị, phù hợp với nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, phù hợp với luật pháp quốc tế, các thỏa thuận quốc tế và đặc điểm quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước, quyết không để bất cứ vấn đề gì, bất cứ thế lực nào chia rẽ quan hệ hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường phối hợp và chia sẻ thông tin thường xuyên giữa hai nước tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, WTO, APEC, ASEM, ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF… cùng nhau góp phần giữ gìn và thúc đẩy hoà bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Nhận định Biển Đông là vấn đề “hết sức nhạy cảm, phức tạp”, hai nhà lãnh đạo cấp cao Việt-Trung khẳng định “hoàn toàn có thể giải quyết được”. Ảnh: VOV |
Về vấn đề Biển Đông
Trước đó, tại Đại lễ đường Nhân dân cũng đã diễn ra cuộc hội đàm hẹp giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào.
Tại hội đàm hẹp, hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng cần thông qua những hành động cụ thể, thiết thực để củng cố sự tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định, vì sự phát triển của mỗi nước, vì thành công của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Đối với các vấn đề còn tồn tại hoặc mới nảy sinh trong quan hệ giữa hai nước, hai nhà lãnh đạo nhất trí hai nước cần bình tĩnh giải quyết trên tinh thần nhìn từ tầm cao chiến lược, vì lợi ích của nhân dân hai nước, phù hợp với luật pháp quốc tế và quan hệ láng giềng, hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc và không để các vấn đề đó ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của quan hệ hai nước.
Về vấn đề Biển Đông, hai nhà lãnh đạo nhìn nhận đây không phải là toàn cục quan hệ Việt - Trung, nhưng đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp đối với cả hai Đảng, hai nước, vì nó liên quan đến chủ quyền quốc gia dân tộc. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề hoàn toàn có thể giải quyết được.
Nếu hai bên xuất phát từ tầm cao chiến lược, từ lợi ích của nhân dân hai nước và căn cứ vào các chuẩn mực của luật pháp quốc tế thì hoàn toàn có thể tìm ra được một giải pháp thỏa đáng, có lý, có tình, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, nhất là khi hai nước đã có kinh nghiệm trong việc giải quyết hai vấn đề không kém phần nhạy cảm và phức tạp là vấn đề phân giới cắm mốc toàn tuyến biên giới đất liền và phân định vịnh Bắc Bộ.
Chiều 11/10, tại Đại lễ đường Nhân dân đã diễn ra cuộc hội kiến giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông Ngô Bang Quốc, ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước CHND Trung Hoa.
Ký 6 văn kiện
Sau hội đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã chứng kiến lễ ký 6 văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai Đảng, hai Nhà nước: Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng giai đoạn 2011-2015; Quy hoạch phát triển 5 năm về hợp tác kinh tế, thương mại giai đoạn 2012-2016 giữa hai Chính phủ; Thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Giáo dục; Nghị định thư giữa hai Chính phủ về việc sửa đổi Hiệp định Vận tải đường bộ; Nghị định thư giữa hai Chính phủ về việc thực hiện Hiệp định Vận tải đường bộ; Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước.
Sau hội đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã chứng kiến lễ ký 6 văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai Đảng, hai Nhà nước: Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng giai đoạn 2011-2015; Quy hoạch phát triển 5 năm về hợp tác kinh tế, thương mại giai đoạn 2012-2016 giữa hai Chính phủ; Thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Giáo dục; Nghị định thư giữa hai Chính phủ về việc sửa đổi Hiệp định Vận tải đường bộ; Nghị định thư giữa hai Chính phủ về việc thực hiện Hiệp định Vận tải đường bộ; Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước.
Việt-Trung thỏa thuận nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào duyệt đội danh dự quân đội Trung Quốc. Ảnh: TTXVN. |
Ngày 11/10, Việt Nam và Trung Quốc đã ký thỏa thuận nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển gồm 6 điểm, trong đó có việc thiết lập đường dây nóng cấp chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thông tin.
Trong chuyến thăm tới Trung Quốc hôm qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai Đảng, hai Nhà nước.
Trong các văn kiện trên, có văn kiện Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Theo đó, Đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhất trí cho rằng, giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc là phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.
Hai bên nhất trí căn cứ vào những nhận thức chung mà Lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được trong vấn đề trên biển, trên cơ sở “Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” năm 1993, xử lý và giải quyết vấn đề trên biển tuân theo những nguyên tắc dưới đây:
1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
2. Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.
3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC).
Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.
4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.
5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.
6. Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển.
Theo đó, Đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhất trí cho rằng, giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc là phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.
Hai bên nhất trí căn cứ vào những nhận thức chung mà Lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được trong vấn đề trên biển, trên cơ sở “Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” năm 1993, xử lý và giải quyết vấn đề trên biển tuân theo những nguyên tắc dưới đây:
1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
2. Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.
3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC).
Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.
4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.
5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.
6. Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển.
9 biện pháp đẩy mạnh hợp tác Việt - Trung
Trong cuộc gặp hôm qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã thống nhất các biện pháp nhằm mở rộng toàn diện và đi sâu hợp tác giữa hai nước.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Xinhua. |
Các biện pháp đó bao gồm:
1. Duy trì truyền thống tốt đẹp thăm viếng và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao dưới nhiều hình thức phong phú, như thăm chính thức, thăm làm việc, cử đặc phái viên…, kịp thời trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế, khu vực và các vấn đề quan trọng trong quan hệ song phương.
2. Bên cạnh việc mở rộng và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương giữa các cấp, ngành, địa phương của hai nước, cần không ngừng nâng cao vai trò và phát huy hiệu quả của các cơ chế hợp tác giữa hai Đảng; cùng nhau triển khai hiệu quả, thiết thực Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng giai đoạn 2011-2015.
3. Hai bên quan tâm thỏa đáng đến công tác giáo dục các tầng lớp nhân dân về tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước; mở rộng và tăng cường giao lưu nhân dân một cách phong phú, thiết thực, hiệu quả, nhất là giữa thanh thiếu niên hai nước.
4. Phát huy đầy đủ và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc trong việc quy hoạch tổng thể và đẩy mạnh toàn diện hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, cũng như nâng cao vai trò trong việc chỉ đạo khắc phục các cơ chế, chính sách còn vướng mắc; trước mắt, triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch 5 năm phát triển hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước giai đoạn 2011-2015.
5. Thúc đẩy mở rộng hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh; chấp hành nghiêm túc và triển khai có hiệu quả những nội dung hợp tác mà hai bên đã thỏa thuận; tăng cường tổ chức giao lưu giữa lực lượng vũ trang hai bên nhằm tăng cường đoàn kết, tin cậy, học hỏi lẫn nhau…
6. Hai bên tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước, tăng nhanh kim ngạch thương mại hai chiều đi đôi với các biện pháp từng bước giảm tình trạng nhập siêu của Việt Nam trong cán cân thương mại song phương.
7. Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, giáo dục-đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch…
8. Thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; thúc đẩy giữ gìn, bảo vệ và sử dụng nguồn nước ở lưu vực các sông suối chung giữa hai nước, trên cơ sở đảm bảo môi trường và phát triển bền vững.
9. Đối với các vấn đề còn tồn tại hay mới nảy sinh trong quan hệ giữa hai nước, trong đó có các vấn đề trên biển, hai bên cần kiên trì và bình tĩnh xử lý, giải quyết thoả đáng, công bằng, hợp lý, thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị, phù hợp với nhận thức chung đã đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, phù hợp với luật pháp quốc tế, các thoả thuận quốc tế và đặc điểm quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước, quyết không để bất cứ vấn đề gì, bất cứ thế lực nào chia rẽ quan hệ hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
2. Bên cạnh việc mở rộng và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương giữa các cấp, ngành, địa phương của hai nước, cần không ngừng nâng cao vai trò và phát huy hiệu quả của các cơ chế hợp tác giữa hai Đảng; cùng nhau triển khai hiệu quả, thiết thực Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng giai đoạn 2011-2015.
3. Hai bên quan tâm thỏa đáng đến công tác giáo dục các tầng lớp nhân dân về tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước; mở rộng và tăng cường giao lưu nhân dân một cách phong phú, thiết thực, hiệu quả, nhất là giữa thanh thiếu niên hai nước.
4. Phát huy đầy đủ và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc trong việc quy hoạch tổng thể và đẩy mạnh toàn diện hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, cũng như nâng cao vai trò trong việc chỉ đạo khắc phục các cơ chế, chính sách còn vướng mắc; trước mắt, triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch 5 năm phát triển hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước giai đoạn 2011-2015.
5. Thúc đẩy mở rộng hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh; chấp hành nghiêm túc và triển khai có hiệu quả những nội dung hợp tác mà hai bên đã thỏa thuận; tăng cường tổ chức giao lưu giữa lực lượng vũ trang hai bên nhằm tăng cường đoàn kết, tin cậy, học hỏi lẫn nhau…
6. Hai bên tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước, tăng nhanh kim ngạch thương mại hai chiều đi đôi với các biện pháp từng bước giảm tình trạng nhập siêu của Việt Nam trong cán cân thương mại song phương.
7. Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, giáo dục-đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch…
8. Thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; thúc đẩy giữ gìn, bảo vệ và sử dụng nguồn nước ở lưu vực các sông suối chung giữa hai nước, trên cơ sở đảm bảo môi trường và phát triển bền vững.
9. Đối với các vấn đề còn tồn tại hay mới nảy sinh trong quan hệ giữa hai nước, trong đó có các vấn đề trên biển, hai bên cần kiên trì và bình tĩnh xử lý, giải quyết thoả đáng, công bằng, hợp lý, thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị, phù hợp với nhận thức chung đã đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, phù hợp với luật pháp quốc tế, các thoả thuận quốc tế và đặc điểm quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước, quyết không để bất cứ vấn đề gì, bất cứ thế lực nào chia rẽ quan hệ hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
Ấn Độ trải thảm đỏ đón Chủ tịch nước Việt Nam
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
Báo chí Ấn Độ dành sự chú ý cho chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, và nhấn mạnh chính sách hướng đông của New Delhi.
Trong chuyến thăm ba ngày kể từ mai, Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ có các cuộc thảo luận với Thủ tướng Ấn Độ Mahmohan Singh và ký kết các thỏa thuận.
Tờ Times of India cho rằng một trong các chủ đề quan trọng trong các cuộc thảo luận sẽ là các vấn đề về chiến lược và quốc phòng.
"Việt Nam là một đối tác hấp dẫn của Ấn Độ", báo này viết và cho biết thêm rằng New Delhi rất mong muốn được tham gia hỗ trợ Việt Nam xây dựng công nghiệp hạt nhân, cũng như cung cấp một số loại khí tài.
Nhật báo Ấn đánh giá rằng mối quan hệ hải quân và hàng hải Ấn - Việt đang có bước tiến triển. Tàu hải quân Ấn Độ thường có các chuyến thăm các cảng của Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn Ấn Độ trước chuyến thăm, Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng bày tỏ mong muốn là sâu săc thêm mối quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ. Ông cũng giải đáp các câu hỏi của báo giới Ấn về quan điểm của Việt Nam đối với vai trò của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới.
"Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh chúng ta đề cao tình hữu nghị truyền thống và quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ, mối quan hệ đang vững mạnh lên trong mọi khía cạnh vì hòa bình ổn định hợp tác và phát triển", ông Sang nói.
"Chúng tôi vui mừng nhận thấy rằng mối quan hệ của chúng ta đang phát triển trên tất cả các lĩnh vực, kể cả an ninh quốc phòng", chủ tịch nói với hãng thông tấn PTI.
Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1972 và kể từ đó ngày càng sâu đậm. Trong chuyến thăm Ấn Độ năm 2003 của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, hai bên đã ký Tuyên bố chung về Khuôn khổ Hợp tác toàn diện Việt Nam-Ân Độ bước sang Thế kỷ 21. Năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có chuyến thăm chính thức sang Ấn Độ theo lời mời của thủ tướng Manmohan Singh.
Tháng trước, Ngoại trưởng Ấn Độ S. M. Krishna đã có chuyến thăm tới Việt Nam, gặp Chủ tịch Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chủ tịch nước trả lời báo Ấn Độ trước chuyến công du
Chủ tịch nước khẳng định các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí hiện nay, bao gồm cả các dự án hợp tác với ONGC đều nằm trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế.Ngày 9/10, hãng thông tấn PTI của Ấn Độ đã đăng phỏng vấn với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước thềm chuyến thăm của ông tới Ấn Độ.
Tiềm năng lớn
Trả lời câu hỏi về mục đích chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của mình tới Ấn Độ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh chuyến thăm nhằm tiếp tục củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tiếp tục đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất hơn nữa.
Ông cho biết trong chuyến thăm này, ông sẽ trao đổi với các nhà lãnh đạo Ấn Độ về phương hướng thúc đẩy quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực, cũng như việc tăng cường hợp tác và phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế để nâng tầm quan hệ song phương Việt Nam-Ấn Độ tương xứng với tiềm năng còn rất lớn và mong muốn của nhân dân hai nước.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: LAD |
Đề cập quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu bật quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp được gây dựng và vun đắp bởi các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước, cũng như việc hai nước luôn ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc kháng chiến giành độc lập trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng mỗi nước ngày nay, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.
Chủ tịch bày tỏ hài lòng với quan hệ đối tác chiến lược đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có quan hệ an ninh - quốc phòng, đồng thời cho rằng trong tình hình hiện nay, sự hợp tác này cần được đẩy mạnh để đối phó với nhiều thách thức như: khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh, an toàn hàng hải… đồng thời góp phần tăng cường giao lưu hữu nghị giữa lực lượng vũ trang của hai nước, phù hợp với xu thế hòa bình và hợp tác của khu vực.
Về dự án dầu khí với Ấn Độ
Đề cập câu hỏi về tranh cãi xung quanh việc Trung Quốc phản đối Công ty dầu khí Ấn Độ (ONGC) khai thác tại hai lô trên thềm lục địa của Việt Nam tại Biển Đông, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí hiện nay, bao gồm cả các dự án hợp tác với ONGC, đều nằm trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNLOC) năm 1982.
Việt Nam hoan nghênh các đối tác nước ngoài hợp tác với các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, trên cơ sở luật pháp Việt Nam. Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam.
Liên quan câu hỏi về quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam và các nước láng giềng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh Trung Quốc là nước có vai trò, ảnh hưởng ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam hy vọng sự phát triển của Trung Quốc sẽ đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Trả lời câu hỏi về giải pháp thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ, Chủ tịch nước cho biết quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ đang phát triển vững chắc và kim ngạch song phương đã đạt trên 2,7 tỷ USD năm 2010, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng còn rất lớn giữa hai nước.
Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, để khai thác hết tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực này, Việt Nam và Ấn Độ cần thực hiện tổng hợp và toàn diện nhiều biện pháp, đồng thời bày tỏ hy vọng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ sẽ đạt mục tiêu 7 tỷ USD vào năm 2015 và sẽ tăng đều vào các năm tiếp theo
Chủ tịch nước đi Ấn Độ, dự kiến ký nhiều thỏa thuận
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lần đầu tiên thăm cấp Nhà nước Ấn Độ và Sri Lanka từ 11 đến 15/10 theo lời mời của Tổng thống hai nước này.Ngày mai, 11/10, Chủ tịch nước và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam rời Hà Nội, bắt đầu thăm cấp nhà nước Ấn Độ theo lời mời của Tổng thống PraPratibha Devisingh Patil (từ 11 đến 13/10), sau đó thăm Sri Lanka theo lời mời của Tổng thống Mahinda Rajapaksa (13 - 15/10).
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thăm hai quốc gia Nam Á: Ấn Độ và Sri Lanka. Ảnh: Lê Anh |
Ông Trương Tấn Sang sẽ trao đổi với lãnh đạo cấp cao của Ấn Độ và Sri Lanka về các biện pháp thiết thực và cụ thể nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và hai quốc gia Nam Á này.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ trao đổi với nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao Ấn Độ các biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Qua đó, đưa mối quan hệ ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, đẩy mạnh hợp tác trên mọi lĩnh vực, thúc đẩy việc triển khai kết quả cuộc họp Ủy ban hỗn hợp Việt - Ấn lần thứ 14 và chuẩn bị tốt cho “Năm hữu nghị Việt - Ấn 2012”….
Nhiều văn kiện, thỏa thuận dự kiến sẽ được ký kết trong chuyến thăm của Chủ tịch nước tới Ấn Độ - nước đông dân thứ hai trên thế giới, với dân số trên một tỉ người, và lớn thứ bảy về diện tích.
Tiếp đó, chuyến thăm Sri Lanka của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá mới trong quan hệ, mở rộng khả năng hợp tác về thương mại, đầu tư giữa hai nước thông qua việc đẩy mạnh trao đổi đoàn và các hoạt động xúc tiến thương mại, trao đổi kinh nghiệm với Sri Lanka trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn, thủy sản, du lịch… trên cơ sở các thỏa thuận đã ký giữa hai nước.
Nhân dịp này, hai bên dự kiến sẽ ký kết văn kiện hợp tác trong một số lĩnh vực.
Sri Lanka được coi là một đường nối hàng hải chiến lược giữa Tây Á và Đông Nam Á.
Chuyên gia Ấn: Nên tăng cường quan hệ quốc phòng với VN
Trước chuyến công du Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một số chuyên gia an ninh và cựu quan chức ngoại giao Ấn Độ nói ủng hộ mối quan hệ chiến lược sâu sắc hơn giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng.Đền Tajmahal - Ấn Độ |
Nhấn mạnh an ninh năng lượng là chìa khóa cho tương lai Ấn Độ, bà nói, Việt Nam là một "quốc gia phát triển ấn tượng" và Ấn Độ phải tăng cường hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, trong đó có quốc phòng.
Tìm kiếm nỗ lực thúc đẩy quan hệ sâu hơn, đặc biệt trong an ninh hàng hải, chuyên gia an ninh C Raja Mohan cho rằng, Ấn Độ thậm chí có thể giúp Việt Nam trong phát triển công nghệ không gian và hạt nhân dân sự.
Ngày mai, 11/10, Chủ tịch nước và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam rời Hà Nội, bắt đầu thăm cấp nhà nước Ấn Độ theo lời mời của Tổng thống PraPratibha Devisingh Patil (từ 11 đến 13/10).
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ trao đổi với nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao Ấn Độ các biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Qua đó, đưa mối quan hệ ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, đẩy mạnh hợp tác trên mọi lĩnh vực, thúc đẩy việc triển khai kết quả cuộc họp Ủy ban hỗn hợp Việt - Ấn lần thứ 14 và chuẩn bị tốt cho “Năm hữu nghị Việt - Ấn 2012”….
Nhiều văn kiện, thỏa thuận dự kiến sẽ được ký kết trong chuyến thăm của Chủ tịch nước tới Ấn Độ - nước đông dân thứ hai trên thế giới, với dân số trên một tỉ người, và lớn thứ bảy về diện tích.
Đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ
Với nhiều thỏa thuận dự kiến được ký kết, chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ phát triển theo chiều sâu, thực chất.Với chuyến thăm này, Việt Nam muốn khẳng định chính sách nhất quán coi trọng, ưu tiên cao và làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ.
Theo đó, thúc đẩy tin cậy hơn nữa trong quan hệ chính trị, đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ, giáo dục, tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với Ấn Độ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Chính trị tin cậy
Quốc gia có trên 5.000 năm lịch sử là một trong những đối tác truyền thống lâu đời nhất của Việt Nam. Nền tảng lớn nhất, đó là Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ chính trị phát triển tốt đẹp. Chuyến thăm của Chủ tịch nước diễn ra trong bối cảnh hai bên chuẩn bị kỷ niệm tròn 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược (2012).
Chuyến thăm của Chủ tịch nước làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ. Ảnh: Lê Anh |
Năm 2007, trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã ra Tuyên bố chung chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae trong lễ kỷ niệm 64 năm ngày Độc lập nước Cộng hòa Ấn Độ vừa qua, đã nhận định rằng: Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - Ấn Độ đã phát triển nhanh chóng kể từ khi nước chính thức thiết lập khuôn khổ quan hệ mới.
Theo Đại sứ, quan hệ chính trị song phương Ấn - Việt “ngày càng trở nên bền chặt và gần gũi với việc hai nước thường xuyên trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao...”.
Trong 6 tháng đầu năm nay, hai bên liên tục trao đổi đoàn viếng thăm. Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Meira Kumar thăm Việt Nam (14 đến 17/5/2011), Bộ trưởng Ngoại giao S.M.Krishma thăm chính thức và đồng chủ trì kỳ họp Ủy ban hỗn hợp lần thứ 14 Việt - Ấn (14-17/9), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Shashi Kant Sharma đồng chủ trì Đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 6 Việt - Ấn (14 đến 16/9). Về phía Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã thăm và làm việc tại Ấn Độ.
Cùng với hợp tác chính trị, hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng an ninh, tài chính, giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ đang được đẩy mạnh. Đến nay, Việt Nam và Ấn Độ đã họp 6 phiên đối thoại về Chiến lược quốc phòng. Tàu hải quân Ấn Độ đều đặn ghé thăm các cảng Việt Nam với tần suất trung bình 2 lần/năm. Hồi tháng 6 vừa qua, hai nước đã ký Thỏa thuận về hợp tác song phương giữa hải quân hai nước.
7 tỉ USD trao đổi thương mại
Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là một trong những điểm nhấn trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Về đầu tư, hiện nay, Ấn Độ hiện có 47 dự án ở Việt Nam còn hiệu lực với vốn đăng ký hơn 200 triệu USD. Việt Nam đầu tư sang Ấn Độ 2 dự án là dự án Công ty phát triển đầu tư công nghệ India của Công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT sản xuất phần mềm, dịch vụ tin học và dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi của Uni President.
Mới đây, hai bên nhất trí tăng cường đầu tư vào hai nước, mở rộng hợp tác về hóa chất, hóa dược, xăng dầu, công nghệ cao. Ấn Độ xem xét đầu tư vào các khu công nghệ, xây dựng khu công nghệ cao tại Việt Nam.
Về thương mại, hai bên nhất trí sẽ phấn đấu đạt kim ngạch hai chiều đạt 7 tỷ USD vào năm 2015. Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Ấn Đô sang Việt Nam là thức ăn gia súc, dược phẩm, máy móc, kim loại thông thường, da thuộc, hóa chất….
Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ thép, than đá, máy vi tính, cao su, máy móc, hóa chất… Hai bên đang cân nhắc để giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại chủ yếu phải dựa vào đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ.
Du lịch là một trong những lĩnh vực hợp tác tiềm năng song kết quả vẫn còn khiêm tốn. Mặc dù hai bên đã có hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực này nhưng số lượng trao đổi du khách còn hạn chế. Hiện hai bên đang thúc đẩy mở đường bay trực tiếp Việt Nam - Ấn Độ. Đầu năm nay, Ấn Độ chính thức áp dụng cấp thị thực nhập cảnh Ấn Độ tại cửa khẩu cho người mang hộ chiếu phổ thông Việt Nam có trị giá trong 30 ngày.
Báo Ấn Độ đề cao vai trò của Việt Nam
Báo chí Ấn Độ đưa tin về chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang với niềm tin về triển vọng hợp tác kinh tế và quốc phòng, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Hà Nội trong Chính sách hướng Đông của New Delhi.
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và chủ nhà, Thủ tướng Manmohan Singh, tại Ấn Độ hôm nay. Ảnh: AFP. |
Dưới đây là bình luận của các báo Ấn Độ hôm nay.
Tờ Times of India với tiêu đề "Lãnh đạo Việt Nam làm sâu sắc thêm quan hệ chiến lược, quốc phòng với Ấn Độ", đưa tin Chủ tịch Sang sẽ gặp Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, Tổng thống Pratibha Patil và các quan chức cao cấp nhất của nước chủ nhà.
"Giới chức Ấn Độ khẳng định Việt Nam là yếu tố giúp Ấn Độ tiến xa hơn trong chính sách hướng Đông. Chuyến thăm này sẽ củng cố thêm mối quan hệ chiến lược và quốc phòng giữa hai nước", báo viết. "Các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về mọi mặt hợp tác, trong đó có hợp tác khai thác năng lượng".
Tờ báo hàng đầu của Ấn Độ dẫn lời Chủ tịch Trương Tấn Sang trả lời phỏng vấn thông tấn PTI trước khi công du: "Các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí hiện nay đều nằm trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNLOC) năm 1982".
Nhật báo Daily News & Annalysis đưa lịch trình chuyến thăm của Chủ tịch Sang và nhấn mạnh: "Ông ấy sẽ có những cuộc thảo luận quan trọng và sâu sắc với các nhà lãnh đạo Ấn Độ nhằm đẩy mạnh mối quan hệ chiến lược của chúng ta".
Cũng như hầu hết các hãng tin khác, báo này một lần nữa nhấn mạnh vai trò của Việt Nam đối với chính sách đối ngoại của New Delhi: "Chuyến thăm này được hy vọng sẽ là động lực mới cho chính sách hướng đông của Ấn Độ, bởi Việt Nam là một trong những nền kinh tế lớn và là một thế lực trong ASEAN".
Tờ Daily Pioneer bình luận rằng với việc chào đón chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang, New Delhi đang mong muốn thúc đẩy hợp tác an ninh, thương mại và năng lượng với đối tác chiến lược Việt Nam.
"Mối quan hệ của chúng ta dựa trên lòng tin tưởng lẫn nhau, cũng như quan điểm chung về các mối liên hệ song phương, khu vực và quốc tế. Mối quan hệ của chúng ta không có bất đồng", báo dẫn phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vishnu Prakash nói.
"Hà Nội có thể giúp làm sâu sắc hơn chính sách hướng Đông".
Tàu hải quân Ấn Độ INS Airavat thăm cảng Nha Trang, Khánh Hòa. Tàu của nước bạn thường có những cuộc ghé cảng Việt Nam - biểu hiện của hợp tác quân sự hai nước. Ảnh: TTXVN. |
Pioneer nhận xét rằng trong những năm qua, những bước tiến triển của chính sách hướng Đông của Ấn diễn ra song song với sự tham gia ngày càng tích cực của Việt Nam trong các vấn đề khu vực, và nhờ đó Ấn Độ đã thu được những kết quả tốt.
Các kết quả đó được nêu cụ thể trên báo Economics Times. Tờ này đưa tin Chủ tịch Sang đi thăm tập đoàn công nghệ khổng lồ Infosys và nhấn mạnh vào khía cạnh hợp tác kinh tế Ấn - Việt. "Thương mại song phương đạt 2,7 tỷ USD năm 2010 và gần 1,8 tỷ USD trong nửa đầu năm nay. Hai bên đã nhất trí sẽ đưa kim ngạch lên 7 tỷ USD trong năm 2015".
Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ đi thăm Mumbai trong ngày cuối của chuyến thăm 4 ngày, tham dự buổi họp do Phòng thương mại Ấn- Việt tổ chức. Mumbai là trung tâm tài chính của Ấn Độ.
Về các mặt hợp tác kinh tế cụ thể khác, quan chức Bộ ngoại giao Ấn Độ cho biết New Delhi nhận thấy nền công nghiệp hạt nhân của Việt Nam đang ở giai đoạn non trẻ và đang ở bước tìm hiểu các công nghệ tốt nhằm áp dụng. Ông cho hay Ấn Độ có mong muốn và có thể giúp Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân hòa bình.
Về khoa học vũ trụ, quan chức trên nói Việt Nam hiểu rõ lực lượng của Ấn Độ trong công nghệ không gian, kể cả việc xây dựng và phóng các vệ tinh. Ông cho hay Việt Nam đang hợp tác với Ấn Độ trong việc sử dụng vệ tinh để dự đoán lũ lụt, phục vụ nông nghiệp.
Bình luận chung về chuyến thăm, tờ Asian Age nhận xét rằng ngày hôm nay, khi long trọng trải thảm đỏ đón Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, New Delhi có lý do để làm như vậy. Đó là vì New Delhi không chỉ mong muốn củng cố quan hệ song phương thân thiết hơn trên mặt trận chiến lược, mà còn hy vọng xiết chặt các liên kết kinh tế và thương mại. Nhiều thỏa thuận dự kiến sẽ được ký kết, trước Năm Hữu nghị kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
"Cả hai nước đều đánh giá cao tầm quan trọng của chuyến thăm này, bởi nó là sự thể hiện các mối liên kết đang nở rộ giữa đôi bên", Asian Age nhận xét. "New Delhi hiểu rõ vai trò hỗ trợ thực chất và quan trọng của Việt Nam đối với chính sách hướng Đông của mình".
'Khuyến khích Ấn Độ xây khu công nghệ cao tại Việt Nam'
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mở màn chuyến thăm Ấn Độ ngày 11/10 bằng chuyến đi tới thành phố công nghệ Bangalore, trong đó ông khuyến khích các công ty lớn đóng tại đây xây dựng khu công nghệ cao ở Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân tại sân bay Karnataka, Ấn Độ. Ảnh: TTXVN. |
Theo TTXVN, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Bangalore, thủ phủ bang Karnataka bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước theo lời mời của Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil. Ông đã tiếp Thủ hiến bang Karnataka S.Hans Raj Bhardwaj và nghe giới thiệu về tình hình phát triển của bang, đặc biệt là thành phố Bangalore.
Bangalore với số dân trên 6,1 triệu người hiện là trung tâm công nghệ phần mềm được mệnh danh là “thung lũng Silicon” đầu tiên của châu Á. Hàng năm thành phố này đóng góp trên 1,2 tỷ USD xuất khẩu về công nghệ phần mềm. Đây cũng được gọi là thành phố đại học của Ấn Độ với hơn 120 trường đại học tầm cỡ quốc tế.
Theo thủ hiến bang Karnataka, Bangalore hiện có trên 500 sinh viên Việt Nam theo học chủ yếu về công nghệ phần mềm. Thành phố cũng đã đón nhiều đoàn kinh tế Việt Nam sang học tập và trao đổi. Các công ty lớn của Ấn Độ sẵn sàng đáp ứng và tìm hiểu những nhu cầu về công nghệ cao, công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin của Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao sự phát triển của Bangalore, đồng thời khuyến khích các công ty lớn của Ấn Độ có trụ sở tại đây đầu tư và xây dựng khu công nghệ cao tại Việt Nam, coi đây là biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Chủ tịch nước cũng mong muốn chính quyền bang Karnataka tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sinh viên Việt Nam du học tại thành phố Bangalore, góp phần vào việc nâng cao nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ phần mềm và công nghệ tin học của Việt Nam. Ông cũng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn mong muốn tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ.
Chủ tịch nước cũng mong muốn chính quyền bang Karnataka tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sinh viên Việt Nam du học tại thành phố Bangalore, góp phần vào việc nâng cao nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ phần mềm và công nghệ tin học của Việt Nam. Ông cũng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn mong muốn tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ.
Chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang diễn ra trong 3 ngày và sự kiện này nhận được sự chú ý của giới truyền thông nước chủ nhà. Sau chặng dừng chân tại Bangalore, chủ tịch Việt Nam sẽ có các hoạt động chính như hội đàm với Tổng thống Pratibha Patil, thảo luận với Thủ tướng Mahmohan Singh và chứng kiến ký kết các thỏa thuận.
Trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn Ấn Độ PTI trước chuyến thăm, Chủ tịch Trương Tấn Sang bày tỏ mong muốn làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ. "Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh chúng ta đề cao tình hữu nghị truyền thống và quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ", ông nói.
Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1972. Trong chuyến thăm Ấn Độ năm 2003 của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, hai bên đã ký Tuyên bố chung về Khuôn khổ Hợp tác toàn diện Việt Nam-Ân Độ bước sang Thế kỷ 21. Năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có chuyến thăm chính thức sang Ấn Độ theo lời mời của thủ tướng Manmohan Singh.
Chủ tịch nước thăm 'thung lũng Silicon' của Ấn Độ
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm thành phố Bangalore, thành phố lớn thứ ba của Ấn Độ, trung tâm công nghệ phần mềm, được mệnh danh là “thung lũng Silicon” đầu tiên của châu Á.Chiều 11/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam đã tới thành phố Bangalore, thủ phủ bang Karnataka, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Cộng hòa Ấn Độ.
Ngay sau khi đến thành phố Bangalore, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Thủ hiến bang Karnataka S.Hans Raj Bhardwaj.
Ảnh: VOV |
Theo Thủ hiến bang Karnataka, hiện có trên 500 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Bangalore trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ phần mềm. Bangalore cũng đã đón nhiều các đoàn kinh tế Việt Nam sang học tập và trao đổi trong hợp tác về thương mại, đầu tư. Các công ty lớn của Ấn Độ sẵn sàng đáp ứng và tìm hiểu những nhu cầu về công nghệ cao, công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin của Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khuyến khích các công ty lớn của Ấn Độ có trụ sở tại Bangalore đầu tư và xây dựng khu công nghệ cao của Ấn Độ tại Việt Nam, coi đây là biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược giữa hai nước.
Ông cũng mong muốn chính quyền bang Karnataka tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sinh viên Việt Nam du học tại thành phố Bangalore, góp phần vào việc nâng cao nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ phần mềm và công nghệ tin học của Việt Nam.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn mong muốn không ngừng củng cố, tăng cường hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược với Ấn Độ, trong đó có việc tăng cường giao lưu nhân dân vì sự hợp tác giữa các địa phương của hai nước.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đi thăm tập đoàn Infosys.
Chủ tịch nước gặp các tập đoàn lớn của Ấn Độ
Các quan chức bang Kartanakata đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại sân bay. Ảnh: TTXVN. |
Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp đại diện các công ty lớn của Ấn Độ, và đề nghị tập đoàn Infosys nghiên cứu, đầu tư xây dựng một hoặc nhiều khu công nghệ cao tại Việt Nam.
Tại New Dehli hôm qua, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã tiếp Hiệp hội các phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ (FICCI) và lãnh đạo 13 tập đoàn hoặc công ty lớn của Ấn Độ.
Đây là những công ty, tập đoàn đang hoạt động tại Việt Nam hoặc đang mong muốn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực y tế, xây dựng hạ tầng, năng lượng, sản xuất phân bón, bột giấy, đào tạo nguồn nhân lực cao.
Theo đề nghị của ông Harsh Mariwwala, Chủ tịch FICCI và công ty Marico, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đồng ý để từng đại diện doanh nghiệp có mặt tại buổi tiếp giới thiệu khái quát về lĩnh vực hoạt động, năng lực tài chính của công ty mình và đề xuất hướng hợp tác. Các doanh nhân Ấn Độ cũng như đề nghị Chủ tịch nước giải thích rõ một số điểm trong chính sách của Việt Nam về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực y tế, bảo vệ môi trường.
Một số nhà doanh nghiệp đề nghị Việt Nam và Ấn Độ sớm mở đường bay thẳng nhằm tăng cường sự kết nối cũng như quan hệ thương mại, đề nghị cấp thị thực 1 năm thay vì 3 tháng như hiện nay cho các doanh nhân Ấn Độ đang làm ăn ở Việt Nam để tạo thuận lợi cho hoạt động của họ.
Tại cuộc gặp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang giải đáp từng vấn đề mà các doanh nghiệp Ấn Độ nêu ra; ghi nhận sẽ thúc đẩy việc lập đường bay thẳng giữa hai nước và xem xét cấp thị thực một năm cho các doanh nhân; nhấn mạnh Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Ấn Độ tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ sở, năng lượng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao… ở Việt Nam.
Chủ tịch nước cho rằng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ hiện ở mức 3 tỷ USD/năm là quá khiêm tốn so với tiềm năng hợp tác rất lớn giữa hai nước; đồng thời kêu gọi doanh nghiệp hai nước nỗ lực phấn đấu và tìm các giải pháp hiệu quả nhằm đưa quan hệ kinh tế-thương mại song phương lên tầm tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Trước đó, tại bang Karnataka, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm tập đoàn Infosys. Lãnh đạo tập đoàn đã Infosys đã giới thiệu cùng Chủ tịch nước và đoàn công tác về lịch sử hình thành phát triển của đơn vị. Trải qua 25 năm phát triển, từ một doanh nghiệp nhỏ do 7 kỹ sư trẻ người Ấn Độ lập ra bên trong một căn hộ tồi tàn, đến nay Infosys là một trong những doanh nghiệp IT lớn và nổi tiếng nhất của Ấn Độ.
Với cơ ngơi tọa lạc giữa trung tâm công nghệ cao Bangalore, tập đoàn Infosys gồm 58.000 nhân viên và giá trị cổ phiếu 22 tỷ USD. Dự báo tăng trưởng doanh thu trong 2011 sẽ tăng 30%, Infosys đang liên tục mở rộng công việc kinh doanh và dịch vụ tư vấn hi-tech tại Mỹ, Trung Quốc và châu Âu.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ ấn tượng tốt đẹp về mô hình của tập đoàn Infosys, giúp bảo đảm được sự phát triển bền vững, kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với nâng cao phúc lợi xã hội; mong rằng trong thời gian tới Infosys sẽ tiếp tục có các dự án đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Chủ tịch nước đề nghị Tập đoàn Infosys nghiên cứu, đầu tư xây dựng tại Việt Nam khu công nghệ cao tại một trong ba nơi hoặc tại cả ba nơi là Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Một số nhà doanh nghiệp đề nghị Việt Nam và Ấn Độ sớm mở đường bay thẳng nhằm tăng cường sự kết nối cũng như quan hệ thương mại, đề nghị cấp thị thực 1 năm thay vì 3 tháng như hiện nay cho các doanh nhân Ấn Độ đang làm ăn ở Việt Nam để tạo thuận lợi cho hoạt động của họ.
Tại cuộc gặp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang giải đáp từng vấn đề mà các doanh nghiệp Ấn Độ nêu ra; ghi nhận sẽ thúc đẩy việc lập đường bay thẳng giữa hai nước và xem xét cấp thị thực một năm cho các doanh nhân; nhấn mạnh Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Ấn Độ tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ sở, năng lượng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao… ở Việt Nam.
Chủ tịch nước cho rằng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ hiện ở mức 3 tỷ USD/năm là quá khiêm tốn so với tiềm năng hợp tác rất lớn giữa hai nước; đồng thời kêu gọi doanh nghiệp hai nước nỗ lực phấn đấu và tìm các giải pháp hiệu quả nhằm đưa quan hệ kinh tế-thương mại song phương lên tầm tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Trước đó, tại bang Karnataka, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm tập đoàn Infosys. Lãnh đạo tập đoàn đã Infosys đã giới thiệu cùng Chủ tịch nước và đoàn công tác về lịch sử hình thành phát triển của đơn vị. Trải qua 25 năm phát triển, từ một doanh nghiệp nhỏ do 7 kỹ sư trẻ người Ấn Độ lập ra bên trong một căn hộ tồi tàn, đến nay Infosys là một trong những doanh nghiệp IT lớn và nổi tiếng nhất của Ấn Độ.
Với cơ ngơi tọa lạc giữa trung tâm công nghệ cao Bangalore, tập đoàn Infosys gồm 58.000 nhân viên và giá trị cổ phiếu 22 tỷ USD. Dự báo tăng trưởng doanh thu trong 2011 sẽ tăng 30%, Infosys đang liên tục mở rộng công việc kinh doanh và dịch vụ tư vấn hi-tech tại Mỹ, Trung Quốc và châu Âu.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ ấn tượng tốt đẹp về mô hình của tập đoàn Infosys, giúp bảo đảm được sự phát triển bền vững, kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với nâng cao phúc lợi xã hội; mong rằng trong thời gian tới Infosys sẽ tiếp tục có các dự án đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Chủ tịch nước đề nghị Tập đoàn Infosys nghiên cứu, đầu tư xây dựng tại Việt Nam khu công nghệ cao tại một trong ba nơi hoặc tại cả ba nơi là Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Doanh nhân Ấn Độ muốn có đường bay thẳng đến VN
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang giải đáp từng vấn đề mà các doanh nghiệp Ấn Độ nêu ra; ghi nhận sẽ thúc đẩy việc lập đường bay thẳng giữa hai nước và xem xét cấp thị thực 1 năm cho các doanh nhân.Sau khi thăm thành phố Bangalore, thủ phủ bang Karnataka, được mệnh danh là thung lũng Silicon của Ấn Độ, chiều tối 11/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam đã tới New Delhi tiếp tục chuyến thăm cấp nhà nước Cộng hòa Ấn Độ.
Ảnh: TTXVN |
Tại New Dehli, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã có buổi gặp lãnh đạo Hiệp hội các phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ (FICCI) và lãnh đạo 13 tập đoàn hoặc công ty lớn của Ấn Độ đang hoạt động tại Việt Nam hoặc đang mong muốn đầu tư vào Việt Nam.
Một số doanh nghiệp đề nghị Việt Nam và Ấn Độ sớm mở đường bay thẳng nhằm tăng cường sự kết nối cũng như quan hệ thương mại, đề nghị cấp thị thực 1 năm thay vì 3 tháng như hiện nay cho các doanh nhân Ấn Độ đang làm ăn ở Việt Nam để tạo thuận lợi cho hoạt động của họ.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang giải đáp từng vấn đề mà các doanh nghiệp Ấn Độ nêu ra; ghi nhận sẽ thúc đẩy việc lập đường bay thẳng giữa hai nước và xem xét cấp thị thực 1 năm cho các doanh nhân; nhấn mạnh Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Ấn Độ tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ sở, năng lượng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao… ở Việt Nam.
Chủ tịch nước cho rằng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ hiện ở mức 3 tỷ USD/năm là quá khiêm tốn so với tiềm năng hợp tác rất lớn giữa hai nước; đồng thời kêu gọi doanh nghiệp hai nước nỗ lực phấn đấu và tìm các giải pháp hiệu quả nhằm đưa quan hệ kinh tế, thương mại song phương lên tầm tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Tiếp đó, lễ đón Chủ tịch, phu nhân và đoàn đã được tổ chức tại khách sạn Taj Palace với sự tham dự của đông đảo cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện cùng gia đình, sinh viên, tăng ni sinh đang học tập tại Ấn Độ và đại diên bà con Việt kiều.
Việt - Đức nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược
Với "Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam - Đức - đối tác chiến lược vì tương lai", Việt Nam và Đức chính thức nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược. Tuyên bố chung do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Đức Angela Merkel ký sáng nay (11/10) tại Hà Nội.Thủ tướng Đức Angela Merkel, người được bình chọn là "người phụ nữ quyền lực nhất thế giới", hôm nay bắt đầu các hoạt động thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong cuộc hội đàm kéo dài, người đứng đầu hai Chính phủ đã quyết định chính thức nâng cấp quan hệ song phương lên tầm cao mới: đối tác chiến lược.
Cùng với "Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam - Đức - đối tác chiến lược vì tương lai", Thủ tướng hai nước đã chứng kiến lễ ký kết giữa đại diện bộ, ngành hai bên các văn kiện hợp tác: hiệp định giữa Chính phủ hai nước về các vấn đề pháp lý đối với khu đất tại số 3 - 5 Lê Văn Hưu, TP. HCM (Hiệp định về "Ngồi nhà Đức"), hiệp định giữa Chính phủ hai nước về hợp tác tài chính năm 2010, ý định thư giữa Bộ Tư pháp hai nước về việc tiếp tục chương trình hợp tác pháp luật và tư pháp, ý định thư hợp tác giữa Tổng cục hậu cần - kỹ thuật, Bộ Công an Việt Nam và Nhà in quốc gia Đức.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Angela Merkel ký Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam - Đức - đối tác chiến lược vì tương lai. Ảnh: XL |
Đức cung cấp 400 triệu USD ODA
Trao đổi với báo chí sau cuộc hội đàm và ký kết văn kiện, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Angela Merkel đã nhấn mạnh về khuôn khổ hợp tác chiến lược giữa hai bên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: "Đức là nhà đầu tư và bạn hàng châu Âu lớn nhất tại Việt Nam. Việt Nam và Đức có quan hệ truyền thống tốt đẹp. Điểm đặc thù là có hàng trăm nghìn người Việt Nam sinh sống tại Đức và hàng trăm nghìn người khác nói tiếng Đức tại Việt Nam".
Thủ tướng Việt Nam khẳng định quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức sẽ tăng cường hiệu quả vì lợi ích nhân dân hai nước.
Nữ Thủ tướng Đức lý giải nền tảng quan trọng cho quan hệ song phương: "Việt Nam và Đức có rất nhiều người hiểu nhau nên có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược". Bà cũng nhấn mạnh "mối quan hệ được thể hiện ở những dự án cụ thể".
Theo đó, Tuyên bố chung Hà Nội với bản phụ lục đính kèm đã phác thảo kế hoạch hành động chiến lược chi tiết trên toàn bộ 5 lĩnh vực hợp tác then chốt. Một trong những hành động chiến lược nổi bật đó là xây dựng dự án Ngôi nhà Đức tại TP.HCM, xây tuyến tàu điện ngầm số 2 tại TP.HCM, Đối thoại chiến lược về kinh tế vĩ mô, tập trung vào cải cách kinh tế, đào tạo luật sư, luật gia trẻ của Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát, Tòa án và Hội luật sư, thành lập Trung tâm đào tạo nghề có khả năng cạnh tranh quốc tế (Trung tâm đào tạo nghề Xuất sắc)...
Bà Angela Merkel: Việt Nam và Đức có rất nhiều người hiểu nhau nên có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược. Ảnh: HK |
Thủ tướng Angela Merkel kỳ vọng những dự án như tuyến xe điện ngầm TP.HCM và dự án cáp quang Bắc Nam sẽ là những dự án hải đăng, tỏa sáng nhiều hơn các dự án khác. Bà khẳng định chuyến thăm này đặt mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước trên cơ sở vững chắc hơn, mở rộng hơn hợp tác hai bên.
"Tôi đồng ý với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng quan hệ hai nước còn phát triển nữa" - bà Merkel nói.
Trong Tuyên bố chung, Đức cũng cam kết ưu tiên ODA cho Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, đào tạo nghề, cam kết cung cấp hơn 400 triệu USD ODA cho Việt Nam.
Việt Nam và Đức cũng tuyên bố quyết tâm tăng cường hợp tác trong việc EU công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Trong khuôn khổ đối thoại chiến lược về kinh tế, hai bên dự định trao đổi quan điểm về các vấn đề trọng tâm trong chính sách kinh tế và thương mại, bao gồm phát triển thương mại, thị trường mở và cạnh tranh bình đẳng, tuân thủ những tiêu chuẩn lao động quốc tế và củng cố Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)...
Thủ tướng Đức cho hay, điểm quan trọng giới kinh tế Đức quan tâm là mục tiêu Việt Nam phấn đấu năm 2020 trở thành nước công nghiệp. Đức mong muốn giúp Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu này.
Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục sẽ là một trong những điểm nhấn nổi bật giữa hai nước thời gian tới. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam có hơn 100.000 người từng học tập và lao động tại Đức. Trong 4 Phó thủ tướng Việt Nam có một người từng làm tiến sĩ tại Đức.
Thời gian tới, hai bên sẽ tập trung phát triển Đại học Việt - Đức thành một cơ sở nghiên cứu hàng đầu, tiến hành giảng dạy tiếng Đức tại 12 trường phổ thông Việt Nam trong khuôn khổ mạng lưới "Các trường đối tác tương lai" của Bộ Ngoại giao Đức, cấp học bổng cho nhà khoa học trẻ Việt Nam...
Chiều nay, Thủ tướng Angela Merkel có cuộc hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Thủ tướng Đức với cuộc gặp tình cờ ở Văn Miếu
Trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Thủ tướng Đức Angela Merkel tình cờ gặp một gia đình Đức - Việt. Họ trò chuyện vui vẻ, thoải mái và chụp ảnh kỷ niệm.11/10. Chiều thu Hà Nội với tiết trời nắng đẹp, bà Thủ tướng Đức Angela Merkel - người vừa được tạp chí danh tiếng Forbes của Mỹ bình chọn là "người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2011" - thong thả bước trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Những phút thảnh thơi hiếm hoi của bà trong lịch trình hai ngày làm việc dày đặc tại Việt Nam - nơi bà đến thăm lần đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Đức.
Hai cô sinh viên người Đức là khách du lịch cũng trở thành "người may mắn" khi bà Thủ tướng Đức chào hỏi và trò chuyện. Họ được mời chụp ảnh cùng người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
Chỉ riêng lực lượng an ninh đã phải làm việc vất vả để giữ không gian riêng cho bà Thủ tướng. Điều đó khiến cánh phóng viên săn ảnh phải vất vả theo chân bà hơn.
Tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám, bà Thủ tướng Đức được giới thiệu về lịch sử của trường học cổ của kinh thành Thăng Long và là trường đại học đầu tiên ở vùng Đông Nam Á, một di tích lịch sử, nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá của thủ đô Hà Nội.
Có lẽ, thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám là sự hữu ý. Trong bản Tuyên bố chung: Việt Nam - Đức: đối tác chiến lược vì tương lai mà bà Thủ tướng ký kết với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sáng nay, văn hóa, giáo dục là hai trong những lĩnh vực hợp tác chiến lược giữa hai nước thời gian tới. Hai bên đã nhất trí thực hiện các dự án hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn và bảo tàng di sản văn hóa, du lịch, thể thao, điện ảnh.
Với giáo dục, Đức là một trong những nước truyền thống trong quá khứ giúp Việt Nam đào tạo nhiều cán bộ. Khoảng hơn 100.000 người Việt đang sinh sống, làm việc và học tập ở Đức và một số lượng tương tự người Việt Nam đã từng lao động, học tập tại Đức.
Chuyến thăm của Thủ tướng Đức đến Việt Nam là sự kiện hai nước đã chờ đợi lâu. 7 năm, kể từ chuyến thăm của Thủ tướng Gerhard Schroeder, cho đến chuyến thăm của Thủ tướng Angela Merkel, quan hệ song phương Việt Nam - Đức bước sang chương mới hợp tác.
Hình ảnh "người phụ nữ quyền lực nhất thế giới 2011" tại di tích lịch sử lớn của Hà Nội:
Ngày bận rộn của Thủ tướng Merkel ở Hà Nội
Lịch trình kín mít song Thủ tướng Đức Angela Merkel không hề tỏ ra mệt mỏi. Thăm Văn Miếu Quốc Tử giám, "người phụ nữ quyền lực nhất thế giới" luôn giữ nụ cười trên môi.
10h sáng 11/10, ngay sau khi đáp máy bay xuống Hà Nội, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón tiếp. | ||
Hai thủ tướng duyệt đội danh dự trong nắng rực rỡ cuối thu Hà Nội. | ||
Tới Việt Nam lần này, đi cùng bà Merkel là phái đoàn hùng hậu, trong đó có đại diện của 15 doanh nghiệp hàng đầu nước Đức. | ||
Bà Merkel giới thiệu từng thành viên trong đoàn. | ||
12h, quan hệ Việt - Đức chính thức bước sang một trang mới - Đối tác chiến lược vì tương lai. | ||
Hai thủ tướng chứng kiến hàng loạt ký kết giữa hai nước. | ||
16h20, ngay sau khi dự lễ khởi công nhà máy thiết bị y tế B. Braun tại khu công nghiệp Thanh Oai, nữ thủ tướng đã tới thăm Văn Miếu Quốc Tử giám. | ||
Sự thích thú của bà Merkel khi thăm trường đại học đầu tiên của Việt Nam... | ||
| ||
Dù có một ngày bận rộn và đi bộ suốt hơn nửa giờ ở Văn Miếu, người phụ nữ thép của nước Đức vẫn luôn tươi cười. |
Angela Merkel – ‘Người đàn bà thép’ của nước Đức
Người nhiều năm được bình chọn là "Phụ nữ quyền lực nhất thế giới" ngày mai sẽ đến Việt Nam, nơi có nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng và đang thu hút các công ty Đức.
Bà Merkel trong lễ tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Đức năm 2005. Ảnh: Bundeskanzlerin |
Trong chuyến thăm lần đầu tiên tới Việt Nam, bà Angela Merkel dẫn đầu một đoàn đông đảo các chính khách và doanh nhân , trong đó có đại diện của nhiều công ty lớn tại Đức, những người đang nhắm tới các cơ hội mới tại châu Á. Chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại và giáo dục, và được hy vọng sẽ kéo theo làn sóng đầu tư của các công ty Đức.
Bà Merkel, đang tại nhiệm nhiệm kỳ thứ hai, hiện là người đứng đầu nền kinh tế lớn nhất châu Âu, và có tiếng nói quan trọng trong Liên minh, là một trong những nhân vật then chốt trong tiến trình ngăn chặn khủng hoảng tài chính và nợ công ở khu vực này.
Sự nghiệp
Bà Angela Merkel là một hiện tượng thú vị trên chính trường Đức hơn hai thập kỷ qua, từ một phụ nữ bình thường, một nhà nghiên cứu vật lý trở thành “Người phụ nữ quyền lực nhất thế giới” theo bình chọn nhiều năm liền của tạp chí Forbes.
Năm 1989, bà Merkel đảm nhận vai trò phó phát ngôn viên của chính phủ tạm quyền trong giai đoạn nước Đức chuẩn bị thống nhất. Nhà nghiên cứu vật lý rẽ ngang sang con đường chính trị sau đó trở thành Bộ trưởng Phụ nữ và Thanh niên trong nội các của cựu Thủ tướng Helmut Kohl.
Năm 1994, Merkel đảm nhận vai trò Bộ trưởng Môi trường và An toàn Hạt nhân. Đây là một bước ngoặt quan trọng giúp bà có nhãn quan chính trị rộng hơn, và cũng là nền tảng để xây dựng sự nghiệp chính trị sau này.
Năm 2005, tức là hơn một thập kỷ sau bước ngoặt kể trên, bà Merkel tiếp quản chiếc ghế của ông Gerhard Schroeder để trở thành thủ tướng Đức. Đây là một sự kiện đặc biệt tại cường quốc kinh tế số một châu Âu. Merkel không chỉ là nữ thủ tướng đầu tiên mà còn là thủ tướng trẻ nhất của nước Đức, khi lên nắm quyền ở tuổi 51.
Bà cũng là người đầu tiên của thế hệ sinh ra sau Thế chiến II trở thành thủ tướng Đức, và là người đầu tiên đảm nhận vị trí này xuất thân từ một ngành khoa học tự nhiên. Merkel tiếp tục lãnh đạo nước Đức trong nhiệm kỳ thứ hai từ năm 2009, với việc thành lập một chính phủ liên minh giữa đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của bà và đảng Dân chủ Tự do.
Nước Đức dưới thời Merkel duy trì được vị trí đầu tàu kinh tế của châu Âu. Giữa cơn khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng euro, Đức vẫn đứng vững và đạt được sự tăng trưởng ổn định khiến tất cả phải ganh tị. Tất cả bắt nguồn từ các chính sách đúng đắn của “Người đàn bà thép” Angela Merkel.
"Người đàn bà thép" Angela Merkel. Ảnh: Forbes |
Chính sách
Ngay khi lên nắm quyền, thủ tướng Đức chủ trương cắt giảm chi tiêu công trong khi tăng thuế giá trị gia tăng từ 16% lên thành 19%, tăng đóng góp của bảo hiểm xã hội cũng như nâng cao tỷ lệ thuế thu nhập. Merkel tuyên bố mục tiêu chính mà chính phủ của bà nhắm tới là giảm thất nghiệp nhằm đảm bảo sự ổn định trong xã hội.
Gần đây nhất, khi dư luận Đức tỏ ra lo lắng về chính sách hạt nhân của nước này sau sự cố ở nhà máy Fukushima I tại Nhật, thủ tướng Đức đã quyết định giảm dần và tiến tới ngừng hẳn sự hoạt động của các nhà máy hạt nhân từ nay cho tới năm 2022. Quyết định này vừa làm yên lòng dư luận Đức, vừa khiến nâng cao hình ảnh của liên minh cầm quyền do bà Merkel lãnh đạo.
Về các chính sách đối ngoại, thủ tướng Đức chủ trương giữ vững quan hệ với các cường quốc. Bà liên tục thực hiện các chuyến công du tới Mỹ, Nga hay Trung Quốc, đồng thời thường xuyên xuất hiện tại các diễn đàn đa phương ở tầm khu vực cũng như thế giới.
Merkel là người đầu tiên thay thế sự lãnh đạo suốt nửa thế kỷ của các chính khách nam giới tại đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU). Merkel đã chia tay người chồng đầu tiên, nhưng vẫn giữ tên họ của ông sau khi tái hôn. Đó chỉ là hai trong số những nét đặc biệt làm nên con người Merkel.
Đức là đối tác thương mại trong EU lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm, đạt trên 4,1 tỷ USD trong năm 2010. Theo số liệu của Đức có tính cả sự trung chuyển qua nước thứ ba, kim ngạch song phương thậm chí lên tới 6 tỷ USD. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, Đức vẫn cam kết 400 triệu USD tài trợ phát triển cho Việt Nam.Phái đoàn hùng hậu cùng Thủ tướng Đức tới VN
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Eu2007 |
Trong số những người tháp tùng bà Merkel có bộ trưởng quốc vụ kiêm người phát ngôn chính phủ; các cố vấn cấp cao của thủ tướng Đức về đối ngoại và kinh tế, tài chính; chánh văn phòng thủ tướng, thư ký thủ tướng và đại sứ Đức tại Việt Nam.
Cùng có mặt trong phái đoàn Đức tới Việt Nam lần này sẽ là đại diện của 15 doanh nghiệp hàng đầu nước Đức, 21 phóng viên báo đài, và đặc biệt là 5 nghị sĩ quốc hội tới từ 5 đảng phái khác nhau trên chính trường Đức.
Chuyến đi của thủ tướng Đức đặt trọng tâm vào vấn đề đẩy mạnh hợp tác song phương. Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Merkel sẽ cùng nhà lãnh đạo Việt Nam bàn về các vấn đề hợp tác chính, gồm: chính trị và chiến lược; thương mại và đầu tư; pháp luật và tư pháp; phát triển và bảo vệ môi trường; giáo dục và đào tạo; khoa học công nghệ, văn hóa và du lịch.
Sau khi hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cùng ký kết các văn kiện, người đứng đầu chính phủ Đức sẽ thăm Văn miếu Quốc tử giám và gặp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vào chiều 11/10. Sáng 12/10, thủ tướng Đức dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Đức tại TP HCM. Chiều cùng ngày, bà Merkel rời Việt Nam để tới Mông Cổ.
Đức là đối tác thương mại trong EU lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm, đạt trên 4,1 tỷ USD trong năm 2010. Theo số liệu của Đức có tính cả sự trung chuyển qua nước thứ ba, kim ngạch song phương thậm chí lên tới 6 tỷ USD. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, Đức vẫn cam kết 400 triệu USD tài trợ phát triển cho Việt Nam.
Đức muốn hợp tác về năng lượng, công nghệ cao với Việt Nam
Năng lượng tái tạo từ gió, mặt trời hoặc sản xuất công nghiệp bền vững dựa trên kỹ thuật cao là các lĩnh vực được doanh nghiệp Đức đánh giá có nhiều tiềm năng hợp tác với Việt Nam trong tương lai.
Ngày 12/10, diễn đàn kinh tế Việt - Đức được tổ chức tại TP HCM đã thu hút hàng trăm doanh nghiệp Đức và Việt Nam tham dự. Nhóm ngành được doanh nghiệp Đức kỳ vọng có thể hợp tác phát triển tại thị trường Việt Nam gồm: năng lượng tái tạo, công nghệ cao, hạ tầng, giáo dục, y tế... Trong đó, năng lượng tái tạo và sản xuất công nghiệp bền vững là hai chủ đề được nhắc đến nhiều nhất.
Là nhà đầu tư lớn của Đức tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Tổng giám đốc Công ty Bosch Việt Nam, Võ Quang Huệ cho biết: Thị trường sản xuất công nghệ cao là lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư Đức tại Việt Nam. Các công ty Đức nổi tiếng toàn cầu về công nghiệp xanh sạch, tiết giảm được nhiên liệu, nguyên liệu có thể góp phần tích cực vào việc cải thiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Ông Huệ thông tin thêm, Đức có công nghệ năng lượng tái tạo, trong đó nổi bật nhất là năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
Tổng giám đốc Vinacapital Don Lam (bên phải) đang trao đổi với chuyên gia người Đức. Ảnh: Vũ Lê |
Có nhiều năm làm tư vấn cho các công ty Đức đầu tư vào Việt Nam, Giám đốc Công ty Luật Duane Morris Việt Nam, Oliver Massmann nhận xét: "Có hai lĩnh vực nhà đầu tư Đức đề nghị tôi tư vấn nhiều nhất để phát triển vào thị trường Việt Nam là năng lượng tái tạo và phân phối máy móc thiết bị kỹ thuật cao".
Tuy nhiên, theo ông Oliver Massmann, để việc đầu tư được thuận buồm xuôi gió thì các cơ sở luật của Việt Nam phải thống nhất ở 64 tỉnh thành và đạt được độ chính xác cao. Hiện tại, mỗi tỉnh thành giải thích luật một kiểu cũng là rào cản của quá trình đầu tư. Ông cũng cho rằng, hiện Việt Nam chưa chuẩn bị hết các luật về năng lượng tái tạo nên người dân bị bỏ lỡ rất nhiều cơ hội tiếp cận với công nghệ xanh.
Theo chuyên gia này, Chính phủ Việt Nam cần xem xét các quy định của WTO, cho phép công ty nước ngoài được trực tiếp phân phối sản phẩm tại Việt Nam. Điều này sẽ thu hút các doanh nghiệp Đức nói riêng và doanh nghiệp quốc tế nói chung đầu tư vào đây.
Tại diễn đàn kinh tế Việt - Đức, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nhấn mạnh mong muốn hợp tác đầu tư nhiều lĩnh vực với Việt Nam, trong đó có năng lượng, sản xuất công nghệ cao, hạ tầng, giáo dục...
Doanh nghiệp Đức quan tâm đến hợp tác năng lượng và công nghệ cao tại Việt Nam. Ảnh: Vũ Lê |
Thủ tướng Đức cho hay, hôm qua Việt Nam và Đức đã ký một hiệp định tài chính trị giá 450 triệu euro và trong mối quan hệ hợp tác này mục tiêu trọng tâm được hai nước đặt ra là đào tạo nghề, y tế, môi trường. Bà Angela Merkel nhấn mạnh, trong bối cảnh toàn cầu hóa, mỗi nền kinh tế không thể sống được nếu như không có các nền kinh tế khác. Việt Nam cũng sẽ có được lợi thế nhờ sự tăng trưởng kinh tế của Đức. "Chúng tôi cần những khuôn khổ pháp lý đáng tin cậy, nền hành chính minh bạch, rõ ràng từ phía Việt Nam", Thủ tướng Đức nói.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, mối quan hệ hai nước vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế nhiều mặt của hai nước; đầu tư của Đức tại Việt Nam còn khiêm tốn. Tính đến tháng 9 năm nay, Đức có 167 dự án với số vốn đăng ký là 850 triệu USD, đứng thứ năm trong các nước EU và thứ 24 trên 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư ở Việt Nam.
Ông Hải kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp Đức và Việt Nam cần tăng cường giao lưu, tìm kiếm các cơ hội hợp tác nhằm thúc đẩy mối quan hệ đầy tiềm năng của hai nước. "Việt Nam sẽ tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Đức đầu tư kinh doanh lâu dài, hiệu quả ở Việt Nam trên cơ sở cùng có lợi. Thành công của doanh nghiệp Đức cũng là thành công của Việt Nam", ông Hải nhấn mạnh.
Đức là đối tác thương mại trong EU lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm, đạt trên 4,1 tỷ USD trong năm 2010, tức là bằng tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và nhiều nước châu Âu khác cộng lại. Theo số liệu của Đức, tính cả sự trung chuyển qua nước thứ ba, kim ngạch song phương lên tới 6 tỷ USD. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, Đức cam kết 400 triệu USD tài trợ phát triển cho Việt Nam. Năm 2010, Đức nhập khẩu từ Việt Nam tăng 30% so với năm 2009. Nửa đầu năm 2011, nhập khẩu từ Việt Nam vào Đức tăng 40%. Từ phía Đức, xuất khẩu vào Việt Nam năm 2010 cũng tăng 30%. Việt Nam đã xuất siêu 1,5 tỷ Euro sang Đức. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Có ý kiến gì không?