Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Biển Đông: Ẩn ý sau việc Philippines kiện TQ

Philippines không nói rõ ràng về "đường chín đoạn" chính là muốn "đẩy bóng" sang bên Trung Quốc, lợi dụng vụ kiện này để buộc Trung Quốc làm rõ hoặc giải thích "nội hàm" yêu sách tại Biển Đông.

 Liên quan đến việc ngày 22 tháng 01 năm 2013, Philippines tuyên bố khởi kiện Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông, phóng viên Tuần Việt Nam đã có buổi trao đổi với anh Nguyễn Đăng Thắng, Giảng viên Khoa Luật quốc tế của Học viện Ngoại giao, người đã có hai bài phân tích về khả năng Philippines kiện Trung Quốc (trên Tuần Việt Nam và trang Nghiên cứu Biển Đông). Mời bạn đọc cùng theo dõi:

Buộc Trung Quốc làm rõ yêu sách 9 đoạn
Tháng 8/2011, ông có bài dự đoán khả năng Philippines khởi kiện Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông. So với thông báo mới đây của Ngoại trưởng Albert del Rosario về việc Philippines sẽ kiện Trung Quốc,  ông thấy những đánh giá của mình thế nào?
Theo Tuyên bố khởi kiện của Philippines đăng trên mạng của Bộ Ngoại giao Philippines, Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (Công ước Luật Biển) sẽ thủ tục được Philippines viện dẫn để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc. Trong Tuyên bố của mình, Philippines cũng nêu rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như việc đòi hỏi Trung Quốc xác định vùng biển theo Công ước Luật Biển, cho rằng Trung Quốc vi phạm Công ước khi cản trở Philippines thực thi quyền hàng hải và tài nguyên trên vùng biển của mình hay việc cho rằng Trung Quốc đang tiến hành khai thác trái phép tài nguyên trong vùng biển của Philippines.
Tuy nhiên, có hai vấn đề chính trong nội dung khởi kiện của Philippines. Thứ nhất, Philippines cho rằng yêu sách về biển của Trung Quốc tại Biển Đông theo "đường chín đoạn" là trái với Công ước Luật Biển và vô giá trị.
Hai là, các vị trí mà Trung Quốc đang chiếm đóng chỉ đem lại cho Trung Quốc tối đa lãnh hải 12 hải lý do những vị trí này chỉ có thể được coi là "đá" (không phải "đảo" để được hưởng vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý và thềm lục địa) theo quy định tại Điều 121 của Công ước Luật Biển.
Có thể nói, các bài viết vào tháng 8/2011 đã dự đoán đúng về thủ tục khởi kiện và phần nào đúng về nội dung mà Philippines dự định kiện Trung Quốc trong tranh chấp tại Biển Đông.
Thực ra, việc Philippines sử dụng thủ tục Trọng tài theo Phụ lục VII là khá rõ do đây cơ chế "mặc định" để giải quyết bất đồng giữa các thành viên Công ước liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước Luật Biển trong trường hợp các bên tranh chấp không thỏa thuận được về thủ tục giải quyết tranh chấp.
Các biện pháp tư pháp khác như Tòa án công lý quốc tế hay Tòa án quốc tế về Luật Biển chỉ có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp nếu có được sự đồng ý từ Trung Quốc.
Trừ khi Philippines tự mình rút lại đơn kiện, Trung Quốc sẽ tham gia vào tiến trình pháp lý này. Ảnh minh họa: Minh Thăng

Việc dự đoán Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến việc giải thích và áp dụng Điều 121 cũng không khó và có thể suy luận một cách lôgic. Thủ tục Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển bị hạn chế bởi tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc, theo đó Tòa trọng tài sẽ không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc phân định biển hay liên quan đến vịnh lịch sử và danh nghĩa lịch sử. Như vậy, Philippines phải tìm cách "hóa giải" tuyên bố của Trung Quốc năm 2006 và do đó đã lựa chọn kiện theo Điều 121 liên quan đến việc Trung Quốc có thể có được các vùng biển khác ngoài lãnh hải rộng 12 hải lý xung quanh các vị trí Trung Quốc đang chiếm giữ tại Biển Đông hay không (tất nhiên là điều này còn phụ thuộc vào việc điều kiện là Trung Quốc thực sự có chủ quyền đối với các vị trí mà họ chiếm giữ - vấn đề này Philippines dường như tạm thời gác sang một bên).
Điều này cũng rất lôgic: nếu vùng biển mà Trung Quốc có thể có chỉ là 12 hải lý lãnh hải xung quanh các vị trí họ chiếm giữ thì sẽ không nảy sinh ra tranh chấp về phân định (trừ ở một vài khu vực chồng lấn nhỏ giữa lãnh hải xung quanh các vị trí tranh chấp và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của quốc gia ven biển, trong đó có Philippines).
Trong Tuyên bố khởi kiện của mình, Philippines cũng nói rõ rằng họ không yêu cầu tòa tiến hành phân định biển ở Biển Đông (và cũng không yêu cầu có phân xử về chủ quyền đối với các vị trí tranh chấp).
Liên quan đến vấn đề yêu sách "đường chín đoạn", đây là một điểm khá thú vị trong Tuyên bố khởi kiện của Philippines. Vào thời điểm năm 2011, tuy có biết Philippines rất quan ngại về bản đồ "đường chín đoạn" của Trung Quốc nhưng tôi vẫn cho rằng Philippines sẽ gắn với vấn đề này với vấn đề Điều 121.
Tuyên bố khởi kiện của Philippines thì không nói rõ ràng như vậy mà coi "đường chín đoạn" thể hiện yêu sách về "chủ quyền" và "quyền chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng Philippines cũng không nói rõ ràng thêm là "chủ quyền" và "quyền chủ quyền" mà Trung Quốc đòi hỏi trong "đường chín đoạn" là đối với cái gì và dựa trên cơ sở nào.
Philippines không nói rõ ràng về "đường chín đoạn" chính là muốn "đẩy bóng" sang bên Trung Quốc, lợi dụng vụ kiện này để buộc Trung Quốc làm rõ hoặc giải thích "nội hàm" của yêu sách của mình ở Biển Đông.

Mặt khác, ẩn trong nội dung của Tuyên bố khởi kiện đó Philippines coi là đường chín đoạn thể hiện yêu sách vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Trung Quốc do Trung Quốc có chủ quyền đối với các vị trí đảo, đá nằm trong đường này và vùng biển đó lớn hơn lãnh hải 12 hải lý (điểm này rõ hơn ở đoạn Philippines nói về vùng biển mà Trung Quốc đòi hỏi liên quan đến bãi Hoàng Nham - Scarborough). Nếu như vậy thì Philippines cũng gắn đường chín đoạn với việc giải thích và áp dụng Điều 121.
Việc Philippines không nói rõ ràng về "đường chín đoạn" chính là muốn "đẩy bóng" sang bên Trung Quốc, lợi dụng vụ kiện này để buộc Trung Quốc làm rõ hoặc giải thích "nội hàm" của yêu sách của mình ở Biển Đông- một điều mà dường như Philippines đã không làm được thông qua đàm phán ngoại giao. Họ quả thực rất khôn khéo.
Trung Quốc sẽ gặp bất lợi nếu không hợp tác
Khi nhận công hàm thông báo khởi kiện từ Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Theresa Lasaro, Đại sứ Trung Quốc tại Manila, bà Ma Keqing, đã khẳng định quan điểm của phía Trung Quốc là những tranh chấp tại Biển Đông cần phải được các bên liên quan giải quyết thông qua đàm phán. Một số nhà bình luận cũng cho rằng Trung Quốc sẽ "phớt lờ" động thái này của Philippines. Ông có dự đoán gì về phản ứng của Trung Quốc?
Việc Đại sứ Trung Quốc nêu quan điểm cho rằng tranh chấp với Philippines ở Biển Đông cần được giải quyết thông qua đàm phán song phương là nhất quán với chủ trương của Trung Quốc từ trước đến nay trong các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ. Cũng chính vì vậy, phía Trung Quốc cũng phản đối việc Philippines đưa tranh chấp tại Biển Đông ra giải quyết bằng biện pháp pháp lý, mà ở đây là thông qua trọng tài quốc tế.
Một số học giả, chủ yếu đánh giá vấn đề từ góc độ quan hệ quốc tế và chính trị quốc tế, cũng cho rằng không có nhiều khả năng tranh chấp được giải quyết bằng thủ tục trọng tài như Philippines mong muốn.
Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ hơn các quy định về trình tự thủ tục liên quan đến việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển thì có thể dự đoán rằng, trừ khi Philippines tự mình rút lại đơn kiện, Trung Quốc sẽ tham gia vào tiến trình pháp lý này.
Phụ lục VII của Công ước Luật Biển đã trù định sẵn các thủ tục về việc thành lập Tòa trọng tài trong trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận về việc chỉ định trọng tài. Cụ thể đó là, sau khi nhận được thông báo khởi kiện, Trung Quốc sẽ phải chỉ định trọng tài viên của mình trong vòng 30 ngày và sẽ phải thỏa thuận với Philippines về ba thành viên còn lại của Tòa trọng tài trong vòng 60 ngày.
Nếu Trung Quốc không chỉ định trọng tài viên hoặc không đạt được thỏa thuận với Philippines về các trọng tài viên còn lại thì Philippines có thể đơn phương yêu cầu Chánh án Tòa án quốc tế về Luật Biển chỉ định các trọng tài viên này trong vòng hai tuần kể từ khi kết thúc các thời hạn trên. Với thủ tục như vậy, rõ ràng Trung Quốc sẽ gặp bất lợi nếu không hợp tác với Philippines.
Tôi nghĩ rằng nếu Philippines quyết tâm, Trung Quốc sẽ chỉ định trọng tài viên của mình trong Tòa trọng tài đồng thời bảo lưu việc Tòa trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa họ và Philippines. Theo cách này, Trung Quốc sẽ xây dựng lập luận để bác bỏ thẩm quyền của Tòa trọng tài khi vụ kiện được bắt đầu, cho rằng Tòa trọng tài không có thẩm quyền để thụ lý vụ việc.
Đây cũng là chiến lược phổ biến của các bên bị kiện. Trong thực tế Nhật Bản đã thành công với chiến lược này khi bị Úc và New Zealand kiện năm 1998 trước Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII liên quan đến việc bảo tồn và quản lý cá ngừ vây xanh. Tòa trọng tài trong phán quyết năm 2000 đã tuyên bố rằng mình không có thẩm quyền để giải quyết vụ việc.

Vẽ thử kịch bản vụ kiện 'đường lưỡi bò'

 Không loại trừ khả năng Philippines trù bị cho các bước tiếp theo, sử dụng đến cơ chế, thủ tục khác để giải quyết vấn đề phân định với Trung Quốc.

Ông Nguyễn Đăng Thắng (giảng viên khoa Luật, Học viện Ngoại giao) phân tích:
Rất khó có thể dự đoán kết quả của vụ việc khi còn thiếu thông tin. Một đánh giá đầy đủ hơn chỉ có thể được đưa ra khi có các bản biện hộ và lập luận của Philippines và đặc biệt là của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trên cơ sở tuyên bố khởi kiện của Philippines có thể có một số nhận xét sau.
Trước hết có thể thấy rằng Tòa trọng tài theo Phụ lục VII hoàn toàn có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Điều 121 của Công ước Luật Biển đối với các cấu tạo địa chất tại Biển Đông. Vấn đề này không liên quan đến việc phân định biển hay nói đúng hơn là nó nằm trước giai đoạn phân định. Chỉ khi xác định các cấu tạo địa chất ở Biển Đông có vùng biển không và vùng biển đó rộng bao nhiêu thì mới biết có vùng chồng lấn ở đâu và có cần phân định không.
Tuy nhiên, ở đây có vấn đề đáng lưu ý là trong Tuyên bố khởi kiện của mình, Philippines giới hạn việc giải thích và áp dụng điều khoản này ở một số vị trí mà Trung Quốc đang chiếm đóng tại Biển Đông chứ mở rộng ra toàn bộ ra các cấu tạo địa chất mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông. Cụ thể, Phi-líp-pin nêu rõ là vụ kiện chỉ liên quan đến bãi Hoàng Nham, ba vị trí tại Trường Sa là Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập cùng các bãi ngầm là Vành Khăn, McKennan, Gaven và Xu-bi mà Philippines cho rằng nằm trên thềm lục địa của họ (tất nhiên Philippines cũng bảo lưu quyền bổ sung, sửa đổi nội dung kiện của mình).
Đây là điểm mạnh và cũng là điểm yếu trong đơn kiện của Philippines. Điểm mạnh đó là các số liệu về địa lý, địa chất liên quan đến các vị trí Trung Quốc chiếm đóng là tương đối rõ ràng và do đó sẽ dễ dàng hơn cho Tòa trọng tài trong việc giải thích và áp dụng Điều 121 đối với các vị trí này (Philippines cũng đã nêu khá cụ thể các thông tin này trong Tuyên bố khởi kiện của mình).
Tuy nhiên, điểm yếu đó là Trung Quốc hoàn toàn có thể lập luận rằng yêu sách về chủ quyền của họ ở Biển Đông không chỉ giới hạn ở các vị trí mà Trung Quốc đang chiếm đóng như Philippines nêu, mà mở rộng ra nhiều vị trí khác, trong đó có cả các cấu tạo lớn hơn và nhô cao lên khỏi mặt nước.
Chẳng hạn, Trung Quốc có thể nêu ngay yêu sách đối với đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa mà Philippines đã đưa dân ra cư trú và cho rằng vị trí đó đáp ứng tiêu chuẩn là một đảo (phù hợp cho con người đến ở hoặc có được một đời sống kinh tế riêng) để có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Như vậy, sẽ có vùng chồng lấn giữa một bên là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo Thị Tứ tại Trường Sa mà Trung Quốc cũng yêu sách và vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tính từ bờ biển của Philippines. Để xác định tiếp xem phạm vi vùng biển thuộc đảo Thị Tứ và vùng biển thuộc bờ biển của Philippines là thế nào sẽ đòi hỏi phải tiến hành một công việc giống như phân định - một điều mà Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển không có thẩm quyền giải quyết.
Trong trường hợp này, Philippines sẽ không đạt được mục tiêu đặt ra đó là khẳng định Trung Quốc tối đa chỉ có thể có các vùng lãnh hải rộng 12 hải lý xung quanh các cấu tạo địa chất ở Biển Đông để từ đó khẳng định Philippines có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phù hợp với Công ước nằm bên ngoài các vùng lãnh hải này.
Tất nhiên, cũng có thể Philippines đã dự trù đến việc này và có chuẩn bị để chứng minh rằng ngay cả những vị trí mà Trung Quốc yêu sách nhưng không chiếm đóng cũng không phải là "đảo" mà chỉ là "đá" theo Điều 121 của Công ước Luật Biển và do đó cũng chỉ có lãnh hải 12 hải lý. Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng Philippines trù bị cho các bước tiếp theo, sử dụng đến cơ chế, thủ tục khác để giải quyết vấn đề phân định với Trung Quốc.
Một khả năng nữa có thể xảy ra đó là Trung Quốc sẽ chính thức tuyên bố rằng "đường chín đoạn" là thể hiện yêu sách về quyền lịch sử hay vùng nước lịch sử của Trung Quốc về Biển Đông (từ trước đến giờ Trung Quốc vẫn "nói bóng gió" về điều này). Trên cơ sở tuyên bố đó, Trung Quốc sẽ lập luận rằng Tọa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến "đường chín đoạn" vì Trung Quốc đã có tuyên bố năm 2006 về các ngoại lệ đối với thẩm quyền của Tòa trọng tài theo Phụ lục VII, theo đó loại bỏ các tranh chấp liên quan đến vịnh lịch sử và danh nghĩa lịch sử khỏi thẩm quyền xét xử của Tòa trọng tài.
Tuy nhiên, ở đây có một số điểm chưa rõ ràng trong quy định của Công ước về ngoại lệ này và sẽ cần Tòa trọng tài giải thích. Thứ nhất, không rõ rằng ngoại lệ đối với thẩm quyền của Tòa trọng tài được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các tranh chấp có yếu tố lịch sử, kể cả yêu sách về quyền lịch sử và vùng nước lịch sử, hay chỉ giới hạn ở những tranh chấp liên quan đến vịnh lịch sử và danh nghĩa lịch sử theo đúng lời văn của Công ước.
Thứ hai, nếu ngoại lệ về tranh chấp có yếu tố lịch sử được hiểu theo nghĩa rộng thì cũng vẫn chưa rõ rằng liệu tranh chấp đó bao gồm cả tranh chấp về việc có tồn tại quyền lịch sử, vùng nước lịch sử hay không, hay chỉ giới hạn ở tranh chấp liên quan đến việc thực thi quyền lịch sử hay sử dụng một vùng nước lịch sử đã được xác lập và công nhận.
Nhưng có thể chắc chắn rằng Philippines đã dự trù về điều này và có chuẩn bị lập luận riêng của mình về vấn đề này theo hướng hạn chế ngoại lệ mà Trung Quốc đưa ra.

Với việc kiện Trung Quốc, Philippines thách thức tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Fu Yuing trước Ngoại trưởng del Rosario rằng không được quốc tế hóa tranh chấp giữa họ, bằng cách 1. đưa vấn đề ra Liên hợp quốc và 2. đưa vấn đề ra với các bên thứ ba, bao gồm các đồng minh của Philippines (như Mỹ) và 3. không tiến hành cuộc họp báo công khai.
Nói cách khác, Philippines đã mở mặt trận pháp lý chống lại mong muốn của Trung Quốc. Đòi hỏi của Trung Quốc rằng Biển Đông không bị quốc tế hóa nay đã bị ném xuống biển. GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia.
Với việc kiện Trung Quốc ra Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc, Philippines đang theo đuổi chiến lược ba mũi nhọn nhằm đối phó với những yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông.

Ba mũi nhọn này là ngoại giao, chính trị và pháp lý. Philippines đưa ra bốn cáo buộc. Một là, “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là phi pháp xét theo luật pháp quốc tế. Hai là, Trung Quốc đã chiếm giữ và xây dựng cơ sở trên các bãi đá ngầm, bãi cạn, bãi cạn lúc chìm lúc nổi… trên biển Đông và gọi chúng một cách bất hợp pháp là “đảo”. Ba là, Trung Quốc đã can thiệp bất hợp pháp vào các hoạt động bảo vệ chủ quyền của Philippines trong vùng lãnh hải nước này. Bốn là, Philippines tìm kiếm một phán quyết trong luật pháp quốc tế về vấn đề mà Trung Quốc chưa đưa vào danh sách “không chấp nhận” của Bắc Kinh.
Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định đã vận dụng mọi giải pháp chính trị và ngoại giao để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc một cách hòa bình nhưng bất thành. Nếu Philippines không hành động, cộng đồng quốc tế sẽ cho rằng Manila ngầm chấp thuận việc Trung Quốc “thực hiện chủ quyền” trên vùng biển Philippines bằng các tàu hải giám. Trên thực tế, Trung Quốc đã thôn tính bãi cạn Scarborough bằng việc triển khai tàu chiến, tàu tuần tra tại khu vực này, thậm chí còn lập rào chắn. Ngư dân Trung Quốc cứ tiếp tục đánh bắt cá trái phép trên vùng biển của Philippines.
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) đưa ra bốn cơ chế giải quyết tranh chấp lãnh thổ: Tòa án luật biển quốc tế (ITLOS), Tòa án công lý quốc tế (ICJ), Tòa án trọng tài và Tòa án trọng tài đặc biệt. Philippines đã tuân thủ mọi quy trình của UNCLOS. Các nước khi ký kết UNCLOS là đã chấp nhận việc giải quyết tranh chấp bắt buộc. Đầu tiên các nước phải giải quyết tranh chấp song phương. Nếu không đạt được thỏa thuận, một quốc gia có quyền đưa vụ việc ra tòa quốc tế theo UNCLOS. Quốc gia này có quyền chọn ITLOS hoặc Tòa án trọng tài.
Philippines đã chọn Tòa án trọng tài. Ban đầu Tòa án trọng tài sẽ xác định cơ quan này có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hay không. Có nghĩa là tòa án sẽ xác định lập luận của Philippines có bao gồm việc diễn giải hoặc áp dụng UNCLOS hay không. Tòa án trọng tài có thể xác định xem liệu một địa điểm tranh chấp là đảo, bãi cạn hay bãi đá ngầm. Quan trọng hơn, Tòa án trọng tài có thể xác định xem liệu Trung Quốc có can thiệp bất hợp pháp vào chủ quyền lãnh thổ của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines hay không.
Tàu hải giám Trung Quốc xuất hiện gần bãi cạn Scarborough Ảnh: AFP
Tàu hải giám Trung Quốc xuất hiện gần bãi cạn Scarborough Ảnh: AFP
Tháng 8-2006, Trung Quốc tuyên bố không chấp nhận quy trình giải quyết tranh chấp bắt buộc dựa trên bốn cơ chế trên trong các vấn đề về phân định vùng lãnh hải, EEZ và thềm lục địa. Philippines khẳng định vụ việc này liên quan đến các vấn đề ngoài vùng lãnh hải, EEZ hay thềm lục địa. Vụ việc của Philippines cũng bao gồm việc diễn giải luật quốc tế theo UNCLOS. Do đó, Tòa án trọng tài có thể sẽ ra phán quyết ủng hộ Philippines. Nhiều khả năng phán quyết này sẽ tái xác nhận đường bờ biển, vùng lãnh hải và EEZ của Philippines dựa trên luật pháp quốc tế. Đó sẽ là một đòn mạnh giáng vào yêu sách “đường lưỡi bò” bất hợp pháp của Trung Quốc.
Chính quyền Philippines đã lựa chọn một cách cẩn thận những khía cạnh pháp lý đặc thù trong tranh chấp với Trung Quốc để đưa ra tòa án Liên Hiệp Quốc. Bất kỳ một phán quyết nào của Tòa án trọng tài phủ nhận “đường lưỡi bò” của Trung Quốc cũng đều có lợi cho các quốc gia khác có đòi hỏi chủ quyền trên biển Đông. Các nước như Việt Nam hoàn toàn có thể học tập kinh nghiệm và tiền lệ của Philippines.
Thúc đẩy quốc tế hóa tranh chấp biển Đông
Hành động chính trị – pháp lý của Philippines sẽ thúc đẩy hơn nữa tiến trình “quốc tế hóa” tranh chấp biển Đông. Nó cũng có thể dẫn tới phản ứng dây chuyền tại các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền tại biển Đông. Có thể các quốc gia này sẽ theo gương Manila đưa tranh chấp với Trung Quốc ra Tòa án trọng tài quốc tế.
Lường định những rủi ro có thể có, các nhà hoạch định chính sách ở Manila không hề hành động một cách bất cẩn. Trong nhiều tháng qua, dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Albert del Rosario, các học giả và luật sư Philippines và quốc tế đã hình thành một chiến lược pháp lý. Sự khôn khéo của Manila là việc chọn một khía cạnh pháp lý – chính trị liên quan “đường lưỡi bò” mà dư luận quốc tế đều thừa nhận là phi lý. Một khi “đường lưỡi bò” bị bác bỏ về mặt pháp lý và công lý quốc tế, lợi ích của Philippines tại bãi cạn Scarborough cũng sẽ được bảo vệ. Ở mức độ, vụ kiện này sẽ góp phần vào cuộc đấu tranh chung về pháp lý, chính trị, ngoại giao để tìm một giải pháp cho cuộc tranh chấp trên biển Đông. “Cách tiếp cận luật pháp quốc tế” luôn là một sự lựa chọn có giá trị, một lá bài chiến lược để ngỏ.

Philippines đã mở mặt trận pháp lý chống lại mong muốn của Trung Quốc. Đòi hỏi của Trung Quốc rằng Biển Đông không bị quốc tế hóa nay đã bị ném xuống biển. GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia.
Không loại trừ khả năng Philippines trù bị cho các bước tiếp theo, sử dụng đến cơ chế, thủ tục khác để giải quyết vấn đề phân định với Trung Quốc Ông Nguyễn Đăng Thắng (giảng viên khoa Luật, Học viện Ngoại giao) phân tích:
Rất khó có thể dự đoán kết quả của vụ việc khi còn thiếu thông tin. Một đánh giá đầy đủ hơn chỉ có thể được đưa ra khi có các bản biện hộ và lập luận của Philippines và đặc biệt là của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trên cơ sở tuyên bố khởi kiện của Philippines có thể có một số nhận xét sau.
Trước hết có thể thấy rằng Tòa trọng tài theo Phụ lục VII hoàn toàn có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Điều 121 của Công ước Luật Biển đối với các cấu tạo địa chất tại Biển Đông. Vấn đề này không liên quan đến việc phân định biển hay nói đúng hơn là nó nằm trước giai đoạn phân định. Chỉ khi xác định các cấu tạo địa chất ở Biển Đông có vùng biển không và vùng biển đó rộng bao nhiêu thì mới biết có vùng chồng lấn ở đâu và có cần phân định không.
Biển Đông
Tuy nhiên, ở đây có vấn đề đáng lưu ý là trong Tuyên bố khởi kiện của mình, Philippines giới hạn việc giải thích và áp dụng điều khoản này ở một số vị trí mà Trung Quốc đang chiếm đóng tại Biển Đông chứ mở rộng ra toàn bộ ra các cấu tạo địa chất mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông. Cụ thể, Phi-líp-pin nêu rõ là vụ kiện chỉ liên quan đến bãi Hoàng Nham, ba vị trí tại Trường Sa là Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập cùng các bãi ngầm là Vành Khăn, McKennan, Gaven và Xu-bi mà Philippines cho rằng nằm trên thềm lục địa của họ (tất nhiên Philippines cũng bảo lưu quyền bổ sung, sửa đổi nội dung kiện của mình).
Đây là điểm mạnh và cũng là điểm yếu trong đơn kiện của Philippines. Điểm mạnh đó là các số liệu về địa lý, địa chất liên quan đến các vị trí Trung Quốc chiếm đóng là tương đối rõ ràng và do đó sẽ dễ dàng hơn cho Tòa trọng tài trong việc giải thích và áp dụng Điều 121 đối với các vị trí này (Philippines cũng đã nêu khá cụ thể các thông tin này trong Tuyên bố khởi kiện của mình).
Tuy nhiên, điểm yếu đó là Trung Quốc hoàn toàn có thể lập luận rằng yêu sách về chủ quyền của họ ở Biển Đông không chỉ giới hạn ở các vị trí mà Trung Quốc đang chiếm đóng như Philippines nêu, mà mở rộng ra nhiều vị trí khác, trong đó có cả các cấu tạo lớn hơn và nhô cao lên khỏi mặt nước.
Chẳng hạn, Trung Quốc có thể nêu ngay yêu sách đối với đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa mà Philippines đã đưa dân ra cư trú và cho rằng vị trí đó đáp ứng tiêu chuẩn là một đảo (phù hợp cho con người đến ở hoặc có được một đời sống kinh tế riêng) để có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Như vậy, sẽ có vùng chồng lấn giữa một bên là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo Thị Tứ tại Trường Sa mà Trung Quốc cũng yêu sách và vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tính từ bờ biển của Philippines. Để xác định tiếp xem phạm vi vùng biển thuộc đảo Thị Tứ và vùng biển thuộc bờ biển của Philippines là thế nào sẽ đòi hỏi phải tiến hành một công việc giống như phân định – một điều mà Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển không có thẩm quyền giải quyết.
Trong trường hợp này, Philippines sẽ không đạt được mục tiêu đặt ra đó là khẳng định Trung Quốc tối đa chỉ có thể có các vùng lãnh hải rộng 12 hải lý xung quanh các cấu tạo địa chất ở Biển Đông để từ đó khẳng định Philippines có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phù hợp với Công ước nằm bên ngoài các vùng lãnh hải này.
Tất nhiên, cũng có thể Philippines đã dự trù đến việc này và có chuẩn bị để chứng minh rằng ngay cả những vị trí mà Trung Quốc yêu sách nhưng không chiếm đóng cũng không phải là “đảo” mà chỉ là “đá” theo Điều 121 của Công ước Luật Biển và do đó cũng chỉ có lãnh hải 12 hải lý. Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng Philippines trù bị cho các bước tiếp theo, sử dụng đến cơ chế, thủ tục khác để giải quyết vấn đề phân định với Trung Quốc.
Vụ kiện 'đường lưỡi bò'
Một khả năng nữa có thể xảy ra đó là Trung Quốc sẽ chính thức tuyên bố rằng “đường chín đoạn” là thể hiện yêu sách về quyền lịch sử hay vùng nước lịch sử của Trung Quốc về Biển Đông (từ trước đến giờ Trung Quốc vẫn “nói bóng gió” về điều này). Trên cơ sở tuyên bố đó, Trung Quốc sẽ lập luận rằng Tọa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến “đường chín đoạn” vì Trung Quốc đã có tuyên bố năm 2006 về các ngoại lệ đối với thẩm quyền của Tòa trọng tài theo Phụ lục VII, theo đó loại bỏ các tranh chấp liên quan đến vịnh lịch sử và danh nghĩa lịch sử khỏi thẩm quyền xét xử của Tòa trọng tài.
Tuy nhiên, ở đây có một số điểm chưa rõ ràng trong quy định của Công ước về ngoại lệ này và sẽ cần Tòa trọng tài giải thích. Thứ nhất, không rõ rằng ngoại lệ đối với thẩm quyền của Tòa trọng tài được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các tranh chấp có yếu tố lịch sử, kể cả yêu sách về quyền lịch sử và vùng nước lịch sử, hay chỉ giới hạn ở những tranh chấp liên quan đến vịnh lịch sử và danh nghĩa lịch sử theo đúng lời văn của Công ước.
Thứ hai, nếu ngoại lệ về tranh chấp có yếu tố lịch sử được hiểu theo nghĩa rộng thì cũng vẫn chưa rõ rằng liệu tranh chấp đó bao gồm cả tranh chấp về việc có tồn tại quyền lịch sử, vùng nước lịch sử hay không, hay chỉ giới hạn ở tranh chấp liên quan đến việc thực thi quyền lịch sử hay sử dụng một vùng nước lịch sử đã được xác lập và công nhận.
Nhưng có thể chắc chắn rằng Philippines đã dự trù về điều này và có chuẩn bị lập luận riêng của mình về vấn đề này theo hướng hạn chế ngoại lệ mà Trung Quốc đưa ra.
Với việc kiện Trung Quốc, Philippines thách thức tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Fu Yuing trước Ngoại trưởng del Rosario rằng không được quốc tế hóa tranh chấp giữa họ, bằng cách 1. đưa vấn đề ra Liên hợp quốc và 2. đưa vấn đề ra với các bên thứ ba, bao gồm các đồng minh của Philippines (như Mỹ) và 3. không tiến hành cuộc họp báo công khai.
Nói cách khác, Philippines đã mở mặt trận pháp lý chống lại mong muốn của Trung Quốc. Đòi hỏi của Trung Quốc rằng Biển Đông không bị quốc tế hóa nay đã bị ném xuống biển. GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia.

Tranh chấp lãnh hải: Những sự thực trớ trêu

Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và Hoa Đông có nguy cơ đe dọa làm chệch hướng Thế kỷ châu Á.
Châu Á thế kỷ 21 hoàn toàn có thể xảy ra những biến cố giống như vụ ám sát hoàng tử Áo Ferdinand, sự kiện châm ngòi cho Đại chiến thế giới thứ nhất. Căng thẳng gia tăng trong các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và Hoa Đông đe dọa phá vỡ Thế kỷ được dự báo là của châu Á này. Chưa rõ kết quả sẽ ra sao, nhưng ở đây rõ ràng không chỉ tồn tại những chủ nghĩa dân tộc đang đấu tranh với nhau, những vết sẹo còn hằn sâu trong ký ức mỗi quốc gia và sự trỗi dậy của một Trung Quốc ngày càng hung hăng đằng sau những xung đột lợi ích.
Với nhiều người, tất cả là vì dầu mỏ: quan điểm được nhiều người chia sẻ là dưới các vùng biển tranh chấp này chứa đựng một kho báu dầu khí có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của tất cả các nền kinh tế châu Á năng động.
Thế nhưng thật trớ trêu khi vẫn chưa hề có một cơ sở nào khẳng định suy nghĩ phổ biến này. Trên thực tế, người chiến thắng trong các tranh chấp Biển Đông và Hoa Đông cũng khó có khả năng kiếm được nhiều năng lượng đủ để tạo sự khác biệt đáng kể cho nhu cầu năng lượng ngày một lớn của mình. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp của Trung Quốc. Trong bất kỳ tình huống nào, việc khai thác nguồn tài nguyên nào đang tồn tại sẽ đòi hỏi sự chắc chắn và ổn định cao về pháp lý cũng như chính trị.
Căng thẳng trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ lên xuống như thủy triều những năm gần đây. Kể từ năm 1974, khi Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, khiến 18 chiến sĩ hải quân Việt Nam hy sinh trong cuộc giao đấu, đã xảy ra hơn 20 cuộc đụng độ quân sự trên Biển Đông. Đa số các vụ việc xảy ra trong những năm 1990, sau đó là giai đoạn tương đối trầm lắng cho tới gần đây. Mặc dù Trung Quốc đã ký và thông qua Điều ước Luật Biển (LOS), sự quyết đoán gần đây của Trung Quốc lại dựa trên căn cứ đi ngược lại với điều ước này. "Đường chín đoạn" của họ bao gồm hơn 80% Biển Đông, đi quá xa so với phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hỉ lý được Điều ước công nhận.
Một nhân tố mới có thể làm gia tăng rủi ro trong tranh chấp là những tiến bộ không ngừng của công nghệ khoan biển sâu. Cho tới những năm 1990, gần như không có giàn khoan dầu khí ngoài khơi nào có thể hoạt động tại các mỏ sâu hơn 304m. Trong 2 thập niên trở lại đây, nguồn dầu tăng trên khắp thế giới có được nhờ công nghệ khoan "siêu sâu" - với độ sâu tới 1.500m. Cho đến gần đây, công nghệ này vẫn chỉ giới hạn chủ yếu trong các công ty năng lượng đa quốc gia lớn của phương Tây. Sau đó, tháng 5 năm ngoái, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) tuyên bố phát triển thành công giàn khoan dầu nước sâu với chi phí chỉ xấp xỉ 1 tỷ USD, có khả năng hút dầu ở độ sâu 12.000m.
Đến nay, vẫn chưa có khảo sát chính thức nào về tiềm năng dầu khí tại Biển Đông hay Hoa Đông. Ước tính của Trung Quốc về trữ lượng dầu khí ở cả hai khu vực tranh chấp xem ra quá phóng đại so với số liệu của các công ty năng lượng đa quốc gia lớn và nhiều nhà phân tích khác. Trung Quốc ước tính trữ lượng dầu ở biển Hoa Đông là 160 tỷ thùng, gần gấp đôi con số ước tính của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Về trữ lượng Biển Đông - theo đa số các chuyên gia, khoảng 70% là khí gas - Trung Quốc cũng khẳng định con số cao hơn nhiều. CNOOC ước tính có khoảng 213 tỷ thùng dầu - gần bằng quy mô trữ lượng đã kiểm chứng của Ả-rập Xê-út. Con số này cao gần gấp 12 lần ước tính của Cơ quan Địa chất Mỹ, và hãng tư vấn năng lượng Wood-Mackenzie nhận định có tổng cộng 2,5 tỷ thùng quy dầu khí đã kiểm chứng ở các đảo và bãi ngầm thuộc Biển Đông - tức là thấp hơn gần 100 lần so với khẳng định của Trung Quốc!
Ngoại trừ Trung Quốc và các doanh nghiệp nước này đã thực hiện các dự án khai thác chung với các công ty nước ngoài, nhiều quốc gia Đông Á đang tìm cách khai thác nguồn tài nguyên tại các đảo và bãi đá tranh chấp cũng cần hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, nhiều bên tranh chấp trong ASEAN tại Biển Đông đã ký các hợp đồng thăm dò dầu với các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, rủi ro chính trị và thiếu pháp lý vững chắc tại các lãnh thổ tranh chấp khiến họ khó nhận được những khoản đầu tư quy mô lớn.
Theo tác giả, hợp lý nhất vẫn sẽ là chính sách mà Trung Quốc đã theo đuổi cho tới gần đây, như sáng kiến của nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, "gác tranh chấp, cùng khai thác". Tuy nhiên, trước thực tế quá trình ra quyết sách thiếu rõ ràng của Trung Quốc, không khó để đưa ra nhận định rằng sự kết hợp giữa tham vọng hải quân, chính sách tài nguyên mang màu sắc chủ nghĩa trọng thương, và niềm tin quá lớn vào nguồn năng lượng và năng lực công nghệ dầu khí mới có thể sẽ thúc đẩy Trung Quốc từ bỏ đường lối chính sách trên của Đặng Tiểu Bình.
Điều mỉa mai là, Đặng Tiểu Bình đã nói đúng. Rất khó có thể tìm ra phương thức giải quyết tranh chấp: Làm sao các quốc gia có thể nhượng bộ danh dự quốc gia và bỏ qua các ký ức lịch sử? Và cũng rất khó xây dựng một sự ổn định pháp lý và chính trị để giảm thiểu rủi ro, cho phép các công ty năng lượng toàn cầu tiến hành những khoản đầu tư trị giá nhiều tỷ USD. Đa số các hợp đồng thăm dò khai thác được ký với các công ty năng lượng nhỏ.
Trên thế giới và trong khu vực cũng có nhiều tiền lệ khai thác tài nguyên chung. Các nước Bắc cực đã ký một thỏa thuận khai thác chung. Ở Đông Á, Thái Lan và Malaysia cũng có một hiệp định khai thác dầu khí chung và hiệp ước tương tự cũng tồn tại giữa Đông Timor và Australia.
Chưa hết, Trung Quốc và Nhật Bản cũng từng đạt được thỏa thuận khai thác dầu khí chung trong khu vực xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku hoang đang tranh chấp vào năm 2008. Bắc Kinh và Tokyo thống nhất cùng khai thác 4 mỏ khí tại Hoa Đông và gác lại hoạt động khai thác tại các khu vực tranh chấp khác. Hai bên đồng ý tiến hành khảo sát chung, và đầu tư ngang nhau vào khu vực phía bắc mỏ khí Chunxiao/Shirakaba và phía nam mỏ khí Longjing/Asunaro. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bắt đầu đơn phương khai thác mỏ khí Tianwaitian/Kashi, dẫn đến cuộc biểu tình phản đối tại Nhật Bản vào tháng 1/2009. Hành động gây tranh cãi đó, cùng với cuộc đụng độ năm 2010 giữa tàu cá Trung Quốc với tàu cảnh sát biển Nhật Bản đã làm trì hoãn việc thự thi hiệp định.
Tại Đông Á đang có nhiều ý kiến khác nhau về việc các chính phủ mới sau khi lên nắm quyền tại Tokyo, Seoul và Bắc Kinh sẽ ảnh hưởng ra sao đến các tranh chấp lãnh thổ. Chỉ riêng việc gia tăng hoạt động của các tàu tuần tra tại khu vực tranh chấp cùng với các cuộc tuần tra trên không đủ báo hiệu năm 2013 có thể sẽ chứng kiến ít nhất một vài cuộc đụng độ hải quân. Trong một tín hiệu tích cực hơn, Thủ tướng Nhật  Bản Shintaro Abe, một lãnh đạo theo đường lối dân tộc chủ nghĩa hăng hái, đã nhanh chóng cử phái viên cấp cao tới Seoul, nơi đang có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, để trấn an chính phủ mới của bà Park Geun-hye và cố gắng nối lại quan hệ hữu nghị.
Quan hệ Trung-Nhật đang đặc biệt căng thẳng khi Trung Quốc cử các tàu của cơ quan an ninh biển đi tuần tễu hằng ngày quanh Senkaku và một số nhân vật tại Nhật Bản đe dọa cử Lực lượng phòng vệ trên không bắn cảnh báo. Như khi giữ chức vụ thủ tướng năm 2006, ông Abe đã tiến hành nỗ lực đặc biệt để xoa dịu quan ngại của Trung Quốc khi lên cầm quyền. Lấy kinh tế làm ưu tiên và cuộc bầu cử Thượng viện diễn ra trong tháng 7, ông Abe được chờ đợi sẽ hạn chế đối đầu - ít nhất trong ngắn hạn. Nhưng trước sự phẫn nộ của người dân với những hành vi khiêu khích từ Trung Quốc, ông Abe và nội các đang "say đắm" chủ nghĩa dân tộc có thể sẽ càng khấy động tình hình.
Mỹ đã kêu gọi cả hai bên kiềm chế căng thẳng và một phái đoàn quan chức an ninh và ngoại giao cấp cao đã được cử sang để cố vấn cho các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc.
Cuối cùng, một loạt các tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại châu Á chắc chắn sẽ không mang đến vận may năng lượng cho bất kỳ ai. Trừ khi khu vực có thể tìm ra lối đi giải quyết hay ít nhất là quản lý khát vọng dân tộc chủ nghĩa đang thúc đẩy điều lẽ ra chỉ là những cuộc tranh chấp nhỏ đối với một số đảo và bãi ngầm hoang, nếu không, Thế kỷ châu Á cũng sẽ sớm chấm dứt mà thôi.
Trâm Anh theo Robert A. Manning/ Yale Global
Tác giả Robert A. Manning nguyên là cố vấn cấp cao (2001-2004) và thành viên Tổ hoạch định chính sách Bộ Ngoại giao Mỹ từ năm 2004-2008. Hiện ông đang là thành viên cấp cao của Trung tâm An ninh quốc tế Brent Scowcroft của Hội đồng Thái Bình Dương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Có ý kiến gì không?