Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Đại gia nhập viện tâm thần vì mất của cổ phiếu

Thua lỗ vì chứng khoán, cho vay nặng lãi, phá sản… nhiều đại gia đã trắng tay trong chớp mắt và họ vào viện tâm thần trong trạng thái mất kiểm soát bản thân.

Có trong tay hàng chục tỉ cũng vào viện tâm thần

Có lẽ thời điểm Viện tâm thần Bệnh viện Bạch mai đón nhận nhiều “đại gia” ghé thăm tệ xá của mình nhất chính là thời điểm thị trường chứng khoán rơi xuống đáy.

Bệnh nhân tâm thần

BSCKII Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng T4, Viện Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, nhiều "đại gia" phải vào bệnh viện tâm thần do khủng khoảng tâm lý, chủ yếu là do thị trường chứng khoán.

Điển hình là một đại gia trẻ tuổi tên H., 28 tuổi, nhà ở Thanh Trì, Hà Nội. H là con một người lái tàu hỏa, tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội và là người thành đạt nhất trong dòng họ. Bởi thế, tiếng nói của anh rất có trọng lượng trong đại gia đình.

Năm 2006, anh là một trong những người mạnh dạn đầu tư vào thị trường chứng khoán và thu lời lớn. Thấy vậy, không chỉ họ hàng mà hàng xóm cũng cầm cố nhà để hùn tiền cho anh đầu tư.

Có thời điểm, anh có trong tay hàng chục tỉ đồng. Cả anh trai cũng cầm cố nhà để anh đầu tư vào chứng khoán. Nhưng khi giá cổ phiếu sụt giảm, anh đã không kịp bán hết, và hàng đống tiền của mọi người cứ thế bay hơi từng ngày.

Nhưng đến đầu năm 2011, khi thị trường chứng khoán rơi xuống đáy, anh H. đã mất hoàn toàn số tiền bỏ ra (ít nhất là hơn chục tỉ đồng). Ngôi nhà gần chục tỉ của anh trai cũng bay hơi theo. Họ hàng và láng giềng cũng có không ít người nghe anh đầu tư theo, cũng rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.

Trước áp lực vì trắng tay, nhiều người bị liên lụy theo, anh H chính thức bị hoảng loạn và gia đình phải đưa anh vào điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai).

Tại đây, anh luôn trong trạng thái căng thẳng cao độ, mất kiểm soát hành vi. Không những thế, trong suốt 9 ngày điều trị ở viện, có không ít người tới hỏi thăm anh, và thậm chí trách móc anh, xin anh tư vấn xem nên như thế nào… khiến bệnh anh càng nặng.

Thua lỗ, phá sản, tự tử bất thành: nhập viện tâm thần

Ảnh minh họa

Cũng lao đao vì chứng khoán, chị Thu H, 38 tuổi tại Gia Lâm, Hà Nội đã ít nhất 3 lần đứng ở cầu Đuống để mong gieo mình xuống dòng nước dữ.

Chị Thu H đã sử dụng toàn bộ tiền mặt, giấy tờ, sổ đỏ của những ngôi nhà gia đình đang sở hữu để "đánh cược" vào chứng khoán. Khi thị trường vỡ, H. mất trắng ít nhất vài chục tỷ đồng và dồn cả gia đình nội, ngoại ra thuê nhà ở.

Mất quá nhiều tiền, lại chịu sự chỉ trích của nhiều người, chị H. đã 3 lần tự tử nhưng bất thành. Cách đây 2 tháng, chị lại tiếp tục viết thư tuyệt mệnh và một mình lên cầu Đuống tự tử. Rất may gia đình phát hiện kịp và đưa chị vào thẳng Viện sức khỏe tâm thần.

Sau khoảng nửa tháng nằm viện, chị H. đã bình phục phần nào, nhưng điều các bác sĩ lo lắng nhất là người nhà vẫn tiếp tục chì chiết chị, khiến tinh thần của chị có thể lên xuống bất thường, bệnh dễ tái phát. Do đó, các bác sĩ phải giám sát thường xuyên đồng thời yêu cần người nhà tránh làm tổn thương bệnh nhân, không kích động tránh trường hợp bệnh nhân trong một giây lát nghĩ quẩn sẽ lại làm liều.

Tuy vậy, cũng không phải ai cũng may mắn được người nhà phát hiện kịp thời. Chị Mai N. (Hà Nội) là một trường hợp như thế.

Chị N. buôn bán ở chợ Hôm, có rất nhiều bất động sản, nhà cửa, chung cư, quán cà phê. Nhưng kể từ khi chị chơi chứng khoán thì số tiền gom góp được lần lượt ra đi. Nhưng lúc đó, cơn say máu lên, chị cố cứu vớt tiền của vào canh bạc cuối cùng.

Và rồi, không còn gì trong tay, chị một mình phi xe ra cầu Đuống, nhảy thẳng xuống sông. Khi kiểm tra vật dụng, trong xe của chị có một lá thư tuyệt mệnh.

Cả vợ lẫn chồng đều tâm thần vì chứng khoán


Với BS Dũng, đáng tiếc nhất là một gia đình thành đạt ở Hà Nội nhưng cũng vì chứng khoán mà cả hai đều phát bệnh tâm thần.

Anh là giám đốc một công ty địa ốc, vợ làm kế toán một doanh nghiệp tư nhân. Cả hai có trong tay khá nhiều đất đai. Thời điểm thị trường chứng khoán đang lên, anh và chị bàn nhau bán đất, vay thêm tiền cơ quan vợ để buôn cổ phiếu.

Kết quả là anh chị phải gánh trên vai hơn 200 tỷ đồng tiền nợ ngân hàng, nợ gia đình, người thân mà gia sản anh chị có cũng chẳng thể trả nợ hết.

Quá áp lực, người chồng mắc bệnh tâm thần bỏ đi biệt tích. Chị vợ cũng từ bỏ con, lang thang đi ngoài đường, vừa cười vừa khóc, thậm chí khỏa thân đi trong mưa, gió.

Công an trong lần thu gom bệnh nhân tâm thần đã “nhặt” được chị ở gần viện và đưa vào chữa trị tại Viện sức khỏe tâm thần. Mặc dù hơn 1 tháng được chăm sóc, chữa trị nhưng theo nhận định của các bác sĩ, chị sẽ khó bình phục hoàn toàn.

Những ca bệnh đau lòng trên là hệ quả tất yếu khi có sự biến động xấu trong nền kinh tế. Theo BS Dũng, gần đây, sau hàng loạt những vụ vỡ nợ bất động sản vừa rồi, cũng đã có không ít người bị rối loạn tâm thần.
Tuy vậy, chỉ khi bị quá nặng gia đình mới nghĩ đến việc đưa họ vào viện, như thế là quá muộn để chữa trị.

“Sang chấn tâm thần có thể xảy ra khi bị mất tiền của đột ngột, căng thẳng trước mùa thi, lạm dụng thuốc, mất việc… Cuộc sống căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn tới rối loạn tâm lí. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bệnh nhân có cơ hội quay trở lại cuộc sống bình thường dễ dàng hơn cũng như người nhà có cách để chăm sóc, ứng xử hợp lý” – BS Dũng cho biết.

Ngoài ra, BS Dũng lưu ý, với người càng trẻ thì bệnh càng có nguy cơ nặng hơn vì họ chưa có kinh nghiệm sống, chưa đáp ứng với thời cuộc, dễ tổn thương thần kinh dẫn tới mất ngủ, tâm thần. Họ bị rối loạn tâm thần cấp - sang chấn tâm lý cấp diễn trong khoảng thời gian từ 24h đến 72h với những triệu chứng kéo dài trong 2 tuần.


Đại gia chứng khoán 'làm thịt' nhau
Cùng đẩy một cổ phiếu ngành dầu khí nhưng đang giữa chừng, một số thành viên của nhóm “đội lái” bất ngờ xả hàng làm cho những người ở lại phải ôm hàng chịu trận. 

Chị Hằng – một đại gia chứng khoán tại Hà Nội cho biết, theo thỏa thuận, các thành viên của nhóm "đội lái" (những nhà đầu tư lớn chuyên làm giá) tại Hà Nội sẽ đẩy một cổ phiếu ngành dầu khí lên giá 130.000 đồng. Tuy nhiên, khi đẩy chưa tới 100.000 đồng thì làn sóng xả hàng đã diễn ra. Các nhà đầu tư thuộc nhóm này có kiểm tra lẫn nhau nhưng không phát hiện ra ai lén xả hàng.
Nhóm này sau đó phát hiện ra làn sóng xả hàng bắt nguồn từ một nhóm nhà đầu tư lớn khác. Mặc dù chỉ đẩy giá kiểu ăn theo nhưng nhờ chớp được cơ hội chạy, nhóm ít tiếng tăm hơn lại trở thành người chiến thắng. Trong khi đó, nhóm “đội lái” khởi xướng hiện vẫn phải ôm hàng chờ thời.
Khi thị trường lình xình, mâu thuẫn giữa các nhóm
Khi thị trường lình xình, mâu thuẫn giữa các nhóm "đội lái" thường tăng cao. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Ngoài trường hợp xảy ra với cổ phiếu ngành dầu khí, cuộc chiến giữa các nhà đầu tư chuyên làm giá còn xảy ra với nhiều mã chứng khoán khác thuộc họ Sông Đà, một số cổ phiếu ngành bất động sản…
Tình huống xung đột giữa các nhóm làm giá cũng diễn ra tương tự: Khi một “đội lái” đánh lên thì những người khác cũng mua ăn theo và chờ cơ hội xả hàng trước. Trong nhiều trường hợp, các thành viên ăn theo thường bị nhóm làm giá khởi xướng “làm thịt” bởi những nhà đầu tư "lái tàu" thường nắm thế chủ động hơn.
Với không ít cổ phiếu bị làm giá, trong bối cảnh thị trường đang trầm lắng, những nhà đầu tư bình thường ít tham gia nên cuộc chơi diễn ra chủ yếu giữa các "đội lái" với nhau. Nhóm "lái tàu" nhanh chân chạy trước sẽ "làm thịt" được những nhà đầu cơ chậm chạp.
Việc các nhóm nhà đầu tư lớn cùng tham gia đẩy giá cổ phiếu nhưng thực chất là rình cơ hội để "trút hàng" sang nhau là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư truyền tai nhau về các cuộc chiến "đội lái". Thế nhưng, anh Long - thành viên của một nhóm” đội lái” tại Hà Nội cho biết, việc mọi người cứ phao tin các nhóm làm giá cổ phiếu “đánh nhau” là không đúng. Theo anh này, tất cả đều xoay quanh kỳ vọng về mức giá an toàn cần bán ra.
“Tôi thì kỳ vọng giá chỉ lên tới mức 30.000 đồng với tình hình hiện tại của thị trường nhưng người khác thì nghĩ có thể lên tới 35.000. Vì thế, việc tôi bán ra chẳng phải vì tôi mâu thuẫn hay muốn chơi xỏ người khác mà đơn giản là lãi thế đủ rồi. Nếu giữ lâu hơn sẽ gặp rủi ro”, anh Long nói.
Còn anh Toàn – một nhà đầu tư lớn từng tham gia vài nhóm làm giá, tiết lộ xung đột giữa các nhóm cũng có xảy ra, đặc biệt vào thời điểm thị trường lình xình. Nhà đầu tư này phân tích, khi thị trường tăng điểm, việc thu hút nhiều nhà đầu tư khác cùng tham gia đẩy giá cổ phiếu không khó.
Tuy nhiên, khi thị trường đi ngang, nếu có vài nhóm cùng làm giá thì luồng tiền bị phân tán. Đây chính là lý do các đội lái tìm những cách khác nhau gây khó khăn cho nhóm khác, tránh phân tán luồng tiền. “Trong bối cảnh tâm lý thị trường nói chung không vững mà cứ đẩy giá dàn trải ở nhiều cổ phiếu thì chỉ có thất bại. Vì thế, hướng sự tập trung của nhà đầu tư là biện pháp cần thực hiện”, môi giới tại một công ty chứng khoán lớn có trụ sở tại TP HCM tiết lộ.
Về xung đột giữa các “đội lái”, ông Phạm Kinh Luân, Giám đốc Khối nghiên cứu và tư vấn đầu tư Công ty chứng khoán Kenaga hài hước nhận xét: “Cũng như trước đây, đường Hà Nội ít xe, người ta lái thế nào cũng được. Nhưng giờ thì đường đông, xe lại nhiều nên lái tàu, lái xe dễ đâm nhau. Sự việc nó là vậy chứ chẳng ai muốn đánh nhau làm cái gì”.

Đại gia chứng khoán cũng 'vỡ mặt'
Những nhà đầu tư lớn cùng hợp sức đánh lên thường thắng đậm khi thị trường tăng điểm nhưng cũng có lúc ôm cục nợ bởi Vn-Index đảo chiều bất ngờ.

Anh Hồng là một thành viên tham gia "đội lái" (nhóm các nhà đầu tư lớn chuyên làm giá cổ phiếu) đánh lên PIT. Đội này thuộc nhóm khách VIP của một công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn, trụ sở tại Hà Nội. So với các thành viên khác, anh Hồng vào muộn hơn, khi đã mua tới 400.000 PIT và chưa kịp xả hàng thì giá tụt dốc. Giá của PIT từng được đẩy lên 26.200 đồng (từ 15.000 đồng) nhưng sau 8 phiên chỉ còn 19.000 đồng vào 14/5.
Còn anh Tuấn là một nhà đầu tư cá mập khác bị kẹp hàng với PPG. Tương tự như anh Hồng, anh Tuấn vào sau so với các thành viên "đội lái" khác ở thời điểm giá PPG đã lên gần 26.500 đồng (được đẩy từ 14.000 đồng). Trong khi anh Hồng có thể bán PIT và chấp nhận lỗ để chuyển sang cuộc chơi khác (bởi PIT còn có tính thanh khoản), thì anh Tuấn đang ôm cục nợ.
Đại gia chứng khoán cũng 'vỡ mặt'
Không chỉ có nhà đầu tư nhỏ mới bị lỗ khi chơi cổ phiếu dạng đầu cơ, đại gia chứng khoán cũng “vỡ mặt” khi đánh lên vào lúc thị trường đột ngột đi xuống. Ảnh: T.S
Ngày 11/5 là phiên tăng giá gần đây nhất của PPG thì anh Tuấn vẫn tiếp tục gom hàng với niềm tin tăng giá. Thế nhưng, kể từ 12/5 chỉ sau 3 phiên lao dốc, PPG từ giá 26.000 đồng chỉ còn 20.000 đồng. Quan trọng hơn, tính thanh khoản của PPG cực thấp với vài nghìn cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên khi giá giảm, trong khi 3 ngày tăng liền trước đó, tổng lượng giao dịch lên tới 1,5 triệu.
Theo tiết lộ của một môi giới VIP (Hà Nội), trong tháng 4 và tuần giao dịch đầu tiên của tháng 5, hầu hết các "đội lái" đều rất thành công trong việc đánh lên các penny. Tuy nhiên, do thị trường có các thông tin xuất hiện bất ngờ từ cả nước ngoài lẫn trong nước, tâm lý của các thành viên trong cùng một "đội lái" bị phân cực.
Kể từ 11/5, sau khi các thông tin xuất hiện dồn dập thì một số nhóm đánh lên có biểu hiện dao động. Bằng chứng rõ nhất là hiện tượng xả hàng có cả ở những cổ phiếu đang có đà tiến thành công như PVA, PVX.
Môi giới VIP của một công ty chứng khoán lớn có trụ sở tại TP HCM tiết lộ, riêng PVX có 2 đội đánh lên. Một đội đánh lên giá 30.000 đồng (từ 24.000 đồng) rồi xả hàng thì một nhóm khác đến từ công ty chứng khoán tại Hà Nội lại tiếp tục và tuyên bố sẽ đánh lên 50.000 đồng. Tuy nhiên, khi PVX mới lên được 36.000 đồng thì thị trường có thay đổi. “Đội lái” này vẫn cố giữ giá trong ngày 12/5 nhưng đã không ngăn được việc xả hàng với giá sàn 2 phiên sau đó.
Trong ngày 12/5, giá PVX vẫn tăng nhẹ (0,29%) với lượng giao dịch lên tới hơn 10 triệu cổ phiếu trong khi các penny đầu P (họ dầu khí) khác đã tụt dốc từ 11/5 hoặc vài phiên trước đó. Chỉ sau 2 phiên, giá PVX đã trở về mức giá 30.000 đồng vào cuối phiên ngày 14/5.
"Đội này có đẩy được tiếp hay không cũng còn phụ thuộc vào tình hình chung. Nếu như không có thông tin hỗ trợ và thị trường chưa xoay chiều thì dù đội có khỏe, được hậu thuẫn mạnh về tài chính thì cũng vẫn vỡ mặt như thường", môi giới VIP của công ty chứng khoán tại TP HCM nhận định.
Một nữ đại gia về chứng khoán đất Hà Thành nói với VnExpress.net: "Lái tàu, lái xe thuộc diện cá mập trên thị trường chứng khoán thì cũng là nhà đầu tư thôi. Họ cũng có thể bị kẹp hàng và bị công ty chứng khoán "làm thịt" như thường nếu quá say máu với các đợt đánh lên cộng với sử dụng đòn bẩy quá lớn".
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính nhận xét trên thị trường chứng khoán, bất cứ nhà đầu tư nào cũng có khả năng bị thua lỗ nặng nếu bị lòng tham lấn át. Đặc biệt đối với các nhà đầu tư lớn thì thiệt hại còn nặng hơn nhiều nếu họ dùng đòn bẩy tài chính với tỷ lệ cao.
Các nhà đầu tư nói chung trong đó có các đại gia chứng khoán phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi sử dụng các công cụ có độ rủi ro cao và dẫn tới thua lỗ. Nhưng cơ quan quản lý cũng cần có biện pháp để giảm bớt các hiện tượng làm giá xảy ra đối với nhiều mã cổ phiếu nhỏ, vị Tổng thư ký này nói.

Cả họ "chết" vì chứng khoán, đại gia vào… viện tâm thần

Tính tới thời điểm này, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận những trường hợp đầu tiên cần điều trị tâm lý do khủng hoảng tinh thần liên quan đến thua lỗ trong đầu tư chứng khoán.

Cả họ "chết" vì chứng khoán
Đây là trường hợp một "đại gia" trẻ tuổi tên N., năm nay 28 tuổi, trú tại Thanh Trì, Hà Nội, tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội. "Đại gia" này là con của một người lái tàu hỏa (Thuộc Tổng Công ty Đường sắt VN), là cháu đích tôn và niềm tự hào của gia đình cũng như dòng họ vì đã học tập, làm việc ở những nơi "có tiếng". Bởi thế, tiếng nói của anh rất có trọng lượng trong đại gia đình.
Anh N. tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân năm 2006, đúng thời điểm phong trào đầu tư vào thị trường chứng khoán ở Việt Nam bắt đầu rộ lên. Có kiến thức và vốn, anh N. đã mạnh dạn đầu tư và thu lời lớn. Thấy tiền đẻ ra tiền với tốc độ chóng mặt, ban đầu nhiều người trong gia đình cùng chung vốn với anh để đầu tư, sau đó đến những người hàng xóm cũng tham gia vào "trò chơi" này.
"Trọng lượng" này càng được nhân lên khi vào thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam đang hưng phấn (năm 2007). Trong năm này, anh N. cùng những nhà đầu tư gia đình, làng xóm của mình đã thu lời lớn. Thấy ngon ăn, nguồn tiền đổ vào càng nhiều.
Khi thị trường chứng khoán Việt Nam có dấu hiệu đi xuống, nghe theo anh, nhiều người vẫn không rút tiền về, thay vào đó là kiên trì chờ đợi. Đến đầu năm 2011, chứng khoán càng ngày càng bị lún sâu vào tình trạng trì trệ. Đến khi thị trường chạm đáy (vào tháng 4/2011), anh N. đã mất hoàn toàn số tiền bỏ ra (ít nhất là hơn chục tỉ đồng), chưa kể ngôi nhà 7 tỷ của anh trai cũng "bốc hơi". Những người hàng xóm, họ hàng nghe anh đầu tư cũng mất trắng tài sản và cùng rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.
Do chịu áp lực quá lớn (từ cả mọi người xung quanh), anh N. sinh ra hoảng loạn. Cách đây nửa tháng, anh được gia đình đưa vào điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai). Người tiếp nhận anh N. là Tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Dũng.
Bác sỹ Dũng cho biết anh N. rơi vào trạng thái căng thẳng cao độ, mất kiểm soát hành vi vì tinh thần hoảng loạn do chịu sức ép lớn trong quãng thời gian ngắn. Sau 9 ngày nằm điều trị tại Viện, tình hình của anh N. đã ổn định tạm thời. Đáng ra cần phải điều trị tiếp nhưng gia đình quyết xin bệnh viện đưa anh N. trở về nhà để đi ... nhờ thầy bói "giải đen", mặc các bác sỹ khuyên can là không nên làm vậy.
Điều thú vị là trong suốt 9 ngày điều trị ở viện, bác sỹ Dũng cho biết hầu như ngày nào cũng phải có tới hàng trăm người ùn ùn kéo vào thăm anh N. Đã làm việc ở viện hơn 20 năm nhưng chưa khi nào bác sỹ Dũng gặp một bệnh nhân có nhiều người vào thăm như vậy.
"Đây toàn là họ hàng, làng xóm của N. cả. Họ lên xem tình hình cậu ấy thế nào, ai cũng mong cậu ta khỏi bệnh để trông chờ xem cậu còn "ngón đòn" nào chưa giở ra để cữu vãn tiền bạc. Còn những người cho cậu vay thì mong cậu khỏi để đòi được nợ", bác sỹ Dũng nói.
Tự tử hai lần đều bất thành vì chứng khoán
Thêm một trường hợp 38 tuổi tại Gia Lâm, Hà Nội lao đao vì chứng khoán. "Đại gia" nữ tên H. này đã sử dụng toàn bộ tiền mặt, giấy tờ, sổ đỏ của những ngôi nhà gia đình đang sở hữu để "đánh cược" vào chứng khoán. Thậm chí, cả căn nhà của mẹ đẻ H. cũng bị cắm sổ đỏ để H. có tiền chơi chứng khoán. Khi thị trường vỡ, nhà đầu tư tháo chạy, H. mất trắng ít nhất vài chục tỷ đồng và cả nhà (cả nội lẫn ngoại) và hiện đang phải ở nhà thuê.
Mất tiền quá nhiều, lại chịu sự chỉ trích của nhiều người trong gia đình, chị H. không chịu nổi áp lực đã tự tử ở nhà nhưng bất thành. Sự việc này xảy ra cách đây khoảng một tháng. Một tuần sau vụ tử tử bất thành này, chị H. tiếp tục viết thư tuyệt mệnh và định nhảy cầu Chương Dương tự vẫn nhưng gia đình phát hiện kịp. Kể từ đó, chị được đưa vào Viện Sức khỏe tâm thần, nơi bác sỹ Nguyễn Văn Dũng đang công tác, để điều trị.
Sau khoảng nửa tháng nằm viện, được theo dõi và chăm sóc tốt, chị H. đã bình phục. Khi được các bác sỹ cho phép, gia đình đón chị về Gia Lâm để điều trị tại nhà. Do bệnh dễ tái phát nên bác sỹ Dũng vẫn chịu trách nhiệm giám sát trường hợp này. Hiện nay, chị H. chưa có biểu hiện gì khác thường. Tuy nhiên, để lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống và tinh thần không còn bị kích động thì bác sỹ Dũng cho rằng cần phải theo dõi chặt chẽ trong thời gian dài, tránh trường hợp bệnh nhân trong một giây lát nghĩ quẩn sẽ lại làm liều. "Của đau con xót", bác sỹ Dũng nói.
Đây là trường hợp may mắn vì vẫn giữ được mạng sống. Nhưng bác sỹ Dũng rất tiếc một trường hợp đã tự tử "thành công" trên cầu Đuống, cũng vì chứng khoán mà ra!
Sở dĩ bác sỹ Dũng biết trường hợp này tự tử vì chứng khoán là bởi trước khi tự tử, chị này đã được gia đình đưa tới để xin tư vấn và điều trị. Theo lời kể của gia đình, người phụ nữ này chuyên buôn bán ở chợ Hôm, có rất nhiều bất động sản, nhà cửa, chung cư, quán Café. Chị nhảy vào chứng khoán khoảng 3 năm nay. Theo thời gian, những tài sản chị có thi nhau "đội nón ra đi" nhưng đến khi không còn gì trong tay, chị mới giật mình hoảng loạn.
"Rất tiếc là trường hợp này đã được kiểm soát, điều trị nhưng lại tái phát bệnh trong thời gian ở nhà. Theo tôi được biết thì hôm tự tử, chị đi một chiếc xe SH đến cầu Đuống rồi bỏ đó, nhảy thẳng xuống sông. Khi kiểm tra vật dụng, người ta thấy trong cốp xe của chị vẫn còn 90 triệu đồng tiền mặt và một lá thư tuyệt mệnh", bác sỹ Dũng kể lại.
Trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình kinh tế không thuận lợi, sẽ có nhiều nhà đầu tư căng thẳng, lo lắng, dễ sinh ra sang chấn tâm lý gây hoang mang, hoảng loạn, hành vi mất kiểm soát. Vì thế, bác sỹ Dũng cảnh báo gia đình của những "đại gia" này cần hết sức cảnh giác, nếu có biểu hiện tâm lý bất thường cần được can thiệp ngay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Có ý kiến gì không?