Sẽ có nhiều chính sách giúp doanh nghiệp
TT - Đầu tháng 5-2012, Chính phủ sẽ công bố một số chính sách hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp (DN).
Ông Võ Trí Thành, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, “tiết lộ” như vậy bên lề diễn đàn kinh doanh giải pháp thị trường do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức ngày 19-4. Ông Thành nói:
Ông Võ Trí Thành - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH |
- Sẽ có hai nhóm giải pháp, một là hỗ trợ trực tiếp cho DN, trong đó bao gồm các phương án như giãn, hoãn, miễn giảm thuế cho DN và kéo lãi suất đi xuống. Nhóm giải pháp thứ hai sẽ tập trung vào việc kích cầu, tăng sức mua ở thị trường nội địa. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay khác hẳn năm 2009 nên các biện pháp hỗ trợ không phải là một gói mạnh mẽ như năm 2009. Trong một số trường hợp chúng ta cũng cần phải chấp nhận trả giá để thay đổi cơ cấu phát triển DN trong thời gian tới.
* Ông có thể cho biết cụ thể hơn về các nhóm giải pháp hỗ trợ sẽ được triển khai?
- Đối với nhóm giải pháp hỗ trợ trực tiếp, quan trọng nhất là phải tạo điều kiện để DN tiếp cận được vốn tín dụng. Điều này trước hết đòi hỏi phải thực hiện việc khoanh nợ, cơ cấu lại nợ cho DN, đặc biệt dành cho DN vừa và nhỏ... Sau khi nợ cũ của các DN được khoanh lại, từng DN sẽ được xem xét để cho vay, trong đó ưu tiên cho DN vừa và nhỏ, cho nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu...
Với nhóm giải pháp kích cầu, đó là cho vay tiêu dùng, giảm thuế VAT đối với một số mặt hàng, hỗ trợ mạnh mẽ hơn đối với an sinh xã hội với những vùng khó khăn, có thu nhập thấp... Đặc biệt với lĩnh vực bất động sản, Nhà nước có thể bỏ tiền mua lại một số dự án thích hợp, vừa tạo thanh khoản cho thị trường vừa bổ sung một số dự án vào quỹ nhà ở xã hội.
* Ngoài các giải pháp nêu trên, theo ông, những việc nào cần phải làm ngay để tình hình kinh tế không trở nên xấu hơn?
- Trước hết, cần phải nhanh chóng lấy lại lòng tin của người dân lẫn DN, trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô. Một khi lòng tin được khôi phục, vòng quay dòng tiền nhanh hơn, dòng tiền sẽ tăng, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN mới phục hồi nhanh được chứ không hẳn là từ các giải pháp của Chính phủ. Theo tôi được biết, tiền trong dân hiện nay vẫn còn rất lớn, nhưng vòng quay dòng tiền lại rất chậm. Tôi lấy ví dụ, vào những giai đoạn kinh tế tăng trưởng ổn định, vòng quay của tiền là 2,5 lần/năm, nhưng từ cuối năm 2011 đến nay vòng quay này chỉ còn 0,8 lần/năm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nền kinh tế thiếu tiền, một hiện tượng rất nguy hiểm.
30% DN vừa và nhỏ không tiếp cận được vốn tín dụng
Ông Lý Xuân Hải, tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB), cho biết trong kết quả khảo sát mới nhất mà ACB thực hiện với nhóm DN vừa và nhỏ, có khoảng 35% cho biết gặp khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng, 30% không thể tiếp cận và phải vay bên ngoài, 35% DN cho rằng tiếp cận được nhưng rất khó. Trong tỉ lệ các DN không tiếp cận được vốn vay, có đến 70% cho rằng thủ tục rườm rà, 53% tài sản thế chấp không đủ, 51% không chứng minh được thu nhập, 36% cho rằng lãi suất cao...
Theo ông Hải, có rất nhiều nguyên nhân khiến DN và ngân hàng không ”gặp nhau”. Về phía ngân hàng, hệ thống số liệu thống kê kém, nhân viên ngân hàng chỉ tập trung bán cho được sản phẩm hơn là bán giải pháp tài chính cho khách hàng... Về phía DN, đó là sự thiếu minh bạch về thông tin tài chính, không có định hướng và năng lực xây dựng các chương trình kinh doanh dài hạn, quản lý còn theo kiểu tùy tiện và gia đình...
Tại cuộc gặp gỡ tham vấn chính sách kinh tế vĩ mô hôm qua, hơn 30 chuyên gia và các nhà khoa học đã đề xuất, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trao đổi với Thanh Niên, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Cao Sĩ Kiêm cho biết, ông hoàn toàn ủng hộ quan điểm chỉ đạo và mục tiêu hàng đầu phải kiểm soát được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện tốt nhất tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế và khu vực doanh nghiệp (DN).
Vấn đề khó khăn của DN được hầu hết các ý kiến chia sẻ với Thủ tướng và kiến nghị Chính phủ có giải pháp nhanh chóng để tháo gỡ, đó là “lãi suất cao đang khiến nhiều DN không tiếp cận được nguồn vốn, không phát triển được sản xuất, kinh doanh làm ăn thua lỗ, phải đóng cửa...”.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh cho biết ông đã kiến nghị lên Thủ tướng nhiều vấn đề, đặc biệt cần phải xem xét hoãn, giãn thuế để trước mắt tạo động lực cho DN tồn tại và phát triển. Nếu cứ để DN tiếp tục phá sản, sẽ gây nhiều hệ lụy như lao động thất nghiệp, trộm cắp, tệ nạn xã hội... vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, TS Doanh cũng khẳng định, hiện nay vấn đề hàng đầu vẫn phải kiểm soát cho tốt lạm phát.
Liên quan đến vấn đề về thuế, phí, nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam Lê Đức Thúy đề xuất Chính phủ tiếp tục có những biện pháp giảm gánh nặng về thuế cho DN. Ông Thúy cũng đề xuất việc tiếp tục giải quyết một cách căn cơ về vấn đề thanh khoản của ngân hàng cũng như thực hiện chủ trương tiếp tục hạ lãi suất nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN...
Sau khi nghe các chuyên gia tham vấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu và thiết thực này cho công tác chỉ đạo, điều hành của mình. Với tinh thần bám mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội.
Kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp
Trao đổi với Thanh Niên, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Cao Sĩ Kiêm cho biết, ông hoàn toàn ủng hộ quan điểm chỉ đạo và mục tiêu hàng đầu phải kiểm soát được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện tốt nhất tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế và khu vực doanh nghiệp (DN).
Vấn đề khó khăn của DN được hầu hết các ý kiến chia sẻ với Thủ tướng và kiến nghị Chính phủ có giải pháp nhanh chóng để tháo gỡ, đó là “lãi suất cao đang khiến nhiều DN không tiếp cận được nguồn vốn, không phát triển được sản xuất, kinh doanh làm ăn thua lỗ, phải đóng cửa...”.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh cho biết ông đã kiến nghị lên Thủ tướng nhiều vấn đề, đặc biệt cần phải xem xét hoãn, giãn thuế để trước mắt tạo động lực cho DN tồn tại và phát triển. Nếu cứ để DN tiếp tục phá sản, sẽ gây nhiều hệ lụy như lao động thất nghiệp, trộm cắp, tệ nạn xã hội... vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, TS Doanh cũng khẳng định, hiện nay vấn đề hàng đầu vẫn phải kiểm soát cho tốt lạm phát.
Liên quan đến vấn đề về thuế, phí, nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam Lê Đức Thúy đề xuất Chính phủ tiếp tục có những biện pháp giảm gánh nặng về thuế cho DN. Ông Thúy cũng đề xuất việc tiếp tục giải quyết một cách căn cơ về vấn đề thanh khoản của ngân hàng cũng như thực hiện chủ trương tiếp tục hạ lãi suất nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN...
Sau khi nghe các chuyên gia tham vấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu và thiết thực này cho công tác chỉ đạo, điều hành của mình. Với tinh thần bám mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội.
Thành lập tổ công tác “khám sức khỏe” DN
TTO - Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 20-4, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định sẽ triển khai các giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 chỉ tăng 0,16% so với tháng trước - Ảnh: T.THẮNG |
Thông tin từ phiên họp cho hay Chính phủ đã giao các bộ, ngành liên quan thành lập tổ công tác liên ngành để đánh giá "sức khỏe" doanh nghiệp, từ đó sớm có những giải pháp phù hợp trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đánh giá chung tình hình kinh tế - xã hội quý 1-2012, ông Vinh cho biết các giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục phát huy hiệu quả. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 chỉ tăng 0,16% so với tháng trước và tăng 2,55% so với cuối năm 2011.
“Dự kiến tháng 4 này CPI chỉ tăng dưới 0,1%” - ông Vinh nói.
Tuy nhiên, tình hình những tháng đầu năm 2012 vẫn đang nổi lên các khó khăn, thách thức. Tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 4%, thấp hơn so với cùng kỳ và quý 4-2011. Lãi suất tuy giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp còn hạn chế.
Tăng trưởng kinh tế đạt thấp đã làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, tổng thu ngân sách nhà nước quý 1 đạt 172.770 tỉ đồng, so với cùng kỳ 2 năm gần đây, số thu nêu trên đạt thấp cả về tiến độ dự toán và mức tăng trưởng, trong đó cả 2 lĩnh vực thu quan trọng là thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đều đạt thấp.
Một số mặt hàng như ôtô, xe máy, hàng điện tử... sức tiêu thụ rất chậm do sức mua giảm và Nhà nước áp dụng các giải pháp hạn chế sự gia tăng phương tiện. Riêng 2 tháng đầu năm, sản lượng ôtô các loại tiêu thụ giảm 44% so với cùng kỳ năm 2011.
“Bên cạnh đó, thị trường nhà đất trầm lắng kéo dài, việc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Có ý kiến gì không?