(VEF.VN) - Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang phủ một bóng đen dày đặc lên mọi nền kinh tế, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, trong cái bóng đen ấy vẫn có những đốm sáng của một số doanh nghiệp ăn ra làm nên. Không những thế, có doanh nghiệp còn phất lên nhờ khủng hoảng. Đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ.
Cuối tuần gọi điện cho TS Phan Quốc Việt, Chủ tịch Tâm Việt Group tính hò hẹn cà phê tán gẫu lấy thông tin. Đầu dây bên kia, anh cho biết đang ở Sài Gòn tham gia giảng dạy. Anh còn nói thêm: lịch lên lớp kín đặc đến cả cuối tháng, kể cả ngày nghỉ lễ. Tôi bảo, tưởng như khủng hoảng, có thời gian rong chơi, thả lỏng thế mà anh còn bận hơn! Cũng chính vì khủng hoảng, nên người dân mới có thời gian đi học, học trò nhiều nên mình đâm bận.
Cơn bão tài chính được khởi phát từ bên kia bán cầu như một làn sóng bạc đầu tràn qua mọi quốc gia và vùng lãnh thổ. Sức tàn phá của nó khiến nhiều doanh nghiệp có tuổi đời hàng trăm năm bỗng biến mất khỏi thương trường. Sóng gió của khủng hoảng khiến nhiều doanh nhân thất bại, đây cũng là lúc mà người ta ý thức được tầm quan trọng của tri thức, của học vấn. Để chuẩn bị tốt cho việc chinh phục thương trường, không có cách nào khác là phải tranh thủ học, không có thời điểm nào tốt hơn để học bằng lúc này.
Không chỉ ông Việt mà nhiều trường đào tào kỹ năng sống mới bận rộn mà nhiều tổ chức giáo dục khác cũng trở nên đắt hàng lúc này, các cơ chuyên tổ chức và cung cấp các chương trình đào tạo chuyên nghiệp cho doanh nhân, trong thời điểm kinh tế khó khăn lại đang thu hút được nhiều doanh nhân có nhu cầu nâng cao năng lực điều hành quản lý không chỉ trên địa bàn Hà Nội mà còn từ các tỉnh lân cận.
Ông Nguyễn Tất Thịnh, Hiệu trưởng Trường doanh nhân PTI cho biết, mấy năm qua, số lượng học viên của PTI có xu hướng tăng nhanh hơn. Cuộc khủng hoảng như là một thực tiễn sinh động để cung cấp chương trình đào tạo mang tính thực tiễn cao của đời sống thương trường. Hơn thế, khi lộ trình mở cửa theo những cam kết với WTO đang đến rất gần, cách thức làm ăn lọ mọ, đơn độc không còn thích hợp trong thời toàn cầu hoá, các doanh nhân mới nhận thức sâu sắc được rằng, học quan trọng như thế nào, nhờ đó mà chúng tôi ăn nên làm ra.
Cùng với dịch vụ đào tạo, một số loại hình dịch vụ khác cũng trở nên đắt hàng hơn thời khủng hoảng. Sân golf là một trong những loại hình như thế. Bà Hoàng Vân Hà, Phó Tổng GĐ sân golf Tam Đảo cho biết, thời kỳ này, các doanh nhân đến sân golf thường xuyên hơn và nhiều hơn, đặc biệt là ngày thường. Theo bà Hà, thời kỳ khủng hoảng, các doanh nhân ra sân golf, ngoài việc giải trí, đó cũng là nơi người chơi giao tiếp, tìm kiếm cơ hội làm ăn, rèn luyện tư duy về tổ chức quản lý doanh nghiệp. Thời điểm này, không ra sân golf thật là phí phạm- Ngọc Anh, một doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản nói.
Cùng với sân golf Tam Đảo, Phoenix Golf Resortở Lương Sơn, Hoà Bình là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, bất chấp khủng hoảng. Doanh số tăng, lợi nhuận tăng.
Khi thị trường khó khăn, các cơ hội kinh doanh ít đi cũng là lúc mà người ta giành nhiều thời gian hơn cho việc đi chơi, nghỉ dưỡng. Cùng với lượng khách nội địa, các giòng khách từ nước ngoài vào ngày càng nhiều hơn, nhờ đó, doanh thu của những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch dịch vụ này không ngừng tăng.
Theo số liệu của Tổng cục du lịch, bất chấp diễn biến bất lợi của thị trường, trong năm 2011 và những tháng đầu năm, lượng khách du lịch quốc tế đến VN vẫn không ngừng tăng. Quý I năm nay, khách lữ hành cả quốc tế lẫn nội địa ước tăng 15%. Đặc biệt một số địa danh mới như Cao nguyên đá Đồng văn thuộc tỉnh Hà Giang, con số tăng của khách đạt hơn 20%. Cũng nhờ lượng khách tăng nhanh nên các cơ sở dịch vụ du lịch doanh thu tăng nhanh.
Một doanh nhân lữ hành ở Khánh Hoà cho biết: Chưa bao giờ bận như lúc này. Đặc biệt là lượng khách từ Nga đến Nha Trang ngày một đông, thời gian lưu trú lâu hơn nên các đơn vị lữ hành bận túi bụi.
Một danh thắng khác cũng đứng trước cơ hội vàng là vịnh Hạ Long. Ông Đào Hồng Tuyển, chủ tịch tập đoàn Tuần Châu cho biết, sự có mặt của hàng ngàn du khách đã đặt phòng trước nên các cơ sở đón khách của Tuần Châu đã kín chỗ.
Cuối thánh 4, sẽ có Lễ hội Tuần du lịch Hạ Long. Với biểu tượng kỳ quan thiên nhiên thế giới mới, Hạ Long đang được công chúng biết đến nhiều hơn và là một điểm thu hút khách thời khủng hoảng. Một doanh nhân kinh doanh khách sạn ở đây cho biết, cơ sở của anh đang khẩn trương hoàn thiện việc nâng cấp nội thất để đón khách khi mùa du lịch đang đến gần. Doanh nhân này cũng cho biết, hiện tại lượng khách book phòng trước đã kín trên 50%. Đây là mức tăng trưởng đột biến.
Khổng Tử, một triết gia Trung Hoa cổ đại có câu: "Trong hoạ có phúc, trong phúc có hoạ". Khủng hoảng kinh tế tưởng chừng như phủ một bóng đen tối thui lên nền kinh tế toàn cầu, nhưng không hẳn như vậy. Trong hoàn cảnh khó khăn vẫn còn le lói đâu đó những khoảng sáng. Vấn đề còn lại là nhận ra nó và để cho nó toả sáng. Những doanh nhân biết tận dụng cơ hội thì khủng hoảng còn là lúc mà để người ta nhìn nhận lại mình, tự hoàn thiện học vấn, kỹ năng kinh doanh. Hơn thế là lúc để tận dụng những cơ hội hiếm hoi để phát triển.
Sản phẩm dịch vụ "vỉa hè" lên ngôi
Kinh tế khó khăn, giá cả tăng cao nhất là mặt hàng ăn uống khiến nhiều người dân, không chỉ là người lao động thu nhập thấp mà cả giới văn phòng lên chiến dịch thắt lưng buộc bụng bằng cách chuyển sang lựa chọn những dịch vụ rẻ tiền hơn. Đây cũng là lý do khiến những người buôn bán lề đường làm ăn hơn hẳn những năm trước.Hủ tíu gõ "vào cầu"
2 giờ chiều, anh Nguyễn Trọng Liêm đẩy xe hủ tíu của mình từ trong khu Mả Lạng, phường Nguyễn Cư Trinh ra đường Nguyễn Trãi bắt đầu ngày mưu sinh. Có thể nói đây là "đại bản doanh" của những người bán hủ tíu gõ đất Quảng Ngãi. Gần như 100% người bán hủ tíu gõ ở khu vực này đều là người Quảng Ngãi. Anh Liêm vào thành phố bán hủ tíu đã gần tám năm và lúc này, như anh nói, là thời điểm làm ăn thuận lợi nhất.
Hàng ngày, anh Liêm đi bán từ lúc 2 giờ chiều và trở về khoảng 1 giờ sáng. Mỗi ngày anh bán hơn 10kg hủ tíu, 5kg mì. Trừ tất cả các khoản ăn uống, mua nguyên vật liệu, tính ra mỗi ngày anh lời từ 400.000 - 500.000 đồng. Không chỉ anh mà mấy anh em ở chung nhà năm vừa rồi đều đắt hàng. Anh bảo, nếu cứ bán được như năm qua thì chẳng mấy chốc anh sẽ dành dụm đủ tiền để về quê xây nhà.
Với xe hủ tíu gõ đậu trong một con hẻm trên đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7, ông Nguyễn Văn Năm cho biết, trước đây, mỗi tối con trai ông gõ mỏi tay chỉ bán được 50 tô, nhiều hôm ế phải mang về ăn trừ cơm nhưng gần đây mỗi tối đã bán được 70 - 80 tô. Khách của ông chủ yếu là công nhân tan ca muộn, sinh viên học bài khuya.
5 giờ chiều, ngồi quan sát khoảng 20 phút xe hủ tíu trên vỉa hè đường Bà Huyện Thanh Quan đã thấy gần 20 người ghé lại ăn. Chị Xuân, chủ xe hủ tíu, cho biết, mở hàng từ hôm tết, mỗi ngày chị bán khoảng hơn trăm tô, mỗi tô từ 10.000 - 20.000 đồng. Chị và chồng chị đã có một xe hủ tíu ở Gò Vấp, xe hủ tíu này chị chỉ bán thay trong lúc bố mẹ về quê chưa vào thôi.
2 giờ chiều, anh Nguyễn Trọng Liêm đẩy xe hủ tíu của mình từ trong khu Mả Lạng, phường Nguyễn Cư Trinh ra đường Nguyễn Trãi bắt đầu ngày mưu sinh. Có thể nói đây là "đại bản doanh" của những người bán hủ tíu gõ đất Quảng Ngãi. Gần như 100% người bán hủ tíu gõ ở khu vực này đều là người Quảng Ngãi. Anh Liêm vào thành phố bán hủ tíu đã gần tám năm và lúc này, như anh nói, là thời điểm làm ăn thuận lợi nhất.
Hàng ngày, anh Liêm đi bán từ lúc 2 giờ chiều và trở về khoảng 1 giờ sáng. Mỗi ngày anh bán hơn 10kg hủ tíu, 5kg mì. Trừ tất cả các khoản ăn uống, mua nguyên vật liệu, tính ra mỗi ngày anh lời từ 400.000 - 500.000 đồng. Không chỉ anh mà mấy anh em ở chung nhà năm vừa rồi đều đắt hàng. Anh bảo, nếu cứ bán được như năm qua thì chẳng mấy chốc anh sẽ dành dụm đủ tiền để về quê xây nhà.
Với xe hủ tíu gõ đậu trong một con hẻm trên đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7, ông Nguyễn Văn Năm cho biết, trước đây, mỗi tối con trai ông gõ mỏi tay chỉ bán được 50 tô, nhiều hôm ế phải mang về ăn trừ cơm nhưng gần đây mỗi tối đã bán được 70 - 80 tô. Khách của ông chủ yếu là công nhân tan ca muộn, sinh viên học bài khuya.
5 giờ chiều, ngồi quan sát khoảng 20 phút xe hủ tíu trên vỉa hè đường Bà Huyện Thanh Quan đã thấy gần 20 người ghé lại ăn. Chị Xuân, chủ xe hủ tíu, cho biết, mở hàng từ hôm tết, mỗi ngày chị bán khoảng hơn trăm tô, mỗi tô từ 10.000 - 20.000 đồng. Chị và chồng chị đã có một xe hủ tíu ở Gò Vấp, xe hủ tíu này chị chỉ bán thay trong lúc bố mẹ về quê chưa vào thôi.
Vỉa hè sôi động
Với một cái giỏ trong đó có vài chai nước ngọt, vài chai càphê pha sẵn, một thùng đá, vài cái ghế nhựa, vài cái ly, chị Đinh Thị Nhạn đã có thể mưu sinh gần tòa nhà Sunwah trên đường Nguyễn Huệ. Chị bảo, hai năm trở lại đây, chị buôn bán khá ổn. Khách của chị đông hơn và nếu trước đây nhiều khi chỉ là mấy bác xe ôm, mấy anh lái taxi thì nay có nhiều người là dân văn phòng làm việc trong toà nhà này cũng uống. Nói chung với số tiền chị kiếm được từ quán càphê cóc này, giờ đây chị và đứa con gái đang còn đi học sống khá ổn.
Chỉ trong khoảng 200m con hẻm 224 đường Tân Hương, phường Tân Quý, quận Tân Phú chúng tôi đếm được 12 quán bán đồ ăn sáng với đủ các loại món ăn. Quán bình dân bán trong nhà, bán trên vỉa hè, xe lưu động với đủ thứ biển: kẻ chữ, in trên giấy A3 dán trước xe, viết bằng bút mực trên bìa cáctông. Chị Mai Thị Ngọc, bán bún riêu cho biết trước đây đoạn đường này chỉ có mấy quán bán đồ ăn sáng là quán của chị, phở Như Ý, quán bánh canh, quán bún vịt nhưng gần đây thì tăng thêm đột ngột, từ cháo lòng, xe bánh mì, bún bò, nước mía và đồ ăn nhanh. Đưa tay chỉ dãy hàng ăn trong con hẻm, chị Ngọc cười bảo: mặc dù nhiều nhưng bán các món khác nhau nên vẫn có khách. Nói chung từ năm ngoái tới giờ làm ăn cũng được. Các quán mới tại đây mở ra không cần vốn lớn nên nhiều người dân ở đây đã chọn để mưu sinh.
Cũng bán đồ ăn sáng, trước cửa công viên Lê Thị Riêng, quận 10 gần đây cũng có thêm nhiều xe hàng lưu động chủ yếu bán bánh mì và xôi. Chỉ một đoạn đường ngắn trước cổng công viên nhưng hiện nay đã có tất cả sáu xe lưu động bán xôi và bánh mì, chưa kể mấy xe bán sữa đậu nành. Chị Lê Mỹ Duyên, bán xôi cho biết chị mới bán ở đây từ sau tết đến giờ. Trước đây chị giúp việc nhà theo giờ, sáng đi qua đây thấy bán được nên chị quyết định sắm cái xe bánh mì ra đây tranh thủ bán buổi sáng. Khách nơi đây thường là những người không kịp ăn sáng hoặc người ít tiền ghé mua cái bánh mì, gói xôi bỏ vào giỏ để tranh thủ lúc rảnh rỗi lấy ra ăn.
Anh Trần Ngọc Hoàng, nhân viên kinh doanh của một công ty, chia sẻ, giờ cái gì cũng tăng giá ghê quá mà thu nhập thì vẫn vậy nên phải tính toán thôi. Anh và mấy đồng nghiệp trong nhóm hay hẹn nhau ở quán cà phê để bàn công việc. Trước hay hẹn ở mấy quán sân vườn, năm người gần hai trăm ngàn. Giờ cả nhóm quyết định chọn quán cà phê bình dân nằm trong công viên Tao Đàn làm nơi tụ họp vừa rẻ, chỉ hết mấy chục ngàn, lại vừa mát mẻ.
Đi dạo một vòng quanh các vỉa hè, các tòa nhà văn phòng lớn trong khu quận 1, quận 3 có thể thấy cà phê cóc xuất hiện ngày càng nhiều. Cùng với cà phê vỉa hè, nhiều quán ăn vỉa hè cũng ngày càng thu hút khách vì giá rẻ. Quán bún trên đường Huỳnh Thúc Kháng, quận 1 vào buổi sáng rất đông khách, với đủ mọi thành phần. Họ cũng cho biết không an tâm với vệ sinh an toàn thực phẩm ở đây nhưng được cái rẻ.
Với một cái giỏ trong đó có vài chai nước ngọt, vài chai càphê pha sẵn, một thùng đá, vài cái ghế nhựa, vài cái ly, chị Đinh Thị Nhạn đã có thể mưu sinh gần tòa nhà Sunwah trên đường Nguyễn Huệ. Chị bảo, hai năm trở lại đây, chị buôn bán khá ổn. Khách của chị đông hơn và nếu trước đây nhiều khi chỉ là mấy bác xe ôm, mấy anh lái taxi thì nay có nhiều người là dân văn phòng làm việc trong toà nhà này cũng uống. Nói chung với số tiền chị kiếm được từ quán càphê cóc này, giờ đây chị và đứa con gái đang còn đi học sống khá ổn.
Chỉ trong khoảng 200m con hẻm 224 đường Tân Hương, phường Tân Quý, quận Tân Phú chúng tôi đếm được 12 quán bán đồ ăn sáng với đủ các loại món ăn. Quán bình dân bán trong nhà, bán trên vỉa hè, xe lưu động với đủ thứ biển: kẻ chữ, in trên giấy A3 dán trước xe, viết bằng bút mực trên bìa cáctông. Chị Mai Thị Ngọc, bán bún riêu cho biết trước đây đoạn đường này chỉ có mấy quán bán đồ ăn sáng là quán của chị, phở Như Ý, quán bánh canh, quán bún vịt nhưng gần đây thì tăng thêm đột ngột, từ cháo lòng, xe bánh mì, bún bò, nước mía và đồ ăn nhanh. Đưa tay chỉ dãy hàng ăn trong con hẻm, chị Ngọc cười bảo: mặc dù nhiều nhưng bán các món khác nhau nên vẫn có khách. Nói chung từ năm ngoái tới giờ làm ăn cũng được. Các quán mới tại đây mở ra không cần vốn lớn nên nhiều người dân ở đây đã chọn để mưu sinh.
Cũng bán đồ ăn sáng, trước cửa công viên Lê Thị Riêng, quận 10 gần đây cũng có thêm nhiều xe hàng lưu động chủ yếu bán bánh mì và xôi. Chỉ một đoạn đường ngắn trước cổng công viên nhưng hiện nay đã có tất cả sáu xe lưu động bán xôi và bánh mì, chưa kể mấy xe bán sữa đậu nành. Chị Lê Mỹ Duyên, bán xôi cho biết chị mới bán ở đây từ sau tết đến giờ. Trước đây chị giúp việc nhà theo giờ, sáng đi qua đây thấy bán được nên chị quyết định sắm cái xe bánh mì ra đây tranh thủ bán buổi sáng. Khách nơi đây thường là những người không kịp ăn sáng hoặc người ít tiền ghé mua cái bánh mì, gói xôi bỏ vào giỏ để tranh thủ lúc rảnh rỗi lấy ra ăn.
Anh Trần Ngọc Hoàng, nhân viên kinh doanh của một công ty, chia sẻ, giờ cái gì cũng tăng giá ghê quá mà thu nhập thì vẫn vậy nên phải tính toán thôi. Anh và mấy đồng nghiệp trong nhóm hay hẹn nhau ở quán cà phê để bàn công việc. Trước hay hẹn ở mấy quán sân vườn, năm người gần hai trăm ngàn. Giờ cả nhóm quyết định chọn quán cà phê bình dân nằm trong công viên Tao Đàn làm nơi tụ họp vừa rẻ, chỉ hết mấy chục ngàn, lại vừa mát mẻ.
Đi dạo một vòng quanh các vỉa hè, các tòa nhà văn phòng lớn trong khu quận 1, quận 3 có thể thấy cà phê cóc xuất hiện ngày càng nhiều. Cùng với cà phê vỉa hè, nhiều quán ăn vỉa hè cũng ngày càng thu hút khách vì giá rẻ. Quán bún trên đường Huỳnh Thúc Kháng, quận 1 vào buổi sáng rất đông khách, với đủ mọi thành phần. Họ cũng cho biết không an tâm với vệ sinh an toàn thực phẩm ở đây nhưng được cái rẻ.
Kinh doanh giải khát: nóng lên theo mùa hè
(VEF.VN) - Vào hè, thời tiết nắng nóng kéo dài là thời điểm thị trường nước giải khát lại "nóng" lên trông thấy. Năm nay, thị trường nước giải khát nguồn gốc thiên nhiên, vì sức khỏe, tăng cường trí lực cũng như các loại nước giải khát "bình dân" vỉa hè càng trở lên sôi động hơn khi nhiệt độ ngày càng tăng cao. Bác Quỳnh chủ đại lý nước ngọt ở Kim Mã Thượng (Ba Đình, Hà Nội), cho biết sức mua nước ngọt đóng chai không có ga của người dân mấy ngày gần đây tăng gấp đôi so với tháng trước. Hiện mỗi ngày đại lý của bác cũng bán được trên dưới 100 thùng nước ngọt cho các quán nước, căng tin, quán café... đó là chưa kể đến lượng hàng bán lẻ cho khách.
Theo bác Quỳnh, thời tiết nắng nóng nên các loại nước ngọt đóng chai có tính giải nhiệt cao, tốt cho sức khỏe như: cam ép, trà xanh, các loại nước hoa quar, thảo mộc... là những mặt hàng được người dân chọn lựa và tiêu thụ mạnh nhất.
Tại nhiều quán nước, cửa hàng tạp hóa sức tiêu thụ các mặt hàng nước giải khát này cũng tăng gấp đôi, gấp ba lần so với tháng trước. Đối với các loại nước ngọt có ga lượng tiêu thụ tăng nhẹ từ 5-10%.
Anh Dũng chủ cửa hàng tạp hóa trên đường Trần Cung (Cầu Giấy) chia sẻ: "Nắng nóng khiến cho nhu cầu giải nhiệt của người dân tăng. Khoảng một tuần trở lại đây lượng nước giải khát có tính giải nhiệt tại cửa hàng được nhiều người chọn lựa". Tính từ đầu tháng tư đến giờ, doanh số bán hàng của cửa hàng tăng gấp rưỡi so với ba tháng đầu năm, trong đó, các mặt hàng nước giải nhiệt mùa hè chiếm trên 90% doanh số, anh Dũng cho biết thêm.
Đại diện các siêu thị cho biết, tuy thị trường nước giải khát mùa hè đã "nóng" lên nhiều, lượng tiêu thụ tăng đáng kể nhưng giá cả vẫn tương đối ổn định và hầu như không có sự tăng hay giảm về giá. Tuy nhiên, đó là giá bán buôn siêu thị, còn giá bán lẻ của các cửa hàng tạp hóa hay quán nước thường chênh lệch so với giá bán buôn từ 3.000- 4.000 đồng/chai/lon tùy loại.
Cùng với sự sôi động của thị trường nước ngọt giải nhiệt thì thị trường nước giải khát "bình dân" trà đá, mía đá cũng đang hút được một lượng "fan" đông đảo.
Dạo quanh các cổng trường đại học, khu tập trung đông dân cư ở Hà Nội, các quán mía đá, trà đá thi nhau mọc lên như nấm với lượng khách hàng đông nghịt.
Bác Oanh bán trà đá ở cổng trường Đại học Thương mại, cho biết hàng trà đá của bác lúc nào cũng đông khách. Có người ngồi một lúc uống mấy cốc liền, có người ngày phải ngồi uống trà đá tại đây mấy lần. Chị Thoa bán nước mía trước cổng Học viện Kỹ thuật quân sự kể rằng, trước kia mỗi ngày chỉ bán được khoảng vài chục cốc nước mía, bây giờ ngày bán được vài trăm cốc là chuyện bình thường. Những giờ cao điểm buổi trưa hay cuối buổi chiều chị làm không kịp khách gọi.
Theo chị Thoa, ngoài trà đá, mía đá là những mặt hàng giải nhiệt bình dân hút khách thì những mặt hàng giải nhiệt khác như trà chanh, nước dừa, các loại chè đậu đen, đậu xanh, thập cẩm... cũng khá phổ biến vì tiện lợi và giá rẻ.
Trong khi nhiều doanh nghiệp (DN) thua lỗ kéo dài thì vẫn có một số DN khác sống khỏe và chi trả cổ tức khá cao...
Công ty CP cơ khí và khoáng sản Hà Giang (HGM) tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1 năm 2011 với tỷ lệ 50% và chuẩn bị thanh toán cổ tức đợt 2.2011 thêm 30% nữa. Mức chia cổ tức tổng cộng đến 80% này có thể được xem là dẫn đầu trong số các DN đang niêm yết trên 2 sàn chứng khoán. Kém hơn một chút nhưng cũng ở mức “khủng” là Công ty CP CNG Việt Nam (CNG) với mức chia cổ tức năm 2011 là 70%, trong đó 60% được trả bằng tiền mặt và 10% trả bằng cổ phiếu. Tương tự, Công ty CP sản xuất kinh doanh XNK Bình Thạnh (GIL) chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 60%; Công ty CP công viên nước Đầm Sen (DSN) chia 52%... Một số DN khác trả cổ tức ở mức 30 - 40%/năm. Đó là những tín hiệu tích cực trong tình hình kinh tế năm qua khá nhiều khó khăn. Nhìn chung, những DN trả cổ tức ở hàng “top” kể trên đều có kết quả kinh doanh khá, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) cao và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt trên 8.000 đồng trở lên. Thông tin cổ tức cao đã được các cổ đông đón nhận khá phấn khởi. Nhờ đó, giá cổ phiếu của các công ty này ổn định cả trong những thời điểm thị trường suy giảm. Chưa kể một số DN còn mạnh dạn tạm ứng cổ tức năm 2012 sau khi kết thúc quý 1 vừa qua.
ABT, công ty luôn dự liệu được tình hình hoạt động của mình nên đảm bảo mức cổ tức chia cho cổ đông ổn định từ 50 - 60%/năm và đã thực hiện trong nhiều năm qua. Năm nay, ABT cũng hứa với cổ đông sẽ chia cổ tức khoảng 60%/năm dù kinh tế nói chung cũng như ngành thủy sản nói riêng đang gặp nhiều khó khăn.
Cổ tức cao đang là một tiêu chí quan trọng để các nhà đầu tư (NĐT) xem xét, nhất là khi lãi tiền gửi ngân hàng đã giảm về 12%/năm. Chẳng hạn với cổ phiếu DSN, nếu mua giá khoảng 29.000 đồng/cổ phiếu hiện nay, tỷ suất cổ tức được chia tương đương 18%/năm. Tất nhiên các NĐT sẽ phải cân nhắc kỹ những rủi ro như giá bị giảm, thanh khoản kém...
Ông Nguyễn Hoàng Long - TGĐ Công ty chứng khoán Âu Việt - nhận xét việc một số DN trả cổ tức năm 2011 bằng tiền mặt với tỷ lệ cao là điều đáng mừng cho cổ đông nói riêng và thị trường nói chung. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng phải bình tĩnh để xem xét bởi chưa vội lạc quan quá mức ở thời điểm hiện nay. Theo ông, phần lớn các DN tại Đại hội cổ đông năm 2012 vừa qua vẫn nhận định còn gặp nhiều khó khăn về vốn, khó khăn về thị trường tiêu thụ. Vì vậy NĐT cần phải xem xét DN có doanh thu và lợi nhuận ổn định hay không. Bởi cái gì tăng đột biến, kể cả cổ tức thì cũng phải xem lại từ gốc. Không loại trừ có những DN cố chiều lòng một số cổ đông đã chia cổ tức cao dù đang thiếu vốn hoạt động...
Số lượng DN trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao nói trên không nhiều trong số hơn 720 DN đang niêm yết trên TTCK. Tuy nhiên, đó là những điểm sáng đáng ghi nhận. Một chuyên gia tài chính tại TP.HCM nhận định việc chia cổ tức cao có ý nghĩa quan trọng trong thời điểm này, bởi sẽ làm tăng niềm tin của NĐT vào thị trường, thu hút thêm nguồn vốn mới từ ngân hàng đổ vào thị trường.
Theo bác Quỳnh, thời tiết nắng nóng nên các loại nước ngọt đóng chai có tính giải nhiệt cao, tốt cho sức khỏe như: cam ép, trà xanh, các loại nước hoa quar, thảo mộc... là những mặt hàng được người dân chọn lựa và tiêu thụ mạnh nhất.
Tại nhiều quán nước, cửa hàng tạp hóa sức tiêu thụ các mặt hàng nước giải khát này cũng tăng gấp đôi, gấp ba lần so với tháng trước. Đối với các loại nước ngọt có ga lượng tiêu thụ tăng nhẹ từ 5-10%.
Trà đá vỉa hè đắt khách mùa nóng. (Bảo Hân) |
Đại diện các siêu thị cho biết, tuy thị trường nước giải khát mùa hè đã "nóng" lên nhiều, lượng tiêu thụ tăng đáng kể nhưng giá cả vẫn tương đối ổn định và hầu như không có sự tăng hay giảm về giá. Tuy nhiên, đó là giá bán buôn siêu thị, còn giá bán lẻ của các cửa hàng tạp hóa hay quán nước thường chênh lệch so với giá bán buôn từ 3.000- 4.000 đồng/chai/lon tùy loại.
Cùng với sự sôi động của thị trường nước ngọt giải nhiệt thì thị trường nước giải khát "bình dân" trà đá, mía đá cũng đang hút được một lượng "fan" đông đảo.
Dạo quanh các cổng trường đại học, khu tập trung đông dân cư ở Hà Nội, các quán mía đá, trà đá thi nhau mọc lên như nấm với lượng khách hàng đông nghịt.
Bác Oanh bán trà đá ở cổng trường Đại học Thương mại, cho biết hàng trà đá của bác lúc nào cũng đông khách. Có người ngồi một lúc uống mấy cốc liền, có người ngày phải ngồi uống trà đá tại đây mấy lần. Chị Thoa bán nước mía trước cổng Học viện Kỹ thuật quân sự kể rằng, trước kia mỗi ngày chỉ bán được khoảng vài chục cốc nước mía, bây giờ ngày bán được vài trăm cốc là chuyện bình thường. Những giờ cao điểm buổi trưa hay cuối buổi chiều chị làm không kịp khách gọi.
Theo chị Thoa, ngoài trà đá, mía đá là những mặt hàng giải nhiệt bình dân hút khách thì những mặt hàng giải nhiệt khác như trà chanh, nước dừa, các loại chè đậu đen, đậu xanh, thập cẩm... cũng khá phổ biến vì tiện lợi và giá rẻ.
Hàng chống nóng bình dân hút khách
(VEF.VN) - Tại thị trường hàng điện lạnh Hà Nội vào những ngày trung tuần tháng tư cho thấy hàng điện lạnh bình dân hiện đang là lựa chọn số một của người tiêu dùng trong mua nóng năm nay.Anh Mạnh Hùng chủ cửa hàng đồ điện ở Cầu Giấy cho biết, mặc dù mới bước vào mùa hè nhưng số lượng khách hàng đến mua đồ chống nóng đã tăng hơn nhiều so với tháng trước. Năm nay, hàng chống nóng được người dân chọn lựa chủ yếu là các mặt hàng bình dân như: quạt trần, quạt treo tường, quạt cây, quạt hộp... có giá từ 200.000 -700.000 đồng/sản phẩm.
Riêng đối với mặt hàng quạt hơi nước có giá cao hơn các mặt hàng quạt khác khoảng vài trăm nghìn đồng nhưng vẫn được người dân lựa chọn vì tiện ích của mặt hàng này khá phù hợp với thời tiết nắng nóng như hiện nay.
Các mặt hàng khác như máy ép trái cây, máy xay sinh tố, đồ du lịch biển,... có giá từ 200.000 - 500.000 đồng tùy từng sản phẩm cũng được người dân chọn lựa nhiều hơn.
Đối với các mặt hàng như điều hòa, tủ lạnh... có giá từ 5 triệu đồng/sản phẩm trở xuống cũng được đông đảo người dân chọn lựa. Theo một nhân viên bán hàng tại quần tủ lạnh ở một siêu thị điện máy trên đường Xuân Thủy, bắt đầu từ tháng tư lượng khách hàng đến mua nhiều hơn, tuy nhiên các mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn chủ yếu là mặt hàng có giá trung bình, hàng cao cấp từ trên 10 triệu đồng/sản phẩm vẫn khó bán.
Theo anh Hùng, các mặt hàng chống nóng bình dân năm nay được khách hàng chọn nhiều hơn vì hàng có giá bình dân, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.
Tại các siêu thị, cửa hàng điện máy ở Hà Nội như .đường Xuân Thủy, Trần Cung, Hai Bà Trưng,.. hầu hết các mặt hàng chống nóng đều tăng từ 10-20% so với cùng kỳ năm trước.
Chia sẻ với chúng tôi, bác Nguyễn Tiến Toản ở ngõ 129 Nguyễn Khang (Cầu Giấy) cho biết, năm nay gia đình cũng chọn mua thêm hai chiếc quạt máy của Việt Nam sản xuất. Theo bác Toản, hàng Việt Nam sản xuất có giá mềm hơn các mặt hàng nhập khẩu mà tiện ích cũng không thua kém gì.
Đồng tình với Bác Toản, chị Hoài nhà ở ngõ 20 Hồ Tùng Mậu đang chọn quạt máy chia sẻ: "mình đang chọn mua một chiếc quạt hơi nước cho mùa hè năm nay". Sở dĩ chọn mua quạt hơi nước thay cho chiếc điều hòa vừa mua năm ngoái vì dùng quạt hơi nước tiết kiệm điện hơn so với điều hòa, đặc biệt, khi dùng mình có thể di chuyển vị trí đến nhiều nơi khác nhau chứ không cố định một chỗ như điều hòa. Dùng loại quạt này khi cần thiết có thể chuyển từ phòng ngủ ra phòng khách nếu có nhu cầu một cách dễ dàng, chị Hoài chia sẻ thêm.
Cùng với đó, các cửa hàng kinh doanh đồ chống nóng khác như: nệm nước, gối nước, bộ đồ bơi, chiếu tre, áo chống nắng... cũng đang hút khách.
Chị Lan chủ cửa hàng bán đồ chống nóng (phố Trần Cung), cho biết người dân năm nay lựa chọn nhiều các mặt hàng như chiếu tre, nệm nước. Mới bước vào đầu mùa hè mà lượng khách tăng rõ rệt. Tuy doanh số bán hàng năm nay được dự báo sẽ không tăng hơn so với năm trước nhưng vào thời điểm này người dân đã bắt đầu rục rịch chuẩn bị mua đồ chống nóng nhiều hơn so với tháng trước, chị Lan cho biết thêm.
Chị Ngân kinh doanh quần áo chống nóng ở chợ Nghĩa Tân cũng chia sẻ: "áo chống nắng là mặt hàng bán chạy nhất, mới đầu mùa nhưng người dân đến mua hàng tăng hơn. Ngày bình thường tôi phải bán được hơn 200 chiếc áo chống nắng đó là chưa kể các bộ đồ bơi. Vào những ngày cuối tuần hàng còn bán chạy hơn nhiều do người dân được nghỉ làm nên có điều kiện đi mua sắm".
Theo giới kinh doanh đồ điện lạnh tại Hà Nôi, mùa hè năm nay người dân sẽ chọn nhiều các mặt hàng do Việt Nam sản xuất hoặc liên doanh với nước ngoài bởi giá cả bình dân, tiện ích cũng được cải thiện hơn trước. Tuy nhiên, lý do chính khiến mặt hàng chống nóng bình dân năm nay hút khách hàng đến vậy là vì người dân thắt chặt chi tiêu do bão giá, mọi chi phí cho cuộc sống đều được cắt giảm một cách tối đa có thể.
Một chiếc xe đạp giá bằng cả một chiếc ôtô, chuyện nghe tưởng đùa nhưng nếu đi ngoài đường chỉ cần tinh ý một chút là có thể bắt gặp.
Xăng tăng giá, thị trường xe đạp lên 'cơn sốt'
Không cần khuyến mại khủng, giảm giá sốc, một số loại xe đạp được lòng các “thượng đế” vẫn cháy hàng trong những ngày gần đây.Mặc dù tới 20h tối 20/4, giá xăng mới chính thức tăng lên 23.800 đồng/lít, nhưng từ trước đó, nhiều người đã rỉ tai nhau chuyện nhiều khả năng xăng sắp tăng giá. Do vậy, ngay từ đầu tuần này, không ít bậc phụ huynh đã rục rịch đi chọn mua xe đạp cho con để tiết kiệm tối đa chi phí thời bão giá.
Chị Minh (Sài Đồng, Long Biên - Hà Nội) cho biết: "Trường của con tôi cũng không cách nhà xa lắm, nhưng lại ngược đường với cơ quan tôi.
Vì vậy, tôi quyết định mua cho cháu 1 chiếc xe đạp để tiện việc đi lại. Đi xe đạp vừa an toàn, chủ động, vừa tiết kiệm chi phí nhất là khi xăng cứ tăng giá ầm ầm, tiền gửi xe cũng cao ngất ngưởng như hiện nay".
Còn theo tiết lộ của một nhân viên kinh doanh thuộc Siêu thị xe đạp Thống Nhất (Thái Hà, Đống Đa, HN), những ngày gần đây họ bán được nhiều sản phẩm hơn trước.
Lý giải về chuyện "sốt hàng", nhân viên này cho biết: "Thứ nhất vì sắp vào mùa vụ, học sinh - sinh viên đi lại nhiều, nhu cầu mua xe của họ tăng cao. Thứ hai, dù hiếm, nhưng việc xăng tăng giá cũng khiến không ít người quyết định mua xe đạp để đi lại.
Chỉ tính riêng tại Hà Nội, ngày ế ẩm nhất chúng tôi cũng bán được từ 20 - 30 chiếc trở lên. Còn những ngày sốt hàng, siêu thị bán được tới hơn 200 chiếc. Khách chủ yếu mua xe đạp thời trang và xe đạp thể thao (loại có giá từ 1,5 triệu đồng - 2 triệu đồng)".
Chị Minh (Sài Đồng, Long Biên - Hà Nội) cho biết: "Trường của con tôi cũng không cách nhà xa lắm, nhưng lại ngược đường với cơ quan tôi.
Vì vậy, tôi quyết định mua cho cháu 1 chiếc xe đạp để tiện việc đi lại. Đi xe đạp vừa an toàn, chủ động, vừa tiết kiệm chi phí nhất là khi xăng cứ tăng giá ầm ầm, tiền gửi xe cũng cao ngất ngưởng như hiện nay".
Còn theo tiết lộ của một nhân viên kinh doanh thuộc Siêu thị xe đạp Thống Nhất (Thái Hà, Đống Đa, HN), những ngày gần đây họ bán được nhiều sản phẩm hơn trước.
Lý giải về chuyện "sốt hàng", nhân viên này cho biết: "Thứ nhất vì sắp vào mùa vụ, học sinh - sinh viên đi lại nhiều, nhu cầu mua xe của họ tăng cao. Thứ hai, dù hiếm, nhưng việc xăng tăng giá cũng khiến không ít người quyết định mua xe đạp để đi lại.
Chỉ tính riêng tại Hà Nội, ngày ế ẩm nhất chúng tôi cũng bán được từ 20 - 30 chiếc trở lên. Còn những ngày sốt hàng, siêu thị bán được tới hơn 200 chiếc. Khách chủ yếu mua xe đạp thời trang và xe đạp thể thao (loại có giá từ 1,5 triệu đồng - 2 triệu đồng)".
Nhiều người đổ xô đi mua xe đạp |
Nhân viên này còn khẳng định, hiện tại bên họ chưa hề tung ra các đợt khuyến mại mới, nhưng thỉnh thoảng những xe "hot" nhất vẫn bị "cháy hàng".
Trong khi đó, nhân viên của đại lý xe đạp Thanh Tùng - Khánh Hiệp (Bà Triệu, Hoàn Kiếm, HN) cho hay, so với cùng kì năm ngoái, thời điểm này họ bán được nhiều xe hơn hẳn. Nhân viên này tiết lộ: "Có những ngày chúng tôi bán được tới vài chục chiếc, chủ yếu là xe thông dụng. Loại xe này có giá từ 2,5 - 2,8 triệu đồng".
Đến thời xe đạp lên ngôi?
Trong khi đó, nhân viên của đại lý xe đạp Thanh Tùng - Khánh Hiệp (Bà Triệu, Hoàn Kiếm, HN) cho hay, so với cùng kì năm ngoái, thời điểm này họ bán được nhiều xe hơn hẳn. Nhân viên này tiết lộ: "Có những ngày chúng tôi bán được tới vài chục chiếc, chủ yếu là xe thông dụng. Loại xe này có giá từ 2,5 - 2,8 triệu đồng".
Đến thời xe đạp lên ngôi?
Xe đạp đang là phương tiện đi lại được lòng nhiều người |
Qua tìm hiểu, được biết không chỉ người Việt Nam mà ngay cả người ngoại quốc cũng đổ xô đi mua xe đạp. Cô bạn Anna (18 tuổi), người Đức đang chọn xe tại một đại lý ở Bà Triệu (Hà Nội) nói: "Tôi thích xe đạp. Tại Việt Nam, đi xe đạp dễ di chuyển hơn, được ưu tiên hơn.
Khi đi xe đạp, tôi cũng không phải lo mất hàng giờ đồng hồ đứng dưới trời nắng chang chang chờ tới lượt xe mình được đổ xăng nữa. Quan trọng nhất là, bạn bè tôi cũng thế, cũng đi xe đạp như tôi và tôi muốn giống như họ".
Không chỉ các siêu thị xe đạp "hút" khách, mà ngay cả những đại lý chuyên mua bán xe đạp cũ cũng "ăn nên làm ra" trong những ngày này.
Ông Đ, một cán bộ thuộc Viện dinh dưỡng quốc gia cho hay: "Tôi vừa chọn được một chiếc xe đạp cũ khá ưng ý mà giá chỉ bằng một nửa so với giá xe mới. Có chiếc xe đạp này, tiết kiệm được bao nhiêu chi phí từ tiền xăng cộ, tiền bảo dưỡng, sửa chữa tới phí gửi xe".
Cùng với việc người dân đổ xô đi mua xe đạp trong những ngày gần đây, dịch vụ sửa chữa xe đạp cũng nở rộ hơn bao giờ hết.
Ông Tú (Sài Đồng, Long Biên, HN) nói: "Hôm qua tôi lôi cái biển "sửa chữa xe đạp" của mình ra treo lại. Lâu lắm rồi mới thấy người ta đi xe đạp nhiều đến vậy. Việc sửa chữa xe đạp từng là "cần câu cơm" của vợ chồng tôi từ 5 - 10 năm trước đây, nhưng giờ chỉ là nghề phụ, đi kèm với việc bán trà đá mà thôi".
Bên cạnh việc chuyển sang đi xe đạp, một số bà nội trợ còn rủ nhau ra các chợ đầu mối mua thực phẩm giá rẻ dự trữ cho cả tuần nhằm tiết kiệm chi phí thời bão giá.
Khi đi xe đạp, tôi cũng không phải lo mất hàng giờ đồng hồ đứng dưới trời nắng chang chang chờ tới lượt xe mình được đổ xăng nữa. Quan trọng nhất là, bạn bè tôi cũng thế, cũng đi xe đạp như tôi và tôi muốn giống như họ".
Không chỉ các siêu thị xe đạp "hút" khách, mà ngay cả những đại lý chuyên mua bán xe đạp cũ cũng "ăn nên làm ra" trong những ngày này.
Ông Đ, một cán bộ thuộc Viện dinh dưỡng quốc gia cho hay: "Tôi vừa chọn được một chiếc xe đạp cũ khá ưng ý mà giá chỉ bằng một nửa so với giá xe mới. Có chiếc xe đạp này, tiết kiệm được bao nhiêu chi phí từ tiền xăng cộ, tiền bảo dưỡng, sửa chữa tới phí gửi xe".
Cùng với việc người dân đổ xô đi mua xe đạp trong những ngày gần đây, dịch vụ sửa chữa xe đạp cũng nở rộ hơn bao giờ hết.
Ông Tú (Sài Đồng, Long Biên, HN) nói: "Hôm qua tôi lôi cái biển "sửa chữa xe đạp" của mình ra treo lại. Lâu lắm rồi mới thấy người ta đi xe đạp nhiều đến vậy. Việc sửa chữa xe đạp từng là "cần câu cơm" của vợ chồng tôi từ 5 - 10 năm trước đây, nhưng giờ chỉ là nghề phụ, đi kèm với việc bán trà đá mà thôi".
Bên cạnh việc chuyển sang đi xe đạp, một số bà nội trợ còn rủ nhau ra các chợ đầu mối mua thực phẩm giá rẻ dự trữ cho cả tuần nhằm tiết kiệm chi phí thời bão giá.
Xe đạp 200 triệu/chiếc: Có tiền chưa chắc đã mua được
Một chiếc xe đạp giá bằng cả một chiếc ôtô, chuyện nghe tưởng đùa nhưng nếu đi ngoài đường chỉ cần tinh ý một chút là có thể bắt gặp.
Tuy nhiên, muốn mua những chiếc xe siêu đắt từ 200 triệu trở lên cũng không hề đơn giản vì số lượng của chúng có hạn chứ không phải cứ có tiền là mua được.
"Chỉ có những chiếc xe phổ thông mới được làm đại trà, còn những chiếc xe siêu đắt thì các hãng chỉ sản xuất với số lượng hạn chế để đảm bảo đó là hàng độc và cũng là thương hiệu của họ nữa. Cũng giống như Rolls-Royce vậy, họ có sản xuất nhiều đâu mà vẫn rất nổi tiếng", anh Trần Quốc Tuấn, chủ cửa hàng xe đạp thể thao trên phố Yên Phụ (Hà Nội) chia sẻ.
Theo anh Tuấn, những người chơi xe đạp có giá đến cả trăm triệu đồng không hiếm nhưng đó thường là các đại gia còn dân chơi xe bình thường thì chỉ đặt mua những chiếc có giá khoảng... vài chục triệu.
"Xe đạp cũng là một niềm đam mê, một thú chơi khá tốn kém vì hiện giờ những chiếc xe đạp tốt, "bèo" nhất cũng phải từ 9, 10 triệu trở lên, rồi còn sắm đồ, phụ kiện cho nó nữa. Mà ai chơi xe một thời gian lại chả muốn nâng cấp lên, nhiều người còn có đến vài chiếc".
Những chiếc xe đạp đắt tiền được người Việt lựa chọn chủ yếu của các hãng xe có tiếng trên thế giới như Treck, Canondale, Hummer, Colnago... Tất cả đều được nhập khẩu 100% từ khung vành cho tới từng con ốc. Nếu khách hàng muốn mua những chiếc có giá khoảng vài chục triệu thì có thể xem hàng trực tiếp còn cao cấp hơn nữa thì phải đặt hàng qua trang web của những hãng xe sau đó họ sẽ gửi về.
Mua phụ tùng cho xe đạp cũng chóng mặt
Trên thị trường hiện nay hàng nhái có giá rẻ hơn rất nhiều nhưng anh Tuấn cũng đảm bảo "nếu đi thử hàng xịn về sẽ muốn vứt quách cái xe hàng nhái của mình đi ngay" bởi mỗi chiếc xe không phải chỉ đơn giản ở mặt thẩm mỹ bên ngoài mà nó còn là sự kết hợp tinh tế của từng chi tiết, từng bộ phận mà phải sử dụng thì mới có thể cảm nhận được.
Phụ tùng đi kèm theo xe chẳng hề rẻ vì tất cả đều được nhập ngoại hết. Nếu không phải dân chơi xe chắc chẳng ai nghĩ những chiếc xe đạp này lại có thể được gắn hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS hay có cả màn hình cảm ứng ở phía trước như một chiếc máy tính mini với rất nhiều chức năng khác nhau. Nhiều khi chỉ riêng những phụ tùng đi kèm này cũng có giá tương đương với cả một chiếc xe. "Biết làm sao được, đó là niềm đam mê mà, đam mê nào mà chả phải tốn kém" - anh Tuấn chia sẻ.
Từng là vận động viên, rồi là huấn luyện viên đội tuyển xe đạp của Hà Nội và Quốc gia nên anh Tuấn cho rằng việc bảo dưỡng xe đạp định kỳ là rất quan trọng, có khi phải bảo dưỡng thường xuyên hơn xe máy.
Những chiếc xe đạp này được thiết kế để đi với tốc độ khá cao do đó luôn phải đảm bảo các bộ phận kết hợp với nhau một cách hoàn hảo nhất nếu không khi xảy ra sự cố sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy chẳng có cách nào khác hơn là phải thường xuyên bảo dưỡng, thường là 3 tháng một lần. "Với lại bỏ một đống tiền ra mua chiếc xe đắt như vậy chả ai lại muốn nó nhanh xuống cấp cả".
Những chiếc xe đạp có giá trị bằng một chiếc xe máy, thậm chí bằng giá một chiếc ôtô, đã bắt đầu được người dân đô thị ưa chuộng. Có người chơi vì sở thích, có người đạp xe để cải thiện sức khoẻ, lại có cả người đạp xe để chữa bệnh. Xe đạp cao cấp nhập khẩu với các thương hiệu lớn như Bull, Foscus (Đức), Scott, Trek (Mỹ), Giant (Đài Loan)... Giá 10 - 65 triệu đồng/chiếc đối với dòng xe dành cho dân công sở đạp vận động thể dục, thay vì "bị động" trên xe gắn máy, xe dáng thể thao. Dòng xe này, chủ yếu được mua và bán theo hai cách, một là mua nguyên chiếc từ các hãng nước ngoài, hai là nhờ chuyên gia tư vấn lắp ráp theo từng phụ kiện.
Những người mới tập chơi xe đạp nên chọn cách mua nguyên chiếc bởi các hãng có uy tín đều đã tính toán rất kỹ cho từng chi tiết, của xe, đáp ứng được nhu cầu vận động chuẩn. Còn dân thể thao có am hiểu hoặc vận động viên chuyên thì mới chọn cách mua xe lắp ráp theo chỉ định. Xe đạp cao cấp thường trọng lượng không được quá 13kg - xe càng đắt tiền, trọng lượng càng nhẹ.
Ông Bùi Đức Hùng, chủ một cửa hàng xe đạp ở quận 10 chỉ tay vào một chiếc và cho biết, "khung sườn của nó làm bằng carbon, nhẹ chỉ 770g, toàn xe cũng chỉ nặng có 7kg, giá 200 triệu đồng và đã có một giám đốc khách sạn đặt mua".
Ông T. làm ở toà án nhân dân quận 1 chia sẻ, nếu không nhờ có chiếc xe đạp cao cấp do đứa cháu gửi về cách đây mười năm và phải tập luyện theo chỉ định thì "có lẽ khó lòng vượt qua căn bệnh tiểu đường týp 3 và sống đến ngày hôm nay".
Ông L. tổng giám đốc một công ty ở Bình Thạnh được bác sĩ chẩn đoán: gai cột sống, khuyên nên mua xe đạp tập thể dục. Ông mua xe đạp thể thao khoảng 5 triệu đồng về tập, nhưng bệnh không bớt mà ngày càng trầm trọng. Theo tư vấn của bác sĩ, ông L. đã chọn một xe đạp cao cấp và có hiệu quả bởi nó được lựa chọn theo thể hình và vóc dáng của người sử dụng.
Trên là hai mẩu chuyện mà ông Đức Hùng kể, bởi nó giống như đôi giày, áo quần. Chẳng hạn, cao từ 1,5 - 1,65m thì chỉ nên chọn những chiếc có ký hiệu quy định cỡ từ 15 - 16 (tương ứng ký hiệu S trong quần áo); còn cao 1,7m - 1,85m thì chọn cỡ 18 - 21 (tương ứng M, L và XL)... Dù người mua là đối tượng nào thì đều phải chọn đúng, nếu không sẽ tạo nên những động tác đạp xe sai tư thế, gây đau lưng, mỏi tay hoặc đạp thiếu lực.
Theo bà Kim Hồng, quản lý cửa hàng xe đạp Kim Hồng ở quận 7 thì việc chăm sóc và bảo dưỡng xe đạp cũng khó khăn hơn nhiều. Ví dụ như thay vỏ - ruột xe thì phải là hàng chuyên dụng, nhập khẩu trực tiếp, và ít có trên thị trường... Niềng nhôm cao cấp nếu dùng các công cụ nạy vỏ không đúng cách có thể làm cong vênh buộc phải thay với giá vài triệu đồng/cặp. Những loại xe đạp cao cấp sử dụng thắng đĩa thì phải có quy trình kiểm tra, châm dầu định kỳ. Đặc biệt các cửa hàng kinh doanh còn phải kiêm dịch vụ chăm sóc và bảo dưỡng định kỳ cho xe như: rút căm, kiểm tra, vô dầu mỡ, hệ thống đĩa, sên, đề...
Những người mới tập chơi xe đạp nên chọn cách mua nguyên chiếc bởi các hãng có uy tín đều đã tính toán rất kỹ cho từng chi tiết, của xe, đáp ứng được nhu cầu vận động chuẩn. Còn dân thể thao có am hiểu hoặc vận động viên chuyên thì mới chọn cách mua xe lắp ráp theo chỉ định. Xe đạp cao cấp thường trọng lượng không được quá 13kg - xe càng đắt tiền, trọng lượng càng nhẹ.
Ông Bùi Đức Hùng, chủ một cửa hàng xe đạp ở quận 10 chỉ tay vào một chiếc và cho biết, "khung sườn của nó làm bằng carbon, nhẹ chỉ 770g, toàn xe cũng chỉ nặng có 7kg, giá 200 triệu đồng và đã có một giám đốc khách sạn đặt mua".
Dù chiếc xe này nhập khẩu từ Mỹ giá 26 triệu đồng nhưng phải chọn thích hợp với tầm vóc cơ thể mới đạt hiệu quả tốt cho vận động. |
Ông L. tổng giám đốc một công ty ở Bình Thạnh được bác sĩ chẩn đoán: gai cột sống, khuyên nên mua xe đạp tập thể dục. Ông mua xe đạp thể thao khoảng 5 triệu đồng về tập, nhưng bệnh không bớt mà ngày càng trầm trọng. Theo tư vấn của bác sĩ, ông L. đã chọn một xe đạp cao cấp và có hiệu quả bởi nó được lựa chọn theo thể hình và vóc dáng của người sử dụng.
Trên là hai mẩu chuyện mà ông Đức Hùng kể, bởi nó giống như đôi giày, áo quần. Chẳng hạn, cao từ 1,5 - 1,65m thì chỉ nên chọn những chiếc có ký hiệu quy định cỡ từ 15 - 16 (tương ứng ký hiệu S trong quần áo); còn cao 1,7m - 1,85m thì chọn cỡ 18 - 21 (tương ứng M, L và XL)... Dù người mua là đối tượng nào thì đều phải chọn đúng, nếu không sẽ tạo nên những động tác đạp xe sai tư thế, gây đau lưng, mỏi tay hoặc đạp thiếu lực.
Theo bà Kim Hồng, quản lý cửa hàng xe đạp Kim Hồng ở quận 7 thì việc chăm sóc và bảo dưỡng xe đạp cũng khó khăn hơn nhiều. Ví dụ như thay vỏ - ruột xe thì phải là hàng chuyên dụng, nhập khẩu trực tiếp, và ít có trên thị trường... Niềng nhôm cao cấp nếu dùng các công cụ nạy vỏ không đúng cách có thể làm cong vênh buộc phải thay với giá vài triệu đồng/cặp. Những loại xe đạp cao cấp sử dụng thắng đĩa thì phải có quy trình kiểm tra, châm dầu định kỳ. Đặc biệt các cửa hàng kinh doanh còn phải kiêm dịch vụ chăm sóc và bảo dưỡng định kỳ cho xe như: rút căm, kiểm tra, vô dầu mỡ, hệ thống đĩa, sên, đề...
Cổ tức “khủng”
Công ty CP cơ khí và khoáng sản Hà Giang (HGM) tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1 năm 2011 với tỷ lệ 50% và chuẩn bị thanh toán cổ tức đợt 2.2011 thêm 30% nữa. Mức chia cổ tức tổng cộng đến 80% này có thể được xem là dẫn đầu trong số các DN đang niêm yết trên 2 sàn chứng khoán. Kém hơn một chút nhưng cũng ở mức “khủng” là Công ty CP CNG Việt Nam (CNG) với mức chia cổ tức năm 2011 là 70%, trong đó 60% được trả bằng tiền mặt và 10% trả bằng cổ phiếu. Tương tự, Công ty CP sản xuất kinh doanh XNK Bình Thạnh (GIL) chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 60%; Công ty CP công viên nước Đầm Sen (DSN) chia 52%... Một số DN khác trả cổ tức ở mức 30 - 40%/năm. Đó là những tín hiệu tích cực trong tình hình kinh tế năm qua khá nhiều khó khăn. Nhìn chung, những DN trả cổ tức ở hàng “top” kể trên đều có kết quả kinh doanh khá, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) cao và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt trên 8.000 đồng trở lên. Thông tin cổ tức cao đã được các cổ đông đón nhận khá phấn khởi. Nhờ đó, giá cổ phiếu của các công ty này ổn định cả trong những thời điểm thị trường suy giảm. Chưa kể một số DN còn mạnh dạn tạm ứng cổ tức năm 2012 sau khi kết thúc quý 1 vừa qua.
Công ty công viên nước Đầm Sen là một trong những DN trả cổ tức năm 2011 khá cao - Ảnh: D.Đ.Minh |
Cổ tức cao đang là một tiêu chí quan trọng để các nhà đầu tư (NĐT) xem xét, nhất là khi lãi tiền gửi ngân hàng đã giảm về 12%/năm. Chẳng hạn với cổ phiếu DSN, nếu mua giá khoảng 29.000 đồng/cổ phiếu hiện nay, tỷ suất cổ tức được chia tương đương 18%/năm. Tất nhiên các NĐT sẽ phải cân nhắc kỹ những rủi ro như giá bị giảm, thanh khoản kém...
Ông Nguyễn Hoàng Long - TGĐ Công ty chứng khoán Âu Việt - nhận xét việc một số DN trả cổ tức năm 2011 bằng tiền mặt với tỷ lệ cao là điều đáng mừng cho cổ đông nói riêng và thị trường nói chung. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng phải bình tĩnh để xem xét bởi chưa vội lạc quan quá mức ở thời điểm hiện nay. Theo ông, phần lớn các DN tại Đại hội cổ đông năm 2012 vừa qua vẫn nhận định còn gặp nhiều khó khăn về vốn, khó khăn về thị trường tiêu thụ. Vì vậy NĐT cần phải xem xét DN có doanh thu và lợi nhuận ổn định hay không. Bởi cái gì tăng đột biến, kể cả cổ tức thì cũng phải xem lại từ gốc. Không loại trừ có những DN cố chiều lòng một số cổ đông đã chia cổ tức cao dù đang thiếu vốn hoạt động...
Số lượng DN trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao nói trên không nhiều trong số hơn 720 DN đang niêm yết trên TTCK. Tuy nhiên, đó là những điểm sáng đáng ghi nhận. Một chuyên gia tài chính tại TP.HCM nhận định việc chia cổ tức cao có ý nghĩa quan trọng trong thời điểm này, bởi sẽ làm tăng niềm tin của NĐT vào thị trường, thu hút thêm nguồn vốn mới từ ngân hàng đổ vào thị trường.
10 doanh nghiệp 'rủng rỉnh' tiền mặt nhất
MSN, DPM, PVS, HAG, FPT, VNM, PVT, PET, PPC, VCG có số dư tiền mặt cuối quý III trên 1.000 tỷ đồng.
10 doanh nghiệp có số dư tiền mặt và tương đương tiền nhiều nhất trong quý III. |
'Tiền mặt là vua' trong thời điểm các kênh đầu tư đều hẹp cửa kiếm lãi, kèm theo rủi ro mất giá cao. Bên cạnh là một tài sản an toàn trong lúc khủng hoảng nợ hiện nay, tiền mặt còn là cơ hội cho doanh nghiệp chớp thời cơ kinh doanh những mảng tạo lợi nhuận cao so với những doanh nghiệp có lượng tài sản lớn nhưng nằm ở dạng khác.
Thống kê theo Báo cáo tài chính kết thúc quý III/2011 của hơn 600 doanh nghiệp, chỉ có 10 doanh nghiệp có dư tiền cuối quý III/2011 trên 1.000 tỷ đồng là MSN, DPM, PVS, HAG, FPT, VNM, PVT, PET, PPC, VCG. Doanh nghiệp có số dư tiền mặt nhiều nhất là MSN. Số dư tiền của MSN cuối 2 quý gần đây đều đạt trên 7.200 tỷ đồng. Có thể nói, số dư này khá cao đối với một doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu hơn 5.000 tỷ đồng như Masan.
Số dư tiền của DPM cũng không nhiều đột biến. Từ đầu năm 2010 đến nay, cuối quý nào DPM cũng có khoản dư tiền và tương đương tiền trên 1.500 tỷ đồng. Cuối quý III/2011, DPM có số dư 4.554 tỷ đồng.
Trong ‘top 10’ doanh nghiệp dư tiền nhiều nhất, khoản dư gần 2.000 tỷ đồng của VNM đáng chú ý nhất. Cuối các quý từ đầu năm 2010 đến nay công ty chưa từng có khoản dư tiền lớn như cuối quý III/2011. Khoản dư tiền này là khá cao trong bối cảnh công ty đã hoàn thành nghĩa vụ chi hơn 740 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền từ cuối quý III/2011.
Bên cạnh những doanh nghiệp có dư tiền mặt lớn trên, nhiều doanh nghiệp có số dư tiền trên 500 tỷ đồng là PGD, PHR, TRC, PVD, GMD, DPR, HPG, PVX, VIC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Có ý kiến gì không?