Câu được cá trê khổng lồ nặng gần 90kg
Một người đàn ông tên là John Whittaker, 45 tuổi vừa mới câu được con cá trê khổng lồ có trọng lượng lên tới 84kg trên sông Ebro chảy qua thành phố Zaragoza, Tây Ban Nha.Ông John Whittaker câu được chú cá khổng lồ này trong một kì nghỉ. Cùng đi với ông còn có 2 người bạn khác là Dave Watkins và Nick Duffield nhưng họ đã sớm hết kiên nhẫn sau một ngày chờ đợi và tìm tới quán rượu gần đó để giải sầu.
Ông John Whittaker cho biết, ông phải nhờ tới sự giúp đỡ của một thợ câu cá chuyên nghiệp mới có thể khống chế được chú cá da trơn khổng lồ này lên khỏi mặt nước. Hai người bạn của ông đã không có cơ hội được chứng kiến.
Ông John Whittaker và chú cá khổng lồ nặng 84kg |
Phải nhờ tới sự giúp đỡ của một hướng dẫn câu cá mới có thể khống chế được chú cá khổng lồ da trơn này |
Mới đây, một người đàn ông có tên Chris, 35 tuổi, người Anh đã bắt được con cá trê bạch tạng có trọng lượng lên tới 88,2 kg và dài 2,4m tại sông Ebro, gần Barcelona.
Anh Chris cũng phải nhờ tới sự giúp đỡ của hai người bạn câu khác nữa mới có thể nâng chú cá khổng lồ này lên trên mặt nước để chụp ảnh lưu niệm, rồi quyết định phóng sinh nó trở lại dòng sông một cách an toàn.
Chú cá trê bạch tạng khổng lồ do anh Chris câu được hôm cuối tháng 7 |
Vào tháng 10 năm ngoái, một ngư dân tại Anh cũng đã từng bắt được con cá da trơn nặng 87kg ở vùng Wandsworth, phía nam London. Hiện kỷ lục thế giới của cá da trơn khổng lồ là con cá da trơn nặng 293 kg từng được bắt tại sông Mekong, Thái Lan vào năm 2005.
Vượt rừng đi 'săn' sơn nữ 'tắm tiên'
Những bộ quần áo được trút bỏ một cách nhẹ nhàng, mái tóc dài đen huyền búi lên cao, thân hình tuyệt mỹ của các sơn nữ dân tộc từ từ chìm dần xuống dòng suối tinh khiết.Tìm sơn nữ tắm tiên ở những miền ký ức
Với người bình thường hẳn đã là kỳ thú, với những người ham thích phiêu lưu, khám phá thì được một lần chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của các sơn nữ “tắm tiên” quả là một niềm hạnh phúc.
Mỗi buổi chiều tà, khi ánh hoàng hôn vừa tắt, những cô gái dân tộc lại túm năm tụm ba rủ nhau ra những con suối để xua đi những bụi bẩn sau một ngày lên nương làm việc vất vả.
Những bộ quần áo được trút bỏ một cách nhẹ nhàng, mái tóc dài đen huyền búi lên cao, thân hình tuyệt mỹ của các sơn nữ dân tộc từ từ chìm dần xuống dòng suối tinh khiết. Làn da trắng ngần nhấp nhô, huyền ảo trong làn nước mát lạnh trong xanh của núi rừng khiến các cô gái như những tiên nữ trong bức tranh thủy mặc.
Những hình ảnh tuyệt đẹp về tục "tắm tiên" của các sơn nữ
Những con đường được nối dài đến các xóm, bản miền núi, tiếng xe máy gào rú chạy ầm ầm qua các con suối, các tour du lịch đưa những đoàn khách thăm quan từ đồng bằng ồ ạt đổ bộ lên miền sơn cước. Những con người xa lạ, hiếu kì khiến những “tiên nữ” không còn cảm giác an toàn. Thay vì ra những bến tắm như trước đây, họ múc nước về nhà, tìm những nơi thật kín đáo để tắm nhằm lẩn trốn những ánh mắt tò mò.
Những phong tục tập quán độc đáo đang dần phôi pha, chìm vào quên lãng. Bây giờ để tìm được nơi có những sơn nữ tắm tiên quả là một điều cực kỳ hiếm hoi.
Lần mò theo những dấu vết của những bức ảnh chụp thiếu nữ tắm tiên tôi tìm đến những dòng suối của người dân tộc ở bản Bến Thân Đồng Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ, để mong được tận mắt thấy lại vẻ đẹp huyền thoại của các sơn nữ.
Bản Bến Thân nằm cách trung tâm huyện Tân Sơn, Phú Thọ hơn 40km, bản nằm trên cao nên đường đi đều là những con dốc cao ngoằn nghèo xuyên qua các cánh rừng rậm ẩm ướt.
Rất nhiều những nhiếp ảnh gia đã từng lặn lội đến đây và chụp được những bức ảnh để đời về vẻ đẹp tắm tiên của các cô gái miền sơn cước. Những dòng suối ở đây vẫn trong suốt và chảy không ngừng, nhưng không biết các sơn nữ liệu có còn tắm tiên ở đây.
Bãi tắm giờ chỉ có người đi giặt quần áo chứ không còn sơn nữ "tắm tiên"
Đến lúc chiều tối, bắt đầu có rất nhiều sơn nữ ra suối nhưng họ không ra tắm mà ra chỉ để giặt quần áo bẩn thay ra khi tắm ở nhà, ngồi thêm một lúc thì tôi đành phải ra về vì trời đã tối om, dù có tiên nữ đi tắm cũng không thể chụp được nữa.
Đi vào trong bản Bến Thân tôi tìm gặp trưởng bản Lý Văn Seng để hỏi chuyện thì được ông cho biết: “Trước đây cả cái bản Bến Thân này từ người già đến trẻ nhỏ, từ nam đến nữ cứ buổi chiều là ra suối tắm, nhưng từ 3 năm nay thì chuyện đi tắm suối đã không còn nữa, hầu hết mọi người đều tắm ở nhà, chỉ có ít người đàn ông đi làm tiện qua suối thì nhảy xuống cho mát mẻ rồi về nhà mà thôi”.
Khi tôi hỏi vì sao nét đẹp truyền thống đó không được gìn giữ, trưởng bản cười tủm tỉm nói: “Từ hồi làm đường, với bản có điện, nhiều người dưới xuôi bắt đầu lên đây làm ăn, lâu dần bản cũng tấp nập người đi lại, nhiều người đi tắm suối cởi đồ hay bị người lạ nhìn thấy rồi họ sẵn máy móc lôi ra quay phim, chụp ảnh cười ầm ĩ với nhau nên các cô gái trong bản sợ không dám đi tắm tiên nữa mà thường mang nước về tắm tại nhà”.
Ông trưởng bản cũng cho tôi biết thêm: “Nếu nhà báo muốn tìm sơn nữ tắm tiên bây giờ chỉ có cách đi xuyên qua rừng quốc gia Xuân Sơn, tìm vào xóm người Mường, người Dao ở Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ, thì có lẽ vẫn còn, vì đường vào đó chưa làm hết. Các hộ dân hầu như vẫn sống biệt lập, ít giao lưu với thế giới bên ngoài.”
Câu nói của ông khiến tôi đang như kẻ lạc lối giờ tìm ra con đường đi đúng hướng. Chào tạm biệt ông, tôi đi xe hướng về Xuân Sơn nơi giáp ranh giữa Sơn La và Hòa Bình để tìm cho kỳ được dòng suối vẫn còn lưu giữ nét đẹp tắm tiên của các cô gái miền sơn cước.
Con đường đi qua rừng quốc gia Xuân Sơn kéo dài gần 30km, xe đi phải cài số 1 mới đi lên được những đoạn dốc gần như thẳng đứng, trong rừng lại rất nhiều vắt, chỉ cần đỗ xe lại một lúc thôi là sẽ bị những sinh vật này hút máu.
Càng đi sâu vào tận cùng xã Xuân Sơn, đường càng thêm heo hút, nhiều đoạn đường nước suối chảy tràn lên chắn ngang đường, ngập đến nửa bánh, đi không vững tay lái dễ bị cuốn trôi cả người lẫn xe xuống vực như chơi.
Qua sự hỏi thăm người dân nơi đây, họ cho tôi biết đúng là ở Xuân Sơn người dân vẫn giữ được tục đi tắm suối, nhưng phải đi vào nơi heo hút nhất của xã là bản Cỏi mới có thể được chiêm ngưỡng cảnh các cô gái chập chiều nô đùa dưới dòng nước suối trong xanh mát lạnh…
Đổ cả đống vàng ròng vì tưởng...rác
Một người đàn ông Australia đã mang cả đống nữ trang trị giá khoảng hơn 53.000 USD của vợ vứt ra ngoài đường vì tưởng đó là...rác.Geoff người Australia đang khẩn thiết nhờ cậy cơ quan chức năng địa phương cố gắng "lục tung" những đống rác nếu có thể, với mong muốn tìm ra cho anh số nữ trang trị giá hơn 53.000 USD của vợ anh. Tuy nhiên, hi vọng tìm thấy là rất thấp, vì mỗi tuần, người dân vùng Sunshine của Australia xả ra hàng nghìn tấn rác.
Ảnh minh họa (Asiaone) |
Geoff cho biết: “Chúng tôi tiến hành thu dọn để chuẩn bị chuyển nhà. Tôi bảo các con thu gom tất cả rác rưởi trong nhà để đổ đi, số nữ trang trên đựng trong túi nhựa, và vì thế tôi đã vô tình ném nó vào thùng rác di động ngoài đường hồi tuần trước".
Biết chuyện, vợ anh đang ở nơi làm việc gọi điện về "như điên dại" và quát anh ầm ĩ.
Được biết, nữ trang tưởng là rác bao gồm nhiều vòng đeo tay, lắc chân và các thỏi vàng nguyên chất.
Dân xôn xao với ụ mối trên mộ hình đầu người
Dư luận lại một lần nữa xôn xao vì ụ mối hình đầu người trên một nấm mộ tại thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, Hòa Vang, Đà Nẵng.Nhiều ngày qua, hàng trăm người dân đã đổ về thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, Hòa Vang, Đà Nẵng để tận mắt nhìn thấy một ụ mối hình đầu người trên một nấm mộ.
Trước đó, trên ngôi mộ ông Nguyễn Hữu Cổ (thôn Phú Sơn Nam) cũng xuất hiện một ụ đất có hình mặt người với đầy đủ mắt, mũi, miệng… giống như khuôn mặt một ông già. Một đồn mười mười đồn trăm, dòng người kéo đến chứng kiến ụ mối này ngày càng đông. Sự việc này gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự trong khu vực.
Ụ mối hình mặt người ở Đà Nẵng (Nguồn: Dân trí) |
Được biết, ngôi mộ của ông Cổ đã chôn cất ở đây mấy chục năm nay, sau đó, người thân của ông đã xây dựng lại ngôi mộ này bằng xi măng. Cách đây vài tháng, người dân thấy một ụ mối bắt đầu hình thành trên nấm mộ này nhưng gần một tháng nay, ụ mối mới bắt đầu hình thành khuôn mặt giống như một người già.
Tuy nhiên, theo nguồn tin của báo Công an Đà Nẵng, nhiều cụ già trong thôn cho biết, ụ mối này đã có từ lâu nhưng thời gian gần đây, do một số trẻ nhỏ nghịch ngợm "tô điểm" cho nên mới trông giống mặt người.
Trước đó, vào đầu tháng 7/2010, hàng ngàn người dân cũng đã đổ xô về một khu rẫy cao su ở xã An Điền, huyện Bến Cát, Bình Dương để xem một gò đất có hình “tượng Phật”. Theo nhiều người dân sống ở đây, khối đất có hình “tượng Phật” trên chỉ là một ụ mối đã có từ lâu.
Ông Lê Thành Nhơn, bí thư Huyện ủy Bến Cát cũng khẳng định “Thực tế đó chỉ là những ổ mối và ổ trùn nhưng nhiều người tưởng tượng rồi đồn thổi”. Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn gây sự tò mò cho nhiều người hiếu kỳ.
Ụ mối hình tượng phật ở Bình Dương (Nguồn: Bưu điện Việt Nam) |
Để bảo đảm an ninh trật tự, tránh hiện tượng mê tín, chính quyền địa phương đã kết hợp với văn phòng Hội Phật giáo Bến Cát di dời khối đất trên về chùa Long Hưng Cổ Tự, xã Tân Định, Bến Cát.
Sau khi được đưa về chùa, hàng nghìn người vẫn ùn ùn kéo đến… chiêm bái và đã xảy ra nhiều hệ lụy biến tướng, mê tính dị đoan cũng như “đẻ” ra nhiều dịch vụ “ mua thần bán thánh”…Do đó, chiều 2/7, chính quyền địa phương huyện Bến Cát đã tiếp tục đưa gò mối đi nơi khác.
Chuyện phụ nữ ngẩn ngơ bỗng hóa "thánh"
Có nhiều phụ nữ nghèo khổ, ngẩn ngơ bỗng tự nhận mình là "thánh cô", thánh nữ" giáng trần có khả năng siêu nhiên, chữa trị bách bệnh dưới các hình thức khác nhau. Thế nhưng, những chiêu lừa của họ cuối cùng cũng bị vạch trần và bị chính quyền xử lý."Tiên nữ giáng trần" ở Tây Ninh bị tâm thần
Chiều 27/8 vừa qua, UBND xã Cầu Khởi, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh đã cảnh cáo trước dân đối tượng Nguyễn Kim Hà (tự Bé Năm, 42 tuổi, ở xã Cầu Khởi) về hành vi tuyên truyền hoạt động mê tín dị đoan. Ngoài ra, đối tượng Hà còn bị phạt hành chính 1,5 triệu đồng.
Cách đây vài năm, do làm ăn thua lỗ, mắc nợ không có khả năng chi trả, bà Hà bị chủ nợ thường xuyên đến nhà đòi nợ và kiện lên UBND xã. Từ đó, bà Hà có dấu hiệu bệnh tâm thần, được gia đình đưa đi chữa trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Sau đó, bà Hà lâm vào trạng thái hoang tưởng, tự xưng là "tiên nữ út" của... Phật Bà Quan Thế Âm từ trời đầu thai xuống hạ giới chữa bệnh, cứu nhân độ thế.
Đối tượng Nguyễn Kim Hà đọc bản cam kết sẽ không tái phạm hoạt động tôn giáo tín ngưỡng trái phép (Nguồn: Tây Ninh Online) |
Theo lời bà Hà, bà được giao nhiệm vụ xuống trần gian để lập ra một đạo mới . Bà Hà thu nạp ông Nguyễn Văn Á, một người bị bệnh gút đã tìm đến chữa bệnh, làm trợ lý và đặt cho pháp danh Lý Tịnh. Cháu nội của ông Á mới 12 tuổi cũng gia nhập môn phái, được đặt pháp danh là Na Tra. Có một người đàn ông ngoài 70 tuổi cũng tự xưng là Đại Thánh chung sức với bà Hà sáng lập “giáo phái” mới có tên “Cao Đài đại đạo tứ kỳ phổ độ". Bà Hà còn rao giảng, từ nay đến cuối năm, loài người sẽ bị diệt vong bởi một căn bệnh gây lở loét hết mặt mày, tay chân. Những ai gia nhập đạo sẽ được đức mẹ che chở, phù hộ; nếu không sẽ bị bệnh mà chết.
Không những truyền đạo trái pháp luật, bà Hà còn trị bệnh bằng phương pháp hết sức kỳ lạ. Bà Hà bắt người đến chữa bệnh phải mặc trang phục riêng (đàn ông mặc đồ trắng, đội mũ đen, đàn bà mặc áo màu vàng, đội khăn the màu vàng). Để trị bệnh, bà Hà buộc người bệnh đứng dưới nắng đọc kinh và uống chén nước giếng. Theo lời bà Hà, sau khi uống nước, các bệnh nhân cúng lễ vào các ngày mùng 8, 18, 28 (âm lịch) hàng tháng sẽ khỏi bệnh. Do tin tưởng “tiên nữ” này có thể chữa khỏi bệnh nên nhiều người đang trị bệnh tại các bệnh viện cũng tìm về đây chữa trị. Vào các ngày mùng 8, 18, 28 âm lịch, số người tập trung về nhà người đàn bà này lên đến hàng trăm người.
"Thánh cô" ở Quảng Ngãi chữa bệnh bằng... nước lã
Ngày 3/6 vừa qua, Thanh tra Sở Y tế Quảng Ngãi đã ra quyết định xử phạt hành chính “thánh cô” Phạm Thị Phương ( 41 tuổi, ở tổ 4, thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) với số tiền là 6,5 triệu đồng vì đã hành nghề khám chữa bệnh trái phép. Bà Phương cũng đã cam kết không tiếp tục hành nghề trái phép.
Sau khi lập gia đình cách đây khoảng 10 năm, bà Phương đi bán cá rồi chuyển sang nghề làm nhang. Tuy nhiên, cách đây vài tháng, bà Phương bỗng nhiên bỏ nghề và tự xưng là “thánh cô” để hành nghề khám và chữa bệnh trái phép cho người dân trong và ngoài tỉnh ở tại nhà riêng.
"Thánh cô" Phương kí nhận vào biên bản xử phạt hành chính (Ảnh: Giáo dục Việt Nam) |
Nơi khám chữa bệnh của "thánh cô" Phương là căn phòng rộng chừng 20m2. Người đến khám ngồi xếp hàng đợi, còn "thánh cô" Phương ngồi trên chiếc ghế salon khám. Người bệnh đến ngồi, quỳ hoặc đứng trước mặt "thánh cô" Phương và được "thánh cô" dùng tay xoa lên đầu, thổi và đọc câu "thần chú". Khám xong, "thánh cô" Phương vò mấy tờ vàng mã để trên bàn, bỏ vào chai nước lã, lắc đều rồi cho người bệnh uống. "Thánh cô" còn dùng lá vú sữa, ngô non, dâu tằm, cây vòi voi... để làm thuốc chữa bệnh.
"Thánh cô" nói không lấy tiền, bà chỉ làm để "cứu độ chúng sinh". Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân khi chữa xong đều đưa 20.000-100.000 đồng/lần. Theo như lời "thánh cô”, đó là lòng thành của khách để lo hương khói, hoa quả.
Thổi phì phò vào… di động
Trước đó, dư luận cũng từng xôn xao về việc bà Phạm Thị Kim Oanh (tên thường gọi là Tám Bin, trú Tổ dân phố 10, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) tự xưng là "Tôn Nữ Hoàng Anh" và tung tin mình được bề trên tu đắc đạo ở núi Ngũ Hành Sơn đã được 500 năm phái về trần gian "cứu nhân độ thế" chữa bệnh cho chúng sinh. Bà Oanh rao giảng rằng bà có thể chữa được bách bệnh, từ những bệnh thông thường cho đến những căn bệnh nan y vô phương cứu chữa.
Cách chữa bệnh của bà Oanh được nhiều người đồn thổi hết sức lạ lùng và kỳ bí. Bà chữa bệnh bằng cách khua chân múa tay, khấn vái, bấm lung tung và thổi phì phò vào chiếc điện thoại di động. Có bệnh nhân bị liệt được bà Oanh làm phép và cho uống một ca nước được rót ra từ bình nước để dưới chân bàn thờ. Bà Oanh làm phép chữa bệnh cho các bệnh nhân phải 2 lần chữa trở lên. Vì vậy, có người ở xa phải ở lại 3, 4 ngày để bà Oanh làm phép chữa bệnh.
Bà Phạm Thị Kim Oanh đang chữa bệnh bằng ĐTDĐ (Ảnh: Báo Công an Đà Nẵng) |
Thế nhưng, người dân địa phương không tin bà Oanh chữa được bệnh. Bởi bà ta có 1 người con trai là Nguyễn Thành Trung bị tai nạn giao thông dẫn đến mất trí nhớ, mặc dù gia đình đã chạy chữa bao nhiêu năm ở các bệnh viện nhưng Trung vẫn bị tâm thần. Nếu chữa được bách bệnh, tại sao bà Oanh không chữa cho con trai mình?
Trước khi tung tin được bề trên nhập vào, bà Phạm Thị Kim Oanh buôn bán trầu cau, nhang, đèn... Lúc ấy, bà cũng nói nhảm nhí, thấy ai cũng sấn vào coi tướng số, đường công danh, mồ mả cho họ, mặc dù họ chẳng yêu cầu.
Chữa bệnh bằng nguồn nước... giời ơi
Cách đây không lâu, người dân cũng xôn xao về việc bà Nguyễn Thị Điền (sinh năm 1960, trú tại thôn Bài Lâm Hạ, xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) có tài chữa bách bệnh bằng nguồn nước “thánh”. Đã có nhiều người đổ về điện thờ của “thánh nữ” trên để chữa bệnh.
Người bệnh đến chữa bệnh phải đóng một số tiền bắt buộc là 500.000 đồng. Sau một thời gian “hành đạo”, "thánh nữ" có 2 ngôi nhà vào loại lớn nhất nhì địa phương, một ở thôn Bài Lâm Hạ, xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa và một ngôi biệt thự 3 tầng lớn nhất huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình).
"Thánh nữ" Nguyễn Thị Điền tại ngôi điện thờ mang tên Hoàng Thiên Long (Ảnh: VietNamNet) |
Trước khi tự xưng “thánh nữ” chữa bệnh, sau một thời gian làm ăn thua lỗ, bà Điền đã bị ốm thập tử nhất sinh rồi đi đâu không ai rõ. Bẵng đi một thời gian, người dân địa phương thấy bà xuất hiện tại làng xóm với những biểu hiện bất thường..., rồi "hóa thánh". Hàng ngày, bà Điền ở nhà sáng tác thơ ca, rồi phô tô gửi đi khắp nơi tuyên truyền về cái gọi là đạo “tâm linh…". Những bài thơ đó được cho in thành sách mà bà vẫn gọi là “kinh sách”.
Sau khi viết xong “kinh sách”, bà cho lập điện thờ tại nhà với tên Hoàng Thiên Long, tổ chức lễ bái đọc “kinh” và rêu rao với thiên hạ: Có thể chữa khỏi cho những người bị mắc bệnh hiểm nghèo tại nhà bằng phương pháp... tâm linh và uống “nước thánh”!?
Rắn hổ chúa kêu cứu vì... đại gia
Tuy không còn ầm ĩ như trước nhưng không vì thế mà cái thú ẩm thực, uống rượu ngâm rắn hổ chúa để tráng dương bổ thận... của giới mày râu lắm tiền kém phần khốc liệt. Như những cơn sóng ngầm âm thầm nhưng dữ dội, chính thú ăn chơi không biết khi nào mới dứt này khiến "chúa tể" loài rắn... kêu trời, giống nòi đứng trước bến bờ tuyệt diệt!Tự tình của các… “hung thần”
Tại hầm rượu tư gia có hơn 100 bình rượu ngâm đủ thứ độc chiêu như hà nàm gấu (bào thai), hùng chưởng (tay gấu), pín cọp... ông Mai Ngạn, đại gia ngành gỗ ở quận 12 chỉ vào bình rượu đang ngâm con rắn hổ chúa trong thế ngóc đầu, phùng mang đầy đe dọa, khoe mẽ: "Qua mới mần nó tuần trước, nó nặng hơn 5 ký lô, giá 15 triệu đồng".
Vỗ vỗ vào bình rượu được giới nhà giàu xem là biểu tượng để khẳng định đẳng cấp, độ chịu chơi, cả tầm nhìn xa trông rộng "về già có mỹ tửu uống bổ gân bổ cốt", ông Ngạn cho biết, để có được con rắn chúa kia, ông phải đặt hàng, phải dằn cọc và đợi gần 1 tháng trời mới được toại ý. "Phải chờ bởi rắn hổ chúa trong tự nhiên rất hiếm, nếu có chỉ là những con be bé cỡ 1 - 2 ký lô trở lại. Những con từ 5 ký trở lên rất hiếm, muốn tóm được thợ săn phải lặn lội vào vùng rừng sâu, con này họ bắt ở tận biên giới Campuchia, khu vực rừng giáp ranh của huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước với biên giới nước bạn" – ông Ngạn, nhấn giọng.
Ông K. bạn làm ăn và cũng là người được ông Ngạn ưu ái mời đến thưởng thức bộ lòng rắn hổ chúa xào nhâm nhi với rượu pha máu, mật con vật, hồ hởi góp chuyện: "Con rắn này dài hơn 3m, đen trùi trũi. Vì là rắn hoang nên nó mạnh vô cùng. Để làm thịt, tay buôn phải đánh thuốc mê. Vậy mà lúc hắn chuẩn bị phanh thây lấy mật, ai dè nó tỉnh dậy ngóc đầu phùng mang, lúc đó ai nấy hoảng hồn tưởng tay kia tận số. Nhưng may là do máu ra nhiều quá, chưa kịp "gây án" thì chúa tể mãng xà đuối sức gục ngã".
Sau khi bị thợ săn bắt... |
Như ông Ngạn, ông K., nhiều quý ông mà chúng tôi tiếp cận trong các quán đặc sản ở khu vực miền Tây và TP Hồ Chí Minh tin rằng rắn hổ mang chúa là chúa tể của các loài rắn, vì chúng chuyên ăn rắn độc nên cơ thể chúng là kho dược liệu quý giá. Do đó uống rượu pha máu rồi nuốt mật rắn hổ chúa để sức khoẻ dồi dào, gân cốt khoẻ mạnh, giải độc… là mốt của các quý ông lắm tiền. Lại có người đồn rắn hổ chúa giao phối vào mùa xuân, lúc tiết trời mát lạnh, mỗi lần giao phối chúng thường quấn nhau xà nẹo, kéo dài cả tuần lễ mới buông ra, do đó lấy cái pín của rắn chúa ngâm rượu uống vào có tác dụng giúp các ông yếu thành mạnh, sức khỏe dẻo dai và chữa được chứng bệnh hiếm muộn?!
Mối nguy đang đến rất gần
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, trước đây rắn hổ chúa được bán rầm rộ tại nhiều nhà hàng chuyên đặc sản rừng ở TP Hồ Chí Minh. Sau này do bị lực lượng kiểm lâm "đánh mạnh" và do số lượng rắn không còn nhiều trong tự nhiên nên hoạt động mua bán không còn diễn ra công khai như trước nữa, người ta chỉ bán chúa tể mãng xà cho những khách hàng quen hoặc phải alô trước dằn cọc và kiên nhẫn chờ đợi mới được toại ý.
Liên lạc với một đầu nậu chuyên buôn rắn hổ chúa thông qua tay lái rắn di động tên Đông, chúng tôi tận mắt chứng kiến một cặp rắn hổ chúa đang bị nhốt trong lồng sắt, được ngụy trang trong chiếc thùng dựng tivi tại một ngôi nhà hoang ở quận 12. Tay buôn tên Hải cho biết, đây là cặp rắn vừa mới bắt được tại biên giới Campuchia và ra giá 40 triệu đồng. Nếu đồng ý, Hải sẽ đến tận nhà chế biến theo yêu cầu của khách.
“Rắn hổ mang chúa nuôi nhốt thì bát ngát nhưng rắn tự nhiên thì hiếm vô cùng” – Hải, nhấn giọng: “Nếu có thì cũng khó đến tay "thượng đế" vì kiểm lâm thường xuyên đi tuần nên rất khó tuồn hàng về thành phố, nhiều khi khách đặt hàng cả tháng mà vẫn cứ dài cổ chờ đợi”.
Rắn hổ mang chúa được các đầu nậu thu gom và bán lẻ khắp nơi |
Cũng theo lời Hải, khi “hàng” về, con buôn lập tức mang đến tận tư gia ngâm rượu, mần thịt cho khách: “Ăn chơi tại gia như vậy dù giá hơi cao nhưng bù lại "thực khách" sẽ được tận mắt chứng kiến quy trình cắt cổ, moi bụng chúa tể mãng xà. Qua đó cũng thể hiện sự sành ăn của mình với đối tác, bạn bè chiến hữu và quan trọng nhất là đảm bảo an toàn, hổng lo bị ai đó dòm ngó, bắt bớ”.
Từ tiếp cận giới con buôn, mới biết rắn hổ chúa chủ yếu được thu gom từ các tỉnh miền Tây, sau đó được các đầu nậu xé lẻ phân phối vào thị trường TP Hồ Chí Minh. Nhưng thời gian gần đây số lượng rắn trong tự nhiên khan hiếm, khi cung không đủ cầu, con buôn mở rộng phạm vi gom “hàng”, nhập rắn từ biên giới Campuchia vào nội địa hoặc từ thợ săn rắn ở các cánh rừng Đông Nam Bộ như rừng Ma Thiên Lãnh, núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh), vùng núi Chứa Chan-khe Gia Lào (tỉnh Đồng Nai), rừng Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)...
Theo ông Nguyễn Đình Cương (Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh) thì rắn hổ mang chúa nằm trong danh mục Sách đỏ Việt Nam, chúng được xếp trong nhóm E (đang bị đe dọa tuyệt chủng). Để bảo vệ rắn hổ chúa, Sách đỏ Việt Nam đưa ra biện pháp bảo vệ là cấm săn bắt và tổ chức nuôi. Tuy nhiên do áp lực tăng lực, chữa bệnh, hám lợi trước đồng tiền... của con người mà số phận của loài này như chỉ mành treo chuông, người ta săn bắt, mua bán chúng nơi lén lút, chỗ công khai. Thế nên dù có nọc độc chết người nhưng rắn hổ chúa không thể bảo vệ được chính bản thân chúng, trái lại số phận của "chúa tể loài rắn" ngày càng hẩm hiu với nguy cơ tuyệt chủng đang đến rất gần!
Theo các chuyên gia ở trại rắn Đồng Tâm (tỉnh Vĩnh Long), rắn hổ chúa là loài rắn độc dữ tợn nhất trong các loài rắn hổ. Loài này có kích cỡ lớn, chiều dài cơ thể 3 - 4m, có khi đạt tới 5m. Tùy vùng mà có nơi còn gọi rắn hổ chúa là rắn hổ mây. Người bị rắn hổ chúa cắn nếu không được sơ cứu, chữa trị kịp thời, đúng cách sẽ chết sau nửa giờ, bởi độc tố của chúng thuộc loại… cực độc.
"Cơn mưa" tiền trên đường cao tốc
Một bao tải tiền đã bị rơi ra từ một chiếc xe tải chở tiền của một ngân hàng ở Hà Lan. Người dân đã xúm lại hôi của, gây ra cuộc tranh cướp nguy hiểm trên đoạn đường cao tốc đông đúc. Vụ việc xảy ra trên đường cao tốc gần thành phố Maastricht (thuộc tỉnh Limburg, Hà Lan) vào ngày 29/8. Sau khi xe chở tiền của một ngân hàng làm rơi một bao tiền, người dân đã xúm lại hôi của, gây ra cuộc tranh cướp nguy hiểm trên đoạn đường cao tốc đông đúc.
Những tờ tiền giấy vương vãi trên đường. (Ảnh: EPA) |
Rất đông người đi đường đã dừng xe lại để lao vào tranh cướp những tờ euro. Khi các nhân viên an ninh đến hiện trường, bên vệ đường, vẫn có rất nhiều tờ tiền giấy vương vãi khắp nơi. Phát ngôn viên cảnh sát tỉnh Limburg đã xác nhận trên trang mạng xã hội Twitter có sự việc "cơn mưa" tiền euro trên đường cao tốc gần thành phố Maastricht.
Phóng viên Rudy Bouma cho biết trên kênh truyền hình NOS của Hà Lan rằng, anh đã tận mắt nhìn thấy nhiều người thi nhau nhặt tiền trước khi trở về ôtô của mình rồi đi mất. Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu tiền bị mất và làm cách nào mà bao tải tiền có thể rơi ra khỏi xe tải được.
Tận mục ếch khồng lồ to như đứa trẻ 8 tuổi
Một người đàn ông ở bang Negri Sembilan, Malaysia tuyên bố rằng, ông ta đã tận mắt trông thấy một con ếch khổng lồ nặng 20kg, tương đương trọng lượng của một đứa bé 7-8 tuổi. Trang Mysinchew đưa tin, người đàn ông này đã chứng kiến cảnh tượng một cư dân địa phương bắt con ếch khổng lồ trên ở cạnh con sông tại thị trấn miền núi hẻo lánh Gemencheh (ở bang Negri Sembilan, Malaysia) khoảng hai tuần trước.
Con ếch khổng lồ nặng 20kg, tương đương trọng lượng của một đứa bé 7-8 tuổi (Ảnh: Sin Chew) |
Người đàn ông này cho biết đã rất ngạc nhiên, vì từ trước đến đây là lần đầu tiên nhìn thấy 1 con ếch to đến như vậy. Ông đã lấy điện thoại di động bí mật chụp hình con ếch trên. Trong bức ảnh được người đàn ông chụp lại bằng điện thoại di động, con ếch có kích thước rất lớn, trong đó 2 chân sau của nó to như chân của một đứa trẻ.
Sau đó, người đàn ông này đã đề nghị mua lại con ếch với giá 500 Ringgit (khoảng 168 USD). Tuy nhiên, chủ nhân của con ếch đòi 1.000 Ringgit (khoảng 336 USD) mới chịu bán. Người đàn ông trên đã đồng ý và quyết định trở về nhà để lấy thêm tiền.
Song, khi trở lại, người này phát hiện con ếch đã bị giết mổ và ăn thịt. Có báo cáo cho rằng, sau khi ăn ếch, cư dân địa phương nói trên đã ngã bệnh và ốm liệt giường tới tận bây giờ.
Gặp người phụ nữ có thân hình siêu mỏng
Việc không béo có lẽ là niềm mơ ước của rất nhiều phụ nữ trên thế giới. Nhưng với chị Carole French, điều này thực sự là một cơn ác mộng. Cho dù có ăn rất nhiều, chị Carole cũng không bao giờ béo được.Chị Carole French (50 tuổi, ở TP. Manchester, Anh) đã mắc phải một căn bệnh rất kì lạ. Mặc dù ăn rất nhiều nhưng chị Carole không thể nào tăng cân được. Các bác sĩ chẩn đoán chị mắc một chứng bệnh rất hiếm gặp, gọi là chứng rối loạn cơ thể, không dự trữ được chất béo.
Chị Carole mắc chứng rối loạn cơ thể, không dự trữ được chất béo. |
Chị Carole vô cùng khổ sở vì điều này. Vì cơ thể quá gầy nên chị Carole rất khó khăn để có thể mua nổi những bộ quần áo vừa với thân thể của mình, thậm chí chị có thể mặc vừa quần áo của trẻ con. Chị Carole thường xuyên phải mua quần áo của những trẻ em 10 tuổi.
Bà mẹ 2 con này chia sẻ: "Nhiều người nghĩ tôi thật may mắn khi sở hữu một thân hình thật mảnh mai như vậy nhưng tôi luôn ước là tôi có thể tăng cân. Lúc tôi còn trẻ, nhiều người cho rằng tôi nhịn ăn để có cơ thể gầy gò, nhưng đó không phải là sự thật. Tôi ăn như một con ngựa”.
Cho dù có ăn rất nhiều, chị Carole cũng không bao giờ béo được. |
Người phụ nữ này cho biết, vì cơ thể gầy gò, quái dị mà nhiều người tỏ ra ghê sợ và thường nhìn chằm chằm vào chị như thể chị là quái vật. Có nhiều người thậm chí còn đứng lại chụp ảnh rồi cười nhạo chị. Điều đó làm chị thật sự khó chịu và đau lòng.
Khi sinh ra, chị Carole cũng giống như những đứa trẻ sơ sinh khác. Tuy nhiên, sau đó, chị biết bò, biết đi chậm hơn những đứa trẻ cùng tuổi. Đến khi đi học, chị cũng nhỏ hơn các bạn cùng lớp. Chị Carole có thể ăn bao nhiêu thức ăn vào cơ thể cũng được nhưng chị không thể nào béo lên được.
Chị Carole tâm sự: “Chứng bệnh này khiến tôi luôn cảm thấy mệt mỏi, suy kiệt; tôi còn bị loãng xương và viêm khớp. Không có phương pháp nào có thể chữa được căn bệnh này, tôi phải học cách chung sống với nó".
Tuy nhiên, người phụ nữ này đã có một cuộc sống hạnh phúc bên gia đình. Khi nhắc đến người chồng Steve và hai cậu con trai, Neil và Mark, của mình, chị Carole tự hào nói: “Chồng và hai con tôi nói rằng tôi hoàn hảo theo cách của riêng mình".
Chuyện khó tin về cặp song sinh khác cha
Chồng cũ Michael (trái) và bạn trai mới của Charlotte Tommy |
Bí quyết của người trúng số hơn 88 triệu đô
Người trúng vé số trị giá 565 triệu NDT lên nhận giải |
Anh cho biết đã mua vé số được 11 năm, trước đó đã từng trúng giải trị giá 10.000 NDT. Vì là người làm ăn buôn bán, điều kiện kinh tế khá giả nên mỗi lần mua anh đều dùng phương thức tăng gấp đôi số tiền đặt cược.
Ngày 26/7, sau khi ăn cơm trưa xong, anh định đi thăm một người bạn, sau khi mua một món quà còn thừa 250 NDT, anh liền đem 200 NDT để mua vé số 100 giống nhau, loại vé số "bóng hai màu". Trong đó, 3 số màu hồng (chọn 6 số không trùng nhau từ 1-33) là do anh tự chọn. Ngày hôm đó 6 giờ sáng dậy, 7 giờ ăn sáng và tiêu hết 9 NDT, nên anh chọn 3 số 6,7,9. Còn các số khác là do anh và người yêu thường mua, vì cả hai cùng sinh tháng 9 nên anh chọn số màu xanh (chọn 1 số từ 1-16) là 9.
Chiều tối tới nhà bạn ăn cơm, anh lại ra tiệm tạp hóa mua ít đồ và thừa 20 NDT, nhân tiện anh ghé vào cửa hàng bán vé số gần đó để mua thêm 10 vé số. Tổng cộng 110 vé số anh mua đã trúng giải nhất và nhận được số tiền trị giá 565 triệu NDT. Anh đã nộp thuế 109 triệu NDT, và ủng hộ quỹ từ thiện 20 triệu NDT.
Khi được hỏi tại sao lại đem chuyện này ra kể cho tất cả mọi người biết, người trúng thưởng chỉ nói rằng anh mua vé số hoàn toàn là giải trí, bình thường mua đều không nghĩ tới việc đối chiếu kết quả. Lần này cũng vậy, sau khi đi công tác 10 ngày về, anh mới phát hiện ra mình đã may mắn gặp "thần tài". Anh cho rằng việc trúng số hoàn toàn là nhờ vào vận may, không hề có kỹ thuật gì cả. Ngoài ra, khi mua vé số cũng nên dựa theo khả năng tài chính của mình, không có tiền thì không nên mua quá nhiều xổ số, nhất định không được mê muội và không quá kỳ vọng vào chuyện trúng giải hay không.
Tiết lộ hậu trường nghề tiếp viên hàng không
Chiêm ngưỡng áo bó ngực thật nhất thế giới
Thực chất, chiếc áo là một sản phẩm được tạo ra trong vòng chưa tới 15 phút bằng một hỗn hợp chất lỏng chứa sợi cotton và polymer. Hỗn hợp này được chứa trong một bình xịt và sẽ khô ngay sau khi được phun lên da.
Một điều rất đặc biệt là, chiếc áo sau đó có thể cởi ra, giặt và sử dụng lại như những chiếc áo thông thường khác. Bên cạnh đó, bạn có thể hòa tan chiếc áo bằng một dung dịch đặc biệt để tạo nên một chiếc áo mới theo ý thích của mình.
Đây là một phát minh của tiến sĩ Manel Torres và giáo sư Paul Luckham từ trường đại học Imperial College London. Họ đã mất 10 năm để phát triển sản phẩm này. Giá của một chiếc áo như này khoảng 10 bảng Anh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Có ý kiến gì không?