Sự trở lại của châu Á ở vị trí trung tâm các vấn đề thế giới là sự thay đổi quyền lực rất lớn của thế kỷ 21. Trong năm 1750, châu Á chiếm khoảng 3/5 dân số thế giới và 3/5 sản lượng toàn cầu. Năm 1900, sau cuộc Cách mạng Công nghiệp ở châu Âu và Mỹ, thị phần của châu Á trong sản lượng toàn cầu giảm xuống còn 1/5. Vào năm 2050, châu Á sẽ trở lại đúng con đường nơi nó đã đi 300 năm trước.
Tác giả bài viết là Giáo sư Joseph Nye.
|
Ông Obama là Tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Ảnh: Reuters
|
Tuy nhiên, thay vì để mắt trên bàn cờ toàn cầu, Mỹ lại phí cả thập niên đầu tiên của thế kỷ này khi sa lầy vào cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan. Giờ đây, như Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đề cập trong bài phát biểu gần đây rằng, chính sách đối ngoại Mỹ sẽ "xoay trục" hướng về Đông Á.
Quyết định của Tổng thống Barack Obama nhằm triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ tới một căn cứ ở phía bắc Australia là dấu hiệu sớm cho trục xoay ấy. Hơn nữa, tại diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tổ chức ở Hawaii, ông cũng đã thúc đẩy việc thiết lập mới những cuộc hội đàm thương mại gọi là Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Cả hai sự kiện đã củng cố thông điệp của Obama với khu vực này rằng, Mỹ có ý định vẫn là một cường quốc có sự can dự.
Trục xoay về phía châu Á không có nghĩa là các phần khác trên thế giới không còn quan trọng. Ngược lại, ví dụ như châu Âu có nền kinh tế lớn hơn và giàu có hơn Trung Quốc. Nhưng, như cố vấn aninh quốc gia của ông Obama - Tom Donilon - gần đây giải thích, chính sách đối ngoại Mỹ trong những năm qua đã bị dàn trải bởi các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, quan tâm tới nguy cơ khủng bố và phổ biến hạt nhân tại Iran hay Triều Tiên và mùa xuân Ảrập diễn ra gần đây. Chuyến công du hồi tháng 11 của Obama tới châu Á là một nỗ lực để sắp xếp các ưu tiên chính sách đối ngoại Mỹ với tầm quan trọng lâu dài của khu vực.
Donilon có nói: “Bằng cách nâng tầm khu vực năng động này trở thành một trong các ưu tiên chiến lược hàng đầu của chúng tôi, Obama đang thể hiện quyết tâm của ông trong việc không để cho con tàu của chúng tôi bị chệch hướng bởi các cuộc khủng hoảng hiện tại". Washington cũng tuyên bố rằng, bất kể xảy ra tranh luận nào về ngân sách quốc phòng, Mỹ vẫn đảm bảo sẽ bảo vệ các khả năng cần thiết để duy trì sự hiện diện trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chuyến công du tháng 11 của Obama cũng là một thông điệp gửi tới Trung Quốc. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, nhiều người Trung Quốc bày tỏ niềm tin sai lầm rằng, Mỹ đang trong giai đoạn tụt dốc và Trung Quốc cần quả quyết hơn - đặc biệt là trong theo đuổi tuyên bố chủ quyền hàng hải tại Biển Đông - khi thể hiện với các đồng minh và bè bạn của Mỹ. Trong suốt năm đầu tiên Obama nhậm chức, chính quyền của ông đặt ưu tiên cao cho sự hợp tác với Trung Quốc, nhưng các nhà lãnh đạo Bắc Kinh dường như hiểu sai chính sách của Mỹ là một dấu hiệu của sự yếu đuối.
Washington đã đưa ra tuyên bố cứng rắn hơn khi bà Clinton phát biểu về vấn đề Biển Đông tại một hội nghị khu vực hồi tháng 7/2010. Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới Washington tháng 1 năm nay rất thành công, nhưng nhiều nhà bình luận Trung Quốc phàn nàn rằng, Mỹ đang cố gắng "kiềm chế" Trung Quốc và ngăn chặn sự gia tăng hòa bình của họ.
Sự lo lắng của Trung Quốc về cái họ nghĩ là chính sách ngăn chặn từ Mỹ trở lại khi bà Clinton khẳng định rằng, vấn đề tranh chấp hàng hải của nước này với các nước láng giềng sẽ có mặt trong chương trình nghị sự tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á năm tới ở Manila - hội nghị sẽ có sự tham dự của ông Obama, Hồ Cẩm Đào và những nhà lãnh đạo khác trong khu vực.
Tuy nhiên, chính sách của Mỹ với Trung Quốc khác hẳn kiểu chính sách với khối Xô Viết thời Chiến tranh lạnh. Trong khi Mỹ và Liên Xô hạn chế thương mại và tiếp xúc xã hội, thì hiện Mỹ là thị trường nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc, hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, mở cửa các trường đại học của mình cho khoảng 125.000 sinh viên Trung Quốc mỗi năm. Nếu chính sách hiện nay của Mỹ với Trung Quốc bị cho là kiểu ngăn chặn thời Chiến tranh Lạnh thì dường như nó đang ấm áp bất thường.
Đánh giá Chiến lược Đông Á của Lầu Năm Góc - một chỉ dẫn về chính sách Mỹ kể từ 1995 - kêu gọi Trung Quốc tương tác vào hệ thống quốc tế thông qua thương mại và các chương trình trao đổi. Mặc dù Mỹ đang tăng cường quan hệ với các đồng minh, nhất là Nhật Bản thì điều này không có nghĩa là sự ngăn chặn. Sau tất cả, lãnh đạo Trung Quốc không thể dự đoán được những ý định của người kế nhiệm. Mỹ thì đặt cược rằng họ sẽ theo con đường hòa bình, nhưng không ai biết chắc điều đó.
Lực lượng quân sự Mỹ không mong muốn "kiềm chế" Trung Quốc theo kiểu Chiến tranh Lạnh, nhưng họ có thể giúp định hình môi trường trong đó các nhà lãnh đạo tương lai Trung Quốc sẽ đưa ra chọn lựa của mình. Nếu Trung Quốc trở nên gây hấn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thì các quốc gia khác sẽ cùng với Mỹ đối phó lại điều đó.
Nhưng dù là hai bên ở vị trí cạnh tranh thế nào, thì hợp tác Trung - Mỹ trong các vấn đề như thương mại, ổn định tài chính, an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu và đối phó thảm họa sẽ đều có lợi cho hai bên. Phần còn lại của khu vực cũng được hưởng lợi.
Và, trục xoay của chính quyền Obama về hướng châu Á sẽ là tín hiệu công nhận tiềm năng to lớn của khu vực, chứ không phải lời thúc giục để ngăn chặn bất kỳ ai.
* Tác giả: Giáo sư Joseph Nye Jr là nhà tư tưởng đối ngoại hàng đầu nước Mỹ, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, tác giả học thuyết "sức mạnh mềm" và "sức mạnh thông minh". Ông là chuyên gia xuất sắc hàng đầu trên nhiều lĩnh vực trong quan hệ quốc tế: quốc phòng, ngoại giao, chính sách đối ngoại, châu Á, châu Âu, chủ nghĩa khủng bố, vũ khí hạt nhân và Liên hợp quốc.
Khi Ấn Độ trở thành siêu cường
Sự ra đời của một siêu cường mới có thể trở thành sự kiện đáng ngạc nhiên và gây xáo trộn trật tự toàn cầu. Nhưng bên cạnh mối lo ngại về quyền lực, đôi khi những điều tốt đẹp sẽ xuất hiện.
Kolkata (tên trước đây: Calcutta) là thủ phủ bang Tây Bengal, Ấn Độ. Với dân số 11 triệu người, được biết tới như trung tâm thương mại - tài chính của Đông Ấn Độ, Kolkata phản chiếu những mặt tương phản nhất trong đời sống nước này.
Gần sân bay quốc tế, tại quận Salt Lake, những tòa nhà và văn phòng IT mới mọc lên nhan nhản. Tại khách sạn Oberoi ở trung tâm thành phố, hương thơm ngọt ngào, sự thanh lịch từ thời Kolkata còn là thuộc địa Anh vẫn hiện hữu.
|
Đội tàu chiến của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Indian Navy
|
Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ qua, kinh tế Kolkata không bùng nổ như ở các thành phố khác của Ấn Độ. Chỉ cách khách sạn Oberoi vài tòa nhà, nhiều gia đình phải sống trong các lều tạm bợ trên vỉa hè, các bà mẹ tắm gội cho con trước thanh thiên bạch nhật. Người vô gia cư đói khát ngủ cạnh những hàng lan can trước công viên. Vào ngày cuối tuần, đàn ông và trẻ con chơi cricket khắp mọi nơi.
'Con voi' đang chuyển động
Nhưng bạn chớ bị đánh lừa bởi vẻ ngoài lộn xộn của Ấn Độ. "Con voi" này đang chuyển động. Thậm chí không cần cải tổ kinh tế quyết liệt hơn, trong vòng hai thập kỷ tới, kinh tế Ấn Độ nhiều khả năng vẫn có thể tăng trưởng mỗi năm tới 7 - 8%. Lúc đó, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith cho rằng trong thế kỷ 21, sẽ có ba siêu cường là Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Tuần qua, ông M.K Narayanan - thủ hiến bang Tây Bengal, cựu cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ - đã tới khai mạc hội thảo về Thế kỷ Á châu do Viện Australia - Ấn Độ thuộc Đại học Melbourne bảo trợ. Tại đây, ông Narayanan trấn an rằng Australia không có gì phải lo ngại về sự trỗi dậy của Ấn Độ. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng bất cứ sự trỗi dậy nào cũng khó mà phẳng lặng.
Mọi người đều nghĩ về một cuộc cạnh tranh chiến lược trong những năm tới. Siêu cường cũ sẽ khó điều tiết để thích nghi với sự trỗi dậy của siêu cường mới. Điều này có nghĩa là Mỹ khó mà thích nghi được với Trung Quốc. Nhưng xét về sự căng thẳng và nguy cơ xung đột, dường như Trung Quốc sẽ khó hòa giải hơn trước sự trỗi dậy của Ấn Độ.
Thái độ của Ấn Độ đối với Trung Quốc phức tạp một cách khác thường. Có hai nét đặc trưng nổi bật trong quan hệ hai nước. Một là việc Trung Quốc và Ấn Độ đang có thương mại bùng nổ, với trị giá lên tới hơn 60 tỷ USD năm 2010. Mỗi bên đều hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế của bên kia. Quan trọng hơn, không quốc gia nào tại châu Á có sự cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc một cách tự nhiên và rõ ràng như Ấn Độ.
Trung Quốc và Ấn Độ khác nhau về hình mẫu kinh tế. Những người ủng hộ hình mẫu Trung Quốc cho rằng sự mau lẹ trong quyết sách của chính quyền đã tạo lợi thế cho nền kinh tế Trung Quốc. Trong khi đó, phe ủng hộ hình mẫu Ấn Độ nói rằng cấu trúc dân số trẻ hơn của Ấn Độ sẽ giúp nước này phát triển kinh tế bền vững, lâu dài hơn Trung Quốc.
Nhưng dường như mọi người chưa quan tâm lắm tới sự va chạm địa chiến lược và quyền lực rắn giữa hai "gã khổng lồ" đang vươn mình ở châu Á. Theo quan điểm của New Delhi, trong mấy thập kỷ qua, Bắc Kinh đã có hàng loạt động thái để kìm giữ Ấn Độ. Trả lời phỏng vấn tại hội thảo ở Kolkata, ông Gopalaswamy Parthasarathy - cựu Đại sứ Ấn Độ tại Australia và Pakistan, một giáo sư nghiên cứu chính sách chiến lược - cho rằng trong bốn thập kỷ qua, Trung Quốc đã hỗ trợ công nghệ hạt nhân cho Pakistan. Theo ông Parthasarathy, các hành động của Trung Quốc "rõ ràng nhằm vào Ấn Độ" và Pakistan là công cụ kiềm chế Ấn Độ của Trung Quốc.
Cuộc cạnh tranh chiến lược Trung - Ấn
Không phải người Ấn nào cũng nói về Trung Quốc thẳng thắn như ông Parthasarathy. Nhưng hầu hết đều tin rằng Bắc Kinh có một thỏa thuận lớn với Islamabad để phân tán sức mạnh của New Delhi. Cuộc xung đột chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc là chủ đề của một cuốn sách mới có tiêu đề "Trung Quốc và Ấn Độ - Những đối thủ quyền lực". Mohan Malik - một học giả thuộc nhóm chuyên gia ở Hawaii, tác giả cuốn sách - chỉ ra cách Trung Quốc bao vây Ấn Độ với các tài sản chiến lược.
Từ năm 2006, Bắc Kinh làm nóng vấn đề tranh chấp lãnh thổ với New Delhi, tuyên bố chủ quyền ở bang Aranachal Pradesh ở phía đông bắc Ấn Độ. Bắc Kinh tiếp tục kiểm soát một phần Kashmir - nơi Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan lấn cấn từ nhiều năm qua. Theo ông Malik, những năm gần đây, lực lượng tuần tra Trung Quốc đã thâm nhập xuyên biên giới vào lãnh thổ Ấn Độ. Các nhà phân tích chiến lược Ấn Độ coi việc Trung Quốc sử dụng lực lượng tuần tra là tín hiệu bày tỏ sự không hài lòng với New Delhi. Tuy nhiên, động thái này là một cuộc chơi nguy hiểm. Ấn Độ đã phản ứng bằng cách triển khai hàng ngàn lính cùng máy bay chiến đấu tối tân Sukhoi ở những khu vực giáp biên giới với Trung Quốc.
Cuốn sách cho rằng chiến lược của Trung Quốc hướng về Ấn Độ với ba mũi nhọn. Thứ nhất là bao vây, với việc tăng cường hiện diện chiến lược của Trung Quốc ở Pakistan, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar và các quốc đảo Ấn Độ Dương. Thứ hai là tạo ảnh hưởng, với việc hội nhập tất cả các nền kinh tế láng giềng của Ấn Độ vào nền kinh tế Trung Quốc. Thứ ba là gây lúng túng, theo đó khai thác những mối lo ngại an ninh phức tạp cũng như các mâu thuẫn bên trong Ấn Độ.
Ấn Độ không thờ ơ trước ý đồ của Trung Quốc. New Delhi tiếp tục theo đuổi quan hệ quân sự chặt chẽ với Washington. Hải quân Ấn Độ gần đây đã hiện diện ở khu vực Biển Đông. Ấn Độ xích gần hơn với các nước láng giềng của Trung Quốc. Khi kinh tế phát triển, Ấn Độ có các lựa chọn mang tính chiến lược. Vào thời điểm thử vũ khí hạt nhân năm 1998, Ấn Độ coi Trung Quốc là mối đe dọa hạt nhân đáng lo ngại nhất.
Tất cả những điều kể trên có ý nghĩa gì cho Australia - một quốc gia nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương? Canberra hoàn toàn không muốn nhảy vào bất cứ cuộc tranh cãi nào giữa New Delhi và Bắc Kinh. Nhưng Bắc Kinh lại ngờ vực về sự thân thiết chiến lược đang ngày một gia tăng giữa Canberra và New Delhi. Bắc Kinh từng cố ngăn việc Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân chấp nhận thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Ấn. Bắc Kinh cũng không hài lòng khi Australia quyết định bán uranium cho Ấn Độ. Trung Quốc phản đối bất cứ quyền lực "bên ngoài" nào can dự vào an ninh châu Á.
Trong khi tiếp tục theo đuổi quan hệ mang tính xây dựng với Bắc Kinh, Canberra chắc chắn không ngại ngùng đẩy mạnh quan hệ với Mỹ. Australia cũng sẽ từng bước xây dựng quan hệ chiến lược với Ấn Độ. Tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith đã có chuyến thăm quan trọng tới Ấn Độ. Trên tờ The Australian, cây bút bình luận chính trị đối ngoại Greg Sheridan cho biết Bộ trưởng Stephen Smith đã nói với ông rằng: "Điều mà hai bên thống nhất là sẽ tăng cường về thực chất hợp tác Ấn - Australia trong lĩnh vực quân sự, bắt đầu với việc hợp tác hàng hải và hải quân. Có thể hiểu đó là một tiến trình từng bước".
Không thể tránh khỏi cuộc cạnh tranh chiến lược đầy khó chịu giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng ít nhất, cuộc cạnh tranh này cũng mang tới sự sôi động và trở thành trung tâm của các mối quan hệ quốc tế trong thế kỷ 21.
Hổ trong sân Rồng
Tác giả: Nguyễn Huy theo Atimes
Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS)năm nay ở Bali, Indonesia ngày 18-19/11 đã hoan nghênh hai thành viên mới - Mỹ và Nga. Các thành viên mới này đã làm cho cuộc gặp của các đối tác đối thoại trở nên phức tạp hơn, khi không cần để ý tới bối cảnh địa lý trong tiêu đề của nó.
EAS đã có nhân tố ngoài khu vực kể từ khi khởi đầu năm 2005 ở Kuala Lumpur với sự hiện diện của Australia, New Zealand và Ấn Độ và gây ra nhiều tranh cãi. Chủ trì và khởi xướng dự án này, Malaysia, đã phản đối sự hiện diện của hai quốc gia Thái Bình Dương khi cho rằng xét về mặt dân tộc họ không phải là châu Á trong khi Trung Quốc thì không tán thành sự có mặt của Ấn Độ, một quốc gia Nam Á có thể đe doạ vị trí vượt trội của mình.
Trong số các cường quốc không phải ở Đông Á giờ đây nắm ghế chủ chốt tại EAS, Ấn Độ có lẽ đối mặt với những thách thức lớn nhất trong việc minh chứng ảnh hưởng của mình với chương trình nghị sự ngoại giao của khu vực. Tâm điểm trên các phương tiện truyền thông Ấn Độ thời điểm Thủ tướng Manmohan Singh công du Bali phần lớn là cuộc gặp song phương mà ông lên kế hoạch từ trước với Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề hội nghị thượng đỉnh. Hầu như không có gì đả động tới khả năng của Ấn Độ để trở thành một người chơi Đông Á lớn. Điều này phản ánh khoảng cách không nhỏ giữa các khát vọng và thực tế.
Giới hoạch định chiến lược cấp cao của Ấn Độ mong muốn định hình đất nước như một lực lượng đối trong môi trường bao vây chiến lược của Trung Quốc, có thể là thay thế Mỹ trong thời gian dài khi Washington mất đi sức mạnh tài chính cần thiết để phô trương sức mạnh nói chung tại khu vực Đông Á. Kể từ khi sự trỗi dậy về quân sự và kinh tế của Trung Quốc thấm dần vào Nam Á, New Delhi đã nỗ lực tìm kiếm áp lực "ăn miếng trả miếng" tại Đông Nam và Đông Bắc Á để nhắc nhở Bắc Kinh rằng, sự chi phối ở châu Á sẽ không được thừa nhận nếu không có đua tranh.
Những nhân tố chính trị trong chính sách "Hướng Đông" hai thập niên nay của Ấn Độ được nhấn mạnh bởi sự sẵn sàng tiến vào một khu vực mà Trung Quốc "làm mưa làm gió" kể từ khi Nhật Bản giảm sút, với các hy vọng rằng, New Delhi sẽ trỏ thành một "cường quốc cư trú" giống như Mỹ. Tuy nhiên, khác với Washington, New Delhi phải đối mặt với sự khan hiếm nghiêm trọng để có thể thúc đẩy giấc mơ trở thành người chơi chủ chốt tại các khu vực Đông Nam và Đông Bắc Á.
Các nhà chiến lược hải quân Ấn Độ đầu năm nay đã cảnh báo về sự cứng rắn ở khu vực tranh chấp Biển Đông, tiếp theo cuộc tranh cãi với Trung Quốc về việc thăm dò khai thác dầu khí của một công ty dầu quốc doanh Ấn Độ ở ngoài khơi Việt Nam. Đô đốc Arun Prakash, một vị chỉ huy nghỉ hưu của hải quân Ấn Độ khá thận trọng khi đề cập tới khả năng xung đột với Trung Quốc về "tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế" vào thời điểm hải quân Ấn Độ bị dàn mỏng và thiếu phương tiện để duy trì "sự hiện diện hải quân bền vững ở khu vực cách đất nước 4.630 km nhằm hỗ trợ cho tập đoàn ONGC Videsh Ltd hoạt động ở Biển Đông".
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp gỡ tại Bali, Indonesia Ảnh: darpanmagazine |
Trong sự đảo ngược câu nói của Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt "nói nhẹ nhàng và cầm theo cây gậy lớn", quan chức Ấn Độ không thể dễ dàng tương tác những trao đổi ngoại giao với một số quốc gia Đông Nam Á lo ngại Trung Quốc vào việc mở rộng hải quân cụ thể.
Không giống như Mỹ, Ấn Độ thiếu căn cứ hải quân hay tàu chiến có thể ngăn được sức mạnh của hải quân Trung Quốc ở Đông Nam và Đông Bắc Á.
Trung Quốc, nước thường xuyên bác bỏ tham vọng của Ấn Độ trở thành một siêu cường châu Á bởi những nhược điểm nội bộ, tuy vậy lại không thoải mái với những cuộc diễn tập quân sự đa phương có sự tham gia của Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Australia ở những vùng nước mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Nhưng với lực lượng hải quân tương đối yếu, New Delhi trong quá khá đã hạn chế các động thái như vậy để tránh chọc giận Trung Quốc.
Quan điểm của Trung Quốc khi cho rằng, hải quân nước ngoài không nên "xâm nhập" vào những khu vực đại dương rộng lớn bên ngoài khái niệm về lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế có thể là vấn đề an ninh tâm điểm của EAS. Mặc dù các tham vọng ngày một tăng cao, Ấn Độ tốt nhất nên là người chơi "khiêm nhường" ở điểm này và sẽ vẫn là như thế chừng nào hải quân của họ chưa trở thành một lực lượng toàn cầu.
Trong lĩnh vực kinh tế, hiệp định tự do thương mại của Ấn Độ (FTA) với 10 thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tạo cho New Delhi tầm quan trọng không thể phủ nhận tại EAS. Dù thoả thuận này vẫn nhỏ hơn nhiều trong kênh trao đổi hàng hoá so với FTA của Trung Quốc với ASEAN, thì sự đón nhận một thị trường khổng lồ khác với cả tỉ người tiêu dùng ngay cạnh Trung Quốc là điều đáng được hoan nghênh ở các quốc gia nhỏ hơn tại EAS, những nước lo ngại các nhà sản xuất địa phương phải chịu thiệt thòi trong cánh tay xuất khẩu khổng lồ của Trung Quốc.
Tuy nhiên, một trong những thiếu sót trong các chính sách "Hướng Đông" của Ấn Độ là tầm nhìn của nó không đủ vượt quá xa về phía đông. Người Ấn Độ quen thuộc hơn với kế hoạch đóng một vai trò ở Đông Nam Á hơn là hướng tới nơi xa xôi Đông Bắc Á. Thứ hai là động thái hướng tới sự tương tác kinh tế gần gũi hơn, một tiến trình mà với Ấn Độ dường như là thách thức.
Mặc dù có những cách biệt về lịch sử và chiến lược, nhưng Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã tăng cường thêm hàng loạt thoả thuận trao đổi tiền tệ ra đời kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 nhằm đối phó với những cú sốc đột ngột. Là những nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, ba cường quốc Đông Bắc Á có những ràng buộc chặt chẽ trong lĩnh vực tài chính, tạo ra một động lực mới của các khu vực ủng hộ Trung Quốc cạnh tranh với lối vận động ủng hộ Mỹ kiểu cũ hơn ở Tokyo hay Seoul.
Thách thức của Ấn Độ như một cường quốc kinh tế trỗi dậy là tìm ra con đường đi để nuôi dưỡng các lực lượng ủng hộ Ấn Độ tại Đông Á thông qua công cụ thương mại và tài chính cụ thể. Trừ phi nền kinh tế Ấn Độ phát triển sản xuất và xuất khẩu đáng kể, nếu không New Delhi sẽ tự bị cô lập trong sáng tạo kinh tế địa phương chủ nghĩa mà Trung Quốc đang ở vị trí dẫn đầu. Sức mạnh của Trung Quốc trong xuất khẩu giờ đây đã cho phép họ chuẩn bị một thoả thuận thanh toán thương mại nhân dân tệ với 10 nước thành viên ASEAN, thúc đẩy vị thế của đồng nhân dân tệ như một đồng tiền dự trữ khu vực ở châu Á.
Nút thắt của vấn đề là thực tế rằng, Ấn Độ vẫn chưa phải là nhân vật trung tâm trên sân khấu Đông Á. New Delhi sẽ cần sắp xếp lại sự biến đổi cấu trúc giữa các ưu tiên hải quân và lực đẩy kinh tế trước khi có thể tuyên bố bước vào "trận đấu" với Trung Quốc và là một đối thủ đáng gờm ở Đông Á.
Hổ - rồng tranh hùng
Tác giả: Đình Ngân dịch từ World
Người ta đã thấy một cấp độ quyết liệt mới khi thủ tướng Manmohan Singh của Ấn Độ nhìn thẳng vào mắt người đồng nhiệm phía Trung Quốc tại một hội nghị ở Bali cuối tuần trước và bảo vệ quyền "thương mại" của nước mình trong việc thăm dò dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông.
Nhưng đó cũng là dấu hiệu cho thấy sự cọ xát đang gia tăng giữa Ấn Độ và Trung Quốc và, theo như nhận định của các chuyên gia, một cuộc chơi mới đầy nguy hiểm giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới.
Bị đe dọa bởi mối quan hệ ngày càng khăng khít của Trung Quốc với các nước Nam Á láng giềng, Ấn Độ đang tăng cường thâm nhập vào khu vực ảnh hưởng truyền thống của Bắc Kinh, và những bức xúc về nhau đã bắt đầu lộ diện.
Xuất hiện từ ngay sau khi Ấn Độ và Việt Nam ký thỏa thuận thăm dò chung hai lô khai thác trên Biển Đông, lập trường của ông Singh tại Bali đã nhận được sự phản ứng khó chịu từ phía Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân phát biểu trước báo giới tại Bắc Kinh: "Chúng tôi hy vọng sẽ không thấy những lực lượng bên ngoài liên quan đến việc tranh chấp ở Biển Đông, và không muốn thấy các công ty ngoại quốc có những hoạt động vi phạm đến chủ quyền và quyền lợi cũng như lợi ích của Trung Quốc".
Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc thậm chí còn diễn tả vấn đề gay gắt hơn trong bài xã luận tháng trước, cáo buộc Ấn Độ và Việt Nam đã có những "nỗ lực liều lĩnh khi đối đầu với Trung Quốc" và cảnh bảo xã hội Ấn Độ chưa đủ sức trong "cuộc xung đột khốc liệt" với Trung Quốc về vấn đề này.
Một vòng thảo luận thứ 15 giữa các nhà ngoại giao đứng đầu hai phía ban đầu dự kiến diễn ra vào ngày 28/11, nhưng đã bị hoãn lại vào phút chót, với lý do mà giới truyền thông Ấn Độ đưa ra là bất đồng quá lớn sau hội nghị Bali. Cụ thể, như nhiều bài viết đã nói rõ, Trung Quốc đòi chính phủ Ấn Độ phải ngăn cản Dalai Lama phát biểu tại Hội nghị Phật giáo quốc tế dự kiến diễn ra tại thủ đô Ấn Độ vào tuần này, một điều kiện mà chính quyền New Delhi đã từ chối chấp nhận.
Ở một cấp độ khác, bất đồng trên còn phản ánh ở sự nhạy cảm của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và phản đối sự can thiệp từ bên ngoài vào tranh chấp của nước này với hầu hết mọi quốc gia xung quanh trong khu vực tại vùng biển nhiều tiềm năng về tài nguyên.
Nhưng nó cũng thể hiện một sự xói mòn trong quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong sáu năm trở lại đây và một cuộc cạnh tranh chiến lược mới trong đó mỗi quốc gia đều đang ngày một tích cực hơn tại nơi luôn được xem là "sân sau" của nhau.
Trong khi các nhà lãnh đạo vẫn tuyên bố có đủ không gian cho hai nước phát triển, các chuyên gia và quan chức lại cho rằng hai nhân vật nặng ký của châu Á này chỉ đang ngày càng khiến nhau thêm khó chịu.
C. Raja Mohan, nhà phân tích thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách New Delhi, nhận xét: "Không gian của cả hai bên sẽ mở rộng, trong đó Trung Quốc nhanh hơn một chút. Sẽ có những chồng lấn, và cũng sẽ có những cọ xát. Vấn đề thách thức là phải làm sao quản lý được những xích mích ấy".
Cho tới nay, hai nước láng giềng của nhau này dường như chưa quản lý thật tốt những mâu thuẫn những xung đột nảy sinh, và tinh thần chủ nghĩa dân tộc có vẻ đang trỗi dậy ở cả hai nước.
Sợ bị bao vây
Nỗi sợ bị Trung Quốc bao vây có từ nhiều thập niên trước nhưng mới nổi lên trong những năm gần đây khi Trung Quốc gần gũi hơn - và đầu tư nhiều hơn vào - các nước Nam Á, từ đối thủ số một Pakistan cho tới đồng minh truyền thống Nepal của Ấn Độ, đến Sri Lanka, Bangladesh hay Myanmar.
Về phần mình, Trung Quốc cũng sợ bị bao vây, bởi những gì mà như cựu tổng thống Mỹ George W. Bush nhắc đến là "Vòng cung Dân chủ" - Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và Mỹ. Lo ngại ấy bắt đầu bùng lên trong tháng này khi tổng thống Obama tuyên bố ông sẽ bố trí binh lính tại Australia để giúp bảo vệ lợi ích của Mỹ ở châu Á.
Các cuộc tập trận chung giữa bốn "nền dân chủ" trong những năm gần đây được hiểu rộng rãi là nhằm trực tiếp đối phó với Trung Quốc. Nhưng chính sự ấm lên này cùng với mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Ấn Độ, mà đặc biệt là thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn 2008 mới là thứ thực sự gây căng thẳng cho quan hệ Trung-Ấn.
"Đó là điều kiêng kỵ không thể chấp nhận với người Trung Quốc", John Garver, giáo sư Quan hệ quốc tế của Học viện Công nghệ Georgia và là một học giả hàng đầu về vấn đề cuộc bao vây và chống bao vây đang diễn ra tại châu Á, nói. "Nếu bạn trông đợi một tình hữu nghị với Trung Quốc, bạn phải không được liên kết với các cường quốc phương xa đối địch với Trung Quốc".
Khi tờ Nhân dân nhật báo từng cảnh báo New Delhi về "cái giá phải trả cho việc chấp nhận đề nghị của Mỹ", hình phạt đã bắt đầu được thực thi.
Trên khắp các địa chỉ web của Trung Quốc, người ta đã bắt đầu nói nhiều về cuộc chiến giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Các dấu hiệu tích cực trong việc giải quyết tranh chấp biên giới kéo dài lập tức biến mất khi Trung Quốc tái khẳng định các tuyên bố chủ quyền đối với một phần lãnh thổ lớn được cho là thuộc Ấn Độ. Trung Quốc cũng phản đối việc dỡ bỏ áp đặt trừng phạt có hiệu lực toàn cầu đối với hoạt động trao đổi hạt nhân dân sự với Ấn Độ tại Nhóm các quốc gia cung cấp trang thiết bị hạt nhân quốc tế (NSG).
Trung Quốc bắt đầu mở rộng quan hệ với các nước láng giềng của Ấn Độ, một phần vì những lý do kinh tế và chiến lược, nhưng một phần, trong mắt các nhà phân tích Ấn Độ, nhằm cản trở sự trỗi dậy của Ấn Độ thành một cường quốc châu Á và thế giới.
Trung Quốc giúp Pakistan xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân và tích cực ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Pakistan với Kashmir. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Banladesh, và đầu tư vào đây liên tục tăng cao.
Trung Quốc cũng củng cố quan hệ với quân đội và cảnh sát Nepal, và đang hỗ trợ xây dựng một tuyến đường mới nối với biên giới Tây Tạng. Ở Sri Lanka, Trung Quốc cung cấp nhiều thiết bị quân sự giúp chính phủ Sri Lanka tiêu diệt lực lượng nổi dậy Tamil và kết thúc 26 năm nội chiến, và xây dựng một cảng mới ở phía nam hòn đảo này.
Trong cuộc thảo luận năm 2009 tại Hội đồng Quan hệ quốc tế, ông Singh lần đầu tiên lên tiếng về "mức độ quyết liệt của phía Trung Quốc", một điều mà ông nói là ông không thể hiểu thấu đáo lý do vì đâu họ lại cư xử như thế.
Ông Jonathan Holslag của Viện Nghiên cứu Trung Quốc đương đại Brussels nói, Ấn Độ "đang bắt đầu nhận ra một trật tự thế giới sẽ hoàn toàn khác biệt, nơi họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ lợi ích của mình" trước sự cạnh tranh từ phía Trung Quốc.
Tiếng nói hợp tác
Suốt nhiều năm qua, Ấn Độ đã bàn nhiều về chiến lược "Hướng Đông", để tạo lập mối quan hệ gần gũi hơn với các nền kinh tế tăng trưởng nhanh của Đông và Đông Nam Á, nhưng đã không thể bổ sung gì nhiều về chất cho chính sách này.
Nhưng cuối cùng, Ấn Độ bắt đầu hành động, với tốc độ của mình, xây dựng những mối quan hệ an ninh và kinh tế gần gũi hơn với các nước như Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia.
"Chính sách "Hướng Đông" của Ấn Độ bắt đầu từ những năm 1990, cơ bản chỉ chú trọng kinh tế, nhưng giờ đây đã mở rộng sang cả yếu tố địa chính trị để chống lại sự bao vây của kẻ bao vây", Garver nhìn nhận.
Từ kín đáo cho tới công khai, Mỹ luôn thúc giục Ấn Độ, và tuyên bố, theo lời Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Rodham Clinton, ủng hộ nỗ lực của New Delhi trong việc biến chính sách "Hướng Đông" thành "Hành động ở phía Đông".
Các chuyên gia đều thừa nhận vẫn chưa thể biết rõ mối bất hòa giữa Ấn Độ và Trung Quốc sẽ dẫn tới đâu. Quan hệ thương mại bắt đầu bùng nổ, và hai nước đều đang nói tiếng nói hợp tác và đối tác.
Vikram Sood, cựu nhân viên tình báo và sau đó trở thành nhà phân tích tại Quỹ Observer Research Foundation tại New Delhi, nhận định: "Cạnh tranh có thể dẫn tới đối đầu, nhưng tôi không nghĩ nó sẽ làm nảy sinh xung đột".
Nhưng không phải ai cũng tự tin như vậy. Trong một bài viết năm ngoái cho tờ tạp chí An ninh Châu Á, Garver và Fei-Ling Wang lập luận rằng Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ "đang chơi một cuộc chơi rủi ro cao" khi cùng nhau khống chế Trung Quốc.
"Con đường tới chiến tranh của Đức năm 1914 và Nhật Bản năm 1941 ở một mức độ rất lớn xuất phát từ cảm giác bị bao vây bởi liên minh các thế lực thù địch. Cả hai đều quyết phá vỡ thế bao vây ấy".
"Nếu các nhà lãnh đạo Bắc Kinh kết luận rằng liên minh đang chống lại Trung Quốc trở nên quá mạnh, quá gắn kết, quá rõ ràng, hay đơn giản quá không công bằng, họ có thể quyết định cần phải tấn công chống lại thành viên này hay thành viên khác trong "liên minh chống Trung Quốc".
Trung Quốc liệu có đuổi kịp Mỹ?
Liệu Trung Quốc có đuổi kịp Mỹ hay không? Không. Liệu họ muốn đạt được mọi thứ có thể? Có. Đơn giản là họ đang theo đuổi cái mà họ tin là có lợi cho mình và với cái mà một quan chức Mỹ gọi là "chủ nghĩa thực dụng tàn nhẫn".
Định nghĩa kinh điển về một cuộc chiến tranh thương mại là hành vi hai quốc gia lập các hàng rào thương mại chống lại nhau theo một cái vòng luẩn quẩn của chủ nghĩa bảo hộ và trả đũa. Kết quả cuối cùng là điều mà các nhà kinh tế học gọi là sự "cân bằng tuyệt đối" - trạng thái tự cung tự cấp mà các nước rơi vào khi bùng phát một cuộc chiến tranh thương mại.
Các cuộc chiến tranh thương mại thường xảy ra liên quan đến các loại sản phẩm cụ thể như hàng tiêu dùng - sản phẩm đầu cuối như dệt may chẳng hạn. Nhưng trong thế kỷ 21, xuất hiện hoạt động trao đổi sở hữu trí tuệ, các mô hình kinh doanh và các sản phẩm không sờ thấy được. Vì vậy, cần đặt câu hỏi liệu hoạt động này có gây ra một kiểu chiến tranh mới là chiến tranh thương mại cách tân, đặc biệt bên trong cái mà ta gọi là G2 (giữa Trung Quốc và Mỹ), hay không.
Một số người cho rằng Trung Quốc, với nguồn lực và quy mô của mình, hiện đang tìm vị trí cao trong tất cả các chương trình cách tân. Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của nước này đã ủng hộ quan điểm này. 10 trụ cột của nó gồm: một là danh mục các dự án công nghệ đặc biệt nhằm tạo đột phá về năng lượng sạch và khai thác dưới lòng biển. Hai là mở rộng các ngành công nghiệp mới nổi như nguồn năng lượng mới, thế hệ IT mới, công nghệ sinh học, vật liệu mới và phương tiện năng lượng mới.
Ba là nâng cấp các ngành công nghiệp truyền thống thông qua các công nghệ mới cách tân. Bốn là cách tân để cải thiện chất lượng sống bằng cách tập trung vào sản xuất lương thực, tính hiệu quả trong nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Năm là tăng cường các nghiên cứu khoa học cơ bản. Sáu là cổ vũ tài năng trẻ. Bảy là nâng cấp cơ sở hạ tầng đầu tư cho công nghệ và cách tân. Tám là cải cách hệ thống quản lý công nghệ. Chín là thúc đẩy phát triển thương mại công nghệ. Và mười là mở rộng hợp tác quốc tế về công nghệ và cách tân.
Chao ôi, dường như không có gì bị bỏ quên! Thực vậy, câu hỏi mà một thành viên trong đoàn của tôi hỏi đi hỏi lại người Trung Quốc là: "Nếu bạn phát triển mọi thứ trong lịch trình cách tân nói trên, thì bạn còn muốn nhập khẩu cái gì từ các nước khác để tạo ra hoạt động trao đổi thương mại hai chiều dựa trên cách tân?". Và câu trả lời lúc nào cũng là: "Chúng tôi là nước đang phát triển cố gắng hòa nhập với thế giới và không làm tổn thương ai cả".
Ảnh minh họa: THX |
Một thế giới được định hình bởi cách tân sẽ đền đáp cho những ai biết sử dụng thông minh các nguồn lực toàn cầu. Trung Quốc có những nguồn lực quan trọng đó, ví dụ như họ không thiếu nhân tài, các lợi thế của họ được tăng cường nhờ sự khác biệt cơ bản giữa cách tân và các quá trình công nghiệp. Chỉ cần một số nhà khoa học quan trọng, một vài tỷ phú đôla, thêm một chút trợ cấp của chính phủ, thế là Trung Quốc đã bước vào cuộc chạy đua cách tân với đối thủ Singapore giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sinh học và các khoa học liên quan, cũng như các dự án lớn về truyền thông kỹ thuật số - BioPolis và Fusionopolis.
Tác giả khoa học viễn tưởng William Gibson từ cách đây gần hai thập kỷ đã đoán trước về một thế giới trong đó các cuộc chiến tranh sẽ không phải nhằm tranh giành lãnh thổ hay các nguồn tài nguyên, mà liên quan đến nhân tài - yếu tố quan trọng để phát triển một công nghệ mới. Đòn bẩy từ các tài sản cách tân, một khi được thiết lập, sẽ không phụ thuộc vào quy mô, nguồn tài nguyên, dân số hay các ngành công nghiệp truyền thống của mỗi quốc gia.
Trung Quốc đã thay đổi các chính sách cách tân của mình trong 5 năm qua và cả sau này theo hướng tạo thuận lợi cho nền tảng của các tài sản cách tân. Các chính sách này bao gồm chính sách "cách tân bản địa" nhằm thúc đẩy cách tân từ bên trong, ở từng địa phương, thông qua hỗ trợ tài chính, ngăn chặn công nghệ nước ngoài và thâu tóm thị trường cho các công ty trong nước.
Một lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm là chính sách của Trung Quốc lập danh mục các công nghệ phù hợp với nhu cầu trong nước. Các công nghệ này phải mang tính bản địa, tức là do một công ty của Trung Quốc hoặc một công ty liên doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài phát triển. Việc này đã vấp phải phản ứng dữ dội của các công ty quốc tế. Mùa hè năm nay, các chính sách như vậy đã bị hủy bỏ dưới sức ép của Mỹ và nhiều nước khác.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc thúc đẩy cách tân đã mở đường cho cuộc xung đột trong tương lai, khi cỗ máy cách tân của Mỹ có dấu hiệu giảm sút. Và đây là một thời điểm nhạy cảm, vì vậy cần có ý thức chung về việc này.
Liệu Trung Quốc có đuổi kịp Mỹ hay không? Không. Liệu họ muốn đạt được mọi thứ có thể? Có. Đơn giản là họ đang theo đuổi cái mà họ tin là có lợi cho mình và với cái mà một quan chức Mỹ gọi là "chủ nghĩa thực dụng tàn nhẫn".
Liệu chúng ta có làm điều tương tự nếu ở trong hoàn cảnh của họ? Chắc chắn! Chẳng phải cách tiếp cận của Anh hồi thế kỷ 19 hay của Mỹ trong thế kỷ 20 cũng mang tính thực dụng như vậy đó sao?
Liệu chúng ta có cơ hội để lật lại thế cờ không? Có. Không có gì nói rằng Mỹ mãi là một con bò sữa cách tân để Trung Quốc và các nước khác theo đuôi. Nhưng các dạng "chủ nghĩa bảo hộ cách tân" mới cũng không phải là câu trả lời.
Tôi tin là có nhiều cách để tạo cam kết giữa Mỹ và Trung Quốc vì lợi ích của hai nước, cũng như vì lợi ích của toàn cầu. Theo quan điểm của tôi, Mỹ và Trung Quốc có một cơ hội để nhìn lại quá trình cách tân của nhau: đánh giá các thói quen tốt, xây dựng khuôn khổ chung cho phép hợp tác tốt hơn vì mô hình kinh tế của hai nước khác nhau, và coi cách tân như một chương trình toàn cầu, không của riêng ai.
Trong thế giới cách tân thế kỷ 21, hợp tác là tên của trò chơi. Vì vậy, sẽ rất hữu ích khi xác định một hoặc hai thách thức lớn nhất toàn cầu có thể góp phần cho chuỗi dây chuyền giá trị chung - giữa Mỹ và Trung Quốc - để hợp tác và tập trung vào thách thức lớn đó. Thông qua quá trình này, tôi cho rằng chúng ta sẽ đều xác định được cách tân là để làm gì, và các cỗ máy cách tân của hai nước sẽ vận hành vì lợi ích, thay vì cạnh tranh. Cách tân một cách hòa bình nên được ưu tiên hơn chiến tranh cách tân.Tại sao cách tân quan trọng đến vậy đối với Trung Quốc?
Câu trả lời cho câu hỏi trên có liên quan đến tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế trong vai trò động lực phát triển xã hội, một mức sống và địa vị quốc gia ngày càng được nâng cao.
Dù triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc là quá rõ, nhưng cũng cần nhắc lại rằng 49% GDP của nước này dựa vào sản xuất chế biến, con số này vẫn như vậy từ 20 năm nay. Một quan chức cấp cao chính phủ Trung Quốc cho rằng đây là kết quả của một "thỏa thuận tồi". Ông nói: "Chúng tôi làm ra của cải cho thế giới, nhưng chúng tôi thu lại ô nhiễm, cần tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, và gặp phải các vấn đề về môi trường và khí thải CO2".
Việc nền tảng kinh tế Trung Quốc phụ thuộc quá mức vào sản xuất khiến nền kinh tế rất dễ bị tổn thương. Trước tiên, mô hình phát triển của Trung Quốc sẽ bị đẩy xuống nấc thang dưới bởi các nhà sản xuất giá rẻ từ Đông Nam Á và nhiều nơi khác. Ưu thế về giá của Trung Quốc thực ra là vì họ ngăn cản đầu tư xã hội của người nước ngoài. Và nếu các nhà hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu có cách để đạt mục đích, thì Trung Quốc sẽ định giá lại đồng tiền của mình theo hướng cao hơn, khiến cấu trúc giá và xuất khẩu của họ trở nên đắt đỏ hơn.
Như vậy, Trung Quốc sẽ trở thành một nhà sản xuất với chi phí cao hơn, có thể vì giá trị đồng tiền cao hơn hay đầu tư xã hội lớn hơn. Mô hình kinh doanh hiện nay của họ đang bị tổn thương bởi quá trình sản xuất với chi phí rẻ - cỗ máy tạo giá trị truyền thống của họ - khó có thể vận hành chậm lại.
Trong bối cảnh này, tất nhiên Trung Quốc sẽ tìm một câu trả lời lớn thông qua cách tân để đạt được tham vọng chuyển lên nấc cao hơn về giá trị thặng dư, đứng ở đầu nguồn của dòng chảy kinh tế. Thêm vào đó, Trung Quốc có một lợi ích kinh tế rõ ràng khi đa dạng hóa trong các ngành công nghiệp dịch vụ, một mục đích đến nay vẫn chưa đạt được thành công đáng kể.
Có hai lý do khác hiện nay giải thích tại sao Trung Quốc lại say mê cách tân đến vậy. Thứ nhất, tôi cho rằng sẽ có một sự bùng nổ lợi ích của cách tân xã hội khi sức ép nâng cao mức sống ngày càng gia tăng. Cách tân dịch vụ công, vốn không nhất thiết phải xuất phát từ phía chính phủ mà có thể do các chủ doanh nghiệp tiếnhành, sẽ đem đến một ngọn đuốc thổi bùng một làn sóng cách tân mới.
Và cách tân cũng quan trọng vì các doanh nghiệp Trung Quốc hiện đối mặt với một dạng "rào cản nhãn mác". Trong khi người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng lo ngại về giá trị, họ lại thích các thương hiệu quốc tế hơn, đặc biệt là tầng lớp trung lưu. Một chủ doanh nghiệp than vãn: "Nếu tôi đưa ra một sản phẩm mới, không ai muốn mua nó từ tôi. Các nhãn mác địa phương không được thừa nhận". Như vậy, cần các dạng marketing cách tân mới để giúp cho các nhãn mác Trung Quốc vượt lên trên và đem đến một tuyên bố giá trị rõ ràng về chất lượng và nguồn gốc các sản phẩm địa phương, ngoài ưu thế về giá.
Điều này vừa đúng vừa tốt, nhưng tôi cho rằng có những nguyên do sâu hơn liên quan đến bối cảnh lịch sử, khiến Trung Quốc cam kết theo đuổi một lịch trình cách tân. Trước tiên, cần nhớ rằng Trung Quốc từng là một xã hội hưởng lợi nhiều từ phát minh và tri thức trong hàng nghìn năm liền. Họ từng là một nguồn cung cấp nhiều ý tưởng mới đến kinh ngạc, những ý tưởng dẫn tới sự phát triển của thuốc súng, động cơ hơi nước, máy cảm biến địa chấn, y dược... từ cách đây cả thiên niên kỷ. Đây có lẽ là phần được nói đến nhiều nhất trong công trình của chuyên gia về Trung Quốc Joseph Needham. Trong cuốn "Khoa học và Văn minh ở Trung Quốc", ông đã mô tả cả một bức tranh lớn về cam kết của Trung Quốc hướng tới tiến bộ tri thức trong một loạt lĩnh vực, từ sinh học và các khoa học liên quan đến các ứng dụng vào đời sống.
Ảnh minh họa: tamnhin.net |
Một trong các đồng nghiệp Trung Quốc của chúng tôi, khi đáp lại một câu hỏi về thực tế sở hữu trí tuệ (IP) của Trung Quốc, đã tuyên bố chua cay rằng "chúng tôi đã tạo ra một loạt IP như thuốc súng và compa, nhưng chúng tôi không đăng ký các IP này. Có thể đây là lý do tại sao Trung Quốc cần cẩn thận hơn về vị trí IP của mình trong tương lai". Điều này cũng cho thấy thách thức của cách tân ở Trung Quốc; cách tân chỉ đến khi các ý tưởng mới, công nghệ mới và phát minh khoa học được ứng dụng. Trung Quốc phát minh ra thuốc súng, nhưng sử dụng nó để làm pháo hoa. Chính phương Tây mới dùng thuốc súng để phát triển vũ khí.
Để hiểu rõ tại sao Trung Quốc ngày nay chú trọng cách tân, còn có một vấn đề về tinh thần. Tên nước Trung Quốc có nghĩa là "vương quốc ở trung tâm". Marco Polo khi đến thăm Trung Quốc lần đầu tiên đã nói rằng Trung Quốc không cần hàng hóa từ bên ngoài vì họ sở hữu mọi thứ trong lòng mình. Một số người đã tìm thấy ý này trong chính sách "cách tân bản địa" hiện nay của Trung Quốc, hay còn gọi là "cây nhà lá vườn". Nhưng quy mô lịch trình cách tân của Trung Quốc, mong muốn trở thành người xuất chúng trong tất cả các mặt của cách tân, cho thấy một tham vọng tự lực cánh sinh trong lĩnh vực cách tân, điều đã được Marco Polo báo trước.
Cuối cùng, cách tân quan trọng đối với Trung Quốc vì đã đến lúc phải như vậy. Có một cảm xúc đang dồn nén, đó là mong muốn cải thiện xã hội Trung Quốc, và cách tân được coi là chìa khóa để đạt mục đích.
Lịch sử Trung Quốc hiện đại gồm 150 năm chịu đựng - nghèo đói, chiến tranh, các phong trào xã hội bị đập tan, sự xâm lược và chiếm đóng của các cường quốc châu Âu dẫn tới một loạt những cái gọi là "hiệp ước bất công" như buôn bán thuốc phiện từ Anh và bị đối xử như công dân hạng hai trong chính xã hội của mình, nội chiến, sự xâm lược của phát xít Nhật...
Rất ít quốc gia đã phải trải qua nhiều cơn khốn khó như vậy. Chỉ vài thập kỷ trở lại đây Trung Quốc mới được ổn định. Và trong thời kỳ này, Trung Quốc đã chứng kiến sự bùng nổ lớn của năng lượng xây dựng xã hội. Những tòa nhà chọc trời với kiến trúc hiện đại chính là sự chứng nhận không thành tiếng cho điều này.
Trung Quốc ngày nay là một quốc gia đầy tham vọng, muốn trở lại là vương quốc ở trung tâm. Vì vậy, quan điểm của họ về chính sách cách tân trở nên rõ ràng hơn khi đối chiếu với một bối cảnh lịch sử. Trung Quốc không muốn phụ thuộc vào người khác. Và cần phải hiểu rằng Trung Quốc không mong muốn tham gia vào cái mà họ thấy là bất công hay bất lợi trong quan hệ với các nước khác. Thay vào đó, họ muốn tạo ra khả năng từ bên trong để có thể cách tân chính mình và đã chuyển điều này thành một loạt các mục tiêu quốc gia và các sáng kiến hành động rõ ràng. Họ đầu tư như thể không có ngày mai vào cơ sở hạ tầng phục vụ cách tân như trường đại học, băng thông rộng, các chính sách nhân tài, các tập đoàn kinh tế và các cơ chế đầu tư mới. Về cách tân ở Trung Quốc, quá khứ là sự khởi đầu thực sự, và tương lai đang được tiếp sức bởi tham vọng cách tân ở mức cao nhất./. Sức mạnh cách tân của Trung Quốc không đáng sợ?
Có hai câu chuyện được kể trong những ngày gần đây liên quan đến tương lai sự nghiệp cách tân của Trung Quốc. Hai câu chuyện này không phải ở hai cực đối lập nhau.
Một truyện công khai bác bỏ cách tân ở Trung Quốc, còn truyện kia nêu ra một mối đe dọa lớn từ phương Đông nói chung như kiểu mối đe dọa đối với Nhật Bản trong những năm 1980. Nhưng sự thật không phải là truyện thứ nhất hay truyện thứ hai, mà nằm ở giữa hai câu chuyện này.
Ví dụ khách quan nhất của câu chuyện số 1 là bài xã luận mới đây trên tờ Wall Street Journal, mang tên "Cách tân của Trung Quốc, một con hổ giấy". Bài báo cho rằng khả năng cách tân của Trung Quốc đang bị lầm tưởng bởi số bằng sáng chế mà họ có. Các tác giả bài báo, gồm những học giả đáng tôn trọng, cho rằng chất lượng các bằng sáng chế này rất thấp, chủ yếu là sự cải tiến đi lên hơn là các phát minh đột phá. Vì vậy, sức mạnh cách tân của Trung Quốc không đáng sợ.
Đây có thể là một lập luận để dạy logic trong các trường kinh doanh, nhưng nó cũng là ví dụ điển hình cho thấy một suy nghĩ phổ biến hơn - rằng Trung Quốc hay bắt chước, rằng họ lúc nào cũng vẫn ở "hạ lưu" so với chúng ta, những người ở "thượng lưu" của dòng chảy cách tân đang thay đổi thế giới. "Con hổ giấy" hàm ý miệt thị, hình ảnh mà nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông từng dùng để nói rằng nếu không có quân đội Mỹ thì chiến tranh Triều Tiên sẽ kéo dài.
Những người khác muốn bác bỏ hoàn toàn cách tân của Trung Quốc thì cáo buộc Trung Quốc âm mưu giành chiến thắng bằng trò lừa đảo, và dẫn chứng các vấn đề đang diễn ra như hàng nhái, hàng giả, hay các chính sách cách tân quốc gia kiểu "cây nhà lá vườn".
Cuối cùng, cũng có những người cảm thấy cách tân của Trung Quốc không thích đáng, giống như một sự hy sinh kinh tế mù quáng, vì nó được tiến hành bất chấp tham nhũng, thói quen tài chính không minh bạch, bong bóng bất động sản...
Chính vì thế mà Nghị sĩ Frank Wolf của bang Virginia (Mỹ) mới đây đưa ra một dự thảo luật mang tính chất trả đũa, theo đó cấm Phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ (OSTP) của Nhà Trắng và NASA hợp tác khoa học với Trung Quốc, đặc biệt là cấm cung cấp tiền "để phát triển, thiết kế, hoạch định, thúc đẩy, thực thi một chính sách, chương trình, mệnh lệnh hay hợp đồng song phương nào dưới dạng hợp tác, liên kết giữa hai bên với Trung Quốc hay bất kỳ công ty nào của Trung Quốc". Đây là lý do tại sao OSTP - cơ quan hàng đầu của Mỹ về đối thoại cách tân với Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc - không tham gia chuyến nghiên cứu của chúng tôi.
Điều này dẫn chúng ta đến đâu? Như đã nói ở trên, sự thật nằm ở giữa hai câu chuyện trên. Trung Quốc không phải là con khủng long muốn ăn mất bữa trưa của chúng ta hay của ai khác. Nhưng họ bỏ ra rất nhiều tiền đầu tư cho các tài sản phục vụ cách tân, và các quỹ đầu tư của họ dường như sẽ chi trả, điều sẽ khiến họ trở thành một sức mạnh cần được tính đến.
Ảnh minh họa: baodatviet |
Các tài sản đó là gì? Đầu tiên, dân số đông của Trung Quốc tạo ra một nền tảng tài năng lớn nhất thế giới. Nếu bạn tin vào thuyết ong vàng của sự sáng tạo (cứ 1 triệu người có 1 người là thiên tài), thì Trung Quốc có xấp xỉ 1.400 bộ não thiên tài đó. Vốn ư? Họ không thiếu. Tương tự, lượng cầu tiêu dùng bị dồn nén và tỷ lệ tiết kiệm ở mức cao sẽ hỗ trợ cho việc phát triển một đại dương kinh doanh mới. Sự ủng hộ của dân tộc ư? Không ai từng thăm Trung Quốc mà không thấy rõ sự hăng hái, nhiệt tình mà nước này đang theo đuổi sự phát triển, và kiểu thèm khát tri thức dẫn dắt tiến bộ trong kinh doanh và xã hội. Vốn dự án ư? Vô điều kiện. Các dự án đầu tư đạt 5,4 tỷ USD trong năm 2010, trong khi tỷ lệ tăng trưởng được mô tả là "không ai bằng". Còn vị trí của các chủ doanh nghiệp và chủ đầu tư kinh doanh thì đang tăng lên nhanh chóng.
Về chiến lược quốc gia cho cách tân, Trung Quốc rõ ràng có một chiến lược riêng và luôn nhắc đi nhắc lại để cải tiến việc thực hiện chiến lược này. Cách tân được coi là một ưu tiên quốc gia trong kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ 12. Quan trọng hơn, họ có một đội ngũ lãnh đạo nắm bắt chiến lược này, chịu trách nhiệm về nó và đang thực hiện nó. Còn cơ sở hạ tầng? Một lượng đầu tư lớn đã được đổ vào khoa học, công nghệ, giáo dục bậc cao, băng thông rộng... Và có thể quan trọng nhất là Trung Quốc có một tầm nhìn quốc gia gắn với cách tân.
Tất nhiên, còn có những nguy cơ đối với cách tân của Trung Quốc, và một loạt các trở ngại lớn trên con đường trở thành một nước cách tân.
Trở ngại thứ nhất là xu hướng Trung Quốc nghĩ và hành động theo kiểu thứ bậc trong các cơ quan, tổ chức. Nghĩa là người ở vị trí cao có toàn quyền, bảo đúng là đúng, bảo sai là sai. Tôi không bào chữa hay thanh minh cho quan điểm của Trung Quốc, mà muốn chỉ ra các thách thức của suy nghĩ cho rằng cách tân phải đến từ ý tưởng của những người ở vị trí cao hay thấp trong cơ quan, tổ chức. Tôi cho rằng cách tân không hẳn liên quan đến thứ bậc hay vị trí của các cá nhân.
Liên quan đến trở ngại này chính là sự quá tải của nền giáo dục hướng tới kiểu giáo dục thụ động và cách học vẹt Khổng Tử kiểu mới ở Trung Quốc. Cách dạy học này tạo ra một văn hóa tránh né nguy cơ, và thích thu lời nhờ các mô hình kinh doanh vốn có hơn là tiến hành cách tân, liều mình đi vào con đường chưa biết.
Trở ngại thứ hai, là xu hướng cách tân kiểu tập trung và hoạch định từ trên xuống. Cách Trung Quốc thúc đẩy cách tân bằng việc gắn lợi nhuận với việc tạo ra các bằng sáng chế khoa học có thể là hữu ích. Nhưng nó cũng là sự quay trở lại mô hình sản xuất công nghiệp gồm các mục tiêu về đầu vào và đầu ra và các thuật toán thay đổi, chứ không phải là sự cách tân mang tính đột phá. Mô hình này vốn không hiệu quả lại còn gây khó chịu.
Trở ngại thứ ba liên quan đến các tiêu chuẩn đạo đức. Thế giới sẽ không tin tưởng hoàn toàn Trung Quốc cho tới khi nào các vấn đề liên quan đến kiểm toán, tính trung thực trong khoa học, và việc kiểm soát hiệu quả các vụ ăn cắp sở hữu trí tuệ... được giải quyết triệt để. Vấn đề đạo đức chắc chắn sẽ được những người như nghị sĩ Wolf tận dụng để thuyết phục mọi người về các dự luật trả đũa mà họ đưa ra. Đây là cách nghĩ được ăn cả ngã về không có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh cách tân. Trong phần sau, tôi sẽ nói về kịch bản này cũng như khả năng hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực cách tân./.
Thế giới sắp hết thời đơn cực?
- Với sự hình thành trụ cột thứ ba trong nền kinh tế thế giới, gồm Mỹ, EU và các thị trường mới nổi, nhiều người cho rằng thế giới đang tiến gần hơn tới đa cực.
|
Hình minh họa. Nguồn ảnh: Global Research |
Hoạt động thương mại và đầu tư nảy nở giữa các các quốc gia đang nổi là một sự thay đổi lớn lao trong cách mà nền kinh tế giới giới vận hành trong nhiều thế kỷ.
Trước đó, thương mại chủ yếu là giữa hai miền “Bắc” và “Nam” – tức là giữa thế giới phát triển và đang phát triển. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên – từ gia vị cho tới bông sợi – đều được chuyên chở sang các quốc gia công nghiệp hóa ở phương Tây, còn các quốc gia này lại xuất khẩu sợi và những sản phẩm chế biến công nghiệp.
Sau Thế chiến II, hệ thống này trở nên phức hợp hơn nhờ có sự nâng cấp về giao thông và truyền thông. Những “nhà giàu mới phất” như là Hàn Quốc và Singapore giàu có nhờ việc outsource.
Họ có lượng nhân công dồi dào, lại rẻ mạt gia công quần áo, giày dẹp và thiết bị điện tử, thường là với thiết kế và công nghệ từ phương Tây, sau đó chuyên chở cho người tiêu dùng Mỹ thông qua Walmart. Với những người mua hàng còn nghèo như ở Ấn Độ và Indonesia, hiện vẫn chưa có nhiều cách tiếp cận tới họ.
Quan hệ căng thẳng giữa những quốc gia đang phát triển – như là xung đột biên giới giữa Nga và Trung Quốc từng làm tê liệt thị trấn Manzhouli – tường tạo nên các rào cản tạm thời. Mỹ và châu Âu đã thống trị thương mại và dòng vốn của thế giới, và tất cả mọi người phải phụ thuộc vào họ vì tăng trưởng và việc làm.
Mẫu hình này đã bắt đầu thay đổi sau khi Trung Quốc tham gia vào quá trình toàn cầu hóa vào những năm 1980. Các nhà máy tại Thẩm Quyến và Thượng hải đã trở thành tâm điểm của các mạng lưới “gia công không biên giới” mà trong đó, một phần TV, điện thoại di động và các sản phẩm khác được sản xuất trên khắp châu Á, sau đó được chuyển sang Trung Quốc lắp ráp, thúc đẩy thương mại của khu vực rộng lớn hơn.
Tăng trưởng tại Trung Quốc, Ấn Độ và các thị trường đang nổi khác tăng đã làm thay đổi nguồn thu nhập của khu vực, họ bắt đầu xuất khẩu các điểm đến theo cách riêng của họ, với việc các công ty tại các quốc gia đang nổi bán hàng cho người tiêu dùng của quốc gia khác.
Các kết nối này tiếp tục cuốn thêm nhiều phần nữa của thế giới đang nổi. Chẳng hạn, thương mại giữa các nền kinh tế đang nổi của châu Á và Mỹ Latinh tăng lên gấp 7 land trong suốt mười năm cho tới năm 2010, đạt mức 268 tỉ USD. Trung Quốc và châu Á đang tìm kiếm cách thức tiếp cận các nguồn nguyên liệu thô và khách hàng mới, họ đang trở thành những những ông bầu mới của châu Phi. Thương mại giữa Ấn Độ và châu Phi từ mức chỉ có 1 tỉ USD vào năm 2001 đã tăng lên mức 50 tỉ USD vào năm 2010.
Ganeshan Wignaraja – một chuyên gia trong lĩnh vực hội nhập kinh tế tại Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Manila nói rằng, những mối quan hệ trong các thị trường mới nổi này đang tạo nên một “trụ cột thứ ba” của tăng trưởng trong nền kinh tế thế giới, bên cạnh Mỹ và EU.
Ganeshan Wignaraja bình luận: “Chúng ta đang tiến về một thế giới đa cực”. Hệ quả của xu hướng đó còn tiến xa hơn cả sự dòng luân chuyển của hàng hóa đơn thuần. Khi mà thương mại và đầu tư trong thế giới đang nổi càng quan trọng hơn, thì vai trò của phương Tây đối với nền kinh tế toàn cầu lại suy giảm đi, cuộc Đại suy thoái đã khiến xu hướng này trở nên gấp gáp hơn.
Trong khi các nền kinh tế của phương Tây chùng xuống do nợ nần và thất nghiệp, Trung Quốc và Ấn Độ và phần nhiều trong số các nền kinh tế đang nổi lại được tiếp thêm sức và đang tìm kiếm đến nhau nhiều hơn.
Các nhà quản trị doanh nghiệp đang khám phá ra các cơ hội mới tại các quốc gia đang nổi. Các công ty không mấy tên tuổi có thể không tham gia vào các thị trường đang phát triển, nhưng lại rất thành công ở các thị trường đang nổi, nơi mà sự trung thành không ổn định. Tại Ấn Độ, số hàng hóa bán được của nhà sản xuất điện thoại di động của Trung Quốc là G’Five tăng lên 75% trong năm tài chính vừa qua; những chiếc điện thoại hợp thời của họ rất hấp dẫn các người tiêu dùng của Ấn Độ với kiểu dáng thích hợp cho những chiếc ví mỏng.
Năm 2009, hãng sản xuất máy tính Lenovo đã quyết định tập trung vào các nền kinh tế đang phát triển, với niềm tin rằng kinh nghiệm trong nước có thể tạo ra thế mạnh cho họ tại các quốc gia đang phát triển. Lợi nhuận thu về trong các thị trường đang nổi (bao gồm cả Lenovo đặt tại Trung Quốc) tăng 46.5% trong quý hai, so với mức tăng trưởng chỉ có 8.5% trong các quốc gia phát triển. Điều này đã giúp cho công ty dành được thị phần máy tính toàn cầu.
Và khi các nền kinh tế đang nổi tăng trưởng theo hướng xích lại gần nhau hơn về mặt kinh tế, họ lại khám phá ra các mối quan tâm chính trị chung. Nhóm các nước trong BRIC – gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung QUốc – đã khởi động các hội nghị thường xuyên để phối hợp các nỗ lực trong những vấn đề quan trọng như cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu.
Họ đang thách thức trật tự kinh tế đã thiết lập từ trước đó. Chẳng hạn như Trung Quốc và Nga đã đi đầu trong việc thay thế đồng Đô la Mỹ với tư cách là đồng tiền số 1 trong rổ tiền dự trữ. Nếu như hoạt động thương mại và đầu tư siêu âm này giữa các nền kinh tế đang nổi vẫn được duy trì, “tầm quan trọng của Mỹ và EU sẽ bị thu hẹp lại cả về mặt kinh tế và chính trị”, ngài King của ngân hàng HSBC bình luận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Có ý kiến gì không?