Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Angela Merkel: Người phụ nữ quyền lực nhất thế giới ngại nói chuyện riêng tư

Tác giả: Ian Birrell
Không giống nhiều chính trị gia hiện đại, thủ tướng Đức Angela Merkel không tin vào chuyện mang cuộc sống riêng tư "phơi bày" trước công chúng.
Mọi người biết bà thích nướng bánh, thích tự đi mua sắm, thích hoà nhạc Wagner và đôi khi là đi dạo với người chồng thứ hai. Nhưng hầu như chẳng có gì ngoài từng đó thông tin. Bà tiết lộ rất ít trong các cuộc phỏng vấn.
Có lẽ bà từ chối nói về bản thân, vì từ khi còn trẻ, bà đã luôn làm việc vô cùng nỗ lực để đạt được những tham vọng của mình. Động lực và quyết tâm sắt đá của bà, sau tất cả, đã đưa bà từ xuất phát điểm đầy khó khăn, trở thành một nhân vật ảnh hưởng bao trùm tại châu Âu và người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
Có một giai thoại mà bà thích kể trong các cuộc phỏng vấn. Hai mươi mốt năm trước, bà nộp đơn dự tuyển vào văn phòng báo chí chính phủ Đức, nhưng không được tiếp nhận - sự thất bại hiếm có trong đời người đàn bà quyền lực. Kết quả kiểm tra y tế cho thấy bà bị huyết áp cao, do đó nhà tuyển dụng e ngại bà không kham nổi sức ép công việc.
Thay vào đó, bà chọn con đường trở thành một chính khách, và một năm sau được bầu vào quốc hội thống nhất của Đức. Đây là bệ phóng cho sự nghiệp xuất chúng của bà - dẫn đầu đảng Đảng Liên minh Dân chủ Cơ Đốc (CDU) suốt một thập niên và lãnh đạo đất nước 5 năm sau đó.
Với tất cả những đã đạt được trong đời, bà hiểu lịch sử sẽ phán xét bà dựa trên cách bà đối phó với cuộc khủng hoảng đang xảy ra trên châu lục của mình. Bà giống như người đi trên dây giữa những xung đột trầm trọng của kinh tế, chính trị và các lo ngại xã hội.

Angela Merkel và chồng
Vậy những gì đã hình thành nên con người bà?
Giáo sư Đại học Wolfgang Stock, người viết tiểu sử của bà nói: "Không ai yêu mến bà, không ai tôn thờ bà, nhưng bà rất được kính trọng". Những người khác thì tỏ ra hoài nghi về sự theo đuổi quyền lực không biết mệt mỏi của Merkel. "Bà ấy giống như Tony Blair, nhưng lại không có nguyên tắc", có người chỉ trích.
Để hiểu rõ hơn về "người đàn bà thép nước Đức", hãy tới một thị trấn nhỏ với 13.000 cư dân gọi là Templin thời Đông Đức cũ. Nó nằm ở phía bắc, cách Berlin sôi động chỉ hơn một giờ đi xe, vượt qua những cánh đồng bằng phẳng, rừng sồi và những ngôi làng bình dị.
Đó là nơi mà một mục sư Tin lành Horst Kasner chuyển đến năm 1957 khi cô con gái bé nhỏ Angela của ông mới 3 tuổi. Ở đó, bà vẫn còn ngôi nhà nhỏ, dù giờ đây bà đã là nguyên thủ đất nước. Đó là chốn nghỉ ngơi bình yên cuối tuần của bà và cũng là nơi mà cách đây chưa lâu, bà chôn cất cha mình.
Thị trấn đó cũng giống như câu chuyện cuộc đời của Merkel 57 tuổi - câu chuyện thành công của quá trình thống nhất nước Đức, ngôi làng của bà giờ đây đang thay da đổi thịt với những con phố rải sỏi, những toà nhà nhiều màu sắc, quán cà phê ấm cúng... Giống như những ngôi làng khác trong vùng, nơi đây cũng đang nỗ lực để thu hút khách du lịch.
Nhà trọ Friedrich Engels đặt theo tên nhà triết học Đức, giờ đây trở thành một khách sạn sang trọng ven hồ, và vẫn lưu giữ công viên theo chủ đề hoang dã miền tây nước Mỹ.
Trò chuyện với bạn bè, đồng nghiệp và những người chỉ trích bà Merkel, họ đều đồng ý rằng, có hai nhân tố đặc biệt đằng sau thành công của thủ tướng Đức - một thời thơ ấu lớn lên dưới chế độ chuyên quyền và việc bà được đào tạo để trở thành nhà khoa học.
Claudia Crawford, một cựu thành viên trong nội các của bà Merkel, người cũng lớn lên ở Đông Đức cũ nói: "Tôi hiểu lớn lên dưới chế độ đó là thế nào, có những điều vô cùng xuẩn ngốc như bạn không được phép đọc sách hay nghe loại nhạc mình yêu thích. Đó là lý do vì sao tôi tham gia chính trị, và điều này cũng đúng với Angela".

Angela Merkel khi 3 tuổi
Cha của Merkel, đã làm một việc bất thường khi rời thành phố náo nhiệt Humburg ở Tây Đức để tới trông nom một trung tâm dành cho trẻ khuyết tật ở thị trấn nhỏ Đông Đức, Templin, vẫn còn đổ nát từ thời chiến tranh, với những con đường làm bằng cát và có rất ít xe hơi. Khi Bức tường Berlin được xây dựng bốn năm sau đó, mẹ bà (một giáo viên tiếng Anh) đã ngồi khóc trong nhà thờ, còn cha bà thì nói ông cảm thấy được tự do.
Khi ấy, mặc dù chính quyền thường nghi ngờ những người theo đạo Tin Lành, nhưng do cha Merkel là mục sư nên gia đình ông được phép xem truyền hình phương Tây, đọc báo chí phương Tây. Họ thậm chí còn chơi trò Monopoly - trò chơi cờ được đặt tên theo khái niệm độc quyền của kinh tế, chỉ sự chiếm hữu thị trường của một nhà cung cấp đơn lẻ.
Kasner là người cha lạnh lùng và xa cách (Angela có em trai và em gái), đã luôn thúc ép con làm việc và học hành chăm chỉ, nói với con phải làm tốt hơn mọi học sinh khác ở ngôi trường địa phương của thị trấn Templin. Kết quả là Merkel luôn luôn đứng đầu lớp. Bà thậm chí còn học tiếng Nga, và giỏi tới mức được thưởng một chuyến đi Moscow. Bà cũng là thành viên của nhóm Xã hội chủ nghĩa mang tên Thanh Niên tự do Đức.
"Bất cứ khi nào làm việc gì, bà đều muốn là số một", Gerd Langguth, giáo sư khoa học chính trị và người viết tiểu sử khác của Merkel nói. "Bà ấy sẽ luôn am hiểu hơn bất cứ ai, và giờ đây, dĩ nhiên, bà là số một ở châu Âu".
Các cộng sự tại Berlin đã chứng thực rằng, lối làm việc hăng say không biết mệt mỏi thời niên thiếu vẫn còn lại trong bà tới tận ngày nay. Một vị bộ trưởng đã than phiền với bạn bè về nỗi buồn chán của ông tại cuộc họp y tế gần đây khi bà thủ tướng cứ không ngừng chú ý tới từng vấn đề nhỏ nhất trong một dự luật được đề xuất.

Cuộc đảo chính ngoạn mục của nữ Thủ tướng Đức

Đó là một cuộc đảo chính ngoạn mục, cũng là khoảnh khắc Merkel bước ra khỏi vỏ bọc ôn hoà mà bà cẩn trọng nuôi dưỡng.

Lớn lên ở một đất nước mà một từ nói ra có thể phá hỏng cả cuộc đời - Angela Merkel giống như hàng triệu người khác, đã học được cách giấu kín sâu suy nghĩ. Bà chỉ cởi mở, công khai ở nơi riêng tư trong ngôi nhà của mình.
Khả năng che giấu suy nghĩ, kết hợp với kiểu hành xử không chịu uốn mình nhún nhường đã giúp Merkel xây dựng sự nghiệp một nhà khoa học sau khi nghiên cứu vật lý tại Đại học Leipzig.
Thời sinh viên, bà làm thêm công việc hầu bàn ở sàn nhảy, rồi gặp gỡ và kết hôn với Ulrich Merkel (năm 1977), cũng là sinh viên ngành vật lý. Sau đó, họ chuyển tới Berlin nhưng mối quan hệ hai người sớm rạn nứt. "Nghe có vẻ ngu ngốc, nhưng tôi đã bước vào hôn nhân mà không hề suy xét kỹ", sau này Merkel nói.
Khi li hôn vào năm 1982, Merkel gặp Joachim Sauer, người sau này trở thành chồng thứ hai của nữ thủ tướng Đức. Joachim là một nhà hoá học say mê nghiên cứu, cũng từng li hôn và có hai con trai riêng.
Khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu tan băng, bà bước vào cuộc sống hàn lâm tại Viện khoa học ở Đông Đức. Trải nghiệm chính trị đầu tiên của bà là vào năm 35 tuổi, khi bà gia nhập một nhóm dân quyền đúng một tháng trước khi Bức tường Berlin sụp đổ. "Luôn luôn thực tế, bà tham gia hoạt động chính trị khi không còn mối nguy hiểm nào", Gerd Langguth, giáo sư khoa học chính trị viết tiểu sử về Merkel, nhận xét. Khi nhóm này nhập vào Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) - đảng bảo thủ của Thủ tướng Helmut Kohl - bà Merkel cũng tham gia.
Ông Kohl, cha đẻ của sự thống nhất nước Đức, đã gặp Merkel tại một hội nghị đảng sau khi Bức tường Berlin sụp đổ. Ông lập tức phát hiện ra tiềm năng của người phụ nữ trẻ đến từ phía Đông này, người có thể gia tăng sự hấp dẫn cho đảng bảo thủ. Ông trở thành một người thầy của Merkel, giúp bà nhanh chóng thăng tiến trong chính phủ và trong đảng với mối quan hệ có lợi cho cả hai người.
Ông Kohl sau đó dính líu tới một vụ bê bối tài chính bị phanh phui năm 1999. Người ta phát hiện CDU đã nhận và duy trì các khoản đóng góp bất hợp pháp thời lãnh đạo của Kohl. Trong khi các đối thủ phản ứng khá thận trọng, thì người "học trò" được ông bảo trợ lại viết một bài đăng trên trang nhất của tờ báo bảo thủ hàng đầu nước Đức yêu cầu ông từ chức.
Đó là một cuộc đảo chính ngoạn mục, cũng là khoảnh khắc Merkel bước ra khỏi vỏ bọc ôn hoà mà bà cẩn trọng nuôi dưỡng. "Bạn có thể nói rằng, tôi không bao giờ đánh giá thấp bản thân", sau này vẫn với nụ cười quen thuộc, bà trả lời trong cuộc phỏng vấn. "Không có gì sai trái khi có nhiều tham vọng", bà khẳng định.

Angela Merkel và Helmut Kohl
Mặc dù không phải là người diễn thuyết giỏi trước công chúng, nhưng bà đã chứng tỏ là một chính khách sắc bén trong việc nắm bắt suy nghĩ của người dân. Khi trở thành thủ tướng năm 2005, bà đã dần dần củng cố quyền lực trong cả đảng cũng như đất nước, trung lập đối thủ để đảm bảo sự an toàn và sẵn sàng chuyển đổi các vị trí bất kể khi nào cần thiết để duy trì sự tín nhiệm.
Bà là người theo chủ nghĩa tự do. Theo nhiều người, bà kết hôn với Joachim Sauer năm 1998 chỉ là do áp lực từ những người lớn tuổi trong đảng. Ông Joachim Sauer hiện nay là giáo sư hóa học lỗi lạc, người thích phòng thí nghiệm hơn ánh hào quang chính trường.
Đến từ phía đông nước Đức, nơi phụ nữ luôn làm việc, bà gặp chút trục trặc nhỏ với các giá trị lý tưởng hoá truyền thống của người Đức là phụ nữ làm nội trợ thì ở nhà và trông nom con cái. Là người ủng hộ mạnh mẽ quyền bình đẳng, bà thúc đẩy các ý tưởng như thành lập vườn trẻ nhà nước mà những người bảo thủ trong đảng của bà không tán thành.
Những người ủng hộ bà, khắc hoạ chân dung Merkel là một người theo chủ nghĩa thực dụng đầy kiên trì. Họ nói bà tiếp cận chính trị như khi bà làm khoa học, nhìn thấy hàng loạt thách thức và vượt qua chúng một cách logic. "Nếu có vấn đề, bà ấy sẽ giải quyết chúng", một người bạn của thủ tướng Đức nói.
Tuy nhiên, những người chỉ trích thì nói bà có tư duy lộn xộn, trì hoãn các quyết định càng lâu càng tốt. "Bà ấy thay đổi tư duy vài lần một ngày, bạn không thể tin tưởng tất cả vào bà ấy", một nhân vật nổi bật trong CDU nói. "Bạn không bao giờ biết bà ấy nghĩ gì, ngoại trừ việc bà ấy muốn nắm giữ quyền lực", ông kết luận. "Chúng ta đang ở trong một thế giới thay đổi, và cần nhìn xa trông rộng để thoát khỏi cuộc khủng hoảng".
Nhưng Merkel đã có những quyết định táo bạo điển hình trong vài tuần gần đây, khi buộc các ngân hàng châu Âu phải chấp nhận thiệt hại lớn về các khoản cho vay với Hy Lạp, đồng thời đối mặt thành công với những chỉ trích trong chính phủ liên minh bất ổn của mình. Bà cũng nỗ lực thúc đẩy sự thống nhất tại châu Âu bất chấp những khó khăn từ David Cameron.
Tuy nhiên, cộng sự của Merkel có nhiều cách nhìn khác nhau về niềm tin vào sự thống nhất châu Âu của bà thủ tướng Đức. Người cho rằng bà không thực sự tin vào một liên minh chặt chẽ hơn, người khác lại khẳng định bà là người ủng hộ nhiệt thành của các mối quan hệ khăng khít hơn trên khắp châu lục để đảm bảo một tiếng nói thống nhất mạnh mẽ.
Cho dù thế nào, sự tín nhiệm dành cho một nữ thủ tướng sắt đá vẫn đang ngày càng tăng ở Đức. Bởi dường như người Đức dường như tin rằng, bà mang những bản năng tốt nhất của họ trong tim mình, và người phụ nữ quyền lực ấy sẽ dẫn dắt họ đi qua những thời khắc hỗn loạn, khó khăn.

Angela Merkel

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Angela Dorothea Merkel
AM Juli 2010 - 3zu4.jpg
Thủ tướng Đức
Nhiệm kỳ 22 tháng 11 năm 2005 – nay
Tiền nhiệm Gerhard Schröder
Đảng Liên minh Dân chủ Cơ Đốc
Sinh 17 tháng 7 năm 1954
Hamburg, Đức
Phu quân Ulrich Merkel (1977-1982)
Joachim Sauer (1998-nay)
Angela Dorothea Merkel (IPA: /ˈaŋɡela doroˈteːa ˈmɛɐkəl/; sinh tại Hamburg, Đức, ngày 17 tháng 7 năm 1954) là Thủ tướng đương nhiệm của nước Đức. Trong cương vị chủ tịch Đảng Liên minh Dân chủ Cơ Đốc (Christlich Demokratische Union Deutschlands - CDU), Merkel thành lập chính phủ liên hiệp với đảng anh em, Liên minh Xã hội Cơ Đốc (Christlich-Soziale Union in Bayern - CSU) và Đảng Dân chủ Xã hội Đức (Sozialdemokratische Partei Deutschlands - SPD), sau những cuộc đàm phán kéo dài hai tháng nối tiếp cuộc bầu cử liên bang năm 2005.
Merkel, trúng cử vào Quốc hội Đức từ bang Mecklenburg-Vorpommern, là chủ tịch đảng CDU từ năm 2000, chủ tịch nhóm đảng CDU-CSU tại quốc hội từ năm 2002 đến năm 2005. Bà là phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ Thủ tướng Đức, cũng là công dân đầu tiên của Cộng hoà Dân chủ Đức (Đông Đức) vươn đến vị trí lãnh đạo nước Đức thống nhất, và là phụ nữ đầu tiên lãnh đạo nước Đức kể từ khi xứ sở này trở nên một quốc gia hiện đại năm 1871. Tính đến năm 2006, bà cũng là thủ tướng trẻ tuổi nhất kể từ sau Đệ nhị Thế chiến.
Theo bình chọn của tạp chí Forbes năm 2006, Angela Merkel thế chỗ của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Condoleezza Rice, để đứng đầu danh sách 100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới,[1] và tiếp tục giữ vị trí này trong hai năm kế tiếp: 2007,[2]2008.[3]

Xuất thân

Angela Dorothea Kasner sinh tại Hamburg, Đức, con gái của Horst Kasner, một mục sư Giáo hội Luther, vợ ông, Herlind (nhũ danh Jentzsch), là giáo viên. Năm 1954, Horst Kasner đến quản nhiệm một nhà thờ ở Quitzow, gần Perleberg, và gia đình dời đến ở Templin. Merkel lớn lên ở vùng quê chỉ 80 km phía bắc Berlin, thuộc lãnh thổ của Cộng hoà Dân chủ Đức.
Giống hầu hết học sinh khác, Merkel là đoàn viên Đoàn Thanh niên Tự do Đức. Về sau cô trở thành uỷ viên quận đoàn và bí thư chuyên trách dân vận và tuyên truyền tại Viện Hàn lâm Khoa học (viện nghiên cứu khoa học quan trọng nhất của Cộng hoà Dân chủ Đức, thành lập năm 1946, tiếp nối truyền thống 250 năm của Viện Hàn lâm Khoa học Phổ).
Bà Angela Merkel trong một cuộc nói chuyện trên truyền hình ngày 19-05-20009 kể rằng mật vụ Stasi Đông Đức từng muốn tuyển mộ bà khi bà xin việc trong Đại học Bách khoa Ilmenau nhưng bị Merkel từ chối hồi thập niên 70. Sau đó bà không được nhận vào làm việc ở trường đại học.[4]
Merkel theo học vật lý tại Đại học Leipzig từ năm 1973 đến năm 1978. Cô làm việc và nghiên cứu tại Viện Hóa Lý Trung ương thuộc Viện Hàn lâm Khoa học từ năm 1978 đến năm 1990. Sau khi tốt nghiệp với học vị tiến sĩ vật lý, Merkel làm việc trong lĩnh vực hoá lượng tử (quantum chemistry).
Thủ tướng Angela Merkel từng muốn vượt biên sang phương Tây và có cơ hội khi thăm thân ở Hamburg (Tây Đức) năm 1986 nhưng cuối cùng vì cha mẹ ở Đông Đức và các mối ràng buộc gia đình, bạn bè, bà đã quyết định trở về. Merkel cũng nói rằng bà đã mở một lon bia uống mừng khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989.[5]
Năm 1989, sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, Merkel tham gia phong trào dân chủ, gia nhập đảng Demokratischer Aufbruch mới thành lập. Sau cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Đông Đức, bà trở thành phụ tá phát ngôn của chính quyền lâm thời tiền thống nhất dưới quyền lãnh đạo của Lothar de Maizeiere. Trong cuộc tổng tuyển cử tổ chức vào tháng 12 năm 1990, sau khi đất nước thống nhất, Merkel đắc cử vào Bundestag (Quốc hội), từ một hạt bầu cử bao gồm hai quận Nordvorpommern và Rugen cùng thành phố Stralsund. Đảng của bà sáp nhập với đảng CDU của Tây Đức và Merkel trở nên Bộ trưởng Phụ nữ và Thanh niên trong nội các của thủ tướng Helmut Kohl. Năm 1994, Merkel được bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng Môi trường và An toàn Lò Phản ứng Hạt nhân, vị trí này giúp bà trở nên một nhân vật được nhiều người biết đến và cung cấp một diễn đàn giúp bà xây dựng sự nghiệp chính trị. Là một trong những chính khách được Kohl ưu ái và là bộ trưởng nội các trẻ tuổi nhất, Kohl thường gọi Merkel là "das Madchen" ("cô gái").
Với khả năng nói tiếng Anh gần như hoàn hảo, khi nhận xét về xuất thân của mình là một "Ossi" (biệt danh chỉ các công dân Đông Đức), bà nói: "Bất cứ ai thực sự có một điều gì đó để bộc lộ thì không cần đến trang điểm". Không chỉ thông thạo Anh ngữ, Angela còn nói tiếng Nga lưu loát.
Năm 1977, bà kết hôn với Ulrich Merkel, một nhà vật lý, rồi ly dị năm 1982. Từ năm 1998, bà kết hôn với một giáo sư hoá học ở Berlin tên Joachim Sauer. Bà không có con.

Lãnh tụ phe Đối lập

Khi chính phủ Kohl thất bại trong cuộc tổng tuyển cử năm 1998, Merkel được bổ nhiệm làm Tổng Thư ký Đảng CDU. Trong cương vị này, chỉ trong năm 1999 Merkel điều hành dẫn đến một chuỗi thắng lợi cho đảng của bà tại sáu trong bảy cuộc bầu cử cấp bang, phá vỡ thế đa số của liên minh SPD-Đảng Xanh tại Bundesrat (Hội đồng Liên bang), thiết chế lập pháp đại diện cho các bang. Sau vụ bê bối tài chính bên trong đảng liên quan đến nhiều nhân vật lãnh đạo đảng CDU (kể cả Kohl và chủ tịch đảng Wolfgang Schauble, người được chọn để kế nhiệm Kohl), Merkel chỉ trích người đỡ đầu trước đây của bà và xúc tiến một khởi đầu mới cho đảng mà không có Kohl. Ngày 10 tháng 4 năm 2000, bà được bầu chọn để thay thế vị trí của Shaube, trở nên người phụ nữ đầu tiên giữ ghế chủ tịch đảng, gây kinh ngạc cho nhiều nhà quan sát khi cá tính của bà đối nghịch với đảng đã chọn bà vào vị trí lãnh đạo; Merkel là một phụ nữ và là tín hữu Kháng Cách, xuất thân từ miền đông nước Đức đa số chấp nhận đức tin Kháng Cách, trong khi CDU vẫn có tập quán lãnh đạo bởi nam giới, bảo thủ và chịu ảnh hưởng sâu đậm truyền thống Công giáo, với hậu thuẫn vững chắc ở miền tây và nam nước Đức. Tháng 10 năm 2001, mặc dù những cam kết làm trong sạch đảng, Merkel từ chối đào sâu vào vụ tai tiếng về tài chính.
Sau khi trở nên lãnh tụ đảng, Merkel nhận được sự ủng hộ đáng kể từ người dân Đức để trở nên nhân vật thách thức Thủ tướng Gerhard Schroder trong cuộc bầu cử năm 2002. Tuy vậy, bà không được ưa thích ngay bên trong đảng, đặc biệt trong đảng anh em, Liên minh Cơ Đốc Xã hội Bavaria – CSU, sau đó bị loại bởi lãnh đạo CSU, Edmund Stoiber, người trở nên đối thủ của Schroder nhưng lại không biết tận dụng vị trí dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận để thua cuộc trong gang tấc. Sau thất bại của Stoiber trong năm 2002, bên cạnh vai trò chủ tịch đảng, Merkel nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo phe bảo thủ đối lập ở hạ viện tại Quốc hội Đức, Bundestag. Đối thủ của bà, Friedrich Merz, giữ vị trí này ở quốc hội trước cuộc bầu cử năm 2002, rút lui để nhường đường cho Merkel.

Diễn đàn chính trị

Merkel ủng hộ nghị trình cải cách liên quan đến hệ thống xã hội và kinh tế nước Đức, bà được xem là thiên về thị trường tự do; bà vận động sửa đổi luật lao động, dỡ bỏ những rào cản trong qui trình sa thải nhân viên và gia tăng số giờ làm việc trong tuần, bà cho rằng luật lệ hiện hành làm suy giảm tính cạnh tranh bởi vì các công ty không thể kiểm soát giá thuê mướn nhân công khi công việc kinh doanh đình trệ.
Merkel cho rằng chương trình cắt giảm năng lượng hạt nhân của nước Đức nên theo một lộ trình chậm hơn so với kế hoạch của chính phủ Schroder.
Merkel ủng hộ mối quan hệ mật thiết giữa Đức và Hoa Kỳ. Mùa xuân năm 2003, ngược lại lập trường chống đối quyết liệt của công luận, Merkel tỏ ý đồng tình với cuộc xâm lăng Iraq của Hoa Kỳ, miêu tả nó là "không thể tránh khỏi" và kết án Gerhard Schroder là có khuynh hướng chống Mỹ. Động thái này khiến bà bị những người chỉ trích gọi là kẻ xu nịnh nước Mỹ. Bà phê phán lập trường của chính phủ ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu, thay vào đó bà ủng hộ qui chế "đối tác đặc quyền" cho quốc gia này. Do đó, bà được xem là có quan điểm phù hợp với tuyệt đại đa số người dân Đức, xuất phát từ nỗi lo làn sóng nhập cư có thể trở nên gánh nặng quá sức cho nước Đức, cùng với sự hiện diện của quá nhiều ảnh hưởng Hồi giáo bên trong Liên minh châu Âu.

So sánh

Là một nữ chính khách đến từ một đảng trung hữu, và là một khoa học gia, Merkel thường được so sánh bởi các nhà báo Đức cũng như Anh, với cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Nhiều người thích gọi bà với biệt danh "Iron Lady" hay "Iron Girl"; song ngoại trừ biệt danh, các nhà bình luận chính trị nhận thấy ít có sự tương đồng giữa các nghị trình chính sự của hai nữ chính khách này.

Ứng cử Thủ tướng

Ngày 30 tháng 5 năm 2005, Merkel giành được sự đề cử của liên minh CDU/CSU để trở nên đối thủ của Thủ tướng Gerhard Schroder của đảng SPD trong cuộc tổng tuyển cử năm 2005. Đảng của bà bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử, dẫn trước với tỷ lệ 21% theo các cuộc thăm dò dư luận, mặc dù uy tín cá nhân của Merkel thấp hơn của thủ tướng đương nhiệm. Đã vậy, Merkel làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn khi hai lần lẫn lộn giữa lợi tức gộp và lợi tức ròng (gross incomenet income) khi bà đem khả năng cạnh tranh của nền kinh tế làm trọng điểm cho lập trường của CDU trong một cuộc tranh luận trên truyền hình. Tuy vậy, bà dành lại lợi thế khi tuyên bố sẽ bổ nhiệm Paul Kirchhof, cựu thẩm phán tại Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức và là một chuyên gia về chính sách tài chính, vào chức vụ bộ trưởng tài chính.
Kết quả cuộc bầu cử toàn quốc ngày 18 tháng 9 năm 2005 là bất phân thắng bại cho liên minh CDU/CSU của Merkel và đảng SPD của Schroder, với CDU/CSU dành 35,2% phiếu bầu (CDU 27,8% và CSU 7,4%) trong khi SPD chiếm 34,2%. Cả liên minh SPD-đảng Xanh và liên minh CDU/CSU với đảng Dân chủ Tự do đều không có đủ số ghế cần thiết để chiếm thế đa số tại Bundestag, nên Schroder và Merkel đều không thể tuyên bố chiến thắng. Một đại liên minh giữa CDU/CSU và SPD gặp trở ngại là cả hai đều muốn nắm giữ cho mình chức thủ tướng. Tuy nhiên, sau ba tuần lễ thương thảo, hai đảng đi đến thoả thuận theo đó Merkel sẽ là thủ tướng trong khi SPD nắm giữ 8 trong số 16 vị trí trong nội các. Thoả hiệp này được chuẩn thuận bởi hai đảng vào ngày 14 tháng 11. Merkel được bầu vào chức vụ thủ tướng bởi đa số phiếu của đại biểu (397-217) trong kỳ họp của Bundestag ngày 22 tháng 11, song có đến 51 thành viên của liên minh cầm quyền bỏ phiếu trắng hoặc phiếu chống.
Những bản tường trình chỉ ra rằng chính phủ liên hiệp sẽ theo đuổi chính sách hỗn hợp, có một số khía cạnh mâu thuẫn với lập trường chính trị của Merkel trong cương vị lãnh đạo phe đối lập và ứng cử viên thủ tướng, với chủ trương cắt giảm chi tiêu công trong khi tăng thuế giá trị gia tăng (VAT), tiền bảo hiểm xã hội và nâng mức trần của thuế lợi tức. Luật bảo vệ nhân dụng không còn có giá trị cho nhân viên trong hai năm đầu làm việc, lương hưu sẽ bị đóng băng và các khoản trợ cấp dành cho người mua nhà lần đầu sẽ bị cắt giảm. Về đối ngoại, nước Đức sẽ duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Pháp và các quốc gia Đông Âu, nhất là Nga, sẽ tiếp tục ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, không chắc là Đức sẽ vận động dỡ bỏ lệnh cấm vận của EU bán vũ khí cho Trung Quốc khi nhiều lần Merkel đã bày tỏ sự chống đối về điều này.
Merkel cho biết mục tiêu chính của chính phủ là giảm tỷ lệ thất nghiệp, và chính phủ nên được đánh giá qua sự thành bại trong nỗ lực này.

Thủ tướng

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Merkel sau khi tuyên thệ nhậm chức là chuyến viếng thăm Paris để hội kiến với Tổng thống Pháp Jacques Chirac. Trong bài diễn văn của mình, Chirac nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác Pháp-Đức đối với Âu châu. Sau đó, Merkel đến Bỉ để gặp gỡ các nhà lãnh đạo EU và Tổng thư ký NATO, Jaap de Hoop Scheffer, rồi đến Luân Đôn hội kiến với Thủ tướng Anh Tony Blair. Ngày 28 tháng 11 bà tiếp kiến quốc khách đầu tiên, Tổng thống Pohamba của Namibia, một cựu thuộc địa của Đức ở Phi châu. Ngày 30 tháng 11 năm 2005, trong bài diễn văn chính phủ đầu tiên, Merkel công bố mục tiêu cải thiện nền kinh tế Đức và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp. Ngày 13 tháng 1 năm 2006, bà đến Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm đầu tiên trong cương vị thủ tướng.
Đầu năm 2006, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy Angela Merkel, sau 100 ngày cầm quyền, giành được sự ủng hộ cao nhất trong vòng các thủ tướng lãnh đạo nước Đức kể từ năm 1949. Nhiều nhà phê bình kinh tế thường nhắc đến thuật ngữ "nhân tố Merkel" như là nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóng trong mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng và mức chi tiêu trong thị trường.
Sau hai năm liên tiếp (2006 và 2007) giữ vị trí quán quân trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới, tháng 8 năm 2008, Angela Merkel lại tiếp tục là nhân vật số một theo bình chọn của Tạp chí Forbes kèm theo nhận xét,
Với GDP 3, 3 ngàn tỷ USD, Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Nỗ lực cải tổ của Merkel đã giúp phục hồi kinh tế và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp (dù niềm tin của người tiêu dùng ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm). Bà nâng cao tuổi về hưu, bổ nhiệm thêm phụ nữ vào các vị trí quan trọng trong chính quyền, tăng phụ cấp cho người chịu sinh thêm con. Có quan điểm cứng rắn trong các cuộc tranh luận, bà tiếp kiến Dalai Lama, trừng trị Mugabe, và muốn đồng euro thủ giữ vai trò quan trọng hơn trong thị trường tài chính trong lúc đồng đô-la đang suy yếu. Bà cũng cố biến nước Đức thành một quốc gia thân thiện hơn với môi trường bằng các biện pháp cắt giảm khí đốt nhà kính. Người dân Âu châu đã bỏ phiếu chọn bà là chính trị gia có nhiều ảnh hưởng nhất. – Tatiana Serafin.[6]

Lập chính phủ

Ngày 28 tháng 9, 2009, Merkel hứa sẽ sớm thành lập tân chính phủ có khuynh hướng trung-hữu chỉ trong vài tuần tới, nói rằng việc cắt giảm thuế có thể xảy ra năm 2011 và bác bỏ đòi hỏi phải giảm chi vì cho rằng sẽ gây nguy hại cho việc phục hồi kinh tế. Cử tri Ðức ngày 27 tháng 9 đã chấm dứt liên minh tả khuynh-hữu khuynh nhiều bế tắc của Merkel và cho bà thế đa số thoải mái trong phía trung-hữu-nhờ vào chiến thắng của đồng minh mới là đảng Dân chủ Tự do với khuynh hướng thân giới doanh nghiệp. "Ðức sẽ phải sớm có một chính phủ mới,” Merkel nói, nói rằng quốc gia này chỉ mới thoát ra cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Sau đó bà có cuộc họp với lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do là Guido Westernwelle. Nước Ðức kỷ niệm 20 năm bức tường Bá Linh sụp đổ ngày 9 tháng 11/2009, và Merkel muốn chào đón các nhà lãnh đạo thế giới ngày 9 tháng 11 với thành phần chính phủ mới.
Kết quả cuộc bầu cử ngày 27/9, 2009 đưa quốc gia với nền kinh tế lớn nhất châu Âu về hướng thiên hữu, nhưng với người lãnh đạo là bà Merkel có tính thận trọng và luôn tìm sự thỏa thuận với mọi phe nhóm. Hiện không có chỉ dấu nào cho thấy sẽ có sự thay đổi lớn lao trong chính sách. Một trong những điểm căn bản trong lập trường tranh cử của Merkel là lời hứa hẹn đưa ra việc giảm thuế cho giới trung lưu. Ðảng Dân chủ Tự do muốn có sự thay đổi sâu rộng trong hệ thống thuế khóa, cắt thuế lợi tức cho cả thành phần giàu và nghèo. Merkel nói việc cắt giảm thuế có thể được thi hành vào năm 2011 hay 2012, nhưng không cho biết chi tiết rõ ràng vào lúc này.

Chuyện nhỏ

Trong văn phòng thủ tướng, Merkel cho treo bức tranh Nữ hoàng Nga Ekaterina II, một công chúa sinh ở Đức, người được Merkel miêu tả là "một phụ nữ mạnh mẽ".
Angela Merkel cũng là lãnh đạo cấp quốc gia đầu tiên của Đức đi thăm nhà tù Hohenschoenhausen nơi Stasi, cơ quan an ninh Đông Đức Xã hội chủ nghĩa giam người một cách bí mật, đồng thời bà cũng lên án chủ nghĩa cộng sản và cho: "Đây là ví dụ cho thấy sự tàn bạo vi phạm nhân phẩm của con người".
Dấu ấn người phụ nữ quyền lực thế giới - Angela Merkel
(Dân trí) - Một tuần sau lễ kỷ niệm 21 năm ngày thống nhất nước Đức (3/10/1990), Thủ tướng Đức Angela Merkel lần đầu tiên thăm chính thức VN. Nhiều ý kiến bạn đọc đã bày tỏ rất quan tâm tới chuyến công du được đánh giá là minh chứng khẳng định mối quan hệ tốt đẹp này.
Lễ đón Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Hà Nội sáng 11/10 (ảnh: Nguyễn Hưng)

Nữ Thủ tướng ấn tượng

Bà Angela Merkel, người nhiều lần được bình chọn là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới, từng được coi là một hiện tượng thú vị của nước Đức… Còn theo bạn đọc Nguyễn Thanh Phương thangphuongbvtn@yahoo.com.vn thì: “Bà Thủ tướng tài, sắc vẹn toàn”. Và Nguyen Ai Quoc nguyenquoc@yahoo.com bày tỏ: “Xin chúc mừng nhân dân Việt Nam nhân chuyến thăm của Thủ tướng Đức. Bà Thủ tướng vốn là người ở khu vực miền Đông thời trước khi nước Đức thống nhất. Người Việt ở Đức chịu ơn lớn với bà Thủ tướng…” Bạn đọc có lẽ là viết từ nước Đức này, đồng thời cũng tỏ ý tin tưởng rằng “Sẽ có hàng ngàn người VN xuất sắc từ Đức, Mỹ, Pháp, Canada sẵn sàng đóng góp công sức xây dựng Tổ quốc VN hùng mạnh”.

Trước đó, tại lễ kỷ niệm 21 năm ngày thống nhất nước Đức do Hội Hữu nghị Việt - Đức TPHCM tổ chức, Tổng Lãnh sự Đức Conrad Cappell đã khẳng định: mối quan hệ truyền thống tốt đẹp của hai dân tộc đang ngày càng phát triển. Ông cũng nhấn mạnh Đức luôn là người bạn tin cậy của VN và nêu rõ: chuyến thăm chính thức VN lần đầu tiên của Thủ tướng Đức Angela Merkel trong 2 ngày (11 và 12/10) là minh chứng khẳng định mối quan hệ tốt đẹp này.

Đức là cường quốc kinh tế số 1 châu Âu, hiện là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của VN, với 210 doanh nghiệp đang hoạt động tại VN. Năm ngoái, tổng giá trị trao đổi thương mại hai nước đạt trên 4 tỷ USD, tăng hơn18% so với năm 2009. Còn riêng trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt trên 1,7 tỷ USD, tăng 42%. Nhiều tập đoàn hàng đầu của Đức đã cam kết đầu tư lâu dài vào Việt Nam với số vốn khoảng 850 triệu USD.

Chính phủ Đức coi Việt Nam là một trong những nước ưu tiên nhận ODA ở châu Á, đồng thời ủng hộ mạnh mẽ việc sớm khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa EU và Việt Nam.
 
Văn hóa ẩm thực Việt Nam thu hút người dân địa phương và du khách tại Đức (ảnh: viethaus-berlin.com) 
 
Kết nối những nhịp cầu

Có một điều, chúng tôi cũng như tất cả những người VN đã từng hoặc hiện đang sinh sống, làm ăn, học tập… ở Đức quan tâm nhất và cũng cảm thấy ấm lòng nhất. Đó là thực tế Chính phủ Đức luôn tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt và làm ăn cho khoảng 100.000 người Việt hiện đang cư trú tại Đức.

Điều đó tôi cũng đã đề cập tới trong bài viết “20 năm người Việt mình ở Đức” đăng trên Dân trí ngày 4/10/2010. Từ những trải nghiệm của chính bản thân sau 2 chuyến sang Đức viết bài cùng nhiều năm viết về mảng quan hệ Việt – Đức, tôi nhận thấy việc đại đa số người Việt ở Đức đã có cuộc sống khá ổn định là đặc biệt có ý nghĩa khi đặt họ trong tương quan so sánh với những người Việt khác đang sống, làm việc hoặc học tập ở các nước cùng khu vực. Nhất là với đa số người Việt ở Nga cho tới nay.

Đặc biệt, các bạn bè, người quen của tôi ở Đức mỗi lần trao đổi đều bày tỏ tình cảm cùng sự ủng hộ mạnh mẽ với những quyết sách được bà Merkel đề ra kể từ khi đảm nhiệm vị thế Thủ tướng Đức từ năm 2005. Dưới bàn tay chèo lái của người phụ nữ ấn tượng này, nước Đức vẫn vững vàng vượt qua bao khó khăn, nhất là thời kỳ khủng hoảng tài chính gần đây. Điều đó cũng đem lại những lợi ích thiết thực cho cả cộng đồng người VN tại Đức.

Giờ đây, hầu hết người VN ở Đức đều có thể thường xuyên về thăm nhà. Đa số đã mua được nhà, có cơ ngơi ở VN. nhiều doanh nghiệp trẻ từ Đức đã trở về VN làm ăn khá thành đạt, tạo thêm công ăn việc làm cho những người lao động trong nước…

Tất nhiên không phải mọi chuyện với tất cả cộng đồng người VN hiện ở Đức đều đã ổn thỏa. Nhưng nhìn về tổng thể, họ được phía Đức đánh giá là hòa nhập rất tốt, là một cộng đồng tích cực, tới nay đã hiện diện ở mọi lĩnh vực kinh tế của Đức, có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của Đức.

Chúng ta cùng cộng đồng người VN ở Đức càng vui mừng hơn, khi những vấn đề thu hút sự quan tâm chung đều được đặt lên bàn hội đàm giữa hai Thủ tướng ngay khi bà Merkel tới Hà Nội sáng 11/10.  Đó đều là những vấn đề quan trọng, nhằm làm sâu sắc thêm mối quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực. Với điểm nhấn là tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Đức - sự kiện được đánh giá là sẽ đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và hiệu quả trong thời gian tới.

Phái đoàn gồm 27 quan chức cấp cao của chính phủ Đức, cùng 15 đại diện từ các doanh nghiệp hàng đầu của Đức chắc chắn cũng sẽ “làm nên chuyện” tại các điểm đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Đức.

Bên cạnh cộng đồng người VN đang cư trú tại Đức, còn có một số lượng gần tương đương những người VN từng học tập hoặc làm việc ở Đức nay đã về nước, cũng luôn hướng về nước Đức với những tình cảm tốt đẹp. Những cộng đồng này chính là cầu nối quan trọng làm nên mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước kể từ khi VN và Đức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1975.

Những nhịp cầu đó khi được kết nối có ý nghĩa lớn trong nỗ lực đưa những con người vốn rất khác nhau về phong tục tập quán, lối sống… xích lại gần nhau để hiểu nhau hơn. Tiến tới cùng chung sống hòa hợp trong một cộng đồng bình an, cùng đóng góp cho tiến trình  phát triển chung của xã hội. Theo tôi được biết, đó vẫn đang là mong muốn của đa số cộng đồng người VN ở Nga, Ba Lan, Séc… Họ đang rất mong có được đòn bẩy mạnh mẽ hơn nữa, hữu hiệu hơn nữa từ các cơ quan chức năng của nhà nước ta.

Việt - Đức nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược
Với "Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam - Đức - đối tác chiến lược vì tương lai", Việt Nam và Đức chính thức nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược. Tuyên bố chung do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Đức Angela Merkel ký sáng 11/10/2011 tại Hà Nội.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Đức Angela Merkel duyệt đội danh dự trong lễ đón tại Hà Nội. (Ảnh AFP) 
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức, tiến sỹ Angela Merkel thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11-12/10. 
 
Sau lễ đón được tổ chức trọng thể diễn ra vào sáng nay tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Angela Merkel đã tiến hành hội đàm. Tại cuộc hội đàm, hai Thủ tướng đã trao đổi nhiều vấn đề quan trọng nhằm làm sâu sắc thêm mối quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực.
 
Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Angela Merkel đã quyết định chính thức nâng cấp quan hệ song phương lên tầm cao mới: đối tác chiến lược.

"Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam - Đức - đối tác chiến lược vì tương lai" đề cập đến 5 lĩnh vực hợp tác then chốt: hợp tác chính trị chiến lược, thương mại và đầu tư, hợp tác trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật, hợp tác phát triển và bảo vệ môi trường, hợp tác giáo dục, khoa học, công nghệ, văn hóa, truyền thống và xã hội.

Cùng với văn kiện quan trọng trên, Thủ tướng hai nước đã chứng kiến lễ ký kết giữa đại diện bộ, ngành hai bên các văn kiện hợp tác: Hiệp định giữa Chính phủ hai nước về các vấn đề pháp lý đối với khu đất tại số 3 - 5 Lê Văn Hưu, TPHCM (Hiệp định về "Ngồi nhà Đức"), Hiệp định giữa Chính phủ hai nước về hợp tác tài chính năm 2010, Hiệp định giữa Chính phủ hai nước về hợp tác tài chính năm 2010, Ý định thư giữa Bộ tư pháp hai nước về việc tiếp tục chương trình hợp tác pháp luật và tư pháp, Ý định thư hợp tác giữa Tổng cục hậu cần - kỹ thuật, Bộ Công an Việt Nam và Nhà in quốc gia Đức.

Từ nhiều năm nay, Đức luôn là đối tác hàng đầu của Việt Nam trong Liên minh châu Âu trên nhiều lĩnh vực. Năm ngoái, tổng giá trị trao đổi thương mại hai nước đạt trên 4 tỷ USD, tăng hơn18% so với năm 2009, còn trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt trên 1,7 tỷ USD, tăng 42%. Nhiều tập đoàn hàng đầu của Đức đã cam kết đầu tư lâu dài vào Việt Nam với số vốn khoảng 850 triệu USD. 
 
Bà Angela Merkel sinh ngày 17/7/1954 tại Hamburg, tốt nghiệp chuyên ngành Vật lý tại Đại học tổng hợp Leipzig, (tương đương thạc sỹ) và năm 1986 Bảo vệ Luận án tiến sỹ.

Từ 1978-1990 bà là cán bộ khoa học tại Viện hóa học Vật lý tại Học viện Khoa học; năm 1989 là thành viên của nhóm "Đột phá dân chủ"; năm 1990 Gia nhập Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) và là Người phát ngôn thứ hai trong Chính phủ de Maiziere (Đông Đức); từ năm 1990 Thành viên Quốc hội liên bang (Cộng hòa Liên bang Đức).

Năm 1991-1998 bà là Phó Chủ tịch Đảng CDU; từ năm 1993-2000 là Chủ tịch Đảng CDU ở Bang Mecklenburg - Vorpommern; từ năm 1991-1994 là Bộ trưởng Liên bang phụ trách vấn đề Phụ nữ và Thanh niên; từ năm 1994-1998 là Bộ trưởng Liên bang về Môi trường, Tài nguyên và An ninh nguyên tử; từ năm 1998-2000 là Tổng thư ký Đảng CDU; từ 2000 là Chủ tịch Đảng CDU; từ năm 2002-2005 Chủ tịch Đảng đoàn CDU/CSU trong Quốc hội Liên bang; từ 2005 trở thành Thủ tướng Liên bang.  (Theo TTXVN/VietnamPlus)


Ảnh Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Hà Nội
 Sau lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tới thăm một nhà máy của công ty Đức và thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám.
 
 
Lễ đón chính thức Thủ tướng Ðức Angela Merkel được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch vào sáng qua, 11/10.
 
Hai nhà lãnh đạo duyệt đội danh dự.

Bà Merkel bắt tay các quan chức Việt Nam.
 
Bà Merkel đến Việt Nam cùng các quan chức chính phủ cấp cao và các doanh nhân hàng đầu của Đức.


Hai thủ tướng bắt tay tại Văn phòng Chính phủ trước khi bước vào hội đàm.

Thủ tướng Angela Merkel...

.... và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc hội đàm.

Hai thủ tướng tham gia cuộc họp báo sau hội đàm.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp bà Merkel.
 
Tại Văn phòng chính phủ, Thủ tướng Việt Nam và người đồng cấp Đức đã ký thỏa thuận tăng cường quan hệ đối tác chiến lược.
Bà Angela Merkel và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chứng kiến các lễ ký kết giữa quan chức cấp cao 2 nước.

Hai thủ tướng nâng cốc chúc mừng sau các lễ ký kết.
 

Vào chiều qua, bà Merkel đã tham gia lễ cắt băng khánh thành nhà máy y tế có vốn đầu tư 35 triệu USD của công ty Ðức B.Braun ở ngoại ô thủ đô Hà Nội.

Bà Merkel phát biểu tại buổi lễ khánh thành nhà máy.

Thủ tướng Đức xem các nghệ nhân đánh trống trong lễ khánh thành.
 
Sau đó, Thủ tướng Đức đã tới thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Bà Merkel đánh trống tại Văn Miếu.
Angela Merkel – ‘Người đàn bà thép In E-mail

Người nhiều năm được bình chọn là "Phụ nữ quyền lực nhất thế giới" ngày mai sẽ đến Việt Nam, nơi có nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng và đang thu hút các công ty Đức

Bà Merkel trong lễ tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Đức năm 2005. Ảnh: Bundeskanzlerin
Trong chuyến thăm lần đầu tiên tới Việt Nam, bà Angela Merkel dẫn đầu một đoàn đông đảo các chính khách và doanh nhân , trong đó có đại diện của nhiều công ty lớn tại Đức, những người đang nhắm tới các cơ hội mới tại châu Á. Chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại và giáo dục, và được hy vọng sẽ kéo theo làn sóng đầu tư của các công ty Đức.
Bà Merkel, đang tại nhiệm nhiệm kỳ thứ hai, hiện là người đứng đầu nền kinh tế lớn nhất châu Âu, và có tiếng nói quan trọng trong Liên minh, là một trong những nhân vật then chốt trong tiến trình ngăn chặn khủng hoảng tài chính và nợ công ở khu vực này.

Sự nghiệp

Bà Angela Merkel là một hiện tượng thú vị trên chính trường Đức hơn hai thập kỷ qua, từ một phụ nữ bình thường, một nhà nghiên cứu vật lý trở thành “Người phụ nữ quyền lực nhất thế giới” theo bình chọn nhiều năm liền của tạp chí Forbes.
Năm 1989, bà Merkel đảm nhận vai trò phó phát ngôn viên của chính phủ tạm quyền trong giai đoạn nước Đức chuẩn bị thống nhất. Nhà nghiên cứu vật lý rẽ ngang sang con đường chính trị sau đó trở thành Bộ trưởng Phụ nữ và Thanh niên trong nội các của cựu Thủ tướng Helmut Kohl.
Năm 1994, Merkel đảm nhận vai trò Bộ trưởng Môi trường và An toàn Hạt nhân. Đây là một bước ngoặt quan trọng giúp bà có nhãn quan chính trị rộng hơn, và cũng là nền tảng để xây dựng sự nghiệp chính trị sau này.
Năm 2005, tức là hơn một thập kỷ sau bước ngoặt kể trên, bà Merkel tiếp quản chiếc ghế của ông Gerhard Schroeder để trở thành thủ tướng Đức. Đây là một sự kiện đặc biệt tại cường quốc kinh tế số một châu Âu. Merkel không chỉ là nữ thủ tướng đầu tiên mà còn là thủ tướng trẻ nhất của nước Đức, khi lên nắm quyền ở tuổi 51.
Bà cũng là người đầu tiên của thế hệ sinh ra sau Thế chiến II trở thành thủ tướng Đức, và là người đầu tiên đảm nhận vị trí này xuất thân từ một ngành khoa học tự nhiên. Merkel tiếp tục lãnh đạo nước Đức trong nhiệm kỳ thứ hai từ năm 2009, với việc thành lập một chính phủ liên minh giữa đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của bà và đảng Dân chủ Tự do.
Nước Đức dưới thời Merkel duy trì được vị trí đầu tàu kinh tế của châu Âu. Giữa cơn khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng euro, Đức vẫn đứng vững và đạt được sự tăng trưởng ổn định khiến tất cả phải ganh tị. Tất cả bắt nguồn từ các chính sách đúng đắn của “Người đàn bà thép” Angela Merkel.
"Người đàn bà thép" Angela Merkel. Ảnh: Forbes

Chính sách

Ngay khi lên nắm quyền, thủ tướng Đức chủ trương cắt giảm chi tiêu công trong khi tăng thuế giá trị gia tăng từ 16% lên thành 19%, tăng đóng góp của bảo hiểm xã hội cũng như nâng cao tỷ lệ thuế thu nhập. Merkel tuyên bố mục tiêu chính mà chính phủ của bà nhắm tới là giảm thất nghiệp nhằm đảm bảo sự ổn định trong xã hội.
Gần đây nhất, khi dư luận Đức tỏ ra lo lắng về chính sách hạt nhân của nước này sau sự cố ở nhà máy Fukushima I tại Nhật, thủ tướng Đức đã quyết định giảm dần và tiến tới ngừng hẳn sự hoạt động của các nhà máy hạt nhân từ nay cho tới năm 2022. Quyết định này vừa làm yên lòng dư luận Đức, vừa khiến nâng cao hình ảnh của liên minh cầm quyền do bà Merkel lãnh đạo.
Về các chính sách đối ngoại, thủ tướng Đức chủ trương giữ vững quan hệ với các cường quốc. Bà liên tục thực hiện các chuyến công du tới Mỹ, Nga hay Trung Quốc, đồng thời thường xuyên xuất hiện tại các diễn đàn đa phương ở tầm khu vực cũng như thế giới.
Merkel là người đầu tiên thay thế sự lãnh đạo suốt nửa thế kỷ của các chính khách nam giới tại đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU). Merkel đã chia tay người chồng đầu tiên, nhưng vẫn giữ tên họ của ông sau khi tái hôn. Đó chỉ là hai trong số những nét đặc biệt làm nên con người Merkel.
Đức là đối tác thương mại trong EU lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm, đạt trên 4,1 tỷ USD trong năm 2010. Theo số liệu của Đức có tính cả sự trung chuyển qua nước thứ ba, kim ngạch song phương thậm chí lên tới 6 tỷ USD. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, Đức vẫn cam kết 400 triệu USD tài trợ phát triển cho Việt Nam.

TẦM NHÌN DÀI HẠN CỦA BÀ ANGELA MERKEL

BS Hồ HảiBài viết gốc: Angela Merkel's Vision Thing(1)
Bài viết của Joseph Nye, một cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng thời tổng thống Bill Clinton, là một giáo sư tại Đại học Harvard và là tác giả của cuốn Tương lai của quyền lực (The Future of Power).
CAMBRIDGE – Khi những cuộc chiến đấu của Châu Âu để cứu đồng Euro, âm thanh của các dàn hợp xướng phàn nàn càng phát ra to hơn về sự lãnh đạo yếu kém của những nền kinh tế lớn trênthế giới. Nhiều người đã chỉ trích rằng, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thất bại trong việc thúc đẩy một tầm nhìn châu Âu,tương tự như của người tiền nhiệm và người cố vấn của bà - ông Helmut Kohl. Liệu các nhà phê bình có đúng không?


Một phần những hiệu quả của các nhà lãnh đạo đã làm là truyền đạt một tầm nhìn mang lại ý nghĩathực tế cho những chính sách và truyền cảm hứng cho những người khác để hỗ trợ các chính sách này (và những người kiến ​​nghị ra chúng). Đây là một trong những cách mà các nhà lãnh đạo làm để tạo ra các mục tiêu chia sẻ và tiếp sinh lực cho hành động chung. Thông thường, một tầm nhìn như vậy cung cấp một kịch bản cho tương lai, có nghĩa là để khuyến khích thay đổi, mặc dù nó cũng có thể giữ nguyên hiện trạng - hoặc như quá khứ – vì cái hấp dẫn của bảo thủ không muốn thay đổi.

Dù làm bằng cách nào, mà không có tầm nhìn, thì đều khó khăn để lãnh đạo những người khác ở bất cứ nơi đâu. Frederick Smith - CEO của Federal Express - đã cho rằng "nhiệm vụ chính của lãnh đạo là truyền đạt tầm nhìn và các giá trị của một tổ chức."

Nhưng người ta cần phải thận trọng về những tầm nhìn của mình. Đôi khi các nhà lãnh đạo nghĩ rằng tầm nhìn có thể giải quyết hầu hết vấn đề của họ, nhưng tầm nhìn sai lầm - một tầm nhìn quá tham vọng - có thể làm hỏng việcCựu tổng thống George H.W. Bush – Ông Bush cha(ND) - đã sai lầm (và là sai lầm của bản thân ông ấy) không có cái mà ông gọi là “tầm nhìn dài hạn”(“The Vision Thing”). Khi bị nhân viên của ông thúc ép và cởi mở hơn thì, Ông trả lời: "Không phải do tôi sai lầm".

Sau cú sốc của những cuộc tấn công vào các tổ chức khủng bố hồi tháng 9 năm 2001, con trai của ông, tổng thống George W. Bush, đã phát triển một tầm nhìn đầy tham vọng hơn rất nhiều. Là một trong những cựu cố vấn, Ông ta đã "không thể cưỡng lại để rút ra các ý tưởng lớn như dân chủ hóa Trung Đông, Những Ý tưởng lớn lại đứng vị thế đối lập với sự thận trọng nhỏ trong cuộc chơi của cha ông". Tuy vậy, ông Bush cha đã có một chính sách đối ngoại tốt hơn.

Một số lãnh đạo có tham vọng nghĩ rằng họ phải công bố một tầm nhìn đáng nễ đến với những người ủng hộ họ. Tuy nhiên, trong thực tế, một tầm nhìn thành công thường phát sinh từ nhu cầu của nhóm, sau đó được xây dựng và kết nối lại bỡi nhà lãnh đạo. Ví dụ, tầm nhìn của Martin Luther King, Jr, được thể hiện trong bài phát biểu của mình "I Have a Dream", là gốc rễ sâu xa không chỉ ở những giá trị công khai của Mỹ về bình đẳng và hòa nhập, mà còn trong kinh nghiệm của người Mỹ gốc Phi về sự bị lệ thuộc và bị loại trừ khỏi đời sống.

Đồng thời, áp lực cũng làm cho một tầm nhìn của một nhà lãnh đạo có thể bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Một chủ tịch trường đại học đã nói: "Mọi người đều hỏi, tầm nhìn của bạn là gì? Nhưng bạn sẽ xúc phạm đến nhiều người và gặp rắc rối bỡi cách trả lời quá nhanh. Phản ứng thông minh ngay từ đầu là: "Bạn nghĩ gì?" và sau đó nên lắng nghe trước khi bạn nói lên tầm nhìn của bạn".

Một tầm nhìn thành công phải có sức hấp dẫn đối với những nhóm khác nhau cả những người theoquan điểm của bạn và những người đã đặt cược tương lai của họ vào bạn. Chơi với nhau tốt không có nghĩa là có thể ngồi làm việc với nhau được. Và, để được bền vững, một tầm nhìn thành công cũng phải là một đánh giá chính xác tình hình mà nhóm phải đối mặt. Các nhà lãnh đạo phải có được những câu hỏi ngay trước khi đề xuất câu trả lời. Việc chọn các mục tiêu và kết nối các thành viên trong một tầm nhìncái lãnh đạo cần không phải là chỉ thu hút các các tín đồ của họ, mà cònphải hiểu bối cảnh họ đã chọn lựaHay nói đúng nghĩa là các lãnh đạo phải có khả năng đánh giáthực tế chính xác.

Tính rõ ràng của một tầm nhìn thay đổi với các loại lãnh đạo khác nhau khi vào cuộc. Các nhà lãnh đạo phong trào xã hội có thể làm cho tầm nhìn của mình ra với cộng đồng lớn hơn so với các công chức văn phòng. Một nhà lãnh đạo phong trào có thể thúc đẩy một tầm nhìn có tác động với cộng đồng đi xa bằng các cộng sự của mình một thủ tướng  nhiều mục tiêu và trách nhiệm để làm,phải duy trì vấn đề đối thoại liên tục với công chúng, mà lại không được xa rời công chúng. Sau khi cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore bị thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2000, ông trở thành một nhà lãnh đạo của phong trào xã hội để chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu, và phong cách của ông phải thay đổi cho phù hợp với thực tế để trở thành một nhà truyền cảm hứng và tiên tri việc của ông sẽ làm.

Các nhà phân tích đánh giá tầm nhìn một nhà lãnh đạo chính phủ là đánh giá về mặt mà lãnh đạo cótạo ra một sự cân bằng hợp lý giữa chủ nghĩa hiện thực và các nguy cơ, lãnh đạo có cân bằng đượccác mục tiêu với năng lực của mình hay không. Bất cứ ai cũng có thể tạo ra những ước muốn, nhưng những tầm nhìn hiệu quả phải đi với sự cảm hứng có tính khả thi.

Ví dụ, những người chỉ trích cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, thừa nhận rằng khả năng của ông tầm nhìn là một trong những điểm mạnh của ông ta như là một nhà lãnh đạo, nhưng phàn nàn vềđức tính thiếu sự quan tâm đến những chi tiết nhỏ. Tương tự như vậy, thế kỷ XX, hai tổng thống Mỹ, Woodrow Wilson và George W. Bush, được xem là có một tầm nhìn chính sách đối ngoại đầy tham vọng, nhưng là những người thiếu sự tinh tế và định hình lại tầm nhìn của họ khi họ gặp phải những thách thức trong lúc thực hiện quyền lực. Cả hai ông đều phát huy dân chủ, nhưng cả hai đãthực hiện nó theo cách bị phản tác dụng dữ dội làm cho nó trở thành chống lại thúc đẩy dân chủ.

Tất nhiên, sự thận trọng là chưa đủ. Đôi khi các nhà lãnh đạo cần mở rộng ranh giới của chủ nghĩa hiện thực để truyền cảm hứng đến người ủng hộ và kêu gọi nỗ lực lớn từ bên ngoài, như Winston Churchill đã làm ở Anh vào năm 1940(2). Tuy nhiên, không có một mức một độ thận trọng nào được dựa trên sự hiểu biết về bối cảnh, tầm nhìn từ lớn đến đại qui mô và cách cắt xén các giá trịthực tế mà họ tìm cách thúc đẩy cho tầm nhìn của mình được hiện thực.

Giống như Franklin Roosevelt, người đã hành động rất thận trọng trong việc cố gắng thuyết phục
quan điểm ​​của người Mỹ để từ bỏ chú nghĩa biệt lập trong những năm 1930s, bà Merkel đã tiến hành thận trọng về tiết kiệm đồng Euro.  phải đối mặt với thái độ hoài nghi của công chúng về việc sử dụng các quỹ của nước Đức để giải cứu nền kinh tế Hy Lạp. Liên minh của bà bị chia rẻ về vấn đề này, và đảng của bà đã bị thất bại trong cuộc bầu cử toàn quốc. Nếu  hành động mạnh dạn hơn,  có thể đã mất đi nhiều sự hỗ trợ hơn, nhưng các bước đi để dẫn đến sự đồng ý của bàvẫn không đủ để trấn an thị trường.

Tuy nhiên, vào cuối tháng Mười vừa qua, cuối cùng bà Merkel cũng đã nói rõ một tầm nhìn về tương lai của châu Âu, bà đã thuyết phục được Hạ viện Đức(German Bundestag)(3) đồng ý một gói các biện pháp để cứu đồng Euro. Cho dù bà đã chờ đợi quá lâu - và cho dù tầm nhìn của  sẽđược chứng minh một cách thuyết phục – nhưng tầm nhìn ấy sẽ được xác định rõ trong những tháng tới.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

Ghi chú của người dịch:
1. Vision Thing: Còn gặp các chữ như: The Vision Thing hay That Vision Thing. Đây là cách chơi chữ của ông tổng thống Bush cha - Georgia H. W. Bush - khi ông yêu cầu nước Mỹ phải tiến hành chiến dịch Bão táp Sa mạc đánh vào Iraq của Saddam Hussein. Nhưng sau cùng chiến dịch này bị thất bại vào năm 1991. Khi bị chỉ trích sai lầm ông cho rằng ông không sai lầm mà, vấn đề của ông là “The Vision Thing”. Có thể dịch đúng nghĩa theo ý ông là: “Tầm nhìn dài hạn”.

2. Tháng 5/1940: khi Đức đánh Pháp chớp nhoáng xuyên qua các quốc gia. Thủ tướng Anh lúc đó là Chamberlain đã không còn được dân chúng tin tưởng và không có khả năng điều hành trong chiến tranh. Chamberlain từ chức, và Winston Churchill được chỉ định. Ông Churchill đã lập ra một chính phủ gồm tất cả các thành viên của mọi đảng phái chính trị nước Anh lúc bấy giờ để tập hợp sức mạnh toàn dân tộc cho cuộc chiến. Với tư duy của đảng Bảo Thủ, ông cương quyết không đầu hàng Đức, mà còn giữ lập trường buộc Đức Quốc Xã phải đầu hàng vô điều kiện. Ông nắm cả bộ quốc phòng và giao nhiệm vụ đúng người, đúng việc. Đặc biệt ông trao quyền cho bạn và là người thân tín của ông, nhà công nghiệp và chủ báo, Nam tước Beaverbrook, chịu trách nhiệm sản xuất máy bay. Nhờ sự nhạy bén đáng kinh ngạc của Beaverbrook nước Anh nhanh chóng tăng tốc độ sản xuất máy bay tới mức làm thay đổi cục diện chiến trường. Ông đã giúp nước Anh vượt qua khó khăn và chiến thắng nhờ biết truyền cảm hứng đến tinh thần dân tộc và sức chiến đấu.

Những bài phát biểu ngắn của Winston Churchill là cảm hứng to lớn cho tinh thần chiến đấu của nước Anh. Bài phát biểu đầu tiên của ông ở cương vị thủ tướng rất nổi tiếng với tên gọi " “Blood, sweat and tears” (“Máu, mồ hôi và nước mắt") với câu nói nổi tiếng: "Tôi không có gì để cống hiến ngoài máu, sự vất vả, nước mắt và mồ hôi" (I have nothing to offer but blood, toil, tears and sweat). Ông đã hành động đúng theo đó và tiếp tục có hai bài phát biểu nổi tiếng khác ngay trước trận không chiến của nước Anh với Đức. Trong một bài này có câu nói bất hủ, "Chúng ta sẽ bảo vệ hòn đảo của chúng ta, dù với bất kỳ giá nào, chúng ta sẽ chiến đấu trên các bãi biển, chúng ta sẽ chiến đấu trên đất liền, chúng ta sẽ chiến đấu trên các cánh đồng và trên các đường phố, chúng ta sẽ chiến đấu trên những quả đồi; chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng". Bài phát biểu kia cũng có một câu nổi tiếng "Vì thế chúng ta hãy can đảm để thực hiện những nghĩa vụ của mình, và hãy hành động để dù Đế chế Anh và Khối thịnh vượng chung của nó tồn tại hàng nghìn năm nữa, mọi người vẫn nói, Đây chính là giờ phút tuyệt vời nhất của họ". Khi trận chiến nước Anh ở thời đỉnh điểm, sự can đảm của ông trước tình thế với câu nói đáng ghi nhớ với các phi công Anh: "Never in the field of human conflict was so much owed by so many to so few", khiến ông được các phi công chiến đấu Đồng minh đặt tên hiệu là “The Few”.

3. Bundestag: Quốc hội là cơ quan lập pháp nước Đức gồm hạ viện và thượng viện. Hạ viện Đức gọi là Bundestag. Thượng viện Đức gọi là Bundesrat.

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 16h42' ngày thứ Ba, 08/11/2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Có ý kiến gì không?