Các thị trường mới nổi phải làm gì để trở nên giàu có?
Tác giả: The economist
Với mốt số quốc gia, nếu muốn tránh được cái bẫy thu nhập trung bình, cần phát triển thị trường nội địa.
Với vận tốc tối đa 430km/h, chiếc tàu đệm từ ở Thượng Hải là một mắt xích quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải của thành phố. Trên một trục đường bộ dài 30km từ Đường Longyang đến Sân bay quốc tế Phố Đông ở ngay bên cạnh, những chiếc xe hơi chạy hết tốc độ nhưng vẫn bị bỏ lại đằng sau, đã cho thấy con tàu hiện đại trên di chuyển nhanh đến mức nào. Đối với những hành khách thích cảm giác mạnh, một chiếc công-tơ-mét kỹ thuật số trong từng toa xe hiển thị tốc độ của tàu đến vận tốc tối đa trước khi lại giảm xuống khi đoàn tàu vào ga.
Tàu đệm từ ở Thượng Hải là một biểu tượng cho sự hiện đại của Trung Quốc - dù công nghệ này được phát triển từ những năm 1960 tại Anh và toàn bộ trang thiết bị do hãng Siemens, một công ty của Đức, sản xuất. Nhưng dự án này lại không sinh lời. Vào một buổi chiều giữa mùa hè, chuyến tàu trên trống gần như một nửa số ghế, và đa số hành khách là khách du lịch chỉ đi tàu "cho biết". Bởi vì ngoài tốc độ ấn tượng của nó, tuyến tàu đệm từ này không phải là trục đường chính đến và đi từ sân bay. Vé tàu cũng quá đắt đối với mọi người, trừ các doanh nhân giàu có và du khách nước ngoài, trong khi những vị khách này lại thấy đây là tuyến đường không phù hợp. Bởi sau khi dừng chân ở đường Longyang, họ còn cả một quãng đường dài nữa mới tới quận tài chính và những khách sạn tốt nhất.
Đối với những người hoài nghi về sự kỳ diệu kinh tế của Trung Quốc, câu chuyện Thượng Hải trên là một ví dụ cho thấy các ngân hàng nhà nước đầu tư vốn không hiệu quả như thế nào. Trung Quốc đầu tư khoảng 50% GDP, nhiều hơn gấp đôi mức trung bình ở các nước giàu. Các dự án vốn lớn của các doanh nghiệp nhà nước, như đường sắt, dễ dàng được rót vốn, trong khi lãi suất huy động vốn của ngân hàng lại rất cao. Một hệ thống tạo điều kiện cho một số người đi vay bất chấp người gửi tiết kiệm thông thường hoặc các cổ đông bình thường của ngân hàng, sẽ dẫn đến những dự án tồi và làm gia tăng nợ xấu, gây đầu cơ sụt giá. Vụ va chạm giữa hai đoàn tàu cao tốc ở Trung Quốc hôm 23/7 vừa qua, làm 40 người thiệt mạng và 191 người bị thương, dường như đã khẳng định lại những nghi ngại này.
Phải nhảy cóc
Nhưng có một cách hiểu tích cực hơn về tính "tham" dự án tốn kém của Trung Quốc như tàu cao tốc. Giới lãnh đạo nước này hẳn biết rằng khi một nền kinh tế phát triển, nó không thể dựa mãi vào việc sao chép máy móc và bí quyết sản xuất của các nước giàu. Khi một quốc gia càng giàu có hơn thì công nghệ của họ càng gần tới độ sử dụng tốt nhất và càng ít công nhân làm những công việc năng suất thấp như nghề nông. Khi những thành quả dễ dàng đạt được đã hết tác dụng thì nền kinh tế vận hành chậm lại hoặc bị mắc kẹt. Một cách để thoát khỏi "cái bẫy thu nhập trung bình" này là cố gắng nhảy cóc qua các công nghệ hàng đầu.
Mức tăng trưởng hiện nay của Trung Quốc rất ấn tượng, đến mức người ta tự hỏi liệu đà tăng trưởng này còn có thể tiếp tục hay không. Nước này sẽ thấy khó tiếp tục tăng trưởng nhanh khi họ trở nên giàu hơn, giống như Ấn Độ và Brazil. Cả ba thị trường lớn mới nổi này cần tìm cách để tránh tình trạng lạm phát từng hành hạ các nước đang phát triển, đồng thời phải cân bằng giữa đầu tư và tiêu dùng, giữa nhu cầu trong và ngoài nước.
Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào xuất khẩu và những khoản đầu tư hỗ trợ các ngành công nghiệp xuất khẩu đã đạt đến độ tới hạn của nó. Nước này hiện cần thay đổi cán cân sang nhu cầu nội địa, đòi hỏi vốn đổ trực tiếp vào các doanh nghiệp nhỏ hơn phục vụ người tiêu dùng. Brazil gần như là một tấm gương cho Trung Quốc. Họ có một nền kinh tế tiêu dùng phát triển. Mức lãi suất cao ở Brazil bị trung hòa bởi số tiền đầu tư cần để nâng cao năng suất. Giống như Brazil, Ấn Độ thiên về tăng trưởng quá nóng và bị thâm hụt cán cân thanh toán, dù rằng nhờ vào tỷ lệ đầu tư cao nên năng xuất của họ gần bằng của Trung Quốc.
Các vấn đề khi quá trình phát triển đạt gần đến độ chín sẽ sớm ảnh hưởng tới Trung Quốc và các nước khác, theo nghiên cứu của Barry Eichengreen (thuộc Đại học California), Berkeley, Donghyun Park (Ngân hàng Phát triển châu Á) và Kwanho Shin (Đại học Hàn Quốc). Các chuyên gia này nghiên cứu các nước có thu nhập ở mức trung bình (thu nhập bình quân đầu người đạt tối thiểu 10.000 USD, theo giá cả năm 2005) và đạt tăng trưởng GDP trung bình ở mức ít nhất 3,5% trong nhiều năm suốt nửa thế kỷ qua, nhưng tỷ lệ tăng trưởng lại bất ngờ sụt giảm ít nhất 2%.
Nghiên cứu đã khẳng định lại linh cảm của họ, rằng sự mất đà này chủ yếu do nền kinh tế đã đến độ chín muồi, hơn là vì thiếu lao động hay suy giảm đầu tư. Lực lượng lao động tăng tương tự như nhau trước vào sau suy thoái, và chất lượng lao động đã được cải thiện: thực vậy, lao động trung bình có trình độ thậm chí còn cao hơn sau khi kinh tế suy thoái. Mức tăng vốn vật chất (nhà xưởng, văn phòng, đường sá, máy móc...) giảm dần, nhưng con số này chỉ chiếm một phần nhỏ trong sự sụt giảm tăng trưởng GDP.
Thay vào đó, hầu hết tình trạng suy thoái trên là do suy giảm "năng suất tổng thể" - hiệu quả mà người công nhân và vốn được sử dụng. Eichengreen và các đồng nghiệp viết: "Tăng trưởng chậm lại, nói một cách ngắn gọn, chính là sự suy giảm mức tăng năng suất". Điều này xảy đến sau khi nền kinh tế vượt qua giai đoạn phát triển kinh tế "dễ dàng". Chuyển các nông dân thất nghiệp đến đô thị làm việc trong các nhà máy và văn phòng với các trang thiết bị nhập khẩu làm tăng năng suất. Nhưng khi những người rảnh rỗi ở nông thôn được sử dụng, sẽ không đạt được những thành quả dễ dàng nói trên nữa.
Theo ba chuyên gia kinh tế trên, dạng suy thoái này hầu như xảy ra khi thu nhập trung bình đạt 16.000 USD theo giá cả năm 2005; khi thu nhập trên đầu người tăng 58% so với thu nhập bình quân tại nền kinh tế hàng đầu thế giới; hoặc khi tỷ lệ tuyển dụng trong ngành chế biến chiếm 23%. Ba cái mốc này sẽ không nhất thiết đạt được cùng một lúc. Trung Quốc có thể đã đạt mục tiêu về sản xuất chế biến và nếu nền kinh tế nước này giữ một mức tăng trưởng khoảng 9%, thì mốc thu nhập bình quân sẽ sớm đạt tới mức tương xứng. Nhưng mốc thu nhập tương đối vẫn còn xa. Theo IMF, năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc chỉ bằng 16% của Mỹ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các nền kinh tế như Trung Quốc, với đồng tiền được định giá thấp và mức chi tiêu tiêu dùng thấp, sẽ phải chứng kiến suy giảm tăng trưởng như trên. Tuy nhiên, đây không phải là quy luật không thể đảo ngược. Thậm chí, dường như chắc chắn một đợt suy thoái sẽ theo sau một thời kỳ phát triển dễ dàng. Vấn đề là liệu Trung Quốc có thể giảm nhẹ điều này bằng cách thay đổi mô hình tăng trưởng của mình hay không.
Mô hình cũ
Mô hình này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước châu Á khác. Nó dựa vào xuất khẩu, nên lượng cầu chủ yếu đến từ bên ngoài. Để đạt được điều này, Trung Quốc đã huy động kho nhân công giá rẻ khổng lồ của mình, thêm vào đó là một kho dự trữ vốn vật chất đang phát triển nhanh chóng, mà họ chủ yếu nhập khẩu nhưng bằng tiền tiết kiệm của chính nước mình. Vì mô hình tăng trưởng của Trung Quốc cần nhiều vốn nên chi tiêu cho tiêu dùng chiếm một phần rất nhỏ trong GDP: năm 2010, con số này giảm xuống còn 34%. Điều này chỉ càng làm tăng thêm sự phụ thuộc vào xuất khẩu.
Cơ cấu tài chính của Trung Quốc đã góp phần củng cố mô hình này. Dòng vốn qua biên giới của họ được quản lý chặt chẽ. Trung Quốc đã kiềm chế sự tăng giá của đồng nhân dân tệ, tạo thế cạnh tranh xuất khẩu, bằng cách mua đôla và các ngoại tệ khác với khối lượng lớn, tạo thành một quỹ dự trữ ngoại tệ trị giá 3.200 tỷ USD, chiếm 54% GDP năm 2010 của Trung Quốc.
Hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc chịu sự giám sát chặt chẽ của nhà nước. Các ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm gần 2% tổng tài sản ngân hàng. Lượng tiền mặt được tạo ra để giữ giá NDT ở mức thấp đã được "thu dọn" bằng việc buộc các ngân hàng phải mua trái phiếu "vô sinh" có giá trị chuyển nhượng thấp, hoặc tăng lượng dự trữ bắt buộc bằng tiền mặt. Lãi suất được ấn định theo hướng tạo thuận lợi cho các công ty nhà nước (thường là các nhà cung cấp độc quyền phục vụ xuất khẩu) nhưng lại cho cổ đông ít lợi tức. Cho vay tiêu dùng vẫn thấp.
Tỷ trọng tăng trưởng của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới cho thấy họ không thể mãi dựa vào sức tiêu dùng của các nước khác. Nguy cơ nợ đọng ở nhiều nước trong thế giới giàu đồng nghĩa với việc khách hàng nước ngoài của Trung Quốc đang chịu sức ép nặng nề. Và nước này đang hút nốt nhu cầu của phần còn lại của thế giới: thặng dư cán cân thanh toán của Trung Quốc (phép đo tiết kiệm vượt quá giới hạn) tăng trên 10% GDP vào năm 2007, sau đó đã giảm một nửa.
Đây là một nguồn cơn gây căng thẳng: người Mỹ cho rằng chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc đem lại cho hàng hóa xuất khẩu của họ một sự hỗ trợ không công bằng, và không có lợi cho công nhân của Mỹ. Chiến lược dựa vào xuất khẩu cũng bắt đầu giảm tác dụng. Người nông dân di cư đến làm việc tại các nhà máy để phục vụ khách hàng nước ngoài của Trung Quốc ngày nay đã khó tìm việc hơn trước kia.
Nếu Trung Quốc muốn tránh được cái bẫy thu nhập trung bình, họ cần phát triển thị trường nội địa. Họ phải đổi từ việc tích lũy các nhà máy, phân xưởng, cầu cảng và các tài sản cố định khác sang cách bố trí vốn và nhân công tinh vi hơn để cho phép các công ty dịch vụ nhỏ phát triển. Sự chuyển đổi này sẽ được trợ giúp bởi hai nhân tố. Khi dân số lao động bắt đầu sụt giảm vào khoảng năm 2015, tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình cũng sẽ giảm, bởi các quốc gia có ít người lao động hơn và tỷ lệ người phụ thuộc lớn hơn thường có xu hướng chi tiêu nhiều hơn.
Và Trung Quốc đã dành một phần lớn trong GDP của mình cho nghiên cứu và phát triển, nhiều hơn các nước khác có mức thu nhập tương đương. Điều này tạo một cơ hội tốt hơn để duy trì tăng trưởng năng suất khi thành quả của việc ứng dụng các công nghệ hiện đạt đến thời điểm tận thu. Nhưng các lĩnh vực khác trong nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang vật lộn chống lại sự thay đổi. Ví dụ Ngân hàng Thế giới (WB) xếp Trung Quốc ở vị trí 65 trên tổng số 183 quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty tiếp cận tín dụng, thua xa Ấn Độ (đứng vị trí thứ 32).
Các trở ngại cũng rất lớn. Việc chuyển đổi sang một nền kinh tế tập trung vào người tiêu dùng sẽ đồng nghĩa với việc thay đổi toàn bộ các ngành công nghiệp. Mức lương cao ở Trung Quốc, rất cần cho quá trình tái cân bằng này, đã khiến một số việc làm trong ngành dệt may được chuyển sang Việt Nam và Campuchia. Dỡ bỏ các trợ cấp ngầm cho lãi suất và các khoản vay có thể khiến lợi nhuận của các công ty bị thu hẹp và gây phản đối. Các ngân hàng tham gia thực hiện quyết định trên của chính phủ sẽ cần đưa ra những đánh giá tốt hơn, từ chối cho vay tiền đổ vào những ngành công nghiệp thu lời thấp và chuyển số vốn này sang cho các doanh nghiệp mới nhiều hứa hẹn.
Nền kinh tế nước này đã tăng trưởng ở mức bình quân gần 7%/năm trong những năm 1945 -1980. GDP trên đầu người tăng từ mức bằng 12% của Mỹ lên mức 28%, theo thống kê của Maddison. Nhưng các thành quả này đã đi ngược lại. Nợ chồng chất phải trả cho máy móc nhập khẩu bắt đầu ảnh hưởng tới lãi suất. Các ngành công nghiệp phục vụ thị trường trong nước được bảo vệ bắt đầu tỏ ra không hiệu quả. Một đồng tiền yếu và lương hưu thấp dẫn tới lạm phát và sau đó là siêu lạm phát.
Một loạt cuộc cải cách tiền tệ và tài chính trong những năm 1990 đã giúp kiềm chế lạm phát và chặn đà suy giảm thu nhập. Thu nhập bình quân đầu người ở Brazil hiện ở mức 20% so với ở Mỹ. Nhưng nền kinh tế này cũng phải chịu những bấp bênh như ở Trung Quốc. Đầu tư chiếm 19% GDP, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, và khá thấp so với mức chuẩn ở các nước giàu. Đây là lý do tại sao sản lượng thấp, bên cạnh đó là yếu kém trong hệ thống giáo dục và cơ sở hạ tầng. Nền kinh tế này có xu hướng tăng trưởng khoảng 4%/năm, nhanh hơn các nước giàu nhất nhưng chậm hơn những nước có nền kinh tế thị trường mới nổi tương tự như Brazil.
Đầu tư kém phản ánh tiết kiệm trong nước thấp. Brazil vẫn thường xuyên bị thâm hụt cán cân thanh toán. Sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài đã khiến nước này dễ bị tổn thương trước các cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán định kỳ, dù họ có quỹ dự trữ ngoại tệ lên tới 344 tỷ USD để tự lo liệu cho mình trong tương lai. Nợ nước ngoài ròng của Brazil (cả nợ công và nợ tư nhân) đạt 700 tỷ USD, so với tài sản ròng của Trung Quốc đạt 1.800 tỷ.
Cái được của tiết kiệm thấp ở Brazil là tiêu dùng mạnh, chiếm 61% GDP năm ngoái. Cho vay hộ gia đình đã bùng nổ. Một phần vì ngân hàng phát triển của nhà nước BNDES cung cấp các khoản vay được trợ cấp cho các công ty lớn của nhà nước và một số doanh nghiệp khác. Cơ hội hạn chế trong việc cho doanh nghiệp vay như vậy khiến các ngân hàng tư nhân phải tìm nguồn tiền ở chỗ khác.
Nền kinh tế Brazil có hai sức mạnh. Dân số ở độ tuổi lao động đang gia tăng nhanh chóng, và nước này sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào khi mà các thị trường mới nổi đang trong quá trình công nghiệp hóa với một tốc độ nhanh chưa từng thấy. Brazil đang cạnh tranh với Australia vị trí nước xuất khẩu đồng quặng nhiều nhất thế giới, hơn nhiều so với Trung Quốc. Diện tích đất trồng mênh mông của Brazil cũng sinh sôi một cách đáng kinh ngạc (tại một số nơi có thể canh tác tới ba vụ mỗi năm), nhờ được hưởng nhiều ánh nắng mặt trời và nước sạch. Các hồ "subsalt" nằm bên dưới lớp muối dày ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam Brazil chứa ít nhất 13 tỷ thùng dầu.
Sự bùng nổ hàng hóa và việc phát hiện mỏ dầu mới đã giải phóng Brazil khỏi các ràng buộc cán cân thanh toán truyền thống. Ngoại tệ ồ ạt đổ vào, do hấp dẫn bởi tỷ lệ lãi suất cao ở Brazil và khoản lời kỳ vọng một khi dầu bắt đầu chảy. Nhưng việc này cũng tạo ra vấn đề mới: một lượng tiền lớn làm ảnh hưởng tới các nhà xuất khẩu trong nước không hoạt động trong các ngành công nghiệp tài nguyên.
Liều thuốc "giáo khoa" cho "căn bệnh Hà Lan" này là tăng năng suất hoặc giảm chi phí trong các ngành công nghiệp không được hưởng lợi từ sự bùng nổ nguồn lực này. Tháng Tám vừa qua, Chính phủ Brazil cho biết sẽ bãi bỏ các loại thuế lương (thuế bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm y tế) trong bốn ngành công nghiệp tuyển nhiều lao động như giày dép, quần áo, đồ nội thất và phần mềm.
Brazil là một trong những nước khó làm kinh doanh nhất, được WB xếp ở vị trí thứ 127 trên tổng số 183 quốc gia. Tiền thuê cơ sở và chi phí nhiên liệu rất đắt đỏ, trong khi đóng cửa một công ty có thể mất nhiều năm trời. Hệ thống thuế phức tạp, cộng thêm các quy định không khớp nhau.
Lãi suất thực tế ở Brazil nằm trong số những mức cao nhất thế giới. Lãi suất chỉ đạo của ngân hàng trung ương là 12% và có thể còn phải tăng để kiềm chế lạm phát vốn đã vượt qua mục tiêu 4,5%. Lãi suất cao một phần là sản phẩm của tình trạng lạm phát trước đây. Một thói quen tiết kiệm chưa bám rễ ở Brazil, vì vậy, lượng cầu về tín dụng bỏ xa nguồn cung. Tình trạng lỏng lẻo về tài chính cũng góp một phần. Nền kinh tế vận hành vượt quá khả năng. Tỷ lệ thất nghiệp đạt 6%, hiếm khi thấp hơn. Ngân sách của Brazil luôn thặng dư. Nhưng một thị trường nợ dài hạn sẽ đòi hỏi một cam kết duy trì kiểm soát lương trong lĩnh vực nhà nước và lương hưu.
Brazil hy vọng các mỏ dầu mới phát hiện sẽ được khai thác theo cách hỗ trợ chứ không gây ảnh hưởng xấu tới các ngành công nghiệp khác. Chính phủ yêu cầu Petrobras, gã khổng lồ dầu mỏ do nhà nước Brazil kiểm soát có độc quyền đối với mỏ subsalt, nên mua hầu hết các nguồn cung tại Brazil.
Eike Batista, ông trùm trong ngành khai mỏ và hậu cần, đang xây dựng một khu cảng đầy đủ hạng mục, có cả xưởng đóng tàu (sau công ty Hyundai của Hàn Quốc) để phù hợp với các quy định địa phương. Ông nói: "Nhu cầu của Petrobras sẽ lấp đầy hai xưởng đóng tàu". Một khu cảng hiện đại sẽ khuyến khích các nhà sản xuất nước ngoài xây dựng các nhà máy dọc bờ biển Brazil và phục vụ cho thị trường trong nước. "Brazil sẽ đầy hàng hóa". Nhưng những người khác lo ngại Brazil sẽ bị hấp dẫn bởi một mô hình công nghiệp hóa hướng nội và có ảnh hưởng của nhà nước từng dẫn tới thất bại trước đó.
Brazil và Trung Quốc cần có những bước chuyển đổi khác nhau nếu họ muốn duy trì tốc độ tăng trưởng của mình. Brazil phải tăng tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn; Trung Quốc lại cần tiêu dùng nhiều hơn. Brazil giàu tài nguyên; Trung Quốc lại đói tài nguyên. Brazil thiếu những con đường bộ và tuyến đường sắt tốt; trong khi một số con đường của Trung Quốc vẫn còn ít người qua lại. Brazil là một quốc gia trẻ trong khi Trung Quốc đang già đi. Arminio Fraga, một cựu Thống đốc ngân hàng trung ương Brazil, chủ tập đoàn đầu tư Gavea tại Rio de Janeiro, đùa rằng: "Có lẽ họ nên pha trộn với nhau".
Con đường gập ghềnh của Ấn Độ
Các thách thức chính của Ấn Độ là sự pha trộn những điều mà Brazil và Trung Quốc đang phải đối mặt. Giống như Trung Quốc, Ấn Độ được hưởng một tỷ lệ tăng trưởng cao hơn mức thông thường của nền kinh tế thị trường mới nổi, khoảng 8%/năm. Và con số này sẽ còn cao hơn nữa: bởi Ấn Độ hiện nghèo hơn Trung Quốc, nên họ còn có thể tiến bộ nhiều hơn. Đầu tư chiếm 38% GDP. Đa số lấy từ túi của chính các công ty, một triệu chứng của một hệ thống tài chính chưa chín muồi. Hầu hết các công ty lại không thể dựa vào nguồn vốn từ bên ngoài, dù các tập đoàn lớn như Tata có thể kêu gọi đầu tư trên các thị trường vốn quốc tế.
Giống Brazil, Ấn Độ đang rất cần những con đường tốt hơn để kết nối các thị trường nội địa ở những nơi rất xa xôi trong lòng mình. Đây là một quốc gia trẻ, với dân số ở độ tuổi lao động tăng 1,7%/năm cho tới năm 2015, mức tăng nhanh hơn ở Brazil. Nhưng quá nhiều người trong số này không được đào tạo tốt. Giống như ở Brazil, các công ty thường phải đào tạo thêm cho các nhân viên mới trước khi họ có thể tự xoay sở. Nạn tham nhũng đang hủy hoại các dự án cơ sở hạ tầng. Nền kinh tế đang phát triển quá nóng và phải chứng kiến thâm hụt cán cân thanh toán.
Điều này cho thấy một điểm yếu nghiêm trọng hơn trong các thị trường mới nổi. Trong quá khứ, họ đã không giỏi trong việc quản lý cầu nội địa. Việc dựa vào xuất khẩu cho phép họ vừa tăng trưởng mà vẫn tiết kiệm. Hiện giờ, khi các nền kinh tế của thế giới giàu phải chật vật và ngày càng khắc khổ, làm nổi lên nguy cơ về những yếu kém từng dẫn tới các cuộc khủng hoảng của thị trường mới nổi trong quá khứ: chi tiêu công thái quá, tăng trưởng tín dụng nhanh và lạm phát cao. Theo ông Raghuram Rajan, một cựu giám đốc kinh tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế có thu nhập trung bình sang nền kinh tế giàu phụ thuộc vào các chính sách tiền tệ, tài chính và quản lý tốt.
Nỗi lo ngại tái diễn vấn đề tại các nền kinh tế đầy nợ nần trong thế giới giàu đồng nghĩa với việc Brazil và Ấn Độ phải giảm dần cho tới chấm dứt các sức ép lạm phát ở nước mình. Trung Quốc đã vượt qua phép thử lớn đầu tiên về cầu ở thế giới giàu khi họ đã tăng tín dụng ngân hàng thêm 1/3 trong năm 2009. Đây là một biện pháp kích thích đáng hoan nghênh đối với nền kinh tế nước này và toàn cầu, nhưng ngày càng có nhiều lo ngại về độ khôn ngoan của các khoản cho vay. Nợ tăng vì chính quyền địa phương tài trợ cho cơ sở hạ tầng là rất đáng lo ngại.
Sai lầm Trung Quốc cho thấy tiêu dùng có tầm quan trọng trong việc tái cân bằng đất nước. Các con đường vận tải tốt hơn, kết nối các thành phố duyên hải giàu có với những khu vực miền Tây nghèo khó hơn, rất cần để phát triển thị trường nội địa. Nhưng những người hoài nghi thì thấy những con đường không có xe hơi, tàu hỏa ít khách và những tòa nhà trống rỗng là một sự lãng phí đầu tư.
Một số báo cáo cho biết 2.000 tỷ nhân dân tệ tiền cho chính quyền địa phương vay đã trở thành những khoản đầu tư tồi. Đáng lo ngại là một số nhà đầu tư nước ngoài từng đua nhau gửi tiền vào các ngân hàng Trung Quốc nay đang lén rút chân đi. Ngân hàng Mỹ, do gặp vấn đề với thị trường trong nước của mình, đã bán một nửa cổ phần tại Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc.
Tuy nhiên, ổn định tổng cầu có lẽ dễ hơn là phải giải quyết xung đột xã hội hay tìm cách thoát khỏi cái bẫy đình trệ về công nghiệp ở các nước có thu nhập trung bình. Theo Dani Rodrik, thuộc trường Đại học Harvard, điều này không chỉ tùy thuộc vào một cỗ máy kinh tế vận hành có tốt hay không; mà còn phụ thuộc vào việc "nỗi đau" bị điều chỉnh có được chia sẻ công bằng hay không. Các xã hội bị chia rẽ sâu sắc bởi các giai tầng hoặc các phe phái đối địch thường tụt lùi sau thay đổi kinh tế. Các nền dân chủ với các quy định và thủ tục giải quyết tranh chấp và đền bù cho người thiệt hại có xu hướng làm tốt hơn.
Ông Rodrik so sánh sự bật nảy của Hàn Quốc sau cuộc khủng hoảng Đông Á năm 1998 (cũng như trong các khó khăn trước đó) với thời kỳ suy sụp kinh tế mà Brazil và các nước Mỹ Latinh khác phải trải qua trong những năm 1980. Nền công nghiệp Hàn Quốc đã được thử sức trong các thị trường xuất khẩu, nên có thể tạo ra một đà phục hồi dựa trên sức mạnh công nghiệp của mình.
Brazil không có sức mạnh này. Nhưng Hàn Quốc có thể phục hồi nhanh hơn còn là vì mỗi nhóm lợi ích đều nhất trí nhận một phần nỗi đau suy thoái. Chính phủ Hàn Quốc nói họ sẽ làm hết mình để giúp đất nước vượt qua khủng hoảng nhưng các doanh nghiệp cũng phải nỗ lực bằng cách tránh để rơi vào tình trạng ngừng sản xuất và các nghiệp đoàn phải giảm bớt các đòi hỏi tăng lương. Ngược lại tại Brazil, ai cũng cố gắng đẩy cái khó cho người khác. Lạm phát giảm và GDP trên đầu người ở Brazil không hề tăng trong 15 năm liền.
Theo ông Rodrik, Trung Quốc có thể có nền kinh tế mạnh hơn nhưng Brazil và Ấn Độ dường như sẽ giỏi hơn trong cách đối phó với những chuyển động xã hội nảy sinh khi trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình. Cả ba gã khổng lồ thị trường mới nổi này sẽ phải nỗ lực rất nhiều để tránh cái bẫy thu nhập trung bình. Thành quả kinh tế mới đây của họ rất tốt nhưng kinh nghiệm cho thấy sẽ có sự thụt lùi, suy giảm. Nhưng thế giới giàu bị sa lầy từ khủng hoảng này tới khủng hoảng khác, khoảng cách thịnh vượng sẽ sớm được thu hẹp. Việc Mỹ đòi quyền lãnh đạo kinh tế có vẻ ngày càng nhàm, và một trong số các ưu tiên lâu nay của họ - sở hữu đồng tiền dự trữ chính của thế giới - đang bị đe dọa./.
Nguyên ngoại trưởng Hoa kỳ (thời Tổng thống Carter - ND) Zbigniew Brezinski hiện nay làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược Quốc tế và Fred Bergsten ở Viện Peterson chuyên nghiên cứu Kinh tế Quốc tế là hai nhân vật đã thu hút nhiều quan tâm bởi đề xuất: Hoa kỳ và TQ cùng thành lập nên một liên minh mới mà họ gọi là G-2 . Bản chất của đề xuất này là - hai nền kinh tế lớn nhất, lại cùng là Ủy viên Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA LHQ - ND), đồng thời với tư cách là một thế lực đang lên nổi trội nhất và một thế lực đang chiếm giữ vị thế đã được xác lập mạnh nhất , thì hai quốc gia đó cần hợp tác với nhau nhằm đối phó với những thách thức to lớn mà hệ thống quốc tế phải đương đầu. Chỉ có họ chứ không ai khác là có thể cung cấp những hàng hóa công mà thế giới đòi hỏi.
Thực tế là công luận bên ngoài Hoa kỳ quan tâm nhiều đến ý tưởng G-2 của Brezinski và Bergten hơn cả bản thân người Mỹ. Trong sáu tháng đầu trên cương vị lãnh đạo, Tổng thống Obama đã đề ra chủ trương lớn mang tính chiến lược về quan hệ song phương giữa hai nước. Nhân dịp cuộc đối thoại lần thứ nhất về Kinh tế , ông đã nói " mối quan hệ giữa Mỹ và TQ sẽ định hình thế kỷ XXI, nó quan trọng như mọi quan hệ song phương khác trên thế giới... và nếu chúng ta thúc đẩy các lợi ích (song phương) thông qua hợp tác thì nhân dân của chúng ta sẽ được hưởng lợi và thế giới sẽ khá giả hơn - bởi lẽ năng lực cùng hành động của hai quốc gia là không thể thiếu được đối với sự tiến bộ trong việc đối phó với những thách thức toàn cầu cấp bách nhất."
Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhiều lần nhắc đến "sự cam kết nhằm xây dựng mối quan hệ Mỹ - Trung tích cực, mang tính hợp tác và toàn diện trong thế kỷ XXI nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân hai nước Mỹ, TQ và cộng đồng quốc tế."
Hơn nữa, có một số " thách thức toàn cầu cấp bách " lại bắt nguồn từ chính sách của hai nước. Sự mất cân đối kinh tế vĩ mô toàn cầu hiện nay , chủ yếu là hậu quả của mối quan hệ không tương xứng giữa Mỹ và TQ cũng như một số chính sách trong nước có liên quan. TQ tiết kiệm quá nhiều còn Mỹ thì tiêu dùng quá trớn. Tình trạng bất đối xứng đó dẫn đến những mất cân đối lớn hơn trong thương mại hai chiều và làm cho TQ thấy cần thiết phải quay vòng nguồn thu từ thu nhập nhờ hoạt động xuất khẩu, thường là mua lại các khoản nợ của Mỹ. Sự mất cân đối song phương đó gây ảnh hưởng tới ổn định toàn cầu và cách duy nhất để giảm thiểu tình trạng này là TQ phải tiêu dùng nhiều hơn, còn Mỹ phải tiết kiệm nhiều hơn. Vấn đề biến đổi khí hậu cũng tương tự. TQ và Mỹ là hai quốc gia thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhất, trừ khi họ mong muốn giải quyết vấn đề, còn không quá trình nóng lên sẽ đe dọa hành tinh của chúng ta.
Thế nhưng những vấn đề đó lại không được đưa vào nội dung của G-2.Hãy để ý đến sắc thái của những lời tuyên bố trích dẫn ở trên. Khi mà Obama đề cập tới quan hệ Mỹ- TQ ông ta phát biểu rằng nó "cũng quan trọng như mọi quan hệ song phương khác". Ngụ ý ở đây là mối quan hệ đó cũng quan trọng như các quan hệ khác (chẳng hạn như quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật , có thể như thế chăng?). Tổng thống đã có thể phát biểu theo phương án khác, ví dụ như " quan trọng bậc nhất " , tuy nhiên ông đã không làm theo cách đó. Hơn thế, cam kết Hồ Cẩm Đào- Obama (chỉ ở mức cam kết thôi) đã chỉ nêu lên rằng sẽ " xây dựng" mối quan hệ hợp tác mà không quả quyết rằng mối quan hệ đó đã tồn tại. Có một gợi ý bóng gió ở đây rằng nỗ lực này sẽ đòi hỏi phải có thời gian ("cho thế kỷ XXI") . Bởi vậy ngay cả lời tuyên bố về một chính sách cũng tỏ ra thận trọng.
Ngoài ra mặc dù cam kết có đề cập tới hợp tác giữa Bắc kinh và Washington nhưng điều này không thể chỉ được nêu qua loa như một lời nói có tính hoa mỹ. Tôi cho rằng đây không phải cách thức ủng hộ một sự cai quản chung thế giới giữa hai nguyên thủ, nghĩa rộng của nó chính là thể chế G-2. Hơn nữa, kết quả của sự hợp tác cho tới nay chưa truyền cảm hứng cho một lòng tin lớn lao mà sau này sẽ còn phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. G-2 bởi vậy giống một ảo tưởng hơn là hiện thực.
Bối cảnh chiến lược: quỹ đạo chuyển động của TQ sẽ thế nào?
Thực ra từ góc độ lý thuyết sẽ là một điều đáng ngạc nhiên khi một ai đó nói về G-2. Căn cứ trên động thái của TQ nhanh chóng tích lũy sức mạnh còn Hoa kỳ lại đang khó khăn thì một sự hợp tác có quy mô lớn là điều mà cả hai phía đều nhìn nhận như là lựa chọn cuối cùng. Một sự chuyển giao quyền lực nhanh chóng có thể nói chính là tình huống đáng được mong đợi của đối thủ cạnh tranh và thế lực đang lên sẽ thách thức hiện trạng và vị thế của các quốc gia hoặc một quốc gia nào đang giữ kỷ lục trong trật tự đã được sắp đặt. Thế lực đang lên luôn có xu hướng bành trướng, và khi làm việc đó chúng sẽ đụng chạm với lợi ích của các thế lực đã xác lập vị trí . Trong bối cảnh đó thì hợp tác và cùng cai quản là điều không thể, trừ khi thế lực đã xác lập vị thế chấp nhận sự vượt trội của thế lực mới nổi.
Hiện nay việc thế lực của TQ đang lên không còn là câu hỏi nữa, vì điều đó đã quá rõ. Nhưng không ai có thể biết chắc về mục tiêu lâu dài của TQ là gì và liệu mục tiêu đó sẽ phù hợp với hệ thống hiện hành hay sẽ thách thức nó ? Ngay cả bản thân các lãnh đạo TQ chưa chắc đã rõ điều này. Phần lớn thời gian trong ba thập kỷ qua TQ tỏ ra rất thận trọng trong hành vi của mình: hợp tác cùng các thể chế quốc tế, chấp nhận các chuẩn mực toàn cầu trong một số lĩnh vực đồng thời tái bảo đảm với các thế lực khác rằng TQ sẽ trỗi dậy trong hòa bình. (Đúng ra chúng ta phải nói về sự trở lại của Trung hoa với tư cách của một siêu cường chứ không phải là sự trỗi dậy, tuy nhiên đó chỉ là vấn đề thuật ngữ.)
Dưới đây là một vài lý do để có thể tin rằng cách tiếp cận ôn hòa này nên được quan tâm :
Một là, TQ có vô số các vấn đề nội trị (tham nhũng, đói nghèo, bất bình đẳng về tài sản và thu nhập, mạng lưới an sinh xã hội yếu kém , xuống cấp môi trường ...) và các lãnh đạo TQ phải hao tốn phần lớn thời gian để đối phó với những vấn nạn đó.
Hai là , đây là lĩnh vực của toàn cầu hóa mà không phải lĩnh vực của địa- chính trị. Các quốc gia tích lũy sức mạnh kinh tế không bởi tầm cỡ lãnh thổ mà bằng con đường nâng cao sự phụ thuộc lẫn nhau. Và đặc điểm này có thể tạo ra những điểm yếu, dễ tổn thương mang tính tương đồng giữa nhiều quốc gia.
Ba là , đây cũng là lĩnh vực của vũ khí hạt nhân ,nơi mà quốc tế quy định những hạn chế đối với sự cạnh tranh của siêu cường.
Bốn là, liên quan đến sự gia tăng sức mạnh lực lượng vũ trang thông thường thì vẫn quá sớm để so sánh với quân đội Hoa kỳ. TQ chỉ mới bắt đầu tích lũy năng lực để triển khai sức mạnh ra bên ngoài biên giới của mình, giống như Hoa kỳ đã thực hiện thành công trong Thế chiến II.
Năm là, các lãnh đạo TQ có thái độ nước đôi đối với sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc trong nước. Họ sử dụng nó để hợp pháp hóa sự lãnh đạo của đảng cộng sản và phản ứng lại nó tùy theo thời điểm nhưng họ cũng lo ngại rằng một thứ chủ nghĩa dân tộc vô độ không bị kiềm chế sẽ có lúc quay lại chống chế độ.
Sáu là, từ những năm 1970, chính quyền Hoa kỳ và Nhật bản đã vạch ra chính sách dựa trên ý tưởng cho rằng có thể hướng chiến lược của TQ ra xa khỏi mục tiêu dân tộc hẹp hòi để góp sức thực hiện những trách nhiệm toàn cầu. Cho đến nay chủ trương này đã thành công.
Hơn nữa, nhìn tổng thể TQ luôn có một cách tiếp cận khá bảo thủ đối với những gì có tính rủi ro (Đài loan là một chút ngoại lệ). Bắc kinh sẽ không khởi chiến khi chưa dám chắc rằng sẽ nắm phần thắng. Các lãnh đạo TQ đã tôn trọng sức mạnh của Hoa kỳ và trợ giúp sức mạnh đó ở những nơi cần có ngay cả khi TQ tăng cường tiềm lực bên trong của mình. TQ bành trướng ảnh hưởng ra bên ngoài chỉ ở những nơi nào mà thấy chắc được. Cho tới giờ thì cách tiếp cận của TQ là có ích đối với hòa bình và ổn định.
Tuy nhiên nếu xét về tính hợp lý thì các chính trị gia và các chuyên gia phân tích luôn phải cảnh giác với tính chất bất định vốn là thuộc tính cốt lõi của mọi quá trình chuyển giao quyền lực, bởi vậy phải tìm hiểu những điều gì sẽ xảy ra trong tương lai dài hạn. Việc TQ " cho tới nay" đã hành động phù hợp với hệ thống quốc tế không có nghĩa là TQ sẽ mãi mãi cư xử như vậy. Việc một thế lực đang lên chỉ theo đuổi một số hạn chế các mục tiêu và tỏ ra ít mạo hiểm khi còn đang tích lũy sức mạnh càng không có nghĩa là nó sẽ không nhắm tới các mục tiêu tham vọng hơn, đồng thời dám liều lĩnh, mạo hiểm hơn một khi trở nên mạnh hơn.
Những gì mà TQ hiện đang làm là hoàn toàn có ý nghĩa đối với một thế lực đang lên nhưng lại ở vị trí tương đối yếu. Đây có thể lại là điều nguy hiểm nhất thách thức trật tự quốc tế hiện nay. Bởi vậy các quốc gia khác không được ngủ quên trong cảm giác hài lòng, tự thỏa mãn về những mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh. Chúng ta có thể hy vọng rằng hiện tại là người báo tin của tương lai nhưng chúng ta không được quả quyết rằng dứt khoát sẽ phải là như vậy. Nếu chúng ta đặt cược vào điều tốt đẹp mà TQ lại thay đổi hướng đi thì khi đó sẽ quá muộn để hành động ứng phó.
Kinh nghiệm cũng như suy nghĩ logic cho thấy cần một sự cảnh giác. Trong hai năm gần đây TQ đã một vài lần hành động theo cách không kiềm chế và theo đuổi những lợi ích riêng bằng con đường xâm phạm quyền lợi các nước láng giềng
- Hè- Thu năm 2009, Bắc kinh khởi xướng một chiến dịch do các học giả và cựu quan chức lên tiếng yêu cầu chính quyền của Tổng thống Mã Anh Cửu ở Đài loan tiến hành đối thoại chính trị . Điều này xảy ra vào thời điểm Mã Anh Cửu đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng trong nước nên không muốn làm tình hình tồi tệ hơn bằng cách can dự thêm vào đối thoại với Bắc kinh, chủ đề mà không có sự đồng thuận ở Đài loan.
- Đầu năm 2010, TQ đã đáp trả một cách khá gay gắt (có thể là đã hành động quá mức) quyết định của Tổng thống Obama phê chuẩn việc bán vũ khí cho Đài loan và gặp gỡ Đức Đalai Lama.
- Các cơ quan hàng hải TQ đã nỗ lực triển khai sự hiện diện của mình trên biển Đông Trung hoa (Biển Nhật bản - ND) và Biển Đông (Nam Trung hoa- ND). Điều này đã phản ánh một chủ trương có bài bản nhằm mục đích đẩy xa ranh giới chiến lược trên biển ra khỏi khu vực duyên hải. Bằng chứng sinh động nhất của nỗ lực này là vụ va chạm ở đảo Senkaku hồi tháng 9/2010 và sau đó nhanh chóng leo thang thành một tranh chấp ngoại giao. Rồi cả tình hình căng thẳng ở Biển Đông (Nam Trung hoa - nguyên văn ) giữa TQ và các nước có tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường sa. Việc này đã được trình lên các trưởng đoàn của Diễn đàn khu vực ASEAN họp tại Hà nội, tuy nhiên trong năm 2011 tình hình còn tồi tệ hơn nữa.
- TQ tỏ thái độ vu vơ không hiệu quả trong khi Bắc Triều tiên có hành động gây hấn chống Hàn quốc : đầu tiên là vụ đánh đắm tàu Cheonan vào tháng 3/2010 và sau đó là vụ nã pháo lên đảo Yeonpyeong vào tháng 11. Trên thực tế, việc TQ đứng cùng phía với Bình nhưỡng là điều gây căm tức cho cả chính phủ lẫn công chúng Hàn quốc. (phần đề cập về Hàn quốc sẽ trình bày sau).
Đã có một số cuộc tranh luận về vấn đề phải chăng tất cả những hành động vừa nêu phản ánh các quyết định chiến lược của những nhà lãnh đạo ở cấp trung ương theo hướng khẳng định mạnh mẽ lợi ích của TQ chống lại các nước láng giềng. Có thể trong một vài trường hợp xung đột trên biển, các cơ quan hàng hải có liên đới của TQ không thuộc sự quản lý của Trung ương. Trong những trường hợp khác, có thể các nhà lãnh đạo TQ đã bị ràng buộc bởi tư tưởng dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ. Nhưng dù sao thì sự đổ vỡ và tổn thương cũng đã xảy ra.
Hoa kỳ đã tham gia vào tất cả những sự kiện đó, trước tiên là vì có các đồng minh và đối tác của Hoa kỳ bị ảnh hưởng bởi hành động của TQ. Chẳng hạn như Washington đã tái khẳng định quan điểm của mình rằng đảo Senkaku nằm trong phạm vi của Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật. Những tình tiết đó làm cho các nghi ngờ của chính quyền Tổng thống Obama về sự cam kết của TQ giữ ổn định khu vực thêm trầm trọng.
Luận điểm chung của các nhà phân tích và bình luận TQ trong năm 2010 về những vụ việc và tình tiết nêu trên là : không phải chính sách đối ngoại của TQ như vậy mà do Mỹ muốn kiềm chế, ngăn cản sự trỗi dậy của TQ.
Bởi vậy cũng không có gì phải ngạc nhiên khi vấn đề "mất lòng tin chiến lược" lại nhận được nhiều sự quan tâm trong quan hệ song phương, kể cả trong nội dung của hai bản tuyên bố chung ký kết bởi Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sau các cuộc gặp thượng đỉnh vào 11/2009 và 1/2011. Sự mất lòng tin và các mối tương tác gây nên nó đang chứng tỏ G-2 là một ấn tượng sai lầm.
Với vận tốc tối đa 430km/h, chiếc tàu đệm từ ở Thượng Hải là một mắt xích quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải của thành phố. Trên một trục đường bộ dài 30km từ Đường Longyang đến Sân bay quốc tế Phố Đông ở ngay bên cạnh, những chiếc xe hơi chạy hết tốc độ nhưng vẫn bị bỏ lại đằng sau, đã cho thấy con tàu hiện đại trên di chuyển nhanh đến mức nào. Đối với những hành khách thích cảm giác mạnh, một chiếc công-tơ-mét kỹ thuật số trong từng toa xe hiển thị tốc độ của tàu đến vận tốc tối đa trước khi lại giảm xuống khi đoàn tàu vào ga.
Tàu đệm từ ở Thượng Hải là một biểu tượng cho sự hiện đại của Trung Quốc - dù công nghệ này được phát triển từ những năm 1960 tại Anh và toàn bộ trang thiết bị do hãng Siemens, một công ty của Đức, sản xuất. Nhưng dự án này lại không sinh lời. Vào một buổi chiều giữa mùa hè, chuyến tàu trên trống gần như một nửa số ghế, và đa số hành khách là khách du lịch chỉ đi tàu "cho biết". Bởi vì ngoài tốc độ ấn tượng của nó, tuyến tàu đệm từ này không phải là trục đường chính đến và đi từ sân bay. Vé tàu cũng quá đắt đối với mọi người, trừ các doanh nhân giàu có và du khách nước ngoài, trong khi những vị khách này lại thấy đây là tuyến đường không phù hợp. Bởi sau khi dừng chân ở đường Longyang, họ còn cả một quãng đường dài nữa mới tới quận tài chính và những khách sạn tốt nhất.
Đối với những người hoài nghi về sự kỳ diệu kinh tế của Trung Quốc, câu chuyện Thượng Hải trên là một ví dụ cho thấy các ngân hàng nhà nước đầu tư vốn không hiệu quả như thế nào. Trung Quốc đầu tư khoảng 50% GDP, nhiều hơn gấp đôi mức trung bình ở các nước giàu. Các dự án vốn lớn của các doanh nghiệp nhà nước, như đường sắt, dễ dàng được rót vốn, trong khi lãi suất huy động vốn của ngân hàng lại rất cao. Một hệ thống tạo điều kiện cho một số người đi vay bất chấp người gửi tiết kiệm thông thường hoặc các cổ đông bình thường của ngân hàng, sẽ dẫn đến những dự án tồi và làm gia tăng nợ xấu, gây đầu cơ sụt giá. Vụ va chạm giữa hai đoàn tàu cao tốc ở Trung Quốc hôm 23/7 vừa qua, làm 40 người thiệt mạng và 191 người bị thương, dường như đã khẳng định lại những nghi ngại này.
Phải nhảy cóc
Nhưng có một cách hiểu tích cực hơn về tính "tham" dự án tốn kém của Trung Quốc như tàu cao tốc. Giới lãnh đạo nước này hẳn biết rằng khi một nền kinh tế phát triển, nó không thể dựa mãi vào việc sao chép máy móc và bí quyết sản xuất của các nước giàu. Khi một quốc gia càng giàu có hơn thì công nghệ của họ càng gần tới độ sử dụng tốt nhất và càng ít công nhân làm những công việc năng suất thấp như nghề nông. Khi những thành quả dễ dàng đạt được đã hết tác dụng thì nền kinh tế vận hành chậm lại hoặc bị mắc kẹt. Một cách để thoát khỏi "cái bẫy thu nhập trung bình" này là cố gắng nhảy cóc qua các công nghệ hàng đầu.
Mức tăng trưởng hiện nay của Trung Quốc rất ấn tượng, đến mức người ta tự hỏi liệu đà tăng trưởng này còn có thể tiếp tục hay không. Nước này sẽ thấy khó tiếp tục tăng trưởng nhanh khi họ trở nên giàu hơn, giống như Ấn Độ và Brazil. Cả ba thị trường lớn mới nổi này cần tìm cách để tránh tình trạng lạm phát từng hành hạ các nước đang phát triển, đồng thời phải cân bằng giữa đầu tư và tiêu dùng, giữa nhu cầu trong và ngoài nước.
Các vấn đề khi quá trình phát triển đạt gần đến độ chín sẽ sớm ảnh hưởng tới Trung Quốc và các nước khác, theo nghiên cứu của Barry Eichengreen (thuộc Đại học California), Berkeley, Donghyun Park (Ngân hàng Phát triển châu Á) và Kwanho Shin (Đại học Hàn Quốc). Các chuyên gia này nghiên cứu các nước có thu nhập ở mức trung bình (thu nhập bình quân đầu người đạt tối thiểu 10.000 USD, theo giá cả năm 2005) và đạt tăng trưởng GDP trung bình ở mức ít nhất 3,5% trong nhiều năm suốt nửa thế kỷ qua, nhưng tỷ lệ tăng trưởng lại bất ngờ sụt giảm ít nhất 2%.
Nghiên cứu đã khẳng định lại linh cảm của họ, rằng sự mất đà này chủ yếu do nền kinh tế đã đến độ chín muồi, hơn là vì thiếu lao động hay suy giảm đầu tư. Lực lượng lao động tăng tương tự như nhau trước vào sau suy thoái, và chất lượng lao động đã được cải thiện: thực vậy, lao động trung bình có trình độ thậm chí còn cao hơn sau khi kinh tế suy thoái. Mức tăng vốn vật chất (nhà xưởng, văn phòng, đường sá, máy móc...) giảm dần, nhưng con số này chỉ chiếm một phần nhỏ trong sự sụt giảm tăng trưởng GDP.
Thay vào đó, hầu hết tình trạng suy thoái trên là do suy giảm "năng suất tổng thể" - hiệu quả mà người công nhân và vốn được sử dụng. Eichengreen và các đồng nghiệp viết: "Tăng trưởng chậm lại, nói một cách ngắn gọn, chính là sự suy giảm mức tăng năng suất". Điều này xảy đến sau khi nền kinh tế vượt qua giai đoạn phát triển kinh tế "dễ dàng". Chuyển các nông dân thất nghiệp đến đô thị làm việc trong các nhà máy và văn phòng với các trang thiết bị nhập khẩu làm tăng năng suất. Nhưng khi những người rảnh rỗi ở nông thôn được sử dụng, sẽ không đạt được những thành quả dễ dàng nói trên nữa.
Theo ba chuyên gia kinh tế trên, dạng suy thoái này hầu như xảy ra khi thu nhập trung bình đạt 16.000 USD theo giá cả năm 2005; khi thu nhập trên đầu người tăng 58% so với thu nhập bình quân tại nền kinh tế hàng đầu thế giới; hoặc khi tỷ lệ tuyển dụng trong ngành chế biến chiếm 23%. Ba cái mốc này sẽ không nhất thiết đạt được cùng một lúc. Trung Quốc có thể đã đạt mục tiêu về sản xuất chế biến và nếu nền kinh tế nước này giữ một mức tăng trưởng khoảng 9%, thì mốc thu nhập bình quân sẽ sớm đạt tới mức tương xứng. Nhưng mốc thu nhập tương đối vẫn còn xa. Theo IMF, năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc chỉ bằng 16% của Mỹ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các nền kinh tế như Trung Quốc, với đồng tiền được định giá thấp và mức chi tiêu tiêu dùng thấp, sẽ phải chứng kiến suy giảm tăng trưởng như trên. Tuy nhiên, đây không phải là quy luật không thể đảo ngược. Thậm chí, dường như chắc chắn một đợt suy thoái sẽ theo sau một thời kỳ phát triển dễ dàng. Vấn đề là liệu Trung Quốc có thể giảm nhẹ điều này bằng cách thay đổi mô hình tăng trưởng của mình hay không.
Mô hình cũ
Mô hình này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước châu Á khác. Nó dựa vào xuất khẩu, nên lượng cầu chủ yếu đến từ bên ngoài. Để đạt được điều này, Trung Quốc đã huy động kho nhân công giá rẻ khổng lồ của mình, thêm vào đó là một kho dự trữ vốn vật chất đang phát triển nhanh chóng, mà họ chủ yếu nhập khẩu nhưng bằng tiền tiết kiệm của chính nước mình. Vì mô hình tăng trưởng của Trung Quốc cần nhiều vốn nên chi tiêu cho tiêu dùng chiếm một phần rất nhỏ trong GDP: năm 2010, con số này giảm xuống còn 34%. Điều này chỉ càng làm tăng thêm sự phụ thuộc vào xuất khẩu.
Cơ cấu tài chính của Trung Quốc đã góp phần củng cố mô hình này. Dòng vốn qua biên giới của họ được quản lý chặt chẽ. Trung Quốc đã kiềm chế sự tăng giá của đồng nhân dân tệ, tạo thế cạnh tranh xuất khẩu, bằng cách mua đôla và các ngoại tệ khác với khối lượng lớn, tạo thành một quỹ dự trữ ngoại tệ trị giá 3.200 tỷ USD, chiếm 54% GDP năm 2010 của Trung Quốc.
Hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc chịu sự giám sát chặt chẽ của nhà nước. Các ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm gần 2% tổng tài sản ngân hàng. Lượng tiền mặt được tạo ra để giữ giá NDT ở mức thấp đã được "thu dọn" bằng việc buộc các ngân hàng phải mua trái phiếu "vô sinh" có giá trị chuyển nhượng thấp, hoặc tăng lượng dự trữ bắt buộc bằng tiền mặt. Lãi suất được ấn định theo hướng tạo thuận lợi cho các công ty nhà nước (thường là các nhà cung cấp độc quyền phục vụ xuất khẩu) nhưng lại cho cổ đông ít lợi tức. Cho vay tiêu dùng vẫn thấp.
Tỷ trọng tăng trưởng của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới cho thấy họ không thể mãi dựa vào sức tiêu dùng của các nước khác. Nguy cơ nợ đọng ở nhiều nước trong thế giới giàu đồng nghĩa với việc khách hàng nước ngoài của Trung Quốc đang chịu sức ép nặng nề. Và nước này đang hút nốt nhu cầu của phần còn lại của thế giới: thặng dư cán cân thanh toán của Trung Quốc (phép đo tiết kiệm vượt quá giới hạn) tăng trên 10% GDP vào năm 2007, sau đó đã giảm một nửa.
Đây là một nguồn cơn gây căng thẳng: người Mỹ cho rằng chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc đem lại cho hàng hóa xuất khẩu của họ một sự hỗ trợ không công bằng, và không có lợi cho công nhân của Mỹ. Chiến lược dựa vào xuất khẩu cũng bắt đầu giảm tác dụng. Người nông dân di cư đến làm việc tại các nhà máy để phục vụ khách hàng nước ngoài của Trung Quốc ngày nay đã khó tìm việc hơn trước kia.
Nếu Trung Quốc muốn tránh được cái bẫy thu nhập trung bình, họ cần phát triển thị trường nội địa. Họ phải đổi từ việc tích lũy các nhà máy, phân xưởng, cầu cảng và các tài sản cố định khác sang cách bố trí vốn và nhân công tinh vi hơn để cho phép các công ty dịch vụ nhỏ phát triển. Sự chuyển đổi này sẽ được trợ giúp bởi hai nhân tố. Khi dân số lao động bắt đầu sụt giảm vào khoảng năm 2015, tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình cũng sẽ giảm, bởi các quốc gia có ít người lao động hơn và tỷ lệ người phụ thuộc lớn hơn thường có xu hướng chi tiêu nhiều hơn.
Và Trung Quốc đã dành một phần lớn trong GDP của mình cho nghiên cứu và phát triển, nhiều hơn các nước khác có mức thu nhập tương đương. Điều này tạo một cơ hội tốt hơn để duy trì tăng trưởng năng suất khi thành quả của việc ứng dụng các công nghệ hiện đạt đến thời điểm tận thu. Nhưng các lĩnh vực khác trong nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang vật lộn chống lại sự thay đổi. Ví dụ Ngân hàng Thế giới (WB) xếp Trung Quốc ở vị trí 65 trên tổng số 183 quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty tiếp cận tín dụng, thua xa Ấn Độ (đứng vị trí thứ 32).
Các trở ngại cũng rất lớn. Việc chuyển đổi sang một nền kinh tế tập trung vào người tiêu dùng sẽ đồng nghĩa với việc thay đổi toàn bộ các ngành công nghiệp. Mức lương cao ở Trung Quốc, rất cần cho quá trình tái cân bằng này, đã khiến một số việc làm trong ngành dệt may được chuyển sang Việt Nam và Campuchia. Dỡ bỏ các trợ cấp ngầm cho lãi suất và các khoản vay có thể khiến lợi nhuận của các công ty bị thu hẹp và gây phản đối. Các ngân hàng tham gia thực hiện quyết định trên của chính phủ sẽ cần đưa ra những đánh giá tốt hơn, từ chối cho vay tiền đổ vào những ngành công nghiệp thu lời thấp và chuyển số vốn này sang cho các doanh nghiệp mới nhiều hứa hẹn.
Bị dồn vào chân tường
Brazil là một ví dụ điển hình cho thấy một quốc gia đang phát triển nhanh chóng bị đâm vào tường.Nền kinh tế nước này đã tăng trưởng ở mức bình quân gần 7%/năm trong những năm 1945 -1980. GDP trên đầu người tăng từ mức bằng 12% của Mỹ lên mức 28%, theo thống kê của Maddison. Nhưng các thành quả này đã đi ngược lại. Nợ chồng chất phải trả cho máy móc nhập khẩu bắt đầu ảnh hưởng tới lãi suất. Các ngành công nghiệp phục vụ thị trường trong nước được bảo vệ bắt đầu tỏ ra không hiệu quả. Một đồng tiền yếu và lương hưu thấp dẫn tới lạm phát và sau đó là siêu lạm phát.
Một loạt cuộc cải cách tiền tệ và tài chính trong những năm 1990 đã giúp kiềm chế lạm phát và chặn đà suy giảm thu nhập. Thu nhập bình quân đầu người ở Brazil hiện ở mức 20% so với ở Mỹ. Nhưng nền kinh tế này cũng phải chịu những bấp bênh như ở Trung Quốc. Đầu tư chiếm 19% GDP, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, và khá thấp so với mức chuẩn ở các nước giàu. Đây là lý do tại sao sản lượng thấp, bên cạnh đó là yếu kém trong hệ thống giáo dục và cơ sở hạ tầng. Nền kinh tế này có xu hướng tăng trưởng khoảng 4%/năm, nhanh hơn các nước giàu nhất nhưng chậm hơn những nước có nền kinh tế thị trường mới nổi tương tự như Brazil.
Đầu tư kém phản ánh tiết kiệm trong nước thấp. Brazil vẫn thường xuyên bị thâm hụt cán cân thanh toán. Sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài đã khiến nước này dễ bị tổn thương trước các cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán định kỳ, dù họ có quỹ dự trữ ngoại tệ lên tới 344 tỷ USD để tự lo liệu cho mình trong tương lai. Nợ nước ngoài ròng của Brazil (cả nợ công và nợ tư nhân) đạt 700 tỷ USD, so với tài sản ròng của Trung Quốc đạt 1.800 tỷ.
Cái được của tiết kiệm thấp ở Brazil là tiêu dùng mạnh, chiếm 61% GDP năm ngoái. Cho vay hộ gia đình đã bùng nổ. Một phần vì ngân hàng phát triển của nhà nước BNDES cung cấp các khoản vay được trợ cấp cho các công ty lớn của nhà nước và một số doanh nghiệp khác. Cơ hội hạn chế trong việc cho doanh nghiệp vay như vậy khiến các ngân hàng tư nhân phải tìm nguồn tiền ở chỗ khác.
Nền kinh tế Brazil có hai sức mạnh. Dân số ở độ tuổi lao động đang gia tăng nhanh chóng, và nước này sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào khi mà các thị trường mới nổi đang trong quá trình công nghiệp hóa với một tốc độ nhanh chưa từng thấy. Brazil đang cạnh tranh với Australia vị trí nước xuất khẩu đồng quặng nhiều nhất thế giới, hơn nhiều so với Trung Quốc. Diện tích đất trồng mênh mông của Brazil cũng sinh sôi một cách đáng kinh ngạc (tại một số nơi có thể canh tác tới ba vụ mỗi năm), nhờ được hưởng nhiều ánh nắng mặt trời và nước sạch. Các hồ "subsalt" nằm bên dưới lớp muối dày ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam Brazil chứa ít nhất 13 tỷ thùng dầu.
Sự bùng nổ hàng hóa và việc phát hiện mỏ dầu mới đã giải phóng Brazil khỏi các ràng buộc cán cân thanh toán truyền thống. Ngoại tệ ồ ạt đổ vào, do hấp dẫn bởi tỷ lệ lãi suất cao ở Brazil và khoản lời kỳ vọng một khi dầu bắt đầu chảy. Nhưng việc này cũng tạo ra vấn đề mới: một lượng tiền lớn làm ảnh hưởng tới các nhà xuất khẩu trong nước không hoạt động trong các ngành công nghiệp tài nguyên.
Liều thuốc "giáo khoa" cho "căn bệnh Hà Lan" này là tăng năng suất hoặc giảm chi phí trong các ngành công nghiệp không được hưởng lợi từ sự bùng nổ nguồn lực này. Tháng Tám vừa qua, Chính phủ Brazil cho biết sẽ bãi bỏ các loại thuế lương (thuế bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm y tế) trong bốn ngành công nghiệp tuyển nhiều lao động như giày dép, quần áo, đồ nội thất và phần mềm.
Brazil là một trong những nước khó làm kinh doanh nhất, được WB xếp ở vị trí thứ 127 trên tổng số 183 quốc gia. Tiền thuê cơ sở và chi phí nhiên liệu rất đắt đỏ, trong khi đóng cửa một công ty có thể mất nhiều năm trời. Hệ thống thuế phức tạp, cộng thêm các quy định không khớp nhau.
Ảnh minh họa: forbes.com |
Brazil hy vọng các mỏ dầu mới phát hiện sẽ được khai thác theo cách hỗ trợ chứ không gây ảnh hưởng xấu tới các ngành công nghiệp khác. Chính phủ yêu cầu Petrobras, gã khổng lồ dầu mỏ do nhà nước Brazil kiểm soát có độc quyền đối với mỏ subsalt, nên mua hầu hết các nguồn cung tại Brazil.
Eike Batista, ông trùm trong ngành khai mỏ và hậu cần, đang xây dựng một khu cảng đầy đủ hạng mục, có cả xưởng đóng tàu (sau công ty Hyundai của Hàn Quốc) để phù hợp với các quy định địa phương. Ông nói: "Nhu cầu của Petrobras sẽ lấp đầy hai xưởng đóng tàu". Một khu cảng hiện đại sẽ khuyến khích các nhà sản xuất nước ngoài xây dựng các nhà máy dọc bờ biển Brazil và phục vụ cho thị trường trong nước. "Brazil sẽ đầy hàng hóa". Nhưng những người khác lo ngại Brazil sẽ bị hấp dẫn bởi một mô hình công nghiệp hóa hướng nội và có ảnh hưởng của nhà nước từng dẫn tới thất bại trước đó.
Brazil và Trung Quốc cần có những bước chuyển đổi khác nhau nếu họ muốn duy trì tốc độ tăng trưởng của mình. Brazil phải tăng tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn; Trung Quốc lại cần tiêu dùng nhiều hơn. Brazil giàu tài nguyên; Trung Quốc lại đói tài nguyên. Brazil thiếu những con đường bộ và tuyến đường sắt tốt; trong khi một số con đường của Trung Quốc vẫn còn ít người qua lại. Brazil là một quốc gia trẻ trong khi Trung Quốc đang già đi. Arminio Fraga, một cựu Thống đốc ngân hàng trung ương Brazil, chủ tập đoàn đầu tư Gavea tại Rio de Janeiro, đùa rằng: "Có lẽ họ nên pha trộn với nhau".
Con đường gập ghềnh của Ấn Độ
Các thách thức chính của Ấn Độ là sự pha trộn những điều mà Brazil và Trung Quốc đang phải đối mặt. Giống như Trung Quốc, Ấn Độ được hưởng một tỷ lệ tăng trưởng cao hơn mức thông thường của nền kinh tế thị trường mới nổi, khoảng 8%/năm. Và con số này sẽ còn cao hơn nữa: bởi Ấn Độ hiện nghèo hơn Trung Quốc, nên họ còn có thể tiến bộ nhiều hơn. Đầu tư chiếm 38% GDP. Đa số lấy từ túi của chính các công ty, một triệu chứng của một hệ thống tài chính chưa chín muồi. Hầu hết các công ty lại không thể dựa vào nguồn vốn từ bên ngoài, dù các tập đoàn lớn như Tata có thể kêu gọi đầu tư trên các thị trường vốn quốc tế.
Giống Brazil, Ấn Độ đang rất cần những con đường tốt hơn để kết nối các thị trường nội địa ở những nơi rất xa xôi trong lòng mình. Đây là một quốc gia trẻ, với dân số ở độ tuổi lao động tăng 1,7%/năm cho tới năm 2015, mức tăng nhanh hơn ở Brazil. Nhưng quá nhiều người trong số này không được đào tạo tốt. Giống như ở Brazil, các công ty thường phải đào tạo thêm cho các nhân viên mới trước khi họ có thể tự xoay sở. Nạn tham nhũng đang hủy hoại các dự án cơ sở hạ tầng. Nền kinh tế đang phát triển quá nóng và phải chứng kiến thâm hụt cán cân thanh toán.
Điều này cho thấy một điểm yếu nghiêm trọng hơn trong các thị trường mới nổi. Trong quá khứ, họ đã không giỏi trong việc quản lý cầu nội địa. Việc dựa vào xuất khẩu cho phép họ vừa tăng trưởng mà vẫn tiết kiệm. Hiện giờ, khi các nền kinh tế của thế giới giàu phải chật vật và ngày càng khắc khổ, làm nổi lên nguy cơ về những yếu kém từng dẫn tới các cuộc khủng hoảng của thị trường mới nổi trong quá khứ: chi tiêu công thái quá, tăng trưởng tín dụng nhanh và lạm phát cao. Theo ông Raghuram Rajan, một cựu giám đốc kinh tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế có thu nhập trung bình sang nền kinh tế giàu phụ thuộc vào các chính sách tiền tệ, tài chính và quản lý tốt.
Nỗi lo ngại tái diễn vấn đề tại các nền kinh tế đầy nợ nần trong thế giới giàu đồng nghĩa với việc Brazil và Ấn Độ phải giảm dần cho tới chấm dứt các sức ép lạm phát ở nước mình. Trung Quốc đã vượt qua phép thử lớn đầu tiên về cầu ở thế giới giàu khi họ đã tăng tín dụng ngân hàng thêm 1/3 trong năm 2009. Đây là một biện pháp kích thích đáng hoan nghênh đối với nền kinh tế nước này và toàn cầu, nhưng ngày càng có nhiều lo ngại về độ khôn ngoan của các khoản cho vay. Nợ tăng vì chính quyền địa phương tài trợ cho cơ sở hạ tầng là rất đáng lo ngại.
Sai lầm Trung Quốc cho thấy tiêu dùng có tầm quan trọng trong việc tái cân bằng đất nước. Các con đường vận tải tốt hơn, kết nối các thành phố duyên hải giàu có với những khu vực miền Tây nghèo khó hơn, rất cần để phát triển thị trường nội địa. Nhưng những người hoài nghi thì thấy những con đường không có xe hơi, tàu hỏa ít khách và những tòa nhà trống rỗng là một sự lãng phí đầu tư.
Một số báo cáo cho biết 2.000 tỷ nhân dân tệ tiền cho chính quyền địa phương vay đã trở thành những khoản đầu tư tồi. Đáng lo ngại là một số nhà đầu tư nước ngoài từng đua nhau gửi tiền vào các ngân hàng Trung Quốc nay đang lén rút chân đi. Ngân hàng Mỹ, do gặp vấn đề với thị trường trong nước của mình, đã bán một nửa cổ phần tại Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc.
Tuy nhiên, ổn định tổng cầu có lẽ dễ hơn là phải giải quyết xung đột xã hội hay tìm cách thoát khỏi cái bẫy đình trệ về công nghiệp ở các nước có thu nhập trung bình. Theo Dani Rodrik, thuộc trường Đại học Harvard, điều này không chỉ tùy thuộc vào một cỗ máy kinh tế vận hành có tốt hay không; mà còn phụ thuộc vào việc "nỗi đau" bị điều chỉnh có được chia sẻ công bằng hay không. Các xã hội bị chia rẽ sâu sắc bởi các giai tầng hoặc các phe phái đối địch thường tụt lùi sau thay đổi kinh tế. Các nền dân chủ với các quy định và thủ tục giải quyết tranh chấp và đền bù cho người thiệt hại có xu hướng làm tốt hơn.
Ông Rodrik so sánh sự bật nảy của Hàn Quốc sau cuộc khủng hoảng Đông Á năm 1998 (cũng như trong các khó khăn trước đó) với thời kỳ suy sụp kinh tế mà Brazil và các nước Mỹ Latinh khác phải trải qua trong những năm 1980. Nền công nghiệp Hàn Quốc đã được thử sức trong các thị trường xuất khẩu, nên có thể tạo ra một đà phục hồi dựa trên sức mạnh công nghiệp của mình.
Brazil không có sức mạnh này. Nhưng Hàn Quốc có thể phục hồi nhanh hơn còn là vì mỗi nhóm lợi ích đều nhất trí nhận một phần nỗi đau suy thoái. Chính phủ Hàn Quốc nói họ sẽ làm hết mình để giúp đất nước vượt qua khủng hoảng nhưng các doanh nghiệp cũng phải nỗ lực bằng cách tránh để rơi vào tình trạng ngừng sản xuất và các nghiệp đoàn phải giảm bớt các đòi hỏi tăng lương. Ngược lại tại Brazil, ai cũng cố gắng đẩy cái khó cho người khác. Lạm phát giảm và GDP trên đầu người ở Brazil không hề tăng trong 15 năm liền.
Theo ông Rodrik, Trung Quốc có thể có nền kinh tế mạnh hơn nhưng Brazil và Ấn Độ dường như sẽ giỏi hơn trong cách đối phó với những chuyển động xã hội nảy sinh khi trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình. Cả ba gã khổng lồ thị trường mới nổi này sẽ phải nỗ lực rất nhiều để tránh cái bẫy thu nhập trung bình. Thành quả kinh tế mới đây của họ rất tốt nhưng kinh nghiệm cho thấy sẽ có sự thụt lùi, suy giảm. Nhưng thế giới giàu bị sa lầy từ khủng hoảng này tới khủng hoảng khác, khoảng cách thịnh vượng sẽ sớm được thu hẹp. Việc Mỹ đòi quyền lãnh đạo kinh tế có vẻ ngày càng nhàm, và một trong số các ưu tiên lâu nay của họ - sở hữu đồng tiền dự trữ chính của thế giới - đang bị đe dọa./.
- Châu Giang dịch từ The economist
G-2 liệu có đang hình thành?
Tác giả: Richard Bush III và Gaiko. Viện Brookings, Trung tâm nghiên cứu Bắc Á.Washington Có thể trong một vài trường hợp xung đột trên biển, các cơ quan hàng hải có liên đới của TQ không thuộc sự quản lý của Trung ương. Trong những trường hợp khác , có thể các nhà lãnh đạo TQ đã bị ràng buộc bởi tư tưởng dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ. Nhưng dù sao thì sự đổ vỡ và tổn thương cũng đã xảy ra.Nguyên ngoại trưởng Hoa kỳ (thời Tổng thống Carter - ND) Zbigniew Brezinski hiện nay làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược Quốc tế và Fred Bergsten ở Viện Peterson chuyên nghiên cứu Kinh tế Quốc tế là hai nhân vật đã thu hút nhiều quan tâm bởi đề xuất: Hoa kỳ và TQ cùng thành lập nên một liên minh mới mà họ gọi là G-2 . Bản chất của đề xuất này là - hai nền kinh tế lớn nhất, lại cùng là Ủy viên Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA LHQ - ND), đồng thời với tư cách là một thế lực đang lên nổi trội nhất và một thế lực đang chiếm giữ vị thế đã được xác lập mạnh nhất , thì hai quốc gia đó cần hợp tác với nhau nhằm đối phó với những thách thức to lớn mà hệ thống quốc tế phải đương đầu. Chỉ có họ chứ không ai khác là có thể cung cấp những hàng hóa công mà thế giới đòi hỏi.
Thực tế là công luận bên ngoài Hoa kỳ quan tâm nhiều đến ý tưởng G-2 của Brezinski và Bergten hơn cả bản thân người Mỹ. Trong sáu tháng đầu trên cương vị lãnh đạo, Tổng thống Obama đã đề ra chủ trương lớn mang tính chiến lược về quan hệ song phương giữa hai nước. Nhân dịp cuộc đối thoại lần thứ nhất về Kinh tế , ông đã nói " mối quan hệ giữa Mỹ và TQ sẽ định hình thế kỷ XXI, nó quan trọng như mọi quan hệ song phương khác trên thế giới... và nếu chúng ta thúc đẩy các lợi ích (song phương) thông qua hợp tác thì nhân dân của chúng ta sẽ được hưởng lợi và thế giới sẽ khá giả hơn - bởi lẽ năng lực cùng hành động của hai quốc gia là không thể thiếu được đối với sự tiến bộ trong việc đối phó với những thách thức toàn cầu cấp bách nhất."
Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhiều lần nhắc đến "sự cam kết nhằm xây dựng mối quan hệ Mỹ - Trung tích cực, mang tính hợp tác và toàn diện trong thế kỷ XXI nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân hai nước Mỹ, TQ và cộng đồng quốc tế."
Hơn nữa, có một số " thách thức toàn cầu cấp bách " lại bắt nguồn từ chính sách của hai nước. Sự mất cân đối kinh tế vĩ mô toàn cầu hiện nay , chủ yếu là hậu quả của mối quan hệ không tương xứng giữa Mỹ và TQ cũng như một số chính sách trong nước có liên quan. TQ tiết kiệm quá nhiều còn Mỹ thì tiêu dùng quá trớn. Tình trạng bất đối xứng đó dẫn đến những mất cân đối lớn hơn trong thương mại hai chiều và làm cho TQ thấy cần thiết phải quay vòng nguồn thu từ thu nhập nhờ hoạt động xuất khẩu, thường là mua lại các khoản nợ của Mỹ. Sự mất cân đối song phương đó gây ảnh hưởng tới ổn định toàn cầu và cách duy nhất để giảm thiểu tình trạng này là TQ phải tiêu dùng nhiều hơn, còn Mỹ phải tiết kiệm nhiều hơn. Vấn đề biến đổi khí hậu cũng tương tự. TQ và Mỹ là hai quốc gia thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhất, trừ khi họ mong muốn giải quyết vấn đề, còn không quá trình nóng lên sẽ đe dọa hành tinh của chúng ta.
Ảnh minh họa: worldculturepictorial.com |
Ngoài ra mặc dù cam kết có đề cập tới hợp tác giữa Bắc kinh và Washington nhưng điều này không thể chỉ được nêu qua loa như một lời nói có tính hoa mỹ. Tôi cho rằng đây không phải cách thức ủng hộ một sự cai quản chung thế giới giữa hai nguyên thủ, nghĩa rộng của nó chính là thể chế G-2. Hơn nữa, kết quả của sự hợp tác cho tới nay chưa truyền cảm hứng cho một lòng tin lớn lao mà sau này sẽ còn phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. G-2 bởi vậy giống một ảo tưởng hơn là hiện thực.
Bối cảnh chiến lược: quỹ đạo chuyển động của TQ sẽ thế nào?
Thực ra từ góc độ lý thuyết sẽ là một điều đáng ngạc nhiên khi một ai đó nói về G-2. Căn cứ trên động thái của TQ nhanh chóng tích lũy sức mạnh còn Hoa kỳ lại đang khó khăn thì một sự hợp tác có quy mô lớn là điều mà cả hai phía đều nhìn nhận như là lựa chọn cuối cùng. Một sự chuyển giao quyền lực nhanh chóng có thể nói chính là tình huống đáng được mong đợi của đối thủ cạnh tranh và thế lực đang lên sẽ thách thức hiện trạng và vị thế của các quốc gia hoặc một quốc gia nào đang giữ kỷ lục trong trật tự đã được sắp đặt. Thế lực đang lên luôn có xu hướng bành trướng, và khi làm việc đó chúng sẽ đụng chạm với lợi ích của các thế lực đã xác lập vị trí . Trong bối cảnh đó thì hợp tác và cùng cai quản là điều không thể, trừ khi thế lực đã xác lập vị thế chấp nhận sự vượt trội của thế lực mới nổi.
Hiện nay việc thế lực của TQ đang lên không còn là câu hỏi nữa, vì điều đó đã quá rõ. Nhưng không ai có thể biết chắc về mục tiêu lâu dài của TQ là gì và liệu mục tiêu đó sẽ phù hợp với hệ thống hiện hành hay sẽ thách thức nó ? Ngay cả bản thân các lãnh đạo TQ chưa chắc đã rõ điều này. Phần lớn thời gian trong ba thập kỷ qua TQ tỏ ra rất thận trọng trong hành vi của mình: hợp tác cùng các thể chế quốc tế, chấp nhận các chuẩn mực toàn cầu trong một số lĩnh vực đồng thời tái bảo đảm với các thế lực khác rằng TQ sẽ trỗi dậy trong hòa bình. (Đúng ra chúng ta phải nói về sự trở lại của Trung hoa với tư cách của một siêu cường chứ không phải là sự trỗi dậy, tuy nhiên đó chỉ là vấn đề thuật ngữ.)
Dưới đây là một vài lý do để có thể tin rằng cách tiếp cận ôn hòa này nên được quan tâm :
Một là, TQ có vô số các vấn đề nội trị (tham nhũng, đói nghèo, bất bình đẳng về tài sản và thu nhập, mạng lưới an sinh xã hội yếu kém , xuống cấp môi trường ...) và các lãnh đạo TQ phải hao tốn phần lớn thời gian để đối phó với những vấn nạn đó.
Hai là , đây là lĩnh vực của toàn cầu hóa mà không phải lĩnh vực của địa- chính trị. Các quốc gia tích lũy sức mạnh kinh tế không bởi tầm cỡ lãnh thổ mà bằng con đường nâng cao sự phụ thuộc lẫn nhau. Và đặc điểm này có thể tạo ra những điểm yếu, dễ tổn thương mang tính tương đồng giữa nhiều quốc gia.
Ba là , đây cũng là lĩnh vực của vũ khí hạt nhân ,nơi mà quốc tế quy định những hạn chế đối với sự cạnh tranh của siêu cường.
Bốn là, liên quan đến sự gia tăng sức mạnh lực lượng vũ trang thông thường thì vẫn quá sớm để so sánh với quân đội Hoa kỳ. TQ chỉ mới bắt đầu tích lũy năng lực để triển khai sức mạnh ra bên ngoài biên giới của mình, giống như Hoa kỳ đã thực hiện thành công trong Thế chiến II.
Năm là, các lãnh đạo TQ có thái độ nước đôi đối với sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc trong nước. Họ sử dụng nó để hợp pháp hóa sự lãnh đạo của đảng cộng sản và phản ứng lại nó tùy theo thời điểm nhưng họ cũng lo ngại rằng một thứ chủ nghĩa dân tộc vô độ không bị kiềm chế sẽ có lúc quay lại chống chế độ.
Sáu là, từ những năm 1970, chính quyền Hoa kỳ và Nhật bản đã vạch ra chính sách dựa trên ý tưởng cho rằng có thể hướng chiến lược của TQ ra xa khỏi mục tiêu dân tộc hẹp hòi để góp sức thực hiện những trách nhiệm toàn cầu. Cho đến nay chủ trương này đã thành công.
Hơn nữa, nhìn tổng thể TQ luôn có một cách tiếp cận khá bảo thủ đối với những gì có tính rủi ro (Đài loan là một chút ngoại lệ). Bắc kinh sẽ không khởi chiến khi chưa dám chắc rằng sẽ nắm phần thắng. Các lãnh đạo TQ đã tôn trọng sức mạnh của Hoa kỳ và trợ giúp sức mạnh đó ở những nơi cần có ngay cả khi TQ tăng cường tiềm lực bên trong của mình. TQ bành trướng ảnh hưởng ra bên ngoài chỉ ở những nơi nào mà thấy chắc được. Cho tới giờ thì cách tiếp cận của TQ là có ích đối với hòa bình và ổn định.
Tuy nhiên nếu xét về tính hợp lý thì các chính trị gia và các chuyên gia phân tích luôn phải cảnh giác với tính chất bất định vốn là thuộc tính cốt lõi của mọi quá trình chuyển giao quyền lực, bởi vậy phải tìm hiểu những điều gì sẽ xảy ra trong tương lai dài hạn. Việc TQ " cho tới nay" đã hành động phù hợp với hệ thống quốc tế không có nghĩa là TQ sẽ mãi mãi cư xử như vậy. Việc một thế lực đang lên chỉ theo đuổi một số hạn chế các mục tiêu và tỏ ra ít mạo hiểm khi còn đang tích lũy sức mạnh càng không có nghĩa là nó sẽ không nhắm tới các mục tiêu tham vọng hơn, đồng thời dám liều lĩnh, mạo hiểm hơn một khi trở nên mạnh hơn.
Những gì mà TQ hiện đang làm là hoàn toàn có ý nghĩa đối với một thế lực đang lên nhưng lại ở vị trí tương đối yếu. Đây có thể lại là điều nguy hiểm nhất thách thức trật tự quốc tế hiện nay. Bởi vậy các quốc gia khác không được ngủ quên trong cảm giác hài lòng, tự thỏa mãn về những mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh. Chúng ta có thể hy vọng rằng hiện tại là người báo tin của tương lai nhưng chúng ta không được quả quyết rằng dứt khoát sẽ phải là như vậy. Nếu chúng ta đặt cược vào điều tốt đẹp mà TQ lại thay đổi hướng đi thì khi đó sẽ quá muộn để hành động ứng phó.
Kinh nghiệm cũng như suy nghĩ logic cho thấy cần một sự cảnh giác. Trong hai năm gần đây TQ đã một vài lần hành động theo cách không kiềm chế và theo đuổi những lợi ích riêng bằng con đường xâm phạm quyền lợi các nước láng giềng
- Hè- Thu năm 2009, Bắc kinh khởi xướng một chiến dịch do các học giả và cựu quan chức lên tiếng yêu cầu chính quyền của Tổng thống Mã Anh Cửu ở Đài loan tiến hành đối thoại chính trị . Điều này xảy ra vào thời điểm Mã Anh Cửu đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng trong nước nên không muốn làm tình hình tồi tệ hơn bằng cách can dự thêm vào đối thoại với Bắc kinh, chủ đề mà không có sự đồng thuận ở Đài loan.
- Đầu năm 2010, TQ đã đáp trả một cách khá gay gắt (có thể là đã hành động quá mức) quyết định của Tổng thống Obama phê chuẩn việc bán vũ khí cho Đài loan và gặp gỡ Đức Đalai Lama.
- Các cơ quan hàng hải TQ đã nỗ lực triển khai sự hiện diện của mình trên biển Đông Trung hoa (Biển Nhật bản - ND) và Biển Đông (Nam Trung hoa- ND). Điều này đã phản ánh một chủ trương có bài bản nhằm mục đích đẩy xa ranh giới chiến lược trên biển ra khỏi khu vực duyên hải. Bằng chứng sinh động nhất của nỗ lực này là vụ va chạm ở đảo Senkaku hồi tháng 9/2010 và sau đó nhanh chóng leo thang thành một tranh chấp ngoại giao. Rồi cả tình hình căng thẳng ở Biển Đông (Nam Trung hoa - nguyên văn ) giữa TQ và các nước có tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường sa. Việc này đã được trình lên các trưởng đoàn của Diễn đàn khu vực ASEAN họp tại Hà nội, tuy nhiên trong năm 2011 tình hình còn tồi tệ hơn nữa.
- TQ tỏ thái độ vu vơ không hiệu quả trong khi Bắc Triều tiên có hành động gây hấn chống Hàn quốc : đầu tiên là vụ đánh đắm tàu Cheonan vào tháng 3/2010 và sau đó là vụ nã pháo lên đảo Yeonpyeong vào tháng 11. Trên thực tế, việc TQ đứng cùng phía với Bình nhưỡng là điều gây căm tức cho cả chính phủ lẫn công chúng Hàn quốc. (phần đề cập về Hàn quốc sẽ trình bày sau).
Đã có một số cuộc tranh luận về vấn đề phải chăng tất cả những hành động vừa nêu phản ánh các quyết định chiến lược của những nhà lãnh đạo ở cấp trung ương theo hướng khẳng định mạnh mẽ lợi ích của TQ chống lại các nước láng giềng. Có thể trong một vài trường hợp xung đột trên biển, các cơ quan hàng hải có liên đới của TQ không thuộc sự quản lý của Trung ương. Trong những trường hợp khác, có thể các nhà lãnh đạo TQ đã bị ràng buộc bởi tư tưởng dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ. Nhưng dù sao thì sự đổ vỡ và tổn thương cũng đã xảy ra.
Hoa kỳ đã tham gia vào tất cả những sự kiện đó, trước tiên là vì có các đồng minh và đối tác của Hoa kỳ bị ảnh hưởng bởi hành động của TQ. Chẳng hạn như Washington đã tái khẳng định quan điểm của mình rằng đảo Senkaku nằm trong phạm vi của Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật. Những tình tiết đó làm cho các nghi ngờ của chính quyền Tổng thống Obama về sự cam kết của TQ giữ ổn định khu vực thêm trầm trọng.
Luận điểm chung của các nhà phân tích và bình luận TQ trong năm 2010 về những vụ việc và tình tiết nêu trên là : không phải chính sách đối ngoại của TQ như vậy mà do Mỹ muốn kiềm chế, ngăn cản sự trỗi dậy của TQ.
Bởi vậy cũng không có gì phải ngạc nhiên khi vấn đề "mất lòng tin chiến lược" lại nhận được nhiều sự quan tâm trong quan hệ song phương, kể cả trong nội dung của hai bản tuyên bố chung ký kết bởi Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sau các cuộc gặp thượng đỉnh vào 11/2009 và 1/2011. Sự mất lòng tin và các mối tương tác gây nên nó đang chứng tỏ G-2 là một ấn tượng sai lầm.
Mỹ ứng phó thế nào với những thay đổi chiến lược?
Tác giả: Richard Bush III và Gaiko. Viện Brookings, Trung tâm nghiên cứu Bắc Á.Washington.
Trong bối cảnh của sự chuyển giao quyền lực, thế lực đã xác lập được vị thế buộc phải lựa chọn cách ứng phó với thế lực đang lên.
Trước hết cần phải đánh giá kỹ càng các mục tiêu của thế lực đang lên. Nếu như thế lực đã xác lập được vị thế cho rằng mục tiêu của thế lực đang lên là ôn hòa do đó ta phải có thái độ thù địch, hoặc nếu như giả định rằng mục tiêu của thế lực đang lên là thù địch do vậy ta phải ôn hòa thì đó sẽ là một lỗi lầm nghiêm trọng (ví dụ như lịch sử quan hệ giữa Chamberlain và Hitler trước Thế chiến II).
Như vậy thế lực đã xác lập được vị thế sẽ có nhiều phương án để ứng phó. Có thể bao gồm từ ra đòn trước đánh phủ đầu và kiềm chế quyết liệt cho đến khuyến khích những hành vi mang tính xây dựng và xoa dịu. Cân bằng tình thế qua việc nâng cao tiềm lực của bản thân và củng cố sức mạnh của các đồng minh cũng là một phương án trung gian. Tất nhiên thế lực đã xác lập được vị thế có thể chấp nhận một chiến lược hỗn hợp.
Có một kiểu chiến lược hỗn hợp được gọi là " bao vây nước đôi", tức là thế lực đã xác lập được vị thế sẽ đặt hy vọng vào điều tốt nhất đó là thế lực đang lên sẽ hợp tác trong khuôn khổ của hệ thống quốc tế hiện hành. Nhưng đồng thời , sẽ phải chuẩn bị đối phó với khả năng xấu nhất bằng cách củng cố năng lực để cản trở những thách thức của thế lực đang lên. Chiến lược bao vây nước đôi là phù hợp hơn cả khi có nhiều bất định trong mục tiêu của thế lực đang lên, đặc biệt trong trường hợp thế lực này theo đuổi một số mục tiêu hạn chế và chọn cách tiếp cận thận trọng đối với các rủi ro trong ngắn hạn nhưng lại không thể hiện các mục tiêu của mình trong dài hạn. Bởi lẽ Hoa kỳ và Nhật bản không thể biết chắc chắn về điểm này nên hai nước đang chơi cờ vây để ứng phó với TQ. Mỗi nước có thể lựa chọn những cách phối hợp khác nhau giữa hợp tác, cùng can dự với củng cố sức mạnh. Quả thực thì TQ cũng đang chơi cờ vây vì TQ đang lo về các ý định của Hoa kỳ và Nhật bản.
Trên thực tế mỗi bên đều đang tự củng cố sức mạnh để giảm thiểu các rủi ro. TQ tăng cường sức mạnh quân sự: vững chắc, đều đặn, có hệ thống và rất ấn tượng. Lấy ví dụ, chính quyền Bush đã bắt đầu một cuộc nâng cấp quy mô các phương tiện khí tài quân sự Mỹ trên đảo Guam để luôn sẵn sàng với một TQ ngày càng mạnh lên. Có điều là trong một thời gian dài người ta đã không tuyên bố lý do của việc tăng cường năng lực quân sự này. Lầu năm góc đang phát triển các luận thuyết quân sự mới và hiện đại hóa các vũ khí sẵn có với tiêu chí là ứng phó với TQ. Nhật bản tìm tòi phương thức phát triển các vũ khí trên không và trên biển trong bối cảnh chung là mối quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật đang được củng cố.
Có hai mối nguy hiểm ẩn chứa trong tình huống này. Một là, mỗi bên đều không thoát ra khỏi mối nghi ngờ lẫn nhau, thay vì tăng cường tối đa các cơ hội có được . Hai là, sự tương tác giữa các nỗ lực lập kế hoạch phòng thủ, an ninh lại cho kết quả không tương thích với những ý định tích cực hơn của các nhà lãnh đạo chính trị. Các nỗ lực lập kế hoạch đó cần phải có tầm nhìn xa để đủ thời gian phát triển và bố trí các hệ thống vũ khí tối tân, tinh vi. Hiện nay, Hoa kỳ đang cố gắng đánh giá khả năng và chủ trương của TQ cho giai đoạn sau những năm 2020 và hành động trên cơ sở những dự đoán này. TQ cũng cần hành động như vậy.
Hợp tác và G-2 trong bối cảnh của sự chuyển giao quyền lực
Căn cứ vào động thái của quá trình chuyển giao quyền lực hiện nay thì ý tưởng về việc TQ và Mỹ cùng hợp tác đã bắt đầu có ý nghĩa. Đó là một yếu tố của sự can dự, vì vậy mà Mỹ dành cho TQ một chỗ trên bàn họp của nhóm các nhà lãnh đạo thế giới, tuy nhiên với mong đợi rằng TQ ra nhập nhóm là để góp phần gìn giữ và thúc đẩy lợi ích của hệ thống quốc tế hiện hành (đây là điều mà chính quyền của Bush đã gọi là ý tưởng về một " cổ đông có trách nhiệm"). Bằng cách nuôi dưỡng và thúc đẩy các thói quen hợp tác , hai nước có thể giảm sự nghi kỵ về những mục tiêu chiến lược của nhau ngay cả khi giải quyết những vấn đề quốc tế. Hợp tác không làm giảm thiểu nỗi lo sợ hoặc loại trừ chiến lược đánh cờ vây, nhưng nó có thể hướng cán cân lực lượng từ gia tăng sức mạnh sang cùng tham dự.
Tuy nhiên, ngay cả khi hợp tác là một giải pháp hay để ứng phó với sự trỗi dậy của TQ thì điều này cũng chưa đủ để buộc phải có G-2 hay một thể chế cùng cai quản thế giới giữa Hoa kỳ và TQ bởi một lý do rất đơn giản.
Thứ nhất, TQ có lẽ chưa sẵn sàng nhận đầy đủ trách nhiệm của một nhà lãnh đạo thế giới, mặc dù các nguồn lực của TQ đang gia tăng nhưng chúng không phải là vô hạn. Các vấn đề nội tại khá nghiêm trọng vẫn chưa được giải quyết , và Bắc kinh cho thấy có vẻ rất thận trọng để không tỏ ra quá ồn ào bên ngoài chỉ vì sợ thất bại và mất mặt. Bởi vậy theo nguyên tắc chỉ đạo" khiêm nhường và thận trọng, không vượt lên dẫn đầu nhưng vẫn đạt mục tiêu" thì yếu tố kiềm chế vẫn là chủ đạo còn yếu tố hăng hái được xếp ở hàng thứ hai.
Thứ hai, không ai có thể biết các nhà lãnh đạo TQ có nghi ngờ rằng sự hợp tác với Mỹ có thực sự hỗ trợ lợi ích của TQ hay không (ngay cả khi họ tuyên bố hùng hồn về điều này). Người Trung quốc hoàn toàn có thể hài lòng với ý tưởng cho rằng cạnh tranh giữa các cường quốc là yếu tố chủ đạo của hệ thống quốc tế hiện nay. Bởi vậy, họ có thể tôn trọng" chương trình nghị sự " do Mỹ sáng kiến như một chiến thuật ẩn mình. Ý tưởng cho rằng các bên cạnh tranh đồng thời vẫn có thể hợp tác vì lợi ích tương hỗ tỏ ra là khá mới mẻ (đối với TQ - ND ).
Hoa kỳ nhìn nhận những khía cạnh rất tiêu cực khi buộc phải cùng lãnh đạo thế giới chỉ với TQ. Tất nhiên G-2 thừa nhận rằng các lợi ích của hai nước (TQ và Mỹ - ND) là rất tương đồng, tuy nhiên lập luận này còn có chỗ phải nghi ngờ. Điều quan trọng hơn cả là Washington tin tưởng rằng các cường quốc chủ yếu khác đều có thể là những đối tác tốt để hợp tác nhằm gìn giữ hệ thống quốc tế hiện nay. TQ và Mỹ không phải các quốc gia duy nhất có đủ năng lực góp phần lãnh đạo thế giới. Nhật bản và Cộng đồng Châu Âu cũng có đủ năng lực đó và họ đã cho thấy thái độ có trách nhiệm của họ như thế nào. Nước Nga cũng xứng đáng có một chỗ ở bàn họp đó. Bởi vậy , nếu Hoa kỳ theo đuổi thể chế G-2 với TQ thì điều này sẽ tước đi sự đóng góp quý báu từ các cường quốc khác và sẽ khai trừ họ khỏi bàn họp của các nhà lãnh đạo thế giới.
Điều mà Hoa kỳ suy tính, bởi vậy không phải là G-2 với TQ mà là "G-một vài" với các cường quốc chủ yếu khác, bao gồm cả TQ. Đã có một số trường hợp cụ thể mà sự hợp tác này diễn ra trên thực tế. Các cuộc hội đàm 6 bên liên quan đến giải trừ vũ khí hạt nhân của Bắc Triều tiên là một trường hợp thu hút được cả Hoa kỳ, TQ, Nhật bản, Hàn quốc, Nga và cả Bắc Triều tiên. Vấn đề chương trình hạt nhân của Iran đang được 05 thành viên thường trực HĐBA LHQ + 1 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, TQ và Đức) cùng hợp tác giải quyết. Đối với nền kinh tế toàn cầu, do sức mạnh kinh tế bố trí phân tán hơn sức mạnh quân sự nên đã hình thành một nhóm các quốc gia đó là G-20 .
Tuy nhiên , các nguyên tắc vẫn giữ nguyên: các vấn đề toàn cầu , một cách phù hợp nhất phải được nêu ra bởi chính các quốc gia tham gia nhiều hơn cả trong những vấn đề liên đới , đồng thời có nhiều năng lực hơn cả để giải quyết vấn đề. Lãnh đạo thế giới không phải là một câu lạc bộ với số thành viên cố định, mà là một sự cùng cam kết về hàng hóa và dịch vụ công (nguyên văn Public good -ND) và hình thành những tập thể nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp cho các vấn đề đặc thù. Cách tiếp cận" G-một vài " sẽ tăng cường sự phối hợp trong quá trình ra quyết định và làm tăng số lượng các quốc gia là tác giả của những giải pháp toàn cầu.
Đây không phải là một ý tưởng mới . Đã có thời dàn giao hưởng quyền lực góp phần gìn giữ hòa bình ở Châu Âu suốt vài thập niên sau các cuộc chiến tranh của Napoleon. Franklin Roosevelt có một nhãn quan tương tự nhằm gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới trong giai đoạn sau Thế chiến II. Điều mà Roosevelt từng cảm thán: "Một thiết kế Vĩ đại " đã nhìn trước vai trò đầy ý nghĩa lãnh đạo thế giới của Mỹ, Liên xô, Anh và TQ (luận điểm này đã được thể hiện cụ thể khi thành lập HĐBA LHQ). Quan điểm này lại nổi lên sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc với ý tưởng về một " trật tự thế giới mới" do George H.W. Bush (Bush Cha - ND) đưa ra và sau đó được điều chỉnh bởi Bush con và Barac Obama.
Trước hết cần phải đánh giá kỹ càng các mục tiêu của thế lực đang lên. Nếu như thế lực đã xác lập được vị thế cho rằng mục tiêu của thế lực đang lên là ôn hòa do đó ta phải có thái độ thù địch, hoặc nếu như giả định rằng mục tiêu của thế lực đang lên là thù địch do vậy ta phải ôn hòa thì đó sẽ là một lỗi lầm nghiêm trọng (ví dụ như lịch sử quan hệ giữa Chamberlain và Hitler trước Thế chiến II).
Như vậy thế lực đã xác lập được vị thế sẽ có nhiều phương án để ứng phó. Có thể bao gồm từ ra đòn trước đánh phủ đầu và kiềm chế quyết liệt cho đến khuyến khích những hành vi mang tính xây dựng và xoa dịu. Cân bằng tình thế qua việc nâng cao tiềm lực của bản thân và củng cố sức mạnh của các đồng minh cũng là một phương án trung gian. Tất nhiên thế lực đã xác lập được vị thế có thể chấp nhận một chiến lược hỗn hợp.
Có một kiểu chiến lược hỗn hợp được gọi là " bao vây nước đôi", tức là thế lực đã xác lập được vị thế sẽ đặt hy vọng vào điều tốt nhất đó là thế lực đang lên sẽ hợp tác trong khuôn khổ của hệ thống quốc tế hiện hành. Nhưng đồng thời , sẽ phải chuẩn bị đối phó với khả năng xấu nhất bằng cách củng cố năng lực để cản trở những thách thức của thế lực đang lên. Chiến lược bao vây nước đôi là phù hợp hơn cả khi có nhiều bất định trong mục tiêu của thế lực đang lên, đặc biệt trong trường hợp thế lực này theo đuổi một số mục tiêu hạn chế và chọn cách tiếp cận thận trọng đối với các rủi ro trong ngắn hạn nhưng lại không thể hiện các mục tiêu của mình trong dài hạn. Bởi lẽ Hoa kỳ và Nhật bản không thể biết chắc chắn về điểm này nên hai nước đang chơi cờ vây để ứng phó với TQ. Mỗi nước có thể lựa chọn những cách phối hợp khác nhau giữa hợp tác, cùng can dự với củng cố sức mạnh. Quả thực thì TQ cũng đang chơi cờ vây vì TQ đang lo về các ý định của Hoa kỳ và Nhật bản.
Trên thực tế mỗi bên đều đang tự củng cố sức mạnh để giảm thiểu các rủi ro. TQ tăng cường sức mạnh quân sự: vững chắc, đều đặn, có hệ thống và rất ấn tượng. Lấy ví dụ, chính quyền Bush đã bắt đầu một cuộc nâng cấp quy mô các phương tiện khí tài quân sự Mỹ trên đảo Guam để luôn sẵn sàng với một TQ ngày càng mạnh lên. Có điều là trong một thời gian dài người ta đã không tuyên bố lý do của việc tăng cường năng lực quân sự này. Lầu năm góc đang phát triển các luận thuyết quân sự mới và hiện đại hóa các vũ khí sẵn có với tiêu chí là ứng phó với TQ. Nhật bản tìm tòi phương thức phát triển các vũ khí trên không và trên biển trong bối cảnh chung là mối quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật đang được củng cố.
Có hai mối nguy hiểm ẩn chứa trong tình huống này. Một là, mỗi bên đều không thoát ra khỏi mối nghi ngờ lẫn nhau, thay vì tăng cường tối đa các cơ hội có được . Hai là, sự tương tác giữa các nỗ lực lập kế hoạch phòng thủ, an ninh lại cho kết quả không tương thích với những ý định tích cực hơn của các nhà lãnh đạo chính trị. Các nỗ lực lập kế hoạch đó cần phải có tầm nhìn xa để đủ thời gian phát triển và bố trí các hệ thống vũ khí tối tân, tinh vi. Hiện nay, Hoa kỳ đang cố gắng đánh giá khả năng và chủ trương của TQ cho giai đoạn sau những năm 2020 và hành động trên cơ sở những dự đoán này. TQ cũng cần hành động như vậy.
Hợp tác và G-2 trong bối cảnh của sự chuyển giao quyền lực
Ảnh minh họa: eximenb.forum-viet.com |
Tuy nhiên, ngay cả khi hợp tác là một giải pháp hay để ứng phó với sự trỗi dậy của TQ thì điều này cũng chưa đủ để buộc phải có G-2 hay một thể chế cùng cai quản thế giới giữa Hoa kỳ và TQ bởi một lý do rất đơn giản.
Thứ nhất, TQ có lẽ chưa sẵn sàng nhận đầy đủ trách nhiệm của một nhà lãnh đạo thế giới, mặc dù các nguồn lực của TQ đang gia tăng nhưng chúng không phải là vô hạn. Các vấn đề nội tại khá nghiêm trọng vẫn chưa được giải quyết , và Bắc kinh cho thấy có vẻ rất thận trọng để không tỏ ra quá ồn ào bên ngoài chỉ vì sợ thất bại và mất mặt. Bởi vậy theo nguyên tắc chỉ đạo" khiêm nhường và thận trọng, không vượt lên dẫn đầu nhưng vẫn đạt mục tiêu" thì yếu tố kiềm chế vẫn là chủ đạo còn yếu tố hăng hái được xếp ở hàng thứ hai.
Thứ hai, không ai có thể biết các nhà lãnh đạo TQ có nghi ngờ rằng sự hợp tác với Mỹ có thực sự hỗ trợ lợi ích của TQ hay không (ngay cả khi họ tuyên bố hùng hồn về điều này). Người Trung quốc hoàn toàn có thể hài lòng với ý tưởng cho rằng cạnh tranh giữa các cường quốc là yếu tố chủ đạo của hệ thống quốc tế hiện nay. Bởi vậy, họ có thể tôn trọng" chương trình nghị sự " do Mỹ sáng kiến như một chiến thuật ẩn mình. Ý tưởng cho rằng các bên cạnh tranh đồng thời vẫn có thể hợp tác vì lợi ích tương hỗ tỏ ra là khá mới mẻ (đối với TQ - ND ).
Hoa kỳ nhìn nhận những khía cạnh rất tiêu cực khi buộc phải cùng lãnh đạo thế giới chỉ với TQ. Tất nhiên G-2 thừa nhận rằng các lợi ích của hai nước (TQ và Mỹ - ND) là rất tương đồng, tuy nhiên lập luận này còn có chỗ phải nghi ngờ. Điều quan trọng hơn cả là Washington tin tưởng rằng các cường quốc chủ yếu khác đều có thể là những đối tác tốt để hợp tác nhằm gìn giữ hệ thống quốc tế hiện nay. TQ và Mỹ không phải các quốc gia duy nhất có đủ năng lực góp phần lãnh đạo thế giới. Nhật bản và Cộng đồng Châu Âu cũng có đủ năng lực đó và họ đã cho thấy thái độ có trách nhiệm của họ như thế nào. Nước Nga cũng xứng đáng có một chỗ ở bàn họp đó. Bởi vậy , nếu Hoa kỳ theo đuổi thể chế G-2 với TQ thì điều này sẽ tước đi sự đóng góp quý báu từ các cường quốc khác và sẽ khai trừ họ khỏi bàn họp của các nhà lãnh đạo thế giới.
Điều mà Hoa kỳ suy tính, bởi vậy không phải là G-2 với TQ mà là "G-một vài" với các cường quốc chủ yếu khác, bao gồm cả TQ. Đã có một số trường hợp cụ thể mà sự hợp tác này diễn ra trên thực tế. Các cuộc hội đàm 6 bên liên quan đến giải trừ vũ khí hạt nhân của Bắc Triều tiên là một trường hợp thu hút được cả Hoa kỳ, TQ, Nhật bản, Hàn quốc, Nga và cả Bắc Triều tiên. Vấn đề chương trình hạt nhân của Iran đang được 05 thành viên thường trực HĐBA LHQ + 1 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, TQ và Đức) cùng hợp tác giải quyết. Đối với nền kinh tế toàn cầu, do sức mạnh kinh tế bố trí phân tán hơn sức mạnh quân sự nên đã hình thành một nhóm các quốc gia đó là G-20 .
Tuy nhiên , các nguyên tắc vẫn giữ nguyên: các vấn đề toàn cầu , một cách phù hợp nhất phải được nêu ra bởi chính các quốc gia tham gia nhiều hơn cả trong những vấn đề liên đới , đồng thời có nhiều năng lực hơn cả để giải quyết vấn đề. Lãnh đạo thế giới không phải là một câu lạc bộ với số thành viên cố định, mà là một sự cùng cam kết về hàng hóa và dịch vụ công (nguyên văn Public good -ND) và hình thành những tập thể nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp cho các vấn đề đặc thù. Cách tiếp cận" G-một vài " sẽ tăng cường sự phối hợp trong quá trình ra quyết định và làm tăng số lượng các quốc gia là tác giả của những giải pháp toàn cầu.
Đây không phải là một ý tưởng mới . Đã có thời dàn giao hưởng quyền lực góp phần gìn giữ hòa bình ở Châu Âu suốt vài thập niên sau các cuộc chiến tranh của Napoleon. Franklin Roosevelt có một nhãn quan tương tự nhằm gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới trong giai đoạn sau Thế chiến II. Điều mà Roosevelt từng cảm thán: "Một thiết kế Vĩ đại " đã nhìn trước vai trò đầy ý nghĩa lãnh đạo thế giới của Mỹ, Liên xô, Anh và TQ (luận điểm này đã được thể hiện cụ thể khi thành lập HĐBA LHQ). Quan điểm này lại nổi lên sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc với ý tưởng về một " trật tự thế giới mới" do George H.W. Bush (Bush Cha - ND) đưa ra và sau đó được điều chỉnh bởi Bush con và Barac Obama.
Các dấu hỏi
Tác giả: Richard Bush III và Gaiko. Viện Brookings, Trung tâm nghiên cứu Bắc Á.Washington
Liệu cách tiếp cận đầy tham vọng nêu trên có thể được thực hiện hay không lại là một vấn đề khác.
Nó đòi hỏi các cường quốc chủ yếu phải biết kiềm chế những lợi ích quốc gia hẹp hòi và tư duy thắng- thua (nguyên văn Zero - sum - ND), đồng thời sẵn sàng gánh trách nhiệm đặc biệt để gìn giữ hệ thống quốc tế hiện nay. Sự phối hợp giữa các cường quốc là điều dễ đề nghị nhưng khó thực hiện , bởi vì các bên tham gia cần phải giảm thiểu sự nghi kỵ lẫn nhau và tăng cường sự hợp tác nhiều bên. Ở Đông Á có một vấn đề riêng, Nhật bản và Hàn quốc đố kỵ với nhau về quan hệ đồng minh với Hoa kỳ đồng thời lại lo ngại trước sức mạnh đang lên của TQ, trong khi TQ thì ngược lại, rất lo ngại về Hoa kỳ và hai đồng minh Châu Á của mình sẽ kết nhóm chống lại TQ. Bởi thế sự hợp tác giữa bốn thế lực này không phải là việc dễ dàng.
Quả thực, những khó khăn cố hữu trong hợp tác đa phương đã thể hiện rõ trong vấn đề Bắc Triều tiên vì lý do cách tiếp cận của TQ khác với của Hoa kỳ, Nhật bản và Hàn quốc. Vấn đề nảy sinh từ những định nghĩa có tính cơ bản, trái ngược nhau về những điều cần thảo luận. Washington, Tokyo và Seoul đồng thuận được với nhau rằng:
- Bắc Triều tiên không muốn từ bỏ vũ khí hạt nhân, bất luận mọi khoản khuyến khích mà các bên đưa ra và không quan tâm tới việc đàm phán nghiêm chỉnh.
- Bắc Triều tiên nhận thức được giá trị chiến lược của hành động gây hấn định kỳ ,nếu như đặt được Hoa kỳ và một số quốc gia khác lâm vào thế phòng thủ , đồng thời thực sự không sợ hành động tấn công của Mỹ.
- Bởi vậy, Bắc Triều Tiên chắc chắn vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và ổn định ở khu vực Đông - Bắc - Á.
Thực tế cho thấy Bắc Kinh lại có cách đánh giá tình hình khác. Chẳng hạn như TQ chủ trương duy trì một nhà nước Bắc Triều Tiên ổn định và đảng lao động Triều Tiên là việc quan trọng hơn mọi bất ổn mà Bắc Triều Tiên có thể gây nên ở khu vực Đông-Bắc - Á hoặc bất kể mối nguy hiểm có thể phát sinh từ hoạt động phát triển nguyên liệu, thiết bị và công nghệ hạt nhân. Một nhà nước Bắc Triều Tiên ổn định là rất quan trọng không chỉ đối với vùng Đông bắc TQ mà còn quan trọng đối với vị thế chiến lược của TQ.
Cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau dẫn tới những khuynh hướng ưu tiên khác nhau. TQ nhấn mạnh việc duy trì nhà nước Bắc Triều Tiên, dung thứ cho hai vụ gây chiến chống lại Hàn Quốc trong năm 2010 (đánh đắm tàu Cheonan và bắn phá đảo Yeonpyong). Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc lại nhấn mạnh nhiều hơn vào vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và ngăn chặn các hành động gây hấn từ phía Bình nhưỡng chống phá nước Cộng hòa Triều Tiên (Hàn Quốc - ND ).
Trên thực tế, các sự kiện xảy ra trong năm 2010 đã tạo nên một tình huống khá nghiêm trọng trên bán đảo Triều Tiên, thậm chí đã có thể kéo Mỹ và TQ vào một cuộc xung đột. Sau vụ nã pháo lên đảo Yeonpyeong, Chính phủ Hàn Quốc đã kết luận rằng nền an ninh và sự ổn định chính trị trong nước đòi hỏi một sự đáp trả mạnh mẽ và thẳng thừng các hành động gây hấn bằng vũ khí thông thường trong tương lai. Trước đó, Nam Hàn đã có ý định phản ứng thụ động trước các đòn tấn công từ phía Bắc, tuy nhiên thái độ thụ động chỉ gợi mở thêm các đợt tấn công.
Bởi vậy chắc chắn rằng Hàn Quốc sẽ đón nhận hành động gây hấn sau này từ Bắc Triều Tiên bằng một sự trả đũa quyết liệt nhằm mục đích gia tăng phòng thủ. Điều đó lại làm tăng khả năng Bắc Triều Tiên sẽ đáp trả đòn trả đũa và xung đột sẽ leo thang. Seoul sẽ trông chờ vào Washington và các đồng minh giúp đỡ, còn Bình Nhưỡng sẽ lại dựa vào Bắc Kinh. Khả năng bùng nổ của một cuộc xung đột mở rộng, thậm chí có thể là chiến tranh, có thể tương đối nhỏ, nhưng không phải là không có. Hậu quả của vòng luẩn quẩn các hành động thiếu kiềm chế thật nghiêm trọng.
Bóng dáng của những nguy cơ đã xuất hiện sau vụ nã pháo Yeonpyeong, khi mà Hoa Kỳ tổ chức tập trận cùng Hàn Quốc ở Hoàng Hải, với sự tham gia của tàu sân bay USS George Washington. Lúc đó chính phủ TQ, quân GPND TQ và truyền thông đã lên tiếng cảnh báo tình hình an ninh của chính TQ. Điều này đã đưa đến việc Tổng thống Obama trong cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào phải khẳng định lại cam kết của Hoa Kỳ bảo đảm sự an toàn cho đồng minh Nam hàn. Obama nhận thức rằng mức độ kiên quyết bảo vệ đồng minh đó có thể làm cho Bắc kinh cảm thấy tổn thương hơn. Tuy vậy, cách để giảm bớt căng thẳng, như Tổng thống Obama đã tuyên bố, phụ thuộc vào Bắc Kinh có gây sức ép lên Bắc Triều Tiên yêu cầu phải ngưng các cuộc tấn công gây hấn trong tương lai hay không.
Từ tháng 11/2010 cho tới nay không ghi nhận thêm hành động thù địch nào được thực hiện bởi Bình Nhưỡng cho thấy TQ thực tế đã chỉ đạo kiềm chế Bắc Triều Tiên, tuy nhiên đây chỉ là sự an ủi nhạt nhẽo. Sự kiềm chế của Bình nhưỡng nhiều khả năng chỉ là tạm thời và mối liên hệ giữa Washington và Bắc Kinh trong năm 2010 về vấn đề Bắc Triều Tiên chỉ làm sâu sắc thêm sự nghi kỵ và mất niềm tin song phương về mục tiêu chiến lược của nhau. Điều này cho thấy ý tưởng về một sự hợp tác trong tương lai theo thể chế G-2 chỉ là một ước vọng xa vời vợi.
Kết luận
Chúng ta có thể mô tả và tìm hiểu tỉ mỷ nhiều vấn đề khác để thấy mối quan hệ giữa Mỹ và TQ còn không chắc chắn và nhiều sự nghi kỵ đang gia tăng. Tình hình căng thẳng ở Biển Nhật Bản và Biển Đông (nguyên văn Biển Nam Trung Hoa - ND ) đã được ghi nhận. Vũ đài không gian mạng (Internet, viễn thông - ND) đang trở nên nguyên nhân bất đồng gia tăng giữa Bắc kinh và Washington, một phần vì rất khó, gần như là không thể xác định nguồn gốc của kẻ tấn công tin học, và còn bởi vì các chiến binh tin học có thể phá hoại một cách độc lập, mà không bị chính phủ quản lý.
Không gian là một lĩnh vực khác, bởi lẽ ngành viễn thông và các loại vệ tinh của Hoa kỳ tuy đã tạo ra những lợi thế quân sự vượt trội hơn các đối thủ có công nghệ kém tinh vi hơn nhưng lại ngày càng dễ bị tổn thương bởi tên lửa của TQ. Các chính sách kinh tế của TQ, chẳng hạn như quy định về sáng chế mang tính chất bản địa đã gây lo ngại cho môi trường đầu tư các công ty nước ngoài ở đây. Tất cả những vấn đề đó đang làm trỗi dậy sự nghi ngại về triển vọng tham gia tích cực của Bắc kinh trong một cấu trúc mang tính xây dựng, cho dù đó là G-2 hay "G- một vài".
Nhưng đó không phải là lý do để chúng ta đầu hàng. TQ cũng có lợi ích trùng hợp với Hoa kỳ, Nhật Bản, EU trong rất nhiều vấn đề (hay ít ra thì cũng có một vài lãnh đạo TQ nhìn nhận thấy những lợi ích trùng hợp đó). Những thách thức chủ yếu mà hệ thống quốc tế đang phải đối mặt không thể trông đợi Hoa kỳ giải quyết một mình (nhưng cũng không thể giải quyết thành công nếu không có Mỹ và TQ can dự).
Sự hợp tác với Bắc Kinh, với tư cách là một nhân tố can dự hay một nửa của chiến lược cờ vây có thành công hay không, sẽ xác định TQ trở thành một siêu cường thuộc loại nào.
Nó đòi hỏi các cường quốc chủ yếu phải biết kiềm chế những lợi ích quốc gia hẹp hòi và tư duy thắng- thua (nguyên văn Zero - sum - ND), đồng thời sẵn sàng gánh trách nhiệm đặc biệt để gìn giữ hệ thống quốc tế hiện nay. Sự phối hợp giữa các cường quốc là điều dễ đề nghị nhưng khó thực hiện , bởi vì các bên tham gia cần phải giảm thiểu sự nghi kỵ lẫn nhau và tăng cường sự hợp tác nhiều bên. Ở Đông Á có một vấn đề riêng, Nhật bản và Hàn quốc đố kỵ với nhau về quan hệ đồng minh với Hoa kỳ đồng thời lại lo ngại trước sức mạnh đang lên của TQ, trong khi TQ thì ngược lại, rất lo ngại về Hoa kỳ và hai đồng minh Châu Á của mình sẽ kết nhóm chống lại TQ. Bởi thế sự hợp tác giữa bốn thế lực này không phải là việc dễ dàng.
Quả thực, những khó khăn cố hữu trong hợp tác đa phương đã thể hiện rõ trong vấn đề Bắc Triều tiên vì lý do cách tiếp cận của TQ khác với của Hoa kỳ, Nhật bản và Hàn quốc. Vấn đề nảy sinh từ những định nghĩa có tính cơ bản, trái ngược nhau về những điều cần thảo luận. Washington, Tokyo và Seoul đồng thuận được với nhau rằng:
- Bắc Triều tiên không muốn từ bỏ vũ khí hạt nhân, bất luận mọi khoản khuyến khích mà các bên đưa ra và không quan tâm tới việc đàm phán nghiêm chỉnh.
- Bắc Triều tiên nhận thức được giá trị chiến lược của hành động gây hấn định kỳ ,nếu như đặt được Hoa kỳ và một số quốc gia khác lâm vào thế phòng thủ , đồng thời thực sự không sợ hành động tấn công của Mỹ.
- Bởi vậy, Bắc Triều Tiên chắc chắn vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và ổn định ở khu vực Đông - Bắc - Á.
Thực tế cho thấy Bắc Kinh lại có cách đánh giá tình hình khác. Chẳng hạn như TQ chủ trương duy trì một nhà nước Bắc Triều Tiên ổn định và đảng lao động Triều Tiên là việc quan trọng hơn mọi bất ổn mà Bắc Triều Tiên có thể gây nên ở khu vực Đông-Bắc - Á hoặc bất kể mối nguy hiểm có thể phát sinh từ hoạt động phát triển nguyên liệu, thiết bị và công nghệ hạt nhân. Một nhà nước Bắc Triều Tiên ổn định là rất quan trọng không chỉ đối với vùng Đông bắc TQ mà còn quan trọng đối với vị thế chiến lược của TQ.
Cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau dẫn tới những khuynh hướng ưu tiên khác nhau. TQ nhấn mạnh việc duy trì nhà nước Bắc Triều Tiên, dung thứ cho hai vụ gây chiến chống lại Hàn Quốc trong năm 2010 (đánh đắm tàu Cheonan và bắn phá đảo Yeonpyong). Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc lại nhấn mạnh nhiều hơn vào vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và ngăn chặn các hành động gây hấn từ phía Bình nhưỡng chống phá nước Cộng hòa Triều Tiên (Hàn Quốc - ND ).
Trên thực tế, các sự kiện xảy ra trong năm 2010 đã tạo nên một tình huống khá nghiêm trọng trên bán đảo Triều Tiên, thậm chí đã có thể kéo Mỹ và TQ vào một cuộc xung đột. Sau vụ nã pháo lên đảo Yeonpyeong, Chính phủ Hàn Quốc đã kết luận rằng nền an ninh và sự ổn định chính trị trong nước đòi hỏi một sự đáp trả mạnh mẽ và thẳng thừng các hành động gây hấn bằng vũ khí thông thường trong tương lai. Trước đó, Nam Hàn đã có ý định phản ứng thụ động trước các đòn tấn công từ phía Bắc, tuy nhiên thái độ thụ động chỉ gợi mở thêm các đợt tấn công.
Ảnh minh họa: kantei.go.jp |
Bóng dáng của những nguy cơ đã xuất hiện sau vụ nã pháo Yeonpyeong, khi mà Hoa Kỳ tổ chức tập trận cùng Hàn Quốc ở Hoàng Hải, với sự tham gia của tàu sân bay USS George Washington. Lúc đó chính phủ TQ, quân GPND TQ và truyền thông đã lên tiếng cảnh báo tình hình an ninh của chính TQ. Điều này đã đưa đến việc Tổng thống Obama trong cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào phải khẳng định lại cam kết của Hoa Kỳ bảo đảm sự an toàn cho đồng minh Nam hàn. Obama nhận thức rằng mức độ kiên quyết bảo vệ đồng minh đó có thể làm cho Bắc kinh cảm thấy tổn thương hơn. Tuy vậy, cách để giảm bớt căng thẳng, như Tổng thống Obama đã tuyên bố, phụ thuộc vào Bắc Kinh có gây sức ép lên Bắc Triều Tiên yêu cầu phải ngưng các cuộc tấn công gây hấn trong tương lai hay không.
Từ tháng 11/2010 cho tới nay không ghi nhận thêm hành động thù địch nào được thực hiện bởi Bình Nhưỡng cho thấy TQ thực tế đã chỉ đạo kiềm chế Bắc Triều Tiên, tuy nhiên đây chỉ là sự an ủi nhạt nhẽo. Sự kiềm chế của Bình nhưỡng nhiều khả năng chỉ là tạm thời và mối liên hệ giữa Washington và Bắc Kinh trong năm 2010 về vấn đề Bắc Triều Tiên chỉ làm sâu sắc thêm sự nghi kỵ và mất niềm tin song phương về mục tiêu chiến lược của nhau. Điều này cho thấy ý tưởng về một sự hợp tác trong tương lai theo thể chế G-2 chỉ là một ước vọng xa vời vợi.
Kết luận
Chúng ta có thể mô tả và tìm hiểu tỉ mỷ nhiều vấn đề khác để thấy mối quan hệ giữa Mỹ và TQ còn không chắc chắn và nhiều sự nghi kỵ đang gia tăng. Tình hình căng thẳng ở Biển Nhật Bản và Biển Đông (nguyên văn Biển Nam Trung Hoa - ND ) đã được ghi nhận. Vũ đài không gian mạng (Internet, viễn thông - ND) đang trở nên nguyên nhân bất đồng gia tăng giữa Bắc kinh và Washington, một phần vì rất khó, gần như là không thể xác định nguồn gốc của kẻ tấn công tin học, và còn bởi vì các chiến binh tin học có thể phá hoại một cách độc lập, mà không bị chính phủ quản lý.
Không gian là một lĩnh vực khác, bởi lẽ ngành viễn thông và các loại vệ tinh của Hoa kỳ tuy đã tạo ra những lợi thế quân sự vượt trội hơn các đối thủ có công nghệ kém tinh vi hơn nhưng lại ngày càng dễ bị tổn thương bởi tên lửa của TQ. Các chính sách kinh tế của TQ, chẳng hạn như quy định về sáng chế mang tính chất bản địa đã gây lo ngại cho môi trường đầu tư các công ty nước ngoài ở đây. Tất cả những vấn đề đó đang làm trỗi dậy sự nghi ngại về triển vọng tham gia tích cực của Bắc kinh trong một cấu trúc mang tính xây dựng, cho dù đó là G-2 hay "G- một vài".
Nhưng đó không phải là lý do để chúng ta đầu hàng. TQ cũng có lợi ích trùng hợp với Hoa kỳ, Nhật Bản, EU trong rất nhiều vấn đề (hay ít ra thì cũng có một vài lãnh đạo TQ nhìn nhận thấy những lợi ích trùng hợp đó). Những thách thức chủ yếu mà hệ thống quốc tế đang phải đối mặt không thể trông đợi Hoa kỳ giải quyết một mình (nhưng cũng không thể giải quyết thành công nếu không có Mỹ và TQ can dự).
Sự hợp tác với Bắc Kinh, với tư cách là một nhân tố can dự hay một nửa của chiến lược cờ vây có thành công hay không, sẽ xác định TQ trở thành một siêu cường thuộc loại nào.
- Phạm Gia Minh dịch từ Brookings Newsletter
Tam giác quỷ và áp lực đổi thay
Tác giả: Hoàng Phương Loan
Nhìn dòng người đông nghịt bao quanh phố Wall trong phong trào Chiếm phố Wall, những hình ảnh cuối cùng của bộ phim tài liệu "Capitalism: A love story" của Micheal Moore lại hiện lên. Nhân danh nhân dân, Moore đích thân cầm loa kêu gọi bắt giữ những trùm tài phiệt. Tự tay dùng dây trói buộc Phố Wall, khoanh vùng "hiện trường vụ cướp lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ", Micheal Moore cũng nói: "Tôi thực sự không thể làm thế này nữa trừ khi ai đó trong các bạn đang xem bộ phim này cùng gia nhập với tôi. Và xin bạn hãy khẩn trương lên".
Hai năm sau khi bộ phim được công chiếu, có vẻ như, người Mĩ đã "gia nhập" cùng với Micheal Moore trong cuộc đấu tranh chống lại lòng tham của các tập đoàn.
Ngày 17/9 một nhóm nhỏ sinh viên khoảng một chục người tại công viên Zuccotti, thành phố New York, khơi ngòi cho phong trào Chiếm phố Wall. Chỉ một tháng sau đó, phong trào đã tăng lên con số hàng ngàn người, lan rộng ra toàn cầu, diễn ra ở 951 thành phố thuộc 82 quốc gia, kéo dài từ châu Âu sang Châu, từ châu Phi đến châu Mỹ.
Ở Mỹ, họ tập trung trước các ngân hàng hoặc công ty tài chính lớn chẳng hạn như JP Morgan Chase, Goldman Sachs với những biểu ngữ: "Ngân hàng được cứu giúp, chúng tôi bị bán rẻ" (nhằm ám chỉ đến việc Chính phủ Mỹ bỏ ra nhiều tỉ đô la cứu giúp những ngân hàng bên bờ vực phá sản hồi năm 2008 - vụ việc mà Micheal Moore gọi là "vụ cướp lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ" khi tiền thuế của dân chạy vào tay các nhà tài phiệt) hay "Hãy chấm dứt bóc lột tầng lớp thường dân để trả cho kẻ giàu" và "Chúng tôi là 99%" (để nhắc đến sự bất công của 1% những người rất giàu có của nước Mỹ nắm quá nhiều tài sản).
Biểu tình tại Quảng trường Tự do ở Washington - Ảnh: AFP |
Những khẩu hiệu nhắc lại chính những gì mà Micheal Moore phản ánh trong bộ phim tài liệu dài 2 tiếng của mình.
Trong "Capitalism: A love story", Micheal Moore đã dựng lại bức tranh tương phản giữa một bên là đa số người Mỹ nghèo khó, khốn khổ, và bên kia là cuộc sống giàu có, xa hoa của những ông chủ lớn, những người đang đóng vai "kẻ ăn xin khốn khổ" tiền thuế của dân, với việc ngửa tay nhận tiền cứu trợ của Chính phủ. Ai là người bị đuổi ra khỏi nhà do không có tiền trả nợ, ai là người phải trèo lên mái nhà kêu cứu khi cơn bão Katrina tràn qua nước Mỹ... Chắc chắn, đó không phải là lãnh đạo của các thể chế tài chính như Goldman Sách, JP Morgan Chase, Micheal Moore đã nói như vậy.
Trục "tam giác quỷ" trong mối liên kết giữa giữa ngân hàng, chính trị gia và các quan chức Bộ Tài chính, mà hệ quả của nó là các quy định được đề ra chỉ để phục vụ lợi ích một số ít người ở Phố Wall (trung tâm tài chính của nước Mỹ) thay vì phục vụ đông đảo dân chúng cũng được lột tả trong bộ phim tài liệu.
Và giờ đây, những người của phong trào Chiếm phố Wall đang lên tiếng, để tố cáo những "kẻ cắp" ngụy biện, không chỉ ăn cắp bằng súng đạn mà còn bằng cái gọi là "công cụ tài chính". Họ cáo buộc Phố Wall chiếm hữu những tài sản giá trị nhất, hoen ố vì thói tham lam và tham nhũng. Chính các ông chủ Phố Wall là thủ phạm gây khủng hoảng tài chính năm 2008. Chính những gói cứu trợ tài chính khổng lồ cho Phố Wall dẫn tới mức nợ của chính phủ Mỹ lên cao hơn bao giờ hết. Nghịch lý là các ông chủ Phố Wall ung dung dùng tiền thuế của người dân để thưởng cho bản thân.
Tìm đọc lại bản Hiến pháp trưng bày trong Thư viện Quốc hội với đủ những mĩ từ "quyền lợi cho tất cả mọi người, "một cộng đồng hoàn hảo hơn", "hướng tới phúc lợi công cộng", Micheal Moore dẫn ra thực tế trái ngược, khi công nhân vất vả làm việc để trắng tay còn lợi nhuận chảy vào túi các ông chủ. Nước Mỹ đã viết lại Hiến pháp cho người Đức, người Nhật để đảm bảo quyền lợi cho người dân của các nước này sau thế chiến hai, nhưng chính nước Mỹ đã thất bại trong việc đảm bảo điều đó ở ngay trên đất nước mình.
Theo Micheal Moore, dân chủ chính là lời giải cho thực trạng đó. Mà "dân chủ là khi người nghèo chứ không phải những người giàu có là người làm chủ", Aristotle đã nói.
Một nghiên cứu của Oxfam đã chỉ ra, vấn đề lớn nhất trong tất cả những vấn đề của đói nghèo, không phải là đói ăn hay thiếu mặc đó là khi người dân cảm thấy đói tiếng nói. Đó là sự nghèo đói lớn nhất, và nghiêm trọng nhất. Khi bị chèn ép, khi đời sống không được đảm bảo, và tiếng nói không được lắng nghe, sớm hay muộn, người ta sẽ vùng dậy để giành quyền cho mình. Và điều đó không chỉ đúng với nước Mỹ.
Với những người của Chiếm phố Wall, những gì họ mong muốn cũng thật đơn giản, họ chỉ muốn tiếng nói của họ được lắng nghe và những cuộc biểu tình được diễn ra một cách tự nhiên. Micheal Moore tin rằng, "trong nền dân chủ, chúng ta có đủ quyền lực để thay đổi và làm những điều đúng đắn".
Micheal Moore hi vọng, với bộ phim, người dân bắt đầu tỉnh ra một chút để thấy họ đang bị cuốn vào một hệ thống gây ra rất nhiều thiệt hại cho họ. Và thực tế, không chỉ người Mỹ đã ngộ ra điều gì đó, để bắt đầu làm điều gì đó tạo sự thay đổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Có ý kiến gì không?