Chưa hết bàng hoàng về hành vi man rợ của kẻ thủ ác trong vụ án, dư luận đang bức xúc khi có nhiều ý kiến của các luật sư cho rằng không thể xử tử hình hung thủ vì đương sự dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, đây là một tình huống pháp lý đặc biệt...
Sự tàn bạo trong vụ thảm sát tiệm vàng ở Bắc Giang đã đạt đến đỉnh điểm. Điều làm mọi người thấy nhẹ lòng đôi chút là lực lượng công an đã nhanh chóng bắt giữ hung thủ Lê Văn Luyện. Nhưng mấy ngày qua, một vấn đề pháp lý nảy sinh khiến cho dư luận không khỏi ray rứt. Đó là kẻ thủ ác thiếu chừng 2 tháng nữa mới đủ 18 tuổi để phải chịu án tử hình theo quy định của pháp luật VN. Dĩ nhiên tòa án không thể xử tử hình hung thủ nếu căn cứ vào các quy định pháp lý hiện hành. Nhưng cũng thật vô lý khi để một tội phạm như thế thoát tội chết. Nó sẽ tạo nên một tiền lệ quá xấu trong việc phòng chống tội phạm, có nguy cơ dẫn đến việc lạm dụng sự ưu ái đối với người dưới 18 tuổi.
Việc hoàn toàn không áp dụng án tử hình và chung thân với người dưới 18 tuổi là một quy định cứng nhắc. Lẽ ra pháp luật phải có điều khoản dự liệu để áp dụng trong trường hợp quá đặc biệt, như thế tính răn đe mới cao. Điều 1 của Công ước về quyền trẻ em viết như sau: “Trong phạm vi công ước này, trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn. Như vậy chúng ta cũng có thể quy định trong những trường hợp phạm tội quá dã man, thì độ tuổi thành niên cần phải giảm xuống tùy trường hợp. Quy định này hoàn toàn không trái với tinh thần của Công ước về quyền trẻ em. Vì tinh thần chủ yếu của công ước này là bảo vệ quyền lợi chính đáng của trẻ em chứ không phải dung túng cho người dưới 18 tuổi làm điều tàn ác.
Thực tế thì việc thiếu 2 tháng tuổi không phải là nguyên nhân làm cho hung thủ Lê Văn Luyện thiếu nhận thức để hành xử như thế. Thật đau xót khi Luyện, thiếu 2 tháng nữa đủ 18 tuổi, lại được hưởng “quyền trẻ em”, còn cháu bé nạn nhân mới 18 tháng tuổi lại không được hưởng quyền được sống - quyền căn bản nhất của quyền trẻ em. Tôi cho rằng các nhà làm luật phải xem lại vấn đề này để sửa đổi luật sao cho sát với thực tiễn hơn. Riêng đối với vụ án Lê Văn Luyện, nên chăng cần khởi động một lộ trình pháp lý đặc biệt để thủ phạm phải chịu sự trừng phạt xứng đáng với tội ác gây nên?
Chưa đủ 18 tuổi, chỉ có thể xử 18 năm tù?
Theo hồ sơ lưu trữ tại UBND xã Thanh Lâm và từ học bạ tiểu học thì Lê Văn Luyện - nghi can vụ thảm sát cướp tiệm vàng tại Bắc Giang - sinh ngày 18-10-1993. Vụ thảm sát xảy ra ngày 24-8-2011, như vậy nếu gây án vào ngày này, Luyện chưa đủ 18 tuổi.
Lê Văn Luyện tại cơ quan công an |
Lê Văn Luyện (giữa) khai những lời đầu tiên sau khi bị bắt |
Trong khi đó, theo điều 74 Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định về phạt tù có thời hạn nêu rõ: Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
Từ câu chuyện này đặt ra một câu hỏi: Nếu người gây ra án mạng đặc biệt nghiêm trọng mà chưa đủ 18 tuổi thì có bị tử hình hay không?
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội): Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người vị thành niên (dưới 18 tuổi) không bị xử tử hình, tù chung thân đối với mọi hành vi phạm tội. Luật của chúng ta tính theo ngày, phải đủ tròn 18 tuổi mới phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mặt hình sự. Sở dĩ có quy định này do bản chất người vị thành niên nhận thức chưa đầy đủ nên pháp luật của ta có quy định như vậy. Trong vụ án giết người, cướp tài sản này, nếu nghi can Lê Văn Luyện chưa đủ tròn 18 tuổi thì khung hình phạt mà pháp luật nhà nước ta quy định như vậy và phải tuân thủ quy định của pháp luật, dù tội ác đến đâu cũng không thể xử tử hình hay chung thân được. Tội giết người và cướp tài sản không có các hình phạt phụ nên sau khi chấp hành xong bản án thì người này không bị áp dụng các hình phạt phụ nào khác. Tuy nhiên, trong quá trình chấp hành bản án phạm nhân có cải tạo tốt hay không, tùy thực tế sẽ có thể có các biện pháp hành chính tiếp theo như giáo dưỡng, quản lý tại địa phương... M.Q ghi |
TTO cũng nhận được một số ý kiến của bạn đọc:
Liệu có thể tử hình không?
Với tội ác của Luyện, tử hình là hình phạt thích đáng nhất, nhưng tiếc thay đối tượng này hình như chỉ mới 17 tuổi và 11 tháng. Theo một số thông tin trên các tờ báo khác, luật của ta chỉ phạt được kẻ thủ ác này được tối đa 18 năm tù. Cảm thấy như chưa thích đáng cho lắm.
NGUYỄN ÂN
Không đồng ý không thể tử hình
Tôi vừa đọc một số báo online thì nghe một số luật gia nói rằng có thể không áp dụng án tử hình cho tên Luyện trong vụ án giết người ở Bắc Giang! Tôi nghĩ đây là một lỗ hổng của pháp luật cần được điều chỉnh để cho những kẻ dã thú không có cơ hội biện minh, bào chữa những hành động vô cùng dã man như vậy! TỬ HÌNH CŨNG CHƯA TƯƠNG XỨNG với tội ác này. Thử hỏi nếu các nhà làm luật có người nhà bị giết như vậy có thể nghĩ đến 2 chữ KHOAN HỒNG cho con người không còn nhân tính này không?
NGUYỄN CÔNG LÝ
Chỉ 18 năm tù thôi sao?
Lòng dân cả nước đang mong bắt được tên Luyện để pháp luật xử nhằm giảm bớt lòng căm phẫn đang sục sôi sau vụ án này. Nhưng chiều nay lên mạng nghe thông tin có thể hung thủ chỉ bị tù 18 năm thấy chán quá vì chưa đủ 18 tuổi, Luật hình sự đã quy định như vậy, nhưng vì tình thì không công bằng lắm vì với tính chất dã man như vậy phải bị xử tử hình mới đáng.
VƯƠNG HUỆ
Theo điều 74 Bộ luật hình sự Việt Nam quy định về phạt tù có thời hạn nêu rõ: Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây: 1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. 2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định. Điều 93. Tội giết người 1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết nhiều người; b) Giết phụ nữ mà biết là có thai; c) Giết trẻ em; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 điều này thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. |
Sát thủ Luyện phải chịu mức án hơn 18 năm tù?
Mặc dù sát thủ Lê Văn Luyện từ chối mời luật sư bảo vệ cho mình tại phiên tòa xét xử sắp tới nhưng Chủ nhiệm Đoàn luật sư Bắc Giang Nguyễn Am cho biết, nếu Công an tỉnh đề nghị, Đoàn sẽ cử 2 luật sư nhiều kinh nghiệm bào chữa cho hung thủ cướp tiệm vàng.Theo công an Bắc Giang, trong trại tạm giam Luyện từ chối mời luật sư bào chữa. Nhưng theo quy định, với bị can tuổi chưa thành niên, cơ quan điều tra sẽ phải liên hệ để mời luật sư chỉ định cho họ.
Luật sư Nguyễn Am, Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bắc Giang (nguồn: petrotimes) |
Chiều ngày 5/9, Thượng tá Lê Văn Dũng, Phó trưởng Phòng Công tác chính trị Công an tỉnh Bắc Giang khẳng định sẽ mời luật sư để tham gia tố tụng và bảo vệ cho Lê Văn Luyện. Thế nhưng, trao đổi với VTC News, ông Am cho biết, tính đến thời điểm này, Đoàn luật sư Bắc Giang vẫn chưa nhận được bất cứ công văn nào từ phía cơ quan công an mời tham gia vào vụ việc.
Ông chia sẻ, nếu nhận được công văn, Đoàn luật sư của ông chắc chắn phải họp bàn để cử những luật sư giàu kinh nghiệm bào chữa cho Luyện. Nhiều khả năng Đoàn luật sư của ông sẽ cử 2 luật sư tham gia bào chữa cho Luyện.
Cũng trên tờ này, ông Am nhấn mạnh, đây không phải là vụ án phức tạp nhưng nó mang tính chất nghiêm trọng đối với xã hội và nạn nhân. Ngay sau khi bị bắt, hung thủ Luyện đã khai nhận hành vi phạm tội của mình. Cơ quan điều tra đã thu giữ được tang vật vụ án như số vàng Luyện lấy được, cùng với hai con dao gây án. Tất cả các nhân chứng, vật chứng và lời khai đều rõ ràng.Ông chia sẻ, nếu nhận được công văn, Đoàn luật sư của ông chắc chắn phải họp bàn để cử những luật sư giàu kinh nghiệm bào chữa cho Luyện. Nhiều khả năng Đoàn luật sư của ông sẽ cử 2 luật sư tham gia bào chữa cho Luyện.
Trên Petrotimes, Luật sư Am cũng khẳng định: "Nếu đúng như cơ quan điều tra mời chúng tôi tham gia công tác tố tụng bảo vệ cho Luyện thì chúng tôi sẽ cố gắng làm hết mình, công tâm. Bình đẳng trước phiên tòa. Làm đúng bổn phận và trách nhiệm không để bất cứ một áp lực nào và không bị ràng buộc bởi bất kỳ ai".
Nhận định về mức án hung thủ Luyện sẽ phải nhận được, theo ông Am, tổng hợp hai hình phạt giết người và cướp tài sản, Luyện chắc chắn phải chịu mức án trên 18 năm tù, dẫn lời trên VTC News.
Dự kiến, phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện được mở vào tháng 10.
Lê Văn Luyện: Tuyên theo luật hình sự sẽ thế nào?
Với tội ác của Lê Văn Luyện có lẽ nhiều người sẽ có một tâm trạng như tôi: Không có chỗ tồn tại cho hắn trong cuộc sống này.Không phải đến khi cái tên Lê Văn Luyện, kẻ giết người hàng loạt một cách man rợ theo kiểu máu lạnh xuất hiện trên các trang báo người ta mới biết đến tội ác của những kẻ giết người khi chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Thế nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên ở xã hội ta, có một vụ án mà nếu tuyên án theo Bộ luật Hình sự nó sẽ làm mọi người không đồng tình. Trước sự tồn tại của một con người như Lê Văn Luyện lương tâm ta lại thấy day dứt; thấy như có lỗi với gia đình người quá cố đã phải ra đi một cách thê thảm; thấy uất ức trước sự bất lực của pháp luật với cái ác. Hình như có điều gì bất ổn mà các nhà lập pháp cần phải thay đổi, vì luật pháp cũng chính là đạo đức, là lương tâm, lương tri.
Có thể nói rằng ba chữ Lê Văn Luyện là quá ngắn so với các “cung bậc” của tội ác do hắn ta gây ra. Hình như trong trường nghĩa của tội ác có bao nhiêu từ để diễn tả những biểu hiện của nó thì y có đủ: Liều lĩnh - Lì lợm - Máu lạnh - Thủ đoạn tinh v i- Xảo quyệt - Tàn nhẫn - Man rợ - Vô cảm . Một kẻ chưa đủ 18 tuổi lại dám cả gan leo vào nhà nạn nhân để ra tay thì đó chính là quá trưởng thành về sự Liều lĩnh. Nằm phục trong nhà nạn nhân cả tiếng đồng hồ để chờ cơ hội sát hại đó chính là quá trưởng thành về sự Lì lợm. Trong khoảng 3 tiếng đó y không một chút mảy may nghĩ lại về tội ác mình sẽ phạm phải thì đó chính là quá trưởng thành về sự Máu lạnh. Biết cắt điện để vô hiệu hoá hệ thống báo động chính là quá trưởng thành về Thủ đoạn tinh vi. Nấp sau cửa buồng vệ sinh rồi bất ngờ lao vào tấn công thì đó chính là quá trưởng thành về sự Xảo quyệt. Sát hại cả nhà để tận diệt hậu hoạ chính là quá trưởng thành về sự Tàn nhẫn. Giết hại cả đứa trẻ đang khóc chính là quá trưởng thành về sự Man rợ. Khi bị bắt chỉ hỏi tội của mình có bị chết không thì đó chính là Vô cảm.. Hành vi của y có thể còn nhiều biểu hiện nữa của tội ác mà chưa hẳn người viết đã nói hết, hiểu hết. Nhưng như thế đã là quá đủ để ta thấy được một chân dung của một kẻ chưa trưởng thành nhưng đã hủy diệt cả một gia đình. Một kẻ như thế thiết nghĩ không có chỗ tồn tại cho cuộc sống này.
Chúng ta sống là để tuân thủ Luật pháp, nhưng Luật pháp đặt ra là để răn đe, ngăn chặn cái ác chứ không phải tạo khe hở cho cái ác, trói chân trói tay sức mạnh của cái Thiện. Thiết nghĩ: con người làm ra luật và có thể thay đổi luật cũng là vì con người; không nên để câu chữ làm hại cho kỉ cương xã hội; không tham điều nhân nghĩa nhỏ với một kẻ không xứng đáng mà bỏ mất điều nhân nghĩa lớn hơn là lấy lại chút công bằng cho cả một gia đình giờ đã ở trên trời cao. Cuối cùng người viết chỉ mong vụ án này sẽ được lùi lại thời gian xét xử, chờ Quốc hội xem xét lại đôi điều trong Bộ luật Hình sự để hi vọng sớm có một bản án đích đáng, hợp lòng dân.
Nghi án anh họ là đồng phạm với Luyện?
Thạc sỹ - Nhà giáo ưu tú Trần Đức Thìn – nguyên phó hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội hoài nghi Trịnh Thanh Hồng và thậm chí bố đẻ của Lê Văn Luyện có thể là đồng phạm của tên sát nhân máu lạnh này.Vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích (phố Sàn, Lục Nam, Bắc Giang) cướp đi sinh mạng của 3 người và khiến một cháu bé 8 tuổi bị thương nặng đã gây phẫn nộ trong dư luận. Dư luận càng phẫn nộ bao nhiêu thì càng hoài nghi bấy nhiêu khi Lê Văn Luyện đã một mực khai rằng, hắn chính là hung thủ duy nhất trong vụ thảm sát tại tiệm vàng.
Thạc sỹ - Nhà giáo ưu tú Trần Đức Thìn – nguyên phó hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội – một chuyên gia hàng đầu về Luật hình sự Việt Nam, hoài nghi Trịnh Thanh Hồng (anh họ Luyện) và thậm chí bố đẻ của Lê Văn Luyện có thể là đồng phạm của tên sát nhân máu lạnh này - báo bưu điện Việt Nam thông tin.
Theo ông Thìn, những suy đoán của ông mang tính chủ quan nhưng không phải là không có căn cứ:
Thứ nhất, không nên quan niệm, đồng phạm là phải cùng Luyện đột nhập vào nhà anh Ngọc. Luyện sẽ vững tin hơn rất nhiều nếu bên ngoài có người cảnh giới. Cơ quan điều tra phải xác định được là khi Luyện gọi điện, chính xác là sau bao nhiêu phút thì Hồng có mặt? Hồng có mặt ngay hay một lúc sau mới có mặt? Nội dung trao đổi của cuộc điện thoại giữa họ là gì?
Thứ hai, Luyện đột nhập vào nhà anh Ngọc lúc 2h sáng nhưng đến 5h30 mới hành động, trong thời gian ấy Luyện làm gì? Kẻ tội phạm thường có tâm lý hành động nhanh để tẩu thoát. Nếu để ăn trộm vàng hay cướp của giết người thì khoảng thời gian 2h sáng sẽ thuận lợi và “êm dịu”, khó bị nhận diện hơn là 5h30.
Thứ ba, một thanh niên nông thôn chưa tới 18 tuổi, trình độ học vấn thấp như vậy mà khi gây án hắn tỏ ra rất chuyên nghiệp nhưng khi trốn chạy hắn lại rất khù khờ. Một tên tội phạm đã biết tắt cầu dao điện để cắt camera chứng tỏ hắn chuẩn bị rất chắc chắn và ít khi mắc sai lầm. Nhưng khi chạy trốn hắn lại mắc sai lầm rất sơ đẳng là về xã mình để băng bó vết thương. Như thế thì sớm muộn gì cũng bị bắt. Vì sao Luyện lại tỏ ra vừa rất chuyên nghiệp, vừa rất nghiệp dư như vậy? Phải chăng có ai đứng đằng sau “giật dây”?
Đồng quan điểm với ông Thìn, Thạc sĩ luật học Phạm Thanh Bình với gần 20 năm kinh nghiệm làm việc tại tòa hình sự TAND Tối cao nhận định trên báo Vnexpress rằng có rất nhiều mâu thuẫn trong lời khai của Luyện. Ông đánh giá nếu việc giết hại gia đình chủ tiệm vàng Ngọc Bích diễn ra đúng như lời khai của Lê Văn Luyện thì việc hắn nhận là thủ phạm duy nhất "hoàn toàn không có cơ sở".
Ông Bình phân tích, vào mùa hè lúc 5h30 trời đã sáng nên nhiều gia đình hàng xóm có thể đã thức dậy. Hơn nữa ở vùng quê vào ban sáng thường yên tĩnh, khu vực xảy ra vụ án nhà cửa san sát, theo tâm lý bình thường khi anh Ngọc bị Luyện đâm chắc chắn "phải có sự giằng co, chống trả". Người vợ cũng không thể không tri hô.
Với tâm lý tội phạm thông thường, sau khi gây án hung thủ phải đi một nơi xa để băng bó vết thương ở ngón tay, vì biết chỉ một vết máu lạ, cảnh sát cũng có thể truy tìm ra. Tuy nhiên, Luyện không làm như vậy. Anh ta khai đã đi bộ ra ngoài đường, đứng chờ người thân đến đón đưa đến trạm xá gần nhà băng bó vết thương và lại khai đầy đủ tên thật trong sổ theo dõi- Luật sư bình phân tích.
Thêm vào đó, theo ông Bình tâm lý thông thường của kẻ trộm ít khi dùng vũ lực với chủ nhà mà chỉ ra tay khi hành tung bị phát hiện, ngăn chặn. "Đằng này anh ta chờ giết người, sau đó mới thực hiện việc cướp của. Nếu như diễn biến sự việc theo đúng lời khai thì không phù hợp với diễn biến tâm lý của kẻ ăn trộm".
'Luyện không thể là thủ phạm duy nhất cướp tiệm vàng'
Thạc sĩ luật học Phạm Thanh Bình đánh giá, nếu việc giết hại gia đình chủ tiệm vàng Ngọc Bích diễn ra đúng như lời khai của nghi can Lê Văn Luyện thì việc hắn nhận là thủ phạm duy nhất "hoàn toàn không có cơ sở".
Với gần 20 năm kinh nghiệm làm việc tại tòa hình sự TAND Tối cao, luật sư Bình cho biết ông nhận thấy nhiều điểm mâu thuẫn trong lời khai của nghi can Lê Văn Luyện trong những ngày qua.
Tại cơ quan điều tra Luyện khai khoảng 2h ngày 24/8, hắn trèo theo cây trước cửa nhà bán bánh mì (cạnh tiệm vàng Ngọc Bích) để lên mái tôn rồi tiếp tục đu lên ban công tầng 3, cậy cửa rồi lọt vào nhà. Luyện ngắt điện camera và thiết bị báo động. Sau 3 giờ ẩn nấp, thấy anh Trịnh Thành Ngọc (chủ tiệm vàng, 37 tuổi) lên phơi quần áo, hắn đã rút dao đâm trúng ngực...
Ông Bình phân tích, vào mùa hè lúc 5h30 trời đã sáng nên nhiều gia đình hàng xóm có thể đã thức dậy. Hơn nữa ở vùng quê vào ban sáng thường yên tĩnh, khu vực xảy ra vụ án nhà cửa san sát, theo tâm lý bình thường khi anh Ngọc bị Luyện đâm chắc chắn "phải có sự giằng co, chống trả".
Luyện còn thừa nhận trong lúc đánh nhau với anh Ngọc thì chị Chín (vợ anh Ngọc) chạy lên tầng và phát hiện. "Chẳng lẽ lúc đó, người vợ lại không tri hô?", ông nêu giả thiết.
Tiệm vàng Ngọc Bích nằm trên con phố buôn bán sầm uất tại huyện Lục Nam, Bắc Giang. Ảnh: Tiến Dũng |
Theo ông, một mình Luyện giết hại dã man 3 thành viên của gia đình anh Ngọc; chặt đứt bàn tay bé Bích (con gái lớn nạn nhân) mà hàng xóm không "phát hiện hoặc nghe thấy tiếng động gì từ ngôi nhà này là điều vô lý".
Ông đặc biệt lưu tâm đến thông tin cháu Bích nói với người nhà lúc trên đường đi cấp cứu rằng "thấy hai người đầu xanh đầu đỏ". "Cháu Bích có thể nhìn thấy cả màu tóc, chứng tỏ thời điểm đó trời đã sáng và cô bé không thể nhầm lẫn được", ông nói.
Từ những phân tích trên, luật sư cho rằng một thanh niên chưa tròn 18 tuổi, vóc dáng nhỏ như Luyện không thể một mình lọt vào tiệm vàng và hành động một cách "bài bản" như vậy.
“Tôi cho rằng phải có thêm người tham gia gây án cùng Luyện thì mới có thể sát hại tới 4 người, ung dung cậy mặt kính tủ trưng bày trang sức, cướp hết vàng ta rồi tẩu thoát”, ông nhận định.
Lê Văn Luyện khi bị bắt đã hỏi cảnh sát: "Tội cháu có chết không các chú". |
Theo ông Bình, với việc đột nhập vào nhà bằng cạy cửa ở lan can tầng 3, thông thạo vị trí bên trong, lại biết các chỗ để ngắt điện camera cùng hệ thống báo động thì với một thanh niên nông thôn mới học hết cấp 2, đi làm thợ hồ như Luyện là "điều rất phi lý".
Một cách hành xử nữa của Luyện được ông Bình cho rằng không bình thường, đó là "khi gây án trong nhà nạn nhân, hắn tỏ ra chuyên nghiệp bao nhiêu thì lúc thoát ra ngoài lại ngô nghê bấy nhiêu”. Luật sư phân tích, với tâm lý tội phạm thông thường, sau khi gây án hung thủ phải đi một nơi xa để băng bó vết thương ở ngón tay, vì biết chỉ một vết máu lạ, cảnh sát cũng có thể truy tìm ra. Tuy nhiên, Luyện không làm như vậy. Anh ta khai đã đi bộ ra ngoài đường, đứng chờ người thân đến đón đưa đến trạm xá gần nhà băng bó vết thương và lại khai đầy đủ tên thật trong sổ theo dõi.
Theo lời khai của Luyện, do cần tiền nên chọn tiệm vàng Ngọc Bích làm ăn phát đạt tại địa phương để ra tay. Nhưng theo nhận định của vị luật sư nhiều năm kinh nghiệm này thì mục đích của hắn không phải là cướp.
"Nếu chỉ có ý định ăn trộm, cướp thì sau khi đột nhập nhân lúc vợ chồng gia chủ đang ngủ hắn phải nhanh tay cuỗm vàng rồi tẩu thoát nhanh chóng. Nhưng ở đây, Luyện khai hắn nấp ở trong nhà hẳn 3 tiếng chờ vợ chồng chủ tiệm thức giấc để sát hại họ rồi mới cuỗm vàng?", ông nói.
Ông bảo tâm lý thông thường của kẻ trộm ít khi dùng vũ lực với chủ nhà mà chỉ ra tay khi hành tung bị phát hiện, ngăn chặn. "Đằng này anh ta chờ giết người, sau đó mới thực hiện việc cướp của. Nếu như diễn biến sự việc theo đúng lời khai thì không phù hợp với diễn biến tâm lý của kẻ ăn trộm cướp", ông nhìn nhận. Từ những đánh giá trên, luật sư Bình cho rằng Luyện vào nhà anh Ngọc với mục đích giết người, cướp tài sản.
Theo ông, cơ quan chức năng cần làm rõ những mâu thuẫn trong lời khai của Luyện để xác minh sự thật của vụ án. Để thẩm định lời khai có phù hợp với chứng cứ, dấu vết hiện trường, cơ quan công an cần dựng lại hiện trường, thực nghiệm điều tra vụ án.
'Không có ai giật dây, tham gia cướp tiệm vàng với Luyện'
Chiều 8/9, Công an tỉnh Bắc Giang tái khẳng định, đủ chứng cứ xác định duy nhất Lê Văn Luyện gây án tại tiệm vàng Bắc Giang. Nạn nhân Bích có thể do hoang mang nên nhận diện nhầm "có hai người đầu xanh, đầu đỏ".
Trước phân tích của một số luật sư rằng "Luyện không thể là thủ phạm duy nhất", trao đổi với VnExpress, thượng tá Đào Văn Biên (Phó trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Bắc Giang) cho biết, hiện không có tài liệu hay chứng cứ về việc có ai đó đứng đằng sau “giật dây” cho Luyện thực hiện hành vi phạm tội.
"Cơ quan điều tra đủ chứng cứ khẳng định chỉ duy nhất Lê Văn Luyện gây ra cái chết của 3 người tại tiệm vàng Ngọc Bích và làm một cháu bé bị thương nặng", ông Biên nói.
Thượng tá Biên cho biết, qua lời khai của Luyện và chứng cứ hiện trường đủ căn cứ xác định Luyện đột nhập căn nhà 3 tầng của vợ chồng anh Ngọc rồi sát hại các thành viên của gia đình này, cướp đi lượng vàng lớn ở tầng 1. Nghi can sau đó rời Bắc Giang tới Lạng Sơn lẩn trốn tại nhà cô ruột Lê Thị Định (29 tuổi, xã Thụy Hùng, Văn Lãng, Lạng Sơn).
Tuy nhiên, 10 ngày sau khi bắt được Luyện, Công an Bắc Giang vẫn chưa thực nghiệm hiện trường vụ án. "Cần đảm bảo tính mạng cho Luyện khi đưa đến nơi gây án. Việc leo trèo vào ngôi nhà đó rất nguy hiểm; cộng thêm việc người dân đang rất bức xúc với tội ác của Luyện nên chúng tôi chưa thể áp giải nghi can tới đây", thượng tá Biên giải thích.
Phó phòng cảnh sát điều tra Công an Bắc Giang cho hay, sức khỏe của Luyện khá tốt, tinh thần ổn định. Cơ quan điều tra sẽ sớm hoàn tất kết luận điều tra vào cuối tháng 9 để chuyển VKS truy tố bị can Luyện về tội giết người, cướp tài sản.
Ông Biên cũng cho biết, cơ quan điều tra đã nhiều lần gặp bé Bích (con gái của vợ chồng chủ tiệm vàng, nhân chứng duy nhất trong vụ án) tại bệnh viện. Lần cuối cùng, trước khi bắt Luyện, cô bé bảo hôm đó (sáng 24/8) có thể hoang mang nên nhận diện nhầm "có hai người đầu xanh, đầu đỏ" trong nhà. Bé cũng không nhìn rõ mặt hung thủ.
Hiện, cơ quan điều tra chưa lấy thêm lời khai của Bích vì muốn tinh thần cô bé ổn định. Công an Bắc Giang đã bàn giao việc chăm sóc, bảo vệ bé cho gia đình.
Trong diễn biến khác, khi biết bị khởi tố cùng 4 người thân về hành vi che giấu và không tố giác tội phạm, Lê Thị Định (cô ruột của Luyện) cho biết: "Tôi buồn vì thằng cháu đã mang họa đến".
Tại cơ quan điều tra, người phụ nữ này thừa nhận ban đầu chưa biết chuyện Luyện gây thảm sát tại tiệm vàng, tới trốn tại nhà mình. Khi Luyện mượn điện thoại để gọi về nhà nhắn nhủ bố cất giấu túi vàng cướp được để trên gác 2, bà đã ngờ ngợ. Hôm sau, Lê Thị Định biết rõ đứa cháu chính là hung thủ vụ cướp vàng, giết người man rợ, song giữ im lặng.
Lý giải điều này, người đàn bà 29 tuổi cho biết, do nhận thức hạn chế nên không biết việc không tố giác là vi phạm pháp luật.
Luyện không thể cướp tiệm vàng một mình?
Xung quanh tội ác tày đình của Lê Văn Luyện, bên cạnh sự phẫn nộ, dư luận cũng dành không ít thời gian để phân tích, nhận định về việc có hay không đồng phạm trong vụ việc này.Khăng khăng nhận tội về mình
Những ngày qua, câu hỏi “Lê Văn Luyện một mình gây án hay có đồng phạm” đã thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận. Tuy nhiên, trước sau Lê Văn Luyện vẫn khăng khăng nhận tội về mình.
Tội ác quá lớn của Lê Văn Luyện khiến người ta không thể không nghi ngờ đằng sau y còn có sự tiếp sức của nhiều kẻ giấu mặt.
Nhận định về khả năng Lê Văn Luyện có đồng phạm, độc giả Quang Minh phân tích “Theo lời cháu Bích nói với cơ quan điều tra có từ 2 đến 3 đối tượng nhuộm tóc xanh đỏ gây án. Như vậy chắc chắn còn hung thủ đồng phạm với Luyện”.
Còn độc giả Nguyễn Văn Lý thì cho rằng "Luyện còn quá trẻ, chưa từng phạm tội, chắc chắn y không thể một mình lên kế hoạch, một mình đột nhập liều lĩnh và ra tay tàn bạo như thế. Y cần có đồng phạm cảnh giới, hoặc yểm trợ. Cháu Bích trong tình trạng cấp bách vẫn nhận ra còn có hai người, tôi tin rằng cháu không hề tưởng tượng”.
Nhìn nhận vụ việc đa diện hơn, độc giả Phan Đăng Minh nêu ý kiến: “Theo tôi nghĩ rất có thể đằng sau vụ cướp vàng, giết người là âm mưu chiếm đoạt tài sản còn khủng khiếp hơn thế. Luyện rất có thể chỉ là “một con tốt thí”. Gia đình anh Ngọc ngoài kinh doanh vàng còn kinh doanh đất với trị giá tài sản tới vài chục tỷ đồng. Như vậy rất có thể hung thủ muốn độc chiếm tài sản hoặc để xoá nợ (nhiều tỷ đồng) nên mới lên kế hoạch dàn dựng vụ cướp, giết người”.
Mâu thuẫn trong lời khai
Thạc sĩ luật học Phạm Thanh Bình với gần 20 năm kinh nghiệm làm việc tại tòa hình sự TAND Tối cao nhận định trên báo Vnexpress rằng có rất nhiều mâu thuẫn trong lời khai của Luyện. Ông đánh giá nếu việc giết hại gia đình chủ tiệm vàng Ngọc Bích diễn ra đúng như lời khai của nghi can Lê Văn Luyện thì việc hắn nhận là thủ phạm duy nhất "hoàn toàn không có cơ sở".
Trong bản khai, Luyện cho biết chỉ hành động một mình (Ảnh: An ninh thủ đô) |
Dựa vào lời khai của Luyện, ông Bình phân tích, vào mùa hè lúc 5 giờ 30 trời đã sáng nên nhiều gia đình hàng xóm có thể đã thức dậy. Hơn nữa ở vùng quê vào ban sáng thường yên tĩnh, khu vực xảy ra vụ án nhà cửa san sát, theo tâm lý bình thường khi anh Ngọc bị Luyện đâm chắc chắn "phải có sự giằng co, chống trả". Người vợ cũng không thể không tri hô.
Hơn nữa, việc đột nhập rất chuyên nghiệp, nhưng tẩu thoát khá ngô nghê của Luyện cũng hết sức mâu thuẫn.
Luật sư phân tích, với tâm lý tội phạm thông thường, sau khi gây án hung thủ phải đi một nơi xa để băng bó vết thương ở ngón tay, vì biết chỉ một vết máu lạ, cảnh sát cũng có thể truy tìm ra. Tuy nhiên, Luyện không làm như vậy. Anh ta khai đã đi bộ ra ngoài đường, đứng chờ người thân đến đón đưa đến trạm xá gần nhà băng bó vết thương và lại khai đầy đủ tên thật trong sổ theo dõi.
Ông cho rằng, tâm lý thông thường của kẻ trộm ít khi dùng vũ lực với chủ nhà mà chỉ ra tay khi hành tung bị phát hiện, ngăn chặn. "Đằng này anh ta chờ giết người, sau đó mới thực hiện việc cướp của. Nếu như diễn biến sự việc theo đúng lời khai thì không phù hợp với diễn biến tâm lý của kẻ ăn trộm" - ông nhìn nhận.
Từ những đánh giá trên, luật sư Bình cho rằng Luyện vào nhà anh Ngọc với mục đích giết người, cướp tài sản. Và một thanh niên chưa tròn 18 tuổi, vóc dáng nhỏ như Luyện không thể một mình lọt vào tiệm vàng và hành động một cách "bài bản" như vậy.
Trước đó vào chiều 2/ 9, trả lời câu hỏi về việc Luyện hành động một mình hay có đồng phạm trên báo Người Lao Động, Thiếu tướng Đố Kim Tuyến - Phó tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an), Phó trưởng ban chuyên án đặc biệt - cũng nói: “Quan điểm của cơ quan điều tra là phải dựa trên cơ sở điều tra chứ không thể suy đoán. Việc này không thể bình luận cũng không đưa ra phán đoán đơn giản được”.
Mâu thuẫn việc Luyện có đồng phạm hay không?
Liên quan đến vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích, đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang đã xuất hiện hai luồng ý kiến trái ngược nhau xung quanh vấn đề có hay không đồng phạm của hung thủ Lê Văn Luyện?Trong suốt quá trình lấy lời khai, đối tượng Lê Văn Luyện luôn thừa nhận y là hung thủ duy nhất gây nên cái chết thương tâm cho cả gia đình tiệm vàng Ngọc Bích. Tuy nhiên, đến hôm qua (ngày 8/9), cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang lại đưa ra hai luồng nhận định khá mâu thuẫn về khả năng hung thủ Luyện có đồng phạm hay không.
Có hay không đồng phạm với sát thủ Luyện trong vụ cướp tiệm vàng (VietNamNet) |
Trên báo Giáo dục Việt Nam, Nguoiduatin.vn vào chiều ngày 8/9, Thượng tá Đào Văn Biên, Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, cho tới thời điểm hiện tại, cơ quan điều tra đã có đầy đủ căn cứ, bằng chứng khoa học để khẳng định Lê Văn Luyện là hung thủ duy nhất trong vụ án giết người cướp của tại tiệm vàng Ngọc Bích.
Thượng tá Đào Văn Biên cũng cho biết, ngay trước khi phát hiện ra đối tượng Lê Văn Luyện có liên quan tới vụ án, các điều tra viên đã lấy lời khai từ phía cháu Trịnh Ngọc Bích 3 lần. Lần sau cùng trong số này cũng là trước khi phát hiện ra Luyện (ngày 31/8), cháu Bích đã khai lại là cháu nhìn thấy một người nhưng cháu không nhìn rõ mặt.
Tuy nhiên, vào lúc 20 giờ 10 phút ngày 8/9, trả lời VnMedia, Đại tá Nguyễn Văn Dư, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang lại cho biết, đến thời điểm này cơ quan điều tra vẫn chưa thể khẳng định Lê Văn Luyện gây án một mình trong vụ thảm sát tiệm vàng. “Mặc dù từ các tài liệu thu thập được liên quan đến vụ thảm sát tiệm vàng cho thấy phần nhiều hung thủ Luyện gây án một mình, nhưng không thể khẳng định chắc chắn là đối tượng hành động một mình được”, đại tá Dư nhấn mạnh.
Hai luồng ý kiến trái ngược từ phía cơ quan chức năng này đã khiến dư luận vẫn rất hoài nghi về khả năng huynh thủ Lê Văn Luyện một mình gây án hay có đồng phạm xúi giục, giật giây.
Trong một diễn biến khác của vụ án thảm sát tiệm vàng, luật sư Nguyễn Bá Ngọc, Giám đốc Công ty Luật số 1 (Bắc Giang) - người được chỉ định bào chữa cho bị can Luyện – cũng chia sẻ đang hoàn tất các thủ tục cần thiết để sớm tiếp cận với cơ quan điều tra và bị can Luyện.
Bên cạnh đó, liên quan đến sự an toàn của thân nhân hung thủ Lê Văn Luyện, chính quyền xã Thanh Lâm (Lục Nam, Bắc Giang) cũng đã triển khai công tác bảo vệ cho những người thân trong gia đình Luyện, tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra...
Vạch trần mâu thuẫn trong lời khai sát thủ Luyện
Lời khai ban đầu của hung thủ thảm sát tiệm vàng Lê Văn Luyện có mâu thuẫn với lời khai của nhân chứng duy nhất- cháu Trịnh Ngọc Bích.Ngay sau khi bị bắt, tại Đồn biên phòng Na Hình, Lạng Sơn cũng như tại cơ quan điều tra, hung thủ thảm sát tiệm vàng Ngọc Bích (phố Sàn, Lục Nam, Bắc Giang) khai rất mạch lạc và chi tiết rằng chỉ một mình hắn gây ra vụ thảm sát (cướp đi sinh mạng của anh Trịnh Thành Ngọc, chị Đinh Thị Chín và cháu nhỏ mới 18 tháng tuổi) và không hề có đồng phạm.
Mặt khác, nhìn bề ngoài Luyện có thể trạng gầy, thấp bé, dù có dao và yếu tố bất ngờ cũng sẽ rất khó khăn trong việc sát hại nạn nhân vì anh Ngọc có thể lực rất tốt
Hơn nữa, trong lúc vật lộn với hung thủ, anh Ngọc còn được sự giúp đỡ của vợ là chị Chín. Cũng theo lời khai của Luyện, chị Chín chống lại quyết liệt như dùng tay cào cấu vào mặt, mắt nhưng sau khi bị bắt, trên mặt Luyện không có vết thương...
Đại tá Phạm Văn Minh, Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang cho biết trên báo Thanh Niên rằng, việc hung thủ gây án một mình chỉ mới là lời khai ban đầu, để biết được bản chất vụ việc thì phải căn cứ trên cơ sở các chứng cứ hiện trường, lời khai, nhân chứng chứ không thể suy đoán.
Trong một diễn biến khác, đại tá Nguyễn Văn Dư, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang cho biết trên báo Pháp luật TP. HCM: Cơ quan điều tra vẫn chưa khởi tố bị can đối với bốn người liên can đến vụ cướp tiệm vàng Ngọc Bích mà đang gia hạn tạm giữ hình sự để tiếp tục củng cố hồ sơ, xem xét khởi tố bị can bốn đối tượng này.
Bốn người đó bao gồm: Trương Thanh Hồng (19 tuổi, anh họ Luyện), Lê Văn Miên (42 tuổi) và Trương Thị Thơm (38 tuổi) là bố mẹ đẻ của Luyện bị tạm giữ vì hành vi che giấu tội phạm. Trương Văn Hợp (47 tuổi, bố Hồng) bị tạm giữ vì hành vi không tố giác tội phạm.
Liên quan đến tình hình sức khỏe cháu Bích, trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức thông tin: Tình hình sức khỏe cháu Bích hiện ổn định, các vết thương tiến triển tốt. Riêng bàn tay nối có khả năng phục hồi 80%, có thể không ảnh hưởng quá nhiều đến vận động về sau. Hiện nay cháu Bích đã có thể ăn uống, đi lại bình thường và vẫn được các chiến sĩ công an bảo vệ nghiêm ngặt.
Khó đưa Luyện về dựng lại hiện trường
Việc thực nghiệm hiện trường vụ án Lê Văn Luyện cướp tiệm vàng đến thời điểm này vẫn đang được xem xét. Việc đưa Luyện về hiện trường là rất khó.Trao đổi với PV chiều ngày 8/9, Thượng tá Đào Văn Biên, Phó trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết: cho tới thời điểm hiện tại, việc dựng lại diễn biến hiện trường đang được xem xét và tính toán.
CQĐT đã đã bước đầu khẳng định, lời khai của hung thủ Lê Văn Luyện rất trùng khớp với hiện trường. |
Khi PV có đưa ra câu hỏi “Khi thực nghiệm thì sẽ phải có rất đông lực lượng cảnh sát bảo vệ?” Thượng tá Biên trả lời, “dù đông đến đâu thì cũng không thể khẳng định được những điều kiện khách quan có thể xảy đến. Người dân phẫn nộ như thế, vậy ai dám để Luyện trèo cây rồi leo lên mái tôn vào được nhà”.
Đến nay, cơ quan điều tra đã từng dựng lại hiện trường ngay sau khi có lời khai của Lê Văn Luyện và rất nhiều lần kiểm tra kỹ hiện trường rồi. Việc dựng lại hiện trường đã được huy động mọi người làm theo bản lời khai của Luyện. Mọi người trèo vào thế nào và ra ngoài thế nào cũng đã được thực hiện.
Tuy nhiên, việc có dựng lại toàn bộ diễn biến sự việc hay không thì còn phụ thuộc vào quyết định của CQĐT.
Thượng tá Biên cho biết thêm, vụ án này không có ai là đồng phạm và cũng không có ai đứng sau súi giục Luyện làm.
Vì sao y tá cứu thương cho Luyện bị khởi tố?
Liên quan đến vụ án thảm sát tại Bắc Giang, bị can Dương Thị Lược, y tá chăm sóc vết thương cho hung thủ Lê Văn Luyện, bị khởi tố về hành vi che giấu, không tố giác tội phạm đã làm dư luận rất bất ngờ.Bị can Dương Thị Lược (48 tuổi) ở xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, Bắc Giang là một trong 3 người trực tiếp chăm sóc vết thương cho Lê Văn Luyện tại trạm y tế xã Thanh Lâm đã bị khởi tố vì không tố giác tội phạm.
Về trường hợp này, ông Nguyễn Việt Hùng, Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang cho biết, trong quá trình điều tra, cơ quan công an xác định bà Dương Thị Lược chính là mẹ bị can Trương Thanh Hồng và đã có hành vi cố tình che giấu tội phạm. Tuy nhiên, trước đói, đối tượng Dương Thị Lược lại khai với cơ quan điều tra là có chăm sóc vết thương cho Luyện song không biết nguyên nhân bị thương là gì. Tại trạm y tế xã Thanh Lâm, bà Lược đã nhìn thấy Luyện đưa vàng cho Hồng nhưng cũng không tố giác với cơ quan công an.
Về trường hợp này, ông Nguyễn Việt Hùng, Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang cho biết, trong quá trình điều tra, cơ quan công an xác định bà Dương Thị Lược chính là mẹ bị can Trương Thanh Hồng và đã có hành vi cố tình che giấu tội phạm. Tuy nhiên, trước đói, đối tượng Dương Thị Lược lại khai với cơ quan điều tra là có chăm sóc vết thương cho Luyện song không biết nguyên nhân bị thương là gì. Tại trạm y tế xã Thanh Lâm, bà Lược đã nhìn thấy Luyện đưa vàng cho Hồng nhưng cũng không tố giác với cơ quan công an.
Đối tượng Dương Thị Lược (Nguồn: VietNamNet) |
Trước đó, vào hôm qua (ngày 7/9), trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Việt Hùng cho biết: cơ quan này vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với các đối tượng liên quan trong vụ án giết người, cướp vàng tại Bắc Giang.
Sau khi xem xét các tình tiết, căn cứ vào các lời khai, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã quyết định khởi tố bị can đối với: Lê Thị Định, Dương Thị Lược, Trương Văn Hợp, Lê Văn Miên, Trương Thanh Hồng. Ông Lê Văn Miên và Trương Thanh Hồng bị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang phê chuẩn quyết định tạm giam thêm 2 tháng 21 ngày tính từ ngày cơ quan điều tra bắt tạm giữ khẩn cấp, 3 người còn lại được quyết định cho tại ngoại.
Riêng bà Lê Thị Thơm (mẹ của bị can Luyện), Viện Kiểm sát nhân dân đã ra quyết định trả tự do kể từ ngày hôm nay 07/9. Đối với đối tượng Lê Văn Nghị là chồng của bị can Định do có công trong việc dẫn dụ Lê Văn Luyện về nước nên cơ quan điều tra không xem xét khởi tố hình sự tại thời điểm hiện tại.
Sau khi xem xét các tình tiết, căn cứ vào các lời khai, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã quyết định khởi tố bị can đối với: Lê Thị Định, Dương Thị Lược, Trương Văn Hợp, Lê Văn Miên, Trương Thanh Hồng. Ông Lê Văn Miên và Trương Thanh Hồng bị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang phê chuẩn quyết định tạm giam thêm 2 tháng 21 ngày tính từ ngày cơ quan điều tra bắt tạm giữ khẩn cấp, 3 người còn lại được quyết định cho tại ngoại.
Riêng bà Lê Thị Thơm (mẹ của bị can Luyện), Viện Kiểm sát nhân dân đã ra quyết định trả tự do kể từ ngày hôm nay 07/9. Đối với đối tượng Lê Văn Nghị là chồng của bị can Định do có công trong việc dẫn dụ Lê Văn Luyện về nước nên cơ quan điều tra không xem xét khởi tố hình sự tại thời điểm hiện tại.
Hai ngày chuẩn bị gây án của Lê Văn Luyện
Ngồi trên xe khách về quê, Luyện thấy tiệm vàng Ngọc Bích khang trang nên chọn là mục tiêu. Đêm 22/8, hắn lang thang ở đây để quan sát sinh hoạt của gia chủ và định đột nhập nhưng không thành. Hai ngày sau, Luyện quay lại.
Anh Nguyễn Văn Trường (Bí thư Đoàn xã Thanh Lâm, Lục Nam, Bắc Giang) vẫn nhớ như in cuộc lấy lời khai chính thức đầu tiên của Lê Văn Luyện tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Bắc Giang khi được mời làm giám hộ cho nghi can chưa đủ 18 tuổi này.
"Luyện khá bình tĩnh, khai rành mạch quá trình trước và sau khi gây án... Anh ta chỉ ngập ngừng khi nhớ lại thời gian cụ thể", anh Trường kể.
Bí thư Đoàn xã Thanh Lâm - người giám hộ lời khai cho hung thủ Lê Văn Luyện. Ảnh: N.T. |
Hai tuần trước khi gây thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích, Luyện về quê mang trộm chiếc Dream của gia đình của người chú đi cầm cố lấy 5 triệu đồng. Có tiền rủng rỉnh, Luyện bắt xe khách về Hà Nội. Dọc đường đi, hắn mua chiếc điện thoại giá một triệu đồng.
Ngày 11/8 Luyện về Hưng Yên đến nhà người từng làm thợ hồ với mình, rủ đi gặp một thiếu nữ ở gần đây. Ngày hôm sau (12/8), Luyện quay về Bắc Giang. Tiền trong túi dần vơi đi, trong khi xe máy của chú vẫn ở tiệm cầm đồ, Luyện nảy sinh ý định đi cướp tại tiệm vàng.
"Luyện khai không về nhà mà thuê phòng nghỉ để vạch kế hoạch gây án", người giám hộ cho nghi can giết người tại tiệm vàng cho biết. Anh kể, Luyện khai đã nhờ bạn chở xuống chợ Chũ (cách nơi gây án vài chục km) tìm mua con dao phớ. Hắn nói dối mua để phòng thân nhỡ ra đường có người bắt nạt. Tuy nhiên, dao quá dài không để vừa trong ba lô nên Luyện chỉ mua một chiếc đèn pin.
Tối 20/8, Luyện theo chân bạn đi đánh xóc đĩa. Ban đầu, hắn không tham gia nhưng sau đó cũng nhập cuộc và bị thua sạch tiền. "Luyện nói lúc này càng quyết tâm thực hiện bằng được việc đi cướp", anh Trường nhớ lại.
Luyện nhận là thủ phạm sát hại cả gia đình anh Ngọc. Ảnh: Xuân Mai. |
Ngày 21/8, Luyện mua được dao phớ vừa ý ở chợ Chũ và dao bấm của người đi bán dạo với giá 45.000 đồng. Bán được chiếc điện thoại, hắn tiếp tục thuê nhà nghỉ.
Sáng 22/8, Luyện bắt xe khách từ phố Sàn ra thành phố Bắc Giang. Ngồi trên xe, thấy tiệm vàng Ngọc Bích khang trang, biển hiệu to đẹp, đông khách ra vào, hắn đã "chấm" nơi này. Tối đó, Luyện quanh quẩn ở đây để quan sát sinh hoạt của gia chủ và địa hình xung quanh, rồi ngủ quên tại khu chợ đối diện tiệm vàng.
Khi tỉnh dậy, thấy hàng quán bán đồ ăn ban đêm và lò bánh mỳ ở gần tiệm vàng vẫn mở cửa phục vụ khách, Luyện không dám ra tay. Hắn đi lang thang rồi thuê một phòng nghỉ ở gần đó ngủ vùi cho đến 5 giờ chiều ngày 23/8. Luyện trả phòng, tiếp tục đi rình tại tiệm Ngọc Bích.
Anh Trường cho biết, khai với cảnh sát Luyện thú nhận chờ đến khoảng 2-3h sáng ngày 24/8 khi hàng quán xung quanh đã đóng cửa, hắn trèo lên cây trước cửa tiệm vàng, leo lên mái tôn của nhà cạnh đó thì trời đổ mưa. Luyện ướt hết người, leo lên ban công tầng 3 của ngôi nhà "mục tiêu".
Sau khi dùng dao cậy cửa kính, Luyện đột nhập tiệm vàng. Sau chừng 3 tiếng rình mò ở đây, hắn đã cắt điện hệ thống camera và báo động, chém chết vợ chồng chủ tiệm cùng con gái 18 tháng tuổi của họ. Con gái lớn của gia chủ bị hắn chém đứt bàn tay, gây thương tích ở đầu nhưng may mắn được cứu sống.
Luyện khai vơ vét được số lượng vàng lớn trong tủ kính dưới tầng 1, hắn tẩu thoát bằng lối cửa sau.
Trong ký ức của vị Bí thư Đoàn xã Thanh Lâm, Luyện vốn hiền lành, ít nói. "Thi thoảng về quê Luyện còn đánh bóng chuyền với chúng tôi, ai ngờ gây tội kinh khủng quá", anh nói.
Trong vụ án này, ngoài Luyện được xác định là hung thủ duy nhất, cơ quan điều tra còn khởi tố bố anh ta cùng 4 người thân về tội không tố giác và che giấu tội phạm. Riêng mẹ Luyện sau ít ngày bị tạm giữ đã được thả về nhà vì chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự về tội che giấu tội phạm.
Kể về người phụ nữ này, một cán bộ xã chép miệng: "Tội cô ấy, vì thương con mù quáng mà mấy hôm nay cứ bịt kín mặt tránh mọi người mỗi khi ra đường".
Mẹ sát thủ Luyện phải bịt mặt, bỏ "trốn" khỏi nhà
Sau khi được CQĐT trả tự do, bà Lê Thị Thơm đã phải bịt kín mặt, nhờ người thân chở đi “trốn”.Ngày 7/9, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định trả tự do cho bà Lê Thị Thơm sau 9 ngày bị CQĐT tạm giữ hình sự để điều tra vụ thảm sát mà con trai bà là Lê Văn Luyện được xác định là hung thủ. Chiều cùng ngày (ngày 7/9), bà Lê Thị Thơm đã chính thức được thả tự do. Sau khi rời khỏi trại tạm giam, bà Thơm đã về nhà sau đó đã đi “trốn”.
Sáng nay, ngày 8/9, phóng viên quay trở lại nhà bà Thơm để tìm gặp. Tuy nhiên, ngôi nhà hai tầng vẫn đóng cửa im ỉm như những ngày vừa qua. Cánh cửa sắt khóa chặt. Anh Vũ Văn Bình, người dân sống cạnh nhà bà Thơm cho biết: “chiều tối hôm qua, tôi thấy chị ấy về nhà, khoảng nửa tiếng sau thì khăn gói rời nhà. Chị ấy đeo khẩu trang kín mặt và lên xe máy ai đó, chở chị ấy đi.”
Sáng nay, ngày 8/9, phóng viên quay trở lại nhà bà Thơm để tìm gặp. Tuy nhiên, ngôi nhà hai tầng vẫn đóng cửa im ỉm như những ngày vừa qua. Cánh cửa sắt khóa chặt. Anh Vũ Văn Bình, người dân sống cạnh nhà bà Thơm cho biết: “chiều tối hôm qua, tôi thấy chị ấy về nhà, khoảng nửa tiếng sau thì khăn gói rời nhà. Chị ấy đeo khẩu trang kín mặt và lên xe máy ai đó, chở chị ấy đi.”
Cổng nhà ông Ngà đã được thay mới. |
Chúng tôi đã liên hệ với chính quyền địa phương để mong nhận được thông tin về bà Lược. Tuy nhiên, một cán bộ lãnh đạo tại đây cho biết, bản thân lực lượng công an xã dù đã huy động hết sức và tìm ở những nơi được cho là có thể bà sẽ ở đó nhưng đều không thấy.
Chiếc khóa dây cũng mới được mưa về và luôn khóa chặt hai cánh cổng. |
Người dân nơi đây vẫn không ngớt bàn tán xôn xao về sự việc Lê Văn Luyện ra tay giết hại 4 người trong một gia đình để cướp vàng. Đến nay, cũng chỉ vì Luyện mà gia đình cậu có tới 5 người bị cơ quan chức năng khởi tố bị can với tội danh che giấu tội phạm. Không những thế, những người thân trong gia đình nội, ngoại của Lê Văn Luyện cũng gặp rất nhiều sức ép từ phía dư luận xã hội…Và việc bà Lê Thị Thơm phải khăn gói rời khỏi nhà ngay khi được thả tự do cũng là điều dễ hiểu.
5 người thân của Lê Văn Luyện bị khởi tố
Trưa 7/9, ông Lê Văn Miên và 4 người khác trong gia đình đã bị khởi tố về hành vi che giấu và không tố giác tội phạm. Tuy nhiên, mẹ của Lê Văn Luyện được thả tự do vì không đủ căn cứ xử lý hình sự.
Trưa 7/9 Viện trưởng VKSND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Việt Hùng cho VnExpress.net biết, 3 người bị khởi tố về tội che giấu tội phạm gồm: Lê Thị Định (cô của Luyện, ở Lạng Sơn), Lê Văn Miên (bố Luyện), Trương Thanh Hồng (anh họ Luyện). Hai người bị khởi tố tội không tố giác tội phạm là Dương Thị Lược và Trương Văn Hợp (mẹ, bố của Hồng). Trong 5 bị can, ông Miên và Hồng bị bắt tạm giam 3 tháng.
Viện trưởng Hùng cho hay, mẹ của Luyện sau 9 ngày bị tạm giữ đã được trả tự do vì chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự về tội che giấu tội phạm.
Nhiều vòng cổ, 13 vòng đeo tay, 199 nhẫn vàng... (chừng 50 cây vàng) được tìm thấy tại ngôi nhà của bố mẹ Luyện. Ảnh: Hà Anh |
Trước đó, ngày 29/8, bố mẹ Luyện cùng cha con Hồng đã bị cơ quan điều tra tạm giữ, bắt khẩn cấp sau khi gói trang sức chừng 50 cây vàng được tìm thấy trong vườn của nhà Luyện.
Cảnh sát xác định, khi xảy ra vụ án tại tiệm vàng Ngọc Bích, Luyện gọi điện thoại cho Hồng đến đón để đi băng bó vết thương ở tay. Hồng khai sau khi rời trạm y xế xã, Luyện đã bắt xe khách rời khỏi địa phương. Trước khi đi, hắn đưa cho Hồng 2 dây chuyền và biên nhận cầm cố xe máy của ông chú. Luyện dặn anh họ bán vàng lấy tiền chuộc xe giúp mình. Tuy nhiên, Hồng không làm theo mà đưa hết số vàng trên cho bố của Luyện. Nhà chức trách cho rằng, thời điểm đó, Hồng đã biết Luyện liên quan vụ cướp tiệm vàng nhưng không trình báo công an.
Trương Thanh Hồng là người đầu tiên của vụ án bị bắt. Ảnh: Liên Hợp |
Còn bố Luyện thừa nhận đã nghe con trai thú nhận là thủ phạm gây án. Nghe lời Luyện, ông đã đem số vàng giấu hắn cướp tại tiệm Ngọc Bích giấu trên tầng 2 mang đi chôn cạnh chuồng gà. Trong khi đó, mẹ của Luyện đã mang chiếc áo dính máu của con để lại ở nhà giặt sạch phi tang.
Sau khi bỏ trốn lên Lạng Sơn, Luyện đã trú ngụ tại nhà cô ruột Lê Thị Định. Cơ quan điều tra cùng đã tìm thấy một túi vàng trong khu vệ sinh của nhà bà Định.
Theo Viện trưởng Nguyễn Việt Hùng, Lê Văn Nghi (chồng bị can Định) được xác định có dấu hiệu che giấu, không tố giác tội phạm. Tuy nhiên, sau đó anh ta đã hợp tác với nhà chức trách, sang Trung Quốc để dẫn dụ Luyện về Việt Nam. Còn Hoàng Văn Trai (người đưa Luyện sang Trung Quốc) được cơ quan tố tụng Bắc Giang cho rằng chưa có tài liệu nào xác minh anh ta biết việc gây án của Luyện.
Những người che giấu nghi phạm vụ thảm sát ở Bắc Giang
Biết con trai vừa gây ra vụ giết người, cướp vàng ở tiệm Ngọc Bích, ông Miên vẫn cất giấu tang vật; người mẹ mang chiếc áo dính đầy máu đi giặt. Thông tin Lê Văn Luyện lẩn trốn ở Lạng Sơn được gia đình giấu kín.
Sau 5 ngày điều tra vụ thảm sát ở tiệm vàng Ngọc Bích ở phố Sàn (huyện Lục Nam, Bắc Giang), Giám đốc Công an tỉnh Phạm Văn Minh thông báo đã xác định một trong những hung thủ trực tiếp gây án là Lê Văn Luyện (18 tuổi, xã Thanh Lâm).
Cơ quan điều tra đã bắt khẩn cấp cha mẹ của Luyện là Lê Văn Miên và Trương Thị Thơm cùng Trương Thanh Hồng (anh họ Luyện) để điều tra về hành vi che giấu tội phạm. Ông Trương Văn Hợp (cha của Hồng) bị tạm giữ do tình nghi không tố giác tội phạm.
Trương Thanh Hồng tại cơ quan điều tra. Ảnh: VTV. |
Cảnh sát xác định, khi xảy ra vụ án tại tiệm vàng Ngọc Bích, Luyện gọi điện thoại cho Hồng đến đón ở địa điểm cách tiệm này không xa để đi băng bó vết thương ở tay. Lúc này, Luyện đang tạm cầm máu bằng một ít lá cây và giấy ăn. Khi được sơ cứu khâu 5 mũi ở 2 ngón tay, anh ta từ chối trả lời các nhân viên y tế về nguyên nhân thương tích.
Hồng khai, ngay sau đó Luyện đã bắt xe khách rời khỏi địa phương. Trước khi đi, anh ta đưa cho Hồng 2 dây chuyền và biên nhận cầm cố xe máy của ông chú. Luyện dặn anh họ bán vàng lấy tiền chuộc xe giúp mình. Tuy nhiên, Hồng không làm theo mà đưa hết số vàng trên cho bố của Luyện.
Nhà chức trách cho rằng, thời điểm đó, Hồng đã biết Luyện liên quan vụ cướp tiệm vàng nhưng không trình báo công an. Hành vi này của anh ta có dấu hiệu không tố giác tội phạm.
Khu vực phía sau ngôi nhà 2 tầng của gia đình Luyện, cảnh sát phát hiện khoảng 50 cây vàng chôn dưới đất. Ảnh: Hà Anh. |
Hai người nữa bị cảnh sát cho rằng cũng có hành vi che giấu tội phạm là cha mẹ của Luyện. Khi cảnh sát tìm thấy túi nilon to đựng nhiều vòng cổ, 13 vòng đeo tay, 199 nhẫn vàng... (chừng 50 cây vàng) chôn phía sau nhà, ông Trương Văn Miên (bố của Luyện) mới thừa nhận, đã nghe con trai thú nhận là thủ phạm gây án. Luyện gọi điện thoại về cho bố nói đang ở Lạng Sơn, nhờ ông đem số vàng giấu trong tủ trên tầng 2 mang cất giấu. Ông Miên đã đào hố, chôn túi vàng ở cạnh chuồng gà. Ngày hôm sau, ông Miên lên Lạng Sơn tìm con nhưng không gặp.
Trong khi đó, mẹ của Luyện đã mang chiếc áo dính máu của con để lại ở nhà giặt sạch phi tang. Hiện, chiếc áo sơmi nền trắng chấm đen này đã bị cảnh sát thu giữ.
Theo nhiều người dân thôn Sơn Đình 2, gia đình ông Miên bán thịt lợn ở đầu thôn và chỉn chu làm ăn, không có điều tiếng với xóm giềng. "Họ đã thương con mù quáng", một bà lão chép miệng.
Người dân thôn Sơn Đình 2 theo dõi khá chi tiết vụ việc liên quan đến người hàng xóm của mình trên báo mạng. Ảnh: Hà Anh. |
Luyện đã bị dụ từ Trung Quốc về Việt Nam
Dụ được Lê Văn Luyện từ Trung Quốc trở về, Lê Văn Nghi (chú rể) vờ đau bụng, bảo hắn đi trước rồi lẻn vào bụi lau, bấm điện thoại báo cho lực lượng biên phòng. Xuống đến chân đồi, cách biên giới chừng 200 m, Luyện bị bắt.
Ngày 24/8, vài giờ sau khi gây án, Lê Văn Luyện bắt xe khách lên Lạng Sơn. Hắn điện thoại cho người chú rể Lê Văn Nghi (31 tuổi, thôn Nà Tồng, Trùng Khánh, huyện Văn Lãng) đón để vào thăm nhà cô ruột.
Suốt quãng đường trên 10 km từ nhà đến ngã ba Na Sầm để đón Luyện, Nghi không biết đã xảy ra chuyện gì với đứa cháu. Tới thị trấn Na Sầm, ông chú tìm mãi mới thấy Luyện đứng bên vệ đường, không mang theo hành lý, quần áo bảnh bao. Luyện nhờ chú mua hộ bao thuốc lá để lấy "thuốc" chữa vết thương ở ngón tay. "Tôi hỏi sao không điện thoại tiếp chỉ nơi đang đứng, để chú chờ mãi", Lê Văn Nghi kể.
Luyện lý nhí đáp: “Cháu bán rồi”. Chiếc điện thoại tang vật vụ cướp tiệm vàng Ngọc Bích đã được hắn bán với giá 400.000 đồng.
Những ngày ở nhà cô chú, Luyện hầu như không làm gì, chỉ ngủ. Tối 27/8, Hoàng Văn Trai (nhà bên cạnh) sang chơi, trong lúc ngồi uống rượu, Luyện đặt vấn đề: “Anh Trai đi Trung Quốc nhiều, chắc bên đó người ta có việc làm, kiếm nhiều tiền lắm nhỉ. Anh giới thiệu cho em đi làm với”.
Trai bảo, có người chị vợ tên Lan lấy chồng Trung Quốc, đang cần thuê người chặt mía, làm cỏ sắn, ngày công khoảng 20-30 nhân dân tệ (chừng 60.000-90.000 đồng). “Ngày mai cho em sang bên đó nhé, đi nước ngoài một chuyến cho biết”, Luyện nói.
Sáng hôm sau, Nghi, Trai dẫn Luyện đi qua đường mòn đến khu vực biên giới. Thấy đứa cháu bồn chồn ngó nghiêng, ông chú giục đi nhanh để mình còn về làm ruộng. Tới khu vực Trà Lẩu (thị xã Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc), Nghi đưa cho Luyện 100.000 đồng, dặn: “Nếu làm được thì ở, không về với chú”.
Chú của Luyện quay về Việt Nam còn hắn và Trai đi tiếp vào Sùng Trổ, cách biên giới Việt - Trung chừng 50 km. Ngày hôm sau, Lê Văn Nghi đột ngột gọi điện thoại cho Trai bảo tìm cách đưa Luyện trở về Việt Nam vì hắn đang bị truy nã đặc biệt do giết người, cướp của.
Một phần số vàng cướp được, Luyện đem lên nhà Nghi, cho vào hộp nhựa giấu tại khu vực vệ sinh. Ảnh: Liên Hợp |
Trai gấp rút quay về Việt Nam. Lê Văn Nghi gặp người hàng xóm này và dặn nếu trong 3 ngày không đưa được Luyện về thì "chết cả nút". 5h sáng 31/8, hai người đèo nhau bằng xe máy đến Trạm kiểm soát Biên phòng Na Hình trao đổi với đại úy Hoàng Đắc Sơn.
Trước khi cho Lê Văn Nghi được phép xuất cảnh sang Trung Quốc, đại úy Sơn điện báo cáo Chỉ huy đồn Biên phòng Na Hình, đồng thời dặn khi nào đưa được Luyện về thì điện gấp cho anh biết.
Đến thị trấn Bằng Tường (khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc), Trai điện thoại cho chị gái, yêu cầu: "Phải đưa thằng đó về thôi, việc nghiêm trọng lắm. Đưa nó ra bến xe Bằng Tường, sẽ có người đón”.
Sau khi ăn cơm trưa ở Bằng Tường, Luyện, Nghi cùng Trai quay trở về Việt Nam. Khi đến đường mòn Pò Khuyên (thôn Na Hình, Thụy Hùng), nhớ lời lực lượng biên phòng dặn, Lê Văn Nghi nói với Luyện: “Chú đau bụng quá, cháu cùng với chú Trai đi trước”.
Sau đó, Lê Văn Nghi lẻn vào một bụi lau sậy, điện thoại báo tin cho lực lượng biên phòng. Lệnh tấn công được phát ra, ôtô do đại úy Nguyễn Đức Cường (Trạm trưởng biên phòng Na Hình) cầm lái chở thượng tá Nguyễn Năng Nhạ (Đồn trưởng biên phòng Na Hình) đỗ ngay trước mặt Luyện khi hắn đang đi bộ ở chân đồi. Đại úy Cường bật cửa xe, bất ngờ hỏi Luyện: “Chú tên là gì?”. Theo phản xạ, hắn nói: “Cháu là Luyện”.
Lập tức, các sĩ quan biên phòng vây quanh hắn, bẻ quặt tay ra đằng sau, tra còng số 8. Luyện hoảng hốt: “Sao các chú lại bắt cháu?”. Thượng úy Phạm Trung Du nói: “Các anh bị bắt vì xuất cảnh trái phép qua biên giới”. Ông chú của Luyện cùng Hoàng Văn Trai được dẫn giải về sau, bằng xe máy.
Ba cán bộ biên phòng trực tiếp tham gia bắt Luyện. Ảnh: Lê Thanh Hiền |
Chiều 7/9 trao đổi với VnExpress.net, Viện trưởng VKSND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Việt Hùng cho biết, Lê Văn Nghi được xác định có dấu hiệu che giấu, không tố giác tội phạm. Tuy nhiên, sau đó anh ta đã hợp tác với nhà chức trách, sang Trung Quốc để dẫn dụ Luyện về Việt Nam.
Hiện Nghi chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự. "Quá trình điều tra mở rộng vụ án nếu tiếp tục phát hiện thêm sai phạm thì người này sẽ bị khởi tố", ông nói. Còn Trai được cơ quan tố tụng Bắc Giang cho rằng chưa có tài liệu nào xác minh anh ta biết việc gây án của Luyện.
Sau nhiều ngày lấy lời khai, hai người này đã được về nhà. Tuy nhiên, trưa 7/9 vợ Nghi là Lê Thị Định (cô của Luyện) bị khới tố do có hành vi che giấu tội phạmSát thủ Luyện sa lưới do chú rể đoái công chuộc tội
Lê Văn Luyện thú nhận, do cần một lượng tiền để làm ăn lớn vì quá trình đi làm thuê của y bị “vỡ nợ”, y đã nảy sinh ý đồ đột nhập vào tiệm vàng Ngọc Bích, tiệm vàng được xem là giàu có nhất phố Sàn, để trộm tài sản.Theo báo Dân Trí cho biết, sáng nay 1-9, Thượng tá Bùi Văn Điển - Trưởng phòng PC 45, Công an tỉnh Lạng Sơn - thông báo :
"Việc đưa đối tượng Luyện về Việt Nam là lực lượng công an đã vận động, thuyết phục chú rể Luyện là Lê Văn Nghi - người đưa Luyện sang Trung Quốc trước đó, tiếp tục quay sang Trung Quốc tìm Luyện đưa về để lập công chuộc tội. Nghi đã tìm đến Hoàng Văn Trai là người cùng làng sang Sùng Trổ, Bằng Tường, Trung Quốc nơi Luyện trú ngụ. Sau khi gặp Luyện, Nghi đưa Luyện đi ăn uống rồi nói Luyện đi theo nhưng không nói rõ là đi đâu.
Tổ công tác phối hợp bắt được Luyện. Luyện khai báo thành khẩn, khai rằng trên quá đường trốn chạy đã giấu vàng tại nhà chú rể nhưng không cho ai biết. Trong lúc gia đình chú rể đi vắng, Luyện đã bọc vàng bằng túi bóng, giẻ và cho vào 1 lọ thủy tinh đem ném vào nhà vệ sinh lẫn với hố phân để cất giấu.
Chúng tôi đã truy tìm tang vật. Nghi đã lập công chuộc tội và đã báo cáo toàn bộ sự việc lên cơ quan chức năng."
Phó Ban chỉ đạo cải cách tư pháp TW:
Từ vụ án Lê Văn Luyện, nên thay đổi luật?
Trong lần sửa đổi toàn diện Bộ Luật hình sự sắp tới, theo tôi vấn đề này cần phải đặt lên bàn để trao đổi, nghiên cứu thật kỹ", bà Lê Thị Thu Ba nói.Hoàn toàn chia sẻ với làn sóng dư luận xã hội trong những ngày qua song bà Lê Thị Thu Ba, Phó Văn phòng Trung ương đảng. Phó Ban thường trực Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương cho rằng không thể để cảm tính yêu ghét chi phối.
"Pháp luật quy định đối với phụ nữ có thai và đối với thanh niên, trẻ em gái dưới 18 tuổi chưa đến tuổi thành niên khi phạm tội thì không áp dụng hai mức án cao nhất là chung thân và tử hình.
Bà Lê Thị Thu Ba |
Bị cáo Luyện cùng lúc phạm hai tội cướp và giết. Hai tội này theo quy định của Bộ Luật tố tụng cho phép được tổng hợp hình phạt mức tối đa có thể lên tới 30 năm tù. Đó là nguyên tắc nhưng kết luận sau cùng phải phụ thuộc vào quá trình điều tra, xét xử.
Khi làm luật pháp thì người ta chỉ tính tới cái chung, chưa tính tới những trường hợp nhẫn tâm và vô nhân tính như hành động của Luyện" - bà Ba nói.
“Bản thân tôi cũng rất bức xúc và căm phẫn. Trong quá trình cướp của, vì sợ bị nhận mặt, trả thù Luyện giết người lớn đã đành, đằng này trẻ em cũng không tha. Đó là hành động của một con người máu lạnh.
Trước mắt tôi chưa nghĩ tới chuyện sửa đổi Luật vì trước hết, luật vẫn là luật. Trong quá trình áp dụng thì vẫn phải tuân thủ. Sau này có lẽ cần phải nghiên cứu một cách đầy đủ và kỹ lưỡng hơn”.
Hung thủ Lê Văn Luyện |
Tuy nhiên, bà Lê Thị Thu Ba cũng cho rằng: “trong lần sửa đổi toàn diện Bộ Luật hình sự sắp tới, theo tôi vấn đề này cần phải đặt lên bàn để trao đổi, nghiên cứu thật kỹ. Nếu cần thiết thì nên có một quy định mở, đối với trường hợp quá tàn ác cũng không nên áp dụng theo cái chung”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Có ý kiến gì không?