Thư gửi người lái xe buýt
Thư cảm ơn tôi muốn gửi đến người lái xe buýt số 29. Xin lỗi vì quá ngỡ ngàng nên không kịp nhìn biển số xe buýt đó. Xin lỗi vì không nhìn thấy mặt của vị lái xe này nên tôi không biết phải xưng hô như thế nào vậy tôi xin gọi là Ngài.
Tôi xin kể lại câu chuyện cho mọi người hiểu vì sao tôi cảm ơn vị lái xe buýt này. Ngày 24/7 vào lúc 7h40 địa điểm điểm đỗ huyện ủy Từ Liêm, tôi một sinh viên Đại học công nghiệp Hà Nội đang chờ xe buýt 29 đi về khu B của trường để thi quân sự. Khi có xe buýt đến tôi như thường lệ chuẩn bị lên xe và thật may cho tôi xe lúc đó vắng và chỉ có một mình tôi lên xe này, đợi cho khách xuống hết rồi tôi mới lên xe và khi lên được xe chợt anh lơ xe nở một nụ cười “nhếch mép” rồi nhẹ nhàng nói với tôi “đi cửa trước đi em”, giật mình tôi nhận thấy mình đã vi phạm nội quy của xe buýt là không được lên cửa sau mà phải lên bằng cửa trước. Ngài lái xe nói vọng xuống gọi tôi lên để Ngài kiểm tra vé của tôi và lẽ dĩ nhiên tôi nhanh nhẹn “nhẩy” nhanh xuống xe và đi lên bằng cửa trước. Ngài đợi cho tôi đi gần đến cửa trước rồi roẹt cánh cửa đóng, Ngài rồ ga vút đi để lại một cột khói quấn lấy tôi và sự “ngỡ ngàng” của tôi.
Chính về thế tôi viết thư này để cảm ơn Ngài vì đã dậy cho tôi một bài học, bài học mà trong gần 4 năm gắn bó với những chiếc xe buýt không khỏi “thổn thức”.
Trước hết tôi tự hỏi Ngài đã lái xe buýt bao năm rồi, Ngài đã bao nhiêu lần chỉ mở cửa sau mà không mở cửa trước? Ngài đã bao nhiêu lần chỉ mở cửa xe vài giây rồi đóng cửa ngay để “thử thách” sự nhanh nhẹn của khách hàng đi xe buýt?
Ngài đã bao nhiêu lần đỗ trả khách ở cách bến đỗ của xe buýt đến cả chục mét để hả hê cười khi thấy khách hàng chạy theo xe của Ngài? Ngài đã bao giờ cười khểnh khi thấy khách đi xe buýt đứng ở cửa trước ánh mắt “long lanh” hi vọng Ngài “nhón” tay mở cửa trước cho họ lên? Ngài đã bao giờ chỉ vòng vào điểm dừng đỗ rồi đi luôn không cho ai lên chưa? Nếu Ngài đọc được những dòng này thì xin hãy trả lời cho tôi biết. Xin cảm ơn Ngài trước.
Cảm ơn Ngài đã cho tôi biết Ngài lái xe buýt nắng mưa thất thường, lúc vui thì cho chúng ta lên xuống bằng hai cửa như một. Còn lúc họ buồn thì tốt nhất là khách hàng nên chú ý lên xuống đúng cửa và tốt nhất là nên nhanh chân kẻo lại phải đi bộ ngược lại hay phải nghe Ngài giận dỗi khi lên không đúng cửa.
Cảm ơn Ngài vì dậy cho tôi biết lúc lên xe ngoài việc phải cố gắng đề phòng những kẻ móc túi còn phải xem lái xe buýt sẽ mở cửa nào để còn nhanh chân lên xe, đừng có cố đợi ở cửa trước trong khi cửa sau đang mở để khách trên xe xuống xe, đừng cố đợi ở cửa sau khi mà cửa trước vừa mở và hãy nhanh lên bởi vì suất lên xe chỉ dành cho những ai nhanh nhất mà thôi. Và điều quan trọng đừng để chân quá gần gầm xe vì nếu có lỡ không lên được xe thì chân cũng không bị xe cán qua.
Cảm ơn Ngài đã cho tôi biết xe buýt tuyến này (tuyến 29) có rất nhiều xe, không lên xe của Ngài thì có xe khác ở sau, chỉ cách nhau có 20 phút thôi cứ từ từ mà chờ biết đâu đấy có thể đi được xe sau thì sao. Và thật may cho tôi bao nhiêu công sức chờ đợi đã bắt được xe và lần này nhờ Ngài chỉ dạy mà tôi đã đợi ở cửa trước xe kế tiếp sau xe của Ngài và dĩ nhiên có lẽ tôi nhận được ánh mắt “thân thiện” của khách trên xe buýt vì đã lên bằng cửa trước trong khi hầu hết những người lên cùng lúc với tôi chen nhau lên bằng cửa sau.
Cảm ơn Ngài vì làm đã giúp tôi luyện được đức tính “bình tĩnh” để mỗi lần đợi xe buýt sẽ bớt “hụt hẫng” hơn khi những chiếc xe buýt vụt vào bến rồi vút đi nhanh qua bến mà những người ở dưới đợi xe buýt đang không hiểu vì không chú tâm hay sao mà không nhìn thấy Ngài mở cửa xe.
Cảm ơn Ngài đã cho tôi biết luật là luật đừng lấy nhưng lý do ngụy biện là mình “thường” lên xe bằng cửa sau để làm lý do cho sự phạm luật này.
Cuối cùng cảm ơn Ngài vì đã cho tôi hiểu với xe buýt thì lái xe là thượng đế khách hàng thì chỉ là những người chờ đợi Ngài ban ơn để có thể được thưởng thức tài nghệ lái xe của Ngài. Và nếu được tôi cũng xin được gửi những lời cảm ơn này đến những người lái xe buýt khác có “đức tính” như Ngài. Cảm ơn vì tất cả.
Đào Đình Hoàng
Thư gửi những ai từng đi xe buýt
Tôi may mắn được gặp những con người làm ở bus tốt bụng, họ nhiệt tình vẫn nở nụ cười dù rằng trên xe họ đi làm phải chở hàng trăm hành khách với không khí ngột ngạt.
Gửi tất cả những ai từng đi trên xe bus!
Tôi - 1 người viết báo, 1 người đi học, đi làm bằng xe bus suốt 7 năm qua. Tôi cũng có cảm nhận riêng về bus nhưng cảm nhận của tôi được nhìn nhận từ tất cả mọi khía cạnh. Tôi từng đọc 1 bài viết của 1 người đi xe bus tại Sài Gòn. Bác ấy kể về câu chuyện một anh thanh niên bán vé khi nhìn thấy một cụ già lên xe đã chạy lại gần dắt cụ lên và kiếm ghế cho cụ ngồi và anh thanh niên đó còn trả tiền vé xe bus cho cụ già. Đó chỉ là một câu chuyện nhỏ nhưng là góc tốt của bus. Đến khi đọc bài viết của bạn, tôi lại được nghe một câu chuyện của một góc tối của bus. Tôi hiểu, đó là những lời nói chân thành với mong muốn được tiếp nhận. Nhưng ai sẽ nhận đây?
Lãnh đạo xe bus, những người lái xe những người làm ngành bus hay là chính các bạn???
Giờ tôi sẽ chia sẻ cảm nhận về bus của tôi. Ngày mới bắt đầu đi học bằng bus, tôi là một cô bé ngây thơ, lạ lùng với chiếc xe bus. Được biết thế nào là bus với giá vé từ Nội Bài về Hà Nội chỉ có 5.000 đồng, rồi được biết một anh bán vé tốt bụng không lấy tiền của mình. Tôi may mắn được gặp những con người làm ở bus tốt bụng, họ nhiệt tình vẫn nở nụ cười dù rằng trên xe họ đi làm phải chở hàng trăm hành khách với không khí ngột ngạt. Tôi tự hỏi những lúc ấy ai nghĩ cho họ??
Rồi một ngày tôi được biết vào mỗi sáng các bác lái xe và bán vé phải tỉnh dậy đi làm lúc 3 - 4h sáng tinh mơ. Bây giờ xin hỏi có bạn nào dậy đi học lúc ấy không? Một ngày các bác xe bus phải đi 8 lượt xe với 10h trên xe bus, thời gian nghỉ sau mỗi lượt là 5p. Một ngày họ chở trên xe hàng nghìn người, đưa mọi người đi đến nơi mọi người cần với giá 3-5.000 đồng. Tôi tự hỏi có ai nghĩ họ áp lực như thế nào? Nếu ai làm nghề lái xe, ai từng biết cảm giác ngồi trên xe bus 10h liên tục là như thế nào, tôi tin sẽ hiểu được! Vậy khi có ai đó làm gì không đúng nguyên tắc trên xe, họ có cáu, có gắt là sai nhưng ai tạo cho họ? Không nhẽ một ngày phải nhẹ nhàng với hàng nghìn người dù họ sai? Hay phải nâng niu?
Còn chuyện cánh cửa không được mở, tôi biết các bác lái xe sai nhưng đôi lúc sẽ có chuyện đó với trường hợp sau: mùa hè xe nóng, điều hòa mở mà trên đội các bác lái xe phải chịu áp lực về dầu xe. Nếu âm dầu bị trừ lương? Có ai hiểu? Hay mọi người lên xe với 5.000 đồng và mong mình làm thượng đế? Những hành động quát mắng trên xe dành cho lái xe và phụ xe như ra lệnh "Bật điều hòa lên!!" hành động đó là có văn hóa? Lái xe hay bán vé họ cũng là con người cũng như chúng ta mà thôi, mỗi người một nghề và tôi tin 100% mọi người ở đây đều có lúc áp lực với công việc và không kìm nén được.
Còn chuyện những anh bán vé, khi mọi người với văn hóa đi xe lên xe bus mua vé xe. Trong chúng ta có ai từng đi trốn vé hay đi vé giả không? Hay có ai đi xe bus mà không được anh bán vé trả vé xe dù đã đưa tiền? Chắc chắn là có. Tôi biết chuyện bán vé thu tiền mà tiền đã thu nhưng không được trả vé là có. Tôi cũng từng lên xe mua vé và nói với anh bán vé là không cần đưa e vé, đơn giản tôi biết sự vất vả của các anh, nỗi khổ của các anh mà chẳng ai biết đến.
Với mức lương 1,5 triệu - 2 triệu đồng/tháng, tôi tự hỏi là sinh viên có ai sống được không ? hay với một cuộc sống bình thường có ai sống đủ thời bây giờ? Ấy vậy mà các bác, các anh bán vé ấy vẫn phải sống và làm việc một ngày 10h với mức lương ấy?
Các bạn có vẻ khó chịu nhưng phải sống trong môi trường ấy chúng ta mới hiểu được. Và cái việc nó chẳng ảnh hưởng đến mình thì tại sao mình phải nói hay tỏ vẻ khó chịu. Liệu khi biết chuyện này các bạn có đứng lên nói với lãnh đạo cho các bác các anh bán vé không? Hay các bạn lên xe, không được đưa vé sẽ nói vào mặt các anh?
Xin thưa là ở cuộc sống này không ai lấy đi cái gì của ai được, không ai lấy không cái gì được cả! Nếu đòi hỏi một cuộc sống công bằng thì chỉ có trong giấc mơ mà thôi. Tôi tin là nếu được hưởng một mức lương xứng đáng thì chẳng ai lại đi làm cái việc ấy, không ai đi làm cái việc đó. Và nếu mỗi người chúng ta cư xử đúng mực, giữ đúng văn hóa thì sẽ không ai làm điều đó với mình. Hãy nhìn nhận vấn đề từ mọi khía cạnh và hãy cư xử đúng mực!
Còn tôi dù rằng mọi mảng tối đen hay tốt đẹp ở bus tôi đều biết nhưng tôi tin dù rằng nó có được nói ra thì cũng không giúp được các bác xe bus hay các bạn đi xe. Nhưng ít nhất tôi cũng làm được một việc cho các bác xe bus đó là nói lên tâm trạng của họ để chia sẻ với mọi người.
Xin cảm ơn đã đọc bài của tôi!
Hai Lopez
Cùng nhau góp phần xây dựng xã hội văn mình
Đọc bài bạn Hải Lopez cũng như những bạn có ý kiến khen, chê dịch vụ xe buýt, tôi thấy các bạn đều có lý và chưa có lý. Có lý ở chỗ những gì các bạn phản ánh, dù tốt hay chưa tốt, đều đúng. Chưa có lý ở chỗ lời khen/chê của các bạn chỉ đúng ở một khía cạnh. Vì vậy, tôi xin đưa ra cách tiếp cận khác để mọi người cùng suy nghĩ nhé. Thứ nhất, lãnh đạo các công ty xe buýt đã làm tốt nhiệm vụ của mình chưa? Nhiệm vụ của họ bao gồm thiết kế các tuyến xe buýt một cách hợp lý, nghiên cứu các chế độ đào tạo, thưởng phạt rõ ràng dành cho tài xế và phụ xe, giám sát và quản lý hoạt động của các tuyến và các xe một cách rõ ràng, minh bạch, không phải thông qua đội ngũ giám sát xe, hiện đại hóa hệ thống xe buýt, như trả tiền tự động (hệ thống bây giờ mới chỉ là 1/3 tự động)...
Họ cũng làm việc 8h sáng - 5h chiều như người khác, và họ gần như ko bao giờ đi xe buýt cả, chỉ ngồi đó mà nói thôi, đâu có biết thực trạng ngành vận tải công cộng như thế nào đâu. Việc đánh giá cao các tài xế xe buýt và phụ xe là đúng, và thêm vào đó, các bạn hãy hướng mũi dùi chỉ trích vào bộ phận lãnh đạo, quản lý của các công ty xe buýt hơn là chỉ trích tài xế và phụ xe.
Cũng liên quan đến đội ngũ lãnh đạo và quản lý của các công ty xe buýt, họ nên xem xét lại kế hoạch thu chi tài chính để quỹ sửa chữa nâng cấp xe nhiều hơn nữa. Các bạn cứ nhìn sang các hãng xe chạy đường dài, như Mai Linh, như Phương Trang, Hưng Thành... xe của họ tốt như thế nào, mát mẻ và chế độ phục vụ tốt như thế nào. So sánh như thế là khập khiễng, nhưng nếu chất lượng xe buýt cũng như xe chạy các tuyến dài đó thì chắc chắn là sẽ có ít phàn nàn hơn, cả từ phía hành khách lẫn lái xe và phụ xe.
Tôi đã từng đi xe buýt của các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái hay Indo. Chỉ có dịch vụ xe buýt của Singapore là thoải mái nhất, nhưng nên nhớ rằng ở Singapore, hệ thống tàu điện ngầm của họ quá tốt. Nếu chất lượng xe buýt tồi thì công ty xe buýt chỉ có nước phá sản. Còn ở các nước kia, xe buýt vẫn là một trong những phương tiện giao thông công công chủ lực. Tôi đã từng bị nhồi nhét trong xe buýt trên quãng đường hơn 20km ở Malaysia, và xung quanh thì rất nhiều người gốc Ấn.
Tuy nhiên, xe buýt của họ sạch hơn nhiều xe buýt VN và điều hòa thì mát hơn. Chứ nếu bị nhồi kiểu đấy ở VN thì chết chắc. Vậy vai trò của lãnh đạo các công ty xe buýt là gì? Thứ hai, đành rằng tài xế và phụ xe có những biểu hiện chưa văn minh. Nhưng để tạo nên một xã hội văn minh, mỗi người cần làm tốt phần của mình. Các bạn hãy cư xử với tài xế và phụ xe một cách văn minh nhất có thể. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Các bạn cư xử chưa văn minh thì đừng hy vọng họ sẽ đối xử một cách tử tế với các bạn.
( Doan Binh )
quá ngây thơ
Bạn thật là quá ngây thơ,trước hết nói về lương của họ theo như bạn nói là họ chỉ đc mức lương từ 1,5-2tr/tháng.mình không biết bạn cập nhập số lương đó ở đâu.nhưng thực tế lại khác như theo mình biết thì từ lâu lúc chưa có chỉ thị tăng lương của nhà nước thì lương của người phụ xe(người galăng không lấy tiền vé của bạn) đã là 2tr và % số vé bán đc trong tháng,còn người lái xe thì 3tr-4tr,mình biết đc điều này cũng tình cờ mình đi xe gặp 2 người làm trong 1 xe buýt cãi nhau,và mình cũng từng thực tập ở xe điện hà nội do đó chuyện đó không có j lạ, Còn về vấn đề bạn đi đc free như 1 bạn đã nhắc như trên tôi dám khẳng định với bạn số bạn nữ đc đi free nhiều gấp nhiều lần so với các cụ già đó(lý do chắc bạn hiểu) về vấn đề chuyện mà bạn bảo là họ ko mở cửa là do sợ hết dầu thì bạn chẳng biết tí gì về vấn đề này,còn bạn bảo bạn đã đi xe buýt 7 năm trời mà bạn chỉ đưa ra những lý do trên thì chắc hẳn bạn phải có mối quan hệ tốt với các bác tài nên bạn mới đc xuối gió mát chèo như vậy,trước thời tôi vẫn phải đi xe buýt đi học nhiều khi đợi cả tiếng đồng hồ cũng không lên đc xe,mà đó là đầu bến và xe hoàn toàn không có vị khách nào.nói chung nói đến xe buýt thì nói cả ngày không hết chuyện, Dù răng những vấn đề bạn nêu ra cũng có nhưng đó chỉ là nhưng tia sáng soi trong mặt trời, ko thấm vào đâu cả.mà ngay khi họ chấp nhận làm nghề này là họ phải chấp nhận tất cả những điều kiện và môi trường họ phải làm rồi.ko thể trách thề này thế kia
( hoàng )
ĐI xe buýt như hiện nay thì chưa thể gọi là văn hóa
tôi có một vài ý kiến như thế này Bạn có cái nhìn phiếm diện, một phía, thiếu khách quan trong vấn đề này. Những điều bạn nêu lên chỉ là một điểm nhỏ và hiếm thấy trong khi đi xe buýt. Tôi là người thường xuyên đi xe buýt đi làm, từ 5h30 sáng, không bao giờ có chuyện hành khách quát mắng lái xe và phụ xe như bạn nói đâu, mà chỉ có điều ngược lại thôi. Nhiều lúc tôi thấy dân ta hiền quá, hiền tới mức nhu nhược thì đúng hơn. Khi chứng kiến những điều không hay về ứng xử của lái xe và phụ xe trên xe buýt thì không có ai dám lên tiếng chỉ trích để làm cho chất lượng tốt hơn mà mọi người chỉ lo không ảnh hưởng gì tới mình là được. Họ chấp nhận và an phận
Hiện nay nhìn người dân ta đi xe buýt mà phát khiếp, xe chưa đến nơi đã ùa ra chen lấn xô đẩy nhau, chèn ép nhau làm cho không thể lên xe được, thậm chí có những người bị mắc tay lại sái hết cả cánh tay, người thì bị xô đẩy cho ngã dúi ngã dụi. Đành rằng một số người đi xe buýt thiếu ý thức và họ muốn nhanh lên xe để kiếm một chỗ ngồi, nhưng lí do đó một phần là nhà nhà xe. Xe đến không đỗ đúng chỗ đã trả khách và đón khách, mở cửa thì không theo quy định, thích mở cửa nào thì mở, khách chưa lên xong đã rồ ga phi đi cực kỳ nguy hiểm, không có hành động nhắc nhở hoặc hướng dẫn gì với khách và khi có người lỡ xe, vấp ngã thì cười hả hê.
Trong nghề nào cũng có khoảng sáng khoảng tối, có người xấu người tốt, nhưng đa phần tôi thấy cách phục vụ của ngành xe buýt còn quá thiếu chuyên nghiệp trong khi xe buýt hoạt động từ rất lâu rồi. Cũng có những bác lái xe và phụ xe tốt bụng nhưng so với số không tốt thì nó ít quá bạn ah. Nhân đây tối muốn nói với những người đi xe buýt là chúng ta đừng chen lấn xô đẩy, hãy bình tĩnh nhường nhau lên xe, nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người tàn tật. Một số thanh niên khỏe mạnh nhưng khi lên xe nhìn thấy những người đáng để nhường chỗ ngồi thì họ lại chỉ biết nhìn với đôi mắt vô cảm. Một lý do nữa là dân ta thể lực yếu quá, đứng một tý đã không chịu được, phải rèn luyện thân thể để khỏe mạnh và cường tráng hơn.
( Nguyễn Ngọc Trình )
đi xe ở HCM mà hồi hộp
2 ông tài xế cùng xe chạy qua , dừng ở dải phân cách , đưa nhau điếu thuốc thuốc mà hút ==" , chạy qua chạy lại gặp nhau , la lên om sòm , tài xế tiếp viên nói chuyện với như như tát nước , xe buýt toàn là học sinh đi mà mấy ổng chửi thề như chơi vậy !
Xe 18.24 chạy trên tuyến quang trung là hay đông khách , nhét khách như nhét heo vậy còn xe 55 thì ko thèm đón khách mặc dù xe rộng lắm , gặp khách hổng ưa là đi luôn . xe 32 chạy đường Phạm Văn chiêu thì chuyên gia lấn tuyến , chửi khách dưới đường lẫn trên xe như tát nước có 2 lần gặp tiếp viên xe 103 với số 7 là dc cái dễ thương thôi !
( zummery )
Đó là cái giá phải trả cho lối kinh doanh xe buýt theo kiểu "Nhà nước và nhân dân cùng làm"
Nhà nước quản lý bằng hành chính (thông qua trung tâm điều độ hành khách công cộng) và người dân tự doanh thông qua hoạt động kinh doanh xe buýt. 10 năm trước ngưới ta hồ hởi đầu tư vào xe buýt mà không cần quan tâm đến ý kiến của "người trong nghề" là, kinh doanh xe buýt thu KHÔNG BAO GIỜ đủ bù chi. 10 năm trước xe mới, cái gì cũng mới, chi phí sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, vỏ lốp, xăng dầu, ....là khá thấp so với doanh thu từ vé. Theo thời gian, xe cũ đi, chi phí tăng lên, kinh doanh xe buýt thực tế là để "có làm có ăn", vô phương tích lũy, xảy ra phát sinh là lỗ chỏng gọng.
Lỗ nhưng vẫn phải chạy, không chạy thì đói. Lỗ tăng lên thì sự lịch thiệp, "văn minh" cần có với khách đi xe cũng giảm tương ứng. Vì sao lỗ ? Vì giá vé bị Nhà nước khống chế, đơn giản thế thôi. Nhà nước khống chế giá vé nhưng không khống chế giá xăng dầu, giá vật tư phụ tùng, lương tài xế phụ xế, ....đố có lời được đấy. Đọc "thư cảm ơn" trên mới thấy kinh doanh xe buýt bây giờ tệ như hồi chưa có "phong trào" xe buýt. Quãng cách bây giờ là 20 phút, tương lai sẽ còn lớn hơn nữa. Xe buýt chả khác mấy xe đò liên tỉnh.
Nhớ hồi xửa hồi xưa (chỉ khoảng 15 năm trước thôi), ờ Sài Gòn chỉ có 1 hãng tư nhân kinh doanh xe buýt là Sài gòn Star (của nước ngoài), quãng cách giữa 2 chuyến xe là 5 phút giờ cao điểm và 7 phút giờ bình thường chính xác đến từng giây. Khi hãng này rút lui, "Nhà nước và nhân dân cùng làm", ban đầu độ chính xác còn tính bằng phút với quãng cách 7-15 phút, còn bây giờ thì ....loạn.
Người ta chạy thế nào miễn "hốt" được nhiều khách càng tốt, không quan tâm thời gian. Khi đến cái đoạn "thu không bù chi" thì hành khách bị coi rẻ như ....giá vé. Kinh doanh xe buýt mà không có bù lỗ từ nguồn thu khác (từ khoản thuế nào đó) thì dù là quốc doanh hay dân doanh cũng lỗ như nhau. Bạn Hoàng sẽ còn phải "học" nhiều hơn nữa vì người ta không còn coi bạn là "thượng đế".
( Phan Bảo Lâm )
Ám ảnh bởi bus
Lâu rồi mình cũng búc xúc rất nhiều không biết kể cùng ai, cũng từ chuyến xe bus 48 ở TP.HCM. Mình đi làm về vào 1 chiều tối và mưa tầm tã, và chiếc xe bus tuyến 48 đi qua đường Lê Trọng Tấn, hầu hết các tài xế đều lái rất ẩu, ra vào trạm ko cần quan tâm xung quanh. Và tai họa ấy mình là người đã gánh chịu, chiếc xe ấy tấp bến 1 cách bất ngờ và mình phải né 1 cách nhanh nếu ko sẽ bị va vào xe, rồi hậu quả là mưa đường trơn mình thắng gấp và xe bus quá sát và mình bị quăng ra xa. May người dân gần đó ra giúp mình và bảo mấy thằng này đi ẩu, mà còn vô trách nhiệm, không chịu dừng lại xem người ta ra sao. Mình bị trầy sướt khá nhiều, may ko đi viện, nhưng không đi được và nghỉ làm 10 ngày. Tội nhất vẫn là bé con mình, bé mới 10 tháng tuổi đang bú mẹ nhưng mẹ không thể bế hay lo được gì cho con. Mới đầu mình nhất quyết ko dùng kháng sinh, chỉ vệ sinh, nhưng vết trầy quá sâu, nếu ko có kháng sinh sẽ nhiễm trùng, mình chọn rắc chứ không uống. Nhưng sữa ko cho con bú được, bé phải bú ngoài mấy ngày còn mẹ thì khổ sở vì đau đớn, và thương con ko được mẹ chăm sóc kỹ.
Đến bây giờ mỗi lần đi làm về thấy tuyến xe bus 48, tôi vẫn ám ảnh, sợ hãi khi đi ngang qua. Mong là vận tải công cộng khá hơn, ko chỉ với người trực tiếp sử dụng mà kể cả những người dân di chuyển trên đường.
( Mẹ bé Rainy )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Có ý kiến gì không?