Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Thư gửi người lái xe buýt

Thư cảm ơn tôi muốn gửi đến người lái xe buýt số 29. Xin lỗi vì quá ngỡ ngàng nên không kịp nhìn biển số xe buýt đó. Xin lỗi vì không nhìn thấy mặt của vị lái xe này nên tôi không biết phải xưng hô như thế nào vậy tôi xin gọi là Ngài.
Tôi xin kể lại câu chuyện cho mọi người hiểu vì sao tôi cảm ơn vị lái xe buýt này. Ngày 24/7 vào lúc 7h40 địa điểm điểm đỗ huyện ủy Từ Liêm, tôi một sinh viên Đại học công nghiệp Hà Nội đang chờ xe buýt 29 đi về khu B của trường để thi quân sự. Khi có xe buýt đến tôi như thường lệ chuẩn bị lên xe và thật may cho tôi xe lúc đó vắng và chỉ có một mình tôi lên xe này, đợi cho khách xuống hết rồi tôi mới lên xe và khi lên được xe chợt anh lơ xe nở một nụ cười “nhếch mép” rồi nhẹ nhàng nói với tôi “đi cửa trước đi em”, giật mình tôi nhận thấy mình đã vi phạm nội quy của xe buýt là không được lên cửa sau mà phải lên bằng cửa trước. Ngài lái xe nói vọng xuống gọi tôi lên để Ngài kiểm tra vé của tôi và lẽ dĩ nhiên tôi nhanh nhẹn “nhẩy” nhanh xuống xe và đi lên bằng cửa trước. Ngài đợi cho tôi đi gần đến cửa trước rồi roẹt cánh cửa đóng, Ngài rồ ga vút đi để lại một cột khói quấn lấy tôi và sự “ngỡ ngàng” của tôi.
Chính về thế tôi viết thư này để cảm ơn Ngài vì đã dậy cho tôi một bài học, bài học mà trong gần 4 năm gắn bó với những chiếc xe buýt không khỏi “thổn thức”.

Trước hết tôi tự hỏi Ngài đã lái xe buýt bao năm rồi, Ngài đã bao nhiêu lần chỉ mở cửa sau mà không mở cửa trước? Ngài đã bao nhiêu lần chỉ mở cửa xe vài giây rồi đóng cửa ngay để “thử thách” sự nhanh nhẹn của khách hàng đi xe buýt?

Ngài đã bao nhiêu lần đỗ trả khách ở cách bến đỗ của xe buýt đến cả chục mét để hả hê cười khi thấy khách hàng chạy theo xe của Ngài? Ngài đã bao giờ cười khểnh khi thấy khách đi xe buýt đứng ở cửa trước ánh mắt “long lanh” hi vọng Ngài “nhón” tay mở cửa trước cho họ lên? Ngài đã bao giờ chỉ vòng vào điểm dừng đỗ rồi đi luôn không cho ai lên chưa? Nếu Ngài đọc được những dòng này thì xin hãy trả lời cho tôi biết. Xin cảm ơn Ngài trước.
Cảm ơn Ngài đã cho tôi biết Ngài lái xe buýt nắng mưa thất thường, lúc vui thì cho chúng ta lên xuống bằng hai cửa như một. Còn lúc họ buồn thì tốt nhất là khách hàng nên chú ý lên xuống đúng cửa và tốt nhất là nên nhanh chân kẻo lại phải đi bộ ngược lại hay phải nghe Ngài giận dỗi khi lên không đúng cửa.
Cảm ơn Ngài vì dậy cho tôi biết lúc lên xe ngoài việc phải cố gắng đề phòng những kẻ móc túi còn phải xem lái xe buýt sẽ mở cửa nào để còn nhanh chân lên xe, đừng có cố đợi ở cửa trước trong khi cửa sau đang mở để khách trên xe xuống xe, đừng cố đợi ở cửa sau khi mà cửa trước vừa mở và hãy nhanh lên bởi vì suất lên xe chỉ dành cho những ai nhanh nhất mà thôi. Và điều quan trọng đừng để chân quá gần gầm xe vì nếu có lỡ không lên được xe thì chân cũng không bị xe cán qua.
Cảm ơn Ngài đã cho tôi biết xe buýt tuyến này (tuyến 29) có rất nhiều xe, không lên xe của Ngài thì có xe khác ở sau, chỉ cách nhau có 20 phút thôi cứ từ từ mà chờ biết đâu đấy có thể đi được xe sau thì sao. Và thật may cho tôi bao nhiêu công sức chờ đợi đã bắt được xe và lần này nhờ Ngài chỉ dạy mà tôi đã đợi ở cửa trước xe kế tiếp sau xe của Ngài và dĩ nhiên có lẽ tôi nhận được ánh mắt “thân thiện” của khách trên xe buýt vì đã lên bằng cửa trước trong khi hầu hết những người lên cùng lúc với tôi chen nhau lên bằng cửa sau.
Cảm ơn Ngài vì làm đã giúp tôi luyện được đức tính “bình tĩnh” để mỗi lần đợi xe buýt sẽ bớt “hụt hẫng” hơn khi những chiếc xe buýt vụt vào bến rồi vút đi nhanh qua bến mà những người ở dưới đợi xe buýt đang không hiểu vì không chú tâm hay sao mà không nhìn thấy Ngài mở cửa xe.
Cảm ơn Ngài đã cho tôi biết luật là luật đừng lấy nhưng lý do ngụy biện là mình “thường” lên xe bằng cửa sau để làm lý do cho sự phạm luật này.
Cuối cùng cảm ơn Ngài vì đã cho tôi hiểu với xe buýt thì lái xe là thượng đế khách hàng thì chỉ là những người chờ đợi Ngài ban ơn để có thể được thưởng thức tài nghệ lái xe của Ngài. Và nếu được tôi cũng xin được gửi những lời cảm ơn này đến những người lái xe buýt khác có “đức tính” như Ngài. Cảm ơn vì tất cả.
Đào Đình Hoàng

Mình đi xe 59 cũng gặp nhiều tình trạng tương tự như bạn.Hôm qua mình đi xe 59, về đường Ngô Gia Tự, do đang làm đường, lái xe viện lý do ko có biển đỗ nên ko dừng, cả chục con người đang chờ xuống nhưng đành....bó tay.
Khi tôi gọi đến tổng đài thì chỉ được vài câu à ơi..."để em liên hệ xem thế nào", nhưng lần nọ lần kia rồi vẫn thế, ko hiểu họ có biết rằng gia đình, bạn bè họ cũng sẽ có những lúc đi xe búyt và gặp trường hợp như thế.
Cũng là xe buyt nhung minh thấy các xe của XN xe Buyt Hà Nội (xe 11) thì chất lượng tốt hơn rất nhiều, thái dộ phục vụ cũng dễ chịu hơn.
( tran hieu vo )

Nói đúng lắm!
Tôi rất đồng ý với bạn. Từng là sinh viên mới ra trường không lâu, 4 năm đi học đều đi xe bus nên đã chứng kiến không ít những trường hợp thiếu văn hoá của người lái xe cũng như phụ xe, tuy nói vậy sẽ là không đúng với nhiều chú nhiều bác lái rất tử tế vì không phải là tất cả đều như vậy. Tôi xin lỗi với những người khác. Tuy nhiên, phải nói rằng việc đỗ dừng xe đón khách vào các giờ cao điểm vô cùng lộn xộn. Có khi phải đợi đến chuyến thứ 4, 5 mới bắt được xe vì lái xe tự ý bỏ bến; nhiều khi nhìn từ xa thấy trên xe không đông đã mừng vội nhưng cũng không cho khách lên. Có xe ghé lại bến chút rồi chờ cho khách xúm quanh cửa thì họ vụt đi thậm chí còn cười cợt những khách không may mắn chúng tôi. Tôi xin kể chuyện này mà chính tôi là một hành khách trên xe. Có lần ngồi xe 27, không hiểu hôm đó bác lái xe có chuyện gì mà lái rất ẩu, 2 -3 phút xe lại phanh gấp 1 lần, nhẹ thì chỉ chao đảo người, còn mạnh thì ngã dúi dụi trong khi trên xe nào người già, nào phụ nữ có bầu. Một số người có tuổi trên xe có ý nhắc nhở nhưng bac lái vẫn chẳng thay đổi gì mà còn đi ẩu hơn. Và đến bến bus gần chùa Hà thì xe phanh giật mạnh một cái và điều gì đến đã đến. Khi kịp định thần lại sau cú chấn động đó thì xe không đi nữa vì tông phải 1 chị đi xe máy phía trước, lái xe với phụ xe phải chạy xuống ngay để thu xếp... Rồi họ đuổi tất cả khách xuống bảo đi xe khác, chắc giải quyết vẫn chưa xong... Vậy đấy, còn nhiều bức xúc khác của người đi xe mà tôi nghĩ nhiều người cũng như tôi. Thiết nghĩ, phải có hành động khắc phục chứ với văn hoá xe bus công cộng thế này, hành khách bị coi thường mà còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông trên đường.
( Lê Hằng )

đi xe ở HCM mà hồi hộp
2 ông tài xế cùng xe chạy qua , dừng ở dải phân cách , đưa nhau điếu thuốc thuốc mà hút ==" , chạy qua chạy lại gặp nhau , la lên om sòm , tài xế tiếp viên nói chuyện với như như tát nước , xe buýt toàn là học sinh đi mà mấy ổng chửi thề như chơi vậy !
Xe 18.24 chạy trên tuyến quang trung là hay đông khách , nhét khách như nhét heo vậy còn xe 55 thì ko thèm đón khách mặc dù xe rộng lắm , gặp khách hổng ưa là đi luôn . xe 32 chạy đường Phạm Văn chiêu thì chuyên gia lấn tuyến , chửi khách dưới đường lẫn trên xe như tát nước có 2 lần gặp tiếp viên xe 103 với số 7 là dc cái dễ thương thôi !
( zummery )

Cần lên án họ
Hôm đó lớp tôi cũng xuống khu B đi tập Quân sự. Nhưng mình không đi xe buýt,Nhưng quả thật,nhìn thấy mấy cái xe buýt mình đã rất ác cảm rồi. Vì thái độ của họ với người đi xe,kể cả người đi đường nữa. Dĩ nhiên là cũng có người tốt kẻ xấu nhưng nhìn chung phải gọi là toàn người vô học. Mình không hiểu những người giám sát ở đâu rồi nhỉ?
( VS )

Đó là cái giá phải trả cho lối kinh doanh xe buýt theo kiểu "Nhà nước và nhân dân cùng làm"
Nhà nước quản lý bằng hành chính (thông qua trung tâm điều độ hành khách công cộng) và người dân tự doanh thông qua hoạt động kinh doanh xe buýt. 10 năm trước ngưới ta hồ hởi đầu tư vào xe buýt mà không cần quan tâm đến ý kiến của "người trong nghề" là, kinh doanh xe buýt thu KHÔNG BAO GIỜ đủ bù chi. 10 năm trước xe mới, cái gì cũng mới, chi phí sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, vỏ lốp, xăng dầu, ....là khá thấp so với doanh thu từ vé. Theo thời gian, xe cũ đi, chi phí tăng lên, kinh doanh xe buýt thực tế là để "có làm có ăn", vô phương tích lũy, xảy ra phát sinh là lỗ chỏng gọng.
Lỗ nhưng vẫn phải chạy, không chạy thì đói. Lỗ tăng lên thì sự lịch thiệp, "văn minh" cần có với khách đi xe cũng giảm tương ứng. Vì sao lỗ ? Vì giá vé bị Nhà nước khống chế, đơn giản thế thôi. Nhà nước khống chế giá vé nhưng không khống chế giá xăng dầu, giá vật tư phụ tùng, lương tài xế phụ xế, ....đố có lời được đấy. Đọc "thư cảm ơn" trên mới thấy kinh doanh xe buýt bây giờ tệ như hồi chưa có "phong trào" xe buýt. Quãng cách bây giờ là 20 phút, tương lai sẽ còn lớn hơn nữa. Xe buýt chả khác mấy xe đò liên tỉnh.
Nhớ hồi xửa hồi xưa (chỉ khoảng 15 năm trước thôi), ờ Sài Gòn chỉ có 1 hãng tư nhân kinh doanh xe buýt là Sài gòn Star (của nước ngoài), quãng cách giữa 2 chuyến xe là 5 phút giờ cao điểm và 7 phút giờ bình thường chính xác đến từng giây. Khi hãng này rút lui, "Nhà nước và nhân dân cùng làm", ban đầu độ chính xác còn tính bằng phút với quãng cách 7-15 phút, còn bây giờ thì ....loạn.
Người ta chạy thế nào miễn "hốt" được nhiều khách càng tốt, không quan tâm thời gian. Khi đến cái đoạn "thu không bù chi" thì hành khách bị coi rẻ như ....giá vé. Kinh doanh xe buýt mà không có bù lỗ từ nguồn thu khác (từ khoản thuế nào đó) thì dù là quốc doanh hay dân doanh cũng lỗ như nhau. Bạn Hoàng sẽ còn phải "học" nhiều hơn nữa vì người ta không còn coi bạn là "thượng đế".
( Phan Bảo Lâm )

Có mấy nghìn đồng thôi ấy mà.
Tất cả các phàn nàn của quý vị đều đúng cả. Là một người già, tôi xin xác nhận điều này. Bản thân tôi cũng rất nhiều lần bị rơi vào cac tình huống do các quý vị kể ở trến. Ngoài ra, có lần tôi đươc chứng kiến một tình huống như thế này : Một hành khách vừa phàn nàn về cung cách phục vụ của nhà xe, thì đước nhà xe đốp trả lập tức, mà nói rất to kia, rất cửa quyền kia : Xuống đi tắc xi, còn đi xe buýt thì chỉ có thế thôi. Tôi thấy rất bất bình, định tham gia một câu, song đã kịp nghĩ lại nên thôi, đành tự an ủi mình là, thôi, chỉ có mấy nghìn ấy mà, họ đang " xót " cho nhà nước, vậy thì kệ họ thôi.
( Đoàn Huệ )

Ám ảnh bởi bus
Lâu rồi mình cũng búc xúc rất nhiều không biết kể cùng ai, cũng từ chuyến xe bus 48 ở TP.HCM. Mình đi làm về vào 1 chiều tối và mưa tầm tã, và chiếc xe bus tuyến 48 đi qua đường Lê Trọng Tấn, hầu hết các tài xế đều lái rất ẩu, ra vào trạm ko cần quan tâm xung quanh. Và tai họa ấy mình là người đã gánh chịu, chiếc xe ấy tấp bến 1 cách bất ngờ và mình phải né 1 cách nhanh nếu ko sẽ bị va vào xe, rồi hậu quả là mưa đường trơn mình thắng gấp và xe bus quá sát và mình bị quăng ra xa. May người dân gần đó ra giúp mình và bảo mấy thằng này đi ẩu, mà còn vô trách nhiệm, không chịu dừng lại xem người ta ra sao. Mình bị trầy sướt khá nhiều, may ko đi viện, nhưng không đi được và nghỉ làm 10 ngày. Tội nhất vẫn là bé con mình, bé mới 10 tháng tuổi đang bú mẹ nhưng mẹ không thể bế hay lo được gì cho con. Mới đầu mình nhất quyết ko dùng kháng sinh, chỉ vệ sinh, nhưng vết trầy quá sâu, nếu ko có kháng sinh sẽ nhiễm trùng, mình chọn rắc chứ không uống. Nhưng sữa ko cho con bú được, bé phải bú ngoài mấy ngày còn mẹ thì khổ sở vì đau đớn, và thương con ko được mẹ chăm sóc kỹ.
Đến bây giờ mỗi lần đi làm về thấy tuyến xe bus 48, tôi vẫn ám ảnh, sợ hãi khi đi ngang qua. Mong là vận tải công cộng khá hơn, ko chỉ với người trực tiếp sử dụng mà kể cả những người dân di chuyển trên đường.
( Mẹ bé Rainy )

Ý kiến của người đi xe buýt
Qua những chuyện kể về văn hóa xe buýt ở Hà Nội , thì dịch vụ xe buýt ở TP.HCM tương đối tốt hơn - tuy không thể hoàn hảo như ...quy định . Điều tốt nhất là Trung tâm vận chuyển hành khách nên nhắc nhở các nhân viên phục vụ phải tuân thủ những quy định đã đề ra cho hành khách tham gia đi xe buýt ( lên cửa trước,xuống cửa sau- dừng đổ đúng nơi qui định - lịch sự với hành khách...VV... ) có thế ,nhà nước không cần buộc đi xe buýt thì bà con vẫn sẽ sử dụng loại hình vận chuyển công cộng này thôi.
( Lý Thị Thanh Loan )

chuyen thuong ngay o huyen
ban dung trach Ngai 29 lam gi, Ngai do dau co duoc di hoc van hoa dau ma
( tran bao ngan )

xe buýt
Cần thiết và cấp bách sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để bảo về quyền lợi cũng như tài sản của hành khách đi xe buýt. Hi vọng vnexpress sẽ đồng hành cùng các hành khách tham gia giao thông bằng phương tiện này.
( Ha co )

Một sự tồn tại vô lý
Đọc bài viết của bạn Hoàng. và những ý kiến của các độc giả khác, thấy buồn quá. Tôi không đi xe bus nhưng bị xe bus cho ăn đòn mấy lần rồi, bị tạt tai, lấn đường thường xuyên. Có một điều lạ là nếu chúng ta đi sai làn, vượt sai.... thì bị các đồng chí CSGT toét còi ngay nhưng mấy ngài xe bus thì gần như miễn, chỉ khi va quệt hoặc gây tai nạn thì mới thấy mấy đồng chí CSGT hỏi đến. Vì sao vậy nhỉ? Hàng ngày tôi đi làm trên đường Giải phóng còn chứng kiến các ngài xe bus vượt trên cầu vượt cơ, ngoạn mục lắm, cứ tưởng tượng cả cái xe to như cái nhà chạy song song một xe ô tô khác trên cầu là đã hết hồn rồi. Nói ra để chia sẻ với nhau vậy thôi, chúng ta vẫn phải "sống chung với xe bus thiếu ý thức". Biết làm sao được!
( Nguyễn Hồng Vân )

Ý thúc quá kém
Những người lái xe và phụ xe này hầu như là không co văn hoá thì phải .Xét cho cùng thì họ cũng chả có thứ hạng gì trong xã hội .Ý thức của những người như vậy thử hỏi đến khi nào xã hội mới phát triển được .
( T-T )

Thư gửi người lái xe Bus
Chào các bạn đã, đang và sẽ đi xe buýt, cuộc sống quanh chúng ta có nhiều điều thú vị, bên cạnh gương người tốt cũng còn đâu đó những mặt chưa tích cực. Xe buýt là một trong số đó, từ người điều hành như trực đường dây nóng, đến nhân viên bán vé tháng, nhân viên lái xe và phụ xe... cũng có nhiều người tốt nhưng bên cạnh đấy còn quá nhiều "Ngài" nói như bạn Hoàng. Đến bao giờ các Ngài mới thấu hiểu thảo dân xe buýt đây? chuyện la hét, chửi bới và quên đón khách là thường ngày, hình như các bác ấy đang hướng tới ISO BUS về tiết kiêmk thời gian và chi phí, xe ít khách đõ quá tải lâu hỏng khấu hao cao, chạy ngày từng đấy chuyến nhưng kết thúc sớm tiết kiệm nhiều thời gian cho tất cả nhân viên, thế này mà theo UBND TP Hà Nội nói đến năm 2015 đáp ứng 25% đi lại của người dân thì các NGÀI sẽ thế nào?. Hy vọng ngày gần nhất xe xe Buýt sẽ trở nên thân thiện với chúng ta. Xe buýt muôn năm!
( Nguyễn Hùng )

ở TPHCM cũng có khác gì đâu
Hà Nội cũng y chang TPHCM , ghét xe buýt là vậy
( Zummery )

@gà con
xe buýt ở HCm cũng có khác gì đâu, được cái là đỡ hơn không phải cà chớn với khách , bắt khách đuổi theo đâu , nhưng còn việc phục vụ của mấy anh mấy chị tiếp viên mới là ớn kìa , h bữa , em có đi xe số 55 của Saigonbus , thì lúc giữa trưa , mấy chị kéo màn lại cho đỡ nắng , anh tiếp viên thấy vậy liền liếc mắt nhìn mấy chị , mấy chị thấy vậy liền cột màn lên ( mặc dù trời nắng ) xong rồi có mấy anh chị lỡ nói chuyện quá lớn thì bị chửi : " đi mấy cái vé tập có 1.2 ngàn là làm nháo nhào lên hết vậy , im đi " xong rồi liếc ! cũng trên xe 55 , h bữa em lại gặp 1 chị có thai cũng đã lớn rồi , nhưng thường thấy phụ nữa có thai thì tiếp vine6 xe buýt hay nhắc nhỡ mọi người nhường ghế , nhưng cái bà bán vé này bả làm lơ luôn , gặp xe lúc đó đông , em cũng đứng , trên xe rất nhìu mấy anh chị sinh viên mà cũng lơ luôn , tiếp viên của Saigonbus chãnh lắm !
( zummery Gaga )

Xe Buýt TP Hồ Chí Minh cũng thế thôi!!!!
Tôi đã từng sống ở Hà nội và Hồ Chí Minh. Thời sinh viên ở Hà nội phương tiện duy nhất là xe buýt. Nay vào thành phố Hồ Chí Minh, đi làm tại nhà máy ở Bình Dương, phương tiện duy nhất cũng là xe buýt. Thời sinh viên thì không thể nào quên cảnh chen chúc nhau trên xe buýt. nhưng xe buýt Hà nội ( thời đó tôi đi tuyến 21,44) có vẻ trật tự lên xuống đúng cửa hơn ở TP Hồ Chí Minh, tuy những lúc đông thì lái xe vẫn linh động cho lên xuống ở hai cửa. Việc đó thì tôi không care lắm. Vẫn có thể linh động được, như thế nào hợp lý thì làm, miền là giúp cho khách hàng được thuận tiện. Nhưng còn những vấn đề khác thì đúng là không thể chấp nhận được: chuyện nhà xe hút thuốc trong xe buýt, lạn lách, đua tốc độ. bấm còi inh ỏi, thả khách bắt khách như ăn cướp, chuyển xe...tôi gặp như cơm bữa.
Xe buýt ở thành phố Hồ Chí Minh còn dừng lại mua đồ ăn, sáng nào cũng như sáng nào (xe 04) , hoặc không chuẩn bị xăng, cứ đến sáng mới ghé cây xăng đổ, thản nhiên như không, tuy chỉ mất 5 phút của các nhưng có thể lỡ mất xe đưa rước của chúng tôi, và không có xe đưa rước thì làm sao mà đi làm được, nhưng cái quan trọng là không thèm nói 1 câu xin khách hàng chờ trong giây lát ( xe 33 )...
Không biết hiện tượng này hiện giờ có ở Hà nội hay không? Đó là chưa kể đến ý thức của khách hàng đi xe buýt, xả rác bừa bãi, nói lớn, chửi bậy. Những cái đó nhà xe có quyền quản lý cho đúng thì lại chẳng thấy.... Nói tóm lại là văn minh công cộng Việt nam bao giờ mới thay đổi được? Tôi nghĩ trước hết trách nhiệm này thuộc về những người làm chủ xe buýt.
( hatmit1985 )

"cảm thông"
tôi xin nói thêm rằng Bố tôi cũng làm nghề lái xe và trên hết tôi biết và cảm thông với những bức xúc của nghề lái xe nhất là lái xe buýt. Nhưng không phải thế mà họ cho mình có cái quyền trút cơn giận lên khách đi xe buýt.
( Đào Đình Hoàng )

Thì là do xe bus chủ quản nhà nước - không có cạnh tranh mới thế
Bài viết của bạn xác thực lắm: - mình gặp trường hợp lơ xe vứt tiền của khách xuống nền xe khi họ không còn cách nào khác phải đưa 500.000 ngàn đồng - Chửi khách mày không hiểu tiếng người à. Xe không đông vẫn bỏ khách như thường, chở khách chạy gần đến đóng cửa cái sập. Có cơ chế cho DN tư nhân kinh doanh xe bus thì tốt quá nhà nước ơi.
( Hoa )

Khong biet keu ai
Thật không thể hiểu được các bác lái xe bus nghĩ gì nữa. Dung là tình trạng xe bus hiện nay càng ngày càng xuống cấp, nhưng khong biết kêu ai vì có lẽ di xe bus chỉ dành cho những người thu nhập thấp và thấp cổ bé họng.
Tôi là một công chức nhà nước, lương không có nhiều nên đi xe bus đi làm, nhà cách bến xe kha xa gần 2km nhưng hôm thi xe chạy sớm hôm chạy muộn nên đến có quan hầu như bị muộn nên xét thi đua bao giờ cũng phải sếp sau đồng nghiệp vì lỗi đi muộn. Hôm nay ngày 27/7 một ngày thật đặc biệt, tôi đi xe 33 đến cơ quan như thường lệ, đứng cửa trước lái xe không mở đành phai chạy nhanh xuống cửa sau chiếc xe bus 33 số 29N5928.
Tôi nghĩ của trước hỏng nên không thể mở được và các bến tiếp sau của trước cũng không mở dù hành khách lên xe là người lớn tuổi hay tại bên xuống nhiều người thì người lên vẫn phải đợi và không nhanh thì bị quát tháo nhanh chân lên như ban ơn. Tuy nhiên đến chỗ tòa nhà dầu khí đối diện Trung tâm chiếu phim quốc gia thì lái xe dùng lại, mở cửa trước cho một cô gái xuống xe. Lúc này tôi mới hiểu được là cửa xe không hỏng nhưng lái xe không thích cho khách lên của trước. Tôi đã thử gọi điện đến tổng đài theo hướng dẫn trên xe nhưng là tổng đài tự động, ai muốn nói gì thì nói như kiểu nói để giải tỏa nên lại thôi. Không biết kêu ai bây giờ để tránh khỏi tình trạng bức xuc nay?! Có lẽ nên hiểu theo nghĩa như công sở hay nói " điều 1 sếp đúng, điều 2, nếu sai xem lại điều 1" thì trên xe bus lái xe là sếp chăng?!
( Bui Huy Cuong )
chuyến xe ra bờ hồ
Cảm ơn bạn đã có bài viết rất hay. Tôi còn nhớ thời sinh viên tôi đi xe bus ra bờ hồ, có một bác gái từ từ quê ra, vừa hớt hải lên xe sau khi hỏi phụ xe biết là nhầm thì vội vàng xuống, bác gái ấy chưa kịp xuống thì cánh cửa xe bus đã đóng lại kết quả là bác ấy ngã ngất ra bị thương ở mặt và ở chân sau đó chuyến xe bus đó phải dừng lại và đưa bác ấy đi viện.
Tôi thật sự là bức xúc với mấy anh lái xe bus và phụ xe, các anh có biết rằng việc các anh làm như vậy đã gây ra một vụ tai nạn xảy ra cho người dân hay không?
( pham thu huyen )

Thư gửi người lái xe buýt
Tôi thấy bạn nói cũng đúng vấn đề mà rất nhiều người biết nhưng không mấy ai nói. Đó là thái độ phục vụ trên các chuyến xe bus ở Việt Nam là cực kì tồi tệ, không khác gì thời bao cấp với chế độ xin cho. Đỗ dừng ở các điểm dừng như ăn cướp. Tôi đã chứng kiến rất nhiều vụ bị kẹt tay, chân, rồi mất cả dép.... rồi ở bến xe thì trong người lái và phụ thì ngồi trong xe điều hòa, còn thượng đế thì đứng dưới trời nắng( vô tình không để ý là xe chạy mất). Có lẽ cần phải chấn chỉnh lại ngay phong cách và thái độ phục vụ của hệ thống xe bus VN, nhìn nó ta có thể đánh giá được 1 phần của xã hội
( Lê Trọng Đạo )

Cảm ơn bài viết !
Bài viết rất hay, mặc dù tôi biết người viết đã rất "kiên nhẫn" để viết bài này. Để tồn tại, để đi xe buýt, để sống trên cuộc đời này chúng ta phải biết "kiên nhẫn". Đó sự thử thách của các "thượng đế" đối với chúng ta là vậy. Chúc mọi người thượng lộ bình an, gặp nhiều may mắn !
( Nguyễn Vinh )

Chuyện quá bình thường.
Đây có phải là lần đầu tiên bạn gặp trường hợp này không? Hơn 4 năm mình đi học bằng xe bus mình đã gặp hàng tá trường hợp như vậy, có khi là ngày nào cũng có luôn. Nhưng bạn cũng phải hiểu cho những bác tài, học sinh lên xe cứ nói chuyện như là đang ở nhà ấy. Ầm hết cả xe, cả lên xuống xe cũng không có quy tắc, viết bậy lên xe, vứt rác... nhiều lắm. Những lí do đấy cũng để những bác tài làm vậy rồi.
( Hoàng Đình Mạnh )

CON SÂU LÀM RẦU NỒI CANH
Chuyện bạn nói là 'chuyện thường ngày ở huyện'. Đúng là tập cho ta tính bình tĩnh, chứ mà mỗi lần như thế lại thất vọng, chán nản thì ... sống không nổi. Tuy nhiên, tôi đang sống và làm việc tại TPHCM, chưa gặp trường hợp nào xe buýt 'láo' như trường hợp của bạn. Có rất nhiều bác tài và nhân viên soát vé có tâm với nghề. Việc họ hành xử như vậy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như cơ sở hạ tầng, lương thưởng, đãi ngộ. Hi vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn.
( Thu Hồng )

Hoan hô bạn
Thật đúng. Đúng quá không sai một chút nào về các NGÀI lái xe bus.
( Hạ Cẩm Vy )

quá đúng
xe bus còn có trò đỗ cách bến cả m, các ngài bắt những người chuẩn bị xuống xe nhanh chân, nhanh chân. Chỉ cố tống cổ khách xuống không biết rằng dưới đường kia có những chiếc xe máy lao vun vút nếu xuống không kịp nhìn đường thì xe máy có thể tông vào bất cứ lúc nào
( lasaunon )

Chuyện thường ngày ở các bến xe búyt
Cám ơn bạn Hoàng.

Mình thường đi xe 58, điểm đón KCN Quang Minh (đối diện Mê Linh Plaza) nhưng có ngày 4 lượt xe bỏ bến. Đến chuyến thứ 5 thì mình bức xúc quá chặn đầu xe buýt lại để xin "ban ơn" cho mình lên xe vì hôm đó có cuộc họp ở cty. Bác tài bảo "lên cửa sau", nhưng khi mình vừa đi lại cửa sau thì bác rồ ga chạy mất đến chuyến thứ 6 mình mới lên được xe. Hôm đó mình đến cty muộn 1h, may mà cuộc họp bị hoãn lại đến hôm sau nếu không thì mình chắc bị khiển trách.
Xin gửi tới các nhà quản lý xe buýt: Các vị hãy đóng vai dân thường thử một lần đi xe 07, 54, 58, 27 ... vào khoản tầm từ 6h đến 8h và từ 16h30 đến 19h thì các vị thấy như thế nào. Nhân viên không xe vé cho khách.( Một lần tôi đi xe 27 còn bị nhân viên thu vé chửi lại vì tôi đòi vé.) bỏ bến, thái độ thiếu tôn trọng người dân ...
Người dân đi xe máy nhiều dẫn đến tắc đường vì xe buýt quá chật chội, hay bỏ bến, thái độ phục vụ không tốt.
( Nguyễn Mạnh Cường )

Kinh hoàng xe buýt
Bài viết này đúng vs tình huống mà mình hay gặp ! Trong suốt 3 năm học cấp 3, chưa một lần nào có thế bình tĩnh mà lên xe buýt. Lúc nào người cũng phải chuẩn bị sẵn tinh thần để chạy theo xe nếu ko muốn muộn học, hoặc là đã lên được xe thì phải kiếm ngay một cái cột để bám đề phòng bị ngã ra sau do lái xe rồ ga lên Quả khủng khiếp mỗi khi nghĩ lại những điều ấy, còn khủng khiếp hơn khi một lần đang lên xe 19, vừa bước lên 1 bậc ở cửa trc thì lái xe đóng cửa làm cả người tôi bị kẹt ở đó, đau ê ẩm.
Nhiều lần lên xe, mặc dù mình đã nhanh hết sức nhưng vẫn bị mấy ông lái xe quát vì lên chậm, nếu nói lại thì lại bảo mình láo, nhưng sự thật tôi chả thấy mình sai cái gì mà đến nỗi bị quát cả. Đi xe buýt là điều kinh hoàng nhất trong cuộc đời tôi mà ko thể quên đc, tôi cũng sẽ không thể quên được những chuyến đi xe 32 mà tôi bắt buộc phải lên. Khủng khiếp, rùng rợn. Đi trên những cái xe đấy mà ko biết mạng sống mình sẽ ra sao.
( Lu )

Chao xe bus 29
Chào xe buýt 29. Tôi đã đi xe bus này từ năm 2003. Từ cái thời xe này như chuồng gà. Thái độ phục vụ quá kém. Đúng là công nhân có khác, lời nói như chợ búa, ăn nói lỗ mãng vô học. Thích dừng thì dừng, quát nạt khách hàng. Có đâu lái xe và phụ xe hơn tôi khoảng 2,3 tuổi nhưng tinh tướng lắm.
( voi con )

Gửi người lái xe bus
Các ngài lái xe bus thông minh và rất tiết kiệm cho nhà nước: Tôi thường xuyên đi xe số 17 tuyến Long biên-Nội bài. Các ngài lái xe bus thường xuyên không chạy đúng tuyến từ Long biên-Phủ lỗ-Nội bài. Các ngài chạy Long biên-Yên phụ-Cầu thăng long-Đông anh-Nội bài cho nhanh để đỡ phải đón khách.
Khi gọi điện thoại đến 0439714590 đường dây nóng của xe bus số17 tôi được trả lời là do đường tắc, trong khi đó xe tuyến số 15 Long biên-Phố nỉ vẫn chạy đúng tuyến, buộc phải đi xe 15 đến Dô Tiếp đến , lái xe số 17 các chuyến tối tầm 19h00 đến 21h00, các ngài lái xe bus thường dồn khách của ba xe số 17 vào một xe, hai xe còn lại quay đầu chạy về Long biên. Địa điểm dồn khách thường là bến xe bus ở Đông anh. Thực sự đó là một việc là tiết kiệm nếu được quản lý tốt.
Nhưng kính thưa các ngài quản lý xe số 17, các ngài có quản lý được các ngài lái xe số 17 thường xuyên làm chuyện dồn khách đó không. Chưa kể các ngài lái xe số 17 nổi hứng đang đi trên đường có hẹn bữa nhậu nào đó là các ngài dồn khách sang xe khác quay đầu về ngay lập tức-đặc biệt là các ngày cuối tháng âm. Vui buồn lẫn lộn khi có xe bus, nhưng cái cách các ngài lái xe bus chỉ mở cửa sau cho khách lên và xuống đã thành một qui định rồi, đề nghị nhà xe nên thay đổi lại qui định lên của trước xuống cửa sau cho phù hợp, nếu có thể sx loại xe bus chỉ có một cửa sau.
( hành khách )

Thái độ như thế là không thể chấp nhận được
Thật vô lý. Chúng ta hiểu rằng xe buýt hiện nay đang được trợ giá và những đồng tiền trợ giá đó lấy từ tiền thuế của chúng ta.

Không có lý gì các vị lái xe buýt tự cho mình cái quyền thích cho ai lên thì lên và mở cửa nào thì mở. Bản thân các vị chỉ là người làm công, nhận đồng lương có phần hỗ trợ từ tiền thuế của người dân thì nhẽ ra phải biết ơn nhân dân mà phục vụ.

Tôi đi xe buýt nhiều thì thấy đa phần lái xe buýt và phụ xe đều là loại thô lỗ, thậm chí có thể nói là vô học. Họ không có khái niệm gì về sự phục vụ hành klhách và nhân dân, những người đang gián tiếp mang lại công ăn việc làm cho họ. Như thế còn có thể nói về người lái xe buýt này là kẻ vô ơn.

Lãnh đạo cũng có một phần trách nhiệm. Không lẽ họ không biết tình hình ?
( Phan Tieu Long )

Cùng chủ đề
Hà Nội bây giờ nhếch nhách trong làm ăn ,dịch vụ ... Tránh làm sao được những bức xúc . Dịch vụ xe buýt công cộng không khác gì 30 năm về trước. Xuống Hải Phòng mà học tập
( luy HP )

Đồng cảm với bạn
Xin cảm ơn bạn đã mạnh dạn nói thay tôi với Ngài "thượng đế" đó. Tôi đã từng bị Ngài "thượng đế" đó dọa đuổi xuống xe ( Tôi đi xe số 14 TpHCM) chỉ vì tôi không chịu trả tiền cho đứa con 7 tuổi cao 120cm nhưng "Bà" tiếp viên nhất định đòi tiền với lý do "Bà ấy mới vào nghề không thể nhìn trẻ em mà đoán tuổi và chiều cao được ". Xe đang chạy mà Bà ấy đòi con tôi phải đi đến đo ở cái vạch đèn màu vàng nằm trên cây cột ngay cửa xe. Sau khi đo con tôi vẫn còn thấp hơn mức ấy Bà ấy mới chịu để yên. Ấm ức vô cùng đã vậy Ngài "thượng đế " còn thách thức : "số diện thoại đường dây nóng đó , báo đi".
( Lê Ngọc )

Thư gửi người lái xe buýt
Mình cũng đi xe bus hằng ngày ở HCM, Xe bus Hà Nội thú vị hơn nhiều đấy chứ.
( Phuoc Tan )

thế này mà đòi cấm xe máy và các phương tiện cá nhân
Tình trạng xe buýt cũng như giao thông công cộng vẫn ngày ngày như thế này mà người ta còn định cấm xe máy và các phương tiện cá nhân khác để dân thành phố đi xe buýt và giao thông công cộng thì không hiểu lúc ấy khách hàng còn bị đối xử như thế nào và lái xe, phụ xe sẽ còn tệ đến thế nào???
( ngoc ha )

Không thể
Có những lúc tôi tự hỏi bản thân không biết cái tình trạng lái xe buýt như vậy sez keo dài đến bao giờ, không biết các ong sếp ngồi điều hòa máy lạnh kia co hiểu được tinh trạng người dân "sợ" xe buýt như thế nào không??
( Minh )

Không đề
Ở HN có chuyện bắt xuống xe để đi lên bằng cửa trước à? Rồi còn bỏ khách không đón nữa. Sao bạn không gọi cho trung tâm điều hành xe buýt ngay lúc đó để tố cáo. Đến bao giờ thì tài xế xe buýt mới lái xe với tư tưởng rằng: còn hành khách là mình còn việc làm, có thêm khách là mình có thêm lương.
( ttt )

Đồng cảnh ngộ
Cảm ơn bạn vì bài viết. Mình cũng là một người sử dụng xe bus hàng ngày đi làm nên rất hiểu cảnh ngộ mà bạn gặp phải. Và mình cũng đã tìm trên mạng thấy cũng khá nhiều bài viết về thái độ phục vụ của công ty xe bus nhưng việc đâu vẫn đó. Chỉ khổ thay cho những khách hàng bỏ đồng tiền mang lại bát cơm cho công ty xe bus mà lại được hưởng những sự bực mình, nguy hiểm cho bản thân. Kính mong đề nghị các công ty xe bus sẽ có những điều chỉnh thích hợp để phát triển được trong tương lai.
( Sơn )

bài viết ấn tượng
Chào bạn. bài viết của bạn khá ấn tượng đó. mình cugnx từng đi xe buýt mấy 3 năm học cao đẳng. gặp phải rất nhiều trường hợp dỏ khóc dở cười. bạn nhận xét đúng đó, nhưng trong nhiều trường hợp thì việc người lái xe mà bạn gọi là ngài đó có lẽ đúng. trong tường hợp khách đông quá, nhưng phần lớn như vậy là sai. vì quy định là phải dừng đỗ đúng nơi quy định, cho khách lên xuống xe đúng vị trí và đúng cửa. Nếu tiếp tục đi xe buýt thì bạn vẫn phải chấp nhận thực tế đó thui.
Chúc bạn sẽ may mắn trong những lần đi xe khác!
( Liên )
Xe buýt Hà Nội-ấn tượng của tôi
Tôi rât đồng cảm khi đọc được bài viết nay của bạn. Tôi là người ở tỉnh lẻ thỉnh thoảng cũng về HN và đi xe buýt, và lần nào tôi cũng gặp chuyện bực mình. Tôi nhớ có lần tôi đi xe buýt khi tôi đang mang thai được khoảng 6 tháng khi xe đến điểm dừng, mọi người chen chúc nhau xuống xe, vì là người cẩn thận nên tôi đợi mọi người xuống hết rồi mới xuống, tôi vừa kịp bước chân xuống đường thì nghe "soạt", hoá ra váy của tôi bị cửa xe đóng kẹp vào nên bị rách, cũng may là cái váy bầu rách chứ không chắc tôi đã bị xe lôi đi rồi, sự việc chỉ xảy ra trong tích tắc nên không ai biết, khi tôi ngẩng lên thì xe buýt cũng chạy đi xa rồi.
Về nhà tôi cũng không dám kể với ai vì sợ mọi người chê là đồ chậm chạp vì tôi thấy mọi người bảo xe buýt HN chỉ đỗ ở điểm dừng vài giây thôi, ai không kịp lên xuống thì mặc kệ.
Một lần khác tôi đưa con đi công viên chơi, khi lên xe buýt tôi đã dặn cậu bán vé là khi nào đến công viên thì cho tôi xuống, cậu bán vé hơi gật đầu nhưng đi mãi chẳng thấy cậu ta bảo gì, tôi sốt ruột hỏi "đã đến công viên chưa em?" thì cậu ta bảo "qua lâu rồi bây giờ mới hỏi, ngồi ngay đấy mà còn không biết", quái lạ , không biết thì tôi mới nhờ cậu ấy nhắc chứ, báo hại tôi và thằng con bốn tuổi lại phải xuống đi bộ ngược trở lại.
Lại nói đến chuyện người bán vé xe buýt mà chúng ta vẫn quen gọi là "lơ", khi đi xe buýt HN tôi đặc biệt ấn tượng về những người này, bạn lên xe buýt và hãy để ý nhé, đó là những chàng trai còn khá trẻ, cũng có thể có gia đình rồi hoặc chưa, hãy nhìn vào khuôn mặt của họ, thật khó tả, ở đó toát lên một vẻ thờ ơ, vô cảm đến lạnh lùng, thấy bạn lên xe, anh ta sẽ tiến về phía bạn và hất hàm một cái, bất kể bạn là ai, già trẻ gái trai, bạn sẽ phải rút tiền ra để trả, anh ta sẽ nhận tiền từ tay bạn cũng bằng thái độ thờ ơ vô cảm đó.
Khi bạn hỏi anh ta điều gì, bạn sẽ nhận được những câu trả lời cộc lốc, thậm chí còn bị quát. Đó là những chuyện rất thông thường mà bất cứ khi nào đi xe buýt HN bạn cũng gặp. Tôi cũng hay than phiền về thái độ phục vụ của xe buýt HN với bác tôi vốn là một cán bộ ở TƯ hội phụ nữ, bác bảo "thế đấy cháu ạ, văn minh công cộng ở thủ đô mình còn kém lắm, bản thân những người phục vụ còn thế thì bao giờ xã hội mới khá lên được"
( Mai Viet Ha )

Hung thần đường phố
Tại TP HCM, các tài xế xe buýt dạy cho tôi biết cách nhận biết họ từ xa. Từ phía sau, họ chạy vượt lên và ép xe tôi sát lề đường để họ dừng đón trả khách. Sau đó họ đua tốc độ và lạng lách để đuổi kịp xe trước làm mọi người đi đường khiếp vía dạt vô lề đường rất nguy hiểm. Nhất là tuyến số 24 (Hóc Môn - Bến xe Miền Đông). Bây giờ, mỗi khi ra đường, thấy xe buýt là tôi đi chậm lại sát lề cho họ lên trước đi. Ớn quá, đúng là hung thần xe buýt!
( Ngọc Lân )

Bức xúc
Tôi nghĩ rằng nếu những người lái xe buýt là những người có văn hóa thì cũng cải thiện được tình trạng tắc đường và tai nạn giao thông đáng kể đấy. Công an thì chưa bao giờ thấy xử phạt xe buýt. Chính vì vậy nên xe buýt đi láo, chèn ép, gây tai nạn cho người dân.
( Đinh Đức Hùng )

văn minh xe buýt ngày càng "hiếm"
Đọc bài viết của bạn tôi thấy rằng mình cũng cần phải nói lên cái điều mà mình cũng muốn nói từ lâu văn minh xe buýt đang ngày càng "hiếm". Tại sao tôi lại nói vậy? Đơn giản chỉ bởi ai ai cũng kêu gọi người đi xe buýt cư xử văn minh nhưng đâu có mấy ai nói đến "văn minh" ngay từ chính những người làm dịch vụ trên các chuyến xe văn hóa ấy.
Tôi đã từng là nạn nhân và cũng đã từng là người phải chịu rất nhiều cảnh "trớ trêu" từ thái độ lái xe của các "ngài" - như bạn đã gọi. Giữa trời mưa bão nước ngập thành vũng tại ngay các "ổ voi" ở bến đậu xe buýt, cùng với cái hối hả của buổi sáng đi làm mà ai ai cũng muốn đi đúng giờ, vậy mà cả chục người đứng đợi ở bến xe có tới 7 chuyến xe đi qua mà ko ai bắt được xe, bởi vì đâu hả bạn? bởi vì tất cả các ngài ấy đều chọn đúng chỗ vũng nước "sâu và nhiều tôm cá" nhất để các ngài đậu xe trả và "đón" khách.
Giữa trời mùa đông lạnh buốt mà lại đánh đố nhau vậy sao? Đã có anh vì cuống cuồng sau khi đã lỡ mất 7 chuyến thì đành liều mình lao vào "cái ao" đó bất chấp trời lạnh giá và đôi giày đen với đôi tất ấm để nước nập tới bụng chân chạy tới của xe, vậy mà các ngài đâu có thương lại còn cố nhích ga thêm một đoạn để mặc anh chàng bì bõm chạy theo - nỗi khổ cực của việc đi những chuyến xe văn hóa hà thành? Đâu có vậy, có lần tôi đã phải thét lên thất thanh bởi một sự cẩu thả của các ngài đã xuýt nữa mang đến tai họa cho cả một gia đình.
Một bà bầu đã gần đến tháng sinh đang bước xuống xe thì của xe đã đóng sập lại kẹp chị ấy giữa của xe với một chân đã chạm tới đất và cứ thế kéo rê mẹ con chị đi xa 3m và chỉ chịu dừng lại khi có tiếng la thất thanh của hành khách trên xe. Ai cũng kêu gọi văn minh xe buýt vậy có nên hiểu văn minh xe buýt cần trước tiên được thực hiện từ chính những người vận hành các chuyến xe văn minh đó ko?
Bao giờ Hà Nội mình mới làm được như TP Hồ Chí Minh để khuyến khích hành khách tham gia vận tải công cộng nhằm giảm tránh ùn tắc giao thông?
( gà con )

Lái xe bus ai chả thế!
Chia bùn cùng bạn ... bao năm đi xe bus rồi vẫn bị lừa ....
Có lần tôi đi bộ vì chờ mãi không thấy xe bus đâu, khi thấy có chuyến xe bus chạy sau tôi co cẳng chạy đến điểm tiếp theo .... thấy xe không có khách và có ý chờ ... tôi chạy thật nhanh chỉ cách xe có chưa tới 5m đường thì tèn ... tèn ... n
( nhocruabeo )

Thư gửi người lái xe buýt !
Cảm ơn bạn đã gửi bài viết, chuyện đó là chuyện quá bình thường trong cuộc sống đang diễn ra bạn ah, phải nói là quá buồn!. Còn chuyện đi xe không xé vé, mắng chửi khách khi họ có lỗi nhỏ gì đó trên xe, k đón khách khi xe vẫn vắng, chơi cờ bạc trên xe còn khách thì đứng dưới mưa đến 30p (tuyến 51)..là chuyện bình thưòng hơn nữa!, nói đến văn hóa của lái xe và phụ xe không có gì để nói đành chấp nhận bạn ah!. Mình cũng thừa nhận 1 điều Tổng Cty vận tải có khóa đào tạo ứng xử đối với phụ xe đó chứ nhưng mấy khi nó được vận dụng trong hàng ngày???. Bao giờ đất nước ta mới phát triển được khi cứ phải bù lỗ cho ngành VT của xe buýt trong khi đó 1 khoản không nhỏ bị dồn vè túi a phụ xe nhỏ bé đó!!!. haizaa!. (xin lỗi những lái và phụ xe chân chính).
( Nga Nguyễn )

Thư gửi những ai từng đi xe buýt

Tôi may mắn được gặp những con người làm ở bus tốt bụng, họ nhiệt tình vẫn nở nụ cười dù rằng trên xe họ đi làm phải chở hàng trăm hành khách với không khí ngột ngạt.

Tôi - 1 người viết báo, 1 người đi học, đi làm bằng xe bus suốt 7 năm qua. Tôi cũng có cảm nhận riêng về bus nhưng cảm nhận của tôi được nhìn nhận từ tất cả mọi khía cạnh. Tôi từng đọc 1 bài viết của 1 người đi xe bus tại Sài Gòn. Bác ấy kể về câu chuyện một anh thanh niên bán vé khi nhìn thấy một cụ già lên xe đã chạy lại gần dắt cụ lên và kiếm ghế cho cụ ngồi và anh thanh niên đó còn trả tiền vé xe bus cho cụ già. Đó chỉ là một câu chuyện nhỏ nhưng là góc tốt của bus. Đến khi đọc bài viết của bạn, tôi lại được nghe một câu chuyện của một góc tối của bus. Tôi hiểu, đó là những lời nói chân thành với mong muốn được tiếp nhận. Nhưng ai sẽ nhận đây?
Lãnh đạo xe bus, những người lái xe những người làm ngành bus hay là chính các bạn???
Giờ tôi sẽ chia sẻ cảm nhận về bus của tôi. Ngày mới bắt đầu đi học bằng bus, tôi là một cô bé ngây thơ, lạ lùng với chiếc xe bus. Được biết thế nào là bus với giá vé từ Nội Bài về Hà Nội chỉ có 5.000 đồng, rồi được biết một anh bán vé tốt bụng không lấy tiền của mình. Tôi may mắn được gặp những con người làm ở bus tốt bụng, họ nhiệt tình vẫn nở nụ cười dù rằng trên xe họ đi làm phải chở hàng trăm hành khách với không khí ngột ngạt. Tôi tự hỏi những lúc ấy ai nghĩ cho họ??
Rồi một ngày tôi được biết vào mỗi sáng các bác lái xe và bán vé phải tỉnh dậy đi làm lúc 3 - 4h sáng tinh mơ. Bây giờ xin hỏi có bạn nào dậy đi học lúc ấy không? Một ngày các bác xe bus phải đi 8 lượt xe với 10h trên xe bus, thời gian nghỉ sau mỗi lượt là 5p. Một ngày họ chở trên xe hàng nghìn người, đưa mọi người đi đến nơi mọi người cần với giá 3-5.000 đồng. Tôi tự hỏi có ai nghĩ họ áp lực như thế nào? Nếu ai làm nghề lái xe, ai từng biết cảm giác ngồi trên xe bus 10h liên tục là như thế nào, tôi tin sẽ hiểu được! Vậy khi có ai đó làm gì không đúng nguyên tắc trên xe, họ có cáu, có gắt là sai nhưng ai tạo cho họ? Không nhẽ một ngày phải nhẹ nhàng với hàng nghìn người dù họ sai? Hay phải nâng niu?
Còn chuyện cánh cửa không được mở, tôi biết các bác lái xe sai nhưng đôi lúc sẽ có chuyện đó với trường hợp sau: mùa hè xe nóng, điều hòa mở mà trên đội các bác lái xe phải chịu áp lực về dầu xe. Nếu âm dầu bị trừ lương? Có ai hiểu? Hay mọi người lên xe với 5.000 đồng và mong mình làm thượng đế? Những hành động quát mắng trên xe dành cho lái xe và phụ xe như ra lệnh "Bật điều hòa lên!!" hành động đó là có văn hóa? Lái xe hay bán vé họ cũng là con người cũng như chúng ta mà thôi, mỗi người một nghề và tôi tin 100% mọi người ở đây đều có lúc áp lực với công việc và không kìm nén được.
Còn chuyện những anh bán vé, khi mọi người với văn hóa đi xe lên xe bus mua vé xe. Trong chúng ta có ai từng đi trốn vé hay đi vé giả không? Hay có ai đi xe bus mà không được anh bán vé trả vé xe dù đã đưa tiền? Chắc chắn là có. Tôi biết chuyện bán vé thu tiền mà tiền đã thu nhưng không được trả vé là có. Tôi cũng từng lên xe mua vé và nói với anh bán vé là không cần đưa e vé, đơn giản tôi biết sự vất vả của các anh, nỗi khổ của các anh mà chẳng ai biết đến.
Với mức lương 1,5 triệu - 2 triệu đồng/tháng, tôi tự hỏi là sinh viên có ai sống được không ? hay với một cuộc sống bình thường có ai sống đủ thời bây giờ? Ấy vậy mà các bác, các anh bán vé ấy vẫn phải sống và làm việc một ngày 10h với mức lương ấy?
Các bạn có vẻ khó chịu nhưng phải sống trong môi trường ấy chúng ta mới hiểu được. Và cái việc nó chẳng ảnh hưởng đến mình thì tại sao mình phải nói hay tỏ vẻ khó chịu. Liệu khi biết chuyện này các bạn có đứng lên nói với lãnh đạo cho các bác các anh bán vé không? Hay các bạn lên xe, không được đưa vé sẽ nói vào mặt các anh?
Xin thưa là ở cuộc sống này không ai lấy đi cái gì của ai được, không ai lấy không cái gì được cả! Nếu đòi hỏi một cuộc sống công bằng thì chỉ có trong giấc mơ mà thôi. Tôi tin là nếu được hưởng một mức lương xứng đáng thì chẳng ai lại đi làm cái việc ấy, không ai đi làm cái việc đó. Và nếu mỗi người chúng ta cư xử đúng mực, giữ đúng văn hóa thì sẽ không ai làm điều đó với mình. Hãy nhìn nhận vấn đề từ mọi khía cạnh và hãy cư xử đúng mực!
Còn tôi dù rằng mọi mảng tối đen hay tốt đẹp ở bus tôi đều biết nhưng tôi tin dù rằng nó có được nói ra thì cũng không giúp được các bác xe bus hay các bạn đi xe. Nhưng ít nhất tôi cũng làm được một việc cho các bác xe bus đó là nói lên tâm trạng của họ để chia sẻ với mọi người.
Xin cảm ơn đã đọc bài của tôi!
Hai Lopez 
Yêu xe bus!
các bạn thử tưởng tượng coi, khi bạn đi xe máy khoảng 10km trong thành phố. bạn sẽ thấy áp lực thế nào. Nào là tắc đường, trời nắng, bụi, rồi những xe chạy ẩu nữa chứ. mà mỗi ngày bác lái xe bus phải đi bao nhiêu chuyến như vậy. áp lực lên họ là bao nhiêu. nghề lái xe bus thật sự là không đơn giản đâu. Cho dù thế nào mình vẫn yêu xe bus. Vẫn chọn xe bus là phương tiện đi chính
( Tony Duc )

Bao biện sẽ không bao giờ phát triển được
Bạn bảo việc mở cửa là để tiết kiệm dầu thế tại sao bạn không nghĩ là việc người lên, người xuống chen nhau một cái cửa sau sẽ tốn thời gian của bao nhiêu người , tốn thời gian nổ máy, nhiều khi còn gây ra chuyện tắc đường. Bao biện sẽ không bao giờ phát triển được
( Nguyễn Văn Đại )

Thư gửi những ai từng đi xe buýt
Bài viết rất hay!
Những mảng sáng mong sẽ mãi sáng lan tỏa . Mong rằng người sử dụng búyt , và người cung cấp dịch vụ buýt xử sự với nhau thân thiện , văn hóa như người nhà.
Điều không có gì khó .Nhường nhịn và xử sư đẹp khi có tình huống bất ngờ xảy ra.
Cùng nhau xóa bỏ những mảng tối : quát tháo , gây gỗ trang giành chen lấn và giúp nhau chận đứng tệ nạn xã hội bámlấy xe buýt làm nơi họat động....móc túi , quấy rối , lừa đảo ....
Đi nước ngòai thấy trật tự , lịch sự thật là thèm.
( chan )

bài viết kéo xã hội đi xuống
nếu ai cũng nhận thức như bạn thì xã hội này khi nào mới tiến bộ được.
( vũ anh )

Biện hộ !
Bài viết của bạn biện hộ quá, tất cả là do ý thức, trách nhiệm và sự tôn trọng hành khách của bản thân lái xe, và trên hết là trách nhiệm của cty xe bus,chính cty xe bus đã không tuyển lựa lái xe cho họ một cách cẩn thận , không đề cao sự tôn trọng hành khách lên đầu,và không thực hiện kiểm soát hành vi đạo đức của người lái xe một cách kiên quyết, tôi cũng đi xe bus ở vn và ở nước tiên tiến khác nhiều lần,và mỗi lần tôi ngồi trên xe bus của họ với cảm giác thích thú vì mình được tôn trọng bao nhiêu thì tôi lại thấy thất vọng và buồn chán bấy nhiêu khi đi trên xe bus của mình,tài xế mình đối xử với khách không khách nào thời kỳ trước đây, chỉ có cái vỏ xe là mới chứ hành vi đạo đức của người lái xe thì không hề mới và tốt hơn chút nào.
( trần xuân lộc )

chờ đợi xe đến không được lên
một phần thôi mà. ai sẽ hiểu những người chờ đợi xe bus đến mà không được lên với trời nóng như thế này,ngược lại tài xế lại ung dung ngồi mát phải ko? tôi đi xe bus có những bác tài xế rất tốt dù là không có ai lên vẫn dừng lại dúng chổ nhé, một việc làm thật ý nghĩa. cảm ơn
( buithang )

Nguyên nhân do đâu?
Tôi cũng đã đi xe bus phải gần chục năm rồi. Trong 3 năm gần đây thì ngày nào tôi cũng đi ít nhất 3 chuyến. Nói chung thái độ phục vụ của đội ngũ lái xe đa số là rất kém. Chất lượng xe thì tồi: mưa dột, khách ngồi hàng ngoài ướt hết, nắng thì không có điều hòa (tuyến 07). Có những tuyến mà phụ xe không xé một cái vé nào, trường hợp này tôi gặp rất nhiều ở tuyến 07. Có hôm có một cậu gọi điện về công ty xe bus để phàn nàn, không may bị nghe thấy còn bị đạp xuống xe. Tôi nghĩ việc này xảy ra do sự quản lý yếu kém của các cán bộ công ty xe bus đã đành. Nhưng còn một nguyên nhân quan trọng nữa là xã hội vẫn chưa lên án và đấu tranh quyết liệt về vấn đề này.

( LHT )


không biết thì dựa cột mà nghe
Tôi chắc chắn là bố bạn lái xe bus! Nếu thật là vậy thì tôi cũng thông cảm cho bạn, vì dù gì có xấu, có xa thì cũng vẫn là bố mẹ mình mà. Nhưng nếu ko phải thì quả thật bạn chả biết cóc gì về xe bus cả. Tôi cũng chắc bạn chẳng phải nhà báo nhà chí gì... vì nếu đi xe bus có thâm niên, mọc râu mọc rễ như thế mà " viết được" cái bài này thi óc phân tích , nhìn nhận sự việc của bạn kém quá. Và tôi cũng chắc chắn, nếu những gì bạn viết là đúng sự thật thì thực sự bạn quá vô cảm. Có lẽ từng ấy năm đi xe bus, bạn chỉ đi đúng 1 xe, gặp đứng cái anh tài xế ưu tiên cho bạn, cho bạn ngồi ghế đầu, không phải bon chen, không phải ngột ngạt để rồi bạn quên mất sau lưng bạn là cái gì, là cảnh tượng gì.
Sau này khi viết bài gì, tôi khuyên bạn nên " tỉnh táo như 1 người bình thường " mà viết. Như các cụ nhà ta đã bảo rồi " không biết thì dựa cột mà nghe "
( nguyễn đại hiệp )

Yêu nghề
Ai làm công việc gì thì cũng phải yêu cái công việc đó thì mới hoàn thành tốt được
( Dead Heart )

Đây là những cảm nhận của riêng mình về bài viết của bạn,xin lỗi vì đã nói thẳng
Bạn đã nói rằng cần nhìn nhận sự việc theo nhiều khía cạnh,điều đó là rất đúng tuy nhiên trong bài viết của bạn thì lại không thể hiện được điều đó.
Bài viết của bạn rất tràn lan va luôn xoay quanh vấn đề giải thích những hành động của các bác các anh. Bên cạnh đó bạn lại còn có những ngôn từ rất phản cảm và khó chịu như "Hay mọi người lên xe với 5.000 đồng và mong mình làm thượng đế" hoặc "Với mức lương 1,5 triệu - 2 triệu đồng/tháng, tôi tự hỏi là sinh viên có ai sống được không", những điều này cho thấy bạn có một vốn ngôn từ quá khiêm tốn so với một nhà báo.Mình không giám nhận định những gì bạn nói về bản thân bạn là sai nhưng cách mà bạn nói về lương rồi thì phải tiếp xuc với hàng ngàn người nên khó chịu rồi thì lên xe không đưa vé là chuyện bình thường cần phải thông cảm mà nói cái kiểu "không cần đưa e vé" bạn viết ra những dòng này mà không hề suy nghĩ hay sao.
Mình mới chỉ đi bus được 3 năm thôi không nhiều như bạn và ngày ngày mình cũng vẫn đi như bạn vậy, mình cũng không hề phủ nhận răng đi xe bus rất tiện lợi vì thế mà mình cần biết ơn nhưng không phải biết ơn với những người như bạn nói những người ngày ngày bòn rút tiền, ngày ngày quát mắng hành khách,...những người mà bạn gắn cho cái mác của sự 'cần cảm thông',thật sự người ta cần biết ơn ở đây là những người phát triển nên ngành xe điện này.
Mình cảm thấy dường như những gì bạn thấy trên xe buýt là quá nhỏ bé và ít ỏi so với con số 7 năm đi xe bus của bạn cũng có thể vì bạn ngồi ghế VIP và bạn không có mắt sau lưng.Mình không muốn nói đến vấn đề lương lậu và giờ làm bởi vì mình xem những lời nhận xét trước là rất chính xác.
Những câu chuyện bạn kể là những mảnh chuyện rất đẹp tuy nhiên chỉ có vậy thôi thì không được đâu, bạn đã bao giờ nhìn thấy những ông anh phu xe đầu xanh đầu đỏ nhìn hành khách với con mắt hình viên đạn chưa hoặc giả như bạn đã thấy phụ xe cướp ghế của khách chưa,chuyện không cho lên xe hoặc không cho xuống thi là cơm bữa rồi bạn ạ, bạn đã bao giờ bắt xe lúc 8r và đến 10h vẫn chưa bắt được không, cái cảm giác nhìn những chiếc xe trống trơn chay qua mà không dừng lại khó chịu lắm bạn ạ,còn nhiều nhiều lắm nhưng sao mình không thấy bạn nói đến.
Mỗi người mỗi công việc bạn ạ, bạn nghĩ xem nếu như sau một ngày làm việc căng thẳng lên xe bus để về nhà và bị quát mắng thì bạn có chịu được không, ai cũng có công việc của mình cả và ai cũng có áp lực riêng nhưng cái việc vì áp lực mà "Giận cá chém thớt" thì có thực sự là bình thường và nên bỏ qua như bạn nói không,đi xe bus có quy định cho hành khách đi xe va tất nhiên cũng có quy định cho nhân viên phục vụ trên xe vậy theo bạn hành khách nên thực hiện tốt trước hay là nhân viên,nếu như một người làm sai trái mà bắt bạn phải làm đúng bạn có cảm thấy khó chịu không và nếu như cảm thấy khó khăn qúa sao không xin nghỉ việc luôn đi cho đỡ phải biện hộ về cái xấu của mình, đã chấp nhận công việc thì phải làm cho tốt và chấp nhận những đòi hỏi tối thiểu của nó chứ.
Cái tốt luôn đi cùng cái xấu nhưng khi mà cái xấu vẫn đang hiện hữu và áp đảo cái tốt thì tuyên dương những cái tốt ít ỏi đó có phải là điều nên làm hay không.
Xin lỗi bạn nếu như mình có những lời xúc phạm nhưng mình mong bạn hiểu và hãy cho ra những bài viết sắc sảo hơn.
( Alone_Man )

Cái nhìn tổng quan
Sau 7 năm đi xe bus tôi chỉ xin đóng góp ý kiến như thế này. Muốn có Bus sạch hãy ghi nhớ 2 từ " thân thiện - bạn bè". Bạn cứ nghĩ mà xem, không ai chửi mắng và hành hung 1 người có thiện chí cả, đúng chứ? Hãy cứ thử coi những người lái xe- phụ xe là những người bạn, có thể trò chuyện, bạn có thể hiểu thêm về họ, có thể đứng ở vị trí của họ để nhìn nhận vấn đề. Đừng coi họ là người lạ, là kẻ thù để lên án, bôi bác và nói xấu sau lưng họ, hãy là người thân, người bạn để giúp họ nhận thức đc sai sót! Họ cũng như các bạn - 1 con người bt - có cả tính tốt và tính xấu. Bạn muốn được người khác khen ngợi tính tốt hay đả kích tính xấu? Con người ta vốn dĩ yêu bản thân mình, khi được khen ngợi, tất sẽ cố gắng phát huy hết khả năng để duy trì cái tốt. Ngược lại, khi bị mọi người đồng loạt đả kích, lên án, bản năng đầu tiên sẽ là chống trả, tự tách mình ra khỏi mọi người, điều đó chỉ khiến ta đã xấu lại càng xấu hơn. Tôi đồng ý Bus còn nhiều hạt sạn nhưng hãy dùng cách nhẹ nhàng để đãi sạn bạn nhé! BUS là BẠN!
( CBS )

không tránh khỏi nhưng sự việc nảy sinh
Tôi còn nhớ những lần đầu tiên tôi đi xe bus. Trước khi đi học, tôi đã hỏi kĩ về cách đi xe bus như thế nào rồi để tránh làm phiền đến những người khác(mấy anh phụ xe, lái xe vô học) thế nhưng vẫn không tránh khỏi nhưng sự việc nảy sinh. Thái độ thiếu nhiệt tình của những anh phụ xe. Có một lần, biết là xe bus vào bến và đi cũng rất nhanh nên tôi cũng cố gắng lên nhanh, tôi bước lên xe và bị ngã. Trong khi tôi còn đang bị giật mình vì mình bước hụt chân thì ngày lập tức bác lái xe đeo kính đen quay ra nói rất hồn nhiên "Mày không có mắt à". Lúc đấy mình tức thật nhưng cũng chẳng biết làm gì, các chú lại được trận cười. Giờ tôi đi xe bus cũng gần được 2 năm rồi nhưng cũng thấy những anh lái xe, phụ xe rất hiền chỉ bảo tận tình điểm xuống xe... nhưng rất ít không đáng là bao. Bạn nên đọc bình luận của mọi người đi nhé!
( Hải lopez )

chỉ đúng một phần thôi
mình ko đi xe buýt nhiều cho lắm, tính ra cũng hơn chục lần thôi, mà đâu 2 lần mình thấy có người bị ăn trộm Đi sáng sớm phụ xe thu tiền nhưng ko đưa vé ( găp nhiều lắm ) rồi vừa lên xe chưa j` bị phụ xe chửi, trong khi cả 1 nhóm người lên xe. Mình cũng từng ngồi trên xe thấy ghê còn dư 6 chỗ. Vậy mà có bạn vẫy xe lại ko dừng trạm. Bạn có thấy ai trả tiền chẵn mà bị chữi chưa .... hết biết nói sao. Nhưng cách nhìn của bạn mình nghĩ chỉ đúng với một số xế tài. Bạn cứ đi thêm một thời gian, và nhiều chuyến xe... có lẽ sẽ rõ hơn ^^"
( trung kiên )

Bạn này chắc vì 5000đ Free nên thế
Bạn này nói là "Tôi - 1 người viết báo, 1 người đi học, đi làm bằng xe bus suốt 7 năm qua" có lẽ bạn đã tưởng những người đọc bài viết của bạn còn đang tuổi 11,12 chăng.
( nguyen hong vui )

ĐI xe buýt như hiện nay thì chưa thể gọi là văn hóa
Kính gửi tòa soạn và các bạn đọc. Khi đọc xong bài viết của bạn Hi Lopez tôi có một vài ý kiến như thế này Bạn có cái nhìn phiếm diện, một phía, thiếu khách quan trong vấn đề này. Những điều bạn nêu lên chỉ là một điểm nhỏ và hiếm thấy trong khi đi xe buýt. Tôi là người thường xuyên đi xe buýt đi làm, từ 5h30 sáng, không bao giờ có chuyện hành khách quát mắng lái xe và phụ xe như bạn nói đâu, mà chỉ có điều ngược lại thôi. Nhiều lúc tôi thấy dân ta hiền quá, hiền tới mức nhu nhược thì đúng hơn. Khi chứng kiến những điều không hay về ứng xử của lái xe và phụ xe trên xe buýt thì không có ai dám lên tiếng chỉ trích để làm cho chất lượng tốt hơn mà mọi người chỉ lo không ảnh hưởng gì tới mình là được. Họ chấp nhận và an phận
Hiện nay nhìn người dân ta đi xe buýt mà phát khiếp, xe chưa đến nơi đã ùa ra chen lấn xô đẩy nhau, chèn ép nhau làm cho không thể lên xe được, thậm chí có những người bị mắc tay lại sái hết cả cánh tay, người thì bị xô đẩy cho ngã dúi ngã dụi. Đành rằng một số người đi xe buýt thiếu ý thức và họ muốn nhanh lên xe để kiếm một chỗ ngồi, nhưng lí do đó một phần là nhà nhà xe. Xe đến không đỗ đúng chỗ đã trả khách và đón khách, mở cửa thì không theo quy định, thích mở cửa nào thì mở, khách chưa lên xong đã rồ ga phi đi cực kỳ nguy hiểm, không có hành động nhắc nhở hoặc hướng dẫn gì với khách và khi có người lỡ xe, vấp ngã thì cười hả hê.
Trong nghề nào cũng có khoảng sáng khoảng tối, có người xấu người tốt, nhưng đa phần tôi thấy cách phục vụ của ngành xe buýt còn quá thiếu chuyên nghiệp trong khi xe buýt hoạt động từ rất lâu rồi. Cũng có những bác lái xe và phụ xe tốt bụng nhưng so với số không tốt thì nó ít quá bạn ah. Nhân đây tối muốn nói với những người đi xe buýt là chúng ta đừng chen lấn xô đẩy, hãy bình tĩnh nhường nhau lên xe, nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người tàn tật. Một số thanh niên khỏe mạnh nhưng khi lên xe nhìn thấy những người đáng để nhường chỗ ngồi thì họ lại chỉ biết nhìn với đôi mắt vô cảm. Một lý do nữa là dân ta thể lực yếu quá, đứng một tý đã không chịu được, phải rèn luyện thân thể để khỏe mạnh và cường tráng hơn.
( Nguyễn Ngọc Trình )

Nên nhìn nhận một cách khách quan
Bạn làm báo tôi nghĩ đánh giá khách quan mọi vấn đề là cách tốt nhất để cho bài báo cũng như công việc của bạn được dễ dàng hơn. Nhưng trong bài viết của bạn tôi thấy thiên về ý kiến chủ quan. Đồng ý rằng có người lái xe, phụ xe bus tốt bụng nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều tiêu cực trong dịch vụ phương tiện công cộng này. Tôi thấy ý kiến đóng góp của các bạn khác dành cho bạn rất hay, mong bạn hãy tiếp thu những ý kiến đó ( tuy một số bài phản hồi có phần nặng nề).
( Mai Mai )

quá ngây thơ
Bạn thật là quá ngây thơ,trước hết nói về lương của họ theo như bạn nói là họ chỉ đc mức lương từ 1,5-2tr/tháng.mình không biết bạn cập nhập số lương đó ở đâu.nhưng thực tế lại khác như theo mình biết thì từ lâu lúc chưa có chỉ thị tăng lương của nhà nước thì lương của người phụ xe(người galăng không lấy tiền vé của bạn) đã là 2tr và % số vé bán đc trong tháng,còn người lái xe thì 3tr-4tr,mình biết đc điều này cũng tình cờ mình đi xe gặp 2 người làm trong 1 xe buýt cãi nhau,và mình cũng từng thực tập ở xe điện hà nội do đó chuyện đó không có j lạ, Còn về vấn đề bạn đi đc free như 1 bạn đã nhắc như trên tôi dám khẳng định với bạn số bạn nữ đc đi free nhiều gấp nhiều lần so với các cụ già đó(lý do chắc bạn hiểu) về vấn đề chuyện mà bạn bảo là họ ko mở cửa là do sợ hết dầu thì bạn chẳng biết tí gì về vấn đề này,còn bạn bảo bạn đã đi xe buýt 7 năm trời mà bạn chỉ đưa ra những lý do trên thì chắc hẳn bạn phải có mối quan hệ tốt với các bác tài nên bạn mới đc xuối gió mát chèo như vậy,trước thời tôi vẫn phải đi xe buýt đi học nhiều khi đợi cả tiếng đồng hồ cũng không lên đc xe,mà đó là đầu bến và xe hoàn toàn không có vị khách nào.nói chung nói đến xe buýt thì nói cả ngày không hết chuyện, Dù răng những vấn đề bạn nêu ra cũng có nhưng đó chỉ là nhưng tia sáng soi trong mặt trời, ko thấm vào đâu cả.mà ngay khi họ chấp nhận làm nghề này là họ phải chấp nhận tất cả những điều kiện và môi trường họ phải làm rồi.ko thể trách thề này thế kia
( hoàng )

Nên nhìn nhận từ mọi khía cạnh
Không phải xe ông lái xe buýt và phụ xe nào cũng bất lịch sự theo cái kiểu bỏ bến, ăn vé, quát tháo hành khách...Mồi người có một tính cách khác nhau, có người tốt người xấu, không nên vơ đũa cả nắm, cứ nhắc đến xe buýt là xấu. Đúng là ông lái xe buýt ca sáng dậy đi làm từ 3, 4 h sáng, và ca chiều thì phải đến 10h đêm mới được nghỉ. Lương phụ xe thì được hơn 2 triệu, lái xe thì nhiều hơn tùy vào số buổi đi làm...Công việc vất vả, lương lại thấp, chưa kể khi điều khiển xe trên đường họ gặp bao áp lực giao thông. Chúng ta không nên có thái độ quá gay gắt kiểu như bạn Hoàng. Nên biết thông cảm bạn ạ.
( Phạm Ngọc Hà )

gủi bạn Hải Lopet-ngưoi nhà Ngài lái xe buýt tuýen 29
bạn hải lopet này, toi ngĩ bạn nên xem lại bài viet của bạn, tôi đánh giá bài viết của bạn là nghiêng về ý kiến của người thân Ngài lái xe tuyến 29 nói riêng, và cả cánh lái xe buýt nói chung. Tôi chưa bao jờ fải đi xe buýt nhưng mà hàng ngày đi đường rất bức xúc chuyện như NGài lái xe tuýen 29. Bạn cứ thử đứng tại một điểm chờ xe buýt mà xem. CHào bạn, người nhà NGài lái xe buýt.
( vũ thế trường )

Cùng nhau góp phần xây dựng xã hội văn mình
Đọc bài bạn Hải Lopez cũng như những bạn có ý kiến khen, chê dịch vụ xe buýt, tôi thấy các bạn đều có lý và chưa có lý. Có lý ở chỗ những gì các bạn phản ánh, dù tốt hay chưa tốt, đều đúng. Chưa có lý ở chỗ lời khen/chê của các bạn chỉ đúng ở một khía cạnh. Vì vậy, tôi xin đưa ra cách tiếp cận khác để mọi người cùng suy nghĩ nhé. Thứ nhất, lãnh đạo các công ty xe buýt đã làm tốt nhiệm vụ của mình chưa? Nhiệm vụ của họ bao gồm thiết kế các tuyến xe buýt một cách hợp lý, nghiên cứu các chế độ đào tạo, thưởng phạt rõ ràng dành cho tài xế và phụ xe, giám sát và quản lý hoạt động của các tuyến và các xe một cách rõ ràng, minh bạch, không phải thông qua đội ngũ giám sát xe, hiện đại hóa hệ thống xe buýt, như trả tiền tự động (hệ thống bây giờ mới chỉ là 1/3 tự động)...
Họ cũng làm việc 8h sáng - 5h chiều như người khác, và họ gần như ko bao giờ đi xe buýt cả, chỉ ngồi đó mà nói thôi, đâu có biết thực trạng ngành vận tải công cộng như thế nào đâu. Việc đánh giá cao các tài xế xe buýt và phụ xe là đúng, và thêm vào đó, các bạn hãy hướng mũi dùi chỉ trích vào bộ phận lãnh đạo, quản lý của các công ty xe buýt hơn là chỉ trích tài xế và phụ xe.
Cũng liên quan đến đội ngũ lãnh đạo và quản lý của các công ty xe buýt, họ nên xem xét lại kế hoạch thu chi tài chính để quỹ sửa chữa nâng cấp xe nhiều hơn nữa. Các bạn cứ nhìn sang các hãng xe chạy đường dài, như Mai Linh, như Phương Trang, Hưng Thành... xe của họ tốt như thế nào, mát mẻ và chế độ phục vụ tốt như thế nào. So sánh như thế là khập khiễng, nhưng nếu chất lượng xe buýt cũng như xe chạy các tuyến dài đó thì chắc chắn là sẽ có ít phàn nàn hơn, cả từ phía hành khách lẫn lái xe và phụ xe.
Tôi đã từng đi xe buýt của các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái hay Indo. Chỉ có dịch vụ xe buýt của Singapore là thoải mái nhất, nhưng nên nhớ rằng ở Singapore, hệ thống tàu điện ngầm của họ quá tốt. Nếu chất lượng xe buýt tồi thì công ty xe buýt chỉ có nước phá sản. Còn ở các nước kia, xe buýt vẫn là một trong những phương tiện giao thông công công chủ lực. Tôi đã từng bị nhồi nhét trong xe buýt trên quãng đường hơn 20km ở Malaysia, và xung quanh thì rất nhiều người gốc Ấn.
Tuy nhiên, xe buýt của họ sạch hơn nhiều xe buýt VN và điều hòa thì mát hơn. Chứ nếu bị nhồi kiểu đấy ở VN thì chết chắc. Vậy vai trò của lãnh đạo các công ty xe buýt là gì? Thứ hai, đành rằng tài xế và phụ xe có những biểu hiện chưa văn minh. Nhưng để tạo nên một xã hội văn minh, mỗi người cần làm tốt phần của mình. Các bạn hãy cư xử với tài xế và phụ xe một cách văn minh nhất có thể. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Các bạn cư xử chưa văn minh thì đừng hy vọng họ sẽ đối xử một cách tử tế với các bạn.
( Doan Binh )

1 nhận xét:

Có ý kiến gì không?