Rất nhiều doanh nhân thành công ở các nước Đông Âu đã quay về nước và thành công lớn ở quê nhà. Nhìn trên mặt bằng các doanh nhân tên tuổi hiện nay, những người về từ Đông Âu là những cái tên đình đám nhất. “Nhóm Đông Âu” đang đứng đầu giới đại gia Việt.
Nhóm đại gia quyền lực
Nổi tiếng không kém ông Phạm Nhật Vượng, ông Nguyễn Đăng Quang (1963) và ông Hồ Hùng Anh (1970) đang được biết đến là những ông chủ của một tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam với vốn hóa thị trường lên tới gần 4 tỷ USD.
Con đường đi lên của hai đại gia này tương đối giống với ông Vượng, cùng thành công với sản phẩm mì tôm tại Đông Âu. Điểm khác có lẽ ở chỗ, ông Quang và ông Hùng Anh sản xuất kinh doanh tại Nga, trong khi ông Vượng ở Ukraine. Về Việt Nam, ông Vượng chuyển trọng tâm sang BĐS cao cấp, du lịch… trong khi ông Quang và ông Anh tiếp tục kinh doanh mặt hàng này tại Việt Nam với một số nhãn hiệu như Omachi, Tiến Vua và hoạt động thêm mảng ngân hàng (với Techcombank).
Tính về tài sản, ông Hồ Hùng Anh xếp sau ông Vượng khá nhiều, trong khi ông Quang chưa được liệt vào danh sách nào do không chính thức đứng tên sở hữu cổ phiếu nhưng sự phát triển dữ dội của MSN, đặc biệt là hàng loạt vụ thâu tóm gần đây như Nước khoáng Vĩnh Hảo, Vinacafé Biên Hòa, Proconco… khiến mọi người nể trọng đại gia này. Trên thực tế, nếu tính gián tiếp ông Quang đang sở hữu khối tài sản thua kém không nhiều tỷ phú Vượng.
Ông Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh. |
Một đại gia về từ Đông Âu rất giàu nhưng không nằm trong bảng xếp hạng nào là ông Nguyễn Cảnh Sơn (1967) - Chủ tịch Eurowindow Holding. Thành công vang dội với cửa nhựa mang tên Eurowindow, sau đó, ông Sơn cùng người em trai làm tổng giám đốc đã chuyển đầu tư sang BĐS, tài chính, vật liệu xây dựng, phân phối. Cái tên Eurowindow gắn với anh em nhà ông Sơn đã chuyển dần từ một nhà sản xuất vật liệu xây dựng sang một tập đoàn đầu tư đa ngành đáng nể.
Hiện ông Sơn vẫn là chủ tịch Tập Đoàn T&M Trans tại Moscow, Nga. Ông là một doanh nhân khá bí ẩn, hiếm khi xuất hiện nhưng sự phát triển dữ dội của các DN ông lập ở Việt Nam như Eurowindow, Melinh Plaza và sự lấn sân sang lĩnh vực tài chính như Techcombank, VIB Bank… cho thấy tiềm lực, và uy danh của đại gia này.
Không nổi tiếng bằng ông Vượng và ông Quang, ông Trịnh Thanh Huy - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần BĐS Bình Thiên An (BTA) vẫn được biết đến với hàng loạt vụ thâu tóm rùm beng. Tên tuổi của đại gia này gắn liền với tiền và những thương vụ M&A nhanh chóng như Vinafco, Beton 6, Descon…
Trên thực tế, cái tên Trịnh Thanh Huy thực sự đã nổi tiếng từ khá lâu. Ông là người cùng với Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh xây dựng Tập đoàn Masan tại Nga (sau đó là Masan tại Việt Nam), cạnh tranh khốc liệt với Công ty Rollton của ông Đặng Khắc Vỹ (thành viên HĐQT Ngân hàng VIB) và Technocom của ông Vượng. Sự cạnh tranh khốc liệt chính giữa các doanh nhân Việt tại Đông Âu đã giúp họ giảm giá sản phẩm cực nhanh và kiểm soát gần như toàn bộ thị trường về mỳ ăn liền tại khu vực.
Ông Huy (sinh năm 1970), từng học tại Học viện kỹ thuật quân sự tại Việt Nam và Nga, gần đây nổi hơn với dự án Đảo Kim Cương (trên 400 triệu USD) và Metropolis Thảo Điền (hơn 600 triệu USD) tại TP.HCM và hàng loạt vụ thâu tóm đình đám nói trên.
Bên cạnh đó, trong lĩnh cực ông Lê Viết Lam (1969), Chủ tịch Tập đoàn Sun Group cũng từng kinh doanh tại Ukraine với ông Vượng, là một trong những thành viên sáng lập Ngân hàng VIB và đang là Chủ tịch Tập đoàn Future Generation - một trong những tập đoàn lớn nhất của người Việt Nam ở nước ngoài. Ông Lam được biết đến là người tạo dựng, phát triển làm nên tên tuổi của khu du lịch Bà Nà Hill ở Đà Nẵng
Một người trẻ về từ Đông Âu là Ngô Chí Dũng hiện là chủ tịch VPBank. Ông Dũng từng học địa chất ở Nga, có bằng, Tiến sỹ Kinh tế.
Về nước khá sớm. Từ năm 1996 đến năm 2004, ông là cổ đông sáng lập ngân hàng VIB. Sau đó ông 2005 đến năm 2010, ông Ngô Chí Dũng giữ cương vị Chủ tịch HĐQT của Công ty CP Đầu tư Liên Minh và tập đoàn KBG (Liên bang Nga).
Từng là Phó chủ tịch thứ nhất của Techcombank, thành viên sáng lập của Ngân hàng Quốc tế (VIB) nhưng ông Ngô Chí Dũng chưa có “mảnh đất riêng” tại Việt Nam cho đến khi trở thành ông chủ thực sự tại VPBank. Trở thành ông chủ của VPBank, ông Dũng vẫn là một người kín tiếng với công chúng bởi gần như không xuất hiện trước truyền thông nhưng những thay đổi của VPBank dưới thời của ông đã cho thấy sức mạnh của ông.
Về nước: Giàu to và nổi tiếng
Trong vài năm qua, nhiều DN tư nhân đã nổi lên rất mạnh mẽ. Nhiều trong số đó là thành quả của một số lượng không nhỏ các doanh nhân Việt thành công ở các nước trên các nước về nước làm ăn. Và nổi bật nhất hiện nay chính là những người từng học tập, khởi nghiệp và làm việc ở Đông Âu.
Khoảng 5-6 năm trở về trước, giới đầu tư chứng khoán khá ấn tượng với cổ phiếu VIC của Vincom. Cổ phiếu này khi đó đã thực sự hấp dẫn giới đầu tư với số lượng NĐT đăng ký tham gia đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) gấp gần 4 lần lượng chào bán, cho dù giá khởi điểm lên tới 80.000 đồng/cp.
Đến thời điểm này, cái tên Phạm Nhật Vượng đang được nhắc tới có lẽ là nhiều nhất trong số các doanh nhân Việt với danh hiệu tỷ phú Việt Nam đầu tiên thế giới công nhận với khối tài sản 1,5 tỷ USD và thành tựu đáng nể trong phát triển du lịch và BDDS cao cấp.
Đến cả nhãn hiệu mỳ ăn liền Mivina gắn với tên tuổi của ông tại Ukraine cũng được biết đến, cho đến cuộc sống không hề giàu có hồi nhỏ, kết quả học tập xuất sắc cũng như tầm nhìn và khả năng chớp cơ hội làm kinh tế khi một loạt nước Đông Âu chuyển mình hồi đầu những năm 1990.
Cũng có hành trình về nước để kinh doanh và nhanh chóng thành công, giàu có và nổi tiếng như ông Vượng có thể kể đến nhiều oanh nhân học tập, khởi nghiệp từ Đông Âu hiện là ông chủ của các tập đoàn lớn như Masan, Eurowindow, SunGroup, Bình Thiên An… Đa số họ đều đầu tư mạnh vào tài chính, BĐS, xây dựng và không ít lại thành công trong kinh doanh hàng tiêu dùng. Tất cả đang được xem là những ‘tay to” thực sự trên các lĩnh vực mà họ góp mặt
Dường như họ đã mang những kinh nghiệm phát triển trong thời kỳ Đông Âu, những nguồn vốn tích lũy được về Việt Nam và điều đó có vẻ tạo ra nhiều thuận lợi khi môi trường kinh doanh trong nước cũng vào giai đoạn chuyển đổi. Cùng nhìn lại hành trình trở về và chặng đường kinh doanh của các thành viên “nhóm Đông Âu” cho thấy quyết định về nước là một bước ngoặt thành công của họ.
Tỷ phú Việt Nam đầu tiên được Forbes vinh danh
Doanh nhân Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup vừa được tạp chí Forbes xếp hạng trong danh sách tỷ phú thế giới. Ông xếp thứ 974, với số tài sản tương đương 1,5 tỷ USD, chủ yếu nhờ 53% cổ phần trong Vingroup.
Ngoài việc lọt vào danh sách 1.426 tỷ phú thế giới, ông Vượng cũng lọt Top 20 gương mặt mới nổi bật của Forbes năm 2013.
Doanh nhân Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup vừa được tạp chí Forbes xếp hạng trong danh sách tỷ phú thế giới. Ông xếp thứ 974, với số tài sản tương đương 1,5 tỷ USD, chủ yếu nhờ 53% cổ phần trong Vingroup.
Ngoài việc lọt vào danh sách 1.426 tỷ phú thế giới, ông Vượng cũng lọt Top 20 gương mặt mới nổi bật của Forbes năm 2013.
Doanh nhân Phạm Nhật Vượng |
Ông Vượng trở thành tỷ phú đô la đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7/3/2011, liên tục giữ vị trí người giàu nhất trên sàn chứng khoán trong các năm 2010, 2011 và 2012.
Bí mật thành công của ông Vượng là tập trung vào phân khúc khách hàng trẻ - những người mong muốn có cuộc sống tốt hơn so với thế hệ trước. Vì thế, ông không chỉ xây những khu nhà, biệt thự mà còn kèm với đó là cả bệnh viện, văn phòng, trung tâm mua sắm và các dịch vụ hỗ trợ.
Hiện, Vingroup mà ông nắm phần lớn cổ phần có một danh mục đầu tư với 31 dự án bất động sản khắp cả nước, trong đó 12 dự án đã được hoàn thành, 3 dự án đang được xây dựng và phần còn lại đang trong giai đoạn quy hoạch.
Ông Vượng ước mơ, biến đường phố của Hà Nội và Sài Gòn của Việt Nam trở nên hiện đại tương tự như Singapore hay Hong Kong.
Những tỷ phú đô la Việt ‘qua mặt’ Forbes
- Việt Nam đã có tỷ phú đầu tiên được xếp hạng thế giới. Tuy nhiên, giới kinh doanh vẫn tin rằng còn rất nhiều tỷ phú nữa chưa lộ diện. Đó là các doanh nhân sở hữu rất nhiều tài sản, doanh nghiệp, ngân hàng nhưng chưa được ghi nhận vì chưa lên sàn hay chưa công bố chính thức. Vì thế, họ đã ‘qua mặt’ hay đúng hơn là chưa được Fober ghi nhận.
Tháng 9/2011, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức là người Việt Nam duy nhất được Wall Street Journal bầu chọn vào danh sách những doanh nhân có ảnh hưởng nhất tại khu vực Đông Nam Á.
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai đứng thứ 29 trong danh sách 29 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á và được Wall Street Journal coi là có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - đặc biệt là kinh tế tư nhân Việt Nam.
Ông Đoàn Nguyên Đức |
Bản thân ông Đức cũng là một trong những doanh nhân giàu có nhất Việt Nam và luôn có ước mơ trở thành một tỷ phú thế giới.
Năm 2008 và 2009, ông Đức liên tiếp xếp ở vị trí thứ nhất trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam. Năm 2012, ông xếp ở vị trí thứ hai sau ông Phạm Nhật Vượng, với tổng tài sản 5.600 tỷ đồng.
Hoàng Anh Gia Lai hiện đang thoát dần khỏi tình trạng nguồn thu phụ thuộc chủ yếu vào các dự án bất động sản trong nước. Tập đoàn này đang chuyển dần mũi nhọn sang cao su với 51.000ha cây công nghiệp loại này tại Lào, Việt Nam và Campuchia. Một số tính toán cho thấy, khi toàn bộ diện tích này được khai thác sẽ mang về cho Hoàng Anh Gia Lai khoảng 300 triệu USD/năm. Bên cạnh đó, dự án bất động sản 300 triệu USD tại Yangon có thể mang lại cho tập đoàn này cả tỷ USD nếu thị trường Myanmar nóng lên trong vòng 5 năm tới. Đồng thời, các dự án cao su, mía đường ở Lào... cũng là một tài sản tiềm năng lớn của đại gia này.
Doanh nhân Việt đầu tiên gặp Chủ tịch Hội đồng Châu Âu
Ông Đặng Thành Tâm là doanh nhân Việt Nam duy nhất được tiếp đón ngài Herman Van Rompuy, Chủ tịch Hội đồng châu Âu sang thăm Việt Nam trong chuyến thăm từ ngày 31/10/2012 tới ngày 2/11/2012.
Ông Đặng Thành Tâm là Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI), được biết đến là một doanh nhân thành đạt, "thu nhập" kha khá danh hiệu do các tổ chức trao tặng, mà nổi bật hơn cả phải kể đến "người giàu nhất Việt Nam" năm 2007. Năm 2008, 2009 và 2010, ông đứng ở vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng này dựa trên giá trị cổ phiếu sở hữu.
Ông Đặng Thành Tâm |
Ngoài ra, ông Tâm còn giữ vị trí "cầm cương" trong những công ty đã niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán đó là: Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn, Chủ tịch Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc, Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo…
Không chỉ tham gia kinh doanh, ông Đặng Thành Tâm tham gia tích cực vào hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2006, ông là thành viên hội đồng tư vấn kinh doanh APEC, thành viên tư vấn cao cấp chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu WTO của Chính phủ Việt Nam, chủ tịch diễn đàn doanh nghiệp Việt – Nhật. Năm 2011, ông là thành viên tư vấn Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).
Tính đến nay, Tập đoàn đầu tư Sài Gòn của ông có tổng số vốn đầu tư tại các dự án đã công bố lên tới 16 tỷ USD. Nhiều người tỏ ra hoài nghi về con số "khủng" này. Tuy nhiên, những gì mà đại gia Đặng Thành Tâm làm được và đang có, cũng là niềm mơ ước của nhiều người.
Ông Vũ Văn Tiền – Chủ tịch Tập đoàn Geleximco
Các dự án BĐS của tập đoàn này trải ở khắp nơi trong khu vực miền Bắc và toàn là những dự án khổng lồ, trong đó nhiều cái gắn với những quy hoạch mở rộng của thủ đô Hà Nội.
Tập đoàn đang đầu tư xây dựng một số dự án lớn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Nhà máy Xi măng Thăng Long (Quảng Ninh), Nhà máy Bột giấy và Giấy An Hòa (Tuyên Quang), Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long (Quảng Ninh)…
Các dự án BĐS của tập đoàn này trải ở khắp nơi trong khu vực miền Bắc và toàn là những dự án khổng lồ, trong đó nhiều cái gắn với những quy hoạch mở rộng của thủ đô Hà Nội.
Tập đoàn đang đầu tư xây dựng một số dự án lớn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Nhà máy Xi măng Thăng Long (Quảng Ninh), Nhà máy Bột giấy và Giấy An Hòa (Tuyên Quang), Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long (Quảng Ninh)…
Hạ tầng, BĐS cũng là một thế mạnh của Geleximco với nhiều dự án đô thị: Cái Dăm (37,04 ha) tại Quảng Ninh, Lê Trọng Tấn (135 ha) tại Hà Nội, Đồng Trúc - Ngọc Liệp (250 ha) tại Quốc Oai - Hà Nội, Phú Mãn (461,2 ha) tại Hà Nội; Láng - Hòa Lạc kéo dài tại Hà Nội; 02 khách sạn tiêu chuẩn quốc tế 4 sao và 5 sao; các trung tâm thương mại…
Geleximco cũng là cổ đông chiến lược của rất nhiều các doanh nghiệp lớn như Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình, Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình, Viện Quản lý Toàn cầu Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC…
"Chúa đảo" Tuần Châu lên báo Nhật
Hãng tin JIJI Press của Nhật vừa đăng tải bài viết của Giáo sư Tsuboi về “Chúa đảo” Tuần Châu - Đào Hồng Tuyển sau khi hai người có cuộc hội ngộ trước Tết Nguyên đán.
Bài báo có đoạn: "Trước Tết Nguyên đán, tôi nhận lời của Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh, về việc hỗ trợ Quảng Ninh trở thành một đầu tàu của phía Việt Nam trong hoạt động hợp tác Nhật - Việt, giúp tỉnh trở thành một 'Hội An của thế kỷ 21'. Nhân dịp này, tôi đã có cơ hội gặp ông Đào Hồng Tuyển (58 tuổi), Chủ tịch tập đoàn Tuần Châu".
Bài báo nói về cuộc trò chuyện giữa hai người và giáo sư Tsuboi hết lòng ca ngợi tài kinh doanh thao lược của chúa đảo Tuần Châu. Giáo sư này viết, ông (tức Đào Hồng Tuyển - PV) đã đầu tư vào bất động sản, phát triển khu du lịch, xây dựng khu đô thị mới và khai thác các kim loại quý. Hơn 40 tuổi, ông đã có trong tay một gia sản khổng lồ và trở thành một trong một số ít những người giàu có của Việt Nam. Ngoài ra ông cũng được biết đến như một nhà hoạt động xã hội có nhiều hoạt động quyên góp từ thiện với số tiền lớn.
Năm 1997, Chủ tịch công ty TNHH Âu Lạc Đào Hồng Tuyển lập ra một trong những dự án được coi là điên rồ nhất thời đó: Đầu tư 80 tỷ đồng mua đất để lấp biển, xây dựng con đường độc đạo dẫn từ đất liền ra đảo Tuần Châu, đổi lại sẽ được khai thác 98 ha đất trên đảo.
Dự án khởi động đúng lúc kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng, có thời điểm không thể huy động cũng như vay thêm vốn từ ngân hàng, bạn bè xa lánh do sợ ông vỡ nợ, phá sản. 3 năm sau, con đường ra đảo hoàn thành, trở thành biểu tượng chinh phục thiên nhiên của người Quảng Ninh lúc bấy giờ.
Dự án khởi động đúng lúc kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng, có thời điểm không thể huy động cũng như vay thêm vốn từ ngân hàng, bạn bè xa lánh do sợ ông vỡ nợ, phá sản. 3 năm sau, con đường ra đảo hoàn thành, trở thành biểu tượng chinh phục thiên nhiên của người Quảng Ninh lúc bấy giờ.
Chúa đảo Tuần Châu Đào Hồng Tuyển |
15 năm sau đó là khoảng thời gian ông Tuyển cho xây dựng 110 km đường quanh đảo, 55 công trình giải trí và biệt thự, bến du thuyền lớn nhất thế giới, đưa diện tích khai thác trên đảo từ 98 ha lên gần 700 ha. Từ đây, người ta cũng gọi ông là "Chúa đảo".
Trong một lần chia sẻ, ông Tuyển nói: "Giá đất ở đây là khoảng 14 triệu đồng/m2, chỉ cần bán 300 ha là sẽ có khoảng 2 tỷ USD". Chúa đảo Tuần Châu chia sẻ, để biến một trong những làng chài nghèo nhất Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XX trở thành vùng đất "vàng ròng" như hôm nay, ông đã vượt qua "cả một rừng chông gai và một biển đau thương".
Trên dư luận hiện vẫn đồn đoán về tài sản hai tỷ USD của ông dù ông chưa bao giờ khẳng định điều đó.
Theo TS Alan Phan dự đoán, một vài năm nữa Việt Nam sẽ xuất hiện thêm một vài tỷ phú đô la. Mặc dù ông không muốn nhắc tới tên một ai nhưng TS Alan Phan khẳng định “bảng vàng” tỷ phú đô la ghi danh thêm một số doanh nhân Việt.
Ngoài sở hữu đảo du lịch quốc tế Tuần Châu (Quảng Ninh), hiện giờ ông Đào Hồng Tuyển sở hữu 14 công ty, 34 nhà máy xí nghiệp với cả vạn công nhân… Có nhiều tin đồn liên quan tới tài sản mà đại gia này đang sở hữu, trong đó có tin đồn ông Đào Hồng Tuyển có tới 2 tỷ đô la. Tuy nhiên, ông Tuyển khẳng định, ông chưa bao giờ công bố tài sản của mình như vậy. Ông Tuyển thẳng thắn: "Đó chỉ là chuyện phiếm". Tuy nhiên, dư luận không có gì nghi ngờ về sự siêu giàu của vị "chúa đảo" Tuần Châu này.
Doanh nhân Việt liên tiếp được quốc tế vinh danh
Bà Mai Kiều Liên hai lần lọt top nữ doanh nhân châu Á của Forbes, Phạm Nhật Vượng là tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam, còn Đặng Lê Nguyên Vũ được mệnh danh "vua cà phê Việt".
Năm 2012, khó khăn hiển hiện ở mọi ngóc ngách nền kinh tế. Hàng chục nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động, cả triệu người thất nghiệp và hàng trăm nghìn tỷ đồng nguy cơ mất trắng khi thị trường bất động sản đóng băng. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nhân Việt vẫn được các tạp chí và tổ chức tên tuổi trên thế giới đánh giá cao.
1. Mai Kiều Liên
Bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch kiêm CEO của Vinamilk. Ảnh: Forbes |
Tháng 3 năm ngoái, bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, do tạp chí Forbes bình chọn. Theo tạp chí này, quyền lực là một phần rất quan trọng trong kinh doanh. Đó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, như vốn, ý tưởng, năng lực và khả năng lãnh đạo. 50 phụ nữ trong danh sách trên là những người sáng lập, có vai trò chủ chốt trong công ty gia đình hoặc CEO các doanh nghiệp lớn. Công ty họ điều hành đều làm ăn có lãi, với doanh thu hàng năm tối thiểu là 100 triệu USD.
Năm nay, bà lại góp mặt trong danh sách 50 nữ doanh nhân có thành tích tốt nhất châu Á của Forbes, cùng với bà Phạm Thị Việt Nga - Chủ tịch Công ty Dược Hậu Giang. Tạp chí danh tiếng của Mỹ bình luận Vinamilk là một trong những thương hiệu có lợi nhuận cao nhất Việt Nam, đồng thời là blue-chip trên sàn chứng khoán.
Trước đó, Tạp chí Quản trị Doanh nghiệp châu Á - trụ sở tại Hong Kong vừa đưa bà Mai Kiều Liên vào danh sách những CEO nhận giải thưởng "Những CEO xuất sắc của châu Á trong lĩnh vực Quan hệ với nhà đầu tư".
2. Đặng Lê Nguyên Vũ
Đặng Lê Nguyên Vũ là ông vua của ngành cafe Việt Nam. Ảnh: Trung Nguyên |
Sau bà Mai Kiều Liên, Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch công ty Cafe Trung Nguyên là một trong những doanh nhân Việt hiếm hoi được Forbes ca ngợi. Tháng 7/2012, phóng viên tạp chí này - Scott Duke Harris còn tới Việt Nam trò chuyện và gọi ông là "Vua cà phê Việt".
Trong cuộc phỏng vấn, Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ về kế hoạch niêm yết công ty trong 2 năm nữa, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên sàn quốc tế. Gần đây, sau khi chuỗi cà phê lớn nhất thế giới Starbucks mở cửa tại Việt Nam, Trung Nguyên cũng tuyên bố kế hoạch tấn công sang Mỹ ngay trong năm nay.
3. Giản Tư Trung - Lê Thị Thu Thủy
Hai doanh nhân Việt Nam được giải Lãnh đạo trẻ toàn cầu. |
Tuần trước, giải thưởng Lãnh đạo trẻ toàn cầu (YGL) của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) cũng vinh danh hai đại diện của Việt Nam. Đó là ông Giản Tư Trung - Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED) và bà Lê Thị Thu Thủy - Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup.
Để nhận được giải thưởng trên, họ đã phải vượt qua hàng nghìn ứng cử viên khác sau ba vòng đánh giá kỹ lưỡng. Các lãnh đạo trẻ được chọn dựa trên thành tích chuyên môn, kiến thức, cam kết với xã hội và khả năng vượt khó.
4. Phạm Thị Việt Nga
Bà Việt Nga là một trong 2 nữ doanh nhân Việt có thành tích xuất sắc nhất châu Á. |
Chủ tịch Công ty Dược Hậu Giang là một trong hai đại diện Việt Nam có mặt trong danh sách 50 nữ doanh nhân có thành tích tốt nhất châu Á năm 2013 của Forbes, cùng với bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Tạp chí này cũng khen ngợi kể từ khi gia nhập Dược Hậu Giang, bà Phạm Thị Việt Nga đã biến một xí nghiệp bên bờ vực phá sản thành công ty dược lớn nhất sàn chứng khoán Việt. Dược Hậu Giang hiện sản xuất và kinh doanh hơn 300 loại dược phẩm. Năm 2012, công ty này đạt doanh thu 140 triệu USD. Lợi nhuận ròng tăng 18% lên 24 triệu USD.
Doanh nhân Phạm Thị Việt Nga được bổ nhiệm làm Giám đốc Xí nghiệp Dược Hậu Giang năm 1988. Bà được được mệnh danh là người phụ nữ của thời đại mới, đưa Hậu Giang trở thành thương hiệu dược số một Việt Nam và giành lại thị trường nội địa từ các hãng nước ngoài.
Hai nữ doanh nhân Mai Kiều Liên và Phạm Thị Việt Nga đều được VnExpressbầu chọn vào danh sách 50 Người Tiên phong năm 2012.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Có ý kiến gì không?