Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Tiến trình cồn phá hủy cơ thể người nghiện rượu

Trong vòng một giờ uống vào cơ thể, rượu được hấp thu toàn bộ với 80% tại ruột non và số còn lại ở dạ dày. Cồn bắt đầu tấn công cơ thể, trong đó gan và hệ thần kinh trung ương phải chịu đựng nhiều nhất. 
nhau2-1351657982-500x0-jpg-1363462467_50
Chỉ uống vài cốc bia cho "mát ruột" khi tan sở nhưng thật ra là tự đầu độc mình dần dần. Ảnh: P.D.
Khi uống rượu, ta đã đưa vào cơ thể một lượng cồn nằm trong số rượu này. Chẳng hạn 250ml bia, 100ml rượu nho trắng, 75ml rượu nhỏ đỏ, 25ml rượu trắng chứa cùng một lượng cồn nguyên chất là 10ml. Khi tiêu thụ các loại thức uống chứa cồn, dù không say ra mặt nhưng ta không biết là cơ thể mình đang bị đầu độc và đang trở thành một bệnh nhân nặng, một người nghiện rượu mãn tính. 
Dạng nghiện rượu cấp tính có thể xuất hiện khi một người khỏe mạnh và không nghiện bỗng dưng tiêu thụ cùng lúc một lượng rượu lớn. Số lượng thay đổi tùy theo cách thức phản ứng đối với lượng cồn của mỗi người. Một số say sau 2 đến 3 cốc, một số khác kháng cự được những liều lượng lớn hơn. Say là một tình trạng không bình thường và có tính chất tạm thời. Nếu không uống nữa, tình trạng này sẽ qua đi nhanh chóng, cơ thể phục hồi nhanh và rượu thường không để lại dấu vết gì. 
Do tác dụng kích thích và gây hưng phấn, cồn có lúc được gọi là “aqua vitae”, tức là “nước uống”. Nhưng sau khi biết rõ tác hại, người ta đã cho nó cái tên phù hợp hơn: “nước bệnh” và “nước chết”. Cồn được dùng để đem lại niềm vui, nhưng trên thực tế nó mang lại nhiều đau đớn và bất hạnh. 
Rượu cồn không phải là một người bạn mà là một kẻ thù nham hiểm, hung ác. Nó phá hủy cơ thể một cách ngấm ngầm và đến một lúc nào đó, người nghiện rượu gục xuống sau một cơn bệnh nặng nề thường rất khó chữa. 
Không có một cơ quan hay một tế bào nào trong cơ thể mà không chịu tác động của cồn. Khi rượu vào cơ thể, nó được hấp thu nhanh với 20% hấp thu tại dạ dày và 80% tại ruột non, sau 30-60 phút toàn bộ rượu được hấp thu hết. Sau đó, rượu được chuyển hóa chủ yếu tại gan (90%). Một lượng nhỏ rượu còn nguyên dạng (khoảng 5-10%) thải ra ngoài qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu. Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng một phần trong số cồn bị đốt cháy; phần còn lại đọng trong cơ thể rất nhiều ngày.
Khi vào đến các mô, cồn tấn công tất cả các tế bào của cơ thể; cơ quan phải chịu đựng nhiều nhất là hệ thần kinh trung ương. Phần lớn (75%) số cồn ở trong máu đến não. Với các tế bào thần kinh rất nhạy cảm trước bất cứ chất độc nào, cồn gây ra những rối loạn trầm trọng trong sự hoạt động của vỏ não và làm cho vỏ não không còn kiểm soát, điều chỉnh được hoạt động của các trung tâm dưới vỏ. Năng lực tự kiểm tra và bản lĩnh tự phê trong đối xử của người nghiện mất đi rất nhanh. 
Các trung tâm dưới vỏ thoát khỏi sự kiểm soát của vỏ não, bước vào tình trạng bị kích thích, và tất cả hoạt động của chúng trở nên hỗn loạn, vô tổ chức. Người say lúc thì xuất hiện tình trạng cao hứng gấp bội, cười nói hả hê, lúc thì giận dữ, đập phá. Sau giai đoạn kích thích này, nếu người ấy đã uống nhiều sẽ thiếp đi trong một giấc ngủ sâu. Anh ta như người mất trí, không thể đánh thức dậy được và không hề có phản ứng gì trước môi trường xung quanh. Mạch trở nên chậm, nhiệt độ cơ thể hạ xuống. 
Với người nghiện rượu mạn tính, những sự rối loạn không được rõ rệt như thế mà xuất hiện những hiện tượng khác: Mất hứng thú trong lao động, trở nên cẩu thả, năng suất lao động và chất lượng công việc hạ xuống. Với thời gian, trí nhớ và sự chú ý yếu đi, con người trở nên hay cáu kỉnh, bực bội hay cãi vã. Sau đó còn xuất hiện những rối loạn tâm thần trầm trọng. 
Dưới ảnh hưởng của cồn, co tim bị thoái hóa và một phần trong mô cơ tim được thay thế bằng mỡ. Trái tim của những người nghiện rượu to gấp đôi người bình thường. Trong y học thường được gọi là “tim bò” hoặc “tim bia”. Bộ máy tim mạch bị tổn thương: Đau đầu xuất hiện, khó thở,  mắt cá sưng to. 
Những rối loạn sâu sắc xảy ra ở cả gan. Một trong những nhiệm vụ chính của gan là ngăn các chất độc khác nhau do máu mang từ ruột hoặc ở ngoài đến. Cồn phá hủy chức năng này của gan. Đồng thời gan bị thoái hóa và một phần tế bào gan bị thay thế bởi các tế bào mô liên kế và mỡ. Một bệnh nặng xuất hiện là bệnh xơ gan mà thường kết thúc bằng sự chết non. 
Trên thế giới, trong bảng về tỷ lệ tử vong, sau bệnh tim và ung thư, vị trí thứ ba là tai nạn lao động và nhất là các tai nạn giao thông. Ở những người nghiện rượu, tai nạn nhiều gấp 3 lần so với những người không nghiện rượu. Các tài liệu thống kê gần đây của Tổ chức Y tế thế giới chỉ ra rằng một phần ba tổng số các tai nạn chết người xảy ra trong lúc say rượu. 
Tục ngữ có câu “rượu đến là tội đến”, điều này đúng ở bất cứ nơi nào trên trái đất nếu ở đó con người kết bạn với rượu. Một tạp chí y học ở Pháp cho rằng rượu là nguyên nhân của vô số những tội ác và phạm pháp, 90% trong số những hỏa hoạn cố ý, 35% tội phạm, 95% phạm pháp, 85% trường hợp bị thương và đánh nhau, 53% vụ vi phạm đạo đức xã hội… đều là do nghiện rượu. Trong các bệnh viện, 30% trong số các bệnh nhân nhập viện vì rối loạn tâm thần là nạn nhân của nghiện rượu mạn tính. 
Những người nghiện rượu tỏ ra kém sức đề kháng đối với bệnh và chết sớm hơn. Tử vong ở những người nghiện rượu cao hơn những người không nghiện 3 lần. Người ta đã nghiên cứu nguyên nhân tử vong ở số người nghiện rượu mạn tính và đi đến kết luận là: 26% chết vì ngộ độc cấp tính bằng rượu, 14% bởi tai nạn, 29% do viêm phổi, 13% lao phổi, 18% từ các bệnh tim, 8% do các bệnh khác. 

 Đồng bằng Sông Cửu Long là một trong những vùng có nghề sản xuất rượu lâu đời và gắn liền với từng địa danh là những thương hiệu nức tiếng từ xưa như rượu Phú Lễ (Bến Tre), rượu đế Gò Đen (Long An), Nhị Quý (Tiền Giang). Nguyên liệu để nấu rượu thường là gạo, nếp, sắn (khoai mì). Mỗi loại nguyên liệu tạo thành một hương vị đặt trưng của rượu. Rượu gạo là loại rượu phổ biến nhất ở Việt Nam.

  Quy trình sản xuất



. Giải thích qui trình

Nấu chín: gạo nguyên liệu được ngâm nhằm rửa sạch chất bẩn bám bên ngoài hạt, đồng thời làm cho hạt gạo mềm, trương nở giúp dễ dàng cho quá trình nấu. Sau khi để ráo, gạo được cho vào nồi, thêm nước và nấu chín. Lượng nước cho vào được tính toán sao cho cơm sau khi nấu không quá nhão cũng không bị sống. Tỉ lệ gạo nước khoảng 1:1 theo thể tích.
Mục đích của việc làm chín hạt gạo nhằm hồ hóa tinh bột gạo giúp cho vi sinh vật dễ sử dụng tinh bột này để lên men rượu.



Làm nguội: Cơm sau khi nấu chín được trãi đều trên một bề mặt phẳng để làm nguội xuống nhiệt độ thích hợp cho việc trộn bánh men rượu. Nhiệt độ cơm cao sẽ làm bánh men rất khó hoạt động. Bánh men rượu được trộn vào bằng cách bóp nhỏ, rắc đều lên bề mặt lớp cơm với tỷ lệ thích hợp tùy theo hướng dẫn trên từng loại men. Sau đó cho tất cả vào khạp lớn, đậy nắp để bắt đầu quá trình lên men rượu.



Lên men: Lên men rượu là một quá trình lên men yếm khí (không có mặt của ô xy) diễn ra rất phức tạp, bao gồm các quá trình sinh hóa học và các quá trình vi sinh vật. Quá trình lên men diễn ra ở nhiệt độ thường, trong thời gian này có 3 quá trình diễn ra song song với những mức độ khác nhau. Trước tiên là quá trình tăng sinh khối nấm men. Quá trình đường hóa có sự phân cắt tinh bột thành đường nhờ men amylase và glucoamylase trong nấm mốc. Đường vừa tạo ra trở thành thức ăn để nấm men thực hiện quá trình lên men rượu.
Quá trình lên men rượu diễn ra do nấm men sử dụng đường để tạo thành rượu etylic và CO2. CO2 sinh ra trong quá trình lên men sẽ tạo thành bọt khí bám vào bề mặt nấm men và làm các tế bào nấm men nổi lên trên, khi lên đến bề mặt, bọt khí vỡ ra và tế bào nấm men lại chìm xuống tạo ra sự đảo trộn giúp quá trình lên men được tốt hơn.



Sau 2 ngày đầu lên men, có thể bổ sung nước vào khối lên men với tỷ lệ nước:cơm khoảng 3:1, sau đó đậy nắp và tiếp tục lên men thêm khoảng 3 ngày nữa.

Chưng cất: Khi quá trình lên men kết thúc, ta tiến hành chưng cất để thu được rượu thành phẩm.



Quá trình chưng cất rượu nhằm tách hỗn hợp rượu và nước có nhiệt độ sôi khác nhau. Ở áp suất thường, rượu sôi và bốc hơi ở 78oC, còn nước là 100oC. Khi chưng cất rượu được tách ra khỏi nước nhờ bay hơi dễ hơn nước. Quá trình chưng cất được tiến hành bằng cách đun sôi hỗn hợp lên men, hơi bay lên được dẫn qua ống dẫn và được làm lạnh bằng cách cho qua bồn nước để ngưng tụ rượu. Dung dịch rượu thu được trong suốt có mùi thơm đặc trưng và nồng độ rượu sẽ giảm dần theo thời gian chưng cất. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà ta có thể tiến hành pha trộn các loại rượu thu được ở các khoảng thời gian chưng cất khác nhau để tạo ra rượu có nồng độ cao thấp khác nhau.
Sau 2 ngày đầu lên men, có thể bổ sung nước vào khối lên men với tỷ lệ nước:cơm khoảng 3:1, sau đó đậy nắp và tiếp tục lên men thêm khoảng 3 ngày nữa.

Và Cách làm rượu nếp:

Nguyên liệu:

- 1kg gạo nếp xay lật hay còn gọi là gạo nếp lứt
- 3 quả men rượu
- Nồi gốm, túi khóa zip cỡ to.

Bước 1:

Gạo nếp vo sạch, để ráo.

Cho gạo vào nồi cơm điện, nấu như nấu cơm tuy nhiên bạn cho lượng nước ít hơn so với nấu cơm bình thường nhé. Nếu cẩn thận hơn bạn có thể đồ như đồ xôi. 

Cơm nếp chín đổ ra mâm rộng, tãi mỏng cơm cho nhanh nguội.

Bước 2:

Men rượu gạt bỏ lớp vỏ trấu bằng cách xát 2 quả men vào nhau.

Giã mịn men.

Bước 3:

Cơm sau khi đã nguội hoàn toàn bạn rây men vào.

Trộn đều cơm và men.

Tiếp tục rắc nốt phần men còn lại, trộn đều.

Bước 4:

Ủ rượu nếp cái ngon nhất là dùng lá chuối khô, tuy nhiên ở thành phố hiện nay để tìm được lá chuối khô là điều không dễ dàng. Mình đã thử tận dụng ngay những vật dụng thường có trong bếp để ủ rượu thì thấy kết quả vẫn ngon. Vật dụng thay cho rổ tre và lá chuối khô mình dùng là nồi gốm và túi khóa zip. Dùng kéo cắt tạo lỗ ở phần đáy túi khóa zip.

Cho cơm đã trộn men vào túi.

Trong nồi gốm đặt 1 bát hoặc đĩa nhỏ sau đó đặt tấm phên tre lên. Để như vậy để khi ủ rượu nước rượu sẽ chảy xuống chứ không bị đọng làm rượu dễ lên men cay.

Đặt túi khóa zip chứa cơm đã trộn men vào nồi. 

Kéo miệng túi kín lại rồi đậy vung nồi để chỗ thoáng mát.

Với thời tiết nắng nóng như hiện này bạn chỉ cần ủ khoảng 34 tiếng là rượu đã ngấu. Với thời tiết mát mẻ hơn bạn có thể tăng thời gian ủ. Cách kiểm tra cơm rượu đến độ là khi hạt cơm ngấu, căng mọng, rượu có vị ngọt, thơm, không bị chua hoặc cay.

Sau thời gian ủ, nước rượu chảy xuống dưới khá nhiều, bạn dùng chính nước này để tưới lên cơm rượu nhé. 

Bạn nhớ để ý dỡ rượu khi đến độ, tránh ủ lâu sẽ làm rượu lên men cay và hạt cơm rượu bị xác.

Rượu nếp cái ủ đến độ là khi hạt cơm ngấu, căng mọng. Rượu nếp có hương thơm và vị ngọt tự nhiên mà bạn không cần phải dùng đến đường.
Ngoài rượu nếp bạn có thể chuẩn bị các loại trái cây của mùa này như mận, xoài, lê, đào... để có một cái tết Đoan Ngọ thật xôm và đúng điệu nhé!

Có 2 món cơ bản quyết định chất lượng cơm rượu, đó là nếp và men. Nếp phải là nếp rặt (không lẫn gạo hay tạp chất khác), thường là nếp mù u hạt nhỏ, đều rất ngon; còn men là loại men ngọt (men viên nhỏ, chỉ dùng cho cơm rượu) và nên tìm những nơi bán men quen từ trước để khi làm cơm rượu không bị hư (dân gian gọi là bị ngâu vọc, viên cơm rượu có màu đỏ, vị chua!)

Bạn cần chuẩn bị sẵn các thứ như: men cà nhuyễn để ra chén (nhiều ít tùy số lượng nếp và người bán cũng cho biết 1 viên men làm được bao nhiêu lít nếp), lá chuối xé thành từng miếng nhỏ (kích cỡ chiều cao bằng viên cơm rượu định làm), nước muối hòa thật mặn (độ mặn khi bỏ hạt cơm nguội phải nổi lên), vôi cục (cỡ ngón tay cái) nướng chín bỏ vào nước muối chờ hòa tan và gạn lấy nước trong.

Trước tiên, cho nếp, khoảng 1 lít (khoảng 800 gram - cách tính của người miền Nam) vào thau ngâm với hỗn hợp nước muối vôi khoảng 6 tiếng (theo tỉ lệ 1 lít nếp trộn 2/3 chén nước muối, vôi). Kế đến, vớt nếp ra để ráo, và đổ nếp vào nồi xôi (2 lần).

Lần thứ 1, nếp vừa chín tới đem ra xả nước lạnh, rồi mới nấu tiếp lần thứ 2 cho chín hẳn.
Tiếp theo, đổ nếp ra mâm san phẳng (hay vào khuôn cũng được!). Chờ nếp hơi nguội, rắc đều men lên bề mặt nếp, cho tay thấm vào nước muối vò viên (hay cắt thành từng cục lớn, nhỏ tùy ý). Lấy lá chuối ủ kín lại, chừa lỗ cho nước cơm rượu ra.
Dùng nắp đậy lại, bỏ vào thùng giấy các-tông ủ kín 2 đêm. 

Tuy nhiên thật khủng hoảng thay: 
"công thức làm rượu tại chợ lớn: 1 lít metanol công nghiệp giá 16 ngàn pha với 5 lít nước lã, mua 1 chai hương mùi giá 18 ngàn vậy là có 6 lít rượu muốn mùi nào hương nào cũng có, thử hỏi uống vào có cháy bộ đồ lòng hay ko?"
Chi tiết như sau:

“Công nghệ chế tác” rượu quê

Rượu quê vốn được các “đệ tử Lưu Linh” ưa chuộng từ bao lâu nay bởi uống “phê”, êm. Nhưng những "bợm nhậu" sẽ phải giật mình khi “công nghệ chế tác” rượu quê được hé mở.
Rượu giả “vả” rượu thật
Thật không khó để tìm ra loại rượu “siêu rẻ” này, bởi nó được bán công khai ở hầu khắp các quán nhậu bình dân ở Hà Nội, đặc biệt là các huyện ngoại thành. Sở dĩ gọi rượu siêu rẻ vì được sản xuất theo “công nghệ” đặc biệt chứ không còn thủ công như ngày xưa. Tóm lại, nếu tính toán chi ly, giá của loại rượu này còn thấp hơn giá thành của rượu được nấu từ sắn, phẩm cấp thấp nhất của rượu quê.
Ở làng Vân, xã Vân Hà (Việt Yên – Bắc Giang) có hơn 600 hộ nấu rượu. Hàng ngày, làng này cung cấp ra thị trường hàng chục nghìn lít rượu. Tuy vậy, trong số đó có không ít cái gọi là rượu được “chế tác” từ men tươi. Theo chân ông Quyết, một người “nấu rượu thật thà” trong làng, PV không khó để tận mắt chứng kiến “công nghệ chế tác rượu quê”. Cầm trên tay gói men được mệnh danh là “men rượu số 1 tại Việt Nam – Hơn cả sự mong đợi”, ông Quyết bảo, mỗi gói men thế này mua với giá tiền trên dưới 40 nghìn đồng, sử dụng được cho 1 tạ gạo, sắn. “Đây là thứ thần dược giúp rượu ra nhiều hơn khi nấu. Theo đúng cách nấu truyền thống, thì nhà nào nấu giỏi nhất của làng Vân cũng chỉ đạt được 7 đến 7 thành rưỡi (10kg gạo nấu được 7-7,5 lít rượu - PV). Tuy nhiên, sử dụng men này theo đúng “công thức”, thì 10kg gạo có thể nấu được 13-15 lít rượu, gấp đôi so với nấu thủ công”, ông Quyết khẳng định.
Bởi thế, thứ “rượu quê” này được bán ra với giá rất rẻ. Khảo sát của PV cho thấy, tại làng Vân, nếu giao buôn, rượu “men tươi” bán giá 8 nghìn đồng/lít. Còn nếu mua lẻ, giá chỉ chênh thêm mỗi lít 1 nghìn đồng. Theo ông Quyết thì dùng men tươi không những “được rượu”, mà còn “giải phóng sức lao động thủ công”, bởi người sử dụng không cần trải chiếu, trải nong nia thúng mủng như trước để trộn men, mà chỉ cần pha men vào nước, tưới đều lên cơm, rồi mang đi ủ trước khi cho vào nồi chưng cất.

Men tươi có thể mua dễ dàng tại làng Vân
Cái thứ được gọi là men tươi này, ở làng Vân, mua quá dễ. PV có thể tạt vào bất kỳ một cửa hàng tạp hóa, hoặc một đại lý bán rượu nào, là có thể mua được. Theo chỉ dẫn của ông Quyết, chúng tôi tìm mua ở một cửa hàng ngay đầu làng 3 gói men tươi với giá 45 nghìn đồng/gói. Gói men được đựng trong túi nilon màu đen, ghi trọng lượng là 500gram, bên trong là 5 túi nhỏ màu bạc. Theo “công thức” của men, mỗi túi nhỏ màu bạc có thể sử dụng cho 20kg gạo, sắn, tức là 1 túi to được dùng cho 1 tạ gạo hoặc sắn. Theo “quảng cáo” được in trên bao bì, men tươi là sản phẩm của Cty Men rượu Hà Nội. Thứ men “Hương nếp” này dùng được cho gạo tẻ và sắn, ra loại rượu thơm như rượu nếp. Đặc biệt, lượng rượu được nhiều hơn gấp đôi so với men thông thường.
Ông Quyết bảo, ở làng Vân, thứ men này đã sử dụng vài năm nay, trước kia nhập từ Trung Quốc. Nhưng thời gian gần đây, người địa phương đã nắm bí quyết sản xuất nên tự làm được. “Cũng chẳng biết họ làm ở đâu, nhưng nhu cầu thị trường đang cao nên men này bán khá chạy”, ông Quyết cho hay.
Là người có thâm niên và đau đáu với nghề nấu rượu truyền thống, ông Quyết rất bức xúc trước “vấn nạn” mà gia đình ông và các hộ nấu rượu ở đây đang gặp phải, đó là rượu làng Vân bị mang tiếng. Ông Quyết bảo, “sự cạnh tranh không lành mạnh” trên đã khiến nhiều gia đình làm ăn đứng đắn ở đây khóc dở mếu dở, bởi rượu sản xuất ra không bán được.
Ông Quyết tính toán: “Thường cứ nấu 10 kg gạo sẽ thu được khoảng 7-7,5 lít rượu. Giá 1 kg gạo rẻ cũng trên dưới 10 nghìn đồng, vị chi tiền gạo đã hết cả trăm nghìn đồng rồi, chưa kể tiền than, tiền men, tiền vận chuyển... Bán 7,5 lít rượu với giá 10 nghìn đồng/lít mới chỉ thu về 75 ngàn đồng. Tính sơ đã thấy lỗ nặng. Ai dại gì mà đi nấu rượu để bán nữa”.

Sắn chất đống bên đường để chờ ủ men tươi
Ở làng Vân, hiện nhiều gia đình đã thay thế gạo bằng sắn để nấu rượu. Dọc hai bên đường vào làng, những đống sắn lớn tràn phủ kín lối đi, có chỗ chỉ lách qua được bằng xe máy. Ông Quyết bảo: “Sắn đó dùng để nấu rượu đấy. Giá chỉ 5 nghìn đồng/kg, “kinh tế” hơn nhiều so với nấu bằng gạo”. Tuy nhiên, theo ông Quyết, dù có nấu rượu sắn nhưng làm nghề “thật thà” thì cũng chẳng thể nào làm ra được thứ rượu bán buôn với giá trên 8 nghìn đồng/lít. “Ở đây, đa phần các hộ dân đều nấu rượu gạo để bán. Nhà tôi cũng nấu rượu gạo nguyên chất, bán với giá 15 nghìn đồng, 17 nghìn đồng và 30 nghìn đồng/lít tùy thuộc vào độ rượu và chất lượng nhưng lợi nhuận thu về chẳng được bao nhiêu, nói đúng hơn chỉ lấy công làm lãi thôi”, ông Quyết bảo.
Công khai làm rượu giả
Chỉ cách làng Vân một chuyến phà qua sông Như Nguyệt, thôn Đại Lâm, xã Tam Đa (Yên Phong, Bắc Ninh) chính là “đại bản doanh” sản xuất rượu quê giả. Những thùng nhựa màu xanh dựng rải rác dọc từ đầu đến cuối con đường thôn như minh chứng cho việc làm rượu giả một cách công khai. Và, đây mới chính là nơi làm ra thứ rượu kinh hoàng mà nếu đọc được thông tin dưới đây, các bợm nhậu sẽ phải suy nghĩ lại trước khi nâng chén.
Ông Quyết dẫn tôi qua phà, đi vào làng Đại Lâm. Vừa đi ông vừa bảo, nếu rượu gạo mà chứa trong những thùng nhựa thế kia thì vứt đi, bởi nó sẽ nhạt và bớt ngon. Tuy nhiên, những thùng nhựa này là tỏ ra thích hợp cho việc chế biến rượu cồn. Công thức chế biến rượu cồn cũng cực kỳ đơn giản: Mỗi thùng dung tích 200 lít, được bơm đầy nước. Sau đó cho 20 lít rượu sắn nhập từ làng Vân, cho thêm một lượng nhất định cồn hoa quả bán trôi nổi trên thị trường, quấy đều để tạo ra thứ rượu gạo giá cực rẻ, có mùi vị y như rượu thật.
Để mục sở thị “công nghệ chế tác” rượu từ cồn hoa quả, nhập nhoạng tối, ông Quyết dẫn chúng tôi đi sâu vào làng. Ngay ven đường, từng nhóm người đang dùng máy bơm để bơm nước vào thùng. Một số người khác thì dùng tuy-ô (ống nhựa nhỏ - PV) để hút một thứ chất lỏng gì đó vào trộn lẫn. Sau khi hoàn tất công đoạn trộn các chất lỏng, một phụ nữ với lấy cây gậy ở bên cạnh, một đầu có gắn chiếc phễu nhỏ kèm theo cái nhiệt kế nhúng xuống thùng nước rồi lấy lên xem thử. Hình như rượu pha chưa đủ độ (nhìn vào vạch trên nhiệt kế có thể biết được độ rượu - PV) nên họ lại cho thứ chất lỏng bí mật đựng sẵn ở chậu vào thùng và lặp lại thao tác như đã nêu trên.
“Cách thức pha cồn hoa quả và nước lã thành rượu gạo không chỉ giá thành siêu rẻ mà còn không phải nổi lửa, không phải chưng cất, không phải tốn nhiều diện tích mặt bằng”, ông Quyết cho biết. Theo ông, cồn hoa quả có giá khoảng 15 nghìn đồng/lít và thường thì 1 lít cồn hoa quả có thể pha chế với nước lã để tạo thành nhiều lít rượu gạo.

Những thùng nhựa dùng đựng rượu cồn hoa quả
Rượu sắn nấu bằng “công nghệ men tươi” thường có mùi nồng, hắc, không thơm như rượu gạo và rất khó uống, không được các “ma men” ưa chuộng. Để “khử” những đặc tính bất lợi này, dân nấu rượu siêu rẻ còn phải thực hiện thêm một thủ thuật khác, tuy đơn giản nhưng lại đạt hiệu quả rất cao. Cách đó là pha thêm nước và đường hóa học với công thức: 10 lít rượu sắn + 2 lít nước + 5 viên đường hóa học, rồi cho tất cả vào thùng, đậy kín, lăn qua lăn lại là được rượu gạo thơm, rẻ.
Ông Quyết cho biết, cồn hoa quả nghe đâu được đưa từ Quảng Ngãi ra nhưng giờ ở địa phương cũng tự sản xuất được rồi. Một số hộ kinh doanh lấy cồn hoa quả, pha với nước lã và rượu sắn để làm rượu gạo bán cho các mối hàng ở xa. Rượu nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tỷ lệ cồn/nước/rượu sắn và nhu cầu của khách hàng. Việc làm rượu pha nước lã và cồn hoa quả ở Đại Lâm có từ nhiều năm nay, cùng thời với “công nghệ rượu men tươi” ở làng Vân. Tuy nhiên, từ trước đến nay ông Quyết vẫn chưa nghe nói, hay chưa được chứng kiến vụ bắt bớ hay dẹp bỏ của chính quyền địa phương với vấn nạn này.
Ông Vũ Đình Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Đa cũng thừa nhận với PV việc này. Theo ông Minh, Đại Lâm từ lâu đã có tiếng về nghề nấu rượu gạo. Tuy nhiên, từ năm 2000, một số người đã đưa công nghệ “pha chế rượu từ cồn và nước lã” về làng khiến cho nghề nấu rượu truyền thống nơi đây bị mai một dần. Từ chỗ có tới 80% số hộ dân trong làng có bếp nấu rượu, giờ con số đó chỉ còn chưa đầy 30%. Mỗi ngày ước chừng có không dưới 10 nghìn lít rượu lên xe rời khỏi Đại Lâm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Có ý kiến gì không?