1. Vladimir Lenin (Nga): Chết ngày 21/1/1924, xác được ướp và bày trong lăng Lenin tại Moscow. Các nhà khoa học cho cái xác hiện được bày trong tủ kính chỉ có khoảng 10% cơ thể của Lenin: ngoài các bộ phận bên trong bị cắt bỏ khi ướp, các bộ phận bên ngoài cũng dần dần bị phân hủy, do đó, người ta phải thay thế bằng đồ giả (ví dụ tai và mũi đều bằng sáp, tròng mắt là hai viên bi!).
2. Georgi Dimitrov (Bulgaria): Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Bulgaria, chết ngày 2/7/1949, xác được ướp và bày trong lăng tại Sofia. Tháng 8/1999, khi chế độ Cộng sản sụp đổ, xác bị đem hỏa táng, sau đó, chôn; và lăng cũng bị đập nát.
3. Joseph Stalin: Sau khi chết vào ngày 5/3/1953, xác được ướp vào bày bên cạnh Lenin, tuy nhiên, đến năm 1961, trong chiến dịch xét lại và chống nạn sùng bái cá nhân, Nikita Krushchev, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đã quyết định mang xác Stalin đi chôn trong một nghĩa trang nhỏ ngay sau lăng.
4. Klement Gottwald (Tiệp Khắc): Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, chết ngày 14/3/1953, xác được ướp và bày trong lăng tại Prague, nhưng đến năm 1962, một phần vì phong trào chống sùng bái cá nhân tại Liên Xô, môt phần vì xác bắt đầu bị hư thối trầm trọng, nên bị mang đem đốt.
5. Hồ Chí Minh: Chết ngày 2/9/1969, xác được ướp và cho đến nay, vẫn được bày trong lăng ở Hà Nội.
6. Mao Trạch Đông: Chết ngày 9/9/1976, xác được ướp và bày trong lăng ngay trong Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh.
7. Ferdinand Marcos: Chết ngày 28/9/1989 tại Hawaii, được vợ, bà Imelda, ướp xác; và bốn năm sau, mang về bày trong khuôn viên gia đình. Đến nay, người ta vẫn không biết cái xác được bày trong tủ kính ấy thật hay giả. Có nhiều tin đồn cho xác thật của Marcos đã được mang đi chôn, còn xác trong tủ kính chỉ được làm bằng sáp. (Trong một bài báo đăng trên The New York Times ngày 9/3/2011, phóng viên Seth Mydans tường thuật: lăng của Marcos rất quạnh quẽ, hầu như không có ai chăm sóc, kể cả việc quét dọn; có thời gian công ty điện lực dọa cắt điện vì không ai trả hóa đơn. Điều đó càng củng cố niềm tin cái xác trong tủ kính không phải là xác thật.)
8. Kim Il-Sung (Kim Nhật Thành): Chết ngày 8/7/1994, xác được ướp và bày trong Cung tưởng niệm Kumsusan tại Bắc Triều Tiên.
9. Kim Jong-il (Kim Chính Nhật): Chết ngày 17/12/2011, xác cũng được ướp và bày như bố.
Nhìn vào bản danh sách trên, chúng ta thấy một số điểm chung:
Thứ nhất, trừ Marcos của Philippines, tất cả những người còn lại đều là lãnh tụ Cộng sản.
Thứ hai, tất cả, kể cả Marcos, đều là những lãnh tụ độc tài và nổi tiếng là tàn bạo.
Dưới thời Lenin, có khoảng từ 6 đến 8 triệu người bị chết hoặc vì chiến tranh hoặc vì đói hoặc vì bị thanh trừng. Thời Stalin, các sử gia đưa ra nhiều con số nạn nhân khác nhau, nhưng trung bình là khoảng 51 triệu người, trong đó có khoảng 20 triệu bị giết chết trong thập niên 1930 (trước đệ nhị thế chiến). Thời Mao Trạch Đông, có khoảng từ 40 đến 72 triệu người bị chết (hoặc bị giết hoặc bị đói do chính sách “đại nhảy vọt” của đảng). http://necrometrics.com/20c5m.htm
Tại Bắc Hàn, dưới thời Kim Nhật Thành, theo ước tính của R.J. Rummel, có khoảng từ 710.000 đến 3.549.000 người bị giết chết.
Riêng Marcos, trong 20 năm làm tổng thống Philippines (1966-1986), đã tham nhũng và thâm lạm công quỹ đến khoảng 5 tỉ Mỹ kim, thậm chí, có chuyên gia còn cho là nhiều hơn nữa.
Hồ Chí Minh, chỉ riêng trong các cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc vào giữa thập niên 1950, đã giết chết cả hàng chục ngàn người. Gần đây, một số người cho ông làm vậy là do sức ép của Liên Xô và đặc biệt, của các cố vấn Trung Quốc. Tuy nhiên, có sức ép hay không, với tư cách là người lãnh đạo cao nhất của miền Bắc lúc ấy, ông cũng không thể tránh được trách nhiệm giết hại rất nhiều đồng bào vô tội của mình.
Thứ ba, trừ trường hợp cái xác của Marcos còn bị nghi ngờ, có ba xác đã bị đem đi hỏa táng và chôn, trên thế giới hiện nay, chỉ còn năm xác còn được bày, trong đó, Bắc Triều Tiên chiếm kỷ lục với hai xác: Đó cũng là một nước độc tài nhất, tàn bạo nhất và cũng nghèo đói nhất. Trong khi đó, chi phí ướp xác Kim Nhật Thành năm 1994 (do Nga thực hiện) mất khoảng một triệu Mỹ kim; chi phí bảo quản bằng khoảng 800.000 Mỹ kim.
Thứ tư, trong năm cái xác còn lại ấy, xác của Lenin, theo dự đoán của nhiều người, có lẽ sẽ được mang đem hỏa táng hoặc đem đi chôn sớm. Như vậy, sẽ chỉ còn lại bốn xác: Tất cả đều nằm ở châu Á và thuộc ba quốc gia theo chế độ Cộng sản trong mấy quốc gia Cộng sản cuối cùng trên thế giới.
Thứ năm, trừ trường hợp của Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật, chúng ta không thể biết rõ, tất cả những người còn lại đều bị ướp xác hầu như hoàn toàn ngoài ý muốn. Lenin muốn được chôn cạnh mộ của mẹ ông ở St. Petersburg. Trước khi chết, Hồ Chí Minh đã nói rõ ý định của mình: thiêu xác và chia tro ra làm ba phần cho ba miền Nam, Trung và Bắc. Mao Trạch Đông cũng muốn được hỏa táng.
Với cả ba người, quyết định ướp xác và bày trong tủ kính đều do những người thừa kế quyền hành. Với xác Lenin, đó là quyết định của Stalin; với hai người sau, là Bộ Chính trị.
Bộ Chính trị Việt Nam quyết định khá sớm, lúc Hồ Chí Minh đang hấp hối, do đó, Bác sĩ Sergi Debov, trưởng ban ướp xác của điện Kremlin được mời sang Việt Nam hai ngày trước khi ông tắt thở để chuẩn bị.
Ở Trung Quốc, thoạt đầu Bộ Chính trị chỉ ra chỉ thị ướp xác Mao Trạch Đông trong vòng 15 ngày để tổ chức lễ truy điệu, nhưng sau đó, đổi ý, họ muốn ướp xác vĩnh viễn. Vì quyết định muộn, lúc xác đã bắt đầu có dấu hiệu phân hủy, việc ướp xác trở thành cực kỳ khó khăn. Theo lời Zhisui Li, bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông, có lúc mặt Mao Trạch Đông căng phồng lên, tròn như một quả bóng, còn cổ thì phình ra bằng cái đầu! Da trên má thì rách toạc từng chỗ. Trông rất dị dạng. Các bác sĩ phải tìm cách nắn bóp rồi vá víu lại để trông có vẻ bình thường. Lúc ấy, quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô đã rất căng thẳng nên không thể xin Liên Xô giúp được. Trung Quốc cử một phái đoàn sang Việt Nam hỏi kinh nghiệm ướp xác Hồ Chí Minh (vốn được Nga giúp) nhưng Việt Nam từ chối. Cuối cùng họ cũng tự xoay xở được, dĩ nhiên, kẻ chịu đựng sự mày mò thử nghiệm của họ chính là cái xác chết của Mao Trạch Đông!
Vấn đề là: Tại sao những người kế quyền Cộng sản lại thích ướp và bày xác của các lãnh tụ quá cố của mình như vậy?
Câu trả lời thường nghe nhất là do tâm lý sùng bái cá nhân, xem cá nhân lãnh tụ như thần thánh, muốn họ trở thành bất tử ngay trước mắt mọi người.
Tuy nhiên, đó chỉ là lý do phụ. Lý do chính là người ta muốn lợi dụng tâm lý sùng bái để đầu tư quyền lực và quyền lợi của mình trên huyền thoại của những cái xác ấy. Ví dụ, ở Nga, theo Nina Tumarkin, trong cuốn Lenin Lives! The Lenin Cult in Russia, năm 1924, lúc Lenin mất, giới lãnh đạo Cộng sản sợ là cái chết của ông sẽ dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ thống xã hội chủ nghĩa vừa mới được xây dựng ở Nga. Họ đều biết phần lớn sức mạnh của chế độ đều nằm ở uy tín và huyền thoại bao quanh Lenin. Họ rất hoảng loạn. Khi thấy khoảng hơn 700.000 người bất chấp cả băng tuyết lạnh buốt ở Moscow để đến viếng thi hài Lenin, Stalin và Bộ Chính trị mới quyết định khai thác ngay cái xác ấy: Mang đi ướp và bày cho mọi người xem!
Đó cũng chính là lý do khiến Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Hàn quyết định ướp xác lãnh tụ của họ. Họ biết họ yếu. Họ cần thần hộ mạng: Đó là những cái xác đã được khoét hết tất cả các cơ quan nội tạng, được ướp bằng vô số các hóa chất khác nhau để cho khỏi hư thối.
Chế độ họ còn tồn tại được, quyền lực và sự ưu đãi của họ còn kéo dài được một phần là nhờ những cái xác ấy. Bởi vậy, đừng hy vọng người ta sẽ mang những cái xác ấy đi chôn sớm. Không đâu. Giới lãnh đạo không dại dột đến như vậy: Những cái xác ấy còn nuôi được họ mà!
Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nhiều vị lãnh tụ nổi tiếng trên thế giới được ướp xác vĩnh viễn để đời sau có cơ hội thăm viếng và bày tỏ sự tôn kính.
Thi thể của lãnh tụ Liên Xô vĩ đại Vladimir Lenin trong lăng tại Quảng trường Đỏ tại Moscow, Nga. Lenin qua đời năm 1924.
Thi hài của Joseph Stalin từng đượp đặt trong lăng cạnh Lenin từ năm 1953, nhưng bị đưa ra khỏi lăng và đem chôn vào năm 1956, sau khi Đại hội đảng CS Liên Xô lần thứ 20 lên án tệ sùng bái cá nhân.
Binh sĩ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bày tỏ lòng tôn kính trước thi thể của lãnh đạo Mao Trạch Đông. Chủ tịch Mao qua đời vào năm 1976.
Thi hài của Chủ tịch Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) được quàn trong lăng ở Bình Nhưỡng. Kim Nhật Thành qua đời ở tuổi 82 vào ngày 8/7/1994.
Thi thể của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il tại Đài tưởng niệm Kumsusan Palace tại Bình Nhưỡng, tháng 12/2011. Kim Jong-il qua đời ngày 17/12/2011.
Cựu đệ nhất phu nhân Philippines Imelda Marcos đứng bên thi thể của chồng là cựu Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos nằm trong quan tài kính tại lăng Marcos năm 1996. Ông Marcos qua đời khi sống lưu vong ở Hawaii (Mỹ) vào năm 1986. Bà Imelda Marcos đã ướp xác chồng và chuyển thi thể của ông về nước vào năm 1993.
Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela vừa qua đời hôm 5/3 sẽ được ướp xác vĩnh viễn và đặt trong quan tài kính để người dân có thể đến thăm viếng thường xuyên.
Để
ướp xác lãnh tụ Lênin và cố chủ tịch Kim Nhật Thành, các chuyên gia lấy
hết nội tạng trong cơ thể, hủy tĩnh mạch và lấy hết máu ra khỏi các mô.
Lãnh tụ Xô viết Lênin
Vladimir Ilich Ulianov, nổi tiếng với bí
danh Lênin, đã trút hơi thở cuối cùng, sau gần hai năm bị các cơn đau
và đột qụy hành hạ vào lúc 6h50 chiều ngày 21/4/1924. Ngay lập tức, các
cơ quan chính thức của nước Nga đã họp thảo luận vấn đề giải quyết thi
hài của Lênin. Theo truyền thống, thi hài Lênin được ướp tạm thời để bảo
quản cho tuần quốc tang trước khi an táng, nhưng Stalin đã quyết định
ướp xác lâu dài. Những dấu hiệu của sự phân hủy đã xuất hiện trên cơ thể
Lênin, nhưng phải sau gần 5 tuần, vào ngày 13/3/1924, Bộ Chính trị Nga
mới đưa ra quyết định "bảo quản thi hài Lênin nhờ nhiệt độ thấp".
Thế nhưng cái lạnh chỉ khiến tình trạng
của thi hài trở nên xấu hơn. Cách ướp xác thông thường, được giáo sư
Abricosov sử dụng để bảo quản tạm thời thi hài (tiêm qua động mạch chủ 6
lít cồn, phoocmaldehit và glyxerin) không có tác dụng. Cuối cùng,
Stalin cùng Dgierginxki nhất trí tiến hành ướp xác lâu dài theo phương
pháp của Vorobiev. Theo đó, thi hài Lênin được mở ra, mọi cơ quan nội
tạng được lấy ra hết. Sau đó, các giáo sư rửa sạch lồng ngực bằng nước
cất. Mặt, hai bàn tay và toàn bộ bề mặt da được phủ bằng khăn ướt tẩm
phoormaldehit. Quá trình này kéo dài 4 tháng.
Để hiệu quả hơn, các giáo sư đã được
phép của đảng, khía lên bụng, vai, chân, lưng và lòng bàn tay của thi
hài lãnh tụ cho dầu ướp xác thấm vào và ngấm khắp toàn bộ thi thể. Sau
đó, họ mới thả Lênin vào bồn cao su ngập đầy thứ rượu thuốc bí mật.
Giáo sư Ilia Zbarxki, người gìn giữ thi hài Lênin, giải thích: "Trong
thành phần của dung dịch có glyxerin, axetat kali và clo-quinin. Công
thức này đã được nhà bác học Manicov Razvedencov đưa ra vào thế kỷ XIX.
Mỗi tuần chúng tôi lại dùng khăn thấm chất lỏng lên mặt và hai bàn tay
của xác ướp".
Hàng năm, Lăng Lênin đóng cửa một tháng rưỡi để ngâm thi hài trong dung dịch và thấm đẫm nó bằng các chế phẩm hoá học.
Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông
Ngày 9/9/1976, Chủ tịch nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Trung Hoa Mao Trạch Đông từ trần. Ngay tối hôm đó, Bộ
Chính trị Trung Quốc họp khẩn cấp, xác định phải bảo quản thi thể ông để
mọi người đến viếng. Họ ấn định thời gian là 15 ngày.
Sinh thời, Chủ tịch Mao Trạch Đông là
người đề xướng chủ trương hỏa táng và là nhà lãnh đạo Trung Quốc đầu
tiên ký vào văn bản đề nghị hỏa thiêu thi hài sau khi chết. Vì thế, thời
gian bảo quản lúc đầu được ấn định là 15 ngày để tiến hành các hoạt
động viếng và truy điệu. Thế nhưng, trong thời gian tiến hành hoạt động
truy điệu, ngày 10/9, Trung ương đảng do Hoa Quốc Phong đứng đầu lại
quyết định bảo quản lâu dài thi hài Chủ tịch Mao Trạch Đông, xây dựng
lăng mộ để người đời sau được thấy di dung của ông.
Đây quả là một vấn đề lớn đối với các
nhân viên y tế. Thông thường sau khi những lãnh tụ chết 2 giờ, thi thể
họ phải được giải phẫu, lấy nội tạng ra, dùng hóa chất tẩy rửa mọi mạch
máu trong cơ thể, sau đó đem ngâm vào phoóc-môn và một số hóa chất khác
để ướp xác. Trong khi đó, thi hài Chủ tịch Mao Trạch Đông lúc đầu lại
chỉ xử lý đơn giản, không được rửa mạch máu, nay làm theo quy trình bình
thường thì không được nữa.
Cuối cùng, quyết định được đưa ra là lựa
chọn phương pháp của các nhà khoa học Bắc Kinh: kết hợp giữa bảo quản
ngâm dung dịch với bảo quản khí. Những phần da cần lộ ra bên ngoài như
phần đầu và hai bàn tay thì bảo quản bằng khí, còn lại toàn thân không
cần bộc lộ thì được ngâm trong chất lỏng. Ngoài ra, họ còn phải áp dụng
tổng hợp các biện pháp bảo quản khác như vật lý, quang học. Tóm lại, đó
là sự tổng hợp các biện pháp rất phức tạp.
Khi Nhà kỷ niệm mở cửa cho nhân dân vào
thăm thì thi hài được đặt vào vị trí mà người ta có thể quan sát nhưng
không đổ nước vào trong quan tài. Sau khi đóng cửa, thi hài lại được đưa
xuống ngâm trong bồn kín dưới hầm ngầm. Ngoài ra, hàng năm cứ sau sinh
nhật Chủ tịch Mao Trạch Đông, tức là 26/12, thì Nhà kỷ niệm đóng cửa để
nhân viên kỹ thuật ngâm thi hài trong dung dịch một thời gian dài, bổ
sung phần nước đã bị mất.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành
Cố chủ tịch Kim Nhật Thành đã được các
chuyên gia Nga ướp xác sau khi qua đời năm 1994. Hiện nay di thể của ông
được đặt trong Cung tưởng niệm Kumsusan.
Trong một bài phỏng vấn trên tờ
Moskovsky Komsomolets, ông Pavel Fomenko, người đã tới Triều Tiên hỗ trợ
ướp xác chủ tịch Kim Nhật Thành, đã nói rõ hơn về quy trình ướp xác.
"Thông thường ba đến sáu chuyên gia
tham gia những ca ướp xác. Những ca đặc biệt thì số lượng chuyên gia có
thể lên tới bảy. Đầu tiên, tất cả nội tạng được lấy ra, tĩnh mạch bị hủy
bỏ và máu được lấy ra khỏi các mô của cơ thể. Thi hài được đặt trong
một bồn thủy tinh chứa đầy dung dịch để ướp, sau đó đóng lại và được phủ một tấm vải trắng. Các điều kiện chính xác về nhiệt độ và độ ẩm được duy trì trong phòng chứa thi hài", ông nói.
Dần dần, nước trong các tế bào của cơ
thể sẽ được thay thế bởi dung dịch ướp. Quá trình này diễn ra trong
khoảng 6 tháng. Fomenko cho biết, chính phủ Triều Tiên đã chi hàng triệu
USD để ướp và duy trì thi hài của chủ tịch Kim Nhật Thành.
Cựu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-ilThi hài ông Kim Jong-il tại Cung tưởng niệm Kumsusan ở Bình Nhưỡng trong những ngày quốc tang. (Ảnh: AFP)
Ông Kim Jong-il qua đời ngày 17/12/2011
do một cơn đau tim khi đang đi tàu. Hàng trăm nghìn người dân Triều Tiên
đã đổ ra đường phố Bình Nhưỡng, khóc thương thảm thiết trong tiết trời
mưa tuyết, khi đoàn xe tang chở thi hài ông Kim Jong-il đi qua các con
phố thủ đô.
Một năm sau ngày ông mất, Bình Nhưỡng
mới hé lộ thi hài được bảo quản của cố lãnh đạo Kim Jong-il, vẫn trong
trang phục khaki nổi tiếng. Ông Kim nằm dưới cha ông, Kim Nhật Thành,
một vài tầng nhà trong Cung kỷ niệm Kumsusan. Nơi đó từng là văn phòng
của chủ tịch Kim Nhật Thành. Thi hài ông Kim Jong-il được phủ một tấm
chăn màu đỏ, với ánh đèn chiếu rọi vào gương mặt, trong căn phòng ngập
tràn sắc đỏ.
|
|
Mặc dù công nghệ ướp xác đã có những bước tiến lớn trong những năm gần đây, các chuyên gia được báo chí dẫn lời cho rằng chưa có công nghệ bảo quản xác mãi mãi ở thể trạng ban đầu.AP cũng dẫn lời chuyên gia ướp xác Vernie Fountain nói: "Điều đầu tiên phải nhớ về chuyện ướp xác như chúng tôi đang làm ở Hoa Kỳ là nó nhằm mục đích trì hoãn quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể; nó không phải là để giữ xác vĩnh viễn." Ông Fountain, người cũng là sáng lập viên Viện Hàn lâm Quốc gia Fountain về Kỹ thuật Ướp xác, giải thích thêm rằng các chuyên gia ướp xác thường dùng máy để bơm chất hóa học, chủ yếu là formaldehyde, vào động mạch trong cơ thể và hút hầu hết máu ra thông qua ven. Chuyên gia này nói một chất hóa học khác, humectant, được dùng để "làm cho cơ thể phồng lên, lấp vào những chỗ trống và tăng độ ẩm." Ngoài ra người ta sẽ dùng tới kỹ thuật trang điểm, thậm chí cả phẫu thuật thẩm mỹ, để xác ướp trông tươi tắn hơn. Các chuyên gia Hoa Kỳ dường như chủ yếu coi ướp xác chỉ là để bảo quản thi thể trong một thời gian ngắn trước khi tiến hành hỏa táng hay chôn cất. Tổng thống Abraham Lincoln cũng được ướp xác sau khi bị ám sát hồi năm 1865 để thi thể của ông không bị hủy hoại trong chặng đường ba tuần bằng tàu về Springfield ở bang Illinois. Công nghệ NgaTrong khi người Mỹ xem việc ướp xác chỉ là tạm thời, công nghệ ướp xác lãnh tụ lâu dài của Nga được xem là công nghệ hàng đầu.Cả Việt Nam và Bắc Triều Tiên đều nhờ tới các chuyên gia Nga khi ướp xác các cố lãnh tụ Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật. "Mỗi tuần hai lần, chúng tôi tẩm ướt toàn bộ mặt và hai tay với dung dịch đặc biệt."
Ilya Zbarsky, thành viên của nhóm chuyên bảo quản thi thể Lenin
Hãng tin CNN dẫn lời bà Nina Tumarkin, tác giả cuốn 'Lenin Sống mãi! Sùng bái Lenin ở nước Nga Soviet', nói quyết định ướp xác Lenin phản ánh một giai đoạn lịch sử sóng gió tại Liên Xô còn non trẻ. Bà nói: "Nhiều người sợ rằng chế độ sẽ không sống sót được khi ông qua đời." Theo bà, nhiều nhà lãnh đạo lúc đó còn lưỡng lự về chuyện có nên tổ chức lễ viếng quốc gia cho ông không vì sợ sẽ không có nhiều người tới. Tuy nhiên có đến 750.000 người không quản thời tiết băng giá trong tháng Một để tới đứng nhiều giờ chờ vào viếng Lenin. Đây là lý do họ quyết định bảo quản xác vị cố lãnh tụ và cũng là để chứng minh cho khả năng của nền khoa học Nga. Bà Tumarkin nói Lenin ngày nay trông không còn được như xưa bất chấp chuyện mặt ông đã luôn được chỉnh sửa bằng cách thay mới các dung dịch ướp. Tác giả cũng nhận xét thêm rằng những hàng dài chờ viếng Lenin đã không còn mà thay vào đó là những người tản bộ trong lăng như đi vào bảo tàng sáp. Hãng thông tấn Bấm AP dẫn lời bác sỹ của Mao nói Việt Nam, khi đó có quan hệ với Nga tốt hơn với Trung Quốc, cũng không giúp Bắc Kinh. Trong khi đó Bấm Washington Post lại nói Việt Nam không thể giải thích được cho phía Trung Quốc về cách chế ra quan tài không có không khí bên trong khi được tham vấn. Trả lời phỏng vấn Bấm BBC hồi năm 1999, Ilya Zbarsky, một thành viên của nhóm chuyên bảo quản thi thể Lenin thuộc Viện Nghiên cứu Cấu trúc Sinh học ở Moscow nói về công nghệ bảo quản của Nga: "Mỗi tuần hai lần, chúng tôi tẩm ướt toàn bộ mặt và hai tay với dung dịch đặc biệt. "Chúng tôi cũng có thể cải thiện một số biến chất nhỏ. "Mỗi năm một lần lăng đóng cửa và toàn bộ cơ thể được tắm bằng dung dịch này." Bài viết của BBC hồi năm 2011 cũng nói hàng năm xác của cố lãnh tụ Hồ Chí Minh của Việt Nam đều được đưa sang Nga để tân trang. Ướp xác bất thànhNhân sự kiện ông Hugo Chavez sẽ được ướp xác, các báo cũng nhắc lại những vụ ướp xác dở chừng hay bất thành.Washington Post dẫn nguồn tạp chí Time nói nhà lãnh đạo Joseph Stalin của Nga nằm cạnh Lenin trong lăng ở Quảng trường Đỏ gần 10 năm nhưng sau đã bị đem chôn vì các tân lãnh đạo muốn xóa bỏ chủ nghĩa sùng bái ông. "Mặt Mao tròn như quả bóng, và cổ to bằng đầu."
Bác sỹ của Mao, Lý Chí Thỏa, nói về sự cố khi ướp xác Mao
Nhưng lý do ông Gottwald bị đem hỏa táng là vì phần bụng, hông và tay đã bị thoái hóa tới mức không thể phục hồi được. Washington Post nói thi thể được gìn giữ của bà Eva Peron, vợ cố Tổng thống Argentina Juan Peron, đã bị mất một ngón tay do quân nổi dậy đã chiếm nhà của vị Tổng thống khi lật đổ ông và cắt một ngón tay của bà để xem xác đó là giả hay thật. Trong khi đó hãng tin AP dẫn lời Lý Chí Thỏa, bác sỹ riêng của Mao Trạch Đông, viết trong cuốn 'Đời tư của Mao Chủ tịch' rẳng Trung Quốc đã dùng công thức có được từ một tạp chí phương Tây tại thư viện y khoa ở Bắc Kinh để ướp xác Mao, nhưng lại tăng số lượng hóa chất với hy vọng sẽ bảo quản được xác tốt hơn. Ông Lý viết: "Kết quả thật kinh khủng. "Mặt Mao tròn như quả bóng, và cổ to bằng đầu." Ông Lý nói nhóm ướp xác đã phải bỏ ra nhiều giờ để mát-xa và trang điểm để Mao trông bình thường hơn nhưng cũng chuẩn bị sẵn một thi thể bằng sáp để phòng trường hợp bất trắc. Nếu bạn là Lãnh tụ, bạn có muốn ướp xác không?Theo báo chí: Năm 2006 đúng vào dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Vladimia Ilich Lênin (22/4/1871-22/4/2006), nước Nga đã công bố nhiều tài liệu xưa nay vẫn được coi là tuyệt mật về Lênin, trong đó có các tài liệu về việc bảo vệ thi hài và Lăng Lênin trong suốt gần thế kỷ qua.
Để ướp xác lãnh tụ Lênin, các chuyên gia lấy hết nội tạng trong cơ thể, hủy tĩnh mạch và lấy hết máu ra khỏi các mô.
Vladimir
Ilich Ulianov, nổi tiếng với bí danh Lênin, đã trút hơi thở cuối cùng,
sau gần hai năm bị các cơn đau và đột qụy hành hạ vào lúc 6h50 chiều
ngày 21/4/1924. Ngay lập tức, các cơ quan chính thức của nước Nga đã họp
thảo luận vấn đề giải quyết thi hài của Lênin. Theo truyền thống, thi
hài Lênin được ướp tạm thời để bảo quản cho tuần quốc tang trước khi an
táng, nhưng Stalin đã quyết định ướp xác lâu dài.
Những
dấu hiệu của sự phân hủy đã xuất hiện trên cơ thể Lênin, nhưng phải sau
gần 5 tuần, vào ngày 13/3/1924, Bộ Chính trị Nga mới đưa ra quyết định
"bảo quản thi hài Lênin nhờ nhiệt độ thấp".
Thi hài lãnh tụ Xô viết Lê Nin
Thế
nhưng cái lạnh chỉ khiến tình trạng của thi hài trở nên xấu hơn. Cách
ướp xác thông thường, được giáo sư Abricosov sử dụng để bảo quản tạm
thời thi hài (tiêm qua động mạch chủ 6 lít cồn, phoocmaldehit và
glyxerin) không có tác dụng. Cuối cùng, Stalin cùng Dgierginxki nhất trí
tiến hành ướp xác lâu dài theo phương pháp của Vorobiev.
Theo
đó, thi hài Lênin được mở ra, mọi cơ quan nội tạng được lấy ra hết. Sau
đó, các giáo sư rửa sạch lồng ngực bằng nước cất. Mặt, hai bàn tay và
toàn bộ bề mặt da được phủ bằng khăn ướt tẩm phoormaldehit. Quá trình
này kéo dài 4 tháng.
Để
hiệu quả hơn, các giáo sư đã được phép của đảng, khía lên bụng, vai,
chân, lưng và lòng bàn tay của thi hài lãnh tụ cho dầu ướp xác thấm vào
và ngấm khắp toàn bộ thi thể. Sau đó, họ mới thả Lênin vào bồn cao su
ngập đầy thứ rượu thuốc bí mật.
Giáo sư Ilia Zbarxki, người gìn giữ thi hài Lênin, giải thích: "Trong
thành phần của dung dịch có glyxerin, axetat kali và clo-quinin. Công
thức này đã được nhà bác học Manicov Razvedencov đưa ra vào thế kỷ XIX.
Mỗi tuần chúng tôi lại dùng khăn thấm chất lỏng lên mặt và hai bàn tay
của xác ướp".
Hàng năm, Lăng Lênin đóng cửa một tháng rưỡi để ngâm thi hài trong dung dịch và thấm đẫm nó bằng các chế phẩm hoá học.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Có ý kiến gì không?