Sa lầy vào nợ nần
Thành lập và hoạt động được hơn hai năm, cách đây khoảng 3 tháng, công ty của anh Nguyễn Bảo Tình - chuyên cung cấp và lắp đặt thiết bị điện nước và dịch vụ du lịch tại khu vực Hoàng Mai (Hà Nội) - phá sản do sa lầy vào đống nợ nần chồng chất.
Anh Tình cho biết, trước đây cũng đã đi làm tại một số chỗ, thu nhập được cho là khá ổn định so với những người bạn cùng học nhưng có chí kinh doanh, làm giàu nên anh vay mượn tiền bạn bè, người thân để mở một công ty riêng.
Hơn một năm đầu, công việc khá suôn sẻ. Thấy mọi chuyện tiến triển tốt, anh vay mượn thêm để mở rộng hoạt động kinh doanh. Cứ nghĩ mọi chuyện sẽ ngày tốt hơn, ai ngờ bắt đầu sang tới năm nay, số hợp đồng mang về cho công ty ngày một ít dần, nhiều hợp đồng làm xong nhưng bị nợ.
“Công việc làm ăn càng ngày càng bết bát hơn khi thị trường xây dựng, điện nước, điện lạnh gần như đóng băng, nhân viên cả ngày ngồi chơi không có việc làm, trong khi đó hợp đồng cũ nợ đọng lại ngốn hết sạch vốn mà tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên rồi tiền lãi phải gánh hàng tháng vẫn cứ phải trả đều đặn”, anh Tình, ngao ngán kể lại.
Tình trạng không có việc cho nhân viên làm, vốn bị thâm hút nghiêm trọng, tiền đầu tư trong tay không còn một xu mà khoản nợ ngày càng nhiều, lãi mẹ đẻ lãi con. Không thể cầm cự được lâu hơn, sau gần một năm làm ăn thua lỗ anh Tình đã phải cho nhân viên nghỉ việc và tuyên bố giải tán công ty.
Thành lập và hoạt động được hơn hai năm, cách đây khoảng 3 tháng, công ty của anh Nguyễn Bảo Tình - chuyên cung cấp và lắp đặt thiết bị điện nước và dịch vụ du lịch tại khu vực Hoàng Mai (Hà Nội) - phá sản do sa lầy vào đống nợ nần chồng chất.
Anh Tình cho biết, trước đây cũng đã đi làm tại một số chỗ, thu nhập được cho là khá ổn định so với những người bạn cùng học nhưng có chí kinh doanh, làm giàu nên anh vay mượn tiền bạn bè, người thân để mở một công ty riêng.
Hơn một năm đầu, công việc khá suôn sẻ. Thấy mọi chuyện tiến triển tốt, anh vay mượn thêm để mở rộng hoạt động kinh doanh. Cứ nghĩ mọi chuyện sẽ ngày tốt hơn, ai ngờ bắt đầu sang tới năm nay, số hợp đồng mang về cho công ty ngày một ít dần, nhiều hợp đồng làm xong nhưng bị nợ.
“Công việc làm ăn càng ngày càng bết bát hơn khi thị trường xây dựng, điện nước, điện lạnh gần như đóng băng, nhân viên cả ngày ngồi chơi không có việc làm, trong khi đó hợp đồng cũ nợ đọng lại ngốn hết sạch vốn mà tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên rồi tiền lãi phải gánh hàng tháng vẫn cứ phải trả đều đặn”, anh Tình, ngao ngán kể lại.
Tình trạng không có việc cho nhân viên làm, vốn bị thâm hút nghiêm trọng, tiền đầu tư trong tay không còn một xu mà khoản nợ ngày càng nhiều, lãi mẹ đẻ lãi con. Không thể cầm cự được lâu hơn, sau gần một năm làm ăn thua lỗ anh Tình đã phải cho nhân viên nghỉ việc và tuyên bố giải tán công ty.
Anh Tình cho biết, mặc dù đã thanh lý hết số tài sản ở công ty nhưng đến nay số tiền vốn tích cóp và tiền của gia đình cho đều bị mất sạch và anh còn phải chịu một khoản nợ lớn mà chưa biết chưa đến bao giờ mới trả được.
Anh tính, riêng khoản vay lãi từ bạn bè là gần 400 triệu với lãi suất 5% một tháng đó là chưa kể số tiền vay bên nhà vợ lên đến gần 2 tỷ đồng.
“Hiện tại với công việc làm công ăn lương, thu nhập mỗi tháng không ăn tiêu gì chỉ để trả lãi hàng tháng đã vất vả rồi chứ đừng nói tới tích cóp để trả cả tiền gốc, anh Tình than thở.
Tương tự, anh Đào Văn Hòa (Bách Khoa – Hà Nội) sau khi ra trường cùng với bạn chung vốn mở một công ty tư vấn xây dựng nhưng hoạt động cầm chừng chỉ được gần một năm thì phải giải thể vì không có việc làm.
Anh Hòa cho biết, công ty không thể kiếm nổi hợp đồng khi thị trường bất động sản đóng băng không có dấu hiệu hồi phục. Số hợp đồng có được thì phải ngừng lại do dự án của nhà đầu thầu thiếu vốn.
“Giải thể công ty không đến mức nợ nần nhưng toàn bộ số tiền gia đình cho để làm ăn đều tan tành theo mây khói và giờ lại chấp nhận về làm công ăn lương chứ không mơ tưởng kinh doanh này nọ nữa”, anh Hòa cười buồn.
Cú sốc khi khởi nghiệp
Ngoài việc tự mở công ty riêng, nhiều bạn trẻ khác cũng tự kinh doanh bằng cách mở các cửa hàng buôn bán. Tuy nhiên, đến thời điểm này, dù mở công ty hay cửa hàng họ đều chung cảnh khó khăn.
Bạn Thu Hương học một chuyên ngành bên xã hội chẳng liên quan gì đến kinh doanh. Nhưng vì sở thích cộng với ham muốn làm giàu nên sau khi ra trường, Hương không đi xin việc theo đúng ngành mình học mà xin bố mẹ tiền và vay thêm của người thân lấy vốn mở một shop quần áo thời trang công sở trên phố Nguyễn Công Hoan (Đống Đa, Hà Nội).
Hương chia sẻ: “Ra trường được hơn một năm và kinh doanh quần áo công sở cũng được hơn một năm. Năm trước còn khấm khá chứ năm nay mặc dù cửa hàng khuyến mãi quanh năm nhưng vẫn không vớt nổi một phần khách so với thời gian đầu shop mới khai trương”.
Theo lời Hương, một tháng tiền thuê mặt bằng mất gần 6 triệu đồng trong khi tiền bán hàng thì chẳng được bao nhiêu, thường phải bù lỗ. Tháng nào có ngày lễ may ra số tiền lãi thu được mới đủ trả tiền thuê mặt bằng.
Hương đã quyết định thanh lý toàn bộ, đóng cửa hàng. “Bây giờ nghĩ tới kinh doanh là thấy nản luôn, không còn hào hứng như dạo mới đâu nữa. Bao nhiêu tiền bố mẹ bỏ ra đầu tư, rồi công sức của mình bỏ ra giờ tiêu tan hết”, Hương nói.
Nhưng với Hương, đóng cửa shop quần áo mà không vướng nợ thì còn may mắn bởi có những người bạn cùng học đại học với Hương trên Hà Nội thì 10 đứa nhảy vào kinh doanh giờ có tới 9 đứa đã chấp nhận đóng cửa, có đứa còn ngập trong đống nợ.
Hương dẫn chứng, cậu bạn tên Long, học Đại học Ngoại thương Hà Nội, ra trường vay tiền bạn bè mở tiệm café ở khu vực Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy – Hà Nội), vốn đầu tư ban đầu mất khoảng trên 200 triệu, chưa kể tiền thuê nhà, tiền thuê nhân viên. Nhưng khai trương mới được chưa đầy một năm đã phải đóng cửa vì quá ế ẩm.
Lúc đóng cửa, toàn bộ tài sản bỏ tiền ra đầu tư phải bán thanh lý với giá thấp nên chỉ thu lại được 70 triệu đồng so với vốn ban đầu. Hiện tại cậu ấy còn nợ khoảng 100 triệu nữa.
Chị Mỹ Hạnh, chủ một shop thời trang trên đường Cầu Giấy – Hà Nội chia sẻ: Mình kinh doanh quần áo thời trang nhiều năm nay mà còn thấy khó sống, còn có nguy cơ đóng cửa huống chi các bạn trẻ mới bước vào nghề lại đúng vào thời điểm thị trường ế ẩm, người bán nhiều hơn người mua. Kinh tế khủng hoảng, người dân thắt chặt chi tiêu nên việc mua sắm cũng hạn chế bớt, nếu người kinh doanh mà không có sẵn vốn quay vòng việc phải đóng cửa tiệm trong năm nay là điều hoàn toàn dễ hiểu.
DN phá sản, ông chủ trắng tay là chuyện thường tình. Nhưng trớ trêu là đằng sau đó là rất nhiều người thân, họ hàng cùng góp vốn, làm ăn cũng bị vạ lây, thất nghiệp, vỡ nợ, mất nhà… thậm chí lâm vào vòng lao lý.
Cùng theo một DN
Vốn đang làm nhân viên kinh doanh tại Công ty thép Hòa Phát với thu nhập ổn định, anh Nguyễn Ngọc Hùng về đầu quân cho anh rể cùng làm dân kinh doanh thép Posco mở DN. Doanh nghiệp thép Hùng Dũng ra đời năm 2006 có trụ sở tại đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội nhanh chóng lớn mạnh cùng với đà xây dựng như vũ bão của các khu đô thị vùng ven đô.
Làm ăn được, lần lượt vợ, rồi em trai, em dâu của vợ anh về đầu quân cho doanh nghiệp Hùng Dũng với các vị trí then chốt như phó giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, kế toán trưởng, tài vụ, phân phối, giám sát...
Lúc cao điểm, doanh nghiệp Hùng Dũng có đến hơn 100 nhân viên tại địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trong số đó, ngoài những vị trí chủ chốt là người nhà thì quá nửa cùng là thân quen họ hàng.
Anh Hùng kể: "Mọi chuyện bắt đầu xấu đi từ cuối năm 2009. Khi nhiều công trình là đối tác của công ty bất ngờ đắp chiếu do thiếu vốn khiến công việc làm ăn của công ty bị đình trệ. Để xoay xở, công ty tung anh em nhân viên kinh doanh đi các tỉnh... kiếm mối làm ăn. Cầm cự đến hết năm 2011 thì công ty đã lâm vào đường cùng, nợ người, người nợ, ngân hàng "cấm cửa"... DN coi như đóng cửa nghỉ hẳn.
DN thua lỗ đã là đau đớn lắm, nhưng buồn hơn là bây giờ cả nhà, anh em thân quen cùng làm ăn với mình giờ đều cảnh thất nghiệp, khổ sở. Nhất là mấy người cho công ty mượn tiền, họ không đòi nhưng tôi không dám đi gặp mặt".
Công ty Cổ phần Nhật Anh (Nhat Anh JSC) ở phố Hoàng Văn Thái - Hà Nội có mối làm ăn với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc trong lĩnh vực linh kiện điện tử.
Vốn đang làm nhân viên kinh doanh tại Công ty thép Hòa Phát với thu nhập ổn định, anh Nguyễn Ngọc Hùng về đầu quân cho anh rể cùng làm dân kinh doanh thép Posco mở DN. Doanh nghiệp thép Hùng Dũng ra đời năm 2006 có trụ sở tại đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội nhanh chóng lớn mạnh cùng với đà xây dựng như vũ bão của các khu đô thị vùng ven đô.
Làm ăn được, lần lượt vợ, rồi em trai, em dâu của vợ anh về đầu quân cho doanh nghiệp Hùng Dũng với các vị trí then chốt như phó giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, kế toán trưởng, tài vụ, phân phối, giám sát...
Lúc cao điểm, doanh nghiệp Hùng Dũng có đến hơn 100 nhân viên tại địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trong số đó, ngoài những vị trí chủ chốt là người nhà thì quá nửa cùng là thân quen họ hàng.
Anh Hùng kể: "Mọi chuyện bắt đầu xấu đi từ cuối năm 2009. Khi nhiều công trình là đối tác của công ty bất ngờ đắp chiếu do thiếu vốn khiến công việc làm ăn của công ty bị đình trệ. Để xoay xở, công ty tung anh em nhân viên kinh doanh đi các tỉnh... kiếm mối làm ăn. Cầm cự đến hết năm 2011 thì công ty đã lâm vào đường cùng, nợ người, người nợ, ngân hàng "cấm cửa"... DN coi như đóng cửa nghỉ hẳn.
DN thua lỗ đã là đau đớn lắm, nhưng buồn hơn là bây giờ cả nhà, anh em thân quen cùng làm ăn với mình giờ đều cảnh thất nghiệp, khổ sở. Nhất là mấy người cho công ty mượn tiền, họ không đòi nhưng tôi không dám đi gặp mặt".
Công ty Cổ phần Nhật Anh (Nhat Anh JSC) ở phố Hoàng Văn Thái - Hà Nội có mối làm ăn với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc trong lĩnh vực linh kiện điện tử.
Đang là nhân viên tín dụng của công ty bảo hiểm Bảo Việt, chị Quách Thị Dung, cùng quê với ông Nghĩa, về đầu quân cho Nhật Anh với tiền lương gấp rưỡi tại Bảo Việt. Không lâu sau, anh Trần Việt Bình, chồng chị cũng chia tay Nhà máy phụ tùng số 1 về làm nhân viên kỹ thuật cho ông Nghĩa.
Giờ thì chị Dung đang nghỉ không lương ở nhà. Chị kể: "Khi thấy công ty làm ăn khó khăn, đối tác liên tục nợ chậm tiền hàng, đối tác bên nước ngoài lại ít đơn đặt hàng do hàng không phân phối được. Biết DN đang gặp khó khăn chung, chồng tôi chủ động xin chuyển việc nhưng sếp động viên nên ở lại gánh vác. Nhưng đến khi DN không hy vọng gì nữa, chồng tôi mới xoay qua chỗ đã định chuyển tới nhưng người ta đã lắc đầu bởi họ cũng khó khăn".
"Bây giờ không chỉ nhà tôi mà nhiều anh em đồng nghiệp làm cùng công ty cũng khốn khó. Tết này nhóm đồng hương này buồn, không muốn về quê ăn tết".
Còn Trương Công Linh là dân giám sát xây dựng lâu năm, khi đủ sức thành lập công ty tư vấn riêng đã gọi rất nhiều anh em cùng quê Hương Khê - Hà Tĩnh về cùng làm. Nào ngờ xây dựng đình trệ, DN gần như không có việc làm, nhân viên thất nghiệp vạ vật đầy văn phòng. Dù sắp phá sản nhưng Linh không nỡ đuổi ai vì đều là con trong làng trong họ. May thay, cuối cùng anh cũng xoay ra làm rửa xe, chăm sóc ôtô, sửa chữa nhà dân dụng để... lo việc cho anh em sống qua ngày.
Vạ lây vì thân DN
Vợ chồng anh Hùng gần như tuyệt vọng khi vợ sinh con nhỏ, còn chồng thì thất nghiệp. Anh Hùng đã ngoài 40 nay cầm hồ sơ xin việc chạy khắp nơi đã mấy tháng mà không kiếm được việc làm.
Kinh tế gia đình khó khăn, cộng với cả họ hàng thất nghiệp theo doanh nghiệp Hùng Dũng, cả đại gia đình của anh Hùng như có đám, ít ai liên hệ với ai, thân ai người ấy lo chạy đôn chạy đáo kiếm việc làm có thu nhập qua đận khó.
Anh Hùng ngậm ngùi: "Tháng 8 vừa rồi, bố vợ tôi bị phát hiện ung thư vòm họng, cả nhà ai cũng khó khăn nên ông cụ nằm viện mấy bữa xin về vì không muốn con cái khó xử. Chúng tôi không nghe nên cụ vẫn nằm viện song anh em cũng chia nhau chăm sóc rồi kiếm đường đi làm thêm".
Căn nhà khang trang của ông chủ doanh nghiệp Hùng Dũng trên đường Phạm Văn Đồng giờ cửa đóng then cài. Nghe nói, giờ nó đã thuộc quyền sở hữu của một ngân hàng thương mại. Bà vợ ông chủ doanh nghiệp này đã đưa hai con về tập thể Thành Công ở với cha mẹ đẻ, còn ông chồng bà đã trốn nợ ở đâu đó nửa năm nay không còn liên lạc được.
Bữa cơm chiều cuối năm của mấy gia đình quê Xuân Trường, Nam Định được tổ chức ở nhà chị Dung, anh Bình ở A 12 tập thể Thanh Xuân Bắc trong không khí ảm đạm.
Anh Bình cười méo xệch: "Hai vợ chồng hai đứa con, mấy năm trước tính theo bác Nghĩa vài năm chuyển ra mua đất xây nhà. Giờ vẫn căn nhà tập thể ọp ẹp lo ăn từng bữa. Gần năm nay có bao nhiêu tiền tiết kiệm chi tiêu hết. Tôi đi làm thuê cho một xưởng gia công cơ khí tận dưới Thường Tín, vợ thì bán bánh giò buổi sáng ở cổng trường học".
Anh Bình kể: "Chị Hoa vốn nhà nhân viên kế toán ở Công ty môi trường đô thị Hà Nội; anh Quốc từng làm nhân viên kỹ thuật ở nhà máy in Hà Nội Mới; chị Chi bỏ làm phiên dịch cho doanh nghiệp của Hàn Quốc... Tất cả mấy anh em đều cùng quê, tính quây quần cùng anh Nghĩa làm ăn, xây dựng cơ nghiệp, nào ngờ...".
Anh Bình và những người đồng hương đang đau đáu nỗi niềm, cuối năm rồi, đưa nhau về quê ăn Tết ra sao khi tiền tiêu đang phải tính từng ngày. Anh Bình lẩm bẩm: Có hai vợ chồng trẻ cùng quê, đang làm cho doanh nghiệp nước ngoài thế nào rủ nhau đầu quân cho ông Nghĩa, giờ thất nghiệp cả hai nên vợ chồng trục trặc, không biết có đến mức ly hôn hay không?
Cạn tiền, lỗ nặng và phá sản
Rất nhiều cú sốc về thua lỗ, phá sản đã diễn ra. Những cú sốc ở nhiều góc độ khác nhau và nhiều đến mức nó trở nên quen thuộc và đôi khi trở nên không còn sốc nữa.
Vốn ngàn tỷ không có doanh thu
Không ít nhà đầu tư thực sự bị sốc khi nhiều DN có quy mô cả nghìn tỷ đồng nhưng không có một đồng doanh thu.
Gần cuối tháng 7/2012, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà - Sudico (SJS) công bố kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng đầu năm 2012 của công ty mẹ. Theo đó, doanh thu thuần quý này âm 1,93 tỷ đồng (so với cùng kỳ gần 51 tỷ đồng). Lũy kế 6 tháng lỗ 5,6 tỷ đồng, so với mức lãi gần 25 tỷ đồng trong cùng kỳ năm trước.
SJS một DN BĐS hàng đầu với vốn chủ sở hữu lên tới trên 1.700 tỷ đồng mà không có doanh thu hẳn là một cú sốc đối với các cổ đông nắm giữ cổ phiếu này.
Sau thông tin này, cổ phiếu SJS đã nhanh chóng tụt giá từ gần 35.000 đồng/cp khi đó xuống khoảng 17.000 đồng/cp hồi cuối tháng 11.
Nhiều nhà đầu tư tự hỏi, tại sao một DN lớn như vậy mà doanh thu liên tục giảm sút trong thời gian vừa qua và có thời kỳ không thu về được một đồng tiền thì bộ máy sẽ hoạt động như thế nào? Trong khi đó, nội bộ Dn này lại đấu đá nhau dữ dội.
Mặc dù nhiều cổ đông lớn vẫn đang mua vào cổ phiếu SJS nhưng tổng vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này đã giảm rất mạnh trong năm 2012. Trong năm trước đó, vốn hóa SJS bốc hơi 2.000 tỷ xuống còn 3.000 tỷ và tính tới cuối tháng 11/2012 đã xuống dưới 2.000 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực khoáng sản, không ít nhà đầu tư cũng choáng váng không hiểu tại sao nhiều DN lại đang đối mặt với tình trạng khó khăn cao độ, không có doanh thu thậm chí thua lỗ.
Công ty Cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Bắc Giang (BGM) trong 6 tháng đầu năm 2012 không phát sinh doanh thu so với mức tương ứng cùng kỳ là 15,5 và 41 tỷ đồng.
Nhiều DN khai khoáng khác cũng gặp khó khăn, thua lỗ hoặc lãi rất ít. Những DN tiềm năng sinh lời to lớn như vậy nhưng lại đang phơi bày một bộ mặt thểu não và gây sốc đối với các nhà đầu tư.
Tình trạng không doanh thu hoặc doanh thu cực thấp, tụt giảm so với năm trước diễn ra khá phổ biến trong phần lớn thời gian năm 2012. Gần nhất, CTCP Đầu tư và xây dựng điện Meca-VNECO (mã VES) trong quý III/2012 chỉ đạt 627 triệu đồng doanh thu, giảm 86% so cùng kỳ; lũy kế 9 tháng đạt 5,33 tỷ đồng, giảm 72% cùng kỳ 2011.
Không ít nhà đầu tư thực sự bị sốc khi nhiều DN có quy mô cả nghìn tỷ đồng nhưng không có một đồng doanh thu.
Gần cuối tháng 7/2012, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà - Sudico (SJS) công bố kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng đầu năm 2012 của công ty mẹ. Theo đó, doanh thu thuần quý này âm 1,93 tỷ đồng (so với cùng kỳ gần 51 tỷ đồng). Lũy kế 6 tháng lỗ 5,6 tỷ đồng, so với mức lãi gần 25 tỷ đồng trong cùng kỳ năm trước.
SJS một DN BĐS hàng đầu với vốn chủ sở hữu lên tới trên 1.700 tỷ đồng mà không có doanh thu hẳn là một cú sốc đối với các cổ đông nắm giữ cổ phiếu này.
Sau thông tin này, cổ phiếu SJS đã nhanh chóng tụt giá từ gần 35.000 đồng/cp khi đó xuống khoảng 17.000 đồng/cp hồi cuối tháng 11.
Nhiều nhà đầu tư tự hỏi, tại sao một DN lớn như vậy mà doanh thu liên tục giảm sút trong thời gian vừa qua và có thời kỳ không thu về được một đồng tiền thì bộ máy sẽ hoạt động như thế nào? Trong khi đó, nội bộ Dn này lại đấu đá nhau dữ dội.
Mặc dù nhiều cổ đông lớn vẫn đang mua vào cổ phiếu SJS nhưng tổng vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này đã giảm rất mạnh trong năm 2012. Trong năm trước đó, vốn hóa SJS bốc hơi 2.000 tỷ xuống còn 3.000 tỷ và tính tới cuối tháng 11/2012 đã xuống dưới 2.000 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực khoáng sản, không ít nhà đầu tư cũng choáng váng không hiểu tại sao nhiều DN lại đang đối mặt với tình trạng khó khăn cao độ, không có doanh thu thậm chí thua lỗ.
Công ty Cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Bắc Giang (BGM) trong 6 tháng đầu năm 2012 không phát sinh doanh thu so với mức tương ứng cùng kỳ là 15,5 và 41 tỷ đồng.
Nhiều DN khai khoáng khác cũng gặp khó khăn, thua lỗ hoặc lãi rất ít. Những DN tiềm năng sinh lời to lớn như vậy nhưng lại đang phơi bày một bộ mặt thểu não và gây sốc đối với các nhà đầu tư.
Tình trạng không doanh thu hoặc doanh thu cực thấp, tụt giảm so với năm trước diễn ra khá phổ biến trong phần lớn thời gian năm 2012. Gần nhất, CTCP Đầu tư và xây dựng điện Meca-VNECO (mã VES) trong quý III/2012 chỉ đạt 627 triệu đồng doanh thu, giảm 86% so cùng kỳ; lũy kế 9 tháng đạt 5,33 tỷ đồng, giảm 72% cùng kỳ 2011.
Một loạt các DN lớn có doanh thu thấp ở
mức "sốc" khác có thể kể đến như: SAM (quý III đạt 2,3 tỷ, so với 207 tỷ
cùng kỳ); ITA (tổng doanh thu quý III âm 223 tỷ đồng)...
Lỗ mất vốn, nợ ngập đầu phá sản
Doanh thu tụt giảm hoặc không có là đáng sợ đối với các cổ đông nhưng những thông tin đại loại như lãi chuyển thành lỗ, cụt vốn, đối mặt với hủy niêm yết, tuyên bố phá sản... cũng sốc không kém.
Mở màn cho hiện tượng lãi thành lỗ hoặc tụt giảm nghiêm trọng lại vẫn là gương mặt Tổng Công ty Vinaconex (VCG). Vào cuối tháng 4/2012, giới đầu tư bị sốc với VCG khi doanh nghiệp này công bố lợi nhuận ròng năm 2011 sau kiểm toán giảm 10 lần từ 447 tỷ xuống 40,2 tỷ đồng.
VCG là một trường hợp khá đặc biệt. Việc có quá nhiều khoản đầu tư, vào BĐS cho tới vào doanh nghiệp, từ xây dựng cho đến vật liệu xây dựng... đã khiến cho VCG phụ thuộc rất nhiều vào các DN liên quan khác. Việc không thống kê sát các số liệu cũng là điều dễ hiểu. Điều tồi tệ là sau mỗi lần điều chỉnh thì tình hình càng xấu đi.
Một trường hợp gây sốc khác là Tổng CTCP xây lắp dầu khí Việt Nam (PVX). DN khủng với khối lượng cổ phiếu niêm yết lên tới 400 triệu đơn vị này hồi đầu tháng 9/2012 đã bất ngờ công bố lỗ khủng cùng với việc lãnh đạo 4 công ty con bị bắt giữ.
PVX vốn được biết đến là một cổ phiếu "hot" hàng đầu trên sàn chứng khoán Hà Nội. Tuy nhiên, DN này bất ngờ công bố lợi nhuận sau thuế đến 30/6/2012 bị âm hơn 334 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm gần 468 tỷ đã khiến nó bị loại ra khỏi danh sách cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin). Đây là một cú sốc lớn và cổ phiếu này đã rớt giá khủng khiếp sau đó.
Từ một DN vẫn còn lãi ròng trong quý I, PVX đột ngột báo lỗ ròng 544,08 tỷ đồng (riêng công ty mẹ lỗ ròng 260,73 tỷ đồng) trong quý II. Bên cạnh đó, theo kiểm toán, tại thời điểm 30/6/2012, PVX còn bảo lãnh 10 công ty con vay vốn tại 5 ngân hàng đã bị quá hạn tổng cộng lên đến 558 tỷ đồng.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có lẽ cũng không nằm ngoại vết xe đổ nhiều DN khác đã đi vào như: Phát triển nóng, đầu tư dàn trải, đầu tư BĐS, dự án không hiệu quả, dùng vốn ngắn hạn cho đầu tư dài hạn... Chỉ có điều, sự yếu kém của PVX đã lộ diện quá bất ngờ khiến nhiều nhà đầu tư không kịp trở tay.
Trước đó, hồi trung tuần tháng 3, hơn 6.000 cổ đông của Công ty HANIC (SHN) cũng đã chứng kiến một cú sốc (và kèm theo đó là mất tiền do giá cổ phiếu tuột dốc) sau khi Chủ tịch doanh nghiệp này ông Đinh Hồng Long tuyên bố doanh nghiệp bên bờ vực phá sản. Trong 9 tháng đầu năm 2012, SHN lỗ gần 110 tỷ đồng, lũy kế 235 tỷ.
Ông Long khi đó đã vạch lại vụ việc Công ty CP BETA BQP vi phạm hợp đồng, không trả lại số tiền hơn 30 tỷ đồng đã khiến công ty có nguy cơ mất hết vốn và mất thanh khoản, hoạt động kinh doanh đang bị đình đốn do thiếu vốn, người lao động buộc phải nghỉ việc...
Tình trạng thua lỗ nặng nề, cụt vốn, nợ ngập đầu, đối mặt với nguy cơ hủy niêm yết trong năm 2012 khá phổ biến như trường hợp Viglacera Đông Triều DTC (lỗ vượt vốn điều lệ), Viglacera Thăng Long TLT (lỗ lũy kế 117 tỷ đồng, so với vốn chủ sở hữu 48 tỷ đồng), VCH, FBT, VSG, S27, SHC, TLC...
Làm ăn kinh doanh, thua lỗ là chuyện thường tình, nhưng chưa bao giờ DN lại khó khăn, thua lỗ nhiều như năm nay. Từ các đại gia lớn đến các DN nhỏ đều vấp phải những vấn đề về thiếu tiền, nợ nần, không có doanh thu và nguy cơ phá sản.
Lỗ mất vốn, nợ ngập đầu phá sản
Doanh thu tụt giảm hoặc không có là đáng sợ đối với các cổ đông nhưng những thông tin đại loại như lãi chuyển thành lỗ, cụt vốn, đối mặt với hủy niêm yết, tuyên bố phá sản... cũng sốc không kém.
Mở màn cho hiện tượng lãi thành lỗ hoặc tụt giảm nghiêm trọng lại vẫn là gương mặt Tổng Công ty Vinaconex (VCG). Vào cuối tháng 4/2012, giới đầu tư bị sốc với VCG khi doanh nghiệp này công bố lợi nhuận ròng năm 2011 sau kiểm toán giảm 10 lần từ 447 tỷ xuống 40,2 tỷ đồng.
VCG là một trường hợp khá đặc biệt. Việc có quá nhiều khoản đầu tư, vào BĐS cho tới vào doanh nghiệp, từ xây dựng cho đến vật liệu xây dựng... đã khiến cho VCG phụ thuộc rất nhiều vào các DN liên quan khác. Việc không thống kê sát các số liệu cũng là điều dễ hiểu. Điều tồi tệ là sau mỗi lần điều chỉnh thì tình hình càng xấu đi.
Một trường hợp gây sốc khác là Tổng CTCP xây lắp dầu khí Việt Nam (PVX). DN khủng với khối lượng cổ phiếu niêm yết lên tới 400 triệu đơn vị này hồi đầu tháng 9/2012 đã bất ngờ công bố lỗ khủng cùng với việc lãnh đạo 4 công ty con bị bắt giữ.
PVX vốn được biết đến là một cổ phiếu "hot" hàng đầu trên sàn chứng khoán Hà Nội. Tuy nhiên, DN này bất ngờ công bố lợi nhuận sau thuế đến 30/6/2012 bị âm hơn 334 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm gần 468 tỷ đã khiến nó bị loại ra khỏi danh sách cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin). Đây là một cú sốc lớn và cổ phiếu này đã rớt giá khủng khiếp sau đó.
Từ một DN vẫn còn lãi ròng trong quý I, PVX đột ngột báo lỗ ròng 544,08 tỷ đồng (riêng công ty mẹ lỗ ròng 260,73 tỷ đồng) trong quý II. Bên cạnh đó, theo kiểm toán, tại thời điểm 30/6/2012, PVX còn bảo lãnh 10 công ty con vay vốn tại 5 ngân hàng đã bị quá hạn tổng cộng lên đến 558 tỷ đồng.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có lẽ cũng không nằm ngoại vết xe đổ nhiều DN khác đã đi vào như: Phát triển nóng, đầu tư dàn trải, đầu tư BĐS, dự án không hiệu quả, dùng vốn ngắn hạn cho đầu tư dài hạn... Chỉ có điều, sự yếu kém của PVX đã lộ diện quá bất ngờ khiến nhiều nhà đầu tư không kịp trở tay.
Trước đó, hồi trung tuần tháng 3, hơn 6.000 cổ đông của Công ty HANIC (SHN) cũng đã chứng kiến một cú sốc (và kèm theo đó là mất tiền do giá cổ phiếu tuột dốc) sau khi Chủ tịch doanh nghiệp này ông Đinh Hồng Long tuyên bố doanh nghiệp bên bờ vực phá sản. Trong 9 tháng đầu năm 2012, SHN lỗ gần 110 tỷ đồng, lũy kế 235 tỷ.
Ông Long khi đó đã vạch lại vụ việc Công ty CP BETA BQP vi phạm hợp đồng, không trả lại số tiền hơn 30 tỷ đồng đã khiến công ty có nguy cơ mất hết vốn và mất thanh khoản, hoạt động kinh doanh đang bị đình đốn do thiếu vốn, người lao động buộc phải nghỉ việc...
Tình trạng thua lỗ nặng nề, cụt vốn, nợ ngập đầu, đối mặt với nguy cơ hủy niêm yết trong năm 2012 khá phổ biến như trường hợp Viglacera Đông Triều DTC (lỗ vượt vốn điều lệ), Viglacera Thăng Long TLT (lỗ lũy kế 117 tỷ đồng, so với vốn chủ sở hữu 48 tỷ đồng), VCH, FBT, VSG, S27, SHC, TLC...
Làm ăn kinh doanh, thua lỗ là chuyện thường tình, nhưng chưa bao giờ DN lại khó khăn, thua lỗ nhiều như năm nay. Từ các đại gia lớn đến các DN nhỏ đều vấp phải những vấn đề về thiếu tiền, nợ nần, không có doanh thu và nguy cơ phá sản.
Câu
chuyện của cha con ông Thụ là bài học đắt giá với doanh nghiệp phải vay
quá nhiều tiền ngân hàng để kinh doanh, trong khi lãi vay quá cao...
Đại gia thành con nợ
Ngày 8-8, Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã bắt giam ông Phạm Văn Thụ, chủ tịch kiêm TGĐ Công ty Thái Sơn về hành vi "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản" liên quan đến các khoản vay ngân hàng.
Con trai ông Thụ là Phạm Hải Thanh, nguyên TGĐ Công ty Thép Thái Sơn, ông Dương Hoàng Sơn, nguyên giám đốc Công ty TNHH MTV Sắt thép Thanh Sơn cũng bị khởi tố cùng tội danh.
Thông tin ông Thụ bị bắt giữ khiến nhiều đại gia làng sắt thép Hải Phòng thấy buồn. Bởi lâu nay ông được tiếng là "làm ăn đàng hoàng".
Năm 1995, ông Thụ thành lập Cty Thái Sơn chuyên kinh doanh sắt thép phế liệu, phá dỡ tàu cũ và nhanh chóng phất lên. Năm 2007, ông Thụ mở rộng đầu tư vào đóng tàu, sản xuất phôi thép, bất động sản... Sản lượng bán hàng của công ty khoảng 10-20 nghìn tấn/tháng, doanh thu hơn 4.000 tỷ đồng/năm.
Năm 2011, Cty Thái Sơn lọt vào Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, và là doanh nghiệp xuất nhập khẩu sắt thép lớn nhất Hải Phòng.
Ở cái thời hoàng kim đó, Cty Thái Sơn được nhiều ngân hàng "săn đón" cấp lượng vốn lớn. Năm 2008, do kinh tế khủng hoảng, giá sắt thép giảm mạnh tới 50% cùng với việc không bán được hàng, Cty Thái Sơn lâm vào khó khăn.
Lượng hàng tồn kho lớn, luôn tồn khoảng 70-80 nghìn tấn, nên năm đó lỗ khoảng 250 tỷ đồng.
Trong thời gian này, Cty Thái Sơn đã bán vật tư cho công ty công nghiệp tàu thủy Thái Sơn (công ty con) với trị giá hơn 110 tỷ đồng để thực hiện hợp đồng đóng mới 3 con tàu đã ký với công ty cho thuê tài chính II (ALCII).
Năm 2009, ALCII mới giải ngân được 60 tỷ đồng thì bị vỡ nợ và ngừng giải ngân. Đến tháng 5-2010, công ty Thái Sơn chỉ thu hồi được 85% tiền gốc và mất lãi.
Đến năm 2011, tín dụng càng bị thắt chặt, lãi vay tới 24% (chưa kể các chi phí), Cty Thái Sơn bắt đầu mất cân đối tài chính, không thể trả nợ đúng hạn và ngừng trả lãi.
Đại gia thành con nợ
Ngày 8-8, Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã bắt giam ông Phạm Văn Thụ, chủ tịch kiêm TGĐ Công ty Thái Sơn về hành vi "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản" liên quan đến các khoản vay ngân hàng.
Con trai ông Thụ là Phạm Hải Thanh, nguyên TGĐ Công ty Thép Thái Sơn, ông Dương Hoàng Sơn, nguyên giám đốc Công ty TNHH MTV Sắt thép Thanh Sơn cũng bị khởi tố cùng tội danh.
Thông tin ông Thụ bị bắt giữ khiến nhiều đại gia làng sắt thép Hải Phòng thấy buồn. Bởi lâu nay ông được tiếng là "làm ăn đàng hoàng".
Năm 1995, ông Thụ thành lập Cty Thái Sơn chuyên kinh doanh sắt thép phế liệu, phá dỡ tàu cũ và nhanh chóng phất lên. Năm 2007, ông Thụ mở rộng đầu tư vào đóng tàu, sản xuất phôi thép, bất động sản... Sản lượng bán hàng của công ty khoảng 10-20 nghìn tấn/tháng, doanh thu hơn 4.000 tỷ đồng/năm.
Năm 2011, Cty Thái Sơn lọt vào Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, và là doanh nghiệp xuất nhập khẩu sắt thép lớn nhất Hải Phòng.
Ở cái thời hoàng kim đó, Cty Thái Sơn được nhiều ngân hàng "săn đón" cấp lượng vốn lớn. Năm 2008, do kinh tế khủng hoảng, giá sắt thép giảm mạnh tới 50% cùng với việc không bán được hàng, Cty Thái Sơn lâm vào khó khăn.
Lượng hàng tồn kho lớn, luôn tồn khoảng 70-80 nghìn tấn, nên năm đó lỗ khoảng 250 tỷ đồng.
Trong thời gian này, Cty Thái Sơn đã bán vật tư cho công ty công nghiệp tàu thủy Thái Sơn (công ty con) với trị giá hơn 110 tỷ đồng để thực hiện hợp đồng đóng mới 3 con tàu đã ký với công ty cho thuê tài chính II (ALCII).
Năm 2009, ALCII mới giải ngân được 60 tỷ đồng thì bị vỡ nợ và ngừng giải ngân. Đến tháng 5-2010, công ty Thái Sơn chỉ thu hồi được 85% tiền gốc và mất lãi.
Đến năm 2011, tín dụng càng bị thắt chặt, lãi vay tới 24% (chưa kể các chi phí), Cty Thái Sơn bắt đầu mất cân đối tài chính, không thể trả nợ đúng hạn và ngừng trả lãi.
Cha con đại gia Phạm Văn Thụ bị bắt, để lại món nợ trên 1.300 tỷ đồng (Trụ sở Cty TNHH công nghiệp thương mại Thái Sơn tại Hải Phòng, một trong các doanh nghiệp của gia đình ông Thụ). |
Tính đến tháng 2-2012, dư nợ vay của
công ty Thái Sơn tại 13 tổ chức tín dụng (12 ngân hàng và 1 công ty tài
chính) là hơn 752 tỷ đồng.
Trong đó, nhiều ngân hàng tại Hà Nội và Hải Phòng có dư nợ lớn, từ 70 -100 tỷ đồng. Đến thời điểm này, 100% khoản nợ của công ty Thái Sơn đã thành nợ quá hạn.
Ngoài ra, Cty Thái Sơn còn nợ 7 công ty khác hơn 180 tỷ đồng. Cty TNHH Thép Minh Thanh (trụ sở tại TPHCM), do ông Phạm Hải Thanh (con trai ông Thụ) là giám đốc, hiện có dư nợ 380 tỷ đồng. Như vậy, tổng số nợ của hai doanh nghiệp của bố con ông Thụ là trên 1.300 tỷ đồng.
Ngày 14-8, trao đổi với Tiền Phong, một cán bộ của Cty Thái Sơn cho biết, "Chỉ từ khi công ty Trường Sa vào mua công ty chúng tôi thì quan hệ giữa công ty Thái Sơn và các chủ nợ trở nên căng thẳng. Ngân hàng mới làm đơn tố cáo ông Thụ lừa đảo".
Theo cán bộ này, Cty Trường Sa đã mua Cty Thái Sơn chỉ với giá ...1 USD (20.000 đồng) nhưng chưa được Sở KH&ĐT Hải Phòng cấp đổi đăng kí kinh doanh mới.
Chết vì được ngân hàng cho vay... "đảo nợ"
Trong báo cáo gửi các ban ngành TP Hải Phòng ngày 4-7, hơn một tháng trước khi bị bắt, ông Thụ cho biết, cuối năm 2008, Cty Thái Sơn gặp khó khăn, dư nợ vay lớn nên không thể trả nợ đúng hạn. Áp lực trả nợ gốc và lãi ngày càng lớn.
Trong vòng 4 năm (2008-2011), công ty Thái Sơn đã phải trả lãi cho các tổ chức tín dụng hơn 400 tỷ đồng. Trong khi đó, các ngân hàng bắt đầu thắt chặt tín dụng, khước từ mọi đề nghị vay vốn mua hàng mới, không cho gia hạn nợ hay giảm lãi...
"Các tổ chức tín dụng chỉ hỗ trợ bằng cách cho vay mới để trả nợ cũ và lãi nên công ty hầu như không tạo được nguồn vốn mới để kinh doanh sinh lời. Công ty liên tục phải bán hàng hóa đã thế chấp để trả lãi"- ông Thụ phân trần và cho rằng, đây là cách "cực chẳng đã" phải làm để giúp công ty có lượng vốn duy trì hoạt động, chờ cơ hội mới để vực dậy.
Mặc dù hình thức "vay đảo nợ" bị ngân hàng nhà nước cấm, nhưng Cty Thái Sơn vẫn tìm được "cửa" để lách.
Theo một cán bộ NHNN, Cty Thái Sơn đã dùng vốn vay ngân hàng để trả nợ cho chính ngân hàng chủ nợ (đảo nợ) và các ngân hàng khác.
Bằng cách bán hàng cho các công ty trong nhóm và dùng lô hàng này thế chấp vay vốn tại nhiều ngân hàng, Cty Thái Sơn đã có được vốn để trang trải nợ nần. Thực chất, dòng tiền chỉ chạy vòng quanh giữa các ngân hàng chủ nợ.
Qua xác minh, đã phát hiện 8 công ty có liên quan đến hoạt động vay vốn lòng vòng của công ty Thái Sơn, gồm: Cty TNHH Thép Minh Thanh, Cty TNHH công nghiệp tàu thủy Thái Sơn, Cty TNHH TM công nghiệp Minh Thanh, Cty TNHH thương mại cơ khí An Dương, Cty TNHH TM và VTB Hoàng Long, Cty CP công nghiệp thương mại Thanh Sơn, Cty TNHH Thép Miền Trung, Cty TNHH công nghiệp đầu tư phát triển thương mại Dương Bình.
Cuối năm 2010, ông Phạm Hải Thanh đã vay 270 tỷ đồng của chi nhánh ngân hàng Đông Á tại TPHCM để mua tổng cộng 12.000 tấn hàng dưới danh nghĩa Cty Thép Minh Thanh.
Sau đó, ông Thanh bán lại các lô hàng cho Cty Thái Sơn. Cty Thái Sơn dùng số hàng này thế chấp vay vốn của nhiều ngân hàng để trả nợ.
Một chủ nợ tại Hải Phòng cho biết, khi cho vay thế chấp bằng hàng hóa, ngân hàng thường cho cán bộ tín dụng xuống tận nơi kiểm tra hàng hóa. Nhưng nhiều khi, nhân viên công ty chỉ vào một đống sắt thép trên bãi nói đây là lô hàng. Cán bộ tín dụng cứ nhìn thấy hàng là tin rồi.
"Nếu ngân hàng không giám sát chặt chẽ, thì công ty có thể "qua mặt" cán bộ tín dụng để mang hàng đi bán", vị chủ nợ nói.
Nhưng ở đây, sở dĩ nhiều ngân hàng bị quả đắng khi cho vay bằng tài sản thế chấp là hàng hóa, còn do dữ liệu về tài sản bảo đảm là hàng hóa đăng kí tại Trung tâm thông tin tín dụng (Ngân hàng nhà nước) và Cục đăng kí giao dịch bảo đảm chỉ thể hiện: loại hàng, khối lượng, tên người vay, ngân hàng cho vay. Mà không có bất cứ thông tin gì về tình trạng lô hàng lưu ở đâu, hiện còn hay đã bán.
Thậm chí, nếu doanh nghiệp "phù phép" thay đổi chủ sở hữu lô hàng và tiếp tục đem hàng hóa đó thế chấp ở nhiều ngân hàng, thì hệ thống cũng không phát hiện được. Đây là một trong nhiều kẽ hở để doanh nghiệp dùng một tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay.
Theo một chuyên gia ngân hàng, với các khoản vay thế chấp bằng hàng hóa, ngân hàng cần xem xét các điều kiện liên quan đến nghĩa vụ trả nợ như có tài sản thế chấp, tài sản bổ sung hay không?
Vì có ngân hàng chỉ cần có hàng hóa thế chấp mà không cần tài sản bảo đảm, nên khi doanh nghiệp không trả nợ thì rất dễ bị mất vốn.
Trong đó, nhiều ngân hàng tại Hà Nội và Hải Phòng có dư nợ lớn, từ 70 -100 tỷ đồng. Đến thời điểm này, 100% khoản nợ của công ty Thái Sơn đã thành nợ quá hạn.
Ngoài ra, Cty Thái Sơn còn nợ 7 công ty khác hơn 180 tỷ đồng. Cty TNHH Thép Minh Thanh (trụ sở tại TPHCM), do ông Phạm Hải Thanh (con trai ông Thụ) là giám đốc, hiện có dư nợ 380 tỷ đồng. Như vậy, tổng số nợ của hai doanh nghiệp của bố con ông Thụ là trên 1.300 tỷ đồng.
Ngày 14-8, trao đổi với Tiền Phong, một cán bộ của Cty Thái Sơn cho biết, "Chỉ từ khi công ty Trường Sa vào mua công ty chúng tôi thì quan hệ giữa công ty Thái Sơn và các chủ nợ trở nên căng thẳng. Ngân hàng mới làm đơn tố cáo ông Thụ lừa đảo".
Theo cán bộ này, Cty Trường Sa đã mua Cty Thái Sơn chỉ với giá ...1 USD (20.000 đồng) nhưng chưa được Sở KH&ĐT Hải Phòng cấp đổi đăng kí kinh doanh mới.
Chết vì được ngân hàng cho vay... "đảo nợ"
Trong báo cáo gửi các ban ngành TP Hải Phòng ngày 4-7, hơn một tháng trước khi bị bắt, ông Thụ cho biết, cuối năm 2008, Cty Thái Sơn gặp khó khăn, dư nợ vay lớn nên không thể trả nợ đúng hạn. Áp lực trả nợ gốc và lãi ngày càng lớn.
Trong vòng 4 năm (2008-2011), công ty Thái Sơn đã phải trả lãi cho các tổ chức tín dụng hơn 400 tỷ đồng. Trong khi đó, các ngân hàng bắt đầu thắt chặt tín dụng, khước từ mọi đề nghị vay vốn mua hàng mới, không cho gia hạn nợ hay giảm lãi...
"Các tổ chức tín dụng chỉ hỗ trợ bằng cách cho vay mới để trả nợ cũ và lãi nên công ty hầu như không tạo được nguồn vốn mới để kinh doanh sinh lời. Công ty liên tục phải bán hàng hóa đã thế chấp để trả lãi"- ông Thụ phân trần và cho rằng, đây là cách "cực chẳng đã" phải làm để giúp công ty có lượng vốn duy trì hoạt động, chờ cơ hội mới để vực dậy.
Mặc dù hình thức "vay đảo nợ" bị ngân hàng nhà nước cấm, nhưng Cty Thái Sơn vẫn tìm được "cửa" để lách.
Theo một cán bộ NHNN, Cty Thái Sơn đã dùng vốn vay ngân hàng để trả nợ cho chính ngân hàng chủ nợ (đảo nợ) và các ngân hàng khác.
Bằng cách bán hàng cho các công ty trong nhóm và dùng lô hàng này thế chấp vay vốn tại nhiều ngân hàng, Cty Thái Sơn đã có được vốn để trang trải nợ nần. Thực chất, dòng tiền chỉ chạy vòng quanh giữa các ngân hàng chủ nợ.
Qua xác minh, đã phát hiện 8 công ty có liên quan đến hoạt động vay vốn lòng vòng của công ty Thái Sơn, gồm: Cty TNHH Thép Minh Thanh, Cty TNHH công nghiệp tàu thủy Thái Sơn, Cty TNHH TM công nghiệp Minh Thanh, Cty TNHH thương mại cơ khí An Dương, Cty TNHH TM và VTB Hoàng Long, Cty CP công nghiệp thương mại Thanh Sơn, Cty TNHH Thép Miền Trung, Cty TNHH công nghiệp đầu tư phát triển thương mại Dương Bình.
Cuối năm 2010, ông Phạm Hải Thanh đã vay 270 tỷ đồng của chi nhánh ngân hàng Đông Á tại TPHCM để mua tổng cộng 12.000 tấn hàng dưới danh nghĩa Cty Thép Minh Thanh.
Sau đó, ông Thanh bán lại các lô hàng cho Cty Thái Sơn. Cty Thái Sơn dùng số hàng này thế chấp vay vốn của nhiều ngân hàng để trả nợ.
Một chủ nợ tại Hải Phòng cho biết, khi cho vay thế chấp bằng hàng hóa, ngân hàng thường cho cán bộ tín dụng xuống tận nơi kiểm tra hàng hóa. Nhưng nhiều khi, nhân viên công ty chỉ vào một đống sắt thép trên bãi nói đây là lô hàng. Cán bộ tín dụng cứ nhìn thấy hàng là tin rồi.
"Nếu ngân hàng không giám sát chặt chẽ, thì công ty có thể "qua mặt" cán bộ tín dụng để mang hàng đi bán", vị chủ nợ nói.
Nhưng ở đây, sở dĩ nhiều ngân hàng bị quả đắng khi cho vay bằng tài sản thế chấp là hàng hóa, còn do dữ liệu về tài sản bảo đảm là hàng hóa đăng kí tại Trung tâm thông tin tín dụng (Ngân hàng nhà nước) và Cục đăng kí giao dịch bảo đảm chỉ thể hiện: loại hàng, khối lượng, tên người vay, ngân hàng cho vay. Mà không có bất cứ thông tin gì về tình trạng lô hàng lưu ở đâu, hiện còn hay đã bán.
Thậm chí, nếu doanh nghiệp "phù phép" thay đổi chủ sở hữu lô hàng và tiếp tục đem hàng hóa đó thế chấp ở nhiều ngân hàng, thì hệ thống cũng không phát hiện được. Đây là một trong nhiều kẽ hở để doanh nghiệp dùng một tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay.
Theo một chuyên gia ngân hàng, với các khoản vay thế chấp bằng hàng hóa, ngân hàng cần xem xét các điều kiện liên quan đến nghĩa vụ trả nợ như có tài sản thế chấp, tài sản bổ sung hay không?
Vì có ngân hàng chỉ cần có hàng hóa thế chấp mà không cần tài sản bảo đảm, nên khi doanh nghiệp không trả nợ thì rất dễ bị mất vốn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 11 tháng cả nước có 62.794 DN thành lập mới với tổng vốn đăng ký gần 403.000 tỉ đồng, giảm 10% về số lượng và 8,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ 2011, trong khi số DN giải thể là 48.000. Còn theo con số ước tính đến hết năm 2012, có khoảng 55.000 DN ngừng hoạt động và giải thể.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Phạm Chí Lan cảnh báo, theo thông tin gần đây nhất của ngành thuế, có tới 40% số DN đăng ký kinh doanh không còn nộp thuế, các DN chưa ngưng hoạt động nhưng phải giảm công suất còn rất nhiều và có thể "chết" trong năm tới.
DN chết là thật với hàng nghìn lao động mất việc, trong khi DN mới ra đời với số lao động đăng ký, chưa thực tuyển không chứng tỏ được điều gì. Đừng nghĩ số DN mới thành lập có thể bù đắp được cho số DN chết đi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Có ý kiến gì không?