Trong quá trình ăn uống hằng ngày có nhiều loại thực phẩm bị nhiễm hoặc có chứa một số chất có thể gây ngộ độc khi ăn dứa, sắn hay một số loại thực phẩm khác.
Ngộ độc dứa
Bản thân quả dứa không có độc, nhưng một
số người sau khi ăn dứa bị nôn mửa, khó chịu, ngộ độc là do dị ứng với
nấm Candida trepicalis nắm ở những mắt của quả dứa, nhất là những quả đã
bị dập nát do trong quá trình gọt dứa không cắt kĩ những mắt này đi.
Hoặc dứa dập nên loại nấm đó xâm nhập vào trong quả dứa.
Biểu hiện dị ứng, ngộ độc sau khi ăn dứa
là đau bụng quằn quại dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, thường kèm theo triệu
chứng ngứa ngáy toàn thân; miệng lưỡi tê dại có cả chảy mồ hôi, khó thở,
nổi mề đay. Nghiêm trọng hơn, có người còn bị sốc do cơ địa quá nhạy
cảm, biểu hiện da lạnh, mạch nhanh, huyết áp hạ...
Cần gọt mắt kĩ khi ăn dứa để tránh ngộ độc (Ảnh minh họa)
Cách xử trí: Sơ cứu cho người bị ngộ độc
dứa chủ yếu là phải gây nôn cho người đó (càng sớm càng tốt). Sau đó
cho uống nước chè đường. Sau khi đã thực hiện xong thao tác sơ cứu, cần
nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp
thời, hiệu quả.
Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ truyền dịch cho
nạn nhân tùy theo tình trạng mất nước do nôn mửa và tiêu chảy, nhưng
cần lưu ý trụy mạch còn do sốc dị ứng, có khi không mất nước mà vẫn trụy
mạch. Nếu cần, theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương mà truyền dịch.
Để phòng tránh bị ngộ độc dứa, khi ăn
phải gọt kỹ các mắt dứa và rửa sạch miếng dứa bằng nước muối. Không nên
ăn quả dứa, phần dứa đã bị dập nát.
Ngộ độc củ sắn
Trong củ sắn có một số chất có thể gây ngộ độc
như acid cyanhydric, sắn càng đắng càng nhiều acid cyanhydric nên khi
ăn phải dễ ngộ độc. Nếu căn và thấy sắn có vị đắng thì không nên ăn.
Trong vỏ và đầu củ sắn chứa nhiều chất độc nhất.
Biểu hiện ngộ độc sắn thường xuất hiện
vài giờ sau khi ăn. Ở người bị ngộ độc sẽ có các triệu chứng như rối
loạn tiêu hóa (đầy bụng, sôi bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy) và rối
loạn thần kinh (váng đầu, nóng bừng mặt, ù tai, chóng mặt, ngứa ngáy,
chân tay nặng, người vật vã, nóng bừng mặt, ù tai, ngứa, tê chân
tay...run, co giật, có khi tử vong). Có trường hợp thì bị sốt, ho...
Sắn là một thực phẩm dễ gây ngộ độc ở một số người (Ảnh minh họa)
Để cấp cứu người say, ngộ độc sắn, trước
hết cần làm cho người đó nôn hết số sắn đã ăn vào cơ thể ra. Sau đó cho
uống nước đường, nước mía và chuyển ngay về khoa chống độc của bệnh viện
hoặc trung tâm y tế cấp cứu.
Để đề phòng ngộ độc sắn, nên chọn loại
sắn ít độc để trồng (thường là loại cuống lá không có màu tía), không
trồng sắn gần cây xoan... Củ sắn sau khi dỡ về cần chế biến ngay; nếu
chế biến không kịp thì phải vùi xuống đất. Trước khi chế biến, cần lột
hết vỏ sắn rồi ngâm vào nước (là nước vo gạo càng tốt). Khi luộc, nên mở
vung nhiều lần để chất độc bay hơi bớt.
Tốt nhất là ăn sắn luộc với các loại
đường, mật để trung hòa axit độc trong sắn (nếu còn). Không nên ăn sắn
luộc vào buổi tối vì nếu bị ngộ độc, nạn nhân đang ngủ sẽ không phát
hiện được.
Đối với các sản phẩm chế biến từ sắn, không cần e ngại về nguy cơ ngộ độc vì chúng đã được khử độc, không gây hại cho con người nữa.Cẩn trọng khi dùng măng khô
Dù lưu huỳnh là chất phụ gia được phép dùng
trong công nghệ chế biến thực phẩm nhưng nếu dùng với một lượng lớn để
sấy khô thực phẩm, cụ thể là măng khô, chúng sẽ ảnh hưởng không tốt đến
sức khỏe.
Tác hại của lưu huỳnh
Lưu huỳnh là nguyên tố tự nhiên khá an toàn và luôn tồn tại trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình Việt, chúng có nhiều trong thịt, cá, trứng... ở dạng hợp chất hữu cơ. Trong công nghệ chế biến, bảo quản thực phẩm, lưu huỳnh là một loại phụ gia thực phẩm giữ màu sắc, chống mốc hiệu quả. BS. Yến Thủy cho biết, có thể măng sấy khô bị nhiễm độc là do người sản xuất dùng lưu huỳnh có lẫn tạp chất (lưu huỳnh công nghiệp) hoặc sử dụng quá liều.
Ngoài ra, rất có thể người sản xuất còn sử dụng một số hóa chất thông dụng như: natri benzoat (chống mốc), natri nitrit (chống vi khuẩn), clorin (tẩy trắng)… Các chất này có thể gây kích thích mạnh hệ hô hấp hoặc gây ung thư cho người sử dụng.
Theo các chuyên gia về hóa chất, khi vào cơ thể, lưu huỳnh sẽ phản ứng hóa học với các kim loại nặng thường trú trong cơ thể, tạo ra hợp chất sunfua gây độc. Còn nếu sử dụng ở nồng độ cao, chúng sẽ phản ứng với hơi ẩm không khí, khi vào cơ thể sẽ gây tổn thương cho phổi, mắt, nặng hơn là nhiễm độc máu.
BS. CK1 Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM
Có thể, việc dùng măng sấy khô bị nhiễm độc sẽ không biểu hiện dấu hiệu cơ thể phản ứng ngay khi ăn. Tuy nhiên, các hóa chất sẽ tích lũy dần dần và gây bệnh ung thư về sau. Vì vậy, dù ăn ít vẫn có nguy cơ mắc bệnh.
Một tiểu thương ở chợ Hoàng Hoa Thám, Q. Tân Bình, TP. HCM cho biết: “Khi mua măng sấy khô, người dùng phải chú ý màu sắc và mùi vị của sản phẩm. Nếu thấy sản phẩm có màu sắc khác thường và có mùi nồng, khó chịu thì có thể măng đó còn tồn đọng nhiều lưu huỳnh”.
Tuy nhiên, vẫn có cách sơ chế giúp loại bỏ bớt lưu huỳnh hay các hóa chất có trong măng sấy khô. Khi mua về, người dùng cần phải ngâm măng nhiều giờ trong nước, sau đó luộc kỹ với nước nóng để các chất độc hại bay hơi rồi mới chế biến. Lưu ý, không nên nếm thực phẩm sấy khô trước khi sơ chế.
Dù vậy, BS. Yến Thủy khuyên: “Tốt nhất vẫn là nên ăn măng tươi. Trong quá trình sơ chế, người dùng cũng phải rửa sạch, luộc thật chín nhiều lần để loại bỏ độc tố có trong măng. Măng luộc càng nhiều lần, càng tăng độ an toàn”.
Không lo ngộ độc
- Mua sản phẩm của nơi bán uy tín, có địa chỉ rõ ràng hoặc tại các đại lý ủy quyền, siêu thị.
- Chọn loại thực phẩm không sử dụng chất bảo quản và chỉ có hạn sử dụng trong vòng từ
3 - 6 tháng.
- Thực phẩm phải có màu sắc tự nhiên, không quá trắng, quá vàng hoặc nhiều màu.
- Những người có tiền sử bệnh (huyết áp, đái tháo đường) nên hạn chế sử dụng sản phẩm sấy khô, đóng gói.
- Nên chọn thực phẩm theo mùa để sản phẩm có nguồn hàng tươi, chế biến xong là ăn ngay.
Các món ăn kỵ nhau
Để bữa ăn gia đình vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe thì việc lựa chọn thực
phẩm là điều không thể coi nhẹ. Một số thực phẩm kỵ nhau mà nhiều người
trong chúng ta không để ý đến.Trong quá trình hấp thu và chuyển hóa,
giữa các thành phần của thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp.
Chúng có thể "hợp đồng tác chiến" (chẳng hạn vitamin A giúp tăng cường
sự tổng hợp các chất đạm, vitamin C xúc tiến quá trình hấp thụ sắt) kiềm
chế lẫn nhau (chất này cản trở sự hấp thu và chuyển hóa chất kia). Hậu
quả của sự phối hợp không hợp lý các thức ăn sẽ trở thành gánh nặng đối
với cơ thể. Khi gánh nặng đó vượt quá khả năng tự điều chỉnh, cơ thể sẽ
bị trúng độc.
Một số món ăn kỵ nhau:
1. Không nên xào
nấu gan lợn với giá đỗ.
Các nhà khoa học phân tích
100g gan lợn thấy có 2,5mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu
ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian
gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ
không còn chất bổ.
2.
Không nấu gan động vật với carốt, rau cần
Không nên
dùng các loại rau, củ, quả này sau khi ăn món gan động vật. Lý do là trong
gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá
cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ,
quả này bị ôxy hóa và mất hết
công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng
tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.
3.
Không ăn dưa chuột với cà chua.
Vì trong dưa
chuột chứa một loại men phân giải VitaminC, khi ăn dưa chuột với Cà chua
hay những loại thực phẩm giàu VitaminC sẽ không tốt vì làm giảm khả năng
hấp thụ Vitamin C của cơ thể.
Sữa này có men protidaza kiềm chế các protein
trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.
5. Sữa bò và nước hoa quả
chua (Cam, quýt):
Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất
cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái
cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó
tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh
methemoglobin,bệnh này gây khó thở, tím tái
và có nguy cơ khiến trẻ tử vong. Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính
chất của sữa bò gây khó tiêu.
6. Tỏi + trứng vịt:
nếu tráng trứng vịt với tỏi rất độc.
7. Sữa
đậu nành và đường đen
Đường đen có chất axít Osalic và axít malic, nếu dùng đường đen sẽ gây ra tác dụng axít sinh ra chất "lắng biến tính", chất bổ sẽ bị giảm đi. Trẻ sơ sinh sẽ bị đầy bụng hoặc mất đi chức năng tiêu hóa. Vậy nên ta phải dùng đường trắng.
Đường đen có chất axít Osalic và axít malic, nếu dùng đường đen sẽ gây ra tác dụng axít sinh ra chất "lắng biến tính", chất bổ sẽ bị giảm đi. Trẻ sơ sinh sẽ bị đầy bụng hoặc mất đi chức năng tiêu hóa. Vậy nên ta phải dùng đường trắng.
Thịt chó và thịt dê rất giàu protein. Nếu vừa ăn thịt
chó hoặc thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong
nước chè sẽ kết hợp thành protein trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành
chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo
bón, nguy cơ gây ra ung thư.
9. Các loại động
vật có vỏ sống trong nước + chất vitamin C:
Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi ăn nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh... sẽ làm cho a sen hóa trị 5 biến thành a sen hóa trị 3, túc là chất thạch tín có độc bảng A có thể chết. Vì vậy đã uống vitamin C và ăn các thứ có vitamin C thì tuyệt đối không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước.
Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi ăn nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh... sẽ làm cho a sen hóa trị 5 biến thành a sen hóa trị 3, túc là chất thạch tín có độc bảng A có thể chết. Vì vậy đã uống vitamin C và ăn các thứ có vitamin C thì tuyệt đối không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước.
10. Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho:
Ceton đồng có trong những loại
trái cây này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến
người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.
11. Thịt dê kỵ giấm:
Giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều hoạt
chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung acid acetic sẽ phá hủy thành phần
dinh dưỡng của thịt dê.
12.
Rau dền và quả lê vốn kỵ nhau.
Nếu ăn cùng sẽ dễ bị nôn. Ngoài ra, bạn
cũng không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai
món này khi kết hợp dễ gây sốt.
13. Hồng với cua.
Loại quả này cũng không nên ăn cùng khoai lang: Tinh bột
trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít, tác dụng với chất chát
tanin trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ dày.
14. Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu).
15. Cá chép kỵ
thịt cầy:
Cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học, thịt cầy cũng với thành
phần dinh dưỡng phong phú, hai thứ ăn chung xảy ra phản ứng hóa học phức
tạp, sản sinh ra chất có hại cho cơ thể.
16. Bí rợ kỵ cải thìa:
Bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung
với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.
17. Muối tiêu và
khoai môn (nếu ăn cùng dễ làm ruột đau thắt). Chuối hột thì kỵ mật mía,
đường (ăn cùng lúc bị chướng bụng).
18. Dưa hấu và thịt dê (ăn cùng dễ trúng độc).
19. Hoa quả
nhiều axit tanic với hải sản kỵ nhau:
Các loại quả có tính axit tanic như ổi, hồng, nho nếu ăn cùng hải sản sẽ
khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn.
20. Cà chua kỵ khoai lang, khoai tây:
Cà chua chứa nhiều chất toan, cùng với
khoai lang trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau
bụng; tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
21. Cà chua kỵ rượu:
Cà chua chứa acid tannic, có thể hình thành chất khó
tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột.
23. Đậu hũ (tào
phớ) kỵ hành:
Đậu hủ chứa nhiều calci, hành chứa acid oxalic, hai thứ ăn
chung sẽ tạo kết tủa oxalac calci, không dễ tiêu hóa hấp thu, có hại cho
cơ thể.
24. Đào lông kỵ
thịt ba ba:
Thịt ba ba chứa nhiều đạm, đào lông chứa nhiều acid malic,
acid này sẽ làm cho đạm bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng, cho
nên, thịt ba ba không thích hợp ăn chung với đào.
25. Tiêu muối kỵ
chè - cháo:
Lương thực ngũ cốc đều chứa nhiều vitamin nhóm B; chất
khoáng và xơ, các chất dinh dưỡng này rất dễ phân giải trong môi trường
kiềm, tạo ra lãng phí dinh dưỡng, khi dùng ngũ cốc nấu cháo thì không
nên bỏ tiêu muối (người ta nấu chè, cháo hay bỏ vào tiêu muối cho mau
nhừ). ( Lời bình : Cái này chắc là muối diêm chứ không phải muối
và tiêu.)
26. Thịt ba ba
kỵ trứng gà:
Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà là đạm
chất lượng cao, hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến chất; làm giảm
giá trị dinh dưỡng, thai phụ và sản phụ không nên ăn.
27. Thịt bò kỵ
hạt dẻ:
Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm
bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
28. Cà rốt kỵ củ
cải:
Cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, củ cải giàu vitamin C,
hai thứ này ăn chung sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng.
29. Củ cải kỵ
nấm mèo đen:
Củ cải chứa nhiều engym, nấm mèo đen chứa nhiều hoạt chất
sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp,
dẫn đến phát sinh viêm da.
30. Rượu kỵ thịt
bò:
Thịt bò có tác dụng bồi bổ, rượu cũng là chất cay nóng, hai thứ ăn
chung dễ dẫn đến các chứng như táo bón; viêm khóe miệng; mắt đỏ; ù tai
31.
Nhân sâm và hải sản kỵ nhau:
Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh...)
và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền,
củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt
tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Dù là sắc hay hấp cách thủy,
bạn cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại
dược liệu này, bạn không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của
nhân sâm.
Mật ong , sữa , sữa đậu nành
?
Ăn cùng tắc tử - phải đành xa nhau!
Gan lợn, giá, đậu nực cười?
Xào chung, mất sạch bổ tươi ban đầu!
Thịt gà, kinh giới kỵ nhau?
Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên!
Thịt dê, ngộ độc do đâu?
Chỉ vì dưa hấu, xen vào bữa ăn!
Ba ba ăn với dền, sam
Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân!
Động kinh, chứng bệnh rành rành?
Là do thịt lợn, rang chung ấu Tầu!
Chuối hột ăn với mật, đường?
Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi!
Thịt gà, rau cải có câu?
Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô!
Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi?
Ăn vào chắc chết, mười mươi rõ ràng!
Cải thìa, thịt chó xào vô?
Ăn vào, đi tả, hôn mê khôn lường!
Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh?
Ăn cùng một lúc, liên thanh sấm rền!
Quả lê, thịt ngỗng thường thường?
Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao!
Đường đen pha sữa đậu nành?
Đau bụng, tháo dạ, hoành hành suốt đêm!
Thịt rắn, kị củ cải xào?
Ăn vào, sao thoát lưỡi đao tử thần!
Nôn mửa, bụng dạ không yên?
Vì do hải sản ăn liền trái cây!
Cá chép, cam thảo, nhớ rằng?
Ăn chung, trúng độc, không cần hỏi tra!
Nước chè, thịt chó no say?
Thỉnh thoảng như thế, có ngày ung thư!
Chuối tiêu, môn, sọ phiền hà?
Ruột đau quằn quại, như là dao đâm!
Khoai lang, hồng, mận ăn vô?
Dạ dày viêm loét, tổn hư tá tràng!
Ai ơi, khi chưa dọn mâm?
Nhắc nhau nấu nướng, sai lầm hiểm nguy!
Giàu Vitamin C chớ có tham (1)
Nấu cùng ốc, hến, cua, tôm, nghêu, sò!
Ăn gì? ăn với cái gì?
Là điều cần nhớ, nên ghi vào lòng!
Chẳng may ăn phải, vài giờ?
Chúng tạo chất độc bảng A chết người!
Quý nhau mời tiệc lẽ thường!
Thức ăn tương phản, trăm đường hại nhau!
Ăn cùng tắc tử - phải đành xa nhau!
Gan lợn, giá, đậu nực cười?
Xào chung, mất sạch bổ tươi ban đầu!
Thịt gà, kinh giới kỵ nhau?
Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên!
Thịt dê, ngộ độc do đâu?
Chỉ vì dưa hấu, xen vào bữa ăn!
Ba ba ăn với dền, sam
Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân!
Động kinh, chứng bệnh rành rành?
Là do thịt lợn, rang chung ấu Tầu!
Chuối hột ăn với mật, đường?
Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi!
Thịt gà, rau cải có câu?
Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô!
Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi?
Ăn vào chắc chết, mười mươi rõ ràng!
Cải thìa, thịt chó xào vô?
Ăn vào, đi tả, hôn mê khôn lường!
Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh?
Ăn cùng một lúc, liên thanh sấm rền!
Quả lê, thịt ngỗng thường thường?
Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao!
Đường đen pha sữa đậu nành?
Đau bụng, tháo dạ, hoành hành suốt đêm!
Thịt rắn, kị củ cải xào?
Ăn vào, sao thoát lưỡi đao tử thần!
Nôn mửa, bụng dạ không yên?
Vì do hải sản ăn liền trái cây!
Cá chép, cam thảo, nhớ rằng?
Ăn chung, trúng độc, không cần hỏi tra!
Nước chè, thịt chó no say?
Thỉnh thoảng như thế, có ngày ung thư!
Chuối tiêu, môn, sọ phiền hà?
Ruột đau quằn quại, như là dao đâm!
Khoai lang, hồng, mận ăn vô?
Dạ dày viêm loét, tổn hư tá tràng!
Ai ơi, khi chưa dọn mâm?
Nhắc nhau nấu nướng, sai lầm hiểm nguy!
Giàu Vitamin C chớ có tham (1)
Nấu cùng ốc, hến, cua, tôm, nghêu, sò!
Ăn gì? ăn với cái gì?
Là điều cần nhớ, nên ghi vào lòng!
Chẳng may ăn phải, vài giờ?
Chúng tạo chất độc bảng A chết người!
Quý nhau mời tiệc lẽ thường!
Thức ăn tương phản, trăm đường hại nhau!
Nhiều người có thói quen ăn xong trứng gà ngải cứu buổi sáng, gọi thêm cốc sữa đậu nành, đang uống thuốc Đông y thì ăn xôi đỗ xanh...
Ông Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có khuyến cáo về việc không nên dùng chung một số cặp thực phẩm, vì có thể làm cho thực phẩm mất chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa...
Nhưng cặp thực phẩm này không nên dùng chung, vì trong sữa đậu nành có protidaza kiềm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.
Đó là kết quả của phản ứng giữa axit pectic trong nước cam, quýt với cazein trong sữa bò. Hỗn hợp kết tủa đó của sữa và nước cam sẽ rất khó được dạ dày tiêu hoá.
Vì thế, nếu ai uống cùng lúc hai loại nước ngày thì sẽ thấy bụng ọc ạch, ấm ách rất khó chịu. Để tránh hiện tượng đó, tốt nhất nên uống riêng rẽ từng loại với khoảng thời gian cách quãng nhất định.
"Các bà mẹ không nên dùng nước rau quả pha chung với sữa
cho trẻ uống vì về lâu dài sẽ bị bệnh Methemoglobin (một loại bệnh gây
khó thở, tím tái và tử vong)"
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa dinh dưỡng - BV Nhi đồng 1
Nếu bắt buộc phải uống cùng lúc thì nên uống sữa bò trước rồi uống
nước cam sau. Khi đó, sữa đã bị thủy phân một phần khi hòa trộn với axit
của dạ dày nên có gặp nước cam cũng không gây hại gì.Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa dinh dưỡng - BV Nhi đồng 1
Chất đạm với canxi cũng cần được bổ sung một cách nhịp nhàng. Nếu có quá nhiều đạm hiện diện cùng lúc với canxi trong lòng ruột, sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi, đồng thời có hiện tượng tăng thải canxi qua thận.
Ví dụ trong sữa, lượng đạm và lượng canxi ở mức cân đối để canxi hấp thu tốt nhất. Như vậy, những ai muốn giữ gìn canxi cho cơ thể không bị loãng xương thì không ăn thịt cá và uống sữa gần nhau. Tập thói quen dùng sữa và những món ăn nhẹ vào những bữa xế khoảng 9h sáng và 3h chiều.
Phốt-pho hiện diện nhiều trong thịt đỏ (heo, bò, cừu…), các loại đậu đỗ… cũng giúp làm tăng hấp thu canxi nếu tỷ lệ trong ruột là một phốt-pho/hai canxi. Phốt-pho tăng hoặc giảm hơn tỷ lệ này đều làm sự hấp thu canxi giảm đi. Ngoài các thức ăn tự nhiên, phốt-pho còn có nhiều trong các nước uống công nghiệp.
Vì vậy, không nên uống sữa và uống nước ngọt cách nhau dưới hai giờ. Không ít người dùng sữa để uống thuốc, điều này không nên vì sữa tạo ra môi trường kiềm, trong sữa còn có nhiều kali, sắt… gây cản trở hấp thu thuốc, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa dinh dưỡng - BV Nhi đồng 1 đề nghị các bà mẹ không nên dùng nước rau quả pha chung với sữa cho trẻ uống vì về lâu dài sẽ bị bệnh Methemoglobin (một loại bệnh gây khó thở, tím tái và tử vong), và không cho trẻ ăn óc heo chung với trứng gà vì sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu dễ bị tử vong do cao huyết áp.
Khoai lang và quả hồng là cặp thực phẩm cần tránh kết hợp. Nhiều người biết rằng, khoai lang chứa nhiều đường và tinh bột khi vào dạ dày khiến dạ dày tiết nhiều axit clohydric. Quả hồng có chứa tanin (vị chát) khi vào dạ dày sẽ chuyển hóa thành axit tanic.
Nếu axit clohydric liên kết với chất chát và một số chất trong quả hồng thì tạo thành chất lắng đọng. Dưới tác dụng của axit và sự nhào nặn của dạ dày, chất này bền, không tan, gây khó tiêu và đặc biệt khó thải ra ngoài, có thể dẫn đến sỏi thận.
Người bị táo bón thường được khuyên uống nhiều nước. Tuy nhiên, hãy tránh xa việc dùng nước chè khi ăn thịt chó. Chất axit tanic trong nước chè khi tác dụng với protein trong thịt làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, làm cho phân khô, dễ bị táo bón.
Ngoài ra, cũng chớ để củ cải trắng và các loại lê, táo, nho gặp gỡ nhau trong dạ dày. Khi vào dạ dày, muối axit cianogen, lưu huỳnh trong củ cải sẽ chuyển hóa thành axit cianogen gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.
Còn táo, nho có chất đồng ceton, dễ bị vi khuẩn phân giải thành axit benzoic gốc OH. Nếu ăn củ cải cùng lúc với hoa quả này, loại axit này làm tăng sức ép của cianogen lưu huỳnh gây suy tuyến giáp trạng.
Tanin trong các loại thực vật có vị chát như trà, ổi… ngăn cản sự hấp thu của hầu hết vi khoáng như sắt, kẽm, đồng… Vì vậy, không nên uống trà đặc sau khi ăn các thức ăn giàu vi khoáng như hải sản, rong biển, thịt đỏ… ít nhất hai giờ.
Thời gian này cần thiết để cho hai chất kỵ nhau không “ở chung” một chỗ. Nhờ vậy, chất dinh dưỡng mới được cơ thể hấp thu ở mức tối đa.
Phytate trong tinh bột và oxalate trong các loại rau cải chưa nấu chín làm giảm hấp thu iốt trong hải sản và muối biển. Không ít người trộn gỏi cá, gỏi rong biển với các loại cải bắp, cải xanh, bông cải sống. Điều này không nên, vì lượng iốt quý giá sẽ “không cánh mà bay”. Nếu thích trộn với các loại rau này thì hãy nhúng qua nước sôi hoặc ngâm chua.
Còn trong các vị thuốc Đông y, Lương y đa khoa Phùng Tuấn Giang, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường cho biết: Có những vị thuốc, thực phẩm không dùng với nhau hay cần phải kiêng kị khi dùng thuốc. Như cam thảo không dùng với hải tảo (rong biển)
Khi dùng thuốc Đông y không ăn rau muống, đậu xanh sẽ làm mất tác dụng của thuốc.
Dùng Đông y để chữa đau nhức thì phải kiêng tôm, cua, thịt gà vì dễ gây động phong làm đau nhức tăng thêm.
Trong một số trường hợp nhất định, nhất là cơ thể bị các bệnh
như: tim mạch, sỏi thận, tiêu chảy… việc ăn trứng gà sẽ ảnh hưởng không
tốt đến sức khỏe.
1. Bệnh tim mạchNghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Đại học Western (Canada) cho thấy rằng, ăn ba quả trứng một tuần có thể làm các mảng bám ở thành động mạch dày lên. Các mảng bám này sẽ thu hẹp không gian bên trong động mạch, khiến máu chảy qua khó khăn hơn, buộc trái tim phải bơm mạnh hơn, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Thêm vào đó, những mảng bám có thể vỡ ra, hình thành các cục máu đông chặn dòng chảy của máu, gây đột quỵ hoặc đau tim. Ngoài ra, hàm lượng cholesterol cao trong trứng gà cũng không tốt cho người bị bệnh xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành vì làm thu hẹp, tắc nghẽn động mạch vành.
2. Bị sỏi mật
Trứng gà là thức ăn có hàm lượng đạm rất cao, trong khi đó, do sự kích thích của viên sỏi lâu ngày trong túi mật, chức năng co bóp của túi mật của người bệnh sẽ yếu dần, nếu người bệnh dùng thức ăn có hàm lượng đạm như trứng gà, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, khiến túi mật vốn đã bị bệnh phải làm việc quá tải, từ đó sinh ra các triệu chứng lâm sàng như: gây đau đớn, nôn mửa... Đôi khi, viên sỏi sẽ theo sự co bóp của túi mật di chuyển đến cuống mật, làm tắc lối thông của dịch mật, gây ứ đọng dịch mật, áp suất bên trong mật tăng cao, dẫn đến đau thắt mật và viêm mật.
3.Tiêu chảy
Nhiều người cho rằng khi bị tiêu chảy, người bệnh sẽ mất nước và chất dinh dưỡng nên cần bồi bổ cơ thể bằng cách ăn nhiều trứng gà. Thật ra, đây là quan niệm sai lầm. Bởi khi bị tiêu chảy, dịch tiêu hóa sẽ tiết ra ít hơn, hoạt tính men tiêu hóa bị giảm nên việc hấp thu chất mỡ, đạm và đường thường bị rối loạn. Cho nên, việc bổ sung trứng gà (thực phẩm giàu đạm và chất béo) cho người bệnh không những sẽ làm mất đi tác dụng bổ dưỡng cơ thể, mà ngược lại còn làm cho tình trạng bệnh càng nặng thêm. Vì thế, trong thời gian bị tiêu chảy, không được cho người bệnh ăn trứng gà.
4. Sốt
Thành phần chủ yếu của trứng gà là chất đạm, trong đó, chủ yếu là nhóm chất đạm có thành phần đơn giản và luôn ở trạng thái hòa tan nên rất dễ hấp thu vào cơ thể, dù vậy sau khi ăn chúng sẽ tạo ra nhiệt lượng rất cao. Do đó, nếu cơ thể đã bị sốt lại còn ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh chóng, làm tình trạng sốt càng thêm trầm trọng, rất khó hạ sốt. Chính vì vậy, khi chăm sóc người bị sốt, người nhà bệnh nhân nên tránh thêm trứng gà vào thực đơn bổ sung dinh dưỡng.
Nếu kích ứng với một số thực phẩm nào đó, bạn có thể bị dị ứng hoặc không hợp với chúng. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết và biện pháp khắc phục
Nguyên nhân từ sữa:
1.Mặt bị sưng, khó thở, da kích ứng, đau đầu hoặc có triệu chứng đau dạ dày
>Bạn bị dị ứng vi: Cơ thể phản ứng miễn dịch với váng sữa (lactoglobulin) hay protein casein có trong sữa.
>Khắc phục: Đọc kỹ nhãn và không dùng nếu thấy thành phần váng sữa casein hoặc lactose trong sữa. Thay thế bằng sữa đậu nành, phô mai dê.
2. Đầy hơi, chuột rút hoặc tiêu chảy…
>Bạn không hợp vì: Cơ thể thiếu enzyme lactase cần thiết để tiêu hóa đường lactose, một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa.
>Cách khắc phục: Hạn chế uống sữa hoặc lựa chọn các loại sữa không chứa lactose. Không nên ăn phô mai và sữa chua.
Nguyên nhân từ trứng:
Ảnh: Shutterstock
1.Da kích ứng, khó thở, có triệu chứng đau dạ dày hoặc đau đầu>Bạn bị dị ứng vì: Protein trong trứng (thường là lòng trắng) kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể.
2. Đầy hơi, chuột rút, tiêu chảy…
>Bạn không hợp vì: Trứng khó tiêu hóa trong ruột kết dẫn đến các triệu chứng đau dạ dày.
3.Cách khắc phục:
Tránh dùng những thực phẩm làm từ trứng bao gồm các món nướng, sốt, mayonnaise và kẹo dẻo. Nếu nhãn thực phẩm ghi thành phần lecithin, globulin, albimin hoặc các thành phần bắt đầu bằng “ovo” hay “ova”, nghĩa là có trứng.
Nguyên nhân từ bánh mì, ngũ cốc:
Ảnh: Shutterstock
1.Da kích ứng, khó thở hoặc có triệu chứng đau dạ dày…>Bạn bị dị ứng vì: Cơ thể của bạn phản ứng với một hoặc nhiều loại protein có trong lúa mì, thường là gluten.
>Khắc phục: Tránh xa các sản phẩm lúa mì, chẳng hạn như cơm cous cous. Thay vì ăn cơm, khoai tây và bắp, bạn có thể dùng bánh mì, ngũ cốc, mì ống làm từ bắp, khoai tây.
2. Đầy hơi, chuột rút, tiêu chảy, táo bón, đau đầu, da kích ứng hoặc lở miệng.
>Bạn bị dị ứng vì: Protein gluten kích thích ruột non và cản trở sự sản xuất các en-zim tiêu hóa.
>Khắc phục: Loại protein gluten ra khỏi chế độ ăn uống trong hai tuần rồi dùng trở lại. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, bạn thay bằng thực phẩm có hàm lượng gluten thấp như ngô, sắn, khoai tây, yến mạch.
Nguyên nhân từ đậu:
Ảnh: Shutterstock
1.Mặt bị sưng, khó thở, rối loạn tiêu hóa…>Bạn bị dị ứng vì: Protein trong đậu được xem là kẻ xâm lược và tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể.
>Khắc phục: Dị ứng có thể đe dọa cuộc sống, nên nói với mọi người rằng bạn bị dị ứng với đậu phộng. Nhớ đọc kỹ nhãn thực phẩm và tránh dùng loại chứa “protein thực vật”. Nếu nghi ngờ, bạn không nên ăn chúng!
2.Có triệu chứng đau dạ dày hoặc đau đầu…
>Bạn không hợp bởi vì: Đậu thường khó tiêu và có thể dẫn đến nguy cơ tích tụ trong ruột già.
>Khắc phục: Bạn nên dung nạp một lượng nhỏ hàng ngày và thỉnh thoảng lặp lại. Tránh dùng hoàn toàn nếu bị dị ứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân từ đậu nành:
1.Mặt bị sưng, chảy nước mũi, đau bụng hoặc khó thở…
>Bạn bị dị ứng bởi vì: Protein đậu nành thường bị cho là có hại. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ giải phóng histamin và các hóa chất vào máu, dẫn đến các triệu chứng dị ứng.
2.Đầy hơi hoặc chuột rút
>Bạn không hợp bởi vì: Cơ thể bạn không thể tiêu hóa protein đậu nành.
3.Cách khắc phục:
Đọc kỹ nhãn thực phẩm và không nên dùng các loại có protein thực phẩm thủy phân, lecithin như bột ngọt, dầu thực vật, và tinh bột rau củ. Bạn nên lựa chọn thực phẩm tươi sống và tự chế biến.
Nguyên nhân từ cá và sò ốc:
1.Da kích ứng, khó thở, rối loạn tiêu hóa hoặc mặt bị sưng…
>Bạn bị dị ứng vì: Các phân tử protein trong cá rất dễ gây kích ứng.
2.Có triệu chứng đau dạ dày, đặc biệt là bị đầy hơi...
>Bạn không hợp bởi vì: Protein gluten kích thích ruột non và cản trở sự sản xuất các en-zim tiêu hóa
3. Cách khắc phục:
Xác định thủ phạm cụ thể thông qua việc xét nghiệm hoặc loại trừ một số món ăn bằng cách nhờ chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chế độ ăn kiêng hợp lý. Nếu bị dị ứng, bạn nên hạn chế dùng các loại thực phẩm chế biến từ cá.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaBài viết điều trị ngộ độc thức ăn, sơ cứu tại nhà rất bổ ích
Trả lờiXóachữa ngộ độc thực phẩm tại nhà như này là hiệu quả đấy
Trả lờiXóamình đọc được bài báo điều trị ngộ độc thức ăn bằng tỏi tại nhà rất hiệu quả
Trả lờiXóaBài viết rất hay và chi tiết. thực sự ngộ độc thực phẩm hiện nay là điều nhức nhối. Để có được một bữa ăn thực sự ngon và an toàn là điều vô cùng khó với đại đa số các gia đình, bởi không phải ai cũng có đủ chi phí mua những thực phẩm có xuất xử rõ ràng tại các cơ sở uy tín: Hết ngay hôi nách nhờ cà chua mẹo hay ít ai biết, Nỗi buồn... tốt cho sức khỏe, Theo dõi sức khỏe qua việc soi gương, Nồi chưng cất tinh dầu 10 lít - MSP 011NNF, Bài thuốc hay từ mướp đắng, Làm sao để phân biệt rõ giữa cúm và cảm lạnh, Những người không nên uống thuốc tránh thai, Hướng dẫn làm đồ ăn cho bé ăn dặm,...................
Trả lờiXóa