Chuyện phong học hàm: “Nhục lắm, em ạ!”
Đúng lúc xã hội đang tranh luận nóng bỏng về con số 70.000 tỷ đồng sắp sửa được rót ra hầu mong thay đổi cục diện ngành giáo dục, người viết bài này lại dở khóc dở cười khi được giao một công việc quan trọng: Tham gia vào nhóm chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận chức danh Phó Giáo sư (PGS) cho… sếp.
Tưởng vậy mà không phải vậy!
Khoan hãy đặt câu hỏi tại sao chuyện đó khiến tôi dở khóc, dở cười. Tôi phải khẳng định ngay từ đầu rằng, trong con mắt cá nhân tôi và đồng nghiệp, sếp của chúng tôi thực sự xứng đáng được phong PGS. Là lãnh đạo một khoa đào tạo lớn của một trường đại học danh tiếng, sếp tôi có bằng tiến sĩ nước ngoài và quan trọng nhất là tinh thần làm việc không biết mệt mỏi. Ông còn sắp xếp chu toàn mọi công việc trong và ngoài khoa, tham gia các đề tài nghiên cứu, viết giáo trình, hướng dẫn sinh viên, học viên cao học...
Tình trạng thiếu giáo viên khiến sếp, dù là giảng viên kiêm chức, cũng phải lên lớp nhiều không kém gì các giảng viên bình thường khác. Sếp luôn phải đánh vật với hàng núi công việc chồng chất, mới xong việc này lại phát sinh việc khác trong guồng quay không bao giờ ngừng nghỉ của một năm học. Tôi thường trộm nghĩ, sếp làm việc với cường độ ấy mà không được phong PGS, thì cỡ như tôi có lẽ cả đời cũng chẳng dám mơ cái chức danh ấy.
Tưởng vậy mà không phải vậy. Hóa ra để đạt được cái chức danh PGS khó hơn tôi tưởng. Chẳng thế mà một đồng nghiệp khác của tôi đã phải chối đây đẩy khi có người gợi ý nộp hồ sơ vì mấy từ giản dị thế này: “Nhục lắm em ạ!”
Nhà báo Hồ Bất Khuất từng nói về chuyện này qua bài báo “Einstein xin phong GS ở Việt Nam cũng trượt!” cách đây không lâu, nhưng đó là câu chuyện ở hậu trường ít người biết đến. Còn những gì tôi đang chứng kiến nó lồ lộ ra trước mắt: Giảng viên nào trong giai đoạn chạy hồ sơ nước rút cũng lao đao cả.
Nào là những bài báo viết đã từ bao lâu, giờ phải bới tung lên để đưa vào hồ sơ. Nếu chẳng may lưu trữ không tốt (vì có phải ai viết bài cũng để chuẩn bị xin phong PGS?) thì phải chạy tới từng tòa soạn xin lại số báo đó, hoặc lần mò trên mạng để tìm lại từng trang mục lục. Vốn đã quá tải với công việc giảng dạy, nghiên cứu... lại còn thêm công tác quản lý, thế nên tất yếu những người như sếp tôi phải có một ban lo chạy hồ sơ, giấy tờ.
Nên có những lúc văn phòng của khoa cứ như tiệm photocopy với đủ thứ giấy tờ, tài liệu ngổn ngang. Hỏi một đồng nghiệp có kinh nghiệm tham gia vào những ban như thế này mới biết, đây mới chỉ là giai đoạn đầu, coi như bước sơ khởi, về sau sẽ còn hàng chục lần chỉnh sửa, bổ sung, chạy đôn chạy đáo ngược xuôi...
Chưa kể để kịp thời hạn, có nhiều thứ phải đẩy lên cho xong. Nào là in ấn giáo trình, nào là xét duyệt đề tài NCKH các cấp, tổ chức hội thảo...để có thêm điểm công trình. Cũng lạ cho cách tính điểm của nước ta. Vì tạo ra một cơ chế tưởng như chặt chẽ nhưng vô cùng bất hợp lý nên đã bao lần tôi nhìn vào lý lịch khoa học của các vị GS, PGS thì đều thấy chung một đặc điểm: Trước thời điểm được phong chức danh thì dồn dập công trình nọ kia; sau khi “xong việc” thì thưa thớt hẳn, thậm chí chẳng có thêm bài báo khoa học hay đề tài nghiên cứu nào!
Nếu Việt Nam cứ mãi khác người…
Theo lẽ thường tình, bất cứ một người với trí tuệ bình thường nào cũng hiểu học hàm GS hay PGS được phong cho những nhà giáo uyên thâm, nhiều năm kinh nghiệm và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp khoa học và giáo dục.
Vì thế, lẽ ra, Ủy ban chức danh lập ra là để theo dõi, để xem xét và chủ động phong tặng học hàm này cho những người xứng đáng. Việc để những nhà giáo, nhà khoa học xứng đáng được được tưởng thưởng, được ghi nhận phải chạy chọt, luồn cúi để đạt được một chức danh mà hiển nhiên họ phải được trịnh trọng trao tặng là đi ngược truyền thống tôn sư trọng đạo mà chúng ta vẫn luôn ra rả dạy con trẻ.
Có một chuyện mà ai cũng biết nhưng khi nói ra trên mặt báo, nhiều người lại nhăn mặt tỏ ra khó chịu. Số là, tôi có người thân trong đoàn giảng viên một tỉnh phía Bắc kéo về Hà Nội hồi đầu năm, để thi nâng ngạch giảng viên chính.
Trong tin tức hàng ngày tôi được cập nhật, không khi nào không có chuyện đoàn đã “đi” những cửa nào, tốn bao nhiêu tiền. Đó là chuyện chua chát hệt như nỗi đau khổ của những người muốn được phong GS, PGS. Thử hỏi nếu những người thầy khốn khổ theo một nghĩa nào đó, không phải là giảng viên chính thì ai mới là giảng viên chính? Tại sao họ lại phải đi “xin” được công nhận- một điều hiển nhiên- từ những người “leng keng” những học hàm học vị nhưng có khi cả đời chưa từng biết rát cổ vì giảng bài 12 tiết một ngày?
Tôi cũng muốn nói thêm rằng, đều đặn chúng tôi vẫn nhận được thư từ nước ngoài gửi về khoa, dù không rõ học hàm, học vị của giảng viên Việt Nam chúng ta ra sao, ngoài phong bì thư họ đều nhã nhặn gọi tất cả những người thầy đang đứng trên giảng đường đại học bằng danh xưng “Professor”.
Nói chuyện này ra không phải tôi không hiểu cuộc tranh luận dài hơi về sự khác nhau giữa chức danh giáo sư ở nước ta và giáo sư ở nước ngoài. Nhưng thế mới biết, nếu chúng ta cứ mãi khác người, thì đến bao giờ nền giáo dục mới đi được đúng hướng? Nếu những vấn đề ngang trái còn diễn ra và được chấp nhận một cách phổ quát như thể đó là nguyên tắc bất thành văn của nền giáo dục; nếu những giá trị thật phải ngoi ngóp vật lộn mới được công nhận thì dù có bỏ ra cả trăm ngàn tỉ đi chăng nữa cũng sẽ chẳng thể nào thay đổi được nền giáo dục nước nhà.
Dư luận xã hội đòi hỏi việc công nhận chức danh GS, Phó GS ngày càng chặt chẽ, nghiêm túc là một đòi hỏi lành mạnh, chính đáng vì GS, PGS là những danh hiệu cao quý. Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước hiểu được điều này, cố gắng đổi mới nhưng các quy định ngày càng rối rắm và tù mù. Hơn nữa, nay (khi thực hiện Quyết định 174/2008/QĐ-TTg) nảy sinh thêm một công đoạn là bổ nhiệm chức danh GS, PGS.
Trong khi tâm lý và hoạt động "xin- cho" còn khá phổ biến trong xã hội, thì việc bổ nhiệm chức danh GS, PGS cũng lại tạo ra một địa hạt thuộc "xin- cho" mới: Những người đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS lại phải "xin" được bổ nhiệm.
Hơn nữa, việc "xin" này còn trở nên bức xúc hơn khi Quyết định 174/2008/QĐ-TTg chỉ rõ- "Đối tượng được bổ nhiệm chức danh GS, PGS: Nhà giáo đã được được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS không quá 2 năm... ...Định kỳ 3 năm 1 lần, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học tiến hành rà soát, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ được giao của các GS, PGS để xem xét việc giao nhiệm vụ tiếp theo."
Như vậy nếu sau 2 năm, những người được công nhận đủ tiêu chuẩn GS, PGS không được bổ nhiệm thì văn bằng coi như thành... giấy lộn. Quy định này có lẽ chỉ có ở Việt Nam.
Đây là hậu quả của việc học nước ngoài không đến nơi đến chốn. Hiện nay trên thế giới vẫn tồn tại nhiều quan niệm về giá trị và vị trí của chức danh GS. Một số nước công nhận những người đủ tiêu chuẩn là GS, không cần căn cứ vào vị trí người đó làm việc.
Một số nước khác lại cho rằng, hiệu trưởng, trưởng khoa là công việc quản lý ở trường đại học, có thể không cần phải chọn GS ở cương vị này. Còn GS là chức vụ được chọn từ người trực tiếp giảng dạy có uy tín khoa học.
Trong một khoa (của trường đại học) chỉ có một số vị trí cần chức danh GS. Đó là những nhà khoa học đứng đầu chuyên môn về ngành nghề cụ thể ở đơn vị khoa học đó. Khi vị GS đó về hưu, chuyển đi nơi khác, hoặc không xứng đáng nữa thì miễn nhiệm và tuyển chọn để bổ nhiệm người thay thế.
Việt Nam hiện nay làm một lúc cả hai dạng: Vừa công nhận đủ tiêu chuẩn chức danh, vừa bổ nhiệm. Đây là cách làm không giống ai, rất pha tạp, rối rắm và lại tạo điều kiện cho tiêu cực. Nếu những ai phải chạy để được công nhận GS, PGS thì phải chạy cả 2 cửa, công nhận và bổ nhiệm.
Trong 30 năm qua ( 1980 - 2010 ) ở Việt Nam đã xét phong, bổ nhiệm và công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS cho 1 407 nhà giáo, nhà khoa học; chức danh PGS cho 7569 nhà giáo, nhà khoa học.
GS suốt đời và GS...lo ngay ngáy
Cái câu: "GS, PGS là chức danh hay chức vụ?" được xem là câu đố khó vì chưa thấy ai trả lời rõ ràng, khúc chiết. Trong văn bản chính thức, khi thì gọi là "chức vụ khoa học", lúc gọi là "học hàm", bây giờ gọi là "chức danh".
Nay chức danh GS, PGS vừa phải được công nhận đạt tiêu chuẩn, vừa phải được bổ nhiệm nên mọi người lại càng không biết đó là chức danh hay chức vụ?!
Lại nữa, hiện nay tại Việt Nam đang tồn tại GS, PGS suốt đời và GS, PGS có thời hạn, bởi Quyết định 174/2008/QĐ-TTg chỉ rõ: "Các GS, PGS đã được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong, công nhận hoặc bổ nhiệm trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục giữ chức danh GS, PGS".
Nghĩa là GS, PGS được công nhận trước 2007 không cần phải bổ nhiệm, cũng chẳng ai giao nhiệm vụ, cũng không có chuyện bãi miễn nên họ là những GS, PGS suốt đời. Còn các GS, PGS được công nhận từ năm 2009 trở về sau, luôn luôn trong tình trạng lo ngay ngáy xem sau 3 năm có được bổ nhiệm lại hay không?
Điều này có ý tốt là buộc các GS, PGS phải nỗ lực liên tục, nhưng nó bất công ở chỗ có hàng ngàn GS, PGS khác chẳng cần phải làm gì vẫn giữ được chức danh.
Những đòi hỏi quá cao, phi thực tế...
Một trong những điểm rất yếu của các nhà khoa học Việt Nam là việc kém ngoại ngữ. Có lẽ muốn cải thiện điều này mà Quy chế quy định những điều phi thực tế. Trong quy định "Sử dụng thành thạo ngoại ngữ" chỉ rõ:"Ứng viên được xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS phải thành thạo 1 trong 5 ngoại ngữ: Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung.
Ứng viên xét đạt tiêu chuẩn chức danh PGS phải thành thạo 1 ngoại ngữ bất kỳ. Từ ngày 01/01/2011 trở đi, ứng viên xét đạt tiêu chuẩn GS, PGS phải sử dụng thành thạo 1 ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh".
Khái niệm "Sử dụng thành thạo ngoại ngữ" trong chuyên môn được xác định bởi các nội dung sau (cho cùng một ngoại ngữ): a. Đọc hiểu được các tài liệu chuyên môn viết bằng ngoại ngữ; b. Viết được các bài báo chuyên môn bằng ngoại ngữ; c. Trao đổi (nghe, nói) về chuyên môn bằng ngoại ngữ.
Khái niệm "giao tiếp được bằng tiếng Anh" được giải thích như sau:"Tức là diễn đạt được những điều muốn trình bày cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác nói tiếng Anh".
Đây là đòi hỏi rất cao và rất khó; khó hơn đòi hỏi "đọc hiểu được các tài liệu chuyên môn", bởi khi đọc có thể sử dụng từ điển, còn khi giao tiếp thì không thể. Với kinh nghiệm của mình và những người bạn biết vài ngoại ngữ trở lên, tôi khẳng định: Người đạt được những kỹ năng này phải rất giỏi tiếng Anh.
Như vậy là quy chế đòi hỏi các ứng viên phải biết tới 2 ngoại ngữ!? Nếu thực hiện nghiêm điều này, tôi bảo đảm số người đạt tiêu chuẩn GS, PGS năm nay sẽ giảm tới 80% so với năm 2010.
... Và không rõ ràng
Mặc dù trong Lời nói đầu "Văn bản pháp quy và tài liệu hướng dẫn về việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2011" GS- TSKH Trần Văn Nhung viết: "Các văn bản pháp quy đã ban hành ngày càng được hoàn thiện", nhưng khi đọc kỹ, tôi có cảm giác những người soạn thảo, hoặc là muốn việc công nhận và bổ nhiệm GS, PGS thêm rối rắm, hoặc là hơi kém về biểu đạt trong văn bản nên làm cho mọi việc không rõ ràng.
Hiểu thế nào khi trong "Văn bản pháp quy" đòi hỏi: Vừa trao đổi được (nghe, nói) về chuyên môn bằng ngoại ngữ, vừa "giao tiếp được bằng tiếng Anh"? Vậy tiếng Anh với người Việt không phải là ngoại ngữ hay sao?
Thêm nữa, với người sử dụng thành thạo tiếng Anh trong chuyên môn, hoặc những người làm luận án tiến sỹ ở những nước nói tiếng Anh, có cần phải được công nhận "giao tiếp được bằng tiếng Anh" không?
Hay buộc họ phải "giao tiếp được bằng một thứ tiếng khác, ngoài tiếng Anh". Nếu Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước có ý định buộc GS, PGS biết 2 ngoại ngữ thì phải quy định như vậy. Song, trong "Văn bản pháp quy" lại không có điều đó.
Muốn điều tốt hơn nhưng kết quả luôn ngược lại
Trong vài chục năm trở lại đây, ngành giáo dục luôn luôn có những đổi mới với hy vọng mọi sự tốt đẹp hơn nhưng kết quả trên thực tế thường là ngược lại. Những đổi mới trong việc công nhận và bổ nhiệm chức danh GS, PGS cũng có thể chịu chung số phận như vậy.
Việc xét công nhận chức danh GS, PGS đã có nhiều chuyện tiêu cực, nay thêm công đoạn "bổ nhiệm" nữa nên chắc chắn còn phức tạp hơn. Bắt đầu từ năm 2009, tất cả những ai được công nhận đạt chuẩn GS, PGS nhưng vẫn phải chờ sự bổ nhiệm của một trường đại học nào đó có nhu cầu thì khi đó mới chính thức trở thành GS, PGS.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, quy định này trên thực tế bắt những người đạt tiêu chuẩn GS, PGS phải đi xin việc. Việc này tạo ra rất nhiều điều không hay. Ví dụ, có quan chức cùng một lúc xin bổ nhiệm ở 3 trường đại học. Lại có quan chức nộp hồ sơ xét GS, PGS ở một cơ sở đại học này nhưng khi xin bổ nhiệm lại ở một trường đại học khác...
Quy định không rõ ràng, thực hiện không triệt để, thủ tục rườm rà, nặng nề sẽ làm nảy sinh những điều khuất tất. Điều này làm cho những nhà khoa học chân chính cảm thấy bị tổn thương, hoặc chán nản.
Sinh thời, Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Hoàng Ngọc Hiến không bao giờ đề cập tới chuyện phong GS, PGS. Nhưng bạn bè, đồng nghiệp, học trò của ông nói rằng, ông đã từng nằm trong danh sách phong chức danh khoa học cao quý. Tuy nhiên, sợ thủ tục rườm rà và chuyện phải "xin" nên ông thôi.
Thế là cho đến khi rời bỏ thế giới này, Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Hoàng Ngọc Hiến không có chức danh khoa học gì cả. Nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng gì tới sự nghiệp của ông. Để lại những tác phẩm, những công trình khoa học có giá trị, ông được mọi người kính trọng.
Những nhà khoa học chân chính luôn luôn là tài sản quý của quốc gia. Danh hiệu GS, PGS sinh ra nhằm để tôn vinh họ. Hãy làm điều này thật rõ ràng, minh bạch, đơn giản và nghiêm cẩn để các nhà khoa học cảm thấy vinh dự, còn xã hội thì yên tâm.
Các thế hệ đuổi theo phiếu... Bé NgoanTưởng vậy mà không phải vậy!
Khoan hãy đặt câu hỏi tại sao chuyện đó khiến tôi dở khóc, dở cười. Tôi phải khẳng định ngay từ đầu rằng, trong con mắt cá nhân tôi và đồng nghiệp, sếp của chúng tôi thực sự xứng đáng được phong PGS. Là lãnh đạo một khoa đào tạo lớn của một trường đại học danh tiếng, sếp tôi có bằng tiến sĩ nước ngoài và quan trọng nhất là tinh thần làm việc không biết mệt mỏi. Ông còn sắp xếp chu toàn mọi công việc trong và ngoài khoa, tham gia các đề tài nghiên cứu, viết giáo trình, hướng dẫn sinh viên, học viên cao học...
Tình trạng thiếu giáo viên khiến sếp, dù là giảng viên kiêm chức, cũng phải lên lớp nhiều không kém gì các giảng viên bình thường khác. Sếp luôn phải đánh vật với hàng núi công việc chồng chất, mới xong việc này lại phát sinh việc khác trong guồng quay không bao giờ ngừng nghỉ của một năm học. Tôi thường trộm nghĩ, sếp làm việc với cường độ ấy mà không được phong PGS, thì cỡ như tôi có lẽ cả đời cũng chẳng dám mơ cái chức danh ấy.
Tưởng vậy mà không phải vậy. Hóa ra để đạt được cái chức danh PGS khó hơn tôi tưởng. Chẳng thế mà một đồng nghiệp khác của tôi đã phải chối đây đẩy khi có người gợi ý nộp hồ sơ vì mấy từ giản dị thế này: “Nhục lắm em ạ!”
Nhà báo Hồ Bất Khuất từng nói về chuyện này qua bài báo “Einstein xin phong GS ở Việt Nam cũng trượt!” cách đây không lâu, nhưng đó là câu chuyện ở hậu trường ít người biết đến. Còn những gì tôi đang chứng kiến nó lồ lộ ra trước mắt: Giảng viên nào trong giai đoạn chạy hồ sơ nước rút cũng lao đao cả.
Nào là những bài báo viết đã từ bao lâu, giờ phải bới tung lên để đưa vào hồ sơ. Nếu chẳng may lưu trữ không tốt (vì có phải ai viết bài cũng để chuẩn bị xin phong PGS?) thì phải chạy tới từng tòa soạn xin lại số báo đó, hoặc lần mò trên mạng để tìm lại từng trang mục lục. Vốn đã quá tải với công việc giảng dạy, nghiên cứu... lại còn thêm công tác quản lý, thế nên tất yếu những người như sếp tôi phải có một ban lo chạy hồ sơ, giấy tờ.
Để được phong GS, PGS, những nhà giáo hiển nhiên xứng đáng được vinh danh lại phải trải lắm nỗi trần ai. Ảnh có tính chất minh hoạ |
Chưa kể để kịp thời hạn, có nhiều thứ phải đẩy lên cho xong. Nào là in ấn giáo trình, nào là xét duyệt đề tài NCKH các cấp, tổ chức hội thảo...để có thêm điểm công trình. Cũng lạ cho cách tính điểm của nước ta. Vì tạo ra một cơ chế tưởng như chặt chẽ nhưng vô cùng bất hợp lý nên đã bao lần tôi nhìn vào lý lịch khoa học của các vị GS, PGS thì đều thấy chung một đặc điểm: Trước thời điểm được phong chức danh thì dồn dập công trình nọ kia; sau khi “xong việc” thì thưa thớt hẳn, thậm chí chẳng có thêm bài báo khoa học hay đề tài nghiên cứu nào!
Nếu Việt Nam cứ mãi khác người…
Theo lẽ thường tình, bất cứ một người với trí tuệ bình thường nào cũng hiểu học hàm GS hay PGS được phong cho những nhà giáo uyên thâm, nhiều năm kinh nghiệm và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp khoa học và giáo dục.
Vì thế, lẽ ra, Ủy ban chức danh lập ra là để theo dõi, để xem xét và chủ động phong tặng học hàm này cho những người xứng đáng. Việc để những nhà giáo, nhà khoa học xứng đáng được được tưởng thưởng, được ghi nhận phải chạy chọt, luồn cúi để đạt được một chức danh mà hiển nhiên họ phải được trịnh trọng trao tặng là đi ngược truyền thống tôn sư trọng đạo mà chúng ta vẫn luôn ra rả dạy con trẻ.
Có một chuyện mà ai cũng biết nhưng khi nói ra trên mặt báo, nhiều người lại nhăn mặt tỏ ra khó chịu. Số là, tôi có người thân trong đoàn giảng viên một tỉnh phía Bắc kéo về Hà Nội hồi đầu năm, để thi nâng ngạch giảng viên chính.
Trong tin tức hàng ngày tôi được cập nhật, không khi nào không có chuyện đoàn đã “đi” những cửa nào, tốn bao nhiêu tiền. Đó là chuyện chua chát hệt như nỗi đau khổ của những người muốn được phong GS, PGS. Thử hỏi nếu những người thầy khốn khổ theo một nghĩa nào đó, không phải là giảng viên chính thì ai mới là giảng viên chính? Tại sao họ lại phải đi “xin” được công nhận- một điều hiển nhiên- từ những người “leng keng” những học hàm học vị nhưng có khi cả đời chưa từng biết rát cổ vì giảng bài 12 tiết một ngày?
Tôi cũng muốn nói thêm rằng, đều đặn chúng tôi vẫn nhận được thư từ nước ngoài gửi về khoa, dù không rõ học hàm, học vị của giảng viên Việt Nam chúng ta ra sao, ngoài phong bì thư họ đều nhã nhặn gọi tất cả những người thầy đang đứng trên giảng đường đại học bằng danh xưng “Professor”.
Nói chuyện này ra không phải tôi không hiểu cuộc tranh luận dài hơi về sự khác nhau giữa chức danh giáo sư ở nước ta và giáo sư ở nước ngoài. Nhưng thế mới biết, nếu chúng ta cứ mãi khác người, thì đến bao giờ nền giáo dục mới đi được đúng hướng? Nếu những vấn đề ngang trái còn diễn ra và được chấp nhận một cách phổ quát như thể đó là nguyên tắc bất thành văn của nền giáo dục; nếu những giá trị thật phải ngoi ngóp vật lộn mới được công nhận thì dù có bỏ ra cả trăm ngàn tỉ đi chăng nữa cũng sẽ chẳng thể nào thay đổi được nền giáo dục nước nhà.
Phong học hàm ngày càng tù mù, rối rắm!
Những nhà khoa học chân chính luôn luôn là tài sản quý của quốc gia. Danh hiệu GS, PGS sinh ra nhằm để tôn vinh họ. Hãy làm điều này thật rõ ràng, minh bạch, đơn giản và nghiêm cẩn để các nhà khoa học cảm thấy vinh dự, còn xã hội thì yên tâm.
Học nước người không đến nơi đến chốn...Dư luận xã hội đòi hỏi việc công nhận chức danh GS, Phó GS ngày càng chặt chẽ, nghiêm túc là một đòi hỏi lành mạnh, chính đáng vì GS, PGS là những danh hiệu cao quý. Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước hiểu được điều này, cố gắng đổi mới nhưng các quy định ngày càng rối rắm và tù mù. Hơn nữa, nay (khi thực hiện Quyết định 174/2008/QĐ-TTg) nảy sinh thêm một công đoạn là bổ nhiệm chức danh GS, PGS.
Trong khi tâm lý và hoạt động "xin- cho" còn khá phổ biến trong xã hội, thì việc bổ nhiệm chức danh GS, PGS cũng lại tạo ra một địa hạt thuộc "xin- cho" mới: Những người đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS lại phải "xin" được bổ nhiệm.
Hơn nữa, việc "xin" này còn trở nên bức xúc hơn khi Quyết định 174/2008/QĐ-TTg chỉ rõ- "Đối tượng được bổ nhiệm chức danh GS, PGS: Nhà giáo đã được được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS không quá 2 năm... ...Định kỳ 3 năm 1 lần, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học tiến hành rà soát, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ được giao của các GS, PGS để xem xét việc giao nhiệm vụ tiếp theo."
Như vậy nếu sau 2 năm, những người được công nhận đủ tiêu chuẩn GS, PGS không được bổ nhiệm thì văn bằng coi như thành... giấy lộn. Quy định này có lẽ chỉ có ở Việt Nam.
Đây là hậu quả của việc học nước ngoài không đến nơi đến chốn. Hiện nay trên thế giới vẫn tồn tại nhiều quan niệm về giá trị và vị trí của chức danh GS. Một số nước công nhận những người đủ tiêu chuẩn là GS, không cần căn cứ vào vị trí người đó làm việc.
Một số nước khác lại cho rằng, hiệu trưởng, trưởng khoa là công việc quản lý ở trường đại học, có thể không cần phải chọn GS ở cương vị này. Còn GS là chức vụ được chọn từ người trực tiếp giảng dạy có uy tín khoa học.
Trong một khoa (của trường đại học) chỉ có một số vị trí cần chức danh GS. Đó là những nhà khoa học đứng đầu chuyên môn về ngành nghề cụ thể ở đơn vị khoa học đó. Khi vị GS đó về hưu, chuyển đi nơi khác, hoặc không xứng đáng nữa thì miễn nhiệm và tuyển chọn để bổ nhiệm người thay thế.
Việt Nam hiện nay làm một lúc cả hai dạng: Vừa công nhận đủ tiêu chuẩn chức danh, vừa bổ nhiệm. Đây là cách làm không giống ai, rất pha tạp, rối rắm và lại tạo điều kiện cho tiêu cực. Nếu những ai phải chạy để được công nhận GS, PGS thì phải chạy cả 2 cửa, công nhận và bổ nhiệm.
Trong 30 năm qua ( 1980 - 2010 ) ở Việt Nam đã xét phong, bổ nhiệm và công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS cho 1 407 nhà giáo, nhà khoa học; chức danh PGS cho 7569 nhà giáo, nhà khoa học.
GS suốt đời và GS...lo ngay ngáy
Cái câu: "GS, PGS là chức danh hay chức vụ?" được xem là câu đố khó vì chưa thấy ai trả lời rõ ràng, khúc chiết. Trong văn bản chính thức, khi thì gọi là "chức vụ khoa học", lúc gọi là "học hàm", bây giờ gọi là "chức danh".
Nay chức danh GS, PGS vừa phải được công nhận đạt tiêu chuẩn, vừa phải được bổ nhiệm nên mọi người lại càng không biết đó là chức danh hay chức vụ?!
Lại nữa, hiện nay tại Việt Nam đang tồn tại GS, PGS suốt đời và GS, PGS có thời hạn, bởi Quyết định 174/2008/QĐ-TTg chỉ rõ: "Các GS, PGS đã được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong, công nhận hoặc bổ nhiệm trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục giữ chức danh GS, PGS".
Nghĩa là GS, PGS được công nhận trước 2007 không cần phải bổ nhiệm, cũng chẳng ai giao nhiệm vụ, cũng không có chuyện bãi miễn nên họ là những GS, PGS suốt đời. Còn các GS, PGS được công nhận từ năm 2009 trở về sau, luôn luôn trong tình trạng lo ngay ngáy xem sau 3 năm có được bổ nhiệm lại hay không?
Điều này có ý tốt là buộc các GS, PGS phải nỗ lực liên tục, nhưng nó bất công ở chỗ có hàng ngàn GS, PGS khác chẳng cần phải làm gì vẫn giữ được chức danh.
|
Ảnh minh họa |
Một trong những điểm rất yếu của các nhà khoa học Việt Nam là việc kém ngoại ngữ. Có lẽ muốn cải thiện điều này mà Quy chế quy định những điều phi thực tế. Trong quy định "Sử dụng thành thạo ngoại ngữ" chỉ rõ:"Ứng viên được xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS phải thành thạo 1 trong 5 ngoại ngữ: Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung.
Ứng viên xét đạt tiêu chuẩn chức danh PGS phải thành thạo 1 ngoại ngữ bất kỳ. Từ ngày 01/01/2011 trở đi, ứng viên xét đạt tiêu chuẩn GS, PGS phải sử dụng thành thạo 1 ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh".
GS, PGS được công nhận trước 2007 không cần phải bổ nhiệm, cũng chẳng ai giao nhiệm vụ, cũng không có chuyện bãi miễn nên họ là những GS, PGS suốt đời. Còn các GS, PGS được công nhận từ năm 2009 trở về sau, luôn luôn trong tình trạng lo ngay ngáy xem sau 3 năm có được bổ nhiệm lại hay không? Điều này có ý tốt là buộc các GS, PGS phải nỗ lực liên tục, nhưng nó bất công ở chỗ có hàng ngàn GS, PGS khác chẳng cần phải làm gì vẫn giữ được chức danh. |
Khái niệm "giao tiếp được bằng tiếng Anh" được giải thích như sau:"Tức là diễn đạt được những điều muốn trình bày cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác nói tiếng Anh".
Đây là đòi hỏi rất cao và rất khó; khó hơn đòi hỏi "đọc hiểu được các tài liệu chuyên môn", bởi khi đọc có thể sử dụng từ điển, còn khi giao tiếp thì không thể. Với kinh nghiệm của mình và những người bạn biết vài ngoại ngữ trở lên, tôi khẳng định: Người đạt được những kỹ năng này phải rất giỏi tiếng Anh.
Như vậy là quy chế đòi hỏi các ứng viên phải biết tới 2 ngoại ngữ!? Nếu thực hiện nghiêm điều này, tôi bảo đảm số người đạt tiêu chuẩn GS, PGS năm nay sẽ giảm tới 80% so với năm 2010.
... Và không rõ ràng
Mặc dù trong Lời nói đầu "Văn bản pháp quy và tài liệu hướng dẫn về việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2011" GS- TSKH Trần Văn Nhung viết: "Các văn bản pháp quy đã ban hành ngày càng được hoàn thiện", nhưng khi đọc kỹ, tôi có cảm giác những người soạn thảo, hoặc là muốn việc công nhận và bổ nhiệm GS, PGS thêm rối rắm, hoặc là hơi kém về biểu đạt trong văn bản nên làm cho mọi việc không rõ ràng.
Hiểu thế nào khi trong "Văn bản pháp quy" đòi hỏi: Vừa trao đổi được (nghe, nói) về chuyên môn bằng ngoại ngữ, vừa "giao tiếp được bằng tiếng Anh"? Vậy tiếng Anh với người Việt không phải là ngoại ngữ hay sao?
Thêm nữa, với người sử dụng thành thạo tiếng Anh trong chuyên môn, hoặc những người làm luận án tiến sỹ ở những nước nói tiếng Anh, có cần phải được công nhận "giao tiếp được bằng tiếng Anh" không?
Hay buộc họ phải "giao tiếp được bằng một thứ tiếng khác, ngoài tiếng Anh". Nếu Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước có ý định buộc GS, PGS biết 2 ngoại ngữ thì phải quy định như vậy. Song, trong "Văn bản pháp quy" lại không có điều đó.
Muốn điều tốt hơn nhưng kết quả luôn ngược lại
Trong vài chục năm trở lại đây, ngành giáo dục luôn luôn có những đổi mới với hy vọng mọi sự tốt đẹp hơn nhưng kết quả trên thực tế thường là ngược lại. Những đổi mới trong việc công nhận và bổ nhiệm chức danh GS, PGS cũng có thể chịu chung số phận như vậy.
Việc xét công nhận chức danh GS, PGS đã có nhiều chuyện tiêu cực, nay thêm công đoạn "bổ nhiệm" nữa nên chắc chắn còn phức tạp hơn. Bắt đầu từ năm 2009, tất cả những ai được công nhận đạt chuẩn GS, PGS nhưng vẫn phải chờ sự bổ nhiệm của một trường đại học nào đó có nhu cầu thì khi đó mới chính thức trở thành GS, PGS.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, quy định này trên thực tế bắt những người đạt tiêu chuẩn GS, PGS phải đi xin việc. Việc này tạo ra rất nhiều điều không hay. Ví dụ, có quan chức cùng một lúc xin bổ nhiệm ở 3 trường đại học. Lại có quan chức nộp hồ sơ xét GS, PGS ở một cơ sở đại học này nhưng khi xin bổ nhiệm lại ở một trường đại học khác...
Quy định không rõ ràng, thực hiện không triệt để, thủ tục rườm rà, nặng nề sẽ làm nảy sinh những điều khuất tất. Điều này làm cho những nhà khoa học chân chính cảm thấy bị tổn thương, hoặc chán nản.
Sinh thời, Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Hoàng Ngọc Hiến không bao giờ đề cập tới chuyện phong GS, PGS. Nhưng bạn bè, đồng nghiệp, học trò của ông nói rằng, ông đã từng nằm trong danh sách phong chức danh khoa học cao quý. Tuy nhiên, sợ thủ tục rườm rà và chuyện phải "xin" nên ông thôi.
Thế là cho đến khi rời bỏ thế giới này, Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Hoàng Ngọc Hiến không có chức danh khoa học gì cả. Nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng gì tới sự nghiệp của ông. Để lại những tác phẩm, những công trình khoa học có giá trị, ông được mọi người kính trọng.
Những nhà khoa học chân chính luôn luôn là tài sản quý của quốc gia. Danh hiệu GS, PGS sinh ra nhằm để tôn vinh họ. Hãy làm điều này thật rõ ràng, minh bạch, đơn giản và nghiêm cẩn để các nhà khoa học cảm thấy vinh dự, còn xã hội thì yên tâm.
Phong học hàm: Tôn vinh hay ban phát?
Xã hội phải có trách nhiệm tôn vinh những nhân cách, tài năng, công lao ấy một cách xứng đáng. Có như thế thì "phần thưởng" của cuộc đời mới xứng đáng đến trọn đờiTheo truyền thuyết (hay là dã sử, huyền sử) Mặc Tử (khoảng 479-381 trước CN) có nói rằng trên đường ông chỉ thấy hai loại người: Loại đi kiếm danh, còn loại kia đi tìm lợi. Ngày nay, thời thế đổi thay, danh luôn đi kèm với lợi.
Không phải ngẫu nhiên mà khi đụng đến chuyện gì "liên quan đến" bổng lộc hay chức vụ (có danh, có phận, có lợi đủ đường) thì tất cả đều phải chạy! Chuyện chạy và xin - cho, nhiều và phổ biến đến nỗi nó trở thành một thuộc tính của thời đại nhiễu nhương, khiến cho con người, nếu không nghĩ đến thì thôi, đã ngẫm suy chút ít, nặng thì xót xa, nhẹ thì chỉ còn biết thở dài.
Thử nghĩ mà xem khi ta bắt đầu việc giáo dục cho con trẻ thành người là toàn bộ các vấn đề xoay quanh cái phiếu Bé Ngoan. Trẻ nào cũng phải có phiếu, đem về được bố mẹ trân trọng dán lên cửa tủ hay cửa ra vào, ai đến cũng khoe. Thế rồi, lâu dần thành cái nghiện của vô thức, suốt cả cuộc đời thành người, làm người, các thế hệ cứ nối tiếp nhau đuổi theo phiếu Bé Ngoan cho dù hình thức và nội hàm, ngoại diên của nó cứ thay đổi và được cuộc đời lượng hoá theo các cấp độ khác nhau.
Chế độ nào hay nhà nước nào cũng cần có sự tưởng thưởng cho người có công, người có tài những "phần thưởng" xứng đáng để tôn vinh. Nếu nó đúng về cách thức, đủ về mức độ của sự khen, ghi nhận và nó càng hiếm, càng khó thì sự vinh danh càng giá trị, người nhận được càng thấy tự hào. Ngược lại, nếu lạm dụng sự khen chê, coi sự tôn vinh như là một cái gì đó vừa "khó khăn" vừa dễ dãi, vừa phổ biến thì tác dụng ngược chiều là lẽ đương nhiên.
Ảnh biếm hoạ của Lý Trực Dũng |
a) Muốn được phong tặng danh hiệu phải kê khai thành tích - một cách nói cho dễ nghe của cái thực tế là phải làm đơn để được Hội đồng duyệt xét. Hãy thử nghĩ xem chuyện một cán bộ trẻ mới được giữ lại trường, vì trẻ nên được phân cho làm Bí thư Liên chi đoàn Khoa - tức là đương nhiên ngồi vào chỗ Bộ tứ (chi bộ, khoa, công đoàn, đoàn) để xét xem thử thầy mình hôm qua giữ mình lại, hôm nay có xứng đáng là giáo viên dạy giỏi hay không!).
Cái não nề khó tin ấy đã và đang là một thực tế hiển nhiên nên khiến cho người thầy thấy mình như bị xúc phạm khi phải làm đơn kê khai thành tích, photo bài báo để được học trò công nhận là giáo viên dạy giỏi(?)
Đây là nguyên nhân chính để người viết bài này suốt hàng chục năm không bao giờ kê khai thành tích nên không được công nhận giáo viên dạy giỏi, cho dù tự biết dạy dỗ không đến nỗi nào. Tại sao đã viết đến hàng trăm bài báo một năm mà cuối năm vẫn phải photo 1 bài cho Hội đồng lấy làm căn cứ?
b) Việc tính điểm các công trình để xét phong GS hay PGS vừa là sự mù loà, nửa đen nửa trắng lại mang đậm cái mùi vị khác thường. Chỉ một nhóm người đã qua truông, bỗng nhiên có quyền phán định số phận của người khác.
Vì cái sự này nên mới có chuyện cười ra nước mắt. Năm ngoái anh bị xét, năm nay anh được quyền xét! Cả một xã hội, môi trường đại học cứ rối như canh hẹ: Mời thầy từ Hà Nội vào dạy không phải vì chuyên môn mà vì thầy có trong Hội đồng xét danh hiệu trong khi ông trưởng hay phó khoa đang chờ đến lượt... Thế là, thầy cứ dạy 45 tiết trong vài ba buổi, cầm cỡ trên dưới chục triệu đồng, yên tâm và vui vẻ tất cả thầy ngoài kia, thầy trong này, chỉ khổ sinh viên khóc đứng rên ngồi buồn đau không kể xiết.
c) Nếu những vị cây đa, cây đề xứng đáng về kiến thức, sáng ngời về đạo đức để cho mọi người tâm phục khẩu phục thì chẳng phải bàn cãi làm gì. Đằng này, cứ 3 PGS, GS (trong ngành KHXH) thì có đến 2 người không xứng đáng. Tại sao không biết chuyện cố GS Trần Quốc vượng kể rằng "một người không phải là GS (tức thầy Cao Xuân Huy) dạy cho cái thằng tôi là GS mà nghe cứ thun thút"?
Có phải là để đòi... cái gì đó?
Nếu đã được xã hội thừa nhận, được sinh viên tôn vinh thì Hội đồng cần gì phải hành hạ các nhân cách, những tài năng bằng đủ thứ nhiêu khê? Suy cho đến cùng, đẻ ra đủ thứ giấy tờ, đủ thứ nguyên tắc thì một là đòi... cái gì đó, hai là để thoả mãn tính quyền lực, muốn hành hạ người khác. Tại sao cả GS, PGS, Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân cũng phải đi chạy vạy, quan hệ hữu hảo với hết thành viên này đến thành viên khác? Làm như thế, trên thực tế là cả một mê cung mà con người có nhân cách (có hiểu biết, có đủ lòng tự trọng) vẫn cứ tiếp tục không chịu hiểu nhau.
Việc tính điểm các công trình để xét phong GS hay PGS vừa là sự mù loà, nửa đen nửa trắng lại mang đậm cái mùi vị khác thường. Chỉ một nhóm người đã qua truông, bỗng nhiên có quyền phán định số phận của người khác. Vì cái sự này nên mới có chuyện cười ra nước mắt. Năm ngoái anh bị xét, năm nay anh được quyền xét! Cả một xã hội, môi trường đại học cứ rối như canh hẹ: Mời thầy từ Hà Nội vào dạy không phải vì chuyên môn mà vì thầy có trong Hội đồng xét danh hiệu trong khi ông trưởng hay phó khoa đang chờ đến lượt... Thế là, thầy cứ dạy 45 tiết trong vài ba buổi, cầm cỡ trên dưới chục triệu đồng, yên tâm và vui vẻ tất cả thầy ngoài kia, thầy trong này, chỉ khổ sinh viên khóc đứng rên ngồi buồn đau không kể xiết. |
Còn để phát phiếu thăm dò trong sinh viên hay giảng viên thì chỉ là một cuộc điều tra xã hội học rất nhỏ. Về nghệ sĩ cũng tương tự như thế. Nếu cách làm này được áp dụng một cách khách quan thì chắc chắn chất lượng của những người được tôn vinh sẽ tốt hơn cũng như họ chắc chắn sẽ hài lòng hơn vì được tôn trọng thât sự (tôn vinh mà không được tôn trọng thì thà đừng tôn vinh còn hơn).
Ngạn ngữ Pháp có một câu rất hay, đại ý rằng vấn đề không phải là món quà mà là cách trao quà. Tôn vinh một ai đó "món quà" GS, PGS, NSƯT, NSND là một "món quà" có ý nghĩa của cả một đời người. Xã hội phải có trách nhiệm tôn vinh những nhân cách, tài năng, công lao ấy một cách xứng đáng. Có như thế thì "phần thưởng" của cuộc đời mới xứng đáng đến trọn đời.
Hội đồng phong học hàm, học vị hay phong danh hiệu nghệ sĩ phải là những hội đồng mở, được bầu chọn tương tự như bầu danh hiệu quả bóng vàng ở châu Âu, FIFA. Đó là cung cách bầu chọn thoả đáng nhất: Các phóng viên, các cầu thủ nổi tiếng, các trọng tài, các HLV đều được tham gia. Làm thế làm sao sai, làm sao không thấy tự hào?
Tại sao chúng ta không học tập cách làm vừa quang minh chính đại, vừa đạt được tầm đúng của sự chọn lọc, đạt đến tầm cao của lòng tự trọng- danh dự đáng được ghi nhận của những nhân tài?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Có ý kiến gì không?