“Danh gia vọng tộc”
Thời điểm cách đây hơn 1 năm, gia đình đại tá Dương Khắc Thụ được coi là một trong những “danh gia vọng tộc” bậc nhất đất cảng. Đại tá Dương Khắc Thụ sinh ra trong một gia đình trí thức quê tỉnh Hải Dương. Ông từng giữ chức vụ đại tá - Giám đốc CA TP.Hải Phòng giai đoạn giữa thập kỷ 80. Đại tá Dương Khắc Thụ có 5 người con, ngoài con trai cả Dương Chí Dũng không theo nghiệp bố và một người con đã chết trong một vụ tai nạn giao thông thì 3 người con còn lại cùng dâu, rể đều làm trong lực lượng CA. Người được gia đình ông Thụ kỳ vọng nhất chính là đại tá Dương Tự Trọng.
Phó giám đốc CA TP.Hải Phòng Dương Tự Trọng hỏi cung Mai Đức Vượng - nhân vật cộm cán đất cảng bị bắt năm 2011. |
Đối với người Hải Phòng, cái tên Dương Tự Trọng không hề xa lạ. Dù hiện nay người này đã vướng vào vòng lao lý nhưng nhiều cán bộ, chiến sĩ CA TP.Hải Phòng vẫn cho rằng đây là một cán bộ năng lực, từng là nỗi kinh hoàng của tội phạm đất cảng. Tốt nghiệp Đại học Bách khoa, ông Trọng về công tác tại CA TP.Hải Phòng, từ phó trưởng CA phường, Trưởng CA Q.Lê Chân, Trưởng phòng CSĐT tội phạm hình sự (PC45) rồi Phó GĐ, Thủ trưởng cơ quan CSĐT (CA TP.Hải Phòng).
Ông Trọng có nhiều tố chất nổi bật để trở thành lãnh đạo những đơn vị chiến đấu tinh nhuệ của CA TP.Hải Phòng. Từ thời ông còn là Đội trưởng Đội H88 (đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang) tới khi ông là Trưởng phòng CSĐT tội phạm hình sự rồi Phó GĐ CATP đã để lại nhiều dấu ấn cá nhân đậm nét trong các chuyên án lớn triệt phá những ổ nhóm tội phạm cộm cán đất cảng như Cu Nên, Dung Hà, Lâm Già, Tộ Tích...
Nhiều người biết rằng, sự nghiệp của ông Trọng đã dừng lại ngay sau khi Dương Chí Dũng bỏ trốn, một thời gian sau, đại tá Dương Tự Trọng “được” điều lên làm Cục phó Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ CA). Tới ngày 22.2 vừa qua, ông Trọng bị bắt với tội danh tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
Trước ông Dương Tự Trọng, cuối tháng 1.2013 một người khác trong gia đình này là đại tá Nguyễn Bình Kiên - Phó GĐ CA TP.Hải Phòng - đã bị Thành ủy Hải Phòng khai trừ khỏi Đảng. Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy Hải Phòng làm rõ, trong thời gian làm Phó Cục trưởng Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư (Bộ CA) đại tá Kiên đã vi phạm nghiêm trọng quy định công tác nghiệp vụ của ngành; xâm phạm đến quyền tự do cá nhân của công dân, ảnh hưởng xấu đến uy tín ngành CA; vi phạm tư cách đảng viên; vi phạm đến 19 điều đảng viên không được làm và những điều cán bộ, chiến sĩ CA không được làm.
Kết cục của tình anh em mang màu sắc... giang hồ
Trước thời điểm Vinalines vỡ lở, trong gia đình đại tá Dương Khắc Thụ thì người con trai cả Dương Chí Dũng được cho là thành công nhất trong con đường công danh với chức vụ Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Hàng hải VN (Vinalines) rồi Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Vinalines trong thời gian Dương Chí Dũng chèo lái là vô cùng thảm hại. Trong vụ án cố ý làm trái xảy ra tại Vinalines, Cơ quan CSĐT (Bộ CA) tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Dương Chí Dũng. Thay vì chịu trách nhiệm, Dương Chí Dũng lại bỏ trốn.
Trong sự nghiệp của đại tá Dương Tự Trọng, ông này đã từng trực tiếp vận động được rất nhiều người thân của tội phạm động viên chúng ra đầu thú. Tuy vậy, khi chính người thân của mình phạm tội thì ông Trọng lại tổ chức cho anh trai bỏ trốn. Vốn nhiều năm công tác trong ngành CA, ông Trọng không khó tìm người giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn. Kẻ được “chấm” là Trần Văn Dũng (tức Dũng “Bắc Cạn”, 45 tuổi), một đối tượng giang hồ cộm cán đất cảng, liên quan đến hầu hết các trùm xã hội đen như Năm Cam, Dung “Hà”...
Việc tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn cần phải có những người đặc biệt tin cẩn. Lúc này những người như thượng tá Vũ Tiến Sơn - Phó trưởng phòng CSĐT (PC45), trung tá Hoàng Văn Thắng - đội trưởng đội 3 Phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường và thiếu úy Nguyễn Trọng Ánh - cán bộ Phòng CSĐT (PC45) CA TP.Hải Phòng đều được “nhờ”.
Nhiều người trong lực lượng CA TP.Hải Phòng đều biết 3 người trên là những người thân cận của đại tá Dương Tự Trọng. Đặc biệt, thượng tá Vũ Tiến Sơn (biệt danh Sơn “tép”). Khi “ông anh” có việc nhờ, họ không ngần ngại ra tay giúp đỡ theo kiểu tình nghĩa... giang hồ, dù biết sẽ gánh những hậu quả nặng nề nếu bị phát hiện. Kết cục là Dương Chí Dũng bị bắt sau hơn 3 tháng lẩn trốn, Cơ quan ANĐT (Bộ CA) đã phanh phui ra cả đường dây giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn, bắt gần 10 người trong ngành CA trong đó người có chức vụ cao nhất là đại tá Dương Tự Trọng. Một gia đình danh giá bậc nhất đất cảng lâm vào cảnh tan nát chỉ vì một quyết định sai lầm: Giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Diễn biến vụ án
- Tháng 1-2012, cơ quan CSĐT (C48) đã xác
minh làm rõ dấu hiệu sai phạm trong quá trình sửa chữa ụ nổi; xác định 4
đối tượng Trần Hải Sơn - Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển
Vinalines, Trần Văn Quang - Trưởng phòng Kế hoạch Công ty TNHH sửa chữa
tàu biển Vinalines, Trần Bá Hùng - cán bộ Hyundai Vinashin, Phạm Bá Giáp
- Giám đốc Công ty Nguyên Ân lập 2 bộ hợp đồng, chứng từ quyết toán
khống chiếm đoạt 2,9 tỉ đồng (theo kết luận của giám định viên Bộ Công
thương).
- Ngày 1-2-2012, C48 quyết định khởi tố vụ án tham ô tài sản, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 đối tượng trên.
- Ngày 17-5-2012, C48 đã ra quyết định bổ
sung quyết định khởi tố vụ án; đồng thời ra quyết định khởi tố bị can về
tội “cố ý làm trái...”, bắt tạm giam ông Dũng, lúc bấy giờ là Cục
trưởng Cục Hàng hải; ông Mai Văn Phúc - nguyên Tổng giám đốc Vinalines,
hiện là Vụ phó Vụ Vận tải; ông Trần Hữu Chiều - Phó tổng giám đốc kiêm
Trưởng ban QLDA Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía nam. Chiều cùng
ngày, C48 xác định ông Dũng đã bỏ trốn.
- Ngày 18-5, C48 ra quyết định truy nã đặc
biệt trên toàn quốc đối với bị can Dương Chí Dũng và phối hợp với
Interpol truy nã quốc tế bị can này.
- Tháng 9-2012, Cơ quan CSĐT bắt giữ được ông Dũng.
- Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an
cũng vào cuộc điều tra vụ việc ông Dũng bỏ trốn và bước đầu xác định một
trong những nghi phạm chủ chốt tổ chức cho ông Dũng trốn đi nước ngoài
là Trần Văn Dũng, một đối tượng giang hồ cộm cán ở Hải Phòng nên đã khởi
tố vụ án “Trần Văn Dũng cùng đồng bọn tổ chức người khác trốn đi nước
ngoài”.
- Từ cuối năm 2012 đến nay, Cơ quan An ninh điều tra đã bắt giữ 6 người có liên quan đến vụ án này.
Dương Chí Dũng sẽ phải đối mặt với mức án nào?
cuộc trao đổi với Luật sư Hoàng Cao Sang- Trường văn phòng luật sư Hoàng Việt Luật về vấn đề này.
Thưa luật sư, dư luận đang đặt câu hỏi tội của Dương Chí Dũng sẽ có mức hình phạt như thế nào?
- Căn cứ vào thông tin công bố của phía Công An và báo chí đưa tin, Dương Chí Dũng bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo quy định tại điều 165 Bộ Luật hình sự (BLHS) thì mức hình phạt cao
nhất đối với tội danh Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản
lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là 20 năm tù. Như vậy, trong trường
hợp này khi đưa Dương Chí Dũng ra xét xử thì khung hình phạt cũng không
vượt quá 20 năm tù, mặc dù thiệt hại rất lớn cho xã hội.
Điều 165. Bộ luật Hình sự quy định về Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
1.
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà
nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba
trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về
hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
A) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;
B) Có tổ chức;
C) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
D) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
3.
Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4.
Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản,
cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm
năm.
|
Theo
ông, nếu hành vi của Dương Chí Dũng được cơ quan có thẩm quyền kết luận
là phạm tội thì mức độ nguy hại cho xã hội của hành vi này như thế nào?
Tôi
nhận thấy hành vi của Dương Chí Dũng hết sức nguy hại cho xã hội. Bởi
vì, không những thất thoát về kinh tế mà còn là cho xã hội bất ổn, gây
dư luận xấu nhân dân… Do đó, hành vi của Dương Chí Dũng có thể sẽ được
đặt vào khung hình phạt cao nhất của tội danh theo điều 165 Bộ Luật Hình
sự.
Việc chạy trốn đã kéo dài quá trình điều tra, gây khó khăn cho các cơ
quan chức năng. Vậy đây có thể xem là tình tiết tăng nặng? Tăng nặng như
thế nào?
Hành
vi bỏ trốn của Dương Chí Dũng không phải là tình tiết tăng nặng trong
quá trình truy tố cũng như quá trình xét xử. Bởi lẽ, những tình tiết
tăng nặng chỉ được áp dụng khi có quy định tại BLHS, nhưng trong 14 tình
tiết được coi là tăng nặng trong điều 48 Bộ Luật Hình sự 1999 sủa đổi
2009 không quy định về việc bỏ trốn là tình tiết tăng nặng. Mặc dù, trên
thực tế đã gây khó khăn cho việc điều tra, khắc phục hậu quả và gây dư
luận xấu cho xã hội nhưng trong luật không có...
Cổng
thông tin điện tử của Bộ Công an kêu gọi những người che giấu Dương Chí
Dũng ra đầu thú để hưởng khoan hồng. Vậy tội che giấu cho Dương Chí
Dũng có hình phạt như thế nào? Những người ra đầu thú sẽ được hưởng
khoan hồng ra sao?
Tại
điều 313 Bộ Luật Hình sự thì những người che giấu cho người phạm tội
tại khoản 2, 3 của Điều 165 (Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về
quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng) là phạm tội che giấu tội phạm.
Tuy nhiên cũng cần phân biệt tội che giấu tội phạm với đồng phạm. Dấu
hiệu của che giấu tội phạm là không hứa hẹn trước, còn nếu hứa hẹn trước
khi người khác phạm tội có thể sẽ phải tính đến tội đồng phạm theo các
loại, đồng phạm giúp sức, đồng phạm xúi giục, đống phạm tham gia…nếu rơi
vào trường hợp đồng phạm sẽ có mức hình phạt khác.
Điều 313. Tội che giấu tội phạm
1.
Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy
định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:
… Điều 165, các khoản 2 và 3 (tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng); ….
2.
Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát
hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
|
Về
nguyên tắc luật pháp của chúng ta là luật pháp nhân đạo, “đánh kẻ chạy
đi, không ai đánh kẻ chạy lại”. Do đó, những đối tượng có liên quan đến
việc chạy trốn của Dương Chí Dũng hoặc che giấu cho Dương Chí Dũng nếu
ra đầu thú sẽ được hưởng khoan hồng của pháp luật Việt Nam. Nếu là tự
thú theo điều 46 Bộ luật Hình sự sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ. Còn
nếu là đầu thú sẽ được xét trong quá trình xét xử. Ở đây phải phân biệt
thế nào là Đầu thú, thế nào là Tự thú. Tự thú là khi các cơ quan điều
tra chưa biết, chưa ai biết tự đến cơ quan chức năng thú nhận tội của
mình còn đầu thú là khi các cơ quan đã phát hiện ra tội trạng của mình
không tiếp tục chạy trốn đến cơ quan chức năng thú nhận hành vi phạm
tội.
Như
vậy, việc đăng thông tin kêu gọi những người che giấu tội phạm ra đầu
thú là có cơ sở bởi vì Dương Chí Dũng không dễ gì có thể một mình trốn
chạy như vậy. Hơn nữa, để có được kết quả cơ quan Công an bắt được Dương
Chí Dũng thì họ phải có những bước điều tra rất rõ ràng đường trốn chạy
của Dương Chí Dũng.
Xin cảm ơn ông!
Hồng Chuyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Có ý kiến gì không?