Chuyên gia Trung Quốc “lo lắng” về tương lai cảng Cam Ranh
Bài viết đăng trên trang “Quan điểm Trung Quốc” cho rằng, với lợi thế vô cùng đặc biệt, quân cảng Cam Ranh rất có thể sẽ là con bài chiến lược giúp Việt Nam kêu gọi sự hiện diện của nước ngoài và cản trở âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông.Mới đây, chuyên gia Cao Vinh Vĩ đã có bài viết phân tích về những bước đi chiến lược của Việt Nam và ý đồ của các cường quốc như Mỹ, Nga quanh vấn đề tương lai của cảnh Cam Ranh.
Sau khi phân tích tất cả những yếu tố độc đáo, lợi hại của Cam Ranh, vị chuyên gia này khẳng định trong những năm gần đây hầu hết các cường quốc lớn trên thế giới như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ… những nước trong quá khứ đã từng được đồn trú tại Cam Ranh – đều đã thể hiện một cách rất rõ ràng mong muốn được trở lại quân cảng lợi hại bậc nhất thế giới này.
Cam Ranh – niềm mơ ước của Nga, Mỹ
Theo Cao Vinh Vĩ, sau khi Nga rút quân vào năm 2002, vịnh Cam Ranh đã ít được quan tâm nhưng chỉ trong 1-2 năm trở lại đây, vịnh và cảng biển này một lần nữa trở thành tiêu điểm chú ý của quốc tế. Thể hiện rõ nhất và cũng đã có những bước đi cụ thể nhất là Mỹ. Những năm gần đây, Mỹ đã rất tích cực “từ bỏ hiềm nghi trước đây” đối với Việt Nam, ra sức lôi kéo Việt Nam chính là do muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh.
Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ luôn chú ý đến vịnh Cam Ranh. Trong thời gian này, Mỹ không ngừng đề xuất mức tiền thuê vịnh Cam Ranh đối với Việt Nam, đặc biệt là năm 1992, sau khi quân đội Mỹ rút khỏi các căn cứ quân sự cuối cùng tại khu vực Đông Nam Á (căn cứ hải quân Subie và căn cứ không quân Clark ở Philippines) nên rất muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh.
Vịnh Cam Ranh nằm gần Biển Đông có vị trí hiểm yếu và có thể kiểm soát chặt chẽ yết hầu của Biển Đông. Hơn thế, nó trấn giữ con đường trọng yếu chiến lược quan trọng nhất nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Vì thế, nhân quay trở lại châu Á, Mỹ tỏ ra tích cực hơn so với các nước khác đối với vịnh Cam Ranh.
Năm 1994, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Richard từng đề xuất tái trở lại căn cứ quân sự vịnh Cam Ranh với phía Việt Nam; năm 2002, Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ Blair chính thức đề nghị sử dụng căn cứ hải quân tại vịnh Cam Ranh với Việt Nam, với tiền thuê mỗi năm lên đến 1 tỷ USD. Mới đây nhất, ngày 20/11, Phó tư lệnh Thái Bình Dương, Trung tướng Thomas L. Conant cùng đoàn tùy tùng của mình cũng đã có chuyến thăm và làm việc với Hà Nội. Chưa ai biết ông Conant nói những chuyện gì nhưng nhiều khả năng, Cam Ranh sẽ là một trong những đề tài ưa thích.
Tháng 6/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta thăm chính thức Việt Nam và cũng đã có chuyến tham quan căn cứ quân sự trước đây của Mỹ tại vịnh Cam Ranh, trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ thăm vịnh Cam Ranh kể từ năm 1975. Trong chuyến thăm này, ông Panetta cũng đã tuyên bố với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh rằng, nếu Việt Nam có ý muốn cải tạo vịnh Cam Ranh, Mỹ sẵn sàng ủng hộ. Hải quân Mỹ sau này có ý muốn thăm định kỳ vịnh Cam Ranh. Panetta nhấn mạnh Mỹ và Việt Nam cần tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh.
Có tin Việt Nam đã đồng ý cung cấp dịch vụ cho tàu chiến phi chiến đấu Mỹ tại vịnh Cam Ranh.
Chuyến thăm của Panetta đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Tờ “Huffington Post” của Mỹ đánh giá: năm 2003 tàu chiến của hải quân Mỹ đã tới thăm Việt Nam; tháng 11/2011, Mỹ-Việt tổ chức diễn tập quân sự chung. Việt Nam thậm chí yêu cầu Mỹ xoá bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam.
Các dấu hiệu trên cho thấy rõ quyết tâm hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ. Từ góc độ của Mỹ, quay trở lại vịnh Cam Ranh, quay trở lại Việt Nam không chỉ có thể tăng cường sự tồn tại quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á, mà còn có thể đạt được mục đích kiềm chế Trung Quốc về mặt quân sự. Có chuyên gia quân sự nói thẳng rằng Mỹ bày binh bố trận tại Việt Nam, mũi nhọn trực tiếp là nhằm vào Biển Đông và eo biển Đài Loan.
Nga cũng đang có những bước chuẩn bị nhằm quay trở lại vịnh Cam Ranh. Ngày 6/10/2010, Bộ Tham mưu Hải quân Nga “đột nhiên” cho biết hải quân Nga đã hoàn thành luận chứng tư liệu liên quan đến việc khôi phục căn cứ hải quân ở vịnh Cam Ranh. Nếu có thể, trong vòng 3 năm tới họ có thể quay trở lại sử dụng căn cứ hải quân tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam.
Tháng 7/2012, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang thăm chính thức Nga và có một điểm được ông đề cập đến đã thu hút mọi con mắt của dư luận quốc tế – đó là vịnh Cam Ranh. Khi trả lời phỏng vấn báo chí Nga, ông Trương Tấn Sang nêu rõ trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Nga. Mặc dù ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh Việt Nam không có ý hợp tác với bất kỳ quốc gia nào về việc sử dụng vịnh Cam Ranh vào mục đích quân sự, nhưng việc một vị nguyên thủ của Việt Nam đưa ra tuyên bố trên đúng vào dịp 10 năm Nga rút quân khỏi vịnh Cam Ranh, lập tức tạo ra nhiều phán đoán khác nhau.
Ngày 26/7, Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov cho biết Nga đang bắt tay vào việc triển khai các căn cứ quân sự bên ngoài lãnh thổ Nga và đang thương thảo để xây dựng trung tâm sửa chữa trên biển tại Cuba hay Việt Nam”.
Ngày 27/7, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẽ cung cấp khoản vay khoảng 10 tỷ USD cho Việt Nam. trong đó khoảng 8 tỷ USD dùng vào việc xây dựng nhà máv điện hạt nhân tại Việt Nam. Đáp lại, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang lập tức bày tỏ phía Việt Nam sẽ cho phép Nga thiết lập một cơ sở sửa chữa tàu thuyền tại cảng Cam Ranh.
Cam Ranh – kẻ phá đám các kế hoạch của Trung Quốc ở Biển Đông
Sau những phân tích có vẻ như rất “khách quan”, Cao Vinh Vĩ lập tức đổi giọng và lộ mặt thể hiện ngay sự khó chịu của Trung Quốc trước viễn cảnh Cam Ranh sẽ trở thành yếu tố cản trở những dã tâm muốn độc chiếm Biển Đông của nước này.
“Vịnh Cam Ranh hết sức quan trọng đối với Việt Nam, nó có khả năng khống chế đối với bất cứ đảo nào tại Biển Đông, cao hơn bất cứ căn cứ hải quân nào của Trung Quốc hiện nay. Vì thế, Việt Nam chắc chắn sẽ biến nó thành căn cứ quân sự quan trọng nhằm tranh giành Biển Đông với Trung Quốc, từ đó kiểm soát vùng biển này”, Cao Vinh Vĩ viết.
“Việt Nam lôi kéo thế lực bên ngoài chính là muốn từng bước quốc tế hoá vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần cho biết không cho thuê vịnh Cam Ranh sử dụng vào mục đích quân cảng, cho rằng “Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh không hợp tác với nước ngoài trong việc sử dụng vịnh Cam Ranh vào mục đích quân sự, nhưng sẽ khai thác tiềm năng của khu vực vịnh Cam Ranh phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Việt Nam đưa ra thông tin khai thác vịnh Cam Ranh, được dư luận coi là “mục đích lôi kéo nhân tố quốc tế, đối kháng Trung Quốc”. Trên thực tế, Việt Nam đã coi vịnh Cam Ranh là con bài mặc cả giữa Mỹ và Nga, thậm chí với cả Trung Quốc.
Không chỉ có vậy, Cao Vinh Vĩ còn trơ trẽn “ngậm máu phun người” khi cho rằng “Việt Nam chưa khi nào từ bỏ ý đồ sử dụng biện pháp quân sự giải quyết vấn đề Biển Đông nhưng thực lực có hạn nên Việt Nam hy vọng biến vịnh Cam Ranh thành một điểm, lôi kéo nước lớn, đối kháng Trung Quốc về mặt quân sự nhằm tăng cường sức uy hiếp đối với Trung Quốc”.
“Ý đồ của Việt Nam phù hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ và Nga. Việt Nam là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, là một trong những sách lược “kiềm chế” Trung Quốc của Chính quyền Obama.
Có nhà phân tích cho rằng một loạt động thái của Việt Nam trong vấn đề vịnh Cam Ranh chỉ là một mắt xích trong chính sách gây sức ép đối với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Vịnh Cam Ranh có ý nghĩa chiến lược quan trọng, rõ ràng có thể trở thành một quân bài trong tay Việt Nam nhằm gây sức ép với Trung Quốc”, Cao Vinh Vĩ tự “lộ mặt” .
Hiện nay, Mỹ và Nga đang tranh giành vịnh Cam Ranh của Việt Nam, chưa biết ai thắng ai thua, nhưng cho dù Mỹ hay Nga có thể giành thắng lợi đều hết sức bất lợi cho Trung Quốc, nhất là nếu Mỹ có thể kiểm soát vịnh Cam Ranh, như vậy đồng nghĩa với việc bóp chặt yết hầu của Biển Đông, tạo thành mối nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng đối với Trung Quốc.
Đến lúc này thì toàn bộ quan điểm và ý đồ của Cao Vinh Vĩ đã bộc lộ hết nhưng cũng chính vì thế nó một lần nữa cho thấy sự sợ hãi của giới chuyên gia Trung Quốc trước nguy cơ khó có thể hiện thực hóa ý đồ “xua đuổi các nước lớn để dễ bề độc chiếm Biển Đông” mà nhà cầm quyền Trung Quốc đang ra sức thực hiện nhiều năm nay.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố gì từ Cam Ranh?
Với bản thân tôi, đây là một thời khắc rất xúc động… Chúng tôi muốn mở rộng mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam - Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta tuyên bố từ vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa.
Ngày 03/06/2012, ông Leon Panetta đã có mặt tại vùng vịnh Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Bộ trưởng Panetta đã ghé thăm USNS Richard E. Byrd - tàu thuộc Bộ Tư
lệnh Hải vận quân
sự Mỹ, đang được sửa chữa, bảo trì tại xưởng đóng tàu Cam Ranh. Đây là
tàu vận
chuyển hàng hóa tới các lực lượng quân sự Mỹ trên khắp thế giới. Trên
tàu này, vào buổi trưa cùng ngày, ông đã có cuộc gặp gỡ với khoảng 40
phóng viên Việt Nam và quốc tế. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (phải) thăm vịnh Cam Ranh ngày 3/6 |
“Lý do tôi chọn Cam Ranh để đi thăm là vì đây lần đầu tiên
một bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Cam Ranh kể từ sau chiến tranh
và tôi cho rằng đó là một biểu tượng rất quan trọng chứng tỏ
mối quan hệ giữa hai nước đã được cải thiện rất nhiều. Với bản
thân tôi, đây là một thời khắc rất xúc động…” - ông nói với các
phóng viên.
Muốn mở rộng quan hệ quốc phòng với Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho hay: Là một cường quốc tại Thái Bình Dương và như tôi đã trình bày tại hội nghị đối thoại An ninh Shangri-La tại Singapore vào hôm qua, sẽ là rất tự nhiên nếu chúng tôi tìm kiếm các cơ hội trong tương lai để xây dựng quan hệ đối tác với các nước trong khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam.
"Chúng ta đã đi một chặng đường dài, cụ thể trong quan hệ quốc phòng, chúng ta đã có một mối quan hệ rất phức tạp, nhưng chúng ta sẽ không bị ràng buộc bởi quá khứ. Chúng tôi muốn tìm cách để mở rộng mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam, cụ thể bằng biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng mà hai bên đã ký vào năm ngoái ,và biên bản này sẽ mở rộng cơ hội hợp tác quốc phòng giữa hai nước".
Ông Panetta nhấn mạnh, Mỹ và Việt Nam đã phát triển quan hệ hợp tác: trao đổi cấp cao trong lĩnh vực hàng hải, tìm kiếm và cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo, kiểm soát thảm hoạ và các hoạt động gìn giữ hoà bình.
Cụ thể, Mỹ muốn hợp tác làm việc với Việt Nam trong các vấn đề hàng hải quan trọng, bao gồm Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông, cải thiện tự do lưu thông hàng hải. Việc tàu hải quân Mỹ tiếp cận cảng Việt Nam là một phần quan trọng của mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
Muốn mở rộng quan hệ quốc phòng với Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho hay: Là một cường quốc tại Thái Bình Dương và như tôi đã trình bày tại hội nghị đối thoại An ninh Shangri-La tại Singapore vào hôm qua, sẽ là rất tự nhiên nếu chúng tôi tìm kiếm các cơ hội trong tương lai để xây dựng quan hệ đối tác với các nước trong khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam.
"Chúng ta đã đi một chặng đường dài, cụ thể trong quan hệ quốc phòng, chúng ta đã có một mối quan hệ rất phức tạp, nhưng chúng ta sẽ không bị ràng buộc bởi quá khứ. Chúng tôi muốn tìm cách để mở rộng mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam, cụ thể bằng biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng mà hai bên đã ký vào năm ngoái ,và biên bản này sẽ mở rộng cơ hội hợp tác quốc phòng giữa hai nước".
Ông Panetta nhấn mạnh, Mỹ và Việt Nam đã phát triển quan hệ hợp tác: trao đổi cấp cao trong lĩnh vực hàng hải, tìm kiếm và cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo, kiểm soát thảm hoạ và các hoạt động gìn giữ hoà bình.
Cụ thể, Mỹ muốn hợp tác làm việc với Việt Nam trong các vấn đề hàng hải quan trọng, bao gồm Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông, cải thiện tự do lưu thông hàng hải. Việc tàu hải quân Mỹ tiếp cận cảng Việt Nam là một phần quan trọng của mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
Đảm bảo quyền hàng hải ở Biển Đông
Trả lời câu hỏi của phóng viên AP đề nghị ông nói rõ hơn chiến lược quốc phòng mới của Mỹ với việc chuyển hướng trọng tâm vào khu vực Thái Bình Dương có ảnh hưởng thế nào tới những tranh chấp tại Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho hay: Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ thể hiện một số quan điểm chính và sẽ được thử nghiệm tại khu vực Thái Bình Dương.
Một trong những nguyên tắc chính của chiến lược, đó là xây dựng cho quân đội Mỹ trở nên nhanh nhạy, dễ triển khai hơn, linh động hơn và sử dụng các công nghệ tối tân nhất và khu vực Thái Bình Dương đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược này.
Một nguyên tắc khác trong chiến lược là Mỹ đang tái cân bằng lực lượng ở châu Á- Thái Bình Dương, trong tương lai khoảng 60% lực lượng quân đội Mỹ sẽ được chuyển đến khu vực này. "Vì lý do đó, sẽ rất quan trọng khi chúng tôi làm việc với các đối tác như Việt Nam để có thể sử dụng các cảng như cảng Cam Ranh khi chúng tôi đưa các tàu đóng tại bờ Tây đến khu vực Thái Bình Dương", ông Panetta nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho hay Mỹ cũng muốn nhấn mạnh nỗ lực hợp tác với các nước châu Á - Thái Bình Dương, phát triển khả năng của các nước này để tự bảo vệ mình. "Chúng ta thực hiện được điều đó để đảm bảo quyền hàng hải của các nước trong khu vực Biển Đông cũng như tại các nơi khác. Vì thế chúng tôi cho rằng việc hợp tác với các nước trong khu vực ASEAN xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông là rất quan trọng. Để làm được điều này, chúng tôi cần phát triển xây dựng mối quan hệ hợp tác quốc phòng mạnh mẽ với các nước, trong đó có Việt Nam".
Báo Trung Quốc nói
cả châu Á cũng không thể tìm kiếm được quân cảng nào độc đáo và “nguy
hiểm” như quân cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Trong
số ra ngày 20/8/2012, tạp chí “Tuần tin tức Trung Quốc” đã có một bài
viết rất công phu phân tích sự “hấp dẫn” và lợi thế của quân cảng Cam
Ranh của Việt Nam đồng thời phân tích vị thế của quân cảng này đối với
tình hình an ninh khu vực trong bối cảnh hiện nay. Infonet xin trích
lược bài viết này để giới thiệu với độc giả.
“Có
lẽ cả châu Á cũng không thể tìm kiếm được quân cảng nào độc đáo và
“nguy hiểm” như quân cảng Cam Ranh của Việt Nam”, tạp chí Tuần Tin tức viết, đồng thời trích dẫn nhận xét của báo chí Mỹ: “Ai
chiếm được vịnh Cam Ranh, người đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc, có
thể kiểm soát được tuyến đường giao thông biển Á-Âu…”.
Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng của Hải quân Việt Nam neo đậu ở Quân cảng Cam Ranh |
Lợi hại hiếm có
Bán
đảo Cam Ranh chạy từ Bắc xuống Nam và được bao quanh bởi rất nhiều đảo
to nhỏ khác nhau, biến Cam Ranh trở thành một cảng nước sâu tránh gió
rất tuyệt vời. Bên cạnh lối ra vào nhỏ hẹp, Cam Ranh còn được các dãy
núi cao khoảng 400m vây quanh nên không những gió bão không thể xâm nhập
mà địa thế cao điểm này có thể khống chế cả khu vực xung quanh cảng một
cách rất dễ dàng.
Nhờ thế, quân cảng này trở thành một pháo đài vô cùng lợi
hại, khó công, dễ thủ. Cửa vào Cam Ranh tuy nhỏ nhưng tổng diện tích mặt
nước rộng 98 km2, nước sâu phổ biến ở mức 16-25m, nơi sâu nhất có thể
lên đến 32m, cho phép đồng thời khoảng 40 tầu chiến cỡ lớn cùng neo đậu,
kể cả tàu sân bay.
|
Ngoài ra, vịnh Cam Ranh còn có thể cho phép triển khai hệ thống
giám sát điện tử để kiểm soát toàn bộ khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh
Persia, biển Hoa Đông và Nam Hải (Biển Đông của Việt Nam).
Vừa có
lợi thế tự nhiên rất có lợi cho quân sự, quốc phòng lại cận kề tuyến
đường vận tải biển quốc tế trọng yếu nên từ hàng trăm năm nay vịnh Cam
Ranh luôn được hải quân các cường quốc coi là “trung tâm dịch vụ hậu
cần” quan trọng.
Sân bay quốc tế Cam Ranh với đường băng dài hơn 3.000m
đủ khả năng đón máy bay chở khách cỡ lớn. Sân bay có thể đảm bảo cho các
máy bay vận tải hạng nặng (C-141, C-5 Galaxy, Il-76), máy bay ném bom
chiến lược (B52, Tu-95) cất/hạ cánh.
Bắt đầu từ năm
1905, Nga hoàng, Pháp, Nhật Bản đã đua nhau chiếm Cam Ranh. Trong thời
kỳ chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ thậm chí đã chi tới hơn 300 triệu
USD để mở rộng Cam Ranh.
Từ năm 1979, vịnh Cam Ranh trở thành căn cứ
quân sự lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, đồng thời là vị trí tiền đồn
để Liên Xô kiềm chế Trung Quốc và cạnh tranh với Mỹ. Tuy nhiên, do tình
hình thế giới có nhiều biến đổi nên từ năm 2002 đến nay, Cam Ranh trở
thành một cảng biển “đìu hiu và tĩnh lặng”.
Nhưng kể
từ đầu năm 2012 đến nay, Cam Ranh đã bắt đầu “nhộn nhịp” trở lại. Trong
chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ
Leon Panetta đã ghé qua Cam Ranh và làm dấy lên tin đồn rằng Mỹ sẽ trở
lại Cam Ranh trong một tương lai rất gần.
Cán bộ vùng 4 Hải quân chụp ảnh lưu niệm với sĩ quan thủy thủ tàu khu trục Hải quân Liên Xô tại Cảng Cam Ranh (năm 1982). Ảnh tư liệu |
Chưa hết, hồi cuối tháng
7/2012, khi chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm Nga đã đồng ý
để Nga thành lập một cơ sở sửa chữa tàu ở Cam Ranh. Đến lúc này, Cam
Ranh đã bộc lộ rõ vai trò là một quân cảng mang lại nguồn tài chính lớn
đồng thời là con bài chiến lược của Việt Nam khi đối đầu với các nước
khác.
Chiến lược kinh tế
Kể
từ lần “xuất hiện” trở lại vào tháng 10/2010, quan điểm của chính phủ
Việt Nam về Cam Ranh rất thống nhất: Biến cảng này thành một cảng biển
cho phép tàu quân sự nước ngoài sử dụng nhưng có thu phí.
|
Rõ
ràng sự thay đổi lần này rất quan trọng, từ sự thuê dùng đến sử dụng
khác nhau một trời, một vực. Thuê dùng nghĩa là ai thuê thì người đó sẽ
có đặc quyền sử dụng còn sử dụng là có tính chất mở cửa. Trong chuyến
thăm Nga, ông Trương Tấn Sang cũng nói rõ, Việt Nam cung cấp cơ sở trên
biển cho Nga hoàn toàn không phải là căn cứ quân sự.
Nhờ
có Cam Ranh, Nga đã đồng ý cho Việt Nam vay 10 tỷ USD, nguồn tài chính
quan trọng trong việc phát triển kinh tế trong nước. Cùng với đó, mối
quan hệ hợp tác về năng lượng, đặc biệt là hợp tác thăm dò, khai thác
dầu khí Nga-Việt sẽ có bước tiến đáng kể.
Một quan chức ngoại giao giấu
tên của Trung Quốc còn cho rằng Việt Nam đã rất khôn khéo trong việc sử
dụng con bài Cam Ranh trong cuộc chơi với Nga và Mỹ.
“Di chứng từ cuộc
chiến tranh Việt Nam đã khiến Việt Nam không thể cởi mở hơn với quân đội
Mỹ nhưng họ vẫn có thể dùng Cam Ranh để khiến Mỹ hài lòng đồng thời
việc cho phép Nga trở lại có tác dụng cân bằng tâm lý rất tốt”, vị quan
chức ngoại giao này nói, “Cam Ranh có thể là trận chiến tương đối ôn hòa
trong chiến lược trở lại châu Á mà cả Nga và Mỹ cùng đang thi hành. Có
điều trận chiến lần này đã được bày ngửa trên bàn”.
Nâng tầm vị thế Việt Nam
So
với những đồn đoán vội vàng của dư luận về sự trở lại của hải quân Nga,
nhiều ý kiến khác cho rằng tác dụng chuyến thăm Cam Ranh của ông Bộ
trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta cũng mang đến những tác dụng rất lớn.
Trong chuyến thăm này, ông Panetta đã phát biểu rằng Mỹ rất hy vọng hợp
tác với Việt Nam trong vấn đề biển và sự kiện tàu hậu cần USNS Richard
E.Byrd cập cảng Cam Ranh là một sự thể hiện nguyện vọng này. Chắc hẳn,
ông Panetta chưa thể quên chuyến thăm Cam Ranh của cựu Tổng thống Mỹ
Lyndon Johnson hồi năm 1966.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon E. Panetta họp báo trên boong tàu nhân chuyến thăm Cam Ranh hồi đầu tháng 6 vừa qua. Ảnh: Nguyên Huy |
Trong chuyến thăm đó, báo chí Mỹ đã ca ngợi
Cam Ranh rằng: “Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa
Trung Quốc, có thể kiểm soát được tuyến đường vận tải biển huyết mạch Á –
Âu, có được địa vị bá quyền thế giới vì thế Mỹ phải chiến thắng Nga,
hải quân Mỹ phải được đóng ở Cam Ranh”.
Phải tạo
được vị thế cân bằng giữa các cường quốc là quan điểm nhất quán của
chính phủ Việt Nam. Với Cam Ranh, Việt Nam không chỉ tìm kiếm lợi ích về
kinh tế mà còn tranh thủ sử dụng quân cảng này làm bàn đạp nâng tầm vị
thế của họ. Cam Ranh giờ đây không chỉ là sự thèm khát của Nga, Mỹ mà
còn có cả Ấn Độ, Nhật Bản…
Quan chức ngoại giao kỳ
cựu của Trung Quốc kết luận: “Khi các cường quốc tiến vào Cam Ranh ngày
càng nhiều, Việt Nam sẽ cảm thấy tự tin hơn khi tham gia nói chuyện với
Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông”.
Trung Quốc hiểu
rằng, chắc chắn Mỹ sẽ không thể thờ ơ với Cam Ranh được lâu hơn nữa. Tất
cả các căn cứ quân sự của họ ở châu Á – Thái Bình Dương như Changi
(Singapore), Yokosuka (Nhật Bản), Busan (Hàn Quốc) hay Apra ở đảo Guam
đều không thể so sánh vị thế với Cam Ranh trong vấn đề Nam Hải (Biển
Đông). Đáng chú ý, từ Cam Ranh ra đến Trường Sa chỉ có khoảng 600km.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Có ý kiến gì không?