Cùng ở ngôi hoàng đế với hàng nghìn thê thiếp, thế nhưng liên tiếp 3 vị vua cuối cùng trong lịch sử Trung Hoa lại không có lấy một mụn con. Đây là điều bí ẩn mà trong suốt nhiều năm qua các nhà khoa học đã cố công lý giải.
Ba vị vua cuối cùng của Trung Hoa thuộc triều Mãn Thanh là: Đồng Trị, Quang Tự và Phổ Nghi.
Nhiều nhà khoa học cho rằng việc không có con nối dõi của cả 3 ông là hậu quả của hôn nhân cận huyết thống. Xét từ góc độ y học hiện đại thì giả thuyết này là hoàn toàn có khả năng và hiện được nhiều người đồng thuận nhất.
Điển hình là hôn nhân của hoàng đế khai quốc Hoàng Thái Cực và con trai của ông là Thuận Trị. Sau khi Hoàng Thái Cực lên ngôi, đổi tên nước thành Đại Thanh, hoàng hậu và các phi tần đều là những người thuộc họ Bắc Nhĩ Tề Cẩm của Mông Cổ, trong đó có ba phi tử luận về vai vế lại là cô và cháu gái của vua. Thuận Trị sau khi kế nghiệp cha cũng đã lấy cả em họ và cháu họ của mình làm thê thiếp.
Vua Đồng Trị từ giã cuộc đời khi mới ở tuổi 20. |
Hậu quả của các cuộc hôn phối cận huyết này là số lượng và chất lượng các thế hệ sau ngày càng suy giảm. Hoàng Thái Cực có 15 người vợ, 11 con trai, 14 con gái. Trong số 25 người con thì có tới 5 người không sống qua tuổi 16, tính chung tỷ lệ con cái chết yểu là 20%.
Hoàng đế thứ hai là Thuận Trị chết vì bệnh đậu mùa khi chưa tròn 24 tuổi, có 8 hoàng tử và 6 công chúa, tỷ lệ chết yểu là 43%. Hoàng đế thứ ba là Khang Hy thọ 68 tuổi, có 35 người con trai và 20 con gái, nhưng tỷ lệ chết yểu tới 51%. Những đời hoàng đế tiếp theo khả năng sinh sản giảm hơn nhưng không quá nghiêm trọng. Đến đời thứ 6 là Gia Khánh thì tỷ lệ con chết yểu lên tới 57%...
Từ những con số trên, giới sử gia chỉ ra rằng, năng lực sinh dục của các hoàng đế Triều Thanh, tính từ Hoàng Thái Cực càng ngày càng tệ hại, tỷ lệ những hoàng tử và công chúa chết yểu ngày càng tăng. Và cho tới 3 vị vua cuối cùng của triều đại là Đồng Trị, Quang Tự và Tuyên Thống (Phổ Nghi) thì gần như họ không còn khả năng truyền giống nữa dù có đủ thê thiếp và có đời sống sinh hoạt tình dục ngay từ khi bắt đầu trưởng thành.
Tuy nhiên, ngoài ảnh hưởng từ tập tục hôn nhân cận huyết, việc tuyệt tự của ba vị vua này còn phụ thuộc vào chính lối sống của họ. Theo Viện Nghiên cứu Trung y Trung Quốc, cả 3 vị vua này đều mắc những chứng bệnh nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe tình dục và sinh sản.
Vua Quang Tự bị chứng di tinh gần 20 năm. |
Những thông tin từ y án do chính Quang Tự viết và tự thuật cho thấy thể chất Quang Tự đã bị suy nhược từ nhỏ, lắm bệnh, lại mắc chứng di tinh lâu năm. Vào năm 1907, tức 1 năm trước khi chết, Quang Tự đã tự viết về bệnh của mình như sau: "bị di tinh đã gần 20 năm. Mấy năm trước mỗi tháng di tinh mười mấy lần, gần đây mỗi tháng vài ba lần, thường là không mộng mà tinh tự tiết ra, mùa đông càng nghiêm trọng. Eo lưng thường đau nhức, gặp phong hàn thì buốt đầu, ù tai đã gần 10 năm. Mấy năm gần đây bị ít, không phải là bệnh khỏi mà thận đã hư tổn quá rồi, không còn lực mà tiết nữa”.
Theo nhiều chuyên gia y học, Quang Tự sinh tháng 8/1871, khi viết những dòng trên vừa tròn 36 tuổi, bị di tinh từ khi 15-16 tuổi, mỗi tháng hàng chục lần, bị bệnh nặng như thế thì khó có thể có con nối dõi.
Đối với vua Đồng Trị, theo sử sách ghi lại thì đây là một vị vua "hoang dâm vô độ”. Thích du hý, thích tìm của lạ chốn giang hồ nên ngay từ thời thanh niên trai trẻ, Đồng Trị đã luôn tìm tới lầu xanh để hưởng lạc. Và kết cục cho những lần ăn chơi trác táng đó là ông đã mắc bệnh giang mai. Hậu quả là ông đã phải từ giã cõi đời khi mới ở tuổi 20 và không để lại mụn con nào nối dõi.
Vua Phổ Nghi có đến 5 bà vợ nhưng cũng không có con nối dõi. |
Còn Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng trong lịch sử hàng nghìn năm phong kiến Trung Hoa lại bị hành hạ bởi bệnh liệt dương. Tuy có đến 5 bà vợ nhưng vị hoàng đế này cũng không có con nối dõi.
Sử sách Trung Hoa còn ghi lại: “Lúc hoàng đế Phổ Nghi mới 10 tuổi, để tránh hầu hạ vua, các thái giám tối nào cũng đẩy cung nữ vào phục vụ ông, có đến ba cô một tối. Họ ‘quần’ ông đến mệt lử mới để cho ông ngủ". "Hôm sau thức dậy, tôi hoa mắt chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ đều ra một màu vàng ệch”. Phổ Nghi viết trong hồi ký của mình như vậy.
Ngày nay, theo cách đánh giá của khoa học hiện đại, ngoài việc mắc các chứng bệnh khó nói ra, một nguyên nhân nữa khiến 3 vị vua cuối cùng triều Thanh không thể có con là do mắc phải chứng “Quá bổ hư tính” (Bổ quá phát bệnh).
Giáo sư Lương Tấn, chuyên gia nghiên cứu lịch sử y học của Viện Y học Trung Quốc cho biết: nhằm đảm bảo và tăng cường sức khỏe cho các vị hoàng đế tương lai, ngay từ khi còn nhỏ, hoàng gia đã bắt họ sử dụng đủ các thứ tẩm bổ với liều lượng quá mức bình thường. Cơ thể không những không thể hấp thụ mà còn làm hại đến hoạt động sinh lý bình thường. Thêm vào đó họ lại được "ngự hạnh" các hậu, phi rất sớm. Chính việc tẩm bổ quá mức và phóng dục quá mức đã khiến họ trở thành những người không còn khả năng truyền giống.
Bí mật hậu cung của Hoàng đế Mãn Thanh
Trong lịch sử gần 400 năm trị vì của mình, những ông vua của triều đại nhà Mãn Thanh (vốn do người Mãn Châu thiểu số thành lập) đã củng cố quyền quản lý và hoà nhập tốt với văn hoá Trung Hoa. Cũng giống như một số triều đại khác trong lịch sử, mặc dù xuất thân từ một dân tộc thiểu số, nhưng tất cả những việc trọng đại của cá nhân hay đất nước, những vị hoàng đế này cũng tuân theo văn hoá truyền thống Trung Hoa. Và đám cưới của họ, những người được gọi với cái tên Thiên tử cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Tuyển tú nữ thành hoàng hậu
Hoàng hậu Uyển Dung |
Trước khi có được những đám cưới xa hoa và tráng lệ như trên thì không thể bỏ qua một khâu rất quan trọng, đó là tuyển tú nữ. Quy trình này được diễn ra vô cùng chặt chẽ qua rất nhiều vòng tuyển loại với sự tham gia của các thái giám, nữ quan, cung nữ và cuối cùng là Thái hậu hoặc chính nhà vua. Theo quy định của triều đình Mãn Thanh, trước khi hoàng đế chính thức lấy vợ thì cứ ba năm một lần, triều đình phải tổ chức cuộc tuyển chọn tú nữ từ dân gian.
Trong quan niệm của giai cấp thống trị của Trung Hoa khi đó, hoàng đế là thiên tử nên họ có quyền sở hữu tất cả những gì họ muốn, dù đó là con người. Vì thế, việc tuyển chọn phi tần vào nâng k hăn sửa túi cho nhà vua cũng được tiến hành trên quy mô rộng lớn nhằm lựa ra những người con gái tài sắc vẹn toàn vào cung. Do đó, mỗi khi đến kỳ tuyển chọn mỹ nữ, hàng ngàn người con gái có độ tuổi từ 13 đến 16 đều tụ hội về kinh thành để cùng tham gia vào cuộc chiến khốc liệt với mong muốn trở thành người đầu gối tay ấp với hoàng đế.
Nhà Thanh không phải là một triều đại của người Hán- dân tộc chiếm đa số ở Trung Quốc, mà do người Mãn Châu thiểu số thành lập. Vốn là những người du mục bán khai, người Mãn Châu dần chiếm ưu thế tại vùng hiện ở phía Đông - Bắc Trung Quốc. Quốc gia Mãn Châu được Nỗ Nhĩ Cáp Xích thành lập vào đầu thế kỷ 17. Ban đầu chỉ là một nước chư hầu của nhà Minh, ông đã tự tuyên bố mình là hoàng đế của nước Hậu Kim năm 1609. Một trong những thành tựu lớn nhất của Nỗ Nhĩ Cáp Xích là việc tạo lập hệ thống Bát kỳ, theo đó mọi người dân Mãn Châu đều thuộc một trong tám " kỳ", đó vừa là các đơn vị dân sự vừa mang tính chất quân sự. Các kỳ được đặt tên như vậy bởi vì mỗi nhóm được phân biệt bởi một lá cờ khác nhau. |
Sau rất nhiều vòng sơ tuyển từ dung nhan như mặt mũi, dáng vóc cho đến trinh tiết và mùi hương trên cơ thể, ở vòng cuối cùng chỉ còn lại những ứng viên ưu tú nhất. Trong giai đoạn này, Thái hậu tự mình lựa, cũng có khi hoàng đế đích thân đến chọn. Các giám khảo vừa nghe vừa ngắm nghía, chọn ra một hoàng hậu cùng một hoặc mấy phi. Số còn lại thì ban cho các thân vương, quận vương, hoàng tử, hoàng tôn, hoặc giữ lại cung làm nữ quan, cung nữ...
Cũng theo quy định của triều đình nhà Thanh, cứ 3 năm một lần sẽ tổ chức thi tuyển mỹ nữ. Nếu năm đó hoàng đế chưa đến tuổi kết hôn thì những tú nữ đạt yêu cầu sẽ ghi danh lại làm của để dành. Những người này sẽ được vào cung để tập làm quen với quy định trong cung cấm và học các lễ nghi. Khi hoàng đế đủ điều kiện lấy vợ, thì năm đó ngoài việc tiếp tục mở cuộc thi tuyển mỹ nữ, những vị hoàng đế này còn có thêm kho dự trữ mỹ nữ từ nhiều đợt tuyển chọn trước còn đọng lại.
Nghi lễ đám cưới hoàng đế
Theo quy định của hậu cung nhà Thanh khi đó thì việc tổ chức đám cưới được tiến hành theo hai nội dung chính, đó là lễ Nạp Thái và Đại Trinh. Theo tục lệ thì sau khi có đính ước, nhà trai mang sang nhà gái một cặp nhạn. Sở dĩ đem chim nhạn là vì loài chim này rất chung tình, không sánh đôi hai lần. Tương truyền, loài chim nhạn rất thảo ăn, khi chúng nó gặp mồi thì kêu nhau ăn chung, lúc đẻ trứng thì khi nở thế nào cũng có một con trống và con mái. Khác với các loại chim khác, chim nhạn khi có một con chết thì một con còn lại cũng buồn rầu mà chết theo.
Quang cảnh đám cưới của hoàng đế triều Thanh - Phổ Nghi với hoàng hậu Uyển Dung năm 1922. |
Sau khi lễ Nạp Thái hoàn thành, thay vì mời những người trong gia đình cô dâu đến hoàng cung để dùng cơm, hoàng đế sẽ sai người làm rất nhiều sơn hào hải vị mang đến nhà cô dâu mời khách. Trong cả hai lễ nghi này, vì hoàng đế là một bậc cao quý tối thượng, nên sẽ không bao giờ xuất đầu lộ diện. Trong bữa cơm cảm tạ được gọi là Đại Trinh này, những thân vương được cử đến sẽ thay mặt hoàng đế cảm ơn bố mẹ của cô dâu đã sinh dưỡng được hoàng hậu cho triều đình. Sau khi kết thúc lễ Đại Trinh, khoảng mấy ngày sau thì lễ rước dâu mới chính thức được cử hành. Và trong lễ rước dâu này, hoàng đế cũng chỉ chờ cô dâu ở Tử Cấm Thành chứ không rước kiệu đến tận nhà để thân chinh đưa đón.
Đám cưới hoàng đế cuối cùng
Trong 5 vị hoàng đế may mắn có được những hôn lễ xa hoa tại Tử Cấm Thành thì lịch sử vẫn còn ghi lại nghi lễ kết hôn cực kỳ xa hoa tráng lệ của hoàng đế cuối cùng triều đại Mãn Thanh với hoàng hậu Uyển Dung. Đám cưới này diễn ra vào năm1922 và Uyển Dung trở thành hoàng hậu cuối cùng được nghênh đón trong lịch sử của Trung Quốc.
Theo sử sách ghi lại, đoàn rước dâu đông tới 3.000 người và trên suốt quãng đường dài, đâu đâu cũng trải lụa vàng và hắt nước thơm. Sau khi "kiệu phượng" của hoàng đế được khiêng vào trước sân nhà cô dâu, hướng đặt kiệu phải theo hướng Đông - Nam, và cô dâu khi lên kiệu cũng phải theo hướng này vì theo quan điểm của người Trung Quốc, Đông - Nam là một hướng lành và may mắn.
Sau khi mặc long phụng bào, cô dâu phải làm một loạt nghi lễ rất phức tạp. Trước khi lên kiệu tiến về Tử Cấm Thành, các nữ quan đốt hương để xông khắp trong ngoài cho thơm, xông cả khăn choàng đầu cô dâu. Khi cô dâu xuống kiệu, hoàng đế phải giương cung bắn 3 mũi tên ngang trên đầu với ý nghĩa xua đuổi tà ma để được bình an.
Khi đưa cô dâu Uyển Dung đến trước mặt hoàng đế Phổ Nghi, hoàng hậu còn phải bước qua một chậu than đỏ với mong ước cuộc sống sau này sẽ nồng cháy như lửa. Không những thế, hoàng hậu còn phải bước qua yên ngựa và đĩa táo với hàm ý mong mọi chuyện bình an. Và sau đó mới đến lễ động phòng hoa chúc để ăn bánh tử tôn, uống rượu giao bôi và buông rèm trướng để “long phượng hỉ sàng”.
Theo sử sách của Trung Hoa ghi lại, những đám cưới được tổ chức trong Tử Cấm Thành của các vị hoàng đế Triều Thanh cũng xa hoa, lộng lẫy và tốn kém tiền của không thua gì đám cưới của Phổ Nghi. Vì thế, đám cưới của hoàng đế không chỉ là dịp quần thần và dân chúng có thể chiêm ngưỡng sự xa hoa tráng lệ mà còn là sự phô trương danh thế, tiền bạc và sức mạnh của giai cấp thống trị tại thời điểm đó.
Nỗi ô nhục bị “cắm sừng” của vị hoàng đế Trung Hoa cuối cùng |
Đám cưới xa hoa bậc nhất Năm Phổ Nghi 15 tuổi (1921) theo lệnh của Từ Hy Thái Hậu, hoàng đế phải lập hậu. Nhưng phải đến 2 năm sau, hoàng hậu Uyển Dung, người vợ đầu tiên của Phổ Nghi mới chính thức bước chân vào động phòng hoa chúc cùng hoàng đế. Tuy nhiên, trong buổi tối thiêng liêng này, nhìn thấy cô dâu ngồi trên giường, Phổ Nghi cảm thấy rất ngột ngạt liền mở cửa chạy về điện Dưỡng Tâm. Đêm tân hôn của nhà vua đã diễn ra như vậy. Trong 5 vị hoàng đế may mắn có được những hôn lễ xa hoa tại Tử Cấm Thành thì lịch sử vẫn còn ghi lại nghi lễ kết hôn cực kỳ xa hoa tráng lệ của hoàng đế cuối cùng triều đại Mãn Thanh với hoàng hậu Uyển Dung. Đám cưới này diễn ra vào năm 1922 và Uyển Dung trở thành hoàng hậu cuối cùng được nghênh đón trong lịch sử của Trung Quốc. Theo sử sách ghi lại, đoàn rước dâu đông tới 3.000 người và trên suốt quãng đường dài, đâu đâu cũng trải lụa vàng và hắt nước thơm. Sau khi "kiệu phượng" của hoàng đế được khiêng vào trước sân nhà cô dâu, hướng đặt kiệu phải theo hướng Đông - Nam, và cô dâu khi lên kiệu cũng phải theo hướng này vì theo quan điểm của người Trung Quốc, Đông - Nam là một hướng lành và may mắn. Sau khi mặc long phụng bào, cô dâu phải làm một loạt nghi lễ rất phức tạp. Trước khi lên kiệu tiến về Tử Cấm Thành, các nữ quan đốt hương để xông khắp trong ngoài cho thơm, xông cả khăn choàng đầu cô dâu. Khi cô dâu xuống kiệu, hoàng đế phải giương cung bắn 3 mũi tên ngang trên đầu với ý nghĩa xua đuổi tà ma để được bình an. Khi đưa cô dâu Uyển Dung đến trước mặt hoàng đế Phổ Nghi, hoàng hậu còn phải bước qua một chậu than đỏ với mong ước cuộc sống sau này sẽ nồng cháy như lửa. Không những thế, hoàng hậu còn phải bước qua yên ngựa và đĩa táo với hàm ý mong mọi chuyện bình an. Và sau đó mới đến lễ động phòng hoa chúc để ăn bánh tử tôn, uống rượu giao bôi và buông rèm trướng để long phượng hỉ sàng. Theo sử sách của Trung Hoa ghi lại, những đám cưới được tổ chức trong Tử Cấm Thành của các vị hoàng đế Triều Thanh cũng xa hoa, lộng lẫy và tốn kém tiền của không thua gì đám cưới của Phổ Nghi. Vì thế, đám cưới của hoàng đế không chỉ là dịp quần thần và dân chúng có thể chiêm ngưỡng sự xa hoa tráng lệ mà còn là sự phô trương danh thế, tiền bạc và sức mạnh của giai cấp thống trị tại thời điểm đó. Về phần Uyển Dung, ban đầu nàng nhìn cuộc hôn nhân bằng một cái nhìn háo hức: "Hôn lễ của tôi cũng giống như một chuyện thần tiên đã thành sự thực. Tôi và hoàng đế sống một cuộc đời ẩn dật trong cung. Chúng tôi chiếm một phần của Cấm Thành. Có một cái hồ rất đẹp, về mùa hạ sen nở đầy, về mùa đông khi nước đóng băng lại, chúng tôi trượt tuyết trên đó, và về mùa thu và mùa xuân, chúng tôi chèo những con thuyền mầu tím trên hồ vào những buổi tối ấm áp. Chúng tôi giết thì giờ bằng cách soạn những vở tuồng. Tuy phải sống cấm cung như thế, nhưng chúng tôi coi là sự thường vì hoàng đế Mãn Thanh thường sống một cuộc đời như vậy". Tình cảm nguội lạnh, hoàng đế bị... “cắm sừng” Khi bị Nhật đưa sang Mãn Châu, Phổ Nghi cũng đem Uyển Dung theo. Cuộc sống của nàng ở đấy rất buồn vì chẳng mấy khi nhà vua đoái hoài đến. Vậy là Uyển Dung quay sang làm bạn với ả phù dung rồi sinh ra nghiện ngập. Sau đó, vì người chồng bất lực nên hoàng hậu Uyển Dung đã lén lút quan hệ với người tình rồi sinh ra một đứa bé, nhưng Phổ Nghi đã tàn nhẫn ném đứa trẻ vào lò lửa. Tình tiết này đã được ghi lại trong cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi" do chính Phổ Nghi chắp bút mới được tái bản gần đây tại Trung Quốc. Mạnh Hướng Vinh, người chịu trách nhiệm biên tập cuốn sách "Nửa đời trước của tôi" xác nhận: "Đúng là có chuyện Phổ Nghi quẳng con Uyển Dung sinh ra do ngoại tình vào lò lửa. Đó là tình tiết cho chính tay Phổ Nghi viết ra. ông ta tức tối thiêu chết đứa bé, trong khi đó lại nói dối Uyển Dung là giao nó cho người anh trai của bà nuôi hộ”. Về lý do phải lược bỏ những tình tiết ấy khi xuất bản lần đầu, ông Mạnh nói: Đây là một đoạn Phổ Nghi kể trong cuốn hồi ký đó: "Tôi chỉ có thể phát tiết nỗi tức giận lên bà ấy. Khi tôi hay biết thì đã rất muộn. Lần đi tàu từ Thiên Tân đến Đại Liên, người anh bà ấy vì đánh đổi lợi ích gì đó đã bán em gái mình cho một viên sĩ quan Nhật cùng đi trên tàu. Năm 1935, khi Uyển Dung đã bụng mang dạ chửa đợi đến ngày lâm bồn thì tôi mới biết chuyện. Tâm trạng của tôi lúc đó rất khó tả. Tôi rất tức giận, nhưng lại không muốn để người Nhật hay biết, nên cách duy nhất là trút giận dữ lên người bà ấy...". Kết cục buồn thảm của một hoàng hậu Trong cuốn hồi ký của mình, ngoài việc tố cáo người vợ cả đã trót ăn nằm và có con với người khác, cựu hoàng đế Phổ Nghi còn tố việc nghiện ngập ma túy của Uyển Dung. Vị hoàng đế này đã từng viết: "Thực ra, chuyện bà ấy (Uyển Dung) hút thuốc phiện là do chủ ý của bố và anh trai. Bà ấy cũng chỉ như một con rối để người khác điều khiển mà thôi". Theo như Phổ Nghi miêu tả, sau khi sinh con và bị Phổ Nghi ghét bỏ, Uyển Dung đã lao vào hút chích để quên đi sự đời. Chồng ruồng bỏ, con sinh ra không được nhìn thấy mặt, cuộc sống bản thân thì lâm vào cảnh chim lồng cá chậu, đi đâu cũng có người giám sát khiến nhiều lúc vị hoàng hậu này như phát điên. "Tôi nghe nói Uyển Dung suốt ngày làm bạn với thuốc phiện. Bà ấy hút để thay ăn cơm, uống nước. Đến những ngày cuối đời thì người ta nói lại rằng trông Uyển Dung giống như một xác ve", hồi ký "Nửa đời trước của tôi" viết. Trong những tháng ngày cuối cùng, Phổ Nghi đã không còn quan tâm đến sự sống chết của hoàng hậu Uyển Dung. Theo ông thì việc vợ của một vị hoàng đế lại ăn nằm với một người đàn ông khác, dù cho người đó là quyền quý hay dân đen cũng không thể tha thứ được. Hơn nữa, việc Uyển Dung nghiện thuốc phiện đã lan truyền khắp nơi đã khiến Phổ Nghi phải mất mặt. "Nhiều lần tôi cũng đã gửi các bác sỹ Đông y đến để cai nghiện cho Uyển Dung nhưng đều không thành công. Bà ấy đã được anh trai đưa đến cai nghiện tại các bệnh viện của Nhật Bản vì người ta tin rằng chỉ những nơi như vậy mới có thể cắt cơn nghiện, tuy nhiên sự thật đã không như vậy", Phổ Nghi viết trong hồi ký. Theo Phổ Nghi, do hút thuốc phiện quá nhiều nên Uyển Dung đã liên tục bị mắc phong hàn, một chứng bệnh khá nguy hiểm lúc bấy giờ. Tuy nhiên, thay vì đến các bác sỹ được triều đình cắt cử điều trị bệnh, hoàng hậu Uyển Dung luôn tin vào tay nghề của đội ngũ bác sỹ tại một bệnh viện của Nhật. "Điều kỳ lạ là tôi nghe nói nhóm bác sỹ này rất tận tình điều trị bệnh cho hoàng hậu, tuy nhiên cái chết của bà lại quá bất ngờ và thảm thương", một người hầu cận của Uyển Dung kể lại. Hồi ký "Nửa đời trước của tôi" cho biết rằng, đến ngay cả khi nghe về cái chết đột ngột của Uyển Dung, Phổ Nghi cũng không lấy gì làm xót thương như vừa mất đi một người thân. "Tôi nghe nói bà ấy đã chết bên cạnh một mương nước và cũng chẳng rõ là nguyên nhân gì. Tuy nhiên, cũng không phải thương tiếc một người đã không biết thương yêu và coi trọng bản thân như người phụ nữ đó nữa chứ. Bà ấy chỉ là một kẻ nghiện ngập mà thôi", Phổ Nghi lạnh lùng viết. PHỔ NGHI, HOÀNG ĐẾ CUỐI CÙNG* ĐĂNG QUANG VÀ THOÁI VỊNgày 2 tháng 12 năm 1908, Phổ Nghi chính thức lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Tuyên Thống, ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa. Làm vua chưa được ba năm thì xảy ra cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) do Tôn Trung Sơn (Tôn Văn) lãnh đạo và ông bị buộc phải thoái vị.Phổ Nghi viết: “Sau này các thành viên trong gia đình kể lại cho tôi nghe chuyện đăng quang vì lúc ấy tôi còn bé quá. Ngày 20 tháng 10 năm Quang Tự thứ 34, tôi được chọn làm Hoàng đế kế vị vua Quang Tự đang bệnh nặng sắp mất. Năm ấy tôi mới ba tuổi, vô tình kháng chỉ, khóc lóc, không muốn để cho nội giám ôm mình vào cung. Nội giám đau khổ, nhìn quân cơ đại thần chờ lệnh, nhưng quân cơ đại thần cũng bó tay, đành đợi thương lượng với Nhiếp chính vương (tức là Tái Phong, cha tôi), nhưng Nhiếp chính vương chỉ biết gật đầu, không biết phải làm thế nào. Ngay lúc ấy, nhũ mẫu thấy tôi khóc lóc đáng thương quá, liền đem bầu vú đến bên tôi, nhờ đó mà ngăn được tiếng khóc của tôi. Quân cơ đại thần và cha tôi thương lượng một chút, cuối cùng quyết định để nhũ mẫu ôm tôi cùng đi, đến Trung Nam Hải thì đưa tôi cho thái giám ẵm vào gặp Từ Hy Thái hậu. Tôi nhớ khi đó tôi đứng giữa những người xa lạ, trước mặt tôi là một khung cảnh âm u, phía sau bức màn lộ ra một khuôn mặt gầy ốm, hốc hác trông phát sợ, đó chính là Từ Hy Thái hậu. Thấy Từ Hy, tôi khóc ré lên, khắp người run lẩy bẩy. Từ Hy gọi người đem quả bầu đường phèn đến, bị tôi ném xuống đất, lại còn khóc lớn hơn nữa. Điều đó làm cho Từ Hy rất không vui. Bà nói: - Thằng bé này hư quá. Đưa nó ra chỗ khác chơi đi. Ngày 2 tháng 12 tiến hành việc đăng cơ. Đại lễ được tổ chức ở điện Thái Hòa. Các thị vệ và bá quan văn võ đưa tôi đến điện này. Họ đặt tôi lên ngai vàng vừa cao vừa to. Cha tôi quì gối xuống đất, hai tay đỡ tôi không cho tôi cựa quậy, nhưng tôi khóc ré lên: - Con không chịu ở đây đâu. Con muốn về nhà. Cha tôi lúc đó vã cả mồ hôi, trước hàng trăm quan tôi càng khóc lớn. Cha tôi chỉ còn biết dỗ dành, ông nói: - Đừng khóc, đừng khóc, sắp xong rồi, sắp xong rồi. Sau khi đại lễ kết thúc, các quan thì thầm: - Tại sao lại nói “sắp xong rồi?”, lại còn “muốn về nhà” nữa chứ! Họ cho đó là điềm gở và ứng vào việc ba năm sau nhà Thanh mất ngôi”. * ĐỜI SỐNG TRONG CUNG SAU KHI MẤT NGÔINăm 1911 Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thành công. Chính phủ Trung Hoa dân quốc thành lập. Tôn Văn được bầu làm Đại Tổng thống lâm thời, đóng đô ở Nam Kinh (29-12-1911). Lê Nguyên Hồng làm Lâm thời Phó Tổng thống. Ngày 12-2-1912 Hoàng đế Phổ Nghi thoái vị , Tôn Văn từ chức Đại Tổng thống, Tham nghị viện cử Viên Thế Khải làm Lâm thời Đại Tổng thống .Trong khi đó Phổ Nghi và hoàng gia tiếp tục sống cuộc sống đế vương trong cung cấm thêm 12 năm nữa, tất cả chi phí đều do chính phủ Dân quốc đài thọ, mỗi năm bốn triệu bạc theo một thỏa ước giữa chính phủ Dân quốc và nhà Thanh.Trong thời kỳ này, Phổ Nghi thường hay đánh các thái giám, ngay từ lúc còn nhỏ đã đánh 17 người, đại thần Trần Bảo Thâm có can gián nhưng không được. Phổ Nghi kể: - Mỗi lần tôi nổi trận lôi đình hoặc khi tôi không vui thì các thái giám gặp phải tai họa; nếu đột nhiên tôi vui vẻ hoặc khi muốn đùa vui thì các thái giám cũng khổ. Lúc tôi khoảng 8-9 tuổi, đột nhiên tôi muốn xem bọn họ có thực sự tuân lệnh “ông vua con” này không. Tôi gọi một thái giám, chỉ vào miếng thức ăn bẩn trên mặt đất và bảo “Ăn đi”. Quả nhiên y ngoan ngoãn nằm sấp xuống mặt đất và ăn miếng thức ăn ấy. Trong cung duy nhất chỉ có một người có thể can ngăn được những trò đùa quái ác của tôi, đó là nhũ mẫu Vương Tiêu Thị. Bà một chữ cũng không biết, nhưng khi bà khuyên nhủ tôi thì tôi thấy khó mà không vâng lời. Năm tôi 9 tuổi, thái phi đã giấu tôi, đuổi bà đi. Mặc tôi khóc la thế nào, thái phi cũng không chịu tìm bà về”. Năm 17 tuổi, Phổ Nghi kết hôn cùng lúc với Uyển Dung và Văn Tú. Chuyện này sẽ kể sau. Sau đó ít lâu, Phổ Nghi mưu cùng thầy học của mình là Johnston trốn khỏi cung để sang Anh du học, nhưng bị bọn thái giám đến báo với cha ông để ông này đến ngăn cản nên việc không thành. Sau vụ này và vụ cháy lầu các cất giữ châu báu nhiều nhất trong cung, Phổ Nghi quyết định giải tán thái giám, chỉ để lại một số ít bên cạnh thái hậu và các thái phi. Ngày 5-11 năm Dân quốc thứ 13 (1924) Phùng Ngọc Tường trục xuất Phổ Nghi ra khỏi Tử cấm thành. Chín giờ sáng hôm ấy, khi Phổ Nghi đang dùng điểm tâm với Hoàng hậu Uyển Dung thì Tào Dung, nhân viên phòng Nội trị ở Hoàng cung, cầm một tờ giấy trên tay, hộc tốc chạy vào la lớn: - Tâu Bệ hạ, Phùng Ngọc Tường cho người tới nói họ hủy bỏ thỏa ước cũ cùng hoàng gia và buộc Bệ hạ phải rời khỏi hoàng cung trong vòng ba giờ. Thật là một tin sét đánh. Gấp thế, chuẩn bị sao kịp. Còn Thái hậu, Thái phi và tài sản, biết tính sao đây? Trong khi Phổ Nghi còn đang bối rối, chưa biết xoay xở thế nào thì Tào Dung lại chạy vào, vẻ mặt kinh hoàng như chưa từng thấy bao giờ: - Họ đang đuổi chúng ta khỏi Cấm thành. Chỉ còn hai mươi phút nữa thôi, nếu chúng ta không rời khỏi Cấm thành, họ sẽ bắn đại bác vào. Thấy nỗi kinh hoàng của các hoàng thân, Phổ Nghi đành chấp nhận lời yêu cầu của họ và di chuyển đến phủ của cha ông. Ở đây được mấy ngày, thấy tình hình không ổn, ông tìm cách lánh mình vào sứ quán Nhật. * LÀM HOÀNG ĐẾ BÙ NHÌN Ở MÃN CHÂU QUỐCTrước hết Phổ Nghi giả bệnh để trốn vào một bệnh viện Đức trong khu tô giới rồi đang đêm đi bằng xe ngựa đến sứ quán Nhật cách đó chừng nửa cây số. Tại đây ông được người Nhật tiếp đón hết sức ân cần tử tế. Các sĩ quan Nhật nói rằng ông nên sớm đến Thiên Tân để chuẩn bị ra nước ngoài ngay vì nếu cứ ở lâu trong sứ quán thì không tiện. Ông thấy có lý và cũng muốn biết thành phố Thiên Tân to lớn như thế nào nên đồng ý ra đi.Lúc 19 giờ ngày 23-2-1925 ông rời cổng sau sứ quán Nhật với một sĩ quan và mấy cảnh sát mặc thường phục đi bộ đến nhà ga. Từ đó ông đến Thiên Tân bằng xe lửa an toàn. Mục đích ông đến Thiên Tân là để ra nước ngoài, không ngờ phải lưu lại đó đến bảy năm. Trong thời gian này, Thục phi của ông là Văn Tú xin ly dị năm 1931. Bấy giờ Nhật đã chiếm miền Đông Bắc Trung Hoa. Vùng đất rộng lớn này được gọi là Mãn Châu và quân đội Nhật chuẩn bị sử dụng Phổ Nghi làm Hoàng đế bù nhìn. Các sứ quân tại đây ủng hộ Nhật, nhất là bè đảng Trương Tác Lâm. Nhưng đến năm 1928 Lâm lại khó bảo hơn nên ngày 4-6-1928 Nhật đã giết Lâm bằng cách cho nổ tung đoàn xe của y. Tháng 12 năm đó, con trai của Trương Tác Lâm là Trương Học Lương đã liên minh với chính phủ Tưởng Giới Thạch ở Nam Kinh để chống Nhật. Tháng 10-1931 Phổ Nghi đến Mãn Châu. Ngày 23-2-1932, đại tá Nhật Itagaki Seishiro mời Phổ Nghi đến gặp với sự hiện diện của một viên thông ngôn. Ông báo cho Phổ Nghi biết việc thành lập một quốc gia mới tên là Mãn Châu Quốc, thủ đô là Tân Kinh và đề nghị Phổ Nghi làm chủ tịch Ủy ban Hành pháp của quốc gia này. Nhà vua nổi giận: - Quốc gia này là cái gì? Như vậy chẳng hóa ra không phải khôi phục lại nhà Thanh hay sao? - Dĩ nhiên là thế. Bây giờ chưa phải lúc khôi phục nhà Thanh. Đây là một quốc gia mới và Hội đồng Quản trị miền Đông Bắc đã công nhận ngài là Chủ tịch nước. - Nhật đã có một đế chế, sao quân Quan Đông lại thành lập một nước Cộng Hòa? - Nếu ngài không thích hai tiếng “Cộng Hòa” thì chúng tôi sẽ không dùng nó. - Tôi rất cảm ơn sự giúp đỡ của quốc gia các ông, nhưng tôi không thể chấp nhận làm Chủ tịch một chính thể Cộng Hòa. Tổ tiên tôi đã phong cho tôi một vương hiệu mà nếu tôi từ bỏ nó thì tôi là đồ bất hiếu. Cuộc tranh luận kéo dài hơn ba tiếng đồng hồ mà vẫn không đi đến kết quả. Để giảm bớt căng thẳng, tối hôm đó Phổ Nghi mở tiệc đãi Itagaki. Lúc ra về, thầy của Phổ Nghi là Giang Tiểu Chu nhắc Phổ Nghi rằng nếu nặng lời với người Nhật thì nguy hiểm lắm, cái gương Trương Tác Lâm vẫn sờ sờ trước mắt. Các quan lại chung quanh cũng hết lời năn nỉ Phổ Nghi hãy tạm thời chấp nhận, nếu sau một năm mà đế chế không được khôi phục thì sẽ tìm cách rút lui. Phổ Nghi đành thở dài đồng ý. Chiều ngày 24-2-1932, đại tá Itagaki tổ chức tiệc mừng Phổ Nghi đã bằng lòng làm “chủ tịch” quốc gia bù nhìn của Nhật là Mãn Châu Quốc. Hơn một năm sau, vào giữa tháng 7 năm 1933, quan tư lệnh kế nhiệm của quân Quan Đông là Hishikari Takashi đã long trọng báo cho Phổ Nghi biết chính phủ Nhật Bản chuẩn bị công nhận ông là “Hoàng đế Mãn Châu Quốc”. Ông rất mừng. Sáng sớm ngày 1-3-1934, tại thôn Hạnh Hoa ở ngoại ô Trường Xuân, Phổ Nghi đã mặc bộ long bào để hành lễ tế trời. Sau đó là lễ đăng quang được tổ chức rất trọng thể. Phổ Nghi lên ngôi lấy hiệu là Khang Đức. Sau này Phổ Nghi tự kiểm :“Tôi là người như vậy đó, vẫn cứ hoang tưởng về việc “khôi phục ngôi vua”, công khai đi trên con đường hèn hạ vô liêm sỉ này, chọn lấy thân phận Hán gian số một, làm tấm màn che sự xấu xa cho kẻ thống trị tàn ác”. Là vua, nhưng Phổ Nghi không được quyền ra khỏi cổng. Một hôm ông cùng Hoàng hậu Uyển Dung và hai cô em gái định đi dạo chơi ở công viên nhưng sen đầm Nhật ngăn cản và yêu cầu ông quay lại. Cố vấn Kacisumi bảo vì vấn đề an ninh không nên ra ngoài. Từ đó ông không bao giờ được ra khỏi cổng, thật chẳng khác một tên tù. Tháng 4-1935 Phổ Nghi được mời sang thăm Nhật Bản, cũng là dịp để ông cảm ơn Nhật hoàng. Chuyến đi do quân Quan Đông hoạch định và tổ chức. Năm 1937 Nhật gây chiến tranh trên toàn cõi Trung Hoa, bao nhiêu tài nguyên và nhân lực của Mãn Châu phải dồn hết cho Nhật, nhưng cuộc chiến Thái Bình Dương đã làm cho Nhật hao binh tổn tướng nặng nề. Năm 1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Ở phương Tây, Đức, Ý đạt được những thắng lợi ban đầu nhưng dần dần lâm vào thế thủ, nhất là sau khi Hitler tung quân vào lãnh thổ Liên Xô. Ở phương Đông, từ năm 1944 Nhật bại trận liên tiếp và nguy cơ quân Quan Đông bị tiêu diệt có thể tính từng ngày. Tháng 8-1945 Liên Xô chính thức tuyên chiến với Nhật. Sau khi hai quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki, ngày 15-8-1945 Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Phổ Nghi được quyết định đưa sang Nhật. Một chiếc máy bay nhỏ đưa ông đến Thẩm Dương chờ một chiếc máy bay lớn hơn bay sang Nhật. Giữa lúc ấy thì một đoàn phi cơ Liên Xô ào đến. Lính Liên Xô cầm súng nhảy ra khỏi máy bay và tước khí giới của lính Nhật. Sáng hôm sau (17-8-1945) Phổ Nghi bị đưa lên một máy bay Xô Viết và bay thẳng đến Liên Xô. * MƯỜI BỐN NĂM CẢI TẠONăm năm ở Liên Xô : Ở Liên Xô, Phổ Nghi được đối xử tử tế. Trong phòng giam có radio để nghe, sách báo Trung Quốc để đọc, có vài bàn mạt chược để tiêu khiển, có một khoảnh đất nhỏ ngoài sân trồng rau để thư giãn. Mỗi ngày được ăn ba bữa với các món ăn Nga rất phong phú và buổi tối uống trà theo kiểu Nga. Ngoài ra còn có bác sĩ và y tá đến chăm sóc sức khỏe.Trong nhà giam thỉnh thoảng có tổ chức học tập. Đề tài thường là “Những vấn đề của Lênin” và “Lịch sử đảng Cộng sản”. Phổ Nghi lơ đãng ngồi nghe “thầy giáo” nói về Bon sê vich và Men sê vich nhưng chẳng một từ nào lọt vào trí nhớ của ông và chẳng có chuyển biến nào trong tư tưởng. Buổi tối người ta xúm quanh bàn “cầu cơ” hỏi xem chừng nào họ được thả về. Giữa tháng 8 năm 1946, tại tòa án quốc tế Viễn đông, Phổ Nghi được gọi ra làm nhân chứng. Vì căm ghét người Nhật, ông đã buộc tội quân Nhật thật nặng nề nhưng không hề nói về tội lỗi của mình vì sợ lỡ mình buộc tội mình thì sao. Ông đã cung cấp cho báo chí thế giới nhiều tin tức quí báu làm xúc động mọi người. Chín năm ở Trung Quốc : Ngày 31-7-1950 một chiếc xe hỏa Liên Xô chở phạm nhân chiến tranh Mãn Châu trả về Trung Quốc. Trên xe, phạm nhân được đối xử tử tế, cho ăn uống đầy đủ và có bác sĩ chăm sóc sức khỏe. Nhưng Phổ Nghi cứ nghĩ họ chở mình đến pháp trường và ý nghĩ đó cứ dằn vặt ông. Chuyến xe đưa phạm nhân đến trại cải tạo Phú Thuận. Họ sống ở đây hơn hai tháng rồi đến cuối tháng mười thì được đưa đến trại cải tạo Cáp Nhĩ Tân. Trại này là nhà tù của Mãn Châu Quốc trước đây, điều đó làm cho Phổ Nghi cảm thấy bất an. Tại đây Phổ Nghi bị hỏi cung, Những điều tra viên dày dạn kinh nghiệm đã hỏi ông những câu thật khó trả lời chẳng hạn về việc Nhật lấy 60 triệu tấn lúa ở miền Đông Bắc trong một năm. Họ hỏi: Vậy sản lượng lúa một năm của miền Đông Bắc là bao nhiêu? Sao ông biết chắc là 60 triệu tấn? Phổ Nghi cứng họng, không thể trả lời. Sau một thời gian học tập, mỗi phạm nhân đều phải viết một bản kiểm điểm kể hết tội lỗi của mình và của những người chung quanh. Điều này làm cho Phổ Nghi rất khổ sở vì tội lỗi của một ông vua bù nhìn như ông nhiều không thể kể xiết. Trại tổ chức tham quan thành phố Phú Thuận, thị xã Bình Đỉnh Sơn. Tại đây năm 1933, nghĩa quân bắt và giết 90 lính Nhật. Để trả thù, Nhật bắt ba ngàn người dân Bình Đỉnh Sơn đưa ra bắn chết, chỉ có một cô bé 5 tuổi là Phương Tố Vinh sống sót, nay là Hiệu trưởng một trường Tiểu học. Cô rất căm thù bọn Nhật và tay sai nhưng không có ý muốn trả thù. Đặc xá : Ngày 14-9-1959 Chủ tịch Mao Trạch Đông kiến nghị Ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc đặc xá tội phạm chiến tranh trong đó có Phổ Nghi và các quan của ông ở Mãn Châu Quốc. Sau đó ngày 17-9 Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ ký lệnh đặc xá tạo nên một cảnh tượng vui mừng rộn rã. Một buổi sáng, các tội phạm được thông báo tập họp, đại biểu của Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao đọc danh sách đặc xá mà người đứng đầu là Ái Tân Giác La Phổ Nghi. Năm ấy ông 54 tuổi. Tháng 3 năm 1960 Phổ Nghi được bố trí làm việc tại vườn sinh học Bắc Kinh. Ông học cách trồng cây, chăm sóc hạt giống và đưa cây giống vào nhà kính. Tháng 3 năm 1961 ông đến làm việc tại Ban Nghiên cứu tư liệu Văn sử học rồi được cử làm Ủy viên Ủy ban toàn quốc Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung quốc (Chính hiệp). Ông được Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai biệt đãi. Ông mất ngày 17-10-1967 tại Bắc Kinh vì bệnh ung thư, thọ 61 tuổi. * NHỮNG CUỘC HÔN NHÂNPhổ Nghi có đến năm bà vợ nhưng không có con nối dõi vì chứng bất lực. Có sách chép rằng lúc ông mới 10 tuổi, để tránh hầu hạ vua, các thái giám tối nào cũng đẩy cung nữ vào phục vụ ông, có đến ba cô một tối. Họ “quần” ông đến mệt lử mới để cho ông ngủ. “Hôm sau thức dậy, tôi hoa mắt chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ đều ra một màu vàng ệch”. Phổ Nghi viết. Phải chăng vì thế mà ông sinh ra bất lực?Năm Phổ Nghi 15 tuổi (1921) các hoàng thân, theo lệnh của Thái hậu, bảo Phổ Nghi đã đến lúc phải lập hậu rồi và cho ông chọn vợ, nhưng phải đến gần hai năm sau, hôn lễ mới được cử hành. Vì thấy bắt các cô xếp hàng không tiện nên người ta đưa cho ông bốn tấm ảnh để chọn lựa. Ông thấy cô nào mặc xiêm y vào trông cũng như cái ống tre, chẳng đẹp đẽ gì, còn mặt người trong ảnh thì nhỏ quá, không thể biết là xấu hay đẹp nên ông lơ đễnh khoanh vòng tròn trên một tấm ảnh: đó là Văn Tú, người của Thái phi Kính Ý giới thiệu. Thái hậu Đoan Khang không hài lòng, lệnh cho các đại thần đến khuyên vua nên chọn người mà bà giới thiệu tức Uyển Dung. Để tránh việc xung đột trong hậu cung, nhà vua lại khoanh vòng tròn trên ảnh Uyển Dung. Thế là Uyển Dung trở thành Hoàng hậu, còn Văn Tú thành Thục phi. - Hoàng hậu Uyển Dung (1906-1946): Cưới năm 1922, năm đó Uyển Dung 17 tuổi, cùng tuổi với Phổ Nghi. Lễ cưới xong, nhà vua về “hỉ phòng” trong Khôn Ninh cung thấy cô dâu ngồi trên giường, đầu cúi phủ khăn đỏ, mọi vật trong phòng đều màu đỏ: tường đỏ, màn đỏ, nệm đỏ, gối đỏ, xiêm áo đỏ, hoa đỏ… giống như một vũng sáp đèn cầy tan chảy ra. Ông cảm thấy rất ngột ngạt liền mở cửa chạy về điện Dưỡng Tâm. Đêm tân hôn của nhà vua diễn ra như thế. Khi bị Nhật đưa sang Mãn Châu, Phổ Nghi cũng đem Uyển Dung theo. Cuộc sống của nàng ở đấy rất buồn vì chẳng mấy khi nhà vua đoái hoài đến. Thế là nàng làm bạn với ả phù dung rồi sinh ra nghiện ngập. Tại đây, Uyển Dung tiếp xúc với Lý Thiên Vũ là đặc vệ (có sách nói là tài xế) của Phổ Nghi, qua qua lại lại thế là sinh cảm tình. Như tiếng sét tận trời cao, một hôm Phổ Nghi được tin Uyển Dung đã có thai mấy tháng. Sau đó, Phổ Nghi liền kín tiếng chuyển ngay người họ Lý kia đi nơi khác rồi đưa ra ý kiến ly hôn nhưng người Nhật không đồng ý. Khi sinh, bên cạnh Uyển Dung không hề có bác sĩ hay y tá nào cả, chỉ có bà bảo mẫu giúp cho sinh nở. Sinh xong, Phổ Nghi vứt ngay đứa bé vào lò lửa. (Điều này Phổ Nghi có viết trong hồi ký của mình nhưng lần in đầu bị cắt bỏ). Từ đó Phổ Nghi không bao giờ đến phòng Uyển Dung nữa. Hoàng hậu sống cô độc một mình chẳng khác nào bị đày vào lãnh cung, ngày càng nghiện nặng, luôn luôn nằm một chỗ. Sau khi Nhật đầu hàng, Uyển Dung chết dưới một mương nước thật thảm hại. Năm ấy nàng mới 40 tuổi (1946). - Thục phi Văn Tú (1909-1953) : Cũng cưới năm 1922. Như đã nói ở trên, Văn Tú được chọn đầu tiên nhưng vì áp lực của Đoan Khang thái hậu nên nàng mất ngôi Hoàng hậu và trở thành “Thục phi”. Theo Phổ Nghi thì Văn Tú rất có văn tài, nhưng luôn bất hòa với Uyển Dung. Mỗi lần Phổ Nghi đến phòng Văn Tú thì Uyển Dung tỏ ra không vừa ý và gây sự. Một hôm Uyển Dung đang ngồi trong sân, Văn Tú đi ra cổng và, không biết vô tình hay cố ý, nhổ một miếng nước bọt. Uyển Dung biến sắc, lên mách chuyện, Phổ Nghi gọi Văn Tú đến mắng một trận. Chịu không nổi sự chuyên chế của Uyển Dung và của cả Phổ Nghi, Văn Tú đòi ly hôn. Còn Uyển Dung thì nói :“Tôi và Văn Tú, có cô ấy thì không có tôi”. Cuối cùng Phổ Nghi đành chấp nhận ly hôn (1931}. Nghe nói sau này Văn Tú lấy một người thợ mộc, kết cục cũng chẳng tốt đẹp gì. - Tường quý nhân Đàm Ngọc Linh (1920-1942) : Cưới năm 1937, được Phổ Nghi sủng ái nhất. Đàm Ngọc Linh thông minh, xinh đẹp, lại có tư tưởng yêu nước nên vợ chồng rất tâm đầu ý hợp. Phổ Nghi chịu nhiều ảnh hưởng từ Ngọc Linh. Năm năm sau nàng mất (1942). Cái chết của nàng là một điều bí ẩn. Nàng bị bệnh thương hàn, theo một bác sĩ Trung Quốc, lẽ ra không phải chết như vậy. Lúc đó một người Nhật là Kichi Mouyasuchoku nói hắn muốn “săn sóc” nàng. Dưới sự chăm sóc của y và những hộ lý Nhật, ngay ngày hôm sau nàng đột ngột từ trần. Viên bác sĩ Nhật chữa cho nàng lúc đầu rất tận tâm, nhưng sau khi nói chuyện khá lâu với Mouyasuchoku trong một căn phòng đóng kín, ông ta ngưng tiêm thuốc và truyền máu cho nàng. Phổ Nghi nhớ lại nàng thường nói với ông về sự bạo hành và ngang ngược của người Nhật ở phía nam Trường thành khi nàng còn học ở Bắc Kinh. Ông ngờ rằng người Nhật đã nghe lén những cuộc nói chuyện ấy và họ đã xuống tay. Có lần Lý Thục Hiền phát hiện trong sổ công tác của Phổ Nghi tấm ảnh Đàm Ngọc Linh thời trẻ vì sau khi Ngọc Linh mất, ông luôn luôn giữ ảnh nàng trong sổ để tưởng nhớ. Thế rồi một đêm, trong giấc ngủ, Lý Thục Hiền mơ thấy Đàm Ngọc Linh vận bộ đồ trắng đi đến bên giường, nàng hét lên khiến Phổ Nghi đang ngủ ngon cũng phải giật mình tỉnh giấc. - Phúc quý nhân Lý Ngọc Cầm (1928-2001) : Cưới năm 1943, lúc mới 15 tuổi, đã trở thành vật hy sinh thứ tư. Cô ta vào cung chưa đến hai năm thì chính quyền Ngụy Mãn sụp đổ. Trong lần tan vỡ đó, Phổ Nghi trở thành tội phạm, còn Ngọc Cầm bị đưa về Trung Quốc giam giữ rồi ly hôn năm 1958 khi ông đang còn trong trại cải tạo. - Lý Thục Hiền (1925-1997) : Năm 37 tuổi Lý Thục Hiền trở thành người vợ thứ năm của Phổ Nghi. Bấy giờ nàng là hộ lý Bệnh viện liên hợp khu Triều Dương Bắc Kinh. Người ta đồn rằng chính Thủ tướng Chu Ân Lai là người chủ hôn nối duyên cho hai người, nhưng sự thật không phải như thế. Hôn nhân giữa Lý Thục Hiền và Phổ Nghi là do Sa Tăng Hy – cán bộ biên tập Nhà xuất bản Nhân dân Bắc Kinh – xe duyên làm mối. Trước khi về với Phổ Nghi, Lý Thục Hiền đã có hai đời chồng và một thời gian làm ở vũ trường do bà mẹ kế rất độc ác nên nàng bỏ nhà lên Thượng Hải làm vũ nữ để kiếm sống. Vì thế phải đợi Chính hiệp điều tra rõ ràng rồi thì hai người mới được cưới hỏi. Ngày 21-4-1962 hai người đăng ký kết hôn và ngày 30-4-1962 thì làm đám cưới. Vì Phổ Nghi bị chứng bất lực, không thể làm tròn bổn phận người chồng nên cuộc sống vợ chồng thường hay lục đục. Có lần Lý Thục Hiền đã than thở với một người bạn gái rằng:“Thật là hối hận đã lấy Phổ Nghi. Tôi xuất thân từ dân thường, nếu không lấy Phổ Nghi tôi cũng đã sớm đi làm Hồng vệ binh rồi”. *NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA PHỔ NGHINăm 1967 Phổ Nghi vào nằm viện ở Bắc Kinh. Ba năm trước, các bác sĩ Trung Quốc cho ông biết là ông đã bị ung thư thận. Thời kỳ này ông thường đi tiểu ra máu. Từ đó ông đã vào bệnh viện như là một bệnh nhân đặc biệt. Thủ tướng Chu Ân Lai đã gọi điện đến Giám đốc Bệnh viện bảo rằng đây là một nhân vật đặc biệt, cần phải chăm sóc tử tế. Bác sĩ và y tá đã sợ hãi vâng lệnh.Tháng 6 năm 1966 Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách mạng văn hóa khiến cho xã hội hỗn loạn. Vì biến động ở ngoài đường nên gia đình Phổ Nghi không thể vào thăm ông được và những lần viếng thăm của người vợ thân yêu là Lý Thục Hiền cũng thưa dần. Đám Hồng vệ binh ngoài phố tràn vào Bệnh viện, muốn mang Phổ Nghi đi để trừng phạt và có lẽ sẽ giết ông. Nhưng nhóm Hồng vệ binh trong Bệnh viện đã bảo vệ bệnh nhân, bằng lời nói không xong thì dùng vũ lực khiến đám quá khích phải rút lui nhưng dọa sẽ trở lại. Một người thân được Hồng vệ binh cho phép vào thăm ông nói rằng thân thể ông sưng lên rất kỳ dị và da ông tím ngắt. Giữa lúc ấy một bà phi cũ trẻ đẹp của ông là Lý Ngọc Cầm và chị dâu của nàng từ miền Đông Bắc tới cũng vào Bệnh viện. Họ mang băng đỏ trên tay giả làm Hồng vệ binh để đi đường cho dễ. Lý Ngọc Cầm cằn nhằn rồi la hét, buộc tội Phổ Nghi đã làm hại đời nàng, cho rằng ông viết cuốn “Nửa đời đã qua” đã lôi nàng xuống bùn cùng với ông và đòi chia tiền nhuận bút. Cuối cùng nàng moi được của ông 200 quan. (2). Thật là sắp chết cũng chẳng được yên thân! Bỗng một người thân của Phổ Nghi xuất hiện vạch mặt họ là Hồng vệ binh giả nên họ bỏ đi. Tình trạng của ông ngày càng xấu và ông qua đời lúc 2 giờ 15 ngày 17-10-1967 trước khi Lý Thục Hiền được báo tin. Nắm tro tàn của ông được đem chôn ở nghĩa trang Bát Bảo Sơn, cách Bắc Kinh 30 cây số. Cuộc đời của Phổ Nghi vừa phi thường vừa bi tráng. Cái hạnh phúc nhất đời của người đàn ông, ông cũng không được hưởng. Ông đã đi từ tột đỉnh vinh quang đến đáy tận cùng của xã hội. Từ địa vị một Hoàng đế bỗng chốc ông trở thành vua bù nhìn trong tay người Nhật, rồi một tội đồ với 14 năm trong trại cải tạo, cuối cùng trở thành công dân chân chính được Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai biệt đãi. 61 năm với biết bao đắng cay vinh nhục đã in hằn dấu vết trên con người bất hạnh này. Sách Tham Khảo : |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Có ý kiến gì không?