Tối 8-8, ông Quách Tuấn Ngọc - cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT), người trực tiếp soạn thảo thông tư trên - cho biết dự thảo sẽ công bố trong tháng 8-2011 để xin ý kiến các nhà ngôn ngữ học, tiếp tục hoàn chỉnh và dự kiến ban hành chính thức vào tháng 10-2011.
Giải thích về việc bổ sung các ký tự trên vào bảng chữ cái tiếng Việt, ông Ngọc cho rằng chữ viết của VN hiện nay được sáng tạo trên việc sử dụng ký tự Latin để ghi âm tiếng Việt nhưng đã phức tạp hóa bằng các chữ kép thay thế cho nhóm ký tự F, J, W, Z khiến cho tiếng Việt khó hòa nhập quốc tế.
Tuy nhiên, trong cộng đồng người sử dụng máy tính thì các ký tự trên đã trở nên quen thuộc, chủ yếu phục vụ việc gõ các ký tự riêng của tiếng Việt là ă, â, ê, ơ, ư. Vì vậy, việc thừa nhận nhóm ký tự trên trong bảng chữ cái tiếng Việt là cần thiết để thống nhất sử dụng về chuẩn chính tả tiếng Việt trên môi trường máy tính và sách giáo khoa.
Dự thảo thông tư trên còn một nội dung khác là làm rõ xung quanh chữ “y” và “i” trong những trường hợp phát âm giống.
Nếu thông tư hướng dẫn về tiếng Việt trên môi trường sách giáo khoa và máy tính được ban hành, bảng chữ cái tiếng Việt sẽ bao gồm 33 ký tự.
Hòa nhập hay hòa tan?
Tôi còn nhớ đã đọc rất nhiều bài báo phê phán cách sử dụng ngôn ngữ "chat" của giới trẻ hiện nay mà nhiều khi những người thuộc thế hệ 8x, 7x trở về trước không thể nào hiểu nổi. Các bạn trẻ pha trộn cách viết tiếng Việt dùng những chữ đồng âm để đơn giản hóa câu chữ như "hôm wa" là "hôm qua", "fòng học" là "phòng học", cái j thế" là "cái gì thế"...
Tôi chưa thấy hòa nhập quốc tế ở điểm nào, chỉ thấy tiếng Việt mình bị làm cho méo mó. Sử dụng máy tính dùng những chữ cái trên để đánh văn bản theo kiểu gõ telex và những ngôn ngữ quốc tế không chuyển dịch được bằng tiếng Việt, theo tôi, không cần thiết phải điều chỉnh trong bảng chữ cái tiếng Việt.
Chẳng biết lợi ích ở điểm nào mà tôi chỉ nhận thấy một sự lãng phí to lớn: lãng phí tiền của ngân sách nhà nước chi cho những người soạn thảo ra thông tư trên, lãng phí thời gian để hội họp lấy ý kiến, lãng phí ngân sách cho in ấn phát hành hàng loạt sách giáo khoa mới, lãng phí tiền của nhân dân khi phải mua những ấn phẩm sách giáo khoa này cho con (thời của tôi đi học chỉ sử dụng lại sách vở của anh chị mình).
Tôi chỉ là một công dân bình thường yêu tiếng Việt, yêu văn học Việt Nam và mong sao tiếng Việt mãi mãi trong sáng. Xin đừng "hòa nhập" quốc tế tiếng Việt để giữ bản sắc của riêng dân tộc mình.
Nguyễn Phúc Gia Khánh
Cần cân nhắc giữa được và mất
Ngôn ngữ, ngoài mục đích giao tiếp còn mang trong mình sứ mệnh to lớn là khẳng định chủ quyền của một dân tộc. Do đó khi muốn thay đổi về chính sách ngôn ngữ, cần cân nhắc giữa được và mất. Tại sao Trung Quốc vẫn phát triển như một cường quốc và hòa nhập quốc tế một cách nhanh nhạy mà vẫn giữ được ngôn ngữ riêng của mình?
Liệu có phải vì dân của họ không thể phát âm tiếng Anh "chuẩn" như một số quốc gia khác? Hay vì họ nhận thức rõ được chức năng và nhiệm vụ về mặt chính trị của ngôn ngữ? Họ vẫn có thể dùng các ký tự của hệ thống chữ cái Latin, vẫn sinh hoạt bình thường với những ký tự đó mà vẫn chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình - ngôn ngữ quốc gia.
Toán học, vật lý, hóa học... của họ vẫn phát triển khi hệ thống ký hiệu không hề có mặt những ký hiệu Latin mà họ vẫn tiên phong trong một số ngành đó thôi. Người dân Việt Nam nói chung đang bị pha tạp ngôn ngữ quá nhiều nên tôi hi vọng Nhà nước đừng thay đổi chính sách để "đổ thêm dầu vào lửa" và "vẽ đường cho hươu chạy".
Nhung
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Suốt gần 40 tuổi đời với 20 năm đi học, tôi nhận thấy bảng chữ cái quốc ngữ có hàng trăm năm nay hoàn chỉnh đến mức không thể thêm bớt. Nó đã góp phần tạo nên sự trong sáng của tiếng Việt và truyền tải cách phát âm của người Việt rất chuẩn. Bây giờ chỉ vì chạy theo cái máy tính hay theo ngôn ngữ của những bạn trẻ muốn nhắn tin trên điện thoại di động cho nhanh mà thêm mấy cái chữ đó vào cho thêm khó chịu.
Bạn yêu tiếng Việt có khó chịu không khi tôi trích dẫn một đoạn làm ví dụ cho kiểu dùng chữ này: "Tôi wa anh lam jj ma hok wa cho em. Anh nho faj djen ze ngay nha".
Hoàng Quân
Chưa hợp lý
Tôi thấy việc thêm các ký tự trên vào bảng chữ cái tiếng Việt là chưa hợp lý:
- Thêm hay là thay thế: nếu là thay thế thì sẽ hợp lý hơn ("F" thay cho "ph"..), còn thêm sẽ làm việc sử dụng tiếng Việt càng phức tạp hơn.
- Thuận tiện cho việc sử dụng vi tính? Thật ra chỉ những ai gõ theo kiểu telex mới hơi phiền một chút, còn những kiểu khác không thấy có vấn đề gì (mà kiểu gõ telex giờ cũng ít người dùng). Đâu phải chỉ vì một lý do do nhỏ nhặt này mà phải thay đổi lớn đến vậy?
- Hòa nhập quốc tế? Có nhét thêm bốn ký tự kia vào hay không thì cũng thế thôi, ngôn ngữ giao tiếp quốc tế giờ ai cũng biết là chỉ vài ngôn ngữ Anh, Pháp,... Người nước ngoài có cầm một văn bản bằng tiếng Việt thì căn bản đã không biết đọc rồi, có F, W, J, Z hay không thì cũng thế. Nếu nói hòa nhập hay không còn nhiều yếu tố quan trọng hơn gấp bội, đơn cử như "Họ và tên" với "Tên và họ" cũng là vấn đề gây nhầm lẫn lớn rồi, sao không lo trước đi?
Nguyễn Lưu Bảo
"Vẽ" tiền ngân sách
Từ nhiều năm qua, ngành giáo dục đã đưa ra không biết bao nhiêu dự án "cải cách", "nâng cao"; xài không biết bao nhiêu tiền ngân sách. Nhưng hiệu quả thật là "dở hơi". Đối với dự án bổ sung ký tự trong bảng chữ cái tiếng Việt, không biết các nhà quản lý ngành giáo dục muốn gì?
Trong khi công tác cải cách giáo dục còn hàng đống việc phải làm, tình trạng giáo dục đang xuống cấp, chất lượng dạy và học, đạo đức học đường... có "vấn đề", đang rất cần sự đầu tư nghiêm túc, khoa học để nhanh chóng cải thiện tình hình.
Thiết nghĩ khi nền giáo dục Việt Nam đi vào hoạt động ổn định, mở ra tương lai tươi sáng cho các thế hệ của đất nước. Khi đó nếu bảng chữ cái hiện nay của tiếng Việt gây ra những hạn chế trong việc phổ cập giáo dục hay tiếp cận ngôn ngữ quốc tế... chúng ta có thể xem xét việc bổ sung sửa đổi.
Còn bây giờ đề xuất bổ sung bảng chữ cái không biết có phải do tư duy đầu tư dàn trải thiếu khoa học, hay là một chiêu "vẽ" dự án để xài tiền ngân sách của các nhà quản lý đây?
Nguyễn Tuyến
Chữ viết luôn phát triển
Từ xa xưa, khi chưa có chữ viết con người dùng hình ảnh để mô tả. Ở Việt Nam sau thời kỳ sử dụng chữ Hán đến thời kỳ sử dụng chữ Nôm, rồi đến chữ viết như bây giờ, điều đó cho thấy sự thay đổi là luôn tồn tại và phải thay đổi nếu điều đó là tốt lên.
Bản thân chữ Hán cũng có Hán cổ và Hán bây giờ, tiếng Anh cũng vậy. Ngôn ngữ, theo tôi, thường do nhân dân sáng tạo và những người có ý thức và học vấn tập hợp lại. Việc giới trẻ sử dụng nhiều ký tự để chat không có gì là xấu cả, nó thể hiện sự sáng tạo, giúp người viết tốc ký, vấn đề là chọn lọc trong sự sáng tạo đó.
Nếu thay đổi lần này được duyệt thì việc gõ tiếng Việt sẽ nhanh hơn khi không phải gõ "Ph" mà chỉ cần gõ "F", không phải gõ "d d" để được chữ "đ", như thế rất thuận tiện và hội nhập. Tôi ủng hộ đề xuất thay đổi!
Hãy cập nhật tiếng Việt
Ngôn ngữ Việt rất đẹp và phong phú, là tài sản quý giá của cha ông ta để lại. Việt Nam là quốc gia duy nhất tại châu Á sử dụng chữ cái Latin, đó là lựa chọn độc đáo của tổ tiên chúng ta. Chúng ta không chỉ nên sử dụng thôi mà cần phải biết làm giàu thêm cho tiếng Việt.
Dù muốn hay không thì các chữ cái F, J, W, Z vẫn thỉnh thoảng xuất hiện trong các văn bản và lời nói giao tiếp hằng ngày của tất cả chúng ta. Vì vậy, tôi thấy các nhà ngôn ngữ học nên chuẩn hóa các chữ cái đó, nó cũng không quá mới mẻ với chúng ta.
Thêm hay không thêm ký tự
09/08/2011 6:51:05 CH
09/08/2011 6:51:05 CH
Việc thêm hay không thêm phải căn cứ vào nhu cầu, về tính giản lược, dễ nghe, dễ hiểu dễ sử dụng, thí dụ chữ phòng và fòng, nếu viết tay thì phòng nhiều ký tự hơn, song khi sử dụng máy tính thì chữ Fòng không thể hiện được bằng tiếng Việt có dấu, muốn thể hiện được phải lập lại bảng mã, như vậy tốn kém, theo tôi nên chăng không cần thiết phải thêm vào ký tự FJWZ, nhưng không cấm hẳn trong các văn bản thông thường, trừ văn bản hành chính, hay luật pháp.
anngoc
anngoc
cần phải xem xét cẩn thận
09/08/2011 6:49:28 CH
09/08/2011 6:49:28 CH
Chỉ vì "hội nhập" và "thuận tiện" trong sử dụng vi tính mà phải thêm 4 ký tự F, J, W, Z thì hơi vội vàng quá. Bấy lâu nay trong ngôn ngữ tiếng Việt của ta có làm cản trở việc hội nhập chăng, hay như kiểu gõ TELEX trong máy vi tính có làm khó khăn không. Điều này cần phải xem xét cẩn thận, các nhà ngôn ngữ học nên có ý kiến của mình nên hay không nên. Riêng tôi, điều này rất lãng phí và không cần thiết.
Huỳnh Lâm Long
Huỳnh Lâm Long
Không cấp thiết thì đừng thay đổi
09/08/2011 6:43:57 CH
09/08/2011 6:43:57 CH
Việc đề nghị bổ sung bốn chữ cái F, J, W, Z, không phải là mới. Cách đây trên chục năm, cũng có người đã nêu ý kiến này nhưng bị các nhà ngôn ngữ học phản đối. Để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, ta hãy phân tích từng trường hợp từ đơn giản đến phức tạp:
1- Tìm sự tương đương:
1.1- Chữ Z: Tiếng Việt có chữ D tương đương chữ này về phát âm. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dùng chữ Z thay cho chữ D trong một số vắn bản, kể cả Di chúc. Một số nhà xuất bản trong những năm cuối thập niên 50 đầu thập niên 60 dùng chữ ghép DZ; sau này bỏ, chỉ dùng D. Về nguyên tắc, khi đã có hai chữ giống nhau về phát âm, chữ còn lại là thừa. Tuy nhiên, xa hơn nữa, khi một số người muốn dùng D để thay cho Đ, một chữ cái chỉ có trong tiếng Việt thì sự thể lại khác. Đây là hai chữ có phát âm khác nhau. Và thói quen là khó bỏ.
1.2- Chữ W: trong tiếng Việt và nhiều ngữ hệ dùng chữ cái la tinh không phân biệt V và W vì phát âm giống nhau, (trừ nước Đức, V được đọc như PH của tiếng Việt). Vì vậy, sự thay thế này không cần thiết.
1.3- Chữ J: trong tiếng Việt có chữ cái ghép GI tương đương. Tuy nhiên, theo bảng chữ cái tiếng Việt hiện có, chữ GI được coi thuộc vần G, đứng trước H sau E, nhưng chữ J trong bảng chữ cái la tinh lại đứng sau I, trước K. Lý giải rằng dùng chữ này để đơn giản hóa cách viết và phù hợp với ký tự la tinh phổ biến trên máy tính là hợp lý hơn cả vì vần G phát âm khác vần GI mặc dù đều có chữ G đứng đầu và vị trí hai chữ G và J (GI) trong bảng chữ cái tiếng Việt không quá xa nhau (cách 2 chữ H và I).
1.4- Chữ F: Tiếng Việt có chữ cái ghép PH phát âm tương đương. Tuy nhiên, vị trí của của chúng quá xa nhau (cách nhau đến 8 chữ cái). Hơn nữa, chữ P có phát âm gần với PH (âm môi bật) nên việc thay thế là không cần thiết và gây bất tiện. Nhưng đó mới chỉ là vấn đề kỹ thuật, hệ lụy xã hội còn lớn hơn.
2- Thói quen và sự rối loạn giữa hai cách viết: Việc dùng các ký tự ghép chủ yếu do Alexandre Rode đề xuất và đã được cải tiến nhiều lần để cho ra bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay và đã được dùng qua ba thế kỷ. Thói quen là khó bỏ. Nếu một bộ phận viết theo kiểu mới thì bộ phận khác viết theo kiểu cũ. Việc tồn tại song song hai cách viết sẽ gây những rối loạn không cần thiết trong giao dịch xã hội, nhất là vấn đề từ điển (việc xếp vần), các giấy tờ tùy thân, bằng cấp, chứng chỉ, dịch thuật...
3- Cân nhắc giữa lợi ích và thiệt hại: Theo như lý giải của người dự dự thảo thông tư thì việc thay thế này khiến cho tiếng Việt có thể hòa nhập quốc tế. Điều đó có nghĩa là máy tính có thể nhận dạng các ký tự này và sắp xếp, dịch thuật cho tương đương với phát âm chuẩn của ngữ hệ và ký âm la tinh. Có đúng là sẽ đạt được điều này không ? Câu trả lời là không nhiều hơn có:
3.1- Nhiều người dùng máy tính đã quen với cách gõ telex. Dùng chữ cái f để tạo dấu (`), chữ cái j để tạo dấu (.), chữ cái s để tạo dấu ('), chữ cái x để tạo dấu (~), chữ (r) để tạo dấu (?), chữ cái w để tạo các chữ ơ, ư, ă.
3.2- Thói quen dùng các chữ cái ghép đã có hàng trăm năm nay và nó vẫn tỏ ra hữu dụng, không thấy phát sinh những hệ lụy hay phiến phức đến mức phải thay đổi. Vậy thì có cần thiết phải thay đổi không?
3.3- Lĩnh vực từ điển, giấy tờ tùy thân, ngành thống kê, kế toán và rất nhiều ngành khác sẽ bị sự thay đổi này gây ảnh hưởng to lớn và buộc phải thay đổi. Nếu chỉ vì sự thống nhất giữa máy tính và sách giáo khoa mà gây ra ảnh hưởng đó thì liệu có đáng làm không ? Kết luận cuối cùng: Đây là việc "thừa giấy vẽ voi".
Không được thay đổi ký tự chữ cái tiến Việt khi sự thay đổi đó chỉ đáp ứng một vài nhu cầu không thật thiết yếu mà ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác. Ngoài ra, vấn đề bản sắc văn hóa Việt thể hiện trong chữ cái tiếng Việt là thói quen không có hại. Thay đổi nó không phải dễ dàng một sớm một chiều và là một việc làm vô nghĩa trong khi còn bao nhiêu việc khác cần đầu tư gấp, thậm chí phải làm ngay.
Rất nhiều nước không dùng chữ cái la tinh như Nga, Hàn, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan... hoặc các nước có một số chữ cái biến thể của chữ cái la tinh như Ba Lan, Đức, Thụy Điển... nhưng vẫn dùng máy tính bình thường. Vậy hà cớ gì phải thay đổi chữ cái tiếng Việt?
Nguyễn Minh Tâm
1- Tìm sự tương đương:
1.1- Chữ Z: Tiếng Việt có chữ D tương đương chữ này về phát âm. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dùng chữ Z thay cho chữ D trong một số vắn bản, kể cả Di chúc. Một số nhà xuất bản trong những năm cuối thập niên 50 đầu thập niên 60 dùng chữ ghép DZ; sau này bỏ, chỉ dùng D. Về nguyên tắc, khi đã có hai chữ giống nhau về phát âm, chữ còn lại là thừa. Tuy nhiên, xa hơn nữa, khi một số người muốn dùng D để thay cho Đ, một chữ cái chỉ có trong tiếng Việt thì sự thể lại khác. Đây là hai chữ có phát âm khác nhau. Và thói quen là khó bỏ.
1.2- Chữ W: trong tiếng Việt và nhiều ngữ hệ dùng chữ cái la tinh không phân biệt V và W vì phát âm giống nhau, (trừ nước Đức, V được đọc như PH của tiếng Việt). Vì vậy, sự thay thế này không cần thiết.
1.3- Chữ J: trong tiếng Việt có chữ cái ghép GI tương đương. Tuy nhiên, theo bảng chữ cái tiếng Việt hiện có, chữ GI được coi thuộc vần G, đứng trước H sau E, nhưng chữ J trong bảng chữ cái la tinh lại đứng sau I, trước K. Lý giải rằng dùng chữ này để đơn giản hóa cách viết và phù hợp với ký tự la tinh phổ biến trên máy tính là hợp lý hơn cả vì vần G phát âm khác vần GI mặc dù đều có chữ G đứng đầu và vị trí hai chữ G và J (GI) trong bảng chữ cái tiếng Việt không quá xa nhau (cách 2 chữ H và I).
1.4- Chữ F: Tiếng Việt có chữ cái ghép PH phát âm tương đương. Tuy nhiên, vị trí của của chúng quá xa nhau (cách nhau đến 8 chữ cái). Hơn nữa, chữ P có phát âm gần với PH (âm môi bật) nên việc thay thế là không cần thiết và gây bất tiện. Nhưng đó mới chỉ là vấn đề kỹ thuật, hệ lụy xã hội còn lớn hơn.
2- Thói quen và sự rối loạn giữa hai cách viết: Việc dùng các ký tự ghép chủ yếu do Alexandre Rode đề xuất và đã được cải tiến nhiều lần để cho ra bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay và đã được dùng qua ba thế kỷ. Thói quen là khó bỏ. Nếu một bộ phận viết theo kiểu mới thì bộ phận khác viết theo kiểu cũ. Việc tồn tại song song hai cách viết sẽ gây những rối loạn không cần thiết trong giao dịch xã hội, nhất là vấn đề từ điển (việc xếp vần), các giấy tờ tùy thân, bằng cấp, chứng chỉ, dịch thuật...
3- Cân nhắc giữa lợi ích và thiệt hại: Theo như lý giải của người dự dự thảo thông tư thì việc thay thế này khiến cho tiếng Việt có thể hòa nhập quốc tế. Điều đó có nghĩa là máy tính có thể nhận dạng các ký tự này và sắp xếp, dịch thuật cho tương đương với phát âm chuẩn của ngữ hệ và ký âm la tinh. Có đúng là sẽ đạt được điều này không ? Câu trả lời là không nhiều hơn có:
3.1- Nhiều người dùng máy tính đã quen với cách gõ telex. Dùng chữ cái f để tạo dấu (`), chữ cái j để tạo dấu (.), chữ cái s để tạo dấu ('), chữ cái x để tạo dấu (~), chữ (r) để tạo dấu (?), chữ cái w để tạo các chữ ơ, ư, ă.
3.2- Thói quen dùng các chữ cái ghép đã có hàng trăm năm nay và nó vẫn tỏ ra hữu dụng, không thấy phát sinh những hệ lụy hay phiến phức đến mức phải thay đổi. Vậy thì có cần thiết phải thay đổi không?
3.3- Lĩnh vực từ điển, giấy tờ tùy thân, ngành thống kê, kế toán và rất nhiều ngành khác sẽ bị sự thay đổi này gây ảnh hưởng to lớn và buộc phải thay đổi. Nếu chỉ vì sự thống nhất giữa máy tính và sách giáo khoa mà gây ra ảnh hưởng đó thì liệu có đáng làm không ? Kết luận cuối cùng: Đây là việc "thừa giấy vẽ voi".
Không được thay đổi ký tự chữ cái tiến Việt khi sự thay đổi đó chỉ đáp ứng một vài nhu cầu không thật thiết yếu mà ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác. Ngoài ra, vấn đề bản sắc văn hóa Việt thể hiện trong chữ cái tiếng Việt là thói quen không có hại. Thay đổi nó không phải dễ dàng một sớm một chiều và là một việc làm vô nghĩa trong khi còn bao nhiêu việc khác cần đầu tư gấp, thậm chí phải làm ngay.
Rất nhiều nước không dùng chữ cái la tinh như Nga, Hàn, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan... hoặc các nước có một số chữ cái biến thể của chữ cái la tinh như Ba Lan, Đức, Thụy Điển... nhưng vẫn dùng máy tính bình thường. Vậy hà cớ gì phải thay đổi chữ cái tiếng Việt?
Nguyễn Minh Tâm
Bảng chữ cái cùng phụ âm ghép là tài sản quí giá của ngôn ngữ Việt Nam
09/08/2011 6:41:57 CH
09/08/2011 6:41:57 CH
Trải qua quá trình giành và giữ độc lập lâu dài, bảng chữ cái hiện nay là kết tinh hoàn mỹ của sự phát triển ngôn ngữ Việt Nam và tinh hoa của thế giới. Chính vì thế Việt Nam là quốc gia phong kiến Nho giáo duy nhất sử dụng kí tự La tinh để diễn tả ngôn ngữ của mình cho đến hiện nay.
Tuy vậy, tiếng Việt Nam thông qua các kí tự La tinh vẫn duy trì những giá trị truyền thống của mình bằng hệ thống âm tiết và sự biến hóa các kí tự để ra đời những nguyên âm riêng biệt (ê, ô, ơ, ư), phụ âm riêng biệt (đ), tổ hợp phụ âm-phụ âm ghép riêng biệt (tr, kh, gi, qu, ngh,...). Do vậy những tiếng Việt ngày nay là một sự tài sản quí báu, sáng tạo của cha ông.
Bảng chữ cái hiện tại vừa giúp chúng ta dễ hòa nhập quốc tế vừa giữ những nét riêng quí báu của toàn dân ta. Đó là bản sắc nên không thể nói tổ tiên và chúng ta "phức tạp hóa bằng các chữ kép thay thế cho nhóm ký tự F, J, W, Z khiến cho tiếng Việt khó hòa nhập quốc tế."
Tôi thật sự sốc khi nghe đề xuất này của ông Quách Tuấn Ngọc. Một khi đề xuất này thành hiện thực liệu những tên gọi gắn bó, những danh từ có phụ âm ghép thiêng liêng sẽ được viết lại như thế nào? Không lẽ chúng ta sẽ viết từ Tổ Quốc thành Tổ Wốc? Thay thế phụ âm ghép rõ ràng là tự giết đi, tự phá đi bản sắc dân tộc! Thay đổi và kết tinh thêm những cái mới là nhu cầu và nhiệm vụ của mọi ngôn ngữ.
Tuy nhiên liệu có bức thiết hay không khi đề xuất thay đổi bảng chữ cái tiếng Việt lúc này trong khi tiếng Việt hiện tại đang phải đối mặt với "toàn cầu hóa", đang không đủ sức Việt hóa những từ mới (như internet, laptop, blog...) và nhất là khi giới trẻ không còn sử dụng tiếng Việt trong sáng như trước.
Cá nhân tôi cho rằng, để đảm bảo sự trong sáng cho tiếng Việt và nâng tính hội nhập, cần sự giáo dục ý thức mọi người sử dụng đúng tiếng Việt, bảo vệ những nét riêng của tiếng Việt, cần một đội ngũ chuyên gia ngôn ngữ học Việt hóa những từ nước ngoài được người Việt sử dụng thường xuyên thay vì thêm vào tiếng Việt những kí tự ngoại lai!
Đoàn Hải Đăng
Tuy vậy, tiếng Việt Nam thông qua các kí tự La tinh vẫn duy trì những giá trị truyền thống của mình bằng hệ thống âm tiết và sự biến hóa các kí tự để ra đời những nguyên âm riêng biệt (ê, ô, ơ, ư), phụ âm riêng biệt (đ), tổ hợp phụ âm-phụ âm ghép riêng biệt (tr, kh, gi, qu, ngh,...). Do vậy những tiếng Việt ngày nay là một sự tài sản quí báu, sáng tạo của cha ông.
Bảng chữ cái hiện tại vừa giúp chúng ta dễ hòa nhập quốc tế vừa giữ những nét riêng quí báu của toàn dân ta. Đó là bản sắc nên không thể nói tổ tiên và chúng ta "phức tạp hóa bằng các chữ kép thay thế cho nhóm ký tự F, J, W, Z khiến cho tiếng Việt khó hòa nhập quốc tế."
Tôi thật sự sốc khi nghe đề xuất này của ông Quách Tuấn Ngọc. Một khi đề xuất này thành hiện thực liệu những tên gọi gắn bó, những danh từ có phụ âm ghép thiêng liêng sẽ được viết lại như thế nào? Không lẽ chúng ta sẽ viết từ Tổ Quốc thành Tổ Wốc? Thay thế phụ âm ghép rõ ràng là tự giết đi, tự phá đi bản sắc dân tộc! Thay đổi và kết tinh thêm những cái mới là nhu cầu và nhiệm vụ của mọi ngôn ngữ.
Tuy nhiên liệu có bức thiết hay không khi đề xuất thay đổi bảng chữ cái tiếng Việt lúc này trong khi tiếng Việt hiện tại đang phải đối mặt với "toàn cầu hóa", đang không đủ sức Việt hóa những từ mới (như internet, laptop, blog...) và nhất là khi giới trẻ không còn sử dụng tiếng Việt trong sáng như trước.
Cá nhân tôi cho rằng, để đảm bảo sự trong sáng cho tiếng Việt và nâng tính hội nhập, cần sự giáo dục ý thức mọi người sử dụng đúng tiếng Việt, bảo vệ những nét riêng của tiếng Việt, cần một đội ngũ chuyên gia ngôn ngữ học Việt hóa những từ nước ngoài được người Việt sử dụng thường xuyên thay vì thêm vào tiếng Việt những kí tự ngoại lai!
Đoàn Hải Đăng
Không nên thêm các ký tự ấy vào
09/08/2011 6:27:20 CH
09/08/2011 6:27:20 CH
Tôi đồng tình với ý kiến của bạn Hoàng Quân, bộ chữ cái tiếng Việt của chúng ta hiện nay với 29 kí tự như vậy là đủ rồi, không cần thêm thắt vào làm gì, lại càng không thể là chuẩn chính tả riêng trong ngôn ngữ máy tính được. Còn ý kiến của Nguyễn Châu Thành Ngọc có đoạn sai rồi, VN không phải là nước duy nhất ở châu Á xài hệ chữ cái Latin, mà còn có Philippines nữa.
Trần Văn Long
Trần Văn Long
Thôi đừng...
09/08/2011 6:16:31 CH
09/08/2011 6:16:31 CH
Các giáo sỹ phương Tây và các nhà ngôn ngữ VN khi sáng tạo ra chữ quóc ngữ hiện nay chắc chắn họ đã thấy rằng các chữ cái Latin F Z J W đã không kết hợp được với chữ cái nào để ghi âm một âm tiết nào đó của tiếng Việt nên họ đã không sử dụng.Với chừng ấy chữ cái,chữ Việt đã đủ dùng rồi vì đến nay âm của người Việt phát ra vẫn thế. Xin đừng thêm vào một cách vô lý nữa.
Bùi Xương
Bùi Xương
Dễ đánh mất tinh thần Văn hoá Dân tộc
09/08/2011 5:42:25 CH
09/08/2011 5:42:25 CH
Tôi thấy với hệ thống tiếng Việt của chúng ta hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu của mọi văn bản. Chúng ta thêm, hay thay đổi chỉ đem lại cái lợi ích nhỏ nhoi là rút ngắn thời gian sọan thảo văn bản mà chúng ta quên rằng mất cái lớn nhất là tinh thần Văn hoá - Dân tộc, đặc biệt là "ngốn" đi một khoản ngân sách không nhỏ của quốc gia. Số tiền đó, người nghèo rất cần, thật sự không đáng.
Le Kha
Le Kha
Không cần thiết
09/08/2011 5:22:25 CH
09/08/2011 5:22:25 CH
Theo tôi, bản thân Tiếng Việt vốn đã giàu và đẹp rồi nên không cân phải thêm hay thay đổi gì. Thêm các ký tự F, J, W, Z để làm quen sớm và phục vụ gõ các ký tự ă, â, ê, ơ, ư thì những cái đó thuộc môn anh văn và tin học, 2 môn đó sớm muộn gì mà phải học. Các ký tự F, J, W, Z khi thêm lại càng bị lạm dụng khiến Tiếng Việt mất dần sự trong sáng, thay vì từ "Phở" sẽ là "Fở" - cái này tôi cho là không hay. Hơn nữa việc thêm các ký tự F, J, W, Z sẽ làm rối hệ thống thứ tự bảng chữ cái (không biết các ký tự trên nên thêm ở vị trí nào cho hợp lý).
vn.biyuy
vn.biyuy
Hại nhiều hơn lợi
09/08/2011 4:56:49 CH
Tôi thấy đưa các chữ cái f, j, w, z vào bộ ký tự tiếng Việt là không hợp lý, chỉ thêm rắc rối: 09/08/2011 4:56:49 CH
- Việc này sẽ phát sinh ra hai cách viết và sẽ có cuộc tranh cãi bất phân thắng bại (tương tự như viết i và y).
- Trung Quốc và Nhật đã cải cách chữ viết và kết quả là học sinh phải học hai cách viết là một bài học.
- Từ trước đến nay, chưa thấy ai nói khó khăn khi sử dụng các ký tự f, j, w, z, mặc dù họ chưa học ngoại ngữ. Nhất là trẻ em, chúng học rất nhanh.
- Nếu thêm các ký tự f, j, w, z vào bộ chữ cái thì bộ tự điển sẽ ra sao ở các ký tự này.
- Nếu nói là để hòa nhập thì không hợp lý vì người nước ngoài học tiếng Việt không khó khăn với các phụ âm. Đối với họ chỉ khó các nguyên âm kép và dấu thanh thôi.
Cần nhìn từ việc thay chữ "y" thành "i"
09/08/2011 4:39:40 CH
Tôi nhớ không lầm là chúng ta cũng đã một lần thay đổi chữ "y" thành "i" trong văn bản tiếng Việt. Chỉ trừ trường hợp chữ "y" trong danh từ riêng và trong từ ghép "uy". Vậy mà đến nay trong xã hội còn nhọc nhằn về cách viết. Có người viết "y", cũng có người thay đổi viết "i" - như quản lý và quản lí. Một chữ đã khó khăn vậy thì thêm đến tận 4 chữ F, J, W, Z càng rắc rối hơn. Lúc đó nhiều văn bản và những điều luật đã được thống nhất, bao nhiêu tài liệu lưu trữ và sách học thuật sẽ trở nên "bỏ đi" hay khó khăn hơn cho người học và nghiên cứu. 09/08/2011 4:39:40 CH
Thử xem, khi thay "ph" thành "F" thì khi người viết "phố phường" - tiếng Việt đẹp, còn người viết "fố fường" - nhìn rất khó chịu, thi không biết một văn bản tiếng Việt sẽ ra sao với nhiều các viết khác nhau. Người chấp nhận và người không chấp nhận. Lúc đó sẽ nói được ai viết đúng chính tả ai viết sai chính tả đây? Tôi thấy việc làm này là không cần thiết và tốn công sức và tiền bạc như ý kiến của nhiều người.
Mong đề án này chỉ là ý kiến nếu không tiếng Việt mình không chỉ mang câu: "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam", mà còn mang thêm câu những câu nghe dữ dội hơn.
Tiếng nước tôi
GS Nguyễn Ðức Dân gửi đến Tuổi Trẻ bài viết này.
1. "Hoàn toàn chính xác" là một câu được rất nhiều MC dùng để khen người chơi trả lời đúng câu hỏi của những trò chơi truyền hình Chiếc nón kỳ diệu, Ðấu trường 100, Rung chuông vàng, Ai là triệu phú... Ðã có người phê nói vậy là không chuẩn. Ðáp án chính xác, trả lời chính xác là đáp án đúng, trả lời đúng 100%. Nói "chính xác" là đủ. Không cần nói dư thành "hoàn toàn chính xác". Phê vậy cũng phải. Tuy nhiên, trong thực tế tiếng Việt chúng ta vẫn gặp những cách nói như rất đúng, hoàn toàn đúng, vô cùng đúng, rất chính xác... Trong những cách nói này, ngoài đánh giá về lượng, những từ rất, vô cùng, hoàn toàn cốt nhấn mạnh tới lời khen chất lượng câu trả lời.
2. Tiếng Việt đời thường và thuật ngữ khoa học.
Trong phần Tăng tốc, có mục từ những hình ảnh đoán ra từ. Có ba người thi cho đáp án muối, lời đáp của Ngọc Oanh là muối ăn. Người dẫn chương trình dõng dạc: "Muối là đáp án của câu này". Lúc đó tôi bật lên: "Hại Ngọc Oanh rồi. Thế này thì ai đấu được với nhà đài?!". May mà ban cố vấn cho Ngọc Oanh cũng được điểm.
Riêng tôi, trong trường hợp này cần cho Ngọc Oanh thêm điểm thưởng vì em tư duy chính xác hơn. Ðiều này liên quan đến tiếng Việt đời thường và thuật ngữ khoa học. Muối là một thuật ngữ hóa học, vì chúng ta biết có phản ứng hóa học "acid + base -> muối + nước". Muối cũng là một từ ngữ đời thường: muối tinh, muối ăn, muối mè, muối tiêu, Muối của rừng (truyện Nguyễn Huy Thiệp).
Toàn bộ những hình gợi ý hiện ra trong câu hỏi đó không đề cập tới phản ứng hóa học, nghĩa là không đề cập tới thuật ngữ muối. Chúng chỉ gợi ý tới muối NaCl mà tiếng Việt đời thường gọi là muối ăn. Cho nên đáp án muối là đúng nhưng rộng, còn đáp án muối ăn mới chuẩn, mới là từ ngữ đời thường.
3. Ô chữ trong Vượt chướng ngại vật là một trò chơi hay. Nhìn một phần hình đoán ra toàn bộ bức ảnh biểu trưng cho từ gì. Bộ phận có thể làm nên đặc trưng của toàn cục. Bịt bức ảnh chân dung đi nhưng để lại đôi mắt người ta thường vẫn nhận ra đó là ai. Ðiều này cũng tựa như trong một bài viết, chỉ cần một vài từ ngữ, câu chữ là nhận ra ý tứ toàn bài.
- Không phải tất cả đều lên án tình trạng phần lớn chung cư mới xây dựng đều mang tên “ngoại”, có một số người cho đó chỉ là chuyện mánh lới để bán hàng trong buôn bán bình thường, số khác cho đó là một hiện thực trong đời sống, cái gì tồn tại đều có lý. Tên ngoại được chuộng vì người dân ta có thói quen xấu lâu đời là chuộng đồ ngoại.
Đông Kinh Nghĩa Thục đã có cả một bài giảng thống thiết về thói xấu mà các cụ gọi là “đưa vàng đi đổ sông Ngô biết bao giờ mới thu về được?”. Có vẻ điều đó như là một nghịch lý đối với một dân tộc hàng ngàn năm nổi tiếng kiên cường chống ngoại xâm. Dân ta vốn thế, giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh, không chấp nhận người nước ngoài bắt cá, hôi của, hiếp đáp dân ta, nhưng không bài ngoại, có thể nói là một dân tộc hiền hòa, dễ tính, dễ hòa nhập và luôn là “đất lành chim đậu” với người nước ngoài, kể cả những nước cựu thù.
Nhưng có “dễ tính” đến đâu nếu đặt lên bình diện văn hóa, chuyện đặt tên Tây thật khó chấp nhận. Không nên trách các nhà đầu tư, các chủ cửa hàng nước ngoài. Họ phải chiều “Thượng đế” để chóng thu hồi vốn và lợi nhuận chứ đâu có nhiệm vụ bảo tồn văn hóa cho ta. Nhà doanh nghiệp trong nước thì dù có tâm với văn hóa dân tộc hay không cũng phải nhắm mắt đưa chân cạnh tranh để khỏi thua thiệt. Một số ít mất tự tin hay đua đòi.
Cuối cùng thì hãy chịu khó tưởng tượng một chút, chỉ sau 20 năm đổi mới mà đã có 70% chung cư mới mang tên nước ngoài lạ hoắc, 20 năm nữa chắc chắn là “trăm phần trăm”! Mà không chỉ chung cư. Cửa hàng, cửa hiệu, trường học, quán bar, vũ trường, hiệu sách, dịch vụ matxa, cắt tóc... Rồi tên sữa của trẻ con, những Tom, những Bob cho con trai, Mary, Jeanette cho con gái sẽ được gọi ầm ĩ trong nhà, trong các ngày lễ tết, trong khi bố mẹ vẫn xưng tên là anh Mít, anh Xoài khấn khứa trước ban thờ!
Chuyện “vong bản” này cũng có nguyên nhân. Số là, cũng như nhiều doanh nghiệp thiếu tự tin với thương hiệu của mình, con em nhiều gia đình mới phất, mới nổi thì thiếu tự hào về dòng dõi nên “đi tắt đón đầu”, muốn dùng cái tên, tưởng có thể tự vượt vũ môn lên một giai tầng mới.
Tôi thấy hầu như không một gia đình nào có chiều sâu văn hóa ở nước ta, dù con cái đi đây đi đó cũng nhiều, thậm chí nhiều cháu du học từ thuở còn thơ, nhưng không thấy cháu nào kèm theo cho mình cái tên Tây. Ai cũng biết dù là người của công chúng, cần sự nổi tiếng trong công chúng, nhưng không có nghệ sĩ lớn nào của nước ta có tên Tây, trừ một số là Việt kiều. Không ai dại gì “mua rét về mà run”, những người tử tế!
Tiếng Việt còn, nước ta còn (Phạm Quỳnh). Chúng ta cũng tin như vậy. Hãy nhìn mặt mà đặt tên. Một trẻ Việt mắt đen tóc đen, một ngôi nhà dù chọc trời hay có mái cong tọa lạc trên đất Việt sẽ đẹp hơn rất nhiều khi mang tên Việt. Nếu nhà cửa đất đai, dinh thự, cầu đường rồi bến cảng, sân bay cũng như con em của chúng ta đều mang tên Tây hay kèm theo một cái tên Tây, thì tiếng Việt sẽ còn lại gì khi không còn âm hưởng gợi cảm của những cái tên riêng có thể làm run rẩy trái tim một người Việt lang thang trên phố?
Chúng ta không nên quá khích bịt mắt che tai xua đuổi tất cả những gì ngoại lai, làm thế sẽ có hại, rất có hại cho hòa nhập. Nhưng tên Tây không thể dùng lan tràn và bừa bãi đến mức có thể làm thay đổi bộ mặt một con đường, một thành phố. Tiện lợi cho thông tin, nhãn hiệu chỉ là chuyện nhỏ, về mặt này tiếng Việt còn thuận lợi hơn nhiều tiếng khác như Ả Rập, tiếng Trung.
Tất cả phải đặt sau lợi ích văn hóa lâu dài. Nhà nước nên có những quy định ngặt xem công trình nào, cửa hàng nào có thể lấy tên Tây, công trình nào không được. Nếu những chung cư, công trình do người nước ngoài đầu tư hay xây dựng mang tên Việt mà đẹp, mà nổi tiếng thì chắc lúc đó các nhà doanh nghiệp quen “ăn theo” của ta sẽ không còn lý do gì đặt cho sản phẩm của mình một cái tên lạ hoắc!
Tiếng nước tôi
23/06/2011 12:45:46 CH
23/06/2011 12:45:46 CH
Tiếng Việt phải được sử dụng hàng đầu trong mọi trường hợp. Nhưng nếu bắt buộc sử dụng thêm tiếng nước ngoài, thì tiếng nước khác có kích cở chỉ được phép bằng 1/2 tiếng Việt, và phải viết ở DƯỚI tiếng Việt. Bản sắc dân tộc và lòng tự tôn phải bắt đầu từ những việc nhỏ trước. Chúng ta hòa nhập nhưng không hòa tan.
HOANG TU
HOANG TU
Phải quản lý chặt chẽ
17/06/2011 2:10:42 CH
17/06/2011 2:10:42 CH
Tôi thấy bấy giờ quá dễ dãi trong việc đặt tên nước ngoài, không chỉ các công trình xây dựng mà còn sản phẩm, tên doanh nghiệp, tên Trường ĐH... và còn nhiều thứ khác nữa. Tiếng Việt đang cần gấp một Bộ Luật để ngăn chặn, thoát khỏi sự lâm nguy. Nếu không hành động ngay thì sẽ quá muộn. Lớp trẻ bây giờ thích sài tên nước ngoài, Tiếng Việt đang cần có một Bộ Luật để cứu khỏi sự lâm nguy, nếu không sẽ quá muộn.
Thiên Nhân
Thiên Nhân
Tên Tây
17/06/2011 12:04:00 CH
17/06/2011 12:04:00 CH
Tôi là 1 Việt kiều, vấn đề này đã nung nấu trong tôi nhưng bây giờ mới có dịp góp ý cùng những ai thiết tha về văn hóa nước nhà. Có 1 lần tôi đi sang khu Phú Mỹ Hưng (khu Hưng Gia) mà tôi tưởng mình đang ở Hàn quốc. Đa số những bảng hiệu đều viết bằng tiếng Hàn to tướng và chung quanh thì nghe những đối thoại bằng tiếng Hàn hoặc 1 ngôn ngữ khác.
Trong lòng tôi tự nhủ tương lai có lẽ người Việt sẽ bị đồng hóa? Đó là chưa nói những nơi khác, những bảng hiệu thì bằng đủ loại tiếng và kích cỡ, màu sắc thì vô trật tự thậm chí có những bảng hiệu to bằng cái mặt tiền và cao từ trên xuống dưới trông rất nhem nhúa. Nhìn những cái bảng hiệu như vậy người ta có thể đánh giá được sự tổ chức của nước mình.
Nếu quí vị nào quan tâm thì có thể xem trang web của chính phủ Quebec, Canada. Quebec là nơi mà có thể Việt Nam rút tỉa được những kinh nghiệm trong trường hợp này. Đại khái là những bảng hiệu ở đây phải ghi bằng tiếng Pháp (vì đa số dân ơ đây nói tiếng Pháp) nếu thương hiệu nào có nhu cầu thì những ngôn ngữ khác viết lên thì kích cỡ chỉ được phép bằng 1/2 tiếng Pháp.
Đó là chưa nói đến kích cỡ cho phép. Ví dụ 1 thương hiệu có mặt tiền 5 mét thì chỉ dược phép treo 1 bảng hiệu khoảng 1 mét vuông (luật địa phương), đó là chưa nói đến những mầu sắc được cho phép. Vấn đề dặt tên Tây cho trẻ em thì tôi không đồng ý 100% với ý kiến của ông NGUYỄN QUAN THÂN, vì đây là sự lựa chọn cá nhân trong gia đình, không ảnh hưởng chung đến văn hóa và xã hội.
70% cao ốc mang tên nước ngoài - Việc chọn tên nước ngoài đặt cho cao ốc, trung tâm thương mại, khu đô thị mới đang trở thành xu hướng khá phổ biến. Thậm chí tại một số khu vực, cao ốc mang tên nước ngoài gần như lấn át cao ốc tên Việt.
Một khu căn hộ trên đường Nguyễn Thượng Hiền, Q.Phú Nhuận, TP.HCM có tên nước ngoài - Ảnh: T.T.D. |
Tên nước ngoài tại tòa nhà cao ốc văn phòng trên đường Tôn Đức Thắng, Q.1, TP.HCM - Ảnh: T.T.D. |
Giám đốc một doanh nghiệp ước hơn phân nửa cao ốc, trung tâm thương mại đã bị “Tây hóa” trong chuyện đặt tên.
Tràn lan “sính” ngoại
Vừa qua khỏi dốc cầu Kênh Tẻ, (hướng từ quận 4 về huyện Nhà Bè, TP.HCM) sẽ gặp ngay khu đất rộng hàng ngàn mét vuông nằm phía bên trái đường Nguyễn Hữu Thọ (P.Tân Hưng, Q.7). Theo quy hoạch, tại đây là dự án chung cư cao tầng. Dự án ban đầu giới thiệu có tên là Royal Garden, nhưng nay đã thấy chủ đầu tư trưng bảng mới tên The Era Royal Plaza. Tên dự án đã “Tây”, những hình ảnh quảng cáo về căn hộ kèm theo cũng “Tây” không kém: type 2A, type 3A, type penthouse 2...
Chưa có quy định về đặt tên dự án Theo Sở Xây dựng TP.HCM, hiện Bộ Xây dựng chưa có quy định nào liên quan đến việc đặt tên cho các dự án nhà ở, trung tâm thương mại... Do vậy quá trình cấp phép xây dựng cho các dự án, sở không thể buộc chủ đầu tư các dự án phải dùng tiếng Việt. Dù một số chủ đầu tư có thể hiện tên công trình khi xin phép xây dựng nhưng lâu nay sở chưa quan tâm lắm đến vấn đề này, thường sở chỉ xem xét chức năng của chủ đầu tư cũng như địa điểm xây dựng, quy mô công trình, công năng sử dụng... để cấp phép. Tuy nhiên, một cán bộ Sở Xây dựng TP cho rằng sắp tới cơ quan chức năng cần quan tâm đến việc đặt tên công trình, công trình dạng nào được đặt tên nước ngoài, công trình nào cần phải đặt tên Việt và phải đăng ký tên dự án. Việc này nhằm tránh trường hợp có nhiều công trình cùng sử dụng một tên, sau đó phát sinh tranh chấp. |
Cũng trên tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ, vừa qua dốc cầu Rạch Đỉa (huyện Nhà Bè) là gặp ngay cụm chung cư cao hàng chục tầng đang trong giai đoạn hoàn tất. Chủ đầu tư dự án này là Công ty TNHH xây dựng-sản xuất-thương mại Tài Nguyên nhưng tên của dự án rất Tây: Kenton Residences.
Cách đó vài trăm mét là dự án Hoàng Anh Gold House của một chủ đầu tư khác. Phía bên kia đường Nguyễn Hữu Thọ là một dự án “Tây” khác với tên Dragon City...
Tại các tuyến đường thuộc khu trung tâm TP.HCM, người đi đường hoa cả mắt bởi “rừng” chữ ngoại dùng để đặt tên cho các cao ốc văn phòng, chung cư, trung tâm thương mại hay cửa hàng.
Đường Lê Thánh Tôn chỉ một đoạn ngắn khoảng 100m từ Tôn Đức Thắng đến Thái Văn Lung có cả chục cao ốc mang tên ngoại: tại số 6 Lê Thánh Tôn là cao ốc Gemadept Tower, địa chỉ số 8 kế bên là The Nomad, ở số 20 của tuyến đường này là Saigon Sky Garden, tại số 22 là The Lancaster, tại khu đất số 24 chuẩn bị xây dựng một cao ốc có tên Saigon Plaza...
Trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, đoạn từ Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến Hai Bà Trưng cũng có hàng loạt cao ốc văn phòng, chung cư cao tầng mang biển ngoại: Avalon ở địa chỉ 53, Sailing Tower tại số 51, Centec Tower nằm ở số 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai...
Không chỉ xuất hiện tại các TP lớn như Hà Nội và TP.HCM, xu hướng cao ốc gắn tên ngoại cũng đang phát triển ở những dự án khu dân cư, chung cư tại các tỉnh thành khác như dự án IJC Aroma (Bình Dương), Five Star (Long An)...
Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản ước có khoảng 70% các dự án mới (xây dựng từ năm 2000 trở lại đây) mang tên ngoại.
Nhắm vào thị hiếu khách hàng
Giám đốc một công ty kinh doanh địa ốc (mà công ty và dự án nhà ở của công ty đều mang tên ngoại) cho biết ban đầu công ty mang tên Việt và cũng định đặt tên Việt cho dự án. Nhưng thời gian triển khai dự án căn hộ cao cấp có tên ngoại rất “sốt” trên thị trường nên công ty quyết định đổi tên dự án để nhắm vào thị hiếu của khách hàng.
Mặt khác do thiết kế, tư vấn, giám sát dự án... đều do công ty nước ngoài thực hiện và khi gửi văn bản qua lại họ thường viết sai tên tiếng Việt của công ty nên công ty đã quyết định đổi sang tên nước ngoài cho tiện giao dịch.
Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho rằng có hai nguyên nhân khiến nhà đầu tư chọn tên ngoại để đặt cho dự án của mình. Một là doanh nghiệp muốn tạo sự chú ý để thu hút khách hàng vì không ít người nghĩ rằng dự án có “mác” ngoại thiết kế hiện đại, chất lượng cao hơn sản phẩm mang “mác” nội. Hai là một số chủ đầu tư chưa đủ tự tin về thương hiệu, sản phẩm của công ty mình nên mượn tên ngoại đặt cho dự án. Trong khi đó phần lớn khách hàng mà các chủ đầu tư này nhắm đến là người Việt Nam.
“Đó thật ra là cảm giác ảo từ phía chủ đầu tư và khách hàng. Trong khi điều quan trọng là chất lượng sản phẩm và việc thực hiện đúng hợp đồng mà hai bên đã ký kết” - ông Châu nói.
Ông Nguyễn Xuân Châu, tổng giám đốc một công ty tư vấn đầu tư bất động sản, nhận định việc sử dụng tên ngoại đặt cho dự án là thủ thuật của các chủ đầu tư trong việc tiếp thị dự án. Đặt tên ngoại khiến nhiều chủ đầu tư cảm thấy tự tin là dự án mình được “nâng tầm” hơn và khách hàng cũng đánh giá cao hơn.
Tuy nhiên theo ông Lê Hoàng Châu, dự án có “nâng tầm” hay không chưa rõ, trước mắt các chủ đầu tư bán giá sản phẩm cao và thu lợi nhiều hơn. Còn ông Nguyễn Văn Đực, phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, cho rằng thông thường những dự án có thiết kế, chất lượng tương đương nhau nhưng nếu gắn “mác” ngoại thì khách hàng nghĩ dự án đó cao cấp và sẵn sàng trả thêm vài trăm ngàn đồng cho mỗi mét vuông so với dự án mang tên nội.
Chứng minh bằng tên Việt
Ông Nguyễn Văn Đực cho biết nhiều dự án chung cư của ông đều mang tên Việt: Thái An 1, 2, 3... và mong muốn sản phẩm của công ty thuần Việt, do chính người Việt làm ra và cảm thấy tự tin về điều này khi giới thiệu với khách hàng. Đồng thời ông cũng muốn chứng minh với khách hàng sản phẩm tên Việt không thua kém sản phẩm mang “mác” ngoại.
Theo ông Đực, với người Việt, sản phẩm mang tên Việt sẽ ấn tượng, dễ đi vào lòng khách hàng hơn những sản phẩm đặt tên ngoại.
Ông Lê Hoàng Châu nói rằng lẽ ra các dự án nhà ở, khu thương mại... ở VN nên đặt tên Việt, phần tên tiếng nước ngoài nếu cần thiết chỉ ghi nhỏ hơn ở phía dưới để thuận tiện cho việc giao dịch với các đối tác nước ngoài. Nhưng thực tế không ít doanh nghiệp chọn tên ngoại để đặt cho dự án của mình, lấn át cả phần tiếng Việt. Đó là điều đáng buồn.
Cá nhân ông cảm thấy điều này làm giảm lòng tự trọng, tự hào của dân tộc. Quy định không cấm doanh nghiệp dùng tên ngoại đặt cho dự án của mình nhưng đây là ý thức của mỗi doanh nghiệp.
“Tiếng Việt rất phong phú nên vấn đề không phải ở tên ngoại, tên khác biệt thì dự án mới ấn tượng hơn, mà quan trọng ở cách chọn từ ngữ Việt cho phù hợp với sản phẩm” - ông Châu nói thêm.
Hà Nội: ở chung cư “ngoại” khó làm ăn
Từ vài năm nay, tại các khu đô thị mới ở Hà Nội mọc lên hàng trăm khu nhà chung cư cao tầng, trung tâm thương mại được gắn những cái tên rất “Tây” như Handi Resco Tower, Ha Noi Towers, Somerset Grand Ha Noi... Điều này khiến rất nhiều người dân, thậm chí với ngay cả chủ căn hộ ở những khu chung cư có tên Tây này gặp phải một số khó khăn trong các giao dịch làm ăn và trong đời sống sinh hoạt.
Truy cập một số trang web giao dịch, mua bán bất động sản, có thể dễ dàng nhận thấy mức độ Tây hóa mà một số chủ đầu tư đặt tên cho các công trình. Trên các trang nhadatban.batdongsan.com.vn, muabannhadat.com.vn, batdongsan24h.net..., những chủ đề rao bán căn hộ hoặc giới thiệu các dự án xây dựng chung cư có tên nước ngoài như Ngọc Khánh Plaza, Vincom Village, tổ hợp tòa nhà The Pride... xuất hiện với tần suất khá lớn.
Theo ghi nhận tại một đoạn đường dài chưa đầy 3km trên đường Phạm Hùng, gần chục khu chung cư, tổ hợp văn phòng đã đưa vào sử dụng hoặc đang được xây dựng gắn tên Tây như Sico Tower, Handico Tower, Apex Tower, Vimeco... Cách đường Phạm Hùng 1km, trên đại lộ Thăng Long là dự án chung cư Lafontana và ngay gần đó là khu The Manor.
Tại khu đô thị Bắc An Khánh cũng có hai dự án “sính” tên ngoại là Tricon Towers và Splendora. Tại địa chỉ 458-460 đường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), một dự án thành phố sinh thái có tên rất “Tây” Eco City mới được đổi sang cái tên khác cũng “Tây” không kém là Times City.
Tương tự tại các khu đô thị Văn Quán, Văn Phú, Văn Khê (Hà Đông) cũng có hàng chục khu chung cư cao cấp được gắn mác “Tây”.
Anh Nguyễn Nam, một người môi giới bất động sản sống ở khu đô thị Nam Thăng Long Ciputra, cho biết chính anh cũng gặp phải một số rắc rối trong kinh doanh vì địa chỉ nơi ở có tên sính “ngoại”.
“Thỉnh thoảng phải đọc đi đọc lại cho khách hàng nhiều lần thì họ mới nghe được chính xác địa chỉ nơi ở của tôi. Đôi khi trong các giao dịch, để dễ dàng cho khách hàng và thuận lợi trong công việc, tôi chỉ dùng mỗi địa chỉ thuần Việt là Nam Thăng Long thôi” - anh Nam nói.
Theo anh, có khá nhiều khách hàng rất thích tìm mua những căn hộ chung cư cao cấp gắn tên nước ngoài nhưng đôi khi có nhiều khách chẳng thể nhớ và đọc được chính xác tên khu nhà mà mình tìm mua.
Lỗi của cả nhà quản lý
17/06/2011 3:35:02 CH
17/06/2011 3:35:02 CH
Tôi nghĩ rằng, người ta dùng tên ngoại để đặt tên cho các công trình là những kẻ nô lệ của ngoại bang và của đồng tiền, là những kẻ trưởng giả học làm sang. Ở đất Việt mà cứ phải đọc tiếng tây hoài cảm thấy rất khó chịu. Lỗi này không chỉ nhà đầu tư mà cả nhà quản lý.
Văn Bá
Văn Bá
CẦN 1 NGHỊ QUYẾT 11 CHO VIỆC ĐẶT TÊN CAO ỐC, KHU DÂN CƯ MỚI
16/06/2011 10:32:05 CH
16/06/2011 10:32:05 CH
Chúng ta tưởng tượng ra vài năm nữa, con em chúng ta gặp nhau, chào hỏi “bạn ở đâu?” – “tớ ở Royal Garden !!!” – khách lên Taxi yêu cầu tài xế chở đến Sunrise City !!! hay là Gold House - Dragon City. . . và chúng ta ngỡ là đang sống trên một đất nước nào đó chứ không phải của Việt Nam. Tại sao chúng ta lại ngớ ngẩn như thế - niềm tự hào dân tộc, trách nhiệm của ngành Văn hóa ở đâu? Nếu có dịp đến các nước phát triển gần chúng ta như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các khu Cao ốc, khu dân cư không hề có tên ngoại được nêu ra, có chăng là chữ rất nhỏ 30% dưới chữ dân tộc họ, thậm chí những sản phẩm ngoại khi vào nước họ cũng đều mang tên nội địa như cocacola, các nhãn hiệu xe nhìn vào logo mới biết là hiệu xe của ai… Đó là niềm tự hào dân tộc đáng cho chúng ta học hỏi.
Nếu cho là những tên Việt Nam không có mỹ từ đặt thì xin thưa là riêng Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có trên 600 bài hát mang tên rất đẹp như Diễm xưa, Hạ trắng, Biển nhớ .v.v… chứ chưa nói đến kho tàng mỹ từ của Việt Nam là vô tận của 4.000 văn hiến. Trong tuần này thương hiệu Wonder Buy tuyên bố phá sản là một cảnh báo cho việc đặt tên nước ngoài kinh doanh trên thị trường Việt Nam.
Xây dựng một nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc là kim chỉ nam đã ghi trong các Nghị quyết của Đảng. Đặt tên cho một sản phẩm dù lớn hay nhỏ cũng được xem là một phạm trù văn hóa. Không được lơ là, mơ hồ, vì lơ là, mơ hồ sẽ dẫn đến mất đi bản sắc văn hóa dân tộc…
Trầm Khoan Dũng
Nếu cho là những tên Việt Nam không có mỹ từ đặt thì xin thưa là riêng Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có trên 600 bài hát mang tên rất đẹp như Diễm xưa, Hạ trắng, Biển nhớ .v.v… chứ chưa nói đến kho tàng mỹ từ của Việt Nam là vô tận của 4.000 văn hiến. Trong tuần này thương hiệu Wonder Buy tuyên bố phá sản là một cảnh báo cho việc đặt tên nước ngoài kinh doanh trên thị trường Việt Nam.
Xây dựng một nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc là kim chỉ nam đã ghi trong các Nghị quyết của Đảng. Đặt tên cho một sản phẩm dù lớn hay nhỏ cũng được xem là một phạm trù văn hóa. Không được lơ là, mơ hồ, vì lơ là, mơ hồ sẽ dẫn đến mất đi bản sắc văn hóa dân tộc…
Trầm Khoan Dũng
Còn tùy nhà đầu tư
16/06/2011 5:55:32 CH
16/06/2011 5:55:32 CH
Nếu nhà đầu tư là công ty hay tập đoàn nước ngoài thì tên của cao ốc mang dấu ấn nước ngoài là chuyện bình thường thôi. Tại sao lại phải buộc các cao ốc phải mang tên Việt. Thực sự bài viết của tác giả vẫn chưa cho tôi thấy rõ tại sao cao ốc mang tên Tây có ảnh hưởng đến ngôn ngữ Việt của chúng ta. Theo tôi, cao ốc vốn dĩ đã du nhập từ phương Tây, tại sao ta lại cố tình Việt hóa. Trên thực tế nhiều quá trình Việt hóa đã để lại nhiều hậu quả buồn cười như Định luật Ôm, Quy tắc Hun. Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, nếu vay mượn hoặc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài cũng không có gì là xấu, chỉ đừng tùy tiện chuyển cái của người thành cái của mình .
Đại
Đại
Bảo thủ
16/06/2011 5:33:30 CH
16/06/2011 5:33:30 CH
Trong thời kì hội nhập kinh tế toàn cầu, cái nhìn của chúng ta nên thoáng hơn về việc sử dụng tên cho các cao ốc. Tiếng Anh là ngôn ngữ mà toàn thế giới đang sử dụng, tất cả các trường đại học ở Việt Nam cũng đều lấy chuẩn đầu ra tiếng Anh ngày càng cao. Không bàn cãi đã là người Việt thì phải giữ gìn bản sắc văn hóa, tiếng nói nước ta. Nhưng nếu cứ bảo thủ thì làm sao mà vươn ra biển lớn?
MINH TIEN
MINH TIEN
Ngay cái tiêu đề cũng đã làm méo mó tiếng Việt
16/06/2011 4:55:40 CH
16/06/2011 4:55:40 CH
Ngay cái tiêu đề đã không ổn rồi thưa tòa soạn. Từ CAO ỐC là một từ Hán Việt mà trong Tiếng thuần Việt đã có từ thay thế được đó là NHÀ CAO TẦNG. Tiếng Việt đang bị chính người Việt làm cho méo mó. Tôi ví dụ nhé: Ông Hồ Cẩm Đào trao huy chương cho vận động viên Liuxiang. Nghe cứ như một người Việt Nam trao huy chương cho 1 vận động viên Trung Quốc. Tại sao không nói là ông Hu JinTao mà cứ phải là Hồ Cẩm Đào. Tại sao không gọi là tàu sân bay ShiLang mà cứ phải gọi là Thi Lang. Tại sao không nói tàu vũ trụ Shanshou mà cứ phải nói là Thần Châu. Ngay môn wushu lại có nội dung Tán thủ mà không phải là Talou???? Cái cần đọc đúng tên tây thì lại không đọc, cái cần đọc tiếng Việt thì lại cứ tây mà táng. Kiểu này cỡ vài năm nữa có lẽ có lẽ người tây lại định nghĩa lại tiếng việt.
Tuấn
Tuấn
Đừng áp đặt
16/06/2011 3:01:27 CH
16/06/2011 3:01:27 CH
Theo tôi, chuyện này không thể áp đặt được. Đây không chỉ là cái tên gọi thông thường mà nó còn bao hàm cả chiến lược, kế hoạch truyền thông trong đó nữa. Chuyện này đã và đang diễn ra trong các lĩnh vực khác nhau chứ đâu phải chỉ ở cao ốc không. Nếu bây giờ mới bắt đầu quản lý và "lập lại" trật tự thì liệu có khả thi? Hơn nữa, phần lớn những cao ốc này được xây dựng tại các thành phố lớn và đối tác của họ chủ yếu là người nước ngoài bên cạnh những doanh nghiệp lớn trong nước. Như vậy việc đặt tên cao ốc bằng tiếng Anh là hoàn toàn hợp lý. Thiết nghĩ việc gì ra việc đó, việc giữ nét thuần Việt là rất cần thiết đối với đất nước, đặc biệt là một nước có bề dày và sự đa dạng như Việt Nam nhưng cũng đừng vì điều đó mà đánh đồng mọi chuyện với lý do "Giữ gìn bản sắc dân tộc". Nếu quá rập khuôn thì chúng ta dễ trở thành bảo thủ.
Thanh Sơn
Thanh Sơn
Tên ngoại hay nội là mục đích Marketing
16/06/2011 1:33:30 CH
16/06/2011 1:33:30 CH
Theo tôi, mình không nên bàn nhiều về chủ đề này, cũng bình thường thôi trong xu thế hội nhập quốc tế, tên ngoại khó đọc hay khó nhớ hay thế nào thì để người phụ trách Marketing của tòa nhà đó nghiên cứu và cân nhắc.
Tien Lee
Tien Lee
Cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
16/06/2011 12:04:31 CH
16/06/2011 12:04:31 CH
Thật buồn cười khi ở ngay trên đất nước mình nhưng dân ta lại phải dùng tiếng Tây. Vẫn biết thời đại hội nhập, thế giới mở thì biết tiếng Tây là tốt, thế nhưng có nhất thiết phải dùng tiếng tây để đạt tên cho các tòa nhà mà người việt đầu tư xây dựng và cho người việt ở không?
Tại sao chính quyền địa phương, trung ương không có quy định về việc này nhỉ, cũng như cấm đô la hóa đồng tiền Việt đó? Không ngoại trừ các dự án gắn tên tây vào để bán bằng giá đô la và thực tế là hầu hết các dự án có tên tây tây đều chào bán với giá bằng tiền đô Mỹ. Tôi ủng hộ cho một quyết định của chính phủ về quy định đặt tên thuần Việt cho các dự án nhà chung cư ở Việt Nam.
Tại sao chính quyền địa phương, trung ương không có quy định về việc này nhỉ, cũng như cấm đô la hóa đồng tiền Việt đó? Không ngoại trừ các dự án gắn tên tây vào để bán bằng giá đô la và thực tế là hầu hết các dự án có tên tây tây đều chào bán với giá bằng tiền đô Mỹ. Tôi ủng hộ cho một quyết định của chính phủ về quy định đặt tên thuần Việt cho các dự án nhà chung cư ở Việt Nam.
Cần thiết thì sửa
16/06/2011 10:57:16 SA
16/06/2011 10:57:16 SA
Bao lâu nay chúng tôi thấy khó chịu thậm chí thấy bức xúc khi hầu hết các khu chung cư đô thị Việt Nam lại toàn dùng tiếng Tây. Tôi nhất trí với các bạn lỗi trước hết thuộc các nhà quản lý, sau nữa là các nhà doanh nghiệp họ coi thường văn hoá dân tộc. Tôi đề nghị từ nay trở đi không cho đặt tên nước ngoài, bất kể là nhà đầu tư nước ngoài hay Việt Nam đều phải dùng tên Việt Nam để đặt tên, nếu cần thiết thì cho sửa các tên đã đặt.
Vũ Đình Thuý
Vũ Đình Thuý
Xuất phát từ chính công ty nhà nước
16/06/2011 10:37:13 SA
16/06/2011 10:37:13 SA
Xem tên các ngân hàng, các công ty lớn nhà nước hay thậm chí tên các bộ, sở, ban ngành thì ta sẽ thấy khá nhiều tên nước ngoài( MOC, MIC, MOET, MT, MOF, MPS, MOH, HCMC Constructiondp, DPI, DOST, ICT, SAPP, SCPC...), đó là các công ty lớn, tổ chức lâu đời nhất tại VN đã thành công từ lâu nên chứng minh rằng tên nước ngoài rất đắt khách kéo theo các công ty ra đời sau cũng cố gắng có được một cái tên ngoại là điều dễ hiểu.
VNTT
VNTT
Cần có quy định cụ thể
16/06/2011 10:20:32 SA
16/06/2011 10:20:32 SA
Không thể trách các nhà đầu tư trong chuyện này. Có rất nhiều lý do chính đáng khiến các công ty địa ốc dùng tên nước ngoài đặt cho các cao ốc. Tất nhiên người dân ai cũng muốn thấy tên một cao ốc thuần Việt. Mặt khác, nếu cứ để tình trạng đặt tên kiểu này diễn ra vô tội vạ thì sau 10, 20 năm nữa trên đất nước ta sẽ ngập tràn cao ốc tên... “Tây”. Khi đó vấn đề này không chỉ ở lĩnh vực kinh tế nữa mà còn hệ lụy đến lĩnh vực văn hóa – xã hội. Thiết nghĩ Bộ Xây dựng cần nghiên cứu và đề ra các quy định trong việc đặt tên các công trình xây dựng sao cho hợp lý nhất.
Lê Đặng
Lê Đặng
Không chỉ cao ốc
16/06/2011 10:16:56 SA
16/06/2011 10:16:56 SA
Nói gì đến các cao ốc mà cửa hàng quần áo thời trang, đồ lưu niệm, tiệm uốn tóc, hớt tóc cũng... xài tên Tây vậy. Chưa kể cả con người (như các ca sĩ, diễn viên...) cũng xài tên Tây nốt. Theo tôi cái chính vẫn là do tâm lí sính ngoại mà ra. Tôi nghĩ pháp luật không nên cấm việc dùng tên nước ngoài vì có một số trường hợp là cần thiết, thích hợp. Có lẽ chúng ta chỉ nên khuyến khích mọi người sử dụng tên Việt và đừng quá lạm dụng tên Tây. Thật sự mà nói tôi thấy đi giữa Sài Gòn mà bắt gặp tên Tây cũng có cái hay, trông có vẻ chúng ta hội nhập hơn, văn minh hơn.
Cái đáng chê trách là lạm dụng, sử dụng không đúng chỗ mà thôi. Ví như một cao ốc ở khu bình dân, chủ yếu phục vụ cho người việt, chủ đầu tư là doanh nhân Việt thì để tên nước ngoài làm gì. Một cửa hiệu trong khu lao động, xóm nghèo mà xài tên Tây thì... phản cảm vô cùng, và tôi tin nó khó lòng bền vững.
Và điều nữa là để hạn chế việc làm dụng tên nước ngoài thì trước nhất mỗi chúng ta hãy "soi" lại mình. Nếu ai cũng không thích, dị ứng, thậm chí tẩy chay thì làm sao còn "đất" cho "tên Tây" sống sót, sinh sôi.
Thanh Thảo
Cái đáng chê trách là lạm dụng, sử dụng không đúng chỗ mà thôi. Ví như một cao ốc ở khu bình dân, chủ yếu phục vụ cho người việt, chủ đầu tư là doanh nhân Việt thì để tên nước ngoài làm gì. Một cửa hiệu trong khu lao động, xóm nghèo mà xài tên Tây thì... phản cảm vô cùng, và tôi tin nó khó lòng bền vững.
Và điều nữa là để hạn chế việc làm dụng tên nước ngoài thì trước nhất mỗi chúng ta hãy "soi" lại mình. Nếu ai cũng không thích, dị ứng, thậm chí tẩy chay thì làm sao còn "đất" cho "tên Tây" sống sót, sinh sôi.
Thanh Thảo
Khách hàng là ai?
16/06/2011 9:52:38 SA
16/06/2011 9:52:38 SA
Chung cư cao cấp, phần lớn người ở là người thuê(người nước ngoài), dùng tên tiếng Anh thì cả Việt Nam và nước ngoài đều dùng được, dễ giao dịch (ví dụ: gởi thư cho đối tác nước ngoài làm sao họ gõ được tiếng Việt). Tên đường là tiếng Việt nên đâu có vấn đề gì, đánh giá như vậy là hơi thiếu suy nghĩ môt cách khách quan. Chủ đầu tư muốn nhắm tới đối tượng khách hàng là ai thì họ sẽ chọn cái tên phù hợp.
Thanhbds
Thanhbds
"Sính ngoại" tràn lan !
16/06/2011 9:45:29 SA
16/06/2011 9:45:29 SA
Không riêng lĩnh vực xây dựng, việc sử dụng tên "ngoại" đã tràn lan trong mọi lĩnh vực, từ việc gọi tên riêng của trẻ con trong nhà : Kitty, Rubi, Bin...đến lĩnh vực văn hóa, văn nghệ...; thương mại hàng hóa... Nó xuất phát từ những "tư duy" muốn làm sang(!), tôn sùng "mác" ngoại vì thiếu niềm tin "mác" nội (?) và dùng tên ngoại để "lừa" người tiêu dùng...
Cuối cùng là về mặt quản lý, ngành chức năng cũng không có sự quan tâm(?), thiếu các văn bản quy định ( trong mọi lĩnh vực) về việc sử dụng ngôn ngữ Việt và tiếng nước ngoài (bắt buộc một tỷ lệ cho phép). Đây là những việc cần thiết - chậm còn hơn không...
Bá Kiên
Cuối cùng là về mặt quản lý, ngành chức năng cũng không có sự quan tâm(?), thiếu các văn bản quy định ( trong mọi lĩnh vực) về việc sử dụng ngôn ngữ Việt và tiếng nước ngoài (bắt buộc một tỷ lệ cho phép). Đây là những việc cần thiết - chậm còn hơn không...
Bá Kiên
Buông lỏng quản lý
16/06/2011 9:04:58 SA
16/06/2011 9:04:58 SA
Đừng nói là do dân ta sính ngoại, mà phải nói là chúng ta buông lỏng quản lý. Thử hỏi các vị có chức quyền mà ra Qui định cấm không cho đặt tên Tây mà bắt buộc toàn bộ phải đặt tên Việt Nam hết thì lấy đâu mà dân ta sính ngoại. Do trình độ quản lý của chúng ta kém mà ra thôi.
Thanh
Thanh
Người Việt dùng hàng Việt, mang tên Việt
16/06/2011 8:48:22 SA
16/06/2011 8:48:22 SA
Tôi mạn phép có một vài ý kiến như sau:
1. Việc đặt tên ngoại cho các dự án cao ốc thật sự xuất phát từ việc dân ta phần đông vẫn còn có tư tưởng sính ngoại , hễ cái gì mang tên nước ngoài là tốt hơn mang tên Việt, từ đó thương hiệu cho các sản phẩm chứ không riêng gì cao ốc đều thích có thêm tiếng nước ngoài (thông thường là tiếng Anh cho dể bán).
2. Do chủ trương của các nhà đầu tư muốn tìm thương hiệu theo phong trào để tăng giá trị của sản phẩm, tạo cho người mua cảm giác là căn hộ do thiết kế ngoại, do tư vấn nước ngoài , thậm chí nhà thầu ngoại thi công, chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn, để chủ đầu tư dể bán sản phẩm.
Vì vậy có nên chăng nhà nước phải quy định lại về việc đặt tên cho dự án bằng tiếng Việt? Có nên chăng tổ chức các phong trào trong nhân dân người Việt dùng hàng Việt mang tên Việt?
Nguyễn Từ Chí Mẫn
1. Việc đặt tên ngoại cho các dự án cao ốc thật sự xuất phát từ việc dân ta phần đông vẫn còn có tư tưởng sính ngoại , hễ cái gì mang tên nước ngoài là tốt hơn mang tên Việt, từ đó thương hiệu cho các sản phẩm chứ không riêng gì cao ốc đều thích có thêm tiếng nước ngoài (thông thường là tiếng Anh cho dể bán).
2. Do chủ trương của các nhà đầu tư muốn tìm thương hiệu theo phong trào để tăng giá trị của sản phẩm, tạo cho người mua cảm giác là căn hộ do thiết kế ngoại, do tư vấn nước ngoài , thậm chí nhà thầu ngoại thi công, chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn, để chủ đầu tư dể bán sản phẩm.
Vì vậy có nên chăng nhà nước phải quy định lại về việc đặt tên cho dự án bằng tiếng Việt? Có nên chăng tổ chức các phong trào trong nhân dân người Việt dùng hàng Việt mang tên Việt?
Nguyễn Từ Chí Mẫn
Dùng tên Việt để nâng tầm Việt Nam trong hội nhập quốc tế
16/06/2011 8:45:29 SA
16/06/2011 8:45:29 SA
Như chọn tên cho một đứa con, chủ đầu tư cũng quan trọng vấn đề ý nghĩa của nó. Tên tiếng Anh hay tiếng Việt đều nhằm tới ước mong an bình, thịnh vượng, hạnh phúc. Tôi rất lấy làm ấn tượng với cụm chung cư cao cấp thuộc phường Anh Khánh (Q.2): An Cư, An Thịnh, An Khánh, An Lộc...
Đối với phần đông người Việt, việc gọi tên nước ngoài chính xác không phải là đơn giản, và viết tên nước ngoài chắc chắn sẽ có những lỗi chính tả như thiếu nét, dư nét hay sai ký tự là chuyện thường gặp. Với người nước ngoài, hiện tượng này cũng tương từ khi ta dùng tên các toà nhà bằng tiếng Việt.
Câu hỏi rằng, ai là người sẽ gaio dịch nhiều hơn, ai là người sẽ sử dụng tên gọi ấy nhiều hơn? Và sản phẩm đó đang hiện diện ở đâu? Phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sử dụng của phần đông người Việt hay người nước ngoài? Nhớ có dạo báo chí làm một cuộc "càn quét" về việc "Tây hóa" tên các cửa hiệu và cũng đã có những tác động tích cực.
Với tôi, sử dụng ngôn ngữ của mình trong các thương hiệu, sản phẩm cũng là cách để nâng tầm Việt Nam lên trong hội nhập quốc tế.
Chúng ta vẫn tự hào về sự giàu đẹp và phong phú của tiếng nói mình, vậy tại sao những cái mang tầm cỡ của quốc gia, của thành phố lớn lại chẳng được ai biết đến như là sản phẩm của người Việt? Tên sản phẩm, tên cửa hiệu, tên cao ốc, khu đô thị, ... đề đã bị "Tây hóa", và tên người Việt cũng đang dần theo xu hướng ấy, (....). Đó là việc đáng buồn....Plaza, tower... rồi gì nữa?
- Năm 1999 ở TP.HCM xuất hiện Diamond Plaza. Sau đó nhiều cái “plaza” xuất hiện: Windsor Plaza, Dolphin Plaza, Indochina Plaza, Era Royal Plaza... Đối với phần đông người Việt, việc gọi tên nước ngoài chính xác không phải là đơn giản, và viết tên nước ngoài chắc chắn sẽ có những lỗi chính tả như thiếu nét, dư nét hay sai ký tự là chuyện thường gặp. Với người nước ngoài, hiện tượng này cũng tương từ khi ta dùng tên các toà nhà bằng tiếng Việt.
Câu hỏi rằng, ai là người sẽ gaio dịch nhiều hơn, ai là người sẽ sử dụng tên gọi ấy nhiều hơn? Và sản phẩm đó đang hiện diện ở đâu? Phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sử dụng của phần đông người Việt hay người nước ngoài? Nhớ có dạo báo chí làm một cuộc "càn quét" về việc "Tây hóa" tên các cửa hiệu và cũng đã có những tác động tích cực.
Với tôi, sử dụng ngôn ngữ của mình trong các thương hiệu, sản phẩm cũng là cách để nâng tầm Việt Nam lên trong hội nhập quốc tế.
Chúng ta vẫn tự hào về sự giàu đẹp và phong phú của tiếng nói mình, vậy tại sao những cái mang tầm cỡ của quốc gia, của thành phố lớn lại chẳng được ai biết đến như là sản phẩm của người Việt? Tên sản phẩm, tên cửa hiệu, tên cao ốc, khu đô thị, ... đề đã bị "Tây hóa", và tên người Việt cũng đang dần theo xu hướng ấy, (....). Đó là việc đáng buồn....Plaza, tower... rồi gì nữa?
1
Và những tên “Tây” có cái đuôi center, tower, town, park, garden, land... rộ lên: Sheraton Saigon Hotel & Tower, HC - Saigon Tower, Harbour View Tower, cao ốc Indochina Park Tower, Sapphire Tower - Saigon Pearl, Saigon Sky Garden, Happy House Garden, Landmark Tower, Hanoi Time Tower, Chelsea Park, River Silk City, CityLand... Khoảng 70% dự án mới mang tên ngoại (Tuổi Trẻ ngày 16-6-2011).
2
Đứng trước hiện tượng tràn lan cao ốc ”ngoại”, các cơ quan chức năng cần can thiệp như đã từng làm với những hiện tượng biển hiệu và quảng cáo. Và những tổ chức xã hội kiểu như “Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng các sản phẩm xây dựng” cũng cần vào cuộc. Vào cuộc can thiệp theo thông lệ quốc tế ngay từ lúc làm giấy khai sinh cho những dự án hiện diện trên đất Việt. Nhưng nhập gia cũng phải tùy tục. Nhiều người nhập quốc tịch Việt bèn dùng tên Việt: Trần Thị Nhung (bóng chuyền), Đinh Hoàng La (bóng đá)... Cũng không ít người nước ngoài mang thêm tên Việt vì yêu mến VN: một người Đức mê nhạc Trịnh Công Sơn bèn lấy tên Trịnh Công Duy, võ sư Trịnh Công Long không phải là người gốc Việt.
3
Theo thông lệ quốc tế, cần phân biệt những thương hiệu nước ngoài đích thực với những vỏ “Tây” nhưng ruột nội.
“Sofitel Hà Nội” nằm trong chuỗi khách sạn Sofitel của Pháp, Hilton Opera Hà Nội thuộc chuỗi khách sạn Hilton của Mỹ, khách sạn Daewoo tại Hà Nội thuộc chuỗi khách sạn của Tập đoàn Daewoo, Keangnam Hanoi Tower... là tòa nhà 70 tầng gắn với tên tuổi của Tập đoàn Hàn Quốc Keangnam... Đặt tên khách sạn, công trình kiến trúc... gắn liền với thương hiệu tập đoàn là một cách khẳng định chất lượng của khách sạn, của công trình theo thương hiệu của mỗi tập đoàn. Cách đặt tên này là một thông lệ quốc tế. Một số khách sạn VN được đặt tên tiếng Anh nhằm phục vụ khách quốc tế, cho người nước ngoài dễ nhớ là cần thiết. Métropole, Caravelle, Majestic... là những thương hiệu xứng đáng được tồn tại.
Cái gốc của hiện tượng nhiều công ty, nhiều trung tâm kinh doanh, xây dựng VN không hề có phạm vi hoạt động quốc tế dùng tên nước ngoài, như nhiều người từng lên án là bệnh người Việt sính thương hiệu nước ngoài, phản ánh tâm lý tự ti của người Việt. Dường như cứ kèm tên “Tây” vào là ngỡ rằng chất lượng hàng hóa cao lên, chất lượng khách sạn, chất lượng căn hộ càng thêm “cao cấp”...
Mác Vincom village Hanoi (Khu công nghiệp Sài Đồng - Long Biên) “oai” hơn tên làng Vincom Hanoi. Họ quên rằng chiếc áo không làm nên thầy tu. Tên tiếng Anh không làm nên chất lượng của công trình, dự án hay thương hiệu... Tất nhiên, việc dùng tên công ty làm tên dự án là điều không cấm.
Có khuynh hướng khá buồn cười là “dịch thô” những khái niệm tiếng Việt ra tiếng Anh hòng hấp dẫn người dùng. Người Việt thích sống trong một ngôi nhà hạnh phúc, thích những “sao”... Ấy thế là sinh ra cái tên các căn hộ Happy House Garden (khu đô thị mới Việt Hưng, Hà Nội), Five Star (Long An). Xuất hiện Botanic Towers vì chúng ta đang quan tâm tới thành phố xanh. Khu đô thị ở một tỉnh - xưa được coi là vùng đồng chiêm trũng - nay được chủ đầu tư nâng cấp lên “thành phố”: khu River Silk City (Phủ Lý).
Có những công ty hạng trung rặt Việt đầu tư xây dựng khu chung cư Chelsea Park (Nam Trung Yên, Hà Nội). Chelsea là thương hiệu của một đội bóng đá Anh nổi tiếng với ông chủ Nga Abramovich giàu có, sao lại dùng làm một thương hiệu xây dựng Việt nếu không ngoài mục đích câu khách tiêu dùng? Và tên ngoại nhưng vẫn hở ra “cái ruột” nội: May 10 Plaza là của Tập đoàn May 10 Hà Nội.
4
Khi xác nhận “giấy khai sinh” cho dự án, nhà chức trách nên chú ý tới những đặc điểm tiếng Việt của những tên này. Dù là mang tên nước ngoài vẫn không cần giữ lại những City, Tower, Center.
Chẳng hạn, nên đổi Vincom City Towers (ở Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội) thành tháp Vincom (gọn hơn tòa tháp Vincom), chỉ cần tháp Tài chính Bitexco chứ đâu cần Bitexco Financial Tower. Có cần cao ốc Saigon Finantial Center hay chỉ cần Trung tâm Tài chính Sài Gòn?
Chữ Việt
18/06/2011 5:29:31 CH
18/06/2011 5:29:31 CH
Đừng dựa hơi cái mác thị trường, tự do kinh doanh để bác bỏ dùng tiếng Việt trong việc đặt tên công trình, bảng hiệu. Phải dùng tiếng nuớc ngòai mới văn minh, lịch sự, đẳng cấp hay sao? Tại sao chúng ta quy định hàng hóa nhập khảu phải có văn bản chỉ dẫn bằng tiếng Việt, đó chính là văn minh. Theo tôi chả có tí gì cực đoan trong việc quy định dùng tiếng Việt đúng chỗ.
nguyễn việt triều
nguyễn việt triều
Đừng cực đoan, hãy để quy luật tự do của thị trường lên tiếng!
18/06/2011 3:09:09 CH
18/06/2011 3:09:09 CH
Sao không tự hỏi rằng tiếng Việt vì sao không được sử dụng, tôi không bác bỏ cái hay của tiếng Việt nhé. Người làm dự án người ta có cách tính toán và suy nghĩ của người ta khi đặt tên, Singapore vẫn sử dụng hai thứ tiếng Hoa và Anh, họ vẫn là những con người văn hóa, lịch sự, và phát triển bậc nhất.
Xin hãy dẹp bỏ chủ nghĩa dân tộc cực đoan đi, để thời giờ đó mà cống hiến cho đất nước, tranh cãi theo kiểu cực đoan đó chẳng làm cho tiếng Việt có giá trị hơn đâu, ai có tâm với tên dự an, công trình bằng tiếng Việt thì đi làm những dự án tạo tiếng vang trên thế giới, khi đó tên tiếng Việt sang hơn, thu hút hơn, dễ nhớ hơn, người ta sẽ tự động chọn.
Đừng đưa ra luật lệ o ép nhau, hãy làm đúng như nền kinh tế thị trường đi. Để thị trường tự quyết định lựa chọn những gì tốt nhất!
MLA
Xin hãy dẹp bỏ chủ nghĩa dân tộc cực đoan đi, để thời giờ đó mà cống hiến cho đất nước, tranh cãi theo kiểu cực đoan đó chẳng làm cho tiếng Việt có giá trị hơn đâu, ai có tâm với tên dự an, công trình bằng tiếng Việt thì đi làm những dự án tạo tiếng vang trên thế giới, khi đó tên tiếng Việt sang hơn, thu hút hơn, dễ nhớ hơn, người ta sẽ tự động chọn.
Đừng đưa ra luật lệ o ép nhau, hãy làm đúng như nền kinh tế thị trường đi. Để thị trường tự quyết định lựa chọn những gì tốt nhất!
MLA
Một bài viết hay
18/06/2011 1:22:04 CH
18/06/2011 1:22:04 CH
Tôi đồng tình với quan điểm của tác giả bài viết này. Đối với những khách sạn hay công trình đã có thương hiệu quốc tế (Sofitel, Hilton, Caravelle... ), giữ nguyên tên tiếng nước ngoài là chấp nhận được. Điều này thậm chí tạo ra một ấn tượng tốt là du lịch Việt Nam cũng có những khách sạn "hảo hạng", đạt tiêu chuẩn quốc tế. Còn đối với những công trình, khách sạn hoàn toàn không có "yếu tố nước ngoài", ta nên ra những điều luật hạn chế việc sử dụng tiếng Anh tràn lan, vô tội vạ.
Tôi cho rằng các doanh nghiệp cần phải có chính sách cân bằng giữa chiến lược tiếp thị và việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Cảm ơn tác giả Nguyễn Đức Dân vì đã có một bài viết hay, chỉ ra đúng cốt lõi của vấn đề.
Trần Hoàng Đức
Tôi cho rằng các doanh nghiệp cần phải có chính sách cân bằng giữa chiến lược tiếp thị và việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Cảm ơn tác giả Nguyễn Đức Dân vì đã có một bài viết hay, chỉ ra đúng cốt lõi của vấn đề.
Trần Hoàng Đức
Nhập gia tùy tục!
18/06/2011 11:31:32 SA
18/06/2011 11:31:32 SA
hiện nay, mặc dù tiếng Anh đã trở thành thứ tiếng phổ biến nhất trên thế giới, nhưng một số quốc gia vẫn cự tuyệt thứ ngôn ngữ này, hoặc chỉ dùng trong kinh doanh, hoặc những lúc cần thiết. Những nước như Trung Quốc tẩy chay ngoại ngữ cũng không phải hiếm. không chỉ các tên nước ngoài tràn lan, mà phong cách sống đến những thứ khác cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa của nước khác. Truyện tranh Nhật Bản hay, nét vẽ đẹp nên được đọc phổ biến là điều dễ hiểu,nên cần có bản quyền về nội dung, thế nhưng có cần thiết phải "bản quyền" luôn cả cách đọc truyện, cầm quyển truyện lên phải đọc từ sau ra trước, phải sang trái tôi thật sự thấy bất tiện vì không quen và không thích thú, có chăng chỉ là cái là lạ ban đầu khiến tôi tò mò! Cần phải chỉnh sửa ngay những vị khách nhập gia nhưng không tùy tục này , nếu đợi đến một ngày mọi người cầm quyển sách lên, theo quán tính lật xem từ trang cuối, đến lúc đó mới hành động thì e là đã quá muộn!
Phạm Nguyễn Thục Trinh
Phạm Nguyễn Thục Trinh
Sờ-ki Ga-đen...
18/06/2011 10:35:12 SA
18/06/2011 10:35:12 SA
Nhân Tuổi Trẻ có loạt bài về sử dụng tên nước ngoài tràn lan cho các cao ốc ở Tp. HCM, tôi xin kể một chuyện vui nhỏ tôi đã được chứng kiến. Lần đó tôi đến chơi nhà một người bạn ở khu Sky Garden 1 – Phú Mỹ Hưng, tình cờ nghe mẹ của bạn gọi điện kêu người giao nước đóng chai đến nhà: “Con giao cho bác 2 bình nước đến nhà số…, khu Sờ-ki Ga-đen nhá”. Không biết bên kia nói gì mà nghe bác cứ nhắc đi nhắc lại địa chỉ, bạn tôi sợ bác nói sai tên khu nhà người ta sẽ không biết để giao đúng địa chỉ nên chạy đến giật điện thoại và nói rõ lại là khu Sky Garden bằng tiếng Anh chuẩn, nhưng anh chàng giao nước bên đầu dây lại hỏi lại “Khu Sky Garden chị nói có phải là Sờ-ki Ga-đen không, khu đó em biết rồi, chỉ hỏi lại bác số nhà thôi…”. Theo lời mẹ bạn tôi nói thì có rất nhiều người già cả, giúp việc, giao hàng… gặp nhiều khó khăn với tên Tây của các khu chung cư, cao ốc hiện nay. Chúng tôi vừa buồn cười vừa thấy thương cho họ, sống ngay trên chính đất nước mình mà cũng phải chịu khổ sở vì ngoại ngữ như vậy.
Nguyễn Thụy Mỹ Phương
Nguyễn Thụy Mỹ Phương
Mình là người Việt
18/06/2011 10:05:59 SA
18/06/2011 10:05:59 SA
Nói dến chuyện sử dụng tên nước ngoài lại làm cho tôi cảm thấy bức xúc. Tôi nhớ hôm trên TP Đà Lạt có tổ chức chương trình hithop đường phố. Các đội tham gia đến từ nhiều tỉnh khác nhau nhưng có đặc điểm chung là không đội nào mang tên tiếng Việt. Chắc họ nghĩ như vậy cho oách nhưng tôi thì thấy phát ngán không muốn xem tí nào (mới nghe thấy tên tôi đã mất xcảm hứng rồi ).Chúng ta cần phải phản đối mạnh tình trạng này, mình là người Việt mà, phải giữ bản sắc Tiếng Việt chứ?
Minh Dương
Minh Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Có ý kiến gì không?