Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

End of the World - Tận thế

Những dự đoán về ngày tận thế trong ca khúc The End Of The World As We Know It (viết tắt TEOTWAWKI) của ban nhạc R.E.M đã không xảy ra. Đơn cử như việc người ta từng dự đoán các nhà khoa học ở Cơ quan nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN) sẽ khiến Trái đất diệt vong khi họ khởi động cỗ máy gia tốc hạt của họ.

Tuy nỗi lo tận thế rất mơ hồ, nhưng tác động do chúng tạo ra thì có thực. Hồi tháng 10 năm nay, một người phụ nữ lo sợ Trái đất sẽ bị hố đen do chiếc máy tạo ra hủy diệt nên đã đệ đơn lên tòa án nhằm ngăn chặn hoạt động của CERN.
Những giả thuyết nghiêm túc
Các chuyên gia thường xuyên theo dõi tận thế, vì vậy đã nở nụ cười lo lắng khi một sự kiện tận thế khác sắp diễn ra trong ngày 21.12 tới đây. “Có một điều các dự báo tận thế luôn giống nhau là chúng luôn sai. Chúng chưa từng xảy ra” – Stephen O’Leary ở Đại học Nam California chán nản nói.
Con người luôn bị ám ảnh về Ngày tận thế.
Con người luôn bị ám ảnh về Ngày tận thế.
Nhưng một bộ phận các nhà khoa học khác đã xem xét rất nghiêm túc giả thuyết tận thế. Tất nhiên, họ không bị thu hút bởi khía cạnh thần bí của sự kiện. Thay vì thế, họ nhìn nhận nó trong khuôn khổ một kịch bản thảm họa tương đối nhỏ đã diễn biến thành thảm họa quy mô lớn do sự mỏng manh dễ vỡ của con người hiện đại.
Nguyên nhân do 7 tỷ con người của ngày hôm nay đang sống trong một xã hội phức tạp, chủ yếu là đô thị, phụ thuộc vào các hệ thống cung cấp nước, năng lượng và thực phẩm kéo dài. Chỉ cần một đứt gãy địa chất lớn, công trình mỏng manh này sẽ nứt vỡ.
“Quá nhiều thứ trên thế giới này đã có quan hệ với nhau và nó khiến chúng ta trở nên dễ tổn thương” – Jocelyn Bell Burnell, một nhà vật lý thiên thể người Anh ở Đại học Oxford nói – “Ví dụ như một cơn bão Mặt trời tồi tệ có thể triệt hạ nhiều vệ tinh viễn thông và khiến những thứ như hệ thống định vị toàn cầu (GPS) hư hỏng. Trong các kịch bản xấu nhất, nhiều triệu người có thể chết, hàng loạt nền kinh tế sụp đổ và nhiều nền văn minh sẽ suy thoái hoặc mất đi, dù Trái đất và con người với tư cách một giống loài còn tồn tại.”
Cá nằm trên thớt?
Trận cúm diễn ra trong giai đoạn 1918-1919 mang tên cúm Tây Ban Nha, trong đó một dạng cúm mới mà con người chưa có thuốc chống lại, đã khiến từ 20-50 triệu người thiệt mạng và biến nó trở thành căn bệnh chết chóc nhất trong thế kỷ 20. Để so sánh, con số này có thể tương đương với 200 triệu người thiệt mạng trong thời điểm hiện nay.
Người ta từng dự đoán các nhà khoa học ở Cơ quan nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN) sẽ khiến Trái đất diệt vong khi họ khởi động cỗ máy gia tốc hạt của họ.
Người ta từng dự đoán các nhà khoa học ở Cơ quan nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN) sẽ khiến Trái đất diệt vong khi họ khởi động cỗ máy gia tốc hạt của họ.
Nhân loại đã suýt dính một thảm họa tận thế tồi tệ tương tự vào năm 1997, khi đại dịch cúm H5N1, với khả năng sát hại tới 60% số người nhiễm bệnh, bùng lên ở Hong Kong. Virus đã bị ngăn chặn do người ta cho tiêu hủy hàng loạt gia cầm. Năm 2009, dịch cúm lại quay trở lại với tên cúm heo H1N1, nhưng hóa ra virus này không gây hại nhiều lắm.
Nhưng các nhà vi trùng học nói rằng chúng ta sẽ không thể tránh đạn được mãi. Một loại virus mới có khả năng lây lan mạnh hơn, chết chóc hơn xuất hiện sẽ chỉ là vấn đề thời gian.
Một hiểm họa lớn hơn là vấn đề thiên tai. Siêu bão Sandy là ví dụ cho thấy thiên tai có thể gây nên những thảm họa trực tiếp tới đời sống của con người ra sao. Nó cũng là bằng chứng cho thấy con người đang phải trả giá bằng các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, do đã tác động phá hoại khí hậu toàn cầu.
Nhưng các chuyên gia nói rằng các tác động tồi tệ nhất của tình trạng trái đất ấm lên sẽ diễn ra từ từ, chứ không gây thảm họa lớn ngay lập tức.
Giống như những con tôm hùm bị nấu cho chết dần trong một chảo nước nóng mà không biết, những mối đe dọa từ tình trạng thay đổi khí hậu sẽ dễ dàng bị bỏ qua dưới radar chính trị.
Một số chuyên gia đã dự báo nhiều lần về việc sẽ xảy ra các trận hạn hán làm ảnh hưởng tới những vựa lúa mỳ của thế giới và khiến giá ngũ cốc tăng lên, hoặc khiến hàng triệu người bị đói ăn.
Ngoài ra, sự thay đổi khí hậu còn khiến hàng triệu người sống ở các vùng đất thấp mất nơi sinh sống, hàng trăm triệu người sẽ phải di cư vì ảnh hưởng từ việc này. Các cuộc chiến tranh về nguồn tài nguyên sẽ nổ ra, bên cạnh đủ loại các cuộc xung đột khác.
Nguy cơ từ thiên thạch và hạt nhân
Bên cạnh đó, phải kể tới nguy cơ chúng ta bị thiên thạch tông phải. Cú va chạm sẽ tạo nên một quả cầu lửa khổng lồ hủy diệt mọi thứ và bắn tung đất bụi lên thượng tầng khí quyển.
Một người đàn ông Trung Quốc tạo ra quả cầu để trú ẩn vào ngày tận thế.
Một người đàn ông Trung Quốc tạo ra quả cầu để trú ẩn vào ngày tận thế.
Bụi sẽ ở lại đây trong nhiều năm, khiến Trái đất lạnh đi và hủy diệt các loài thực vật, vốn là nguồn sống của các sinh vật trên bộ. Cũng theo cách thức này mà loài khủng long bị hủy diệt cách đây 65 triệu năm.
Trong thời Chiến tranh Lạnh, các nhà khoa học từng lo ngại về “mùa đông hạt nhân” hình thành từ cuộc chiến hạt nhân tổng lực giữa Mỹ và Liên Xô. Nhưng các tính toán gần đây cho thấy kịch bản này thậm chí có thể xảy ra ngay cả khi các nước tiến hành chiến tranh hạt nhân quy mô khu vực.
Một nghiên cứu xuất hiện trên tờ Scientific American hồi năm 2009 thấy rằng lửa hình thành từ 100 đầu đạn hạt nhân bằng cỡ quả bom ném xuống Hiroshima, Nhật Bản, có thể tạo nên ít nhất năm triệu tấn khói.
Nghiên cứu nói rằng chỉ trong chín ngày, khói sẽ lan ra toàn cầu. Sau 49 ngày, bụi sẽ phủ trên khắp Trái đất, che phủ ánh sáng Mặt trời và khiến mọi nơi đều có khung cảnh u ám giống nhau.

"Ngày tận thế" thật là 23/12 chứ không phải 21/12

Người Maya có ý niệm về vòng tuần hoàn của sự sống nên ngày cuối cùng 23/12/2012 chỉ đơn thuần là điểm kết thúc của một chu kỳ (Nguồn: AFP)

Trong lúc nhiều người đã đặt phòng tại các khu thánh địa trước đây của người Maya để chuẩn bị đón “ngày tận thế” thì các nhà nghiên cứu lại cho rằng người Maya không thực sự đặt ra cột mốc cụ thể về thời điểm thế giới diệt vong vào 21/12/2012 như nhiều người vẫn nghĩ.

Những truyền thuyết về ngày tận thế đã tạo cảm hứng cho nhiều tác giả và các nhà làm phim thật ra chưa bao giờ xuất hiện trong khối đá hình chữ T mà người Maya đã khắc lịch lên đó vào thời điểm khoảng năm 669 sau Công nguyên ở đông nam Mexico.

Thực tế, phiến đá đó ghi lại vòng tuần hoàn của sự sống. Theo đó, ngày cuối cùng của lịch Maya là 23/12/2012 chứ không phải là 21/12, và nó mang ý nghĩa là kết thúc cho một chu kỳ để mở ra một chu kỳ mới.

“Người Maya có một vòng tuần hoàn thời gian. Vòng tuần hoàn này không mang nhiều ý nghĩa về ngày tận thế,” nhà địa chất Mexico Jose Romero nói với AFP.

Nghĩa là sẽ không có những tòa nhà đổ sập, lũ lụt kinh hoàng, động đất và núi lửa như Hollywood đã mô tả trong bộ phim bom tấn “2012”. Nó là sản phẩm tưởng tượng của các nhà làm phim Hollywood chứ không phải của người Maya.

Phiến đá nói trên được gọi là Monument 6, đặt ở El Tortuguero, một di chỉ khảo cổ được phát hiện năm 1915.
Phiến đã đã bị vỡ thành 6 mảnh, các mảnh được trưng bày ở nhiều bảo tàng khác nhau tại Mỹ và Mexico, bao gồm bảo tàng Carlos Pellicer Camara Anthropology ở Tabasco (Mexico) và  Metropolitan ở New York.

Nghiên cứu đầu tiên về cột đá được một chuyên gia người Đức công bố năm 1978. Kể từ đó, nhiều chuyên gia về địa lý cho rằng cột đá của người Maya nêu trên nói tới ngày 23/12, thay vì ngày 21/12/2012.

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rằng, bộ lịch đá của người Maya tính thời gian bắt đầu từ năm 3114 trước Công nguyên đến ngày 23/12/2012. Tuy nhiên, do người Maya có ý niệm về vòng tuần hoàn của sự sống nên ngày cuối cùng 23/12/2012 chỉ đơn thuần là điểm kết thúc của một chu kỳ, chứ không phải là điểm kết thúc của thế giới này.


Lịch đá của người Maya (Nguồn: AFP)

Một chu kỳ thời gian của người Maya được tính là 13 baak t'uunes, với mỗi baak t’uunes tương đương với 144.000 ngày.

Thực chất, người Maya không tiên đoán những gì to tát và xa xôi mà chỉ dự đoán những sự kiện trong tương lai gần, liên quan đến vụ mùa, mưa gió hay hạn hán.

“Lịch của người Maya không có điểm kết thúc, mà là vô hạn. Đó là sự bắt đầu một chu kỳ mới, thế thôi,” sử gia Mexico Erick Velasquez nói.

Theo các chuyên gia, chính những người theo Thiên Chúa giáo mới nói về ngày tận thế chứ không phải là người Maya. Và mới đây, chính đại diện của người Maya đã lên tiếng bác bỏ về cái gọi là “ngày tận thế” vào 21/12/2012./.


"Nhân loại từ xưa đã có niềm say mê Ngày tận thế"

Con người có nỗi lo sợ rằng mặt trời có thể sẽ tắt hoàn toàn (Nguồn: AFP)
Bị một quả bí nuốt chửng, bị lũ lụt hay hỏa hoạn nhấn chìm, bị lạnh cóng trong kỷ băng hà mới, loài người đã nhìn Ngày tận thế với sự sợ hãi và cả niềm đam mê kể từ buổi bình minh của nhân loại.

Chu kỳ thiên nhiên – ngày và đêm, bốn mùa – đã từ lâu nuôi dưỡng nỗi sợ hãi của con người về việc sẽ bị rơi vào bóng tối vĩnh cửu hay mùa đông vô tận.

“Trước các tôn giáo một thần, các nền văn minh cổ đại sống trong nỗi sợ hãi rằng chu kỳ này một ngày nào đó sẽ ngừng lại,” nhà sử học Benard Sergent, tác giả của một cuốn sách gần đây về 13 huyền thoại khải huyền, giải thích.

Người Aztec tin rằng có một dịp nào đó – xảy ra 52 năm một lần – ánh sáng mặt trời sẽ không còn nữa, bởi vậy họ đã hiến tế nhiều người để đảm bảo ánh nắng vẫn tiếp tục.

Nhưng khác với việc Ngày tận thế là kết thúc tất cả mọi thứ, trong lịch sử, một huyền thoại khác lại cho rằng đó là một cách để thiết lập lại thời gian, phân chia giữa tốt và xấu và bắt đầu lại từ đầu.

Theo nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại, từ này có nghĩa là “khải huyền.” Được lựa chọn từ giả thiết trong Kinh Thánh, sách khải huyền về Thánh John, đây là một trong nhiều tình huống khi thế giới kết thúc, được truyền bá nhiều trong thời kỳ đầu của Thiên Chúa.

Cuốn sách về sự khải huyền, quyển cuối cùng trong bộ Tân Ước, mô tả một chuỗi các sự kiện đại hồng thủy tiêu diệt một phần sự sống trên Trái Đất, mà đỉnh điểm là sự trở lại lần thứ hai của chúa Jesus.

Đạo Hồi cũng có những câu chuyện về sự hủy diệt hàng loạt – bởi bão cát, xâm lược hoặc lửa.


Đạo Hồi cũng có những câu chuyện về sự hủy diệt hàng loạt bởi bão cát (Nguồn: AFP)

Bệnh dịch, nạn đói và các cuộc chiến tranh tàn bạo  khiến châu Âu trong thời kỳ Trung cổ dường như đang tiến đến sự diệt vong – dẫn đến một thời kỳ hưng thịnh của những lời tiên tri rằng thế giới sẽ kết thúc vào năm 1000 sau công nguyên, như  những lời  tiên đoán về ngày Tận thế một thiên niên kỷ tới.

Vào thời kỳ đầu Phục hưng, các tín đồ Anabaptist (giáo phái rửa tội lại) đã bị thuyết phục rằng ngày kết thúc của thế giới đã gần kề, và điều quan trọng phải làm là “rửa tội lại” con người trước khi điều đó diễn ra.

“Đó là một phần của sự cấu trúc lại loài người”

“Điều thường đe dọa nhất là bị các vị thần hay thiên nhiên gọi đến, về việc bị trừng phạt do đã không tuân theo những yêu cầu từ những người cấp cao,” Jean-Noel Lafargue, tác giả về một nghiên cứu về huyền thoại ngày tận thế trong lịch sử, cho biết.

“Ngày nay chúng ta không còn cần đến các vị thần để khiến chúng ta run sợ. Các thảm họa nhân tạo đã đủ rồi. Đó là sự thay đổi trong thế kỷ 20.”

Trong hàng ngàn năm nước được lựa chọn là vũ khí khải huyền.

Đối với Do thái-Kito giáo, lũ lụt gợi đến câu chuyện về chiếc thuyền Noah trong kinh thánh, nhưng mô tuýp về một trận đại hồng thủy do thần thánh giận dữ nhấn chìm loài người đã có từ lâu trong lịch sử.

Tại vùng Lưỡng Hà, huyền thoại về trận lụt lớn đến từ thời Sumer, giữa thiên niên kỷ thứ tư và thứ ba trước công nguyên, được kể lại trong sử thi Gilgamesh, một trong những tác phẩm văn học sớm nhất còn tồn tại cho đến ngày nay.

Hy Lạp cổ đại và La Mã cũng chia sẻ câu chuyện về trận lụt: Từ việc Ogyges – đặt tên theo một vị thần cai trị - bị nhấn chìm, cho đến Atlantic, lục địa huyền thoại bị biển cả vùi lấp, do nhà triết học Plato kể lại.

Tại buổi bình minh của nhân loại, một huyền thoại về nạn đại hồng thủy do một nhóm nhỏ những người đến từ vùng Cận Đông, người Do thái, đã trở thành huyền thoại nổi tiếng nhất.


Huyền thoại về nạn Đại hồng thủy, hay nước dâng là nổi tiếng hơn cả (Nguồn: AFP)

Theo sách Sáng thế, Chúa quyết định giải thoát Trái Đất khỏi con người và loài vật, và chỉ bảo cho Noal, một người “chính trực,” đóng một chiếc tàu để cứu bản thân và một phần của sự sống.

Lửa thường đến trước, hoặc sau trận lụt.

Hy Lạp, Scandinavia, Ấn Độ và các nền văn hóa gốc châu Mỹ đều nói về sự hủy diệt của nhân loại thời kỳ đầu do ngọn lửa.

Châu Phi và Ai Cập cổ đại không có huyền thoại về đại hồng thủy, nhưng những câu chuyện dân gian Tây Phi kể về một “quả bầu nuốt,” hay một quả bí, nuốt chửng toàn bộ các khu làng, nhà cửa, gia súc, thậm chí một phần nhân loại.

“Tôi nghĩ rằng đó là một phần của sự cấu trúc lại loài người, một phần của tâm lý con người tại một nơi nào đó, những người có niềm say mê đối với sự kết thúc của nhân loại,” Jocelyn Bell Burnell, giáo sư vật lý học thiên thể tại Oxford cho AFP biết.

Trong thời kỳ toàn cầu hóa của thế kỷ 21, ngày tận thế -  trên màn ảnh – thường xuất hiện như một đại dịch hay do biến đổi khí hậu, nhưng lời tiên đoán được nhiều người chú ý nhất là ngày 21/12, đánh dấu từ lịch của người Maya, là ngày tận thế của thế giới./.

Đại Hồng Thủy không phải là 2012

Có một thời loài người đã từng phát triển văn minh rực rỡ, nhưng đạo đức của họ suy đồi, trái tim họ trở nên ích kỷ và độc ác. Họ thường xuyên có những ý nghĩ và mưu tính xấu xa. Thần đã kiên nhẫn chờ đợi loài người thay đổi tốt hơn lên, nhưng vô vọng, vì vậy Thần quyết định hủy diệt loài người đã tha hóa biến chất bằng cơn Hồng Thủy, đồng thời tẩy sạch địa cầu.

Những câu chuyện về Trận lụt toàn cầu đã được ghi chép lại với tư cách là một sự kiện lịch sử hoặc ít ra là “huyền thoại” của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Những nhà truyền giáo từ cổ chí kim đều kể lại rằng: họ đã rất kinh ngạc khi khám phá ra là nhiều dân tộc từ rất rất lâu đã truyền từ đời này sang đời khác “truyền thuyết” về một trận lũ lụt khủng khiếp trên quy mô toàn cầu, có rất nhiều điểm cực kỳ giống với những gì được ghi chép trong sách Bible. H.S. Bellamy trong tác phẩm “Những Mặt trăng, Thần thoại và Con người” ước tính có gần 600 “huyền thoại” về Đại hồng thủy trên toàn thế giới. Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Babylonia, Lưỡng Hà, Sumeria, Peru, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, châu Mỹ, xứ Wales, Hawaii, Scandinavia, Sumatra, Polynesia, vv… tất cả đều có các phiên bản riêng của họ về một trận Đại Hồng Thủy cực lớn toàn cầu.
Đại Hồng Thủy không phải là 2012 - Tin180.com (Ảnh 1)
Nội dung chính của “truyền thuyết” Đại Hồng Thủy trong Sáng Thế Ký như sau:
Có một thời loài người đã từng phát triển văn minh rực rỡ, nhưng đạo đức của họ suy đồi, trái tim họ trở nên ích kỷ và độc ác. Họ thường xuyên có những ý nghĩ và mưu tính xấu xa. Thần đã kiên nhẫn chờ đợi loài người thay đổi tốt hơn lên, nhưng vô vọng, vì vậy Thần quyết định hủy diệt loài người đã tha hóa biến chất bằng cơn Hồng Thủy, đồng thời tẩy sạch địa cầu. Thần lựa chọn Noah vì ông còn đạo đức tốt đẹp và cho ông biết trước Đại thảm họa sắp xảy ra. Thần dạy ông đóng một con tàu để cứu bản thân, gia đình, những người khác và các cặp đôi động vật, đồng thời tích trữ nhiều thức ăn trên tàu. Rồi cơn Hồng Thủy thình lình xuất hiện, mưa liên tục suốt 40 ngày đêm, nước ngập tràn trái đất, ngập cả những đỉnh núi cao. Tất cả mọi sinh vật trên trái đất đều bị hủy diệt. Rồi Noah thả chim bồ câu ra để thử xem nước rút chưa. Lần đầu tiên chim quay về vì không có gì ngoài mặt nước mênh mông. Lần thứ 2 chim ngậm cành ôliu bay về nghĩa là nước đang rút dần. Lần thứ 3 bồ câu không bay về nữa vì nước đã rút và nó đã tìm thấy đất liền. Sau cơn Hồng Thủy, Noah và những người sống sót khác đã sinh sôi lại loài người.
Những phiên bản khác của “truyền thuyết” Đại Hồng Thủy hầu hết đều có các chi tiết cụ thể rất tương đồng với câu chuyện Đại Hồng Thủy trong Bible trên. Ví dụ:
Đại Hồng Thủy không phải là 2012 - Tin180.com (Ảnh 2)1. Sự cảnh báo về Trận Lụt sắp tới,
2. Về việc đóng một chiếc tàu trước khi sự việc xảy ra,
3. Sự bảo tồn nhiều cặp đôi của các loài động vật,
4. Về việc cứu sống những gia đình,
5. Dùng cách thả chim để xác định xem liệu mực nước đã rút xuống hay chưa.
Sự giống nhau đến mức đáng kinh ngạc giữa các truyền thuyết về Đại Hồng Thủy được tìm thấy ở tất cả mọi vùng miền trên toàn thế giới đã chỉ ra rằng: tất cả chúng phải bắt nguồn từ cùng một nguồn gốc – một sự kiện toàn cầu, chỉ vì lưu truyền quá lâu đời cho nên mới có một vài điểm khác biệt nhỏ mà thôi.
Chúng ta hãy so sánh giữa ghi chép về Đại hồng thủy trong quyển Bible với ghi chép của người Babylon xưa.
Quyển sách BIBLE Câu chuyện BABYLON
Genesis 6:19 Và ngươi hãy mang lên tàu mỗi giống loài một cặp đôi, để chúng được sống cùng ngươi Lấy mầm sống của tất cả các loài sinh vật và đưa lên tàu
Genesis 7:1 Bước lên tàu
Genesis 7:16 Đóng cửa lại
Tôi lên tàu và đóng cánh cửa lại
Genesis 8:8 Ông thả một con bồ câu… Nhưng con bồ câu không tìm thấy chốn dừng chân nào cả, và nó quay về Tôi thả một con chim bồ câu … Con bồ câu bay đi, rồi quay trở lại, bởi nó không tìm thấy nơi nào để nghỉ cánh, cho nên nó quay về
Genesis 8:7 Ông thả một con quạ, nó bay đi bay về cho đến khi nước trên mặt đất rút khô Rồi tôi thả một con quạ ra. Nước đang rút dần đi. Nó ăn và nó bay đi bay về. Rồi nó không trở về nữa
Dưới đây là bảng phân tích 35/~600 câu chuyện Đại Hồng Thủy đã được thống kê trên toàn cầu.
Đại Hồng Thủy không phải là 2012 - Tin180.com (Ảnh 3)Bảng phân tích nội dung các câu chuyện Đại Hồng Thủy khắp toàn cầu. Nhấn vào hình ảnh để phóng lớn.
Đại Hồng Thủy không phải là 2012 - Tin180.com (Ảnh 4)
Ron Wyatt và đằng sau là tàn tích hóa thạch của con tàu Noah “huyền thoại”. Phát hiện này của Ron Wyatt đã được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ công nhận vào năm 1987. Địa điểm tại độ cao 2.000m trên mực nước biển thuộc dãy núi Ararat này đã trở thành Công viên Quốc gia Noah’s Ark của Thổ Nhĩ Kỳ, và được xem là Báu vật quốc gia của họ
Vào ngày 20/6/1987, Thống đốc tỉnh Agri của Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố với thế giới rằng: các cơ quan khảo cổ Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận khám phá của nhóm thám hiểm Ron Wyatt là sự thật. Vật thể hình chiếc tàu trên ngọn núi Ararat tại độ cao 2.000m trên mực nước biển ấy đã được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ công nhận đúng thật là Con tàu Noah, và tuyên bố khu vực này đã trở thành công viên quốc gia, và là báu vật quốc gia. Có lẽ đây là phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất trong lịch sử chứng tỏ thảm họa Đại hồng thủy là có thật.
Vậy nước lụt đến từ đâu? Cái gì đã gây ra thảm họa Đại hồng thủy nhấn chìm trái đất trong biển nước mênh mông?
Mới đây, các nhà khoa học đã khám phá những đại dương khổng lồ nằm ẩn sâu hơn 1.000 km dưới bề mặt trái đất. Họ tuyên bố đã khám phá nhiều khối nước khổng lồ bên dưới bề mặt trái đất và cho rằng có hai đại dương ngầm, và đây chính là nguyên do gây ra thảm họa được kể trong các “truyền thuyết” Đại hồng thủy khắp thế giới.
Khám phá của Giáo sư Wysession thật sự đáng kinh ngạc: Có bằng chứng cho thấy tồn tại ít nhất hai đại dương ngầm bên dưới bề mặt lục địa Âu – Á và Bắc Mỹ, có tâm điểm nằm tại Trung Quốc và phía Nam Hoa Kỳ. Giáo sư nói: “Đặc điểm giảm dần đặc biệt của sóng địa chấn theo chiều dọc rõ ràng cho thấy sự hiện diện của nước. Đặc điểm này tương ứng với nước”.
Đại Hồng Thủy không phải là 2012 - Tin180.com (Ảnh 5)
Hình ảnh về khối nước ngầm dưới lòng châu Á, Nga, và một phần nhỏ dưới Bắc Mỹ. Đây là những quốc gia có sức mạnh hạt nhân lớn nhất thế giới.
(Ảnh: National Geographic)
Các nhà nghiên cứu cũng đã thiết kế mô hình 3D của khu vực dựa theo cơ sở dữ liệu thăm dò độ sâu. Họ cho rằng các đại dương ngầm này có lượng nước không kém Bắc Băng Dương. Nước được xác định ở dưới độ sâu từ 1.200 km đến 1.400 km. Viện sĩ Eric Galimov, Giám đốc Viện Địa hóa học và phân tích giải tích Vernadsky ở Mátxcơva, đánh giá lý thuyết của Giáo sư Wysession là “hoàn toàn đáng tin cậy”.
Cũng nên lưu ý rằng cách đây khoảng 60 năm, các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester nước Anh cũng đã tuyên bố tìm thấy nước biển ngầm dưới bề mặt trái đất. Họ tìm thấy dấu vết của nước khi phân tích khí CO2 phun lên từ độ sâu khoảng 1.500 km. Đây là một kiến thức quan trọng, tuy nhiên dường như người ta không muốn biết tới.

Đại Hồng Thủy và truyền thuyết 2012 của người Maya

Đại Hồng Thủy và truyền thuyết 2012 của người Maya - Tin180.com (Ảnh 1)Teoberto Maler (12/1/1842 – 22/11/1917) là nhà thám hiểm nổi tiếng người Úc gốc Đức. Ông đã cống hiến cả đời mình để khám phá và ghi chép lập hồ sơ tư liệu về các di tích của nền văn minh Maya.
Mặc dù nền văn minh Maya rất nổi tiếng và đã được biết đến từ rất lâu, tuy nhiên việc khảo sát nghiên cứu về nó đến tận ngày nay vẫn còn ở mức độ sơ khai. Còn rất nhiều địa điểm nằm trong rừng sâu đến nay hầu như vẫn chưa được khám phá. Vào cuối thế kỷ 19 Teoberto Maler đã tiên phong khảo sát và lặn lội vào những địa điểm sâu trong rừng để nghiên cứu và chụp ảnh tư liệu, thậm chí ở lại đến vài tháng, ăn ngủ trong rừng giữa các tàn tích Maya. Dưới đây là một bức ảnh ông chụp được tại 1 trong những địa điểm đó.
Đại Hồng Thủy và truyền thuyết 2012 của người Maya - Tin180.com (Ảnh 2)
Ảnh chụp bởi nhà thám hiểm Teobert Maler tại một di tích của người Maya. Đến nay người ta vẫn chưa khảo sát phần lớn các di tích trong rừng, và địa điểm của tấm phù điêu này là một trong số đó.
Đó là một tấm phù điêu trên đá của người Maya. Nó minh họa một ngôi đền đã bị phá hủy bởi động đất, một người đàn ông đang chết đuối, một núi lửa đang phun trào, những cơn sóng thần cuộn dâng cao, một người đàn ông đang trốn chạy trên một con thuyền. Tổng thể bức phù điêu bất kỳ ai cũng dễ dàng nhận thấy: đó là một trận Đại Hồng Thủy.
Bức phù điêu này rõ ràng mô tả về một sự kiện mà người Maya đã được kể cho nghe, câu chuyện truyền miệng từ đời này sang đời khác. Nó làm người ta nhớ đến những thành phố dưới đáy biển như Yonaguni (Nhật Bản), Guanahacabibes (Cuba), vịnh Cambay (Ấn Độ), vv…
Ở khắp các vùng miền và tất cả các dân tộc trên thế giới đều có những câu chuyện về một đại thảm họa, một trận Đại hồng thủy tương tự như nhau. Các thống kê cho thấy, trên khắp thế giới có khoảng 600 câu chuyện Đại Hồng Thủy, với những chi tiết rất giống nhau.
Hầu hết các câu chuyện đều đại ý kể rằng: Có một thời loài người đã từng phát triển văn minh rực rỡ, nhưng đạo đức của họ suy đồi, trái tim họ trở nên ích kỷ và độc ác. Các vị thần đã kiên nhẫn chờ đợi loài người thay đổi tốt hơn lên, nhưng vô vọng. Các thần vì vậy quyết định hủy diệt loài người đã tha hóa biến chất bằng cơn Hồng Thủy, đồng thời tẩy sạch và tịnh hóa địa cầu. Các Thần lựa chọn những người còn đạo đức tốt đẹp và cho biết trước Đại thảm họa sắp xảy ra, dạy họ đóng những con tàu để cứu bản thân, gia đình, những người khác và các vật nuôi của họ. Sau cơn Hồng Thủy, những người sống sót sinh sôi lại loài người và trở thành ông tổ của các nền văn minh mới.
Người Inca có “huyền thoại” rằng, họ là con cháu của một nền văn minh đã bị hủy diệt.
Phần 3 của Popol Vuh kể về sự sáng tạo ra nhân loại, sự di cư, và buổi bình minh đầu tiên của con người.
Đại Hồng Thủy và truyền thuyết 2012 của người Maya - Tin180.com (Ảnh 3)
Sacsayhuaman, Peru. Dễ dàng nhận thấy kỹ thuật chế tác đá của người thượng cổ cao siêu như thế nào. Những khối đá nặng hàng chục tấn, được đẽo gọt hoàn hảo và vừa khít với nhau, giữa chúng hoàn toàn không có khe hở. Nền văn minh hiện nay của chúng ta không thể làm được như vậy.
Ở Sacsayhuaman có những cấu trúc mà người ta thường gọi là “pháo đài” (xem hình). Các bức tường của nó được xây dựng bằng những khối đá rất lớn, có hình dạng rất khác nhau, nhưng lại vừa vặn khít với nhau hết sức hoàn hảo, và thực tế là không hề có một khe hở nào cả. Kiểu kiến trúc như thế không đẹp nhưng rất ổn định và kiên cố. Vì vậy các nhà nghiên cứu cho rằng chủ nhân công trình thượng cổ này đã cố ý xây dựng như vậy để chống động đất.
Đại Hồng Thủy và truyền thuyết 2012 của người Maya - Tin180.com (Ảnh 4)Tuy nhiên, kỳ lạ là kiến thức xây dựng ấy lại rất phổ biến vào những thời kỳ cổ xưa. Ta có thể thấy kiểu ghép nối đá đặc biệt này ở nhiều công trình thượng cổ trên khắp thế giới.
Điều đó cho thấy là những chủ nhân của các công trình đá ấy có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng bí ẩn về loại thảm họa này, loại thảm họa mà có liên quan trực tiếp đến tấm phù điêu Maya kể trên.
Ở Sacsayhuaman, Peru, còn có những tàn tích rất bất thường, xem hình bên:
Lối giải thích thông thường cho thứ trong bức ảnh ấy, là rằng người làm ra nó đã ngẫu nhiên tạo ra một số biểu tượng có hình dáng cầu thang lộn ngược.
Nhưng những người can đảm hơn thì hiểu rằng đây là cầu thang bình thường của một kiến trúc lớn, vô cùng cổ xưa. Một thảm họa đã phá hủy, lật nhào nó, để lại tàn tích mà chúng ta thấy trên hình. Thiên tai này tất nhiên là rất lớn.
Đại Hồng Thủy và truyền thuyết 2012 của người Maya - Tin180.com (Ảnh 5)Đại Hồng Thủy và truyền thuyết 2012 của người Maya - Tin180.com (Ảnh 6)
Những khối đá khổng lồ dị thường tại Sacsayhuaman. Ảnh của Erich Von Däniken.
Hình bên trái là Von Däniken đứng bên cạnh khối đá để cho thấy độ lớn của nó. Lực cần thiết để lật nhào những khối tường và cầu thang đá cực cổ xưa này rõ ràng là rất lớn.
Đại Hồng Thủy và truyền thuyết 2012 của người Maya - Tin180.com (Ảnh 7)
Ảnh chụp khác của chiếc cầu thang lộn ngược ở trên (lấy từ một trang web du lịch)
Đây là 3 hình ảnh chi tiết nữa của những khối đá bất thường tại Sacsayhuaman. Chúng có vị trí như ngày nay, nếu không phải do một chấn động dữ dội nào đó, thì là do điều gì?
Như vậy theo bạn Đại hồng thủy có thật hay không, khi mà truyền thuyết không thực sự chỉ là truyền thuyết?
Lịch sử của loài người cần phải được viết lại cho đúng. Đó là trách nhiệm mà chúng ta phải hoàn thành, để mang lại tương lai cho các thế hệ mai sau.


Đại Hồng Thủy – “truyền thuyết” và sự thật

Đại Hồng Thủy - ’truyền thuyết’ và sự thật - Tin180.com (Ảnh 1)
Truyền thuyết về Đại hồng thủy xuất hiện trong rất nhiều nền văn hóa cổ xưa như Lưỡng Hà, Babylon, Trung Hoa, Hy Lạp cổ đại…
“Truyền thuyết” nổi tiếng nhất là trận Đại hồng thủy được ghi trong sách Sáng Thế ký. Thần quyết định xóa sổ loài người vì tội ác của họ, nhưng lại cứu Noah vì ông có đạo đức. Thần đã dạy ông cách đóng một con thuyền lớn để tự cứu mình, một số ít người khác, cùng với các loài động vật.
Một “truyền thuyết” được coi là cổ xưa nhất về Đại hồng thủy được ghi lại trong cuốn sách đá của nền văn minh Lưỡng Hà. Thần Enki đã cảnh báo vua Ziusudra thành Shuruppak (một triều đại cách đây 5.000-6.000 năm, nay thuộc lãnh thổ Iraq) rằng Thượng đế sẽ tiêu diệt loài người bằng một trận lụt ghê gớm. Thần Enki đã mách cho vua Ziusudra cách đóng một con thuyền lớn, nhờ đó Ziusudra đã thoát nạn.
Đại Hồng Thủy - ’truyền thuyết’ và sự thật - Tin180.com (Ảnh 2)
Phần đánh dấu màu vàng đậm trong hình là khu vực Lưỡng Hà xưa kia. Khu vực này là của những nền văn minh sớm nhất mà con người biết đến. Đặc điểm chung của các nền văn minh này là đều xuất hiện đột ngột với trình độ rất cao ngay từ đầu.
Trong “truyền thuyết” Babylon cổ xưa, người anh hùng Gilgamesh thuộc xứ Uruk muốn trở thành bất tử giống như tổ tiên của mình là UtNapishtim. Chính ông đã cảnh báo cho Gilgamesh biết sắp có trận lụt lớn. Gilgamesh đã học được cách đóng một cái tàu lớn để đưa gia đình, bạn bè và tài sản của mình lên đó để tránh Trận Lụt.
Cuốn sách Luật lệ của Plato cũng đã nói về Trận Lụt lớn xuất hiện trước thời của ông khoảng 10.000 năm.
Truyền thuyết Hồ Ba Bể ở Việt Nam cũng liên quan đến đại hồng thủy. Thần Giao Long hóa thân thành một bà lão ăn mày đi dự hội “Vu Già” cầu Phật, do thấy người đời không có lòng nhân từ nên đã dâng nước nhấn chìm tất cả. Chỉ có hai mẹ con người góa phụ cho bà ăn mày ăn ngủ nhờ là được cứu. Thần đưa cho họ 2 vỏ trấu (sau đó biến thành thuyền) và một nắm tro để rải xung quanh ngôi nhà của mình. Khu đất đó không bị chìm trong nước và ngày nay là đảo Po-già-nải ở giữa Hồ Ba Bể.
Những phát hiện khoa học
Các cuộc khai quật ở khu vực nền văn minh Lưỡng Hà (thuộc nước Iraq ngày nay) đã phát hiện nhiều dấu vết như lớp bùn trầm tích, hay các hóa thạch liên quan đến trận đại hồng thủy.
Trong những năm 1920, nhà khảo cổ học người Anh Leonard Wooley trong khi khai quật ở khu vực phía Nam vùng đất Lưỡng Hà (được coi là nơi sinh Abraham, tổ phụ của dân Do Thái) đã phát hiện các vỉa bùn sâu nằm dưới nước. Ngoài ra còn có nhiều dấu vết nhà cửa vật dụng bằng gốm chìm dưới tầng bùn.
Gần đây, các nhà khoa học tìm thấy dấu tích của một chiếc tàu lớn trên một đỉnh núi cao gần 2.000m tại Thổ Nhĩ Kỳ. Họ cho rằng đó là chiếc tàu nổi tiếng của Noah, được ghi chép trong sách Sáng Thế ký.
Như vậy, có thể khẳng định những trận Đại hồng thủy trong quá khứ là có thật.
Đại Hồng Thủy - ’truyền thuyết’ và sự thật - Tin180.com (Ảnh 3)
Các nhà khoa học cũng đưa ra giả thiết về nguyên nhân gây ra chúng. Họ cho rằng vào cuối kỷ Băng hà (kéo dài từ 2,5 triệu năm đến 10.000 năm trước Công nguyên), nhiệt độ của trái đất rất thấp. Băng hà bao phủ toàn bộ bắc bán cầu. Sau đó, những khối băng cực lớn bắt đầu di chuyển, khối lượng ước chừng 30 triệu km2. Những núi băng khổng lồ đè nặng lên vỏ trái đất gây lún sụt ở nơi này và trồi lên ở nơi khác, tạo ra những vùng đất như Scandinavia, Scotland, Canada… Khi đó, mực nước biển rất thấp (thấp hơn hiện nay 120-150 m); châu Á và Bắc Mỹ nối liền nhau qua eo biển Bering. Thời kỳ cuối cùng của kỷ Băng hà cách đây 10.000 năm, khí hậu trái đất nóng lên làm băng tan và mực nước biển dâng nhanh là nguyên nhân gây ra Đại hồng thủy nhấn chìm nhiều vùng đất.
Gần đây các nhà khoa học đã khám phá những đại dương ngầm khổng lồ nằm ẩn sâu hơn 1.000 km dưới bề mặt trái đất, và họ cho rằng đây chính là nguyên do gây nạn Đại hồng thủy trong các “truyền thuyết” ấy. Các khảo sát sử dụng sóng địa chấn cho thấy có ít nhất hai đại dương ngầm bên dưới bề mặt lục địa Âu – Á và đại lục Bắc Mỹ.
Các nhà khoa học Mỹ tin rằng các đại dương ngầm có lượng nước không kém hai đại dương vùng cực. Vì một lý do nào đó (động đất, chuyển động vỏ trái đất…), lượng nước khổng lồ này đã phun trào lên mặt đất. Hơi nước bốc lên cao gặp khí lạnh ngưng tụ thành những đợt mưa dài ngày, gây ra Đại hồng thủy và sau đó lại ngấm xuống các đại dương bên trong lòng đất.

Ngay cả trong trường hợp Trái Đất đảo cực từ thì cuộc sống trên Trái Đất không bị ảnh hưởng gì nhiều. Điều duy nhất gây phiền hà cho chúng ta chính là việc phải bỏ ra một ít tiền đổi lại cái la bàn.
Sự đảo cực từ của Trái Đất


Có lẽ, kịch bản nực cười nhất chính là việc khẳng định rằng, Trái Đất sẽ đảo cực từ vào cuối năm 2012. Hiện tượng đảo cực từ sẽ làm rối loạn cuộc sống trên địa cầu và thậm chí tạo nên sự hủy duyệt. Thực tế, cũng như cực địa lý, Trái Đất có hai cực từ. Các cực từ thường không ổn định mà thay đổi theo chu kỳ khoảng vài chục nghìn năm. Và quá trình đổi cực không phải tức thời mà phải trải qua một quá trình lâu dài và chậm chạp từ vài trăm đến hàng nghìn năm. Hiện nay, cực từ của Trái Đất và cả cực địa lý đang ổn định, không có một nguyên do nào khiến các cực này có thể quay ngoắt 1800 vào cuối năm 2012. Và ngay cả trong trường hợp Trái Đất đảo cực từ thì cuộc sống trên Trái Đất không bị ảnh hưởng gì nhiều. Điều duy nhất gây phiền hà cho chúng ta chính là việc phải bỏ ra một ít tiền đổi lại cái la bàn.
Cũng như cực từ, cực địa lý của Trái Đất sẽ tiếp tục ổn định và không có bất cứ sự thay đổi đáng kể nào trong hàng triệu năm tới.
Các nhà khoa học NASA cho rằng, Nibiru hay Hành tinh X không thể va chạm và hủy diệt Trái Đất vì nó không tồn tại.
Các nhà khoa học NASA cho rằng, Nibiru hay Hành tinh X không thể va chạm và hủy diệt Trái Đất vì nó không tồn tại.
Các hành tinh xếp thẳng hàng
Đó là nội dung của kịch bản thứ 4 về Ngày tận thế.
Theo kịch bản này, vào ngày 21/12/2012, Trái Đất, Mặt Trời, các hành tinh và trung tâm của Dải Ngân Hà sẽ ở vị trí thẳng hàng. Lúc này, lực hấp dẫn sẽ cộng hưởng hoặc là xé đôi Trái Đất, hoặc là gây động đất, sóng thần hoặc là kéo Trái Đất ra khỏi quỹ đạo vốn yên bình của nó. Kịch bản này quả thực là một trò lừa đảo và dễ dàng chiếm được lòng tin của những người được trang bị kiến thức khoa học mơ hồ.
Chúng ta biết rằng, việc các hành tinh cùng với Mặt Trời và Ngân Hà ở vị trí sắp xếp tương đối thẳng là một hiện tượng hiếm, tuy nhiên không phải là không xảy ra. Trong suốt lịch sử 4,6 tỷ năm hình thành thì hiện tượng này chắc hẳn đã xảy ra. Và nếu đã từng xảy ra thì sự hiện diện của chúng ta ngày nay là minh chứng cho thấy Trái Đất vẫn bình an sau mỗi sự cố như vậy.
Một điều chắc chắn rằng, việc các hành tinh xếp thẳng hàng sẽ không xảy ra vào ngày 21/12/2012 và trong nhiều năm nữa. Giả sử ngay cả trong trường hợp Mặt Trời, Trái Đất, các hành tinh và Dải Ngân Hà xếp thẳng hàng thì Trái Đất vẫn cũng như cuộc sống trên đó sẽ không hề hấn gì.
Chúng ta biết rằng, lực chủ yếu tác động đến Trái Đất gây nên hiện tượng thủy triều là lực hấp dẫn giữa Trái Đất với Mặt Trăng và Mặt Trời. Lực hấp dẫn của các hành tinh khác, cho dù được cộng hưởng mỗi khi xếp thẳng hàng đều rất nhỏ, không đáng kể so với lực hấp dẫn của Mặt Trời và Mặt Trăng đối với Trái Đất, chính vì vậy cũng sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào lên quỹ đạo cũng như cấu trúc địa tầng của Trái Đất, chứ chưa nói gì nến việc hủy diệt sự sống. Do vậy, kịch bản này là một trò lừa đảo.
Cơn thịnh nộ của Mặt Trời
Mặt Trời sẽ bùng nổ dữ dội vào những ngày cuối năm 2012. Những ngọn lửa khổng lồ sẽ bay về phía Trái Đất và nuốt chửng hành tinh của chúng ta, thiêu rụi mọi thứ. Bên cạnh đó, một lượng lớn bức xạ năng lượng cao sẽ hủy hiệt toàn bộ sự sống. Đây là những nội dung cơ bản của kịch bản thứ 5 về Ngày tận thế.
Tuy nhiên, Mặt Trời của chúng ta chỉ là một ngôi sao cỡ trung bình trong hàng trăm tỷ ngôi sao của Dải Ngân Hà. Mặt Trời không hiền hòa chút nào. Hằng ngày, trên bề mặt của nó liên tục xảy ra những vụ bùng nổ sắc cầu. Những vụ bùng nổ lớn luôn phóng thích vào không gian một lượng vật chất bị ion hóa, bao gồm những hạt mang điện và kèm theo đó là cả một từ trường rất lớn. Những luồng hạt mang điện này nếu bay về hướng Trái Đất sẽ gây ra hiện tượng bão từ.
Tuy nhiên, những trận bão từ có đáng sợ như kịch bản đã nói không? Đúng là chu kỳ hoạt động của Mặt Trời là 11 năm. Thời kỳ Mặt Trời đạt cực đại trong hoạt động của Mặt Trời gần đây nhất xảy ra trong khoảng thời gian 2001 – 2002. Và như vậy, trong khoảng thời gian 2012 – 2013 sẽ là lần cực đại tiếp theo. Sự trùng khớp này lại càng thổi bùng lên tin đồn về ngày tận thế.
Thật may mắn, cho dù Mặt Trời có đạt cực đại vào cuối năm nay, hay Trái Đất có hứng chịu những cơn bão từ cực mạnh vào ngày 21/12/2012, thì cũng không thể có ngày tận thế. Những trận bão từ mạnh nhất cũng chỉ làm phương hại đến hệ thống lưới điện, thông tin liên lạc trên Trái Đất, làm hỏng các vệ tinh và ảnh hưởng đến sức khỏe đối với những người bị bệnh tim… Và chúng ta có thể yên tâm rằng, con thịnh nộ của Mặt Trời không thể gây ra Ngày tận thế.
Từ đầu năm đến nay, mới chỉ có hơn 30 trận bão từ với cường độ nhỏ đến trung bình xuất hiện, ít hơn rất nhiều cả về số lượng và cường độ so với dự đoán của giới khoa học.
Nhiều nhà tiên tri, nhà khoa học, trong đó có Isaac Newton, cho rằng tận thế không phải là sự hủy diệt hoàn toàn mà mở ra một thời kỳ mới. Thời kỳ đó sẽ như thế nào?
Theo nhà bác học vĩ đại Newton, nhân loại có nguy cơ phải đối mặt ngày tận thế vào năm 2060. Mặc dù về bản chất, lời tiên đoán này muốn ám chỉ sự sụp đổ của thế giới, nhưng Newton không nói mọi sự sống trên Trái đất đều sẽ bị hủy diệt hoàn toàn mà cho rằng thế giới sẽ bắt đầu chuyển sang kỷ nguyên mới hòa bình, thịnh vượng hơn. Trong thuyết thần học Cơ-đốc giáo, khái niệm này thường được gọi là “sự trở lại của Chúa Giê-su”.


Theo đó, “một thánh địa Jerusalem thứ hai đến từ thiên đường. Thượng Đế trên cao lau những giọt nước mắt cho con người, ban cho họ đời sống hòa bình, và tạo ra thứ tinh khiết nhất. Sự vinh quang và hạnh phúc của tân Jerusalem hiện diện trong một ngôi đền có sự giác ngộ của các vị Thánh. Và trong thành phố của những vị vua ở Trái đất, ân huệ của các Ngài được ban phát khắp nơi”. Không chỉ có Isaac Newton, Leonardo da Vinci – bậc thầy vĩ đại ngành hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc… thời kỳ Phục Hưng – cũng được cho là ngầm tiên đoán về ngày tận thế qua bức tranh “Bữa ăn tối cuối cùng”, nhà khoa học Sabrina Sforza Galitzia đến từ Đại học California bang Los Angeles cho biết.
Qua nghiên cứu, Galitzia khẳng định qua tác phẩm của mình, da Vinci muốn nhấn mạnh về “Ngày tận thế” của thế giới do một trận đại hồng thủy khủng khiếp. Tuy nhiên, cũng giống như Isaac Newton, da Vinci cho rằng một sự khởi đầu mới cho nhân loại sẽ mở ra sau sự kiện này.
Theo các nhà nghiên cứu, căn cứ để đưa ra lời dự đoán này nhiều khả năng có liên quan đến niềm tin về Thời đại Bảo Bình (Age of Aquarius) hay còn gọi là Thời Đại Vàng.
Vũ trụ của chúng ta có 12 chòm sao Hoàng đạo và cứ 20 thế kỷ (khoảng 2.160 năm), vào ngày Xuân phân (21/03), Mặt trời lại đi tới một trong 12 cung Hoàng Đạo đó, đồng nghĩa với việc để đi hết 12 cung, Mặt trời phải mất khoảng 25.729 năm, các nhà thiên văn học cho biết.
Theo quan niệm chung, thời đại Capricorn (Ma Kết) thường gắn với sự hỗn loạn do chiến tranh, bệnh tật, nghèo đói và thiếu tình thương… Ngược lại, thời Bảo Bình (Aquarius) lại mở ra sự tự do, đề cao giá trị đạo đức, phá bỏ các quy tắc cứng nhắc của xã hội, các giá trị tâm linh cổ xưa được phục hồi và tình yêu thương sẽ tràn ngập trong thế giới đó. Và đến khi Mặt trời đi hết cung Capricorn, loài người sẽ bước vào thời Bảo Bình, quãng thời gian thịnh vượng kéo dài đến 2.160 năm trên Trái đất.
Theo nhiều tài liệu, “ngày tận thế” thực chất là ngày chuyển thế, mở ra thời đại thịnh vượng hơn cho nhân loại.
Theo nhiều tài liệu, “ngày tận thế” thực chất là ngày chuyển thế, mở ra thời đại thịnh vượng hơn cho nhân loại.
Trong một bài viết trên tạp chí Time số ra ngày 21/3/1969, tác giả viết rằng Capricorn chứa đầy lo âu, hoài nghi và ảo mộng, còn năm Bảo Bình sẽ là năm của những niềm vui, của khoa học, của những niềm ước mơ, hoài bão. Trong thời đại này nhân loại sẽ văn minh hơn.
Còn với bài viết What is The Aquarian Age? (Thời kỳ Bảo Bình là gì) được đăng trên tạp chí Rosicrucian Digest tháng 8/1969, tác giả Samuel Rittenhouse nhấn mạnh kỷ nguyên Bảo Bình tới đây sẽ là 2000 năm của tình “Huynh đệ đại đồng, tương thân tương ái”, là thời kỳ của những chinh phục không gian, thời kỳ mà tâm trí con người sẽ mở rộng,…
Tuy nhiên thời điểm bắt đầu Thời đại Bảo Bình vẫn chưa được các nhà thiên văn thống nhất. Trong quá khứ có rất nhiều giả thuyết đưa ra để xác định thời điểm này nhưng đã tạo nên rất nhiều tranh cãi.
Nhà chiêm tinh Zale Bachor cho rằng Mặt trời đi vào Cung Bảo bình ngày 19/1/1881 nhưng theo cuốn sách L’Astrologie của W. E. Peuckert, Payot Paris, thì mặt trời đi vào Cung Bảo Bình nặm 2060 tới đây. Còn theo sách Trung Hoa thì từ 1924 đến 1984 là Trung Nguyên, từ 1984 đến 2044 là Hạ Nguyên và Thượng Nguyên (hay Bảo Bình) sẽ bắt đầu vào năm 2045. Người Maya thì lại tính toán sự kết thúc của một Đại chu kỳ vào ngày 21/12/2012, điều này cũng có thể dự đoán là nhân loại sẽ ở vào thời đại Bảo Bình từ năm 2012.
Trong khi cuộc tranh luận về thời đại Bảo Bình chưa có hồi kết thì vẫn có không ít nhà khoa học xây dựng mô hình sự sống sau ngày tận thế dựa trên những ý tưởng và lý thuyết ngày tận thế mà họ cho rằng có phần thưc tế hơn và tuy không phải là kết thúc hẳn nhưng thế giới cũng không đầy “màu hồng” như mô tả về thời Bảo Bình. Các dự đoán ấy như sau:
- Những người sống sót sẽ cùng hợp nhất để cai trị hành tinh.
- Các quy tắc hiện tại và trước đây của thế giới sẽ giúp người dân trở lại, thích nghi với cuộc sống đã thay đổi quá nhiều so với trước.
- Tạo hóa một lần nữa lại bắt đầu quá trình tiến hóa, hình thành các đặc điểm mới phù hợp nhất với điều kiện lúc này.
- Các loài khỏe mạnh và thích nghi tốt hơn sẽ tồn tại được trong điều kiện tự nhiên còn hết sức khó khăn với sức đề kháng phát triển rất tốt.
- Hệ thống xã hội mới hình thành nhưng khả năng kiểm soát vẫn còn rất thấp. Phải mất vài năm để tất cả những người sống sót trên toàn thế giới tập hợp lại thành 1 khối đoàn kết.
- Thế giới lúc đó sẽ rất phức tạp, sự trở lại của luật pháp sẽ mất khá nhiều thời gian.
- Toàn thế giới chỉ lưu hành chung 1 loại tiền tệ.
- Sự kiện ngày tận thế có thể sẽ châm ngòi cho bạo động và hỗn loạn sau đó. Không bị kiểm soát, tình trạng loại trừ lẫn nhau diễn ra hết sức căng thẳng.
Nhưng dù giải thích theo cách này hay cách khác thì quan điểm chung của các chuyên gia vẫn là Trái đất sẽ không bị hủy diệt hoàn toàn, ngày tận thế ấy, nếu có chẳng qua chỉ là ngày chuyển thế mà thôi.

Không phải đến năm 2012 này, mà trong suốt lịch sử nhân loại, con người đã nhiều lần bị những phen “đứng tim” vì những tin đồn thất thiệt về cái ngày mà cả thế giới sẽ bị diệt vong hay người ta gọi đó là ngày tận thế.
Cách đây hàng trăm năm, những trò đùa đến từ những quả trứng gà, chuyện sao chổi, chuyện về các UFO bay vào Trái đất hay những câu chuyện của sách Kinh Thánh, về sự tái sinh của Chúa hay những câu chuyện về thiên văn học đều có thể được thêu dệt thành điềm báo nhân loại sẽ bị hủy diệt.
Lịch sử thế giới từng tồn tại rất nhiều lời đồn về ngày tận thế.
Lịch sử thế giới từng tồn tại rất nhiều lời đồn về ngày tận thế.
Tuy nhiên, rất may, thực tế những đồn đoán đó đều không trở thành hiện thực, đến năm 2012 này, chúng ta vẫn tạm an toàn khi sống trên hành tinh này và chờ đến ngày 21/12/2012 để xem những tin đồn về “ngày tận thế” có thực sự có thật?
Câu chuyện về những quả trứng lạ năm 1806
Lịch sử có nhiều trường hợp đồn đoán về sự tái sinh của Chúa, điềm báo về ngày tận thế, nhưng kỳ lạ nhất có lẽ là tiên đoán về ngày tận thế ở một thị trấn nhỏ của Leeds, nước Anh, năm 1806.
Tại đây, một con gà đẻ những quả trứng, trên đó có từ “Chúa tái sinh”. Tin tức này lập tức lan truyền một cách mạnh mẽ, nhiều người đã tin rằng, Ngày tận thế đã sắp đến rồi. Mọi việc chỉ sáng tỏ cho đến khi chính quyền địa phương vào cuộc và phát hiện ra rằng đó là những dòng chữ do con người tạo ra.
Dự đoán của William Miller năm 1843-1844
Một nông dân tên là William Miller ở New England, Mỹ, sau nhiều năm nghiên cứu Kinh Thánh, kết luận rằng thời gian Đức Chúa Trời chọn hủy diệt toàn bộ thế giới có thể suy đoán được từ ngôn ngữ của kinh thánh.
William Miller
William Miller
Ông giải thích rằng, thế giới sẽ bị hủy diệt vào khoảng thời gian giữa 21/3/1843 và 21/3/1844. Ông đã đi truyền bá khắp nơi và xuất bản những cuốn sách về ngày tận thế, thậm chí đã lôi kéo được đến hàng ngàn người theo. Tất cả họ đã tham gia lập hội Millerites.
Nhiều người trong hội đã bán hoặc cho đi tài sản của họ, vì nghĩ sẽ không cần thiết nữa. Thế rồi, ngày “tận thế” cũng qua đi mà Chúa Jesus lại không xuất hiện.
Sự sống chấm dứt khi Trái đất đi qua đuổi sao chổi năm 1910
Khác với những lời đồn về sự tái sinh của Chúa, sự xuất hiện của sao chổi mang nhiều màu sắc khoa học viễn tưởng hơn.
Sự xuất hiện của sao chổi Halley từng được xem là điềm báo tai họa trong suốt lịch sử. Cứ 76 năm, con người có thể nhìn thấy sao chổi này một lần.
Năm 1881, một nhà thiên văn học, thông qua phân tích quang phổ đuôi sao chổi, đã phát hiện ra một khí độc gọi là Xyanogen. Phát hiện này gây lo ngại cho nhiều người vì các nhà thiên văn cho biết, Trái đất sẽ đi qua phần đuôi của sao chổi Halley năm 1910. Nhiều lời đồn đoán cho rằng, tất cả mọi người trên hành tinh sẽ hít phải khí độc và sự sống của nhân loại sẽ chấm dứt.
Tuy nhiên, cuối cùng, ngày tận thế cũng không đến.
Tiên đoán của Cơ đốc giáo năm 1914
Được mục sư Charles Taze Russell sáng lập vào năm 1872 tại Mỹ, một phái thuộc Cơ đốc giáo là Chứng nhân Jehovah đã từng tiên đoán rằng thế giới sẽ chấm dứt vào năm 1914. Tuy nhân loại vẫn tiếp tục sống sau cột mốc trên nhưng tiên đoán này không hoàn toàn sai lầm, bởi lẽ 1914 là năm bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Những tín đồ của giáo phái này vẫn dự đoán rằng thế giới sẽ sớm đến hồi kết.
Dự đoán của mục sư người Hàn Quốc – năm 1992
Năm 1992, một mục sư người Hàn Quốc có tên Lee Jang Rim, viết trong cuốn sách thuộc loại bán chạy “Đã đến gần ngày tận thế” (Getting Close to the End) của mình rằng: “Ngày 28/10/1992 là ngày tất cả tín đồ Ki-tô giáo đều được lên trời”, dẫn đến sự hỗn loạn trong xã hội Hàn Quốc.
Ở thị trấn Wonju, một nhóm cuồng tín đã đốt đồ đạc ngoài đường phố và chờ để được Chúa đưa lên trời. Còn tại Seoul, 5.000 người bỏ việc, bán nhà, từ bỏ gia đình. Ít nhất 4 người tự sát trước ngày định mệnh. Tuy nhiên, cuối cùng cũng chẳng có chuyện gì xảy ra vào ngày đó.
Sự xuất hiện trở lại của sao chổi và UFO năm 1997
Năm 1997, khi một loại sao chổi khác mang tên Hale-Bopp xuất hiện, hàng loạt tin đồn nổi lên ăn theo sự kiện thiên văn này.
Trong đó, có việc dự đoán, tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh sẽ ngụy trang và bám theo đuôi sao chổi để thâm nhập vào Trái đất và hủy diệt loài người.
Lời lời đồn được củng cố khi vật thể bay không xác định (UFO) xuất hiện ở San Diego, Mỹ và được đưa tin trên báo chí.
Mặc dù điều phi lí này đã được phủ nhận hoàn toàn bởi các nhà thiên văn học và NASA nhưng nó vẫn được công bố trong chương trình radio “Coast to Coast AM” của Art Bell.
Tuy nhiên, một giáo phái tôn sùng UFO tại San Diego, Mỹ vẫn khẳng định chắc chắn rằng thế giới sẽ bị hủy diệt.
Cuối cùng thế giới không kết thúc như dự báo và 39 người thuộc giáo phái này đã cùng nhau tự tử vào 26/3/1997, ngày sao chổi Hale-Bopp xuất hiện trên bầu trời.
Băng tan, Trái đất chìm trong nước và thảm họa năm 2000
Thời khắc chuyển giao thiên niên kỉ năm 2000 là “nguồn cảm hứng” cho rất nhiều lời đồn tận thế.
Băng tan, Trái đất chìm trong nước và thảm họa năm 2000 (Ảnh minh họa)
Băng tan, Trái đất chìm trong nước và thảm họa năm 2000 (Ảnh minh họa)
Trong cuốn sách “Thảm họa cuối cùng” được xuất bản năm 1997, nhà khoa học Richard Noone dự đoán ngày 5/5/2000, các hành tinh (gồm sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cùng với mặt trời và mặt trăng) sẽ xếp thẳng hàng.
Theo phân tích của ông, vào ngày đó, cả thế giới sẽ chìm trong nước vì băng tan hoặc động đất và núi lửa sẽ xảy ra khắp nơi trên Trái đất, dẫn đến sự diệt vong của loại người. Tuy nhiên, Trái Đất vẫn nguyên vẹn sau ngày 5/5/2000 đó.
Dự đoán ngày tận thế theo công thức toán học năm 2011
Năm 2011, ở nước Mỹ đặc biệt là thành phố New York bỗng rộ lên tin đồn về ngày tận thế sẽ xảy ra vào ngày 21/5/2011.
Ông Harold Camping, 89 tuổi, Giám đốc Đài phát thanh Thiên chúa giáo và phụ trách trang web Family Radio khi đó dự đoán rằng, ngày 21/5/2011 sẽ là ngày tận thế theo một công thức toán học phức tạp từ những con số được lặp lại nhiều trong kinh thánh. Nhiều người tin vào điều này và đã tình nguyện mặc áo phông, cầm tờ rơi, áp phích đi khắp các đường phố để khuyên mọi người hãy tận dụng vài giờ còn lại.
Tuy nhiên, dự đoán của ông đã hoàn toàn sai khi ngày 21/5, Trái đất vẫn chưa “tận thế. Để “chữa thẹn” cho những đồn đoán sai của mình, ông cho biết, ông thực sự “kinh ngạc” khi ngày này qua đi mà thế giới vẫn nguyên vẹn và nói rằng, ông đã kiểm tra lại các lý thuyết mới và nói rằng Chúa đã ban phát cho con người thêm 5 tháng nữa, vì thế ngày tận thế sẽ là 21/10/2011.
Thế nhưng, cho đến nay, Trái đất chúng ta vẫn chưa hề hấn gì. Ông đã vấp phải sự chế nhạo và phản đối của rất nhiều người vì những đồn đoán nhảm nhí của mình.
Và theo những tin đồn gần đây nhất thì ngày 21/12 tới sẽ là ngày diệt vong của toàn nhân loại dựa theo sự kết thúc của lịch của người Maya. Đó là thời khắc mà thời đại của chúng ta sẽ kết thúc để chuyển sang một thời đại mới. Ngoài ra, dự đoán về ngày tận thế 21/12 này cũng gắn với một sự kiện thiên văn học có thật khi trái đất và mặt trời sẽ sắp thẳng hàng với tâm của dải thiên hà.
Tuy nhiên, tất cả cũng vẫn chỉ là đồn đoán, cho đến nay chưa có bằng chứng khoa học cụ thể nào chứng minh những đồn đoán đó là có thật và chúng ta hãy chờ xem thực sự “ngày tận thế” có đến hay không.
Chúng ta thường nghe các tín đồ Ki-tô giáo nói về ngày tận thế, về ngày phán xét, về sự hủy diệt hàng loạt… nhưng lại ít thấy kinh sách Phật giáo nói đến điều đó.
Đức Phật không có lời khuyên nào về “ngày tận thế”


Vậy thì Phật giáo quan niệm thế nào về sự hủy diệt của Trái đất như thế nào? Trong cách đo lường thời gian hiện đại, để định nghĩa một chu kỳ dài, thay vì nói 10 năm người ta gọi là 1 thập niên, 100 năm được gọi tắt thành một Thế kỷ. Tương tự, để tính những chu kỳ dài người Ấn Độ cổ đại gọi là “Kappa” – tiếng Việt dịch là “kiếp”. Có tất cả 3 loại chu kỳ (kiếp – PV) thời gian được định nghĩa trong các kinh sách Phật giáo. Đó là đại kiếp, trung kiếp và tiểu kiếp.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Trong đó chúng ta có thể hiểu tiểu kiếp theo nghĩa gốc có nghĩa là vòng đời hay tuổi thọ của một con người. Chu kỳ của tiểu kiếp chuyển từ cao đến thấp rồi đi từ thấp đến cao. Vũ trụ sẽ bắt đầu chu kỳ tiểu kiếp với tuổi thọ con người là 84.000 tuổi. Sau 100 năm sẽ giảm đi 1 tuổi, giảm đến khi còn thọ mệnh 10 tuổi thì chấm dứt giai đoạn đầu của chu kỳ tiểu kiếp.
Đối với trung kiếp thì một chu kỳ dài bằng 20 tiểu kiếp, khoảng 334 triệu năm.
Theo sách Phật, địa cầu nơi chúng ta ở, diễn biến qua bốn giai đoạn lớn. Đó là: Thành (hình thành), Trụ (tồn tại), Hoại (hủy hoại), Không (thành hư không) tương đương bốn trung kiếp (thành kiếp, trụ kiếp, hoại kiếp, không kiếp – PV).
Trong bốn giai đoạn nói trên, chỉ có giai đoạn trụ kiếp là có người ở. Sau khi hoại kiếp kết thúc thì bắt đầu không kiếp (kiếp không có vật gì tồn tại, kéo dài 20 tiểu kiếp – PV). Rồi một địa cầu mới lại dần dần hình thành, tức là thành kiếp.
Với bốn trung kiếp gộp lại thành một đại kiếp, dài khoảng 1 tỷ 344 triệu năm được gọi là một đại kiếp. Theo kinh Phật, chúng ta đang ở vào chu kỳ của tiểu kiếp thứ 9, còn đến hơn 8 triệu năm mới hoàn thành tiểu kiếp thứ 9.
Hãy sống với giây phút hiện, an trú và thảnh thơi để có một cuộc sống an lạc, nhiều niềm vui
Hãy sống với giây phút hiện, an trú và thảnh thơi để có một cuộc sống an lạc, nhiều niềm vui
Hiện nay, trong các Kinh điển của nhà Phật chúng ta chưa bao giờ nghe đức Phật có lời khuyên nào về “ngày tận thế”. Duy nhất chỉ trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, đức Phật có đặt một câu hỏi cho một vị Sa môn là: “Tuổi thọ của con người dài trong bao lâu?” và vị Sa môn đã trả lời là: “Chỉ dài bằng một hơi thở”. Đức Phật nói: “Đúng vậy. Ông là người hiểu đạo”.
Điều này có nghĩa là cuộc sống chỉ dài lâu như mỗi hơi thở, hơi thở tiếp theo có thể không đến sau khi hơi thở này kết thúc. Với “ngày tận thế” chính xác hay nói đúng hơn là ngày chết của mỗi người là khác nhau, trừ một số trường hợp chết cùng nhau.
Nếu cho rằng thế giới sẽ không kết thúc vào năm 2012 nhưng sẽ vẫn có thảm họa lớn với một số người đang sống. Bằng chứng là vẫn có nhiều người chết do thảm họa mỗi năm. Đối với những người đang bị trọng bệnh hay đang chịu khổ đau thì đó đã là “ngày tận thế” hay ngày thảm họa.
Trong kinh Phật, đức Phật Thích Ca đã nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sinh”. Do vậy, hiểm họa, nếu có do đâu mà sinh ra? Đó là từ nơi ý niệm bất thiện mà tạo thành. Chúng ta hướng thiện thì tai nạn liền được hóa giải và ngược lại nếu chúng ta suy nghĩ theo những hướng tiêu cực thì bản thân sẽ “mua” nhiều phiền não mà thôi.
Hãy sống với giây phút hiện tại
Trên thực tế, chúng ta cũng biết cái chết sẽ xảy ra và con người không biết chắc chắn khi nào nó đến. Có thể là chúng ta sẽ chết bất cứ lúc nào, trước hoặc sau năm 2012. Bởi vì cuộc sống này không chắc chắn, trong khi cái chết là điều chắc chắn.
Nếu như chúng ta cứ chấp vào ý nghĩ rằng: Con người sẽ chết hoặc bị thảm họa trong năm 2012 có thể dẫn đến sự tự mãn tinh thần thì rất nguy hiểm. Vì thế, chúng ta phải luôn ý thức sống một cuộc sống trọn vẹn với chính pháp; sống trọn vẹn trong từng phút giây hiện tại, càng thực hành lòng từ bi và trí tuệ càng nhiều càng tốt. Đó được gọi là an trú trong hiện tại.
Bằng cách hãy làm thật tốt những công việc chúng ta đang làm ở cơ quan hay ở nhà, làm tròn đúng bổn phận của người cha, người mẹ, người con…Hãy sống vui vẻ, hoà đồng và có những cử chỉ tốt đẹp với những người xung quanh để đem yêu thương đến với mọi người, mọi nhà…
Đức Phật đã từng nói: “Sự sống chỉ có mặt trong hiện tại nên tâm ý con người phải luôn an trú trong hiện tại”. Theo lời dạy này, chúng ta có thể hiểu rằng: quá khứ đã đi qua, trong khi tương lai chưa tới. Theo đó, con người muốn thoát khổ thì những tu tập hay công việc thường ngày của họ phải biết tập trung vào hiện tại, vào chính ngày hôm nay.
Còn trong Kinh Thánh, Chúa Giêsu cũng đã nói: “Đừng lo lắng cho ngày mai, ngày mai cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày đó”. Lời dạy của đức Phật hay chúa Giêsu có nhiều điểm giống nhau, đều mong muốn con người sống với từng giây phút hiện tại với những gì đang diễn ra.
Dẫu biết rằng, rất nhiều người đang tin rằng “ngày tận thế” sẽ diễn ra nên đã có nhiều sự chuẩn bị, có thể tạm gọi đó là…phòng xa. Biết phòng xa là một đức tính tốt để có thể tự lo cho bản thân, không trở thành gánh nặng cho người khác nhưng ít người hiểu rằng biết tập trung cho hiện tại cũng là một cách phòng xa.


Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Bí mật 'Điện Biên Phủ trên không'


... Năm 1996 sau khi theo học một lớp đào tạo, tôi được chuyển về Tổng cục II. Về đây được nghe các anh kể lại trong chiến công đánh thắng B52 có một phần đóng góp quan trọng của Tổng cục. Có người đáng lẽ phải được tuyên dương anh hùng. Tôi nghe mà nửa tin, nửa ngờ. Tin vì đúng là để đánh thắng được siêu "pháo đài bay" phải là chiến công chung của cả nước, phải có sự chỉ đạo từ Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, đặc biệt là các anh ở Cục Tác chiến. Ngờ là không biết Tổng cục II đóng góp vào chiến thắng bằng cách nào.
Cuối năm 1999, trên trang báo nội bộ của Tổng cục, tôi cũng đọc được bài của một tác giả trẻ viết về những đóng góp của Tổng cục II vào chiến thắng 12 ngày đêm năm ấy. Đọc xong tôi nghĩ bài viết quá sơ lược. Viết như vậy ai cũng có thể nhận mình là người góp phần đánh thắng B52. Toàn là những câu, những sự kiện chung chung. Nào là Tổng cục đã chủ động nắm tin tức, nào là đã vạch ra được mặt mạnh, mặt yếu, nào là đã biết tính năng kỉ thuật...Toàn những cái đọc ở đâu mà chả có. Đối với người đọc, điều cần là phải chỉ ra ai, nắm thế nào, thời gian cụ thể, báo cáo cho ai...Là người làm công tác nghiên cứu, tôi rất "dị ứng" với những từ như: nói chung là, nhìn chung là, cơ bản là, chúng ta đã góp phần, chúng ta đã chủ động...
Gần đây tôi đọc một cuốn truyện trong đó Đại tá Mạc Lâm có viết về cái đêm phát hiện máy bay B52 đánh vào miền Bắc. Tôi liền gọi điện xin gặp. Ông hẹn vào sáng hôm sau.
Mặc dù đến sớm nhưng loanh quanh mãi mới tìm đến được phòng làm việc của ông. Ông đang ngồi đợi, đứng dậy bắt tay và chỉ chiếc ghế gần đấy mời tôi ngồi, ông đi luôn vào việc (đúng là tác phong của một người chuyên hỏi tù binh- tôi thầm nghĩ).
- Thế này nhé, mình đã suy nghĩ rồi, yêu cầu của các cậu rất khó. Bây giờ tớ đưa những tài liệu này, cứ suy nghĩ xem có dùng được gì thì dùng.
Tôi liếc nhìn, nào là danh sách những người cùng khai thác tù binh với ông; nào là chuyện ông viết về giàn nho ở nhà giam Hoả Lò Hà Nội - "khách sạn Hilton" những ngày đón tiếp "giặc nhà trời" mà ông đã từng gặp; chuyện ông ghi lại đêm thức canh B52 những ngày tháng chạp 1972; rồi cả một vài tên tuổi của những viên phi công. Tôi thấy có cả tên John McCain.
Một tài liệu tôi đặc biệt chú ý: "Báo cáo đặc biệt về công tác Tình báo phục vụ đánh thắng cuộc tập kích chiến lược đường không của đế quốc Mỹ trong 12 ngày đêm vào khu vực Hà Nội".

Bảo tàng Chiến thắng B52 tại Hà Nội
Tôi quay sang tập tài liệu mà mình chú ý:
- Thế ngành mình  (tình báo) đã góp phần đánh thắng B52 như thế nào?
- Cậu cứ đọc tài liệu rồi sẽ biết. Nhưng xin nói trước, chỉ hiểu đại thể thôi. Ví dụ mình mới chỉ viết đến cách đánh B52, lực lượng máy bay, tính năng kỹ thuật, về tổ chức đội hình B52 trong tác chiến, về hiệp đồng với các máy bay khác, sự phân chia khu vực...
Nghe ông nói mà tôi thấy cứ rối tung cả lên. Tôi hỏi nhỏ ông:
- Bác dạo ấy đặc trách mảng này hay sao mà biết được những chi tiết kỹ thế? Có phải ta có người "cài cắm" ở bên ấy không?
- Đấy mới là điều bí mật vì vậy suốt thời gian dài không thể nói được cũng vì thế.
- Ghê quá nhỉ, ngay từ thời ấy mà đằng mình cũng có người sang tận bên ấy - Tôi xuýt xoa?
- Cậu này! cứ gì phải ở tận nước Mỹ, ở Thái Lan hay đảo Guam mới biết được.
- Vậy thì ta làm cách nào?
- Thế cậu tưởng nghề hỏi tù binh của mình chỉ hỏi cho vui thôi hay sao? Bí quyết là ở đấy.
Rồi ông kể vì sao ta lại nắm chắc được âm mưu của chúng. Đặc biệt là âm mưu dùng B52 đánh Hà Nội. Tôi liền cắt ngang lời ông:
- Âm mưu dùng B52 đánh Hà Nội khi còn sống, Bác Hồ đã từng tiên đoán rồi còn gì?
- Đúng! Ông cụ đã tiên đoán, nhưng vào thời điểm nào mới quan trọng chứ. Làm "nghề" đánh địch phải biết rất cụ thể.
Rồi ông nói tiếp: Trước đấy ta đã bắn rơi và bắt đơợc một số phi công Mỹ, mà tên nào khi bị bắt làm tù binh chẳng ham sống sợ chết. Có gì là chúng khai ra hết. Cũng có vài thằng ngoan cố nhưng khi cả sáu bảy thằng khai ra thì một thằng giấu cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Các cậu biết đấy, lực lượng không quân Hoa Kỳ đánh miền Bắc không phải ở một nơi. Từ biển vào, từ Thái Lan sang, từ mãi tận Guam...Đặc biệt đối với loại B52, không phải sân bay nào cũng đậu được, không như mấy anh F4, F5, F105. Dạo ấy chỉ có sân bay ở Thái Lan, Philipin, Guam là B52 có thể cất cánh và hạ cánh được. Tuy nhiên, đã là giặc lái với nhau chúng phải biết chủ trương của những ông chủ của chúng.
Cậu còn nhớ không, trước trận "Điện Biên Phủ trên không" ta làm gì đã hạ đơợc B52 rơi tại chỗ. Nhưng cái thằng B52 khi đi phải có mấy tay tiêm kích hộ tống không có máy bay ta "xơi tái" ngay. Chính bọn đó đã trở thành "mảnh đất màu mỡ" cho bọn mình khai thác.
Ông kể tiếp, do nắm được không khí chính trị tại Hội nghị Pari, trên nhận định địch sẽ hành động điên cuồng. Khả năng chúng sẽ sử dụng át chủ bài, bảo bối cuối cùng làm lá bùa hộ mệnh. Vì vậy, mình được chỉ thị của cấp trên khi hỏi cung tù binh phải xoáy sâu vào vấn đề trên. Trước đấy, qua tin tức tình báo, ta nắm được ngày 02.04.72 Mỹ cấp tốc điều hai tàu sân bay Kittyhawk và Costelltion từ Subic đang di chuyển tới vùng biển Việt Nam. Ngày 03.04.72 Mỹ điều tiếp một đại đội máy bay oanh tạc chiến lược B52 gồm 20 chiếc từ Mỹ sang Utapao (Thái Lan). Chính động thái ấy khi hỏi cung tù binh mình đặc biệt xoáy sâu vào những câu hỏi được trên chỉ đạo như:
- Về lực lượng máy bay oanh tạc chiến lược B52 của Mỹ và khả năng bố trí trên các căn cứ ở châu á- Thái Bình Dương.
- Về tính năng kỹ thuật, trong đó chú trọng về trang bị vũ khí, bom đạn, trang bị điện tử, đặc biệt là khả năng gây nhiễu của B52 và những tên đi hộ tống.
- Về tổ chức đội hình B52 trong tác chiến, việc hợp đồng với các loại máy bay khác, việc phòng chống máy bay ta.
- Sự phân chia khu vực và mục tiêu giữa không quân chiến thuật và không quân chiến lược trên địa bàn miền Bắc và khu vực Hà Nội...
Trong số tù binh bắt được có mấy tên ở căn cứ Taklee (Thái Lan) hiểu biết rõ về B525. Có tên đã từng yểm trợ cho B52 thực hiện các "phi vụ" oanh kích ở Quảng Bình và một số khu vực khác ở miền Bắc. Chúng đã cung cấp những đường bay vào khu vực Hà Nội như: Từ hướng biển vào phải bay như thế nào, từ Thái Lan sang thì bay ra sao. Rồi còn đội hình tác chiến, chi tiết số liệu về độ cao, thành phần yểm trợ không chiến, yểm trợ chế áp cao xạ, tên lửa, Ra đa, nhiễu tích cực và nhiễu tiêu cực...toàn những điều "trên cả tuyệt vời", đúng như yêu cầu của ta.
Rồi ông ghé vào tai tôi nói nhỏ:
- Cái này mới đặc biệt, qua khai thác ta nắm đơợc tại các căn cứ không quân, chúng đang tập trên sa bàn cách đánh vào Hà Nội.
Rồi ông cười: - Đấy bảo bối chính là ở điểm này.
Tất cả những chi tiết trên được viết thành một bản báo cáo có minh hoạ rất chi tiết trên tấm bản đồ châu á- Thái Bình Dương và Đông Dương. Báo cáo được trình bày trong một hội nghị quan trọng của Bộ Tổng Tham mưu tháng 10.1972. Đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là chủ tịch hội nghị và mình là báo cáo viên.
Còn điều này mới là cú quyết định- Ông ngừng giây lát, rít nhẹ điếu thuốc đã gần tàn trên tay rồi thong thả kể tiếp- ngày giờ cụ thể lại phải nhờ vào "tay" Trinh sát kỹ thuật.
Ngày 15 tháng 12, nghĩa là trước ngày mở màn chiến dịch 2 ngày, Trung tâm 75 báo về: Phát hiện được lệnh đình phép phi công lái máy bay chiến lược B52 tại Guam và đề nghị khí tượng báo cáo tình hình thời tiết ở Bắc Việt Nam trong những ngày tới. Ngày 16 tháng 12 ta nắm được tin hai tàu sân bay Enterprise và Saratoga đang tiến vào Biển Đông, nâng tổng số tàu sân bay ở đây lên 6 chiếc. Nhiều máy bay tiếp dầu trên không KC 135 đang được bổ sung đến Philippines. Rồi lại nhận được tin Lầu Năm Góc đã thành lập cấp tốc một cơ quan chỉ huy để điều khiển chung hai căn cứ không quân chiến lược ở Guam và Utapao. Tàu cứu hộ đã được lệnh di chuyển lên vĩ tuyến 21.
Qua phân tích, khẳng định địch chuẩn bị mở chiến dịch đánh lớn vào miền Bắc. Tin này được báo lên cấp trên và lệnh báo động cho cả nước và Quân chủng Phòng không- Không quân được ban ra. Cho đến chiều 18.12 Trinh sát kỹ thuật lại báo phát hiện máy bay tiếp dầu cho B52 được lệnh xuất phát. Đến lúc này thì ta hoàn toàn khẳng định chắc chắn tối 18.12 B52 sẽ đánh Hà Nội, Hải Phòng.
Tôi hỏi nhỏ ông:
- Những chi tiết quan trọng thế sao trong các cuốn sách viết về 12 ngày đêm ấy, nhất là bộ sử của Quân chủng Phòng không- Không quân không thấy nhắc đến?
- Thế cậu đọc họ có nhắc đến Bộ Tổng Tham mưu không?
- Bộ Tổng Tham mưu phải có công đầu chứ, làm sao không nhắc được, nhưng cũng rất chung- tôi thành thật.
- Đấy, Bộ Tổng Tham mưu là cánh mình cả đấy thôi. Tin tức về địch là do Ngành mình phục vụ chứ còn ai nữa.
- Thì ra là như vậy. Đến điều ấy mà cũng không nghĩ ra. Tôi nhớ lại trường hợp này cũng giống nhơ trường hợp anh hùng Đinh Thị Vân, khi tuyên dương công trạng, mọi người chẳng biết chị là Tình báo, chỉ biết là công tác tại Bộ Tổng Tham mưu.
Biết ông đã mệt, tôi xin phép được mang những tài liệu về nhà tham khảo. Tiễn tôi xuống cầu thang ông còn dặn:
Nhớ giữ những tài liệu này cho cẩn thận nhé. Nó vẫn còn có giá trị cho hôm nay và mai sau đấy.

Điện Biên Phủ trên không: Ngày phán xét


“Chiến dịch Linebacker 2 không thể vắt ra được những nhượng bộ quyết định nào của Bắc Việt Nam”, G.S Guenter Lewy viết trong cuốn “Mỹ ở Việt Nam” (xuất bản năm 1978).



Siêu pháo đài bay bất khả xâm phạm?


Một cuộc xuất kích của bất kỳ chiếc B.52 nào cũng được tổ chức đặc biệt chặt chẽ. Là một trong 3 thứ vũ khí chiến lược của quân đội Mỹ, mỗi chiếc trị giá 8 triệu USD lúc bấy giờ, siêu pháo đài bay B.52 liên tục được nâng cấp các phiên bản B.52D, B.52G… mỗi tốp bay thường gồm 3 chiếc.

B.52 một thời được xem là niềm tự hào của các nhân viên công ty Boeing cũng như các chuyên viên kỹ thuật quân sự Mỹ.

Tuy nhiên đối với những người có thân nhân bị nạn trong các vụ ném bom rải thảm ở Việt Nam thì B.52 là một biểu tượng của tội ác.

Một chiếc B.52 có sải cánh 56,39m, dài 40,05m, cao 12,4m, trang bị 8 động cơ, khối lượng cất cánh tối đa 221,35 tấn, tầm bay của B.52G tới 12.000m, B.52H tới 16.000m so với mặt đất, trần bay ở độ cao 15 km so với mặt biển, một kíp bay gồm có 6 người, có thể mang tới 30 tấn bom.

Đại úy không quân Mỹ Robert E. Wolff, trong một bài đăng trên tạp chí “Không quân Mỹ” (Air Force Magazine) tháng 9/1979 tiết lộ về quy luật hành quân ném bom của một phi đội B.52 trong chiến dịch Linebacker 2 tại Bắc Việt Nam năm 1972: “Cuộc tập kích bằng B.52 kéo dài 11 ngày vào tháng 12/1972 đánh phá miền Bắc Việt Nam đã từng gây ra nhiều tranh luận là một trong những trường hợp sử dụng tập trung hỏa lực không quân ở mức độ cao nhất trong lịch sử chiến tranh, chống lại một hệ thống phòng không mạnh nhất thế giới…

Thoạt tiên, nó (chiến dịch Linebacker 2-NV) được hoạch định dưới hình thức một cuộc tập kích bằng B.52 kéo dài 3 ngày vào khu vực Hà Nội, Hải Phòng, nhưng sau đó được mở rộng thành cuộc chiến tranh 11 ngày…

Dẫn đầu lực lượng không quân chiến thuật là các máy bay EB66 được sử dụng như một dàn máy gây nhiễu, áp dụng các biện pháp điện tử chống điện tử tầm xa. Trong cuộc hành quân này, các máy bay EB66 bay lượn ở phía Nam khu vực mục tiêu, gây nhiễu hệ thống phòng không của Hà Nội.

Các máy bay F111 dẫn đầu lực lượng tấn công thực sự và lãnh đạo một nhiệm vụ có mức độ ưu tiên cao nhất. Máy bay F111 bay rất thấp với tốc độ nhanh bám sát địa hình để đánh sân bay và các vị trí SAM của đối phương.

“Lần đầu tiên trong một cuộc chiến tranh, chúng ta – Mỹ thực hiện một nỗ lực quyết định nhằm triệt hạ các hệ thống phòng không tuyệt hảo của Hà Nội”, Robert E. Wolff viết.

Viên đại úy không quân mô tả, theo sau các F111 là các máy bay F4 rải một hành lang gồm những mảnh kim loại nhiễu xạ làm mờ các màn hiện sóng ra-đa của đối phương. Bức màn nhiễu xạ này sẽ khiến những nhân viên điều khiển ra-đa đối phương rất khó khăn phân biệt được một B.52 với nhiều tín hiệu giả tạo thu nhận trên màn hiện sóng.
 Nhiệm vụ nữa của F4 là cùng với máy bay F105 hộ tống các máy bay ném bom B.52 khổng lồ. Các máy bay chiến đấu càn quét khu vực mục tiêu trước khi lực lượng máy bay chiến lực B.52 đến nơi…

Các máy bay F105 “bàn tay sắt” trang bị tên lửa chống ra-đa chặm chùm tín hiệu hướng dẫn của tên lửa SAM-2 (loại tên lửa chống máy bay phổ biến của Việt Nam lúc ấy), ra-đa.

“Nhờ phối hợp hoạt dộng của các vị trí ra-đa với nhau, đối phương có thể làm giảm bớt hiệu năng của các tên lửa chống ra-đa của chúng ta – Mỹ. Tuy nhiên, sự có mặt của các máy bay F105 này đã làm giảm bớt mức độ chính xác của tên lửa đối phương rất nhiều’, Robert E. Wolff viết.

Dù sao đi nữa, bộ phận chủ công của các cuộc hành quân Linebacker 2 vẫn là các máy bay B.52. Sự hỗ trợ của các loại máy bay khác là rất quan trọng, nhưng các B.52 tự chúng cũng có mang rất nhiều trang bị có thể giúp chúng thâm nhập vào mục tiêu. Các thiết bị điện tử chống điện tử được đánh giá cao nhất vì chúng có thể làm vô hiệu hóa mối đe dọa của các tên lửa SAM. Nó còn được trang bị 4 súng máy bắn về phía sau để chống các máy bay MIG.

“Ngày đầu tiên chúng tôi biết được có một chiến dịch quan trọng đã được hoạch định là ngày 17/12/1972. Chúng tôi sẽ tiến công những mục tiêu ở những vùng được phòng thủ chặt chẽ nhất thế giới”, viên đại úy không quân nhớ lại trong hồi kí.

Với những trang thiết bị điện tử và lực lượng bảo vệ, gây nhiễu… được tổ chức chặt chẽ khi hành quân như thế, quân đội Mỹ tự hào đây là thứ vũ khí chiến lược bất khả xâm phạm.

Nhưng rốt cuộc, B.52 lần lượt rụng như sung trên bầu trời Hà Nội, còn Robert E. Wolff trở thành một trong những phi công tham chiến bị bắt tại miền Bắc Việt Nam khi siêu pháo đài bay B.52 do anh ta lái bị bắn rơi.


Hạ gục pháo đài bay 20h13’ ngày 18/12, cả vùng trời đêm phía Bắc Hà Nội bừng sáng vì một quả cầu lửa trên không vụt cháy. Tiểu đoàn tên lửa 59, Trung đoàn 261, Sư đoàn phòng không Hà Nội, với 3 quả tên lửa SAM 2, tại góc tà 340, bắn rơi tại chỗ một chiếc B.52G đang xâm nhập đánh phá Hà Nội mà chưa kịp cắt bom.
Chiếc B.52 đầu tiên bị tên lửa SAM bắn trúng trên bầu trời Hà Nội rơi xuống cánh đồng Chuôm, thuộc xã Phù Lỗ, huyện Kim Anh, tỉnh Vĩnh Phúc, cách trận địa bố trí tiểu đoàn tên lửa 59 vẻn vẹn có… 10km.
“Ngày 19/12/1972, giới quân sự Mỹ ở Sài Gòn báo cáo lại, có 3 B.52 và 2 máy bay ném bom bị rơi ngoài vĩ tuyến 20, 15 phi công bị mất tích. Hơn 100 máy bay B.52 và nhiều loại máy bay ném bom khác đã tham gia trong trận này”, thông tin từ cuốn Chiến tranh Việt Nam (Vietnam War, USA, Mallard, 1989).
“Ngày 21/12/1972, theo thông báo trong trận ngày 18/12/1972 có 8 máy bay B.52 bị thất lạc cùng với 43 phi công bị mất tích. Ngày 22/12, lại có 10 máy bay B.52, mỗi chiếc trị giá 8 triệu đô la bị mất tích từ 18/12, cùng với 55 phi công. Một con số tương đương với 13% số tù binh Mỹ được giữ tại Hà Nội trước khi ném bom”, cũng trong cuốn Chiến tranh Việt Nam ghi.
“Ngày 26/12/1972, máy bay Mỹ đã dội bom xuống Hà Nội trong suốt 40 phút và có ít nhất là 5 chiếc B.52 đã bị bắn rơi”, lại là cuốn sách Chiến tranh Việt Nam thống kê.
“Ngày 31/12/1972, chiến dịch ném bom căng thẳng nhất của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc. Bắc Việt cho dùng toàn bộ lực lượng tên lửa đất đối không gồm 1.200 quả để bắn trả máy bay B.52. 15 chiếc B.52 bị bắn rơi cùng với 93 phi công đã bị chết, mất tích hoặc bị bắt”, sách này tổng kết.
Còn hãng tin Mỹ UPI, ngày 31/12/1972 đưa bản tin ngắn gọn: “12 ngày ném bom trở lại vùng Hà Nội, Hải Phòng được coi là cuộc ném bom dữ dội nhất trong lịch sử chiến tranh, đã làm cho Mỹ bị thiệt hại nặng nề nhất về người và trang bị. Từ 18-30/12, 76 phi công Mỹ đã bị mất ở Bắc Việt, có lẽ là bị bắt. Nhiều người chết và bị thương”.
Đại úy không quân Mỹ Robert E. Wolff mà chúng tôi nhắc tới ở trên đã là một không nhiều các phi công Mỹ may mắn “bị bắn rơi” nhưng còn có thể trở về. Trong những ngày bị giam giữ tại Hilton Hỏa Lò, Robert có dịp nhớ lại các thông số đã được cập nhật trước khi bước lên chiếc pháo đài bay định mệnh: “Vùng Hà Nội, Hải Phòng được phòng thủ bằng 30 vị trí tên lửa SAM-2, với trên 200 bệ phóng. Tên lửa SAM-2 được thiết kế đặc biệt để bắn hạ máy bay ở độ cao mà chúng tôi dự định bay.
Ngoài hệ thống SAM nói trên còn có 145 máy bay chiến đấu, phần lớn là MIG-19 và MIG-21, là những máy bay có thừa khả năng gây trở ngại cho lực lượng máy bay B.52. Trong hệ thống phòng thủ này còn có pháo phòng không đủ loại, trong đó có một vài loại đáng ngại. Chúng tôi rời phòng thuyết trình với tâm trạng băn khoăn…”.
Thực ra thông tin tình báo của Mỹ về lực lượng không quân của Hà Nội khá chính xác (dù không tuyệt đối).
Trung tướng Nguyễn Đức Soát (Anh hùng LLVTND, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam) xác nhận: “Năm 1972, khi bước vào cuộc đọ sức giai đoạn này, chúng ta có 4 trung đoàn không quân chiến đấu”.
Tổng số máy bay phía Hà Nội có lúc bấy giờ khoảng hơn 150 chiếc, nếu so với phía Mỹ có hơn 1.000 máy bay ở miền Nam Thái Lan, chưa kể thường xuyên có 3 tàu sân bay, cao điểm có lúc đến 4 tàu sân bay được bố trí ở vịnh Bắc Bộ và biển Đông, mỗi tàu sân bay chở theo 80-90 chiếc máy bay nữa, thì sự chênh lệch lực lượng là quá lớn.
Siêu pháo đài bay xuất trận trên bầu trời Hà Nội, với tỷ lệ rơi rụng ngày càng lớn. John T. Greenwood, khi viết “Máy bay B.52 trong vai trò chiến thuật” (Tạp chí Lịch sử quân sự, số 24, tháng 12/1972), thống kê:  “Có 15 chiếc B.52 bị tên lửa đất đối không bắn rơi: 9 chiếc B.52H và 6 chiếc B.52G; 9 chiếc khác bị thương, 29 phi công và nhân viên phi hành đoàn tử trận. 33 bị bắt sống, về sau được trao trả và 26 được cứu thoát sau trận đánh. Cá pháo đài bay đã oanh tạc 34 mục tiêu, trút gần 49.000 trái bom, tổng cộng 15.000 tấn (13.606.000kg)”.
Tuy nhiên, Joseph Amter, trong “Lời phán quyết về Việt Nam” đưa ra một thống kê khác: ‘Khoảng 33-35 B.52, chở gần 100 phi công Mỹ đã bị bắn rơi trong 12 ngày. Con số chính thức được thừa nhận chỉ 15 máy bay bị mất tích hầu như chắc chắn là sai. Tài bắn chính xác mới phát hiện ra ở các tay súng Bắc Việt Nam làm cho Lầu Năm góc ngạc nhiên đến mức cuối tháng 12 Bộ tham mưu liên quân đòi chấm dứt ném bom”.
Thống kê từ phía Hà Nội đưa ra ủng hộ con số tính toán của Joseph Amter: Trong 12 ngày đêm chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”, miền Bắc Việt Nam bắn rơi 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 pháo đài B.52.
Còn tờ Dailly Mirro (Tấm gương Chủ nhật, ngày 24/12/1972) thì mỉa mai: “Nixon ra lệnh cho Kissinger nói dối quanh nhằm thắng cử trong khi đó Nixon chuẩn bị B.52 để ném bom. Nhưng với mức độ B.52 bị rơi như hiện này thì hơn 200 ngày nữa là miền Bắc Việt Nam sẽ bắn rơi hết. Nixon đã nói dối và lừa gạt ngay cả chính nhân dân của ông ta”.

'Điện Biên Phủ trên không': Chuyện từ phía bên kia


"Ngày 2/11/1972, Nixon đã ra lệnh B.52 tiến công nặng nề miền Bắc... Đây là lần thứ 3 trong 8 năm, nhân dân Mỹ đã bị lừa bịp", Joseph Amter phân tích.

40 năm, một hành trình thời gian đủ dài để các tài liệu từng được liệt vào dạng "Tuyệt mật" (Top Secret) có thể được mang ra ánh sáng, công khai những âm mưu và tội ác được ẩn tàng dưới dấu mộc đỏ chót với lý do "bí mật quân sự". Linerbacker 2, kế hoạch ném bom miền Bắc Việt Nam 40 năm trước (1972-2012) của chính quyền Richard Nixon (Mỹ), với tuyên bố "đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá", vẫn được gọi là trận "Điện Biên Phủ trên không" 12 ngày đêm lịch sử, đã đến lúc có thể nhìn lại, với những dữ liệu nhìn từ 2 phía. VietNamNet lần đầu tiên công bố thêm một phần dữ liệu này.

Kỳ 1: Đưa VN trở lại thời đồ đá
Paris, dự kiến ngày 30/10/1972, sẽ là một ngày đi vào lịch sử khi biên bản hiệp định sơ bộ về chấm dứt chiến tranh và sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam đã được các bên đồng ý. Tuy nhiên, một diễn biến bất thường đã khiến nước Mỹ tiếp tục lún sâu vào cuộc chiến tranh này bằng việc chính phủ Mỹ leo thang tấn công miền Bắc Việt Nam bằng pháo đài bay B.52 trong khoảng thời gian 12 ngày đêm (18-29/12/1972), và cũng đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị của Richard Nixon, trở thành tổng thống Mỹ bị coi là kẻ nói dối nhân dân Mỹ.
Ở nước Mỹ, một Tổng thống không được phép nói dối nhân dân, đó là yêu cầu đầu tiên khi ông ta đặt tay lên bản Hiến pháp tuyên thệ khi nhậm chức.
"Quyết định khó khăn"!
Cựu tổng thống Mỹ Nixon, người ra lệnh ném bom Hà Nội, Hải Phòng và leo thang đánh phá toàn diện miền Bắc trong tháng 12/1972, về sau, trong hồi ký của chính ông ta, thừa nhận: "Tôi ra lệnh tấn công bằng B.52 vào Hà Nội - Hải Phòng".
Ông viết, "sau 3 năm bế tắc, khả năng về mối liên lạc riêng Mỹ - Bắc Việt Nam đột nhiên lại hoạt động vào tháng 8/1972. Cộng sản tỏ ra quan tâm đến việc đạt được một giải pháp.
Ngày 16 và 17/9 (năm 1972 - người viết), Bắc Việt Nam đưa ra một chương trình mới gồm 10 điểm. Tôi thấy phải chuẩn bị cho Thiệu khả năng đi tới một giải pháp. Hayer đáp máy bay đi Sài Gòn, làm cho Thiệu tin rằng chúng tôi không hấp tấp đi tới một hiệp định. Thiệu bị choáng váng và tỏ ra nghi ngờ... Thiệu chửi bới Kissinger không "đoái hoài" đến quan điểm của Sài Gòn trong các cuộc thương lượng với Hà Nội.
Hà Nội hoang tàn vì B52. Ảnh tư liệu
... Tôi gửi một bức điện cho ông Phạm Văn Đồng, sau cuộc gặp 2 bên ngày 17 tháng 10, nói rằng hiệp định hiện nay coi như đã hoàn chỉnh. Có thể tin ở chúng tôi và sẽ ký kết được vào ngày 30 tháng 10.
Ngày 18 tháng 10, Kissinger đến Sài Gòn, mang thư mà tôi giới thiệu: "Tôi tin rằng chúng ta không có cách nào khác là chấp nhận hiệp định này!".
Chủ nhật, ngày 22/10, Thiệu mời Kissinger đến gặp. Ngay sau cuộc nói chuyện, Kissinger điện cho tôi: "Chúng ta vừa kết thúc buổi gặp 2 giờ liền với Thiệu. Cuối cùng đã tìm được lối thoát và tôi nghĩ rằng chúng ta có thể giữ nguyên kế hoạch ban đầu, có sự ủng hộ của ông ta".
Sáng hôm sau, vừa tỉnh dậy, lại nhận bức điện khác của Kissinger: "Thiệu phản đối toàn bộ kế hoạch cũng như mọi thay đổi kế hoạch đồng thời từ chối tham gia đàm phán thêm nữa trên cơ sở kế hoạch".
Thứ 3, ngày 26/10, điều chúng tôi lo sợ đã đến. Hà Nội công bố hiệp định hòa bình, các điều khoản chung và lịch ký kết hết ngày 31/10. Họ quả quyết rằng chúng tôi kéo dài thương lượng nhằm "che dấu âm mưu duy trì chế độ bù nhìn Sài Gòn và kéo dài chiến tranh".
Kissinger cũng quyết định họp báo ngày 26/10. Sau đó, Dickler (Thư ký báo chí Nhà trắng lúc bấy giờ-NV) nói rằng các đề tin của báo chí tường thuật đều nói: "Hòa bình ở trong tầm tay". Tôi hiểu rằng lập trường mặc cả của chúng tôi thế là bị xói mòn nghiêm trọng. Kissinger cũng thấy: Đi quá xa đến mức công khai cam kết về một giải pháp là phạm sai lầm.
... Ưu tiên hàng đầu sau ngày được bầu lại vào tháng 11 sẽ là kết thúc chiến tranh. Việc này, tôi biết là không dễ dàng. Chiến lược để tiến hành rõ ràng là khác nhau. Kissinger thấy việc duy nhất là phá vỡ thương lượng, đẩy mạnh ném bom, buộc Bắc Việt Nam đồng ý nhận một giải pháp.
Tôi điện cho Kissinger: "...Cần tránh không làm gì có vẻ như phá vỡ thương lượng... Nếu xảy ra tan vỡ, chỉ do phía bên kia gây ra..".
Tiếp sau phiên họp ngày 13/12, Hà Nội tỏ rõ là không muốn đạt tới một hiệp định, Kissinger bay về. Ông ta đòi ném bom.
Ngày 14/12, tôi ra lệnh tiếp tục thả mìn cảng Hải Phòng và tiến công bằng B.52 vào khu vực Hà Nội, Hải Phòng. Ba ngày sau, lệnh sẽ có hiệu lực.
Đây là quyết định khó khăn nhất của tôi trong suốt cuộc chiến tranh này".
Bị lừa bịp
Lúc bấy giờ, Mỹ đang tự hào là cường quốc quân sự số 1 thế giới, và lấy giá trị nền văn minh Mỹ làm tiêu chí để bảo vệ. Tên lửa hạt nhân chiến lược, tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân và không quân chiến lược (máy bay ném bom B.52 vẫn là máy bay ném bom chủ lực của lực lượng không quân chiến lược Hoa Kỳ) được xem là 3 lá bài chiến lược của cỗ máy quân sự khổng lồ của nước Mỹ. Lực lượng này cũng được nhiều người xem là "con át chủ bài" trong các cuộc chiến tranh thông thường mà quân đội Hoa Kỳ có tham gia.
Luật gia Joseph Amter, trong cuốn "Lời phán quyết về Việt Nam" (Vietnam's Verdict), tường thuật: "Ngày 17/12, ngay tức khắc, Nixon ra lệnh các cuộc tấn công không quân lớn nhất của cuộc chiến tranh vào Hà Nội, Hải Phòng. Alexander nói rõ là: "Con người đó (Nixon) sẽ bất chấp tất cả để nối lại việc ném bom và cho B.52 đến đấy để cho họ thấy rằng chúng ta đã nói là làm".
Xác B52 ở Hà Nội.. Ảnh: pbs.org.
Cũng trong "Lời phán quyết về Việt Nam", Joseph Amter mô tả: "Trong 12 ngày tiếp theo, từ 18/12-30/12, Mỹ ném bom Hà Nội và Hải Phòng với sự tàn bạo hơn bao giờ hết trong lịch sử chiến tranh Việt Nam: thả hơn 35.000 tấn bom vào hai trung tâm đô thị lớn của Bắc Việt Nam.
Lầu Năm Góc dùng 200 B.52, các pháo đài bay này từng nhóm 3 chiếc, mang bom 500 và 700 cân (pound) Anh, mà khi thả xuống đúng là nhấn chìm những khu vực hình chữ nhật, một dặm bề dài, nửa dặm bề ngang của thành phố. Giới quân sự cho rằng các trung tâm dân cư cũng như các mục tiêu quân sự sẽ bị quét sạch và trong phần lớn các trường hợp, khu vực mục tiêu chỉ còn là những đống gạch vụn.
Gạch vụn là mục tiêu thừa nhận của Lầu Năm Góc nhằm "làm tê liệt đời sống hàng ngày của Hà Nội và Hải Phòng, và phá hủy khả năng của Bắc Việt Nam ủng hộ các lực lượng ở Nam Việt Nam".
Cũng Joseph Amter phân tích: "Trên thực tế, Nixon không phải đợi đến sau cuộc bầu cử để âm mưu moi thêm những nhượng bộ của người Bắc Việt Nam. Ngày 2/11/1972, Nixon đã ra lệnh B.52 tiến công nặng nề miền Bắc. Theo lời lẽ của riêng ông ta là gây sức ép ngày càng tăng đói với Hà Nội bằng việc bắt đầu ném bom gần khu phi quân sự, rồi tiến dần ra phía Bắc mỗi ngày một ít... Đây là lần thứ 3 trong 8 năm, nhân dân Mỹ đã bị lừa bịp".
Trong biên niên "Cuộc chiến tranh Việt Nam", những con số thống kê thiệt hại được cập nhật như số đếm: "Ngày 20/12/1972, đài Hà Nội thông báo có 215 người bị chết, 325 người bị thương ở Hà Nội do Mỹ ném bom các ngày 18-19/12/1972. Tại Hải Phòng, riêng ngày 18/12, 45 người chết, 131 người bị thương và hàng nghìn nhà dân bị phá hủy. Song chính quyền Nixon lại rêu rao rằng trận đánh bom này đã gây thiệt hại nặng nề đối với các mục tiêu quân sự"
Và tác giả cuốn "Lời phán quyết về Việt Nam" khẳng định: "Nhiều người đồng ý rằng chỉ một người điên mới có thể ra lệnh cho B.52 tiến hành ném bom kiểu tàn phá như vậy đối với trung tâm dân thường".
Còn thiếu tá Carl H. Jeffcoat, một phi công Mỹ bị bắt trong chiến dịch "Linerbacker 2" ngay tại Hà Nội đã không ngần ngại cáo buộc ngay chính Tổng thổng Nixon: "Ở Mỹ, tất nhiên có người nói không đúng sự thật. Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đôi lúc cũng có thể nói sai. Cũng có thể có nghị sỹ này, bộ trưởng kia nói không thật đúng. Còn tổng thống chúng tôi thì tôi nghĩ rằng ông ta đã nói là có cơ sở, có đầy đủ cơ sở để nói Tuyệt đối đúng. Thật thà và Trung thực là yêu cầu số một của người dân Mỹ đối với tổng thống của họ...
Không thể khác được. Nếu tổng thống mà nói không đúng sự thật thì mất lòng tin của người dân Mỹ. Đông đảo dân Mỹ mà mất lòng tin ở người cần được tin nhất là tổng thống, thì chế độ Mỹ sụp đổ! Từ lúc đi học, chúng tôi đã nhiều lần nghe nói: ở Mỹ lòng tin vào tổng thống cũng ngang như, thậm chí còn quan trọng hơn lòng tin ở Chúa!".

Lầu Năm Góc: Lẩn tránh và Giấu diếm


"Tôi đích thân ra lệnh mở một trong những cuộc ném bom lớn nhất vào ngày 26/12: 116 lần xuất kích của B.52 nhằm vào những mục tiêu ở Hà Nội, Hải Phòng", cựu Tổng thống Nixon viết.

Cựu Tổng thống Nixon, trong cuốn hồi ký của mình, thừa nhận "Ngày 14/12/1972, tôi ra lệnh tiếp tục thả mìn cảng Hải Phòng và tiến công bằng B.52 vào khu liên hiệp Hà Nội, Hải Phòng... Tôi đích thân ra lệnh mở một trong những cuộc ném bom lớn nhất vào ngày 26/12: 116 lần xuất kích của B.52 nhằm vào những mục tiêu ở Hà Nội, Hải Phòng".
Thảm sát
Báo Hà Nội mới, số ra ngày 31/12/1992, tường thuật: một ngày trước đó, một tờ báo của Nhật đăng tin cho biết nữ danh ca Mỹ Joan Baez khi đi thăm phố Khâm Thiên "đã phải lấy khăn che mặt và toàn thân rung lên vì tiếng nấc. Trước mắt cô, mức độ khủng khiếp của sự hủy diệt đã tự nó nói lên rất rõ".
Trận bom rải thảm phố Khâm Thiên, Hà Nội đêm 26/12/1972 đã làm chết 278 người, trong đó có 91 phụ nữ, 40 cụ già, 55 trẻ em; làm cho 178 cháu mồ côi, trong đó có 66 cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ; 290 người bị thương, 2.000 ngôi nhà, trường học, đền chùa, rạp hát, trạm xá bị sập, trong đó có 534 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn.
Người cựu chiến binh Nguyễn Văn Cầu, 75 tuổi, hiện là Bí thư Chi bộ phường Khâm Thiên, vẫn xúc động khi nhắc lại sự kiện đau thương, bi tráng này. Cứ đến sáng 26/12 hàng năm, ông cùng những gia đình có người thân thiệt mạng do bom B52 lại đến tượng đài tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong 12 ngày đêm lịch sử, để thắp nén hương cho người đã khuất.
Người đàn ông năm nay đã vào tuổi lên lão, nhưng mỗi lần nhắc về trận bom hủy diệt phố Khâm Thiên 40 năm trước, nước mắt lại chảy dài. Ông Cầu kể lại: Khi đó ông là nhân viên Xưởng in báo Hà Nội mới, vừa sản xuất, vừa tham gia chiến đấu. Ngày 22/12/1972, ông cho vợ con về sơ tán về nhà ngoại bên Bát Tràng. Chiều 26/12, ông đón vợ con về nhà ở phố Khâm Thiên để đi làm. Cùng ngày, đơn vị nhận lệnh "Đêm nay, Mỹ có thể đánh phá ác liệt Thủ đô, 9h tối phải có mặt tại đơn vị để sẵn sàng chiến đấu".
Nhận lệnh, ông Cầu chỉ kịp xin nghỉ sớm, về nhà dặn vợ con, em và cháu là đêm phải nhanh chóng xuống hầm. Nhưng ông không ngờ đó là giây phút cuối cùng ông được ở bên vợ con.
21h ông có mặt tại đơn vị. Khoảng 23h45', bom B52 của Mỹ bắt đầu trút xuống Thủ đô. Ông cùng đồng đội chiến đấu trên tầng 4 của Xưởng in. Rồi lòng ông như có lửa đốt khi hay tin khu vực đầu đầu phố Khâm Thiên, nơi có những người ruột thịt của ông, bị trúng bom và đang bốc cháy dữ dội.
Đến gần sáng, ông xin phép đơn vị về nhà. Trước mặt ông, cảnh tượng tan hoang, nhà ông và cả dãy phố đã bị bom cày nát, xác người la liệt khắp nơi. Ông Cầu chết lặng khi thấy người vợ của mình bị mất 1/2 cơ thể, đứa con vị vùi lấp chỉ còn lại một bên chân, 2 người cháu ruột của ông cũng chịu chung số phận. Người em ruột ông thì mãi gần 2 tháng sau mới tìm thấy xác...
Khu phố Khâm Thiên lúc bấy giờ phần lớn là nhà ở của bà con lao động nghèo đã bị loạt bom B52 biến thành bình địa. Hố bom chi chít cùng với gỗ, đá, gạch ngói vụn nát ngổn ngang. Căn nhà số 22 của chị em Lan và Phượng. Cả 2 đều là sinh viên. Bố mẹ và gia đình các em đều đã đi sơ tán. Một trái bom Mỹ đã biến căn nhà ấy thành một hố sâu. Không còn gì ngoài một tập sách cháy dở và một vài mảnh áo bông thấm máu hai em.
Bà Nguyễn Thị Lân, hiện sống ở phố Minh Khai, cũng không thể quên cảnh tượng vợ chồng người em ruột của bà cùng hai con nhỏ bị chết thảm trong đêm 26/12 tàn khốc ấy. "Mặc dù cả nhà em tôi cùng nhiều gia đình đã xuống hầm, nhưng không may bị trúng bom nên mấy chục người chết hết. Một người em của tôi may mắn thoát chết, nhưng bị cháy xém cơ thể, sau đó được đi cấp cứu tại Bệnh viện Sait Paul, giờ trên người chi chít vết thương", bà Lân kể lại.
Phố Khâm Thiên tan hoang vì B52. Ảnh tư liệu
Bà Lân cho biết, đêm 26/12, bà tham gia chiến đấu tại khu vực Nhà máy nước Yên Phụ. Sáng hôm sau bà đi bộ về nhà, qua phố Hàng Bồ, Quán Sứ, Yết Kiêu... thấy phố phường tan hoang, nhà cửa đổ nát, những đám cháy vẫn bốc lên xen lẫn mùi khét lẹt... Về lo hậu sự cho những người thân và hàng xóm xong, bà cùng người dân đi gom xác người chết.
"Ban đầu còn có quan tài để nhập, sau đó chẳng có quan, chỉ có manh chiếu, tấm vải vể khâm liệm. Cơ thể người chết cũng không còn nguyên vẹn nên chúng tôi chỉ biết gom lại và cùng chính quyền chôn cất cho bà con. Thật đau thương. Lúc đó, chúng tôi không thể khóc được, mà phải tự nhủ thật gan dạ để cùng nhau chiến đấu bảo vệ thủ đô. Đã gần 40 năm trôi qua, cứ đến ngày giỗ chung của bà con, tôi lại bật khóc", bà Lân ngậm ngùi.
Dối trá
"Lòng tin vào lẽ phải và nền văn minh đã là một trong những nạn nhân tinh thần của cuộc tiến công bằng không quân vào dịp Noel của Richard Nixon chống miền Bắc Việt Nam. Nếu lãnh tụ dân cử của nền dân chủ lớn nhất hành động như một tên bạo chúa điên rồ, và không một người nào trong chính phủ ông ta nói lên lời phản kháng nhỏ nhẹ nhất thì khó mà có thể cãi lại quan điểm cho rằng xã hội chúng ta là một xã hội hóa điên được.
Một thí dụ là phản ứng chính thức của Mỹ đối với tin tức nói rằng bệnh viện Bạch Mai 1.000 giường ở Hà Nội đã bị ném bom. Người phát ngôn chính thức của Bộ Quốc phòng Jerry W. Friedheim nói ngay rằng tin trên là "tuyên truyền", rồi ông ta nói tiếp: "Chúng ta đã không đánh vào một bệnh viện lớn gần 1.000 giường. Tôi không có tin gì ủng hộ tin đó cả".
Từ "nói dối" không mô tả được một cách thích đáng tuyên bố trên. Bởi tuyên bố này khi thường sự thật quá vì tờ Thời báo New York (The NewYork Times) vừa đăng một bài tường thuật về thiệt hại ghê gớm do bom Mỹ gây ra cho bệnh viện Bạch Mai", đó là những lời chỉ trích gay gắt của Antoni Luis đăng trên tờ "Diễn đàn thông tin quốc tế" ngày 30/12/1972.
Trước đó 1 ngày, ngày 29/12/1972, cũng tờ báo này bình luận về bản thông cáo ngày 27/12 của chính quyền Nixon: "Hơn 1.400 phi vụ oanh kích của B.52 và các máy bay ném bom khác trong một tuần chống những mục tiêu "quân sự" trong vùng rất đông dân ở Hà Nội và Hải Phòng. Nhưng thậm chí trong việc mới hé một chút bức màn bí mật này, vẫn hãy còn lởn vởn chính sách cũ do Nhà Trắng áp dụng là lẩn tránh và giấu diếm (...)
Người phát ngôn Bộ chỉ huy Mỹ đã từ chối không bình luận những câu hỏi về thương vong của dân thường. Có ai tin rằng ném bom rải thảm với cường độ như thế mà lại không gây ra một số thương vong rất lớn cho dân thường trong một vùng mật độ dân số cao như vậy?
(...) Nhân dân Mỹ có quyền nghe một báo cáo đầy đủ và nhanh chóng từ những người có trách nhiệm về những hành động đó, những hành động phạm phải nhân danh nhân dân Mỹ. Điều đáng bực mình nhất là sự im lặng kéo dài của viên tổng tư lệnh về lý do khiến ông ta ra lệnh ném bom trở lại và việc oanh tạc này sẽ làm cho hòa bình tiến bộ như thế nào?".
Trong khi đó, tại Hà Nội, "ở thôn Gia Thuỵ, Gia Lâm có gia đình bác Hiển, chỉ trong một trận bom, cả nhà có 10 người chết hết 9. Gia đình bác Quốc bị một quả bom cướp đi sinh mạng của bà mẹ già cùng đàn cháu thơ. Tại thị trấn Yên Viên, có một chiếc xe ca đang chở khách, bị bom biến thành đống sắt bẹp dúm. Rất nhiều đã chết và số còn lại đều bị thương.
Trước đó 4 hôm, vào lúc 2h38' ngày 22/12, Bệnh viện Bạch Mai, một cơ sở y tế dân sự vào loại lớn nhất miền Bắc hồi ấy cũng bị B.52 Mỹ dội bom. Toà nhà chính của bệnh viện đã đổ sập, đè lên những căn hầm, trong đó có rất nhiều bệnh nhân và nhân viên y tế đang ẩn nấp. Ban lãnh đạo bệnh viện đã là đủ mọi cách mà đành bất lực.
Không có chiếc xe cẩu nào đủ sức nâng khối bê tông và gạch đá khổng lồ ấy. Tiếng kêu khóc từ trong lòng đất vang kên yếu ớt, nghe như từ cõi xa xăm vọng về. Các bác sĩ y tá phải dùng những ống cao su nhỏ, luồn qua những khe nứt để bơm sữa xuống cho những người bị nạn. Sau đó nhiều người đã chết vì ngạt, vì đói hoặc vì chấn thương.
Có một câu chuyện đau lòng mà báo chí hồi đó đã đưa tin. Một đôi trai gái, đều là bác sĩ của bệnh viện Bạch Mai, đã chuẩn bị ngày hôn lễ. Thiếp mời dự tiệc cưới đã gửi tới tất cả bạn bè. Vậy mà, đêm nay, những quả bom độc ác của Nixon đã cướp đi mạng sống và hạnh phúc của hai người" (trích từ "Điện Biên Phủ trên không, chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam", tác giả Lưu Trọng Lân).
"Bách khoa thư về cuộc chiến tranh Việt Nam" (Encyclopedia of the Vietnam War, NewYork, Simon&Schutster, 1996) thống kê: Năm 1972, bom Mỹ ném xuống miền Bắc với số lượng lớn hơn nhiều so với tời gian từ năm 1965-1968. Chỉ tính đến hậu quả trong trận ném bom tháng 12 đã có tới 40.000 tấn bom xuống Hà Nội và 15.000 tấn bom xuống Hải Phòng. Do có sự chuẩn bị trước và tài mưu lược của các vị lãnh đạo nên chỉ khoảng 1.600 người chết và vài ngàn người bị thương".
Riêng B.52, từ 18-29/12/1972, "đã ném 17.000 tấn bom xuống Hải Phòng và Hà Nội làm 1.300 người bị chết".
Thống kê từ Hà Nội đưa ra cho biết, trong 12 ngày đêm tháng 12/1972, "Mỹ đã sử dụng 663 lần chiếc B.52 và 3.920 lần chiếc máy bay chiến thuật dội xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi khác trên miền Bắc Việt Nam hơn 100 ngàn tấn bom, đã huỷ diệt nhiều khu phố, làng mạc, phá sập 5.480 ngôi nhà, gần 100 nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà ga... Giết chết 2.368 dân thường và làm bị thương 1.355 người khác".
Ngôi nhà số 51 phố Khâm Thiên chỉ còn là một hố bom, 7 người trong ngôi nhà này không còn ai sống sót. Mảnh đất này được xây Đài tưởng niệm với một tấm bia mang dòng chữ "Khâm Thiên khắc sâu căm thù giặc Mỹ" và một bức tượng bằng đồng, tạc hình một phụ nữ bế trên tay một đứa trẻ đã chết vì bom Mỹ. Tượng được lấy nguyên mẫu từ chính chủ nhân của ngôi nhà bị hủy diệt này.
Tờ NewYork Times chỉ trích Tổng thống Mỹ ngày 20/12/1972: "Tổng thống Nixon hy vọng buộc các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam từ bỏ cuộc chiến đấu gần 30 năm và chấp nhận những điều kiện của ông ta. Tất cả kinh nghiệm đã qua cho thấy thái độ đó nhất định thất bại. Mỹ có nguy cơ trở lại một kiểu dã man của thời kỳ đồ đá, có thể phá hoại một phần những gì tốt đẹp nhất trong nền văn minh Mỹ".

Chặn đứng ‘pháo đài bay’ 

‘Tỷ lệ B.52 bị bắn rơi mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển, mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?’ - Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng đặt câu hỏi.


LTS: 40 năm, một hành trình thời gian đủ dài để các tài liệu từng được liệt vào dạng "Tuyệt mật" (Top Secret) có thể được mang ra ánh sáng, để có cái nhìn đầy đủ về 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" , từ hai phía.
Không nhằm nhắc nhớ, khơi gợi về một chương buồn trong quan hệ Việt - Mỹ, loạt bài nhằm cung cấp thêm một góc nhìn lịch sử, từ người trong cuộc. Và cũng hi vọng, sự thật lịch sử được minh định. Và đó cũng là lời nhắc nhở, rằng ''không có gì quý hơn độc lập, tự do' và không ai có thể xâm phạm điều đó.
Nỗi ám ảnh SAM 2 ở Hà NộiNgày 8/1/1973, báo Tuần tin tức (News Week) chua chát với chính quyền Nixon bằng câu bình luận về chiến dịch Linebacker 2: "Nếu B.52 ra Bắc Việt Nam và chịu đựng thiệt hại như mức độ vừa qua thì chẳng cần phải là một thiên tài toán học cũng thấy được rằng cuối cùng Mỹ sẽ hết nhẵn B.52".
Trong khi đó, từ ngày 28/12/1972, Thượng nghị sỹ Mỹ McGovern đã tuyên bố thẳng thừng: "Việc ném bom Bắc Việt Nam cần phải ngừng vì lý do thuần túy quân sự là số thiệt hại về máy bay quá lớn.
... Sẽ không thể có hòa bình và tù binh Mỹ không được về nước chừng nào việc ném bom chưa chấm dứt. Ném bom không mang lại hòa bình, nó chỉ làm cho chiến tranh lan rộng hơn và đẫm máu hơn. Không quân Mỹ chỉ có 400 máy bay B.52, thế mà trong 2 tuần qua đã mất 11 chiếc ở Bắc Việt Nam (11 chiếc là con số mà Mỹ thừa nhận đến ngày 26/12-NV). Chỉ riêng điều đó, chính sách ném bom là vô nghĩa".
Người Mỹ, đặc biệt là các cựu quân nhân Mỹ, những chỉ huy của quân đội Mỹ, những nhà nghiên cứu quân sự... đã đi tìm kiếm rất lâu câu trả lời tại sao Hà Nội lại có thể "xơi" B.52 một cách "ngọt" như thế trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không"?
Ảnh tư liệu

Sai lầm về chiến thuật?
Charles Barrows, đại úy hoa tiêu B.52 bị bắt làm tù binh đặt vấn đề ngay khi còn ngồi ở Hỏa Lò: "Hệ thống điện tử trên máy bay B.52 rất tinh vi và đắt tiền nhưng vẫn không gây nhiễu nổi ra-đa Bắc Việt.
Siêu pháo đài bay B.52 đã cải tiến nhiều lần, máy móc rất tốt... Các phi công B.52 được huấn luyện công phu, thành thạo các chiến thuật hiện đại và B.52 được bảo vệ dày đặc, nhưng vẫn bị bắn rơi vì đạn phòng không... Không quân chiến lược của Mỹ không thể chịu đựng nổi tỷ lệ tổn thất về B.52 trên bầu trời Hà Nội".
Câu hỏi này của Charles Barrows đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt ra theo hướng ngược lại với các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng Phòng không VNDCCH từ tháng 5/1972: "Tỷ lệ B.52 bị bắn rơi mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển, mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?".
Cho đến lúc đó các phương án đánh B.52 trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng đều đã có những yêu cầu về hiệu suất chiến đấu từng trận, từng ngày nhưng chưa nói đến chỉ tiêu về tỷ lệ bắn rơi B.52. Đại tướng Tổng tư lệnh đã phát hiện ra thiếu sót đó.
Sau mấy tuần vật lộn với những con số, câu trả lời đã được đưa ra:
- N1 - tỷ lệ Mỹ chịu đựng được là 1 -2% (trên tổng số B.52 tham chiến của Mỹ);
- N2 - tỷ lệ làm Nhà Trắng rung chuyển là 6 - 7%;
- N3 - tỷ lệ buộc Mỹ thua cuộc là trên 10%.
Câu hỏi tiếp theo của Tổng tư lệnh với Quân chủng Phòng không Không quân là: Quân chủng chọn tỷ lệ nào? Câu trả lời lần này có ngay lập tức: Chúng tôi loại trừ N1, quyết tâm đạt N2 và vươn tới N3.
Đại tướng chỉ thị: Muốn vậy quân chủng phải làm tốt hai việc: Khẩn trương hoàn thành kế hoạch đánh B52 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng để dựa vào đó hoàn tất mọi công tác chuẩn bị; gấp rút hoàn chỉnh các tài liệu về cách đánh B.52 để lấy đó mà huấn luyện cho bộ đội thật thành thạo.
Quân chủng Phòng không Không quân đã thực hiện xuất sắc chỉ thị đó, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu N3. Trong 12 ngày đêm mùa đông năm 1972, tỷ lệ B.52 bị bắn hạ là 17,6% (34/197 chiếc). Hà Nội góp công trong đó 23 chiếc.
Đại úy phi công lái B.52 Robert E. Wolff, cũng bị bắt tại Hà Nội, lại có phân tích khác (trên tờ Air Force Magazine năm 1979): "Khi bay hướng Bắc về phía Trung Quốc, chúng tôi lắng nghe máy bay chiến đấu bắn phá và máy bay gây nhiễu ngăn cản hệ thống phòng thủ của Hà Nội hoạt động. Các máy bay F.111 hoàn thành được nhiệm vụ của chúng, một vài máy bay MIG vẫn cất cánh được.
Máy bay chiến đấu càn quét của chúng tôi gặp khó khăn trong việc liên lạc với tàu hải quân Hoa Kỳ hoạt động trong vịnh Bắc Bộ, làm nhiệm vụ phối hợp chặn máy bay đối phương. Các phi công của máy bay hộ tống chúng tôi không thể khai hỏa nếu không nhận được sự cho phép vì chúng tôi không muốn có một sai lầm nào trong việc nhận định địch - bạn.
Viên phi công Mỹ còn nhớ, "ở đây chúng tôi đã có một suy nghĩ. Nhiều phi công trong toán bay tưởng rằng đoạn bay trong lúc bắn phá của phi vụ sẽ là đoạn nguy hiểm nhất. Nhưng trên thực tế, giai đoạn rời khỏi mục tiêu cũng khó khăn không kém. Chúng tôi phát hiện ra là các ác tên lửa SAM đạt hiệu suất cao nhất khi các máy bay B.52 đổi hướng lần cuối cùng để rời mục tiêu, vì lúc này ra-đa của đối phương thu nhận được hình ảnh tối đa của máy bay".
Người ta đã bàn luận nhiều về khía cạnh đó của chiến dịch. Mâu thuẫn gay gắt nhất giữa các tay súng và Bộ tham mưu chiến dịch là về "thế đi của đàn voi con". Đội hình kéo dài nhiều dặm, các máy bay cùng theo một đường, một độ cao, một hướng. Cả 36 máy bay đến một điểm nhất định rồi lần lượt đổi hướng thì chẳng cần tài giỏi gì phe phòng thủ cũng biết nhằm vào đâu để bắn chiếc 37".
Đại úy phi công Drenkowski tán thành quan điểm này, nhưng đặt thêm những vấn đề cũng trên tạp chí Air Force: "Tên lửa, pháo phòng không bắn lên dày đặc. B.52 thực hiện các thao tác né tránh, tuy biết rằng né tránh cũng chẳng mang lại kết quả gì. Kẻ thù của B.52 là tên lửa SAM. Trong khi bay từng tốp 3 chiếc, kẻ thù của B.52 còn là những vụ đụng vào nhau ở trên trời. Lúc này, vũ khí đáng sợ nhất với B.52 lại là một chiếc B.52 khác đang bay gần cạnh nó. Các nhân viên phi hành bối rối khi thấy ở phía trước lại có B.52 bị bắn rơi, trong khi đạn pháo phòng không vẫn nổ tới tấp bốn phía xung quanh.
Trong đêm 19/12, người ta biết chắc chắn là đã có một số B.52 bị bắn rơi. Cả 2 chiếc B.52G này đều bị trúng tên lửa đúng lúc ngoặt để bay ra khỏi mục tiêu, và rơi gần Hà Nôi. Các toán B.52 tiếp sau cũng bị SAM bay lên đón đánh dữ dội. Một B.52 khác bị thương bay về đến Lào thì rơi. Đến ngày 20/12, 6 chiếc B.52 bị bắn rơi trong 9 giờ.
Vậy là 3 ngày, 300 lần B.52 xuất kích, bị bắn rơi 9 chiếc, tỷ lệ tổn thất tới 3%, một tỷ lệ không thể nào chấp nhận. Những máy bay B.52 bị bắn rơi lại là những B.52G đã được trang bị khí tài gây nhiễu rất mạnh...
Các kíp lái cho rằng tổn thất B.52 quá lớn là do việc vạch kế hoạch tồi, chiến thuật kém. Họ thấy cần thu hẹp vòng ngoặt để nhanh chóng thoát khỏi mục tiêu, bay ra vịnh Bắc Bộ. Họ muốn được phép làm các động tác cơ động né tránh, bay theo các đường đan chéo nhau, thu ngắn đội hình, từ nhiều hướng tiếp cận các mục tiêu, độ cao khác nhau thay đổi liên tục không theo quy luật để đối phương khó đối phó. Nhưng như vậy lại vẫn tăng thêm nguy cơ là chính B.52 đâm phải nhau trên không".
Sự ám ảnh SAM2
Tên lửa SAM 2, vẫn được xem là kẻ thù của B.52, vì được thiết kế bắn tới độ cao B.52 thường sử dụng, vốn được Hà Nội gọi tên là "rồng lửa Thăng Long", trong chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ vùng trời Thủ đô là mối đe dọa lớn nhất, trở thành nối ám ảnh cho bất cứ kíp bay B.52 nào nhận nhiệm vụ mang bom ra vùng châu thổ Sông Hồng.
Tuy nhiên, nghệ thuật điều khiển SAM của lực lượng phòng không - không quân Hà Nội lại là cái khiến người Mỹ phải nghiêng mình.
Trên tạp chí "Không quân Mỹ", John L.Frisbee viết: "Trong thời kỳ chiến tranh thế giới 2, tổn thất máy bay ném bom bị phòng không hay máy bay chiến đấu đối phương bắn hạ tại hai chiến trường chính yếu được ước tính trung bình: cứ 64 phi xuất thì có 1 chiếc bị bắn hạ và lúc ấy chưa có tên lửa SAM hữu hiệu. Trái lại, trên không phận Hà Nội và Hải Phòng thì cứ 49 phi xuất lại có một B.52 bị SAM bắn rơi".
Cựu Phó Tham mưu trưởng không quân Mỹ khi trả lời tạp chí AirForce vào tháng 6/1973 cũng thừa nhận: "Bắc Việt Nam rõ ràng là có nhiều kinh nghiệm bắn tên lửa SAM cũng như các loại súng phòng không khác. Họ cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc phát hiện máy bay từ các đài điều khiển mặt đất... Không quân Mỹ đã tiến hành chiến tranh điện tử trên quy mô lớn, nhưng các máy bay vẫn dễ bị tổn thương.
...Bắc Việt đã bắn hạ hàng chục B.52 bằng cách ngắm bắn bằng mắt thường. Chúng tôi cho rằng Bắc Việt Nam đã phát triển được các lực lượng phòng không dày dạn kinh nghiệm nhất thế giới. Rõ ràng họ có kinh nghiệm hơn bất cứ nước nào trong việc phóng tên lửa SAM lên để hạ máy bay".
Cũng Drenkowski, trong "Về chiến dịch Linebacker 2", phân tích: "Những người điều khiển tên lửa SAM khôn ngoan đã quan sát ngay chiếc B.52 đi đầu ngoặt khỏi mục tiêu. Họ phóng lên một quả SAM để tên lửa bay theo đường đạn 45 giây tới gần chỗ B.52 phải ngoặt. Họ dùng 5-10 giây điều khiển quả tên lửa "khóa" vào điểm ngoặt, sao cho khi tên lửa đến đó vừa đúng lúc chiếc B.52 tiếp theo vừa bay tới. Thật ngon xơi!".
John T. Greenwood, trong cuốn "Chiến tranh Việt Nam" (Vietnam War) chỉ rõ: "Để lợi dụng khả năng có gió mạnh thổi từ hướng Tây Bắc, các máy bay bao giờ cũng từ phía Tây Bắc bay vào các mục tiêu lớn ở Hà Nội. Ngay sau khi trút bom, máy bay phải lượn vòng rất lớn ra phía sau mục tiêu để thoát ra ngoài tầm bắn của tên lửa đất đối không càng nhanh càng tốt.
Theo quy định, các tốp trong đội hình tiến công của B.52 chỉ được bay ở các độ cao và hướng khác nhau rất nhỏ. Các tốp phải bám chặc đội hình để làm giảm khả năng dễ bị tổn thương vì tên lửa đổi phương, để tăng hiệu quả bảo vệ của các phương tiện gây nhiễu điện tử trong đội hình và giữa các tốp, để giữ đội hình trong hành lang có thả sợi nhiễu.
Vì các phi công thuộc Bộ tư lệnh không quân chiến lược ít khi bay trong các đội hình lớn vào ban đêm và vì vùng trời Hà Nội chật hẹp sẽ đông đặc máy bay, nên các phi công được lệnh tránh va chạm bằng cách càng ít thực hiện động tác cơ động càng tốt.
Những chiếc B.52 đầu tiên trong đêm 18/12 ném bom các sân bay Hòa Lạc, Kép và Phúc Yên.
Sau đó, Kinh Nỗ và Yên Viên bị ném bom. Chiếc máy bay mang mật danh "Than củi" dẫn đầu 9 chiếc B.52 cất cánh từ Guam khi đánh vào nhà kho Yên Viên, Ai Mỗ bị 2 tên lửa SAM bắn trúng trước khi kịp trút bom và rơi xuống phía tây bắc Hà Nội. Đó là chiếc B.52 đầu tiên bị hỏa lực phòng không Hà Nội bắn rơi trong chiến dịch và là chiếc thứ 2 bị bắn rơi trong cuộc chiến tranh.
Đến nửa đêm, 30 máy bay cất cánh từ Guam oanh tạc Hà Nội một lần nữa. Một chiếc B.52 khác bị thương nặng vì tên lửa SAM khi đang ngoặt ra khỏi mục tiêu và rơi ở Thái Lan sau khi tổ lái đã nhảy dù. 5 giờ sau, đợt thứ 3 bay vào, thêm một B.52 bị bắn rơi...

Những điểm yếu nghiêm trọng trong việc vạch kế hoạch thực hiện, bộc lộ trong những cuộc oanh tạc ngày thứ nhất đã trở nên rõ nét một cách bi thảm trong những ngày sau. Các chiến thuật áp dụng trong chiến dịch ném bom mang tên Arefight (Đèn hồ quang) ở miền Nam Việt Nam không thích hợp với khu vực Hà Nội, nơi có hỏa lực phòng không mạnh. 5 phi vụ tiến hành hồi tháng 4, đặc biệt là trận oanh tạc Hải Phòng đã dẫn các nhà vạch kế hoạch Mỹ tới những nhận định sai lầm.
Ba đợt, mỗi đêm gây khó khăn cho việc rải sợi nhiễu, hay trấn áp tên lửa đất đối không, đồng thời giúp cho hệ thống phòng không đối phương (Hà Nội - NV) có thời gian hồi phục và chuẩn bị đối phó với đợt tiến công mới.
Gió thổi mạnh giúp cho các máy bay ném bom bay nhanh tới mục tiêu, nhưng đồng thời cũng thổi bạt sợi nhiễu khiến cho các máy bay B.52 phải dựa vào thiết bị gây nhiễu của chính mình để tránh bị ra-đa phát hiện.
Hơn nữa, khi ra khỏi mục tiêu, các máy bay B.52 phải ngoặt trở lại bay ngược chiều gió mạnh 100 hải lý nên tốc độ rút lui chậm lại quá nhiều, và hướng gây nhiễu bị chệch, khiến cho ra-đa của các trận địa tên lửa SAM lân cận có thể lọt qua những chỗ yếu trong màn nhiễu.
Thêm nữa, đội hình máy bay ném bom quá dài và việc quy định một điểm ngoặt độc nhất cho các máy bay khi ra khỏi mục tiêu đã giúp cho đối phương nhằm đúng điểm ngoặt sau khi những tốp đầu bay qua".
Đại úy phi công Drenkowski ngao ngán bình luận: "Những thay đổi về chiến thuật sau Noel không phải để đáp ứng đề nghị của phi công... mà vì 3 viên tướng chịu trách nhiệm về chiến dịch này ngồi ở Mỹ chợt nhận ra rằng nếu tốc độ rơi máy bay cứ diễn ra như hiện tại thì chỉ trong 2 tuần nữa sẽ không còn chiếc B.52 nào ở Đông Nam Á" ("Tấn bi kịch của Linebacker 2", tạp chí Armed Forces Journal, tháng 7/1997).
 (theo Vietnamnet)